Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII
đến đầu thế kỉ XIII
Phạm vi hành chính và tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII
2 Tình hình kinh tế – xã hội a Kinh tế
Về nông nghiệp, nhân dân Bắc Giang trồng lúa là chủ yếu, ngoài ra còn trồng các loại cây như khoai, sắn, đậu tương, dâu và các loại rau, củ, quả khác Nhân dân tích cực khai hoang, đào kênh mương, mở rộng diện tích sản xuất và lập làng mới Việc đắp đê phòng lụt được chú trọng như đê sông Cầu 1 , sông Thương, sông Lục Nam,
Thủ công nghiệp phát triển khá đa dạng với các nghề như: chăn tằm, dệt lụa, làm đồ gốm, đúc đồng, rèn sắt,
1 Năm 1077, vua Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Cầu (còn có tên gọi là sông Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức). Để thuận lợi cho việc quản lí đất nước, các triều đại phong kiến nước ta đã có sự điều chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi ở nhiều nơi, trong đó có Bắc Giang Thời Đinh, Bắc Giang có tên gọi là đạo Bắc Giang, thời Tiền Lê và thời Lý đổi thành lộ
Lộ Bắc Giang có diện tích tương đương với hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
Tư liệu 1: “ Với vị trí là tấm lá chắn của kinh đô, vùng biên giới
Bắc Giang, thông qua những cuộc hôn nhân ràng buộc, đã gắn bó mật thiết với kinh thành Thăng Long, từ đó tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, văn hoá cho vùng đất”
(Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp – Viện Khảo cổ học, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá
Lý – Trần tỉnh Bắc Giang” (11/2010))
1 Em hãy nêu tên gọi và phạm vi của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII?
2 Đoạn trích trong tư liệu 1 giúp em biết điều gì về vị trí của vùng đất Bắc Giang đối với quốc gia Đại Việt?
(xã Đông Phú, huyện Lục Nam) Hình 3.3 Hình rồng khắc trên đá ở chùa
Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam).
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều gạch ngói và bát đĩa men ngọc có hoa văn nổi thời Lý ở thôn Tòng Lệnh (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) và thôn Bòng (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn), Đọc tư liệu kết hợp quan sát các hình 1.2, 1.3, em hãy nhận xét về tình hình thủ công nghiệp Bắc Giang thời kì này?
Thương nghiệp khá phát triển, các điểm buôn bán, chợ làng, chợ phiên được hình thành ngày một nhiều hơn Vào thời Lý, vùng đất bao quanh sông Lục Nam (thuộc lãnh thổ các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Dũng ngày nay) đã trở thành một trung tâm kinh tế của Bắc Giang.
Hình 3.4 Chùa Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam). Ở lưu vực sông Lục Nam có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, cung thất, dinh thự, được xây dựng từ thời Lý như: cung Bồng Lai ở xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn; cung An Khánh ở xã Trường Giang, huyện Lục Nam; chùa Hưng Long (còn gọi là chùa Cao) ở xã Khám Lạng, huyện Lục Nam; chùa Nhạn Tháp ở xã Tiên Nha, huyện Lục Nam; chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, b Xã hội
Quan lại, tù trưởng địa phương là bộ phận chính trong giai cấp thống trị Nông dân, thợ thủ công và người buôn bán là tầng lớp bị trị, họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa phương Một số lượng nhỏ nô tì phải làm việc cho địa chủ và quan lại Đời sống nhân dân địa phương ổn định, cuộc sống còn khá đơn giản và bình dị.
Văn hoá dân gian khá phát triển với nhiều loại hình như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật, Trong nhân dân, tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên; thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước; Bên cạnh sự tồn tại của Đạo giáo và Nho giáo, Phật giáo ở Bắc Giang thời Lý rất phát triển, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1 Các hoạt động kinh tế của vùng đất Bắc Giang thời Lý có gì nổi bật?
2 Em hãy nêu tình hình xã hội ở Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII?
Bắc Giang là một trong những địa phương có nhiều người hiền tài, có đóng góp không nhỏ vào thành tựu khoa bảng chung của cả nước.
Theo tư liệu được ghi lại tại di tích
Nghè Hàn Lâm (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), vào cuối thế kỉ XI,
Hà Chiếu – người xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam – tham dự kì thi Thái học sinh đỗ Đệ tam giáp 1 , làm đến chức
Hàn lâm học sĩ 2 , có tài đối đáp và ngoại giao, ông từng đi sứ sang nhà Tống và khiến cho vua Tống phải nể phục
Cũng vào cuối thế kỉ XI, Nguyễn
Viết Chất, người xã Phượng Nhãn, huyện
Phượng Sơn (nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) đỗ Đệ nhất giáp 3 ,
Lý Trịnh Kiền phủ Lạng Giang đỗ Thái học sinh 4
1 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý
2 Chức quan chuyên soạn thảo văn bản của triều đình.
3 Đỗ và đạt điểm cao trong kì thi Đình dưới triều Lý.
4 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý.
Hình 3.6 Di tích Nghè Hàn Lâm
(xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam).
Nêu hiểu biết của em về những nhà khoa bảng của Bắc Giang dưới triều Lý?
Hình 3.5 Lễ hội làng Tòng Lệnh (quê hương của Phò mã Thân Cảnh Phúc) tại xã Trường Giang, huyện Lục Nam.
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
1 Cuộc đấu tranh chống lại sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành (đầu thế kỉ XI) Đầu thế kỉ XI, quân Chiêm Thành có hành động quấy nhiễu Đại Việt, nhân dân lộ Bắc Giang cùng với nhân dân cả nước đã đấu tranh kiên quyết, đẩy lùi được sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành, góp phần đưa nước ta trở lại thái bình Trong đó, phải kể đến công lao to lớn của Đô thống Đại tướng quân 1 Lều Văn Minh.
1 Chức quan võ có vị trí cao trong triều đình.
Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII
Hình 3.7 Lăng mộ Đô thống Đại tướng quân Lều Văn Minh
(phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang).
Lều Văn Minh quê ở tỉnh Nghệ An, từ nhỏ ông đã theo cha mẹ đến sống ở trang Thọ Xương (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang), là một người văn võ song toàn Khi quân Chiêm Thành quấy nhiễu Đại Việt, ông đã cùng đội quân xung phong ra trận Lều Văn Minh đánh trận nào thắng trận ấy Ông được vua
Lý Thái Tông phong làm Đô thống Đại tướng quân.
2 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981) Đầu năm 980, quân Tống tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn Trên đường tiến xuống Đại La, quân
Tống đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân
Bắc Giang Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, nhân dân ở các vùng Mai Đình, Ngọ Xá (huyện Hiệp Hoà) đã hăng hái xây đắp thành Bình Lỗ làm phòng tuyến chặn giặc.
Nhân dân Bắc Giang đã có những đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981)?
3 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
Năm 1075, Thân Cảnh Phúc cùng các tù trưởng miền núi đã tiến công sang đất Tống Dân binh vùng Động Giáp 1 đã tiếp tế lương thảo và chiến đấu dũng cảm góp phần phá tan các cứ điểm châu Ung, châu Khâm và châu Liêm 2 trước khi quân Tống xâm lược nước ta.
1 Khu vực bao quanh sông Lục Nam và vùng đất Lục Ngạn Động Giáp hay còn gọi là Giáp Động.
2 Căn cứ tập kết quân đội, khí giới, lương thảo của nhà Tống để chuẩn bị xâm lược nước ta. Đầu năm 1077, quân Tống tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn Khi quân Tống tràn xuống đến mạn bắc sông Như Nguyệt thì bị chặn lại Nhân dân các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, đã thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, đánh du kích vào ban đêm, gây cho địch nhiều thiệt hại dẫn đến tâm lí hoang mang, chán nản.
Hình 3.8 Tượng thờ Tù trưởng Thân Cảnh Phúc ở đền Hả
(xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn).
Tù trưởng Thân Cảnh Phúc (tên thường gọi là Vũ Thành), người làng Tòng Lệnh, xã Trường Giang, huyện Lục Nam Ông được vua
Lý Thánh Tông gả con gái là công chúa Thiên Thành cho Thân Cảnh Phúc và đội dân binh giàu lòng yêu nước, với lối đánh độc đáo và gan dạ đã gây cho quân Tống nhiều thiệt hại Ông được mệnh danh là “Thiên thần Động Giáp”.
Tư liệu 2: “ Ở phía Giáp Động, Phò mã Thân Cảnh Phúc lập được rất nhiều kì công Ông đã cùng các tù trưởng Sùng Khánh Tân,
Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV
Bài học này giúp em:
– Nêu được những nét chính về phạm vi hành chính của
Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.
– Trình bày khái quát được tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV.
– Chỉ ra được những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên để bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ quê hương.
– Liên hệ được các sự kiện, địa danh và nhân vật tiêu biểu của Bắc Giang trong giai đoạn này với địa danh hiện nay của Bắc Giang.
– Tự hào về truyền thống văn hoá, tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân
1 Phạm vi hành chính Đầu thế kỉ XIII, toàn bộ Bắc Giang ngày nay thuộc châu Lạng Giang (còn gọi là Lạng Châu), nằm trong lộ Bắc Giang Vào cuối thế kỉ XIV, vùng đất Bắc Giang thuộc lộ Bắc Giang và lộ Lạng Giang: vùng Hiệp Hoà và Việt Yên thuộc châu Bắc Giang của lộ Bắc Giang, các vùng còn lại thuộc lộ Lạng Giang.
Dưới lộ, vùng đất Bắc Giang khi đó được chia thành các đơn vị hành chính: châu, huyện, động, xã.
Phạm vi hành chính và tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV Trong các thế kỉ XIII – XIV, “lộ” là đơn vị hành chính địa phương lớn nhất Khi ấy, lộ Bắc Giang và lộ Lạng Giang có phạm vi rất rộng, bao gồm toàn bộ vùng đất Bắc Giang và một phần của các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc; các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) ngày nay.
Dựa vào nội dung trong bài và phần Em có biết?, em hãy:
1 Nêu tên các đơn vị hành chính và phạm vi của Bắc Giang trong các thế kỉ XIII – XIV
2 Đưa ra nhận xét về phạm vi hành chính của Bắc Giang trong giai đoạn này so với hiện nay.
2 Tình hình kinh tế – xã hội a Kinh tế
Trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, kinh tế của Bắc Giang có sự phát triển hơn giai đoạn trước, bao gồm các hoạt động: sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi buôn bán Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, diện tích trồng trọt được mở rộng nhờ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà Trần.
Hình 4.2 Đền Thanh Nhàn thờ Thái sư Trần Thủ Độ
(thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng).
Nhà Trần tổ chức đắp đê, phong cấp vùng đất Bắc Giang cho Trần Thủ Độ làm đất thang mộc ấp Ông chiêu mộ nhân dân khai hoang, lập làng, diệt trừ ác thú, phát triển sản xuất, nhất là ở vùng chân núi Nham Biền (huyện Yên Dũng) Để ghi nhớ công lao của Trần Thủ Độ, người dân Bắc Giang đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi.
Trong giai đoạn này, ở Bắc Giang có nhiều làng nghề thủ công, sản xuất các đồ dùng, vật dụng, công cụ lao động bằng sắt, đồng, gốm,… Người dân Bắc Giang đã có sự trao đổi buôn bán giữa các vùng.
1 Tại sao kinh tế nông nghiệp ở Bắc Giang giai đoạn này có sự phát triển hơn trước?
2 Việc nhân dân Bắc Giang lập đền thờ Trần Thủ Độ ở nhiều nơi thể hiện điều gì?
Tại di chỉ Bùi Bến, gần bến đò Bùi Bến bên bờ bắc sông Cầu (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng), các nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu tích và hiện vật có niên đại vào các thế kỉ XIII – XIV, gồm: lò luyện sắt, cục xỉ sắt, than củi, lò gốm, lò gạch, các mảnh gốm sành, gốm tráng men nâu (bát, đĩa, nồi) và gốm men ngọc có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Dựa vào nội dung phần Em có biết? kết hợp quan sát các hình 2.3 và 2.4, em hãy cho biết:
1 Vào giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, người dân Bắc Giang làm những nghề thủ công nào? Trong các nghề thủ công đó, nghề nào vẫn còn tồn tại ở Bắc Giang hiện nay.
2 Việc phát hiện đồ gốm có nguồn gốc từ Trung Quốc ở Bùi Bến cho em biết điều gì.
Vào cuối thế kỉ XIII, chính quyền nhà Trần suy yếu và ít quan tâm tới phát triển kinh tế – xã hội Quan lại địa phương nhũng nhiễu, tô thuế nặng nề, lũ lụt, hạn hán xảy ra gây mất mùa, đói kém Đời sống của người dân Bắc Giang cực khổ.
Hình 4.3 Xỉ sắt có niên đại thời Trần, phát hiện ở di chỉ Bùi Bến
(xã Yên Lư, huyện Yên Dũng).
Hình 4.4 Tháp đất nung thời Trần, phát hiện tại chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng). b Xã hội
Trong giai đoạn này, xã hội Bắc Giang phân chia thành các giai cấp và tầng lớp cơ bản, gồm: quý tộc, quan lại, nhà sư, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một bộ phận nhỏ nô tì, gia nô.
Vào cuối thế kỉ XIII, ở Bắc Giang nổ ra một số cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình và quan lại địa phương, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do
Nguyễn Bổ lãnh đạo diễn ra vào năm 1379.
3 Tình hình văn hoá a Thành tựu văn hoá
Trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV, ở Bắc Giang, Nho giáo và Đạo giáo tiếp tục phát triển Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo Trúc Lâm lớn nhất cả nước với nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc chùa tháp
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Em hãy kể tên một số người đỗ đạt trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV ở địa phương nơi em sinh sống mà em biết (nếu có).
(xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) Ở Bắc Giang, nhiều chùa, tháp được xây dựng, mở rộng Chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La) thờ Phật và ba vị Pháp sư Tam tổ có công sáng lập và phát triển Phật giáo Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất ở Việt Nam, được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Vĩnh Nghiêm có gần 3 000 bản khắc gỗ được ghi nhận là
Di sản Kí ức thế giới.
Bên cạnh các loại hình dân ca, diễn xướng dân gian, vùng đất Bắc Giang xuất hiện một số tác gia và tác phẩm thơ chữ Hán, tiêu biểu như các bài Sông Nhĩ Hà, Về với ruộng và
Tướng Lê Phụ Trần của Đào Sư Tích.
Trong giai đoạn này, Bắc Giang có 4 người đỗ đạt cao trong các kì thi do triều đình tổ chức, gồm: Quách Nhẫn đỗ Thám hoa năm 1275, Đào Toàn Bân đỗ Tiến sĩ năm 1352, Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên năm 1374 và Đoàn Xuân Lôi đỗ Trạng nguyên năm 1384.
1 Bắc Giang có những thành tựu văn hoá gì nổi bật trong giai đoạn thế kỉ XIII – XIV?
2 Em hãy giới thiệu một ngôi chùa có từ thời Trần ở địa phương nơi em sinh sống mà em biết (nếu có). b Thành tựu giáo dục, khoa bảng
Bắc Giang từ đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI
đến đầu thế kỉ XVI
1 Những cuộc chiến đấu nhằm ngăn chặn và đánh đuổi kẻ xâm lược
Mùa xuân năm 1406, nhà Minh mang quân sang xâm lược Đại Việt Nhân dân các xứ Lạng Châu, Bắc Giang đã theo lệnh nhà Hồ phá bỏ hết lúa, lương thực, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
Nhân dân Bắc Giang tham gia chống xâm lược và ách đô hộ của quân Minh đầu thế kỉ XV
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại Tuy nhiên, người dân Bắc Giang vẫn cùng với nhân dân cả nước nổi dậy ở nhiều nơi chống lại sự cai trị của quân Minh.
Thành Xương Giang có vị trí trọng yếu, vì vậy nghĩa quân Lam Sơn quyết định phải đánh hạ toà thành này Đêm 28-9-1427, nghĩa quân Lam Sơn phối hợp với dân binh địa phương đánh thành Xương Giang.
Tháng 10-1427, viện binh của quân Minh bị dồn về khu vực Xương Giang
Do không còn chỗ dựa vì thành đã bị hạ, quân Minh buộc phải đắp luỹ ngoài đồng để tự vệ, ngày đêm không dám ra ngoài.
Ngày 3-11-1427, nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở khu vực Xương Giang.
Bảng 5.1 Thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân địa phương chống quân Minh
Thời gian Địa bàn Thủ lĩnh khởi nghĩa
Năm 1406 – 1407 Khu vực rừng núi Lục Ngạn Phạm Tất Đạt và 9 thủ lĩnh khác
Năm 1409 Phủ Lạng Giang Ông Nguyễn và Thiêm Hữu Năm 1412 Vùng Lục Ngạn Nguyễn Liễu
Năm 1417 Vùng Lục Ngạn Nguyễn Trinh
1 Tư liệu 1 cho em biết gì về khó khăn của quân Minh và những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong việc cản bước tiến của quân xâm lược?
2 Số liệu thống kê của bảng 3.1 giúp em nhận thức điều gì về tinh thần đấu tranh chống quân Minh của nhân dân Bắc Giang?
2 Trận chiến Xương Giang trong sự nghiệp giải phóng đất nước
Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, nhanh chóng thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân cả nước Sau gần 10 năm tổ chức và gây dựng lực lượng, nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang giai đoạn phản công, tiêu diệt quân Minh trên phạm vi cả nước. Ở Bắc Giang, quân Minh đã từng lập ra vệ
Xương Giang (huyện Lạng Giang) và cho xây thành luỹ kiên cố từ năm 1407.
Thành Xương Giang nằm trong khu vực đồi thấp, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh Thành được đắp bằng đất hình chữ nhật Bốn góc thành có
4 vọng lâu lớn, có đặt súng thần cơ lớn nhỏ Trong thành có nhiều doanh trại, kho vũ khí được canh phòng nghiêm ngặt.
Tư liệu 2: “Thang tre, rơm rạ từ các làng xung quanh được bí mật đưa đến Nghĩa quân từ các đường ngầm dùng câu liêm, giáo, nỏ cứng, hoả tiễn, hoả pháo, bốn mặt cùng đánh, không đầy một giờ đã hạ được thành Tướng giữ thành là Kim Dận, Lý Nhậm phải tự sát”.
(Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Địa chí Bắc Giang: Lịch sử và Văn hoá, Sđd, tr.45)
Tư liệu 3: “Quân Minh đại bại, ta chém hơn 5 vạn thủ cấp giặc, bắt sống bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và hơn 3 vạn tên, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết Còn những kẻ chạy trốn thì trong khoảng không đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gần hết, không sót tên nào”
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư (bản dịch),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tập 2, tr.277)
Hình 5.1 Toàn cảnh khu di tích chiến thắng Xương Giang hiện nay.
Hình 5.2 Cổng đền Xương Giang trong khu di tích chiến thắng Xương Giang.
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Chiến thắng Xương Giang là một trong những trận quyết chiến giành thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Đó là chiến thắng thể hiện rõ tài năng, trí tuệ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta Chiến thắng đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược của quân Minh, buộc chúng phải nghị hoà ở hội thề Đông Quan để rút quân về nước.
“Nơi đây vũ công lừng lẫy
Giúp nên đất nước bình yên
Lạch thiên nhiên của trời Nam sẵn có
Mở thái bình cho đất Việt khắp miền Ấy Xương Giang một sông hình đẹp
Mà dấu thơm muôn thuở còn truyền ”.
(Trích Xương Giang phú, Lý Tử Tấn)
1 Chỉ ra những từ/cụm từ thể hiện khí thế đánh giặc của nghĩa quân và tình cảnh thất bại của quân Minh trong tư liệu 2 và tư liệu 3 Những thông tin đó cho thấy nhân dân địa phương có vai trò như thế nào trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm?
2 Dựa vào thông tin trong bài học, hãy nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Xương Giang (năm 1427).
1 Địa giới hành chính và những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội
Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, đặt 15 phủ, trong đó có phủ Bắc Giang và phủ Lạng Giang Đầu thời Lê sơ, vùng đất Bắc Giang trực thuộc Bắc đạo Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Bắc Giang Năm 1469, thừa tuyên Bắc Giang đổi gọi là Kinh Bắc với 4 phủ, 16 huyện trực thuộc Từ năm 1480, vùng đất Bắc Giang trực thuộc xứ Kinh Bắc (sau đổi là trấn Kinh Bắc).
Dưới thời Lê sơ, kinh tế nông nghiệp của Bắc Giang có nhiều chuyển biến nhờ chính sách trọng nông của nhà nước Một số nghề thủ công truyền thống như dệt, gốm, rèn vẫn có điều kiện phát triển Làng gốm Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỉ XIV, đến thời kì này vẫn là một trung tâm sản xuất gốm nức tiếng Trong dân gian, hoạt động trao đổi buôn bán nội vùng diễn ra sôi nổi nhờ có lệ cho lập chợ và họp chợ của triều đình.
Vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ (1428 – 1527)
Hình 5.3 Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Dưới các đời vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông, nhân dân Bắc Giang có cuộc sống yên vui, ổn định Tuy nhiên, từ đời các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực trở đi, triều chính rối ren Nhân dân nhiều vùng ở Bắc Ninh, Bắc Giang rơi vào tình trạng đói khổ Nhiều cuộc nổi dậy chống lại triều đình đã diễn ra.
Bảng 5.2 Thống kê những người đỗ đại khoa ở Bắc Giang dưới thời Lê sơ
Năm Người đỗ đạt Quê quán Thành tích đỗ đạt
1469 Thân Nhân Trung Xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân
1475 Nguyễn Lễ Kính xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân
1481 Ngô Văn Cảnh Xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng Đệ nhị giáp Tiến sĩ
1481 Thân Tông Vũ Xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng Đồng Tiến sĩ xuất thân
1481 Lê Đức Trung Xã Cổ Dũng, huyện Yên Dũng Đồng Tiến sĩ xuất thân
1484 Lê Nhữ Thông Xã Phúc Linh, huyện Hiệp Hoà Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân
1487 Thân Cảnh Vân Xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng Đệ nhất giáp Thám hoa
Dưới thời vua Lê Tương Dực, cuộc khởi nghĩa
Trần Cảo chống lại triều đình đã nổ ra Nghĩa quân từng xây dựng đại bản doanh ở khu vực
Chu Nguyên (nay là thị trấn Vôi, Lạng Giang) và từng kiểm soát được toàn bộ khu vực bắc sông
Cầu (gồm Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn,
1 Địa giới hành chính vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ gắn với những tên gọi nào?
2 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội của vùng đất Bắc Giang dưới thời Lê sơ.
2 Giáo dục, khoa cử và đời sống văn hoá của Bắc Giang thời Lê sơ
Dưới thời Lê sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông, giáo dục, khoa cử phát triển thịnh đạt Trường học của nhà nước được mở đến tận phủ, lộ với các khoa thi được tổ chức đều đặn.
Giáo dục, khoa cử ở Bắc Giang trong thời kì này đạt nhiều thành tựu Trong số 58 người đỗ đại khoa của Bắc Giang qua các thời kì, riêng thời Lê sơ đã có tới 17 người Các bậc đại khoa đều ra làm quan, có nhiều đóng góp cho triều đình và quê hương.
Sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang
Hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang
Hình 9.1 Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam.
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang
Quan sát hình 9.2 và cho biết ở địa phương em có những nhóm cây nào Nêu ví dụ về những nhóm cây đó.
1 Theo Địa chí Bắc Giang, xuất bản năm 2006.
2 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Quyết định số 618/ QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Hình 9.2 Các nhóm tài nguyên thực vật chính ở Bắc Giang 1
Nhóm cây lấy gỗ, cây ăn quả. Điển hình: lim, sến, táu, gụ, vải, vú sữa, ổi.
Nhóm tre, trúc, nứa, giang. Điển hình: tre gai, tre đàng ngà, trúc các loại, nứa các loại, mây.
Nhóm các cây làm thuốc Điển hình: ba chẽ, quế, đinh lăng, ba kích, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, sài đất
Nhóm các cây tinh dầu Điển hình: cây họ Hoa hồng, họ Long não, họ Cà phê, họ Nhài, họ Bạc hà.
Nhóm cây cho dầu béo Điển hình: lạc, vừng.
Nhóm cây cho chất nhuộm Điển hình: chàm mèo, củ nâu.
Nhóm cây cảnh, hoa Điển hình: hoa sen, hoa cúc, thược dược, hồng.
Theo kết quả điều tra, hệ thực vật Bắc Giang có 1 405 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc
6 ngành, 193 họ và 728 chi, chiếm khoảng 12,1 % tổng số loài của hệ thực vật Việt Nam; trong đó, có 45 loài thực vật quý hiếm Đặc biệt, loài thực vật khuyết lá thông chỉ có tại Bắc Giang Ở Bắc Giang xuất hiện 6 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam Trong đó, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Khuyết lá thông (Psilophyta) kém đa dạng nhất Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với tổng số 1 261 loài, 651 chi của 158 họ 2
Bắc Giang là một tỉnh có đặc điểm địa hình đa dạng, vừa có núi rừng, vừa có trung du và đồng bằng cùng với thảm thực vật phong phú Đây là yếu tố tạo hệ động vật thú, chim, bò sát, ếch nhái phong phú và có giá trị tài nguyên cao.
Hãy kể tên những loài động vật ở địa phương em theo các nhóm trong hình 9.3 Theo em, hệ động vật ở Bắc Giang có vai trò gì trong đời sống con người?
Dựa vào bảng 9.1, em hãy nhận xét đa dạng sinh học hệ động vật tại Bắc Giang so với cả nước.
1 Theo Địa chí Bắc Giang, xuất bản 2006.
2 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Quyết định số 618/ QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang.
3 Ngày 22 tháng 01 năm 2019, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định 06/2019NĐ-CP về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Nghị định 06 đã quy định nhóm IA gồm 15 loài và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loài thực vật cần được bảo vệ.
Bảng 9.1 Đa dạng sinh học của hệ động vật tại Bắc Giang năm 2020 2
Hình 9.3 Hệ động vật ở tỉnh Bắc Giang 1, 2 ĐỘNG
Các loài thú: có khoảng 88 loài thú thuộc 60 giống, 26 họ, 9 bộ Trong số các bộ Thú ở Bắc Giang, nhóm thú nhỏ thuộc bộ Gặm nhấm đa dạng nhất với 27 loài thuộc 15 giống, 5 họ Điển hình: nai, mèo rừng, cầy giông, sóc đen, dúi, chồn.
Các loài chim: ước tính có 210 loài chim thuộc 49 họ, 15 bộ Số lượng chim của tỉnh Bắc Giang chiếm 24,2 % tổng số loài chim của Việt Nam Điển hình: cò trắng, cò bợ, cú mèo, cú lợn, khướu, chim trĩ, bìm bịp.
Các loài lưỡng cư, bò sát: có khoảng 102 loài, trong đó có khoảng 42 loài lưỡng cư Điển hình: rắn, rùa, ba ba, thằn lằn, tắc kè, ếch đồng, chẫu chuộc, chàng hiu.
Các loài cá: có 69 loài cá, trong đó cá sông có khoảng 30 loài Điển hình: cá chép, cá trôi, cá măng.
Các loài côn trùng, chân khớp, các loài sâu, bướm: có khoảng 242 loài, trong đó có
59 loài côn trùng, 56 loài bướm, 34 loài sâu
Hệ động vật Bắc Giang Việt Nam Tỉ lệ (%)
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020, đa dạng sinh học tỉnh Bắc Giang phong phú với nhiều loài động, thực vật Trong Danh lục thực vật có 45 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 20 loài trong Sách Đỏ IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) 2010; có 10 loài nằm trong danh sách nhóm IA và IIA ban hành kèm theo Nghị định 06/2019NĐ-CP của Chính phủ 3
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang
1 https://snnptnt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/Mx8P0qYgvZWv/content/ bac-giang-no-luc-bao-ton-phat-trien-ben-vung-loai-than-lan-ca-sau-quy-hiem-o-khu-bao-ton- thien-nhien-tay-yen-tu
Bắc Giang nổi tiếng với cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây làm thuốc như giống lúa nếp Phì Điền; đỗ tương cúc (huyện Lục Ngạn); trám đen (Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà), trám trắng
(huyện Sơn Động); vải sớm (Phúc Hoà, huyện Tân Yên); vải thiều (huyện Lục Ngạn); cây dã hương; sâm Nam núi Rành (huyện Tân Yên), ba kích (huyện Lục Nam, huyện Sơn Động),
Bắc Giang còn nổi tiếng với một số giống vật nuôi như lợn Lang Hồng; cua da (huyện Yên Dũng),
Một số loài thực vật, động vật đặc trưng ở Bắc Giang
Hãy kể tên và cho biết vai trò của loài sinh vật đặc trưng ở địa phương em.
Năm 2003, loài thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) lần đầu tiên được ghi nhận phân bố ở dãy núi Yên Tử thuộc tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Theo khảo sát, nghiên cứu cho thấy khu vực phân bố của loài thằn lằn cá sấu rất hẹp; số lượng loài rất hạn chế khoảng 100 – 150 cá thể tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang Năm 2014, hình ảnh thằn lằn cá sấu, cùng dãy núi Yên Tử đã được Ban Quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử chính thức lấy làm biểu tượng cho Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử 1
Cây dã hương nghìn năm tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang đã được xếp hạng là cây di sản Việt Nam vào năm 1998 và được xem như cây dã hương cổ thụ độc nhất vô nhị của thế giới Chu vi thân cây chỗ to nhất là 17,4 m, cần khoảng tám người trưởng thành dang tay ôm mới hết Chiều cao của cây là 36 m, tán thân cây che phủ xấp xỉ 720 m 2 Lớp vỏ cây dày trung bình khoảng 15 cm Dã hương thuộc họ Long não, hoa nhỏ màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân, nhựa cây có chứa tinh dầu, có mùi rất thơm và đặc trưng
Thằn lằn cá sấu ở Khu bảo tồn thiên nhiên
Nhóm thực vật theo hình 9.2 Tên cây
Vai trò chính (đánh dấu + vào ô phù hợp)
Cho gỗ dùng trong trong xây dựng và các ngành công nghiệp
Cung cấp lương thực Làm thuốc, làm cảnh
1 Tìm hiểu tài nguyên thực vật tại địa phương em để hoàn thành bảng dưới đây Cho biết nếu phân loại nhóm thực vật theo hình 9.2, nhóm thực vật nào có nhiều loài nhất ở địa phương em.
2 Điền tên loài động vật ở địa phương em phù hợp với thông tin trong bảng dưới đây:
3 Em hãy tìm hiểu giá thị trường tại thời điểm thu hoạch để tính doanh thu sản phẩm tạo ra từ một số loài thực vật trong bảng 9.2 và cho nhận xét về vai trò đa dạng sinh học.
STT Vai trò, ảnh hưởng Tên động vật
Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản) ?
Công nghệ (vật dụng, mĩ nghệ, hương liệu) ?
2 Động vật có hại Đối với nông nghiệp ? Đối với đời sống con người ? Đối với sức khoẻ con người ?
Bảng 9.2 Sản lượng sản phẩm tạo ra từ một số loài thực vật
(Số liệu trích từ Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2020)
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang
Hình 10.1 Hình ảnh các loài: a) Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii, Anoectochilus setaceus) và b) giổi bà (Michelia balansae) a b.
Lan kim tuyến và giổi bà là hai trong số nhiều loài sinh vật quý hiếm đang bị suy giảm ở Bắc Giang
Em hãy kể thêm về một số loài sinh vật quý hiếm đang bị suy giảm ở Bắc
Giang Theo em có những biện pháp nào để bảo tồn những loài đó?
Bài học này giúp em:
– Kể được tên của một số loài thực vật, động vật quý hiếm ở Bắc Giang.
– Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang.
Nguy cơ suy giảm thực vật, động vật quý hiếm và bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Giang
động vật quý hiếm và bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Giang
Nguy cơ suy giảm thực vật, động vật quý hiếm ở Bắc Giang I
1 Loài động động vật, thực vật quý hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng thuộc danh mục các loài do Chính phủ quy định chế độ quản lí, bảo vệ.
Em có nhận xét gì về sự suy giảm động, thực vật quý hiếm ở tỉnh Bắc Giang.
Số loài thực vật quý hiếm Số loài động vật quý hiếm
NĐ 32/2006 SĐVN 2007 IUCN 2014 NĐ 32/2006 SĐVN 2007 IUCN 2014
Bảng: Số loài thực vật, động vật quý hiếm tại Bắc Giang.
(Số lượng theo các tiêu chí quy định trong: Nghị định 32/2006NĐ-CP ngày 30/6/2006, SĐVN 2007 (Sách Đỏ Việt Nam năm 2007) và IUCN 2014 (Sách Đỏ IUCN) tại Bắc Giang
(số liệu thống kê năm 2020))
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020, trong tổng số 469 loài động vật có xương sống thuộc 123 họ đã được xác định có ở tỉnh Bắc Giang có 85 loài thuộc nhóm động vật quý, hiếm, có giá trị, cần được ưu tiên bảo tồn Trong đó có 44 loài thú, 17 loài chim,
24 loài lưỡng cư, bò sát 1
Một số loại thực vật đang bị suy giảm cần được bảo tồn: trà hoa vàng (Camellia gilbertii (A Chev ex Gagnep.) Sealy; trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.); lát hoa (Chukrasia tabularis A Juss), Bên cạnh đó, một số loài thú cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), voọc má trắng (Trachipithecus francoisi), lửng chó (Nyctereutes procyonoides), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata) và rùa hộp trán vàng (Indotestudo elongate)
Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều Tính đến năm 2020, có 85 loài động vật có xương sống của tỉnh Bắc Giang bị đe doạ ở các mức độ khác nhau, trong đó nhiều loài ở mức Cực kì nguy cấp Có 57 loài thực vật
1 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Quyết định số 618/ QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang. quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có 8 loài vừa nằm trong Sách Đỏ IUCN vừa thuộc Sách Đỏ
Việt Nam là trầm hương, trám đen, dẻ gai đỏ, gù hương, chò nâu, táu mặt quỷ, sến mật, gụ lau.
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang Đánh giá đa dạng sinh học, thực hiện công tác cứu hộ động vật hoang dã; trồng mới và chăm sóc rừng đặc dụng.
Khai thác triệt để tiềm năng của các khu sinh học tự nhiên gắn liền với phát triển du lịch.
Chú trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững.
Chú trọng tuyên truyền giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy hoạch lại các vùng sản xuất sản phẩm từ loài đặc trưng có giá trị kinh tế, gắn với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lí, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, gắn với phát triển các chuỗi liên kết giá trị đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, nhất là nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của địa phương
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có hai khu rừng đặc dụng nằm trong danh mục các khu bảo tồn thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ là Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với diện tích 12 265,1 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 5 448,3 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 6 523,9 ha, phân khu hành chính dịch vụ là 200 ha thuộc địa phận các xã: An Lạc, Thanh Luận, thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) và xã Lục Sơn (huyện Lục Nam) tập trung bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam, bảo vệ đa dạng sinh học và các nguồn gen động – thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; bảo vệ cảnh quan các quần thể di tích, lịch sử, danh thắng Tây Yên Tử Theo kết quả điều tra, đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử rất phong phú, đa dạng; hiện nay có 11 loài động vật rừng trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, như: tê tê vàng, báo gấm, rùa hộp ba vạch, rắn hổ chúa,… 27 loại động vật trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) 1
Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ với diện tích 1 037,7 ha, thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tập trung bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hoá, đa dạng sinh học trong khu vực; phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường 1
Các biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học ở Bắc Giang II
1 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Quyết định số 618/ QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Tại sao phải bảo tồn sự đa dạng sinh học ở Bắc Giang?
Hình 10.2 Một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học ở Bắc Giang
1 Chọn các thông tin điền vào bảng cho phù hợp:
(2) Nguồn tài nguyên động vật, thực vật được thể hiện qua số lượng loài, số lượng cá thể mỗi loài và môi trường sống của chúng.
(3) Nguồn tài nguyên động, thực vật cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, ).
(4) Khai thác các loài động, thực vật bừa bãi.
(5) Thực vật thuộc khu hồ Cấm Sơn gồm 234 loài, trong đó 44 loài cây gỗ, 65 loài cây bụi,
68 loài cây thảo và 57 loài dây leo Hệ động vật có 376 loài, gồm 55 loài cá, 11 loài ếch,
22 loài bò sát, 79 loài chim, 36 loài thú và 173 loài côn trùng.
(6) Săn bắt buôn bán động vật hoang dại.
(7) Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi để Nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
(8) Ô nhiễm môi trường gia tăng.
(9) Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ có 236 loài cây lấy gỗ, 255 loài dược liệu quý, 51 loài thú,
102 loài chim, 40 loài bò sát, 33 loài ếch nhái, trong đó có 17 loài ếch nhái có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và có nhiều loài động, thực vật quý hiếm như: pơmu, trầm hương, thông tre, voọc má trắng, khỉ đuôi lợn, gấu chó, gấu ngựa, sơn dương.
(10) Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, xã hội.
(12) Vườn cò thuộc xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang có khoảng 10 000 con cò và 3 000 con vạc. Vườn cò tại Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên với hàng nghìn con cò.
2 Em hãy vẽ một bức tranh với thông điệp sống hài hoà với thiên nhiên để tham dự cuộc thi “Ngày quốc tế đa dạng sinh học”.
3 Hãy liệt kê những việc em có thể làm giúp bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Giang. Đạ dạng sinh học Nguyên nhân giảm đa dạng sinh học
Lợi ích của đa dạng sinh học
Chủ đề Mĩ thuật truyền thống Bắc Giang
TRUYỀN THỐNG BẮC GIANG Đình Thổ Hà thể hiện những loại hình mĩ thuật truyền thống nào?
Mĩ thuật truyền thống bao gồm nhiều loại hình như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ được sáng tạo trong quá khứ và được truyền lại đời sau
Mĩ thuật truyền thống ở Bắc Giang gồm có những nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí chùa, đình, lăng mộ cùng một số dòng tranh thờ miền núi của người dân tộc thiểu số ở Bắc Giang như Sán Dìu,
Cao Lan, Dao, Tày, Nùng,
Bài học này giúp em:
– Liệt kê được những loại hình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ truyền thống trên quê hương Bắc Giang.
– Giới thiệu được vẻ đẹp của một số di tích, di sản, nghệ thuật truyền thống ở Bắc Giang.
Bắc Giang – Vùng đất của mĩ thuật truyền thống
Vùng đất của mĩ thuật truyền thống
Một số loại hình mĩ thuật truyền thống ở Bắc Giang
Hình 11.1 Đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên).
Em hãy kể tên một số loại hình mĩ thuật truyền thống ở địa phương nơi em sinh sống.
Chủ đề Mĩ thuật truyền thống Bắc Giang
Chùa là loại hình kiến trúc truyền thống nào? Em hãy kể tên một số ngôi chùa cổ ở Bắc Giang.
Chùa ở Bắc Giang là nơi thờ Phật, có lối kiến trúc thẩm mĩ mang tính nghệ thuật, biểu trưng nhiều đường nét hoa văn dân tộc, có chức năng là trung tâm sinh hoạt văn hoá tâm linh và góp phần xây dựng nếp sống hiền hoà, cao đẹp cho con người theo chiều hướng thiện Chùa cũng là nơi đáp ứng được những nhu cầu tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng
1 Theo: Dữ liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Bắc Giang năm 2019.
(xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang).
Hình 11.3 Chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên).
Bắc Giang có 281 ngôi chùa được công nhận là di tích cấp Quốc gia và cấp Tỉnh 1 , trong đó những chùa cổ hầu hết có niên đại khoảng từ thế kỉ XVI – XVII như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng), chùa Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) chùa Phúc Quang (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang) Ngoài ra còn có những ngôi chùa có kiến trúc đẹp như: chùa Kim Tràng (xã Việt Lập, huyện Tân Yên), chùa Bảo An (xã Cương Sơn, huyện Lục Nam),
Vẻ đẹp của một số di tích, di sản, nghệ thuật truyền thống ở Bắc Giang
Vùng đất của mĩ thuật truyền thống
Hãy giới thiệu một số ngôi đình ở địa phương mà em biết.
Mỗi làng xã ở quê hương Bắc Giang đều có đình làng Các hoạt động văn hoá lớn ở đình làng chủ yếu là lễ hội Mỗi ngôi đình đều mang nét độc đáo riêng về kiến trúc và chứa đựng các tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian đặc sắc, đặc biệt là các hoạt cảnh liên quan đến con người.
1 Theo: Dữ liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Bắc Giang năm 2019.
Hình 11.4 Đình Phù Lão (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang).
Hình 11.5 Đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên).
Tỉnh Bắc Giang hiện có 298 ngôi đình được công nhận là di tích cấp Quốc gia và cấp Tỉnh 1 , trong đó những ngôi đình cổ được xây dựng từ thế kỉ XVII – XVIII như: đình Phù Lão (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang); đình Lỗ Hạnh (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà), đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên), đình Khả Lý Hạ (xã Quảng Minh, huyện Việt Yên), đình Cao Thượng (xã Cao Thượng, huyện Tân Yên), đình Nội Đông (xã Yên Sơn, huyện Lục Nam), đình Phi Mô (xã Phi
Chủ đề Mĩ thuật truyền thống Bắc Giang
Hình 11.6 Lăng Ngọ Công Quế,
(xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà).
Hình 11.8 Điêu khắc gỗ đình Phù Lão
(xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang).
Hình 11.7 Lăng quan Thái Bảo Giáp
Trinh Tường (xã Việt Lập, huyện Tân Yên).
4 Một số công trình điêu khắc trang trí và tranh thờ ở Bắc Giang
Các công trình điêu khắc và phù điêu trang trí truyền thống ở Bắc Giang thường gắn liền với kiến trúc đình làng, chùa, lăng mộ, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp, tạo nên sự linh thiêng cho các công trình kiến trúc Ví dụ như: tượng người, tượng thú ở các lăng đá; hình chạm khắc trang trí trên đá, gỗ; gốm trong đình, chùa, mang đậm tính dân gian, được lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống (chim, trời, cá, nước, những hình ảnh rồng, phượng, ).
Lăng mộ là một công trình kiến trúc ngoài trời được xây dựng bao quanh nơi chôn cất người chết
Lăng mộ có thể được xem là một dạng của mộ, mộ có thể ở bên trong lăng mộ.
Trong lịch sử phát triển các lăng mộ vua chúa, quan lại Việt Nam thời kì phong kiến, có thể nói ở Bắc
Giang thế kỉ XVII – XVIII tập trung rất nhiều lăng mộ quan lại thời Lê – Trịnh được an táng tại quê hương. Ở Bắc Giang có một số lăng mộ như: lăng họ Ngọ (xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà), lăng Dinh Hương (xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà), lăng Bầu (xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hoà), lăng Thái Bảo Giáp Trinh Tường (xã Việt Lập, huyện Tân Yên), lăng họ Trần (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà),
Hãy giới thiệu một số lăng mộ đá cổ ở Bắc Giang mà em biết.
1 Ở Bắc Giang có những loại hình mĩ thuật truyền thống nào?
2 Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc dòng tranh thờ truyền thống ở Bắc Giang.
3 Hãy thiết kế một dự án để giới thiệu vẻ đẹp độc đáo của một công trình mĩ thuật truyền thống tiêu biểu ở Bắc Giang (tuỳ chọn).
Hình 11.9 Tranh thờ dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang.
Hãy sưu tầm tranh, ảnh và giới thiệu một dòng tranh thờ dân tộc thiểu số mà em biết.
Bên cạnh đó, mĩ thuật truyền thống của Bắc Giang còn nổi tiếng với loại hình nghệ thuật dân gian là tranh thờ của người miền núi Đây cũng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc ở Bắc Giang, tiêu biểu như: tranh thờ của dân tộc Sán Dìu,
Cao Lan, Dao, Tày, Nùng,
Chủ đề Mĩ thuật truyền thống Bắc Giang
Hình 12.1 Lăng Dinh Hương (xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà).
Giá trị nghệ thuật của lăng
Dinh Hương được thể hiện ở điểm nào? Vẻ đẹp nghệ thuật của lăng có vai trò gì trong đời sống, văn hoá, xã hội ở
Bài học này giúp em:
– Nhận biết được những nét đặc trưng, giá trị nghệ thuật của một số công trình kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, tranh thờ ở Bắc Giang.
– Biết được vai trò của mĩ thuật truyền thống đối với đời sống, văn hoá, xã hội Qua đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển các loại hình mĩ thuật truyền thống ở Bắc Giang.
1 Khái quát về đình Lỗ Hạnh Đình Lỗ Hạnh thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang Đình được xây dựng ở thế kỉ XVI (1576) Dưới thời kì phong kiến, Đình được ban nhiều sắc phong và được lưu truyền với danh xưng “Đệ nhất Kinh Bắc”.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bắc Giang
Hình 1.1 Một góc hồ Cấm Sơn
(huyện Lục Ngạn). Địa hình
Chủ đề Địa lí Bắc Giang
Cách đây khoảng 230 triệu năm, Bắc Giang nằm trong khu vực bị sụt lún thành biển,
120 triệu năm sau mới được nâng lên thành lục địa Từ đó đến nay, vùng này trải qua thời kì bào mòn lục địa, rồi thời kì tạo núi với các vận động nâng lên, hạ xuống trong nhiều đợt, làm cho địa phận Bắc Giang có chỗ cao (khu đồi núi), chỗ thấp (khu vực đồng bằng ven sông) Cách đây khoảng gần 10 nghìn năm, biển lùi xa để lại đồng bằng Bắc Bộ như hiện nay, trong đó có một phần thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.
Hình 1.2 Dãy núi Tây Yên Tử.
Vùng miền núi (chiếm 72 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh) bị chia cắt mạnh, chênh lệch độ cao lớn Phía bắc, đông và đông nam là vùng núi cao từ 300 – 900 m, bao bọc bởi hai dãy núi cánh cung là Đông
Triều và Bắc Sơn, nhiều đỉnh núi khá cao và hiểm trở thuộc dải núi Bảo Đài –
Cấm Sơn và Huyền Đinh – Yên Tử
Vùng trung du chiếm khoảng 28 % diện tích tự nhiên, nằm giữa cánh cung Đông Triều (phía đông nam) và cánh cung
Bắc Sơn (phía tây bắc) Đặc biệt, địa hình khu vực dãy núi Bắc Sơn kéo dài xuống dưới huyện Yên Thế có địa hình cắt xẻ mạnh tạo thành những dải đồi trung du với đỉnh tròn, sườn thoải Đây là vùng đồi trung du có độ cao phổ biến dưới 500 m, thấp dần về phía nam, xen kẽ là các đồng bằng châu thổ ven sông Cầu, sông Thương, độ cao trung bình dưới 100 m, gồm khu vực thành phố Bắc Giang, một phần các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên.
Dải núi Huyền Đinh – Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều, phía nam thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; phía bắc thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, là một trong những dãy núi hùng vĩ, cảnh quan phong phú, khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành Dải núi này là biểu tượng của huyện Lục Nam (sông Lục – núi Huyền), đồng thời là niềm tự hào của người dân Bắc Giang. Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, em hãy:
– Trình bày đặc điểm địa hình tỉnh Bắc Giang.
– Xác định trên bản đồ tên các đỉnh núi cao, các đồng bằng châu thổ của tỉnh Bắc Giang.
Hình 1.3 Bản đồ tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Chủ đề Địa lí Bắc Giang
Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú Theo thống kê (năm 2021), toàn tỉnh phát hiện được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản Phần lớn các mỏ khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc dự báo tiềm năng Tuy các mỏ có trữ lượng không lớn nhưng một số loại lại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh. Đọc thông tin trong bài kết hợp với quan sát bảng 1.1, hình 1.3, em hãy:
– Kể tên các loại khoáng sản chính của Bắc Giang.
– Xác định sự phân bố các loại khoáng sản chính trên bản đồ tự nhiên của tỉnh.
– Đề xuất một số giải pháp để khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc
Giang một cách hiệu quả, bền vững.
Bảng 1.1 Một số khoáng sản chính của tỉnh Bắc Giang.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, năm 2020)
TT Tên khoáng sản Đơn vị Trữ lượng Phân bố trên địa bàn các huyện
1 Than triệu tấn 114 Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế, Lục Ngạn
2 Quặng sắt nghìn tấn 500 Yên Thế
3 Quặng đồng nghìn tấn 100 Lục Ngạn, Sơn Động
4 Cao lanh triệu tấn 3 Yên Dũng
5 Đất sét làm gạch chịu lửa triệu m 3 360 Việt Yên, Lạng Giang, Yên Thế,
6 Đất sét gốm, đất sét chịu lửa m 3 100 Tân Yên, Việt Yên
Do Bắc Giang nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng nên khí hậu của tỉnh có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh và mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới vùng Đông Bắc.
Do ảnh hưởng của địa hình nên một số vùng có lượng mưa khá cao như Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng, lượng mưa trung bình 1 300 – 1 800 mm/năm Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ và hình thể nên mùa đông ít mưa và khô hanh Mùa hè, gió biển mang nhiều hơi nước theo thung lũng sông Thương đưa lên phía bắc Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi.
Mạng lưới sông ngòi tỉnh Bắc Giang khá phong phú Chế độ nước của sông ngòi thay đổi theo mùa Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm trên 70 % lưu lượng nước cả năm; mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 30 % lưu lượng nước cả năm Sự chênh lệch về lưu lượng dòng chảy giữa các con sông là khá rõ rệt. Đọc thông tin mục III và quan sát hình 1.4, em hãy:
– Xác định tháng có nhiệt độ thấp nhất, cao nhất; tháng có lượng mưa thấp nhất, cao nhất.
– Trình bày đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Giang.
– Giải thích vì sao các khu vực Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Dũng thường có mưa lớn.
Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22 – 23 °C, độ ẩm dao động 73 – 75 % vào mùa đông, và 85 – 87 % vào mùa hè Số giờ nắng trung bình hằng năm khoảng
1 500 – 1 700 giờ Lượng mưa trung bình 1 000 – 1 500 mm/năm.
Bắc Giang có hai mùa gió: mùa gió tây nam từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27 – 28 °C; mùa gió đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 – 17 o C, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi núi.
Hình 1.4 Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa tỉnh Bắc Giang năm 2020.
Chủ đề Địa lí Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang có khá nhiều hồ, tạo nên mạng lưới thuỷ văn phong phú Tổng diện tích ao, hồ, đầm của tỉnh khoảng 16,3 nghìn ha; trong đó có khoảng 70 hồ lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 5 000 ha Các hồ như
Cấm Sơn (307 triệu m 3 ), Suối Nứa
(6,27 triệu m 3 ), Hố Cao (1,151 triệu m 3 ), là những hồ có diện tích và trữ lượng nước lớn
Ngoài lượng nước trên mặt (sông, suối, hồ, ao, đầm), Bắc Giang có nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt và trữ lượng khá lớn, ước tính khoảng
0,13 tỉ m 3 /năm Nguồn nước này được sử dụng trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp, tập trung phân bố tại một số huyện như Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hoà,
Bảng 1.2 Một số sông lớn của tỉnh Bắc Giang.
Hình 1.5 Hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn). sôngTên Chiều dài Chi lưu chính Lưu lượng nước/năm Địa bàn phục vụ tưới, tiêu
290 km (đoạn qua Bắc Giang
Sông Công, sông Cà Lồ 4,2 tỉ m 3 Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà, một phần thành phố Bắc Giang
175 km (đoạn qua Bắc Giang
Sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò 1,86 tỉ m 3 Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam
157 km (đoạn qua Bắc Giang
Sông Hoá, sông Sỏi, sông Trung 1,46 tỉ m 3 Lạng Giang, một phần Lục Nam,
Yên Dũng, thành phố Bắc Giang Đọc thông tin mục IV và quan sát hình 1.3, hình 1.4, bảng 1.2, em hãy:
– Nêu đặc điểm sông ngòi tỉnh Bắc Giang.
– Xác định vị trí các sông, hồ lớn của tỉnh Bắc Giang trên bản đồ tự nhiên.
– Giải thích tại sao chế độ nước sông ở Bắc Giang lại chia làm hai mùa rõ rệt.
Các con sông lớn trong tỉnh gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam Các sông này chủ yếu chảy trên địa hình núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh và đổ nước về phía Phả Lại (tỉnh Quảng Ninh) Đọc thông tin mục V.1 và bảng 1.3, em hãy:
– Kể tên, xác định sự phân bố các nhóm đất chính của tỉnh Bắc Giang. – Giải thích tại sao việc bảo vệ tài nguyên đất lại được tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm.
Diện tích tự nhiên của Bắc Giang là 389 580 ha Tài nguyên đất của Bắc Giang được chia thành 6 nhóm đất chính Đất – sinh vật
Bảng 1.3 Các nhóm đất chính của tỉnh Bắc Giang.
Stt Nhóm đất chính Diện tích
(ha) Phân bố Giá trị
1 Đất đỏ vàng 241 358 Các huyện: Sơn Động,
Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế
Thích hợp phát triển trồng rừng, cây công nghiệp (chè), cây ăn quả (vải thiều, nhãn, na, )
2 Đất phù sa 50 246 Các huyện: Hiệp Hoà,
Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang Độ phì cao, thích hợp trồng cây lương thực (lúa, ngô), hoa màu, rau,
3 Đất bạc màu 42 897 Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà Hàm lượng dinh dưỡng thấp, tơi, xốp, thoát nước tốt.
4 Đất xói mòn 18 809 Đồi núi, dốc; các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế
Tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
5 Đất dốc tụ 6 546 Các thung lũng nhỏ Hình thành từ rửa trôi và lắng đọng các loại đất nên độ phì khá cao, thích hợp nhiều loại cây trồng.
6 Đất mùn vàng đỏ trên núi 1 008 Trên các núi cao giáp dãy Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên Thích hợp trồng rừng.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi Trường tỉnh Bắc Giang, năm 2020)
Hình 1.6 Thung lũng An Châu (huyện Sơn Động).
Chủ đề Địa lí Bắc Giang Đọc thông tin phần V.2, em hãy:
– Nêu những biểu hiện chứng minh sự phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật của tỉnh Bắc Giang.
– Kể tên những loại động, thực vật quý hiếm của tỉnh Bắc Giang mà em biết. – Nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về tài nguyên sinh vật của tỉnh Bắc Giang.
Tổng diện tích rừng của tỉnh Bắc Giang đạt 160 696 ha, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất Tỉ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2020 là 38,0 %.
Bảng 1.4 Hiện trạng diện tích rừng tỉnh Bắc Giang tháng 12/2020.
Loại đất, loại rừng Diện tích Loại rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Rừng mới trồng (chưa đạt tiêu chí thành rừng) 12 781 89 12 692
(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang – Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 26/2/2021:
Công bố hiện trạng diện tích rừng năm 2020)
Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên ở địa phương
Viết báo cáo tìm hiểu môi trường tự nhiên ở địa phương
Gợi ý một số nội dung
– Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, ).
– Mối quan hệ giữa khí hậu với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật). c Nội dung 3: Sông ngòi, hồ
– Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ, mùa cạn).
– Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật). d Nội dung 4: Đất
– Các loại đất, đặc điểm chung của đất.
– Phân bố đất ở địa phương.
– Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi, sinh vật). e Sinh vật
– Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên.
– Các loài động, thực vật.
– Mối quan hệ giữa sinh vật và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất).
CÁCH 1: THỰC HÀNH THEO NHÓM a Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung thực hành b Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm c Xác định thời gian và địa điểm khảo sát ở địa phương d Thu thập và xử lí tài liệu
– Thu thập và xử lí tài liệu qua sách, báo, mạng internet, cơ quan quản lí của địa phương.
– Khảo sát, tìm hiểu thực tế ở địa phương.
Chủ đề Địa lí Bắc Giang
– Tìm hiểu qua người dân địa phương.
– Phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả thu thập được. e Viết báo cáo
Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (ngắn gọn, súc tích):
– Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu về môi trường tự nhiên.
– Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
– Nêu một số giải pháp. g Tổ chức báo cáo
– Phân công thành viên của nhóm báo cáo trước lớp.
– Chuẩn bị các nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,
– Học sinh trình bày báo cáo, nhận xét, góp ý giữa các nhóm.
– Giáo viên tổng kết, đánh giá về nội dung, hình thức bài báo cáo của học sinh
CÁCH 2: THỰC HÀNH THEO CÁ NHÂN a Lựa chọn nội dung muốn thực hành b Sưu tầm thông tin qua tài liệu và qua tìm hiểu thực tế c Tổng hợp thông tin d Viết báo cáo: Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (ngắn gọn, súc tích):
– Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường tự nhiên.
– Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
– Nêu một số giải pháp. e Tổ chức báo cáo:
– Chuẩn bị các nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,
– Học sinh trình bày báo cáo, nhận xét, góp ý cho nhau.
– Giáo viên tổng kết, đánh giá về nội dung, hình thức bài báo cáo của học sinh.
Lễ hội kỉ niệm 591 năm chiến thắng Xương Giang.
BẮC GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
BẮC GIANG TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán (938), đất nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ.
Bài học này giúp em:
– Nêu được những nét chính về phạm vi, đơn vị hành chính của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII (thời Ngô – Đinh – Tiền Lê và thời Lý).
– Trình bày khái quát được tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.
– Chỉ ra được những đóng góp của nhân dân Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ quê hương từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII.
– Liên hệ được các sự kiện, địa danh, nhân vật tiêu biểu của Bắc Giang trong giai đoạn này với địa danh hiện nay của Bắc Giang.
– Tự hào về truyền thống văn hoá, tinh thần yêu nước của nhân dân Bắc Giang.
Hình 3.1 Đền Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn).
“Lý triều huân liệt minh sơn nhạc Lục địa anh linh quán cổ kim”.
“Công lao triều Lý ngời sông núi Linh thiêng đất Lục thấu xưa nay”.
Câu đối ở đền Hả (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn)
Câu đối trên gợi cho em nhớ tới nhân vật lịch sử tiêu biểu nào của Bắc Giang dưới thời Lý?
Bài 3 Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII
Phạm vi hành chính và tình hình kinh tế – xã hội và văn hoá của Bắc Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII
2 Tình hình kinh tế – xã hội a Kinh tế
Về nông nghiệp, nhân dân Bắc Giang trồng lúa là chủ yếu, ngoài ra còn trồng các loại cây như khoai, sắn, đậu tương, dâu và các loại rau, củ, quả khác Nhân dân tích cực khai hoang, đào kênh mương, mở rộng diện tích sản xuất và lập làng mới Việc đắp đê phòng lụt được chú trọng như đê sông Cầu 1 , sông Thương, sông Lục Nam,
Thủ công nghiệp phát triển khá đa dạng với các nghề như: chăn tằm, dệt lụa, làm đồ gốm, đúc đồng, rèn sắt,
1 Năm 1077, vua Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Cầu (còn có tên gọi là sông Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức). Để thuận lợi cho việc quản lí đất nước, các triều đại phong kiến nước ta đã có sự điều chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi ở nhiều nơi, trong đó có Bắc Giang Thời Đinh, Bắc Giang có tên gọi là đạo Bắc Giang, thời Tiền Lê và thời Lý đổi thành lộ
Lộ Bắc Giang có diện tích tương đương với hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
Tư liệu 1: “ Với vị trí là tấm lá chắn của kinh đô, vùng biên giới
Bắc Giang, thông qua những cuộc hôn nhân ràng buộc, đã gắn bó mật thiết với kinh thành Thăng Long, từ đó tạo ra sức mạnh để phát triển kinh tế, văn hoá cho vùng đất”
(Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp – Viện Khảo cổ học, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá
Lý – Trần tỉnh Bắc Giang” (11/2010))
1 Em hãy nêu tên gọi và phạm vi của Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII?
2 Đoạn trích trong tư liệu 1 giúp em biết điều gì về vị trí của vùng đất Bắc Giang đối với quốc gia Đại Việt?
(xã Đông Phú, huyện Lục Nam) Hình 3.3 Hình rồng khắc trên đá ở chùa
Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam).
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều gạch ngói và bát đĩa men ngọc có hoa văn nổi thời Lý ở thôn Tòng Lệnh (xã Trường Giang, huyện Lục Nam) và thôn Bòng (xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn), Đọc tư liệu kết hợp quan sát các hình 1.2, 1.3, em hãy nhận xét về tình hình thủ công nghiệp Bắc Giang thời kì này?
Thương nghiệp khá phát triển, các điểm buôn bán, chợ làng, chợ phiên được hình thành ngày một nhiều hơn Vào thời Lý, vùng đất bao quanh sông Lục Nam (thuộc lãnh thổ các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Dũng ngày nay) đã trở thành một trung tâm kinh tế của Bắc Giang.
Hình 3.4 Chùa Hưng Long (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam). Ở lưu vực sông Lục Nam có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, cung thất, dinh thự, được xây dựng từ thời Lý như: cung Bồng Lai ở xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn; cung An Khánh ở xã Trường Giang, huyện Lục Nam; chùa Hưng Long (còn gọi là chùa Cao) ở xã Khám Lạng, huyện Lục Nam; chùa Nhạn Tháp ở xã Tiên Nha, huyện Lục Nam; chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, b Xã hội
Quan lại, tù trưởng địa phương là bộ phận chính trong giai cấp thống trị Nông dân, thợ thủ công và người buôn bán là tầng lớp bị trị, họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa phương Một số lượng nhỏ nô tì phải làm việc cho địa chủ và quan lại Đời sống nhân dân địa phương ổn định, cuộc sống còn khá đơn giản và bình dị.
Văn hoá dân gian khá phát triển với nhiều loại hình như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật, Trong nhân dân, tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên; thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước; Bên cạnh sự tồn tại của Đạo giáo và Nho giáo, Phật giáo ở Bắc Giang thời Lý rất phát triển, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1 Các hoạt động kinh tế của vùng đất Bắc Giang thời Lý có gì nổi bật?
2 Em hãy nêu tình hình xã hội ở Bắc Giang từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII?
Bắc Giang là một trong những địa phương có nhiều người hiền tài, có đóng góp không nhỏ vào thành tựu khoa bảng chung của cả nước.
Theo tư liệu được ghi lại tại di tích
Nghè Hàn Lâm (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam), vào cuối thế kỉ XI,
Hà Chiếu – người xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam – tham dự kì thi Thái học sinh đỗ Đệ tam giáp 1 , làm đến chức
Hàn lâm học sĩ 2 , có tài đối đáp và ngoại giao, ông từng đi sứ sang nhà Tống và khiến cho vua Tống phải nể phục
Cũng vào cuối thế kỉ XI, Nguyễn
Viết Chất, người xã Phượng Nhãn, huyện
Phượng Sơn (nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) đỗ Đệ nhất giáp 3 ,
Lý Trịnh Kiền phủ Lạng Giang đỗ Thái học sinh 4
1 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý
2 Chức quan chuyên soạn thảo văn bản của triều đình.
3 Đỗ và đạt điểm cao trong kì thi Đình dưới triều Lý.
4 Đỗ kì thi Đình dưới triều Lý.
Hình 3.6 Di tích Nghè Hàn Lâm
(xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam).
Nêu hiểu biết của em về những nhà khoa bảng của Bắc Giang dưới triều Lý?
Hình 3.5 Lễ hội làng Tòng Lệnh (quê hương của Phò mã Thân Cảnh Phúc) tại xã Trường Giang, huyện Lục Nam.
Chủ đề Bắc Giang từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
1 Cuộc đấu tranh chống lại sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành (đầu thế kỉ XI) Đầu thế kỉ XI, quân Chiêm Thành có hành động quấy nhiễu Đại Việt, nhân dân lộ Bắc Giang cùng với nhân dân cả nước đã đấu tranh kiên quyết, đẩy lùi được sự quấy nhiễu của quân Chiêm Thành, góp phần đưa nước ta trở lại thái bình Trong đó, phải kể đến công lao to lớn của Đô thống Đại tướng quân 1 Lều Văn Minh.
1 Chức quan võ có vị trí cao trong triều đình.
Bắc Giang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII
Hình 3.7 Lăng mộ Đô thống Đại tướng quân Lều Văn Minh
(phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang).
Lều Văn Minh quê ở tỉnh Nghệ An, từ nhỏ ông đã theo cha mẹ đến sống ở trang Thọ Xương (nay thuộc phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang), là một người văn võ song toàn Khi quân Chiêm Thành quấy nhiễu Đại Việt, ông đã cùng đội quân xung phong ra trận Lều Văn Minh đánh trận nào thắng trận ấy Ông được vua
Lý Thái Tông phong làm Đô thống Đại tướng quân.
2 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981) Đầu năm 980, quân Tống tiến vào nước ta theo đường Lạng Sơn Trên đường tiến xuống Đại La, quân
Tống đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân
Tục ngữ, câu đố Bắc Giang
Dựa vào bảng 1.1, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động tham gia ở Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 Từ đó, em hãy dự đoán xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động ở Bắc Giang trong những năm tiếp theo.
5 Lắm quan phủ Lân 1 , lắm quân vua Hán, lắm bạn quan Nghè
6 Liềm Kẻ Rào, dao Thống, Vát 2
7 Cá rô đồng Nếnh, nước mắm Vạn Vân, rau cần
Kẻ Chúc, bánh đúc chợ Chay 3
8 Cua Đồng Quan, lụa vàng Cảnh Thuỵ 4
9 Rau Đồng Đạo, gạo Hương Ninh, thuốc lá Thanh Bình, khoai lang Đa Hội 5
10 Khoai lang làng Đọ, khoai sọ làng Non, lợn con làng Dẫm 6
(Theo Di sản Văn học dân gian Bắc Giang,
1 Phủ Lân: địa danh ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng.
2 Kẻ Rào (Rào): thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; Thống, Vát: thuộc tỉnh Bắc Ninh.
3 Đồng Nếnh: thuộc thị trấn Nếnh; Vạn Vân: thuộc xã Vân Hà; Kẻ Chúc là Chúc Lát, xã Tiên Sơn; chợ Chay: thuộc xã Hồng Thái Tất cả đều là những địa danh thuộc huyện Việt Yên.
4 Đồng Quan: thuộc xã Đồng Sơn; Cảnh Thuỵ: thuộc huyện Yên Dũng.
5 Bốn địa danh thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.
6 Làng Đọ: thuộc xã Cương Sơn; làng Non, làng Dẫm: thuộc Bắc Lũng – Lục Nam. Đọc hiểu văn bản II
1 Kể tên những địa danh mà em biết trong các câu tục ngữ trên
2 Sắp xếp các câu tục ngữ vào nhóm thích hợp: a Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất. b Tục ngữ về vùng đất địa linh nhân kiệt. c Tục ngữ về sản vật quê hương.
3 Tìm hiểu từng câu tục ngữ theo những gợi ý sau: a Nhận xét số tiếng, số dòng trong mỗi câu tục ngữ. b Xác định vần và kiểu vần được sử dụng. c Xác định các vế trong mỗi câu tục ngữ và chỉ ra đặc điểm đối xứng của các vế câu đó. d Nêu nội dung của mỗi câu tục ngữ. e Đánh giá giá trị về kinh nghiệm mà mỗi câu tục ngữ thể hiện
Mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại tục ngữ Việt Nam, tục ngữ Bắc Giang là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, kết cấu đối xứng Các câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thực tiễn được nhân dân đúc kết về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội, ; đồng thời là lời khẳng định, là niềm tự hào mạnh mẽ về giá trị của những tài phẩm, sản vật và đặc sản do con người Bắc Giang tạo ra.
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
1 Một cây mà có năm cành,
Nhúng nước thì héo, để dành thì tươi
2 Núi rừng Yên Thế âm u,
Mười năm kháng Pháp, mặc dù gió mưa.
Khi quyết đánh khi vờ thua,
Hùm thiêng nổi tiếng bấy giờ là ai?
3 Tôi đây hỏi hết anh hùng
Chim gì một cánh bay cùng nước non?
4 Đi thì đứng trốc ngồi trên
Về thì len lét ngồi bên xó hè.
5 Chim có vú, thú không đầu
Ai mà đoán được, vàng mầu thưởng công
8 Vừa bằng cái vung, vùng xuống ao Đào không thấy, lấy không được.
(Theo Di sản Văn học dân gian Bắc Giang, NXB
Hình 6.3 Đề Thám Hoàng Hoa Thám -
1 Giải các câu đố của quê hương Bắc Giang theo bảng gợi ý:
Văn bản Gợi ý Đáp án
1 Một bộ phận của cơ thể người ?
2 Một nhân vật lịch sử/ anh hùng dân tộc ?
3 Một phương tiện vận chuyển ?
4 Một đồ vật có thể dùng hằng ngày ?
6 Một loại củ dùng làm gia vị trong nấu ăn ?
7 Một loại cây ăn quả ?
8 Một sự vật thiên nhiên ?
2 Lựa chọn và phân tích ba câu đố bất kì ở trên Từ đó, hãy chỉ ra các đặc điểm của câu đố.
– Một câu đố thường có số lượng từ ngữ như thế nào? Gieo vần (nếu có) ở đâu? – Vật đố là gì? Câu đố đề cập đến nội dung nào?
– Câu đố có ý nghĩa gì đối với suy nghĩ, tình cảm của người được hỏi?
– Câu đố có thể được đưa ra với ai? Ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? Đố vui là một hoạt động vui chơi mang tính trí tuệ mà ai cũng yêu thích Mỗi câu đố dân gian nói chung, câu đố của Bắc Giang nói riêng thường là bài văn vần hoặc câu nói có vần; mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải; nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống Nội dung đố phong phú, đa dạng, có thể liên quan đến tất cả các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh con người Cuộc đố cũng có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, càng đông người tham gia thì càng lôi cuốn, thú vị
Từ đời nọ sang đời kia, các câu đố được truyền miệng và sáng tạo không ngừng, góp phần làm cho kho tàng câu đố dân gian của Bắc Giang luôn giàu có, đa dạng Đọc hiểu văn bản
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
1 Tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân lao động Kinh nghiệm nào trong các câu tục ngữ Bắc Giang có ý nghĩa với em? Vì sao?
2 Lựa chọn một câu tục ngữ Bắc Giang yêu thích và viết đoạn văn ngắn khoảng
5-7 câu chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về câu tục ngữ ấy.
3 Sưu tầm thêm những câu tục ngữ khác trên quê hương Bắc Giang và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
4 Thực hiện một cuộc đố vui với các bạn trong lớp bằng các câu đố phổ biến ở
Hình 7.1 Thành phố Bắc Giang
Bài học này giúp em:
– Nhận diện được một số từ ngữ địa phương Bắc Giang và đặc điểm cơ bản của từ ngữ địa phương Bắc Giang trong tương quan với ngôn ngữ toàn dân
– Biết sử dụng từ ngữ địa phương Bắc Giang một cách phù hợp, linh hoạt trong các hoàn cảnh giao tiếp
– Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
– Nhận diện, phân tích và khắc phục được lỗi ngữ âm Bắc Giang trong giao tiếp hằng ngày.
Thực hành tìm hiểu từ ngữ địa phương Bắc Giang
từ ngữ địa phương Bắc Giang
So với ngôn ngữ các tỉnh lân cận, ngôn ngữ Bắc Giang không có nhiều khác biệt về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách Tuy nhiên, do các nguyên nhân về địa lí, lịch sử, hoặc do đặc thù lối sống, phong tục, tập quán, trong giao tiếp đời sống vẫn nảy sinh một số từ ngữ được sử dụng hạn chế ở một hay một vài địa phương trên khắp địa bàn tỉnh 1 Các từ ngữ này được gọi chung là từ ngữ địa phương Bắc Giang
Từ ngữ địa phương Bắc Giang một mặt tạo ra lớp từ đồng nghĩa với từ toàn dân, làm phong phú kho từ ngữ của dân tộc; mặt khác, thể hiện sự độc đáo, bản sắc riêng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân Bắc Giang Tìm hiểu về từ ngữ địa phương Bắc Giang không chỉ giúp em hiểu về ngôn ngữ của địa phương mình mà còn giúp em sử dụng các từ ngữ ấy một cách phù hợp, linh hoạt trong các hoàn cảnh giao tiếp nhất định
1 Một số từ ngữ được xếp vào từ ngữ địa phương Bắc Giang thực ra cũng được sử dụng phổ biến ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ khác Chẳng hạn: Bá: bác (chị gái của bố/ mẹ) cũng được sử dụng với nghĩa tương tự ở Ninh Bình, Phú Thọ,
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
STT Từ ngữ địa phương
Bắc Giang Địaphương sử dụng
(huyện) Từ ngữ toàn dân
1 Từ chỉ quan hệ gia đình
Bá Các huyện trong tỉnh ?
Già Yên Dũng ? Ông cậu/ bà cậu Yên Dũng, Lục Nam,… ? Ông chú/ bà chú Yên Dũng, Lục Nam,… ?
Từ gọi tên sự vật, hiện tượng
Cá gáy Yên Dũng, Lục Nam ?
Cá nhõn/ cá chõn Yên Dũng ?
Củ Yên Dũng, Việt Yên,… ?
Khau giai/ khau đôi/ khau dây/ gàu giai Yên Dũng ?
Khau sòng/ khau giảng/ gàu sòng Yên Dũng ? Đạng (nước) ?
Gạo giò/ gạo chục Lạng Giang ?
Cây mủa Lục Nam, Yên Dũng ?
Dao vọ Hiệp Hòa, Yên Dũng… ?
Cách nói, cách viết khác
Nhau (VD: Tôi nhau bạn) TP Bắc Giang (làng
Thành, làng Vẽ) ? Đương (VD: Tôi đương làm việc) Các huyện trong tỉnh ?
1 Dưới đây là bảng thống kê một số từ ngữ địa phương Bắc Giang thường gặp
Em hãy xác định hoặc dự đoán từ ngữ toàn dân tương ứng.
2 Bổ sung các từ ngữ địa phương khác của Bắc Giang mà em biết (nếu có) vào bảng thống kê trong bài tập 1.
3 Chia lớp thành các nhóm nhỏ, thực hiện cuộc đố vui Từ và giải nghĩa từ bằng các từ ngữ địa phương Bắc Giang đã học, đã biết
4 Sáng tác một đoạn hội thoại ngắn, trong đó có sử dụng các từ ngữ địa phương Bắc Giang Nhận xét hiệu quả hoặc hạn chế của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tình huống ấy
5 Theo em, khi nào nên sử dụng từ ngữ địa phương nói chung, từ ngữ địa phương Bắc Giang nói riêng?
6 Sưu tầm một tác phẩm văn học hoặc báo chí có sử dụng từ ngữ địa phương Bắc
Giang và chỉ ra từ ngữ địa phương Bắc Giang trong đó.
7 Hãy nhận xét về ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học Cho ví dụ minh hoạ.
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
Bài học này giúp em:
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết qua một số bài thơ Bắc Giang (thơ của tác giả là người Bắc Giang hoặc thơ viết về Bắc Giang của tác giả ở địa phương khác)
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của một số bài thơ Bắc Giang thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ
– Viết được bài văn biểu cảm về con người và mảnh đất Bắc Giang
– Trân trọng, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy những vẻ đẹp của mảnh đất và con người Bắc Giang.
Thơ Bắc Giang
Hãy chia sẻ với thầy cô, bạn bè một số câu thơ hoặc bài thơ viết về quê hương, đất nước
Theo em, khi viết về quê hương, đất nước, các tác giả thường có cảm xúc như thế nào? Vì sao?
THƠ CỦA TÁC GIẢ BẮC GIANG
Mớ cần cắt vội ao nhà
Dăm nải chuối chục trứng gà con so Ổi vườn vừa bán vừa cho
Chợ phiên dẫu chẳng hẹn hò vẫn đông
I Hình 8.1 Ngày mùa trên quê hương Bắc Giang
Nhan đề bài thơ giúp em có dự đoán gì về nội dung tác phẩm và cảm xúc của người viết?
1 Tân Quảng sinh năm 1948, hiện đang sống tại thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam Ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Ông từng đạt giải Nhì – Giải thưởng Văn học nghệ thuật sông Thương tỉnh Bắc Giang lần thứ III; Giải B (tập thơ Viết rồi lại xóa) của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Trót mua rồi mớ cá sông
Nhìn tiếc rẻ túm ếch đồng buộc rơm
Thương em vai áo bạc sờn
Chong đèn chai kéo vó tôm đầm làng
Chợ quê lều quán tuềnh toàng
Khói thơm nghi ngút bà hàng bún cua
Bao đời vẫn giữ nếp xưa Đếm đong đầy đặn bán mua thật thà
Vẫn đây khoai sắn làm ra
Trong lồng gọi trống con gà mái tơ
Thuyền nan hối hả cập bờ Đám về chợ nhấp nhổm chờ qua sông
Ngược xuôi kiếm nhặt từng đồng
Mấy ai hiểu gái thương chồng chợ trưa.
(Hội viên và tác phẩm, Hội văn học Nghệ thuật Bắc Giang,
Hình 8.2 Bắc Giang tái hiện không gian văn hóa chợ quê
Nhận xét về thể thơ, biện pháp tu từ, vần, nhịp và hình ảnh trong bài thơ. Đọc hiểu văn bản
1 Không khí chợ quê được gợi ra từ những hình ảnh nào? Hãy nhận xét về sự lựa chọn các hình ảnh trong bài thơ của tác giả.
2 Bài thơ có thể là lời của ai? Thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào? (So sánh với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
3 Tác giả dùng cách nói “vẫn giữ”, “vẫn đây” trong khổ thơ “Bao đời vẫn giữ nếp xưa Trong lồng gọi trống con gà mái tơ” nhằm khẳng định điều gì?
4 Nhận xét về hiệu quả sử dụng thể thơ lục bát trong việc thể hiện nội dung và tình cảm, cảm xúc của tác giả.
5 Tìm các câu thơ ngắt nhịp lẻ (3/3, 3/5) và nêu giá trị của cách ngắt nhịp đó.
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
Hình 8.3 Sông Thương (đoạn qua
Việc sử dụng câu hỏi tu từ mang lại hiệu quả gì cho lời thơ?
1 Bắc Giang là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hiến Hòa vào dòng chảy văn học nghệ thuật của cả nước, nền văn học nghệ thuật Bắc Giang cũng ngày càng “nở rộ nhiều hoa thơm, kết tinh lắm trái ngọt” Diện mạo thơ ca Bắc Giang được hình thành và phát triển với sự nối tiếp các thế hệ nhà thơ: thơ ca trung đại có Thân Nhân Trung (1419 – 1499), Giáp Hải (1515 – 1585); thời kì trước Cách mạng tháng 8 – 1945 với Nguyễn Đình Tuân (1867 – 1941) đóng vai trò cầu nối; giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ; thời kì sau năm 1975 đến nay Thông qua tác phẩm của các nhà thơ ấy, quê hương, cuộc sống và con người Bắc Giang được phản ánh chân thực, sinh động, phong phú.
2 Một thoáng chợ quê là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tân Quảng Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ và hình ảnh mộc mạc, giản dị, nhà thơ đã tìm về và tái hiện chân thực không gian chợ quê, người quê, tình quê, cảnh quê, hồn quê Một thoáng chợ quê như luôn nhắc nhở mỗi người được hưởng ngọt bùi hôm nay đừng quên quá khứ đắng cay.
Chiều nay tôi đến sông Thương
Con sông mới gặp đã tương tư rồi
Sông từ thăm thẳm núi đồi
Hay từ quá khứ đương trôi lững lờ?
Thông reo vi vút trên bờ Đoàn xe lặng lẽ nằm chờ sang ngang Đất trời đương óng ánh vàng
Một hồi kẻng bỗng vang vang trên đồi.
Em bé đưa đò cau mặt mắm môi
Khua mạnh mái chèo, dòng sông cuộn sóng Đơn vị pháo binh trở về ụ súng
Nòng nhấp nhô như chọc thủng trời cao.
Cô gái Đa Mai đứng giữa chiến hào Đôi mắt hiền vừa nhìn ai đen láy Đã mở tròn xoe bừng bừng lửa cháy
Con chim vàng anh bỗng hóa đại bàng
Giữa trời chiều, câu quan họ nhịp nhàng Đã trở thành những tiếng hô quyết thắng
Tôi tưởng chừng từ chân trời vọng đến
Những lời thề của Yên Thế ngày xưa.
Hình 8.4 Cầu Sông Thương – nơi ghi dấu nhiều chiến công của người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
THƠ VIẾT VỀ BẮC GIANG
Một phút trầm ngâm cây lá đung đưa
Quá khứ tương lai bước vào hiện tại
Sông, nước, đất, trời cùng đoàn kết lại
Một bờ tre cũng đứng thẳng kiên cường
Tôi đi đây bên dòng nước sông Thương
Như đi giữa một nơi nào kỳ ảo
Tiếng hát ân tình bay ngang ụ pháo
Hạt cát con cũng sáng rực tự hào. Đêm Hà Nội đã đầy sao
Chiều sông Thương vẫn rì rào trong tôi.
(Thơ Bắc Giang thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn,
Hai câu thơ cuối làm thay đổi dòng thời gian của cả bài thơ như thế nào? Đọc hiểu văn bản
1 Vì sao có thể khẳng định “Chiều sông Thương” là bài thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về sông Thương?
2 Tìm các hình ảnh, âm thanh của con người và thiên nhiên trong buổi chiều trên sông Thương Các hình ảnh, âm thanh ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
3 Trong nỗi nhớ của tác giả, cả con người và thiên nhiên đều có những thay đổi mạnh mẽ sau khi “một hồi kẻng bỗng vang vang trên đồi” Theo em, sự thay đổi ấy nhằm thể hiện quyết tâm gì?
4 Nhận xét hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng kết hợp những câu thơ lục bát và câu thơ tám chữ trong tác phẩm.
5 Các biện pháp tu từ trong bài thơ giúp tác giả bộc lộ cảm xúc như thế nào?
1 Chế Lan Viên từng viết:
[ ] Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
(Tiếng hát con tàu, trích từ tập thơ Ánh sáng và phù sa, 1960) Mảnh đất Bắc Giang giàu đẹp, thắm đượm tình người nên ai đi qua cũng nhớ thương, yêu mến Thơ của các tác giả địa phương khác viết về Bắc Giang không nhiều nhưng bài thơ nào cũng trìu mến, thiết tha, gửi gắm tình cảm trân trọng với cảnh vật và con người Bắc Giang Có thể kể đến Chiều sông
Thương (Hữu Thỉnh), Làng gốm Thổ Hà (Vũ Quần Phương), Bố Hạ (Quang Dũng), Qua Lục Ngạn (Lê Minh
Hợi), Gửi sông Thương (Nông Quốc Chấn),
Chủ đề Ngữ văn Bắc Giang
1 Hình dung và tái hiện hình ảnh “một thoáng chợ quê” được thể hiện trong bài thơ cùng tên của Tân Quảng bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn của em
2 Em thích câu thơ, đoạn thơ nào trong tác phẩm Chiều sông Thương? Vì sao?
3 Thực hành đọc hiểu bài thơ dưới đây:
1 Quách Đăng Khoa sinh năm 1934, hiện sống tại thành phố Bắc Giang, là hội viên Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang Ông từng đạt giải Ba, giải thưởng Văn học nghệ thuật sông Thương tỉnh Bắc Giang lần thứ I (1997 – 2002)
Hình 8.5 Giếng làng thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
2 Chiều sông Thương của tác giả Vĩnh Mai là một trong số các bài thơ tiêu biểu viết về Bắc Giang Bằng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, câu thơ lục bát và tám chữ thay đổi luân phiên, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ thương da diết với dòng sông Thương trong những năm tháng kháng chiến Trong niềm nhớ thương ấy, cảnh vật và con người hiện lên sống động, chân thực, mạnh mẽ đổi thay, bộc lộ quyết tâm chiến đấu, chiến thắng Đấy giếng làng mình đấy
Từ xa nhận được ngay Đi đâu nhớ biết mấy
Cứ như là mắt ai
Dáng cứ tròn vành vạnh
Bốn mùa cỏ mát tươi
Chăn trâu trưa hè khát
Vục nón nước tỉnh người
Cứ như là tấm gương
Sáng soi ngay đầu xóm
Những cô gái dễ thương
Lúc vắng người soi trộm
Người đầu thôn cuối xóm
Sớm sớm đông nườm nượp
Chuyện nhà ải nhà ai… Đường thôn vui bằng tết
Giờ mái ngói thay gianh Bao nhiêu nhà xây bể Đường ra giếng thưa dần
Kẻ quê người vẫn nhớ Ống nước sạch luồn sâu Đường giếng giờ vắng ngắt Thùng nước vít gánh đâu Giếng làng thành kỷ niệm
Làng tôi trong mát quá Như là đang sang trang Nghe vui buồn trong dạ Thương thương mảnh hồn làng.
(Thơ Bắc Giang thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn,
Gợi ý: Bên cạnh cây đa, giếng nước, sân đình thì giếng làng cũng là một hình ảnh đại diện cho nông thôn Việt Nam; tượng trưng cho nguồn sống, sự dồi dào, sung túc Vì thế, nhà thơ Quách Đăng Khoa coi đó là một “mảnh hồn làng” Em hãy khám phá bài thơ bằng cách trả lời một số câu hỏi:
– Giếng làng trong quá khứ có ý nghĩa như thế nào với tác giả và người “làng mình”?
– Ở hiện tại, giếng làng có còn được trân trọng như xưa không? Vì sao? – Sự đổi thay của làng khiến tác giả có cảm xúc gì?
4 Từ việc đọc các bài thơ của tác giả Bắc Giang hoặc do các tác giả địa phương khác viết về Bắc Giang, em hãy viết một bài văn ghi lại cảm nghĩ của mình về quê hương.
5 Sưu tầm thêm các bài thơ do tác giả Bắc Giang sáng tác và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang ĐA DẠNG SINH HỌC Ở BẮC GIANG
Hệ sinh thái hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là nơi chảy qua của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, Bắc Giang có sự đa dạng cảnh quan cùng với hệ thực vật, động vật phong phú
Hãy kể tên những loài thực vật, động vật ở địa phương em
Hệ thực vật của Bắc Giang khá phong phú về thành phần loài, đa dạng về kiểu thảm thực vật, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng Vùng núi tiêu biểu với thảm thực vật rừng; vùng trung du chủ yếu là cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây lâm nghiệp; vùng đồng bằng phù hợp với cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Bài học này giúp em:
– Nêu được đặc điểm đa dạng hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang.
– Kể tên được một số loài thực vật, động vật đặc trưng ở địa phương em.
– Nêu được một số vai trò của loài sinh vật đặc trưng ở địa phương em.
Bài 9 Sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang
Hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang
Hình 9.1 Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam.
Chủ đề Đa dạng sinh học ở Bắc Giang
Quan sát hình 9.2 và cho biết ở địa phương em có những nhóm cây nào Nêu ví dụ về những nhóm cây đó.
1 Theo Địa chí Bắc Giang, xuất bản năm 2006.
2 Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020 kèm theo Quyết định số 618/ QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Hình 9.2 Các nhóm tài nguyên thực vật chính ở Bắc Giang 1
Nhóm cây lấy gỗ, cây ăn quả. Điển hình: lim, sến, táu, gụ, vải, vú sữa, ổi.
Nhóm tre, trúc, nứa, giang. Điển hình: tre gai, tre đàng ngà, trúc các loại, nứa các loại, mây.
Nhóm các cây làm thuốc Điển hình: ba chẽ, quế, đinh lăng, ba kích, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, sài đất
Nhóm các cây tinh dầu Điển hình: cây họ Hoa hồng, họ Long não, họ Cà phê, họ Nhài, họ Bạc hà.
Nhóm cây cho dầu béo Điển hình: lạc, vừng.
Nhóm cây cho chất nhuộm Điển hình: chàm mèo, củ nâu.
Nhóm cây cảnh, hoa Điển hình: hoa sen, hoa cúc, thược dược, hồng.
Theo kết quả điều tra, hệ thực vật Bắc Giang có 1 405 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc