1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Vĩnh Phúc Lớp 8.Pdf

71 53 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Vĩnh Phúc Lớp 8
Tác giả Phạm Khương Duy, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Thị Dạ Hương, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Lâm, Đoàn Dũng Sĩ
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Phúc
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài Liệu Giáo Dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 11,05 MB

Nội dung

Trong hơn sáu mươi năm qua, Vĩnh Phúc đã sản sinh ra nhiều nhà văn tài năng của văn học dân tộc, đồng thời cũng là mảnh đất gieo nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn ở các vùng đất khác đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Só:3369 /QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2023 QUYÉT ĐỊNH

Phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 sử dụng trong cơ sở giáo dục phố thông của tỉnh Vĩnh Phúc

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số ý 33/2020/TT- BGDĐDT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương;

Căn cứ Công văn 6279/UBND-VX2 ngày 08 tháng 8 năm 2023 cha Uy ban nhân dân tính Vĩnh Phúc về việc đề nghị phê duyệt Tài liệu giáo đục địa phương lớp 8 của tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ Công văn 8163/UBND-VX2 ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dn tinh Vinh Phúc về việc phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 8;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học

QUYÉT ĐỊNH: Điều 1 Phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 8 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định này

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả sử

dụng tài liệu được phê duyệt tại Điều 1 trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 3 Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

Nơi nhận: - Như điều 3; - Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội (để báo cáo

- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (để báo cáo

- Bộ trưởng (đề báo cáo);

- Luu: VT, Vu GDTTH

Trang 3

UY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM KHƯƠNG DUY (Chủ biên) NGUYỄN THANH HỒNG - NGUYỄN THỊ DẠ HƯƠNG - TRẦN THỊ THU HÀ

NGUYỄN VĂN LÂM - ĐOÀN DŨNG SĨ

Tài liệu giáo dục địa phương

TINH VINH PHUC

Lớp

PHO GIAM DOC

Phin Hhecong' Luy

Trang 4

à HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

BFF Kien thie moi

Thông qua các hoạt động học tập, học sinh khai thác, tiếp nhận kiến

Trang 5

LỮI NÚI ĐẦU ⁄

Các em học sinh thân mến! Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong ba vùng: vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội Do vậy, Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia

Với bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĩnh Phúc lập được nhiều chiến công trong đấu tranh giành độc lập và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc Từ khi nước nhà thống nhất đến nay, Vĩnh Phúc đã đổi mới, phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng tu hao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc - Lớp 8 bao gồm 8 chủ đề, nhằm giúp các em có những hiểu biết cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính sách, xã hội, môi trường, của địa phương Qua đó giúp các em thêm yêu quý, tự hào và có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống của quê hương

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc - Lớp 8 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc biên soạn, ban hành, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mong rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc - Lớp 8 sẽ mang lại cho các em những kiến thức khái quát, dễ hiểu và giúp các em hoàn thành tốt nội dung giáo dục địa phương lớp 8 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các tác giả đã cung cấp nguồn tư liệu, các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành tài liệu này

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Trang 6

MA MUC LUC

Chu dé 3 Vùng đất Vĩnh Phúc từ thế kỉ XVII đến năm 1930 18

Chủ đề 4 Mĩ thuật Vĩnh Phúc thời kì đổi mới 24 Chủ đề 5 Một số điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc 34

Chủ đề 7 Chính sách an sinh xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 52 Chu dé 8 Bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc 58

Trang 7

Chủ ai | Ạ

THO HIEN DAI VINH PHÚC

> Trình bày được khái niệm thơ hiện đại, một vài nét về thơ, văn hiện đại Vĩnh Phúc

> Trình bày được một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Vĩnh Phúc > Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ hiện đại của Vĩnh Phúc

> Thể hiện được sự tôn trọng, tự hào về những thành tựu của thơ hiện đại Vĩnh Phúc

Về văn học Vĩnh Phúc trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xuất hiện một số gương mặt đáng chú ý như nhà văn Đỗ Tốn (1921 - 1973) và nhóm Tự lực văn đoàn Các văn nghệ sĩ từng sinh sống một khoảng thời gian ở Vĩnh Phúc khi ấy có thể kể đến như nhà giáo, nhà văn Nguyễn Khắc Mẫn và hai anh em hoạ sĩ Linh Chi, nhà văn Trọng Hứa Vĩnh Phúc cũng là vùng đất gắn bó với Tản Đà Những ngày sống ở Vĩnh Yên đã được Tản Đà ghi lại trong sáng tác của ông ở giai đoạn sau Tuy nhiên, phải từ những năm 30 cua thé ki XX tro di, van hoc Vĩnh Phúc mới thực sự hoà nhập từng bước với không khí văn chương cả nước

a /

Trang 8

Sau năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử, cùng với Việt Bắc, Vĩnh Phúc là một trong những cái nôi của văn học cách mạng Rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ đã sơ tán, tản cư lên Vĩnh Phúc Vì thế, có thể cho rằng văn hoá hiện đại Vĩnh Phúc thực sự ra đời cùng với sự hình thành của nước Việt Nam mới và là bộ phận ưu tú của nền văn học nước nhà Trong hơn sáu mươi năm qua, Vĩnh Phúc đã sản sinh ra nhiều nhà văn tài năng của văn học dân tộc, đồng thời cũng là mảnh đất gieo nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn ở các vùng đất khác đến sinh sống và hoạt động ở đây

Về văn xuôi, thời kì này có sự góp mặt của rất nhiều các nhà văn thuộc thế hệ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như Hà Đình Cẩn, Vũ Đình Minh, Hoàng Bình Trọng, và cả các nhà văn trẻ lứa sau như Việt Anh, Ngô Văn Phú, Vũ Đình Minh,

Xuân Mai, Thái Vượng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trương Vĩnh Tuấn, Về thơ ca, văn học Vĩnh Phúc hiện đại có những thành tựu đáng chú ý, nhất là từ thời kì kháng chiến chống Mỹ Sự xuất hiện của Ngô Văn Phú có ý nghĩa như là những dự báo đầu tiên để xuất hiện một phong trào thơ trẻ thời kì chống Mỹ Đến Hữu Thỉnh, thơ Vĩnh Phúc đã có một gương mặt thực sự nổi bật Thơ Hữu Thỉnh sắc sảo mà đằm thắm, giàu chất suy tư và đậm đà màu sắc dân gian

Từ khi hoà bình lập lại, thơ Vĩnh Phúc có sự góp mặt của những cây bút đã trở thành quen thuộc với nhiều độc giả như Vũ Duy Thông, Hoàng Hữu, Vũ Đình Minh, Trương Vĩnh Tuấn, Dương Kiểu Minh, Nguyễn Hữu Hà,

Bên cạnh dòng thơ thế sự, trữ tình, thơ thiếu nhỉ Vĩnh Phúc cũng có những đóng góp quan trọng với sự góp mặt của Vũ Duy Thông, Trương Vĩnh Tuấn, Hoàng Tá, Ngân Vịnh,

Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, tại thành phố Việt Trì, Hội Văn nghệ tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất vào ngày 04 - 3 - 1975, với sự có mặt của 121 hội viên đầu tiên, là tiền thân của Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc ngày nay Hiện nay, đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, làm phong phú và rạng danh cho vùng đất quê hương Nói đến các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của mảnh đất Vĩnh Phúc ngày nay không thể không nhắc đến các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người Vĩnh Phúc, đang sinh sống tại Vĩnh Phúc như: nhà văn Xuân Mai (nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc), nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung (nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ

thuật tỉnh Vĩnh Phúc), nhà thơ Trần Khoái, nhà thơ Bùi Văn Dung,

Trang 9

2 Tác giả - Tác phẩm a) Thơ Hữu Thỉnh

Nhà thơ Hữu Thỉnh (tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu) sinh năm 1942 tại xã Duy Phiên, huyện Tam Đảo (nay là xã Duy Phiên, huyện Tam Dương) Ông là một trong những sinh viên khoá đầu tiên của Trường Viết văn Nguyễn Du Ông nổi danh khi đang mặc áo lính, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ, Hình 1.1 Chân dung nhà thơ Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh

Các tác phẩm chính đã xuất bản: Âm vang chiến hào (in chung, 1976), Đường tới thành phố (trường ca, 1979), Tiếng hát trong rừng (thơ, 1985), Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985), Đường lửa mùa xuân (tập truyện kí, 1987), Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung), Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998), Sức bên của đất (trường ca, 2004), Thương lượng với thời gian (thơ, 2005), Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ki, 2009), Hoang đại đưới trời (thơ chọn, 2010), Lí do của hi vọng (truyện kí, 2010), Trăng Tân Trào (2016), Ghi chú sau mây (thơ, 2020), Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020) Với những đóng góp to lớn của mình, Hữu Thỉnh đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị, đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012

Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trong những năm kháng chiến, thơ Hữu Thỉnh thể hiện một tâm hồn tha thiết, cháy bỏng nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc, Đất nước hoà bình, thơ Hữu Thỉnh viết về vẻ đẹp thiên nhiên, gửi gắm suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời Ông có nhiều tác phẩm hay, đã được phổ nhạc thành các ca khúc nổi tiếng như: Biển, nỗi nhớ và em (Phú Quang); Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Doãn Nho); Ông viết nhiều và viết hay về mùa thu, đặc biệt là mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ Sang thu là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của Hữu Thỉnh Có lẽ, khoảnh khắc giao mùa là thời khắc đẹp đẽ nhất, bởi lẽ nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng Bài thơ là những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tỉnh tế cùng những vần thơ thật lắng đọng, tha thiết đã tạo nên một “Sang thu” ý nghĩa

_| tULƯỂNGGN, sửa <8 /

Trang 10

SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dễnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

(In trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991)

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh được viết bằng thể thơ năm chữ với nhạc điệu thơ

trong sáng, da diết, gần gũi với dân ca Hình ảnh thơ đẹp, giản dị với những nhân hoá, ẩn dụ sáng tạo, nghệ thuật đối lập, đã biểu đạt những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh | về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh khắc sang thu đồng thời thể hiện những

suy ngẫm về triết lí cuộc đời Qua đó, người đọc cảm nhận được những rung động

tâm hồn tỉnh tế, sâu sắc, những suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời Hơn thế nữa,

bài thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của nhà thơ

C )

Trang 11

b) Chùm thơ Ngô Văn Phú

Nhà thơ Ngô Văn Phú (1937 - 2022), bút danh là Ngô

Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên, quê quán ở xã Nam Viêm, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Các tập thơ đã xuất bản của Ngô Văn Phú gồm: Tháng năm mùa gặt (1978); Đi ngang đồi Hình 1.2 Chân dung nhà thơ cọ (1986); Hoa trắng tình yêu (1995), Ông được mệnh Ngô Văn Phú danh là thi sĩ của đồng quê, trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, ông vẫn luôn tâm niệm: “Kích thước của câu thơ hiện đại/ Vẫn không quên hình sắc thuở ca dao" Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012 cho hai tập thơ Phương gió nổi và Vầng trăng dấu hỏi

MÂY VÀ BÔNG

Trên trời mây trắng như bông,

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây

Những cô má đỏ hây hây, Đội bông như thể đội mây về làng

(In trong: Tuyển tập Ngô Văn Phú, NXB Hội Nhà văn, 2007)

TRAU DOI

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó Chiêu in nghiêng trên mảng núi xa Con trâu trắng dẫn đàn lên núi Vềnh đôi tai, nghe sáo trở về Trâu đực chạy rầm ram như hổ Trâu thiến rong từng bước hiền lành Cổ lừng lững như chum, như vại Móng hến hẳn in mép cỏ xanh Những chú nghé lông tơ mũm mïĩm Mũi phập phồng dính cánh hoa mua Cổng trại mở, trâu vào chen chúc Chiêu rộn ràng trong tiếng nghé ơ

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, 2002)

aa eo eae 7

Trang 12

~ Nêu nhận xét về đặc sắc nghệ thuật thơ Ngô Văn Phú

~ Viết bài văn chia sẻ cảm nhận của em về vẻ đẹp bài thơ em thích

Tìm đọc thêm những tác phẩm thơ hiện đại Vĩnh Phúc và lập bảng thu hoạch theo mẫu sau:

STT | Nhan đề bài thơ Dé tai/ Các thủ pháp | Ấn tượng, cảm

Trang 13

Chủ đề 2

_ TÍNNGƯỮN6DÂNGIAN = CUA MOT SO DAN TOC O TINH VĨNH PHÚC

Muc tiéu > Mô tả khái quát được một số tín ngưỡng dân gian các dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc > Trình bày được đặc trưng, ý nghĩa tín ngưỡng dân gian của một số dân tộc ở tỉnh

Vĩnh Phúc trong đó có tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên > Có ý thức trân trọng, tự hào và bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của tín

ngưỡng dân gian; bài trừ những hủ tục xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục

IBF kien thie mei)

1 Khái quát về tín ngưỡng của một số dân tộc ở Vĩnh Phúc Tín ngưỡng dân gian là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghỉ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội

Tinh Vĩnh Phúc có 41 dân tộc" cùng sinh sống nên đời sống tín ngưỡng dân

gian phong phú, đa dạng Nơi thờ cúng là đình, đền, miếu, nhà thờ họ và trong gia

đình, Tín ngưỡng thờ bách thần theo loại hình tín ngưỡng sau: ” Cổng thông tin - giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 14

MỘT SỐ LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

ee

Tín ngưỡng thờ các vị thần có nguồn gốc tự nhiên: thần

núi, thần cây, thần sông,

- Các vị thần có yếu tố siêu nhiên: Tản Viên Sơn Thánh, Tam toà Thánh Mẫu, Ngọc Hoàng thượng đế, Bàn Vương, thổ công, thổ địa,

- Các vị thần có công với đất nước và địa phương: Quốc Mẫu Tây Thiên, các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Triệu

Thái, Ngô Miễn,

Tín ngưỡng thờ cúng vua (vua Hùng, Lý

Nam Đế, ), thờ

cúng tổ tiên, tổ nghề

Tín ngưỡng dân gian tỉnh Vĩnh Phúc góp phần giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc, từ đó hình thành tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm đối với Tổ quốc tạo nên truyền thống uống nước nhớ nguồn, củng cố tỉnh thần dân tộc, cố kết cộng đồng

Tín ngưỡng dân gian các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc mang bản sắc riêng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân, hướng con người đến vẻ đẹp chân - thiện - mĩ, tạo nên giá trị văn hoá bền vững

Nhiều giá trị văn hoá trong đời sống tín ngưỡng của tỉnh được bảo tổn, gìn giữ và phát huy vai trò to lớn trong phát triển kinh tế; sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của xã hội Một số di sản văn hoá tín ngưỡng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế như tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, cụm đình Tam Canh (Ngọc Canh, Hương Canh, Tiên Canh), đền Đuông,

Trang 15

Bên cạnh những mặt tích cực, tín ngưỡng dân gian vẫn còn những hạn chế như: tổ chức giỗ linh đình, đua nhau xây dựng mồ mả to đẹp trong khi đời sống của một số gia đình, dòng họ còn nhiều khó khăn; mất an ninh trật tự nơi thờ cúng; thực hiện một số quy định trái pháp luật;

2 Địa phương em có những loại hình tín ngưỡng nào? nhân vật được thờ là ai? | ? 1 Kể tên một số loại hình tín ngưỡng dân gian của các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc | thờ ở đâu?

2 Tìm hiểu tín ngưỡng của một số dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc a) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam từ xưa đến nay Các hình thức lễ nghi, cúng bái tổ tiên được người dân thành kính thực hiện với tấm lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng đã thể hiện được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc

Thờ cúng tổ tiên được thực hiện theo tục lệ riêng của từng dân tộc Tuỳ vào hoàn cảnh và phong tục tập quán của mỗi gia đình, dòng họ, dân tộc mà cách lập và bài trí bàn thờ, lễ vật, lễ nghi thờ cúng khác nhau; số lượng các đời được thờ cúng khác nhau nhưng bàn thờ đều được đặt ở chỗ trang trọng nhất trong nhà

Người Kinh thường thờ cúng tổ tiên từ 3 đến 5 đời ở trong nhà Chỗ lập bàn thờ là ở giữa nhà hoặc vị trí trang trọng nhất trong nhà Thờ cúng dòng họ được thực hiện tại nhà thờ họ hoặc nhà con trưởng của dòng họ

Người Sán Dìu tuỳ theo từng dòng họ mà thờ tổ tiên từ sáu đến bảy đời, có

nơi đến mười hai đời Người Dao ở huyện Sông Lô không thờ tổ tiên theo dòng họ hay gia đình mà theo “bàn thờ: Mỗi một “bàn thờ” của người Dao là một nhóm gia đình có chung huyết thống (tính

theo dòng cha) đặt tại nhà Hình 2.1 Bàn thờ của người Dao đặt ở nhà con trưởng

trưởng họ hoặc con trưởng (thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc)

13

a.

Trang 16

Trong những ngày lễ, ngày tết hay ngày giỗ, người dân Vĩnh Phúc thường tự tay chuẩn bị lễ vật (lễ chay, lễ mặn) thành tâm dâng lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn và tưởng nhớ những người thân đã khuất Đồng thời, đây cũng là dịp để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ

Ngày xưa, đối với người Kinh và một số dân tộc khác, chỉ có con trai trưởng được thờ cúng bố mẹ, ông bà hay trưởng họ mới được đứng ra tổ chức giỗ tổ ở nhà thờ Hiện nay, nếu con trai trưởng vì một lí do nào đó không đứng ra tổ chức làm giỗ được thì một người em trai kế có quyền đứng ra thay con trưởng làm giỗ Trưởng họ không gánh vác công việc của dòng họ được thì có Hội đồng gia tộc gánh trách nhiệm

b) Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng là một loại hình tín ngưỡng phổ biến của người Kinh, người Cao Lan và một số dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc Thành hoàng làng là vị thần bản mệnh, là chỗ dựa tâm linh cho cả cộng đồng làng, xã và góp phần quan trọng vào việc cố kết cộng đồng, tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống Thành hoàng làng mang biểu tượng quyền lực tinh thần tối cao và chi phối đời sống vật chất, tỉnh thần, thậm chí lĩnh vực tình cảm của dân làng Các triều đại phong kiến thường dựa vào công trạng của Thành hoàng để ban sắc phong Thành hoàng làng chia làm ba hạng: Thượng đẳng thần (thần bậc trên), Trung đẳng thần (thần

bậc giữa), Hạ đẳng thần (thần bậc dưới) Việc thờ cúng Thành hoàng làng được diễn ra thường xuyên vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, lễ giao thừa, Tết Nguyên đán, Vào ngày giỗ của Thành hoàng làng, người dân trong làng tổ chức lễ tế, lễ rước long trọng với mong ước ngài ban cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con cháu đủ đầy, mùa màng bội thu,

Trang 17

Ý thức về cộng đồng của dân làng được củng cố sâu sắc thêm thông qua các lễ hội làng Tổ chức lễ hội làng là để tưởng nhớ công lao của những người có công với nước, với dân, có công lập làng, Nghỉ lễ tế Thành hoàng làng được quy định rất chặt chẽ ở tất cả các công đoạn: chuẩn bị lễ vật, thực hành nghỉ lễ tế, lễ rước, trang phục, Các công đoạn này được ghi chép tỉ mỉ trong quy định và điển lễ của làng Đình, đền, miếu là nơi diễn ra các nghỉ lễ tế, lễ rước, trò diễn, trò chơi,

c) Tín ngưỡng thờ Mẫu và Quốc Mẫu Tây Thiên *# Tín ngưỡng thờ Mẫu

Vĩnh Phúc được mệnh danh là miền dat Mau" Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 60 nơi thờ Mẫu trong các chùa, đền, phủ, điện, Các vị Mẫu thần ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc khác nhau: Mẫu có nguồn gốc tại địa phương (Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Thánh Mẫu Triệu Thị Khoan Hoà, Thánh Mẫu Dưỡng, Thánh Mẫu Phùng Lữ Nương) và Mẫu trong tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngan, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, )

* Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Theo ngọc phả, Quốc Mẫu Tây Thiên tên thật là Lăng Thị Tiêu Bà là con gái của vị tù trưởng họ Lăng ở vùng Sơn Đình dưới chân núi Tam Đảo Từ nhỏ, Bà đã giỏi võ nghệ, cung kiếm, côn quyền

Hình 2.3 Tượng Quốc Mẫu Tây Thiên tại đên Thượng, thôn Sơn Đình, thị trấn Đại Đình,

huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ” Tỉnh ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dan tinh Vinh Phúc (2012), Địa chí Vĩnh Phúc, NXB Khoa hoc xã hội, Hà Nội

18

Trang 18

Truyền thuyết kể lại: Vào thời Hùng Vương thứ sáu, nước Văn Lang bị giặc Ân xâm lấn, nhà vua cho truyền hịch khắp thiên hạ để cầu hiền tài cùng đánh giặc giữ nước Theo lời vua, Bà đã chiêu mộ được hàng trăm thân binh và nhân dân trong vùng tiến về thành Phong Châu để hội quân và cùng các tướng lĩnh của vua Hùng đánh bại cuộc xâm lăng của giặc Ân

Khi đất nước yên bình, Bà cùng binh lính trở về sinh sống ở vùng Tam Đảo Trong một lần Hùng Chiêu Vương (Hùng Vương thứ bảy, tức Lang Liêu) du ngoạn vùng Tam Đảo đã gặp gỡ Bà và kết duyên Khi là vợ của vua, Bà luôn hết lòng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, trồng lúa nước, để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đất nước phồn vinh Với những công lao đó, Bà được sắc phong là “Thượng đẳng phúc thần Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh Đại vương” Khi Bà mất, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Thượng trên đỉnh núi thôn Sơn Đình, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để thờ phụng vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) hằng năm Hiện nay, lễ hội Quốc Mẫu Tây Thiên diễn ra ở nhiều làng xã với các quy mô khác nhau Có những nơi chỉ làm lễ tế mà không tổ chức lễ rước hoặc diễn trò Thời điểm diễn ra lễ hội thường tập trung vào ba tháng mùa xuân

Việc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên từ xưa đến nay đều được thực hiện đầy đủ các nghi thức để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà Các nghỉ thức thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được người dân bảo tồn, lưu truyền và phát huy đã tạo nên những giá trị hoá văn độc đáo mang bản sắc văn hoá riêng của tỉnh Vĩnh Phúc Tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vat thể quốc gia theo Quyết định số 176/QĐ-BVHTTDL ngày 14- 01 - 2020 và trở thành niềm tự hào, biểu tượng văn hoá của tỉnh

? 1 Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy hoàn thiện những nội dung dưới đây theo gợi ý:

Nội dung Tín ngưỡng thờ | Tín ngưỡng thờ Tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên Thành hoàng làng | Quốc Mẫu Tây Thiên

Trang 19

8 Luyện tập

Hoạt động 1: Trình bày những hiểu biết của em về một tín ngưỡng dân gian ở địa phương em

Em xin trình bày về tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu

Tây Thiên ở Tam Đảo

IZ

Trang 20

_ VUNG BAT VĨNH PHÚC

TU THE Ki XVII DEN NAM 1930

> Trình bày khái quát được tình hình chính trị của đất nước và vùng đất Vĩnh Phúc từ

thế kỉ XVII đến năm 1930

> Trình bày khái quát được tình hình kinh tế, đời sống văn hoá và nêu được một số thành tựu về kinh tế và văn hoá của vùng đất Vĩnh Phúc từ thế kỉ XVII đến năm 1930 > Nêu được một số nhân vật lịch sử của vùng đất Vĩnh Phúc từ thế kỉ XVII đến năm

1930 và những đóng góp của họ cho quê hương, đất nước > Rèn luyện ý thức tìm hiểu về lịch sử địa phương, góp phần xây dựng tình yêu quê

hương, đất nước

đuo đầu Sau khi củng cố nền độc lập tự chủ, xây dựng và phát triển rực rỡ từ thế kỉ X — XVI, bước sang giai đoạn từ thế kỉ XVII đến năm 1930, chế độ phong kiến ở nước ta suy yếu, lâm vào khủng hoảng, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, phong trào kháng chiến chống thực dân xâm lược diễn ra sôi nổi Nhiều tư tưởng mới được truyền bá vào nước ta, trong đó có vùng đất

Vĩnh Phúc, làm cho xã hội chuyển biến nhanh

? Lập sơ đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII đến năm 1930

IBF Kien thúc mói

1 Khái quát bối cảnh lịch sử, kinh tế và đời sống văn hoá vùng đất Vĩnh Phúc giai đoạn từ thế kỉ XVII đến năm 1930

a) Vĩnh Phúc từ thế kỉ XVII - XVIH

*Tình hình chính trị Tổ chức hành chính địa phương dưới thời Lê - Trịnh chủ yếu kế thừa tổ chức

hành chính thời Lê sơ (thế kỉ XV) 18

Trang 21

Vùng đất Vĩnh Phúc

I

| | | |

Bốn huyện của tí ioe et Phủ Đoan Hùng Phủ Phú Bình

ũ đi entsng, tenLac, huyện Tam Dươn huyện Bình Tuyển

Phủ Tam Đổi /_ Bạch Hạc Lập Thạch) (huyện Tam 9), (huyện Bình Tuyển),

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hành chính vùng đất Vĩnh Phúc thế kỉ XVII - XVIII

Cudi thé ki XVIII, chúa Trịnh Sâm sắp xếp lại tổ chức hành chính, vùng đất Vĩnh Phúc ngày nay không khác nhiều so với thời Lê sơ, phần lớn vẫn thuộc về trấn Sơn Tây

Nhà Mạc thất bại, các thế lực địa phương ở biên giới phía bắc phát triển mạnh đã đe doạ đến việc xây dựng một quốc gia thống nhất Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, chúa Trịnh Tông phải chạy về vùng Yên Lãng, Bạch Hạc rồi tự vẫn, chấm dứt thể chế chính quyền của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

*Tình hình kinh tế Trong suốt thế kỉ XVII — XVIII, vùng đất Vĩnh Phúc có vị thế đặc biệt về kinh tế, phần lớn các bãi phù sa ven sông Hồng của Vĩnh Phúc trở thành vùng đất nông nghiệp trù phú, vùng rừng núi của các huyện phía tây mang lại nhiều nguồn lâm, thổ sản quý

Nông nghiệp Giữ vai trò chủ đạo Chức dịch cường hào các làng xã thường hay trục lợi, bớt xén tiền thuế, không đảm bảo chất lượng trong quá trình đắp đê, duy tu hệ thống thuỷ lợi' nên lũ lụt xảy ra triển miên, là thảm hoạ đối với nhân dân Nạn đói xảy ra thường xuyên làm cho nông dân phiêu tán đã đẩy mâu thuẫn xã hội lên mức gay gắt, manh nha bùng lên các cuộc khởi nghĩa nông dân với quy mô lớn và quyết liệt

Sự xuất hiện của các thuyền buôn phương Tây cũng góp phần đẩy mạnh quá trình trao đổi hàng hoá giữa vùng thượng du và vùng duyên hải Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế hàng hoá ở khu vực này lại chịu sự tác động lớn từ hệ thống thuế khoá và nạn hối lộ, những nhiễu của quan tham

Breit) Etter || Phong phú, đa dạng, đặc biệt là đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Nho giáo được chính quyền nhà Lê lấy làm hệ tư tưởng chính, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian có sự phục hồi trở lại

Thành tựu nổi bật nhất về văn hoá của Vĩnh Phúc trong các thé ki XVII — XVIII là sự phát triển giáo dục Nho học Theo thống kê, chỉ riêng dưới thời Lê - Trịnh,

” Hệ thống thủy lợi là hệ thống các sỏng, ngòi kênh, mương” để dẫn nước tưới cho cây trồng hoặc để tiêu

thoát nước khi có ngập úng

19

Trang 22

vùng đất Vĩnh Phúc ngày nay đã có tới 17 người đỗ Tiến sĩ, trong đó có nhiều người

giữ các chức vụ quan trọng b) Vĩnh Phúc thế kỉ XIX - thời Nguyễn

* Tình hình chính trị

Hình 3.2 Thay đổi về hành chính của vùng đất Vĩnh Phúc thế ki XIX - thời Nguyễn Cuối những năm 60 của thế kỉ XIX, được sự đồng ý của nhà Nguyễn, một số lực lượng quân đội nhà Thanh bắt đầu hoạt động ở các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá với mục đích tiêu diệt các nhóm thổ phỉ Trung Quốc Nhận thấy vị trí quan trọng của vùng đất ngã ba sông nên sau khi đánh ra Bắc Kỳ lần thứ nhất (1874), Pháp đã gấp rút tổ chức nhiều hoạt động cải tạo hệ thống giao thông dọc theo sông Hồng

Nông nghiệp Vẫn giữ vai trò chủ đạo Thảm hoa thiên tai cùng nạn đói là mối đe doạ thường trực đối với cư dân Vĩnh Phúc trong phần lớn thế kỉ XIX Năm 1819, các tỉnh Sơn Tây và trấn Sơn Nam Thượng ngập lụt, Nhà nước phải miễn thuế ruộng cho 214 xã, thôn Năm 1876, Vua Tự Đức ra lệnh giảm thuế ruộng cho hai huyện Ngọc Quan, Hùng Quan ở tỉnh Sơn Tây (vì sương và sâu cắn lúa, tổn hại nhiều); ba huyện Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), Lập Thạch, Tam Dương cũng được hoãn tiền thóc còn thiếu của các năm trước (vì giặc quấy

nhiễu, dân phải lưu tán) Các ngành kinh tế thủ công truyền thống khá phát triển trong những giai đoạn trước thì nay chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ và mang tính chất trao đổi hơn là buôn bán Một số sản phẩm thủ công và lâm, thổ sản nổi tiếng như vải trắng ở Vân Ổ (Vĩnh Tường), gạo

ở các xã Hương Ngạc, Bình Sơn (nay là xã Phương Khoan, thị trấn Tam Sơn thuộc

huyện Sông Lô), Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh (Bình Xuyên), mật mía ở vùng ven sông Hồng, thổ sâm ở vùng núi các huyện Lập Thạch, Tam Dương, tuy nổi tiếng song vẫn chưa trở thành hàng hoá để buôn bán thường xuyên

Phong phú, đa dạng, đặc biệt là đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Nhà Nguyễn đề cao tư tưởng Nho giáo và nền giáo dục Nho học đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giáo dục và khoa cử của vùng đất Vĩnh Phúc Các làng xã đã xây dựng hệ thống văn từ, văn chỉ, lập học điền như những biểu tượng tôn vinh các giá trị của Nho học vẫn được các địa phương duy trì

Nhiều người con của Vĩnh Phúc đã đỗ đạt trong các kì thi do triểu đình nhà Nguyễn tổ chức, tham gia bộ máy quan lại, xây dựng nền văn hoá dân tộc Việt Nam thế kỉ XIX như: Ngô Văn Độ, Nguyễn Đức Kỳ, Phan Duy Bách,

20

Trang 23

c) Vĩnh Phúc từ khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1930 * Tình hình chính trị

Đấu tranh theo khuynh Chịu ảnh hưởng của Việt Chịu ảnh hưởng của

hướng phong kiến Tiêu Nam Quang phục hội và khuynh hướng tư tưởng

biểu là khởi nghĩa Yên Thế Đông Kinh nghĩa Thục mới: Tư sản và Vô sản

T T T T

Hình 3.3 Phong trào đấu tranh của nhân dân vùng đất Vĩnh Phúc từ khi Pháp xâm lược đến nam 1930

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 03 - 02 - 1930, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta Đảng đã tiến hành xây dựng cơ sở chính trị trên các địa bàn của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc Nhiều cán bộ tìm hiểu tình hình, từng bước thâm nhập, tuyên truyền và giác ngộ quần chúng gây dựng cơ sở ở Vĩnh Phúc góp phần tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành độc lập tự do cho đất nước

Ub STON) Chịu sự khai thác thuộc địa của Pháp Ở vùng đất Vĩnh Phúc, thực dân Pháp chú ý khai thác, đặc biệt là từ sau chương trình khai thác lần thứ hai Thực dân Pháp đã tuyển vài chục dân phu khai thác than gỗ (than lim) ở khu vực Binh Di thuộc xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch để khai thác gỗ lim đốt thành than, phục vụ công nghiệp quốc phòng tại chỗ Từ năm 1904, thực dân Pháp đã tiến hành thăm dò và xây dựng biệt thự trên núi Tam Đảo Đến năm 1922, có 80 biệt thự được xây dựng hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu ăn chơi và nghỉ mát của các quan chức người Pháp

Thực dân Pháp đã đầu tư vào hệ thống giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác lâu dài và nhu cầu quân sự để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta Tiêu biểu là tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam; đường quốc lộ số 2 Hà Nội - Hà Giang được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX đi qua đất Vĩnh Phúc Ngoài ra, các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cũng được khẩn trương xây dựng như quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên đi Tuyên Quang, quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi Tam Đảo, cầu Việt Trì (bắc qua sông Lô, nối Vĩnh Phúc với Phú Thọ), cầu Liễn Sơn (Lập Thạch)

Chịu tác động của văn hoá phương tây

Về giáo dục, thực dân Pháp chủ trương thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học, toàn tỉnh chỉ có 11 trường Tiểu học (trung bình 47 làng mới có một trường) với trên 1000 học sinh (chiếm 0,25% dân số trong tỉnh) Trường học cũng chỉ dành cho con em địa chú, tay sai trong bộ máy chính quyền Thực dân Pháp khuyến

khích tệ nạn cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện Riêng rượu cồn, chính quyền thực dân còn

dùng chính sách phân bổ số lượng đến từng làng, buộc phải mua về bán lại cho dân Về y tế, cả hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên chỉ có hai bệnh viện nhỏ và một đại lí thuốc Người dân ốm đau chủ yếu chữa theo đông y, do các thầy thuốc địa phương khám Tình trạng chữa bệnh bằng cúng bái, mê tín dị đoan khá phổ biến, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Về mặt xã hội, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng đã tác động, làm

phân hoá các giai cấp trong xã hội cũ (địa chủ phong kiến và nông dân), hình thành các lực lượng xã hội mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,

21

Trang 24

{ » a Nêu khải quát bối cảnh lịch sử của đất nước và vùng đất Vĩnh Phúc giai đoạn ọ

từ thế kỉ XVII đến năm 1930

2 Trình bày những thành tựu về kinh tế, văn hoá của vùng đất Vĩnh Phúc giai

đoạn từ thế kỉ XVII đến năm 1930

2 Một số nhân vật tiêu biểu của vùng đất Vĩnh Phúc giai đoạn từ thế kỉ XVII

đến năm 1930

a) Nguyễn Danh Phương (1690 - 1751) Ông còn có tên là Nguyễn Danh Ngũ, hay Quận Hẻo, người xã Tiên Sơn, huyện Yên Lạc (nay là xóm Tiên Sơn, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên) là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân Vĩnh Phúc

Ông đã dựa vào địa thế hiểm trở của vùng Tam Đảo nhất là ngọn núi Độc Sơn Tôn để xây dựng căn cứ, lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình, trừng trị những tên tham quan 6 lại Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo kéo dài 10 năm (1740 —1750) Tháng 2 năm 1751, chúa Trịnh Doanh cho quân bất ngờ ồ ạt đánh vào các căn cứ nghĩa quân của Nguyễn Danh Phương Ông thua trận, đành phải đốt đồn luỹ rồi chạy trốn, nhưng đến làng Tĩnh Luyện, huyện Lập Thạch! thì bị bắt Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo đã chính thức bị dập tắt Nguyễn Danh Phương bị bắt và bị giết cùng một ngày với Nguyễn Hữu Cầu

b) Trịnh Văn Cấn (1881 - 1918) Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt (còn gọi là Đội Cấn) người làng Yên Nhiên, tổng Thượng Nhung, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường)

Ông tham gia lính khố xanh ở Vĩnh Yên, bị buộc phải cầm súng đàn áp nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám Trong một lần giáp chiến với nghĩa quân Đề Thám, ông cứu một viên đội bị thương nên được thăng chức đội (vì thế gọi là Đội Cấn) và chuyển về Thái Nguyên

Đội Cấn là người chịu ảnh hưởng và khâm phục tỉnh thần yêu nước chống Pháp của nghĩa quân Đề Thám Ông cùng Lương Ngọc Quyến - một chí sĩ yêu nước

đang bị giam tại nhà tù Thái Nguyên, lãnh đạo binh lính |

người Việt chống Pháp vào đêm 30 tháng 8 năm 1917 _ tịnh 34 Ảnh chán dung Trịnh Văn Cẩn

Trong trận chiến với quân Pháp năm 1918 tại núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên), Đội Cấn bị thương nặng Do không muốn rơi vào tay quân Pháp, ông

đã tự sát, đánh dấu sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên T Làng Tĩnh Luyện nay thuộc xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương

22

Trang 25

c) Nguyễn Thái Học (1903 - 1930) Ông người làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường) Ông là một thanh niên có học thức và tỉnh thần yêu nước, là một trong những thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng Ông được bầu làm Chủ tịch Đảng - Tổng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng tại Bắc Kỳ cùng với một cơ quan Tổng bộ Ngoại giao, giám sát

binh vụ

Sau vụ ám sát Ba-danh - một tên trùm

mộ phu người Pháp khét tiếng tàn ác và sau cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, thực dân

Pháp mở cuộc đàn áp đảng viên của ViỆt „„n;s ÄnhchândungNguyễnTháiHọc

Nam Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học bị bắt Ông là tấm gương lớn cho lí tưởng đấu tranh giành độc lập dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản

& Van dung i)

Em hãy thuyết trình về một nhân vật lịch sử ở giai đoạn từ thế kỉ XVII đến năm 1930 có đóng góp lớn cho vùng đất nơi em đang sống

23

Trang 26

Mi THUAT VĨNH PHÚC THỦI KÌ ĐỔI MỚI «GP

Nêu được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực mĩ thuật ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vv Phân tích được vẻ đẹp phong cảnh và con người Vĩnh Phúc qua các tác phẩm mĩ thuật

Vv Vẽ được một bức tranh về cảnh đẹp quê hương Vĩnh Phúc

Vv Giới thiệu được một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật của Vĩnh Phúc cho bạn bè và người thân

@ is aan )

Quan sát hình ảnh và cho biết: Các tác phẩm dưới đây thuộc thể loại gì và được trưng bày ở đâu?

Hình 4.1 Hoàng Ngọc Trúc, Kí ức tuổi thơ sơn đầu

Hình 4.2 Lâm Thị Đào Tiên, Trại dưỡng lão, khắc gỗ Hình 4.3 Thái Nhật Minh, Một mình, kim loại

24

Trang 27

Hình 4.4 Lê Đình Bảo, Bác Hồ với nhân dân Vĩnh Phúc, thạch cao

Vĩnh Phúc là vùng đất có nhiều danh thắng nổi tiếng như: Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải, Đặc biệt còn có hàng nghìn di tích văn hoá và di tích lịch sử truyền thống, trong đó chạm khắc đình làng được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian

Hình 4.5 Đào Duy Thanh,

Trời của ta, biển - đảo của ta, Tranh cổ động

Từ những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống, cảnh quan thiên nhiên đến vẻ đẹp của những con người đang sinh sống và lao động trên mảnh đất này đã ảnh hưởng và tác động tới các nghệ sĩ của tỉnh Vĩnh Phúc thời kì đổi mới, họ đã sáng tác những tác

1 Tìm hiểu về nghệ thuật hội hoạ và đồ hoạ ở Vĩnh Phúc Quan sát các tác phẩm dưới đây và cho biết:

~ Tác phẩm nào thuộc loại hình hội hoạ, tác phẩm nào thuộc loại hình đồ hoạ? ~ Nội dung (để tài) trong các tác phẩm là gì? Bố cục, màu sắc, đường nét, hình khối, thể hiện trong mỗi tác phẩm như thế nào?

Hình 4.6 Hoàng Ngọc Trúc, Chiều quê 100, sơn dâu Hình 4.7 Nguyễn Học, dưới chân núi Tam Đảo, sơn dầu

25

Trang 28

Hình48.Đào Thị Hồng Vân, Ngày đầu tháng, sơn dâu

26

Hình 4.9 Nguyễn Kim Ngọc, Bạch sâm, sơn mài

Hình 4.12.Nguyễn Duy Khiêm, Những chiếc rọ, lụa

Trang 29

Hinh 4.13 Hoang Binh Hao, Hội làng, sơn khắc

eee Se

Đề tài sáng tác cũng đa dạng và phong phú với các nội dung thiên về phong cảnh quê hương như: Dưới chân núi Tam Đảo, Chiêu bến cát sông Lô (Nguyễn Văn Học), Ngõ xưa (Bùi Hiếu), ; các hoạt động sinh hoạt, lao động thường ngày của con người như Chiều quê, Kí ức tuổi thơ (Hoàng Ngọc Trúc), Vải mới (Đào Thị Hồng Vân), Bạn cùng buổi chợ (Lê Thành Chung), Trại dưỡng lão (Lâm Đào Tiên), ; đề tài về văn hoá, lễ hội như: Hội làng (Nguyễn Văn Hào),

27

Trang 30

2 Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc ở Vĩnh Phúc Quan sát các tác phẩm dưới đây và cho biết: ~ Tác phẩm nào là tượng tròn, phù điêu, sắp đặt? ~ Hình tượng chính trong các tác phẩm là gì? Các yếu tố hình khối, chất liệu, bề mặt gợi liên tưởng gì?

Hình 4.18 Hình 4.19 Hình 4.20

Triệu Ngọc Thạch, Ae về gỗ Lê Phạm Hiển, Xin chào, gốm nâu Nguyễn Lưu, Trở gió, đá

28

Trang 31

Quan sát các tác phẩm dưới đây và cho biết: ~ Nội dung tuyên truyền trong mỗi tác phẩm là gì? ~ Hình ảnh, đường nét, mảng màu, sự kết hợp giữa hình và chữ được thể hiện như thế nào trong mỗi bức tranh cổ động?

`

KÔMNG AM LG oan Pte F ‘3 Vi DANG,

Trang 32

30

2191 98.219 12003

VIET NAM - CUBA DANGIGHOIEM NU CUO

Hinh 4.25 Nguyén Anh Minh, Hinh 4.26 Bui Đức Hiếu,

Việt Nam~ Cuba, tranh cổ động Đảng choem nụ cười, tranh cổ động

Tranh cổ động hay còn được gọi bằng nhiều tên khác như tranh áp phích, tranh tuyên truyền, Đây là thể loại mĩ thuật ứng dụng có nội dung dùng để tuyên truyền các chủ trương hoặc chính sách của Đảng và Nhà nước; hay sử dụng nhằm tuyên truyền cho các hoạt động xã hội; văn hoá, lễ hội; giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, Các tác phẩm tiêu biểu như: Trời của ta, biển - đảo của ta (Đào Duy Thanh), Hoà bình, Ấm no, Hạnh phúc (Nguyễn Mạnh Tuấn), Đảng cho em nụ cười (Bùi Đức Hiếu), Chiến sĩ Công an Nhân dân một lòng vì Đảng vì dân, Việt Nam - Cuba (Nguyễn Anh Minh),

Mĩ thuật Vĩnh Phúc thời kì Đổi mới có nhiều phong cách sáng tạo, nhiều loại hình sáng tác như: hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ, tranh cổ động, Ngoài các để tài thuộc sở trường và sự yêu thích sáng tạo mang phong cách riêng của các tác giả, thì đề tài về con người, cảnh đẹp và văn hoá của cư dân bản địa Vĩnh Phúc luôn được trân trọng khai thác và thể hiện

Trang 33

8 Luyện tạp Hoạt động 1: Phân tích tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của Vĩnh Phúc Lựa chọn một trong ba tác phẩm mĩ thuật dưới đây của hoạ sĩ Vĩnh Phúc để phân

tích khái quát:

1) Tác giả: Trần Thị Hồng Vân; Tác phẩm: Ngày mới; Chất liệu: sơn dầu 2) Tác giả: Lâm Thị Đào Tiên; Tác phẩm: Truyền nghề; Chất liệu: khắc gỗ 3) Tác giả: Lê Duy Ngoạn; Tác phẩm: Chị em đi học; Chất liệu: gốm sành

Hình 4.28 Lâm Thị Đào Tiên, Truyên nghề khắc gỗ

Hình 4.27 Trần Thị Hồng Vân, Ngày mới, sơn dầu

Gợi ý các bước phân tích: ~ Quan sát kĩ tác phẩm em định phân tích - Xem ghi chú đi kèm tác phẩm để có các thông tin cụ thể: tên tác giả, tên tác phẩm,

chất liệu,

—Mô tả khái quát tác phẩm: nhân vật, quang cảnh, những yếu tố khác xung quanh,

— M6 ta chi tiét: + Nếu là tranh phong cảnh, miêu tả cảnh vật chính của tác phẩm: màu sắc chủ đạo, hình, mảng, đường nét, Những yếu tố này gợi lên cảm giác gì cho bức tranh? Hinh 4,29, Lé Duy Ngoạn, Chị em đi học, gốm sành

31

Trang 34

+ Nếu là tranh bố cục nhóm người, mô tả trang phục nhân vật, hoạt động của nhóm nhân vật chính, hoạt động của các nhân vật phụ (nếu có); những yếu tố nào dùng để phân biệt nhân vật chính - phụ; sự gắn kết giữa cảnh vật xung quanh (nếu

~ Vật dụng: màu nước, chì màu, acrylic, dạ màu, sáp màu, giấy A3, ~ Sau khi hoàn thành tác phẩm, hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về nội dung tranh vẽ của mình

32

Trang 35

Sản phẩm tham khảo: Phong cảnh nhà thờ đá Tam Đảo

Ngày đăng: 10/09/2024, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN