1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Sơn La - Lớp 8.Pdf

92 42 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Sơn La - Lớp 8
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Bùi Thị Kim Anh, Trịnh Thị Thu Hà, Nguyễn Việt Khôi, Hà Văn Minh, Dương Thị Oanh, Trần Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Lan Anh, Hoàng Thị Thanh Giang, Tô Thị Đức Hạnh, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Thị Hoàn, Hồ Thị Hương, Thân Thị Huyền, Lê Thị Luận, Trần Thị Hoàng Ngân, Lường Hoài Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Vị Thị Xuân Thuỷ, Điêu Thị Tú Uyên, Vũ Hồng Vân
Trường học Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 28,22 MB

Nội dung

STTTên bàiTrangBài 1Hoa văn trang trí trên trang phục của một số dân tộc ở Sơn LaBài 2Ẩm thực truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Sơn La Bài 3Phong tục tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơ

Trang 1

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

LÊ THỊ LUẬN - TRẦN THỊ HOÀNG NGÂN - LƯỜNG HOÀI THANH NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ - VÌ THỊ XUÂN THUỶ - ĐIÊU THỊ TÚ UYÊN - VŨ HỒNG VÂN

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

(Chủ tịch Hồ Chí Minh)Các em học sinh thân mến!

Các em được sinh ra và lớn lên ở Sơn La, một mảnh đất có thiên nhiên tươi đẹp với cao nguyên Mộc Châu xanh mát, với dòng sông Đà, sông Mã uốn khúc, với đỉnh Tà Sùa tựa sống lưng khủng long, với hoa ban trắng, hoa gạo đỏ Sơn La cũng là mảnh đất có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng còn ghi dấu nơi Nhà tù Sơn La, Ngã ba Cò Nòi, Căn cứ cách mạng Mộc Hạ… Sơn La ngày hôm nay có nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á và đang chuyển mình thành vùng chuyên canh cây ăn quả lớn của đất nước với mận đỏ, đào hồng, xoài thơm, cam vàng, nhãn ngọt, táo mèo thơm ngát Mười hai dân tộc anh em: Thái, Kinh, Mường, Mông, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Lào, Hoa, Tày, Dao, Khơ Mú cùng đồng lòng, chung sức để tạo nên truyền thống văn hóa đặc sắc và đa dạng cho mảnh đất này

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, Sơn La đã có nhiều đổi thay, có những bước phát triển quan trọng về kinh tế và văn hoá xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện, nâng cao Tuy nhiên, Sơn La vẫn còn là một tỉnh miền núi nghèo, nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả, nhiều thế mạnh nhưng chưa phát huy hết Sơn La vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức cần phải vượt qua để tiếp tục phát triển nhanh, xanh, liên tục và bền vững Song đó là câu chuyện không chỉ phụ thuộc vào một giai đoạn, một lớp người cụ thể mà còn phụ thuộc vào khả năng nối tiếp liên tục của các thế hệ con người Sơn La Các em học sinh chính là thế hệ tương lai sẽ xây dựng và phát triển quê hương Sơn La Nhưng các em chỉ thực hiện được bổn phận, khát vọng đó khi các em hiểu rõ về mảnh đất

nơi mình sinh ra Cuốn sách “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Sơn La lớp 8” các em đang

cầm trên tay với những bài học về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, nghề nghiệp… của địa phương sẽ giúp các em hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về mảnh đất, con người Sơn La Mong rằng cuốn sách này sẽ bồi đắp cho các em tình yêu, niềm tự hào về quê hương Sơn La để mai này trở thành những công dân có ích với quê hương, đất nước

Chúc các em có nhiều trải nghiệm và niềm vui trong hành trình khám phá mảnh đất nơi em được sinh ra và lớn lên!

CÁC TÁC GIẢ

Trang 4

Kiến thức mới:

Cung cấp kiến thức phù hợp với nội dung bài học và hình thành kĩ năng.

Mục tiêu bài học:

Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học.

Mở đầu:

Dẫn dắt để tạo tâm lí hứng thú vào bài học.

Luyện tập:

Củng cố, khắc sâu kiến thức mới và phát triển các kĩ năng.

Vận dụng:

Vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học vào thực tế.

Tìm hiểu thêm:

Cung cấp thêm thông tin cho nội dung chính.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Trang 5

STTTên bàiTrang

Bài 1Hoa văn trang trí trên trang phục của một số dân tộc ở Sơn LaBài 2Ẩm thực truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Sơn La

Bài 3Phong tục tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơn LaBài 4 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, vã hội ở Sơn La từ thế kỉ

XVII đến đầu thế kỉ XIXBài 5 Nhân dân các dân tộc Sơn La đấu tranh chống ngoại xâm từ

cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XXBài 6Ngành Nông - Lâm - Thủy sản của Sơn LaBài 7 Thực hành: Tìm hiểu đặc sản nông nghiệp của quê hương

Bài 8 Ngành thủy điện ở Sơn La

Bài 9 Nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động ở một số ngành nghề

Trang 6

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm gì? Nhận xét của em về các hoa văn được thêu trên sản phẩm đó?

Hình 1.1

Bài 1 HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC

CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC Ở SƠN LAVĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

► Mô tả được một số loại hoạ tiết hoa văn trên trang phục của các dân tộc ở Sơn La

► Nêu được ý nghĩa của các hoạ tiết hoa văn trên trang phục của các dân tộc ở Sơn La

► Thực hiện được một số việc làm phù hợp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, nghệ thuật của hoa văn trên trang phục dân tộc ở Sơn La

Học xong bài này, em sẽ:

Trang 7

1 Giới thiệu chung về hoa văn trang trí trên trang phục của các dân tộc ở Sơn La

Nghệ thuật trang trí hoa văn, đặc biệt là các hoạ tiết hoa văn trên trang phục được xem là một trong những nét độc đáo trong văn hoá của một số dân tộc ở Sơn La Mỗi dân tộc có tạo hình trang trí theo một cách riêng Nét hoa văn, hoạ tiết, màu sắc của mỗi loại trang phục dân tộc thể hiện bản sắc, in dấu truyền thống văn hoá và phong tục của từng dân tộc Có thể thấy rõ điều đó ở hoạ tiết trên trang phục của người Mông, Thái, Mường…

Kĩ thuật trang trí hoa văn trên trang phục được truyền dạy bằng phương pháp truyền khẩu, thực hành trực tiếp, qua trí nhớ của những người phụ nữ lớn tuổi Các phương pháp tạo hoa văn trên trang phục gồm: thêu, chắp ghép vải, vẽ sáp ong, đính hạt cườm, bạc… Để bảo tồn, phát huy nét văn hoá đó, chính quyền Sơn La đã tuyên truyền để đồng bào nâng cao ý thức, duy trì nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy nghề thêu, may truyền thống

lâu đời Các loại hình hoa văn

được trang trí chủ yếu trên các bộ phận trang phục gồm: áo (thân, tay, cổ), trên toàn thân váy, xà cạp, thắt lưng, khăn đội đầu, mũ; ngoài ra còn tạo hoa văn trên địu trẻ em, túi đeo…

Hình 1.2 Hoa văn trên váy của phụ nữ dân tộc Mông

Trang 8

Hoa văn được tạo ra từ các kĩ thuật: vẽ bằng sáp ong; nhuộm chàm, thêu, ghép vải màu, đính hạt, đồng tiền xu Có các loại hoa văn như: hoa văn hình học làm nền cho hoa văn chính (hình núi, rẻ quạt, răng cưa, chấm tròn, đường gạch dài song song, dích dắc, ô trám, đồng tiền, chong chóng, xoắn ốc, chữ S); hoa văn hiện thực (hình người, móng chân gà, con cua, con ốc, hoa dưa)…

Hoa văn trên khăn Piêu của người Thái

Để làm nên một chiếc khăn Piêu hoàn chỉnh, đẹp mắt với đầy đủ các hoạ tiết, công đoạn thêu hoa văn phải mất từ 2 đến 4 tuần Hoa văn trên mặt chiếc khăn Piêu được thêu từ mặt trái theo lối thêu luồn sợi, các hoa văn với màu sắc phức tạp hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kĩ thuật và mĩ thuật dân gian tài tình Khăn Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn hiện lên chính xác ở mặt phải Hoa văn trên khăn Piêu là bức tranh tổng hợp thể hiện mối quan hệ trời đất, sinh vật và sự sống Hoa văn trên khăn Piêu có nhiều loại khác nhau như: chim, lá, hoa, bướm, các hoạ tiết đường diềm Mỗi hoạ tiết, hình học trên khăn Piêu có một ý nghĩa tượng trưng riêng: hình cột tượng trưng cho sự ngay thẳng, vững vàng; hình răng cưa thể hiện sự chông gai; cây dương xỉ tượng trưng cho nương rẫy Đặc biệt nhất

là 3 loại hoa văn: tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn; cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa.

Hình 1.3 Khăn Piêu

Trang 9

– Kể tên một số hoạ tiết hoa văn trên trang phục của các dân tộc ở Sơn La mà em biết theo gợi ý như Hình 1.4

– Lựa chọn thông tin đúng trong các thông tin sau về nghệ thuật tạo hoa văn của một số dân tộc ở Sơn La.

a) Các loại hình hoa văn được trang trí trên trang phục của người Mông và khăn Piêu của người Thái rất phong phú, đa dạng.

b) Hoa văn trên trang phục dân tộc Mông chủ yếu được tạo ra từ kĩ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong.

c) Chim, lá, hoa là những loại hoa văn đặc biệt nhất trên khăn Piêu của người Thái ở Sơn La.

d) Hoạ tiết trên khăn Piêu không thêu ở mặt phải như lối thêu thông thường mà thêu từ mặt trái.

e) Khăn Piêu là nét đẹp trong trang phục của người Thái.– Nhận xét về các hoa văn trên trang phục của người Mông và khăn Piêu của người Thái ở Sơn La.

1 Mô tả về hoa văn trên thổ cẩm của các dân tộc sau:

Hình 1.5 Dân tộc MôngHình 1.6 Dân tộc MườngHình 1.7 Dân tộc Dao tiền

Hoa vănChấm

tròn

Hình 1.4

Trang 10

3 Chia sẻ những việc em nên làm để bảo tồn, phát triển nghệ thuật hoa văn của các

dân tộc ở Sơn La

Tôi sẽ sưu tầm hoa văn trên sản phẩm của các

Trang 11

► Mô tả được khái quát văn hoá ẩm thực của một số dân tộc ở Sơn La.► Trình bày được nguyên liệu, cách chế biến, thưởng thức một số món ăn của địa

phương.► Có ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hoá ẩm thực của các dân tộc; có ý

thức quảng bá văn hoá ẩm thực trong phát triển du lịch, văn hoá, kinh tế xã hội của địa phương

Học xong bài này, em sẽ:

– Kể tên các món ăn của Sơn La trong hình dưới đây – Chia sẻ về một món ăn đặc trưng của một dân tộc ở Sơn La mà em biết

Bài 2 ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC

DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA

Trang 12

1 Khái quát về một số đặc điểm ẩm thực ở Sơn La

Sơn La mang vẻ đẹp hùng vĩ ban sơ của núi rừng Tây Bắc, của những thửa ruộng bậc thang, của những cao nguyên đẹp nên thơ trong sương sớm Không những thế, mảnh đất này còn sản sinh ra nhiều món ăn đặc sản thơm ngon độc đáo, đầy ấn tượng với du khách mọi miền Vốn là một vùng đất thuộc địa hình miền núi Tây Bắc, nguyên liệu vùng đất này chủ yếu mang đặc trưng của núi rừng phong phú, đa dạng Mắc khén, hạt dổi là các loại gia vị đặc trưng, được sử dụng hầu hết trong chế biến thức ăn tại đây Công dụng chính của loại hạt này là dùng để tẩm ướp các loại thịt và pha chế nước chấm Ngoài ra, có thể kể đến các loại rau quả rừng và các loài cá sông, suối; các loài động vật như trâu, bò, lợn gà được nuôi thả tự nhiên

Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống ở đây từ lâu đời Mỗi dân tộc có một số nét riêng trong ăn uống và cách chế biến thức ăn Điều đó tạo nên sự phong phú, đa dạng và bản sắc riêng trong văn hoá ẩm thực của từng dân tộc Có thể kể đến một số món ăn đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn la như: món cá nướng gập, thịt gác bếp, cơm lam của người Thái; thịt chua của người Dao; bánh giầy của người Mông; cá muối chua của người Kháng; canh cây chuối của người Mường Tuy nhiên, có một nét giao thoa nhau giữa ẩm thực của các dân tộc nơi đây là hương vị đặc trưng trong các loại gia vị từ mắc khén, hạt dổi, rau rừng, ớt, gừng

Với nguồn nguyên liệu phong phú, ẩm thực Sơn La mang những nét độc đáo, đa dạng Có những món ăn truyền thống với cách làm đơn giản, không cầu kì, rất bình dân, tiện lợi nhưng cũng có những món trở thành đặc sản của vùng đất này Có thể khẳng định, ẩm thực Sơn La phong phú, độc đáo, thấm đẫm hương vị của núi rừng Tây Bắc

– Nêu các món ăn đặc trưng của một số dân tộc ở Sơn La.– Trình bày một số đặc điểm của văn hoá ẩm thực ở Sơn La được đề cập trong đoạn ngữ liệu trên.

Trang 13

2 Tìm hiểu một số món ẩm thực đặc trưng ở Sơn La

Pa pỉnh tộp (cá nướng)

Pa pỉnh tộp là món cá nướng đặc trưng trong ẩm thực của dân tộc Thái Điểm đặc trưng của món pa pỉnh tộp nằm ở nguyên liệu Để chế biến được món ăn này, ngoài nguyên liệu chính là cá được nuôi hoặc bắt ở sông, suối, ao hồ; còn cần rất nhiều loại gia vị tự nhiên như gừng, sả, ớt tươi, rau mùi, hành tươi, húng và đặc biệt không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc

Cá chép hoặc cá rô to được mổ dọc sống lưng, làm sạch, bỏ mật Tất cả các loại rau gia vị được băm nhỏ, thêm muối, mỳ chính, mắc khén sau đó nhồi vào trong bụng cá, để cá đã được nhồi và ướp gia vị từ 15 đến 20 phút cho ngấm rồi gập đôi lại, dùng thanh tre kẹp chặt, đem nướng trên than củi đã hồng Khi cá chín, gỡ khỏi thanh tre, bày trên lá chuối hoặc đĩa Cá nướng gập có vị ngọt thơm rất riêng, ăn cùng xôi trắng, trám đen tạo ra mùi vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc

Thịt muối chua của người Dao

Thịt muối chua là sản phẩm ẩm thực truyền thống của dân tộc Dao thường được mang ra thưởng thức vào dịp lễ, tết, cưới xin hoặc mời khách quý đến nhà

Nguyên liệu chế biến món ăn này là thịt lợn, muối tinh và cơm nguội Sau khi mổ lợn, người ta chọn những miếng thịt gồm cả nạc và mỡ cắt thành từng miếng khoảng 0,3kg, dùng dao sắc khía thành từng phần dày khoảng 2cm - 3cm, tránh làm đứt phần bì rồi đem ướp với muối Sau đó dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm thật sâu vào từng thớ thịt Tiếp theo, họ dùng một lượng cơm nguội nhất định bóp đều vào từng miếng thịt

Hình 2.3 Món Pa pỉnh tộp

Hình 2.4 Thịt muối chua

Trang 14

sao cho miếng thịt có hiện tượng sủi bọt rồi xếp thịt vào chum Việc xếp thịt đòi hỏi phải đều, không để khe hở Khi thịt xếp đến gần miệng chum người ta phủ lớp cơm nguội mỏng, bịt kín miệng để không khí khỏi lọt vào chum Chum đựng thịt được đặt trên một chậu tro bếp Theo kinh nghiệm: sau khi thịt ngấu, phần nước mỡ sẽ có thể trào ra chút ít sẽ ngấm vào chậu tro bếp Thịt muối chua được ủ ít nhất từ 6 tháng đến một năm mới dùng được.

Khi thưởng thức món thịt muối chua, người ta lấy từng miếng, dùng cật tre để cắt cho thịt mỡ khỏi dính Thịt được ướp lâu năm càng săn lại, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc có vị mặn đậm của muối, vị ngọt của thịt Thịt chua ăn kèm với lá chát, lá lốt càng làm cho món ăn này thêm hấp dẫn

Bánh giầy của người Mông

Theo tiếng Mông, bánh giầy có tên gọi là “Dúa pả” Đồng bào Mông quan niệm: Bánh giầy tượng trưng cho đất trời và sự an lành, no ấm của cuộc sống với mùa màng bội thu

Gạo để làm bánh là loại gạo nếp nương thơm dẻo không bị pha tạp Gạo được mang phơi để khi xay xát, hạt gạo không bị gãy nát mà vẫn giữ được vị thơm ngon và độ dẻo cho bánh Nguyên liệu để gói bánh là những tàu lá dong hoặc lá chuối rừng được rửa sạch, lau khô Gạo được ngâm kĩ, đồ chín, đổ luôn vào cối giã khi còn nóng Cối để giã bánh giầy của người Mông được làm bằng thân cây gỗ trắc, mịn thớ, có

mùi thơm Chày giã bánh cũng được làm từ các loại gỗ cứng và nặng Vậy nên, những người thực hiện việc giã bánh bao giờ cũng là những chàng trai người Mông khoẻ mạnh, lực lưỡng Giã càng nhanh và khoẻ thì bánh giầy làm ra càng dẻo, ngon Khi nặn bánh để không dính tay, người ta thường lấy lòng trắng trứng gà xoa đều lên tay, nhanh tay nặn bánh khi bột còn nóng, dẻo Điểm khác biệt nữa của chiếc bánh giầy người Mông so với các loại bánh khác đó là bánh giầy không hề có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị Người ăn có thể ăn nóng, cũng có thể để nguội rồi đem rán với mỡ lợn cho phồng lên hoặc nướng trên bếp lửa và chấm với mật ong rừng khi ăn

Hình 2.5 Bánh giầy

Trang 15

– Tìm hiểu về những món ăn có trong bài đọc: nguyên liệu, cách chế biến, cách thưởng thức các món ăn.

Nguyên liệu Cách chế biến Cách thưởng thức

Tên món ăn

– Nhận xét của em về ẩm thực ở Sơn La (Gợi ý: nhận xét về nguyên liệu, cách chế biến, hình thức và hương vị của món ăn).

?Các món ăn được làm

chủ yếu từ nguyên liệu tự nhiên của núi rừng Tây Bắc

1 Nêu ý nghĩa của văn hoá ẩm thực đối với đời sống của người dân tỉnh Sơn La

(gợi ý: ý nghĩa về văn hóa, kinh tế, xã hội )

Trang 16

2 Đóng vai hướng dẫn viên du lịch chia sẻ về một món ăn đặc trưng ở Sơn La

theo gợi ý sau:

Nguyên liệu

Cách chế biến

Cách thưởng thứcTên món ăn

3 Nêu những việc em nên làm để góp phần bảo tồn, phát triển văn hoá ẩm thực

của tỉnh Sơn La

Em hãy chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

a) Tìm hiểu thêm một số món ăn ở địa phương em.

STTTên món ănNguyên liệuCách chế biến

b) Xây dựng dự án quảng bá ẩm thực ở Sơn La.

Trang 17

► Mô tả được những nét tiêu biểu một số phong tục tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơn La.

► Nêu được đặc trưng, ý nghĩa một số phong tục tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơn La

► Thực hiện được một số việc làm phù hợp góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán ở tỉnh Sơn La

Học xong bài này, em sẽ:

Kể về một phong tục tập quán của dân tộc em.

1 Khái quát về phong tục, tập quán của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La

Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác Bên cạnh ngôn ngữ, trang phục, lễ hội… phong tục, tập quán là yếu tố thể hiện bản sắc văn hoá của từng dân tộc Phong tục, tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơn La thể hiện rõ nét ở nhóm phong tục cưới xin, phong tục tang ma và các phong tục trong ngày tết, đời sống sinh hoạt hằng ngày

Bài 3 PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA

Trang 18

Phong tục, tập quán là một môi trường nuôi dưỡng, phát triển vốn văn hoá dân gian lâu đời của dân tộc Phong tục cưới xin nói riêng và các phong tục nói chung đã hút vào nó rất nhiều tinh hoa của văn hoá các dân tộc Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - văn hoá trong thời đại mở cửa, bùng nổ thông tin và đô thị hoá, các phong tục của người dân các dân tộc ở Sơn La cũng có nhiều biến đổi Các phong tục tập quán lạc hậu trên địa bàn như mê tín dị đoan, hủ tục trong tang ma, tảo hôn, hôn nhân cận huyết… dần dần được bài trừ Mặt khác những phong tục tốt đẹp, đậm bản sắc văn hoá vẫn được duy trì, phát triển

Tuy nhiên, một số phong tục hiện nay đang đổi thay theo hướng thích nghi với đời sống hiện đại song cũng mất dần diện mạo truyền thống Chẳng hạn ngày nay, trong lễ cưới cô dâu ít mặc trang phục truyền thống, họ thường chọn áo dài theo lễ phục của phụ nữ Kinh, thậm chí mặc váy áo hiện đại phương Tây; các làn điệu dân ca của các dân tộc cũng dần được thay thế bằng âm nhạc hiện đại Nhưng biến đổi tiêu cực thể hiện rõ ở xu hướng lãng quên - tự đánh mất dần những giá trị vốn có của văn hoá truyền thống của các dân tộc một cách vô thức Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc là việc làm cần thiết nhưng cũng là một thách thức trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế, văn hoá xã hội ngày nay

– Phong tục, tập quán là gì?– Phong tục, tập quán ở Sơn La thể hiện ở những nhóm phong tục nào?

2 Tìm hiểu phong tục của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La

Tục ở rể của người Khơ Mú

Ở người Khơ Mú, tục ở rể là một tập quán phổ biến và bắt buộc Ngày xưa, sau lễ cưới nhỏ teng gang, con rể phải nhất thiết về ở bên nhà vợ Thời gian ở rể thông thường là từ 3 – 12 năm Với mỗi trường hợp cụ thể, thời gian ở rể là do hai bên gia đình thoả thuận và quyết định ngay trong lần ăn hỏi thứ hai

Sau lễ cưới nhỏ, chàng trai phải thực hiện nghĩa vụ ở rể theo tập tục Chàng rể tự coi mình là thành viên chính thức bên gia đình vợ, hoà nhập vào cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất cùng gia đình vợ Trong thời gian ở rể, chàng rể được đối xử bình đẳng và luôn được nhà vợ quan tâm Chàng rể được phép ngủ với vợ chưa cưới và có quyền sinh con đẻ cái Có những đôi vì thời gian ở rể kéo dài từ 3 đến 5 năm nên khi tổ chức đám cưới chính thức, họ đã có với nhau vài đứa con

Trang 19

Hiện nay, hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Khơ Mú đã có nhiều thay đổi Một số tục như ở rể chỉ còn là hình thức, việc thách cưới không còn nặng nề, trai gái được quyền lựa chọn bạn đời của mình.

(Theo Địa chí Sơn La, NXB Chính trị quốc gia sự thật)

Lễ cấp sắc của người Dao

Dù ở bất cứ ngành Dao nào, người đàn ông Dao đều trải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành cũng như sự thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đổi tên (đặt pháp danh - tên âm), được học những giáo lý về đạo đức, về nhân sinh quan Sau khi trải qua lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy và được thờ cúng tổ tiên Thông qua nghi lễ cấp sắc, cộng đồng dân tộc Dao đề cao tính giáo dục luân thường đạo lí truyền thống đối với nam thanh niên Dao Lễ cấp sắc được coi là một hoạt động tôn giáo mang nét văn hoá truyền thống, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội trong cộng đồng các ngành Dao ở tỉnh Sơn La bao gồm: Dao Đỏ, Dao Quần chẹt, Dao Tiền

Tục cưới hỏi của người Dao Tiền

Với người Dao Tiền, đám cưới được coi là một trong những nghi lễ quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đời của mỗi con người Đám cưới của người Dao Tiền có 3 nghi lễ chính: lễ rước dâu, lễ xin dâu và lễ nhập khẩu cho cô dâu Các thủ tục, nghi lễ phức tạp chủ yếu được thực hiện tại nhà gái, do chú rể và người nhà trai thực hiện

Hình 3.2 Nghi lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt, bàn Khe Lành, xã

Mường Thải, huyện Phù Yên

Hình 3.1 Lễ cấp sắc của người Dao

Trang 20

Trong lễ rước dâu, trước khi ra khỏi cửa nhà mình, cô dâu sẽ được họ hàng mang trang phục với khăn, áo, váy đến mặc và khoác lên người Cô dâu nào có càng nhiều họ hàng, hay được nhiều người yêu quý thì ngày rước dâu số trang phục mặc trên người sẽ càng nhiều

Sau khi làm lễ xong, các bộ váy áo sẽ được trả lại cho chủ của nó Ông mối của nhà trai có nhiệm vụ làm lễ “choàng xin” để cầu an cho cô dâu trước khi lên đường về nhà chồng Lễ xin dâu diễn ra ngay trong buổi tối ngày hôm đó tại nhà gái và lễ nhập khẩu cho cô dâu diễn ra tại nhà trai Đám cưới người Dao Tiền ngày nay có nhiều thay đổi so với trước kia khi có sự pha trộn các yếu tố hiện đại nhưng những nghi lễ truyền thống vẫn được duy trì

– Lựa chọn thông tin đúng trong các thông tin sau về phong tục của các dân tộc ở tỉnh Sơn La.

– Mô tả các phong tục tập quán được trình bày trong bài theo các phương diện sau:

2 Đặc điểm

Phong tục tập quán

Trang 21

1 Trình bày ý nghĩa của phong tục tập quán trong đời sống của đồng bào các dân

tộc ở tỉnh Sơn La

???Phong tục tập quán

thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc

2 Có ý kiến cho rằng một số phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở Sơn

La không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào?

3 Chia sẻ về những việc nên làm để bảo tồn, phát triển những phong tục đẹp của

các dân tộc ở tỉnh Sơn La

STTViệc nên làm

1 Tuyên truyền, quảng bá về những phong tục tốt đẹp của dân tộc

Tìm hiểu về một số phong tục tập quán của các dân tộc ở tỉnh Sơn La mà em biết

Phong tục tập quánDân tộcĐặc điểmÝ nghĩa

Trang 22

Học xong bài này, em sẽ:

► Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX

► Đánh giá được những đóng góp của nhân dân các dân tộc Sơn La trong công cuộc xây dựng quê hương và đất nước

► Có ý thức trân trọng, tự hào về các di sản lịch sử – văn hoá truyền thống của quê hương

Vùng đất Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX, trải qua hai giai đoạn: chế độ phong kiến cổ truyền và chế độ thực dân phong kiến từ năm 1890

Trong hoàn cảnh mới, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Sơn La như thế nào? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Sơn La trong giai đoạn từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

1 Tình hình chính trị

Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII , triều đình phong kiến trung ương can thiệp và chi phối mạnh mẽ vào bộ máy quản lí nhà nước vùng Tây Bắc Việt Nam Lúc đó, Sơn La thuộc đạo Hưng Hoá, tuy nhiên ở các khu vực người Thái và người Mường vẫn do các đại tri châu và đại thủ quan cai quản

Bài 4 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ

VĂN HOÁ, XÃ HỘI Ở SƠN LA TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

Trang 23

Học xong bài này, em sẽ:

► Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX

► Đánh giá được những đóng góp của nhân dân các dân tộc Sơn La trong công cuộc xây dựng quê hương và đất nước

► Có ý thức trân trọng, tự hào về các di sản lịch sử – văn hoá truyền thống của quê hương

Vùng đất Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX, trải qua hai giai đoạn: chế độ phong kiến cổ truyền và chế độ thực dân phong kiến từ năm 1890

Trong hoàn cảnh mới, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Sơn La như thế nào? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Sơn La trong giai đoạn từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

1 Tình hình chính trị

Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII , triều đình phong kiến trung ương can thiệp và chi phối mạnh mẽ vào bộ máy quản lí nhà nước vùng Tây Bắc Việt Nam Lúc đó, Sơn La thuộc đạo Hưng Hoá, tuy nhiên ở các khu vực người Thái và người Mường vẫn do các đại tri châu và đại thủ quan cai quản

Năm 1886, sau khi chiếm được thành Hưng Hoá, thực dân Pháp đánh lên Sơn La Tuy nhiên, phải đến năm 1888 quân Pháp mới bình định được vùng đất này và đặt dưới chế độ quân quản Tháng 10 – 1895, thành lập tỉnh Vạn Bú, năm 1904 đổi thành tỉnh Sơn La

Chính quyền thực dân duy trì hệ thống cai trị cũ tại các châu, mường của người Thái, còn những vùng xa lỵ sở của mường thì cứ 10 bản bầu ra 1 tạo để cai trị Hệ thống chính quyền có tính chất tự trị của các dân tộc Mông, Xá, Dao vẫn được giữ nguyên

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG bị áp bức bóc lột nặng nề

CÔNG SỨ (người Pháp) Đứng đầu cấp tỉnh

TRI CHÂU (người Việt) Đứng đầu cấp huyện

TRI CHÂU (người Việt)Đứng đầu cấp huyệnCó đặc quyền, đặc lợi về chính trị, kinh tế

Sơ đồ bộ máy chính quyền ở Sơn La thời thực dân phong kiến

Thực dân Pháp sử dụng lực lượng trấn áp chính là lính khố xanh Ở các châu, mường còn có lính dõng do tri châu quản lí Hệ thống toà án được thành lập gồm toà án Tây và toà án Nam, chủ yếu để xét xử những người bản xứ chống lại chính quyền thực dân

Trang 24

Hình 4.1 Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La

Lính khố xanh, có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là canh gác các công sở, canh giữ tù nhân tại nhà tù Sơn La, hộ tống các đoàn xe, chăm sóc đàn ngựa của chính quyền Lính dõng do tri châu quản lí theo lệnh cấp trên nhằm trấn áp những ai chống chính quyền thực dân.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Như vậy, trên cơ sở bộ máy chính quyền đàn áp được thiết lập, thực dân Pháp đã thi hành chính sách “chia để trị” ở Sơn La Chính sách thống trị của Pháp đã khoét sâu sự kì thị giữa các dân tộc, chia rẽ dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, chia rẽ giữa các dân tộc thiểu số với nhau

– Dựa vào nội dung mục 1, sơ đồ bộ máy chính quyền ở Sơn La thời thực dân phong kiến và hình 4.1, em hãy nêu nét chính về tình hình chính trị ở Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

2 Tình hình kinh tế, xã hội

Thời phong kiến, nền kinh tế Sơn La nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, một số hoạt động thủ công nghiệp truyền thống như dệt vải, làm gốm, đóng thuyền mộc…khai thác lâm sản, đánh bắt cá ven suối… thương nghiệp chưa phát triển

Trang 25

Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa bằng biện pháp duy trì phương thức bóc lột truyền thống của quý tộc phìa, kết hợp với phương thức bóc lột mới là tô, thuế, đi phu, đi lính để vơ vét các sản vật, lâm thổ sản quý (sừng hươu, cánh kiến, các loại gỗ ), bóc lột sức người, sức của ở Sơn La.

Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách là từ các loại thuế: thuế thân, thuế ruộng nương, thuế hộ gia đình Tất cả ai nhận ruộng công (ná háp pé) đều phải đóng thuế, đi phu, đi lính cho chính quyền thuộc địa Nhiều gia đình phải bán cả con để đóng thuế cho chính quyền thực dân, các dân tộc vùng cao phải nộp thuế bằng bạc trắng và thuốc phiện.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Tuy bị chính quyền thuộc địa kìm hãm sự phát triển kinh tế, song các nghề thủ công truyền thống vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng tiếp tục được phát triển như: nghề dệt lanh, mây tre đan, làm gốm của đồng bào Thái, Mường, Mông, Dao

Hình 4.2 Khôi phục nghề dệt lanh của người Mông

Trang 26

Hình 4.3 Gốm Mường Chanh (Sơn La)

Dưới chế độ phong kiến, xã hội Sơn La phân hoá hai giai cấp thống trị và bị trị Thời Pháp thuộc các dân tộc Sơn La phải sống trong cảnh nô lệ của hai tầng áp bức thực dân và phong kiến

Tầng lớp trên được thực dân Pháp đào tạo để đưa vào hệ thống chính quyền ở cấp châu Chính quyền thuộc địa duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất của phong kiến, duy trì chế độ “cuông”, “nhốc” nhằm ngăn chặn sự đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh

– Nêu nét chính về kinh tế ở Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX – Tại sao dưới thời thực dân phong kiến, các dân tộc ở Sơn La vẫn giữ được nghề truyền thống?

Trang 27

Nghệ thuật truyền thống như: múa xoè Thái, múa chuông Dao, múa khèn Mông đến các điệu dân ca với nhiều loại hình: hát ru, hát đối, hát giao duyên, hát hội, hát bên mâm rượu, mừng lên nhà mới, mừng con cháu dựng vợ gả chồng đều mang đậm bản sắc dân tộc

Về nghệ thuật tạo hình được thể hiện trên trang phục của các dân tộc: dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, Mường, thêu vẽ hoa văn của người dân tộc Mông, Dao

Sau khi đánh chiếm Sơn La, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá nô dịch, ngu dân: khuyến khích các hủ tục lạc hậu như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, du nhập văn hoá lai căng, huỷ hoại những thuần phong, mĩ tục của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, “ru ngủ” thanh niên, hòng tách họ ra khỏi các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Tuy vậy, nhân dân các dân tộc vẫn kiên trì đấu tranh, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

Hình 4.5 Bìa cuốn Quam tay pú xấcHình 4.4 Bìa cuốn Quam tô mương

- Hãy nêu những nét nổi bật về tình hình văn hoá ở Sơn La từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Vì sao bị thực dân Pháp dùng chính sách văn hoá nô dịch, nhưng những giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc ở Sơn La vẫn được giữ gìn và phát huy?

Trang 28

Lập bảng hệ thống kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Sơn La từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX qua hai giai đoạn trước và sau năm 1895 theo mẫu:

Lĩnh vựcTừ thế kỉ XVII đến năm 1895đến đầu thế kỉ XXTừ năm 1895

Trang 29

lược quan trọng về chính trị – kinh tế – xã hội – quốc phòng – an ninh của vùng đất này; nó cũng là kết quả của sự hội tụ và phát triển của các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội và con người nơi đây.

Sau khi chuyển Sơn La sang chế độ dân sự, chính quyền thuộc địa đã xúc tiến ngay việc thành lập và hoàn chỉnh bộ máy cai trị từ tỉnh xuống các mường, bản, phục vụ cho việc áp bức về chính trị, khai thác, bóc lột về kinh tế Chính quyền thuộc địa cấp tỉnh lúc đầu là Phái bộ Chính phủ rồi Toà công sứ (Résidence) đặt tại tỉnh lỵ Đứng đầu Toà Công sứ là viên công sứ người Pháp (Administrateur Resident) Viên Công sứ nắm cả quyền hành pháp lẫn tư pháp Giúp việc trực tiếp cho Công sứ là một Phó Công sứ người Pháp Ngoài ra, còn có một số viên chức người Pháp làm đại diện cho Công sứ Sơn La ở Trung tâm hành chính Vạn Yên và ở Tạ Bú

Chính quyền địa phương đã sử dụng những nhân viên giúp việc người bản xứ, gồm các thư kí, các tùy phái làm các công việc văn thư, chạy giấy tờ, phiên dịch tiếng Thái, tiếng Hoa, làm kế toán Cùng với sự hoàn thiện dần bộ máy tổ chức của Toà Công sứ, sự đa dạng trong công việc ngày càng tăng lên, số nhân viên giúp việc cũng tăng dần và biến đổi theo từng thời điểm, ngoài những nhân viên chuyên nghiệp còn có cả những người làm việc theo mùa vụ

Phần lớn nhân viên giúp việc làm việc tại Toà Công sứ ở tỉnh lỵ, chỉ có một hoặc hai người trợ giúp cho các đại diện của Công sứ ở Vạn Yên hoặc Tạ Bú

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H., 2019)

Trang 30

► Nêu được nguyên nhân , kết quả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc ở Sơn La từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

► Trình bày được những nét chính hai giai đoạn của cuộc đấu tranh chống Pháp, bảo vệ quê hương của nhân dân Sơn La từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Phân tích được đặc điểm, kết quả, ý nghĩa lịch sử của hai giai đoạn đó

► Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương Sưu tầm các tư liệu về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử ở địa phương trong giai đoạn lịch sử này

Học xong bài này, em sẽ:

Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các dân tộc vùng đất Sơn La đã phải trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ sự bình yên của cuộc sống

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về những địa danh, nhân vật lịch sử đã có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Sơn La từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

1 Nhân dân Sơn La chống xâm lược ở thế kỉ XVIII

Đến cuối thế kỉ XVII, sự tranh chấp của các chúa Thái trên vùng đất Sơn La vẫn diễn ra thường xuyên, làm cho vùng đất Tây Bắc không lúc nào được bình yên Bên

Bài 5 NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC SƠN LA ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỈ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Trang 31

cạnh đó, các chúa Lự cũng thay đổi thái độ, lúc thì liên kết với các dân tộc Tây Bắc chống lại giặc bên Lào xâm lược, lúc thì xung đột với các chúa Thái ở Tây Bắc

Sang thế kỉ XVIII, sự xung đột của chúa Lự với chúa Thái ở Tây Bắc ngày càng quyết liệt Giữa thế kỉ XVIII, “giặc Phẻ” (còn gọi là giặc Pọng, giặc Nhuồn) ở Thượng Lào và Vân Nam (Trung Quốc) do Phả Chậu Tín Tòng tràn sang cướp phá miền biên giới Đại Việt – Lào

Sau khi chiếm xong thành Tam Vạn (thành Sam Mứn) ở Điện Biên, giặc Phẻ đánh xuống Thuận Châu (Sơn La) Giặc Phẻ ra sức cướp phá của cải, thẳng tay tàn sát người dân vô tội, dùng cực hình đối với người chống lại chúng

Nhân dân các dân tộc Sơn La hăng hái tham gia nghĩa quân của các thủ lĩnh người Thái là Khanh và Ngải chống lại giặc Phẻ

Năm 1751, nghĩa quân Hoàng Công Chất từ Sơn Nam theo miền thượng du Thanh Hoá tiến lên Tây Bắc Trong những năm 1754 – 1769, nghĩa quân của các thủ lĩnh Khanh và Ngải cùng các dân tộc Sơn La đã phối hợp với nghĩa quân Hoàng Công Chất đánh giặc Phẻ

Cuộc chiến đấu giành thắng lợi, quê hương Sơn La được bảo vệ Nghĩa quân của các thủ lĩnh Khanh và Ngải tiến lên vùng đất Điện Biên bao vây thành Tam Vạn, tiêu diệt toàn bộ quân giặc Phẻ, chỉ còn tàn quân của chúng chạy sang Lào Vùng biên giới được bảo vệ vững chắc, xứng đáng là “phên dậu” phía tây của Tổ quốc

Vì sao đến thế kỉ XVIII, nhân dân các dân tộc Sơn La phải đấu tranh chống xâm lược? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh đó.

2 Phong trào đấu tranh chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

a) Giai đoạn (1885 – 1888)

Năm 1885, phong trào Cần vương bùng nổ, nhiều thổ ty, thổ hào, thân sĩ yêu nước cùng nhân dân Sơn La đã đóng góp lương thảo, động viên con em mình tham gia nghĩa quân, xây dựng các phòng tuyến và trực tiếp chiến đấu chống Pháp

Tuần phủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích đã tổ chức quân Thập Châu thành bốn đội: Đội ở Lai Châu, Phong Thổ; đội ở Mường La – Mai Sơn – Thuận Châu – Yên Châu; đội ở Mộc Châu và đội ở Văn Chấn – Văn Bàn

Trang 32

Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc, dụ hàng, nhưng Nguyễn Quang Bích vẫn kiên quyết lãnh đạo nhân dân địa phương dựa vào rừng núi để chống trả quyết liệt Nhiều căn cứ kháng chiến đã được xây dựng và củng cố Cuối năm 1885, hàng ngũ kháng chiến ở vùng Thập Châu được xây dựng khá vững

(Theo Địa chí Sơn La Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Phong trào chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Quang Bích đã làm cho thực dân Pháp gặp khó khăn trong cuộc xâm lược Sơn La, đến ngày 3 – 12 – 1887, quân Pháp mới đánh chiếm Sơn La

b) Giai đoạn (1888 – 1895)

Phong trào chống Pháp do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo lan rộng đến: Mường Lò, Mường Cơi, Mường Tấc, Thu Cúc, Yên Lập Đồng bào Tày, Thái, Mông, Dao hết lòng ủng hộ nghĩa quân, thanh thế nghĩa quân ảnh hưởng khắp miền Tây Bắc

Đầu năm 1888, một bộ phận nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích ở Mường La đã xây dựng pháo đài Dua Cá (ở bản Cá, xã Chiềng An, thành phố Sơn La) kiên cường ngăn chặn giặc Pháp Nghĩa quân đã tổ chức phản kích ở Xam Kha, giành thắng lợi

Các thủ lĩnh Sa Văn Nọi, Hà Văn Pấng ở Mộc Châu đã đứng lên tập hợp quần chúng ở Phiêng Luông đánh Pháp Thủ lĩnh Sa Văn Nọi bị giặc bắt, chúng đã tra tấn dã man, dụ dỗ, mua chuộc, nhưng không thể khuất phục được ông, cuối cùng thực dân Pháp đã chôn sống ông

Tinh thần bất khuất, hi sinh vì quê hương và Tổ quốc của Sa Văn Nọi là tấm gương sáng chói cổ vũ tinh thần yêu nước đấu tranh của đồng bào các dân tộc Sơn La.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Năm 1891, nhiều đội nghĩa quân người Mông ở Mường Tấc (Phù Yên), Pắc Ngà, Chim Vàn (Bắc Yên) tham gia chống quân Pháp ở Nghĩa Lộ do Giàng Nủ Cư Lâu lãnh đạo

Tháng 7 – 1894, nghĩa quân đánh úp quân địch ở Kim Nọi, buộc quân địch phải chạy về Hiếu Trai Quân địch ở Púng Luông cũng hoảng sợ trốn chạy

Trang 33

Năm 1896, khi phong trào Cần vương chống Pháp bị dập tắt, thì một số vùng ở Sơn La vẫn xảy ra các cuộc bạo động chống Pháp và thu hút đông đảo các dân tộc trong vùng tham gia, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc ở Sơn La đã góp phần không nhỏ làm thất bại kế hoạch nhanh chóng bình định Tây Bắc của thực dân Pháp

– Nêu những nét chính cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của các dân tộc Sơn La trong hai giai đoạn: (1885 – 1888) và (1888 – 1895).

– Hãy nêu nhận xét về kết quả và tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân các dân tộc Sơn La từ năm 1885 đến năm 1895.

3 Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ XX

Năm 1908, thực dân Pháp cho xây dựng một nhà tù lớn kiên cố ở đồi Khau Cả (nay thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La) để giam giữ tù thường phạm và những người chống lại chế độ thực dân

Dưới chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, năm 1912 Cai Khạt (còn gọi là Cai Gạt), một người yêu nước bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Sơn La đã đứng lên chỉ huy anh em tù nhân nổi dậy giết lính gác, cướp kho súng, tiến đánh dinh Công sứ, gây cho chúng một số tổn thất Sau đó, Cai Khạt đã tổ chức cho các tù nhân nổi dậy rút khỏi đồi Khau Cả, chia thành nhiều hướng, qua sông Mã, vượt sang Lào

Hình 5.2 Cổng di tích Ngục Sơn La

Trang 34

Từ năm 1914 trở đi, ở Tây Bắc và Thượng Lào nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn chống thực dân Pháp thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc người Thái, người Mường, người Lào, người Hoa ở Thuận Châu, Sông Mã, Mường La tham gia Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Lường Xám và cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mông do Vàng Pa Chay lãnh đạo đã làm cho thực dân Pháp hết sức lo sợ

Viên tư lệnh đạo quan binh thứ tư của Pháp ở Tây Bắc đã gửi báo cáo về Phủ toàn quyền ở Hà Nội có đoạn như sau: “Thời kì đầu cuộc tác chiến chỉ rõ rằng, không phải chúng ta chỉ phải đương đầu với một lũ giặc cỏ có từ 80 đến 100 tay súng mà phải đối phó với cả một dân tộc nổi dậy theo Pa Chay”

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Tuy cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất Các cuộc khởi nghĩa ở Sơn La thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân, tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn, cùng đứng lên chống kẻ thù xâm lược

– Nêu những nét chính về phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của các dân tộc Sơn La đầu thế kỉ XX.

– Nêu nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Sơn La chống thực dân Pháp từ đầu thế kỉ XX?

1 Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về các cuộc đấu tranh tiêu biểu chống giặc

ngoại xâm, bảo vệ quê hương của các dân tộc Sơn La trong các thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX vào vở theo mẫu sau:

Trang 35

Thời gianSự kiện lịch sử

2 Sách Địa chí Sơn La có viết “Ngày 10-10-1885, tỉnh Sơn La được thành lập

Thời kì này, phong trào Cần vương chống Pháp suy yếu rồi bị dập tắt (1896) Tuy nhiên, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Sơn La vẫn phát triển”

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Lấy những dẫn chứng để chứng minh điều đó

1 Nêu tên các địa danh gắn với phong trào chống Pháp của nhân dân Sơn La từ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

2 Sưu tầm tư liệu về một số nhân vật trong bài học và làm rõ vai trò của họ đối với phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân tỉnh Sơn La

Tìm hiểu thêm

VÀI NÉT VỀ KHỞI NGHĨA VỪ PA CHAY Ở SƠN LATừ năm 1917 đến năm 1922, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai ở Sơn La phát triển mạnh Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Pa Chay diễn ra trên địa bàn rộng, kéo dài nhiều năm của đồng bào Mông

Vừ Pa Chay là con nuôi trong một gia đình người Mông ở vùng cao Điện Biên Ông là người có ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù Khi thực dân Pháp xâm lược vùng Tây Bắc, ông đã kêu gọi nhân dân các dân tộc Mông, Khơ Mú, Lào… trong vùng đoàn kết đứng lên đấu tranh chống Pháp và tay sai

Trang 36

Hưởng ứng phong trào chống Pháp của Pa Chay, nhân dân các dân tộc Sơn La dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh địa phương đứng lên đấu tranh gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất Trong báo cáo gửi về Phủ Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, viên tư lệnh đạo quan binh thứ tư của thực dân Pháp ở Tây Bắc có viết: “Thời kì đầu cuộc tác chiến chỉ rõ rằng, không phải chúng ta phải đương đầu với một lũ giặc cỏ có từ 80 đến 100 tay súng, mà phải đối phó với cả một dân tộc nổi dậy theo Pa Chay”

Năm 1922, nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp, Pa Chay bị sát hại, cuộc khởi nghĩa thất bại Tuy thất bại, nhưng ngọn lửa đấu tranh yêu nước của nhân dân Tây Bắc nói chung và nhân dân Sơn La nói riêng vẫn tiếp tục dấy lên ở nhiều nơi trên vùng núi rừng Tây Bắc Pa Chay là linh hồn của phong trào, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, tiêu biểu cho ý chí quyết tâm chống xâm lược, là tấm gương sáng của nhân dân Sơn La trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1 NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

► Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông, lâm, thuỷ sản của Sơn La

► Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành nông, lâm, thuỷ sản.► Sử dụng được bản đồ, số liệu, biểu đồ để trình bày các đặc điểm về ngành

nông nghiệp của Sơn La.► Thu thập được thông tin, tư liệu và giới thiệu về vấn đề nông nghiệp

Học xong bài này, em sẽ:

Sơn La có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành nông – lâm – thuỷ sản Cơ

cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm nổi tiếng Tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để chuyển đổi cơ cấu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

– Hãy chia sẻ những đặc điểm về ngành nông – lâm – thủy sản của Sơn La mà em biết.

Bài 6 NGÀNH NÔNG – LÂM – THUỶ SẢN

CỦA SƠN LA

Trang 37

► Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông, lâm, thuỷ sản của Sơn La.

► Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành nông, lâm, thuỷ sản.► Sử dụng được bản đồ, số liệu, biểu đồ để trình bày các đặc điểm về ngành

nông nghiệp của Sơn La.► Thu thập được thông tin, tư liệu và giới thiệu về vấn đề nông nghiệp

Học xong bài này, em sẽ:

Sơn La có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành nông – lâm – thuỷ sản Cơ

cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm nổi tiếng Tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để chuyển đổi cơ cấu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

– Hãy chia sẻ những đặc điểm về ngành nông – lâm – thủy sản của Sơn La mà em biết.

Bài 6 NGÀNH NÔNG – LÂM – THUỶ SẢN

CỦA SƠN LA

Trang 38

1 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông – lâm – thuỷ sản

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

nông – lâm – thuỷ sản

Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố kinh tế – xã hội

Đất đaiKhí hậuNguồn nước

Sinh vậtDân cư và nguồn lao độngCơ sở vật chất – kĩ thuậtChính sách phát triển nông nghiệp

2.1 Nông nghiệp

a) Ngành trồng trọt

Cây lương thực: Cơ cấu gồm nhiều loại cây trồng khác nhau, như: lúa, ngô, khoai,

sắn, ; trong đó, chủ yếu là cây ngô Điểm khác biệt so với nhiều tỉnh khác ở chỗ: cây lúa không chiếm ưu thế trong cơ cấu cây lương thực

Bảng 6.1 Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của Sơn La, giai đoạn 2015 – 2019

Diện tích (nghìn ha) 212,2 189,1 164,4 146,2Sản lượng (nghìn tấn) 770,3 741,8 656,3 581

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2019)

Trang 39

Tỉnh đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích lúa nương, cây ngô trồng trên đất dốc và một số diện tích bạc màu bỏ hoang chuyển sang trồng cây ăn quả và cây hằng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hình 6.1 Diện tích ngô và lúa của Sơn La, giai đoạn 2015 – 2019(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2019)

Nhờ áp dụng các giống ngô mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Sơn La, đẩy mạnh thâm canh, thay đổi kĩ thuật canh tác, nên năng suất ngô ngày càng tăng: từ khoảng 37 tạ/ha (năm 2015) tăng lên hơn 41 tạ/ha (năm 2019)

Hình 6.2 Cánh đồng ngô của xã Chiềng Sung (Mai Sơn)

Cây công nghiệp: Có cơ cấu khá đa dạng, bao gồm cây công nghiệp hằng năm

và cây công nghiệp lâu năm, trong đó, một số sản phẩm có tính hàng hoá là mía, chè, cà phê Đặc biệt giai đoạn 2015 – 2019, cây mía tăng nhanh cả về diện tích (từ 5,5 nghìn ha lên 8,8 nghìn ha) và sản lượng (từ 352,4 nghìn tấn lên 570,3 nghìn tấn)

Trang 40

Bảng 6.2 Sản lượng một số cây công nghiệp của Sơn La, giai đoạn 2015 – 2019

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2019)

Hình 6.3 Nông dân xã Tà Xùa (Bắc Yên) thu hái chè

Tỉnh đã mở rộng quy mô diện tích ở những vùng có điều kiện; đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao; ổn định diện tích hiện có, cải tạo diện tích già cỗi, thay dần những giống mới có năng suất cao; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ

Hình 6.4 Diện tích trồng một số cây công nghiệp của Sơn La, giai đoạn 2015 – 2019

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Sơn La năm 2019)

Ngày đăng: 07/09/2024, 06:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN