1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Vinh Long_ Lớp 12.Pdf

88 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Vĩnh Long
Tác giả Trịnh Văn Ngoãn, Đỗ Ý Ly, Nguyễn Thiên Lan, Huỳnh Quang Huy, Văn Bảo Trân, Trương Thuý Ái, Hà Thị Kim Thuý
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Long
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài Liệu
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 22,48 MB

Nội dung

Tiếp nối Chi bộ Ngã Tư Long Hồ, các chi bộ Đảng khác lần lượt ra đời lãnh đạo nhân dân và các lực lượng yêu nước tổ chức nhiều cuộc đấu tranh như: Cuộc mít tinh ở Rừng Dơi, xã Phước Hậu,

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VĨNH LONG

TỈNH

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

LỚP 12

Trang 2

BAN BIÊN SOẠN

1 Trịnh Văn Ngoãn (Chủ biên)

2 Đỗ Ý Ly3 Nguyễn Thiên Lan4 Huỳnh Quang Huy5 Văn Bảo Trân6 Trương Thuý Ái7 Hà Thị Kim Thuý

Trang 3

Lời nói đầuCác bạn thân mến!

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long tiến hành biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh

Vĩnh Long − Lớp 12 để triển khai giảng dạy theo quy định tại các trường

trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Cấu trúc Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Long − Lớp 12 gồm 07 chủ đề, được biên soạn tương ứng với mạch kiến thức và mức độ yêu cầu chung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Mỗi chủ đề được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt nhằm giúp giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế − xã hội của địa phương và thực tiễn tại trường trong quá trình giảng dạy

Nội dung Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Long − Lớp 12 được biên soạn nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế − xã hội, môi trường, hướng nghiệp của tỉnh Trên cơ sở đó, tài liệu góp phần rèn luyện những phẩm chất, năng lực được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống

Tài liệu không chỉ dừng lại ở việc phục vụ công tác dạy và học mà còn là tư liệu giúp giáo viên và học sinh trải nghiệm, khám phá những nét đẹp của vùng đất và con người Vĩnh Long

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã cố gắng nỗ lực chọn lọc tư liệu để đảm bảo vừa giới thiệu được những nét cơ bản về nội dung giáo dục địa phương, vừa đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 11 Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh để tài liệu được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản; phục vụ tốt hơn trong quá trình giảng dạy và học tập tại các trường trung học phổ thông

Chúc các bạn thành công

BAN BIÊN SOẠN

Trang 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆUMỤC TIÊU

Yêu cầu năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được sau khi học.

Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn.

Em có biết: Kiến thức hỗ trợ, nâng cao, mở rộng cho học sinh.Kiến thức cần ghi nhớ: Nội dung kiến thức cô đọng, cốt lõi nhất cần hình

thành ở học sinh.

Trang 5

Vĩnh Long .68Chủ đề 7 Khởi nghiệp trên quê hương Vĩnh Long .79

Trang 6

Chủ đề 1

NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU Ở VĨNH LONG− Trình bày được những biện pháp nhằm giải quyết những khó

khăn của chính quyền cách mạng Vĩnh Long sau cách mạng tháng Tám.

Nêu được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Vĩnh Long (1946 - 1954).

Nêu được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Vĩnh Long (1954 - 1975).

Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Vĩnh Long là tỉnh bản lề của miền Tây Nam Bộ, sông rạch chằng chịt, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu Nơi đây đã bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dùng làm nơi thí điểm các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của chúng

Khi chiếm đóng Vĩnh Long (6/1867), thực dân Pháp đã gây ra bao tội ác Chúng đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước, dung túng cho bọn quan làng, địa chủ thẳng tay bóc lột người dân

Năm 1925, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập, đến năm 1927 ở Vĩnh Long đã có 3 đồng chí được kết nạp Năm 1928, Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đầu tiên ở Vĩnh Long được thành lập tại Ngã Tư Long Hồ và các chi bộ khác trong tỉnh cũng lần lượt ra đời

Sau khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc hợp nhất ba tổ chức Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930, Chi bộ Ngã Tư Long Hồ trở thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Vĩnh Long Tiếp nối Chi bộ Ngã Tư Long

Trang 7

Chủ đề 1

NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU Ở VĨNH LONG− Trình bày được những biện pháp nhằm giải quyết những khó

khăn của chính quyền cách mạng Vĩnh Long sau cách mạng tháng Tám.

Nêu được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Vĩnh Long (1946 - 1954).

Nêu được những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Vĩnh Long (1954 - 1975).

Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Vĩnh Long là tỉnh bản lề của miền Tây Nam Bộ, sông rạch chằng chịt, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu Nơi đây đã bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dùng làm nơi thí điểm các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của chúng

Khi chiếm đóng Vĩnh Long (6/1867), thực dân Pháp đã gây ra bao tội ác Chúng đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước, dung túng cho bọn quan làng, địa chủ thẳng tay bóc lột người dân

Năm 1925, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập, đến năm 1927 ở Vĩnh Long đã có 3 đồng chí được kết nạp Năm 1928, Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đầu tiên ở Vĩnh Long được thành lập tại Ngã Tư Long Hồ và các chi bộ khác trong tỉnh cũng lần lượt ra đời

Sau khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc hợp nhất ba tổ chức Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930, Chi bộ Ngã Tư Long Hồ trở thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Vĩnh Long Tiếp nối Chi bộ Ngã Tư Long

Hồ, các chi bộ Đảng khác lần lượt ra đời lãnh đạo nhân dân và các lực lượng yêu nước tổ chức nhiều cuộc đấu tranh như: Cuộc mít tinh ở Rừng Dơi, xã Phước Hậu, huyện Long Hồ hay ở dinh quận Cầu Kè; khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940; khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945…

Em hãy giới thiệu về sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Vĩnh Long

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚII VĨNH LONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Từ đó, chính quyền từ Trung ương đến các địa phương được thiết lập và củng cố Ở Vĩnh Long, sáng ngày 28 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban khởi nghĩa tổ chức mít tin trọng thể ở trung tâm tỉnh lỵ tuyên bố xoá bỏ hoàn toàn chính quyền cũ, thành lập chính quyền mới, chính quyền của nhân dân trên toàn tỉnh Ngay sau thành lập, song song việc tổ chức xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền cách mạng thực hiện những biện pháp diệt giặt đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, thực hiện 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh

1 Vĩnh Long xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân

a Về chính trị, quân sự

Tháng 9/1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ lâm thời Tiền phong (Chi bộ đặc biệt chuyển thành), do đồng chí Nguyễn Văn Thiệt làm chỉ huy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long được thành lập do ông Nguyễn Văn Phát làm Chủ tịch Tham gia chính quyền, ngoài các đảng viên, cán bộ Việt Minh còn có nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước

Hình 1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long năm 1945

Trang 8

Ta trưng dụng các công sở cũ để làm việc và tạm thời giữ một số viên chức của chế độ cũ trong các ngành như: Bưu điện, kho bạc, thuế vụ

Tháng 9/1945, Tỉnh uỷ lâm thời Vĩnh Long và Quận uỷ Tam Bình được thành lập

Mặt trận Việt Minh tỉnh đã được tổ chức rộng rãi bao gồm toàn thể các giai cấp, tầng lớp nhân dân

Các đoàn thể như: Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Công nhân Cứu quốc, được thành lập và đi vào hoạt động đều khắp, có hiệu quả

Chính quyền nhân dân củng cố an ninh trật tự, trừng trị những tên tay sai, phản động ác ôn có nợ máu với nhân dân, toà án nhân dân cấp Tỉnh và cấp Quận được thành lập

Ngày 06/01/1946, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tiến hành trên cả nước Kết quả có trên 90% cử tri đi bầu cử và Vĩnh Long có ba đại biểu đắc cử là các đồng chí Nguyễn Văn Thiệt, Phan Văn Sử và Nguyễn Văn Phát

Về mặt quân sự, đơn vị bộ đội đầu tiên của tỉnh được thành lập, biên chế 400 người, hình thành một đại đội, gọi là Cộng hòa Vệ binh Đoàn Thanh niên Cứu quốc tổ chức những đội cảm tử, được trang bị tầm vông, giáo, mác Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh còn chỉ đạo thành lập công binh xưởng làm súng lửa, mìn… Quốc gia tự vệ cuộc tổ chức đội võ trang lấy tên là Quốc vệ Đội Tháng 10/1945 đến tháng 01/1946, Pháp đánh chiếm thị xã Vĩnh Long, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm Pháp dựng lên chính quyền ở tỉnh và chính quyền tay sai ở các làng xã Chúng ra sức khủng bố, đàn áp nhân dân Phần lớn cán bộ chính quyền rút lui, đề phòng sự trả thù của bọn thực dân kết hợp tề ngụy cũ Các đảng viên cán bộ, các chiến sĩ du kích, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, các hội viên nông hội cũng phải chuyển hướng hoạt động bí mật cài vào cơ sở địch hoặc tạm lánh nơi khác

b Về kinh tế - tài chính

Thành lập các Hội đồng tạm cấp ruộng đất từ tỉnh đến xã, triển khai thực hiện chủ trương “chia cấp ruộng đất”, rà soát số ruộng đất vắng chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ phản động, địa chủ có nợ máu, đất của địa chủ bỏ chạy, đất công điền để phân chia, tạm giao cho nông dân canh tác Thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức trên tiền vay và lúa vay

Đẩy mạnh tăng gia sản xuất: Phong trào trồng bông, dệt vải, làm lò rèn, đóng ghe, xuồng, sản xuất xà bông, đan đệm, đan chiếu, làm lò đường phát

Trang 9

triển Ngoài ra, chính quyền còn cho nông dân vay chăn nuôi, trồng trọt.Tổ chức vận động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ đồng thau” để tăng nguồn tài chính phục vụ kháng chiến Vĩnh Long đã quyên góp được một khối lượng vàng khá lớn gửi về Trung ương và tổ chức mua vũ khí ở Thái Lan.

Bên cạnh đó, vào giai đoạn mới bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược, cả trong vùng độc lập ở nông thôn và vùng tạm chiếm ở đô thị đều sử dụng chung giấy bạc Đông Dương, loại giấy 100 đồng màu hồng, lúc này do khan hiếm tiền lẻ, chính quyền cách mạng cho cắt đôi tờ tiền 100 đồng và Văn phòng Uỷ ban đóng dấu kiểm chứng của kinh tài để kiểm

soát Khi Pháp phát hành giấy bạc mới màu xanh, thu hồi giấy bạc cũ nhằm đánh phá kinh tế ta, Chính phủ Cách mạng phát hành giấy bạc Việt Nam có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh (nên gọi là giấy bạc Cụ Hồ) ngang giá với tiền Đông Dương, hoặc cho các địa phương phát hành tín phiếu để làm vật trao đổi mua bán, hàng hóa trong nông thôn

c Về văn hoá- y tế- giáo dụcVề văn hoá: lập Ty Thông tin

tuyên truyền tổ chức hệ thống Thông tin tuyên truyền từ huyện đến xã, ấp; hỗ trợ các địa phương tổ chức phát hành các tờ tin, tổ chức văn nghệ, đoàn tuyên truyền lưu động, các đội tuyên truyền xung phong với các hình thức phong phú như: nhiếp ảnh, hội họa, triển lãm lưu động phục vụ nhân dân Năm 1948, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh cho ra tờ báo lấy tên là Chiến thắng - cơ quan ngôn luận của Mặt trận Việt Minh Tỉnh bộ Vĩnh Long

Về y tế: Ty Y tế và các địa phương xây dựng hệ thống y tế từ tỉnh đến các

huyện, xã Phát động phong trào ăn chín, uống chín, phòng dịch, điều trị bệnh bằng Tây dược và Đông dược được kết hợp Trong y tế, tỉnh đã tổ chức sản xuất thuốc tiêm (chích), sản xuất philatốp Ở các huyện, xã có tổ chức bệnh xá, nhà hộ sinh Tỉnh tổ chức lớp đào tạo “cô đỡ” cho các xã

Về giáo dục: Ty Giáo dục và các địa phương mở lớp bình dân học vụ,

lớp sư phạm tu nghiệp đào tạo giáo viên Ở các huyện, xã đều tổ chức được điểm trường tiểu học Phong trào bình dân học vụ trong bộ đội, dân quân, cán bộ, nhân dân ở các xã đều có tổ chức học nhằm xoá nạn mù chữ Bên cạnh

Hình 2.3 Giấy bạc ngân hàng Đông Dương và “Tiền Cụ Hồ” phát hành năm 1947

Hình 4.5 Tín phiếu do UBHC và UBKCHC các tỉnh, khu phát hành - ảnh tư liệu - Bảo tàng Vĩnh Long

Trang 10

đó, nhằm đào tạo cán bộ đảng và chính quyền các cấp, Ban Tuyên huấn cho mở Trường Đảng của tỉnh, lấy tên là “Trường Lê Duẩn” Đặc biệt tại Vũng Liêm có trường Thiếu sinh quân của Huyện mở tại ấp Quang Diệu, xã Trung Hiệp (nay là xã Tân Quới Trung), Trường dành cho con em cán bộ kháng chiến của Huyện học tập.

Trình bày những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn của chính quyền cách mạng Vĩnh Long sau cách mạng tháng Tám.

Sau khi chiếm Sài Gòn, Tân An, Mỹ Tho và Gò Công, Pháp thực hiện ý đồ sẽ chiếm hết Nam bộ Sáng ngày 29/10/1945, Pháp đánh chiếm thị xã Vĩnh Long Quân ta đã đánh trả rất quyết liệt, liên tiếp lập các trận ở cầu Lầu, cầu Ông Me, cầu Ngã Tư… nhưng không ngăn chặn nổi giặc Pháp có quân đông, hỏa lực mạnh Tiếp theo, Pháp tiến quân đánh các huyện như: Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm… Tất cả đều bị lực lượng của ta mật phục tiêu diệt và phá huỷ nhiều khí tài

Trong năm 1945 đến đầu năm 1946, ta đã đánh địch trên 30 trận, tiêu diệt trên 100 tên, thu 100 súng các loại Tuy nhiên lực lượng ta cũng bị thiệt hại, phải rút lui về Cà Mau, Chợ Lách, Bến Tre…

b Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Vĩnh Long 1947 1950

Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” Hưởng ứng Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân đã nhất tề đứng lên kháng chiến

Thực hiện sự chỉ đạo của Khu uỷ Khu 9, Đảng bộ Vĩnh Long vừa xây dựng vừa đẩy mạnh kháng chiến

Đầu năm 1947, Uỷ ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ quyết định chia lại các khu, đổi các quận thành huyện, chỉ đạo củng cố chính quyền nhân dân Tháng 7/1947, Uỷ ban kháng chiến và Uỷ ban Hành chính hợp nhất

Trang 11

thành Uỷ ban kháng chiến Hành chính.Nhìn chung, từ giữa năm 1947, địch đã rút khỏi huyện Tam Bình và Vũng Liêm Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, toàn bộ vùng Cái Ngang, tuyến lộ Trà Ôn đi Cầu Kè, Trà Mẹt, Cầu Vĩ cũng được giải phóng.

Hoạt động quân sự giành nhiều thắng lợi, phong trào diệt ác trừ gian, xây dựng vùng độc lập đạt nhiều thành tích như trận Khoán Tiết ngày 23/02/1947, diệt hàng trăm tên địch của Trung đoàn 111; trận tiến công tổng hành dinh Năm Lửa ở Cái Vồn tháng 3/1947 của Phân đội 12, Tỉnh đã thành lập tỉnh đội dân quân, huyện đội dân quân, xã đội dân quân Xưởng dân quân tỉnh sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu

Quán triệt tinh thần Hội nghị quân sự và Hội nghị cán bộ Đảng toàn xứ Nam Bộ họp tại Đồng Tháp Mười tháng 9/1949, Đảng bộ Vĩnh Long tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm là gấp rút chỉnh đốn lại bộ máy chỉ huy quân sự các cấp, xây dựng ba thứ quân gồm chủ lực, địa phương quân và dân quân du kích, xây dựng căn cứ hậu phương

Ở Nam Bộ, tướng Pháp là Đờ Latua tăng cường đàn áp, lừa mị, gây chia rẽ, mở rộng các đạo quận Cao Đài, Hòa Hảo, phụ quân, thần bình, xây dựng “quân đội quốc gia” giả hiệu Tổng số quân của Hòa Hảo ở Cải Vồn lên đến

6.000 tên, được Pháp trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại

Theo kế hoạch mở chiến dịch Cầu Kè, Tỉnh uỷ Vĩnh Long chỉ đạo huy động lực lượng ở các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm, Cầu Kè Chiến dịch Cầu Kè kéo dài 23 ngày, từ ngày 07 đến ngày 30/12/1949 Ta huy động gần 13.000 lượt dân công phục vụ, đã tiêu diệt 17 đồn, bắn chìm 2 tàu, diệt trên 500 tên địch, bắt sống 200 tên, giải phóng cho trên 100.000 dân trong vùng, thực hiện tốt chính sách tù binh, hàng binh đối với 200 lính Âu-Phi Chiến dịch Cầu Kè đã chứng tỏ thế và lực của ta trong tương quan lực lượng với quân Pháp ngày càng lớn mạnh

Hình 6 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long năm 1948

Trang 12

c Vĩnh Long kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 1951 1954

Giữa năm 1951, địch lấn chiếm vùng duyên hải, sau đó lấn chiếm các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, Tiểu Cần Cuối năm 1951, chúng lấn chiếm vùng Trà Ôn, Cầu Kè, Thầy Phó, Cầu Vĩ và tuyến sông Măng Thít - Trà Ôn

Thực hiện Quyết định số 174/NB51 ngày 17/6/1951 của Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Trà, trực thuộc Phân liên khu miền Tây Đồng chí Phạm Thái Bường, Khu uỷ viên, được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Trà Các đồng chí Phan Văn Đáng, Nguyễn Ngọc Thanh làm Phó Bí thư Đồng chí Nguyễn Văn Trí làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh

Đầu năm 1952, Tỉnh uỷ Vĩnh Trà ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự cho toàn tỉnh, tập trung vào những vấn đề lớn như tích cực phát triển nhân dân du kích chiến tranh để phá bao vây và bao vây địch; tích cực tiêu diệt nhiều sinh lực địch; tích cực chống các cuộc càn quét của địch; tăng cường công tác địch vận,

Với âm mưu chiếm đóng và tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta, năm 1952, Pháp tập trung lực lượng càn quét Trà Vinh, Vũng Liêm, Tam Bình Đến cuối năm 1952, toàn tỉnh Vĩnh Trà bị địch chiếm đóng Tuy nhiên, một số vùng nông thôn của huyện Cầu Kè vẫn còn là vùng giải phóng Tháng 01/1953, Tỉnh uỷ Vĩnh Trà họp Hội nghị mở rộng tại Rừng Lá, Long Vĩnh (giồng Bà Đam), Duyên Hải Hội nghị do đồng chí Phạm Thái Bường, Khu uỷ viên, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị đã thông qua Nghị quyết và bầu Ban Chấp hành Tỉnh uỷ do đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh (Mười Thành) làm Bí thư Nghị quyết Tỉnh uỷ nhấn mạnh “thực hiện công tác trung tâm địch ngụy vận”, phát động nhân dân du kích chiến…

Thực hiện Nghị quyết của Tình uỷ, trong 6 tháng đầu năm 1953, các lực lượng vũ trang đã đánh 207 trận, san bằng một bán cứ điểm, tiêu diệt và làm

Hình 7 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long năm 1951

Trang 13

bị thương 547 tên địch Ta hy sinh 138 đồng chí, 115 đồng chí bị địch bắt Chớp thời cơ địch đang thất bại ở chiến trường phía Bắc, ngày 26/10/1953, Tỉnh uỷ ra Chỉ thị về việc xúc tiến công tác địch ngụy vận đi đôi với tác chiến quân sự làm suy yếu địch toàn diện, tạo điều kiện và hưởng ứng Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 Nội dung Chỉ thị nhấn mạnh “Vận động chính trị là chính nhưng cũng phải biết kết hợp với quân sự, hướng dẫn ngụy binh làm nội ứng” Tập trung đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền trong vùng có đạo Hòa Hảo ở Cái Vồn, tranh thủ, tạo thuận lợi, cô lập tay sai, tề điệp, phân hóa hàng ngũ địch, nắm lấy quần chúng

Tháng 12/1953, ở huyện Duyên Hải, ta tấn công Chi khu Cồn Cù (Duyên Hải) Tháng 01/1954, ta diệt 4 tháp canh ở Cái Ngang Tháng 02/1954, bộ đội và nhân dân huyện Duyên Hải đánh chiếm đồn Cồn Lợi, uy hiếp và bức rút 6 tháp canh Lực lượng ở thị xã Vĩnh Long phối hợp với lực lượng ở Cái Ngang đánh thiệt hại nặng đội commăngđô ở Ngã Tư Long Hồ…

Trong Đông Xuân 1953-1954, quân dân Vĩnh Trà đã đánh 149 trận, loại ra khỏi vòng chiến đấu 3.754 tên địch, trong đó tiêu diệt 330 tên, bị thương 219 tên, bắt hàng 331 tên, rã ngũ 2.874 tên Ta đã giải phóng 29 xã vùng tạm chiếm, giải phóng hàng chục ngàn dân

Những kết quả đạt được qua Đông Xuân 1953-1954 của quân dân Vĩnh Long đã góp phần xứng đáng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của cả nước

Tóm tắt những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Vĩnh Long (1946 - 1954).

II VĨNH LONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975)

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21/7/1954), miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước Đế quốc Mỹ từ lâu đã có âm mưu hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương, chúng muốn biến miền Nam thành căn cứ quân sự, là thuộc địa kiểu mới ở Đông Nam Á Với ý đồ đó, tháng 7/1954, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện hàng loạt các kế hoạch bình định miền Nam

Ở Vĩnh Long, chúng củng cố và xây dựng chính quyền tay sai các cấp, xây dưng căn cứ quân sự, sân bay, hệ thống đồn bót và tổ chức cảnh sát, tề điệp đến tận xóm, ấp

Tháng 10/1954, Xứ uỷ Nam Bộ quyết định chia lại tỉnh Vĩnh Trà thành hai tỉnh

Trang 14

Vĩnh Long và Trà Vinh Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long là đồng chí Nguyễn Văn Cung, các huyện trong tỉnh bao gồm Vũng Liêm, Tam Bình, Châu Thành và thị xã Vĩnh Long Các tổ chức Đảng ở cơ sở được củng cố, các tổ chức đoàn, các tổ chức quần chúng được thành lập Lực lượng chủ lực và dân quân du kích lớn mạnh Tỉnh uỷ Vĩnh Long đã lãnh đạo quân dân Vĩnh Long kháng chiến chống đế quốc Mỹ qua nhiều giai đoạn và giành thắng lợi, năm 1975 giải phóng hoàn toàn tỉnh Vĩnh Long.

1 Giai đoạn 1954-1960

Ngày 20/7/1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơnevơ và ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền Nam, tàn bạo trả thù những người theo kháng chiến cũ Đồng thời, Diệm còn ra đạo luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật Chúng lê máy chém khắp miền Nam, thẳng tay chém giết những người yêu nước, gây thiệt hại nặng nề cho cách mạng

Hình 8 Máy chém- ảnh tư liệuBảo tàng Vĩnh Long

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, quân dân Vĩnh Long kiên cường bám đất, bám làng đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai, gây cho địch nhiều tổn thất

Trang 15

Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của quân dân Vĩnh Long (1954-1960)

ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM, ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

– Năm 1954,

nhân dân quận Vũng Liêm trương băng, cờ biểu tình thị uy, kéo vào thị trấn đòi địch nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ; Trà Ôn phát động phong trào đấu tranh chính trị lớn với khẩu hiệu chống giết người, cướp của, đòi hòa bình độc lập

– Năm 1956 trên

khắp các vùng nông thôn, thị xã, thị trấn, nhân dân tham gia mít tinh lấy chữ ký đòi lập lại sự thống nhất hai miền, tiến tới tổng tuyển cử phong trào đấu tranh của nông

ĐẤU TRANH CHỐNG TỐ CỘNG, DIỆT CỘNG

– Ngày

06/5/1959 Ngô Đình Diệm ra luật 10/59, tổ chức toà án quân sự, lê máy chém đi khắp nơi để uy hiếp tinh thần nhân dân Ở Vĩnh Long, khắp các xã, ấp, chúng lập ban “tố cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp, mở các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn, dồn dân vào các trại tập trung

– Trước tình hình

đó, Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Long đấu tranh quyết liệt với nhiều hình thức từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ

– Tại Tam Bình,

Vũng Liêm, Chợ

CHIẾN THẮNG CÁI SƠN (6/1960)

– Nhằm thực

hiện kế sách “tát nước bắt cá”, tại tỉnh Vĩnh Long, địch cho xây dựng hai khu trù mật Cái Sơn và Cái Dầu, trong đó khu trù mật Cái Sơn là khu trù mật kiểu mẫu để từ đó nhân rộng ra các vùng khác Việc xây dựng khu trù mật Cái Sơn do Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba trực tiếp chỉ đạo thực hiện

– Để chặn đứng

âm mưu gom dân lập khu trù mật của Mỹ – Diệm, Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long chỉ thị cho tiểu đoàn Lý Thường Kiệt thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba

PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI (14/9/1960)

– Tháng 8/1960,

nhận được nghị quyết của Khu ủy về chủ trương “đồng khởi”, Tỉnh ủy Vĩnh Long họp thống nhất từ ngày 14/9/1960 sẽ tiến hành đồng khởi trong toàn tỉnh

– Đêm 14/9/1960,

quần chúng nhân dân khắp nơi trong Tỉnh với các loại vũ khí thô sơ kéo đi bao vây đồn bót, truy lùng bọn ác ôn địa chủ, giải tán chính quyền địch ở ấp, xã Lực lượng vũ trang phối hợp với quần chúng nhân dân bao vây đánh đồn, diệt ác, giải tán tề điệp

– Sau ngày

14/9/1960, cùng với toàn miền

Trang 16

dân với nội dung chống Chỉ dụ số 02 và số 07 của Ngô Đình Diệm về việc kê khai ruộng đất, lập khế ước thuê đất địa chủ đối với những ruộng đất đã do chính quyền cách mạng cấp trước đây.

Lách, Cái Nhum, quần chúng khắp nơi đều hưởng ứng phong trào “diệt ác, phá kềm”, phá rã bộ máy chính quyền địch ở tuyến cơ sở và cấp xã

– Ngày 16/6/1960,

Đại đội 256 tiểu đoàn Lý Thường Kiệt với chiến thuật “phục kích đội mồ”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba Khưu Văn Ba bị tiêu diệt làm chấn động chính quyền, tạo đà cho cuộc nổi dậy phong trào đồng khởi 14/9/1960 ở Vĩnh Long

Nam, Vĩnh Long đã nổi dậy khởi nghĩa, tiếp tục diệt ác, phá kềm, xây dựng và củng cố xã, ấp chiến đấu Đến cuối năm 1960, toàn tỉnh Vĩnh Long đã phá rã 2/3 bộ máy kềm kẹp của địch ở nông thôn, giải phóng 30 xã trong tổng số 73 xã của tỉnh

Hình 9 Ngày 16/6/1960 tại ấp Cái Sơn, Đại đội 256 Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt phục kích diệt tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba trên đường đi thị sát khu trù mật Cái Sơn, Tam Bình, Vĩnh Long

Hình 10 Bia chiến thắng Cái Sơn, tại xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Cuối tháng 4/1961, Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Vĩnh Long được thành lập

Trang 17

Trình bày những thắng lợi tiêu biểu của quân dân Vĩnh Long trong cuộc đấu tranh chống Mỹ- Diệm giai đoạn 1954 –1960.

Theo em, chiến thắng Cái Sơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 –1975) của quân dân Vĩnh Long?

2 Giai đoạn 1961-1965: Đánh thắng chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ

Tháng 6/1961, để quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đẩy mạnh “quốc sách ấp chiến lược” Đến cuối năm 1962, toàn tỉnh Vĩnh Long đã có 344 ấp chiến lược được xây dựng

Đảng chủ trương chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, từng bước đưa đấu tranh vũ trang lên cùng với đấu tranh chính trị Thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi, ba vùng” với nguyên tắc: “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch”

Thực hiện chỉ thị của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế của chiến trường Vĩnh Long, Tỉnh uỷ Vĩnh Long vạch ra hai nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ này là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công, đánh rã bộ máy tề ngụy, lực lượng ngụy quân, phá ấp chiến lược; ra sức xây dựng chính quyền và các đoàn thể cách mạng, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ở vùng nông thôn giải phóng, xây dựng lực lượng vũ trang xã, ấp chiến đấu, dồn sức đánh bại “quốc sách ấp chiến lược” của địch

Đến năm 1964, các ấp chiến lược liên tục bị phá vỡ, quân dân ta đã làm chủ một vùng giải phóng rộng lớn Ở Tam Bình, ta giải phóng được 7 xã; Châu Thành giải phóng 5 xã; ở Vũng Liêm giải phóng 4 xã; ở Bình Minh, Trà Ôn, Cái Nhum các ấp chiến lược cùng đồn bót bị phá tan

Ta đã giành thắng lợi toàn diện, phá vỡ ách kiềm kẹp của địch, giải phóng một vùng nông thôn rộng lớn, góp phần phá tan chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mỹ”

Đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ là một thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam Thắng lợi này tạo cơ sở vững chắc để đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên

Nêu khái quát những thắng lợi của Quân dân Vĩnh Long trong việc đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961–1965) của Mỹ.

Trang 18

3 Giai đoạn 1965 - 1968: Đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch hoàn toàn bị phá sản Chính quyền Sài Gòn có nguy cơ bị sụp đổ Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã ồ ạt đưa quân vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn để tiến hành “Chiến tranh cục bộ” Biện pháp chủ yếu là “tìm diệt” và “bình định” ở miền Nam

Ngày 20/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ Vĩnh Long chỉ đạo xây dựng xã, ấp chiến đấu, du kích quân phối hợp với địa phương quân đẩy mạnh chống sự càn quét của địch, phát động nhân dân bám ruộng vườn, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, phá "ấp Đời mới, ấp Tân sinh", tiêu diệt địch ở vùng kìm, tăng cường biệt động thành trong nội ô thị xã, tấn công vào sào huyệt của địch, kết hợp 3 mũi giáp công, giành thế chủ động trên chiến trường, bẻ gãy chiến thuật hai gọng kìm của địch

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, lực lượng vũ trang của ta đã giáng trả cho địch những đòn đích đáng Ta mở nhiều trận đánh tập kích, chống càn, tiêu diệt sinh lực địch, giữ dân, giữ vùng giải phóng

19 giờ ngày 04/02/1966, Lưu Văn Liệt cùng Võ Bá Chiến thành viên của đội biệt động đã đánh mìn ở bar Lệ Hoa trên đường Lê Thái Tổ tiêu diệt và bị

thương 17 tên Mỹ, trận đánh gây tiếng vang lớn, mở đầu cho phong trào diệt Mỹ ở Tây Nam Bộ; tháng 3/1967, ta đẩy lùi 6 đợt tiến công của địch tại xã Hòa Bình; tháng 7/1967, ta đánh bại cuộc hành quân của ngụy đánh vào Phú Quới; tháng 11/1967, ta đánh bại cuộc hành quân của địch vào căn cứ Tỉnh uỷ ở Bình Ninh, Ngãi Tứ (Tam Bình),

Bên cạnh đó phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi động, mạnh mẽ Nông dân đấu tranh chống càn quét, gom dân, bám ruộng vườn sản xuất, phục vụ cho cách mạng Nhân dân ở thành thị đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống đế quốc, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên bãi khoá, hội thảo mạnh mẽ, liên tục

Đến cuối năm 1967, kế hoạch bình định và hệ thống “ấp Tân sinh”, “ấp Đời mới” của địch bị phá

Hình 11 Bia ghi dấu chiến công của Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân Lưu Văn Liệt, trên đường Lê Thái Tổ,

Phường 2, TPVL)

Trang 19

vỡ từng mảng, vùng giải phóng được mở rộng, áp sát các đô thị Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị tổn thất nặng nề.

Tổng khởi nghĩa Xuân Mậu Thân 1968 ở Vĩnh Long

Theo sự chỉ đạo của Trung ương, đúng 02 giờ 30 phút đêm 30/01/1968 (tức rạng sáng mùng 1 tết), súng lệnh phát ra từ sân bay, các mũi tiến công của ta đồng loạt tấn công vào các mục tiêu đã định, giữ vững trận địa kéo dài đến mùng 5 tết, địch ra sức phản công và chúng chiếm lại các vị trí đã mất, sau đó quân ta rút vào vị trí vùng ven để củng cố lực lượng tiếp tục tiến công

Các huyện trong tỉnh cũng đồng loạt nổi dậy tiến công Nhưng do lực lượng mỏng, không chiếm được thị trấn, nên ta phải rút ra bao vây các đồn bót địch, kiềm chân chúng tại chỗ để chi viện cho tỉnh

Ngày 20/5/1968, Bộ Tư lệnh Quân khu miền Tây ra lệnh tấn công thị xã đợt II Tại Vĩnh Long, lực lượng vũ trang tỉnh được sự chi viện của Quân khu, tiến công vào căn cứ, kho tàng của địch trong thị xã Vĩnh Long, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh

Mặc dù cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân Mậu Thân 1968 chưa đạt kết quả như chủ trương đề ra nhưng Đảng bộ, quân và dân tỉnh Vĩnh Long đã giành được thắng lợi to lớn Lần đầu tiên, quân và dân tỉnh Vĩnh Long thực hiện cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa ngay tại trung tâm đầu não của địch và làm chủ thị xã Vĩnh Long trong 6 ngày đêm

Hình 12 Địa phương quân Cái Nhum tập quân sự chuẩn bị cho Chiến dịch Mậu

Thân 1968

Hình 13 Tiểu đoàn 306 đưa pháo vào thị xã

Vĩnh Long (Mậu Thân 1968)

Hình 14 Tượng đài chiến thắng Mậu Thân 1968 (phường 3, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long)

Trang 20

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ cơ bản bị thất bại, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris Miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng nhiều và hiệu quả.

Mỹ có những thủ đoạn gì trong thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam? Quân dân Vĩnh Long góp phần đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ như thế nào?

4 Giai đoạn 1969-1973: Đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ

R.Nixon lên làm tổng thống, đề ra chủ trương chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, quyết định rút dần quân Mỹ về nước, chuyển giao vai trò chủ yếu trên chiến trường cho quân đội Sài Gòn, đồng thời mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào

Đảng nhận định chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời trong thế thua, thế bị động Việc Mỹ rút quân mở ra cơ hội lớn cho cuộc kháng chiến "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”

Chủ trương kết hợp ba đòn tiến công chiến lược: đòn tiêu diệt của chủ lực, đòn tiến công và nổi dậy ở nông thôn, đòn đấu tranh chính trị ở thành thị để xoay chuyển tình thế vốn bị tổn thất nặng nề về thế và lực của cách mạng miền Nam từ nửa sau năm 1968 theo hướng ngày càng có lợi cho ta

Tháng 3/1972, cùng với chiến trường chung của cả nước, quân và dân tỉnh Vĩnh Long đã mở chiến dịch Xuân Hè Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, bức rút đồn bót, mở rộng vùng giải phóng để góp phần làm hậu thuẫn cho Hội nghị Paris Mở màn chiến dịch, ta tiêu diệt chi khu Cái Vồn, sau đó mở tuyến Bình Minh, Lấp Vò, Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, Cái Nhum

Qua đợt tấn công nổi dậy mùa hè năm 1972, quân và dân Vĩnh Long đã tạo được sự chuyển biển lớn có lợi cho ta Ta đã tiêu diệt 7.202 tên địch, bức rút 87 đồn, giải phóng hàng nghìn dân, căn cứ được mở rộng liên hoàn

Hình 15 Nhà làm việc của Thường vụ Tỉnh Uỷ tại khu căn cứ Cái ngang - phục chế

Trang 21

Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Hè 1972 của quân và dân Vĩnh Long đã góp phần cùng quân dân cả nước buộc Mỹ phải đi đến ký kết Hiệp định Paris (01/1973).

Trong những năm 1969 – 1973, quân dân Vĩnh Long cùng cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh nào của Mỹ? Trình bày tóm tắt diễn biến của chiến thắng đó.

5 Giai đoạn 1973-1975: đấu tranh chống địch “bình định- lấn chiếm” tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 27/01/1973 Hiệp định Pari được ký kết đã mở ra khả năng hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam, nhưng Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn vẫn ngoan cố phá hoại hiệp định Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự, tài chính để cũng cố nguỵ quân nguỵ quyền, tiếp tục thực hiện “Việt Nam hoá chiến tranh” Tại Vĩnh Long, ngay những ngày đầu ký kết hiệp định, địch đã tập trung lực lượng đánh phá ác liệt vùng giải phóng, nhằm “lấn đất giành dân” Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, xuyên tạc hiệp định

Thực hiện nghị quyết 21 của Trung ương và của Khu uỷ, Vĩnh Long chỉ đạo chủ động tấn công đánh bại bình định, bảo vệ vùng giải phóng, tuyên truyền thắng lợi của Hiệp định Pa ri

Kết hợp 3 mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận, ta đã giáng trả những đòn đích đáng vào ý đồ bình định của địch Hàng ngàn quân nguỵ rã ngũ về với gia đình, hàng loạt đồn bót bị ta bứt rút, tiêu diệt, vùng giải phóng càng được mở rộng Đến năm 1974, ta đã mở và giữ được nhiều tuyến giải

phóng dài như: Ngãi Tứ – Loan Mỹ – Song Phú, Trà Côn – Vĩnh Xuân – Hựu Thành – Thuận Thới, Xuân Hiệp – Hoà Bình – Hiếu Thành, Tân An Luông – Trung Hiệp – Quới An Đến cuối năm 1974, ta đã giải phóng cơ bản 10 xã, 107 ấp

Bên cạnh đó, ta chú trọng xây dựng các vùng giải phóng về mọi mặt Phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền, y tế, giáo dục được quan tâm để nâng cao đời sống

Hình 16 Bộ chỉ huy tiến phương trong ngày 30/4/1975, từ trái sang: Đ/c Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ) Đ/c Nguyễn Ký Ức (Sáu Ức), Đ/c Nguyễn Thiện (Sáu Thiện), Đ/c Trương Minh

Hoạch (Chín Hoạch)

Trang 22

nhân dân.Đầu năm 1975, quân ta đã liên tiếp tiêu diệt các yếu khu Thầy Phó, chi khu Cái Nhum, Hựu Thành, Thuận Thới, Thới Hoà, Hoà Bình, Ba Kè, Cái Sơn Đến cuối tháng 3/1975, các tuyến phòng thủ của địch đã bị đập tan, các lực lượng vũ trang của ta đã áp sát, hình thành thế bao vây Tỉnh lỵ, Quận lỵ.

Đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị họp ra quyết tâm giải phóng miền Nam trong tháng 4/1975 Trung ương cục cũng đã chỉ đạo động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tổng công kích, tổng khởi nghĩa với phương châm xã giải

phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh

Ở Vĩnh Long, chiều ngày 29/4/1975, các hướng đã tập kết quân về địa điểm đã định Ban chỉ huy tiền phương chuyển về tập kết ở Giáp Nước (xã An Đức, nay là xã Phú Đức) Sáng ngày 30/4/1975, ta kiểm tra công tác chuẩn bị cuối cùng của các hướng, rà soát lại lần cuối phương án tác chiến

Lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách mạng, tư lệnh vùng IV địch ở cần Thơ cũng đầu hàng, ta lên máy kêu gọi đại tá Lê Trung Thành, Tỉnh trưởng Vĩnh Long đầu hàng nhưng bọn chúng vẫn ngoan cố tử thủ và lệnh cho các chi khu tử thủ

Đến 15 giờ ngày 30/4/1975, các lực lượng vũ trang của ta theo kế hoạch đã thọc sâu, áp sát các địa điểm quy định Quần chúng nội ô nổi dậy kêu gọi binh lính đầu hàng, phối hợp với lực lượng vũ trang Thị xã chiếm hầu hết các mục tiêu, cùng lúc ta tấn công uy hiếp các chi khu khiến bọn chúng phải liên tục cầu cứu Tỉnh trưởng Vĩnh Long hoang mang cực độ Trước tình hình không thể cứu vãn nổi, lúc 20 giờ ngày 30/4/1975, đại tá Lê Trung Thành – Tỉnh trưởng Vĩnh Long phải tuyên bố đầu hàng, giao chính quyền, ta cử đồng chí Nguyễn Văn Bá – Trung đoàn phó Trung đoàn 3 đại diện cho Ban chỉ huy chiến dịch vào tiếp quản

Hình 17 Bộ đội chủ lực tỉnh Vĩnh Long hành quân tiến về giải phóng thị xã

Vĩnh Long ngày 30/4/1975

Hình 18 Nhân dân Vĩnh Long mít tinh mừng ngày giải phóng thị xã Vĩnh

Long (30/4/1975)

Trang 23

Tại các chi khu, Ban chỉ huy chiến dịch các huyện cũng tiến vào tiếp quản chính quyền Tỉnh Vĩnh Long được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn Trên các nẻo đường nội ô thị xã Vĩnh Long, nhân dân từ khắp nơi kéo về cùng nhân dân thị xã xuống đường mừng chiến thắng.

Trải qua 21 năm trường kỳ kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, quân và dân Vĩnh Long đã vượt qua gian khổ với những mất mát, hy sinh vô cùng to lớn để cùng với quân và dân cả nước hoàn thành thắng lợi hai cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra một thời kỳ lịch sử mới: độc lập, tự do, hoà bình, thống nhất đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đọc thông tin và khai thác các hình 16,17,18, trình bày khái quát diễn biến cuộc đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh Vĩnh Long (1973 – 1975).

Trang 24

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ* Vĩnh Long kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954):

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28 tháng 8 năm 1945, chính quyền mới, chính quyền của nhân dân được thành lập trên toàn tỉnh Ngay sau khi thành lập, chính quyền cách mạng đã tổ chức xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện các biện pháp giải quyết những khó khăn của chính quyền cách mạng được nhân dân tích cực hưởng ứng và ủng hộ

Sau khi chiếm Sài Gòn, sáng ngày 29/10/1945, thực dân Pháp đánh chiếm thị xã Vĩnh Long, quân dân Vĩnh Long đã đánh trả rất quyết liệt nhưng không ngăn chặn nổi giặc Pháp có quân đông, hỏa lực mạnh

Thực hiện Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Vĩnh Long kháng chiến toàn dân, toàn diện, hình thành, xây dựng và phát triển vùng độc lập, chống địch chiếm đóng, phối hợp với chiến trường chung, kết thúc thắng lợi cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) * Kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954 – 1975):– Giai đoạn 1954 – 1960, Vĩnh Long đấu tranh chính trị, giữ gìn và phát

triển lực lượng cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang tiến lên đồng khởi đánh bại chiến tranh đơn phương của địch

– Giai đoạn 1961 – 1965, Vĩnh Long đánh thắng chiến lược Chiến tranh

đặc biệt của Mỹ

– Giai đoạn 1965 –1968, Vĩnh Long đánh thắng chiến lược Chiến tranh

Cục bộ của Mỹ

– Giai đoạn 1969 – 1973, Vĩnh Long đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa

chiến tranh của Mỹ

– Giai đoạn 1973 – 1975, Vĩnh Long đấu tranh chống địch “bình định - lấn

chiếm” tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh Vĩnh Long

LUYỆN TẬP1 Vẽ trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của quân dân Vĩnh Long

2 Nếu phải chọn một sự kiện tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống thực

Trang 25

dân Pháp (1945 – 1954), kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của quân dân Vĩnh Long, em chọn sự kiện nào ? Vì sao ?

3 Bằng kiến thức đã học, hãy làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Long trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954 ) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

4. Từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) ở Vĩnh Long, em hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Vĩnh Long hiện nay

5 Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một di tích lịch sử gắn liền với cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) hoặc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) của quân dân Vĩnh Long

Trang 26

Chủ đề 2

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Ở VĨNH LONG− Nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường; khái niệm tài nguyên

thiên nhiên; nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

Trình bày được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Vĩnh Long.

Nêu được một số ngành nghề dễ gây ô nhiễm môi trường.

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Lập được dự án bảo vệ môi trường (giảm khí thải CO2, xử lí chất thải trước khi xả thải, áp dụng công nghệ xanh, sử dụng hợp lí năng lượng, nguyên liệu, đồ dùng, phân loại rác thải, vệ sinh môi trường,…); bảo tồn đa dạng sinh học (xây dựng các khu bảo tồn sinh quyển, các rừng cấm, chăm sóc bảo vệ với giống loài quý hiếm,…).

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Sự kiện môi trường nổi bật tại Vĩnh Long năm 2024

Trang 27

Chủ đề 2

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Ở VĨNH LONG− Nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường; khái niệm tài nguyên

thiên nhiên; nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

Trình bày được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Vĩnh Long.

Nêu được một số ngành nghề dễ gây ô nhiễm môi trường.

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Lập được dự án bảo vệ môi trường (giảm khí thải CO2, xử lí chất thải trước khi xả thải, áp dụng công nghệ xanh, sử dụng hợp lí năng lượng, nguyên liệu, đồ dùng, phân loại rác thải, vệ sinh môi trường,…); bảo tồn đa dạng sinh học (xây dựng các khu bảo tồn sinh quyển, các rừng cấm, chăm sóc bảo vệ với giống loài quý hiếm,…).

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Sự kiện môi trường nổi bật tại Vĩnh Long năm 2024

Vĩnh Long là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào

bảo vệ môi trường Hằng năm, diễn ra hàng loạt các sự kiện cùng cả nước chung tay bảo vệ môi trường tại 08 huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Theo em, Vĩnh Long có những hoạt động, biện pháp gì để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI1 Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Vĩnh Long

Đọc thông tin trong bài và kiến thức đã biết, em hãy:

Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Cho biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí của tỉnh Vĩnh Long.

1.1 Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiêna Tài nguyên đất

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của Vĩnh Long, năm 2022Loại đất sử dụngDiện tích (ha)Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp 119 570,3 78,37Đất phi nông nghiệp 32 985,8 21,62

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2022)

Đọc bảng 2.1, hãy nhận xét hiện trạng sử dụng đất của Vĩnh Long, năm 2022.

− Chất lượng đất đang có xu hướng thay đổi Môi trường đất chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Vùng sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn quả, hoa màu, khoai lang), có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất đều không phát hiện Vùng gần khu công nghiệp, chăn nuôi, cơ sở sản xuất, có phát hiện thông số đồng, kẽm trong đất nhưng giá trị nằm trong quy chuẩn cho phép

− Tuy nhiên, vào năm 2022 có 25,39 ha đất bị ô nhiễm tập trung chủ yếu

Trang 28

xung quanh bãi rác Hòa Phú Nguyên nhân do rác thải chưa được phân loại chứa những vật liệu có chì, nước rỉ rác từ khu xử lý rác thải, thấm vào đất hoặc nước mưa chảy tràn ra bên ngoài, tích tụ trong thời gian dài gây ra ô nhiễm đất ở khu vực xung quanh.

− Các biện pháp để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm đất:+ Nâng cao ý thức của nông dân về quản lí rác thải nông nghiệp Đặc biệt, giúp đỡ, ủng hộ trong quá trình xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ngoài đồng ruộng

+ Trong quy hoạch dự án phải đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định như hệ thống thu gom, xử lí rác thải, khí thải, trồng cây xanh,… tránh ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước và đất

b Tài nguyên nước

− Chất lượng nước mặt trong sông ngòi, kênh rạch ô nhiễm chủ yếu 06 thông số hóa, lý và vi sinh (TSS, Amoni, Phosphat, Coliform, E.Coli va DO) vượt giá trị giới hạn của quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước và đang có xu hướng giảm Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật không phát hiện tại các khu vực trồng lúa, rau an toàn, cây ăn quả, sông Hậu và sông Cổ Chiên

− Phần lớn chất lượng nước ngầm khá tốt có thể khai thác cho mục đích sinh hoạt Tuy nhiên ở một số khu vực thuộc các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít nhiễm mặn, nhiễm phèn Ngoài ra đã có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh ở một số giếng tầng nông trên toàn tỉnh và hàm lượng sắt khá cao ở một số khu vực

− Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước:+ Nguồn nước mặt trong sông ngòi, kênh rạch: nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lí đổ trực tiếp vào sông ngòi, kênh rạch từ chợ, nước sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản,…; hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hoạt động làng nghề do phần lớn chưa được quy hoạch, xen trong khu dân cư, công nghệ còn lạc hậu,…; hoạt động trồng trọt (lúa, khoai lang,…) sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học ảnh hưởng xấu đến nguồi lợi thủy sản, hệ sinh thái tự nhiên và sức khỏe người dân

+ Nguồn nước dưới đất: sự xâm nhập của nguồn nước mặt bị ô nhiễm vào các tầng chứa nước; các hoạt động khoan, đào, khai thác, xử lí không đúng quy trình kĩ thuật

− Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước:+ Lựa chọn vị trí thích hợp xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp tập trung

Trang 29

+ Tăng cường những biện pháp xử phạt nghiêm đối với hộ dân, cá nhân không tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức của nông dân trong việc thu gom các chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, xử lý nước thải cho các cơ sở chăn nuôi lớn trong khu vực, khuyến khích sử dụng thiên dịch để hạn chế sâu rầy, sử dụng hợp lý phân bón vi sinh

+ Khuyến khích người dân nuôi cá theo hướng thâm canh theo tiêu chuẩn GAP/BMP/CoC hay các tiêu chuẩn quốc tế khác thân thiện với môi trường

c Tài nguyên sinh vật

− Vĩnh Long không có diện tích rừng tự nhiên và các khu bảo tồn, đa dạng sinh học mang tính rời rạc, không có yếu tố tập trung

46.6%12%0.6%

2.8%

34.9%

Hệ sinh thái tự nhiên trên cạnHệ sinh thái tự nhiên dưới nướcHệ sinh thái đồng ruộngHệ sinh thái đô thị và dân cưHệ sinh thái vườn

Hình 2.3 Biểu đồ các hệ sinh thái chính ở

tỉnh Vĩnh Long

Em có biết?

ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA LOÀI VÀ NGUỒN GEN TỈNH VĨNH LONG− Cây trồng trong sản xuất nông nghiệp: có khoảng 857 loài thực vật bậc cao (chiếm 4,3% khu hệ thực vật cả nước), thuộc 136 họ trong 05 ngành thực vật trên cả nước

− Đa dạng về thành phần loài các loài thú: có 16 loài thú, thuộc 08 họ Trong đó, 03 loài thú ăn thịt (khu vực đất hoang, bãi lầy thuộc cù lao Lục Sĩ Thành - Phú Thành); một số loài thú gặm nhấm nhỏ như chuột các loại, sóc cây cò khá phổ biến (tập trung trong các sinh cảnh vườn trái cây như dừa, sầu riêng, xoài,… và các khu đất nông nghiệp bỏ hoang); 02 loài nuôi nhốt là nhím đuôi ngắn và khỉ đuôi dài Đa dạng thành phần loài thú không chỉ thấp mà cá thể loài cũng rất hiếm gặp Do Vĩnh Long không có rừng nên các loài thú ở đây không có sinh cảnh để tồn tại và phát triển

− Đa dạng về thành phần loài các loài chim: có 55 loài, 22 họ Trong đó có 02 loài chim nằm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 (cổ rắn, cốc đế) Các loài chim chủ yếu kiếm ăn dọc theo các bờ sông, cù lao và đồng ruộng

− Các loài bò sát, lưỡng cư: có 10 loài lưỡng cư, 30 loài bò sát Trong đó, có 11 loài bò sát, lưỡng cư nằm trong Sách đỏ Việt Nam và chiếm tỉ lệ khá cao 27,5% (cá sấu, ba ba, trăn đất,…);

Trang 30

− Công tác bảo tồn đa dạng sinh học: nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, cộng đồng dân cư tại địa phương; tuyên truyền lưu động bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phát động trồng cây xung quanh khu vực trường học, khu dân cư, tuyến quốc lộ,…; thả cá giống các loại ra môi trường tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

d Tài nguyên không khí

− Chất lượng không khí ngoài trời có mức độ ô nhiễm bụi, tiếng ồn không lớn và mang tính cục bộ Khu vực sản xuất gạch, gốm có nồng độ bụi lơ lững vượt quy chuẩn từ 1,17 – 3,58 lần và tiếng ồn vượt quy chuẩn 1,5dBA tại huyện Mang Thít Các khu vực đô thị, khu công nghiệp tuyến giao thông chính thông số tiếng ồn từ 30,7 – 73,03 dBA vượt quy chuẩn tại thành phố Vĩnh Long

− Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật giảm thiểu ô nhiễm không khí: chú trọng trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn, ứng dụng công nghệ sạch, khuyến khích sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, công nghệ xử lí chất thải, an toàn sinh học, góp phần giảm thiểu môi trường không khí.+ Các công trình giao thông phải thực đúng các giải pháp phòng chống bụi; đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình xây dựng và giao thông.+ Giám sát chặt chẽ các nguồn thải, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm qui định về bảo vệ môi trường không khí, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu

1.2 Bảo vệ môi trường

− Các vấn đề ô nhiễm môi trường mang tính cục bộ và có tính tạm thời về cơ bản đáp ứng được việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Các vấn đề cần quan tâm trong bảo vệ môi trường của tỉnh là thu gom, vận chuyển, xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; xử lí rác thải, nước thải trong chăn nuôi, khu công nghiệp, các chợ, khu dân cư trong các hẻm nhỏ, vùng nông thôn xa quốc lộ,…

− Các giải pháp bảo vệ môi trường: + Kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; nguồn khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải; hệ thống xử lí chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện, trung tâm y tế

+ Xây dựng nhiều mô hình thân thiện với môi trường: thu gom, xử lí bao bì thuốc bảo vệ thực vật; truyền thông nâng cao nhận thức công đồng về

Trang 31

bảo vệ môi trường; tăng trưởng xanh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường học, công sở,….

+ Quy hoạch sử dụng hợp lí tài nguyên đất tạo các đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp theo hướng bố trí cho các công trình xử lí rác thải, nước thải, hạ tầng kỹ thuật

Em có biết?

Các mô hình hữu hiệu bảo vệ môi trường hiện nay

Mô hình 3T (tiết giảm – tái sử dụng – tái chế) nhằm giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái sử dụng và tái chế các loại túi nilon, các sản phẩm nhựa phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

− Tiết giảm là việc giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi trong cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… − Tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm

− Tái chế là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất

4 Tác động của lĩnh vực kinh tế - xã hội đến môi trường tự nhiên ở Vĩnh Long

− Lĩnh vực công nghiệp: nguồn ô nhiễm chính chủ yếu là nước thải và khí thải tại khu công nghiệp Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh, 14 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

− Lĩnh vực nông nghiệp: nguồn ô nhiễm chính chủ yếu từ các hoạt động chăn nuôi, giết mổ động vật, trồng trọt và bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, lượng rác từ vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật thải ra rất nhiều và khó tiêu hủy (trung bình 1ha lúa 3 vụ phun khoảng 8,5 – 9 lít thuốc bảo vệ thực vật, từ đó xả thải khoảng 1,5 – 2 kg vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, với nhiều chủng loại khác nhau như: chai thủy tinh, chai nhôm, chai nhựa, túi nylon),…

− Lĩnh vực làng nghề: có 23 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống Các cơ sở sản xuất có quy trình sản xuất khá đơn giản, lượng khí thải phát sinh ít, chủ yếu là chất rắn thông thường, nước thải sinh hoạt, ít ô nhiêm môi trường do sử dụng nguyên liệu tự nhiên, quy mô sản xuất

Trang 32

nhỏ lẻ (trồng lát và se lõi lát, đan thảm lục bình, trồng hoa kiểng,…) Đối với làng nghề sản xuất gạch gốm đa số chuyển đổi sang công nghệ mới giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

− Lĩnh vực giao thông vận tải: năm 2022, số lượng phương tiện giao thông đường bộ là 8 073 phương tiện; phương tiện vận tải đường thủy là 12 466 phương tiện Tổng số lượng bến bãi, bến cảng là 398 bến/bải Nguồn ô nhiễm chính của các hoạt động giao thông chủ yếu là bụi, khí thải và tiếng ồn, hiện đang được cơ quan chức năng kiểm soát tốt

− Lĩnh vực du lịch: có 96 cơ sở cư trú du lịch với 1 558 phòng Nguồn ô nhiễm chính của các hoạt động du lịch là chất thải rắn và nước thải sinh hoạt

− Lĩnh vực y tế: có 128 cơ sở y tế với tổng số 2 755 gường bệnh Nguồn ô nhiễm chính của các hoạt động y tế chủ yếu là chất thải rắn y tế lây nhiễm, nước thải y tế, khí thải

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

− Chất lượng môi trường của tỉnh Vĩnh Long được thể hiện qua chất lượng nước, đất, không khí bị ô nhiễm thông qua các thông số hóa, lý và vi sinh chỉ mang tính cục bộ, tạm thời, kiểm soát khá tốt, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

− Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu: thu gom, vận chuyển và xử lí rác sinh hoạt trong toàn tỉnh; vận hành xử lí ô nhiễm môi trườngtại bãi chôn lấp Hòa Phú; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở phát sinh nguồn thải lớn; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường tại địa phương,…

LUYỆN TẬP1 Nêu nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của tỉnh Vĩnh Long

2 Em hãy tìm những ví dụ thể hiện các tác động của các ngành kinh tế

lên môi truờng tự nhiên của Vĩnh Long

3 Nêu một số nội dung trong Luật Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên của nước ta mà em biết

Trang 33

VẬN DỤNG

Lập dự án bảo vệ môi trường cho nhà máy công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (giảm khí thải CO2, xử lí chất thải trước khi xả thải, áp dụng công nghệ xanh, sử dụng hợp lí năng lượng, nguyên liệu, đồ dùng, phân loại rác thải, vệ sinh môi trường,…) (Làm theo nhóm)

1 Thực hành quan sát và ghi nhận các vấn đề môi trường tại địa phương

−Quan sát và ghi nhận các vấn đề môi trường (cụ thể) −Trình bày về vấn đề môi trường mà các em quan sát.−Thông điệp: học sinh tập quan sát có sự thấu cảm, không phán đoán, không phán xét

2 Xác định nguyên nhân gây ra vấn đề môi trường đã quan sát

−Xác định vấn đề cốt lõi gây ra cho môi trường được quan sát: hình ảnh, thảo luận nhóm, thực hành điền mẫu, mỗi nhóm trình bày −Thông điệp: xác định đúng nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ giúp hình thành các giải pháp cụ thể và hiệu quả

3 Lên ý tưởng/giải pháp cho vấn đề:

Động não liệt kê tất cả các ý tưởng mà nhóm đã nghĩ ra; nhóm thực

hành chọn giải pháp cho vấn đề; làm rõ giải pháp của nhóm (nếu cần);

đặt tên cho dự án

4 Lập kế hoạch chi tiết cho dự án: Làm rõ ý tưởng của nhóm (nếu cần);

giáo viên hướng dẫn học sinh theo mẫu; nhóm lập kế hoạch chi tiết; sau khi hoàn thành bản kế hoạch đầu tiên nhóm trình bày trước lớp, góp ý phản biện làm rõ

5 Đánh giá dự án: Mức độ thành công, nguyên nhân; mức độ thay đổi, nguyên nhân; bài học kinh nghiệm; cảm xúc thành viên.

Trang 34

Chủ đề 3

KINH TẾ VĨNH LONG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN− Trình bày được vai trò, vị thế của Vĩnh Long trong quá trình phát

triển kinh tế – xã hội vùng, miền và cả nước.

Phân tích được các thế mạnh, hạn chế của Vĩnh Long trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập và thu hút đầu tư.

Phân tích được tình hình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (GRDP) ở Vĩnh Long

Đề xuất được biện pháp thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Vĩnh Long trong tương lai.

Đề xuất phương án thu hút vốn, dự án đầu tư nước ngoài ở Vĩnh Long.

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

Hình 3.1 Cầu Mỹ Thuận 2 kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận và Mỹ Thuận Cần Thơ, nối liền tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.

Trang 35

Sau 30 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu Đến nay, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng, trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Em hãy giới thiệu một số thông tin tiêu biểu về kinh tế, văn hoá, xã hội ở tỉnh Vĩnh Long mà em biết với các bạn trong lớp.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI1 Vai trò, vị thế của Vĩnh Long trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng, miền và cả nước.

Đọc thông tin trong bài và kiến thức đã biết, em hãy nêu một số yếu tố góp phần khẳng định vai trò, vị thế của Vĩnh Long trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội vùng, miền và cả nước.

− Vĩnh Long nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khu vực tứ giác trung tâm của vùng (Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Vĩnh Long) có vị trí địa – chiến lược quan trọng của vùng, có hệ thống đường bộ, đường thủy được đầu tư, nâng cấp và mở rộng để trở thành trung tâm trung chuyển, kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và các vùng kinh tế khác của cả nước

− Vĩnh Long thuộc vùng sinh thái ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng, là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, thủy sản nước ngọt và trái cây của vùng và quốc gia; phát triển công nghiệp chế biến, công nhiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp

− Vĩnh Long đóng vai trò quan trọng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng do tỉnh nằm ở trung tâm của vùng, giữa sông Tiền và sông Hậu, được xem như “hậu phương” trong phòng chống xâm nhập mặn góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước và an ninh lương thực

2 Thế mạnh, hạn chế của Vĩnh Long trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập và thu hút đầu tư.

Đọc thông tin trong bài và kiến thức đã biết, em hãy:

Cho biết Vĩnh Long có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư?

Trang 36

Nêu khái quát một số hạn chế của Vĩnh Long trong quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.

2.1 Thế mạnh của Vĩnh Long

Vĩnh Long nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giữa hai thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh Những địa bàn này vừa là thị trường tiêu thụ lớn, vừa là các trung tâm hỗ trợ đầu tư cả về khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và thông tin cho tỉnh Điều đó tạo cho Vĩnh Long lợi thế lớn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư

Với vị trí nằm giữa sông Tiền, sông Hậu, Vĩnh Long có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tài nguyên nước thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp; là tỉnh giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Tỉnh có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,…

Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, tiềm năng phát triển nguồn nhân lực với hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt Người dân Vĩnh Long có truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường, hiếu học, thân thiện, hiền hòa, cần cù, yêu lao động, năng động, sáng tạo

Vĩnh Long có môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo thuận lợi thu hút các nhà

đầu tư Điều này thể hiện ở chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Long luôn cao hơn mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 3/13 tỉnh, thành phố trong vùng) và đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố, có chỉ số PCI cao trong cả nước

Em có biết?

Một trục động lực: trục động lực công nghiệp, đô thị, dịch vụ thành phố vĩnh Long – Thị xã Bình Minh theo quốc lộ 1, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, đường tỉnh 909.

Hai hành lang kinh tế: + Hành lang kinh tế Bình Tân – Thị xã Bình Minh – Huyện Tam Bình – Huyện Trà Ôn (kết nối Trà vinh – thị xã Bình Minh – Đồng Tháp – thành phố Long Xuyên (qua phà Vàm Cống) theo sông Hậu, quốc lộ 54, đường tỉnh

920, đường tỉnh 910B, tuyến tránh thị xã Bình Minh;

Trang 37

+ Hành lang kinh tế thành phố Vĩnh Long – Huyện Mang thít – Huyện Vũng Liêm (kết nối thành phố Trà Vinh – thành phố Vĩnh Long – thành phố Sa Đéc) theo sông Cổ Chiên, quốc lộ 57, quốc lộ 53, quốc lộ 80, đường tỉnh 902, đường tỉnh 907.

2.2 Hạn chế của Vĩnh Long trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư

Qui mô kinh tế nhỏ, cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất lao động thấp; thu hút đầu tư chỉ đáp ứng được 73,7% nhu cầu phát triển; sản xuất nông nghiệp còn tình trạng manh mún, nhỏ lẻ; tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chưa cao

Tăng trưởng GRDP chưa bền vững; sản xuất còn phân tán, hầu hết đoanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số chưa được đầu tư đồng bộ

Công tác mời gọi, thu hút nhà đầu tư đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt còn chậm, thiếu quỹ đất sạch cho nhà đầu tư; chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh chưa tạo ra sự khác biệt và đột phá trong thu hút đầu tư; công tác dự báo tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực chưa tốt; công tác cải cách hành chính ở một số lĩnh vực thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao

Cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh tuy có cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu Liên kết và hợp tác kinh doanh còn hạn chế, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu

Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân; việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao trong những năm qua đã gây nhiều hệ lụy (ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, suy giảm mực nước ngầm, sạt lở,…)

Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng dân tộc Phần lớn hộ nghèo thiếu sinh kế, thu nhập thấp, thiếu kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến ở một số nơi chất lượng nguồn nhân lực thấp

Trang 38

3 Tình hình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Long

3.1 Tình hình phát triển kinh tế

Từ năm 2020 đến nay, kinh tế Vĩnh Long đối mặt với tác động không nhỏ của tình hình trong nước, quốc tế, những yếu tố nội địa của tỉnh; đặc biệt là sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid–19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy vậy, vẫn đạt được một số kết quả tích cực như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ trung bình: về quy mô,

GRDP của Vĩnh Long chỉ chiếm khoảng 6% tổng GRDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 9/13 tỉnh trong Vùng Mặc dù xuất phát điểm kinh tế chưa cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Long tương đối chậm (đứng thứ 12 toàn Vùng) với mức tăng trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn 2011–2020

Xét về thứ hạng tăng trưởng GRDP tỉnh Vĩnh Long trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Giai đoạn 2011–2015, tốc độ tăng trưởng GRDP của Vĩnh Long

đứng thứ 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng Giai đoạn 2011–2020 thì thứ hạng về chỉ số tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh là 12/13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp ngày càng đồng bộ

3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Longa) Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

Bảng 3: CƠ CẤU GRDP THEO NGÀNH KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2015-2022

Trang 39

Qua bảng số liệu trên, nêu nhận xét về cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm dần tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định Nhìn chung, sự chuyển dịch còn chậm và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Trong cơ cấu kinh tế xu thế khu vực dịch vụ đã phát triển đạt mức ổn định và chuyển dịch sang hướng phát triển chất lượng dịch vụ

Vĩnh Long là một tỉnh có xuất phát điểm thấp, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thì tiến trình chuyển dịch cơ cấu thông thường sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn Điều này phản ánh tốc độ chuyển dịch cơ cấu của tỉnh khá chậm Nguyên nhân là tỉnh chưa khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế cho phát triển khu vực công nghiệp và dịch vụ Hạ tầng kết nối của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chậm được đầu tư hoàn thiện là nguyên nhân chính về việc Vĩnh Long chưa khai thác được các lợi thế để phát triển công nghiệp và dịch vụ

b) Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Chia không gian phát triển thành 02 vùng với 06 cực, bao gồm:Vùng 1: Vùng phía Bắc của tỉnh bao gồm thành phố Vĩnh Long, các huyện Long Hồ, Tam Bình, Bình Tân và thị xã Bình Minh với 03 cực phát triển là Thành phố Vĩnh Long; thị xã Bình Minh; cụm đô thị Phú Quới và Hòa Phú Phát triển đô thị; công nghiệp sạch; thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, du lịch sinh thái; nông nghiệp công nghệ xanh, khai thác và nuôi trồng thủy sản; Giáo dục và Đào tạo

Vùng 2: Vùng phía Nam của tỉnh bao gồm các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít, với 03 cực phát triển là thị trấn Cái Nhum, thị trấn Vũng Liêm và thị trấn Trà Ôn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn; đô thị

c) Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Đến nay đã hoàn thành việc chuyển 13 doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo đề án đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Phát triển được 61 hợp tác xã với 5 386 xã viên, 4 634 lao động và 2 177 tổ hợp tác sản xuất với 84 ngàn hộ thành viên, trong đó 2 127 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với 83 ngàn hộ Toàn tỉnh hiện có 1 771 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn

Trang 40

đăng ký khoảng 3 564 tỉ đồng Ngoài ra, còn có 52 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 63 triệu USD.

4 Biện pháp thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Vĩnh Long trong tương lai.

Để góp phần thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Vĩnh Long trong tương lai, theo em cần có những giải pháp nào?

− Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực tập trung cho các đột phá chiến lược

− Chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn phát triển nhanh, bền vững và chủ yếu dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế của Tỉnh

Hình 3.2 Mã code cài đặt Cổng Thông tin du lịch thông minh Vĩnh Long được in trên các tờ gấp giới thiệu

− Phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu của sự phát triển; phát huy các giá trị văn hoá là nền tảng, sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh

− Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần và vật chất cho nhân dân; phát

Ngày đăng: 07/09/2024, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN