1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu lớp 4

84 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lớp 4
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Bà Rịa – Vũng Tàu
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại tài liệu giáo dục
Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Trang 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNGTỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trang 2 Các em học sinh thân mến!Với mục tiêu đáp ứng nội dung giá

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LỚP 4

Trang 2

Các em học sinh thân mến!

Với mục tiêu đáp ứng nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo

dục phổ thông 2018, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4

là tài liệu giúp các em thực hiện những hoạt động học tập trải nghiệm, tìm hiểu một số nội dung lịch sử, văn hoá, nghệ thuật đặc trưng của địa phương mình

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4 được biên soạn

thành 6 chủ đề:

Chủ đề 1: Địa lí địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chủ đề 2: Đồng dao địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu

Chủ đề 3: Lễ hội địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu

Chủ đề 4: Nhạc cụ truyền thống địa phương

Chủ đề 5: Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương

Chủ đề 6: Di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Mỗi chủ đề được tổ chức thành các hoạt động: Khởi động; Khám phá; Luyện

tập; Vận dụng, đảm bảo tính kế thừa, kết nối giữa các hoạt động trải nghiệm với các môn học trong nhà trường Qua đó, giúp các em vận dụng được kiến thức

đã học vào thực tiễn đời sống tại địa phương, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết

Chúc các em có những trải nghiệm thú vị với Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lớp 4.

BAN BIÊN SOẠNLỜI NÓI ĐẦU

Trang 3

KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU

Khám phá

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, chủ đề luyện tập tương tự hay biến đổi,… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn

Trang 4

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

Kí hiệu sử dụng trong tài liệu 3

Trang 5

Có Côn Đảo bài ca?

1 Những câu thơ trên nhắc đến tỉnh, thành phố nào của Việt Nam?

2 Những câu thơ trên đã đề cập đến đặc điểm nổi bật gì của tỉnh, thành phố vừa nêu?

Khám phá

Hoạt động 1 Tìm hiểu về vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (hình 1) và thông tin bên dưới, em hãy:

– Cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vùng nào của nước ta.

– Xác định ranh giới và vị trí tiếp giáp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Cho biết từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể đến các tỉnh, thành phố khác bằng những phương tiện nào.

Trang 6

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phần đất liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai về phía bắc

và giáp Thành phố Hồ Chí Minh về phía tây, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp Biển Đông

Thành phố biển Vũng Tàu

Trang 7

Phần hải đảo của tỉnh có huyện Côn Đảo với diện tích hơn 76 km² nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 200 km về phía tây nam Côn Đảo

có khoảng 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất, khoảng 57,5 km²

Hình 3 Một góc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Với vị trí địa lí đặc biệt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là cửa ngõ hướng ra biển của các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, là đầu mối giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế bằng đường biển Bên cạnh đó, vị trí địa lí còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển

Hoạt động 2 Khám phá những đặc điểm cơ bản về tự nhiên của tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

Dựa vào kiến thức đã học, các hình và thông tin trong bài, em hãy:

– Kể tên các dạng địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biết.

– Cho biết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc kiểu khí hậu gì Nêu một số đặc điểm

cơ bản của kiểu khí hậu đó.

Trang 8

Địa hình

Hình 4 Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có các dạng địa hình tương đối đa dạng, gồm đồi núi thấp, đồng bằng nhỏ, các đồi cát, dải cát chạy dọc theo bờ biển Toàn tỉnh có hơn 3/4 diện tích là đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, lan ra sát biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo

Hình 5 Từ đỉnh núi Nhỏ hướng ra biển

Khí hậu

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa

rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau) Khí hậu ôn hoà và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai

Trang 9

Sông ngòi

Hình 6 Sông Dinh

Tỉnh có ba hệ thống sông lớn: sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray Bên cạnh đó, có hệ thống sông nhỏ khá dày đặc, tạo nên nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp cho nhu cầu của người dân

Đất

Tài nguyên đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng khá phong phú với ba nhóm đất chính, gồm: đất đỏ vàng; đất xám bạc màu; đất cát, đất phèn, đất mặn Trong đó, đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất của tỉnh (chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất toàn tỉnh) Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng như rau, hoa cảnh, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

Sinh vật

Trang 10

Tỉnh có diện tích rừng tự nhiên hơn 20 000 ha với hệ sinh thái đặc trưng

là rừng mưa nhiệt đới gió mùa Thành phần động, thực vật phong phú và

đa dạng; vùng biển giàu hải sản

Trang 11

Hình 10. Xưởng đóng tàu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 11. Công nhân đang

chế biến hải sản tại xí nghiệp

Công nghiệp là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như khai thác dầu khí, đóng tàu, luyện kim, sản xuất điện năng, sản xuất phân đạm, chế biến thuỷ – hải sản,…

2 Kinh tế biển

Dựa vào kiến thức đã học, các hình và thông tin trong bài, em hãy kể tên các ngành kinh tế biển đã và đang phát triển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trang 12

Hình 12. Cảng Gemalink, thị xã Phú Mỹ

Hình 14. Ngư dân huyện Long Điền đang vận chuyển

cá vào bờ

Hình 13. Bãi Trước,

thành phố Vũng Tàu

Trang 13

Để phát huy tối đa những ưu đãi của tự nhiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua đã khơng ngừng đổi mới và đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch biển, giao thơng vận tải biển, khai thác

và nuơi trồng thuỷ – hải sản,

Hình 15. Ứng dụng điện thoại thơng minh trong kiểm tra quá trình chăm sĩc rau

Luyện tập

Hoạt động 1 Em hãy giới thiệu bằng lời kết hợp với hình ảnh, bản đồ về

vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động 2 Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện những đặc điểm cơ bản về tự nhiên

Trang 14

Vận dụng

Hoạt động 1 Vẽ hình bông hoa, mỗi cánh thể hiện một hoạt động kinh tế

tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động 2 Em hãy xác định trên hình dưới đây các địa điểm du lịch của

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cho biết em đã từng tham quan địa điểm du lịch nào của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hãy giới thiệu với các bạn về địa điểm đó.

Hoạt động 3 Em hãy cùng các bạn thi đua vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về

bảo vệ môi trường hoặc quảng bá cho một ngành kinh tế nào

đó của quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu mà em yêu thích nhất.

Trang 15

CHỦ ĐỀ

2

ĐỒNG DAO ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bài 1: Giới thiệu chung về đồng dao

Khởûi động

1 Cùng bạn đọc một trong các bài đồng dao dưới đây:

Cơn mưa đằng đơng Vừa trơng vừa chạy Cơn mưa đằng tây Mưa dây bão giật Cơn mưa đằng nam Vừa làm vừa ăn Cơn mưa đằng bắc Lắc rắc vài hạt.

Cơn

Mưa

Tập tầm vơng Tay khơng tay cĩ Tập tầm vĩ Tay cĩ tay khơng

Mời các bạn Đốn sao cho đúng Tập tầm vĩ Tay nào cĩ Tay nào khơng?

Cĩ cĩ khơng khơng.

Tập tầm vơng

Trang 16

Nghé ọ, nghé ơ!

Nghé ọ, nghé ơ!

Nghé ra đồng lúa Nghé chạy đồng bông Nghé chớ đi rong

Hư bông gãy lúa

Ơi à ơi!

Chị ru em

Em tôi buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà Buồn ăn bánh đúc bánh đa

Củ từ, khoai nướng, xu xoa, bánh giò

Ru em em ngủ cho rồi Chị đi rửa chén, chị ngồi vá may

Ru em em ngủ cho say

Để cha đi cày, để mẹ trồng khoai.

2 Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài đồng dao.

Khám phá

Hoạt động 1 Giới thiệu chung về đồng dao

Đọc thông tin trong khung bên dưới và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án.

1 Đồng dao do ai sáng tác?

 Nhạc sĩ

 Người lớn

Trang 17

2 Đồng dao được sáng tác dành cho ai?

Đồng dao là những tác phẩm thơ ca dân gian của thiếu nhi

hoặc được người lớn sáng tác dành cho thiếu nhi, thường được

các em đọc hoặc hát trong lúc lao động, vui chơi, ru em ngủ

Giống như các địa phương khác, trẻ em ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

cũng được làm quen với đồng dao từ nhỏ và rất hứng thú khi được

đọc hoặc hát các bài đồng dao

Hoạt động 2 Nội dung của đồng dao

Xác định nội dung của mỗi bài đồng dao ở hoạt động Khởi động bằng cách chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với mỗi thẻ ở cột B.

Trang 18

Đồng dao giúp các em có thêm hiểu biết về thế giới tự nhiên, nói về cuộc sống vui chơi, ca hát hoặc cuộc sống lao động của trẻ.

Hoạt động 3 Hình thức thể hiện của đồng dao

Dựa vào nội dung các bài đồng dao ở hoạt động Khởi động và những thông tin trong bài, thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1 Mỗi bài đồng dao ở hoạt động Khởi động được sáng tác theo thể thơ nào?

Trang 19

Theo máng theo mươngCho người trồng trọtThóc vàng chật cótCơm trắng đầy nồiVậy chớ khinh tôiHạt mưa hạt móc.

3 Sử dụng /, // để xác định tiếp nhịp thơ trong bài đồng dao sau:

Ông tiển ông tiên

Ông tiển/ ông tiên

Ông có/ đồng tiền

Ông giắt mái tai

Ông cài lưng khố

Ông ra ngoài phố

Ông mua miếng trầu,

Ông nhai nhóp nhép

Ông mua mớ tép,

Về ông ăn cơm

Ông mua bó rơm,

Đồng dao thường được sáng tác theo thể thơ 3 chữ, 4 chữ, cũng

có bài được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, thể lục bát

hoặc kết hợp

Các bài đồng dao 4 chữ phổ biến với cách ngắt nhịp 2/2

Trang 20

Ta chạy cho nhanh

Về xây nhà bếpNấu nồi cơm nếpChia ra năm phầnMột phần cho mẹMột phần cho chaMột phần cho bàMột phần cho chịMột phần cho anh

1 Nội dung của bài đồng dao là gì?

 Nói về hoạt động múa hát của các em thiếu nhi

 Nói về niềm vui ca hát của các em thiếu nhi

 Nói về cuộc sống vui chơi của các em thiếu nhi

 Nói về cuộc sống lao động của các em thiếu nhi

Trang 21

2 Bài đồng dao được sáng tác theo thể thơ nào?

1 Nghe và xem nội dung minh hoạ bài hát Gánh gánh gồng gồng do nhạc

sĩ Trương Quang Lục sáng tác (phỏng theo lời bài đồng dao Gánh gánh

gồng gồng)

2 Cùng các bạn hát và vận động theo nhạc bài hát Gánh gánh gồng gồng.

Trang 22

CHỦ ĐỀ

2

ĐỒNG DAO ĐỊA PHƯƠNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bài 2: Tìm hiểu về đồng dao trẻ em hát

Khởûi động

1 Kể tên 2 – 3 việc làm em yêu thích

2 Chia sẻ với bạn: Em thường làm gì để cĩ thêm hứng thú trong khi làm các

cơng việc đĩ?

Khám phá

Hoạt động 1 Đồng dao trẻ em hát khi vui chơi

Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu về bài đồng dao Ơng giẳng ơng giăng:

Ơng giẳng ơng giăng

Ơng giẳng ơng giăng

Ơng giằng búi tĩc

Ơng khĩc ơng cười

Ơng lười đi trâu

Mẹ ơng đánh đau

Ơng ngồi ơng khĩc

Ơng phĩc xuống đây

Dung dăng dung dẻ

Trang 23

1 Theo em, bài đồng dao trên phù hợp để trẻ em đọc hoặc hát vào thời điểm nào?

Khi chơi trò Dung dăng dung dẻ

 Khi chơi các trò chơi dân gian

 Khi thực hiện các hoạt động lao động

 Khi vui chơi vào những đêm trăng

2 Bài đồng dao được sáng tác theo thể thơ nào?

 2 chữ

 3 chữ

 4 chữ

 Lục bát

3 Trăng trong bài đồng dao được nhân hoá bằng những cách nào?

 Gọi trăng bằng từ ngữ dùng để gọi người

 Tả trăng bằng từ ngữ dùng để tả người

 Trò chuyện với trăng như trò chuyện với người

 Để trăng tự xưng hô như người để kể, tả

4 Theo các bạn nhỏ, vì sao ông trăng bị mẹ đánh?

 Vì ông trăng hay khóc

 Vì ông trăng hay cười

 Vì ông trăng chăm chỉ

 Vì ông trăng mải chơi

5 Bài đồng dao giúp em hiểu thêm điều gì về ước mơ và trí tưởng tượng của trẻ em?

Những bài đồng dao trẻ em hát trong lúc vui chơi thể hiện cảm

xúc vui vẻ, ngạc nhiên khi được khám phá thế giới; niềm hân hoan,

vui sướng khi được cùng bạn bè tụ họp, nô đùa, ca hát

Trang 24

Hoạt động 2 Đồng dao trẻ em hát khi làm việc

Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu về bài đồng dao Trời mưa trời gió:

Trời mưa trời gió

Trời mưa trời gió

Mang vó ra ao

Được con cá nào

Về xào con nấy

Được con cá này

 Đi chơi với bạn bè

 Bơi lội dưới ao

2 Đâu là hình ảnh cái vó bắt cá?

Trang 25

5 Nếu tự nấu được một món ăn ngon, em muốn mời những ai? Vì sao?

6 Theo em, đọc hoặc hát những bài đồng phù hợp trong khi làm việc sẽ đem lại cảm xúc gì cho các bạn nhỏ?

Khi làm việc, đọc hoặc hát các bài đồng dao sẽ đem đến cho trẻ

em những cảm xúc trong trẻo, tươi mới

Những bài đồng dao trẻ em hát khi làm việc thường có ý nghĩa

giáo dục tình yêu lao động hay tình cảm với gia đình

Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu về bài đồng dao Cái bống:

Trang 26

1 Bài đồng dao có thể được đọc hoặc hát vào những lúc nào?

4 Theo em, vì sao bài đồng dao trên có thể dùng để hát ru?

 Có nội dung gần gũi với trẻ em

 Có nội dung phong phú, sinh động

 Lời thơ giản dị, trong trẻo

 Lời thơ vui vẻ, hài hước

5 Đọc một lời khác của bài đồng dao Cái bống và chỉ ra những điểm giống

và khác nhau giữa hai bài đồng dao

Cái bống

Cái bống là cái bống bìnhThổi cơm nấu nước một mình mồ hôiNhà bống có khách sang chơiCơm bưng nước rót cho vui lòng bà

Trang 27

6 Theo em, hát ru đem lại những tác dụng gì cho trẻ?

Để ru em ngủ, người lớn hoặc các anh chị đã đặt ra những bài

hát thật ngộ nghĩnh

Những bài đồng dao hát ru thể hiện tình cảm anh chị em thắm

thiết, gĩp phần nuơi dưỡng tâm hồn và tính cách cho các em nhỏ

Một số bài đồng dao cĩ thể được đặt một vài lời khác để phù

hợp với từng vùng, miền hoặc thời điểm sử dụng

Luyện tập

Đọc các bài đồng dao dưới đây và thực hiện yêu cầu:

1 Tìm sự vật được kể ra ở câu trước được nhắc lại ở câu sau:

Bí ngơ là cơ đậu nành

Bí ngơ là cơ đậu nànhĐậu nành là anh dưa chuộtDưa chuột cậu ruột dưa gangDưa gang cùng hàng dưa hấuDưa hấu là cậu bí ngơ

Bí ngơ là cơ đậu nành

2 Mưa xuống đem lại những lợi ích gì cho con người?

Lạy trời mưa xuống

Lạy trời mưa xuốngLấy nước tơi uốngLấy ruộng tơi càyCho đầy nồi cơm

Trang 28

3 Theo em, vì sao bài đồng dao có tên là Vè nói ngược? Chỉ ra những sự

vật đã được nói ngược các đặc điểm

Vè nói ngược

(Trích)

Ve vẻ vè ve Nghe vè nói ngược

Non cao đầy nước

Đáy biển đầy cây Dưới đất lắm mây

Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm Thẳng như lưng tôm

Cong như cán cuốc

Đỏ như quả quýt Vàng như quả hồng

Trang 29

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Tam vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập

Nu na nu nốngĐánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đuaChân ai sạch sẽGót đỏ hồng hàoKhông bẩn tí nào

Trang 30

Nỡ lấy mất cưaLấy gì mà kéo

2 Cùng bạn trong nhóm đọc lời và chơi một trò chơi em thích

3 Chia sẻ cảm xúc của em sau khi chơi trò chơi

Khám phá

Hoạt động 1 Đồng dao dạy trẻ em cách chơi trò chơi

1 Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu nội dung bài đồng dao

Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đâyTay nắm chặt tayĐứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Chạy vội chạy mau

Trang 31

Mèo đuổi đằng sauTrốn đâu cho thoátThế rồi chú chuộtLại hoá vai mèo

Co cẳng đuổi theoBắt mèo hoá chuột

1 Bài đồng dao được đọc hoặc hát khi chơi trò chơi gì?

 Mèo đuổi chuột

 Chuột luồn lỗ hổng

 Mèo đuổi đằng sau

 Bắt mèo hoá chuột

2 Mỗi người thực hiện nhiệm vụ gì khi chơi trò chơi?

Chọn ý ở cột B với các ý phù hợp ở cột A.

làm hang

3 Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh Hướng dẫn tham gia

trò chơi Mèo đuổi chuột

Hướng dẫn tham gia trò chơi Mèo đuổi chuột

1 Không gian chơi

Trò chơi thường diễn ra ở ?

2 Nhiệm vụ của người chơi

- ? đứng thành vòng tròn làm hang

Trang 32

3 Cách chơi

Bạn đóng vai ? đuổi theo, tìm cách bắt được bạn đóng vai ? Các bạn đứng thành vòng tròn làm hang sẽ đọc hoặc hát to bài đồng dao ? và hỗ trợ bạn đóng vai ? chạy luồn qua các hang

Kết thúc bài hát, tất cả cùng ngồi xuống Nếu bạn đóng vai ? không bắt được bạn đóng vai ? thì thua cuộc và phải đóng vai ? Trò chơi bắt đầu lại từ đầu

4 Đọc bài đồng dao và cùng chơi trò chơi Mèo đuổi chuột.

5 Chia sẻ cảm xúc của em sau khi chơi trò chơi.

Để những trò chơi dân gian thêm phần hấp dẫn, người lớn hoặc trẻ em đã đặt ra những bài hát dạy trẻ em chơi thật ngộ nghĩnh

Những bài đồng dao không chỉ giúp trẻ em

biết cách chơi trò chơi mà còn giúp các em

thêm vui vẻ, phấn chấn, kích thích được nhiều

giác quan cũng như giúp mối quan hệ bạn bè

thêm khăng khít, bền chặt

Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu về bài đồng dao Chơi chuyền:

Hoạt động 2 Đồng dao trẻ em hát khi chơi trò chơi

1 Thực hiện các yêu cầu bên dưới để tìm hiểu nội dung bài đồng dao

Kéo cưa kéo kít:

Kéo cưa kéo kít

Kéo cưa kéo kítLàm ít ăn nhiềuĐụng đâu ngủ đó

Nó lấy mất cưaLấy gì mà kéo

Trang 33

1 Trò chơi được nhắc đến trong bài đồng dao có là gì?

2 Bài đồng dao được viết theo thể thơ nào?

 2 chữ

 3 chữ

 4 chữ

 Lục bát

3 Bài đồng dao phê phán điều gì?

 Những người mải chơi

 Những người lười biếng

 Những người ăn khoẻ

 Những người ngủ ít

5 Đọc một lời khác của bài đồng dao trên và chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai bài đồng dao

Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻÔng thợ nào khoẻ

Về ăn cơm vuaÔng thợ nào thua

Về bú tí mẹ

6 Cùng bạn chơi trò chơi với lời bài đồng dao em thích

Để những trò chơi dân gian thêm phần hấp dẫn, người lớn hoặc trẻ

em đã đặt ra những bài hát trong khi chơi trò chơi thật ngộ nghĩnh

Những bài đồng dao này giúp trò chơi của

các em thêm vui cũng như giúp tình bạn bè

thêm gắn bó

Một số bài đồng dao có thể được đặt một

vài lời khác để phù hợp với từng vùng, miền

Trang 34

Luyện tập

Chọn một trị chơi em và các bạn thường chơi và thực hiện yêu cầu:

1 Vẽ tranh minh hoạ hoạt động chơi trị chơi:

ĐỒNG DAO HIỆN ĐẠI

Học tập đồng dao dân gian, các nhà thơ đã sáng tác nhiều bài đồng dao mới cĩ những biến đổi phù hợp với

cuộc sống hiện đại

Phần lớn các bài đồng dao hiện đại giống

với một bài thơ nhưng nhạc điệu cũng vui tươi,

rộn ràng giống như đồng dao dân gian

Chồng nụ, chồng hoa

Chồng chồng nụChồng chồng hoaCao cao là

Ai nhảy nhỉ?

Chồng chồng nụChồng chồng hoa

Trang 35

Cao cao nữaCũng vượt qua…

Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻĐàn trẻ Bắc – NamMúa hát kết đoànVui cười khúc khíchÔng trăng có thíchThì xuống mà chơiNày ông trăng ơi!

Xuống chơi cho khoẻ!

Dung dăng dung dẻ …

Na

Na non xanh,Múi loắt choắt

Na nở mắt,Múi nở to

Na bỏ vò,Đua nhau chín

Hạt múi na,Hạt nhả ra,Đen lay láy,

Trang 36

Chào mào nhảy,Suốt mùa na …

Chim chích bông

Chim chích bông

Bé tẻo teoRất hay trèo

Từ cành naQua cành bưởiSang bụi chuối

Em vẫy gọiChích bông ơi!Luống rau tươiSâu đang pháChim xuống nhá

Có thích không?Chú chích bôngLiền sà xuốngBắt sâu cùng

Và luôn mồmThích! Thích! Thích! Nguyễn Viết Bình

Trang 37

Chia sẻ về một lễ hội khác mà em đã biết hoặc từng tham gia.

Khám phá

Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của lễ hội

Dựa vào thông tin trong bài

và những hiểu biết của bản

thân, em hãy cho biết:

– Khái niệm lễ hội.

– Lễ hội thường bao gồm

những hoạt động nào?

Trang 38

Lễ hội gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội Phần lễ là những nghi

thức thể hiện sự cung kính của thế hệ sau đối với các bậc thần linh, ông

bà, tổ tiên và cầu xin bình an; Phần hội là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng tạo thêm niềm vui sum họp, góp phần tôn vinh giá trị của lễ hội Tuỳ theo phong tục, điều kiện của từng địa phương, phần hội có những hình thức tổ chức khác nhau

Hoạt động 2 Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đọc các thông tin, quan sát hình ảnh và cho biết:

– Thời gian và địa điểm diễn ra từng lễ hội.

– Đặc điểm của lễ hội: Nhân vật được thờ phụng, không khí, trang phục,… – Ý nghĩa của mỗi lễ hội.

1 Lễ hội đình thần Thắng Tam

Lễ hội đình thần Thắng Tam diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch hằng năm tại đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu

Hình 2 Lễ hội đình thần Thắng Tam

Trang 39

Trong lễ hội, phần lễ diễn ra rất cầu kì với các nghi thức như: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy,… Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội

2 Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông là một trong những lễ hội lớn của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu Tuỳ địa điểm mà lễ hội có những thời gian tổ chức khác nhau

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức hằng năm từ ngày 15 đến ngày

17 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ Ở thành phố Vũng Tàu, lễ hội này diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hằng năm tại Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám

Trang 40

Lễ hội Nghinh Ông xuất phát từ tục thờ cá ông (cá voi) của ngư dân ven biển từ Quảng Bình đến Hà Tiên Phần lễ gồm các nghi thức như cúng Ông, lễ rước Ông trên biển bằng chiếc ghe lớn được trang trí cờ hoa Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động như hát bội, hát bả trạo, biểu diễn

võ thuật,…

Hình 6 Lễ hội Nghinh Ông, năm 2020

Đây là lễ hội dân gian truyền thống văn hoá tâm linh của ngư dân tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân Ông (cá voi),

vị cứu tinh của những người đánh cá và làm nghề đi biển

3 Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo diễn ra vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hằng năm tại Đền thờ Đức Thánh Trần, số 68 đường Hạ Long, Phường 2, thành phố Vũng Tàu

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức như dâng hương và lễ vật do người dân tự chuẩn bị, đọc tiểu sử của Đức Thánh Trần, múa lân,… mang những nét đẹp truyền thống đặc sắc của dân tộc

Hình 7 Nghi thức dâng hương tại Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN