Tài liệu sẽ tiếp tục giúp các em có thêm những kiến thức quý báu liên quan đến tiến trình phát triển của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa và nay, làm giàu vốn tri thức lịch sử, địa lí, k
Trang 1Tài liệu Giáo dục địa phương
NGUYỄN THỊ VÂN - NGUYỄN TIẾN LỊCH - NGUYỄN NGHĨA TIẾN
PHẠM THỊ THU PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ THANH MAITRẦN QUANG BẮC - PHẠM THỊ XUÂN - DƯƠNG THỊ THANH NGA NGUYỄN THỊ HÀNG - NGÔ THỊ HẠNH LAN - NGUYỄN THỊ NGUYÊN
10
Trang 2MỞ ĐẦU
Vận dụng lUyện tập
Kiến thức Mới
Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới
Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận bài mới
Là các câu hỏi, bài tập thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học
Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn
Họ c xon g bài n ày, em sẽ : Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và
phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học
Các câu hỏi trong bài học giúp học sinh định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau.
EM CÓ BIẾT? Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có tính liên môn
nhằm làm rõ hơn nội dung chính
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Trang 3Các em học sinh thân mến!
Các em đang có trong tay cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh
l ớp 10 Tài liệu sẽ tiếp tục giúp các em có thêm những kiến thức quý báu liên quan
đến tiến trình phát triển của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa và nay, làm giàu vốn tri thức lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội và bồi đắp lòng tự hào về truyền thống
văn hiến của quê hương mình Về lịch sử, các em sẽ được tìm hiểu sự ra đời và giá
trị của các di sản văn hoá, các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội truyền thống trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc; gắn liền với đó là những di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, khoa bảng, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước
Về địa lí, các em sẽ có thêm hiểu biết về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng tăng trưởng xanh Về kinh tế, các
em sẽ được bổ sung kiến thức về một số ngành nghề, làng nghề truyền thống, một
số ngành kinh tế chủ lực hiện nay ở Bắc Ninh, xu hướng phát triển của thị trường lao động tại địa phương, từ đó có định hướng học tập, chuẩn bị kiến thức và tâm thế cho
sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông Về xã hội,
các em sẽ có thêm kiến thức thiết thực hình thành kĩ năng phòng, chống tệ nạn xã
hội, bảo vệ môi trường làng nghề Về văn hóa, các em sẽtiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những giá trị nghệ thuật độc đáo trong dân ca Quan họ Bắc Ninh, về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư
Tài liệu được thiết kế các hoạt động gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận
dụng Hy vọng cuốn tài liệu sẽ là nhịp cầu tri thức, tiếp nối mạch nguồn truyền thống
ngàn năm văn hiến của dân tộc, trong đó vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc là một dấu
Trang 4MỤC LỤC
BÀI 1: DI SẢN VN HOÁ TàNH BÀC NINH 5
BÀI 2: TRUYÀN THÞNG HI¾U HäC VÀ KHOA BẢNG CĀA TàNH BÀC NINH 17
BÀI 3: DANH NHÂN KHOA BẢNG TIÊU BIÂU CĀA TàNH BÀC NINH 24
BÀI 4: HàI LIM – QUÁ KHỨ VÀ HIÞN T¾I 31
BÀI 5: CÂY ĐÀN THANH ĐâI TRONG DÂN CA QUAN Hä BÀC NINH 36
BÀI 6: HÞ THÞNG CÁC GIäNG TRONG DÂN CA QUAN Hä 39
BÀI 7: Đ¾C ĐIÂM LäI CA TRONG DÂN CA QUAN Hä BÀC NINH 43
BÀI 8: TOÀN DÂN ĐOÀN K¾T XÂY DĀNG ĐäI SÞNG VN HOÁ Ở KHU DÂN C¯ 47
CH þ ĐÞ 2: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP BÀI 9: ĐIÀU KIÞN TĀ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CĀA TàNH BÀC NINH 52
BÀI 10: CÁC LÀNG NGHÀ TRUYÀN THÞNG 62
BÀI 11:CÁC NGÀNH KINH T¾ CHĀ LĀC CĀA TỈNH BÀC NINH 68
BÀI 12: KHÁI QUÁT CÁC NGÀNH NGHÀ CHỦ LỰC CỦA TàNH BÀC NINH 79
CH þ ĐÞ 3: CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG BÀI 13:PHÒNG, CHÞNG TÞ N¾N XÃ HàI TRÊN ĐâA BÀN TàNH BÀC NINH 85
BÀI 14:BẢO VÞ MÔI TR¯äNG LÀNG NGHÀ TàNH BÀC NINH 88
67
KHÁI QUÁT CÁC NG NH NGHÀ T¾I BÀC NINH .78
þ ĐÞ Ị Ộ ƯỜ PH NG, CHÞNG TÞ N¾N X Hà ĐâA B N TàNH BÀC NINH .85
Trang 51
MỞ ĐẦU
DI SẢN VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH
– Nêu được các khái niệm: di sản văn hoá, di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể
– Nêu được sự phân bố một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh
– Trình bày được những giá trị cơ bản của các di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh BắcNinh Nêu được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di sảnvăn hoá ở tỉnh Bắc Ninh
– Nêu được một số việc làm cụ thể góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di
sản văn hoá của quê hương
Họ c xon g bài n ày, em sẽ :
Hình 1.1 Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ miền Quan họ” trong chuỗi các hoạt động
VÀ VĂN HOÁ
Phe-xti-van “Về miền Quan họ 2019” được tổ chức vào dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là dịp để quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về những giá trị tinh hoa, độc đáo, đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng và lịch sử truyền thống văn hóa của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Sự thành công của Phe-xti-van “Về miền Quan họ 2019” là một ví dụ tiêu biểu cho việc
di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại Vậy di sản văn hoá
là gì? Tỉnh Bắc Ninh có những loại hình di sản nào? Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được tiến hành như thế nào? Em sẽ được tìm hiểu trong bài học này.
Trang 6Kiến thức Mới
1 Khái niệm di sản văn hoá
Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người
sáng tạo trong quá trình lịch sử, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác Di sản văn hoá gắn bó với đời sống của cá nhân và cộng đồng, là tài sản vô giámang lại niềm tự hào và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội
Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần, phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học,… được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2 Các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh
a) Di sản văn hoá vật thể
* Di tích lịch sử – văn hoá
Tính đến 31/12/2021, tỉnh Bắc Ninh có 1.589 di sản văn hoá vật thể, trong đó 643
di sản đã được xếp hạng (4 di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đặc biệt, 204 di sảnlịch sử – văn hoá quốc gia, 435 di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh) Di tích lịch sử,văn hoá ở Bắc Ninh bao gồm bốn loại hình sau:
Di tích kiến trúc, nghệ thuật: Là những công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị, có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúccủa dân tộc và quê hương Tiêu biểu của loại hình này là: chùa Dâu, chùa Bút Tháp(huyện Thuận Thành); chùa Phật Tích (huyện Tiên Du); chùa Phả Lại (huyện Quế Võ);chùa Dạm (thành phố Bắc Ninh); đền Đô (thành phố Từ Sơn); đền Lê Văn Thịnh(huyện Gia Bình); đền Nam Giao học tổ (huyện Thuận Thành); đình Đình Bảng (thànhphố Từ Sơn); đình Đông Yên (huyện Yên Phong);…
Hình 1.2 Chùa Bút Tháp Hình 1.3 Đền Đô
Trang 7Hình 1.4 Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Di tích lịch sử: Là những di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử đã diễn ra, hoặc
là nơi gắn liền với các sự kiện lịch sử hoặc các danh nhân Tiêu biểu là đền và lăng Kinh Dương Vương ở huyện Thuận Thành (tưởng nhớ Đức Thủy tổ của người Việt), đền Lũng Khê ở huyện Thuận Thành (nơi diễn ra sự kiện Hai Bà Trưng hạ thành Luy Lâu, lật đổ ách đô hộ nhà Hán vào mùa xuân năm 40), đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong (điểm mở đầu của chiến tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến
chống quân Tống xâm lược thời Lý, nơi ra đời bài thơ “thần” Nam Quốc Sơn Hà –
bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc), Thành cổ Bắc Ninh, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nhà lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, Di tích nhà cụ Đám Thi (Từ Sơn), Di tích nhà cụ Tú Ba, Di tích núi Lim (Hồng Ân),…
Di tích khảo cổ học: Là những di tích và vết tích còn sót lại của quá khứ, được lưu
giữ bởi con người hoặc ẩn giấu dưới lòng đất, mặt nước, trên mặt đất Đây là nguồn
sử liệu cho các nhà khảo cổ học nghiên cứu, phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ Tiêu biểu là Khu di tích thành cổ Luy Lâu (huyện Thuận Thành), Khu lò gốm Đương Xá (thành phố Bắc Ninh),…
Danh lam thắng cảnh: Ở Bắc Ninh, danh lam thắng cảnh thường gắn liền với những
di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật Tiêu biểu là chùa Bút Tháp, chùa Phật tích, chùa Hàm Long, chùa Phả Lại, đền và lăng Kinh Dương Vương,…
Nêu các loại hình di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở Bắc Ninh.
Trang 8* Di vật, cổ vật, bảo vật
Tính đến năm 2021, tỉnh Bắc Ninh có 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận
là Bảo vật quốc gia
Bảng 1.1 Danh mục các hiện vật, nhóm hiện vật ở tỉnh Bắc Ninh
được công nhận là Bảo vật quốc gia
STT Tên Bảo vật quốc gia Nơi phát hiện/lưu giữ Đợt/năm công nhận
1 Tượng Phật A-di-đà Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du) Đợt 1/2012
2 Tượng Phật nghìn mắt
nghìn tay Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành) Đợt 1/2012
3 Bia Xá lợi tháp minh
Chùa Thiền Chúng (huyện Thuận Thành), hiện nay lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh
Đợt 2/2013
4 Rồng đá (Xà thần) Đền thờ Lê Văn Thịnh(huyện Gia Bình) Đợt 2/2013
5 Ba pho tượng Tam thế Chùa Linh Ứng (huyện Thuận Thành) Đợt 2/2013
6 Bộ tượng 10 linh xà Chùa Phật Tích(huyện Tiên Du) Đợt 6/2017
7 Bộ tượng Phật Tứ Pháp Vùng Dâu – Luy Lâu (huyện Thuận Thành) Đợt 6/2017
8 Cột đá chạm rồng Chùa Dạm (thành phố Bắc Ninh) Đợt 6/2017
9 12 bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh (thành phố Bắc Ninh) Đợt 8/2019
10 Cửa võng đình Diềm Đình Diềm (thành phố Bắc Ninh) Đợt 8/2019
11 Bộ tượng Phật Tam Thế Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành) Đợt 9/2020
12 Hương án Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành) Đợt 9/2020
13 Tòa Cửu phẩm liên hoa Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành) Đợt 9/2020
14 Mộc bản Hải Thượng Y tông tâm lĩnh Lưu trữ tại Bảo tàng Bắc Ninh Đợt 10/2021
Hãy giới thiệu một Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh mà em biết.
Trang 9Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh có 11 di sản văn hoá phi vật thể được đưa vàodanh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trong đó có 4 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
Bảng 1.2 Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Bắc Ninh
được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
STT Tên di sản Địa bàn ghi danh Năm
1 Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Bắc Giang 2009
2 Ca trù Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,… 2009
3 Nghi lễ và trò chơi kéo co Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc,… 2015
4 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang,… 2016
Bảng 1.3 Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh
1 Dân ca Quan họ Bắc Ninh 2012
3 Nghề Tranh dân gian Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành) 2013
4 Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp (phường Hoà Long, thành phố
5 Lễ hội làng Diềm(phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) 2016
6 Lễ hội làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn) 2016
7 Nghề gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ) 2016
8 Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê (phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn) 2016
9 Nghề gò đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình) 2016
10 Hát trống quân làng Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành) 2016
11 Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình) 2016
Hãy nhận xét sự phân bố các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.
Trang 10* Lễ hội truyền thống
Bắc Ninh là “xứ sở hội hè” với hơn 500 lễ hội diễn ra suốt bốn mùa trong năm.Mùa xuân ở Bắc Ninh có hơn 400 lễ hội, tiêu biểu là hội chùa Phật Tích, hội Lim (huyện Tiên Du); hội làng Đồng Kỵ (thành phố Từ Sơn);… Mùa hè có hội Dâu (huyện Thuận Thành), hội Vân Mẫu (thành phố Bắc Ninh), hội đền Đậu (huyện Quế Võ),… Mùa thu có hội đền Phả Lại (huyện Quế Võ), hội làng Phấn Động (huyện Yên Phong), hội làng đúc đồng làng Vó (huyện Lương Tài), hội hát Trống quân ở các làng vùng Thuận Thành,… Mùa đông có hội thi bánh giầy làng Đạo Chân (thành phố Bắc Ninh),…
Lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh có quy mô từ hội làng đến liên làng và “siêu làng” Trong đó
có những lễ hội lớn với quy mô vùng miền và quốc gia như hội đền Bà Chúa Kho, hội Lim, hội đền Đô, hội Dâu,…
Lễ hội ở Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ các danh nhân, kỉ niệm những sự kiện lịch sử gắn với làng nước nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân; củng cố tính cố kết cộng đồng và là dịp kết nối các thành viên trong gia đình,… Ngày nay, lễ hội còn là cơ hội
để thúc đẩy giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh quê hương, góp phần phát triển kinh tế, nhất là ngành Du lịch
* Nghệ thuật trình diễn dân gian
Bắc Ninh là một trong những trung tâm đầu tiên của Phật giáo, Nho giáo, vùng đất giàu có và trù phú sớm sinh ra những danh thần Hoạt động sản xuất phát triển cùng những nhu cầu về đời sống văn hoá cao đã tạo điều kiện cho những hình thức nghệ thuật sớm xuất hiện và đạt đến trình độ uyên bác Bắc Ninh được coi là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như: dân ca Quan họ, Ca trù, hát Trống quân Nổi bật hơn cả là dân ca Quan họ và Ca trù
Hình 1.5 Hội làng Diềm Hình 1.6 Hội đền Đô
1 Giải thích nhận định: “Bắc Ninh là xứ sở hội hè”.
2 Nêu một số giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh.
3 Phát biểu cảm nghĩ của em về một lần tham gia lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh.
Trang 11Hình 1.7 Hát Quan họ trên thuyền
(hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh)
Hình 1.9 Tiết mục Ca trù biểu diễn tại Liên hoan đàn hát dân ca tỉnh Bắc Ninh năm 2019
– Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoáphi vật thể đại diện của nhân loại
Quan họ trước hết là loại hình dân ca rất phong phú về giai điệu trong kho tàngdân ca Việt Nam, phản ánh rõ nét những nghi thức, tập quán xã hội của vùng quê Bắc Ninh như: tục “kết chạ”, tục “ngủ bọn”, tục ăn trầu têm cánh phượng Dân ca Quan họ còn phản ánh về phương thức giao tiếp, ứng xử của con người Bắc Ninh, vừa khéo léo, tế nhị, kín đáo, vừa tình tứ và mang nhiều ý nghĩa
Hình 1.8 Quan họ mời trầu
ở lễ hội làng Diềm
Dân ca Quan họ Bắc Ninh có giá trị nhiều mặt, trước hết là giá trị nghệ thuật (nghệ thuật trình diễn, ca hát; nghệ thuật giao tiếp, ứng xử; nghệ thuật văn học dân gian,…) Quan họ còn mang tính cố kết cộng đồng trong làng xóm và giữa các cộng đồng với nhau Mặt khác, Quan họ còn góp phần lưu truyền, phố biến những tri thức dân gian
– Ca trù
Hát Ca trù (hay còn gọi là hát Cô đầu, hát Ả đào) là một loại hình diễn xướng bằng
âm nhạc thính phòng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, là sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc
Trang 12Nhiều nhà khoa học cho rằng, hát Ca trù xuất hiện từ đầu Công nguyên mà Bắc Ninh có thể là quê hương của loại hình nghệ thuật này Nghệ thuật hát Ca trù bắt đầu phát triển rộng khắp từ thời Lý, đặc biệt hưng thịnh vào thời hậu Lê Theo sách
Bắc Ninh địa dư chí của Đỗ Trọng Vĩ ở thế kỉ XIX, tỉnh Bắc Ninh có khoảng 20 làng
hát Ca trù
Hát Ca trù ở Bắc Ninh xưa có đầy đủ các hình thức: hát cửa đình, hát cửa quyền, hát thi, hát quản và hát tại gia Trong đó, hát cửa đình là hình thức phổ biến nhất vì Bắc Ninh là xứ sở của hội hè, đình đám Hát Ca trù là một hoạt động nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của các làng xã
Ca trù là loại hình nghệ thuật mang tính bác học, có giá trị to lớn về nghệ thuật, lịch
sử và văn hoá nhưng đang có nguy cơ mai một Vì vậy, năm 2009, UNESCO đã công nhận ca trù là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cần phải được bảo vệ khẩn cấp
* Tập quán xã hội và tín ngưỡng
Bắc Ninh là một trong những trung tâm cư trú lâu đời của người Việt cổ, là xứ sởcủa hội hè, đình đám,… Vì vậy, đời sống tín ngưỡng cũng như những tập quán xã hội đặc sắc đã định hình từ sớm như: thờ thần Mặt Trời, tín ngưỡng thờ Mẫu, tục “kết chạ”, “ngủ bọn”,… Nhiều trò chơi dân gian và nghi lễ đã định hình với những nét đặc trưng và phổ quát như: đánh đu, tổ tôm điếm, chọi gà, đấu vật,… Trong đó, tiêu biểu nhất là nghi lễ và trò chơi kéo co ở làng Hữu Chấp (thành phố Bắc Ninh)
Hình 1.10 Trò chơi dân gian kéo co bằng tre của làng Hữu Chấp
(phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh)
Trang 13Năm 2014, Trò chơi kéo co làng Hữu Chấp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.
Năm 2015, UNESCO đã công nhận nghi lễ và trò chơi kéo co của Việt Nam (trong
đó có làng Hữu Chấp), Hàn Quốc, Campuchia, Philippin là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Vì vậy, nghi lễ và trò chơi kéo co của làng Hữu Chấp không chỉ đại diện cho tỉnh Bắc Ninh mà còn đại diện cho dân tộc và quốc tế Đây là di sản văn hoá đa quốc gia
Khác với trò chơi kéo co ở các địa phương khác, kéo co làng Hữu Chấp sử dụng thân cây tre để làm dây kéo Việc chuẩn bị cây tre để làm thành dây kéo thể hiện rõ tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, với mong ước mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, phát triển
Nghi thức trò chơi kéo co diễn ra ở đình làng Đội hình gồm 70 thanh niên khỏe mạnh, được chia làm hai đội; hai đầu dây kéo hướng về hai phía đông – tây Hai đội
sẽ kéo 3 keo, bên nào kéo được 2 keo là thắng Nhưng với trò chơi kéo co ở làng Hữu Chấp, thắng thua không phải vấn đề cốt yếu mà cần vận hành theo những nguyên tắc
đã được quy định Phía đông là hướng Mặt Trời mọc, phía tây là phía Mặt Trời lặn
Sự xuất hiện và biến mất của Mặt Trời thể hiện chu trình khép kín của thời gian, luân chuyển từ ngày này sang ngày khác Điều này thể hiện tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, một tín ngưỡng phổ biến của cư dân trồng lúa nước Vì vậy, đến keo thứ ba, người dân được phép vào giúp cho đội phía đông kéo để họ giành chiến thắng
1 Nêu giá trị nổi bật của những di sản văn hoá của tỉnh Bắc Ninh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại là gì?
2 Di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp đã phản ánh điều gì trong sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tỉnh Bắc Ninh?
* Nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh
Nghề thủ công đã xuất hiện ở tỉnh Bắc Ninh cách đây hàng nghìn năm Đầu Côngnguyên, với vị trí là trung tâm cai trị của chính quyền đô hộ, nghề thủ công ở Bắc Ninh
có điều kiện để phát triển
Tư Thế bút mực làm giàu, Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Dàn
Nấu chì đã có Văn Quan
Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài Nấu dầu đã có Thanh Hoài…
Trong lịch sử, nhiều nghề và làng nghề thủ công ở tỉnh Bắc Ninh đã nổi tiếng xa gần, hoạt động sầm uất như: làm gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), đúc đồng Quảng Bố (làng Vó, huyện Lương Tài), gò và dát đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), đúc gang Nội Trà (huyện Yên Phong), vàng tươi Đại Đồng (huyện Tiên Du), dệt lụa Vọng Nguyệt (huyện Yên Phong), làm đồ tre, trúc Xuân Lai (huyện Gia Bình), in tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành), làm mộc Phù Khê (thành phố Từ Sơn),…
Trang 14Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc
Ninh có 62 làng nghề thủ công
(30 làng nghề thủ công truyền
thống) Trong đó, 4 di sản nghề
thủ công truyền thống của tỉnh
Bắc Ninh được ghi danh là Di
sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Hình 1.11 Làng nghề gốm Phù Lãng
Hình 1.12 Một buổi truyền dạy Ca trù tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh
Nêu những giá trị tốt đẹp của nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh.
3 Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh
a) Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh
Di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh là tài sản vô giá của nhân dân và là một bộ phận của
di sản văn hoá dân tộc và nhân loại; phản ánh rõ nét về lịch sử, tập quán, truyền thống, trí tuệ và cốt cách của con người vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc
Di sản văn hoá được hình thành, bảo lưu góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc cũng như trong xây dựng, gìn giữ và bảo vệ đất nước Ngày nay, di sản văn hoá còn có giá trị to lớn trong đời sống xã hội, là một nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế và là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới
b) Kết quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là địa phương đi đầu cả nước trong việc sớm lập các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch tổ chức triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hoá Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt và triển khai đề án Bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá đến năm 2020, đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013–2020,…
Trang 15Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư và đẩy mạnh
công tác xã hội hoá nhằm bảo tồn và
phát huy các di sản văn hoá của tỉnh;
lựa chọn, ưu tiên đầu tư vào các di sản
mang đặc trưng tiêu biểu hoặc đang có
nguy cơ mai một, thất truyền, trong đó
tập trung vào ba loại hình di sản là lễ hội
truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân
gian và nghề thủ công truyền thống Tỉnh
đã lập hồ sơ gần 20 di sản văn hoá phi
vật thể tiêu biêu, đặc sắc và đề xuất Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào
Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia Trong đó, 11 di sản đã được công nhận
là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang trong quá trình đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.Chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá đã nhận được sự ủng hộ của toàn dân Nhiều tổ chức, cá nhân đã công đức hàng nghìn tỉ đồng
để khôi phục, tu bổ di tích Nhân dân có ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Đây là minh chứng cho việc gắn kết giữa bảo tồn di sản và đáp ứng nhu cầu văn hoá cộng đồng Những chính sách bảo tồn và phát huy di sản ở Bắc Ninh đều nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của quần chúng nhân dân
Tỉnh Bắc Ninh sớm đề ra chủ trương và thực hiện việc gắn bảo tồn và phát huy di sản với du lịch, gắn phát triển nghề thủ công với định hình các cụm công nghiệp làng nghề và đã đạt được một số thành tựu bước đầu
- Nâng cao hiệu quả công tác
quản lí nhà nước về di sản văn
hoá: kịp thời đưa ra và điều chỉnh
các chính sách về bảo tồn văn hoá
phù hợp với thực tiễn; xây dựng
bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ
quản lí di sản văn hoá đủ mạnh, có
tính kết nối, phối hợp chặt chẽ và
linh hoạt trong các hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị của di sản
Hình 1.13 Buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Ca trù Thượng Thôn (xã Đông Tiến, huyện Yên Phong)
Hình 1.14 Hội thi hát dân ca Quan họ cho học sinh
tỉnh Bắc Ninh năm học 2018-2019
Trang 16Vận dụng
lUyện tập
- Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, học sinh,… về giá trị của di sản văn hoá; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục di sản văn hoá trong trường học dưới nhiều hình thức như: dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy các
di sản văn hoá
- Việc phát huy di sản văn hoá trong thời kì toàn cầu hoá hiện nay cần mở rộng giao lưu văn hoá nhằm làm giàu thêm bản sắc văn hoá, đồng thời lan tỏa văn hoá của vùng miền, quốc gia, dân tộc
- Gắn chặt việc bảo tồn với phát huy di sản văn hoá, khai thác hiệu quả nguồn lực của di sản nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đưa di sản vào thực tiễn cuộc sống
- Mọi công dân cần chấp hành luật pháp, chính sách và quy định về bảo tồn và phát huy
di sản văn hoá; vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá
1. Hoàn thành bảng thống kê về các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh theo các nội dung: loại hình, tên di sản, xếp hạng
2. Hãy kể tên một số di sản văn hoá tại địa phương nơi em sống
3. Nêu tên một số di tích lịch sử – văn hoá và Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bắc Ninh
4 Theo em, di sản văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh có giá trị như thế nào trong đời sống của
nhân dân và sự phát triển của quê hương hiện nay?
1. Sưu tầm thông tin nói về chính sách của tỉnh Bắc Ninh đối với việc bảo tồn và pháthuy giá trị của các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh
2. Em sẽ làm gì nếu thấy một di sản văn hoá của địa phương đang bị xâm phạm?
3 Hãy giới thiệu về một di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh (có thể viết thành
bài thuyết trình, dựng thành đoạn phim ngắn, thiết kế đồ họa hoặc quay một đoạnvideo ngắn và đóng vai hướng dẫn viên du lịch,…)
Trang 17Bắc Ninh – Kinh Bắc là đất phát tích nhà Lý – triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, nơi đây từng hình thành và lan toả nhiều giá trị truyền thống, góp phần quan trọng làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Hiện nay, Văn Miếu Bắc Ninh còn 12 tấm bia đá lưu danh đầy đủ họ tên, quê quán, chức vị của 677 vị đại khoa Trong số 46 vị Trạng nguyên của Việt Nam, Bắc Ninh có tới 12 vị
Thông tin trên giúp em hiểu gì về con người và vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc?
Bài
2
MỞ ĐẦU
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ KHOA BẢNG CỦA TỈNH BẮC NINH
– Nêu được khái niệm truyền thống hiếu học và khoa bảng; cơ sở hình thànhtruyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh; ý nghĩa của truyềnthống hiếu học và khoa bảng đối với quê hương, đất nước
– Giải thích được một số yếu tố tác động tới việc hình thành truyền thống hiếuhọc và khoa bảng Nêu được công lao, đóng góp của các nhà khoa bảngBắc Ninh thời phong kiến với lịch sử dân tộc
– Tự hào, có ý thức noi gương và nỗ lực học tập để bồi đắp truyền thống hiếuhọc, khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh
Họ c xon g bài n ày, em sẽ :
Kiến thức Mới
1 Tìm hiểu chung về truyền thống hiếu học và khoa bảng
Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học
đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Theo Từ điển tiếng Việt 1:
“Truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình
1 Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994.
Trang 18thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác,…” Khoa nghĩa là khoa thi;
bảng là bảng đề tên người thi đỗ Khoa bảng là người đỗ đạt trong các khoa thi thời xưa
Trong thời kì phong kiến độc lập,
nhất là dưới thời Lê sơ, các triều đại
phong kiến đều nhận thức sâu sắc
được vai trò của “hiền tài” nên đã quan
tâm chăm lo phát triển giáo dục Điều
này thúc đẩy truyền thống hiếu học
phát triển mạnh mẽ, từ đó nền khoa
bảng của dân tộc ta có nhiều thành
tựu rực rỡ
Bắc Ninh là nơi khởi phát của nền
giáo dục Nho học từ thời Thái thú Sĩ
Nhiếp (thế kỉ II sau Công nguyên)
Trong thời kì phong kiến độc lập (từ
thế kỉ X), nhờ những điều kiện thuận
lợi cùng ý chí của người dân nơi đây
đã giúp mảnh đất này trở thành cái nôi
đào tạo nhân tài cho đất nước
Sĩ Nhiếp người nước Lỗ (Trung Quốc),
là vị chân Nho, làm Thứ sử Giao Châu, hành đức giữ gìn Phật tượng ở ấp Lũng Chiền, Siêu Loại, Luy Lâu Thành Lấy Luy Lâu Thành làm nơi ở, phụng sự đền thờ và bốn bên Thành Luy Lâu, đó chính
là nơi trị sở…
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Nước ta thông thi thư, hiểu lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?"
Theo Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư
EM CÓ BIẾT?
2 Điều kiện cơ bản hình thành truyền thống hiếu học và khoa bảng của tỉnh Bắc Ninh
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Hình 2.1 Khu vực Thành nội Luy Lâu, huyện Thuận Thành
Thời Bắc thuộc, Thái thú Sĩ Nhiếp – một quan chức người Hán, mở trường dạy họctại trung tâm Luy Lâu, nên Bắc Ninh cũng là nơi sớm nhất trong cả nước tiếp nhận chữHán và tư tưởng Nho giáo
Trang 19Hình 2.2 Đền Đô – nơi thờ các vị vua triều Lý (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn)
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ nên từ xa xưa, cư dân Bắc Ninh
đã có một nền nông nghiệp trồng lúa rất phát triển Nền kinh tế nông nghiệp ổn định
đã tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhiều làng xã trong tỉnh không còn mang tính thuần nông Do vậy, làng quê Bắc Ninh thời phong kiến luôn nhộn nhịp, sầm uất, sôi động, tạo môi trường phát huy cá tính và phẩm chất người dân xứ Kinh Bắc
Thời phong kiến, Bắc Ninh không chỉ là đất phát tích ra nhà Lý mà còn là vùng đất của Phật giáo, Nho giáo, của chùa tháp, lễ hội Bắc Ninh còn là nơi hình thành nhiều làng nghệ thuật
Việc truyền bá chữ Hán và tư tưởng Nho học bắt đầu từ vùng đất Bắc Ninh có tác dụng gì?
Triều Lý cho dựng đền Đô thể hiện điều gì?
b) Yếu tố dòng họ và truyền thống
Trong các yếu tố khiến cho Bắc Ninh – Kinh Bắc là nơi có truyền thống hiếu học, khoa bảng vẻ vang, yếu tố di truyền (dòng họ) có vai trò quan trọng Thực tế cho thấy, những người sinh ra trong gia đình, gia tộc có bố mẹ, ông bà,… vốn thông mẫn thì bao giờ họ cũng học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt cao Đó là những “con nhà nòi” theo cách nói dân gian Truyền thống hiếu học, khoa bảng mang tính gia đình, dòng họ là một đặc điểm nổi bật ở tỉnh Bắc Ninh
Vì sao yếu tố dòng họ, gia đình có ảnh hưởng quyết định tới truyền thống hiếu học, khoa bảng ở tỉnh Bắc Ninh?
Trang 20Tất cả những yếu tố trên đã tạo nênBắc Ninh với bề dày lịch sử nghìn năm
và một bản sắc văn hoá độc đáo, hìnhthành nên tính cách và phẩm chất củacon người xứ Kinh Bắc: cần cù, năngđộng, tháo vát trong lao động; anh hùng,quả cảm trong đấu tranh chống ngoạixâm; say mê, tài hoa trong hoạt độngsáng tạo nghệ thuật, góp phần làm rạng
rỡ truyền thống của con người Bắc Ninhxưa là hiếu học và khoa bảng
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng,
từ năm 1443–1918, dòng họ có 91 người
đỗ đạt, trong đó có 1 trạng nguyên, 1
thám hoa, 6 tiến sĩ, 7 giám sinh, 25 hiệu
sinh, 2 tú tài, 5 thiếu khanh, tổng giáo và
huyện thừa.
Theo Cổng thông tin điện tử
tỉnh Bắc Ninh, Dòng họ Nguyễn Đăng
Bước vào thời kì phong kiến độc lập, từ thời Lý – Trần về sau, nhà nước phong kiếnngày càng quan tâm đến giáo dục Khoa cử Nho học đã tạo điều kiện thuận lợi chonền giáo dục của tỉnh Bắc Ninh phát triển
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến (1075–1919), Kinh Bắc có 677 vị
đỗ đại khoa, chiếm 2/3 cả nước, trong đó có 43 vị đỗ Tam khôi
Truyền thống khoa bảng của Kinh Bắc phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi, tiêu biểunhư: Lê Văn Thịnh là người đứng đầu trong kì thi đầu tiên của nước ta; Nguyễn QuanQuang là vị Trạng nguyên đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam; khoa thi năm 1508người Bắc Ninh đoạt danh hiệu Tam khôi gồm: Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh,Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh, Thám hoa Nguyễn Hữu Nghiêm
Bắc Ninh có nhà khoa bảng đậu “Tứ nguyên” – danh hiệu độc đáo nhất trong lịch
sử khoa cử Việt Nam, là Nguyễn Đăng, thi 3 kì (Hương, Hội, Đình) đều đỗ đầu Sau
đó, triều đình lại tổ chức 1 kỳ thi “ứng chế” (thi đối đáp), ông lại đỗ đầu, nên được vuatặng danh hiệu “Tứ nguyên” độc nhất trong nước
Bắc Ninh có danh nhân khoa bảng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là Nguyễn Đăng Đạo, đỗ Trạng nguyên năm 1683 và khi đi sứ Trung Quốc năm 1697, ông tiếp tục được vua nước này phong Trạng nguyên
Trang 21Bắc Ninh có nhiều nhà khoa bảng trẻ
tuổi như Nguyễn Nhân Thiếp đỗ Tiến sĩ
năm 1466 (năm 15 tuổi), Vũ Kiệt đỗ
Trạng nguyên năm 1472 (năm 20 tuổi)
và Nguyễn Quang Bật đỗ Trạng nguyên
năm 1484 (năm 20 tuổi)
Bắc Ninh có 8 cặp anh em ruột cùng
thi đậu đại khoa trong cùng một khoa
thi Họ Nguyễn làng Kim Đôi có 18 vị
tiến sĩ, trong đó có gia đình 5 anh em
ruột đều đỗ đại khoa, có 4 anh em họ
cùng đậu tiến sĩ một khoa, 13 đời liên
tiếp có người đỗ đại khoa
Ngạn ngữ dân gian có câu ca ngợi
truyền thống khoa bảng của Bắc Ninh:
“Một giỏ sinh đồ, một bồ ông Cống, một
có hai anh em cùng đỗ một khoa Ngợi
ca tài năng của con cháu họ Nguyễn làng Kim Đôi, Vua Lê Thánh Tông đã ban cho
8 chữ vàng:
“Kim Đôi gia thế chu tử mãn triều.”
(Tạm dịch: Dòng họ Kim Đôi áo đỏ áo tía đầy triều)
Theo Cổng thông tin điện tử thành phố
Bắc Ninh, Vùng đất văn hiến
EM CÓ BIẾT?
Hình 2.3 Văn Miếu Bắc Ninh Hãy kể tên một số danh nhân khoa bảng nơi em ở.
Bắc Ninh – Kinh Bắc, vùng đất địa linh sinh nhân kiệt Trong suốt chiều dài lịch
sử phong kiến, các nhà khoa bảng đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước
Trang 22Kể tên một vài nhà khoa bảng của Bắc Ninh có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc.
Lĩnh vực chính trị – quân sự: Có nhiều bậc khoa bảng Bắc Ninh giữ chức vụ cao
và đóng góp to lớn với lịch sử dân tộc, tiêu biểu như Lê Văn Thịnh, Vũ Kiệt,… Ngoài
ra, còn nhiều nhà khoa bảng là những nhà chính trị – quân sự lỗi lạc như Nguyễn Thiên Tích, Đàm Thận Huy, Nguyễn Danh Lâm,…
Lĩnh vực văn hoá – giáo dục: Các nhà khoa bảng Bắc Ninh không chỉ xuất sắc
trong lĩnh vực quản lí đất nước mà còn là những nhà văn hoá, nhà giáo, nhà sư đầytài năng, tiêu biểu như: Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), Lý Đạo Tái, Nguyễn NhânThiếp,… Ngoài ra, mảnh đất Bắc Ninh còn nhiều nhà khoa bảng có đóng góp to lớnđối với nền văn hoá – giáo dục đất nước
Lĩnh vực ngoại giao: Trong việc đi sứ, nhiều nhà khoa bảng Bắc Ninh đã thể hiện tài
năng lỗi lạc, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách để hoàn thành nhiệm vụ.Một số nhân vật tiêu biểu mà tài năng của họ được sử sách ghi lại như Nguyễn Nghiêu
Tư, Nguyễn Đăng Đạo,… Ngoài ra, ở Bắc Ninh còn có các vị sứ thần tài hoa lỗi lạc lưudanh sử sách như Nguyễn Nhân Kính, Quách Toản, Phạm Thịnh, Hứa Tam Tỉnh,…Các nhà khoa bảng Kinh Bắc đã là “rường cột” của nước nhà trên mọi lĩnh vực từkinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao,… Họ đã làm rạng rỡ nhữngtrang sử dân tộc bằng tài năng, đức độ và lòng yêu nước
4 Bồi đắp, phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của Bắc Ninh
Truyền thống hiếu học, khoa bảng của người Bắc Ninh tiếp tục được phát triển trong xã hội ngày nay Qua mỗi thời kì, công tác giáo dục – đào tạo có những đặc điểm khác nhưng luôn luôn được quan tâm, phát triển
Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh năm 1997 đến nay, thực hiện chính sách “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” nhằm giáo dục, đào tạo và thu hút nhân tài đạt nhiều thành tựu lớn Bộ máy quản lí được hoàn thiện và củng cố, nhiều chính sách, đề án đã được triển khai Đặc biệt, những quy định, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài bước đầu đã thu được kết quả tích cực góp phần vào công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đào tạo nguồn nhân lực tiến tới mục tiêu để tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững
Bên cạnh những chính sách của tỉnh, Hội khuyến học ở các địa phương và gia tộc
ra đời, hoạt động có hiệu quả đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng của quê hương
Trang 23Hãy cho biết một số hoạt động
khuyến học, khuyến tài tại địa bàn
nơi em sinh sống.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XX tỉnh
Bắc Ninh nhiệm kì 2020–2025 đã nhấn
mạnh: “Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo; tăng cường
giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống, truyền thống, kĩ năng sống,
ngoại ngữ; xây dựng xã hội học tập
quỹ khuyến học, khuyến tài; nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục và trường
chuẩn quốc gia Phát triển đội ngũ nhà
giáo, cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu;
đẩy mạnh xã hội hoá phát triển trường
học chất lượng cao…”
Từ khi tái lập tỉnh, học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều thành tích trong các kì thi Học sinh giỏi quốc gia, khu vực
và quốc tế Từ năm 1999–2022, các đội tuyển Học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh đã đạt
989 giải quốc gia và nhiều giải quốc tế Tiêu biểu như: Nguyễn Đình Nam đạt Huy chương Bạc kì thi Olympic môn Hoá học quốc tế năm 2002; Nguyễn Văn Quý đạt Huy chương Đồng kì thi Olympic môn Toán quốc tế năm 2011; Trần Đình Hiếu đạt Huy chương Bạc kì thi Olympic môn Hoá học quốc tế năm 2015; Nguyễn Đăng Phúc đạt Huy chương Bạc kì thi Olympic môn Vật lí quốc tế năm 2022,…
EM CÓ BIẾT?
Vận dụng
lUyện tập
1. Nêu đặc điểm của truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh thời phong kiến
2. Lập bảng thống kê các nhà khoa bảng của Bắc Ninh theo các lĩnh vực: quân sự –chính trị, văn hoá – giáo dục, ngoại giao Nêu những đóng góp to lớn của họ đối vớiquê hương, đất nước
1. Tìm hiểu và viết bài giới thiệu về một nhân vật tiêu biểu cho truyền thống hiếu học,khoa bảng ở nơi em sinh sống
2 Hãy đóng vai là một nhà báo và viết kí sự về một tấm gương vượt khó, vươn lên
học giỏi ở địa phương em
Trang 24Để ca ngợi truyền thống khoa bảng của Bắc Ninh, dân gian có câu:
Một giỏ sinh đồ Một bồ ông Cống Một đống Trạng nguyên Một thuyền Tiến sĩ Một bị Thám hoa Một nhà Bảng nhãn.
Thông tin trên giúp em hiểu gì về con người và vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc?
– Đánh giá được công lao của các vị Trạng nguyên trên đối với quê hương, đất nước
– Tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương, noi gương học tập, rèn luyện tiếp nối truyền thống khoa bảng tốt đẹp đó
Hc xong bài này, em s:
Kiến thức Mới
1 Trạng nguyên Nguyễn Quán Quang
Lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam bắt đầu từ kì thi Nho học đầu tiên năm 1075dưới thời vua Lý Nhân Tông Đến năm 1247, dưới triều vua Trần Thái Tông, danh hiệuTam khôi lần đầu tiên xuất hiện bao gồm: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Trong
kì thi này, Nguyễn Quán Quang đã đỗ Trạng nguyên
Nguyễn Quán Quang (có tài liệu ghi Nguyễn Quan Quang) là người xã Tam Sơn, phủ
Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
Trang 25Nguyễn Quán Quang sinh ra trong một gia đình nghèo, nên không được đi học Lúc nhỏ, ông thường lân la ngoài cửa lớp lúc thầy dạy học trò trong làng, rồi dùng gạch non viết chữ xuống nền sân Sau đó, ông được thầy phát hiện tài năng và cho vào học Ông ngày càng nổi tiếng thông minh, học một biết mười, ứng khẩu thành thơ Ông đỗ đầu cả ba kì thi (Hương, Hội, Đại tỉ thủ sĩ năm 1247) nên người đời gọi ông là “ông Tam nguyên” và là Trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258), Trạng nguyên Nguyễn Quán Quang có nhiều cống hiến lớn Khi được cử làm sứ thần lên biên giới điều đình với quân Mông Cổ, bằng tài trí, sự khôn khéo và kiên quyết của mình, ông đã áp chế được thái độ hung hăng của tướng giặc khiến hắn không dám xuất quân Ông được vua Trần Thái Tông phong đến chức Bộc xạ (tương đương chức
Tể tướng) Khi làm quan, ông sống thanh liêm, trung trực, hết lòng vì nước, vì dân Ông được triều đình và dân chúng mến phục vì tài đức vẹn toàn
Hình 3.1 Mộ Trạng nguyên Nguyễn Quán Quang (khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn)
Về già, ông về quê mở trường dạy học, sống một cuộc đời thanh nhàn, lấy việc dạy học là nguồn vui Ông là người khai sáng nền Hán học trên quê hương Tam Sơn, đặt
nền móng cho vùng đất có “một kho nhân tài”.
Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ông trên núi Viềng Họ tôn ông làm Thành Hoàng, gọi là Bản Thổ Thành Hoàng, Đại Vương Phúc Thần Triều đình truy phong ông là Đại Tư Không
Vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch hằng năm, dân làng lại tổ chức “Tế phong mã” để tưởng nhớ vị Trạng nguyên xuất chúng và tài đức của quê hương Kinh Bắc
Trạng nguyên Nguyễn Quán Quang có những công lao lớn như thế nào đối với đương thời?
Trang 26Thời bấy giờ, quân xâm lược Mông Cổ tiến đến biên giới, lăm le đợi ngày xâm lược nước ta Vua Trần Thái Tông ra chiếu cử Nguyễn Quán Quang sang thương nghị với giặc Tên tướng giặc nhân lúc đi qua ao bèo, hắn vớt một cây bèo lên, rồi bóp nát, ý nói: dân nước Việt bé nhỏ chỉ như những cánh bèo non yếu ớt, đạo quân của hắn chỉ cần đánh khẽ sẽ tan như cánh bèo này Nguyễn Quán Quang bèn nhặt ngay một hòn đá rất to và ném xuống giữa ao bèo Bèo dạt ra thành một khoảng trống, nhưng chỉ lát sau, những cánh bèo lại tụ kín mặt ao Tên tướng giặc tái mặt
vì đã hiểu rõ thâm ý: nước Việt tuy nhỏ nhưng bao giờ cũng đoàn kết toàn dân để bảo vệ giang sơn Sau chuyện đó, viên tướng giặc đã hoãn binh mà không dám tiến quân sang xâm lược nước ta ngay.
Theo Trần Hồng Đức, Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa
qua các triều đại phong kiến Việt Nam
EM CÓ BIẾT?
2 Trạng nguyên Vũ Kiệt
Vũ Kiệt là người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay làthôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Ông đỗ Đệ nhất giáptiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu HồngĐức thứ ba, đời vua Lê Thánh Tông, tức năm 1472, khi mới tròn 20 tuổi
Từ nhỏ, Vũ Kiệt đã nổi tiếng
thông minh, hiếu học Trong
khoa thi năm Nhâm Thìn, niên
hiệu Hồng Đức thứ ba (năm
1472), bài văn sách thi Đình
do vua trực tiếp ra đề và chấm
điểm, Vũ Kiệt đã thể hiện được
tài năng xuất chúng của mình
Những quan điểm cốt lõi về
đất nước thịnh trị và các vấn
đề khác như quy phạm, chuẩn
mực đạo đức, pháp độ,… đã
bộc lộ tri thức toàn diện của
ông về Hán học, lịch sử, văn học, chính trị Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, bài thi
của Vũ Kiệt được xem là kiệt tác, giúp Vũ Kiệt đỗ Trạng nguyên đồng thời giúp nhàvua vận dụng trị quốc, chống tham nhũng vô cùng hiệu quả Bài thi này cũng là chuẩnmực cho những đời sĩ tử sau này
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Vũ Kiệt được bổ làm Hàn lâm Thị thư ở Hàn lâm viện,sau thăng lên chức Tả thị lang kiêm Đông Các hiệu thư Ông được người đời đánh giá
là một vị quan mẫn cán, thanh liêm, đức độ Con cháu đời sau của ông cũng nối tiếptruyền thống khoa bảng vẻ vang
Hình 3.2 Đền thờ Trạng nguyên Vũ Kiệt (thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành)
Trang 27Trạng nguyên Vũ Kiệt có cống hiến gì cho lịch sử dân tộc?
3 Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật
Nguyễn Quang Bật sinh năm 1463 tại làng Ngò, xã Bình Ngô, huyện Gia Định –Gia Bình, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Thượng Vũ, xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh)
Hình 3.3 Nhà bia tưởng niệm Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật (xã An Bình, huyện Thuận Thành)
Tên tuổi của Vũ Kiệt đã được khắc trên bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Hà Nội và Văn Miếu Bắc Ninh, đồng thời, đi vào lịch sử khoa bảng nước nhà với tư cách là một trong những bậc nhân tài kiệt xuất nhất
Tương truyền, Nguyễn Quang Bật khi còn đi học đã nổi tiếng thông minh hơn người, tính khí kiên cường, xuất khẩu thành thơ, khiến chúng bạn tất thảy đều nể phục Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (năm 1484), vua Lê Thánh Tông mở khoa thi Đình, Nguyễn Quang Bật khi ấy mới 21 tuổi cũng ứng thí và đỗ Trạng nguyên
Vì có tài làm thơ, ông được vua Lê Thánh Tông (bấy giờ là Tao đàn nguyên súy) mời
dự “Hội Tao đàn nhị thập bát tú”, làm thơ, xướng hoạ và sau đó cho ra đời 9 bài thơ Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Quang Bật làm quan tới chức Đô ngự sử Ông được nhà vua đặc biệt trọng dụng, tin tưởng bởi tài năng xuất chúng, lòng trung thành
và sự ngay thẳng Thời vua Lê Hiến Tông, ông vẫn được trọng dụng Chẳng may, Hiến Tông mắc bệnh rồi băng hà Sau này, Lê Uy Mục lên ngôi đã tìm cách hãm hại Nguyễn Quang Bật vì trước kia không giúp mình lên ngôi
Trang 28Năm 1505, vua giáng chức Nguyễn Quang Bật, bổ làm Thừa tuyên sứ Quảng Nam
và bắt lập tức lên đường nhậm chức Mặt khác, Lê Uy Mục lại ngầm cho người theo
và bức tử Nguyễn Quang Bật ở sông Phúc Giang
Nguyễn Quang Bật mất năm 1505 Hậu duệ của ông đời sau đời nào cũng có nhiều người đỗ đạt cao, tiếp nối truyền thống khoa bảng
Chia sẻ cảm nghĩ của em về tài năng của Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật.
Không những làm quan lớn trong triều, Nguyễn Đăng Đạo còn làm nhiều việc để giúp
đỡ nhân dân ở quê hương lúc khó khăn: Năm
ấy cả vùng Kinh Bắc mất mùa, các làng như Tam Tảo, Khắc Niệm, Hoài Bão, tình hình rất nguy ngập Đăng Đạo viết thư về cho vợ, trong
đó có câu: “Ta thân danh làm Tể tướng coi việc chính phủ mà để cho dân ta không có cơm ăn,
áo mặc thì còn ra chính sự gì! Vậy phu nhân nên đem hết cả thóc gạo, lúa má của nhà ra
mà giúp đỡ người các làng lân cận” Năm sau, các hạt trên lại được mùa, nhân dân nhớ ơn, mừng ông một bài “Minh” khắc ở nhà thờ họ: Bất hữu trạng nguyên tiền,
Ngô dân hà dĩ an?
Bất hữu trạng nguyên túc, Ngô dân hà dĩ dục.
Tướng công chi đức, Tướng công chi công.
4 Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo
Nguyễn Đăng Đạo sinh năm 1651, là người xã Hoài Bão (có tên Nôm là làng Bịu),tổng Nội Duệ (nay là thôn Hoài Thượng, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).Năm 16 tuổi, Nguyễn Đăng Đạo đi thi và đỗ tam trường (Tú tài) Năm 19 tuổi, ông lại
đỗ đầu Hương cống (Cử nhân), được triều đình cho vào học tại Quốc Tử Giám NămQuý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (năm 1683) đời vua Lê Hy Tông, ông thi Đình và
đỗ Trạng nguyên, lúc đó 33 tuổi
Sau khi đỗ Trạng nguyên, ông
được vua đổi tên là Nguyễn Đăng
Liên (hay Liễn), vào làm việc
ở tòa Đông Các, và vì nổi tiếng
có tài thơ văn nên được bổ vào
Hàn lâm viện Ông được triều
đình giao cho giữ nhiều chức vụ
quan trọng từ Lại bộ thị lang trở
lên Từ tháng 1–1697 đến tháng
4–1698, Nguyễn Đăng Đạo đi
sứ nhà Thanh Tài văn thơ của
Nguyễn Đăng Đạo đã làm cả triều
đình nhà Thanh cùng sứ thần các
nước kinh ngạc Do tài ứng đối
và thơ văn, ông được vua Thanh
phong tặng Đệ nhất khôi nguyên
(Trạng nguyên) của Bắc triều,
ban mũ áo, võng lọng cho ông về
nước vinh quy bái tổ Vì thế, ông
được gọi là Lưỡng quốc Trạng
nguyên Khoảng từ năm 1689–
1704, ông được thăng chức Đô
đài ngự sử, làm việc ở pháp Lễ
bộ Thượng thư, Tham tụng kiêm
Đông Các Đại học sĩ rồi lên chức
Tể tướng – chức quan cao nhất
thời hậu Lê
Trang 29Làm tới chức Tể tướng Thượng thư nhưng Nguyễn Đăng Đạo luôn quan tâm đến đời sống dân chúng Ông thường khuyến khích việc học hành và quan tâm tới đời sống tín ngưỡng của nhân dân quê hương Tương truyền, chùa Bách Môn là do ông cho tu bổ, xây dựng lại trong thời kì này.
Sau 35 năm phụng sự dưới triều Lê trung hưng, ông về trí sĩ Nguyễn Đăng Đạo mất vào năm Kỉ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 (1719), thọ 69 tuổi Khi mất, ông được phong làm Lại bộ Thượng thư, tước Thọ Quận công, đồng thời được sắc phong làm Phúc thần phối thờ ở đình làng Hoài Bão
Hình 3.4 Phối cảnh chùa Bách Môn hay còn gọi là Linh Cảm tự (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du)
Hình 3.5 Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo (thôn Hoài Thượng, xã Liên Bão, huyện Tiên Du)
Trang 30Sau này vua Lê đã ban tặng ông đôi câu đối:
Tiến sĩ Thượng thư thiên hạ hữu Trạng nguyên Tể tướng thế gian vô.
Tạm dịch:
Tiến sĩ làm Thượng thư thì thiên hạ có Trạng nguyên làm Tể tướng thì thế gian không.
Những đức tính quý báu nào của Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo
được lưu tiếng thơm trong sử sách?
Vận dụng
lUyện tập
1. Lập bảng tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của các vị Trạng nguyên Nguyễn QuánQuang, Vũ Kiệt, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đăng Đạo theo mẫu:
Tên trạng nguyên Quê quán Năm đỗ Trạng nguyên
2. Theo em, nhờ đâu mà các danh nhân khoa bảng nêu trên được lưu tiếng thơmmuôn đời?
3 Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về vị Trạng nguyên mà em ấn tượng nhất.
1. Sưu tầm thông tin về các vị Trạng nguyên: Nguyễn Quán Quang, Vũ Kiệt, NguyễnQuang Bật, Nguyễn Đăng Đạo và chia sẻ với bạn bè
2. Em nhận thấy những đức tính tốt đẹp nào ở các danh nhân khoa bảng cần đượcphát huy, vận dụng vào công tác giáo dục hiện nay?
Công lao
Trang 31Mỗi độ xuân về, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương
và du khách thập phương lại rộn rã về với hội Lim Hội Lim là lễ hội lớn nhất, thể hiện tậptrung và rực rỡ nhất tinh hoa sinh hoạt văn hoá của vùng quê Kinh Bắc, niềm tự hào củatỉnh Bắc Ninh
Vậy quá trình hình thành và biến đổi của hội Lim như thế nào? Hội Lim diễn ra những hoạt động chính nào? Làm thế nào để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hội Lim? Em sẽ được tìm hiểu qua bài học này
Bài
4
MỞ ĐẦU
HỘI LIM – QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
– Nêu và giải thích được quá trình hình thành, biến đổi và hoạt động chính của hội Lim hiện nay
– Xác định được những giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế và xã hội của hội Lim
Họ c xon g bài n ày, em sẽ :
Hình 4.1 Liền anh, liền chị Quan họ về trẩy hội Lim
Trang 32Kiến thức Mới
1 Sự hình thành và biến đổi của hội Lim
Hội Lim hiện nay có nguồn gốc từ lễ hội tế
thần tại đền Cổ Lũng Buổi đầu, lễ hội được
tổ chức vào ngày Trung thu, do nhân dân làng
Đình Cả và tổng Nội Duệ (huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh ngày nay) tổ chức nhằm cầu phúc và
tưởng nhớ tướng công Phạm Ban
Nửa đầu thế kỉ XVIII, Quận công Đỗ Nguyễn
Thụy đã góp 40 mẫu ruộng và hàng nghìn quan
tiền để tổ chức lễ hội cũng như duy trì, phát
triển tục lệ ca hát giữa các làng Lễ hội Đình
Cả được quy định tổ chức từ ngày Rằm đết
hết ngày 21 tháng Tám (âm lịch) hằng năm
Đỗ Nguyễn Thụy cũng là người khởi định lễ
nhập tịch, hát giao lưu giữa các làng vào dịp
xuân Những quy định về lệ tục của lễ hội được
Đỗ Nguyên Thụy cho khắc vào bia đá để hàng
tổng thực hiện
Nửa sau thế kỉ XVIII, tướng công Nguyễn Đình Diễn đã cấp tiền và ruộng cho các
xã trong tổng và giáo phường Tiên Du để chuyển lễ hội từ tháng Tám mùa thu sang tháng Giêng mùa xuân, với nhiều hoạt động tế lễ, rước sách và ca hát giữa các làng cùng nhiều hoạt động vui chơi dân gian Khi ấy, lễ hội vẫn được tổ chức ở đền Cổ Lũng và đình Đình Cả
Đầu thế kỉ XIX, ni sư là Bồ-đề-ni (dân gian gọi là Mụ Ả) – người tu ở chùa Hồng Ân (trên núi Lim), đã bỏ tiền tu bổ lại chùa, mua một phần núi Lim và định lệ hàng tổng 3 năm mở hội chùa, hội chạ một lần tại núi Hồng Vân (núi Lim) Từ đây, hội làng Đình
Cả đã có tên mới là hội Lim Hội đình, hội chạ tế thần cầu phúc kết hợp với hội chùa dâng hương cúng Phật, tế lễ các vị hậu Thần, hậu Phật của nhân dân Đình Cả và của
cả tổng Nội Duệ – Cầu Lim Dù thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đã thay đổi, nhưng nhân dân Đình Cả – Nội Duệ vẫn giữ vai trò chủ lễ
Trong suốt thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, hội Lim tiếp tục được duy trì Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945–1954) và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hội Lim không được tổ chức Đến năm 1957, với chủ trương khôi phục vốn cổ của Nhà nước, hội Lim được dịp mở lại, tuy nhiên sau đó vẫn bị đứt đoạn do nhiều lí do lịch sử Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội Lim từng bước được khôi phục, phát triển Hằng
Theo thần tích tại đền Cổ Lũng, Phạm Ban là người làng Đình Cả, một vị tướng tài của nhà Lý, đã có công đánh giặc ngoại xâm, được vua Lý gả Công chúa Hồng Nương làm vợ Hai vợ chồng Phạm Ban đều mất tại quê nhà, được vua Lý phong làm Thần hoàng và cho dân làng Đình Cả lập đền thờ Đó
là đền Cổ Lũng và khu di tích mộ cách đền khoảng 200m, dân gọi
Trang 33năm, hội Lim được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch, tại núi Lim, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
2 Hoạt động chính của hội Lim hiện nay
b) Phần hội
Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao Khắp xóm làng, phốchợ, đường sá, đồi gò rực rỡ cờ hoa, rộn vang tiếng nhạc, tiếng trống, hàng đoàn người chen nhau trẩy hội Tại núi Lim cũng như các làng diễn ra các trò chơi dân gian hấp dẫn, phong phú như: chọi gà, đấu vật, chơi đu, đấu cờ, thi làm cỗ, thi dệt vải,…
Theo em hội Lim đã có mấy lần biến đổi? Sự biến đổi đó có làm mất đi giá trị của hội Lim hay không?
Em hãy nêu ý nghĩa của phần lễ trong hội Lim.
Hình 4.2 Rước kiệu trong hội Lim
Trang 34Sinh hoạt Quan họ là nét đặc sắc và hấp dẫn nhất trong ngày hội Lim Trên cácnẻo đường hướng đến núi Lim, những liền anh, liền chị khắp nơi về tụ hội, phơi phớikhông khí ngày xuân Các liền anh với áo the, khăn xếp, ô lục soạn; các liền chị với áo
mớ ba, mớ bảy, nón thúng quai thao, e ấp mà tình tứ, lúng liếng trẩy hội theo lời hẹntrước “Đến hẹn lại lên” Hoạt động sinh hoạt Quan họ được tổ chức ở nhiều nơi: trong nhà, trước cửa chùa, ven chân đồi, trên thuyền giữa ao,… Những canh hát thâu đêm suốt sáng, lời ca làm say đắm lòng người
Hình 4.3 Hát Quan họ trên thuyền tại hội Lim
Hình 4.4 Trò chơi cờ người tại hội Lim Hình 4.5 Trò chơi đu tại hội Lim
Nêu tóm tắt những hoạt động chính của hội Lim.
Trang 35Vì sao nói “Hội Lim là kết tinh của văn hoá Quan họ”?
Vận dụng
lUyện tập
1. Em hãy tóm tắt quá trình hình thành và biến đổi của hội Lim
2 Thảo luận với các bạn trong nhóm về các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản hội Lim
1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách về hội Lim
2. Sưu tầm những thông tin, hình ảnh về phần lễ và phần hội trong hội Lim
3 Giá trị lịch sử – văn hoá, kinh tế – xã hội của hội Lim hiện nay
Hội Lim ra đời gắn liền với nhu cầu về đời sống tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân tỉnh Bắc Ninh, là kết tinh của văn hoá Quan họ, là phương thức kết chặt mối quan hệ cộng đồng, làng xã và giữa các làng xã với nhau để thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng và các địa phương, giữa người dân Bắc Ninh và nhân dân
cả nước
Hội Lim góp phần lưu giữ, tuyên truyền và giáo dục lịch sử, văn hoá cho các thế
hệ, là nơi để quảng bá hiệu quả hình ảnh văn hoá, tinh hoa nghệ thuật, sản phẩm thủ công,… của tỉnh Bắc Ninh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, lưu truyền, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá khác ở Bắc Ninh
Trang 361 Xem một video hát dân ca Quan họ cổ do các nghệ nhân làng Diềm biểu diễn.
2 Em có nhận xét gì về việc sử dụng nhạc cụ trong biểu diễn dân ca Quan họ của các nghệ nhân làng Diềm?
1 Quan niệm về “cây đàn thanh đới”
Cây đàn thanh đới trong dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại nhạc cụ vô hình, đượccác nghệ nhân thanh nhạc hoá từ các cụm hư từ khi hát
2 Những nét độc đáo của “cây đàn thanh đới”
Đặc điểm nổi bật nhất trong dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng như cách diễn xướng làlối hát không dùng nhạc cụ để đệm Lối hát này đã tồn tại ngay từ khi Quan họ ra đời
và được các nghệ nhân trong các làng Quan họ gốc duy trì cho đến ngày nay
Bên cạnh cách phát âm, tố chất của giọng hát thì yếu tố cổ họng và dây thanh đớiđược ví như nhạc cụ đệm trong lối hát Quan họ Nhưng để được coi là “cây đàn thanhđới” thì còn phụ thuộc vào cách luyến láy và sự sáng tạo trong việc dùng từ phụ, tiếngđưa hơi của người hát
Trang 37Các nốt nhạc thuộc các cung của người Việt như: xang, xê, phan, lưu, cống xuất
hiện trong các làn điệu dân ca Quan họ và được thể hiện qua thanh đới của người
hát Ví dụ: Bài Xe chỉ luồn kim có đoạn Ù này xang, ù này xang, xang ù á xê phàn xê
lưu cộng tình thương, ố tình là không thấy tình Và ở một làn điệu khác như bài Còn duyên, cuối mỗi trổ hát đều có câu Tính a tinh tính tình tình tinh, a hội a, hư hội hừ là
hư hội hừ, các nghệ nhân đã sử dụng “cây đàn thanh đới” như một loại nhạc cụ đệm
cho bài ca
Chỉ với hai câu thơ:
Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa
(Trích Lý con sáo)
Các nghệ nhân đã sáng tạo ra những câu hát thành một trổ Quan họ với rất nhiều
từ phụ và tiếng đưa hơi như:
Ai mang là mang con sáo a la túng phải tính, a la lính tình tinh ô lình tình tang ì í i Sáo sang sáo sang sông tình bằng ai mang con sáo sang sông í i ì i í i i ì tình bằng ai
mang con sáo sang sông í i i ì.
Để cho là cho con sáo a la túng phải tính a la lính tình tinh ô lình tình tang ì í i.
Sổ sổ lồng sổ lồng sáo bay i í i ì i i í i i ì sổ sổ lồng sổ lồng sáo bay i í i ì.
Tất cả những tiếng i, a la lính tình tinh, ô lình tình tang ì i i,… đều là các từ phụ và
những tiếng đưa hơi Song, để giữ vai trò như một câu nhạc đệm thì từ phụ và tiếngđưa hơi này phải đủ một tiết nhạc hoặc tương ứng với một câu nhạc Từ phụ xuấthiện trong câu hát ở nhiều vị trí tạo ra nhiều nét nhạc đệm giúp cho câu hát thêm phầnhấp dẫn, đồng thời tạo sự cân bằng về bố cục, cấu trúc của một bài dân ca Quan họ
Hình 5.1 Buổi học hát dân ca Quan họ nâng cao của câu lạc bộ Quan họ Đương Xá
Trang 38Trong nhiều bài dân ca Quan họ khác, đặc biệt là các bài thuộc giọng lề lối, nhiềuđoạn từ phụ và tiếng đưa hơi rất dài với cách luyến láy, nhấn nhá và nảy hạt tương đốiphức tạp Trong lối hát đối đáp, người Quan họ thường phải ứng tác để đối lại nhữngbài ra của đối phương Vậy, những từ phụ, tiếng đưa hơi được các nghệ nhân sử dụng
có tác dụng kéo dài thời gian sáng tác và ứng đáp Cũng vì thế, mỗi bọn Quan họ, mỗinghệ nhân đều phải luôn tìm tòi, học hỏi để sáng tạo cách luyến láy thật hay, thật ấntượng giúp người nghe luôn cảm thấy thích thú, chăm chú lắng nghe và đón đợi phầnlời ca tiếp theo
Qua những dẫn chứng từ một số bài dân ca Quan họ Bắc Ninh tiêu biểu, có thể thấydân ca Quan họ thường không sử dụng nhạc cụ đệm, bởi người Quan họ đã sớm biết
sử dụng chính giọng hát của mình làm “cây đàn thanh đới”
Theo em, thế nào thì được gọi là “cây đàn thanh đới” trong dân ca Quan họ?
Vận dụng
lUyện tập
1. Trình bày những nét độc đáo của “cây đàn thanh đới”
2. Hãy kể tên một số bài dân ca Quan họ Bắc Ninh có sử dụng nhiều từ phụ và tiếngđưa hơi mà em biết
Hãy học và hát một bài dân ca Quan họ Bắc Ninh cổ có sử dụng nhiều từ phụ và tiếng đưa hơi
Trang 39Nghe một số làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Bài
6
MỞ ĐẦU
HỆ THỐNG CÁC GIỌNG TRONG DÂN CA QUAN HỌ
– Nêu được các chặng của một canh hát Quan họ: giọng lề lối, giọng vặt và
giọng giã bạn
– Trình bày được nội dung, ý nghĩa của từng loại giọng
– Biết trân trọng và giữ gìn giá trị nghệ thuật của dân ca Quan họ Bắc Ninh
Họ c xon g bài n ày, em sẽ :
Kiến thức Mới
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong nhữngloại hình dân ca có số lượng làn điệu phong phú nhất hiện nay Dân ca Quan họ BắcNinh được chia thành ba hệ thống giọng khác nhau là: giọng lề lối, giọng vặt (hoặcgiọng lẻ) và giọng giã bạn
1 Giọng lề lối
Trong mỗi canh hát, giọng lề lối được sử dụng ở chặng đầu tiên Chặng này chứađựng những chuẩn mực trong lối hát cũng như ý nghĩa, nội dung cơ bản nhất của tục chơi Quan họ
Theo tài liệu của ông Lê Danh Khiêm – nhà nghiên cứu, sưu tầm Quan họ, giọng lềlối có khoảng trên 20 làn điệu nhưng thường có 5 giọng cơ bản và được các bọn Quan
họ chia nhau theo từng cặp, thể hiện theo thứ tự, bao gồm: La Rằng (Tứ hải giao tình,
Lan huệ sánh bầy), Tình tang (Tình tang, Tình tang ố), Bạn Kim Lan (Bạn Kim Lan, Đường bạn Kim Lan), Cây gạo (Trèo lên cây gạo cao cao, Trèo lên cây gạo chon von),
Cái ả (Cái hời cái ả, Cổ tay vừa trắng vừa tròn),
Trang 40Hình 6.1 Hát giao lưu, đối đáp Quan họ
Trong chặng đầu tiên của các bài giọng lề lối, nếu cặp nam hoặc cặp nữ thuộc bọn Quan họ nào không đối được sẽ được thay bằng một cặp khác Như vậy, khi xưa, các liền anh, liền chị muốn được tham gia vào một canh hát Quan họ đối đáp thì nhất thiết phải học và hát thuần thục 5 giọng lề lối cơ bản này
2 Giọng vặt
Giọng vặt (giọng lẻ) trong dân ca Quan họ Bắc Ninh là chặng thứ hai của mỗi canh hát Chặng này có số lượng bài, bản nhiều nhất Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, giọng vặt có tới hàng trăm bài ra và các bài đối Ngoài ra, số lượng bài thuộc giọng vặt còn được bổ sung thêm hàng năm do yêu cầu đối đáp của tục ca Quan họ Các bài, bản trong hệ thống giọng vặt có nội dung phong phú về tình yêu đôi lứa, cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp lao động (ươm tơ, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải),… Một số
bài, bản tiêu biểu của giọng vặt như: Khách đến chơi nhà, Trèo lên quán dốc, Hoa
thơm bướm lượn, Ngồi tựa song đào, Nguyệt gác mái đình, Em là con gái Bắc Ninh,
Xe chỉ luồn kim,…
Vì giọng vặt là chặng giữa, chặng trung tâm của một canh hát, nơi các bọn Quan họ nam và bọn Quan họ nữ gửi gắm tâm tư, tình cảm trong các câu hát và trổ tài đối đáp với nhau, nên chặng này thường có thời gian dài nhất Chỉ đến khi nào hai bọn Quan
họ kết bạn muốn dừng thì sẽ chuyển sang hệ thống bài, bản thuộc giọng giã bạn