1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Thái Bình Lớp 7.Pdf

72 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Thái Bình Lớp 7
Tác giả Nguyễn Viết Hiển, Nguyễn Thị Bích, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Huệ, Bùi Văn Năm
Trường học Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài Liệu
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 8,74 MB

Nội dung

MỤC LỤCCHỦ ĐỀ I: CA DAO TỤC NGỮ THÁI BÌNH CHỦ ĐỀ III: VĂN HOÁ LÀNG Ở THÁI BÌNH CHỦ ĐỀ II: GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở THÁI BÌNH CHỦ ĐỀ IV: LỊCH SỬ THÁI BÌNH TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ

Trang 1

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN VIẾT HIỂN (Chủ biên) NGUYỄN THỊ BÍCH - TRẦN NGỌC ĐIỆP - NGUYỄN THỊ HUỆ - BÙI VĂN NĂM

Trang 2

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ I: CA DAO TỤC NGỮ THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ III: VĂN HOÁ LÀNG Ở THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ II: GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC

Ở THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ IV: LỊCH SỬ THÁI BÌNH TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI

CHỦ ĐỀ V: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI TỈNH THÁI BÌNH

CHỦ ĐỀ VI: CẢNH QUAN QUANH TA

CHỦ ĐỀ VII: CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

CHỦ ĐỀ VIII: THIẾT KẾ DỰ ÁN CẢI TẠO TỰ NHIÊN, BẢO VỆ

Trang 3

Các em học sinh lớp 7 tỉnh Thái Bình thân mến!

Nội dung giáo dục địa phương là thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nhưng phản ánh những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư riêng của mỗi địa phương Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình nhằm bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư ở Thái Bình, xây dựng văn hoá, kinh tế – xã hội Thái Bình ngày càng phát triển.

Nội dung Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình lớp 7 sẽ

giúp các em học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, môi trường,… thông qua các trải nghiệm thực tế Tài liệu được thiết kế theo chủ đề các hoạt động học tập, giúp các

em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống với sự hợp tác cùng bạn bè, sự hướng dẫn của thầy cô và gia đình

Hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Bình lớp7 sẽ giúp

các em hiểu rõ, tự hào và thêm yêu quê hương Thái Bình.

Các tác giả

Lời nói đầu

Trang 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG tài liệu

Tài liệu gồm 8 chủ đề Mỗi chủ đề được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất, gồm các hoạt động sau:

Hãy bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng

cho các em học sinh lớp sau!

Trang 5

CA DAO, TỤC NGỮ

THÁI BÌNH

Ca dao, tục ngữ Thái Bình là sản phẩm tinh thần của nhân dân trong quá trình lao động, sinh hoạt xã hội và đấu tranh với thiên nhiên, với thù trong, giặc ngoài, Nó là trí tuệ được kết tinh và lưu truyền, vừa mang tính địa phương, vừa mang tính phổ quát ở một vùng đồng bằng đông dân cư

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Sưu tầm được một số bài ca dao, tục ngữ Thái Bình.

– Hiểu được đặc điểm ca dao, tục ngữ Thái Bình.

– Hiểu và trình bày được nội dung nghệ thuật và ý nghĩa

của một số bài ca dao, tục ngữ Thái Bình.

1 Đặc điểm ca dao, tục ngữ Thái Bình

Ca dao được lưu truyền ở

Thái Bình có nội dung phong

phú, hình thức đa dạng, sử

dụng chủ yếu là thể thơ lục bát,

mỗi câu, mỗi bài ca dao gồm

ít nhất hai dòng Nội dung thể

hiện tình cảm quê hương, tình

yêu với cuộc sống, lao động

chủ đề I

Hình 1 Đình làng ở Kiến Xương

Trang 6

sản xuất hoặc tố cáo hiện thực xã hội cũ; giàu tinh thần đấu tranh chống

áp bức bóc lột của giai cấp thống trị và phê phán những thói hư tật xấu của mọi tầng lớp xã hội

Tục ngữ được sáng tác và lưu truyền ở Thái Bình cũng lấy nội dung chủ

đề nổi bật là tình yêu lao động sản xuất

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

1 Nêu hiểu biết về đặc điểm điểm của ca dao, tục ngữ ở Thái Bình.

2 Ca dao, tục ngữ ở Thái Bình phản ánh nội dung chủ yếu nào?

2 Đọc hiểu ca dao, tục ngữ ở Thái Bình

a) Ca dao

Bia đá thì thấy, lá đồng thì không.

2 Đã là con mẹ con cha

Nhược bằng bác mẹ không sinh

Bên đông có miếu, bên tây có chùa Giữa chợ có miếu thờ vua

Đôi bên nước chảy đò đưa em về.

4 Dù cho cha đánh mẹ treo

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

1 Nguyên là làng Đường Thâm, nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương có một bia đá thời Lê viết về Nguyễn Kim Lâu – ông Tổ nghề chạm bạc.

2 Hai huyện trong phủ Tiên Hưng cũ, thuộc huyện Hưng Hà ngày nay.

3 Địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay – nơi có nhiều bọn lái buôn mua bán trẻ em

4 Nay thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Hưng.

??

Trang 7

5 Con gái Mỹ Bổng 5 vừa bé vừa xinh

Cái lưng một thước cái mình một gang

Xe gai đan vó cả làng Nửa làng giầu bội, nửa làng nghèo đi

Đấu Tấm đấu Cám chẳng phi hạt nào.

Đong gạo đấu thấp đấu cao Đong thóc lấy thúng mà chao cho đầy.

6 Trên thì Đún, Mải, Hò, Khoa

Dưới thì Lác, Tuộc, Dó, Giai, Sâm, Sàng

Đô Kì, Đồng Phó đổ sang

5 Nay thuộc xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư – xưa nổi tiếng về nghề xe gai để đan vó.

6 Nay thuộc xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư – xưa có nghề làm hàng xáo.

7 Bốn câu thơ trên kể được tên hai mươi làng, hầu hết là tên Nôm của ba huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà ngày nay

Hình 2 Cánh đồng lúa ở huyện Thái Thuỵ

Trang 8

Em hãy cho biết:

1 Những địa danh nào ở Thái Bình được nhắc đến trong các câu, bài ca dao trên? Những câu, bài ca dao đó phản ánh nội dung nào?

2 Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu, bài ca dao trên.

3 Theo em, người xưa đã thể hiện cảm xúc nào qua những câu, bài ca dao trên?

b) Tục ngữ

Hoặc: Chiêm năng đùa, mùa năng xáo.

6 Chùng đùi, thắt quản, ngắn đuôi

8 Được ải thì lúa tốt, được mùa Nếu không được ải (ải sượng), mùa màng sẽ thu hoạch kém thì chồng con phải đi tìm nơi khác làm mướn kiếm ăn thêm.

9 Loại cây làm phân xanh rất tốt, người ta thường trồng ở chân dậu Câu trên ý nói làm ruộng

mà có cả ba loại phân như thế thì sẽ có năng suất cao.

10 Nói về thời kì sinh trưởng của cây mạ chiêm, phải trải qua ba lần rét (ba giá), cây mạ mùa phải được ba lần mưa rào thì rảnh mạ mới đanh, cấy xuống mới chóng phát triển

11 Câu này nói về trục lúa Sau khi rắc lúa ra sân để trục bằng đá lăn, nếu lúa chiêm chỉ cán lượt đi từng lần một, thì lúa cũng chóng rụng nhưng lúa vụ mùa thì phải đi theo vòng đan vào nhau, vì lúa mùa dai lâu rụng

12 Ngày xưa về vụ chiêm, người ta thường cấy những giống lúa rễ ăn nông, cho nên khi xới cỏ cũng phải xới nông Vụ mùa thường cấy những giống lúa rễ ăn sâu, do đó phải xới xáo sâu Nói “yên gốc” và “tốc rễ” là lối nói ngoa dụ của ngôn ngữ dân gian

13 Chùng đùi, thắt quản: đùi trên to, còn từ đầu gối xuống bàn chân thì nhỏ Những con trâu như thế mà lại ngắn đuôi, sừng to, móng hến thì bước khoẻ, đáng nuôi Còn những con phần dưới của chân to như chân voi thì đi rất chậm Móng hến: móng tròn như con hến khác với loại móng dài như cái hài

??

Trang 9

Em hãy cho biết:

1 Những câu tục ngữ trên phản ánh nội dung gì?

2 Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1 Tìm những biện pháp nghệ thuật được thể hiện trong các câu, bài ca dao tục ngữ trên

2 Sưu tầm ít nhất một câu hoặc một bài ca dao, tục ngữ ở

Thái Bình và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của câu, bài ca

dao, tục ngữ đó.

??

Hình 3 Bãi biển buổi sớm

Trang 10

GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở THÁI BÌNH

Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo Lợi dụng sức đẩy của nước, rối nước điều khiển quân rối cử động linh hoạt, làm nên những trò diễn hấp dẫn, mang tính nghệ thuật Quân rối làm trò trên sân khấu là nước, người điều khiển quân rối được giữ kín Mặc dù chưa xác định được thời gian xuất hiện nghệ thuật múa rối nước ở nước ta nhưng múa rối nước vừa có nét chung của nghệ thuật sân khấu, đồng thời mang những đặc điểm riêng trong các thành phần cấu tạo từ sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, phường hội, trò và tích trò, nhân vật, biểu diễn, văn chương, âm nhạc.

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Trình bày được một số tích trò trong múa rối nước.

– Giới thiệu được một số nhân vật trong múa rối nước.

– Kể được tên các loại âm nhạc sử dụng trong múa rối nước.

1 Tích trò trong múa rối nước ở Thái Bình

Tích trò và hoạt cảnh chỉ chiếm một phần nhỏ rất hấp dẫn trong múa rối nước Các tích trò diễn tập trung vào cảnh lao động, sinh hoạt thật gần gũi, đơn sơ, ca ngợi thú vui làm ruộng, câu cá, dệt cửi, xay thóc, giã gạo,

chủ đề II

Trang 11

Ngày xưa, tỉnh Thái Bình có tới 7 phường rối và đều ở huyện Đông Hưng ngày nay:

1) Bắc Lạng – xã Nguyên Xá

2) Tây Trong (Nam Ninh) – xã Nguyên Xá

3) Tây Ngoài (Nam Ninh) – xã Nguyên Xá

4) Tăng (Lũ Phong) – xã Phú Châu

5) Tuộc (Duyên Tục) – xã Phú Lương

6) Đống (Đông Các) – xã Đông Động

7) Kì Hội – xã Đông Hà.

Em có biết?

đánh vật, đánh kiếm, đánh đu, múa

lân, múa tứ linh,… hoặc sự tích lịch

sử về tấm gương yêu nước, thương

nòi của các anh hùng dân tộc Các

trò thường đứng tách riêng và là

một tiết mục trong mỗi buổi biểu

diễn rối nước Nhiều trò rối xưa trở

tỏ sân khấu rối nước đang ở bước

đầu hình thành và vươn tới tích trò

Để tiến tới tích trò, các nghệ nhân

rối nước đưa vào những đoạn

trích nhỏ của tuồng Phường Đống

có đoạn Trao Hoàng tử, chém Tá

Hình 1 Biểu diễn múa rối nước

Trang 12

trích từ tuồng Sơn hậu; đoạn Thất cầm Mạnh Hoạch trích từ vở tuồng

Tam Quốc Nhiều phường diễn trích đoạn Hoả công, Xích Bích Với tích trò chèo Lưu diễn Nguyễn nhập thiên thai, phường Tuộc cũng chỉ diễn đoạn tiễn biệt có tiên múa chèo thuyền

Trò rối minh hoạ cho lời hát chèo, vì lời trò vượt quá sức thể hiện của quân rối Như vậy, trò và tích trò của rối nước tuy còn sơ lược nhưng vẫn

có sức hấp dẫn, hiệu quả nghiêng về giải trí

1 Tích trò trong múa rối nước là gì?

2 Các tích trò tập trung vào diễn những nội dung chủ yếu nào? Vì sao nói trò và tích trò của rối nước còn sơ lược nhưng vẫn có sức hấp dẫn?

3 Kể tên các trò và tích trò tiêu biểu của nghệ thuật múa rối nước ở Thái Bình.

2 Nhân vật trong múa rối nước ở Thái Bình

Mỗi tiết mục rối nước thường có ít nhân vật, hành động đơn giản, khắc hoạ chủ yếu bằng hình dạng và hành động ngoại hình Rối nước ngoại trừ nhân vật lịch sử còn lại thường không

có lai lịch rõ ràng Sân khấu rối nước

cổ truyền chưa có nhân vật điển hình toàn diện như chèo, tuồng, mỗi nhân vật chỉ mang đôi nét chung chung Nhân vật tiêu biểu là chú Tễu, ngoài

ra còn có những người nông dân giản

dị, chất phác, mộc mạc; các nhân vật anh hùng như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; những tên giặc cướp nước như Liễu Thăng, Thoát Hoan, lính Tây…; những nhân vật biểu tượng như Long, Ly, Quy, Phượng… cùng vô số con vật như cá, vịt, cáo,…

Hình 2 Xem múa rối nước ở Thái Bình

??

Trang 13

Tễu – trong tiếng Nôm có nghĩa là

“tiếng cười” Chú Tễu là quân rối lớn

nhất và là nhân vật tiêu biểu cho người

nông dân vùng sông nước ra mở đầu

buổi diễn và điều khiển chương trình,

giáo trò, dẹp trật tự, chuyển trò và khép

trò, nhắn nhủ điều hay lẽ phải, phê

phán cái xấu, lên án cái ác,… Chú Tễu

là nhân vật chỉ có tại các phường múa

rối nước ở Thái Bình và hai phường

vùng lân cận là Hà Nam và Hải Phòng

Sân khấu rối nước vùng Bắc Ninh,

Bắc Giang, Hà Tây, Hải Dương, Hưng

Yên, Hà Nội không có chú Tễu Ngày nay, nhân vật chú Tễu đã trở thành quen thuộc với nghệ thuật múa rối nước, nhưng chú Tễu của phường Đống, phường Nguyễn đáng lưu ý hơn cả Chú Tễu biểu trưng cho hình tượng của một trai cày khoẻ mạnh, béo tròn, da dẻ hồng hào, gương mặt luôn vui tươi, hoạt bát và hài hước Tễu làng Nguyễn có hành động đa dạng, tích cực và gắn cuộc sống chòm xóm hơn các Tễu khác Mở đầu buổi diễn, chú Tễu thường lắc lư, hai tay vung vẩy, đi tới, đi lui, chốc chốc lại đưa tay chỉ trò rồi tự xưng:

Vốn khi xưa tôi ở trên vườn tiên dược

Ai ai cũng gọi là “Vông”

Đến ngày sau thuỷ hoả tương thông

Phường mới đặt tên tôi là “Tễu”.

hoặc ra về với câu hát:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Chú Tễu chính là sản phẩm của một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời và bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước, mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật múa rối Việt Nam

HÌnh 3 Tễu giáo đầu – phường Nguyễn

Trang 14

Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết:

1 Trong múa rối nước ở Thái Bình nhân vật nào là tiêu biểu? Tại sao?

2 Hãy mô tả hình tượng chú Tễu.

3 Vì sao trong múa rối nước cần có người điều khiển?.

3 Âm nhạc sử dụng trong múa rối nước

Nghệ thuật múa rối nước lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, khấy động không khí biểu diễn và truyền đạt, lay động tới người xem những nội dung, tư tưởng, tình cảm nhất định

Múa rối truyền thống sử dụng những làn điệu dân tộc như chèo, dân ca, quan họ, chầu văn… Nhạc cụ chính trong rối nước là bộ gõ gồm trống cái, trống con, trống cơm, mõ, chiêng, thanh la, tù và, não bạt

Ở phường Đông Các, chú Tễu cao 0,7m như một chàng trai làm ruộng béo tròn, phốp pháp, mình trần vận khố, áo treo trễ tràng, cổ đeo khánh bạc, tóc

để trái đào, da dẻ hồng hào, miệng cười tươi Phường Nguyên Xá tự hào về chú Tễu cao to nhất với trên 0,9m trẻ trung, nghiêm trang, trên mình đóng chiếc khố điều, ngoài ra, phường rối này còn có cô tiên cao 85cm và con cá dài hơn 1m

Nghệ nhân điều khiển múa rối nước là người quen với sông nước Họ học nghề từ cha ông theo lối truyền nghề Vì thế, các trò hay, máy giỏi, phức tạp

dễ bị thất truyền Múa rối nước xưa thường không diễn bằng lời Giáo trò là lời giới thiệu, làm nền do một người tốt giọng, biết chữ ngồi trên sàn trong buồng trò đảm nhiệm Các nghệ nhân điều khiển quân rối phải ngâm mình trong bùn nước luôn tay bận kéo giật dây, đưa đẩy sào tre, điều khiển quân rối hoạt động, ngoài xa họ không thể thoại, hát lời như diễn viên rối cạn hoặc diễn viên sân khấu

Em có biết?

??

Trang 15

Bộ hơi gồm sáo, kèn tàu Bộ dây gồm hồ, líu, nhị, đàn tranh, đàn tam Pháo là âm thanh hỗ trợ đắc lực Tiếng hát, tiếng đế được dùng để giới thiệu, minh hoạ, làm nền,… Phường hội nào cũng có một, hai nghệ nhân giỏi trống phách Tiếng trống phường Nguyễn xưa đến nay vẫn còn được truyền tụng

Múa rối nước không chỉ cuốn hút người xem bởi hình ảnh trên sân khấu

mà còn bởi âm thanh rộn rã của tiếng chiêng, trống, sáo trong các tiết mục bật cờ, múa lân, múa tứ linh, Những làn điệu, khúc nhạc chèo khi vui tươi rộn rã trong các tiết mục xẩm xoan, tứ quý, lưu thuỷ, sắp qua cầu, sắp

cổ phong , khi ngân nga da diết trong các điệu vỉa, ngâm sổng, Xem biểu diễn rối nước giống như xem chèo, chỉ khác ở chèo là người thật, còn rối nước là người giả Điều đó càng khẳng định vai trò của âm nhạc rất quan trọng trong sự thành công của nghệ thuật múa rối nước

Em hãy:

1 Kể tên nhạc cụ được sử dụng trong múa rối nước ở Thái Bình

2 Cho biết âm nhạc trong múa rối nước có vai trò gì?

??

Hình 4 Âm nhạc trong múa rối nước

Trang 16

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1 Trò – nhân vật – âm nhạc trong múa rối nước có mối quan hệ như thế nào? Nhận xét về ba yếu tố trên của múa rối nước Thái Bình

2 Một người bạn phương xa đến thăm em và muốn tìm hiểu nét đặc sắc của nghệ thuật múa rối nước ở Thái Bình Em hãy giới thiệu cho bạn về:

a) Một phường múa rối nước truyền thống ở Thái Bình

b) Một tích trò múa rối nước mà em yêu thích

Hình 5 Một tiết mục biểu diễn múa rối nước

Trang 17

VĂN HOÁ LÀNG Ở THÁI BÌNH

“ Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị, có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị thấp nhất thời phong kiến Làng còn được dùng với ý nghĩa để chỉ những người cùng một nghề một việc nào đó”.

Văn hoá làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống từ cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, tập tục, hội hè đình đám, tín ngưỡng, các nghề thủ công truyền thống, những làn điệu dân ca,

Trang 18

1 Cơ sở hình thành văn hoá làng ở Thái Bình

a) Điều kiện tự nhiên

Thái Bình là tỉnh đồng bằng, không có núi, nằm ở phía đông vùng châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi 3 dòng sông lớn và biển (sông Hồng, sông Hoá, sông Luộc, phía đông là Biển Đông), được bồi đắp phù sa, tạo nên vùng đất đai phì nhiêu, màu mỡ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nóng

ẩm, mưa nhiều

b) Điều kiện kinh tế, xã hội

– Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và làm nghề thủ công là nền kinh

tế chủ đạo của Thái Bình từ xa xưa

– Dân cư Thái Bình có nguồn gốc từ nhiều vùng miền khác nhau về đây hội cư, chung lưng đấu cật, quai đê trị thuỷ, lấn biển, lập làng để tạo thành một miền quê trù phú, dân cư đông đúc

– Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, người dân nơi đây đã hình thành nên những nét đặc trưng của văn hoá làng với mối quan hệ huyết thống, những phong tục tập quán, những thiết chế văn hoá và các công trình công cộng tồn tại lâu dài

Đọc thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

1 Cho biết văn hoá làng ở Thái Bình được hình thành trên những cơ sở nào?

2 Kể cho các bạn nghe về sự hình thành của làng quê em.

2 Đặc điểm văn hoá làng

Làng là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, liên kết chặt chẽ với nhau, trong quan hệ kinh tế, họ tộc, hội hè, tín ngưỡng, giúp đỡ nhau khi vui buồn cũng như lúc hoạn nạn

Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên văn hoá làng nơi đây mang đậm tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước

??

Trang 19

Văn hoá tín ngưỡng của làng rất phong phú đa dạng Ngoài tính chất

đa thần trong tín ngưỡng tôn giáo như tục thờ hiện tượng tự nhiên: mưa, gió; chim, rắn, rồng, cây lúa, cây đa,… làng còn có tục thờ tục thờ Mẫu, thờ thần Thổ công, thờ cúng tổ tiên

Đọc thông tin trong bài, hãy rút ra những đặc điểm nổi bật của văn hoá làng ở Thái Bình?

3 Đặc trưng văn hoá làng

Văn hoá làng là sự thích ứng, sản sinh, thấm đẫm văn hoá trong làng (thôn, xã), một sự kết hợp nhuần nhuyễn địa lí - văn hoá, kinh tế – văn hoá, cơ sở xã hội – văn hoá… tạo nên đặc trưng, diện mạo, giá trị riêng

mà các vùng khác và nơi khác không có được

Văn hoá làng ở Thái Bình được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống bao gồm văn hoá vật thể (cây đa, giếng nước, mái đình; các bản gia phả dòng tộc, hương ước,…) và văn hoá phi vật thể (phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, những làn điệu dân ca, dân vũ,…)

Đọc thông tin và cho biết văn hoá làng ở Thái Bình có những đặc trưng nào? Liên hệ với những đặc trưng văn hoá quê hương em có điểm giống

và khác với văn hoá làng ở Thái Bình nói chung.

4 Một số làng tiêu biểu ở Thái Binh

4.1 Làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.

– Làng Nguyễn là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hoá truyền thống, là quê hương của múa rối nước, của các trò chơi dân gian.

– Làng quê giàu truyền thống yêu nước, cách mạng

– Quê hương của tiến sĩ Nguyễn Bá Dương, Bảo mẫu Nguyễn Thị Tần, anh hùng Nguyễn Chất Xê, Nguyễn Đình Chính,

??

??

Em có biết?

Trang 20

a) Vị trí địa lí

Làng Nguyễn nằm bên quốc lộ 39A (từ Phố Nối, Hưng Yên tới cảng Diêm Điền, Thái Bình), cách thị trấn Đông Hưng 1 km, xưa thuộc huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, nay là xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng

b Những nét đặc trưng văn hoá làng Nguyễn

– Làng Nguyễn thuộc loại hình “làng lấy họ làm tên” vì có tới 90% tổng

số dòng họ trong làng là họ Nguyễn Làng có tới 47 chi, ngành họ Nguyễn, chỉ khác nhau ở tên đệm Người dân nơi đây sống với nhau rất hoà thuận, có tình có nghĩa và rất đỗi chân thật

Làng Nguyễn nổi tiếng với văn hoá ẩm thực, được làm từ các loại sản phẩm do nhân dân làng Nguyễn tự trồng cấy, chăn nuôi Hằng năm, sau mỗi vụ mùa, dân làng thường tổ chức thi cỗ Các mâm cỗ phải có giò lụa, chả quế, các loại bánh (bánh giầy lá dé, bánh dầy đỗ…), kẹo (kẹo lạc, kẹo vừng ) Đặc biệt làng Nguyễn nổi tiếng với món bánh tiến vua – bánh cáy

Ngoài làng nghề, làng Nguyễn còn nổi tiếng về trò chơi, trò diễn dân gian như: múa rối nước, làm pháo bông, pháo đất

Hình 1 Tổ Đình, Chùa làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng.

Trang 21

– Làng Nguyễn nổi tiếng

huyện Đông Hưng đã

hai lần được phong

Múa rối nước làng Nguyễn là loại hình nghệ thuật chiếm một vị trí độc tôn trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người dân nơi đây Phường rối nước làng Nguyễn là một trong những phường rối nước có lịch sử lâu đời, phát triển mạnh nhất trong các phường rối nước ở nước ta Qua các nguồn sử liệu khác nhau từ xưa còn để lại thì nghệ thuật múa rối nước làng Nguyễn có từ thời Lê Múa rối nước đi liền với các trò diễn là các lời ca, ngoài trò diễn lại

có diễn trích đoạn chèo bằng con rối do người làng Nguyễn biết hát chèo, diễn chèo

Em có biết?

Trang 22

– Làng Nguyễn đóng góp nhiều người hiền tài cho đất nước:

+ Nguyễn Bá Dương (1740 – 1785) còn có tên Bá Tử, ông đỗ đệ tam giác đồng tiến sĩ khoa Bình Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 27 (1766) Ông được công nhận là người trẻ tuổi tài cao, là một trong 4 thần đồng của huyện Thần Khê:

“Thần Khê có bốn ông nghè Ông nào cũng được châu phê thần đồng”

+ Kiệt tiết công thần bảo mẫu Đại vương Nguyễn Thị Tần (1725 – ?),

bà là người đức hạnh, có lòng thương người, luôn giúp đỡ những người khó khăn, đem kĩ thuật chế biến nem công, chả phượng, đem

cả cách làm bánh cáy (như nhân dân thường quen gọi) truyền dạy cho dân Khi bà mất, để ghi nhớ công ơn của bà, nhiều làng lập đền thờ làm thành hoàng – Tổ nghề bánh cáy Hằng năm, đến ngày giỗ

bà dân làng Nguyễn và các làng đều mở hội tế lễ

+ Thời nay Nguyên Xá xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong đó có anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Chất Xê, Nguyễn Đình Chính

Hình 3 Tượng đài du kích làng Nguyễn

Trang 23

Dựa vào thông tin, em hãy nêu những nét đặc trưng của văn hoá làng Nguyễn.

Nguyễn Thị Tần sinh ra trong một gia đình quyền quý Từ nhỏ bà đã có tiếng nết na, hiền thục, sống với mẫu thân ở quê nhà Bà có nếp sống giản dị hòa cùng với nhịp sống của những người quê dân dã, vì vậy tuy là con quan nhưng không đài các, kiêu sa, được dân làng quý mến Bà chỉ học theo các anh ở nhà nhưng chữ nghĩa, kinh sử cũng vào bậc khá Năm 16 tuổi, bà theo phụ thân vào kinh Vua Lê Hiển Tông thấy bà đàn giỏi, hát hay, công, dung, ngôn, hạnh liền cho vào cung dạy bảo công chúa và các phi tần

Khi ấy nhà vua sinh Thái tử Duy Vĩ, lúc nhỏ hay khóc, hay hờn chỉ có bà bế

ẵm mới nín, vua cho bà làm nhũ mẫu Thái tử Tuy được ân sủng nhưng trong lúc thư rỗi, bà thường cùng các nữ tì lo chế phẩm đồ ngự dâng vua Từ nhỏ, Trịnh Sâm vốn đã có hiềm khích với Duy Vĩ; năm Kỉ Sửu (1769), Trịnh Sâm

vu oan cho Thái tử Vĩ, bắt hạ ngục, hai năm sau thì giết chết Duy Vĩ

Trong thời gian Thái tử bị hạ ngục, chỉ có nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần được ra vào trong nom hầu hạ Thấy cơm canh trong ngục Duy Vĩ không thể ăn được,

bà liền nghĩ cách dùng những kinh nghiệm làm bánh chè lam ở quê hương, thêm hương liệu gia vị đồ ngự của vua làm thành một thứ bánh đem vào cho Thái tử ăn thay cơm, chuyện bị bại lộ bà bị tống ngục, bị giam cầm hơn chục năm, tới năm 1782 bà mới được ra khỏi ngục Lê Hiển Tông rất cảm động phong bà là “Quân phu nhân” Khi Lê Chiêu Thống (con trai của Thái tử Duy Vĩ) lên làm vua, nhớ công ơn người đã hết lòng với cha mình, phong cho

bà làm “Kiệt tiết công thần Bảo mẫu đại vương” Bà còn được các triều sau phong tặng “Lê Triều kiệt tiết công thần”, “Trinh kiệt Bảo mẫu Đại vương” Khi đất nước loạn lạc, bà xin về quê nhà, đem ruộng, tiền giúp cho dân làng quanh vùng Bà còn truyền dạy cho dân kĩ thuật chế biến nem công, chả phượng, bánh cáy

Em có biết?

??

Trang 24

Hình 3.4 Cảnh phơi cói làm chiếu

4.2 Làng Hải Triều (Làng Hới).

– Làng Hải Triều (làng Hới) thuộc xã Tam Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay

– Làng nghề dệt chiếu lâu đời – chiếu Hới

Vào thời Tiền Lê – Lí

(thế kỉ X – XI), ở làng

Hới, đã bắt đầu dệt

chiếu, rồi phát triển

mạnh vào thời Hậu

Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kĩ thuật dệt chiếu

về phổ biến kinh nghiệm và kĩ thuật dệt mới, cải tiến khung dệt cho người dân quê mình Đó là kĩ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn

Làng Hới là một làng văn hoá thuộc vùng đất cổ, của hương Tinh Cương thời thuộc Hán, huyện Chu Diên thời Tiền Lí, phủ Thái Bình thời Tiền Lê và lộ Long Hưng thời Trần Thời hậu Lê thuộc huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng Nơi đây nổi tiếng với nghề dệt chiếu, làng quê văn hiến đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Làng Hới còn là quê huơng của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ; của Tam nguyên, Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ và tiến sĩ Phạm Nguyên Chẩn,

Em có biết?

Trang 25

Hình 3.5 Cảnh thi dệt chiếu làng Hới

Chất lượng của chiếu làng Hới cùng với những lời rao bán ngọt ngào

đã được người dân khắp nơi tin dùng

Em nay đi bán chiếu hoa Chàng về nói với mẹ cha mua dùm Giường nằm mà giải chiếu hoa Cửa nhà sang trọng mẹ cha vui lòng.

Theo thời gian, làng Hới là một trong những nơi hội tụ kĩ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu Từ khung dệt, nguyên liệu cho tới người thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm truyền thống không đâu sánh bằng Nguyên liệu chủ yếu được dùng làm chiếu

là cói và sợi đay, nhưng chiếu nơi đây khác biệt với các làng nghề dệt chiếu khác là ở công việc bắt biên bằng tay nên chiếu vừa đẹp, vừa bền

Chiếu Hới không chỉ nổi tiếng khắp nơi trong cả nước mà còn được

cả người Trung Hoa ưa thích Từ thời nhà Thanh, nhiều thương gia người Hoa đã đến Hải Triều thuê đất, mướn nhân công lập ra những xưởng dệt chiếu, sản phẩm làm ra lại đem bán về Trung Quốc

Trang 26

Trải qua sự phát triển thăng

trầm của lịch sử, người dân

nơi đây vẫn giữ nghề, yêu

thờ sau khi ông mất Hằng

năm, cứ vào mùa xuân, dân

làng lại mở hội để tưởng

Làng Hải Triều là địa danh ghi vào Lịch sử dân tộc trong chiến công chống lại quân Chiêm Thành, phát huy truyền thống yêu nước, đánh giặc bảo vệ quê hương

Từ thời Tiền Lí (548 – 602) đến thời Lí – Trần (1010 – 1400) giặc Chiêm Thành đã từng nhiều lần quấy nhiễu nước ta, vào cuối thời Trần

có lần giặc Chiêm Thành đã đánh vào kinh đô Thăng Long, xâm phạm vào cả lăng mộ nhà Trần ở Ngự Thiên Tháng Giêng năm

Hình 3.6 Cảnh phơi chiếu của dân làng Hới xưa

Hình 3.7 Cảnh phơi chiếu của dân làng

Hới ngày nay

Trang 27

Canh Ngọ (1390) vua Chiêm, Chế Bồng Nga cùng hơn 100 thuyền chiến tiến đến sông Hải Triều – ngã ba sông Hồng và sông Luộc Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Canh Ngọ (Quang Thái) năm thứ 3 (1390) mùa Xuân tháng Giêng ngày 22 Đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều, giết được chúa nó là Chế Bồng Nga”

– Hải Triều là quê hương có truyền thống hiếu học, đỗ đạt cao

+ Nguyễn Thị Lộ (1390 – 1442)

Sinh trưởng trong một gia đình nho học khá giả Từ nhỏ Nguyễn Thị

Lộ đã thơ hay, văn giỏi, được Nguyễn Trãi lấy làm thiếp khi ông ở ẩn Đông Quan, rồi ông bà cùng vào Lam Sơn giúp Lê Lợi Ở Lam Sơn, Nguyễn Thị Lộ đã từng dạy học cho các tướng sĩ, đặc biệt là dạy con em các tướng tụ nghĩa ở Lam Sơn Như đánh giá của tiến sĩ Sử học Đinh Công Vĩ: Nguyễn Thị Lộ đã có công “làm sáng thêm ngôi khao khuê Nguyễn Trãi” Khi Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên làm vua,

Những câu rao bán chiếu trong dân gian rất gần gũi với giai thoại về cuộc gặp giữa Nguyễn Thị Lộ Người dân Hải Triều cùng với quân dân nhà Trần

đã anh dũng chống lại quân xâm lược con gái làng Hới, làng Hải Hồ với Thái học sinh Nguyễn Trãi

Em ở Hải Hố bán chiếu gon

Cớ sao ông hỏi hết hay còn Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ Chồng còn chưa có hỏi chi con?

Nếu những lời rao bán làm khách hàng mua chiếu thì những vần thơ đối đáp của Nguyễn Thị Lộ đã đưa bà đến với Nguyễn Trãi, thành vợ quan Thừa chỉ rồi thành Lễ nghi học sĩ

Em có biết?

Trang 28

thấy bà là người phụ nữ

đẹp, nghi thức phong độ

giao thiệp, lịch lãm, tiếng

đàn giọng hát đều hay

Tam cương, ngũ thường,

tứ đức đều trọn vẹn, vua

truyền cho vào cung, là

người phụ nữ đầu tiên

được vua phong cho chức

Lễ nghi học sĩ

Nguyễn Thị Lộ không chỉ

là một nhà giáo, bà còn là

một nhà thơ Thơ và tên

tuổi bà đã thành giai thoại

văn học để lại cho đời sau

Sau vụ án Lệ Chi Viên,

Nguyễn Trãi và Nguyễn

Thị Lộ bị khép tội “chu di

tam tộc” 22 năm sau

Nguyễn Trãi đã được vua

Lê Thánh Tông minh oan

Dân làng đã giải thoát nỗi

oan khuất này khi tôn bà là Đức thánh mẫu, nhân dân nhiều nơi cũng lập đền thờ, tưởng nhớ đến bà

+ Tam nguyên, trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 – 1531)

Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cha mất sớm Nhưng từ nhỏ Phạm Đôn Lễ đã bộc lộ trí tuệ khác người

Năm 1481 (đời vua Lê Thánh Tông), Phạm Đôn Lễ, đỗ Trạng nguyên Ông cũng đỗ đầu cả kì thi Hương, thi Hội nên được coi là vị Tam nguyên đầu tiên của lịch sử khoa bảng Việt Nam, ông làm quan đến chức Tả thị lang, Thượng thư

Năm 1484, ông đi sứ sang nhà Minh Chuyến đi của Phạm Đôn Lễ

đã thành công, được vua Minh và các nhân sĩ Trung Quốc nể trọng,

Hình 3.8 Đền thờ Nữ nghi học sĩ – Nguyễn Thị Lộ tại

xã Tân Lễ

Hình 3.9 Tượng đồng, Nữ nghi học sĩ – Nguyễn Thị Lộ

tại xã Tân Lễ

Trang 29

ông còn học được kĩ thuật dệt chiếu về truyền dạy cho dân làng Tấm bia đá đặt trước đền thờ ông nghi nhận:

“Phủ quân họ Phạm huý Đôn Lễ, tên thụy là Ngu Khanh Khoa thi năm Tân Sửu (1481) thời Lê Hồng Đức đỗ thi hội, vào thi Đình qua nhiều lần đổi sách đều trúng đệ nhất giáp tiến sĩ, đệ nhất danh (Trạng nguyên) Nước Đại Việt ta dựng khoa thi mấy trăm năm, đỗ như vậy mới có 5 người

+ Phạm Nguyên Chẩn (1470 – 1530)

Phạm Nguyên Chẩn đỗ Hoàng giáp khoa Kỉ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông (1498 – 1504) Sau khi thi đỗ, ông được bổ dụng làm quan ở Ngự sử đài, sau thăng chức Thiêm đô ngự sử Năm Cảnh Thống thứ 5 (1502) được sung vào đoàn sứ bộ sang nhà Minh Khi làm quan ở Ngự sử đài, ông dám nói thẳng, Lê Hiến Tông đã cử ông làm Giám sát ngự sử Đông Đạo

HÌnh 3.10 Đền thờ ông tổ nghề dệt chiếu – Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà

Trang 30

Thời vua Lê Uy Mục (1505 – 1509), mùa xuân năm Mậu Thìn (1508) vua bổ dụng Mạc Đăng Dung chức Đô chỉ huy sứ thuộc về Thiên Võ, ông đã can gián, vua không nghe Tháng 4 năm Tân Mùi (1512), vua

Lê Tương Dực phong Mạc Đăng Dung làm Vũ Xuyên Bá, ông lại can ngăn, vua không nghe nên ông trao trả ấn tín Thiêm đô Ngự sử, cáo quan về quê Năm Minh Đức thứ nhất (1527) nhà Mạc kính nể Phạm Nguyên Chẩn là người cương trực, muốn tranh thủ ông để khuyến khích kẻ sĩ nhà Lê, mời ra làm quan nhưng ba lần ông đều chối từ

Lịch triều Hiến chương loại chí chép ông vào bậc bề tôi tiết nghĩa

(trong số 44 tấm gương tiết nghĩa từ Đinh, Lê, Lí, Trần)

Làng Hải Triều nay vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông với làng nghề thủ công truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên, người có công với làng, với nước

Dựa và thông tin trong bài, em hãy khái lược những nét văn hoá tiêu biểu của làng Hải Triều.

Trang 31

LỊCH SỬ THÁI BÌNH

TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI

chủ đề IV

Học xong chủ đề này, em sẽ:

– Trình bày được lịch sử Thái Bình từ thế kỉ X đến thế kỉ

XVI qua một số triều đại phong kiến.

– Nhận biết được một số sự kiện và dấu ấn quan trọng của

Thái Bình từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

– Biết và giới thiệu được quần thể di tích nhà Trần ở

Thái Bình; đề xuất biện pháp gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

1 Lịch sử Thái Bình từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI

a) Tình hình chính trị, xã hội

Từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Thái Bình được chia thành các

lộ, phủ, đạo thuộc triều đình phong kiến quản lí Đứng đầu các lộ, phủ, đạo

Do nằm vùng ở ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ khi được hình thành cho đến thế kỉ X, vùng đất Thái Bình không ngừng được

mở mang Trong các thế kỉ X – XVI, vùng đất Thái Bình tiếp tục có nhiều thay đổi, được bồi đắp, cải tạo trở thành vùng đất màu mỡ, thịnh vượng gắn liền với những chặng đường xây dựng và phát triển của quốc gia.

Trang 32

là Tri phủ, Tri huyện Dưới phủ, huyện là các tổng rồi lãng xã, hương, ấp

mà đứng đầu là Chánh tổng, Lí trưởng Dân cư thời kì này chủ yếu sống thành các làng xã Trong xã hội, ngoài hai giai cấp chủ yếu là địa chủ, nông dân còn có tầng lớp nho sĩ, thợ thủ công Triều đình phong kiến cai trị đất nước theo luật, còn ở các làng xã theo hương ước

Dưới thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Lí, Trần, Lê sơ tình hình chính trị, xã hội vùng đất Thái Bình khá ổn định và phát triển Thời Lí, các lộ Long Hưng, Kiến Xương là chỗ dựa của triều đình Triều Trần, Thái Bình là miền đất khởi nghiệp Từ thế kỉ XVI trở đi, chế độ phong kiến mục ruỗng, vua quan chỉ ăn chơi vơ vét của dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, phải chịu nhiều thuế khoá và chế độ lao dịch nặng nề

Thời Tiền Lê, Lê Long Ðĩnh – Lê Ngọa Triều (1005 – 1009) lên làm vua đã đổi châu Ðằng thành phủ Thái Bình Địa danh Thái Bình được chính sử ghi nhận Thời Lí (1010 – 1225), năm 1010, vua Lí Thái Tổ chia nước ra làm

24 lộ, miền đất Thái Bình thuộc hai lộ Long Hưng ở phía bắc sông Trà Lí

và lộ Kiến Xương ở phía nam sông Trà Lí Dưới lộ, nhà Lí đã cho thành lập huyện Lộ Long Hưng có các huyện: Ngự Thiên, Diên Hà, Thần Khê, Cổ Lan, A Côi, Ða Dực, Tây Quan, Thái Bình Lộ Kiến Xương gồm các huyện Bổng Ðiền, Bố (Vũ Tiên), Kiến Xương, Chân Lợi.

Thời nhà Trần (1225 – 1400), buổi đầu khi mới lên ngôi, vua Trần Thái Tông tổ chức lại thành 12 lộ, đất Thái Bình vẫn thuộc hai lộ Long Hưng, Kiến Xương Thời Trần Thuận Tông (1388 – 1398), Thái sư Hồ Quý Ly lại chia nước ra làm 15 lộ Lộ Long Hưng tách thành hai lộ: Long Hưng và An Tiêm Lộ An Tiêm gồm 4 huyện Thái Bình, Tây Quan, Ða Dực,

A Côi Như vậy, thời Trần miền đất Thái Bình thuộc ba phủ Long Hưng, Kiến Xương và An Tiêm.

Thời Lê sơ (1428 – 1527), Lê Lợi chia nước làm 5 đạo, bỏ tên do nhà Minh đặt, trả lại tên cũ, Kiến Xương được tách ra làm hai huyện Thư Trì, Vũ Tiên Ðời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) chia nước

Em có biết?

Trang 33

thành 12 Thừa tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn làm châu Thái Bình có ba phủ: Tân Hưng (từ năm 1600 vì kiêng huý vua Lê Kính Tông – Duy Tân, đổi gọi là Tiên Hưng) kiêm quản các huyện: Ngự Thiên, Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan (thời Trần là Cổ Lan) Phủ Kiến Xương kiêm quản các huyện: Chân Ðịnh, Vũ Tiên, Thư Trì Phủ Thái Bình kiêm quản các huyện: Quỳnh Côi, Phủ Dực, Ðông Quan (Tây Quan), Thụy Anh (Thái Bình) Thế kỉ XV, miền đất Thái Bình thuộc Nam Đạo, năm 1471 đổi là đạo Sơn Nam của nhà Lê sơ.

b Tình hình kinh tế

Vùng đất Thái Bình sớm trở

thành chỗ dựa cho Nhà nước

về kinh tế Các triều đại Ngô –

Đinh – Tiền Lê, Lí, Trần, Lê sơ

đều có những chính sách quan

tâm phát triển sản xuất nông

ng-hiệp như lễ cày tịch điền, đắp đê

trị thuỷ (“Cơi đê sông Hồng; Khai

thông sông Luộc; Mở ruột sông

Sinh; Cắt phình sông Hoá” để

nước lũ, nước mặn đều thông

thoát, tránh nạn úng tắc), đẩy

mạnh khai khẩn đất hoang, lấn

biển xây dựng các điền trang

thái ấp làm cho miền đất Thái

Bình ngày càng trù phú hơn Do

điều kiện tự nhiên đất đai màu

mỡ và tập quán canh tác, lúa

nước được gieo cấy hai vụ trong

một năm cho năng xuất cao,

một số nơi ven biển hoặc đồng

trũng chỉ cấy một vụ Chăn nuôi

gia súc, gia cầm trong gia đình ở

Hình 1 Làng nghề dệt chiếu Hới

Hình 2 Làng nghề truyền thống ươm tơ

Trang 34

vùng ven biển, ven sông được

chú trọng, nhiều làng làm nghề

đánh cá

Trên vùng đất Thái Bình,

nhiều ngành nghề thủ công

xuất hiện từ sớm như dệt chiếu

làng Hới (Hưng Hà), kéo tơ, dệt

lụa ở Bộ La (Vũ Thư), Phong

La (Hưng Hà), nghề chạm bạc

ở Đồng Xâm (Hồng Thái –

Kiến Xương)…

Sự phát triển triển của kinh

tế nông nghiệp và thủ công

nghiệp đã thúc đẩy thương

nghiệp phát triển sớm Các chợ

ở làng xã trở thành trung tâm

trao đổi, buôn bán, họp theo

phiên, nhân dân đến đổi chác,

mua bán sản phẩm hàng tiêu

dùng Trong các thế kỉ này chưa

có phố phường, đô thị hay trung tâm thương nghiệp nên chợ đóng vai trò rất quan trọng với đờii sống của cư dân vùng nông thôn Thái Bình

Thế kỉ thứ X, tướng quân Trần Lãm chọn trung tâm cát cứ ở vùng đất Bố Hải Khẩu (từ phía nam sông Luộc kéo dài xuống vùng ven biển Nam Định, trung tâm là thành phố Thái Bình ngày nay) vì nơi đây ruộng tốt, người đông và là một trong những trung tâm giao lưu với cảnh “trên bến dưới thuyền”

Vùng đất Thái Bình được các vua Lí đặc biệt quan tâm Mùa xuân năm Mậu Dần (1038), vua Lí Thái Tông ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền; mùa đông năm Đinh Dậu (1057), vua Lí Thánh Tông ngự đến cửa

Em có biết?

Hình 3 Khung cửi làng dệt

Hình 4 Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trang 35

biển Đại Bàng; mùa hạ năm Giáp Thìn (1064), nhà vua xây hành cung ở cửa biển Bố Hải, mùa xuân năm Ất Tỵ (1065), vua ra hành cung Bố Hải cày ruộng tịch điền; mùa thu năm Canh Thìn (1080) vua Lí Nhân Tông ngự ra Phù Nhân xem gặt,…

Tổ tiên nhà Trần từ nghề đánh cá đã chọn miền Hải Ấp (nay thuộc huyện Hưng Hà) lên bờ định cư, lập nghiệp Từ vùng đất này, họ Trần đã sinh ra những anh tài, kiệt hiệt, nhờ phát nghiệp nông trang mà trở nên giàu có, từng bước tiến thân vào vũ đài chính trị Thế kỉ XIII, nhà Trần chú trọng việc đào sông, đắp đê và đẩy mạnh khai hoang, mở lộ Đê Đỉnh Nhĩ ven sông Hồng, cột mốc Đa Bối và chứng tích gia phả ở Thái Ninh, Kiến Xương

là những chứng tích còn lại Hệ thống làng xã đã cơ bản ổn định, có đồng đất tốt tươi, dân tình trọng hậu.

c) Văn hoá

Về tôn giáo, tín ngưỡng cư dân Thái Bình có tục thờ cúng tổ tiên Đến thời Lí, Trần đạo Phật thịnh hành ở các làng, nhân dân xây dựng nhiều chùa thờ Phật như chùa Báo Quốc (Lưu Xá, Canh Tân, Hưng Hà) Từ cuối thời Trần sang thời Lê sơ, đạo Nho thịnh đạt,

ở các làng, nhân dân dựng đình để thờ thành hoàng làng

Về giáo dục, thời kì này Thái Bình

có nhiều vị đỗ đại khoa Tiêu biểu

là nhà thơ Phạm Nhữ Dực (Quỳnh Phụ) thi đỗ làm chức Giám hộ ở Tân An (Quảng Ninh) thời Trần –

Hồ Thời Lê sơ có Nguyễn Thành (Đông Hưng), Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm (Thái Thụy)

Hình 5 Chùa Keo

Hình 6 Đình làng

Trang 36

Đặc biệt, thời vua Lê Thánh Tông

có Đoàn Huệ Nhu – còn gọi là Phạm Như Huệ (Hưng Hà) là nhà thơ duy nhất của Thái Bình là thành viên hội Tao Đàn (hội thơ văn đầu tiên của nước ta thành lập năm 1495)

Về lễ hội, cư dân Thái Bình thời kì này sinh sống trong các làng – nơi nuôi dưỡng, gìn giữ các phong tục tập quán của làng Hội làng là hình thức văn hoá phổ biến ở hầu hết các làng Lễ hội từng làng vừa mang đặc trưng chung của văn hoá xóm làng người Việt, vừa mang đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân cư Chính

từ lễ hội làng, các loại hình nghệ thuật đặc sắc đã ra đời và phát triển như múa rối nước ở làng Nguyên

Xá, hát chèo ở làng Khuốc, …

Đọc thông tin trong bài, hay cho biết tình hình chính trị, xã hôi, kinh tế

và văn hoá của vùng đất Thái Bình trong các thế kỉ X – XVI Vì sao vùng đất Thái Bình được xác định là chỗ cho Nhà nước về kinh tế?

2 Một số sự kiện, dấu ấn quan trọng của Thái Bình từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI

a) Các điền trang thái ấp ở Thái Bình

Thái Bình là quê hương phát tích, khởi nghiệp của vương triều Trần Từ rất sớm, nhà Trần đã ban phong nhiều điền trang, thái ấp cho các vương hầu thân tộc Thái ấp ở nơi đây của Thái uý phụ chính Trần Tự Khánh ở

Cả Lũ, Thần Khê (Thanh Long, Đông Hưng); của Phụng Càn vương Trần Liễu ở A Sào (An Đồng, An Thái, Quỳnh Phụ); của Tướng quốc Trần Nhật Hiệu ở Dương Xá (Tiến Đức, Hưng Hà); của vợ chồng Thái sư Trần Thủ

??

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN