1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Long An - Lớp 10.Pdf

104 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Long An - Lớp 10
Tác giả Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Lưu An, Đỗ Thị Liêm Chính, Võ Thị Thu Hằng, Nguyễn Phúc Hiền, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Trọng Hoàng, Lê Hoàng Khải, Nguyễn Mỹ Linh, Bùi Trần Quỳnh Ngọc, Hoàng Minh Phúc, Lê Duy Thanh, Phạm Đỗ Văn Trung, Phạm Xuân Vũ, Bùi Thị Xuyến
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Long An
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại tài liệu giáo dục
Năm xuất bản 2022
Thành phố Long An
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 24,14 MB

Nội dung

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 10 gồm có 6 chủ đề: Chủ đề 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LONG ANChủ đề 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH LONG ANChủ đề 3:

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Th áng 8 – 2022

Trang 2

NGUYỄN QUANG THÁI – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)

NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP – TRẦN MINH HƯỜNG (đồng Chủ biên)

NGUYỄN THỊ LƯU AN – ĐỖ THỊ LIÊM CHÍNH – VÕ THỊ THU HẰNG

NGUYỄN PHÚC HIỀN – PHẠM NGỌC HIỀN – NGUYỄN TRỌNG HOÀNG – LÊ HOÀNG KHẢI

NGUYỄN MỸ LINH – BÙI TRẦN QUỲNH NGỌC – HOÀNG MINH PHÚC

LÊ DUY THANH – PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG – PHẠM XUÂN VŨ – BÙI THỊ XUYẾN

Trang 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

VẬN DỤNG Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng

các em học sinh lớp sau!

Trang 4

Lời nói đầu

lí, kinh tế, xã hội, môi trường,… của quê hương Long An anh hùng; giúp các

em phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết; để từ đó có định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An –

Lớp 10 gồm có 6 chủ đề:

Chủ đề 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LONG AN

Chủ đề 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH LONG AN

Chủ đề 3: TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TỈNH LONG AN

Chủ đề 4: CHÂN DUNG NHÂN VẬT NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC Ở TỈNH LONG AN

Chủ đề 5: CHÂN DUNG HOẠ SĨ, KIẾN TRÚC SƯ VÀ NGHỆ NHÂN Ở TỈNH LONG AN

ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng Long An ngày càng giàu đẹp

Chúc các em có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng với Tài liệu Giáo

dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 10.

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Trang 5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHỦ ĐỀ 1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH LONG AN 5

CHỦ ĐỀ 2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH LONG AN 13

Bài 1 Khái quát về di sản văn hoá ở tỉnh Long An 13

Bài 2 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Long An 24

CHỦ ĐỀ 3 TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TỈNH LONG AN 31

Bài 1 Khái quát văn học dân gian tỉnh Long An 31

Bài 2 Đất và người Long An trong truyện cổ dân gian 48

Bài 3 Ca dao tình yêu đôi lứa 55

CHỦ ĐỀ 4 CHÂN DUNG NHÂN VẬT NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC Ở TỈNH LONG AN 60

CHỦ ĐỀ 5 CHÂN DUNG HOẠ SĨ, KIẾN TRÚC SƯ VÀ NGHỆ NHÂN Ở TỈNH LONG AN 69

CHỦ ĐỀ 6 KINH TẾ TỈNH LONG AN 79

BẢNG THUẬT NGỮ 89

Mục lục

Trang 6

Các hình ảnh trên gợi cho em những hiện tượng thiên nhiên nào?

Những hiện tượng đó gây ra hậu quả gì đối với sản xuất và đời sống?

Trang 7

Tỉnh Long An có lượng nhiệt dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ cao, biên

độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1980 – 2020 tại trạm Mộc Hoá dao động từ 25,9oC đến 28,8oC Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1, cao nhất vào tháng 4

Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2 200 – 2 800 giờ Số giờ nắng trung bình trong ngày dao động từ 6 – 7,5 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất thường vào mùa khô, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào mùa mưa

1 Nhiệt độ

Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở tỉnh Long An.

Trang 8

Lượng mưa hằng năm lớn, trung bình hơn 1 500 mm/năm Mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa phân bố không đều, giảm dần theo chiều bắc – nam Các huyện phía nam của tỉnh Long An như Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Châu Thành có lượng mưa thấp nhất Thời gian mưa nhiều trong năm thường trùng với thời gian lũ về, song song đó là yếu tố địa hình trũng thấp của vùng Đồng Tháp Mười làm cho ngập lụt gia tăng trên diện rộng Tuy nhiên, ngay trong mùa mưa vẫn có thời

kì hạn hán xen kẽ trong thời gian ngắn mà dân địa phương gọi là “hạn Bà Chằn” xảy ra vào tháng 7, 8 hằng năm

II BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1 Xu thế biến đổi nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hằng năm tại trạm Mộc Hoá nói riêng và tỉnh Long An nói chung có xu thế tăng rất rõ rệt, tốc độ tăng khoảng 0,0198oC/năm Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 27 – 28,2oC Năm có nhiệt độ trung bình lớn nhất là 28,2oC (năm 2016) và thấp nhất là 26,98oC (năm 1993)

2 Lượng mưa

Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết tháng có lượng mưa trung bình cao nhất và thấp nhất ở tỉnh Long An giai đoạn 1980 – 2020.

– So sánh lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô.

Năm Nhiệt độ trung bình ( 0 C)

Hình 2 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Mộc Hoá, tỉnh Long An

giai đoạn 1980 – 2020

Trang 9

Hình 3 Dự báo mức biến đổi nhiệt độ trung bình ở tỉnh Long An năm 2050

2 Xu thế biến đổi lượng mưa

Em có biết?

Đến năm 2050, mức độ biến đổi nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Long An tăng từ 1,3 đến 1,4 o C, mức tăng nhiệt độ tăng dần từ phía tây sang phía đông Mức tăng nhiệt độ cao nhất thuộc các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Tân An, Bến Lức (0,9 o C) và tăng thấp nhất tại huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng.

ở tỉnh Long An giai đoạn 1980 – 2020 Trạm Mộc Hoá Bến Lức Tân An Cần Đước Đức Hoà Kiến Bình

Xu thế biến đổi

Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, em hãy cho biết xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Mộc Hoá giai đoạn 1980 – 2020.

Trang 10

Nhìn chung trong giai đoạn 1980 – 2020, lượng mưa trung bình của tỉnh Long An

có xu hướng tăng nhẹ Tuy nhiên, xu hướng này khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh Huyện Tân Thạnh, Cần Đước ghi nhận lượng mưa có xu hướng giảm, các khu vực khác thì lượng mưa có xu hướng tăng

Em có biết?

Năm 2050, mức độ biến đổi của lượng mưa dao động từ 13,5 đến 14,5%, phân bố tăng dần từ tây sang đông với mức độ biến đổi cao nhất thuộc huyện Mộc Hoá và giảm dần sang khu vực phía đông của tỉnh Long An

Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– Nêu tên những trạm khí tượng ở tỉnh Long An có xu hướng gia tăng và suy giảm lượng mưa giai đoạn 1980 – 2020.

– Nhận xét xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm của các trạm khí tượng ở tỉnh Long An giai đoạn 1980 – 2020.

Hình 4 Dự báo mức biến đổi lượng mưa trung bình ở tỉnh Long An năm 2050

Ngoài biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An còn biểu hiện ở sự thay đổi tần suất, cường độ, quy luật hoạt động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, số ngày nắng nóng, bão và áp thấp nhiệt đới,

Trang 11

III TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ –

XÃ HỘI TỈNH LONG AN

Vào tháng 4 – 2020, xâm nhập mặn

lấn sâu từ 95 – 105 km từ cửa biển trên

2 con sông là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ

Tây Do ảnh hưởng của hạn, mặn, tỉnh

Long An đã có hàng nghìn ha lúa bị thiệt

hại Tại huyện Tân Trụ đã có khoảng trên

4 000 ha lúa và thanh long bị thiệt hại

ảnh hưởng đến diện tích canh

tác, năng suất và chất lượng

nguồn nguyên liệu từ trồng trọt,

chăn nuôi,… bị gián đoạn hoặc

giảm chất lượng

– Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ

thuật, môi trường lao động bị

ảnh hưởng do ngập, thời tiết

cực đoan,…

Đời sống sinh hoạt

– Thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

– Thời tiết cực đoan, dịch bệnh gia tăng,… ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân

– Đời sống bị ảnh hưởng do các hoạt động kinh tế bị thiệt hại

Thuỷ sản

– Nhiệt độ tăng và xâm nhập mặn tác động đến chất lượng nước và quá trình sinh trưởng của thuỷ sản

– Dịch bệnh ngày càng gia tăng

Tác động của biến đổi khí hậu

Trang 12

IV GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mục tiêu của ứng phó biến đổi khí hậu là tăng cường năng lực thích ứng của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế carbon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Ứng phó với biển đổi khí hậu ở tỉnh Long An có thể chia thành 2 nhóm: nhóm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu và nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

1 Thích ứng biến đổi khí hậu

Nhóm các giải pháp quản lí, quy hoạch: xây dựng được cơ chế, chính sách,

kế hoạch, chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả Ở từng địa phương cần có các chính sách đặc biệt để tăng cường khả năng thích ứng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như chế độ bảo hiểm, an sinh xã hội cho người nghèo (các chương trình việc làm; trợ cấp tiền mặt, trợ cấp kinh phí khi có khủng hoảng,…); các chính sách quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước; bảo vệ và khôi phục

hệ sinh thái rừng,…

Nhóm giải pháp tài chính: điều chỉnh các chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thuỷ văn, thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu

Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục được phổ biến cho cộng đồng dân cư (người dân, các nhà quản lí ở địa phương, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu,…) nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Các hình thức tổ chức thông qua

tờ rơi, thông tin truyền thông, hội thảo, cuộc thi, công trình nghiên cứu khoa học, Nhóm giải pháp công trình: củng cố, xây dựng hệ thống đê bao; trồng rừng ngập mặn;…

2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng hoá thạch, tăng hiệu suất sử dụng điện,…Phát triển hợp lí các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…) góp phần giảm nhẹ khí nhà kính

Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại trên 70% là hơn 2 200 ha; thiệt hại từ 30 đến 70% là hơn 1 200 ha Cây thanh long bị thiệt hại trên là hơn 500 ha Trên địa bàn huyện Thủ Thừa, diện tích lúa có khả năng giảm năng suất từ 30 đến 70% là hơn 1 700 ha, trong đó 77 ha có khả năng mất trắng.

(Nguồn: dangcongsan.vn)

Trang 13

Viết bài thu hoạch về những biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng với của biến đổi khí hậu ở nơi em sống Em hãy trình bày bài thu hoạch với các bạn trong lớp.

1 Phân tích đặc điểm khí hậu tỉnh Long An

2 Trình bày xu hướng biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An

3 Lập sơ đồ thể hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Long An

Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu có mối quan hệ với nhau, cần được tiến hành đồng thời, góp phần ứng phó thành công với biến đổi khí hậu

Trang 14

– Tìm hiểu bảng xếp hạng di sản văn hoá ở tỉnh Long An.

Quan sát hình 1 và hình 2, em biết được thông tin gì? Hãy giới thiệu những nội dung cơ bản về 2 di tích trên.

Trang 15

1 Khái niệm về di sản văn hoá

Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền

từ thế hệ này qua thế hệ khác

2 Đặc điểm của di sản văn hoá Việt Nam

11 Là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế

hệ cho tới ngày nay

DI SẢN

VĂN HOÁ

VIỆT NAM

44 Là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu

và kế thừa các nền văn hoá, văn minh của nhân loại Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hoá và văn minh nhân loại với nền văn hoá bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam

55 Có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dựa vào Luật

Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua tại văn bản

Số 10/VBHN-VPQH, ngày 23 tháng 7 năm 2013

22 Là bức tranh đa dạng văn hoá, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại

33 Có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta

Trang 16

3 Phân loại di sản văn hoá

Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

– Di tích lịch sử – văn hoá là công trình

xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình,

địa điểm đó có giá trị lịch sử – văn hoá,

khoa học

– Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản

thiên nhiên, là cảnh quan thiên nhiên

hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh

quan thiên nhiên với công trình kiến trúc

có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học

– Di vật là hiện vật được lưu truyền lại,

có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học

– Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại

có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá,

khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở

lên

– Bảo vật quốc gia là hiện vật được

lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý

hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử,

văn hoá, khoa học

Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

– Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc khác nhau

– Ngữ văn dân gian: bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đối, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru

và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết

– Nghệ thuật trình diễn dân gian: bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu

và các hình thức trình diễn dân gian khác

– Tập quán xã hội: bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác

văn hoá, danh lam thắng cảnh, di

vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch

sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Trang 17

4 Ý nghĩa của di sản đối với việc giáo dục truyền thống quê hương đất nước

Việc khai thác các di sản văn hoá ở trên địa bàn nhà trường đóng vai trò như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục cho học sinh Với sự đa dạng của mình, di sản văn hoá giúp học sinh học tập các nội dung lịch sử địa phương trở nên hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú học tập, hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức

Thông qua các di sản văn hoá tại địa phương, góp phần giáo dục niềm tin, giáo dục lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có tình cảm trong sáng, nhân sinh quan đúng đắn, hình thành cho các em tình cảm yêu quê hương, đất nước

Khai thác nội dung các di sản văn hoá, chúng ta có thể giáo dục cho học sinh nhiều truyền thống dân tộc, nổi bật là giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước Lòng yêu nước, yêu quê hương là vốn quý của mọi dân tộc; mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng của lòng yêu nước Lòng yêu quê hương, đất nước của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân tỉnh Long An nói riêng được hình thành trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, phát triển trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay Nó đã trở thành đạo lí của người Việt Nam, là tiêu chí cao nhất để đánh giá mọi người trong nước từ trước đến nay.Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn đối với các thế hệ đi trước góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đánh giá đúng vai trò của các cá nhân trong lịch sử địa phương.Dạy học lịch sử địa phương qua di sản góp phần giáo dục tinh thần, thái độ lao động đúng đắn, biết quý trọng các giá trị lịch sử của thế hệ trước để lại trong các công trình văn hoá, kiến trúc,… hiểu rõ tài trí, sức sáng tạo của thế hệ trước trong

sự thúc đẩy, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương qua các thời kì lịch sử.Thông qua bài học từ di sản, giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản trong việc phát triển kinh tế văn hoá, quảng bá phát triển du lịch

Khái quát về di sản văn hoá tỉnh Long An

Hoạt động 2

Long An được hình thành sớm là vùng đất giàu lịch sử – văn hoá và truyền thống cách mạng của Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung Ở tỉnh Long An

có nhiều di sản văn hoá nổi bật như Cụm di tích khảo cổ học Gò Xoài, Gò Đồn,

– Em hãy trình bày khái niệm Di sản văn hoá.

– Có bao nhiêu loại hình di sản văn hoá? Hãy kể tên.

– Theo em, việc học tập các nội dung lịch sử địa phương qua các di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào?

Trang 18

Tình đến tháng 5 – 2022, tỉnh Long An có 123 di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng, trong đó có 21 di tích được công nhận cấp quốc gia và 102 di tích cấp tỉnh;

2 bảo vật quốc gia; 5 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia và 1 di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại; khoảng 400 lễ hội với quy mô và tính chất khác nhau; 10 loại hình nghệ thuật truyền thống,…

Ví dụ như các lễ hội Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, hằng năm thu hút được nhiều khách du lịch Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (huyện Cần Đước, huyện Bến Lức), nghề kim hoàn (xã Phước Vân, huyện Cần Đước), nghề đóng ghe (huyện Cần Đước), nghề làm trống (huyện Tân Trụ), Các lễ hội là một phần trong văn hoá

và đời sống xã hội của con người tỉnh Long An

1 Di sản văn hoá vật thể

a Những di tích lịch sử – văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia

Bảng 1 Thống kê các di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia ở tỉnh Long An

TT Di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia

1 Cụm di tích Khảo cổ học Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm Tước

2 Di tích Khảo cổ học An Sơn

3 Di tích Khảo cổ học Gò Ô Chùa

4 Di tích Khảo cổ học Rạch Núi

5 Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Phước Lâm

6 Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long

7 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Xuân

8 Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Vĩnh Phong

9 Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Trăm Cột

10 Di tích lăng mộ và đền thờ Quận công Nguyễn Huỳnh Đức

Trang 19

b Một số di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu

Chùa Tôn Thạnh

Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm

1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, là

một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử

và văn học Chùa được Bộ Văn hoá –

Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp

Quốc gia ngày 27 tháng 11 năm 1997

theo quyết định số 2890-VH/QĐ Ngôi

chùa có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là

nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ

lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc

Việt Nam từ năm 1859 đến 1861 đã sống và sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu là danh nhân văn hoá thế giới, được Đại hội đồng UNESCO họp lần thứ 41 (diễn ra từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 11 năm 2021) tại Pa-ri vinh danh

Theo sử liệu, chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã, do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808) Sau đó ít lâu, chùa có tên mới là chùa Tông Thạnh, mãi cho đến năm 1841, vì kỵ huý tên của vua Thiệu Trị

là Miên Tông nên chùa bắt buộc phải đổi tên là chùa Tôn Thạnh với ý nghĩa mong muốn dòng dõi sau này đời đời hưng thịnh

Hình 3 Chùa Tôn Thạnh ở huyện Cần Giuộc

13 Di tích lịch sử chùa Tôn Thạnh

14 Di tích lịch sử Địa điểm thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn

15 Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt

16 Di tích lịch sử Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

17 Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông

18 Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Võ Công Tồn

19 Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa

20 Di tích lịch sử Ngã tư Rạch Kiến

21 Di tịch lịch sử Vàm Nhựt Tảo

Trang 20

Di tích Vàm Nhựt Tảo

Vàm Nhựt Tảo là nơi giao giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo Di tích Vàm Nhựt Tảo thuộc xã Tân Bình, huyện Tân Trụ Vào ngày 10 – 12 – 1861, dưới sự chỉ huy của Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực, Vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu Hi Vọng của thực dân Pháp Những dấu tích của con tàu được trưng bày trong Bảo tàng Long An Di tích vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 1460-QĐ/VN, ngày 28 tháng 6 năm 1996

Hình 4 Khu di tích Vàm Nhựt Tảo

ở huyện Tân Trụ

c Bảo vật Quốc gia

Bộ sưu tập hiện vật vàng ở Bảo tàng tỉnh Long An thuộc thế kỉ IX, gồm 26 hiện vật, phát hiện năm 1987 trong đợt khai quật di chỉ Gò Xoài, xã Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An Trong đó, có 8 lá vàng chạm hình voi, 6 lá vàng trơn, 4 nhẫn nạm hạt, 3 lá vàng hình hoa sen cùng các lá vàng khác chạm hình người, hình rùa, hình rắn, hình lá đề và lá vàng khắc chữ Phạn

Hình 5 Bảo vật quốc gia Bộ sưu tập hiện vật vàng

Trang 21

Em có biết?

Bộ sưu tập hiện vật vàng lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An, số đăng kí từ số BTLA 2505/KL40 đến BTLA 3565//KL82, chất liệu: vàng, số lượng 26 hiện vật.

Miêu tả: Bộ sưu tập hiện vật là những mảnh vàng lá dạng hình giống hình chữ nhật,

tứ giác, ngũ giác, lục giác.

Hiện trạng: Một số mảnh bị sứt, vỡ quanh rìa và bị oxy hoá.

Niên đại: Thế kỉ IX (văn hoá Óc Eo).

Nguồn gốc, xuất xứ: Thu được từ khai quật di chỉ Gò Xoài, ấp Bình Tả, xã

Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, năm 1987.

Lí do lựa chọn: Đây là bộ sưu tập hiện vật được phát hiện tại chỗ (in situ) trong

lòng phế tích tháp Gò Xoài, được khai quật năm 1987 Trong số các di tích Óc Eo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là bộ sưu tập nguyên vẹn nhất, có chất lượng nghệ thuật và giá trị khoa học đặc biệt.

Trên cơ sở phân tích các giá trị độc đáo nêu trên, nhóm di vật này xứng đáng được công nhận là bảo vật quốc gia Đặc biệt, chúng cần được xem là một bộ di vật hoàn chỉnh, phản ánh thực hành và tư duy tín ngưỡng độc đáo của cư dân Óc Eo (1)

(1) Theo Hồ sơ di sản, Cục Di sản văn hoá tại http://dsvh.gov.vn/bo-suu-tap-hien-vat-vang-3076.

Hình 6 Bảo vật Quốc gia Tượng thần Vis-nu

Tượng thần Vis-nu thuộc thế kỉ 7 – 8, phát hiện năm 1989 tại di tích Gò Trâm Quỳ,

xã Hoà Khánh Nam cũng thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An Tượng thuộc loại tượng tròn, màu xám xanh, được tạc bằng sa thạch trong tư thế đứng, cao 35 cm, rộng

23 cm, có 4 tay, mặt vuông, đội mũ ống vuông, mình trần, mặc quần ngắn đến gối

Trang 22

Miêu tả: Tượng thuộc loại hình tượng tròn, bằng đá sa thạch hạt mịn, xám xanh

Dáng tượng đứng trên bệ, có 4 tay Tay phải trên cầm bánh xe, tay trái trên cầm con

ốc Tay phải dưới cầm viên ngọc, tay trái dưới chống cây gậy Mặt vuông, môi dày, các nét phẳng, thuỳ tai dài, mũ ống vuông, mình trần, mập Quần ngắn đến gối, có dây thắt lưng vuông ở giữa 2 chân, bệ trơn.

Hiện trạng: Còn nguyên vẹn, bị sứt sống mũi, mẻ một vài chỗ ở bệ, đầu 2 ngón

chân cái,…

Niên đại: Thế kỉ VII – VIII (văn hoá Óc Eo).

Nguồn gốc, xuất xứ: Thu hồi trong đợt khai quật di chỉ Gò Trâm Quỳ, ấp Thuận

Hoà II, xã Hoà Khánh Nam, huyện Đức Hoà, Long An.

Lí do lựa chọn: Đây là pho tượng Vis-nu còn nguyên vẹn nhất với các biểu

tượng tiêu biểu, mang đặc điểm nghệ thuật đặc trưng của văn hoá Óc Eo vào giai đoạn phát triển có tính chất lí tưởng, thần thánh hoá (cuối thế kỉ VII – đầu thế kỉ VIII) Với các yếu tố nêu trên, di vật này xứng đáng được công nhận là bảo vật quốc gia (1)

2 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

a Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Bảng 2 Các di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia ở tỉnh Long An

1 tài tử Nam BộĐờn ca 5079/QĐ - BVHTTDL Ngày 27/12/2012 Nghệ thuật trình diễn

dân gian

Tỉnh Long An, Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại

– Đọc thông tin trong Bảng 1, em hãy tìm địa chỉ (ấp, xã, huyện) của các

di tích trên.

– Quan sát Hình 4 và đọc thông tin về di tích Vàm Nhựt Tảo, em hãy trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với di tích này.

– Đọc thông tin trong bài, quan sát Hình 5 và Hình 6, em hãy cho biết vì sao

2 hiện vật trên là bảo vật quốc gia?

Trang 23

b Di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu

Nghề Dệt chiếu lác ở xã Long Định, huyện Cần Đước

Tỉnh Long An là một trong những khu vực được khai phá sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long Từ thế kỉ XVII, lưu dân từ miền Trung, miền Bắc đã đến khai cơ lập nghiệp ở vùng đất này, trong hành trang văn hoá của mình, họ mang theo nghề dệt chiếu lác

Tại đây, ngoài việc khẩn hoang trồng lúa, lúc nông nhàn, người dân dệt chiếu lác dựa trên nguồn nguyên liệu là cây lác dồi dào Sản phẩm làm ra phục vụ chính nhu cầu của cộng đồng, sau là trao đổi và trở thành một nghề truyền thống của người dân

Xã Long Định, huyện Cần Đước được các nhà khoa học nhận định chính là quê hương khởi phát nghề dệt chiếu ở tỉnh Long An và một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ thế kỉ XVII – XVIII và từ đây, lan truyền sang các xã Long Cang, Phước Vân, Long Sơn (huyện Cần Đước), một số nơi ở các huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ của tỉnh Long An

Nguyên liệu dệt chiếu truyền thống ở tỉnh Long An có hai loại cây: lác và đay Cây lác là nguồn nguyên liệu chính gồm hai loại lác hoang và lác trồng Với sự phát triển của nghề, năng suất và chất lượng lác hoang không đáp ứng được yêu cầu nên lác hoang đã dần mất đi Thay vào đó, người dân trồng lác để đáp ứng nguồn nguyên liệu Cây đay là nguồn nguyên liệu sau cây lác Đay được trồng nhiều ở các huyện như Mộc Hoá, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng

2 Đại lễ Kỳ Yên Đình Tân

Phước Tây

4205/QĐ-BVHTTDLNgày 19/12/2014 Lễ hộitruyền thống

Xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

3 Bà Ngũ hànhLễ hội vía 4205/QĐ-BVHTTDLNgày 19/12/2014 Lễ hộitruyền thống Xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc,

6 Tục cúng việc lề 4205/QĐ-BVHTTDLNgày 19/12/2014 Tập quán xã hội và

tín ngưỡng Tỉnh Long An

Trang 24

Hình 7 Cây lác – nguyên liệu làm chiếu lác

Hình 8 Sản phẩm chiếu lác

Như vậy, với hệ thống di sản phong phú, đa dạng được công nhận và xếp hạng, nhằm đánh giá đúng giá trị, tầm quan trọng của di sản, từ đó, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đề ra chính sách phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách bền vững Đồng thời, qua đó các trường Trung học phổ thông trong tỉnh linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, trải nghiệm giáo dục lịch sử, văn hoá truyền thống của địa phương

– Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết của mình, em hãy kể tên một vài di sản văn hoá cấp Quốc gia và cấp Tỉnh ở tỉnh Long An mà em biết – Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể hoặc phi vật thể tiêu biểu nhất ở tỉnh Long An

Trang 25

Dựa vào các nguồn thông tin từ internet, trong thư viện, bảo tàng và bài học lịch

sử dân tộc, em hãy sưu tầm các nội dung gắn với di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở địa phương Qua đó, phát biểu cảm xúc của mình về giá trị, ý nghĩa của di sản

đó với việc giáo dục truyền thống quê hương, đất nước

Bài 2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH LONG AN

văn hoá vô cùng phong phú Kho tàng

đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý

giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai

thác, phát huy phục vụ cho phát triển

– Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

– Có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp và vận động nhiều người cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá tại tỉnh Long An

Quan sát hình trên, hãy cho biết tên gọi và trình bày những thông tin

cơ bản về toà nhà mà em biết.

Trang 26

1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn di sản văn hoá ở địa phương

Trong quá trình khai thác để phục vụ các mục đích kinh tế, giáo dục truyền thống, tỉnh Long An đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hoá, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước

Vì vậy, thuận lợi chung là chúng ta đã có Luật Di sản văn hoá năm 2013, các văn

bản quy định của Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các địa phương Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng, có ý nghĩa định hướng, hướng dẫn các địa phương có di sản thực hiện quá trình khai thác, bảo tồn những giá trị di sản có hiệu quả

b Khó khăn

+ Vấn đề nhận thức về di sản văn hoá và việc bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng dân cư còn hạn chế, vi phạm việc trùng tu, tôn tạo hay cung tiến các hiện vật tại các di tích

+ Hiện nay, sự xuống cấp của các hạng mục trong các di sản như ở các chùa, đền, đặc biết là những hạng mục được làm bằng gỗ đã mối mọt, mục nát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu kiến trúc và hiện vật di tích, đòi hỏi địa phương cần

có nguồn lực để trùng tu nhưng kinh phí còn hạn hẹp

+ Việc xã hội hoá nguồn kinh phí phục vụ cho việc trùng tu, tôn tạo di sản còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế quản lí, văn bản pháp lí

+ Khó khăn về nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo, có kiến thức sâu về lịch sử, văn hoá, tôn giáo,… trong quản lí hoạt động trong các di sản

+ Tệ nạn đánh cắp các cổ vật trong di sản, trong các di tích lịch sử văn hoá vẫn còn diễn ra

Trang 27

Em hãy nêu những khó khăn trong công tác bảo tồn các di sản văn hoá ở địa phương Lấy dẫn chứng cụ thể.

2 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương

Bảo tồn các giá trị lịch sử – văn hoá của địa phương là một việc làm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lưu giữ muôn đời cho con cháu về các giá trị truyền thống quê hương Nếu công tác này không được coi trọng và thực hiện đồng bộ giữa các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể thì những di sản văn hoá của địa phương sẽ

bị hư hại, biến mất theo thời gian

Vì vậy, chúng ta phải có những việc làm, giải pháp cụ thể để vừa bảo tồn vừa phát huy được các giá trị của di sản văn hoá địa phương trong việc phát triển kinh tế – xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội

Một số công tác cần phát huy, duy trì để bảo tồn những giá trị trong di sản văn hoá địa phương:

– Về vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và công tác quản lí nhà nước:

Đây là việc làm nhằm phát huy năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong tỉnh, để thường xuyên có những chỉ đạo phù hợp, hiệu quả trong công tác bảo tồn

Cụ thể, lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của di sản văn hoá; chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích, đồng thời xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm, xâm hại, huỷ hoại giá trị di sản văn hoá

Các cấp chính quyền cần chủ động và sáng tạo trong tham mưu thực hiện nhiệm

vụ trong việc quản lí nhà nước về văn hoá từ tỉnh đến cơ sở; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lí hành chính nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; nâng cao chất lượng hoạt động của các ban quản lí di tích; tiến hành khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu, đánh giá lại toàn bộ các loại hình di sản Các di sản văn hoá trọng điểm là các di sản văn hoá đang xuống cấp, đang có nguy cơ mai một hay biến mất cần có kế hoạch lưu giữ, bảo vệ ngay Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân lấn chiếm đất đai, xâm phạm di tích lịch sử văn hoá, các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá

+ Việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca, Đờn ca tài tử, trong trường học còn hạn chế

Trang 28

– Về công tác truyền thông:

Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá Công tác thông tin, tuyên truyền cần được thực hiện phong phú,

đa dạng bằng nhiều hình thức như: trao đổi trực tiếp, truyền thanh, trực quan, xuất bản ấn phẩm, tổ chức biểu diễn tiểu phẩm trong các chương trình văn nghệ; dành kinh phí và thực hiện xã hội hoá để công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và đạt chất lượng cao

Công tác thông tin, tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên trong trường học Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hoá, truyền đạt các giá trị di sản văn hoá cho thế hệ trẻ; đưa chương trình học tập ngoại khoá vào nhà trường theo hướng dẫn của ngành giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành thói quen tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của các di sản văn hoá; khuyến khích các trường học đăng kí chăm sóc các di sản văn hoá tại địa phương;

tổ chức các cuộc toạ đàm giữa cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, ngành văn hoá với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về chủ đề “Tuổi trẻ học đường tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá”; phát động đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng kỉ niệm “Ngày di sản văn hoá Việt Nam – ngày về nguồn 23 – 11” để thế hệ trẻ có điều kiện tìm hiểu, góp sức mình vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, từ đó, thắp sáng tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc

– Về phát huy vai trò của cộng đồng:

Phát huy vai trò tự quản, tự giác, chủ động trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Khuyến khích cộng đồng tự nguyện tham gia giữ gìn, phát huy

di sản Trao quyền cho cộng đồng trong quản lí di tích, danh thắng, tổ chức lễ hội, thực hành di sản văn hoá phi vật thể,…

Tóm lại, di sản văn hoá có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực phát triển ngành du lịch nhờ vào sự gia tăng số lượng khách tham quan, đem đến những lợi ích kinh tế và góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương Vì vậy, việc bảo tồn

và phát huy các giá trị di sản văn hoá là hết sức cần thiết, là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của tỉnh Long An nói chung và các địa phương trong tỉnh nói riêng

Trang 29

1 Di sản văn hoá với giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước

Việc giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, qua đó khơi dậy niềm tự hào, lí tưởng và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ Nâng cao nhận thức, ý thức gìn giữ di sản văn hoá, lịch sử của quê hương, dân tộc, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con người vùng đất Long An

Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, tỉnh Long An có hệ thống di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, trong đó có rất nhiều di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp Tỉnh Đây chính là nguồn tư liệu vô giá, thiết thực để địa phương đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và học sinh Việc học tập truyền thống lịch sử – văn hoá địa phương trở thành động lực, tạo hứng thú, thu hút sự đam mê của học sinh và thế hệ trẻ Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, khám phá địa danh văn hoá, địa chỉ đỏ; tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương tại Di tích lịch sử, Bảo tàng,…

– Em hãy trình bày nội dung các giải pháp để góp phần bảo tồn các di sản văn hoá ở địa phương Cho ví dụ cụ thể.

– Là học sinh, em phải làm gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn sinh sống và học tập của mình?

Phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương Hoạt động 2

Em có biết?

Một số căn cứ pháp lí về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

2 Luật Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua tại văn bản Số 10/VBHN-VPQH, ngày 23 tháng 07 năm 2013.

3 Thông tư 09/2011/TT – BVHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.

4 Quyết định Số: 1534/2004/QĐ-UBND, V/v ban hành Quy chế quản lí di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Long An, ngày 1 tháng 6 năm 2004.

5 Quyết định số 2921/QĐ-UBND, ngày 9 tháng 8 năm 2017, V/v ban hành Quy chế quản lí, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Long An

Trang 30

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” là việc làm thiết thực, nhân văn, đặc biệt vào dịp

kỉ niệm ngày Thương binh, Liệt sĩ 27 – 7 hằng năm, các hoạt động dọn vệ sinh, tu

bổ nghĩa trang liệt sĩ, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các thế hệ anh hùng, thăm hỏi động viên các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương bệnh binh, gia đình chính sách tại địa phương phải thường xuyên được tổ chức góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho học sinh

2 Di sản văn hoá với phát triển du lịch

Với một hệ thống di sản phong phú, đa dạng về các chủng loại, tỉnh Long An có nhiều động lực, cơ hội để khai thác phát triển du lịch Di sản văn hoá là tài nguyên

du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến tỉnh Long An Đầu tư, phát triển du lịch được xem là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực Di sản văn hoá cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch cho địa phương

Tỉnh Long An tiếp tục phát huy các giá trị di sản văn hoá có thế mạnh, đặc trưng riêng của mỗi loại hình di sản để tạo điểm nhấn, đặc sắc của địa phương Sức hấp dẫn của di sản văn hoá tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Đồng thời, việc giới thiệu các di sản văn hoá của địa phương sẽ giúp thu hút được nhiều du khách tìm đến tham quan di tích lịch sử văn hoá, hệ thống bảo tàng, các công trình văn hoá, hoạt động nghệ thuật, cho tới tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hoá, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền,…

Hình 1 Hoạt động tình nguyện của

Đoàn viên thanh niên tại Khu di tích lịch sử

cách mạng tỉnh Long An

Hình 2 Học sinh học lịch sử địa phương tại

Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo

Trang 31

1 Trước những hành vi như: viết, vẽ bậy, khắc tên mình trong các di sản văn hoá

để ghi dấu kỉ niệm Em có đồng tình với những hành vi đó không? Vì sao?

2 Là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu cho du khách di sản văn hoá nào trước tiên khi đến tỉnh Long An? Lí giải cho sự lựa chọn của em

– Trình bày giá trị của di sản văn hoá đối với phát triển du lịch.

– Theo em, di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh?

Hình 3 Học sinh tham quan phòng trưng

bày thân thế và sự nghiệp cố Luật sư

Nguyễn Hữu Thọ

Hình 4 Học sinh tham quan Di tích lịch sử

Ngã tư Đức Hoà

Trang 32

1. Anh ở đầu sông, em cuối sông

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông

Thương nhau đã chín ba mùa lúa

Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông.

2 Đèn mù u khi lu khi tỏ

Nước sông Vàm Cỏ khi lớn khi ròng

Anh thương em chỉ một tấm lòng

CHỦ ĐỀ

3 DÂN GIAN Ở TỈNH LONG AN TỔNG QUAN VĂN HỌC

– Trình bày được bức tranh tổng quan về văn học dân gian Long An qua các thể loại tiêu biểu thuộc các loại hình: văn xuôi, văn vần và diễn xướng dân gian.– Nêu được những kiến thức về văn hoá địa phương: địa danh, lịch sử, phong tục, quan niệm, ngôn ngữ, thông điệp mà cha ông ta gửi gắm qua văn học dân gian

– Phân tích, cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian địa phương

– Có thể viết được văn bản (nghị luận, thông tin, nghệ thuật) Có khả năng thuyết trình, thảo luận về các vấn đề văn nghệ dân gian

– Có ý thức sưu tầm, lưu giữ, phổ biến và phát huy những giá trị văn hoá dân gian địa phương trong bối cảnh xã hội hiện đại

Trang 33

1 Văn học dân gian Long An: đặc điểm nội dung và thể loại, ngôn ngữ

1.1 Đặc điểm nội dung văn học dân gian Long An

1.1.1 Văn học dân gian phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Long An

Một trong những chức năng của văn học dân gian là phản ánh hiện thực cuộc sống Đó là cuộc sống sinh tồn của giới tự nhiên, lịch sử xã hội, tâm tư, tính cách của con người Văn học dân gian Long An cũng cho thấy phần nào những đặc điểm vùng đất và diện mạo con người ở nơi đây Từ khi mới đặt chân đến Long An, người Việt phải đối phó với vô số khó khăn, nguy hiểm Xung quanh họ đầy những

thú dữ như: cọp beo, cá sấu, rắn độc, muỗi, đỉa,… Ca dao có câu: “Tháp Mười bay mỏi cánh chim/ Muỗi kêu sáo thổi, đỉa lềnh bánh canh”, “Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua/ Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”, “Đưa em ra tới Rạch Chanh/ Muỗi mòng cắn lắm, cậy anh đưa về” Nhiều địa danh gắn liền với các truyền thuyết, giai thoại chống thú dữ như: Sự tích Bàu Voi, Rạch Sấu, Rạch Tràm,… Nhiều truyện

cổ Long An có nói về cọp như: Ông Tăng Ngộ đuổi cọp, Ông Thám Xoài đánh cọp,…

Ban đầu, người ta sợ cọp, nhưng dần dần về sau biết cách chinh phục cọp Truyện

Ông Thống Sô kể rằng, ông nuôi cọp trong nhà và đặt tên là thằng Mạnh Hai con

gái ông là Bà Hớn, Bà Hở đều giỏi võ nghệ, dùng côn đập chết cọp dữ Hai bà cũng cướp của người giàu phát cho người nghèo Các tay anh chị ở Ba Cụm và Cây Khô đều ngán hai bà Người dân không chỉ khổ vì thú dữ mà còn khổ vì trộm cướp Những chủ ghe thương hồ qua lại Long An cũng phải biết lựa con nước mà đi để

tránh cướp Truyện Bối Ba Cụm kể rằng: “Đoàn ghe rời Bến Lức, theo nước lớn đi

vào Ba Cụm, phải “canh” sao cho vừa tới Ba Cụm thì mãn con nước, nước đã nhửng, hay nước chụp ròng, để mát mái chèo luôn tới chợ Đệm mới cắm sào vì ngại đậu ghe ở Ba Cụm bị mấy ông bối… bợ nồi cơm” Điều đó cho thấy, người dân Long An xưa biết tìm những phương cách khắc phục khó khăn, chinh phục thiên nhiên để tồn tại và phát triển Họ nắm rành những quy luật sông nước, đặc điểm từng kênh

rạch Để ghi nhớ những đường sông, các lái buôn đặt Vè đi ghe: “Kể từ Chợ Lớn xuống vườn/ Đường đi, nước bước chưa tường nên hư/ Ruột ngựa thả xuống Ngã Tư/ Đường về Rạch Cát cũng như đường này” Ở Nam Bộ, người ta đều biết Vè đường sông lục tỉnh Trong đó, có một đoạn nói về Long An – nơi kết nối Sài Gòn

Trang 34

Bến Lức ta hãy trình đồn Thẳng lên Giồng Cứ bỏ buồm qua kinh Hiu hiu gió thuận buồm thinh Thủ Thừa chợ nọ, nhơn tình yêu đương Bắc Chiêng sông trổ đôi đường Rạch Chanh chợ ấy bình thường bán buôn.

Ở Long An, có rất nhiều tác phẩm văn học dân gian nói về vùng Đồng Tháp Mười

Ban đầu, lưu dân Việt nhận thấy vùng này rất khắc nghiệt: “Tháp Mười nước ngập đồng chua/ Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng” Truyện Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười tả khung cảnh hoang vu, nguy hiểm ở đây: “Rắn ở đây chẳng những to mà còn độc Đối với những người dân tiên phong đến khai phá Đồng Tháp Mười, rắn là một trong những mối đe doạ ghê gớm nhất” Truyện Sự tích bông sen đã cho thấy sự vất vả của người dân miền Trung khi mới vào

khai phá vùng Đồng Tháp Mười Dần dần, họ nắm được những quy luật sông nước ở đây và từng bước chinh phục thiên nhiên Người ta nhận ra đất đai ở đây màu mỡ, thiên nhiên phóng khoáng ban phát con người sản vật dồi dào:

– Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn (1)

– Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.

(1) Chi tiết lúa trời gợi

em liên tưởng đến truyện

cổ nào?

Họ vượt qua được những khó khăn ban đầu, siêng năng làm ăn Trời không phụ lòng, cuộc sống ngày càng no ấm Tiếng lành đồn xa, cư dân miền ngoài kéo đến ngày càng đông, xóm làng trở nên đông đúc Người ta hội tụ về Long An, nơi có lúa

trời, gạo nàng Thơm nức tiếng: “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai/ Ai về xin nhớ cho

ai theo cùng”, “Sen Tháp Mười hương thơm ngào ngạt/ Lúa Tháp Mười trĩu hạt, oằn bông”, “Tới đây thì ở lại đây/ Bao giờ bén rễ xanh cây thì về”,… Từ đầu thế kỉ XX,

người Pháp đem đến những chiếc tàu xáng mở mang nhiều kinh rạch, giúp cho việc giao thông thêm thuận tiện Hình ảnh chiếc xáng, hiện thân cho nền văn minh cơ giới, tạo ra những công trình bền vững, khó bị hư hỏng Bởi vậy, trong các câu hò trên sông nước, trai gái cũng lấy đó chỉ sự thuỷ chung, không thay đổi:

Anh muốn về Long An Vàm Cỏ Mấy lời em to nhỏ anh bỏ sao đành Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành Núi kia hết đá anh mới đành bỏ em.

Trang 35

Đặc điểm vùng đất cũng có ảnh hưởng đến phong tục, tập quán của con người Giống như nhiều tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, văn hoá Long An cũng mang tính sông nước Người dân sinh sống trên sông, lao động trên sông, đánh giặc trên sông Họ hát hò, tỏ tình trên sông và lịch trình cưới xin cũng dựa theo con

nước: “Qua tới đây mà không cưới được chị Hai mày/ Qua chèo ghe ra biển, đợi nước đầy qua chèo vô” Thức ăn của họ cũng lấy từ sản vật có sẵn trên sông nước

như chim, cá, bông súng, bông thiên lí, hạt sen,… Thức ăn cũng gắn kết tình nghĩa con người:

– Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông lí, nấu chè hạt sen.

– Muốn ăn bông súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

– Mộc Hoá là xứ quê mùa

Bà thăm cháu ngoại cho vùa cà na.

1.1.2 Văn học dân gian phản ánh lịch sử xã hội và tính cách, tâm tư con người Long An

Qua văn học dân gian Long An, ta có thể hiểu được phần nào những sự kiện lịch sử diễn ra trên vùng đất này Đầu thế kỉ XVIII, Cao Miên có chính biến, Chúa Nguyễn sai Nguyễn Phước Vân kéo binh dẹp loạn Xong việc, ông kéo quân về Tân An khẩn hoang, làm ruộng Vua phê chuẩn cho cha con của ông làm chủ phần ruộng

đó (Sự tích sông Châu Phê) Cũng trong chuyến đi dẹp loạn này, viên Xá Sai Ty

Mai Công Hương vận chuyển lương thực theo sau Khi bị địch phục đánh, ông nhảy xuống sông tự tử Triều đình cho lập miếu thờ ở sông Xá Hương (Vàm Cỏ) Những cây

bần ở đấy đều “quỳ” xuống như để tỏ lòng tôn kính ông (Sự tích miễu ông Bần Quỳ)

Cuối thế kỉ XVIII, trên đường chạy trốn quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh gặp khó khăn nên sai người đến “mượn ông Hóng một bữa cháo” Ông Hóng cho đào con

kinh chở lúa cho quân của Chúa suốt ba tháng liền Truyện Ông Hóng cho thấy tính

cách của người Nam Bộ: hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn Cũng như ông Hóng và bao lưu dân khác, Mai Tự Thừa đến Long An khẩn hoang Sau nhiều năm vất vả làm ăn, ông trở nên giàu có và được Lê Văn Duyệt cho giữ chức Thủ ngự (thu thuế) Sau, ông theo Lê Văn Khôi nổi loạn nên bị triều đình tịch

thu ruộng đất, bán đấu giá chợ Thủ Thừa (Lai lịch địa danh Thủ Thừa).

Khi Pháp đến xâm lược, những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tự giác ra đi đánh giặc,

không xác định ngày về Có chàng trai nhắn gửi người yêu: “Giặc Tây đánh tới

Trang 36

Cần Giờ/ Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công” Thanh niên hăng hái theo

Nguyễn Trung Trực đánh Pháp, đốt tàu địch trên sông Nhựt Tảo Cuộc đời oanh liệt của Nguyễn Trung Trực đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong nhiều truyền

thuyết, giai thoại, ca dao Dân gian có câu: “Bao giờ hết cỏ Tháp Mười/ Thì dân Nam mới hết người đánh Tây” Cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương cũng được lưu truyền trong ca dao: “Chiều chiều gió giục mây vần/ Thương ông Thiên Hộ xả thân cứu đời”, “Ai về Đồng Tháp mà coi/ Miễu ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng” Người

dân Long An cũng lưu truyền nhiều ca dao, truyền thuyết, giai thoại về các nhân vật lịch sử như: Trương Định, Đỗ Tường Phong – Đỗ Tường Tự, Nguyễn Đình Chiểu,…Tương truyền rằng, lễ hội làm chay ở Tầm Vu xuất phát từ tinh thần yêu nước của người dân địa phương Trải qua các cuộc chiến tranh, nhiều chiến sĩ hi sinh, nhiều người dân bị chết Người ta làm lễ cầu siêu, cầu an và dần dần, hoạt động này trở thành hội lớn mang tính nhân văn Người dân Long An nhắc nhở nhau:

Dù ai bận bịu trăm bề, Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu.

Long An ngày nay bao gồm một phần của tỉnh Chợ Lớn xưa, nơi có nhiều người Hoa giỏi làm ăn, buôn bán Tân An có nhiều người giàu nức tiếng Nam Bộ, trong

đó phải kể đến Lê Phát Sĩ “Nhứt Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” Nhưng tài

sản của những người này cũng chẳng là bao so với ông Hóng Có khá nhiều truyện

kể về sự giàu có của một số điền chủ, lái buôn Truyện Phú ông mất vàng kể rằng:

“Có một phú ông ở Tân An, vàng bạc nhiều quá chẳng biết làm chi cho hết Ông đổ

vô bốn cái ché xưa, đậy nắp, ràng dây chì cẩn thận, rồi chôn trong bốn góc ao trước nhà Trên ché, ông trồng bốn bụi sen tươi tốt Trên ao, ông cất một nhà thuỷ tạ Chiều chiều, ông ra đây hóng mát, thưởng thức hương sắc hoa sen” Truyện Thần tài khó tính

kể về một nông dân bỗng nhiên có rất nhiều vàng: “Nhà ông tu nhân tích đức ba đời Thần Tài đem tiền bạc đến thưởng cho vợ chồng ông Nhưng rồi, do vợ chồng ông không làm từ thiện mà tiêu xài phung phí nên Thần Tài đã lấy lại số vàng” Hai

truyện này đều đưa ra triết lí: ở đời được mất ngang nhau Ta cứ tu nhân tích đức,

lo làm từ thiện thì sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thanh nhàn

Tuy nhiên, bên cạnh những người quá giàu, cũng có những người quá nghèo Nhiều truyện cũng đề cập đến nạn phân biệt giai cấp, mâu thuẫn giữa quan và dân

Như chuyện ông Hóng hống hách, ỷ giàu nên cố ý đánh chết người rồi “vác tiền đến bồi thường nhân mạng” Truyện Trại Lòn kể chuyện một Cai Tổng ức hiếp vợ

của nông dân Người chồng đã giết chết Cai Tổng rồi chạy đến trốn trong một cái trại thấp, muốn vào phải chui lòn dưới tàn lá Sau này, người dân Tân Thạnh quen gọi

Trang 37

cánh đồng ở đây là Trại Lòn Cả hai truyện này đều kết thúc theo kiểu “ở ác gặp dữ”

Cai Tổng bị giết Con cháu ông Hóng bị phá sản, phần lớn ruộng đất rơi vào tay Huyện Sĩ

Tư tưởng phân biệt giàu nghèo cũng ảnh hưởng đến việc hôn nhân Người con trai phải có nhiều tiền mới cưới được người con gái Chuyện cưới hỏi tốn

kém thường được phản ánh trong ca dao như: “Anh Hai đi cưới chị Hai/ Mâm trầu

hũ rượu tốn hai quan tiền(1)”, “Bước xuống cầu, cầu

oằn, cầu oại/ Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng/

Em thương anh bóp bụng đừng phiền/ Đợi anh về

xứ kiếm tiền cưới em”, “Câu tôm không đủ kho khô/

Tiền đâu mà lấy mấy cô răng vàng” (2) Khi bị người

con gái chê, chàng trai phải giới thiệu “tài sản” của

mình: “Em ơi chớ vội chê nghèo/ Anh đây đã có đôi heo trong chuồng” Tuy nhiên,

nhiều lúc đôi heo chẳng là gì nếu nhà gái quá giàu Nhiều cô gái ham lấy những

người Hoa giàu có nên chàng trai than thở: “Căn nợ đâu thấu bên Tàu/ Hay là bậu thấy Chệt giàu bậu ham”, “Trách ai tham phú phụ bần/ Tham xa mà bỏ nghĩa gần thuở xưa”.

Văn xuôi Nam Bộ nói chung và truyện dân gian Long An nói riêng thường có mô típ “tham phú phụ bần” Ví dụ, có truyện dân gian kể rằng: Ở Đồng Tháp Mười, có

bà mẹ đã gả con gái cho chàng trai nghèo Nhưng sau vì ham giàu nên bắt con lại

để gả cho một người Hoa giàu có Chàng trai nhờ người làm bức thơ rơi gửi tới mẹ

vợ: “Lời vàng ngọc một bức/ Tỏ với mụ gia (…) Tội vì đâu mà vong ân bội ngỡi/ Nỡ đồng lòng bày rẻ rúng cố tri/ Chắc ham mê thằng Chệt lắm vàng y? (…) Vài lời phân giải/ Cẩn kí nay thơ” Có lúc, tư tưởng phân biệt giàu nghèo và phong tục thách cưới

đã dẫn đến cái chết của đôi trai gái Truyện Sông Đôi Ma kể rằng, cậu học trò nghèo

họ Nguyễn không dám cầu hôn cô gái họ Phạm giàu có Cô gái lâm bệnh tương tư rồi chết Chàng trai thắt cổ chết theo Linh hồn hai người thường hiện lên gây hoảng

sợ cho những người đi thuyền trên rạch Đôi Ma (Cần Đước) Tuy nhiên, không phải cặp trai gái nào cũng quan tâm đến tài sản trong hôn nhân Nhiều người đề cao tình nghĩa, cách ứng xử của người bạn tình:

Chợ Sài Gòn chà gạo lức Chợ Bến Lức chà gạo vàng Chợ Sóc Trăng chà gạo lộn trấu càng Anh thương em là thương lời ăn tiếng nói dịu dàng Chớ không phải thấy em bịt răng vàng mà thương.

(2) Em biết gì về hiện tượng bịt răng vàng của thanh niên miền Nam trước đây?

Trang 38

Như đa số dân Nam Bộ, người Long An cũng có các tính cách: cởi mở, hiếu khách, trọng nghĩa, bao dung, bộc trực, thật thà, năng động, linh hoạt,… Họ năng động, nên mau giàu có, an cư lạc nghiệp (Thủ Thừa, chàng Sen) Họ có tính hiếu khách, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn (ông Hóng, Phú ông)

Họ sống nghĩa khí, sẵn sàng chống bất công (người nông dân trong Trại Lòn, các nghĩa sĩ chống Pháp,…) Thuở mới vào Nam lập nghiệp, những lưu dân Việt dễ

dàng thích nghi với hoàn cảnh xã hội lộn xộn, chưa có kỉ cương chặt chẽ: “Ra đi gặp vịt thì lùa/ Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu” Họ có tính cách cởi mở và cũng

có phần dễ dãi trong lối sống lẫn lời ăn tiếng nói Truyện kể dân gian ở Nam Bộ thường không có kết cấu chặt chẽ Câu chữ dài dòng, không được chắt lọc, gọn gàng như truyện cổ Bắc Bộ Trong ca dao, những tâm tư tình cảm của họ cũng thể hiện qua cách ăn nói bộc trực, nghĩ sao nói vậy Tính dân chủ cũng được thể hiện rõ nét Khi người con gái mạnh dạn bộc lộ tình cảm:

– Rồng giao đầu, phụng giao đuôi Nay tui hỏi thiệt mình thương tui không mình?

– Cầu cao, ván yếu, bước rung Anh thương em thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương.

Ở Nam Bộ có nhiều tôn giáo như: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, Thiên chúa giáo,… Người dân Nam Bộ cũng theo nhiều tín ngưỡng dân gian

Họ tin vào quy luật ở đời “được mất ngang nhau”, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”

Họ siêng năng làm từ thiện để tích đức cho con cháu về sau, Trong truyện Thần tài khó tính, sau khi người nông dân ở Tân An mất hết vàng, có người khuyên:

“Ông bà đừng thất vọng, cứ ăn ở nhân đức hiền lành thì con cháu cũng có ngày gặt được quả phúc ấy” Cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái Con cái cũng phải coi

trọng đạo hiếu, thờ cha mẹ rồi mới thờ các vị thần linh khác:

– Tu đâu không bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.

– Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

1.2 Hệ thống thể loại trong văn học dân gian Long An

1.2.1 Các thể loại văn xuôi dân gian

Văn học dân gian Long An có đầy đủ các loại hình: văn xuôi – tự sự, văn vần – trữ tình và diễn xướng dân gian Trong loại hình văn xuôi, ta có thể chia làm ba nhóm nhỏ: nhóm thần thoại – cổ tích, nhóm truyền thuyết – giai thoại và nhóm ngụ ngôn – truyện cười

Trang 39

Trong kho tàng truyện cổ lưu truyền ở Long An, có khá nhiều truyện được người Việt mang từ miền ngoài vào Trong các thần thoại được hình thành ở Nam Bộ, phần lớn là các tác phẩm của đồng bào Khmer Ở Long An, có một số tác phẩm

thần thoại, cổ tích được người Khmer và người Việt cùng lưu truyền như: Sự tích mưa gió, mặt trời và mặt trăng; Sự tích cây lúa trời; Chàng Út lên thiên đình; Hai cây khế,… Trong truyện cổ tích của người Việt, có những truyện mang đậm yếu tố thần kì như: Sự tích cây tràm, Sự tích rau răm, Sông Đôi Ma,… Một số truyện cổ tích mang đậm tính chất thế tục, sinh hoạt đời thường: Phú ông mất vàng, Thần tài khó tính, Trại Lòn, Nuôi chó tìm vàng,… Có thể xem Sự tích bông sen tiêu biểu

cho truyện cổ tích của người Việt ở Long An Truyện kể rằng, có một nông dân tên Sen không chịu nổi sự áp bức của quan lại cường hào ở Nghệ Tĩnh nên vào Nam lập nghiệp Sau này, con cháu của anh tìm theo những

bông hoa lạ vào tận Đồng Tháp Mười Người dân địa

phương đã lấy tên anh Sen để đặt tên cho loài hoa đẹp

nhất vùng này (3) Qua tác phẩm, ta cũng có thể thấy

được phần nào hành trình mở cõi của cha ông

Truyền thuyết ở Nam Bộ không có bề dày lịch sử hàng ngàn năm như ở Bắc Bộ Phần lớn các truyền thuyết Nam Bộ kể về các sự kiện văn hoá – lịch sử từ thế kỉ XVIII trở về sau Long An và An Giang là hai tỉnh có số lượng truyền thuyết khá nhiều so với các tỉnh miền Tây Ở Long An, có hai nhóm truyền thuyết lớn:

Một là những truyền thuyết liên quan đến triều Nguyễn như: Kinh Ông Hóng, Miễu ông Bần Quỳ (Sự tích sông Xá Hương), Sự tích sông Châu Phê, Lai lịch địa danh Thủ Thừa,… Hai là những truyền thuyết liên quan đến Nguyễn Trung Trực như:

hoạt động của nghĩa quân ở các tỉnh, những trận đánh Pháp, tài trí, võ nghệ của ông, lòng hiếu thảo, những đồng đội của ông, những ngày cuối đời và cái chết li

kì của Nguyễn Trung Trực, số phận lính Tây trong trận Nhựt Tảo,… Những câu chuyện này vừa thực vừa hư, rời rạc, tản mạn chứ không được kể lại một cách bài bản Ngoài ra, Long An còn truyền tụng nhiều truyền thuyết – giai thoại nói về các nhân vật lịch sử khác như: Thiên Hộ Dương, Đỗ Tường Phong – Đỗ Tường Tự, Nguyễn Văn Quá,…

Người dân Long An cũng lưu truyền nhiều truyện ngụ ngôn có nguồn gốc ở miền

ngoài Một số truyện kể về loài vật có nguồn gốc Nam Bộ là: Thỏ cứu cá, Cọp mắc bẫy không ai thèm cứu, Mưu trí hơn là sức mạnh,… Một số truyện vừa ngụ ý răn đời vừa hài hước như: Thỏ và cọp, Nói chữ, Trét chai cho trơn,… Ở Long An cũng

truyền tụng nhiều truyện cười vốn phổ biến ở Nam Bộ Trong đó, có những truyện của Bác Ba Phi, Ông Ó, Tám Cồ, Bộ Lữ,… Ngoài ra, cũng có một số truyện cười

(3) Ở Nghệ An cũng có làng Sen, sinh ra một nhà cách mạng nổi tiếng Đó là ai?

Trang 40

có nhắc đến địa danh Long An Truyện Cái ngu thứ tư chế giễu nhân vật Tổng Sói,

thích cầm chầu nhưng keo kiệt, không chịu đánh trống thưởng đào kép hát bội ở

Long An Truyện Bối ba cụm châm biếm những thủ đoạn xấu xa nhưng cũng hài

hước của nghề ăn trộm ở Bến Lức xưa…

Nam Bộ là vùng đất mới, con người tự do, phóng khoáng Trong sáng tác ca dao, dân ca, người ta không câu nệ niêm luật, câu chữ Trong kể chuyện, họ cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề kết cấu lớp lang, nghệ thuật ngôn từ, đặc điểm thể loại Bởi vậy, nhiều truyện khó có thể xếp hẳn vào thể loại nào Một số truyện vừa có

yếu tố cổ tích vừa có yếu tố truyền thuyết: Thầy rắn ở Đồng Tháp Mười, Ông Thám Xoài đánh cọp, Bà Hớn – Bà Hở,… Một số truyện vừa có yếu tố truyền thuyết vừa

có yếu tố giai thoại: Tăng Ngộ (Giồng Ông Ngộ, Ông Tăng Ngộ đuổi cọp), Nguyễn Đình Chiểu, Ông Ngỗ Nghịch chi thần,… Có truyện vừa có yếu tố của giai thoại nhưng cũng có yếu tố truyện cười: Bối ba cụm, Cái ngu thứ tư,… Điều đó cho thấy

việc nhận diện, phân loại các thể loại tự sự dân gian ở đây cũng cần phải linh hoạt

và thoáng mở

1.2.2 Các thể loại văn vần dân gian

Trong văn học dân gian Long An, có tương đối đầy đủ các thể loại văn vần như:

ca dao, dân ca, vè, thơ rơi, câu đố, tục ngữ,… Trong các thể loại đó, chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là ca dao Cũng như ca dao cả nước, ca dao Long An thường theo thể lục bát, mỗi bài có hai dòng:

– Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

– Trăng rằm mười sáu trăng treo

Anh đóng giường lèo cưới vợ Tân An (4)

(4) Chỉ ra sự khác nhau trong cách gieo vần ở hai bài ca dao này?

Đèn Cần Giờ đêm đêm sáng tỏ Ghe lớn ghe nhỏ thấy rõ mà vào

Ngày đăng: 26/01/2024, 08:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN