1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Điện Biên Lớp 9.Pdf

105 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Điện Biên Lớp 9
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài Liệu
Thành phố Điện Biên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 24,83 MB

Nội dung

mục lụcĐỊa LÍ, KINH Tế, HƯỚNG NGHIỆP 10 Ngành thương mại, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông của 11 Phát triển nền nông nghiệp bền vững ở tỉnh Điện Biên 66 12 Định hướng nghề ng

Trang 1

LớpUỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIÁO DC A PHNGTNH IN BIÊN

TÀI LIỆU

9

Trang 2

mục lục

ĐỊa LÍ, KINH Tế, HƯỚNG NGHIỆP

10 Ngành thương mại, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông của

11 Phát triển nền nông nghiệp bền vững ở tỉnh Điện Biên 66

12 Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở 74

CHÍNH TrỊ – XÃ HộI, mÔI TrƯờNG

14 Một số vấn đề môi trường ở tỉnh Điện Biên 86

15 Tái chế vật liệu phế thải để bảo vệ môi trường 93

VĂN HoÁ, LỊCH SỬ TrUYỀN THỐNG1 Kiến trúc nhà ở truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên 7

2 Phong tục tập quán của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên 11

5 Điện Biên trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 28

6 Nhân dân Điện Biên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ

7 Điện Biên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới từ năm 1976 đến nay 41

Trang 3

Các em học sinh thân mến!

Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh Nơi đây lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của 19 dân tộc thiểu số thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; ghi dấu những chiến công hiển hách, hào hùng: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

“Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, biểu tượng cho ý chí quật cường, tinh

thần yêu nước dân tộc của Việt Nam Còn rất nhiều điều thú vị nữa về quê hương Điện Biên đang chờ các em khám phá

Với 15 chủ đề thuộc các lĩnh vực Văn hóa, Lịch sử, Địa lí – Kinh tế, Hướng nghiệp,

Chính trị xã hội, Môi trường, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 9 tiếp

tục mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, bổ ích về phong tục tập quán: phong tục cưới xin, phong tục trong ngày tết và đời sống hàng ngày của các dân tộc (như: lễ Tằng cẩu dân tộc Thái, tục giã bánh giầy dân tộc Mông, Tết Hoa dân tộc Cống, Tết té nước dân tộc Lào…); quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ năm 1930 đến nay Bên cạnh đó, các em sẽ có cơ hội để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân thông qua tìm hiểu về tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành du lịch, thương mại, thủy điện cũng như định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững của tỉnh nhà Thông qua những hoạt động đó sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương

Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 9 sẽ là hành trình đầy ý nghĩa đưa các em đến với những vẻ đẹp của quê hương Điện Biên, để hiểu hơn về văn hóa, lịch sử, truyền thống, thiên nhiên…thêm yêu, gắn bó với con người và cuộc sống

LờI NÓI ĐẦU

Chúc các em có nhiều niềm vui và thành công trong học tập!

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên

Trang 4

Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học.

Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới

Mục tiêu bài học:

Mở đầu:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

1

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là nhà ở của dân tộc nào ở Điện Biên?

• Mô tả được đặc điểm một số công trình kiến trúc nhà ở truyền thống ở Điện Biên.

• Nêu được vai trò của các công trình kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống trong nhịp sống hiện đại.

• Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương.

Học xong chủ đề này, em sẽ:

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

KIN TRÚC NHÀ  TRUYN THNG CA MT S DÂN TC  TNH IN BIÊN

Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới

Kiến thức mới:

Tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thuỷ điện, đặc biệt là thuỷ điện vừa và nhỏ Tỉnh đã đầu tư và phát triển mạnh công nghiệp thuỷ điện nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, mang lại nguồn lợi đáng kể cho kinh tế, xã hội tại địa phương.

Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 47 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, với tổng công suất lắp máy khoảng 522 MW Trong đó có 11 nhà máy thuỷ điện đang vận hành khai thác, tổng công suất lắp máy 137,3 MW; 21 dự án thuỷ điện đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng công suất lắp máy dự kiến là 301,1 MW (trong đó có 06 dự án đang thi công xây dựng, tổng công suất lắp máy 123 MW) 7 dự án được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập dự án đầu tư, tổng công suất lắp máy dự kiến 46 MW; 7 dự án đang kêu gọi đầu tư tổng công suất lắp máy dự kiến 26,6 MW; 1 dự án đang hoàn thiện thủ tục cấp chủ trương đầu tư, công suất lắp máy 11 MW.

1 Tiềm năng

Trang 5

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Là các câu hỏi, bài tập, thực hành đề củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học

Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn

3 Sưu tầm tư liệu, hình ảnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá, xã hội của Điện Biên trong công cuộc đổi mới địa phương trong năm năm gần đây (2015 – 2020).

4 Hãy viết một bài giới thiệu về một trung tâm kinh tế đã ra đời ở Điện Biên trong thời kì đổi mới và được duy trì phát triển đến ngày nay.

(Gợi ý: Lịch sử hình thành, thành tựu chính, bài học thành công, ghi nhận của địa phương và quốc gia,…)

Trang 6

Cung cấp một số nội dung kiến thức liên quan đến bài học

Tìm hiểu thêm:

Tìm HIểU THêm

“Tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phấn đấu xây dựng Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc” do đồng chí Trần Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy trình bày, nêu rõ: Qua 5 năm, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh và đạt được những kết quả tích cực Đa số các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội XII đề ra

Kinh tế duy trì tăng trưởng khá Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 9,11%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp Năm 2015: Khu vực nông, lâm nghiệp 23,1%, giảm 6,76%; công nghiệp - xây dựng 31,35%, tăng 1,26%; dịch vụ 45,55%, tăng 5,48% so với năm 2010 Bình quân GRDP đầu người năm 2015, ước đạt 23,6 triệu VNĐ (1.130 USD), tăng 89,43% so với năm 2010 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư Văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực

Các vấn đề xã hội bức xúc được chỉ đạo giải quyết có kết quả, nhất là chương trình xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội Đời sống của nhân dân nâng lên Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng; khối đoàn kết các dân tộc được tăng cường Cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm có chuyển biến tiến bộ”…

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Điện Biên cũng còn một số điểm yếu, như: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thật vững chắc; kinh tế tăng trưởng chưa ổn định; các thành phần kinh tế phát triển còn hạn chế; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển tích cực so với giai đoạn trước, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; sự nghiệp giáo dục - y tế, văn hóa - xã hội còn rất nhiều khó khăn Các chương trình xoá đói, giảm nghèo chưa bền vững, v.v đòi hỏi Điện Biên phải có những biện pháp tích cực, đồng bộ để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới của tỉnh tiến lên.

(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện biên khoá XII)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Trang 7

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là nhà ở của dân tộc nào ở Điện Biên?

• Trình bày được đặc điểm một số công trình kiến trúc nhà ở truyền thống ở Điện Biên

• So sánh được được điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Điện Biên

• Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương

Học xong chủ đề này, em sẽ:

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

KIN TRÚC NHÀ  TRUYN THNG CA MT S DÂN TC  TNH IN BIÊN

Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc sắc Điều đó được thể hiện rõ qua ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và kiến trúc nhà ở truyền thống… Nhà ở của các dân tộc ở Điện Biên được thiết kế, xây dựng dựa trên quan niệm riêng thể hiện trong chất liệu, kiểu dáng và công năng sử dụng

Hình 1.1.

Trang 8

1 Nhà ở của người Thái

Nhà sàn là một nét đẹp của văn hoá Thái, là biểu tượng của sự hài hoà giữa đất trời và thiên nhiên Nhà sàn người Thái (Hướn hạn phủ Tày) là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Bản làng người Thái thường quần tụ ven suối, dưới chân đồi gắn với nếp nhà sàn cổ có cấu trúc theo cung cách truyền thống

Nhà sàn người Thái được chia ra thành tầng, nền đất phần gầm sàn xưa kia là chỗ ở của gia súc, gia cầm, nay chỉ để củi đóm hay làm nơi đặt khung cửi Ở phần mặt sàn thường đặt hai bếp, bếp ngoài phía sân phơi để nấu nướng, còn bếp gian chủ nhà chủ yếu để sưởi hoặc đun nước uống Nguyên liệu để làm nhà thường là các loại cây thân gỗ và trước đây thường lợp bằng cỏ tranh Nhà bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi khum khum như

mai rùa Nhà sàn mở hai cửa/ đi hai cầu thang là “tang chan” và “tang quản” “Tang

chan” ở cuối nhà bên trái dành cho phụ nữ, cầu thang phía này thường 9 bậc Cầu

thang đầu bên phải “tang quản” dùng cho nam giới với 7 bậc Gian “quản” có bàn thờ tổ tiên “hỏng hóng” và cột thiêng “sau hẹ” Nhà sàn của người Thái rất chắc chắn

và có vẻ đẹp trang nhã bởi sự bài trí của những hoa văn tinh xảo trên những bậc cửa sổ, tấm ván, song cửa Nhà người Thái đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau Nhà sàn của người Thái phổ biến có ba gian, cũng có nhà năm gian và hai hồi

Đến nay, người Thái chủ yếu vẫn ở nhà sàn nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhà sàn của người Thái đã có những thay đổi về nguyên vật liệu và hình thức trang trí theo hướng hiện đại hơn

Hình 1.2 Nhà sàn của người Thái đen.

2 Nhà ở của người mông

Người Mông đa số sống ở vùng cao, vùng xa Trước đây họ thường khai thác gỗ rừng tự nhiên để làm nhà Nhà người Mông thường là nhà trệt, mái thấp, thưng ván bằng gỗ và mái gỗ Những căn nhà này

Hình 1.3 Nhà của người Mông.

Trang 9

3 Nhà ở của người Xinh mun

Ngôi nhà được làm bằng các loại cây thân gỗ và các loại cây như tre, vầu, nứa lợp bằng cỏ tranh hay lá cọ Thay vì đóng đinh thì giữa các mấu nối được buộc bằng dây chằng, thắt nút khá công phu và tinh xảo Dây buộc là cây giang, mây hoặc vỏ những cây chuyên dùng như năng hu, năng xa Khi làm nhà để nối cột kèo, người Kinh thường lắp mộng còn nhà sàn người Xinh Mun sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các cột Kiến trúc nhà sàn của người Xinh Mun nhìn đơn giản nhưng chắc chắn Nhà ở của người Xinh Mun, về cơ bản và trông từ bên ngoài, tương tự như nếp nhà cổ truyền của dân tộc Thái (ngành Thái đen): Nhà sàn, vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, 2 mái dài, 2 chái hình mai rùa Mỗi nhà có 2 cầu thang, đặt ở 2 đầu hồi nhà Riêng cầu thang, người Xinh Mun không đặt thành vấn đề số bậc lẻ hay chẵn Cầu thang ở cuối nhà dành cho phụ nữ đi Còn cầu thang phía trước nhà dành cho nam giới và khách

Hình 1.4 Nhà ở của người Xinh-mun.

1 Tìm hiểu và mô tả cấu tạo nhà ở của các dân tộc Xinh Mun, Thái, Mông ở Điện Biên.2 Nêu những vật liệu để làm nhà ở của các dân tộc Xinh Mun, Thái, Mông có trong

bài đọc Em có nhận xét gì về những vật liệu này?3 Trình bày vai trò của các kiến trúc nhà ở truyền thống trong đời sống hiện đại

ngày nay ở Điện Biên

cũng rất ít khi có cửa sổ và chỉ có hai cửa chính, một cửa trước và một cửa bên hông nhà, gần khu vực bếp nấu dành cho phụ nữ Cách kiến trúc nhà như vậy giúp đồng bào Mông tránh được gió lớn và không khí giá lạnh trên vùng núi cao Trước đây, các gia đình người Mông ở Điện Biên sống theo mô hình phổ biến là mô hình gia đình nhiều thế hệ ở chung một nhà Vì vậy họ thường dựng những ngôi nhà 5 gian lòng dài và rộng, trong nhà có nhiều phòng ngủ Kiến trúc nhà ở là một trong những giá trị truyền thống độc đáo của cộng đồng dân tộc Mông Tuy nhiên cuộc sống hiện nay với nhiều thay đổi đã tác động không nhỏ, làm thay đổi về nguyên vật liệu, cách sắp xếp trang trí nhà ở và không gian kiến trúc truyền thống này

Trang 10

3 Em hãy chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:a) Làm mô hình kiến trúc nhà ở của một số dân tộc ở Điện Biên bằng vật liệu tái chế (ống hút, bìa ).

2 Trình bày những việc nên làm và không nên làm để bảo tồn, giữ gìn vẻ đẹp kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương.

1 So sánh điểm chung và nét đặc sắc riêng các loại nhà của người Xinh-mun, Thái, mông

b) Giới thiệu với khách du lịch về một loại kiến trúc nhà ở của các dân tộc ở Điện Biên.

Nhà của người Xinh MunNhà của người TháiNhà của người Mông

Trang 11

1 Khái quát về phong tục tập quán của một số dân tộc ở Điện Biên

• Mô tả được khái quát một số phong tục tập quán của các dân tộc ở Điện Biên

• Nêu được đặc trưng, ý nghĩa một số phong tục tập quán của các dân tộc ở Điện Biên

• Có ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán ở Điện Biên

Các hình ảnh sau thể hiện phong tục nào ở Điện Biên? Em quan sát thấy hoạt động gì đang diễn ra trong các hình ảnh đó?

Trang 12

a) Lễ Tẳng cẩu (búi tóc) của người Thái đen

Đối với thiếu nữ Thái đen thì nghi lễ tẳng cẩu – lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu Phong tục, tập quán là môi trường nuôi dưỡng, phát triển vốn văn hoá dân gian lâu đời của dân tộc Phong tục cưới xin nói riêng và các phong tục nói chung thể hiện rõ nét văn hoá các dân tộc Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - văn hoá, sự bùng nổ thông tin và đô thị hoá, phong tục của người dân các dân tộc ở Điện Biên cũng có nhiều biến đổi về cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Các phong tục tập quán lạc hậu trên địa bàn như mê tín dị đoan, hủ tục trong tang ma, tảo hôn, hôn nhân cận huyết… dần dần được bài trừ Mặt khác, đã loại bỏ dần các yếu tố siêu hình, mê tín, hạn chế những yêu cầu kiêng khem hà khắc, Trong tang lễ, giảm bớt các bài kèn, nhịp trống diễn ra quá dài, gây nên sự ồn ào kéo theo những tốn kém về thời gian, công sức và tiền của

Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp vẫn tiếp tục được gìn giữ như tục giã bánh giầy thờ cúng trời đất tổ tiên của người Mông, tết Hoa của người Cống, tết té nước của người Lào, tục tẳng cẩu của người Thái Những phong tục tốt đẹp đó góp phần thể hiện bản sắc văn hoá, làm phong phú đời sống tinh thần của các dân tộc, gắn kết cộng đồng Tuy nhiên, một số phong tục hiện nay đang đổi thay theo hướng mất dần diện mạo truyền thống Chẳng hạn, ngày nay trong lễ cưới cô dâu ít mặc trang phục truyền thống, họ thường chọn áo dài theo lễ phục của phụ nữ Kinh, thậm chí mặc váy áo hiện đại phương Tây; các làn điệu dân ca của các dân tộc cũng dần được thay thế bằng âm nhạc hiện đại Ngày nay, các cô gái trẻ người Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì… ít người biết dệt vải, làm chăn, làm gối theo phong tục truyền thống khi chuẩn bị về nhà chồng Những biến đổi tiêu cực thể hiện rõ ở xu hướng lãng quên – tự đánh mất dần những giá trị vốn có của văn hoá truyền thống các dân tộc một cách vô thức

Phong tục, tập quán là nét đẹp văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc Do vậy, mỗi chúng ta cần gìn giữ, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp Mặt khác, cần thực hiện những quy định trong việc bài trừ các hủ tục lạc hậu để vừa bảo tồn được giá trị văn hoá dân tộc, vừa không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng

2 Tìm hiểu phong tục tập quán của một số dân tộc ở Điện Biên

– Kể tên một số phong tục tập quán của các dân tộc ở Điện Biên.– Phong tục tập quán ở Điện Biên ngày nay đã có những thay đổi như thế nào?

Trang 13

b) Tục giã bánh giầy trong ngày Tết của dân tộc mông

Theo quan niệm của người Mông, bánh giầy là biểu tượng cho tình yêu, sự thuỷ chung son sắt của trai gái người Mông, bánh giầy còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài Do vậy, tục lệ giã bánh giầy thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, no đủ, sức khoẻ dồi dào và hăng say lao động

Hình 2.4 Tục giã bánh giầy của dân tộc Mông.Hình 2.5 Bánh giầy.

trong ngày cưới, là nghi lễ để lại nhiều dấu ấn không thể phai mờ trong suốt cả cuộc đời Bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của người con gái, chứng tỏ rằng người con gái đã có chồng Vì vậy, đây là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới truyền thống của dân tộc Thái đen Đồ sính lễ do nhà trai chuẩn bị gồm: 2 búi tóc độn, 1 trâm bạc cài tóc, 8 sải vải trắng, 8 sải vải đỏ và một số lễ vật khác Người được chọn để tẳng cẩu cho cô dâu nhúng lược vào bát nước cỏ mần trầu rồi chải tóc cho cô dâu, dùng tay vuốt ngược tóc từ sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt Khi búi tóc đã hoàn chỉnh thì cắm trâm bạc xuyên qua búi tóc để giữ cho tẳng cẩu không bị xổ ra Sau khi nhận quà từ bố mẹ 2 bên gia đình, cô dâu, chú rể chính thức là vợ chồng

Hình 2.3 Lễ Tẳng cẩu của người Thái đen.

Trang 14

Bánh giầy của người Mông được làm bằng gạo nếp nương thơm và dẻo Sau khi đồ chín, xôi được giã kĩ tạo ra bánh giầy Cối giã bánh giầy được làm bằng thân cây gỗ to, chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chày giã bánh cũng được làm bằng loại gỗ cứng và nặng để giã bánh thật nhuyễn Giã bánh giầy mất thời gian khá lâu (từ 1 – 2 tiếng), đòi hỏi người giã phải có sức khoẻ tốt Bởi vậy, người tham gia giã bánh thường là hai người đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh lực lưỡng Giã càng kĩ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu1

Tết Hoa của người Cống

Tết cổ truyền của người Cống gắn liền với một loài hoa mang tên xi li le le (người Kinh thường gọi là hoa Mào gà, loại nhỏ, dài, có hai màu đỏ và vàng) Có lẽ vì vậy nghi lễ quan trọng nhất, lớn nhất trong năm của người Cống được gọi tên là Tết Hoa Đối với người dân tộc Cống, khi nào lúa trên nương đã thu hoạch xong, hoa xi li le le bung nở rực rỡ, báo hiệu một năm đã hết, năm mới, vụ mùa mới lại bắt đầu, đấy là Tết đã đến Trong dịp này, cả bản cùng thực hiện các nghi thức truyền thống, nghỉ ngơi, vui chơi để mừng thành quả một năm lao động sản xuất và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, thần linh đã phù hộ họ trong năm qua, đồng thời cầu mong năm mới nhiều sức khoẻ, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm hơn Người Cống quan niệm, đây là loài hoa biểu trưng cho may mắn và những điều tốt đẹp Ngày thường, người Cống kiêng không hái hoa, chỉ đến Tết, khi có lệnh của già làng thì mỗi nhà trong bản mới được phép lên nương chọn hái những bông hoa đẹp nhất trang trí nơi thờ cúng và làm lễ vật dâng lên tổ tiên, thần linh2 Tết Hoa của người Cống đã được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2019, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29-01-2019 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

1 Theo Tục giã bánh giầy của người Mông, baodienbienphu.com.vn

Hình 2.6 Hái hoa mào gà làm Tết Hoa của

người Cống.

1 Tìm hiểu các phong tục tập quán trên một số phương diện sau: thời gian, hoạt động chính, mục đích của phong tục

Trang 15

2 Trình bày ý nghĩa của các phong tục tập quán trong đời sống của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.

1 Chia sẻ về những việc nên làm để bảo tồn, phát triển những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc em.

2 Có ý kiến cho rằng phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào?3 Em ấn tượng với phong tục nào nhất trong các phong tục tập quán đã được tìm hiểu? Vì sao?

Tục Tẳng cẩu(búi tóc) của người Thái đen.

Tục giã bánh giầy trong ngày Tết của

người mông.

Tết Hoa củangười Cống.

Thời gianCác hoạt động chínhMục đích

4 Em thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

“Tôi sẽ giới thiệu về những phong tục tập quán tốt đẹp

để mọi người cùng tham

gia”."???"

a) Tìm hiểu thêm một số phong tục tập quán của các dân tộc ở Điện Biên mà em biết

Trang 16

Phong tục tập quánDân tộcHoạt động chínhÝ nghĩa

Độc Đáo phong tục tết té nước của người Lào

huyện Ðiện Biên

Tìm HIểU THêm

Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là tết truyền thống của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên), được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 13-15 tháng 4 theo Phật lịch hằng năm, với ý nghĩa đón mừng năm mới Họ cầu mong mưa thuận, gió hoà để mùa màng bội thu; muôn vật sinh sôi, phát triển; tẩy rửa những điều không may mắn của năm cũ, bước sang một năm mới gặp nhiều may mắn hơn Trong ngày này, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cơm gồm: gà, bánh tráng, hoa quả, bánh kẹo, thuốc lá, chè… dâng lên tổ tiên, mời các đời tổ tiên từ quê cũ về ăn Tết, sau đó đến nhà nhau chúc Tết và té nước Dịp Tết, vào những năm hạn hán, ít mưa như năm con ngựa, năm con dê, người Lào ở Na Sang 1 tổ chức “Xó nặm phạ phốn” (Lễ cầu mưa) Lễ cầu mưa được bà con giao cho một đoàn người gồm những phụ nữ trong bản có tài ăn nói, khéo léo, biết đối đáp Họ chuẩn bị các khăn hả (mâm/đĩa), gồm có hoa quả (hoa đại, hoa hồng; quả dứa, cam, dưa hấu), bánh kẹo, bánh chưng, trầu, cau, vôi, nến sáp ong, những chiếc buống (thìa) được làm bằng tre, những chiếc choóc (chén) được làm từ những mấu tre; 02 người phụ nữ khiêng 01 chiếc lồng gà; 01 chiếc gùi đựng 02 ống nước, bánh chưng, nắm cơm, nắm muối dành cho 01 người khoác và 01 chiếc giỏ để nắm cơm, nắm muối đeo cạnh sườn Chuẩn bị xong, những người phụ nữ đến một số nhà xin nước mưa và thức ăn, khi chủ nhà cho thức ăn xong thì té nước vào đoàn người và nhập vào cùng đoàn người đi tới nhà khác Sau khi đi khất thực qua lần lượt các gia đình, đoàn người đi ra suối Nặm Ngam (bến tắm của bản), họ bày đồ ăn thức uống trên một tảng đá, khấn mời các vị thần linh rồi quây quần ăn cùng nhau Ăn xong, mọi người vui vẻ cùng nhau té nước Sau lễ cầu mưa, mọi người hoà cùng với dân bản tham gia các trò chơi dân gian như: Tấu phắc sá - táu lasa (rùa ấp trứng); Xưa khốp mu (hổ vồ lợn); Ngù kin khiết (rắn bắt ngoé); Phăn viêng (múa bắt chân bắt đầu); Pít mắc tanh (hái dưa chín) Nối tiếp những trò chơi là điệu múa lăm vông truyền thống khá uyển chuyển, nhẹ nhàng được người Lào hào hứng thể hiện

Tết té nước (Bun Huột Nậm) đã được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2019, tại Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL ngày 11-09-2017 về công bố Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

b) Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu giới thiệu về một phong tục tập quán ở địa phương em.

Trang 17

• Xác định được các quy tắc ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội ở Điện Biên.

• Nhận thức, phân biệt được những hành vi đúng – sai; có hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối với các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường ở từng hoàn cảnh cụ thể

• Lập kế hoạch rèn luyện bản thân để có ứng xử phù hợp với truyền thống gia đình, quê hương và pháp luật

Học xong chủ đề này, em sẽ:

Hình 3.1 Cõng bạn tới trường.Hình 3.2 Tri ân thầy, cô giáo.

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết suy nghĩ của em

VN HOÁ NG X CA HC SINH  TNH IN BIÊN

3

Đọc các tình huống sau:

Tình huống 1: Lớp Minh hôm nay được đến thăm bảo tàng Điện Biên Các bạn rất

háo hức Khi bước vào bảo tàng, nhiều bạn trêu chọc nhau làm ồn ào cả một góc bảo tàng Cô giáo nhắc nhở nhưng nhiều bạn không đồng tình vì nghĩ rằng được ra ngoài trải nghiệm phải vui chơi hết mình, không cần trật tự như trong lớp học

Trang 18

Tình huống 2: Lớp của Lò Việt Anh vẫn còn một vài bạn hay gây sự với các bạn

khác Lò Việt Anh thấy như vậy là không nên và nhắc nhở các bạn Tuy nhiên, các bạn tỏ ra khó chịu và còn nói tục, chửi bậy Các bạn cho rằng Lò Việt Anh thích thể hiện

3 Cùng bạn xây dựng quy tắc ứng xử có văn hoá của học sinh Điện Biên.

QUY TẮC ỨNG XỬ

Giúp đỡ bạn bè khi gặp

Trang 19

1 Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau:

2 Lựa chọn biểu hiện, hành vi ứng xử có văn hoá trong các hành vi sau:

Khi mắc lỗi với người khác

Khi nhìn thấy người xung quanh gặp khó khăn

Dùng lời nói thô tục, gây sự với bạn

Trang 20

Đoàn kết giúp đỡ bạn nhưng không bao che khuyết điểm cho bạn.

Trang 21

3 Đóng vai xử lí một trong hai tình huống sau:

5 Lập kế hoạch thay đổi bản thân theo gợi ý sau:

Tình huống 1: Cô giáo nhắc nhở Hoa không được đi học muộn Nhưng Hoa vẫn

tiếp tục tái phạm Cô yêu cầu Hoa viết bản kiểm điểm Hoa tỏ thái độ không hợp tác Nếu em là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

4 Chiếc lọ thần kì: Em hãy chuẩn bị một chiếc lọ và mỗi ngày cho vào lọ một mảnh giấy màu có ghi lại một lời nói hoặc việc làm thể hiện ứng xử có văn hoá của em mỗi ngày

Tình huống 2: Em xin phép bố mẹ đi dự sinh nhật người bạn thân Bố mẹ không

đồng ý và giải thích đi buổi tối không an toàn Nhưng em rất muốn đến và cũng đã hứa với bạn Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

Thời gianmục tiêu thay đổiHành động/ Hành vi

giao tiếp có văn hoá

Kết quả thay đổi

Tuần 1

Tạo hình ảnh vui tươi, thân thiện, lễ phép với mọi người trong khi giao tiếp

- Luôn nở nụ cười khi gặp người khác

- Chào hỏi thân thiện

Trang 22

 IN BIÊN (1919-1945)

4

ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân Điện Biên sẵn sàng đứng dưới lá cờ của Đảng tiếp tục chống giặc ngoại xâm Từ năm 1919 đến nay, Điện Biên đã có những bước tiến mới Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đưa nhân dân Điện Biên bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phát triển toàn diện về mọi mặt, chấm dứt thời kì đen tối của đồng bào các dân tộc Điện Biên Đặc biệt, với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi Điện Biên trong những năm chống Mĩ, cứu nước và xây dựng quê hương luôn nỗ lực hết mình, đoàn kết các dân tộc và đạt nhiều thành tựu to lớn, quê hương đổi mới ngày càng giàu mạnh

• Nêu những nét nổi bật của phong trào cách mạng ở Điện Biên từ năm 1919 đến năm 1945

• Trình bày được những nét chính về phong trào cách mạng ở Điện Biên tháng Tám năm 1945

• Nêu được những đóng góp của nhân dân các dân tộc Điện Biên cho cách mạng tháng Tám năm 1945

Học xong chủ đề này, em sẽ:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đến cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào cách mạng ở tỉnh Điện Biên phát triển mạnh mẽ Nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Điện Biên đã phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai của chúng giành chính quyền cách mạng năm 1945

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về các nhân vật lịch sử, những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1919 đến năm 1945 ở tỉnh Điện Biên? Theo em, sự kiện hay nhân vật lịch sử nào ở địa phương có những đóng góp to lớn cho cách mạng ở Điện Biên?

Trang 23

1 Phong trào đấu tranh chống Pháp và tay sai từ năm 1919 đến năm 1930

2 Phong trào cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945 a) Bối cảnh lịch sử

Sau khi cuộc khởi nghĩa Vừ Pả Chay bị thực dân Pháp đàn áp, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục phát triển, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở nhà tù Lai Châu

Tháng 01-1927, dưới sự chỉ huy của Cai Vợi, tù nhân nhà tù Lai Châu nổi dậy cướp súng của lính gác, sau đó đánh chiếm các trại lính của thực dân Pháp ở Đồi Cao, Mường Lay

Về chính trị, từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp cơ bản vẫn tiếp tục thực hiện chế độ quân quản đối với vùng đất Điện Biên Nhà tù Lai Châu được mở rộng để giam cầm những người chống lại chính quyền thực dân

Về văn hoá, thực dân Pháp còn lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, về phong tục, tập quán của các dân tộc nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, ngăn cản các hoạt

Cuộc chiến đấu kiên cường của nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất Sau 48 giờ chiến đấu anh dũng, phần lớn nghĩa quân đã anh dũng hy sinh hoặc bị bắt, một số trốn được lên vùng cao Khởi nghĩa thất bại

Hình 4.1 Mô hình phạm nhân trong nhà tù Lai Châu thời

thuộc Pháp.

1 Em hãy nêu những nét chính của cuộc khởi nghĩa ở nhà tù Lai Châu năm 1927 Theo em, cuộc nổi dậy ở nhà tù Lai Châu năm 1927 có ý nghĩa như thế nào trong phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX

Trang 24

động tuyên truyền cách mạng, vì vậy mà ảnh hưởng của Đảng đến đồng bào các dân tộc ở đây chưa nhiều, lực lượng cách mạng chưa đủ khả năng để phát triển đến những vùng xa của Điện Biên.

Hình 4.1 Sĩ quan Pháp từ Hà Nội lên kiểm tra tình hình tại thị xã

Lai Châu năm 1934

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), quân Nhật kéo lên Điện Biên, Lai Châu Chính quyền thực dân Pháp ở đây tan rã

Về chính trị, quân Nhật giữ nguyên tổ chức bộ máy cai trị từ tỉnh như thời Pháp chỉ thay đổi bằng tên mới là tỉnh trưởng, phủ trưởng, châu trưởng Hệ thống tay sai của Nhật vẫn cơ bản là hệ thống tay sai cũ của thực dân Pháp

Về kinh tế, ngay sau khi chiếm được vùng đất Tuần Giáo, Điện Biên, quân phát xít Nhật và tay sai đã tiến hành các chính sách bóc lột thông qua nhiều loại thuế khác nhau: thuế thân, thuế ruộng, thuế môn bài Chúng còn bắt nhân dân nộp lương thực, thực phẩm để nuôi lính, phải đi phu làm đường, làm cầu cống

Chính sách áp bức, bóc lột của phát xít Nhật và tay sai ở Điện Biên đã làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ Mâu thuẫn giữa nhân dân Điện Biên với phát xít Nhật và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt Quần chúng nhân dân sẵn sàng đứng lên đón thời cơ, giành chính quyền cách mạng

Trong những năm 1930 – 1940, ở Điện Biên, Lai Châu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai chưa phát triển

Tên Đèo Văn Mun được Nhật cho làm Tỉnh trưởng, Đèo Văn Can làm Phó tỉnh trưởng giúp Nhật xây dựng bộ máy cai trị từ tỉnh đến thôn, bản Ở Tuần Giáo, Tri châu vẫn là tên Nguyễn Văn An và đưa Chánh tổng Bắc Cầm Đeng lên làm Bang tá; ở châu Điện Biên, Tri châu vẫn là Nguyễn Văn Hậu nhưng được gọi là Tri phủ

b) Phong trào tiêu biểu

Trang 25

Từ năm 1941 – 1943, hoạt động của Chi bộ nhà tù Sơn La đã tác động, thức tỉnh tinh thần yêu nước đến một số người Thái, tiêu biểu như: Chu Văn Thịnh, Lò Văn Giá, các cơ sở tổ chức quần chúng của Đảng lan toả ra các vùng Mường La, Thuận Châu, Mường Thanh và một số nơi ở Điện Biên.

Hội Thanh niên cứu quốc và các tổ chức vũ trang bí mật được thành lập và hoạt động trên địa bàn từ Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu (thuộc Sơn La) đến Tuần Giáo, Mường Thanh, Điện Biên (thuộc Điện Biên)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công ở Hà Nội và các địa phương khác, ảnh hưởng mạnh mẽ đến Điện Biên, từ đây đồng bào các dân tộc trong tỉnh cùng bộ đội đứng lên đấu tranh giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai

So với các địa phương khác, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Điện Biên đến muộn hơn

Ngày 26-8-1945, tin tỉnh Sơn La giành được chính quyền cách mạng truyền đến Lai Châu (gồm cả Điện Biên và Lai Châu ngày nay), một nhóm trí thức trong đó có

Hình 4.2 Buổi học tập chính trị trong nhà tù Sơn La (Mô hình

trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Sơn La)

1 Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1945 Vì sao phát xít Nhật vẫn tổ chức bộ máy cai trị ở Điện Biên như thời Pháp?

2 Từ năm 1930 đến năm 1945, ở Điện Biên có những phong trào cách mạng tiêu biểu nào? Vì sao mãi đến đầu những năm 40 của thế kỉ XX, phong trào ở Điện Biên mới phát triển

3 Cách mạng mùa thu năm 1945 ở Điện Biên

Trang 26

Điêu Chính Chân, Điêu Chính Liêm, Điêu Chính Thu, Điêu Chính Súm, Điêu Chính Dinh quyết định thành lập một Nhóm hoạt động cách mạng, nhanh chóng nắm bắt thời cơ để giành chính quyền.

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 18-10-1945, một cuộc mít tinh được tổ chức tại sân vận động châu Dưới cờ đỏ sao vàng, ông Điêu Chính Chân thay mặt lực lượng khởi nghĩa đọc lại bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, công bố danh sách ủy ban lâm thời của châu do ông làm Chủ tịch, tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ, yêu cầu nhân dân phải tuyệt đối tuân theo sự lãnh đạo của Ủy ban lâm thời châu cho đến khi có bầu cử chính thức

Sau cuộc mít tinh, Ủy ban lâm thời châu họp thông qua kế hoạch củng cố lực lượng phòng thủ, bảo vệ chính quyền và tiến hành phân công một số việc khác cho các thành viên Ủy ban

Ở các địa phương khác, tuy việc giành chính quyền được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, mức độ, thời gian cũng khác nhau, nhưng đều đem lại những quyền lợi và làm thay đổi cuộc sống cho người dân Điện Biên

Thành viên trong nhóm vận động, tập hợp lực lượng (bao gồm cả những người giữ chức vụ trong chế độ thực dân phong kiến như thống quán, séo phải, tổng quản, kì mục,… đã qua giác ngộ), kết hợp với việc đi tìm vũ khí để vũ trang chuẩn bị cho việc cướp chính quyền

Tối 16-10-1945, tại nhà ông Điêu Chính Thu ở bản Nghé Tổng, châu Quỳnh Nhai thống nhất chủ trương và kế hoạch hành động, dự kiến danh sách Ủy ban lâm thời của châu và quyết định thời gian khởi nghĩa Đúng 19 giờ ngày 17-10-1945, toàn bộ lực lượng khởi nghĩa tiến sát, bao vây các mục tiêu, tri châu Đèo Văn Túm không kịp chống cự, buộc phải nộp vũ khí đầu hàng, đồng thời cam kết chấp hành mệnh lệnh của lực lượng khởi nghĩa để được hưởng lượng khoan hồng

Sau khi châu Quỳnh Nhai giành chính quyền, Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính Bắc Bộ cử hai đồng chí Lê Tuân và Bưu (tức Văn) làm phái viên Chính phủ lên Điện Biên thương thuyết với Đèo Văn Mun Sau khi gặp, cán bộ Việt Minh đã mở một phòng thông tin ở phố châu Lai (phường Sông Đà, thị xã Mường Lay hiện nay) để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Chính phủ và Mặt trận Việt Minh Tuy cuộc thương thuyết không thành công, nhưng đây là lần đầu tiên nhân dân châu Lai được tiếp xúc với cán bộ Việt Minh, được biết về mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Ở Điện Biên, sau khi được cán bộ Việt Minh tiếp xúc và thuyết phục, Chánh tổng châu Điện Biên Lò Văn Hặc đã vận động một số quan lại, công chức có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với cách mạng, cùng với cán bộ Việt Minh tổ chức hai buổi mít tinh vào tháng 10 và tháng 11-1945 để chào mừng thắng lợi của cách mạng tháng Tám Cờ đỏ sao vàng được treo trên nóc nhà Đèo Văn Ún - tri châu Điện Biên (đồi C2 hiện nay) Lần đầu tiên người dân Điện Biên được trông thấy lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 27

1 Lập bản hệ thống kiến thức về các phong trào cách mạng ở Điện Biên trong thời kì (1930-1945) theo mẫu sau:

2 Nêu nhận xét về thời gian, hình thức giành chính quyền ở Điện Biên so với cả nước trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nội dung Giai đoạn (1919 – 1930) Giai đoạn (1930 – 1945)

mục tiêuHình thứcSự kiện tiêu biểu

1 Sưu tầm tư liệu về các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu (trên địa bàn em đang sinh sống) có nhiều đóng góp trong giai đoạn cách mạng từ năm 1930-1945.2 Viết một đoạn văn khoảng 100 từ giới thiệu một sự kiện lịch sử hoặc một nhân vật tiêu biểu ở Điện Biên trong giai đoạn 1930-1945.

1 Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 ở Điện Biên.2 Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh giành chính quyền mùa thu năm

1945 ở Điện Biên

Trang 28

Tìm HIểU THêm

Trong khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bùng nổ và giành thắng lợi ở nhiều địa phương trên cả nước, thì trên địa bàn của tỉnh Lai Châu (bao gồm cả một số địa phương của tỉnh Điện Biên ngày nay), chính quyền cách mạng mới chỉ thắng lợi ở Quỳnh Nhai (lúc đó Quỳnh Nhai là 1 trong 6 châu của tỉnh Lai Châu là: Tuần Giáo, Sìn Hồ, Điện Biên, Mường Lay, Quỳnh Nhai, Mường Tè) Từ đó, đã tác động đến quá trình vận động cách mạng ở các địa phương khác thuộc tỉnh Điện Biên như: huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên

Một số cán bộ Việt Minh đã lên Điện Biên, bí mật hoạt động tuyên truyền, giác ngộ cách mạng trong quần chúng nhân dân Ngoài ra còn tiếp xúc, vận động một số quan lại trong bộ máy chính quyền cũ có tinh thần yêu nước tham gia cách mạng Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1945 cán bộ Việt Minh cùng nhân dân các dân tộc Điện Biên tổ chức những buổi mít tinh chào mừng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945

(Theo Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển (1909-2009), Điện Biên, 2009)

Trang 29

Trong giai đoạn từ năm 1945-1954, quân và dân Điện Biên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ lịch sử quan trọng Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vùng đất Điện Biên vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương chống thực dân Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc

địa nhỏ yếu đã đánh thắng một một nước thực dân dùng mạnh Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự kiện đã diễn ra trên đất Điện Biên trong những năm 1945-1954 Theo em, quân dân tỉnh Điện Biên đã có những đóng góp gì cho những thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này?

Trong giai đoạn từ năm 1945-1954, quân và dân Điện Biên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ lịch sử quan trọng Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vùng đất Điện Biên vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương chống thực dân Pháp

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc

địa nhỏ yếu đã đánh thắng một một nước thực dân dùng mạnh Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự kiện đã diễn ra trên đất Điện Biên trong những năm 1945-1954 Theo em, quân dân tỉnh Điện Biên đã có những đóng góp gì cho những thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này?

NHÂN DÂN CÁC DÂN TC TNH IN BIÊN KHÁNG CHIN CHNG PHÁP (1945-1954)

• Nêu được những nét chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Điện Biên (1950-1954) với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Nhận xét vị trí, vai trò của Điện Biên trong chiến dịch Điện Biên Phủ

• Có nhận thức đúng về việc đánh giá những đóng góp của nhân dân tỉnh Điện Biên trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954)

Trang 30

Tháng 11-1945, quân Trung Hoa Dân quốc có mặt tại Lai Châu (gồm Điện Biên và Lai Châu) cùng với Tri phủ Đèo Văn Long đã dung túng và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lai Châu Tháng 1-1946, chúng chiếm Tuần Giáo, tháng 2-1946 vào Điện Biên Phủ Đây là nơi đầu tiên bị thực dân Pháp chiếm đóng ở miền Bắc trước ngày toàn quốc kháng chiến.

Việc xây dựng chính quyền và tổ chức Đảng được thực hiện nhanh chóng, tháng 3-1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên tỉnh Lai Châu và Sơn La (Sơn - Lai) được thành lập Ngày 10-10-1949, Ban cán sự Đảng Lai Châu và sau đó là “Chi bộ Lai Châu” ra đời Sau đó các uỷ ban kháng chiến hành chính và tổ chức đoàn thể lần lượt ra đời

Đầu năm 1947, Bộ Tổng Chỉ huy quân đội quốc gia tiếp tục điều động một số đơn vị bộ đội lên Tây Bắc Các đội xung phong Quyết Tiến thành lập làm nhiệm vụ gây dựng và phát triển một loạt cơ sở cách mạng ở các huyện Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Điện Biên Tháng 7-1949, thành lập đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu (tiền thân của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên

Về kinh tế, thực dân Pháp tăng các loại thuế như thuế ruộng, thuế đinh Ngoài ra, chúng còn tổ chức các cuộc hành quân càn quét, bọn lính còn ra sức cướp bóc trâu bò, lợn gà, tài sản của nhân dân một cách trắng trợn Đời sống của nhân dân các dân tộc càng thêm cơ cực

1 Xây dựng chính quyền và lực lượng cách mạng ở Điện Biên (1945 - 1950)a) Bối cảnh lịch sử

b) Xây dựng chính quyền và lực lượng cách mạng ở Điện Biên

Thực dân Pháp thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, năm 1948 lập ra “Xứ Thái tự trị”, đặt thủ phủ ở thị xã Lai Châu, Đèo Văn Long giữ chức tỉnh trưởng Lai Châu, thành lập phòng dân biểu của liên bang “Xứ Thái tự trị” gồm chánh án, các tiểu đoàn lính nguỵ người Thái…

Năm 1950, Ủy ban kháng chiến hành chính hai huyện Điện Biên và Tuần Giáo, chính quyền ở một số xã được thành lập, trực tiếp nắm đến tận thôn bản

Nhiều tổ chức quần chúng như Hội Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc và dân quân du kích ra đời ở Tuần Giáo, Điện Biên Ở những nơi dân cư quá thưa thớt, địa bàn rộng, cơ sở non yếu, trình độ dân trí thấp thì thành lập “Hội Việt Minh gia trưởng” – một hình thức được lập ra lúc đó để tập hợp quần chúng

Trang 31

Hình 5.1 Đội xung phong Quyết Tiến trên đường vào Lai Châu (1949).

Sau thất bại ở Biên giới thu - đông năm 1950, thực dân Pháp tăng cường quân đội lên Lai Châu vừa mở các cuộc càn quét, vừa thành lập các tổ chức phản động có vũ trang và dung túng cho chính quyền tay sai địa phương chống phá cách mạng, chống lại nhân dân và các lực lượng của ta

Chúng còn dùng muối, bạc trắng để dụ dỗ, lôi kéo một số phần tử phản động

1 Trong những năm (1945-1950), thực dân Pháp thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì ở tỉnh Điện Biên?

2 Nêu những thành tựu về việc xây dựng Đảng, chính quyền ở Điện Biên từ năm 1945 đến năm 1950

2 Nhân dân các dân tộc Điện Biên tham gia chiến dịch Tây Bắc (1950-1952)a) Âm mưu của thực dân Pháp

Tháng 7-1950, trung đội bộ đội địa phương Tuần Giáo được thành lập Tháng 11-1950, trung đội bộ đội địa phương của huyện Điện Biên được thành lập Cùng với lực lượng dân quân du kích tổ chức chống các cuộc càn quét, cướp bóc của địch, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân Cùng với lực lượng dân quân du kích tổ chức bảo đảm an toàn cho nhân dân

Trang 32

1 Trong những năm 1950 - 1952, thực dân Pháp thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trên vùng đất Lai Châu (gồm cả Lai Châu và Điện Biên ngày nay)?

2 Từ năm 1950 đến năm 1952, quân đội và nhân dân ta ở Điện Biên đã giành được thắng lợi tiêu biểu nào?

Sau thất bại ở Lai Châu, ngày 22-12-1953, Tướng H Navarre quyết định tăng cường thêm cho Điện Biên Phủ Điện Biên Phủ đã trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương sau đồng bằng Bắc Bộ, trở thành pháo đài “bất khả xâm phạm” ở Đông Nam Á

3 Nhân dân các dân tộc Điện Biên tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

a) Âm mưu và hành động của thực dân Pháp

làm tay sai cho chúng Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bọn phong kiến phản động, cuộc sống của nhân dân các dân tộc Điện Biên vô cùng cơ cực

Năm 1952, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng nhân dân và một phần đất đai ở Tây Bắc, phá tan “xứ Thái tự trị” của địch, tạo đà tiến lên giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc Dưới sự lãnh đạo Đảng và chính quyền, nhân dân các dân tộc Điện Biên hăng hái giúp sức, lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ chiến đấu cùng lực lượng vũ trang chủ lực tấn công địch

Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi, phần lớn đất đai của tỉnh Lai Châu được giải phóng, nối liền với căn cứ địa Việt Bắc, tạo thành một thể liên hoàn vững chắc Từ đây, sự chỉ đạo của Trung ương, của Khu ủy, sự hỗ trợ từ các chiến trường khác của tỉnh bạn cũng thuận lợi hơn

b) Nhân dân Điện Biên tham gia chiến dịch Tây Bắc (1950 – 1952)

Tháng 11-1952, quân ta chủ động tấn công Luân Châu (Mường Mùn hiện nay), Tuần Giáo giành thắng lợi Ngày 30-11-1952, Tiểu đoàn 542 (Trung đoàn 148) tiến vào giải phóng Điện Biên

Trang 33

b) Chủ trương của Đảng và sự tham gia chiến dịch của quân dân Điện Biên

Hình 5.2 Hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, coi đây là “một trận quyết chiến chiến lược” giữa quân đội Việt Nam và thực dân Pháp Chiến dịch Điện Biên Phủ được Bộ Chính trị phê chuẩn mang mật danh “Chiến dịch Trần Đình”

Hình 5.3 Lán ở và làm việc của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại khu di tích Mường Phăng

Hình 5.4 Tượng đài Chiến thắng Mường Phăng nằm trong quần thể khu di tích lịch

sử Mường Phăng

Tính đến tháng 3-1954, tại Điện Biên Phủ, tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mĩ Điện Biên Phủ được xây dựng thành hệ thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm, được chia thành 3 phân khu Mỗi phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng Quanh mỗi trung tâm đề kháng là hệ thống công sự, hào chiến đấu và hàng rào dây thép gai rộng từ 50-70 m, kết hợp với các loại mìn và bom napan chôn ngầm dưới đất

Trang 34

Ngành công an tăng cường làm công tác bảo vệ giao thông trên các trục đường vận chuyển vào Điện Biên Phủ Ngành kho thóc (lương thực) cùng các đồng chí bộ đội cung cấp, tổ chức đi vận động nhân dân cho chính phủ tạm vay thóc, gạo, thực phẩm… làm các kho chứa lương thực để cung cấp cho bộ đội và dân công Các dân tộc sống trên đất Điện Biên như Thái, Mông, Hà Nhì, Mảng Ư, v.v hăng hái phục vụ chiến dịch

Điện Biên được hoàn toàn giải phóng, nhân dân các dân tộc được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình Nhân dân Điện Biên thêm tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh

Đặc biệt, huyện Điện Biên, tuy chiến sự xảy ra ác liệt, vùng giải phóng bị máy bay địch hay oanh tạc, đồng bào vô cùng gian khổ, nhưng đã đóng góp được 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 104 tấn rau, 38.000 ngày công.Tính chung, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đã lãnh đạo nhân dân đóng góp cho chiến dịch 2.666 tấn gạo (vượt 64 tấn), 226 tấn thịt (vượt 43 tấn), 210 tấn rau xanh; huy động được 16.972 dân công với số ngày công là 568.139 ngày, 348 con ngựa thồ, 62 chiếc thuyền và hàng 100 bè, mảng; 25.070 cây gỗ các loại để chống lầy và làm đường cho xe, pháo vượt qua

Hàng chục ngàn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến anh dũng, kiên cường vận chuyển đạn dược, lương thực, thực phẩm; tiến hành bạt núi, xẻ đồi, mở đường cho xe, pháo và quân ta thẳng tới chiến trường Tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh đã có 700 cá nhân xuất sắc, 9 xã điển hình, 38 bản gương mẫu được Trung ương và Khu ủy Tây Bắc tặng bằng khen về công tác phục vụ cho chiến dịch

Trang 35

Nêu những đóng góp của nhân dân các dân tộc Điện Biên cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Lập bảng hệ thống kiến thức về sự tham gia của nhân dân Điện Biên trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, theo hướng dẫn sau:

Hãy sưu tầm và giới thiệu về các nhân chứng lịch sử trên vùng đất Điện Biên trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945-1954 (những tấm gương tiêu biểu).

1945 - 1950

Giai đoạn 1951 - 1952

Giai đoạn 1953 - 1954

Hoàn cảnhmục tiêuSự kiện tiêu biểuKết quả

Ý nghĩa

Trang 36

Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Điện Biên thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước, góp phần chi viện cho miền Nam và nước bạn Lào.

Em có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về Điện Biên đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ và công cuộc xây dựng quê hương như: dấu tích lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, những đóng góp của Điện Biên trong những năm 1954 – 1975.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng Tây Bắc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và các thế lực tay sai Tuy nhiên, các thế lực thù địch lợi dụng sự phức tạp của tình hình cư dân, các dân tộc ở các địa phương để chống phá cách mạng

Tháng 9-1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về việc thành lập khu tự trị Thái – Mèo bao gồm toàn bộ hai tỉnh Lai Châu, Sơn La và một số châu ở Lào Cai, Yên Bái

Ngày 27-10-1962, Quốc hội khoá II ra quyết định tái thành lập tỉnh Lai Châu Ngày 1-1-1963, tỉnh chính thức đi vào hoạt động

1 Điện Biên trong 10 năm đầu giải phóng (1955-1965)

Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Điện Biên thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước, góp phần chi viện cho miền Nam và nước bạn Lào

Em có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về Điện Biên đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ và công cuộc xây dựng quê hương như: dấu tích lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, những đóng góp của Điện Biên trong những năm 1954 – 1975.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng Tây Bắc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và các thế lực tay sai Tuy nhiên, các thế lực thù địch lợi dụng sự phức tạp của tình hình cư dân, các dân tộc ở các địa phương để chống phá cách mạng

Tháng 9-1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về việc thành lập khu tự trị Thái – Mèo bao gồm toàn bộ hai tỉnh Lai Châu, Sơn La và một số châu ở Lào Cai, Yên Bái

Ngày 27-10-1962, Quốc hội khoá II ra quyết định tái thành lập tỉnh Lai Châu Ngày 1-1-1963, tỉnh chính thức đi vào hoạt động

1 Điện Biên trong 10 năm đầu giải phóng (1955-1965)

CH NGH A XÃ HI VÀ KHÁNG CHIN

• Tóm tắt được thành tựu của quân dân Điện Biên trong thời kì (1954-1975)

• Nêu được kết quả của nhân dân Điện Biên trong công tác tiễu phỉ, chống gián điệp, biệt kích và chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc, làm nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam (1954-1975)

• Phân tích được những đóng góp của quân dân Điện Biên trong công cuộc xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)

Học xong chủ đề này, em sẽ:

Trang 37

Khu tự trị Thái – Mèo chính thức được thành lập ngày 7-5-1955 Đây là khu tự trị đầu tiên được xây dựng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Khu ủy đã bắt tay ngay vào việc lãnh đạo và chỉ đạo toàn khu thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá, xã hội.

Đến cuối năm 1961, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở tỉnh cơ bản hoàn thành, thu hút 67,97% số hộ nông dân tham gia ở 668 hợp tác xã Trong đó, vùng thấp đạt 93%, vùng cao đạt 43% số hộ

Cuối năm 1963, công trình đại thuỷ nông Nậm Rốm được xây dựng với thiết kế đủ nước tưới cho 3.700 ha Năm 1965, sản xuất lượng thực đạt kết quả khá, làm nghĩa vụ lương thực với Nhà nước đạt 83,7%

Hình 6.1 Phụ nữ các dân tộc Điện Biên gặp Bác Hồ năm 1955.

Chính quyền khu tự trị là một cấp chính quyền địa phương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ trung ương Hệ thống tổ chức chính quyền khu tự trị có 3 cấp: khu, châu và xã (bỏ cấp tỉnh) Các dân tộc trong khu tự trị Thái Mèo được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như các dân tộc khác trong toàn quốc

Nghe theo tiếng gọi của Đảng có 2.000 thanh niên thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh xung phong lên xây dựng công trình đại thuỷ nông Nậm Rốm

Em hãy nêu những đổi thay của Điện Biên sau 10 năm được giải phóng (1955-1965)

Trang 38

Trong những năm 1965 – 1972, đế quốc Mĩ hai lần thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Điện Biên là một trong những mục tiêu bắn phá nhằm phá hoại công cuộc xây dựng quê hương và hậu phương đối với miền Nam chống Mĩ.

Mục tiêu bán phá của Mĩ là đường số 42, đường số 6 đoạn từ Pha Đin đến Mường Mùn, tuyến đường đang thi công Mường Tùng - Mường Mươn; công trình đại thuỷ nông nậm Rốm; những nơi kho tàng, cơ quan sơ tán

Nghiêm trọng hơn, Tây Trang (huyện Điện Biên) trở thành nơi thí điểm rải chất độc hoá học của Mĩ

Từ năm 1969 đến năm 1973, đế quốc Mĩ tăng cường hoạt động gián điệp, mật thám ở vùng biên giới Việt - Lào, chúng còn dùng máy bay xâm phạm vùng trời Điện Biên

Với quyết tâm chiến thắng giặc Mĩ xâm lược, quân và dân ở Điện Biên đã dũng cảm chiến đấu

Đảng bộ lãnh đạo các lực lượng quân sự và nhân dân các dân tộc Điện Biên chủ động đối phó với âm mưu mới của địch, củng cố phát triển lực lượng quân sự, tiếp tục sát cánh cùng quân dân Lào chiến đấu chống đế quốc Mĩ

Năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng quân và dân các dân tộc Lai Châu (gồm Điện Biên và Lai Châu) cờ thưởng luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”

2 Điện Biên trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ và xây dựng quê hương (1965 – 1975)

a) Quân dân Điện Biên chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mĩ

Từ ngày 2-7-1965 đến ngày 1-11-1968, máy bay Mĩ đã xâm phạm tỉnh Lai Châu (Điện Biên và Lai Châu ngày nay) 463 ngày, 81 đêm, bắn phá 67 xã của 6 huyện, ném 6.162 quả bom các loại Các lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh 65 trận, bắn rơi tại chỗ 14 máy bay Mĩ, bắn bị thương nhiều máy bay khác; riêng lực lượng dân quân bắn rơi 4 máy bay

(theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tập I (1945-1975), NXB Chính trị Quốc gia, tr.319)

Dân quân xã Thanh An huyện Điện Biên và xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo (nay thuộc huyện Mường Ảng) đã có nhiều trận đánh và bắn rơi máy bay Mĩ

Trang 39

Hình 6.3 Nữ dân quân xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên luyện tập

sẵn sàng chiến đấu năm 1966.

Về kinh tế:

Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ 3 năm (1973-1975), sản xuất lương thực được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương Trọng điểm sản xuất lương thực là vùng lòng chảo Điện Biên với cánh đồng Mường Thanh nổi tiếng Một số ngành khai khoáng, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến có bước phát triển đáng kể

b) Quân dân Điện Biên xây dựng kinh tế, văn hoá, giáo dục (1965 – 1972)

Hình 6.4 Lực lượng dân quân tự vệ huyện Điện Biên sẵn sàng chiến đấu chống Mĩ, bảo vệ quê hương

Trang 40

Hình 6.5 Nhân dân Điện Biên cung cấp lợn thịt cho tiền tuyến lớn miền Nam.

- Nêu những âm mưu và hành động chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Điện Biên (1965 – 1972)

Ngành chăn nuôi nuôi lợn, trâu, bò được đẩy mạnh phát triển Một số trại nuôi lợn xuất hiện tại Mường Tùng, Chăn Nưa, Ho Cang, huyện Mường Lay (nay Mường Tùng, Ho Cang thuộc huyện Mường Chà, Chăn Nưa nay thuộc huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu Các trại trâu ở Si Pa Phìn, trại bò ở Há La Chủ (huyện Mường Lay (Si Pa Phìn nay thuộc huyện Nậm Pồ, Há La Chủ nay thuộc huyện Tủa Chùa)

Năm 1970, nhà máy thuỷ điện Ta Cơn, huyện Tuần Giáo gồm 2 tổ máy với sản lượng điện phát ra 480.000 kwh/năm cung cấp điện cho dân cư ở khu vực lòng chảo Tuần Giáo (đến nay đã hoà mạng lưới điện quốc gia) Nhiều xí nghiệp chế biến thực phẩm sản xuất đạt chỉ tiêu kế hoạch (xí nghiệp đường Chăn Nưa đạt 123%) Huyện Tủa Chùa hình thành các hợp tác xã thủ công nghiệp chuyên sản xuất rèn, đúc nông cụ, có nhiều tiến bộ về số lượng và chất lượng

Cuộc vận động định canh định cư được đồng bào hưởng ứng sôi nổi bằng những hành động cụ thể như: giữ rừng, làm đường, làm thuỷ lợi, khai hoang, chuyển hướng sang nuôi lợn giống, nuôi trâu bò

Ngày đăng: 21/09/2024, 04:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN