1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Sơn La - Lớp 9.Pdf

92 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sơn La - Lớp 9
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Huy Hoàng, HÀ Văn Minh, Dương Thị Oanh, Nguyễn Việt Khôi, Trịnh Thị Thu Hà, Trần Thị Mai Phương, Bùi Thị Kim Anh, Hồ Thị Hương, Trần Thị Hoàng Ngân, Thân Thị Huyền, Vũ Hồng Vân, Lê Thị Luận, Nguyễn Thị Hoàn, Tô Thị Đức Hạnh, Lường Hoài Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Hoàng Thị Thanh Giang, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Hồng Hải, Vì Thị Xuân Thuỷ, Diệu Thị Tú Uyên
Trường học Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Sách giáo khoa
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 47,18 MB

Nội dung

Tiếng nói, chữ viết đồng thời góp phần vào sự phong phú, đa dạng về mặt ngôn ngữ cho các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Sơn La, là cầu nối giao lưu văn hoá giữa Sơn La với các tỉnh cũng

Trang 1

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

PHẠM HỒNG HẢI - VÌ THỊ XUÂN THUỶ - ĐIÊU THỊ TÚ UYÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LASỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, nghề nghiệp… của địa phương nhằm bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương

Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 9 xoay quanh 3 mạch nội dung chính: văn hoá và lịch sử truyền thống; địa lí và kinh tế, hướng nghiệp; chính trị – xã hội và môi trường Trong sách, các

em sẽ tìm hiểu 12 bài học: Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc ở Sơn La; Đa dạng văn hoá

của các dân tộc ở Sơn La; Phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc Sơn La (1919 – 1945); Lịch sử tỉnh Sơn La thời kì 1945 – 1975; Tỉnh Sơn La từ năm 1954 đến 1975; Sơn La xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976) và thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay); Các ngành công nghiệp của Sơn La; Các ngành dịch vụ của Sơn La; Ngành du lịch của Sơn La; Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở; Đảng bộ tỉnh Sơn La; Một số vấn đề về môi trường ở tỉnh Sơn La Làm chủ các nội dung này, các em sẽ mở rộng

thêm vốn hiểu biết về nơi mình sinh sống, có nhiều trải nghiệm quý báu và có những tình cảm tốt đẹp

Mỗi bài học được thiết kế gồm các phần: Mở đầu – Kiến thức mới – Luyện tập – Vận dụng sẽ giúp các em chiếm lĩnh những tri thức cơ bản về địa phương, sẵn sàng bước vào hành trình trở thành những người công dân tương lai với những hiểu biết, kĩ năng và nhất là định hướng cho mình một nghề nghiệp phù hợp

Chúc các em học tập thật hiệu quả!

BAN BIÊN SOẠN

Trang 4

Kiến thức mới:

Cung cấp kiến thức phù hợp với nội dung bài học và hình thành kĩ năng.

Mục tiêu bài học:

Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học.

Mở đầu:

Dẫn dắt để tạo tâm lí hứng thú vào bài học.

Luyện tập:

Củng cố, khắc sâu kiến thức mới và phát triển các kĩ năng.

Vận dụng:

Vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học vào thực tế.

Tìm hiểu thêm:

Cung cấp thêm thông tin cho nội dung chính.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Trang 5

STTTên bàiTrang

Bài 1 Tiếng nói và chữ viết các dân tộc ở Sơn La6Bài 2 Đa dạng văn hoá của các dân tộc ở Sơn La11Bài 3 Phong trào yêu nước và cách mạng ở tỉnh Sơn La (1919 – 1945)16Bài 4 Lịch sử tỉnh Sơn La thời kì 1945 – 195425Bài 5 Nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội từ

năm 1976 và thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. 36

Bài 8 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Sơn La và định hướng nghề nghiệp

Bài 10 Một số vấn đề về môi trường ở tỉnh Sơn La79

MỤC LỤC

Trang 6

► Trình bày khái quát được đặc điểm tiếng nói và chữ viết của một số dân tộc ở Sơn La.

► Nêu được vai trò của tiếng nói, chữ viết trong đời sống của các dân tộc.► Có ý thức giữ gìn, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Sơn La

Học xong bài này, em sẽ:

Hãy nói lời chào bằng một ngôn ngữ dân tộc ở địa phương em!

Hình 1.1

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

Bài 1: TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA

Trang 7

1 Khái quát về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Sơn La

Sơn La có 12 dân tộc sinh sống Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo riêng biệt Tuy nhiên, chỉ có một số dân tộc ở Sơn La có chữ viết truyền thống Đó là dân tộc Thái, Mông và Dao

Tiếng nói, chữ viết là một trong những đặc trưng văn hoá vô cùng quan trọng của một dân tộc Nó không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn nhằm ghi lại lịch sử quá trình hình thành, phát triển của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác; góp phần bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc Tiếng nói, chữ viết là yếu tố văn hoá đặc trưng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Tiếng nói, chữ viết đồng thời góp phần vào sự phong phú, đa dạng về mặt ngôn ngữ cho các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Sơn La, là cầu nối giao lưu văn hoá giữa Sơn La với các tỉnh cũng như với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á

2 Tìm hiểu ngôn ngữ của một số dân tộc ở Sơn La

Dân tộc Thái có chữ viết từ rất sớm Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học cho rằng: chữ viết của dân tộc Thái có từ thế kỉ VI Chữ Thái Việt Nam có nguồn gốc từ hệ chữ Phạn, nhánh phương Nam, chịu ảnh hưởng của chữ Khmer và gần gũi với chữ Thái Lan, Lào Nhờ có chữ viết, người Thái ở Sơn La từ xa xưa đã ghi lại lịch sử của

dân tộc mình và nhiều tác phẩm văn thơ điển hình như Quam Tô Mương (Kể chuyện bản Mường) ghi chép lịch sử của người Thái; Táy Pú Xấc, bộ sử thi phản ánh cuộc đấu tranh phân định lãnh thổ; Chương Han bộ sử thi dài 2500 câu; Khun lú – nàng Ủa, tập truyện thơ tình dài 2000 câu; Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu) có 1850 câu.

Ngày 10/3/2016, chữ cổ của người Thái ở Sơn La được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Năm 2013, bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn và cho phép đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên trong tỉnh Theo đó, bộ chữ gồm 24 cặp chữ cái phụ âm chia làm 2 tổ: thấp và cao; 19 nguyên âm; 2 dấu thanh cho hai tổ hợp tạo thành 6 thanh điệu; 108 vần

Ngoài chữ Thái, ở Sơn La còn có chữ của dân tộc Mông và chữ Nôm Dao Người Mông vốn tự hào về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình Do biến cố lịch sử, người Mông đã mất đi chữ viết cổ xưa Việc giữ gìn văn hoá và ngôn ngữ, nhất là mong muốn có chữ viết là nguyện ước lớn của dân tộc Mông Đáp ứng nguyện vọng đó, năm 1961, Chính phủ ban hành Nghị định số 206/CP ngày 27/11/1961 về việc phê chuẩn

Trang 8

phương án chữ Mèo (Mông) Kể từ đó chữ Mông đã chính thức ra đời Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh vùng Sa Pa, Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm, 28 vần và 8 thanh Ở Sơn La, vào thập niên 1970, phong trào học chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các nơi có nhiều người Mông sinh sống

Ngôn ngữ Dao thuộc nhóm Mông – Dao Chữ Nôm Dao là chữ Hán được phiên âm theo tiếng Dao Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít các dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng Với dân tộc Dao, văn tự là nơi ghi lại tất cả vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người Bộ chữ Nôm Dao truyền thống là một phần quan trọng không thể thiếu trongvăn hoá, tín ngưỡng truyền đời của người Dao, là di sản quý giá, đại diện cho văn hoá cội nguồn dân tộc mà không gì thay thế được Hiện nay, tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi và cộng đồng dân tộc nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá, các dân tộc thiểu số nói riêng, tỉnh Sơn La(1) Trong chương trình GDPT 2018, môn học tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào làm môn tự chọn Đây cũng là cơ hội để tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung góp phần gìn giữ tiếng nói, bản sắc văn hoá dân tộc

Hình 1.3 Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng, nâng cao chữ dân tộc Thái, Mông

(1) Theo Lò Văn Hạc, Tạp chí lí luận của Uỷ ban Dân tộc, 2009.

Hình 1.2 Chữ cổ của người Thái ở Sơn La

Trang 9

– Lựa chọn thông tin đúng trong các thông tin sau về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Sơn La

1 Tỉnh Sơn La có 4 dân tộc thiểu số có chữ viết, đó là chữ Thái, chữ Mường, chữ

Mông và chữ Nôm Dao.2 Chữ Thái Việt Nam có nguồn gốc từ hệ chữ Phạn, nhánh phương Nam, chịu ảnh

hưởng của chữ Khmer và gần gũi với chữ Thái Lan, Lào 3 Chữ viết giúp dân tộc Thái lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá từ ngàn xưa để lại.4 Chữ Nôm Dao là chữ do người Dao tự sáng tạo ra dựa trên ngôn ngữ

dân tộc.5 Tiếng nói, chữ viết là yếu tố văn hoá vô cùng quan trọng của các dân tộc.6 Đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là hoạt động đang được chú trọng tại

Sơn La nhằm bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn

– Vì sao phải đưa ngôn ngữ dân tộc thiểu số vào giảng dạy ở Sơn La?– Tiếng nói và chữ viết có ý nghĩa như thế nào trong đời sống các dân tộc?

Ý nghĩa

Giúp lưu truyền các tác phẩm văn học

?

?

Trang 10

1 Chia sẻ về những việc nên làm để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Sơn La.

???Mọi người nên sử dụng

ngôn ngữ dân tộc mình.

2 Ngày nay, nhiều bạn trẻ không thích sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình và dẫn đến hiện tượng “mai một” tiếng dân tộc Vì sao có hiện tượng này?

3 Thi nói, hát, kể chuyện bằng tiếng của dân tộc em.

4 Xây dựng kế hoạch học tập ngôn ngữ dân tộc em (hoặc ngôn ngữ một dân tộc thiểu số ở Sơn La).

Trang 11

► Nêu được sự đa dạng, phong phú trong văn hoá các dân tộc ở Sơn La.► Nêu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của các dân

tộc ở Sơn La.► Thực hiện được các việc làm phù hợp thể hiện tôn trọng sự khác biệt

văn hoá, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc trên địa bàn

Học xong bài này, em sẽ:

Nêu một số nét đẹp văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Sơn La thể hiện trên các phương diện: phong tục tập quán, trang phục, nghệ thuật truyền thống…

1 Đa dạng văn hoá của các dân tộc ở Sơn La

Đa dạng văn hoá thường dùng để chỉ sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng hay rộng hơn là trên một quốc gia, lãnh thổ Đa dạng văn hoá của các dân tộc ở Sơn La thể hiện ở sự đa dạng trong các hình thức biểu đạt văn hoá như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, ẩm thực, tri thức địa phương Sự đa dạng, phong phú này là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của các tộc người

BÀI 2: ĐA DẠNG VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC Ở SƠN LA

Trang 12

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cư trú trên địa bàn, chiếm phần lớn dân số nơi đây Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, tạo nên bức tranh phong phú trong nền văn hoá chung của cộng đồng các dân tộc ở Sơn La Có thể nhận diện đặc điểm văn hoá riêng của dân tộc Mông với điệu múa Khèn truyền thống, với những hoạ tiết hoa văn rực rỡ trang trí trên váy áo; với kiến trúc nhà ở độc đáo được xây dựng trên những vùng núi cao… Dân tộc Thái mang những đặc trưng riêng thể hiện trong những điệu múa xoè uyển chuyển, những hoạ tiết trên chiếc khăn Piêu truyền thống Người Thái lựa chọn cho mình kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo, những món ẩm thực đặc trưng và nét phong tục, tập quán riêng biệt Ngoài ra, có thể kể đến những nét văn hoá đa dạng, đậm bản sắc của các dân tộc khác như dân tộc Mường, Dao, Tày, La Ha, Xinh Mun…

Đa dạng văn hoá là khởi nguồn của bản sắc, của đổi mới và sáng tạo, giúp liên kết mọi người trên một vùng, một quốc gia Nó là động lực thúc đẩy phát triển, không chỉ tăng trưởng kinh tế, mà còn làm phong phú hơn cuộc sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần của các dân tộc ở Sơn La

2 Ứng xử bình đẳng với văn hoá các dân tộc thiểu số

Ứng xử bình đẳng với văn hoá các dân tộc thiểu số thể hiện ở sự tôn trọng những sự khác biệt trong văn hoá các dân tộc Đó là sự tôn trọng những khác biệt trong văn hoá ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc Hơn thế, đó còn là sự tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống, là ý thức giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp văn hoá lâu đời…

Hình 2.1 Múa xoè – nét đẹp trong văn hoá của dân tộc Thái ở Sơn La

Mỗi dân tộc sở hữu những bản sắc văn hoá riêng, tức là những giá trị riêng, chuẩn mực riêng giúp phân biệt dân tộc này khác với dân tộc khác Sự góp mặt của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc ở Sơn La đã tạo nên một địa phương có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, với những giá trị vô cùng quý báu và hấp dẫn Chính vì vậy, việc tôn trọng những giá trị văn hoá của các dân tộc là thái độ cần thiết, thể hiện sự học hỏi, giao lưu văn hoá lẫn nhau giữa các cộng đồng dân tộc

Trang 13

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận dân cư không nhỏ qua truyền thông, mạng xã hội còn thể hiện sự kì thị và có những suy nghĩ lệnh lạc, dán nhãn cho sự khác biệt văn hoá của các dân tộc Ngay cả chính các chủ thể văn hoá, một số cư dân các dân tộc thiểu số cũng đang hời hợt hoặc quay lưng lại với chính những giá trị văn hoá của dân tộc mình Một bộ phận lớp trẻ còn tỏ ra tự ti, mặc cảm về những sự “khác biệt” như ngại mặc trang phục truyền thống, ít sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình… Sự khác biệt, bản sắc văn hoá của mỗi tộc người cần được khẳng định và phải được ứng xử một cách bình đẳng

3 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc ở Sơn La

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang thực thi nhiều chiến lược quan trọng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, coi di sản văn hoá các dân tộc là bộ phận quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng Tỉnh Sơn La cũng đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách, tập trung các nguồn lực đầu tư nhằm phát triển các địa bàn miền núi và dân tộc, trong đó thực thi nhiều chiến lược quan trọng để đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Diện mạo đời sống ở các vùng cao, vùng dân tộc ít người đã và đang đổi mới Đời sống kinh tế – xã hội, văn hoá tinh thần ở nhiều vùng quê không ngừng khởi sắc…Mặt khác, Sơn La cũng đã thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quảng bá du lịch gắn với văn hoá địa phương Các nhà trường ở Sơn La khuyến khích học sinh mặc trang phục dân tộc vào sáng thứ Hai hằng tuần Các hoạt động đó đã và đang góp phần củng cố niềm tự hào, tự tôn, khơi gợi năng lực nội sinh trong sự nghiệp bảo tồn văn hoá ngay từ trong cộng đồng – các chủ thể văn hoá, nhất là lớp trẻ

Hình 2.2 Học sinh trường nội trú sông Mã trong giờ học thực hành

Hình 2.3 Học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sơn La tham gia hoạt động ngoại khoá

Trang 14

Đa dạng văn hoá của các dân tộc thể hiện qua những yếu tố nào?

Nêu một số biểu hiện của ứng xử bình đẳng với văn hoá các dân tộc thiểu số ở Sơn La.

Những biện pháp nào được tỉnh Sơn La triển khai nhằm đảm bảo ứng xử bình đẳng với văn hoá các dân tộc thiểu số?

1 Theo em, vì sao cần phải giữ lấy sự đa dạng văn hoá của các dân tộc ở Sơn La và tôn trọng sự khác biệt trong văn hoá của các dân tộc thiểu số?

2 Một số bạn trẻ hiện nay có xu hướng tự ti, mặc cảm về những sự “khác biệt” của dân tộc mình Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào?

3 Nêu một số việc em nên làm và không nên làm trong ứng xử với văn hoá các dân tộc thiểu số ở địa phương.

4 Thực hiện dự án tìm hiểu về đa dạng văn hoá của các dân tộc tại địa phương.

Hình 2.4 Học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Yên Châu

Trang 15

4.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo gợi ý sau:

– Phân công nhiệm vụ:

– Sản phẩm dự án có thể được trình bày dưới nhiều hình thức:

– Đánh giá, tổng kết dự án

Trang 16

► Khái quát được các giai đoạn phát triển của cách mạng ở tỉnh Sơn La từ năm 1919 đến năm 1945.

► Trình bày được những nét chính trong cuộc khởi nghĩa mùa thu năm 1945 ở tỉnh lị và các châu thuộc tỉnh Sơn La

► Đánh giá những đóng góp của nhân dân tỉnh Sơn La trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Học xong bài này, em sẽ:

Từ năm 1919 đến năm 1945, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La phát triển mạnh mẽ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Sơn La phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật (từ năm 1940) và tay sai của chúng, thành lập chính quyền cách mạng ở Sơn La năm 1945

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về các nhân vật lịch sử, những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1919 đến năm 1945 ở tỉnh Sơn La

Bài 3: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở

TỈNH SƠN LA (1919 – 1945)

Trang 17

1 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai từ năm 1919 đến năm 1939

a) Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp

Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thực hiện âm mưu đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc Sơn La, chúng cho xây dựng ở mỗi châu một nhà tù còn gọi là hươn mựt (nhà tối)

Năm 1908, thực dân Pháp xây dựng nhà tù Sơn La để giam cầm những thường phạm và cả những người chống chế độ thực dân

Để đối phó với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Việt Nam (1930 – 1931), thực dân Pháp cho mở rộng nhà tù từ 1.217m2 lên 2.074m2 và bắt đầu giam cầm, đày ải những chiến sĩ Cộng sản và những người yêu nước Chúng đổi tên thành Ngục Sơn La, đồng thời cho xây dựng nhiều trại giam và khu xà lim ngầm sâu dưới lòng đất Thực dân Pháp hi vọng rằng giữa chốn lao tù "rừng thiêng nước độc" này có thể tiêu diệt được thể xác và ý chí cách mạng của những người Cộng sản Việt Nam

Hình 3.1 Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La

Ngoài ra, thực dân Pháp còn mua chuộc những người dân kém hiểu biết làm đội quân bao vây nhà tù cùng các thủ đoạn chia rẽ các dân tộc, lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ và phong tục tập quán các dân tộc để ngăn cản việc tuyên truyền cách mạng của các tù chính trị đang bị giam cầm trong Nhà tù Sơn La

b) Phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng ở Sơn La (1919 – 1939)

Từ năm 1919 đến năm 1929, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Sơn La vẫn tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng lớn, kéo dài nhiều năm Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của người Mông do Vàng Pa Chay lãnh đạo Phong trào lan rộng từ vùng Tây

Trang 18

Bắc đến Thượng Lào, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất Tuy nhiên, cuối cùng phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Sơn La đều bị thực dân Pháp đàn áp, phong trào thất bại.

Từ năm 1930 đến năm 1935, đây là phong trào cách mạng đầu tiên ở Sơn La đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trong những năm 1930 – 1931, phong trào cách mạng diễn ra quyết liệt trên quy mô cả nước Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp tăng cường khủng bố và đàn áp Nhiều chiến sĩ cách mạng bị chúng bắt bớ và đưa đến giam giữ tại Nhà tù Sơn La, trong đó có cả các đồng chí là uỷ viên Trung ương, xứ uỷ viên, tỉnh uỷ viên, như các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng

Hình 3.2 Chòi canh Đông Bắc Ngục Sơn La

Sự có mặt của tù chính trị đã làm thay đổi hẳn tính chất của Nhà tù Sơn La, nơi đây trở thành trung tâm giam cầm, đày ải những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước ở khu vực miền Bắc Việt Nam Phong trào cách mạng ở Sơn La trong những năm 1931 – 1935 có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt

Từ năm 1936 đến năm 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào dân chủ diễn ra trên quy mô cả nước Ở Sơn La, những cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là phong trào "Chiêu dân tống thẻ"

Nhân dân đã dựa vào luật của chế độ thực dân đấu tranh nhằm tố cáo bọn thực dân, phìa, tạo, tham nhũng, đòi giảm thuế, bớt ruộng chức Tiêu biểu là phong trào “Chiêu dân tống thẻ” ở Thuận Châu, nhân dân đưa bản yêu sách với 600 chữ kí và điểm chỉ chống bất công về thuế, chống phìa tạo chiếm ruộng đất quá nhiều; nhân dân Mường Piềng, Mường La đưa bản yêu sách 150 chữ kí cùng điểm chỉ

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trang 19

“Chiêu dân tống thẻ” là đỉnh cao của phong trào chống Pháp ở Sơn La dưới hình thức đấu tranh chính trị, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân đấu tranh, góp phần vào thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 trên cả nước.

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, nhiều đại biểu của phong trào trở về địa phương bị sát hại, tù đày như: Lò Văn Mường ở bản Lao, xã Tông Cọ; Tòng Văn Pàng ở bản Púa, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu bị giặc bắt kết án tù

Trình bày những sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng ở Sơn La thời kì1919 – 1939.

2 Phong trào đấu tranh tiến tới thành lập chính quyền cách mạng (1939 – 1945)

a) Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến tháng 3 năm 1945

Cuối tháng 12 – 1939, Chi bộ Đảng lâm thời được thành lập trong nhà tù Sơn La Tháng 2 – 1940, Chi bộ lâm thời chuyển thành Chi bộ chính thức

Tháng 5 – 1940, Chi bộ tổ chức đại hội và đề ra chủ trương hoạt động, trong đó có công tác xây dựng tổ chức cách mạng cả bên trong và bên ngoài nhà tù Đồng chí Tô Hiệu được bầu làm bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La

Từ năm 1941 đến tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp tiếp tục đưa các chiến sĩ cách mạng lên giam cầm tại Nhà tù Sơn La Nhưng tại đây, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 – 1941) được các đồng chí Trung ương Đảng bị bắt đến đây tuyên truyền cho anh em

Hình 3.3 Mô hình các chiến sĩ trong Nhà tù Sơn La sinh hoạt chính trị

Trang 20

Tháng 5 – 1941, Chi bộ Nhà tù Sơn La cho ra đời tờ báo Suối reo do đồng chí

Trần Huy Liệu làm chủ bút Sự tuyên truyền cách mạng làm thức tỉnh một số binh lính người Thái canh gác Nhà tù Sơn La như: Lò Văn Sôn, Lò Văn Dọn, Quản Mười, Đội Thát Chính họ đã trở thành cán bộ cách mạng nòng cốt trong lực lượng vũ trang ở địa phương.

Đầu năm 1942, thực dân Pháp tiếp tục đày các đoàn tù chính trị từ nhà tù Hoả Lò (Hà Nội) lên Sơn La, trong đó có Trần Đăng Ninh Ông đã truyền đạt lại cho Chi bộ chủ trương Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (tháng 5 – 1941).

Đầu năm 1943, Chi bộ Nhà tù Sơn La đã bí mật gây dựng được hai tổ thanh niên cứu quốc đầu tiên ở Mường La và tỉnh lị làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng trong thanh niên các dân tộc.

(Theo Địa chí Sơn La, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Cuối năm 1943, Chi bộ Nhà tù Sơn La bắt liên lạc được với Trung ương Chi bộ Nhà tù Sơn La được Trung ương công nhận và giao trách nhiệm chỉ đạo phong trào cách mạng Sơn La

Năm 1944, đội tự vệ Mường Chanh ra đời đặt cơ sở cho hình thức đấu tranh vũ trang của quần chúng là hạt nhân của phong trào khởi nghĩa ở Sơn La

Hình 3.4 Đồng chí Tô Hiệu Hình 3.5 Đồng chí Chu Văn Thịnh

Trang 21

Sau ngày phát xít Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương (9 – 3 – 1945), các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La chuẩn bị tổ chức cuộc vượt ngục Trưa 10 – 3 – 1945, trong khi chuyển đến nhà tù Nghĩa Lộ, đoạn đèo Cao Phạ, ban lãnh đạo đã chỉ đạo 200 tù nhân đấu tranh để tự giải thoát và trở lại Sơn La cùng cán bộ cốt cán ở địa phương củng cố, phát triển phong trào.

Các cơ sở cách mạng do Chi bộ Nhà tù xây dựng trước đây được mở rộng thêm Nhiều cơ sở cách mạng mới được xây dựng ngay tại tỉnh lị Sơn La và các vùng lân cận Các tổ chức cứu quốc được thành lập, kêu gọi, vận động đồng bào các dân tộc nhận rõ kẻ thù, đoàn kết, cùng góp sức ủng hộ cách mạng

Tờ báo Lắc Mương (“trụ cột đất nước”) do đồng chí Lê Trung Toản và ông Cầm Văn Minh chỉ đạo kiêm chủ bút Đây là cơ quan tuyên truyền của Hội người Thái cứu quốc, được viết bằng cả chữ Thái và chữ Quốc ngữ.

Hình 3.6 Đồng chí Lê Trung ToảnHình 3.7 Ông Cầm Văn Minh

Nêu một số hoạt động chủ yếu của Chi bộ Nhà tù Sơn La trong giai đoạn 1939 – 1945 Hãy đánh giá về vai trò của Chi bộ Nhà tù Sơn La đối với công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa ở Sơn La năm 1945.

Trang 22

3 Khởi nghĩa nhằm lật đổ chính quyền của địch, thành lập chính quyền cáchmạng tháng Tám năm 1945 ở Sơn La

Ngày 19 – 8 – 1945, cuộc khởi nghĩa ở Mường Chanh giành thắng lợi Chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập ở Mường Chanh Sau đó, cuộc khởi nghĩa liên tiếp thắng lợi ở các châu Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu…

Ở tỉnh lị Sơn La, ngày 23 – 8 – 1945, quân cách mạng tiến vào bao vây đồi Khau Cả, các ngả đường và mục tiêu quan trọng khác Ngày 25 – 8 – 1945, Trưởng Bảo an binh đã giải tán binh lính, giao nộp vũ khí Trước tình thế đó, quân phát xít Nhật chấp nhận đầu hàng

Ngày 26 – 8 – 1945, một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức trên đồi Khau Cả Hàng ngàn quần chúng nhân dân kéo đến dự và tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính quyền cách mạng Uỷ ban cách mạng lâm thời ra mắt đồng bào Ông Chu Văn Thịnh thay mặt cho chính quyền lâm thời tỉnh tuyên bố: cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở tỉnh lị Sơn La Đầu tháng 9 – 1945, Mộc Châu giành chính quyền; tháng 10 – 1945, Quỳnh Nhai giành chính quyền

Như vậy, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Sơn La hoàn toàn thắng lợi Từ đây, nhân dân các dân tộc Sơn La thoát khỏi ách áp bức, bóc lột tàn bạo của đế quốc và phong kiến phản động

Thắng lợi này là thành quả vĩ đại của sự nghiệp chống ngoại xâm, giành độc lập của nhân dân các dân tộc Sơn La, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 trong cả nước

– Trình bày những sự kiện chính về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Támnăm 1945 ở Sơn La.

– Lựa chọn sự kiện tiêu biểu thể hiện sự kịp thời và sáng tạo của quân dân Sơn Latrong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trang 23

1 Dựa vào nội dung bài học em hãy lập bảng hệ thống về phong trào cáchmạng ở Sơn La trong giai đoạn cách mạng 1919 – 1945 theo mẫu sau:

Tìm hiểu thêm

1 Phong trào “Chiêu dân tống thẻ”

Phong trào “Chiêu dân tống thẻ” là phong trào đấu tranh bằng hình thức phi vũ trang nhằm chống thực dân Pháp, bọn phìa, tạo tay sai của nhân dân Sơn La trong những năm 1931 – 1936 Hình thức đấu tranh phong phú như: nhân dân dựa vào luật của thực dân tố cáo bọn phìa tạo tham nhũng, đòi giảm thuế, bớt ruộng chức, đưa yêu sách như: bản yêu sách với 600 chữ kí và điểm chỉ của nhân dân Thuận Châu; bản yêu sách 150 chữ kí cùng điểm chỉ của nhân dân Mường Piềng, Mường La

Trang 24

Đây là sự trỗi dậy mạnh mẽ, sự phản kháng kịch liệt, gây thành làn sóng căm phẫn của nhân dân Sơn La đối với chính sách áp bức bóc lột nặng nề của thực dân và phong kiến phản động Bất chấp mọi khủng bố, đe doạ của bọn thống trị, những đại biểu “Chiêu dân tống thẻ” của địa phương vẫn tìm cách đưa bản yêu sách đến tận Phủ thống sứ ở Hà Nội Có thể nói, “Chiêu dân tống thẻ” là đỉnh cao của phong trào chống Pháp ở Sơn La dưới hình thức đấu tranh phi vũ trang trong thời kì này.

2 Cuộc đấu tranh trên đồi Khau Cả

Ngày 26 – 8 – 1945, một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức trên đồi Khau Cả Hàng ngàn quần chúng nhân dân kéo đến dự và tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính quyền cách mạng Uỷ ban cách mạng lâm thời ra mắt đồng bào, ông Cầm Văn Dung làm Chủ tịch, ông Chu Văn Thịnh làm Phó Chủ tịch và các uỷ viên

Ban Cán sự Việt Minh do ông Chu Văn Thịnh làm Chủ nhiệm và ông Nguyễn Tử Du làm Phó Chủ nhiệm cùng một số uỷ viên Ông Chu Văn Thịnh thay mặt cho chính quyền lâm thời tỉnh tuyên bố: khởi nghĩa ở Sơn La hoàn toàn thắng lợi Từ nay, đồng bào các dân tộc được làm chủ bản mường, đất nước

(Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Địa chí Sơn La,

quyển I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trang 25

► Nêu được những nét chính trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyềncách mạng ở Sơn La sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.► Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nhân dân các dân tộc Sơn La

trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và khángchiến chống Mĩ (1954 – 1975)

► Có ý thức trân trọng về những đóng góp của nhân dân các dân tộc tỉnh SơnLa trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và khángchiến chống Mĩ (1954 – 1975)

► Đề xuất được một số giải pháp trong việc giữ gìn những di tích cách mạng củatỉnh thời kì 1945 – 1954

Từ năm 1945 đến năm 1954, trên vùng đất Sơn La đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam Quân và dân tỉnh Sơn La đã phát huy truyền thống yêu nước, chiến đấu anh dũng, lao động sáng tạo góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc Việt Nam

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự kiện đã diễn ra trên đất Sơn La trong những năm 1945 - 1975 Theo em, quân dân tỉnh Sơn La đã có những đóng góp gì cho thắng lợi của các cuộc kháng chiến đó?

Bài 4: LỊCH SỬ TỈNH SƠN LA THỜI KÌ 1945 - 1975

Trang 26

1 Công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dânPháp (1945 – 1954)

a) Tình hình Sơn La sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Ngày 31 – 8 – 1945, quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào Sơn La với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật Vừa đặt chân vào vùng đất Sơn La, chúng cấu kết ngay với bọn phản động, phủ nhận chính quyền Việt Minh, bắt bớ vô cớ một số cán bộ và nhân dân

Đầu tháng 11 – 1945, thực dân Pháp từ Trung Quốc đánh chiếm Lai Châu Tháng 4 – 1946, một bộ phận quân Pháp từ Lai Châu đánh xuống Thuận Châu Đầu năm 1947, thực dân Pháp chiếm được Sơn La và thiết lập bộ máy thống trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm bình định lâu dài Sơn La Chúng ra sức bắt phu, bắt lính, cướp bóc, vơ vét tài sản của nhân dân nhằm thực hiện mưu đồ “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”

Ngoài ra, ở Sơn La còn có bọn phản động thân Nhật, thân Pháp và thân Trung Hoa Dân quốc ngay tại trung tâm tỉnh lị

Chính quyền dân chủ nhân dân ở Sơn La mới thành lập, phải trải qua muôn vàn khó khăn, phức tạp, thiếu thốn, thù trong, giặc ngoài đe doạ, can thiệp phá hoại thành quả ban đầu của cách mạng

Nhân dân các dân tộc Sơn La vừa giành được quyền làm chủ, ngày càng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hăng hái gia nhập Việt Minh Phong trào cách mạng Sơn La đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh bộ Việt Minh và hệ thống chính quyền cách mạng mới được thành lập

b) Xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang đối phó với âm mưumới của thực dân Pháp (1946 – 1950)

Ngày 6 – 1 – 1946, nhân dân các dân tộc Sơn La tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tỉnh Sơn La có hai đại biểu trúng cử Quốc hội khoá I Hệ thống chính quyền cách mạng từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được xây dựng

Trang 27

Tháng 10 – 1946, Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh được thành lập Đây là hạt nhân lãnh đạo và là tiền thân của Đảng bộ tỉnh Sơn La Bộ Quốc phòng đã trực tiếp tổ chức mặt trận Tây tiến để tăng cường lực lượng cho Sơn La

Xứ uỷ cũng điều động 7 đại đội Vệ quốc đoàn lên mặt trận Tây Bắc để đánh địch Trung đoàn 148 (thành lập tháng 12 – 1945) mang phiên hiệu Trung đoàn Sơn La cùng 4 đại đội vũ trang địa phương và đại đội học viên trường quân sự đang thực tập tại Sơn La đã anh dũng chiến đấu cản phá bước tiến nhanh của quân Pháp.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Hình 4.1 Những người lính Tây tiến trong kháng chiến chống Pháp

Trung đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của tỉnh Sơn La được thành lập (Ngày 2 – 8 – 1947) và cùng dân quân du kích vùng Mộc Hạ tổ chức các trận đánh, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng cơ sở kháng chiến và xây dựng khu căn cứ kháng chiến đầu não của tỉnh

Tháng 3 – 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên tỉnh Sơn Lai (hai tỉnh Sơn La – Lai Châu), Uỷ ban kháng chiến hành chính liên huyện Mộc Yên, Mai Thuận ra đời trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc địa phương

Đến năm 1950, Tỉnh uỷ quyết định mở chiến dịch tổng phá tề, được đông đảo quần chúng tham gia

Nêu kết quả trong công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang ở Sơn La sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trang 28

c) Quân, dân các dân tộc Sơn La tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp(1952 – 1954)

Quân dân Sơn La tham gia chiến dịch Tây Bắc (1952)

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9 – 1952) về việc mở Chiến dịch Tây Bắc, Ban Thường vụ Khu uỷ Tây Bắc xác định nhiệm vụ phá tan “xứ Thái tự trị” giả hiệu của địch, tạo đà tiến lên giải phóng hoàn toàn Tây Bắc

Chiến dịch Tây Bắc chia làm 3 đợt Đợt 1 từ ngày 14 –10 – 1952, sau 13 ngày ta làm chủ trên 10.000m2 từ hữu ngạn sông Hồng đến tả ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, ba huyện: Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai cơ bản được giải phóng.

Đợt 2, từ ngày 17 – 11, các đơn vị bộ đội chủ lực bao vây, tiến công tiêu diệt đồn Bản Hoa (Tân Lập) Mộc Châu, sau đó tiến công chọc thủng “chiếc áo giáp sắt” của địch phía nam phân khu Sơn La là đồn Mộc Châu và một loạt các đồn khác trên đường 41 (nay là quốc lộ 6), giải phóng tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) và một phần tỉnh Lai Châu.

Đợt 3, từ đêm 30 – 11 – 1952, ta tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản Nhưng do lực lượng địch mạnh, nhận thấy bộ đội chưa đủ sức đánh tập đoàn cứ điểm, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định kết thúc chiến dịch vào ngày 10 – 12 – 1952.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trong chiến dịch, Đảng bộ và quân dân Sơn La đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, chiến đấu và phục vụ chiến đấu Nhân dân các dân tộc đã đóng góp cho chiến dịch 1.421.220 ngày công; 693.434kg gạo, 8.000kg ngô, 48.321kg thịt các loại

Chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, ta đã giải phóng được khoảng 8/10 đất đai Tây Bắc Tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản) được giải phóng, căn cứ kháng chiến được mở rộng Quân và dân ta đã tiêu diệt trên 6.000 tên địch, đập tan cái gọi là “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp

Thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc có ý nghĩa đối với cả chiến trường Bắc Bộ và vùng Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của quân và dân các dân tộc Sơn La

Quân, dân các dân tộc Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)

Sơn La là địa bàn huyết mạch giao thông, nối liền giữa Việt Bắc và các tỉnh miền xuôi với chiến trường Điện Biên Phủ, Sơn La trở thành nơi trung chuyển lực lượng, vũ khí, phương tiện, bảo đảm vật chất cho mặt trận

Trang 29

Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn Tây Bắc.

Hình 4.2 Nhân dân vận chuyển lương thực, thực phẩm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

Quân dân tỉnh Sơn La tích cực tham gia sửa chữa, đào đắp và đảm bảo đường giao thông thông suốt Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 21.687 lượt dân công và 2.434.000 ngày công đóng góp cho chiến dịch, vừa làm đường, sửa chữa đường, vừa bảo đảm vận chuyển Về phương tiện vận chuyển có 83 thuyền và ca nô, 872 ngựa thồ đã sử dụng để vận chuyển lương thực, đạn dược lên mặt trận

Các dân tộc ở Sơn La đã góp hơn 2 triệu ngày công để mở tuyến đường số 13 nối liền từ phía đông tỉnh Yên Bái đến phía nam Sơn La, dài hơn 100km; sửa chữa và đào đắp tuyến đường số 41 nối liền giữa Liên khu 3, Liên khu 4 lên Tây Bắc, các đường từ cửa ngõ Mộc Châu đến Ngã ba Cò Nòi qua các huyện đến Tuần Giáo và từ Tuần Giáo đến Điện Biên, với tổng chiều dài khoảng 450km.

Tại bến phà Tạ Khoa, máy bay địch oanh tạc liên tục ngày đêm, nhưng ta vẫn đảm bảo giao thông thông suốt Hàng nghìn tấn vũ khí các loại, lương thực thực phẩm đã theo những đoàn xe vận tải, xe thồ ra chiến trường.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trang 30

Hình 4.3 Tượng đài Thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn

Trải qua 56 ngày đêm từ ngày 13 – 3 đến ngày 7 – 5 – 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta Trong chiến công chung đó có sự đóng góp to lớn của quân và dân các dân tộc Sơn La

Nêu những kết quả của nhân dân các dân tộc Sơn La trong chiến dịch Tây Bắcnăm 1952.

Nhân dân các dân tộc Sơn La có những đóng góp như thế nào đối với Chiến dịchlịch sử Điện Biên Phủ (1954)?

2 Nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La xây dựng, phát triển kinh tế và khángchiến chống Mĩ (1954 – 1975)

a) Nhân dân các dân tộc Sơn La xây dựng và phát triển kinh tế

Năm 1955, Chủ tịch nước đã kí Sắc lệnh thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, theo đó tỉnh Sơn La thuộc khu tự trị Ngày 27 – 10 – 1962, kì họp thứ năm Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái – Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc Tỉnh Sơn La được tái lập, bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 31

Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp được tiến hành thí điểm ở xã Mường Sại (Thuận Châu) và xã Chiềng Mai (Mai Sơn) để rút kinh nghiệm mở rộng Đến năm 1965, phong trào hợp tác hoá ở Sơn La đã thu hút 85,1% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã Do cải tiến kĩ thuật, cải tiến công cụ sản xuất, thâm canh tăng vụ nên năng suất, sản lượng nông nghiệp được nâng cao.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Nền kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến: nghề trồng bông của đồng bào Thái, trồng lanh của đồng bào Mông trước đây được khôi phục trở lại và phát triển ở Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu Nghề trồng chè ở Mộc Châu, Phù Yên được Nhà nước hỗ trợ góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương

Chăn nuôi đáp ứng nhu cầu về sức kéo và thực phẩm trong nhân dân Các ngành xây dựng cơ bản, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng đều có sự chuyển biến

Hình 4.4 Quân dân bản Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu vừa thu hoạch lúa vừa sẵn sàng

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

Từ năm 1965 đến năm 1973, trong điều kiện phải đối phó với các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, nhân dân các dân tộc Sơn La vẫn tiếp tục xây dựng kinh tế và phát triển sản xuất Trong nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo chủ động nước tưới cho gần 80% diện tích ruộng hai vụ, phục vụ khai hoang tăng vụ hàng ngàn héc-ta

Vốn đầu tư cho công nghiệp tăng bình quân hằng năm gần 30%, với 67 cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp cùng hàng trăm tổ thủ công với nhiều mặt hàng mới phục vụ sản xuất và đời sống Cuộc vận động định canh, định cư kết hợp với củng cố hợp tác xã nông nghiệp được tiến hành thí điểm ở Noong Lay (Thuận Châu), sau đó mở rộng ở hầu hết các bản vùng cao.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trang 32

Từ năm 1973 đến năm 1975, Sơn La nhanh chóng chuyển từ tình trạng thời chiến trở lại hoạt động thời bình Các vùng, cụm kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp sản xuất tập trung đã ổn định phương hướng sản xuất mới.

Cụm nông nghiệp chè – bò sữa Mộc Châu; các cụm kinh tế: bò – chè Chiềng Chung (Yên Châu), vừng đen xuất khẩu (Quỳnh Nhai) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện, than đều tăng hơn 2 lần so với năm 1965 và tăng 1,8 lần so với năm 1971, tỉ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp lên 19,3% trong tổng giá trị nông – lâm – công nghiệp Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương năm 1974 đạt cao nhất so với tất cả các năm trước đó Hàng trăm kilômét đường được tu bổ, mở rộng và nâng cấp, bảo đảm vận chuyển khối lượng hàng hoá hằng năm tăng 20% so với năm 1971, riêng năm 1975 tăng trên 75%.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Nêu thành tựu nổi bật về kinh tế của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La trong thời kì 1954 – 1975.

b) Quân, dân Sơn La kháng chiến chống Mĩ

Hành động chiến tranh của đế quốc Mĩ

Từ cuối năm 1963 đến cuối năm 1964, đế quốc Mĩ chuẩn bị cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

Trên vùng trời Sơn La, máy bay Mĩ hoạt động trinh sát, thực hiện 16 vụ thả biệt kích, thám báo, rải truyền đơn và hàng tâm lí chiến xuống một số nơi Ngày 14-6- 1965, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá Mộc Châu, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt trên địa bàn Sơn La.

Hình 4.5 Cầu Trắng tại thị xã Sơn La bị máy bay Mĩ ném bom phá hoại năm 1965

Trang 33

Mục tiêu bắn phá của đế quốc Mĩ là các mục tiêu quân sự, kho tàng, hệ thống cầu cống trên các trục giao thông, các phương tiện vận tải thuỷ bộ, thị xã, thị trấn và một số điểm dân cư nông thôn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân địa phương.

Quân dân Sơn La chiến đấu bảo vệ quê hương

Nhờ chủ động sẵn sàng chiến đấu, quân và dân Sơn La đã giành được thành tích ngay từ trận đầu bắn rơi máy bay và bắt được phi công Mĩ tại Mộc Châu, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên…

Hình 4.6 Bộ đội Pháo cao xạ Sơn La sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay địch

Ngày 14 – 6 – 1965, quân và dân Sơn La bắn rơi 2 máy bay Mĩ tại Mộc Châu; Tổ dân quân Lò Văn Sáng (xã Chiềng La, Mường La) lập công xuất sắc bắn rơi chiếc “thần sấm” F105 bằng súng trường Dân quân xã Tông Lệnh (Thuận Châu) bắn rơi 1 chiếc F105 Hai dân quân người Mông xã Kim Bon (Phù Yên) bắn rơi tại chỗ 1 chiếc F105 Đó là những xã vùng cao đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi máy bay Mĩ.

(Theo Địa chí Sơn La, Quyển 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Kết thúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, quân và dân Sơn La đã bắn rơi 63 máy bay, tiêu diệt và bắt sống một số phi công Mĩ

Tháng 10 – 1972, lực lượng dân quân tự vệ xã Mường Do (Phù Yên) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F.111, mở đầu thành tích bắn máy bay Mĩ trên toàn quân khu Lực lượng dân quân hai xã Chiềng Tương và Chiềng Khừa (Mộc Châu) đã bắt sống giặc lái Mĩ

Trang 34

Với những thành tích đạt được, quân dân tỉnh Sơn La vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, nhiều đơn vị tự vệ được công nhận là đơn vị quyết thắng, nhiều liệt sĩ đã được truy tặng huân chương.

– Trong những năm 1965 – 1972, đế quốc Mĩ có những hành động chiến tranh nàotrên bầu trời Sơn La? Những hành động đó gây ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng quê hương Sơn La?

– Nêu những thành tích nổi bật của quân và dân tỉnh Sơn La trong cuộc chiến đấuchống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ (1965 – 1973).

1 Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thành tựu chính của Sơn La từ năm 1945 đếnnăm 1975.

2 Sưu tầm tư liệu về các nhân vật lịch sử; hoặc sự kiện lịch sử lịch sử (giaiđoạn 1945 – 1954) trên địa bàn địa phương em đang sinh sống và học tập Viết bài ngắn giới thiệu về nhân vật hoặc sự kiện đó.

3 Sưu tầm tư liệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với những chiến côngcủa quân dân Sơn La trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ (1965 – 1975) Viết bài ngắn để thuyết trình trước lớp.

Trang 35

Tìm hiểu thêm

CÔNG TÁC TIỄU PHỈ Ở SƠN LA

Trên chặng đường lịch sử suốt 30 năm (1945 1975), kẻ địch đã lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn người, chủ yếu là thanh niên Âm mưu hậu chiến của kẻ địch nhằm phá ta từ trong phá ra nên đã lập ra tổ chức phỉ và dựng lên các vụ xưng đón vua nhằm làm mất ổn định chính trị vùng đồng bào các dân tộc ít người; thả gián điệp, biệt kích xuống để gây mất an ninh trật tự xã hội và phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân

Đã có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ bình yên cho quê hương, đất nước Bên cạnh chiến công tiêu diệt, bắt sống, gọi hàng hơn 2.400 phỉ, thu hàng ngàn khẩu súng các loại, triệt phá các tổ chức đảng phái phản động, các vụ xưng vua và đón vua, quân và dân Sơn La còn tóm gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích xâm nhập địa bàn của tỉnh và vùng giải phóng Lào Đó chính là thắng lợi của việc xây dựng được trận địa trong lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc

(Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Địa chí tỉnh Sơn La,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2019)

Trang 36

► Khái quát được thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục của Sơn Latrong các giai đoạn 1976 – 1986 và 1986 – đến nay.

► Rút ra được những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới ở Sơn La

Học xong bài này, em sẽ:

Từ năm 1976 đến nay, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La tiếp tục đạt nhiều thành tưu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về một vài thành tựu ở Sơn La trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1976 đến nay.

1 Thành tựu tiêu biểu của Sơn La trong thời kì 1976 – 1986

a) Bối cảnh lịch sử

Sơn La là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông, công nghiệp Là một trong những khu tự trị quan trọng của vùng Tây Bắc Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, sự tồn tại của đơn vị khu không còn phù hợp

Bài 5: NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH SƠN LA TIẾP TỤC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1976 VÀ THỰC HIỆN CÔNG CUỘC

ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Trang 37

Năm 1976, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ tương bỏ cấp khu trong các đơn vị hành chính của cả nước Theo đó, tỉnh Sơn La có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm phát huy ba thế mạnh nghề rừng, chăn nuôi và cây công nghiệp

Năm 1981, Trung ương ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương ở Sơn La phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ, đồng thời có những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh

b) Kết quả đạt được

Đến năm 1986, lần đầu tiên Sơn La cơ bản tự trang trải được lương thực; cây công nghiệp như chè, mía cây, cây dược liệu, đỗ tương trở thành sản phẩm hàng hoá quan trọng của tỉnh Nhiều vùng chuyên canh trồng cây lương thực, cây công nghiệp được hình thành ở Mộc Châu, Yên Châu, Nà Sản, Phù Yên… có nhiều hợp tác xã chăn nuôi bò ở Mộc Châu, Yên Châu

Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương Giao thông vận tải cũng được chú trọng Các tuyến đường chính cơ bản bảo đảm thông suốt và nhanh chóng xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ cho yêu cầu quốc phòng

Hình thức kinh doanh kết hợp nông – lâm nghiệp và bước đầu áp dụng những hình thức, biện pháp có hiệu quả để bảo vệ và xây dựng vốn rừng

Hình 5.1 Đồi chè Ô Long Mộc Châu

Công tác xây dựng cơ bản bước đầu được sắp xếp lại, tập trung hơn cho những mục tiêu then chốt và các công trình trọng điểm Thương nghiệp có nhiều khởi sắc, việc

Trang 38

nhập thêm lương thực, một số vật tư, nguyên liệu, phương tiện vận tải đã phục vụ đắc lực cho các đơn vị làm hàng xuất khẩu phát triển.

Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở tỉnh Sơn La (1976 – 1986) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Nêu kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La từ năm 1976 đến năm 1986.

2 Sơn La thời kì đổi mới (1986 – 2000)

a) Bối cảnh lịch sử

Tuy đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, nhưng Sơn La cũng có một số khó khăn phải tháo gỡ như: điểm xuất phát của tỉnh thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sự phát triển không đều giữa vùng trung tâm với các địa phương vùng cao, vùng sâu

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhằm phát huy những thế mạnh kinh tế của địa phương, Đảng bộ Sơn La đã tập trung tổ chức lại sản xuất nông – lâm nghiệp, phân vùng kinh tế phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trong tỉnh

Trang 39

Chăn nuôi rất phát triển nhất là bò lai sind và bò sữa Nhờ có sự phát triển toàn diện trong nông nghiệp, Sơn La khắc phục được nạn phá rừng làm nương rẫy.

Hình 5.3 Đàn bò ở Nông trường Mộc Châu

– Công cuộc đổi mới ở Sơn La diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?– Nêu và nhận xét về những thành tựu của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La trong thời kì đổi mới (1986 – 2000).

3 Sơn La tiếp tục đổi mới và thực hiện từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 2001 đến nay

b) Thành tựu

Nhờ khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng và toàn tỉnh, nên giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2008 đạt khoảng 1.718 tỉ đồng

Trang 40

Nhà máy thuỷ điện Sơn La được khởi công vào năm 2005, đến năm 2012 đã hoà chung vào điện lưới quốc gia.

Các ngành công nghiệp chế biến được đầu tư phát triển như; nhà máy chế biến sữa Mộc Châu, Nhà máy chè Mộc Châu, Nhà máy chè Cờ Đỏ, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Mai Sơn, Nhà máy xi măng Chiềng Sinh, Nhà máy mía đường Mai Sơn ;

Ngành du lịch phát huy lợi thế, nhất là khu du lịch Mộc Châu được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa vào khai thác điểm du lịch Rừng thông bản Áng, Đồi chè Trái tim Mộc Châu, thung lũng mận Nà Ka, thác Dải Yếm

Đời sống của nhân dân các dân tộc được nâng cao, bình quân thu nhập đạt trên 21 triệu/người (2008)

Hình 5.4 Nông dân bản Pá Ban, xã Mường Bám trồng xoài theo tiêu chuẩn

VietGAP từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách

Hình 5.5 Hồ thuỷ điện Sơn La.

Hình 5.6 Sơn La tìm hướng đi lên

Ngày đăng: 07/09/2024, 06:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN