1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bắc Ninh Lớp 3.Pdf

44 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 24,69 MB

Nội dung

Cuốn tài liệu này gồm 6 chủ đề: Huyện, thành phố em ở; Chùa Phật Tích; Lễ hội chùa Phật Tích; Hàn Thuyên; Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê.. Hoạt động th

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINHSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

3

LỚPTÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!

Chào mừng các em đến với Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc

Ninh lớp 3!

Cuốn tài liệu này gồm 6 chủ đề: Huyện, thành phố em ở; Chùa Phật

Tích; Lễ hội chùa Phật Tích; Hàn Thuyên; Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê Mỗi chủ đề gồm 4 hoạt động: Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng

Dựa vào những kiến thức đã học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và sự hỗ trợ của gia đình, các em hãy tích cực khám phá, thực hành, trải nghiệm,… để tiếp tục tìm hiểu những điều thú vị của quê hương, vận dụng những điều đã học vào cuộc sống thể hiện bằng những việc làm hữu ích góp phần xây dựng quê hương Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp

Chúc các em thành công!

CÁC TÁC GIẢ

Trang 4

kí hiệu DÙNG TRONG SÁCH

Khởi động

Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú vào chủ đề mới

Thực hànhKhám phá

Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn

Vận dụng

Học sinh giải quyết các tình huống, các bài học liên hệ, vận dụng thực tiễn của bản thân, gia đình và địa phương nơi em sống

Trang 6

CHỦ ĐỀ 1

Bạn ở xã nào? Bạn hãy kể tên một số hoạt động người dân ở đó

thường làm.

Mình ở xã… Người dân ở đây thường

làm …

HUYỆN, THÀNH PHỐ EM Ở

Nêu tên xã, phường, thị trấn em ở và một số hoạt động chính của người dân nơi đây.

Trang 7

1 Chia sẻ với bạn về những nội dung sau:

- Tên huyện, thành phố em ở.- Kể tên một số xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố em ở

2 Dựa vào các hình ảnh dưới đây, hãy kể tên một số công trình tiêu

biểu của huyện, thành phố em ở.

1 Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du

2 Di tích hệ thống chiến tuyếnNhư Nguyệt, huyện Yên Phong

Trang 8

3 Trung tâm Y tế huyện Quế Võ

5 Trung tâm Văn hóa Luy Lâu, huyện Thuận Thành

4 Trung tâm Văn hóa Thể thao thành phố Bắc Ninh

6 Trường Trung học cơ sở Lê Văn Thịnh,

huyện Gia Bình

7 Tượng đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, thành phố Từ Sơn8 Đình Ngọc Quan, huyện Lương Tài

Trang 9

3 Hội diễn nghệ thuật thành phố Bắc Ninh

4 Hoạt động thương mại dịch vụ ở Tổ hợp dịch vụ DABACO, huyện Quế Võ

3 Dựa vào các hình ảnh dưới đây:

- Kể tên một số hoạt động chính của người dân huyện, thành phố em ở.- Nêu lợi ích của các hoạt động đó

1 Sản xuất công nghiệp ở Khu công nghiệp Yên Phong

2 Trồng trọt công nghệ cao ở huyện Lương Tài

Trang 10

1 Sản phẩm OCOP - Bún Khương Huy,

huyện Thuận Thành

2 Sản phẩm OCOP - Tỏi An Thịnh,

huyện Lương Tài

1 Huyện, thành phố em ở giáp với huyện, thành phố nào?

2 Kể tên một số công trình, di tích, sản vật của huyện, thành phố em ở.

Trang 11

1 Đê Hữu Chấp, thành phố Bắc Ninh

3 Dựa vào sơ đồ dưới đây, em hãy giới thiệu về huyện, thành phố

em ở.

1 Sưu tầm một số hình ảnh về huyện, thành phố em ở (công trình

công cộng, di tích, cảnh đẹp, làng nghề, sản vật địa phương…).

Tên huyện,thành phố em ở

Di tíchCảnh đẹp

Làng nghềNghề truyền

thốngTên các công

trình công cộng

Hoạt động chính của người dân

Trang 12

2 Nút giao Tây Nam thành phố Bắc Ninh

4 Sản phẩm OCOP - Bánh tẻ làng Chờ,

huyện Yên Phong

3 Thư viện thành phố Từ Sơn

5 Sản phẩm OCOP - Gạo Đại Xuân,

huyện Quế Võ

2 Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân về một số việc nên làm để góp

phần giữ gìn, xây dựng huyện, thành phố em ở

Trang 13

Quan sát hình ảnh và đọc câu ca dao sau:

“Đồn rằng Phật Tích vui thay,Tam quan có chợ mỗi ngày mỗi phiên

Trên núi có bàn cờ tiên Bước xuống giếng đá, lại lên ao rồng”

Câu ca dao trên nói về ngôi chùa nào ở tỉnh Bắc Ninh?

CHỦ ĐỀ 2

CHÙA PHẬT TÍCH

Trang 14

1 Tượng A Di Đà và tháp Phổ Quang ở chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích được xây trên núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Chùa còn có tên gọi là “Vạn Phúc tự” Trung tâm chùa là 11 gian Tiền đường, 3 gian Thiêu hương, 5 gian Thượng điện Trong khuôn viên phía trước chùa có 10 tượng linh thú tạc bằng đá, sườn núi có 32 ngọn tháp cổ và giếng rồng Trên đỉnh núi có tháp Phổ Quang và tượng A Di Đà làm bằng đá xanh, là một trong những tượng đá lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á Năm 2014, chùa Phật Tích được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Trang 15

2 Tượng linh thú ở chùa Phật Tích

Để chùa Phật Tích mãi là niềm tự hào của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc, chúng ta cần phải giữ gìn, tôn tạo và lan toả giá trị văn hoá độc đáo của ngôi chùa

1 Chùa Phật Tích nằm ở địa phương nào của tỉnh Bắc Ninh?2 Chùa Phật Tích còn có tên gọi nào khác?

3 Chùa Phật Tích được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm nào?

?

Trang 16

1 Bức ảnh nào dưới đây chụp tại quần thể chùa Phật Tích?

2 Tượng linh thú bằng đá1 Tháp Hoà Phong

Trang 17

2 Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về chùa Phật Tích.

Học sinh chăm sóc vườn cây tại chùa Phật Tích

1 Hãy giới thiệu về một di tích nơi em ở (tên di tích, địa điểm, các

công trình và di vật tiêu biểu…).

2 Kể tên một số việc em nên làm để góp phần bảo vệ di tích.

Trang 19

Ngày nay, vào dịp lễ hội, từ sáng sớm, nhân dân địa phương và du khách thập phương nô nức kéo về dâng hương, chiêm bái tượng phật, cầu mong mọi điều tốt lành cho mọi người Đến với lễ hội, du khách còn được nghe hát Dân ca Quan họ trên núi, dưới thuyền và tham gia nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

Lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức tại chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vào ngày mùng 4 tháng Giêng Âm lịch hằng năm

Theo huyền thoại, xưa kia, chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn Hằng năm, mỗi khi xuân về hoa mẫu đơn nở đỏ rực cả một góc trời Khắp nơi, người người đổ về đây trẩy hội ngắm hoa, vãn cảnh chùa Vì thế, lễ hội còn có tên gọi khác là lễ hội “Khán hoa mẫu đơn”

Trang 21

1 Theo nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng.

Vì sao lễ hội chùa Phật Tích còn gọi là lễ hội “Khán hoa mẫu đơn”?

2 Lựa chọn các hoạt động có trong lễ hội chùa Phật Tích.

a) Vì vào dịp lễ hội, mọi người thường đến đây xin hoa mẫu đơn về trồng

b) Vì xưa kia chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn Vào dịp lễ hội, mọi người nô nức về ngắm hoa, vãn cảnh chùa

c) Vì vào dịp lễ hội, người ta bày bán rất nhiều hoa mẫu đơn

Chiêm bái tượng phật

Lễ rước “Phật Tứ Pháp”

Tham gia các trò chơi dân gian

Trang 22

3 Giới thiệu về lễ hội chùa Phật Tích dựa vào các gợi ý sau:

1 Vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn ngắn kể về một lễ hội mà em đã

tham gia.

2 Nêu một số việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ và gìn giữ vẻ đẹp

của các lễ hội truyền thống trên quê hương Bắc Ninh.

Lễ hộichùa Phật Tích

Thời gian

Một sốhoạt động

Trang 23

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây:

Hình ảnh trên gợi cho em nghĩ đến nhân vật nào của tỉnh Bắc Ninh?

CHỦ ĐỀ 4

HÀN THUYÊN

?

Trang 24

Hàn Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên, quê ở thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Từ nhỏ, ông đã chăm lo đèn sách và có trí thông minh hơn người Năm 1247, ông đỗ Tiến sĩ, sau được đảm nhận chức quan lớn dưới triều Trần Tương truyền rằng ông viết bài Văn tế cá sấu giải được mối hiểm nguy cho vua Trần và dân chài lưới Mến phục tài đức của ông,vua Trần liền ban thưởng đổi tên Nguyễn Thuyên thành Hàn Thuyên

Ông là vị quan thanh liêm, có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước Để ghi nhớ công ơn Hàn Thuyên, người đời sau đã xây dựng đền thờ ông tại xã Lai Hạ, huyện Lương Tài Tên của ông còn được đặt cho nhiều đường phố, trường học ở tỉnh Bắc Ninh và nhiều địa phương khác

1 Bài Văn tế cá sấu

Trang 25

a) Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247, sau được đảm nhận chức quan lớn dưới triều Lý.

b) Ông được vua Trần đổi từ họ Nguyễn sang họ Hàn trước khi viết bài Văn tế cá sấu

c) Để ghi nhớ công ơn của Hàn Thuyên, người đời sau đã xây dựng đền thờ và đặt tên ông cho nhiều đường phố, trường học ở tỉnh Bắc Ninh và nhiều địa phương khác

2 Đền thờ Hàn Thuyên, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Trang 26

2 Trò chơi: Phóng viên.

Đóng vai phóng viên, em hãy cùng bạn trong nhóm hỏi đáp về danh nhân Hàn Thuyên

Đường Hàn Thuyên, thành phố Bắc Ninh

1 Tìm hiểu và giới thiệu về một nhân vật tiêu biểu ở quê hương em

(tên nhân vật, nơi ở, những đóng góp cho quê hương,…).

Học sinh đến tham quan đền thờ Hàn Thuyên

2 Chia sẻ cùng người thân và bạn bè những việc nên làm để bày tỏ

lòng biết ơn và kính trọng những danh nhân ở quê hương em.

Trang 27

Nghe hát bài Lý cây đa (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)

BÀI 1 ĐIỆU LÝ TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINHCHỦ ĐỀ 5

TÌM HIỂU DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

Trang 28

Trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam, lý là một trong những thể loại âm nhạc tiêu biểu Lý có mặt ở khắp ba miền: Bắc, Trung, Nam, nhưng phổ biến nhất là ở vùng Thừa Thiên - Huế cho tới duyên hải Nam Trung Bộ kéo dài đến khu vực Nam Bộ

Mỗi vùng miền có những điệu lý khác nhau Nhưng có một số điểm chung là các điệu lý đều mượn hình ảnh thiên nhiên, con người để bộc lộ tâm tư, tình cảm và tình yêu quê hương, đất nước

Khi nói tới các điệu lý ở Bắc Bộ phải nhắc đến các điệu lý trong kho tàng Dân ca Quan họ Bắc Ninh Những bài lý trong Dân ca Quan họ đều vui tươi, dí dỏm, mang đậm chất trữ tình, một nét văn hoá nổi bật của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh có các bài lý phổ biến: Lý con sáo,

Lý giao duyên, Lý cây đa, Lý Thiên Thai Trong đó, Lý giao duyên

mang nhiều âm hưởng của dân ca Nam Trung Bộ Lý con sáo và Lý cây đa mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ Còn Lý

Thiên Thai là một sáng tạo riêng, gắn với địa danh nổi tiếng của

Trang 29

1 Những nhận xét nào phù hợp với các điệu lý trong Dân ca Quan

họ Bắc Ninh?

a) Các điệu lý trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh đều mượn hình ảnh thiên nhiên, con người để bộc lộ tâm tư, tình cảm và tình yêu quê hương, đất nước

b) Các điệu lý trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh đều trầm, buồn

c) Các điệu lý trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh đều vui tươi, dí dỏm, mang đậm chất trữ tình

Trang 30

2 Chọn tên bài Lý với nội dung phù hợp:

Là mộtsáng tạo riêng, gắn với địa danh nổi tiếng của

Bắc NinhMang âm

hưởng dân ca Nam Trung Bộ

Mang âmhưởng dân ca đồng

1 Hát cho thầy cô, bạn bè hoặc người thân nghe một bài lý

trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

2 Khi nghe các điệu lý trong Dân ca Quan họ Bắc Ninh, em có

cảm xúc gì đối với quê hương, đất nước?

Trang 31

BÀI 2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGHỆ NHÂN DÂN CA QUAN HỌ

Nói cho bạn nghe những điệu lý trong Dân ca Quan họ mà em biết.

Trang 32

1 Những làn điệu Dân ca Quan họ Bắc Ninh được lưu giữ, bảo tồn và ngày càng phát triển là nhờ công lao của nhiều thế hệ nghệ nhân Cho đến nay, người yêu Dân ca Quan họ vẫn còn nhắc đến những nghệ nhân tiêu biểu như: cụ Ngô Thị Nhi ở làng Viêm Xá, cụ Nguyễn Thị Tiền ở làng Châm Khê, cụ Nguyễn Đức Sôi ở làng Ngang Nội, cụ Tư La ở làng Thị Cầu, cụ Nguyễn Thị Nguyên ở làng Khả Lễ, cụ Nguyễn Thị Bé ở làng Đào Xá,… Để ghi nhận những người có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ, truyền dạy và phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh, từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh bắt đầu phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh”.

- Các làng Quan họ: Viêm Xá, Y Na, Khả Lễ, Đào Xá, Châm Khê thuộc thành phố Bắc Ninh.

- Làng Ngang Nội thuộc huyện Tiên Du.

1 Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh” đợt 1 cho 41 nghệ nhân

Trang 33

? 1 Kể tên một số nghệ nhân Dân ca Quan họ tiêu biểu

2 Các nghệ nhân học hát Dân ca Quan họ từ ai?

2 Một buổi sinh hoạt Dân ca Quan họ của các nghệ nhân

2 Sinh ra, lớn lên trên quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc, các nghệ nhân sớm được tiếp xúc với những làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm Họ đã yêu và học hát từ khi còn rất nhỏ Những người thầy dạy hát đặc biệt của họ chính là bố mẹ, ông bà, chú bác trong làng

Nhờ có vốn hiểu biết sâu rộng và thuộc nhiều bài Dân ca Quan họ, các nghệ nhân lại tiếp tục truyền dạy cho thế hệ con cháu Không chỉ vậy, họ còn sáng tác thêm những bài mới, làm giàu kho tàng Dân ca Quan họ Bắc Ninh Hai nghệ nhân có nhiều sáng tác là cụ Tư La và cụ Nguyễn

Đức Sôi Cụ Tư La là tác giả các bài: Chia rẽ đôi nơi, Chè mạn hảo, Con chim

thước, Ca đàn, Cây kiêu bổng,… Cụ Nguyễn Đức Sôi sáng tác gần 40 bài,

trong đó có nhiều bài quen thuộc như: Nhớ mãi khôn nguôi, Con sông Vị

Thuỷ, Ăn ở trong rừng,…

Trang 34

1 Nối tên các nghệ nhân dưới đây với tên làng Quan họ cho phù hợp:

2 Chọn phương án đúng.

Nghệ nhân Tư La

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh phong tặng danh hiệu gì cho những người có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ, truyền dạy và phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh?

Làng Châm Khê

a) Nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh

b) Nghệ sĩ Dân ca Quan họ Bắc Ninh

c) Ca sĩ Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 35

3 Lựa chọn các ý trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây:

4 Kể tên những bài Dân ca Quan họ do cụ Tư La và cụ Nguyễn Đức Sôi

sáng tác.

Các nghệ nhân đã có những đóng góp gì trong việc bảo tồn và phát triển Dân ca Quan họ?

1 Chia sẻ những điều em biết về các nghệ nhân Dân ca Quan họ

cho người thân nghe.

2 Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết việc làm này có ý nghĩa gì?

a) Truyền dạy Quan họ cho thế hệ con cháu.b) Sáng tạo thêm những tác phẩm nổi tiếng, làm giàu kho tàng Dân ca Quan họ Bắc Ninh

c) Viết sách về Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 36

Kể tên một số làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh mà em biết.

CHỦ ĐỀ 6

LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ PHÙ KHÊ

Trang 37

Làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê thuộc phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm chạm khắc gỗ như đồ trang trí, tranh gỗ, đồ thờ cúng,… Từ những vật liệu như: gỗ, keo, sơn,… và các công cụ như: cưa, đục, bào, giấy ráp…, đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây đã tạo nên những sản phẩm nghệ thuật tinh xảo, mềm mại, nổi tiếng trong và ngoài nước Quy trình thông thường để ra đời một sản phẩm hoàn chỉnh là: hình dung ý tưởng, chọn mẫu, chọn gỗ, cưa đục tạo dáng, chạm khắc và cuối cùng là phủ sơn bóng để hoàn thiện.

Năm 2016, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Đến nay, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê tiếp tục phát triển, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

?

1 Làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê ở địa phương nào của tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng về sản phẩm gì?

2 Kể tên các vật liệu và công cụ của nghề chạm khắc gỗ.

1 Một cơ sở sản xuất của làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê

Trang 38

2 Sản phẩm chạm khắc rồng của làng nghề Phù Khê

4 Sản phẩm bàn ghế của làng nghề Phù Khê

3 Sản phẩm chạm khắc tranh gỗ mỹ nghệ của làng nghề Phù Khê

5 Các công cụ để chạm khắc gỗ

Trang 39

c Chọn gỗ

1 Sắp xếp thứ tự các công đoạn cho đúng với quy trình làm ra một

sản phẩm truyền thống của làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê.

a Cưa, đục, tạo dáng

b Hình dung ý tưởng, chọn mẫu

Trang 40

2 Chọn câu trả lời đúng.

e Phủ sơn bóngd Chạm khắc

Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm nào?

Bằng Chứng nhận nghề chạm khắc gỗ Phù Khê được đưa vào

Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Trang 41

3 Giới thiệu về làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê.

Địa chỉlàng nghề

Sảnphẩm

Nguyênliệu

Dụngcụ

Các bướclàm rasản phẩm

1 Giới thiệu với bạn bè hoặc người thân về một làng nghề truyền

thống ở quê em mà em biết.

2 Kể tên một số việc cần làm để gìn giữ và bảo tồn làng nghề, chia sẻ

với những người xung quanh để cùng thực hiện.

Ngày đăng: 10/09/2024, 06:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN