Trang 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNHLỚP 7TIỀN GIANGNGUYỄN PHƯƠNG TOÀN Tổng Chủ biênNGUYỄN CÔNG CHÁNH Chủ biên Trang 2 LỜI NÓI
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH
TIỀN GIANG
NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN (Tổng Chủ biên)NGUYỄN CÔNG CHÁNH (Chủ biên)NGUYỄN HOÀNG MẪN – LÊ QUANG HUY – VÕ PHÚC CHÂU – TỪ KIM THOA
CHÂU PHẠM HỒNG NGỌC – LÊ UY PHONG – LÊ THỊ ĐÀO
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Tiếp nối Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 7 nhằm giúp các em tiếp tục tìm hiểu, trải nghiệm,
khám phá những vẻ đẹp; những vấn đề về kinh tế, văn hoá;… của địa phương tỉnh Tiền Giang
Nội dung tài liệu bao gồm 6 chủ đề, gắn với các đặc trưng về địa lí, lịch sử, văn học nghệ thuật,… của tỉnh Tiền Giang và đảm bảo tính kế thừa các
nội dung của Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6 Các chủ đề vẫn
được thiết kế theo các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân
Chúng tôi hi vọng rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 7 sẽ đồng hành cùng các em học sinh trên con đường chinh phục tri thức,
rèn luyện các kĩ năng, bồi dưỡng tình yêu quê hương, xứ sở và tiếp tục mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị và bổ ích
BAN BIÊN SOẠN
Trang 3Giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức các hoạt động tương thích với từng nội dung học tập
Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức,
kĩ năng vừa lĩnh hội được
Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng
để giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Trang 4Mục Lục
Lời nói đầu 2
Hướng dẫn sử dụng tài liệu .3
Mục lục 4
Chủ đề 1: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TỈNH TIỀN GIANG 5
Chủ đề 2: VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG THỜI KÌ KHAI PHÁ VÀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN 14
Chủ đề 3: CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TIỀN GIANG 23
Chủ đề 4: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TIỀN GIANG 32
Chủ đề 5: MỘT SỐ HOẠ SĨ TIÊU BIỂU CỦA TỈNH TIỀN GIANG 38
Chủ đề 6: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG 48
Giải thích thuật ngữ 58
Trang 5– Nêu được đặc điểm của đô thị hoá tỉnh Tiền Giang
– Chứng minh được tác động của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường tỉnh Tiền Giang
– Thực hiện được hoạt động thực địa tại một cụm công nghiệp, khu công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang hoặc nơi em sinh sống
– Viết và trình bày được nội dung bài thu hoạch về một cụm công nghiệp, khu công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang hoặc nơi em sinh sống
Hình 1 Thành phố Mỹ Tho nhìn từ trên cao
Trang 6KHỞI ĐỘNG
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về hoạt động kinh tế – xã hội của thành phố
Mỹ Tho Học sinh nêu một số hoạt động ngành kinh tế – xã hội trong đoạn phim vừa xem
KHÁM PHÁ
I ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG SAU NĂM 1975
Bảng 1 Thời gian thay đổi địa giới hành chính ở tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 1976 – 2020
2/1976 – 4/1994 Thành phố Mỹ Tho; thị xã Gò Công; các huyện Cái Bè, Cai Lậy,
Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây
7/1994 Thành lập huyện Tân Phước
1/2008 Thành lập huyện Tân Phú Đông
12/2013 Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại (Theo Nghị quyết số 130/NQ-CP Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ)
12/2020 Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây.Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, các huyện Cái Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Tiền Giang đã tác động nhiều đến quá trình
đô thị hoá chung của tỉnh cũng như các đơn vị hành chính trực thuộc Việc thành lập mới các thị xã, thị trấn, mở rộng đô thị Mỹ Tho đã làm không gian đô thị của tỉnh Tiền Giang ngày càng rộng lớn, số dân đô thị và tỉ lệ dân số đô thị của tỉnh Tiền Giang tăng lên Tuy nhiên, việc thay đổi các đơn vị hành
chính cũng làm biến động đến số dân
đô thị và tỉ lệ dân số đô thị của các đơn
vị hành chính trực thuộc tỉnh Tiền Giang
II ĐÔ THỊ HOÁ TỈNH TIỀN GIANG
1 Đặc điểm
Đô thị hoá tỉnh Tiền Giang tăng theo
chiều hướng tích cực, nhất là đô thị động
lực phát triển đầu tàu về kinh tế Cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của các đô thị Hình 2 Thị xã Cai Lậy nhìn từ trên cao
(Nguồn: Gia Phú)
Trang 7a Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng
Hình 3 Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 2005 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2021)
Tỉ lệ dân thành thị của tỉnh Tiền Giang tăng trong những năm gần đây Các đô thị thu hút lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị rất lớn, tạo ra một vị thế của đô thị hiện đại và năng động trong tương lai
Trong các đô thị, thành phố Mỹ Tho có lượng dân thành thị tăng nhanh nhất trong khoảng
3 năm gần đây, năm 2018 là 246,3 nghìn người, đến năm 2020 tăng lên 251,9 nghìn người Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy tăng ít hơn, trong 3 năm gần đây thị xã Gò Công tăng 2,4 nghìn người, thị xã Cai Lậy tăng 3,2 nghìn người
b Quy mô dân số đô thị có sự chêch lệch
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thị xã
Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III Tuy nhiên, các đô thị có quy mô dân số khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương
Trang 8(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2021)
Bảng 2 Quy mô dân số phân theo đô thị ở tỉnh Tiền Giang, năm 2020
Căn cứ vào hình 4 và thông tin mục 2, em hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất tỉnh Tiền Giang Giải thích.
– Căn cứ vào hình 3 và thông tin mục 1, em hãy nhận xét cơ cấu dân số phân theo thành thị
và nông thôn của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2020.
– Căn cứ vào bảng 2, em hãy cho biết 3 đô thị có quy mô dân số lớn nhất So sánh quy mô dân số của các đô thị còn lại.
Trang 103 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội và môi trường
a Tích cực
– Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu nhập GRDP của tỉnh tăng liên tục
Hình 5 Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 2010 – 2020
– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Đô thị hoá làm cho cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 6 Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Tiền Giang, năm 2010 và 2020
Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
ở thành thị năm 2010 là 50,3%, đến năm 2020 tăng lên 50% Cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
– Tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động thông qua các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống
– Căn cứ vào hình 5, hãy nhận xét về tổng sản phẩm theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2010 – 2020.
– Căn cứ vào hình 6, hãy nhận xét về cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Tiền Giang năm
2010 và 2020.
Trang 11a Giới thiệu sơ nét về địa điểm tham quan
– Tên địa điểm tham quan thuộc huyện, thị xã, thành phố nào của tỉnh
– Nơi tham quan đó là: khu công nghiệp, cụm công nghiệp
b Đặc điểm của khu, cụm công nghiệp
– Các ngành, nghề sản xuất
Thị xã Cai Lậy được thành lập theo Nghị Quyết 130/NQ-CP ngày 26 tháng 12
năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy
để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy; thành lập các phường thuộc thị xã
Cai Lậy Theo đó, thị xã Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm:
Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, phường Nhị Mỹ và các
xã: Tân Bình, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Tân Hội,
Nhị Quý, Thanh Hoà, Phú Quý và Long Khánh.
Trang 12Nội dung Tiêu chí Điểm
Giới thiệu Địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố nào? 0,5
Đặc điểm
hoạt động
Tác động như thế nào đến kinh tế – xã hội ở
– Viết tay trên giấy tập học sinh hoặc giấy A4
– Trình bày bằng văn bản giấy hoặc powerpoint tối đa 10 phút
– Bài báo cáo nếu có hình ảnh, video clip minh hoạ càng tốt
3 Trao đổi thông tin
Học sinh trao đổi với nhau thông qua bài báo cáo của từng học sinh hoặc nhóm học sinh bằng các hình thức: phản biện trực tiếp, qua mạng xã hội, thông qua giáo viên,…
4 Tiêu chí đánh giá bài báo cáo
Trang 13Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Viết một báo cáo ngắn nói về một đô thị gần nơi em sinh sống gồm các nội dung sau:– Tên đô thị
– Diện tích
– Dân số
– Các hoạt động kinh tế chủ yếu (công nghiệp, dịch vụ,…)
ĐÔ THỊ HOÁ TỈNH TIỀN GIANG
Trang 14– Nêu được khái quát lịch sử vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVII.
– Trình bày được quá trình mở đất, xác lập chủ quyền ở vùng đất Tiền Giang
– Giới thiệu được một số địa danh và nhân vật lịch sử văn hoá liên quan tới thời kì lịch sử này
– Trân trọng những thành quả lao động, sáng tạo của người xưa
Hình 1 Nông cụ thời khai hoang của người dân vùng đất
Tiền Giang
(Nguồn: Lê Quang Huy)
KHỞI ĐỘNG
Lịch sử vùng đất Tiền Giang
là lịch sử khai phá thiên nhiên
của nhân dân gắn với lịch sử
đấu tranh chống giặc ngoại
xâm Đến cuối thế kỉ XVIII, diện
mạo của vùng đất Tiền Giang
đã thay đổi một cách căn bản,
trở thành một đơn vị hành
chính thuộc lãnh thổ Đàng
Trong của chúa Nguyễn và
từng bước định hình trên bản
đồ nước Đại Việt
VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG THỜI KÌ KHAI PHÁ VÀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN
Trang 15Từ giữa thế kỉ thứ VI, Vương
quốc Phù Nam bước vào thời kì
suy thoái và hoàn toàn sụp đổ
vào khoảng thế kỉ thứ VII Cư
dân dần chuyển đi nơi khác sinh
sống Vùng châu thổ sông Cửu
Long thuộc Phù Nam, trong đó
có vùng đất Tiền Giang lúc này
trở nên hoang vu Hình 2 Hình minh hoạ Tiền Giang trong buổi đầu khai phá(Nguồn: Lê Quang Huy)
KHÁM PHÁ
Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên, trong dịp kinh lí đến kinh đô Ăng-co
(Cam-pu-chia) năm 1296, khi ngang qua vùng Tiền Giang, cho biết: “Hàng trăm, hàng
nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng
trăm dặm… Chúng tôi đi ngang qua biển Côn Lôn và vào cửa sông Sông này có hàng
chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào cửa thứ tư (tức cửa Đại); các ngả khác có nhiều bãi
cát, thuyền lớn đi không được Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ
thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào”.
(Châu Đạt Quan, bản dịch của Lê Hương,
Chân Lạp phong thổ ký, Sài Gòn, 1970, trang 22)
EM CÓ BIẾT?
So với Đàng Ngoài, điều kiện thiên nhiên ở vùng đất Tiền Giang được xem là thuận lợi hơn với sông, rạch chằng chịt, nguồn nước đầy đủ, khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ,… nhưng không phải là không có khó khăn Ở vùng ven biển huyện Gò Công hay có bão tố hoành hành, rủi ro đối với con người là rất lớn; ngoài ra còn có tình trạng xâm nhập mặn, khan hiếm nước ngọt Tại những nơi giáp vùng Đồng Tháp Mười, đất bị nhiễm phèn và nước lũ dâng lên hằng năm, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân(1)
Đọc thông tin trong mục 1, em hãy cho biết vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ XVII là vùng đất như thế nào.
(1) Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 8.
Trang 162 Tình hình khai hoang ở Tiền Giang từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII
Đầu thế kỉ XVII, do chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn cùng
sự bóc lột của bọn quan lại và địa chủ; điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và dịch bệnh, lưu dân người Việt, phần lớn là nông dân nghèo khổ miền Bắc, miền Trung vượt qua nhiều khó khăn vào đến vùng đất Tiền Giang khai hoang lập nghiệp
Lúc đầu, dòng người di cư tự do cả gia đình hoặc người khoẻ mạnh đi trước rồi đón gia đình đến sau Sau đó, chính quyền chúa Nguyễn đứng ra tổ chức và bảo trợ những đoàn dân di cư vào phía nam, đồng thời cho phép những người “có vật lực” chiêu mộ dân nghèo vào vùng đất mới khẩn hoang(1) Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định trong công cuộc khẩn hoang ở vùng đất Tiền Giang và toàn Nam Bộ
Hình 3 Tranh miêu tả lưu dân người Việt khai phá vùng đất Tiền Giang
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Em hãy cho biết vùng đất Tiền Giang được khai hoang bởi những thành phần di dân nào Thành phần nào giữ vai trò chủ yếu?
(1) Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 25.
Trang 17(1) Trang, trại: những đơn vị hành chính có đất đai rộng rãi và màu mỡ, dân cư khá đông Đứng đầu trang có
Cai trang Đứng đầu trại có Cai trại.
(2) Man: nơi còn hoang dã, dân cư thưa thớt Đứng đầu man là Cai man.
(3) Nậu: nơi đất đai phì nhiêu, dân đông và chuyên về nghề ruộng Đứng đầu là chức Đầu nậu; danh xưng
này còn tồn tại đến ngày nay.
(4) Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 36.
Từng đoàn người di cư đã sử dụng ghe bầu, men theo bờ biển, đi vào cửa Tiểu,
cửa Đại Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: “Nếu cho thuyền đi xuống
miền dưới thì người ta đi vào các cửa Tiểu, cửa Đại” Sau đó, người ta đến
Gò Công, Vàm Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè,… Đi tới đâu, lưu dân người Việt khai phá rừng hoang đến đó Nhờ thế, các giồng đất từ trong đất liền ra đến tận biển, kể cả các cù lao trên sông Tiền, đều được lưu dân khai khẩn, định cư và tiến hành sản xuất nông nghiệp Làng xóm nằm dọc theo hai bờ
sông rạch lớn Đình, chùa, miếu, chợ đều nằm ở ngã ba, ngã tư sông rạch, những nơi
giao thông thuận tiện.
(Theo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang,
Địa chí Tiền Giang, tập 1, 2005, trang 376)
EM CÓ BIẾT?
Năm 1679, một lực lượng khác vốn là lưu dân Trung Quốc do Dương Ngạn Địch chỉ huy, vì không thần phục triều đình Mãn Thanh, nên sang Phú Xuân (Huế) xin tị nạn và được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Mỹ Tho Sau đó, do sự giao thoa văn hoá và có mối quan hệ hôn nhân với người Việt nên số người Hoa này dần Việt hoá, cùng người Việt khai hoang vùng đất mới
Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm và sự đoàn kết của những người khai hoang cùng các chính sách khẩn hoang của chính quyền chúa Nguyễn, đến cuối thế kỉ XVIII, công cuộc khai hoang ở vùng đất Tiền Giang cơ bản được hoàn thành, tạo điều kiện cho việc mở rộng địa bàn khai phá và sản xuất nông nghiệp
Những yếu tố nào giúp cho công cuộc khai hoang ở vùng đất Tiền Giang hoàn thành vào cuối thế kỉ XVIII?
Trang 18Song song với việc thành lập các đơn vị hành chính như trên, chính quyền chúa Nguyễn
từ cuối thế kỉ XVII cũng chủ trương lập ra thôn, ấp, xã, phường, chia cắt địa phận Riêng
ở vùng đất Tiền Giang, đơn vị hành chính cơ sở không có xã, mà chỉ có thôn, ấp, phường, bởi các đơn vị này nhỏ, dễ quản lí(1)
Đến cuối thế kỉ XVIII, hệ thống thôn, ấp ở vùng đất Tiền Giang đã được hình thành và
ổn định Điều đó có tác dụng tích cực trong việc tiếp tục đẩy mạnh tốc độ khai hoang và nhất là thiết lập đơn vị hành chính
2 Hình thành đơn vị hành chính
Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc
Thuần quyết định thành lập tại
Mỹ Tho một đơn vị hành chính là
đạo Trường Đồn, lỵ sở(2) được đặt
tại giồng Kiến Định(3) Đứng đầu
là một quan võ cấp Cai cơ (Cai
đội), một quan văn cấp Thư kí và
lực lượng tinh binh, thuộc binh
Năm 1779, Nguyễn Ánh cắt
bớt địa giới các dinh Phiên Trấn
và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường
Đồn để lập dinh Trường Đồn
Đến năm 1781, Nguyễn Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở
từ giồng Kiến Định sang thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho)(4) Từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế và văn hoá
Năm 1792, Nguyễn Ánh cho xây thành Trấn Định (còn gọi là thành Mỹ Tho), sau đó huy động dân binh đắp đường Thiên lý từ Phiên Trấn (Bến Nghé) về phía nam qua giồng Kiến Định đến giồng Thủ Triệu (Cái Bè) Từ đó, hệ thống đường sá cùng các đơn vị hành chính như thôn, ấp cũng bắt đầu xây dựng và đi vào quy củ
– Sự hình thành hệ thống hành chính ở vùng đất Tiền Giang trong thế kỉ XVIII có
ý nghĩa như thế nào?
– Trình bày quá trình hình thành đơn vị hành chính ở vùng đất Tiền Giang.
(1) Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 39.
(2) Trung tâm hành chính trong một khu vực nhỏ.
(3) Thị trấn Tân Hiệp ngày nay.
(4) Khu vực chợ Cũ thuộc Phường 2 và Phường 8, thành phố Mỹ Tho ngày nay.
Hình 4 Mô hình thành Mỹ Tho
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 193 Ý nghĩa việc xác lập đơn vị hành chính
Từ vùng đất hoang vu cho đến sự ra đời dinh Trấn Định vào cuối thế kỉ XVIII là thành quả của bao mồ hôi, công sức của lưu dân người Việt đã đổ xuống trong công cuộc khẩn hoang ở vùng đất Tiền Giang và toàn Nam Bộ
Việc thành lập dinh Trấn Định thể hiện sự mở rộng và xác lập quyền cai quản của các chúa Nguyễn ở vùng đất Tiền Giang
Là nơi đặt chân sớm của những lớp lưu dân, qua thời gian, vùng đất Tiền Giang trở thành địa bàn trung chuyển của những thế hệ lưu dân sau đó tiến sâu vào khai phá những vùng màu mỡ, trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn để tạo thành vựa lúa lớn nhất nước và những vườn trái cây sum suê như hôm nay
III MỘT SỐ ĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ – VĂN HOÁ GẮN VỚI THỜI KÌ
MỞ CÕI Ở VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG
1 Địa danh lịch sử
a Giồng Sơn Quy
Giồng Sơn Quy cách huyện lỵ Tân Hoà (thị xã Gò Công ngày nay) khoảng 3 km
về hướng tây bắc, thuộc làng Tân Niên Trung (nay là xã Long Hưng, thị xã Gò Công) Giồng kéo dài từ Vàm Sơn Quy, Xóm Mới ở phía nam đến Láng Chim ở phía bắc giáp sông Vàm Cỏ
Giồng Sơn Quy có nghĩa là Gò Rùa, bởi vì nơi đây, thuở lưu dân người Việt đến khai phá,
có rất nhiều rùa sinh sống; cũng có thuyết cho rằng, giồng có hình vòng tròn và dài, giữa lại cao lên giống như một con rùa nằm, nên gọi là Gò Rùa
Vào giữa thế kỉ thứ XVIII, ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công vốn còn hoang vu Là người giỏi Nho học, tinh thông phong thuỷ, địa lí, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng Lúc ông đến Gò Rùa, thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó, toàn vùng Gò Công, giếng nước ngọt rất hiếm Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ/ Từ Dũ), hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức
Do Gò Rùa (Quy Nguyên) là quê ngoại của nhà vua, nên vua Tự Đức thay chữ Quy Nguyên thành Sơn Quy tức là Gò Rùa thành ra Núi Rùa, ý muốn nói nơi phát tích bên ngoại được vững bền như Núi Rùa, là một loại trong Tứ Linh (Long – Lân – Quy – Phụng) sống lâu lại hợp với Núi càng vững bền thêm mãi Tại đây, vua Thiệu Trị rồi vua Tự Đức cho xây dựng ngôi Từ đường thích lý (bên ngoại của nhà vua) và cấp ruộng đất để phục vụ việc thờ phụng
Giữa Giồng Sơn Quy có khu lăng Hoàng Gia, là nơi có lăng mộ và đền thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và một số ngôi mộ khác trong họ tộc Phạm Đăng
Trang 20Hình 5 Khu mộ và nhà thờ Đức quốc công Phạm Đăng Hưng
Giồng Sơn Quy còn liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo Tại đây, ông cho xây dựng một chiến luỹ, gọi là luỹ Sơn Quy Luỹ này được đắp bằng đất, cao khoảng 1 m, nằm dọc theo rạch Sơn Quy Ngoài ra, nghĩa quân còn đắp một chiến luỹ nữa, gọi là luỹ Dung Giang Luỹ này nằm về phía tây Giồng Sơn Quy, gồm có nhiều đoạn, bắt đầu từ xóm Mới ở cuối Giồng Sơn Quy chạy dọc theo rạch Gò Công, tạo thành hình vòng cung bảo vệ Giồng Sơn Quy
(Nguồn: https://tuyengiaotiengiang.vn/news/Lich-su-truyen-thong/Dia-danh-giong-Son-Quy-3671/)
b Mỹ Tho Đại phố
Vào năm 1679, một nhóm khoảng 3 000 người Minh Hương được chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này Trong đó, có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho Đại phố (chợ phố lớn Mỹ Tho) ở thôn Mỹ Chánh, huyện Kiến Hoà Khu đại phố này kéo dài đến
Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong ngày nay Sách Gia Định thành thông chí của
Trịnh Hoài Đức cho biết, phía nam trụ sở dinh trại của Dương Ngạn Địch là phố thị lớn
Mỹ Tho, một “chợ phố lớn, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền các ngả sông, biển đến đậu đông đúc, là một chốn đô hội, rất phồn hoa, huyên náo” Từ phố thị
Mỹ Tho, cư dân quanh vùng đã sống tập trung hơn, nhiều làng xã đã nhanh chóng mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho tạo nên một bộ mặt mới trên vùng đất này Mỹ Tho không chỉ là một phố thị bình thường nữa, nó đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn ở Nam Bộ, sánh với Nông Nại Đại phố, với đô hội Gia Định và phố thị Sài Gòn hay phố thị Hà Tiên.Thương nhân các nước khi đến Mỹ Tho thường cho thuyền vào neo đậu, mướn phố rồi đến Hội quán khai báo số hàng quán cần bán, cần mua Hai bên lập hợp đồng mua bán, xong rồi tạm trú ở phố vui chơi đến ngày lui thuyền thì thanh toán tiền đầy đủ,…
Thuyền buôn đến thường mua gạo thóc, cá khô, tôm khô, muối, cau khô, tre bông, tầm vông,… Họ mang đến bán các loại hàng như đồ sứ, đồ sành, trà, tơ lụa, tranh vẽ, giấy
Trang 21mực, dược liệu, bàn ghế đóng sẵn… Hầu hết là các loại hàng nhẹ nên họ phải chở thêm
lu đựng nước hoặc gạch, đá để giữ thăng bằng cho ghe thuyền Nhờ vậy, Mỹ Tho Đại phố trở thành chợ đầu mối, hàng hoá phong phú, không thua đô thị nào
2 Nhân vật tiêu biểu trong quá trình khai hoang ở Tiền Giang
Trong số những người Việt
đi tiên phong vào khai hoang ở
Tiền Giang, có một số nhân vật
tiêu biểu:
– Lê Phước Tang từ miền
Trung vào khai hoang và lập
thôn Hoà Thuận (nay thuộc xã
Long Khánh, thị xã Cai Lậy) vào
khoảng giữa thế kỉ XVIII Ông mất
vào năm 1779
– Cai cơ Ngô Tấn Lễ khai
hoang, lập ấp Hữu Hoà (nay thuộc thị xã Cai Lậy) vào khoảng thế kỉ XVIII Khi ông mất, để ghi nhớ công lao người khai hoang đầu tiên, nhân dân đã lấy tên và chức vụ của ông đặt cho vùng đất này là Cai Lễ, tức Cai Lậy
– Lê Công Giám vào lập thôn Kim Sơn (nay thuộc huyện Châu Thành) khoảng nửa sau thế kỉ XVIII Sinh thời, ông làm tới chức Trùm Cả Sau khi mất, ông được dân làng tôn làm phúc thần thờ ở địa phương
– Trần Văn Khủng vào khai phá thông Bình Cách (nay thuộc xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo) khoảng thế kỉ XVIII Đến đời thứ năm là Trần Văn Học (1819 – 1879) thì dòng họ này sở hữu hàng trăm mẫu đất
– Phạm Đăng Dinh (ông nội của Đức quốc công Phạm Đăng Hưng) từ Quảng Ngãi vào Giồng Sơn Quy (Gò Công) lập nghiệp giữa thế kỉ XVIII Dòng họ này vốn ở Thanh Hoá, theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá giữa thế kỉ XVI và sau đó đi dần vào phương Nam
– Lê Văn Hiếu cùng với con là Lê Văn Toại từ Quảng Ngãi vào ngụ cư tại rạch Trà Lọt (nay thuộc xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè) khoảng giữa thế kỉ XVIII, sau đó, chuyển đến thôn Long Thạnh (nay thuộc huyện Châu Thành) Dòng họ này vốn gốc vùng Sơn Tây – Vĩnh Yên (Bắc Bộ) Lê Văn Toại là cha của Tả quân lê Văn Duyệt (1764 – 1832)
(Theo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Địa chí Tiền Giang, tập 1, 2005)
Hình 6 Mộ ông Lê Phước Tang tại xã Long Khánh,
thị xã Cai Lậy
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 22Năm Những thay đổi hành chính
Tìm hiểu gia phả một số dòng họ để từ đó biết về nguồn gốc của cư dân Tiền Giang
1 Vùng đất Tiền Giang trước thế kỉ XVI có những đặc điểm gì?
2 Hoàn thành bảng dưới đây về những thay đổi về vùng đất Tiền Giang qua các năm trong thế kỉ XVIII
Vận dụng Luyện tập
Trang 23– Em được biết những bài ca dao, tục ngữ này khi nào và ở đâu?
– Mỗi người dân thường làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?
– Theo em, những địa danh nổi tiếng ở tỉnh Tiền Giang thường có gì đặc biệt? Cho ví dụ
CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
TIỀN GIANG
CHỦ ĐỀ
3
ĐỌC
Qua văn học dân gian Tiền Giang, ông cha ta đã để lại cho đời sau một tài sản tinh thần
vô cùng phong phú Đó chính là sự kết tinh tâm hồn, trí tuệ và kinh nghiệm sống bao đời
– Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán,
từ ngữ,… địa phương được phản ánh trong ca dao và tục ngữ địa phương
– Phân biệt và sửa lỗi chính tả phụ âm cuối n/ ng, c/ t do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương
– Viết được theo đúng yêu cầu bài văn hoặc đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thông qua ca dao, tục ngữ
– Có ý thức, kĩ năng sưu tầm ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình sinh sống Biết nhận xét về kết quả và phương pháp sưu tầm
– Biết trân trọng, tự hào về truyền thống văn học địa phương
Mục tiêu
Trang 24của người dân địa phương Ca dao, tục ngữ là một phần thành tựu đặc sắc của văn học dân gian Tiền Giang Cùng với dân ca, ca dao là tiếng hát của tâm hồn người bình dân; tục ngữ là tiếng nói của trí tuệ, là bài học kinh nghiệm quý báu, là lời người xưa răn dạy cháu con.
Trong chủ đề này, qua việc đọc một số câu ca dao, tục ngữ, học sinh sẽ cảm hiểu sâu sắc hơn vẻ đẹp của tâm hồn và trí tuệ dân gian Tiền Giang
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp
giữa lời với giai điệu nhạc(1)
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ
lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước, Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng,
khác với thơ của văn học viết Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát
hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh,
ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian(2)
Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, thường
được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân(3)
Tục ngữ là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về
thế giới tự nhiên và đời sống con người(4)
Tri thức đọc hiểu
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1 Biển Tân Thành(6) lắm cua nhiều ốc,
Xứ Rạch Gốc(7) nổi tiếng cá kèo
Em về xứ ấy cho đỡ nghèo,Anh chồng, em vợ, sắm ghe chèo ta bắt cua (1)
Những hình ảnh, địa danh nào được dùng để miêu tả những vùng đất của Tiền Giang qua câu
ca dao trên? (1)
(1) Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, Trần Đình Sử (tổng chủ biên), NXB Giáo dục, 2007, tr.27.
(2) Theo Ngữ văn 10, tập một, Phan Trọng Luận (tổng Chủ biên), NXB Giáo dục, 2012, tr.82.
(3) Theo Ngữ văn 10, tập một, Phan Trọng Luận (tổng Chủ biên), NXB Giáo dục, 2012, tr.18.
(4) Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, Trần Đình Sử (tổng Chủ biên), NXB Giáo dục, 2007, tr.27.
(5) Tuyển tập Văn học dân gian Tiền Giang – Tập 1,2, La Mai Thi Gia (Chủ biên), NXB Tổng hợp TP HCM, 2019
(6) Xã Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông.
(7) Tên rạch thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông.
Trang 252 Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu(1) Anh về học lấy chữ Nhu(2)
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ (2)
3 Trai đất Giồng luỵ gái Gò Me(3)
Không vì sắc đẹp, chỉ vì mê giọng hò (3)
4 Ai về nhớ ghé Tiền Giang,Trai thanh gái lịch rộn ràng hát ca
Tiền Giang đồng ruộng bao la,
Cò bay thẳng cánh thật là ấm no
5 Ai qua Lộ Bốn
Về chốn Ba Dừa(4) Nhớ chăng tàu chuối đong đưa,Thắm tình quê mẹ nắng mưa đợi mình (4)
(2) Tức chữ Nho (chữ Hán nhưng được đọc theo phát âm của người Việt) Chữ Nho thể hiện tinh thần dân tộc của cha ông ta.
(3) Ấp Gò Me thuộc xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông.
(4) Thuộc thị xã Cai Lậy ngày nay.
(5) Thuộc ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Vì sao người con gái chỉ muốn chàng trai về quê học chữ Nho mà không nên đi xa học tiếng Pháp
và chữ quốc ngữ? (2)
Qua lời tỏ tình của chàng trai, người dân Gò Me tự hào về điều gì? (3)
Bài ca dao 4 và 5 là lời mời gọi của ai, dành cho ai? Mời gọi điều gì? (4)
Trang 264 Cúc mọc dưới sông anh kêu là cúc thuỷChợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ(1) cũng xaGởi thơ thăm hết nội nhàTrước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.
5 Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc(2)
Gió nào độc bằng gió Gò CôngThổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồngNằm đêm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi
CHỦ ĐỀ 3: CA DAO VỀ LỊCH SỬ
1 Đặt chân lên đất Tháp MườiĐến vùng Hậu Mỹ ngậm ngùi nhớ thươngDấu chân ông Võ Duy DươngĐánh Tây tiếp bước ông Trương đất Gò
2 Gò Công anh dũng tuyệt vờiÔng Trương “đám lá tối trời”(3) đánh Tây
3 Bần gie đóm đậu sáng ngờiRạch Gầm, Xoài Mút(4) muôn đời rạng danh
4 Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụngGiặc đến nhà chẳng vụng huơ đao
5 Cây đa Bình Trung, cây me Dương Phước(5)
Cây nào có trước, cây nào có sau?
Tổ tiên ta ai chống với quân TàuCòn ai khai khẩn gian lao xứ này?
(1) Mỹ Tho.
(2) Vùng Châu Đốc có đặc điểm là thuỷ triều xuống rất thấp, nên người thương hồ ngồi dưới ghe thuyền có cảm tưởng cột đèn ở đây cao hơn các nơi khác.
(3) Rừng lá dừa nước ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông.
(4) Đây là hai nhánh sông nhỏ, thuộc sông Tiền; nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Nơi đây, Nguyễn Huệ đã phục binh thắng quân Xiêm xâm lược ngày 19/1/1785
(5) Hai làng nhập lại thành xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông ngày nay.
Trang 27CHỦ ĐỀ 4: TỤC NGỮ
1 Văn Cai Lậy, võ Ba Giồng(1)
2 Nhất Tuất, nhì Viên, tam Vinh, tứ Trảo (2)
3 Giàu như ông Cai Lữ(3), mưu sự như ông Thuộc Nhiêu(4)
4 Một là sang Bao Ngược, hai là vượt sông Vàm Tuần(5), mơi(6) bom, chiều pháo, tối cán gáo soi đèn(7)
5 Ốc gạo Cồn Tre(8), một người đè, hai người lể
Mì Bến Kè(9), hai người đè, một người lột
1 Những câu ca dao, tục ngữ thuộc chủ đề 1, 2, 3, 4 cho ta hình dung gì về
địa phương Tiền Giang?
2 Qua những câu ca dao thuộc chủ đề 1, 2, 3, em hãy nhận xét về phẩm chất
người dân Tiền Giang.
3 Các câu ca dao thuộc chủ đề 1, 2, 3 thể hiện rõ những mối quan hệ tốt đẹp nào
trong gia đình và ngoài xã hội?
4 Dựa vào phần Tri thức đọc hiểu, em hãy chứng minh các câu thuộc chủ đề 4
là tục ngữ.
5 Yếu tố hình thức và nội dung nào giúp em nhận ra những câu ca dao, tục ngữ
thuộc chủ đề 1, 2, 3, 4 là sản phẩm tinh thần của người dân Tiền Giang?
(1) Cai Lậy có nhiều người nổi tiếng trên lĩnh vực văn chương Võ Ba Giồng là một trường phái võ thuật nổi
tiếng từ nửa sau thế kỉ XVIII Trong quyển tiểu thuyết Đỗ nương báo oán, tại chương 11 Ba Giồng anh kiệt,
nhà văn Hồ Biểu Chánh viết: “Nhơn dân Ba Giồng bình thường thì già trẻ đều cặm cụi làm ruộng làm rẫy, song họ âm thầm hun đúc một hào khí mạnh mẽ vô cùng Người học văn vừa đủ dùng, nhưng võ nghệ thì
có danh lắm” Ba Giồng là hệ thống giồng cát chạy dài từ Khánh Hậu (nay thuộc thành phố Tân An, tỉnh Long An) qua huyện Châu Thành, thị xã Cai Lậy đến rạch Cái Thia (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
(2) Tên 4 ông thầy đồ dạy giỏi nổi tiếng ở Cai Lậy, Tiền Giang ngày xưa.
(3) Tương truyền, ông tiền hiền Nguyễn Văn Lữ đã dẫn dân vào khai hoang lập ấp vùng Thuộc Nhiêu (huyện Châu Thành) vào đầu thế kỉ XVIII Nhân dân lấy tên ông đặt tên cho một giồng cát, giồng Cai Lữ
(4) Tương truyền, ông Nguyễn Văn Nhiêu chiêu mộ dân nghèo từ miền Trung vào Nam khai khẩn, được triều đình tin tưởng giao cho chức Cai thuộc nên được gọi là Thuộc Nhiêu.
(5) Vàm Bao Ngược thuộc huyện Gò Công Đông, là nơi hội tụ nhiều dòng nước Do đó, tại đây có nhiều xoáy nước nguy hiểm, tàu thuyền khi giao thông ngang qua đây gặp rất nhiều khó khăn Sông Vàm Tuần là đoạn sông từ Lý Nhơn (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh) sang sông Vàm Cỏ, sóng to, ghe thuyền thường hay bị chìm.
(6) Chỉ buổi sáng (phương ngữ Nam Bộ).
(7) Cán gáo là tiếng lóng, chỉ một loại máy bay của Mỹ thường tìm bắt cán bộ cách mạng của ta.
(8) Cồn Tre nằm giữa sông Tiền, thuộc xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
(9) Địa danh thuộc huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An.
Một số chú thích trên có dựa theo Phác thảo diện mạo văn hoá dân gian tỉnh Tiền Giang (tập 1), Nguyễn
Phúc Nghiệp (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
Trang 28THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Gạch chân những từ viết đúng chính tả trong các dấu ngoặc đơn dưới đây:
a Phân biệt phụ âm cuối n/ ng:
1 Biển Tân Thành lắm cua nhiều ốc,
Xứ Rạch Gốc nổi (tiến/ tiếng) cá kèo
2 Anh về học lấy chữ NhuChín (trăn/ trăng) em cũng đợi, mười thu em cũng chờ
3 Ai về nhớ ghé (Tiền/ Tiềng) (Gian/ Giang),Trai thanh gái lịch rộn (ràn/ ràng) hát ca
4 Nhớ (chăn /chăng) tàu chuối đong đưa,Thắm tình quê mẹ (nắn/ nắng) mưa đợi mình
b Phân biệt phụ âm cuối c/ t:
1 (Đặc/ Đặt) chân lên đất Tháp MườiĐến vùng Hậu Mỹ ngậm ngùi nhớ thươngDấu chân ông Võ Duy DươngĐánh Tây tiếp (bước/ bướt) ông Trương đất Gò
2 Gái Mỹ Tho mày tằm (mắc/ mắt) phụng(Giặc/ Giặt) đến nhà chẳng vụng huơ đao
3 Cây đa Bình Trung, cây me Dương (Phước/ Phướt)Cây nào có (trước/ trướt), cây nào có sau?
4 (Nhấc/ Nhất) Tuất, nhì Viên, tam Vinh, tứ Trảo
Giàu như ông Cai Lữ, mưu sự như ông (Thuộc/ Thuột) Nhiêu
Luyện tập
1 Ca dao, tục ngữ có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết như thế nào?
Trang 291 Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương nơi mình sinh sống
và nhận xét ngắn gọn về nội dung những câu ca dao, tục ngữ này
2 Viết một đoạn văn nghị luận bàn về một câu ca dao hoặc tục ngữ của địa phương mà
em thích nhất
3 Lập sổ tay chính tả:
Học sinh lập sổ tay chính tả và thường xuyên ghi vào sổ những từ dễ mắc lỗi do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương (phụ âm cuối n/ ng; c/ t), kèm theo câu ca dao, tục ngữ của địa phương Tiền Giang có chứa từ ấy
Trang 30ĐỌC MỞ RỘNG VỀ CA DAO TIỀN GIANG
BẢO ĐỊNH GIANG VÀ CÂU CA DAO BẤT HỦ
Về sau, khi đã chuyển công tác và vào định cư trong Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ Bảo Định Giang vẫn thường xuyên thư từ, gửi sách báo ra Hà Nội cho tôi Khi gửi tặng tôi
tập Trong mỗi trái tim (gồm 28 bài thơ, 4 đoạn văn viết về Đảng, về Bác Hồ và những đồng
chí trung kiên của Thành đồng Tổ quốc), ông có nhắc tôi đọc kĩ “cái xuất xứ” của câu
ca dao trên Ông cho biết nguyên bài thơ có tên là bài Đẹp nhứt:
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen Việt Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Và kể rằng: Dạo ấy là mùa hè năm 1946, sau lần gặp đồng chí Lê Duẩn, lúc ấy là Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ, được đồng chí căn dặn nhiều điều, trong đó có việc phải nói rõ cho đồng bào biết về Cụ Hồ Người mà trước đó, ông mới hiểu về Người rất ít, ông đã viết nhiều thơ, kịch và đi tuyên truyền nhiều nơi về Bác Hồ Ông sinh năm 1919, lúc đó mới ngoài 20 tuổi, đang là cán bộ ban Tuyên truyền lưu động Chiến khu 8 thuộc Tuyên huấn Bộ Tư lệnh Nam Bộ
Ông kể tiếp: “Một hôm, tại nhà một bà cụ nông dân, sáng dậy sớm, tôi ra ngồi trên chiếc võng, vẫn thuốc lá hút, để mắt phóng ra cánh đồng sau nhà Đã bình minh, Mặt Trời vừa hé mọc Trước mắt tôi hiện ra một cánh đồng sen bát ngát Hàng nghìn, hàng vạn đoá sen hồng đong đưa trong gió sớm sao mà đẹp khác thường Lòng tôi bỗng rạo rực xúc động khó tả trước cảnh vật bất chợt tình cờ, tôi ngẫu hứng se sẽ ngâm:
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen, Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ.
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm.
Bài ca này sau đó được truyền miệng, được in trên sách báo phổ biến khắp vùng Đồng Tháp Mười Và năm sau, năm 1948, tôi có nhờ phái đoàn anh Trần Văn Trà đem ra Việt Bắc tặng Trung ương Đảng một tập thơ chép tay, trong đó có bài thơ này Có điều rất thú vị là nhiều nơi hồi đó, kể cả Việt Bắc, khi đăng lên báo người ta đã bỏ hai câu thơ cuối của bài thơ Cho đến nay, nhiều sách báo cũng chỉ in hai câu thơ đầu, coi như thế là gọn và đầy đủ ý nghĩa Ca dao xưa nay bao giờ cũng vậy Nó sống được, tốt thêm là nhờ đông tay chăm sóc và mỗi người đều có quyền sửa chữa, thêm bớt cho đến lúc viên mãn mới thôi”.Đúng như lời tâm sự của nhà thơ, bài ca dao ông sáng tác trên đất Tháp Mười, ngay bên cạnh tháp Đốc Binh Kiều năm ấy, trải hơn nửa thế kỉ vẫn sống “tốt thêm” và thật đã
“viên mãn” Nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đồng Tháp Mười, của người dân