CHỦ ĐỀ2VÀ TÔN GIÁO Ở TỈNH CÀ MAUTÍN NGƯỠNG MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG • Nêu được một số tín ngưỡng và tôn giáo cơ bản ở tỉnh Cà Mau.• Chỉ ra được một s
Trang 112LỚPTÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
Tháng 24
Trang 212LỚPTÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 3HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
MỤC TIÊU Những phẩm chất và năng lực mà các em cần đạt được sau mỗi chủ đề
KHỞI ĐỘNG Tạo được tình huống mâu thuẫn trong tư duy và sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức mới
KHÁM PHÁ Giúp các em tự chiếm lĩnh những kiến thức thông qua các chuỗi hoạt động dạy học và
giáo dục
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng
các em học sinh lớp sau!
Trang 4Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 12 bao gồm những vấn
đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề của quê hương Cà Mau
Tài liệu được cấu trúc thành 6 chủ đề Mỗi chủ đề được biên soạn và kết nối với các môn học nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của cá nhân trong học tập Các chủ đề được thiết kế
thành các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng, tạo điều kiện
giúp các em thực hành và trải nghiệm nhiều hơn, đồng thời rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu
Chúng tôi hi vọng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 12
sẽ là người bạn đồng hành thân thiết, bổ ích, cùng các em khám phá và trải nghiệm những vẻ đẹp của quê hương Cà Mau
BAN BIÊN SOẠN
3
Trang 5Mục lục
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHỦ ĐỀ 1 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH CÀ MAU 5
CHỦ ĐỀ 2 TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở TỈNH CÀ MAU 14
CHỦ ĐỀ 3 VĂN HỌC CÀ MAU SAU NĂM 1975 33
CHỦ ĐỀ 4 GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG 65
CHỦ ĐỀ 5 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRANH CỔ ĐỘNG Ở TỈNH CÀ MAU 74
CHỦ ĐỀ 6 KINH TẾ TỈNH CÀ MAU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 84
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 94
Trang 6CHỦ ĐỀ
1LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH CÀ MAU
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
• Trình bày được đặc điểm nguồn lao động, phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở tỉnh Cà Mau
• Phân tích được vấn đề việc làm và nêu được các hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Cà Mau
• Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm ở tỉnh Cà Mau • Biết chuẩn bị tích cực cho định hướng nghề nghiệp của bản thân
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
Quan sát các hình từ 1 đến 6 và trả lời các câu hỏi:– Những hình ảnh gợi cho em những hoạt động sản xuất thuộc các lĩnh vực kinh tế nào của tỉnh Cà Mau?
– Theo em, để đáp ứng được yêu cầu làm việc trong các lĩnh vực kinh tế này, người lao động ở tỉnh Cà Mau cần có những đặc điểm gì?
Trang 7KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
I ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG 1 Nguồn lao động
Tỉnh Cà Mau có nguồn lao động khá dồi dào Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 609 685 người, chiếm 50,5% số dân toàn tỉnh Trong những năm gần đây, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Cà Mau có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao so với số dân của tỉnh
Trang 8Hình 7 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2022
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2023)
2 Chất lượng lao động
Năm 2022, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở tỉnh Cà Mau đạt 15,4%, thấp hơn mức bình quân của cả nước (26,4%); trong đó lao động đã qua đào tạo của khu vực thành thị đạt 31,7%; khu vực nông thôn đạt 9,8% Tỉ lệ lao động nam đã qua đào tạo (17,3%) cao hơn so với tỉ lệ lao động nữ (13,4%) Tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của tỉnh Cà Mau ngày càng tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp Hiện nay, do cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp khiến tỉnh gặp khó khăn trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động
Bảng 1 Tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 – 2022
(Đơn vị: %)
Tỉ lệ chungPhân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam NữThành thịNông thôn
Trang 9Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu các đặc điểm về nguồn lao động và chất lượng lao động ở tỉnh Cà Mau.
II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG1 Theo ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điều này đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động
Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của tỉnh Cà Mau là 601 769 người, chiếm 49,8% tổng số dân toàn tỉnh; lao động của tỉnh Cà Mau hiện nay chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (48,3%) và dịch vụ (33,4%); lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,3%)
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến rõ rệt Tỉ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có xu hướng giảm từ 62,3% (năm 2015) xuống còn 48,3% (năm 2022), tuy nhiên, trong giai đoạn 2019 – 2021, cơ cấu lao động có tăng nhẹ (trung bình mỗi năm 0,01%) Tỉ lệ lao động ở khu vực công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng, từ 13,5% (năm 2015) lên 18,3% (năm 2022); tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng tăng, từ 24,2% (năm 2015) lên 33,4% (năm 2022)
Bảng 2 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm phân theo ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2022
(Đơn vị: %)
Năm20152019202020212022
Trang 10Bảng 3 Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm phân theo thành phần kinh tế ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2022
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2023)
3 Theo thành thị và nông thôn
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Cà Mau đã tác động đến sử dụng lao động ở thành thị và nông thôn Cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành thị và nông thôn ở tỉnh Cà Mau có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ lao động ở khu vực thành thị, giảm tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn
Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Cà Mau phân theo thành thị và nông thôn lần lượt là: 134 231 người (chiếm 22,0%) và 475 454 người (chiếm 78,0%) Sau đại dịch, lực lượng lao động của tỉnh đã có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại
Hình 8 Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Cà Mau,
năm 2015 và năm 2022 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2023)
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nhận xét về tình hình sử dụng lao động theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn của tỉnh Cà Mau.
9
Trang 11III VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1 Vấn đề việc làm
Giai đoạn 2019 – 2020, tổng số lao động có việc làm của tỉnh Cà Mau ngày càng tăng Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lao động được tạo việc làm từ năm 2020 – 2021 bị giảm sút đáng kể, từ 40 940 người (năm 2020) xuống còn 27 200 người (năm 2021) Sang đến giai đoạn 2021 – 2022, số lao động có việc làm được gia tăng đáng kể, tăng 17 225 người
Bảng 4 Số lao động có việc làm trong năm của tỉnh Cà Mau,
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2023)
nam (chiếm 62,3%) và 226 689 lao động nữ (chiếm 37,7%); lao động đang làm việc ở thành thị là 131 256 (chiếm 21,8%), ở nông thôn là 470 513 người (chiếm 78,2%)
Bảng 5 Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh Cà Mau so với cả nước, năm 2022
(Đơn vị: %)
Khu vựcTỉ lệ thiếu việc làmTỉ lệ thất nghiệp
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2023)
Hiện nay, các vấn đề về việc làm đã và đang đặt ra sức ép lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Cà Mau như: tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm, Năm 2022, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của tỉnh Cà Mau là 1,5%, thấp hơn so với cả nước (2,3%); trong đó, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (2,3%) cao hơn nông thôn (1,2%) Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của tỉnh Cà Mau là 2,1%, thấp hơn so với cả nước (2,2%); trong đó, tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị (2,1%) cao hơn nông thôn (1,9%)
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày vấn đề việc làm ở tỉnh Cà Mau.
Trang 122 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm
Để nâng cao chất lượng lao động và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, tỉnh Cà Mau cần:
– Phân luồng đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đảm bảo người lao động có nhận thức đầy đủ về thông tin thị trường lao động, chế độ lao động và chính sách việc làm; tập trung đào tạo ngoại ngữ và đào tạo nghề chất lượng cao, trang bị kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề, kĩ năng mềm cho người lao động, sẵn sàng cung ứng, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước
– Tiếp tục đẩy mạnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp thuận lợi; xây dựng các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; đồng thời, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động
– Phát huy vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm; thông qua trung tâm việc làm liên kết với nhiều cơ quan, đơn vị để tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động giúp người lao động có cơ hội tìm hiểu thị trường lao động cũng như các doanh nghiệp tuyển dụng có cơ hội đến gần hơn với người lao động
Hình 9 Trung tâm dịch vụ việc làm
tỉnh Cà Mau
(Nguồn: vieclam.camau.gov.vn)
– Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch liên quan đến tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được các cấp có thẩm quyền ban hành để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển; khuyến khích khởi nghiệp, thu hút đầu tư, thành lập nhiều doanh nghiệp nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới
+ Đối với nông nghiệp: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới Phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực của ngành nông nghiệp theo từng chuỗi sản phẩm toàn diện dựa trên sản phẩm chủ lực là tôm, cua, cây lúa, rừng trồng, sản phẩm đánh bắt, sản phẩm chăn nuôi, Khuyến khích phát triển hợp tác xã, xây dựng tổ hợp tác Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thuỷ sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân
11
Trang 13Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần thu hút lao động tham gia, nâng cao kết quả giải quyết việc làm tại địa phương, nhất là lao động tại các xã khó khăn, vùng bãi ngang ven biển
+ Đối với công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản, nông – lâm sản theo hướng gắn với quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu, khuyến khích đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hoá mặt hàng Tập trung đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư Tạo điều kiện khôi phục, phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
+ Đối với dịch vụ: Đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ như: thương mại, du lịch, nhà hàng, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ vận tải, Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy mọi tiềm năng từ biển, du lịch biển, thu hút đầu tư, góp phần thu hút lao động tham gia làm việc tại chỗ
– Tổ chức tốt các ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cho học sinh cũng là hướng giải quyết việc làm hiệu quả nhằm tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp, việc làm, qua đó giúp học sinh năm cuối bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông có sự lựa chọn nghành nghề phù hợp
Hình 10 Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, thành phố Cà Mau
(Nguồn: caodangcongdong.camau.gov.vn)
– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin thị trường lao động thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phục vụ công tác dự báo cung – cầu lao động, hoạch định các chính sách về lao động, việc làm trên địa bàn
– Tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động với các tỉnh bạn, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đơn vị đã kí kết chương trình phối hợp để giới thiệu việc làm cho người lao động của địa phương đi làm việc ngoài tỉnh
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở tỉnh Cà Mau
Trang 14MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
giải quyết việc làm ở tỉnh Cà Mau
lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Cà Mau so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước vào năm 2022
Hình 11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Cà Mau so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2022
(Nguồn: Báo cáo điều tra lao động việc làm, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
trong ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh tế nào? Tại sao?
lĩnh vực mà em mong muốn được làm việc?
13
Trang 15CHỦ ĐỀ
2VÀ TÔN GIÁO Ở TỈNH CÀ MAUTÍN NGƯỠNG
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
• Nêu được một số tín ngưỡng và tôn giáo cơ bản ở tỉnh Cà Mau.• Chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động
trải nghiệm thực tế, tham quan thực tế ở tỉnh Cà Mau.• Nêu được những biểu hiện của các tôn giáo trong đời sống văn hoá – xã hội
Cà Mau.• Nêu được một số văn bản của các cấp chính quyền, đoàn thể tỉnh Cà Mau
chỉ đạo về thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.• Có ý thức tôn trọng và vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về
tín ngưỡng và tôn giáo ở địa phương nơi cư trú.• Thể hiện được những đóng góp của các tôn giáo trên lĩnh vực văn hoá,
những giá trị truyền thống, kiến trúc, lễ hội
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
Em hãy tìm các từ (không dấu) có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Cà Mau trong bảng sau (theo hàng ngang, dọc, chéo)
L E K Y Y E N C B OM T U B E H M A K N
Trang 16MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
I TÍN NGƯỠNG Ở TỈNH CÀ MAU1 Khái quát về tín ngưỡng ở tỉnh Cà Mau
a) Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
Hoạt động tín ngưỡng sớm xuất hiện trong cộng đồng dân cư Việt cổ bởi nó đáp ứng kịp thời nhu cầu tinh thần của người Việt với các hình thức sơ khai như: sùng bái tự nhiên, động vật, thực vật, linh vật, thờ cúng thần linh,…
Trên cơ sở tín ngưỡng nguyên thuỷ đó, dần dần các hoạt động lễ nghi, thờ cúng khác được hình thành như: tín ngưỡng gắn với ngành nghề, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,… Tất cả góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt, ảnh hưởng và chi phối tới tập quán cũng như lối sống của từng thành phần dân cư
b) Tình hình tín ngưỡng ở tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc sinh sống, trong đó 3 dân tộc đông dân nhất là Kinh,
thống nhất chung trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.(1) Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016
(2) Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Dân tộc, https://www.camau.gov.vn/, ngày 24 – 10 – 2019
15
Trang 17Cũng như các tỉnh thành khác ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của cư dân Cà Mau Bên cạnh đó, còn có các loại hình tín ngưỡng khác như thờ các anh hùng có công với đất nước, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ cá Ông, thờ Ông Tà,… Tất cả đều có sự công nhận của chính quyền và tiến hành hoạt động lễ nghi theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi, tín ngưỡng mang tính cộng đồng là đền, đình, miếu,… Nhiều hoạt động tín ngưỡng đã trở thành lễ hội lớn thường niên của nhân dân Cà Mau, trong đó tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông, lễ Kỳ Yên, lễ vía Bà Thiên Hậu,…
Em có biết?Lễ Kỳ Yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”, được tổ chức phổ biến ở Nam Bộ Lễ được tổ chức thường niên ở các đình, miếu gắn liền với tín ngưỡng thờ thần của nhân dân Hằng năm, ở tỉnh Cà Mau, ngoài những ngày sóc, vọng, các đình, miếu đều tổ chức lễ Kỳ Yên và lễ cúng Ngũ hành Nương Nương Đối với đình Tân Lộc, có hai lễ hội quan trọng thường niên là lễ cúng tế các vị anh hùng liệt sĩ đã từng hoạt động cách mạng tại ngôi đình này (ngày 27 – 7 dương lịch) và lễ Kỳ Yên (ngày 17, 18 – 02 âm lịch)
Hình 2 Lễ Kỳ Yên ở đình Tân Lộc,
huyện Thới Bình
(Nguồn: baocamau.vn)
c) Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống của người dân Cà Mau
Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
– Giải quyết niềm tin tâm linh của người dân trước các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
– Giáo dục đạo đức, văn hoá truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
– Tạo nên sự đoàn kết trong nhân dân thông qua các sinh hoạt tín ngưỡng mang tính cộng đồng
– Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng
– Tạo nên những di sản văn hoá phi vật thể cho đất nước
Trang 18– Tín ngưỡng là gì? Vì sao các hoạt động tín ngưỡng sớm xuất hiện trong cộng đồng dân cư Việt cổ?
– Kể tên một số hoạt động tín ngưỡng đã trở thành lễ hội lớn thường niên của nhân dân Cà Mau.
2 Một số tín ngưỡng ở tỉnh Cà Mau
a) Thờ cúng tổ tiên
nói chung và người dân Cà Mau nói riêng Đó là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lí uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,…
Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà Tuỳ theo cấu trúc của từng nhà mà bàn thờ có thể được bố trí ở gian chính giữa, gác trên cùng hoặc dạng phòng thờ riêng,… Ở vị trí trung tâm trên bàn thờ là lư hương Hai bên lư hương là cặp chân đèn bằng gỗ hoặc kim loại Bình hoa, các đồ thờ được bài trí phù hợp với từng bàn thờ và mục đích thờ của gia chủ Tuỳ theo từng gia đình, trên bàn thờ sẽ đặt bài vị, hình thờ,… theo từng vị trí nhất định Ngoài ra, còn có các bức tranh, hoành phi,… đặt ở phía sau hoặc hai bên bàn thờ
Hình 2 Bàn thờ tổ tiên của người dân ở tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Huỳnh Thanh Trạng)
17
Trang 19Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, nhiều gia đình còn bố trí thờ thêm một số vị thần hộ mệnh ở một góc nhà (thường đặt trên cao và khác với điểm đặt bàn thờ tổ tiên), phía dưới thì có thêm bàn thờ thần tài, thổ địa,… Tuy nhiên, chủ đạo trong ngôi nhà vẫn là bàn thờ tổ tiên
Việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tâm linh mà đã trở thành một phong tục, một chuẩn mực đạo đức của cộng đồng cư dân Việt Nam
b) Thờ Mẫu
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời, gắn liền với những nhân vật nữ thần có sức mạnh trong việc bảo vệ, che chở con người Họ có thể là những nhân vật có thật trong lịch sử hay những nhân vật trong truyền thuyết đã được thần thánh hoá và được nhân dân tôn sùng vì những đóng góp cho nhân dân
Ở tỉnh Cà Mau, tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến dưới hình thức thờ những vị nữ thần như bà Chúa Xứ, Thuỷ Long, Âu Cơ, Thiên Hậu,… Tuỳ từng địa phương, các đền thờ, miếu thờ đã được nhân dân xây dựng và tổ chức các nghi lễ thờ cúng hằng năm Tục thờ bà Chúa Xứ là hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến ở Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng Tại tỉnh Cà Mau, miếu thờ bà Chúa Xứ được đặt dọc theo các tuyến sông rạch, ngã ba sông,… đã trở thành điểm sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của đông đảo người dân Vào các ngày tốt nhất trong tháng, người dân địa phương thường sắp mâm lễ đến thắp nhang khấn vái, cầu bình an, sức khoẻ, công việc thuận lợi, mùa màng bội thu,…
Đối với tín ngưỡng thờ bà Thuỷ Long, toàn tỉnh có khoảng 30 miếu thờ, trong đó lớn nhất là ngôi miếu đặt tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi Miếu thờ bà Thuỷ Long thể hiện niềm tin của người dân Cà Mau đối với vị nữ thần có công che chở ngư dân trên sông nước, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân Nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng quan trọng, góp phần gắn kết cộng đồng dân cư ở tỉnh Cà Mau
Hình 3 Lễ hội cúng bà Thuỷ Long, huyện Đầm Dơi
(Nguồn: sovhttdl.camau.gov.vn)
Trang 20Em có biết?Tương truyền, bà Thuỷ Long là mẹ của hai vị phúc thần bảo hộ cho cư dân vùng sông nước Vì vậy, cư dân ven biển đã gửi gắm niềm tin vào vị nữ thần này, lập miếu thờ để cầu mong bà phụ hộ độ trì cho các chuyến ra khơi được thuận lợi Trước mỗi chuyến ra khơi hoặc đóng mới, sửa chữa tàu ghe ở các vùng biển như Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), ngư dân thường có lễ vật dâng cúng bà Thuỷ Long.
Đối với tín ngưỡng thờ mẹ Âu Cơ, trong tâm thức người Việt, bà là thuỷ tổ của dân tộc, cũng là khởi nguồn của sự sống, niềm tự hào nòi giống con rồng cháu tiên Chính vì vậy, dù mảnh đất Cà Mau được hình thành muộn hơn, song cư dân nơi đây vẫn mang theo tín ngưỡng truyền thống này trong quá trình khai hoang mở đất Đền thờ Quốc mẫu Âu Cơ xây dựng tại thành phố Cà Mau đã trở thành điểm đến văn hoá tâm linh của người dân Cà Mau
Hình 4 Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, thành phố Cà Mau
(Nguồn: sovhttdl.camau.gov.vn)
Khác với mẹ Âu Cơ, tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu gắn liền với sự có mặt của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ Tương truyền bà là con gái nhà họ Lâm đời Tống, sinh sống bằng nghề buôn bán đường biển Bà đã tu tiên đắc đạo, có năng lực thần thánh nên đã cứu giúp những người gặp nạn trên biển và giúp đỡ người dân trong vùng Sau khi mất, bà được phong thần và tôn thờ
Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Cà Mau đã phát huy nét đẹp trong văn hoá dân gian của người Việt Tín ngưỡng này vừa thể hiện đức tin của con người vào sự linh thiêng, phù hộ độ trì của các vị Thánh Mẫu, vừa thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam nói chung và người dân Cà Mau nói riêng
19
Trang 21c) Thờ Vua Hùng
Cùng với mẹ Âu Cơ, cư dân Cà Mau còn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, đất nước qua tín ngưỡng thờ Vua Hùng Đây là loại hình tín ngưỡng đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và được người dân trên cả nước tôn thờ Với đạo lí uống nước nhớ nguồn, những cư dân Việt khi di cư đến vùng đất Cà Mau đã sớm xây dựng miếu thờ Vua Hùng (còn gọi là miếu Ông Vua) tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình Từ đây, tín ngưỡng thờ Vua Hùng được cư dân Cà Mau lưu giữ và phát huy, hoà nhập vào dòng chảy văn hoá chung của Nam Bộ
Em có biết?Ban đầu, miếu Ông Vua được xây dựng đơn sơ bằng lá cây Trải qua chiến tranh, ngôi miếu liên tục bị tàn phá nhưng đã được khôi phục lại Đến năm 2006, ngôi miếu được xây dựng thành ngôi đền khang trang Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình trở thành ngôi đền lớn nhất ở tỉnh Cà Mau và là một trong những ngôi đền có tuổi đời lâu nhất ở
Hình 5 Đền thờ vua Hùng, huyện Thới Bình
(Nguồn: baocamau.vn)
Đồng bằng sông Cửu Long Năm 2011, đền được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh Ngoài ra, tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình còn xuất hiện các miếu Ông Vua khác ở: Ấp 5, xã Tân Lộc Đông; Ấp 6, xã Tân Lộc Bắc; ấp Tràm Thẻ, xã Tân Phú Thành phố Cà Mau cũng có Miếu Ông Hoàng ở ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên thờ Vua Hùng
Hằng năm, lễ giỗ Vua Hùng được tỉnh Cà Mau tổ chức trang trọng tại đền thờ với các nghi lễ truyền thống Vật phẩm dâng cúng thường có bánh chưng, bánh dày, bánh tét, bánh ít, heo quay, xôi ngũ sắc,… và nhang, đèn, trà, trái cây Sau phần lễ, phần hội được tổ chức với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao Ngày lễ giỗ Tổ tại đền thờ Vua Hùng trở thành lễ hội văn hoá lớn thu hút đông đảo người dân Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận tham gia
Hình 6 Bàn thờ Vua Hùng với các vật phẩm dâng cúng truyền thống
(Nguồn: baocamau.vn)
Trang 22Bên cạnh việc xây dựng miếu, đền thờ riêng, tín ngưỡng thờ Vua Hùng còn xuất hiện
ở hình thức nào, tín ngưỡng thờ Vua Hùng tại tỉnh Cà Mau cũng là biểu hiện cho nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam nói chung và người dân Cà Mau nói riêng
d) Thờ Thành hoàng làng
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thờ thần chiếm một vị trí quan trọng bởi trong tâm thức của người dân, thần linh luôn hiện hữu xung quanh họ Người dân thờ thần linh với mong muốn có được sự chở che, bảo vệ trước mọi tai ương
Cũng như các địa phương khác, tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng làng rất được người dân tỉnh Cà Mau xem trọng Thành hoàng làng là những vị thần có công cai quản, giữ bình yên cho xóm làng Họ có thể là những nhân vật lịch sử có thật, những người giữ vai trò quan trọng trong công cuộc khai hoang lập làng được nhân dân thần thánh hoá hoặc những vị thần trong quan niệm dân gian,… Nhiều ngôi đình, miếu được nhân dân xây dựng để thờ Thành hoàng ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó có những đình, miếu được xếp hạng di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh như: đình Tân Hưng (thành phố Cà Mau), đình Phú Mỹ (huyện Phú Tân), đình Thới Bình (huyện Thới Bình), đình Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời), miếu Thần Minh (thành phố Cà Mau),…
Em có biết?Miếu Thần Minh thờ ông Nguyễn Thiện Năng – vị quan tri huyện đầu tiên làm nhiệm vụ cai quản toàn bộ vùng đất Cà Mau Ông là người văn võ song toàn, thanh liêm, cương trực, hết mực chăm lo cho nhân dân Chính vì vậy, người dân Cà Mau rất kính trọng ông Sau khi ông mất, để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông, người dân đã lập miếu và tôn thờ ông như một vị thần Năm 2017, miếu Thần Minh được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh
Hình 7 Miếu Thần Minh, thành phố Cà Mau
(Nguồn: Hạnh Lợi)
Hằng năm, tại các ngôi đình, miếu,… người dân Cà Mau thường tổ chức các hoạt động lễ nghi, tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hoá dân gian, đó là lễ Kỳ Yên Lễ thường tổ chức trong hai ngày, gồm phần lễ trang nghiêm và phần hội với nhiều (1) Phối thờ là hình thức thờ kết hợp với các vị thần khác trong đền, đình, miếu,
21
Trang 23hoạt động biểu diễn văn nghệ đặc sắc Lễ Kỳ Yên góp phần lưu giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hoá của các ngôi đình, đưa hoạt động tín ngưỡng dân gian trở thành dịp gắn kết cộng đồng dân cư ở Cà Mau.
e) Thờ cá Ông
Thờ cá Ông (cá Voi) là một hình thức tín ngưỡng dân gian của người dân ven biển, tập trung phổ biến ở các địa phương từ Nam Trung Bộ trở vào đến tận cùng vùng Đất Mũi Cà Mau
Cà Mau là tỉnh có đường bờ biển dài, cư dân sống ven biển chiếm số lượng lớn nên sinh hoạt văn hoá của người dân Cà Mau mang đặc thù miền biển, nhất là trong hoạt động tín ngưỡng Người dân Cà Mau có phong tục thờ thuỷ thần, thuỷ quái, bà Thuỷ Long, Quan Âm Nam Hải,… và đặc biệt là thờ cá Ông
Tín ngưỡng thờ cá Ông của tỉnh Cà Mau có nguồn gốc lâu đời, gắn liền với đời sống ngư dân hành nghề khai thác thuỷ hải sản Cũng như ngư dân ở các tỉnh thành khác, người dân Cà Mau tin cá Ông luôn phù hộ cho ngư dân được mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền Vì vậy, việc thờ cúng cá Ông được ngư dân coi trọng Họ đã xây dựng các miếu thờ, lăng thờ dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Lăng Ông Nam Hải, Vạn Lăng Ông, Miếu thờ cá Ông, Miếu thờ Nam Hải Đại tướng quân,… tại nhiều địa điểm ở các khu vực cửa sông giáp biển, nơi thường phát hiện xác cá Ông
Hình 8 Lăng Ông Nam Hải, huyện Trần Văn Thời
(Nguồn: Hồ Phú Quốc)
Hằng năm, ngoài hoạt động thờ cúng thông thường, Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức rất trang nghiêm, thành kính và nhộn nhịp, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh Cà Mau đến tham gia Lễ hội không chỉ dừng lại ở hoạt động tín ngưỡng mà đã trở thành một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của vùng đất Cà Mau
Trang 24g) Thờ Ông Tà
ngưỡng này phổ biến ở nhiều tỉnh Nam Bộ Việc thờ cúng Ông Tà là cách để cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Cà Mau gửi gắm niềm tin vào vị thần bảo hộ, có nhiệm vụ trông coi đồng áng, giúp mùa màng bội thu Vì vậy, các miếu thờ Ông Tà thường xuất hiện phổ biến ở ngoài bờ sông, bờ ruộng
Hình 9 Miếu thờ Ông Tà, huyện Trần Văn Thời
(Nguồn: Hồ Bảo Duy)
Hằng năm, vào khoảng tháng 3 âm lịch, trước khi bắt đầu mùa vụ mới, cư dân Cà Mau thường làm lễ cúng Ông Tà để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu Ngoài ra, nhiều người dân vẫn có các lễ cúng riêng để cầu mong những điều họ mong muốn
Tín ngưỡng thờ Ông Tà không chỉ phổ biến trong đồng bào dân tộc Khơ-me mà đã lan toả vào cộng đồng người Kinh ở Cà Mau Cùng với việc thờ Ông Địa, thờ Ông Tà đã trở thành tín ngưỡng dân gian quen thuộc, gần gũi, được nhân dân Cà Mau lưu truyền, gìn giữ và phát huy trong dòng chảy văn hoá dân tộc
– Kể tên một số tín ngưỡng ở tỉnh Cà Mau – Loại hình tín ngưỡng nào đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và được người dân trên cả nước tôn thờ?
(1) Tín ngưỡng thờ Neak Ta là tín ngưỡng thờ Ông Tà trong văn hoá của người Khơ-me ở tỉnh Cà Mau Trong tiếng Khơ-me, “Neak” là danh từ chỉ người nói chung, “Ta” là người đàn ông lớn tuổi, được cộng đồng tôn kính và tín nhiệm Neak Ta còn được gọi là Ông Tà, là vị thần bảo hộ phum, sóc giống như thần Thành hoàng ở các làng của người Việt
23
Trang 25II TÔN GIÁO Ở TỈNH CÀ MAU1 Khái quát về tôn giáo ở tỉnh Cà Mau
a) Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
Mỗi tôn giáo đều có cơ sở tôn giáo, các chức sắc, tín đồ, quy định và những hoạt động lễ nghi riêng Người dân có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí,
Ở Việt Nam hiện nay có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận như Phật giáo,
Hình 10 Thánh thất Cà Mau, thành phố Cà Mau
(Nguồn: Hạnh Lợi)
b) Tình hình tôn giáo ở tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau có 6 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cao Đài, Tin Lành và Phật giáo Hoà Hảo Toàn tỉnh có 157 tổ chức tôn giáo trực thuộc, hơn 1 190 chức sắc và 1 900 chức việc, khoảng 374 000 tín đồ
Cao Đài và Công giáo.Đặc điểm chung của tôn giáo ở Việt Nam là chung sống hoà bình cùng với các tín ngưỡng dân gian để tạo nên sự giao thoa văn hoá trong cộng đồng dân cư Vì vậy, người dân Cà Mau có thể vừa theo một tôn giáo nào đó, vừa duy trì tín ngưỡng truyền thống dân tộc
Khác với tín ngưỡng dân gian, các cơ sở thờ tự của tôn giáo thường được xây dựng trên những khuôn viên rộng rãi với kiến trúc đẹp, thể hiện đặc trưng của từng loại hình tôn giáo
(1) Theo Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016.
(2) Theo Khoản 2, Điều 6, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016.
(3) Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Quy định của pháp luật về giáo dục hiện nay liên quan đến tổ chức
tôn giáo, https://btgcp.gov.vn/, ngày 29 – 10 – 2021
(4) Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Đặc điểm tôn giáo và công tác vận động quần chúng tôn giáo ở tỉnh
Cà Mau, https://btgcp.gov.vn/, ngày 15 – 10 – 2020
Trang 26Em có biết?Chùa Phật Tổ (Sắc tứ Quan âm cổ tự) được xây dựng năm 1840 Chùa toạ lạc tại số 84/4, đường Rạch Chùa, Phường 4, thành phố Cà Mau Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu, song chùa vẫn bảo tồn được những nét xưa, trở thành ngôi chùa cổ duy nhất ở Cà Mau còn duy trì được lối kiến trúc cổ Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa còn là nơi che giấu các chiến sĩ cách mạng và nhiều nhà sư của chùa cũng là liệt sĩ Năm 2000, chùa được công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.
Hình 11 Chùa Phật Tổ (Sắc tứ Quan âm cổ tự), thành phố
Cà Mau
(Nguồn: Hạnh Lợi)
Người dân Cà Mau được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật Mỗi tôn giáo đều có những ngày lễ và các hình thức hoạt động riêng Tất cả đều được tôn trọng và bảo vệ, trừ những hành vi lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, làm trái pháp luật, gây ảnh hưởng trật tự xã hội và an ninh quốc gia
c) Vai trò của tôn giáo trong đời sống của người dân Cà Mau
Cùng với tín ngưỡng, các hoạt động tôn giáo ở tỉnh Cà Mau có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng dân cư và đất nước như:
– Góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho cư dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
– Bồi đắp, truyền giảng những giá trị đạo đức và nhân văn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng một nền tảng chung về đạo đức và lối sống đúng đắn cho các tín đồ theo đạo
– Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong tỉnh
– Hỗ trợ và đồng hành cùng những người dân gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống bằng các hoạt động từ thiện và công tác xã hội
– Góp phần quan trọng trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống
– Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng
– Tôn giáo là gì? Ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tôn giáo được Nhà nước công nhận?
– Các hoạt động tôn giáo ở Cà Mau đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng như thế nào?
25
Trang 272 Một số tôn giáo ở tỉnh Cà Mau
a) Phật giáo
Phật giáo ở tỉnh Cà Mau gồm các phái: Bắc Tông, Hoa Tông và Nam Tông Phật giáo Nam Tông có lịch sử lâu đời ở Nam Bộ, vì vậy đã sớm có chỗ đứng quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khơ-me ở tỉnh Cà Mau
Phật giáo xuất hiện ở Cà Mau gắn liền với làn sóng di dân và khai phá vùng đất phương Nam vào thế kỉ XVII dưới thời chúa Nguyễn Người có công đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo Bắc Tông tại Cà Mau là Mạc Cửu Với những nỗ lực của dòng họ Mạc, Phật giáo phía bắc (Phật giáo Bắc Tông) đã thâm nhập vào vùng đất Cà Mau và phát triển mạnh mẽ, từng bước xây dựng được chỗ đứng ở trong tỉnh Nhiều công trình thờ tự được xây dựng, trở thành nơi sinh hoạt tâm linh cho người dân
Hình 12 Chùa Cao Dân, huyện Thới Bình
(Nguồn: baocamau.vn)
Em có biết?Tỉnh Cà Mau có tất cả 54 cơ sở thờ tự Phật giáo (gồm 43 chùa, 7 Niệm Phật đường, 2 tịnh xá, 1 Thiền viện Trúc Lâm), trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Cà Mau với 22 cơ sở Tiếp đến là huyện Thới Bình với 10 cơ sở, huyện Phú Tân có 6 cơ sở Các huyện còn lại rải rác từ 1 đến 4 cơ sở Trong 54 cơ sở thờ tự, có: 1 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia là chùa Phật Tổ (thành phố Cà Mau), 1 di tích lịch sử cấp quốc gia là chùa Cao Dân (huyện Thới Bình), 44 cơ sở Phật giáo Bắc tông, 7 cơ sở Phật giáo Nam tông, 2 cơ sở Phật giáo Hoa tông
(Theo Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau)
Trong dòng chảy văn hoá dân tộc, Phật giáo là yếu tố văn hoá tinh thần rất quan trọng đối với người dân Cà Mau Là tôn giáo lớn, Phật giáo Cà Mau đã có sự gắn kết với tín ngưỡng dân gian, tạo nên sự hài hoà trong văn hoá bản địa Chùa không chỉ là nơi lễ Phật mà còn trở thành điểm sinh hoạt văn hoá ý nghĩa của cộng đồng dân cư
Trang 28b) Công giáo
Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI thông qua các giáo sĩ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Ban đầu, đạo chỉ tập trung chủ yếu ở Đàng Trong Sau khi các giáo sĩ người Pháp tới, Công giáo phát triển mạnh hơn và mở rộng phạm vi ra cả Đàng Ngoài
Tại Cà Mau, Công giáo được du nhập trễ hơn Năm 1901, nhà thờ Cái Cấm (nay thuộc ấp Cái Cấm, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) – nhà thờ đạo đầu tiên với số giáo dân ít ỏi được thành lập ở Cà Mau Tiếp đó, họ đạo Cà Mau được thành lập vào năm 1925 Trải qua thời gian, họ đạo Cà Mau từng bước phát triển, nhà thờ được mở rộng, xây mới khang trang, số lượng giáo dân tăng lên không ngừng Tuy nhiên, phải tới năm 1979, các nhà thờ mới tiếp tục được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ nghi của giáo dân trong tỉnh
Hình 13 Nhà thờ họ đạo Cà Mau, thành phố Cà Mau
(Nguồn: Hạnh Lợi)
Em có biết?Tính đến tháng 12 – 2022, tỉnh Cà Mau có 24 nhà thờ Công giáo, phân bổ trên khắp 9 huyện, thị, trong đó tập trung nhiều nhất ở thành phố Cà Mau với 6 nhà thờ Tiếp đến là huyện Thới Bình và Cái Nước với 4 nhà thờ Các huyện còn lại có từ 1 đến 2 nhà thờ
(Theo Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau)
Công giáo được duy trì, phát triển và trở thành tôn giáo lớn thứ hai ở tỉnh Cà Mau Giáo dân trên địa bàn toàn tỉnh đã luôn giữ vững tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo với nhiều hoạt động xã hội tích cực Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau cũng có nhiều chính sách trong việc phát huy giá trị văn hoá của các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tạo điều kiện cho Công giáo ngày càng phát triển và lan toả trong cộng đồng dân cư
27
Trang 29c) Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam
Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tổ chức tôn giáo được xây dựng dựa trên nền tảng Phật giáo và được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân Người sáng lập kiêm giáo chủ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là Đức Tông
tôn giáo này là các hội quán.Ngay sau khi ra đời tại Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp ngày nay), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã nhanh chóng lan toả ở Nam Bộ Tại Cà Mau, hội quán đầu tiên được thành lập là Hưng Hoà tự ở huyện Đầm Dơi vào năm 1934 Trong thập niên 40 – 50 của thế kỉ XX, lần lượt các hội quán được xây dựng, tạo thêm những điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh cho cư dân Cà Mau
Hình 14 Hội quán Hưng Quảng tự, thành phố Cà Mau
(Nguồn: Hạnh Lợi)
Em có biết?Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam – Tỉnh hội Cà Mau có tất cả 22 cơ sở thờ tự, đa phần đều được thành lập trong giai đoạn 1934 – 1958 Hội quán ra đời muộn nhất cho đến nay là Hưng Viện tự ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình vào năm 1980 Các hội quán phân bố ở thành phố Cà Mau và 6 huyện Trong đó nhiều nhất là huyện Cái Nước với 8 cơ sở Tiếp đó là huyện Thới Bình với 5 cơ sở Thành phố Cà Mau và các huyện Phú Tân, Đầm Dơi, U Minh, Trần Văn Thời có từ 1 đến 3 cơ sở Tính đến tháng 12 – 2022, Hội quán Hưng Quảng tự (thành phố Cà Mau) được thành lập năm 1939 hiện là nơi có đông tín đồ nhất với 6 256 người
(Theo Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau)
(1) Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Giới thiệu khái quát về giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,
https://btgcp.gov.vn/, ngày 15 – 9 – 2021
Trang 30Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam – Tỉnh hội Cà Mau không chỉ là tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần cho tín đồ và người dân mà còn có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình phát triển cộng đồng và xây dựng địa phương Những hoạt động mang tính xã hội như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, khám chữa bệnh,… được giáo hội quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
Từ khi hình thành cho đến nay, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam – Tỉnh hội Cà Mau luôn giữ vững phương châm hành đạo là “tu học – hành thiện – ích nước – lợi dân” Điều này đã giúp cho tôn giáo này đi vào lòng dân và hoà nhập vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư Cà Mau
d) Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài (tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) là tôn giáo do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập vào năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành,
hơn so với các tôn giáo khác, song từ Tây Ninh, đạo Cao Đài đã nhanh chóng lan toả ra khắp các tỉnh Nam Bộ và trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam
Đạo Cao Đài có mặt ở Cà Mau từ năm 1937 với họ đạo đầu tiên được gây dựng ở xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi Từ đây, đạo Cao Đài đã không ngừng mở rộng phạm vi
Hình 15 Toà thánh Ngọc Sắc, huyện Thới Bình
(Nguồn: baocamau.vn)
(1) Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Giới thiệu đạo Cao Đài ở Việt Nam, https://btgcp.gov.vn/,
ngày 14 – 7 – 2021.
(2) Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Vài nét về Hội thánh Cao Đài Tây Ninh tỉnh Cà Mau và các hoạt
động “giúp khó, trợ nghèo” giai đoạn 2017 – 2022, https://btgcp.gov.vn/, ngày 10 – 6 – 2022
29
Trang 31Em có biết?Đạo Cao Đài ở Cà Mau có 35 cơ sở thờ tự Trong đó, phái Minh Chơn đạo có 23 cơ sở, phái Tiên Thiên có 2 cơ sở và phái Tây Ninh có 10 cơ sở Thành phố Cà Mau là địa bàn có số cơ sở thờ tự nhiều nhất và đủ cả 3 hệ phái Toà thánh trung ương của phái Minh Chơn đạo đặt tại ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình Năm 2007, Toà thánh này được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau công nhận Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh
(Theo Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau)
Hoạt động lễ nghi của đạo Cao Đài ở tỉnh Cà Mau diễn ra nghiêm túc, đúng quy định của chính quyền Ngoài phạm vi tôn giáo, các chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài còn rất xem trọng các hoạt động cộng đồng thiết thực như công tác từ thiện, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn Chính vì vậy, đạo Cao Đài không dừng lại ở một nét sinh hoạt văn hoá tôn giáo mà còn góp phần vào việc chăm lo đời sống an sinh và phát triển xã hội ở tỉnh Cà Mau
e) Đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn rất nhiều so với các tôn giáo khác, khoảng từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Khác với Công giáo, đạo Tin Lành không xây dựng tổ chức giáo hội chung mà phát triển theo hướng riêng lẻ, độc lập theo các hệ phái khác nhau
Chi hội Tin Lành đầu tiên được thành lập ở Cà Mau là Chi hội Tân Đức ở huyện Đầm Dơi vào năm 1941 Tuy nhiên, đạo Tin Lành không phát triển mạnh như các tôn giáo khác Vì vậy, ở Cà Mau, hoạt động và phạm vi của đạo Tin Lành ít hơn nhiều Cho đến nay, cả tỉnh chỉ có 10 chi hội Tin Lành phân bố ở 5 địa phương, gồm thành phố Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Thới Bình, U Minh và Năm Căn
Hình 16 Nhà thờ Tin Lành Tân Đức, huyện Đầm Dơi
(Nguồn: httlvn.org)
Tuy số lượng tín đồ không nhiều (tính đến tháng 12 – 2022 chỉ khoảng 4 700 người) song chính quyền các cấp ở tỉnh Cà Mau vẫn quan tâm, tạo điều kiện cho các tín đồ hoạt động văn hoá và phát triển kinh tế Vì vậy, các tín đồ theo đạo Tin Lành ở các
Trang 32chi hội luôn tuân thủ quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
g) Phật Giáo Hoà Hảo
Khác với đạo Tin Lành được du nhập từ phương Tây, Phật giáo Hoà Hảo là tôn giáo được hình thành ở tỉnh An Giang vào năm 1939 Tuy nhiên, Phật giáo Hoà Hảo lại xuất hiện ở Cà Mau khá muộn Cho đến ngày 31 – 12 – 2023, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng hơn 1 000 tín đồ với 1 cơ sở thờ tự ở thành phố Cà Mau cùng 6 Ban Trị sự đặt ở thành phố Cà Mau và các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, U Minh và Thới Bình Ban Trị sự xã, phường là tổ chức tôn giáo cơ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu, nhưng không được xây dựng cơ sở thờ tự Vì vậy, để hoạt động, Ban Trị sự xã, phường thường mượn nhà của tín đồ để tổ chức các hoạt động sinh hoạt tôn giáo
Mặc dù số lượng ít và có những hạn chế về nơi sinh hoạt, song các tín đồ, chức sắc của Phật giáo Hoà Hảo vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là công tác từ thiện, thể hiện rõ nét đẹp của tôn giáo này trong đời sống của cư dân Cà Mau
– Tỉnh Cà Mau có bao nhiêu tôn giáo? Trình bày những nét chính về các tôn giáo này.
– Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở tỉnh Cà Mau? Vì sao?
Em có biết?Ngày 19 tháng 3 năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 442/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo áp dụng chung tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau Theo đó, người dân có thể đăng kí hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, thực hiện quyên góp trong địa bàn một xã của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trực thuộc,…
Đồng thời, các sở, ban, ngành, mặt trận và đoàn thể các cấp của tỉnh tăng cường phối hợp triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách,
pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước như: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
2016, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo,…
và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến tôn giáo được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo nắm bắt để thực hiện
(Theo Ban Tôn giáo Chính phủ)
31
Trang 33MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
nhau cơ bản như thế nào?
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
vực trong đời sống? Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng và vận động người khác có ý thức tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở địa phương nơi cư trú?
sau đó chia sẻ một số nét chính trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cảm nghĩ của em sau chuyến đi
Trang 34CHỦ ĐỀ
3VĂN HỌC CÀ MAU SAU NĂM 1975
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
• Biết được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của văn học hiện đại và hậu hiện đại Cà Mau sau năm 1975 qua hai giai đoạn: 1975 – 1985 (trước công cuộc Đổi mới) và 1986 đến nay (sau công cuộc Đổi mới)
• Liên hệ được hiện thực đời sống với những vấn đề được phản ánh trong văn học Cà Mau và về Cà Mau sau năm 1975
• Biết lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu cụ thể về văn học Cà Mau sau năm 1975 (giới thiệu tác giả, tác phẩm; nghiên cứu, phân tích một thể loại, chủ đề, tác phẩm, )
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
Chia sẻ với các bạn về một tác giả hoặc tác phẩm văn học Cà Mau mà em tâm đắc
MỤC TIÊUGIỚI THIỆU CHỦ ĐỀKHỞI ĐỘNG
KHÁM PHÁLUYỆN TẬPVẬN DỤNG
I KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC CÀ MAU SAU NĂM 19751 Giai đoạn 1975 – 1985 (trước công cuộc Đổi mới)
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, vào tháng 02 – 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải Trong giai đoạn này, Ban vận động thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Minh Hải (1983 – 1984) được tổ chức, Trưởng ban là đồng chí Nguyễn Hải Tùng (Út Nghệ) – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Minh Hải
Lực lượng sáng tác chủ yếu là thế hệ văn – nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ với các ngòi bút tiêu biểu như: Nguyễn Hải Tùng, Nguyễn Bá, Lê Chí, Phạm Văn Tri, Nguyễn Thanh, Ngọc Tám, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Duy Vinh, Quang Thắng, Út Minh, Tám Khánh, Văn Bình,
33
Trang 35Giai đoạn 1975 – 1985 mang tính chất của thời hậu chiến Nhìn chung, cảm hứng và khuynh hướng sáng tác bao trùm của những tác phẩm văn học Cà Mau giai đoạn này vẫn ít nhiều chịu sự tác động của văn học chiến tranh Đó là cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi Các nội dung, đề tài tiêu biểu bao gồm: ca ngợi chiến công, sự hi sinh anh dũng của người lính và nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ; nỗi đau, mất mát của con người trong chiến tranh; niềm tin hướng về một tương lai tươi sáng sau cuộc chiến;…
Về mặt thể loại, có thể kể ra một số tác phẩm đáng chú ý như sau:
– Thơ: Cô gái đánh xe bò (1976), Mùa xuân đến sớm (1976) của Lê Chí; Đất Viên An (1977), Nhìn xa (1980) của Nguyễn Bá;…
– Trường ca: Hòn Khoai của Nguyễn Bá (1978);…– Kí: Trên đồng Phong Thạnh (1976), Tuổi thơ của một anh (1982) của Nguyễn Thanh;…– Truyện ngắn: Xóm lở (1980), Đá trắng (1983) của Nguyễn Thanh;…
– Tuỳ bút: Sống vì lẽ phải và tình thương (1985) của Nguyễn Hải Tùng;…
2 Giai đoạn 1986 đến nay (sau công cuộc Đổi mới)
Trong Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra đường lối đổi mới văn nghệ Điều này có sức tác động sâu rộng đến quan niệm, khuynh hướng sáng tác của các văn – nghệ sĩ đương thời, trong đó có các văn – nghệ sĩ ở Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Cà Mau Trên đại thể, phương châm “Hãy cởi trói cho văn nghệ” đã thổi vào hoạt động văn học, nghệ thuật một nguồn năng lượng tươi mới khi mà cảm quan nghệ thuật của người nghệ sĩ được nới rộng, tự do để có thể thể hiện và xác lập cá tính sáng tạo
Đặt trong bối cảnh lịch sử, văn hoá như thế, văn học tỉnh Cà Mau giai đoạn sau năm 1986 đã có những bước chuyển mình, phát triển đáng ghi nhận
Bên cạnh những ngòi bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và giai đoạn 1975 – 1985, kể từ giai đoạn sau năm 1986, văn học Cà Mau đã có sự xuất hiện của những gương mặt trẻ, góp phần làm hùng hậu thêm lực lượng sáng tác Từ ngày, tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc ươm mầm, bồi dưỡng những tài năng cho tỉnh nhà Đặc biệt, trong những năm 1997 – 1998, mỗi năm đã có trên 70 tác phẩm và công trình văn học, nghệ thuật đạt giải thưởng ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ở tỉnh Cà Mau phát triển theo diện rộng, dần dần nâng cao chất lượng và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Các tác giả tiêu biểu trong
Trang 36giai đoạn này gồm: Trương Hoàng Thêm, Lê Nguyễn, Quang Minh, Lê Đình Trường,
Từ sau năm 2000, văn học tỉnh Cà Mau “lặng lẽ và điềm tĩnh” đi theo con đường của mình, thỉnh thoảng xuất hiện vài cuộc bứt phá ngoạn mục có tính độc đáo, riêng biệt, ấn tượng, tạo dấu ấn đậm nét trong việc khắc hoạ các vấn đề xã hội,
Các văn – nghệ sĩ ở tỉnh Cà Mau đã gặt hái được nhiều giải thưởng quan trọng, qua đó xác lập được vị trí ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước Một số tác giả tiêu biểu của văn học Cà Mau từ sau năm 2000 đến nay có thể kể đến như: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Thị Việt Hà,…
Ở khía cạnh nội dung tư tưởng và các mảng đề tài chính, văn học tỉnh Cà Mau từ năm 1986 đến nay vừa hoà vào dòng chảy chung của văn học hiện đại Việt Nam, vừa có màu sắc riêng, mang nét đặc trưng của văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo đó, các tác phẩm văn học vừa tiếp tục kế thừa các đề tài của văn học giai đoạn trước (vẻ đẹp của người lính, nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước;…), vừa có sự bứt phá trong việc bóc tách, khơi gợi những mảng đề tài mới (những góc khuất tinh thần của con người sau chiến tranh; những thói hư tật xấu trong thời kì mở cửa; những bi kịch, đổ vỡ đời thường;…)
Trên phương diện cảm hứng và khuynh hướng sáng tác, cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi dần được thay thế bằng cảm hứng hiện thực, cảm hứng thế sự Nếu trước đây, nhà văn, nhà thơ dùng “cái tôi trữ tình công dân” để phát biểu, phản ánh những vấn đề lớn lao, mang tính đại diện cho cộng đồng, dân tộc thì đến giai đoạn này, cái “tôi” đó đã dần nhường chỗ cho “cái tôi trữ tình cá nhân” Thay vì hướng vào những vấn đề lớn lao, mang tầm vóc của cộng đồng, văn – nghệ sĩ đi sâu vào các vấn đề nhân sinh, thế sự, đặc biệt là thế giới nội tâm của cá nhân, bản ngã hiện hữu trong mỗi con người Giọng điệu hùng tráng, sử thi được thay thế bằng các giọng khác như: triết luận, tự vấn, đối thoại, giễu nhại,…
của Phạm Văn Tri;…
– Truyện ngắn: Tuổi năm mươi nhìn lại (1990) của Đỗ Tuyết Mai; Hơ tay trên khói
(1) (2)
(1) (2) Theo Đôi nét về Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, https://www.camau.gov.vn/, ngày 21 – 02 – 2014.
35
Trang 37(1993) của Lê Đình Trường; Ngổn ngang đất này (1997), Bóng chiều hôm (2001) của Nguyễn Thanh; Cỏ dại (2006) của Đỗ Tuyết Mai; Ngọn đèn không tắt (2000),
Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008) của Nguyễn Ngọc Tư; Chở tình qua sông
(2019), Con đò và thiếu phụ (2020) của Nguyễn Thị Việt Hà;… – Tiểu thuyết: Đồng sâu một thuở (2008) của Nguyễn Thanh; Sông (2012) của Nguyễn Ngọc Tư; Bình minh mùa thu (2020) của Nguyễn Thị Việt Hà;…
– Hồi kí: Chốn cũ tình xưa (2000), Ngày ấy đã lùi xa (2010) của Nguyễn Hải Tùng; – Tản văn: Sống chậm thời @ (2006), Bánh trái mùa xưa (2012), Trôi (2023) của Nguyễn Ngọc Tư; Câu chuyện của cánh đồng (2016), Ở Cà Mau mà lại nhớ Cà Mau
(2017) của Nguyễn Thị Việt Hà;…
– Kể tên những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Cà Mau trong giai đoạn 1975 – 1985 và giai đoạn từ năm 1986 đến nay
– Cho biết những đặc điểm nổi bật của văn học Cà Mau trong hai giai đoạn trên ở các phương diện: nội dung tư tưởng, đề tài và cảm hứng sáng tác (làm vào vở).
Phương diệnGiai đoạn
Nội dung
1975 – 1985???1986 đến nay???
II HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC CÀ MAU SAU NĂM 1975VĂN BẢN 1
thuật tỉnh Cà Mau Nhà văn từng có thời gian làm biên tập viên, phóng viên tạp chí Văn nghệ bán đảo
Cà Mau Tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau.
Nguyễn Ngọc Tư bước vào văn đàn từ năm 1997 với những tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi Từ năm 2000, nhà văn thử sức với đề tài mới về tình yêu quê hương, cuộc sống và con người Nam Bộ Sự thay đổi này đã đem lại cho tác giả những giải thưởng văn học danh giá, qua đó xác lập vị trí trong văn học Đồng bằng sông Cửu Long cũng như văn học toàn quốc Nguyễn Ngọc Tư thành
công ở thể loại truyện ngắn và tản văn Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn: Ngọn đèn không
tắt (2000, giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 do NXB Trẻ, báo Tuổi trẻ, Hội Nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Giải B do Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng năm 2001); Nước chảy
mây trôi (2004); Cánh đồng bất tận (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006, Giải thưởng
Văn học ASEAN lần thứ XII – năm 2008); Khói trời lộng lẫy (2000); Sông (2012);…
Trang 38Hình 1 Cụm phù điêu tại Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai,
thành phố Cà Mau
(Nguồn: camau.gov.vn)
Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương” Cả nhà
lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt Khui lá thơ ra, thì ra là thơ mời nói chuyện khởi nghĩa
Con Tươi ngồi chắt nước cơm ngoài sau bếp than trong bụng: “Mấy chuyện đó
Cái khởi nghĩa đó xảy ra đã lâu lắm rồi Dân xứ này có người nhớ, người không Cái người không nhớ thì cũng nhớ được hai ngày Ngày thứ nhất là ngày giỗ chung những người khởi nghĩa bị giặc bắn ngoài chợ
Ngày thứ hai là cái ngày kỉ niệm khởi nghĩa [1]
Xã tưng bừng dựng cờ đỏ chói, chạy xuồng máy rước mấy cụ lão thành lại đằng chỗ uỷ ban ngồi uống nước trà, ôn lại chuyện cũ Những chuyện mà các cụ cất vô trong tim, trong máu, buổi sáng nhớ, buổi chiều nhớ, buổi tối cũng nhớ Ông cụ Hai Tương – nội con Tươi – cũng được mời hoài Dạo ông cụ già yếu, Tươi được đặc phái đi theo chăm sóc ông nên không khí hội họp nó biết chút đỉnh, chuyện mà cái hội họp nói, Tươi cũng thuộc lòng Nói chung là không có gì mới Con Tươi ngồi kế ông nội, có khi nó nhắc:
– Còn chuyện nội với thầy lên Hòn bắn chim bằng nạng thun đó nội.Ông nội nó đang nói, gật gù:
– Ờ, đúng là tôi còn quên cái chuyện – nội nói – với thầy xách nạng thun lên Hòn bắn chim
(1) Ra người thiên cổ: ý chỉ cái chết với sắc thái trang trọng
(2) Ổng (phương ngữ Nam Bộ): ông ấy
[1] Theo dõi
Cuộc khởi nghĩa được nhắc đến ở đây là cuộc khởi nghĩa nào?
37
Trang 39Tươi hài lòng, chành miệng ra cười, thấy mình quan trọng hẳn lên Quan trọng ngay cả trong cuộc khởi nghĩa đã diễn ra mấy chục năm trước.
Hồi còn sống, ông nội thương con Tươi nhất Tươi cũng thương ông nội, quấn quýt bên ông Công việc của nó là nấu cơm, chở nước, quét dọn nhà cửa Thời gian rảnh ngồi nghe ông nội kể chuyện xưa, nghe bà nội kể chuyện còn xưa hơn nữa Thằng Sáng suốt ngày chạy nhảy, ăn chực ở nhà hàng xóm trề môi như đưa đò:
– Ông nội khó thấy mồ.Tươi không nghĩ ông nội khó, nhưng ông nội hơi lạ lùng Ông nội dắt Tươi ra biển đứng sục chân trong bùn, nghe nước biển lấp liếm đầu gối, nội chỉ hướng Hòn
– Bây coi kìa, Hòn đó.– Dạ, xa quá hen nội.– Bây ơi – nội đột nhiên nghẹn ngào – tao nhớ Hòn quá.Tươi an ủi:
– Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chở nội đi Mà phải con lội hay con lội cõng nội ra ngoài Gần thí mồ chớ gì, nội
Vậy mà Hòn xa lắm Có đi mới biết trời rộng, biển rộng mênh mông Người ta đứng một chỗ nào đó nhìn bầu trời nhỏ xíu, cái Hòn nhỏ xíu, xanh mù mù rồi thấy mình cũng không cần đi đâu, không cần làm gì nữa, thế giới có bi nhiêu đây thôi mà Tươi rút ra một chân lí, nó nói với nội:
– Cô con dạy “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy đó nội.Má Tươi bảo: “Con Tươi đi theo ông nội riết nó khùng” Nó không khùng nhưng nó già trước tuổi, nó già theo những câu chuyện xưa Ông nội ngộ lắm Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú, bác, cô, dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của thầy, của mấy anh em khởi nghĩa Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây đước thẳng tuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ ghi nhớ những gì mà ông nội nói Vì ba má nó lo làm ăn không có ở
đây để nghe, vì thằng Sáng không muốn nghe [2]
Rồi một bữa khác, ông nội nó ra bãi ngồi tới chạng vạng không chịu vô nhà Ngồi coi biển đục ngầu, ngồi coi mặt trời lặn Tươi năn nỉ ông vô nhà để ở ngoài này gió máy cảm chết Ông nội nó không chịu vô, vò đầu nó than:
– Tao thương thầy quá Nhớ thầy quá Tao thèm gặp thầy, gặp anh em.Ðâu ngờ cái lần nội nói đó, nội đi gặp thầy thiệt Xóm Rạch vắng một người
già cỗi cằn ngồi hát Sử hận, mấy ông làm phim, viết sử tiếc đứt ruột ông già sống
qua những tháng năm biến động và nhứt là đã trải qua cuộc khởi nghĩa trên Hòn
[2] Suy luận
Vì sao Tươi lại cảm thấy thích thú khi được nghe ông nội kể chuyện kháng chiến ngày xưa?
Trang 40Con Tươi qua sông, chở nước ngọt về uống trượt chân té xuống sình Té nhẹ phau mà không hiểu vì sao nó dầm mình vậy, nó khóc mướt.
Vậy mà kỉ niệm năm nào người ta cũng gởi thơ mời ông Hai Không hiểu người ta vô tình quên rằng ông đã khuất hay cố ý nhớ đã từng có một con người như thế trên cõi đời này Năm rồi thì ông Tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phũ phàng ai vậy, chép miệng than:
– Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn?
– Nó nhỏ xíu hà biết không?– Nó tuổi con gà gần hai chục rồi, nó lanh lắm.– Thôi kệ, đi đại đi
Vậy là lần đầu tiên Tươi một mình đi kể chuyện Ðò chạy một mạch lên huyện, nó ngồi kế bên ông chú Chín bạn của ông nội, nghe ông chú Chín bệu bạo kể kỉ niệm hồi xưa với ông nội, những kỉ niệm tưởng đã đầy rêu, Tươi nhớ nội quá Nội bây giờ chắc bay ra Hòn gặp thầy, gặp các bạn của nội Họ lại cùng nhau uống trà, leo núi, đẽo nạng thun bắn chim Họ lại lên rẫy Thuồng Luồng cuốc đất trồng khoai lang, khoai rạng Họ không bao giờ già Họ không bao giờ mệt Họ không bao giờ mất Nên người ta tổ chức họp để nhắc họ hoài hoài
Nghe nói lần này có người trên tỉnh xuống viết sử, Tươi cũng nghe hồi hộp lắm Nó sợ mình kể không hay bằng ông nội, thiếu những chuyện quan trọng mà người ta cần Ông nội để lại cho nó một trọng trách nặng
nề Nó vừa đưa tay vịn tấm cao su che nước mặn khỏi tạt vào mặt, vừa suy nghĩ lung lắm Nó nhìn đăm đắm ra sông Lớn, những con sóng chạy rượt nhau mê mải tới bạc mái đầu Có con
** *Tới cuối buổi họp thì cô gái nhỏ xíu trẻ măng ngồi cuối bàn đằng này được phát biểu: cũng tại cô ngồi khuất sau cây phát tài nhựa nên khó thấy cô Cô có nước da đen giòn miền biển, đôi mắt mở lớn bẽn lẽn:
– Dạ, con xin nói thêm về khởi nghĩa đó.– Ủa, cô có tham gia hả?
– Dạ, ông nội con
[3] Dự đoán
Theo em, nhân vật Tươi sẽ thành công trong việc “kể chuyện khởi nghĩa” thay cho ông mình hay không?
39