1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Tiền Giang Lớp 3.Pdf

58 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Tiền Giang Lớp 3
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Tiền Giang
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tiền Giang
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 21,34 MB

Nội dung

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ Chúc các em học sinh có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3.. – Một số đặc sản nổi tiếng của vùng đấ

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

3

Lớp

TỈNH TIỀN GIANG

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!

Nhằm đáp ứng nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo

dục phổ thông 2018, tiếp nối Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 2,

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3 Tài liệu gồm 5 chủ đề:

CHỦ ĐỀ 1 TIỀN GIANG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

CHỦ ĐỀ 2 GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ

Chúc các em học sinh có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 3

CÁC TÁC GIẢ

Trang 4

Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát,

thảo luận, tìm tòi, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện

và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống,chủ đề luyện tập tương tự hay biến đổi,… nhằm khắc sâu kiến thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế

hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ đề,

từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng

sáng tạo

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

Hướng dẫn sử dụng tài liệu 3

Mục lục 4

CHỦ ĐỀ 1: TIỀN GIANG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI .5

CHỦ ĐỀ 2: GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ 19

CHỦ ĐỀ 3: LÀNG NGHỀ ĐÓNG TỦ THỜ GÒ CÔNG 28

CHỦ ĐỀ 4: ĐẶC SẢN QUÊ EM 37

CHỦ ĐỀ 5: DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ẤP BẮC 46

Giải thích thuật ngữ 55

Trang 6

TIỀN GIANG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI

Biển Tân Thành ở huyện Gò Công Đông

(Nguồn: thanhnien.vn)

CHỦ ĐỀ 1

Trang 7

Giáo viên cùng học sinh tham gia một trò chơi (ô chữ, lật mảnh ghép, đuổi hình bắt chữ,…) để tìm tên địa danh theo một số gợi ý sau:

– Đây là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

– Vùng đất này được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”.

– Là nơi sản sinh ra nhiều nhân kiệt: Tứ kiệt (Nguyễn Thanh Long, Ngô Tấn Đước,

Lê Công Thận, Trương Văn Rộng), Trương Định, Nguyễn Hữu Huân.

– Một số đặc sản nổi tiếng của vùng đất này: Hủ tiếu Mỹ Tho, mắm tôm chà

Hoạt động 1 Khám phá thời gian thành lập, tên gọi và các đặc điểm cơ bản

về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang

Từ đầu thế kỉ XVII, một số lưu dân người Việt từ miền Trung và miền Bắc đến khai hoang và định cư ở vùng đất Tiền Giang Trải qua các giai đoạn phát triển, ngày 01 tháng 3 năm 1976, tỉnh Tiền Giang chính thức được thành lập Tiền Giang là địa danh được đặt theo tên sông Tiền

Tỉnh Tiền Giang có diện tích là 2 510,61 km2 (năm 2019), với 1 thành phố,

2 thị xã và 8 huyện

Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền

a Thời gian thành lập, tên gọi và các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang

– Em hãy cho biết tỉnh Tiền Giang được thành lập ngày, tháng, năm nào.

Vì sao tỉnh có tên gọi như vậy?

– Kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang.

Trang 8

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH TIỀN GIANG

THÀNH PHỐ

Mỹ Tho

HUYỆN

Cái BèCai LậyTân PhướcChâu ThànhChợ Gạo

Gò Công Tây

Gò Công ĐôngTân Phú Đông

THỊ XÃ

Cai Lậy

Gò Công

b Những đặc điểm cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang

Cầu Rạch Miễu bắc ngang qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

(Nguồn: Tấn Quân)

1

– Tỉnh Tiền Giang giáp với các tỉnh, thành phố nào?

– Nêu những đặc điểm cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang.

Trang 9

Vị trí địa lí

Tỉnh Tiền Giang có phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; phía nam giáp tỉnh Bến Tre; phía đông giáp Biển Đông; phía tây và tây nam giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long

Địa hình

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, nhưng một số khu vực có địa hình thấp trũng (huyện Tân Phước) hoặc gò cao hơn so với địa hình chung của tỉnh (huyện Cai Lậy, Cái Bè)

Cánh đồng trồng lúa ở huyện Cai Lậy

Trang 10

Khí hậu

Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Tỉnh Tiền Giang có lượng mưa thấp nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long Mùa khô tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt Mùa mưa ngập úng ở một số nơi, gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp

Mía bị chết khô do hạn hán ở huyện Tân Phú Đông, năm 2016

Trang 11

Đất đai

Tỉnh Tiền Giang có 4 nhóm đất chính:

Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất, thích hợp cho việc trồng lúa, cây

ăn quả,…

Cánh đồng lúa ở huyện Gò Công Tây

(Nguồn: Kiều Nguyên)

Trang 12

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ở huyện Châu Thành

(Nguồn: Báo khoa học và phát triển)

Nhóm đất mặn có diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất phù sa Nhóm đất này thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn,

Khu vực nuôi tôm tập trung tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông nhìn từ trên cao

(Nguồn: Trần Liêm)

10

9

Trang 13

Nhóm đất cát giồng thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, rau màu,…

Trang 14

Tỉnh Tiền Giang là địa bàn cư trú của các dân tộc: Kinh (Việt), Hoa, Khmer, Chăm, Trong đó, đại đa số dân cư là người Kinh (chiếm 98% số dân).

Nhân dân Tiền Giang tổ chức lễ kỉ niệm ngày anh hùng

dân tộc Trương Định tuẫn tiết

(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

Đời sống văn hoá của cư dân trên vùng đất Tiền Giang rất phong phú, đa dạng vì mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng về phong tục tập quán, văn hoá,…

Hoạt động 2 Khám phá những đặc điểm cơ bản về đời sống của cư dân ở

vùng đất Tiền Giang

– Kể tên các dân tộc cùng cư trú trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

– Nêu một số ví dụ cho thấy sự phong phú và đa dạng trong đời sống

văn hoá của người dân ở tỉnh Tiền Giang.

13

Trang 15

Các loại bánh phổ biến của Tiền Giang

Trong đời sống hằng ngày, người dân rất thích dùng khô và mắm Khô phổ biến là khô cá lóc, cá sặc, cá chạch,… Mắm có mắm cá lóc, cá sặc, cá linh, mắm tôm chà, mắm tôm chua,…

Trang 16

Trang phục truyền thống của người Kinh

(Nguồn: Xuân Trường)

18

Trang 17

Nhà cửa được xây

dựng rộng rãi, phía sau

thường là đồng ruộng

hoặc vườn cây ăn trái Cư

dân sử dụng các nguyên

vật liệu như gỗ, vách tre, lá

dừa nước, gạch ngói, sắt,

thép, xi măng,… để xây

dựng nhà cửa

Trang phục truyền thống của người Hoa

(Nguồn: Xuân Trường)

Trang phục truyền thống của người

Trang 18

Lễ hội

Hằng năm, người dân Tiền Giang tổ chức nhiều lễ hội như: Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, Lễ hội văn hoá – du lịch làng cổ Đông Hoà Hiệp (Cái Bè)

Hoạt động 1

23 24

Lễ hội Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng

Hoàn thành bảng thể hiện những đặc trưng cơ bản về thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang

Trang 19

Hoạt động 1

Chia sẻ với các bạn một lễ hội của dân tộc mà em thích nhất theo các gợi ý sau:

Hoạt động 2

– Tên gọi của lễ hội đó là gì?

– Lễ hội đó diễn ra vào thời gian nào?

– Kể tên một số hoạt động, món ăn, trang phục,… mà mọi người thường làm hoặc sử dụng trong lễ hội

Hoàn thành bảng thể hiện những đặc điểm cơ bản về đời sống các dân tộc ở tỉnh Tiền Giang

Trang 20

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TRẦN VĂN KHÊ

Chân dung Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

CHỦ ĐỀ 2

Trang 21

Học sinh xem một đoạn phim tài liệu Trần Văn Khê – Nhạc và đời và trả lời các câu hỏi sau:

– Nhân vật chính được nhắc đến trong đoạn phim tư liệu là ai?

– Theo em, công việc của ông là gì?

đã được dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn được một số bản nhạc dễ

Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921, tại làng Đông Hoà, quận Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (nay là xã Đông Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)

Hoạt động 1

– Đọc diễn cảm câu chuyện về Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

– Quê ông ở đâu? Ông đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình để làm công việc gì?

Trần Văn Khê và mẹ, năm 1924

(Nguồn: Trần Quang Hải)

Tìm hiểu về Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

1

Trang 22

Chân dung Trần Văn Khê năm 1949

(Nguồn: Trần Quang Hải)

Năm 1942, ông ra Hà Nội

học Y khoa Do thể hiện trình

độ cảm nhạc xuất sắc, ông

được cử làm nhạc trưởng

dàn nhạc của trường

Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp du học

và nghiên cứu về âm nhạc

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê biểu diễn và quảng bá âm nhạc cổ truyền Việt Nam ở nước ngoài, năm 1959

(Ảnh tư liệu)

Năm 1958, ông bảo vệ thành

công luận án Tiến sĩ Âm nhạc ở

Pháp, với đề tài Âm nhạc truyền

thống Việt Nam Ông là người

Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sĩ

Trang 23

Ông đã đến hơn 67 quốc gia trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc cổ truyền Việt Nam Ông là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trên thế giới

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê tham

dự diễn đàn Âm nhạc châu Á tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên), năm 1963.

(Ảnh tư liệu)

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê và nhạc

sư Vĩnh Bảo tại Nhạc hội Cải lương tài tử ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1977.

(Ảnh tư liệu)

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn

Khê thuyết trình về âm nhạc

cổ truyền Việt Nam tại Hội nghị

Tê-hê-ran (I-ran), năm 1969.

(Ảnh tư liệu)

6

7

8

Trang 24

Năm 2006, ông chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống và tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc truyền thống tại quê hương Ông mất năm 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê đã nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý ở trong và ngoài nước như: giải thưởng của UNESCO về

Âm nhạc (1981), Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp (1991), Huân chương Lao động hạng Nhất (1999),… Ông là người Việt Nam đầu tiên được ghi danh vào cuốn Đại từ điển Âm nhạc thế giới

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê tại Thuỵ Sĩ, năm 1958

(Ảnh tư liệu)

Hoạt động 2

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê đã dành cả cuộc đời theo đuổi việc nghiên cứu và quảng bá âm nhạc cổ truyền Việt Nam Ông đã làm cho những giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc Việt Nam được thế giới công nhận và khâm phục

9

Tìm hiểu những đóng góp của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê đã làm gì để quảng bá âm nhạc và

văn hoá Việt Nam ra toàn thế giới?

Trang 25

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê còn góp phần giúp cho nhiều bộ môn văn hoá – nghệ thuật dân tộc của Việt Nam như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ,… được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê tại buổi toạ đàm về cái nôi nghệ thuật cải lương

ở tỉnh Tiền Giang, năm 2014

(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

Một số tác phẩm của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

(Nguồn: Xuân Trường)

10 11

12

Trong hàng chục năm nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc, ông đã thực hiện được gần 30 đĩa hát và CD; công bố hàng trăm bài nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Việt Nam, đào tạo ra nhiều nhà nghiên cứu giỏi,…

Trang 26

Để tưởng nhớ và tri ân Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê, nhân dân tỉnh Tiền Giang và cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động như: cuộc thi tìm hiểu về Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê; Kỉ niệm ngày sinh và ngày mất của ông; hội thảo và công bố các tác phẩm về ông; đặt tên đường Trần Văn Khê ở quận Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh); lập Quỹ học bổng Trần Văn Khê,

13 14

Tổ chức kỉ niệm ngày sinh (ảnh trái) và ngày mất (ảnh phải)

của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

(Nguồn: Thịnh Trần – Thanh Tuyền)

15

Trang 27

Công bố các tác phẩm về Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê

(Nguồn: Xuân Trường)

17 16

Cùng bạn giới thiệu về Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê:

Hoạt động 1

– Quê quán của ông ở đâu?

– Ông nghiên cứu về lĩnh vực nào?

– Ông có những đóng góp gì?

Hoạt động 2 Việc Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê dành cả cuộc đời của mình

cho việc quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra toàn thế giới cho thấy ông là người thế nào?

17

Trang 28

Giáo sư Trần Văn Khê và nhạc sư Vĩnh Bảo

(Nguồn: baothainguyen.vn)

Theo em, những việc làm của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê cĩ

ý nghĩa thế nào đối với nền âm nhạc truyền thống của nước ta?

Hoạt động 2

Vận dụng

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê là người đã mang tiếng lịng của dân tộc mình đến với bạn bè quớc tế, để biết và hiểu hơn về dân tộc Việt Nam Một dân tộc ngoan cường nhưng tâm hồn luơn tràn đầy âm sắc và bay bổng.Ơng đã nĩi về những việc làm của mình là: “… Tơi chỉ đơn giản muớn mọi người biết về nét đẹp của đất nước mình”

Đọc đoạn văn sau:

Hoạt động 1

– Nội dung đoạn văn nĩi về điều gì?

– Câu nĩi của Giáo sư cho thấy đức tính gì của ơng?

Trang 30

Khởi động

Làng nghề tủ thờ Gò Công ở

ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã

Gò Công, tỉnh Tiền Giang Đây là

một trong những làng nghề truyền

thống nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang

Làng nghề đã có lịch sử phát

triển hàng trăm năm và truyền qua

nhiều đời con cháu

(Nguồn: Hoàng Phương)

Đường vào làng nghề tủ thờ Gò Công

(Nguồn: Xuân Trường)

Khám phá làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

Trang 31

Những loại gỗ phổ biến để đóng tủ thờ Gò Công là gỗ cẩm lai, giáng hương, gõ, mun,… tuỳ theo yêu cầu của khách hàng

Đến nay, tủ thờ Gò Công đã có nhiều cải tiến về chất liệu, kiểu dáng, hoa văn,…

Trang 32

Sản phẩm của làng nghề tủ thờ Gò Công ngày càng đa dạng như tủ thờ, đĩa, đèn thờ, bàn, ghế,… Với sự khéo léo, tỉ mỉ, các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm độc đáo, bền và đẹp Năm 1984, sản phẩm tủ thờ

Gò Công được trao Huy chương Vàng tại Hội chợ Giảng Võ (Hà Nội)

Chiếc tủ thờ Gò Công với 30 trụ

(Nguồn: Báo Ấp Bắc)

6

Hoa văn trang trí trên tủ thờ Gò Công

5

Trang 33

Một số sản phẩm khác của làng nghề tủ thờ Gò Công

(Nguồn: Trúc Linh)

Tủ thờ Gò Công có nhiều giá trị Về văn hoá, nó thể hiện một nét đẹp trong văn hoá của dân tộc – tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên Về kinh tế, làng nghề tủ thờ Gò Công góp phần giải quyết việc làm cho người dân và thu hút khách du lịch đến với vùng đất Tiền Giang Ngoài ra, các hoạ tiết trang trí trên những chiếc tủ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, phong tục, tập quán, của người dân địa phương

Hoạt động 2 Tìm hiểu các công đoạn làm tủ thờ Gò Công

7

9

8

10

– Em hãy nêu các công đoạn làm nên một chiếc tủ thờ Gò Công.

– Để làm nên một chiếc tủ thờ bền và đẹp, người thợ cần phải có những đức tính gì?

Trang 34

Để làm ra một chiếc tủ thờ Gò Công phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi các nghệ nhân phải có kĩ thuật cao, khéo léo và tỉ mỉ trong quá trình làm tủ thờ

11

Công đoạn cưa gỗ, tạo hình

(Nguồn: Báo Thanh niên)

Cưa và bào là hai khâu quan trọng đầu tiên để làm nên một chiếc

tủ thờ Gò Công tinh xảo

12

Trang 35

Công đoạn phác thảo hình dáng xà cừ

(Nguồn: Báo Người lao động)

Người thợ phác thảo hình dáng của xà cừ, thường được ví như người thổi hồn vào những chiếc tủ

14

Từ một lưỡi cưa nhỏ, người thợ phải có đôi tay khoẻ và tỉ mỉ để biến những miếng xà cừ thành hình dáng như phác thảo

Trang 36

Vật dụng đi kèm cùng những

chiếc tủ thờ là những chiếc lư hương

bằng gỗ, làm tôn vinh thêm vẻ đẹp

của tủ thờ Gò Công

17

Phun sơn, đánh véc-ni là giai đoạn cuối để hoàn thành quá trình làm tủ thờ Người thợ sơn cần có sự khéo léo, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ để màu sắc tủ thờ được đồng đều, bóng loáng

Công đoạn điêu khắc và cẩn xà cừ

(Nguồn: Báo Người lao động)

Công đoạn phun sơn

(Nguồn: Xuân Trường)

15

Người thợ phun sơn một chiếc lư hương

(Nguồn: Báo Người lao động)

16

Trang 37

Cùng bạn giới thiệu làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công theo các gợi ý sau:

– Địa điểm, thời gian hình thành.

– Vật liệu chế biến.

– Các công đoạn sản xuất một chiếc tủ thờ.

– Hình dáng, hoa văn trên tủ thờ.

– Những đức tính cần có của người thợ làng nghề.

Em hãy nêu các giá trị của sản phẩm làng nghề tủ thờ

Ngày đăng: 26/01/2024, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN