1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Thái Bình Lớp 6.Pdf

70 48 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình lớp 6
Tác giả Nguyễn Viết Hiển, Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Thị Bích, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Huệ, Bùi Văn Năm
Trường học Sở Giáo dục và Đào tạo
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Tài liệu giáo dục
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

– Kính trọng và biết ơn những người đã có công với quê Hãy kể tên một số truyện dân gian của Thái Bình mà em biết... Truyện dân gian Thái Bình được ra đời trong thời gian nhàn rỗi của n

Trang 2

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGUYỄN VIẾT HIỂN - NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN (đồng Chủ biên)NGUYỄN THỊ BÍCH - TRẦN NGỌC ĐIỆP - NGUYỄN THỊ HUỆ - BÙI VĂN NĂM

Trang 3

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ I: TRUYỆN DÂN GIAN THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ III: KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG Ở THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ II: GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ IV: THÁI BÌNH TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X

TỰ NHIÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5

2213

3343

48

5864

Trang 4

Các em học sinh lớp 6 tỉnh Thái Bình thân mến!Nội dung giáo dục địa phương là thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư của mỗi địa phương

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình nhằm bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư ở Thái Bình, xây dựng văn hoá, kinh tế - xã hội Thái Bình ngày càng phát triển.

Nội dung Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình lớp 6 sẽ

giúp các em học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, môi trường,… xung quanh thông qua các trải nghiệm thực tế Tài liệu được thiết kế theo các chủ đề hoạt động, giúp các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống với sự hợp tác cùng bạn bè, sự hướng dẫn của thầy cô và gia đình

Hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình lớp 6 sẽ giúp

các em hiểu rõ, tự hào và thêm yêu quê hương Thái Bình.

Các tác giả

Lời nói đầu

Trang 5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG tài liệu

Tài liệu gồm 8 chủ đề Mỗi chủ đề được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, gồm các hoạt động sau:

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Học sinh giải quyết các bài tập có liên quan đến nội dung của chủ đề, từ đó phát huy tư duy, khả năng sáng tạo và vận dụng vào thực tế

Hãy bảo quản giữ gìn sách để dành tặng

cho các em học sinh lớp sau!

Trang 6

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện

dân gian Thái Bình.

– Biết được lịch sử của đền Tiên La; Trình bày được

cảm nghĩ của mình về nữ tướng Vũ Thị Thục.

– Sưu tầm, kể lại và nêu được ý nghĩa của một số truyền

thuyết dân gian Thái Bình.

– Có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của truyện

dân gian Thái Bình

– Kính trọng và biết ơn những người đã có công với quê

Hãy kể tên một số truyện dân gian của Thái Bình mà em biết.

Trang 7

KIẾN THỨC MỚI

1 Sự ra đời truyện dân gian Thái Bình

Thái Bình là vùng địa linh nhân kiệt, được hình thành từ lâu đời ở khu vực châu thổ sông Hồng

Cư dân Thái Bình đến từ nhiều vùng khác nhau, mang theo văn hoá các vùng miền, sinh sống trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông nước

Hình 2 Hội đình làng Đồng Xâm (Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương)Hình 1 Nghi thức rước kiệu dưới nước tại lễ hội

chùa Phượng Vũ (xã Minh Khai, huyện Vũ Thư)

Hình 3 Lễ hội chùa Keo Thái Bình (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư)

Trang 8

Kinh tế thời kì đầu ở vùng đất Thái Bình chủ yếu là nghề nông, đánh bắt thuỷ hải sản và các ngành nghề thủ công, làm muối Tập quán canh tác lúa nước và lối sống gắn bó với nước, quen đối mặt với bão lũ, thiên tai, đấu tranh chống ngoại xâm đã tôi rèn cho con người nơi đây tính kiên cường, lòng dũng cảm và sự linh hoạt trong tính cách Truyện dân gian Thái Bình được ra đời trong thời gian nhàn rỗi của nhà nông.

Những yếu tố trên tạo tiền đề cho sự hình thành một vùng văn hoá dân gian ở Thái Bình phong phú, đa dạng, tiêu biểu là lễ hội truyền thống và các tác phẩm truyện dân gian

1 Dựa vào các thông tin trong bài, em hãy cho biết truyện dân gian Thái Bình ra đời trong hoàn cảnh nào?

2 Tìm hiểu một câu chuyện dân gian gắn liền với vùng quê em sống Chia sẻ câu chuyện này với bạn của em ở trên lớp

CÂU HỎI

Truyện là “phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” Truyện dân gian Việt Nam là các tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Truyện dân gian gồm: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,…

(Theo Văn học dân gian - Đinh Gia Khánh)Thái Bình là nơi tụ hội của các luồng cư dân: Sơn Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đông Triều, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, có cả bộ phận theo biển từ phía bắc xuống, từ phía nam ra hợp cư trên mảnh đất Thái Bình.

Em có biết?

Trang 9

2 Các loại truyện dân gian Thái Bình

Truyện dân gian mang những đặc điểm nổi bật của phương thức tự sự dân gian, chú trọng khắc hoạ nhân vật thông qua hành động của nhân vật và bối cảnh xã hội của của nhân vật ấy Nội dung chủ yếu của truyện dân gian Thái Bình tập trung phản ánh đời sống của cư dân từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đến tín ngưỡng, tâm linh,

Thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu là: truyền thuyết, truyện cười và truyện cổ tích (Truyền thuyết làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà; Thần tích Đền Đợi, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ; Truyền thuyết về Đền Tiên La - Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà )

Truyện dân gian Thái Bình được lưu truyền từ đời này sang đời khác Những tác phẩm dân gian này thường do các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian sưu tầm, ghi chép được và xuất bản

Truyện kể dân gian Thái Bình còn tồn tại đến nay khoảng hơn 100 truyện, được

tập hợp trong hai cuốn sách: Nữ thần và

thánh mẫu Thái Bình của tác giả Phạm

Minh Đức - Bùi Duy Lan và Văn học dân

gian Thái Bình của tác giả Phạm Đức

Duật

1 Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu đặc điểm của truyện dân gian Thái Bình

2 Nội dung của truyện dân gian Thái Bình phản ánh điều gì? Kể tên và sơ lược nội dung một truyện dân gian mà em đã biết.

CÂU HỎI

Hình 4 Bìa hai cuốn sách về văn hoá, văn học dân gian Thái Bình

Trang 10

3 Một số truyện dân gian tiêu biểu

a Sự tích đền Tiên La

Tương truyền đền Tiên La (huyện Hưng Hà) thờ Bát Nạn Đại tướng quân (còn gọi là Bát Nàn tướng quân) Vũ Thị Thục (17-43) Bà là một trong các nữ danh tướng của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Bát Nạn Đại tướng quân xuất thân trong một gia đình làm nghề thầy thuốc cứu người ở trang Phượng Lâu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) Bà nổi tiếng là đẹp người, đẹp nết Năm 18 tuổi, Thục nương đính hôn với Phạm Danh Hương, con trai huyện trưởng Chu Diên (nay thuộc tỉnh Hà Nam) Thấy Thục nương tài sắc vẹn toàn, Thái thú Tô Ðịnh ép làm vợ nhưng bị cự tuyệt, đã nổi giận tàn sát cha mẹ nàng và triệt hạ trang Phượng Lâu Thục Nương được dân làng che chở, xuống thuyền xuôi dòng sông Hồng rồi dừng thuyền ở vùng đất Tiên La, hương Đa Cương (thuộc huyện Hưng Hà ngày nay) Tại đây Bà đã chiêu mộ binh sĩ, xây dựng căn cứ, khởi binh chống nhà Hán trả thù nhà đền nợ nước Bà cùng binh sĩ của mình đã tụ hợp chiến đấu dưới cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, lập nhiều chiến công, được phong là Ðông Nhung Đại tướng quân

Năm 43, giặc Hán đem quân đánh căn cứ, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng sức giặc quá mạnh không thể chống nổi, Bà đã rút gươm tuẫn tiết tại gò Kim Quy Bọn giặc lập trại bên gốc quế; hôm sau chúng treo xác Bà để thị uy Chỉ sau một đêm, bên cạnh gốc cây quế có một đống đất

Hình 5 Tượng Bát Nạn Đại tướng quân Vũ Thị Thục (17-43) tại đền Tiên La

Hình 6 Sắc chỉ Vua Duy Tân năm thứ 3 (năm 1909) ban cho xã Tiên La, huyện Diên Hà (Hưng Hà ngày nay),

tỉnh Thái Bình phụng thờ Bát Nạn Đại tướng quân.

Trang 11

mối xông phủ hết xác Bà Nhìn thấy đống đất mối xông như hình người, biết Bà linh hiển, bọn giặc vô cùng sợ hãi, bỏ đi Trên gò đất ấy, dân làng đã gom góp vật liệu xây dựng đền Tiên La và hằng năm từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, đền mở hội, tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công lao của Bà.

b Sự tích một vùng đất

Ngày xưa, khi chưa có đê điều, cư dân vùng Hưng Nhân (thuộc huyện Hưng Hà ngày nay) sinh sống ở một số gò đất cao (Lưu Xá, Mỹ Xá, Đặng Xá, Bùi Xá, Hà Xá), họp chợ tại Gò Mả Sao (âm Hán Việt có nghĩa là Tinh Cương) ở Lưu Xá Nơi đây chưa có làng mạc sầm uất, cùng Thái Đường, Tam Đường đều thuộc hương Đa Cương, quận Giao Chỉ

Khi Cao Biền làm An Nam tiết độ sứ đã về Gò Mả Sao, Thái Đường xem đất, ghi vào sổ phong thuỷ rằng: huyệt ở Gò Sao, Thái Đường mặt trời soi chiếu ở biển cả, hoa sen nở ở trước mặt, sau có ngày do thế đất đẹp mà con cháu được làm vua Cao Biền đã dùng bùa yểm để không cho đất phát

Hình 7 Lễ hội đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà) tưởng nhớ công ơn của Bát Nạn Đại tướng quân

từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hằng năm.

1 Đọc thông tin trong bài và cho biết nội dung câu truyện sự tích đền Tiên La phản ánh điều gì? Chỉ ra yếu tố kì ảo được phản ánh trong sự tích đền Tiên La.

2 Quan sát hình trong bài, kết hợp đọc sự tích đền Tiên La, em hãy giải thích vì sao hằng năm, nhân dân lại tổ chức lễ hội Tiên La?

3 Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Thục Nương trong Sự tích đền Tiên La.

CÂU HỎI

Trang 12

Sau đó, nhờ hai nhà sư Không Lộ, Giác Hải cùng ông sãi Lưu Lượng có công chỉ huy dân trong vùng đắp đê, làm cho nước các sông thoát nhanh ra biển, biến đầm sâu thành ruộng cấy lúa màu mỡ Dòng họ có thế lực nhất thủa ấy ở Lưu Xá là họ Lưu Lưu Lượng không vào kinh làm quan như anh Lưu Khánh Đàm và em Lưu Ba (quan Thái úy có công giúp nhà Lý đánh Tống, bình Chiêm) mà ở quê làm đại quản giáp coi binh lính và ba nghìn hộ thực ấp được phong ở phủ Long Hưng Vua Lý giao cho ông xây hành cung Ngự Thiên ở làng Quan Khê để vua đi tuần thú nghỉ ngơi.

Thấy Lưu Xá là nơi đất đẹp, làm ăn dễ dàng, ông tổ họ Trần là Trần Kinh (tục gọi là ông Mây) làm nghề chài lưới đã cùng con trai Trần Hấp, cháu đích tôn là Trần Lý, đem thân nhân họ hàng ở dưới thuyền lên ở, vừa làm chài lưới, vừa làm nghề nông Các họ khác như Tô, Trần, Phùng, Lưu, cũng định cư ở đây và ngày càng phát triển Các họ khai hoang vỡ hoá, lấp trũng, san ghềnh dựng thành làng trại

Hình 8 Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) nằm trong cảnh quan sông nước hữu tình của đất Đa Dực xưa

Trang 13

ruộng đồng trù phú Sau này cháu đích tôn Trần Lý là Trần Liễu mở đất Quỳnh Côi, Phụ Dực thành hương A Sào Ông đưa các tù nhân về các trang và gọi họ là điền nhi Khi lên thay nhà Lý, nhà Trần sáp nhập hương A Sào vào mấy hương liền bên thành huyện A Côi, sau đó đổi lại thành huyện Đa Dực Đất đế vương cứ thế phát,…

(Theo Dư địa chí Thái Bình)

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Luyện tập

1 Sưu tầm một truyện dân gian gắn liền với sự ra đời của dòng họ, ngôi đình hoặc làng/xã ở địa phương em Chia sẻ với bạn em về nội dung của truyện dân gian đó

Trang 14

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Trình bày được sự ra đời của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình.– Nhận biết được một số làn điệu chèo cổ ở Thái Bình.– Kể được tên một số nhạc cụ cơ bản trong dàn nhạc chèo.– Nhận biết được các động tác múa cơ bản trong nghệ

thuật Chèo.

– Có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ

thuật Chèo ở Thái Bình.

Cùng với làn điệu chèo, các động tác múa và nhạc cụ cơ bản được sử dụng trong dàn nhạc chèo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, phản ánh những khát vọng chân thực, ước ao, hạnh phúc, thuỷ chung làm nên nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật Chèo trong các loại hình sân khấu Việt Nam

Hãy hát hoặc đọc lời một làn điệu Chèo mà em biết.

Trang 15

KIẾN THỨC MỚI

1 Sự ra đời của nghệ thuật Chèo

Thái Bình là một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo Cư dân Thái Bình đến từ nhiều địa phương đã mang theo văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận, trong đó có những làn điệu dân ca Trong lúc nông nhàn, người dân Thái Bình đã bổ sung, chắt lọc và sáng tạo cho các làn điệu dân ca Trên cơ sở đó, nghệ thuật Chèo ở Thái Bình đã được ra đời và phát triển

Chèo được lưu truyền qua các thế hệ bằng các phương pháp nhập tâm, truyền miệng và ghi chép sự lắp ghép mảnh trò, đồng thời cũng là tự sáng tạo: sáng tạo kịp thời, sáng tạo tại chỗ, sáng tạo tập thể đi đến thống nhất, thống nhất rồi lại phân tán, rồi lại thống nhất để rồi phát triển

Tương truyền ba vị tổ nghề chèo ở Thái Bình là Ðào Văn Só, quê vùng Ðằng Châu (nay thuộc các huyện Hưng Hà, Đông Hưng); Đặng Hồng Lân quê vùng Ða Cương (nay thuộc huyện Kiến Xương) và Ðào Nương (nay thuộc xã Đông Phương, huyện Đông Hưng) Họ đều là bạn nghề, sống vào thời Ðinh (thế kỉ X) Tục thờ tổ nghề hát chèo còn ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng,

Hình 1 Chiếu chèo

Hình 2 Biểu diễn chèo tại đình làng

Trang 16

Từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng dân cư trong hội làng, các phường chèo lúc đầu chỉ là gánh hát nhỏ, sau phát triển thành phường, thành hội, mở rộng biểu diễn ở nhiều nơi, suy tôn ông Trùm - người tài năng, là linh hồn của phường để xây dựng tiết mục, tổ chức biểu diễn và lãnh đạo phường chèo

2 Các làn điệu chèo

Theo thống kê, chèo có khoảng 200 làn điệu, tiêu biểu như: Đào liễu, Lới lơ, Ru kệ, Đò đưa, Làn thảm,… chứa trong mình đủ các yếu tố quan trọng của thanh nhạc: trữ tình, kịch tính và màu sắc Mỗi làn điệu chèo đều có những chức năng biểu cảm, diễn đạt trạng thái của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể của vở diễn,

1 Các yếu tố nào dẫn đến sự xuất hiện của nghệ thuật Chèo ở Thái Bình? 2 Kể tên các tổ nghề hát chèo ở Thái Bình mà em biết Vì sao một số làng ở

Thái Bình lại thờ tổ nghề hát chèo? 3 Các phường chèo đã ra đời như thế nào? Vì sao mỗi phường chèo đều cần

có một ông Trùm?

CÂU HỎI

Hình 3 Một hoạt cảnh trong vở chèo Duyên phận Ba Đào do các nghệ sĩ

Nhà hát chèo Thái Bình biểu diễn

Hình 4 Sinh hoạt câu lạc bộ hát chèo tại

Thái Bình

Trang 17

Các làn điệu chèo được sắp xếp theo loại hình nhân vật: Sinh, Đào, Hề, Lão, Mụ hoặc theo hệ thống: các lối Nói, Vỉa, Ngâm Vịnh; điệu Sắp; điệu Hề; điệu ra trò; điệu Đường trường; các làn điệu Vãn, Thảm; các làn điệu đối đáp trữ tình.

Trong các làn điệu chèo có bóng dáng của hầu hết những làn điệu dân ca Từ hát ghẹo (hát xoan) của đất tổ Hùng Vương, đến tiếng hò trên sông Hương - núi Ngự, điệu nông ca khi cào cỏ, bón phân, cấy trồng, điệu ngợi ca khi chèo thuyền, buông câu, chài lưới, điệu hát xẩm, hát văn, hát quan họ, hát canh, kê, sai, luyện, ca trù,… đã được nghệ nhân chèo tiếp thu, sáng tạo và phát triển thành các làn điệu chèo phù hợp với yêu cầu diễn biến, tình tiết của từng nhân vật

Nghệ thuật Chèo mang yếu tố kịch tính, tự sự, thể hiện tính cách nhân vật, có tính ước lệ và cách điệu.

Các vở chèo cổ phần lớn đều không có tác giả mà tích truyện đều lấy trong cuộc sống, được dân gian hoá thành chèo như các câu chuyện cổ, truyện nôm khuyết danh “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình - Dương Lễ”, “Tống Trân - Cúc Hoa”,… Cũng có tích truyện hư cấu dựa theo lịch sử qua giai thoại, huyền thoại, sự kiện như “Trương Viên”

1 Em hãy kể tên một số làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình.

2 Vì sao các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình đều có bóng dáng của hầu hết các loại dân ca Bắc Bộ?

3 Vì sao cần lưu giữ và phát huy các làn điệu chèo lời cổ ở Thái Bình?

CÂU HỎI

Hình 6 Nghệ sĩ Hằng Nga dạy chèo

cho học sinhHình 5 Đồng diễn múa chèo của học sinh

trường Tiểu học An Vinh, Quỳnh Phụ

Trang 18

Một vở chèo được kể lại bằng sân khấu qua từng lớp kịch nối tiếp nhau, dễ hiểu, gần gũi, gắn liền với quần chúng lao động, không lệ thuộc vào không gian, thời gian, địa điểm, kết thúc vở chèo bao giờ cũng có hậu, cái thiện chiến thắng cái ác

Những làn điệu chèo như làn suối mát ngọt nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Mỗi lần nghe hát chèo bao lo lắng hay cảm xúc tiêu cực như được rửa sạch, tâm hồn trở nên thanh thản, dịu êm

Nhân vật của chèo khi vào sân khấu bao giờ cũng xưng danh tôi là ai, tôi sẽ làm gì rồi mới vào trò diễn Nhân vật chèo có cá tính rõ nét ngay từ khi bước ra sân khấu Cách phục trang, đạo cụ thể hiện ra tính cách nhân vật Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng thơ chữ Hán, điển cố, hoặc câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ

Cùng một tích trò, mỗi một nôi chèo: Đông - Nam - Đoài - Bắc đều có những lớp, màn khác nhau trong một cốt lõi trò giống nhau, tạo nên phong cách riêng của từng chiếng chèo

Hình 7 Cảnh trong vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ

Hình 8 Cảnh trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

Hình 9 Cảnh trong vở chèo Tống Trân - Cúc Hoa

Kể tên một vở chèo mà em đã biết Kết thúc có hậu của vở chèo đó được thể hiện như thế nào? Em hãy chia sẻ điều đó trước lớp.

CÂU HỎI

Trang 19

3 Nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo

Dàn nhạc chèo đóng vai trò quan trọng làm cho không khí đêm diễn thêm rộn rã, mang một sắc thái riêng biệt

Các nhạc cụ chèo cơ bản gồm bộ gõ (trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt, sinh tiền) và các nhạc cụ ti, trúc (nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo) Tuỳ vào các tình huống của câu chuyện kịch mà người ta sử dụng nhạc cụ khác nhau cho phù hợp

Thanh la

Đàn nhị

Sáo trúc

Đàn nguyệtTrống đế

Phách

Trang 20

1 Quan sát hình trang 18, kể tên các loại nhạc cụ được sử dụng trong dàn nhạc chèo Các loại nhạc cụ được sử dụng trong chèo có tác dụng gì? Em có nhận xét gì về các loại nhạc cụ đó?2 Tại sao trống chèo và

cây nhị lại được xem là nhạc cụ đặc biệt tạo nên nét độc đáo trong nghệ thuật diễn chèo?

3 Trong chèo thường sử dụng các đạo cụ nào? Tác dụng của đạo cụ đó.

CÂU HỎI

Trống chèo là nhạc cụ đặc biệt và độc đáo nhất “Phi trống bất thành chèo”, chiếc trống đế giữ nhịp cho câu hát, điệu múa, làn hát hoà vào dàn nhạc đệm cho người hát làm duyên, cho làn điệu chèo như là một thứ gia vị độc đáo

Cây nhị trong chèo tạo nên vẻ ngọt sắc, réo rắt diễn tả nỗi buồn trong các làn điệu du xuân, tha thiết trữ tình trong điệu đường trường, ấn tượng trong các làn điệu luyện năm cung,…

Đạo cụ trong chèo góp phần làm nên đặc trưng cho nghệ thuật diễn chèo Đạo cụ trong chèo là cái quạt của vai Sinh, Đào; cái gậy của vai Hề, Lão, Mụ; cái mồi lửa của lính hầu; cái bộ trống của phù thuỷ, cái mái chèo của ngư ông,…

Nổi bật trong đạo cụ là quạt, gậy và mái chèo Quạt trong tay người diễn viên khi thì là phong thư, lúc lại là quyển sách, có khi là cây bút, có lúc lại là mái chèo

Gậy gắn bó với các vai Hề, Lão, Mụ, mỗi nhân vật mang một vẻ diễn tả trạng thái tính cách Gậy trong tay anh Hề khi theo hầu cậu, khi thì dùng để quẩy túi hành trang, hoặc cắp nách, cầm tay, khi lại trở thành vũ khí tự vệ, lúc lại dùng để múa gậy mua vui đùa nghịch Bằng tài năng sáng tạo của mình, các nghệ sĩ chèo xưa đã làm cho cái gậy có thần Nó là vật vô tri mà chứa đầy sức sống mang được cả tiếng cười sảng khoái và niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

Em có biết?

Trang 21

4 Các động tác múa trong làn điệu chèo

Động tác múa tạo nên nét đẹp tinh tế, độc đáo cho các làn điệu chèo ở Thái Bình

Múa chèo bắt nguồn từ động tác múa dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ; từ đời sống sinh hoạt, lao động bình dị của người dân Từng động tác múa thể hiện rõ nét đặc trưng của các nhân vật trong nghệ thuật Chèo

Lớp múa của “Thị Mầu lên chùa” trở thành ngôn ngữ chính để diễn tả tính cách và tâm trạng của nhân vật Thị Mầu

Lớp múa “giả điên” trong trích đoạn “Xuý Vân giả dại” là một tổ hợp múa liên tục kế tiếp nhau bằng các động tác xe chỉ, luồn kim, khâu vá rồi lội sông, té bèo, với những đường nét khi khoan thai, khi gấp gáp đột biến, diễn tả cái điên dại giả vờ của Xuý Vân,…

Lớp múa hề chèo là một trong ngũ cung của bảng nhân vật quan thiết gồm năm mô hình cơ bản, làm nền sống động cho thế giới nhân vật chèo: đào, kép, lão, mụ, hề Một phường chèo ít nhất cũng phải có ba diễn viên sáng giá nhất: một đào, một kép và một hề.

Hình 10 Gậy trong múa chèo

Hình 11 Quạt trong múa chèo

Hình 12 Vai hề trong múa chèo

Trang 22

Vận dụng

3 Cùng với các bạn, hãy lựa chọn và thể hiện một điệu múa chèo ở Thái Bình mà em thích nhất rồi giới thiệu trước lớp điểm đặc sắc của điệu múa chèo đó

1 Các động tác múa trong nghệ thuật Chèo ở Thái Bình có đặc điểm gì? Nêu một ví dụ minh họa.

2 Quan sát các hình ảnh trong bài, em hãy chỉ ra các động tác được sử dụng trong múa chèo (Gợi ý: động tác tay, chân, mắt,…)

CÂU HỎI

Hình 13 Học sinh trường THCS Trần Phú, thành phố Thái Bình biểu diễn Chèo và nhạc cụ truyền thống

Trang 23

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Nêu được lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc

truyền thống ở Thái Bình.

– Giới thiệu được một số kiến trúc truyền thống (chùa,

đình, đền, miếu,…) ở địa phương Thái Bình.

– Giới thiệu được kiến trúc chùa Keo Thái Bình.– Có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các

công trình kiến trúc truyền thống ở Thái Bình.

Hãy nêu kể tên một vài công trình có kiến trúc truyền thống ở địa phương em.

Trang 24

KIẾN THỨC MỚI

1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc truyền thống ở Thái Bình

Kiến trúc truyền thống ở Thái Bình được hình thành và phát triển gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của cư dân nơi đây

Những công trình kiến trúc truyền thống hầu hết được xây dựng từ thời Lý – Trần, trải qua nhiều thế kỉ với bao thăng trầm lịch sử, một số công trình bị hư hỏng, những công trình còn lại đến ngày nay chủ yếu được xây dựng ở thời Hậu Lê và Nguyễn

Hầu hết các công trình kiến trúc truyền thống đã trải qua nhiều lần tu bổ Một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ, nhiều công trình bị pha tạp song vẫn là dấu tích ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng rất rõ nét của cư dân Thái Bình

Hình 1 Đình An Cố (xã Thụy An, huyện Thái Thụy)

1 Yếu tố nào đã tác động đến sự hình thành và phát triển của kiến trúc truyền thống ở Thái Bình?

2 Quá trình hình thành và phát triển của các kiến trúc truyền thống ở Thái Bình đã diễn ra như thế nào?

3 Quan sát hình 1, em hãy nêu khái quát về kiến trúc đình An Cố.

CÂU HỎI

Trang 25

2 Một số loại hình kiến trúc truyền thống ở Thái Bình

a) Kiến trúc truyền thống phản ánh đời sống sinh hoạt con người: nhà ở, nhà để sản xuất, chăn nuôi, cất giữ đồ vật, lương thực, thực phẩm

Nhà ở truyền thống ở Thái Bình mang phong cách kiến trúc ngôi nhà truyền thống đồng bằng Bắc Bộ.

Nhà ở truyền thống được xây dựng 3 gian hoặc 5 gian, mỗi gian đảm nhận chức năng khác nhau Nhà được thiết kế, xây dựng với nhiều cột ván quanh nhà, sử dụng những nguyên vật liệu tự nhiên (gỗ, tre, đất sét, rơm, rạ ), có sân vườn rộng rãi, hoà hợp thiên nhiên

1 Kiến trúc truyền thống ở Thái Bình gồm những loại nào?

2 Quan sát hình 2, hãy nêu nhận xét về ngôi nhà ở truyền thống Thái Bình.

CÂU HỎI

Trang 26

b) Kiến trúc truyền thống công cộng còn kể đến là cầu; giếng làng; cổng làng,…

c) Kiến trúc truyền thống phản ánh đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, chùa, điện, am, miếu, nhà thờ dòng họ

Các công trình có kiến trúc khá giống nhau nhưng nội dung thờ cúng, trang trí nội thất với quy mô khác nhau

Đình, đền, chùa, miếu có kiến trúc phần mái theo hai dạng là mái cong đao guột và mái hồi văn, dùng bảy, kẻ hay hệ đấu củng đỡ mái hiên Mái ngói được sử dụng là ngói mũi hài, ngói lá đề, ngói vảy cá Phần khung trụ chính các công trình là hệ thống các cột bằng gỗ lim, thân tròn hoặc vuông, phình ở giữa thân dưới và là phần đỡ chính của công trình Phía dưới chân cột thường được đặt lên các đế tảng bằng đá Sức nặng cùng hệ thống vì kèo, cột làm nên tính ổn định, vững chắc cho công trình

Hình 5 Đình Vược xã An Hiệp huyện Quỳnh Phụ

Hình 6 Đền Vua Rộc xã Vũ An huyện Kiến Xương Hình 3 Cổng làng thôn Duyên Hà

xã Đông Kinh, huyện Đông HưngHình 4 Giếng làng Quài

thôn Nam Hưng, xã Sơn Hà, huyện Thái Thụy

Trang 27

Kiến trúc truyền thống ở Thái Bình được xây dựng gần gũi với thiên nhiên, lấy gỗ, gạch, đá,… làm vật liệu cơ bản để tạo nên nét đặc trưng kiến trúc

Hình 7 Chùa Đông Xuyên xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải

Hình 9 Miếu Bà xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư

Hình 8 Am Vô Linh Từ xã Phong Châu, huyện Đông Hưng

Hình 10 Từ đường nhà bác học Lê Quý Đôn

xã Độc Lập, huyện Hưng Hà

1 Quan sát các hình trong bài, em hãy nhận xét về các kiến trúc truyền thống phản ánh đời sống tôn giáo và công cộng (Gợi ý: vật liệu, hình dáng,…).2 Chọn một kiến trúc truyền thống mà em ấn tượng nhất trong bài và chia sẻ

với bạn trước lớp.

CÂU HỎI

Trang 28

3 Chùa Keo Thái Bình

Hình 11 Toà Bái đường chùa Keo ở Thái Bình

a Lịch sử xây dựng

Chùa Keo tên chữ là “Thần Quang tự” thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Tương truyền dưới đời vua Lý Thánh Tông, năm 1061, Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng chùa Nghiêm Quang trên đất làng Keo, tại hương Giao Thuỷ, phủ Hà Thanh, Nam Định (tên Nôm gọi là chùa Keo) Năm 1167, chùa Nghiêm Quang được đổi thành chùa Thần Quang.

Hình 12 Tam quan nội chùa Keo

Trang 29

Năm 1611, nước sông Hồng dâng cao làm ngập làng Keo, chùa bị bão lũ làm đổ Một số cư dân dời đi nơi khác, lập làng Hành Thiện, xây dựng chùa Keo mới (gọi là chùa Keo Hành Thiện) nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Một số cư dân khác dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ và dựng nên chùa Keo (Thần Quang tự) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Chùa được tái tạo, khánh thành vào tháng 11 năm 1632 Sau này, chùa được tu bổ nhiều lần vào các năm 1689, 1707, 1941.

Năm 1962, chùa Keo Thái Bình được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia Đến năm 2012, chùa tiếp tục được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt Năm 2013, chùa được công nhận là “Điểm đến du lịch quốc gia”

b Kiến trúc chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo được xây dựng quay mặt ra hướng chính Nam, theo lối kiến trúc đặc trưng “Nội công ngoại quốc” Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc - Nam, gọi là đường “thần đạo” trong phong thuỷ kiến trúc

Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là một công trình có quy mô rộng lớn, kiến trúc đặc sắc, độc đáo nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam

Các công trình kiến trúc chính gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật (Toà Ông Hộ, Toà Ống muống, Toà Tam bảo), Đền Thánh (Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Hình 13 Toàn cảnh chùa Keo Thái Bình

Em hãy đọc thông tin trong bài và trình bày về lịch sử xây dựng chùa Keo Thái Bình Vì sao lại có tên gọi là chùa Keo?

CÂU HỎI

Trang 30

Chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau Trải qua mấy trăm năm, kết cấu của toàn bộ kiến trúc gỗ này vẫn rất chắc chắn Các cột đỡ, vì kèo được nghệ nhân thời Hậu Lê chạm khắc tinh xảo, mái chùa được lợp ngói mũi hài, ngói vảy cá mềm mại Các kiến trúc đao loan uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá,

Hình 15 Toà Bái đường, khu thờ Phật

Hình 18 Gác chuôngHình 14 Tam quan ngoại Chùa Keo

Hình 16 Toà Giá roiHình 17 Dãy Hành lang

Trang 31

rất tỉ mỉ, công phu Trong chùa có các pho tượng Phật chạm khắc, khánh đá và bộ chuông đồng

Gác chuông chùa Keo là công trình có giá trị nghệ thuật nổi tiếng nhất, cao 11,04m, kiến trúc theo kiểu chồng diêm cổ các, ba tầng mái, được tạo dáng hài hoà, to đẹp Khung gánh lực chính của gác chuông là 4 cột lớn, mỗi cột cao 5m, đường kính chân cột 0,55m đặt trên tảng đá chạm cánh sen thắt cổ bồng Cấu trúc các tầng nhẹ nhàng Dưới hệ tàu mái, mỗi tầng xếp 84 cánh rui bay, dàn thành ba tầng, 28 cụm lớn, liên kết bằng những thanh xà mảnh như dàn cánh tay đỡ mái Hệ thống dàn rui bay đặt trên dàn đấu củng, đối trọng qua ba hàng tay đòn thẳng gối tựa xà nách,… Ở Tam quan nội có bộ cửa gỗ cao 2m, rộng 1,3m khi đóng lại trở thành một bức phù điêu hoàn chỉnh, chính giữa chạm mặt nguyệt có 4 con rồng chầu vào Rồng mẹ có mái bờm dữ dội thân uốn nhiều nhịp, rồng con núp sau mẹ, dáng vẻ thảnh thơi Góc dưới hai cánh, một đôi nghê nghển đầu, quỳ gối hướng về mặt nguyệt Toàn bộ môi, râu, bờm rồng có đường nét như bốc lửa Mây ám thân rồng, chỗ bốc lên thành mây lửa, chỗ chúc xuống thành hình giáo

Hình 20 Bộ cánh cửa gian giữa ở Tam quan nội

Hình 19 Trang trí chạm khắc gỗ

Trang 32

cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, được xem là kiệt tác chạm khắc thế kỉ XVII

Trải qua gần 400 năm tồn tại, chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là một quần thể kiến trúc tôn giáo có giá trị đặc sắc, một bảo tàng nghệ thuật tiêu biểu của thế kỉ XVII

Chùa Keo Thái Bình có hai lễ hội trong năm Hội Xuân vào ngày mồng 4 tháng Giêng và hội Thu từ mồng 10 đến 15 tháng Chín âm lịch để suy tôn Thiền sư Không Lộ Từ năm 2017, Lễ hội chùa Keo đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

Hình 21 Hệ thống tượng trong chùa Keo

Hình 22 Toà trung đường

Hình 24 Bia đá tại góc toà Bái đường

Hình 23 Chuông chùa Keo

Trang 33

Vận dụng

3 Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết bài giới thiệu về chùa Keo hoặc một kiến trúc truyền thống nổi tiếng của địa phương em (bài viết khoảng 100 – 150 từ)

Bài viết cần giới thiệu được: Tên công trình; năm xây dựng / tu bổ; thờ ai; giá trị, điểm đặc sắc về kiến trúc; chỉ dẫn tham quan (quãng đường,

1 Kể tên các công trình kiến trúc chính của chùa Keo Thái Bình 2 Quan sát các hình trong bài và giải thích vì sao chùa Keo Thái Bình được

đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam? 3 Hãy giới thiệu một công trình kiến trúc hoặc điêu khắc của chùa Keo mà em

ấn tượng nhất trước lớp.

CÂU HỎI

Trang 34

Hãy kể tên một nhân vật lịch sử trước thế kỉ X ở vùng đất Thái Bình mà em biết.

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Trình bày được tên gọi, sự hình thành và phát triển của

vùng đất Thái Bình từ nguồn gốc đến thế kỉ X.

– Nêu được dấu tích cuộc sống của cư dân Thái Bình thời

Văn Lang, Âu Lạc.

– Kể được một số câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn với di

tích diễn ra cuộc đấu tranh bảo vệ, mở rộng và phát trển vùng đất Thái Bình.

– Thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công với

quê hương, có ý thức giữ gìn, bảo vệ giá trị của các di tích lịch sử ở Thái Bình.

MỞ ĐẦU

Trang 35

KIẾN THỨC MỚI

1 Sự hình thành vùng đất Thái Bình

Trải qua quá trình kiến tạo của tự nhiên, các đợt biển thoái, biển tiến đã tạo nên vùng đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ ven biển, ven sông Hồng, sông Luộc,… Vùng đất Thái Bình được hình thành từ thời kì hậu Hùng Vương

Cách ngày nay hàng vạn năm do ảnh hưởng của đợt băng hà cuối cùng, biển thoái để lộ ra bề mặt đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn Thái Bình khi đó là vùng đầm lầy, rừng rậm ven biển Đợt biển tiến thời kì hậu Hùng Vương (cách ngày nay trên 2 300 năm) để lại lớp trầm tích dày chứa đầy xác các loài thực vật,… Xen giữa các ô trũng có nhiều gò, đống, giúp con người bám trụ sống chung với lũ Sau khi biển rút, vùng đất Thái Bình được hình thành với bề mặt địa hình cơ bản như ngày nay

2 Thời kì Văn Lang, Âu Lạc

2.1 Vùng đất Thái Bình thời kì Văn Lang, Âu Lạc

Từ thời kì Văn Lang, Âu Lạc cư dân Thái Bình đã sinh sống trên các gò, đống, vùng ven các sông lớn như sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Diêm,…

Cư dân đầu tiên của vùng đất Thái Bình đến từ Ba Vì, Tam Đảo, Phú Thọ, Sơn Tây,… tiến dần xuống và từ Trung Bộ, Thanh Hoá ra, khai phá đầm lầy, ô trũng ở ven biển và hạ lưu sông Hồng, sông Luộc, Họ đã tạo dựng trên các gò đồi cao ven sông, ven biển thành những làng xóm đầu tiên, xây dựng cuộc sống định cư lâu dài, ổn định

Từ giữa thế kỉ III TCN đến đầu Công nguyên (thuộc nhà nước Âu Lạc), cư dân Thái Bình đã biết sử dụng hiện vật, vũ khí, công cụ lao động bằng đồng và đồ gốm Các phát hiện khảo cổ học tìm thấy các hiện vật gạch cuốn vòm in nổi hoa văn ô trám lồng, có dấu tích tráng men ở nhiều nơi như: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương,

Em hãy đọc thông tin trong bài và cho biết quá trình hình thành vùng đất Thái Bình đã diễn ra như thế nào

CÂU HỎI

Ngày đăng: 07/09/2024, 07:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN