1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau lớp 9

93 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Cà Mau Lớp 9
Tác giả Ban Biên Soạn
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu giáo dục
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 21,38 MB

Nội dung

– Trình bày được khái quát tình hình, đặc điểm dân cư tỉnh Cà Mau.– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số tỉnh Cà Mau.– Trình bày được các loại cơ cấu dân số ở tỉnh Cà Mau: cơ c

Trang 1

9UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH

Tháng 04 –2024

Trang 2

9LỚP

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNGTỈNH

Trang 3

Những phẩm chất và năng lực mà các em cần đạt được sau mỗi chủ đề.

Tạo được tình huống mâu thuẫn trong tư duy và sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức mới

Giúp các em tự chiếm lĩnh những kiến thức thông qua các chuỗi hoạt động dạy học và giáo dục

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá được

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Trang 4

Lời nói đầu

Các em học sinh thân mến!Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 9 được biên soạn để cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt của chương trình, đồng thời trang bị cho các em những kiến thức về quê hương, nơi sinh sống, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, rèn luyện thói quen tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 9 được cấu trúc thành 6 chủ đề tương ứng với nội dung các môn học và hoạt động giáo dục lớp 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng tài liệu sẽ giúp các em hiểu hơn về quê hương mình, qua đó bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; đồng thời giúp các em có thêm động lực, ý thức góp phần xây dựng quê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp

Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau – Lớp 9

Trang 5

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHỦ ĐỀ 1 ĐỊA LÍ DÂN CƯ TỈNH CÀ MAU 5

Trang 6

CHỦ ĐỀ 1ĐỊA LÍ DÂN CƯ TỈNH CÀ MAU

1 Gia tăng dân sốBảng 1 Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2021

Quy mô dân số (nghìn người) 1 218,9 1 195,6 1 194,3 1 193,9 1 208,8Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 0,90 0,61 0,60 0,59 0,58

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2016 và 2022)

Tỉnh Cà Mau có quy mô dân số vào loại trung bình so với cả nước Năm 2021, số dân trung bình của tỉnh Cà Mau là 1 208,8 nghìn người, chiếm khoảng 6,9% số dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 1,2% số dân cả nước

– Trình bày được khái quát tình hình, đặc điểm dân cư tỉnh Cà Mau.– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số tỉnh Cà Mau.– Trình bày được các loại cơ cấu dân số ở tỉnh Cà Mau: cơ cấu sinh học (tuổi và giới tính),

cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá).– Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở tỉnh

Trang 7

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tỉnh Cà Mau giảm liên tục qua các năm Năm 2021, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh là 0,58%, thấp hơn mức bình quân của cả nước (0,93%) Mức sinh tỉnh Cà Mau đang có xu hướng giảm.

Tỉnh Cà Mau có người Kinh chiếm đa số, ngoài ra còn một số dân tộc Khơ-me, Hoa,… Các dân tộc có truyền thống văn hoá đặc sắc, đoàn kết trong xây dựng và phát triển kinh tế

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nhận xét quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2015 – 2021.

2 Cơ cấu dân số

a) Cơ cấu sinh học

– Cơ cấu dân số theo tuổi

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ở tỉnh Cà Mau chiếm 23,5% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,8% Như vậy, Cà Mau đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” khi có hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc Đây là cơ hội cho tỉnh phát triển kinh tế – xã hội với nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, tỉ lệ dân số nhóm 15 – 64 tuổi ở tỉnh Cà Mau có xu hướng giảm, trong khi tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên đang có xu hướng tăng, điều này cho thấy tỉnh Cà Mau đang bước vào thời kì già hoá dân số

68,7

23,57,8

25,34,7

(Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và 2019)

Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi ở tỉnh Cà Mau.

Trang 8

– Cơ cấu dân số theo giới tính

49,39

100(%)9080706050403020100

Nam

NămNữ

50,6550,65

50,6550,61

Hình 2 Cơ cấu dân số theo giới tính ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018 – 2021

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)

Tỉnh Cà Mau có tỉ lệ nam và nữ khá cân bằng Tỉ lệ dân số nam qua các năm thường cao hơn dân số nữ nhưng mức chênh lệch không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định dân số, phân bố lao động sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Dựa vào hình 2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo giới tính ở tỉnh Cà Mau.

b) Cơ cấu xã hội

– Cơ cấu dân số theo lao động

+ Nguồn lao độngNăm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Cà Mau đạt 596 761 người (chiếm 49,4% tổng số dân), phần lớn là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều lĩnh vực Trong đó, số lao động đang làm việc là 583 264 người Tỉ lệ lao động nam đang làm việc chiếm 62,7%, nữ chiếm 37,3% Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được tỉnh Cà Mau triển khai để hiện thực hoá vấn đề đào tạo nghề cho lao động

như: Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 theo Quyết

định số 1956/QÐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Ðề án đưa lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018 – 2020;…

Trang 9

Ngoài ra, đa dạng hoá loại hình đào tạo nghề, đào tạo nghề trình độ cao, công nhân kĩ thuật,… đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

+ Cơ cấu lao động theo ngành kinh tếLao động của tỉnh Cà Mau làm việc chủ yếu trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ lệ lao động thấp Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau Tỉ lệ lao động ở tỉnh Cà Mau đang có xu hướng giảm trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ đang có xu hướng tăng

24,5

38,836,7

37,9 35,4

26,7

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Hình 3 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Cà Mau, năm 2011 và 2021

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2012 và 2022)

+ Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tếLao động của tỉnh Cà Mau làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là chủ yếu, chiếm 92,89%, tiếp theo là lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước, chiếm 7,09%, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,02% (năm 2021) Tỉ lệ lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh, trong khi đó, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm

Thời gian tới, lao động của tỉnh vẫn sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài Nhà nước Xu hướng này cũng phù hợp với sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng

Trang 10

Bảng 2 Tỉ lệ lao động phân theo thành phần kinh tế của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: %)

NămKinh tế

Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nướcKinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)

+ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thônLao động tại tỉnh Cà Mau có sự chênh lệch khá lớn theo thành thị và nông thôn Người dân ở tỉnh Cà Mau hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản Vì vậy, tỉ lệ lao động ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên lao động trong khu vực thành thị và nông thôn ở tỉnh Cà Mau đều có xu hướng giảm về số lượng Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, đẩy mạnh khởi nghiệp, tái cấu trúc khu vực nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ thông tin,… giúp doanh nghiệp phát triển nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người dân

Bảng 3 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn

ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 – 2021

Lao động (người) Tỉ lệ (%) Lao động (người) Tỉ lệ (%)

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nhận xét:– Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế ở tỉnh Cà Mau.

– Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn ở tỉnh Cà Mau.

– Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

Năm 2021, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở tỉnh Cà Mau xấp xỉ mức trung bình cả nước và có xu hướng tăng so với các năm trước

Trang 11

Bảng 4 Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở tỉnh Cà Mau và trung bình cả nước,

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Xét về trình độ giáo dục, theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ giáo dục cao nhất tập trung chủ yếu ở trình độ đã tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, tỉ lệ dân số chưa đi học (dưới tiểu học) vẫn chiếm khá cao Tỉ lệ dân số được đào tạo có trình độ cao ở tỉnh Cà Mau còn ở mức thấp

Xét về trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn của tỉnh ngày càng tăng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp

Bảng 5 Tỉ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo giới tính

và theo thành thị, nông thôn ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: %)

 NămTỉ lệ chungPhân theo giới tínhPhân theo thành thị, nông thôn

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)

Hiện nay, tỉnh Cà Mau tiếp tục rà soát về cơ chế, chính sách tạo việc làm, đào tạo nghề Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tăng cường phân luồng và ưu tiên đào tạo nghề Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm từ các hoạt động: phát triển kinh tế – xã hội và cho vay vốn ưu đãi để tạo việc làm ở địa phương; tuyển chọn, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh; tuyển chọn, xuất khẩu lao động;

Dựa vào bảng 4, bảng 5 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá ở tỉnh Cà Mau.

Trang 12

3 Phân bố dân cư

917900

80070060050040030020010001 000

Đơn vị hành chính

Thành phố Cà Mau Huyện

Thới Bình

Huyện U Minh Huyện

Trần Văn Thời

Huyện Cái Nước Huyện

Phú Tân

Huyện Đầm Dơi Huyện

Năm Căn

Huyện Ngọc Hiền

Hình 4 Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính cấp huyện ở tỉnh Cà Mau, năm 2021

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2022)

Năm 2021, mật độ dân số của tỉnh Cà Mau là 229 người/km2, thấp hơn mật độ dân số chung vùng Đồng bằng sông Cửu Long (423 người/km2) và cả nước (290 người/km2) Những địa phương có mật độ dân số cao là thành phố Cà Mau (đơn vị có mật độ dân số cao nhất, 917 người/km2), huyện Cái Nước, huyện Trần Văn Thời Huyện Ngọc Hiển là địa phương có mật độ dân số thấp nhất so với các huyện khác trong tỉnh (93 người/km2)

Hình 5 Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn của tỉnh Cà Mau, năm 2011 và 2021

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2012 và 2022)

Trang 13

Phân bố dân cư ở tỉnh Cà Mau có sự khác biệt giữa các khu vực, các đơn vị hành chính, giữa thành thị và nông thôn Tỉ lệ dân thành thị ở tỉnh Cà Mau có xu hướng tăng do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng sự thay đổi diễn ra còn chậm.

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nhận xét mật độ dân số ở tỉnh Cà Mau năm 2021

II QUẦN CƯ THÀNH THỊ VÀ QUẦN CƯ NÔNG THÔN

Nhờ có những Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng mà diện mạo nông thôn ở tỉnh Cà Mau càng thay đổi Những con đường bê tông rộng, trải dài nối liền các vùng quê, đời sống người dân cũng dần được cải thiện, đặc điểm quần cư nông thôn và thành thị ngày càng thay đổi

Diện mạo đô thị ở tỉnh Cà Mau cũng thay đổi nhanh chóng, khang trang, sạch sẽ, hệ thống hạ tầng đầy đủ, tiện nghi hơn Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần tạo điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc cho các đô thị, tạo các nơi ở chất lượng cao cho cộng đồng dân cư Khu vực đô thị ngày càng thể hiện vai trò động lực, đầu tàu trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Hình 6 Một góc thành phố Cà Mau

(Nguồn: Huỳnh Lâm)

Hình 7 Nhà ở ven sông, huyện Trần Văn Thời

(Nguồn: Huỳnh Lâm)

Bảng 6 Một số đặc điểm của quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở tỉnh Cà MauĐặc điểmQuần cư thành thịQuần cư nông thôn

Mật độ dân số

Mật độ dân số khá cao, dân cư tập trung đông Mật độ dân số thấp, dân cư phân tán.Chức năng,

hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

Hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên hoạt động nông nghiệp là chủ đạo

Trang 14

Đặc điểmQuần cư thành thịQuần cư nông thôn

Cấu trúc

Các điểm quần cư ở đô thị tỉnh Cà Mau tập trung thành các khu đô thị, chung cư; các đơn vị hành chính là phường, huyện, thành phố,…

Người dân sống trong các khu vực được quy hoạch riêng, nhà cao tầng, nhà ống san sát nhau

Các điểm quần cư ở tỉnh Cà Mau tập trung thành các ấp, xã, huyện,… Nhà cửa của người dân xen lẫn ruộng đồng, cách xa nhau, nơi ở cũng là nơi sản xuất, nhà cổ truyền, ven các dòng sông

Dựa vào hình 6, hình 7 và thông tin trong bài, em hãy so sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở tỉnh Cà Mau

a) Em đang sống trên địa bàn thuộc khu vực thành thị hay khu vực nông thôn?b) Bản thân em nhận thức và sẽ có những hành động như thế nào nào để xây dựng địa phương ngày một phát triển hơn?

2 Sưu tầm thông tin và hình ảnh cho thấy sự đổi thay của khu vực mà em đang sinh sống.

Trang 15

– Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ thời kì 1918 – 1930 và phong trào cách mạng thời kì 1930 – 1939 ở Cà Mau.

– Trình bày được diễn biến và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hòn Khoai.– Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm

1945 ở Cà Mau.– Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của

nhân dân Cà Mau (từ năm 1946 đến năm 1954)

1 Phong trào cách mạng ở Cà Mau thời kì 1918 – 1939

a) Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930

Khi xây con đường từ chợ Bạc Liêu xuống Cà Mau, thực dân Pháp bắt dân đốt đất ruộng cho chín rồi đập nát ra, sau đó đem trải xuống mặt đường để thay cho đá ở nhiều nơi Công việc đắp lộ và hầm đất đã vượt quá khả năng của người dân vì tốn rất nhiều công sức.(1) Do đó, trong những năm 1920 – 1925 đã diễn ra cuộc đấu tranh chống bọn cai thầu của những công nhân đập đá ở Hòn Khoai

(1) Theo Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997

CHỦ ĐỀ 2TỪ THẾ KỈ XX ĐẾN NAYLỊCH SỬ TỈNH CÀ MAU

LỊCH SỬ TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1918 ĐẾN 1954

Bài 1

Trang 16

Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân chống thực dân và địa chủ diễn ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức ở đồng Nọc Nạn – cánh đồng với con rạch Nọc Nạn nằm trên đoạn đường Bạc Liêu – Cà Mau (xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai) chống lại địa chủ cướp đất của gia đình vào tháng 02 – 1928 Cuộc đấu tranh của nông dân đồng Nọc Nạn có tiếng vang lớn trong cả nước, chính vì thế, ngày 17 – 8 – 1928, Toà đại hình(1) Cần Thơ phải xử và kết tội bọn địa chủ sang chiếm đoạt đất đai của nông dân.

Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào dân tộc dân chủ đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân Tháng 02 – 1928, Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội được thành lập tại thị trấn Cà Mau Hoạt động của Chi hội ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, vì thế đã khiến thực dân Pháp chú ý và có thời điểm Hội phải ngưng hoạt động Về sau, hầu hết các hội viên trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ giai đoạn 1918 – 1930

b) Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1939

Tháng 01 – 1930, Chi bộ Cà Mau – chi bộ đầu tiên của An Nam Cộng sản Đảng do đồng chí Lâm Thành Mậu làm Bí thư được thành lập tại thị trấn Cà Mau Sau ngày 03 – 02 – 1930, chi bộ này đổi tên thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau ngày Chi bộ được thành lập, ảnh hưởng của Đảng càng lớn, thu hút được nhiều thanh niên yêu nước và nêu cao khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”, “Đả đảo đế quốc Pháp” Hình ảnh treo cờ Đảng trong thời điểm thành lập chi bộ đã đánh dấu bước trưởng thành nhảy vọt của phong trào cách mạng ở Cà Mau

Sau ngày Huyện uỷ Cà Mau được thành lập (05 – 7 – 1937), phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra mạnh mẽ bằng nhiều hình thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ cuộc đấu tranh của 2 000 dân phu chống làm con đường

Hình 1 Đình Tân Hưng – Nơi nhóm thanh niên yêu nước treo cờ Đảng vào ngày 01 – 5 – 1930

(Nguồn: camau.gov.vn)

Cà Mau – Năm Căn giành thắng lợi cho đến cuộc đấu tranh của hơn 1 000 nông dân các xã vùng lên, kéo đến Dinh Quận trưởng Cà Mau (04 – 10 – 1938) đòi cứu đói, bãi bỏ thuế

thân, đã làm cho giới cầm quyền Pháp lúng túng Báo Dân chúng, số ra ngày 11 – 12 – 1938

(1) Toà đại hình: Toà án

Trang 17

có viết rằng: Ở Cà Mau, dân đói phải hái ổi, đọt lang, bằm chung lại, chan nước mắm mà ăn Vì dân đói quá, vì kêu cứu không tiếng dội, nên hôm 04 – 10 – 1938, ở Châu Thành (Cà Mau) đã xảy ra cuộc biểu tình khổng lồ.(1)

Sự phát triển sâu rộng của phong trào của quần chúng đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết phải kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng Ngày 26 – 10 – 1938, Ban Chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời được thành lập tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước Đến ngày 02 và 03 – 02 – 1939, Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ nhất tại thị trấn Cà Mau đã đề ra phương hướng đấu tranh, vận động quần chúng và bầu Ban Chấp hành do đồng chí Nguyễn Thị Trường làm Bí thư Từ đây, phong trào cách mạng của nhân dân tỉnh Cà Mau đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có những bước chuyển biến mới

Hình 2 Phía sau nhà đồng chí Lâm Thành Mậu – nơi diễn ra Hội nghị bầu cử Quận uỷ đầu tiên năm 1937

(Nguồn: Thành uỷ thành phố Cà Mau)

Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ra đời ở Cà Mau có ý nghĩa như thế nào?

2 Phong trào cách mạng tiến đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Cà Mau (1939 – 1945)

a) Khởi nghĩa Hòn Khoai (1940)

Tháng 5 – 1940, Tỉnh uỷ triệu tập hội nghị chuẩn bị kế hoạch của Xứ uỷ Nam Kỳ và khởi nghĩa vũ trang trong tỉnh Hội nghị nhất trí phân định ba khu vực khởi nghĩa trong tỉnh gồm:

– Khu vực vùng Năm Căn có thị trấn Năm Căn, một số xã xung quanh và Hòn Khoai Lấy Hòn Khoai làm điểm khởi đầu của cuộc khởi nghĩa trong tỉnh, sau khi khởi nghĩa Hòn Khoai thắng lợi sẽ thu toàn bộ vũ khí đem về cùng với lực lượng du kích ở đất liền đánh chiếm thị trấn Năm Căn, thành lập chính quyền cách mạng ở khu vực này

(1) Theo Trần Thanh Phương, Minh Hải Địa chí, NXB Mũi Cà Mau, Cà Mau, 1985.

Trang 18

Hình 3 Nhà Dây Thép – nơi liên lạc của Xứ uỷ Nam Kỳ với Cà Mau những năm 1939 – 1940

(Nguồn: Thành uỷ thành phố Cà Mau)

– Khu vực thị trấn Cà Mau và các xã xung quanh do ông Trần Văn Thời – Bí thư Tỉnh uỷ trực tiếp phụ trách

– Khu vực thị xã Bạc Liêu và các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu đóng vai trò hưởng ứng, tổ chức lực lượng vũ trang nhỏ, phát động quần chúng tham gia lực lượng khởi nghĩa, phá đường giao thông, phân tán lực lượng địch nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi

Công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa diễn ra vào ngày 05 – 12 – 1940 tại Lung Lá – Nhà Thể (Năm Căn) Tỉnh uỷ quyết định vào đêm 12 – 12 – 1940, Hòn Khoai sẽ nổi dậy và quần chúng các xã lân cận sẽ chiếm Năm Căn vào đêm 14 – 12 – 1940, sau đó kéo về chi viện cho thị trấn Cà Mau

Vào thời điểm cận ngày diễn ra khởi nghĩa, ngày 12 – 12 – 1940, Thường vụ Tỉnh uỷ nhận được lệnh đình khởi nghĩa, phân tán lực lượng không được bạo động Riêng ở Hòn Khoai, do lệnh đình khởi nghĩa không đến kịp nên theo kế hoạch, từ 20 đến 23 giờ đêm 13 – 12 – 1940, lực lượng khởi nghĩa do Phan Ngọc Hiển phụ trách sẽ diễn ra và bắt sống tên Ô-li-vi-ê (Olivier) cai trị Hòn Khoai, thu vũ khí và đem về đất liền để kịp cùng với lực lượng xung quanh phối hợp chiếm Năm Căn

Đúng như kế hoạch, vào 23 giờ 15 phút ngày 13 – 12 – 1940, cuộc nổi dậy ở Hòn Khoai nổ ra và giành thắng lợi một cách trọn vẹn và nhanh chóng, trong trận chiến đấu đầu tiên này vẫn giữ được bí mật Lực lượng khởi nghĩa về đến đất liền trong khí thế của đoàn quân chiến thắng, cờ đỏ sao vàng tung bay, khẩu hiệu “Mặt trận dân tộc phản đế muôn năm” được hô vang Tuy nhiên, lực lượng khởi nghĩa Hòn Khoai đã chờ suốt đêm 14 – 12 – 1940 vẫn không thấy hiệu lệnh tấn công Để phát huy thắng lợi, 9 giờ sáng ngày 15 – 12 – 1940,

Trang 19

Phan Ngọc Hiển đã hạ lệnh cho các đồng chí tấn công vào nhà Quận Kiểm Lâm, tên Đốc Đông khiếp sợ giao nộp toàn bộ vũ khí

Trưa hôm đó, thực dân Pháp đưa hai tàu chở đầy lính để đàn áp, khủng bố Trước lực lượng đông đảo của địch, các chiến sĩ khởi nghĩa đã rút vào rừng bảo toàn lực lượng Sau bốn ngày đêm, đến ngày 22 – 12 – 1940, địch đã bắt được các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai tại bãi biển Khai Long

Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra trong bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vừa chấm dứt và thực dân Pháp đang điên cuồng chống phá Ngày 12 – 7 – 1941, các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai gồm Phan Ngọc Hiển, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Bỉnh bị Pháp xử bắn và các đồng chí khác bị giam cầm trong nhà tù Côn Đảo

Khởi nghĩa Hòn Khoai đã thể hiện rõ lòng căm thù sâu sắc của nhân dân với thực dân Pháp đô hộ và tinh thần đấu tranh dũng cảm, quyết hi sinh vì độc lập tự do của nhân dân Ngày 13 – 12 đã trở thành ngày truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cà Mau

Khởi nghĩa Hòn Khoai là trận đánh đầu tiên, thắng lợi to lớn đầu tiên trong lịch sử cách mạng của Ðảng bộ, quân dân Cà Mau Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đánh dấu bước phát triển quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Cà Mau, thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của Ðảng bộ Cà Mau về tư tưởng chính trị, về lực lượng và tổ chức để lãnh đạo quần chúng tỉnh nhà đấu tranh cách mạng Ðây cũng là sự kiện có tầm ảnh hưởng lâu dài, tạo sự cổ vũ to lớn đối với toàn bộ phong trào cách mạng của tỉnh trong những giai đoạn kế tiếp

Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai.

b) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Cà Mau

Sau khởi nghĩa Hòn Khoai, phong trào cách mạng tạm lắng xuống, một số đảng viên phải tạm lánh, chuyển vùng hoạt động Sau thời điểm Nhật đảo chính Pháp (09 – 3 – 1945), Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Để kịp thời lãnh đạo cách mạng thống nhất, ngày 05 – 5 – 1945, tại Tân Bằng (xã Biển Bạch, huyện Thới Bình), Ban vận động tái lập Đảng bộ Nam Kỳ triệu tập Hội nghị và thành lập cơ quan lãnh đạo lâm thời tỉnh Cà Mau gồm 5 đồng chí do Trần Văn Đại làm Bí thư

Trước tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, Tỉnh uỷ lâm thời Cà Mau đẩy mạnh phát triển các Hội quần chúng(1), xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ còn định hướng để nhiều nhân sĩ, trí thức, học sinh, giáo viên, công chức yêu nước ý thức được tình thế cách mạng, động viên họ đứng hẳn vào lực lượng cách mạng

(1) Theo Trần Thanh Phương, Minh Hải Địa chí, Sđd.

Trang 20

Quá trình từ ngày 09 – 3 – 1945 đến trung tuần tháng 8 – 1945 là một cao trào tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng lên cao lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia Từ ngày 21 đến 23 – 8 – 1945, các tầng lớp nhân dân rầm rộ xuống đường với băng, cờ, khẩu hiệu bao vây dinh Tỉnh trưởng tại thị xã Bạc Liêu và yêu cầu Trương Công Thiện đầu hàng Vào 9 giờ 30 phút ngày 23 – 8 – 1945, thay mặt Uỷ ban dân tộc giải phóng tỉnh, đồng chí Tào Văn Tỵ thông báo trước đồng bào: “Chính quyền đã về tay nhân dân”.

Hoà nhịp với phong trào chung, ngày 25 – 8 – 1945, Tỉnh uỷ lâm thời Cà Mau tổ chức cuộc mít tinh lớn tại sân vận động thị trấn Cà Mau để chào mừng ngày Mặt trận Việt Minh ra đời và đây cũng là cuộc biểu dương lực lượng của quân cách mạng Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang thị uy, kéo đến Dinh đốc phủ Kế (Nguyễn Văn Kế) – Quận trưởng Cà Mau và buộc phải bàn giao chính quyền cho Uỷ ban dân tộc giải phóng Cà Mau

Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Cà Mau giành thắng lợi hoàn toàn đã đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, phong kiến tay sai và thành lập chính quyền nhân dân Thắng lợi trên chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng từ khi chi bộ đầu tiên ra đời (1930) đến khi giành được chính quyền đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang và sức mạnh quần chúng nhân dân

Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Cà Mau.

II CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP QUAY TRỞ LẠI XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN CÀ MAU TỪ NĂM 1946 ĐẾN 1954

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cà Mau đứng trước muôn vàn khó khăn về nhiều mặt Hậu quả từ chính sách cai trị của thực dân dẫn đến đa số người dân không biết chữ, cờ bạc, mê tín lan rộng khắp nơi Ngân khố không còn tiền đã tác động lớn đến kinh tế và đời sống nhân dân.(1) Ngoài ra, sau khi thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sài Gòn (23 – 9 – 1945), lực lượng phản cách mạng đã thực hiện nhiều hành động chống phá chính quyền nhân dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt trận và các đoàn thể, quần chúng nhân dân Cà Mau dần vượt qua những khó khăn, tích cực thực hiện phong trào xoá mù chữ, xây dựng đời sống mới và quyên góp tiền của hưởng ứng “Tuần lễ vàng” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Đặc biệt, ngày 06 – 01 – 1946, nhân dân nô nức đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước độc lập

(1) Theo Thành uỷ thành phố Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ thành phố Cà Mau (1930 – 1975), NXB Mũi Cà Mau,

Cà Mau, 2000.

Trang 21

Ngày 31 – 01 – 1946, thực dân Pháp chiếm thị trấn Cà Mau và kiểm soát quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1A), sau đó mở rộng đánh chiếm các vùng xung quanh Với nhiều loại vũ khí thô sơ như tầm vông vạt nhọn, mã tấu, súng trường,… các lực lượng vũ trang đã chiến đấu và gây cho Pháp nhiều thiệt hại Tiêu biểu là mặt trận Tân Hưng sau 3 tháng (tháng 02 đến tháng 5 – 1946) chiến đấu giành giật từng tấc đất đã hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt, thu nhiều vũ khí từ giặc Pháp, sau đó giải thể về địa phương phát triển chiến tranh du kích.

Thực hiện theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “chúng

ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cuộc kháng chiến trong toàn tỉnh lên cao từ năm 1947 đến 1950 Sông rạch và đất sình lầy đã tạo nên những ưu thế, điểm độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Pháp Chiến thắng tại kênh xáng Mương Điều (18 – 5 – 1947) là điển hình cho lối đánh sáng tạo trên các sông rạch, tạo điều kiện mở rộng vùng giải phóng Tiếp đến là những trận thắng có tiếng vang trong toàn quốc như Rạch Muỗi, Gò Muồn

Đất U Minh với địa hình hiểm trở, nhiều sông ngòi, rừng dày, đường quanh co, lối tắt đã trở thành căn cứ cho cuộc kháng chiến lâu dài, nuôi dưỡng những người có chí lớn cho khát vọng độc lập Chính vì thế, tháng 10 – 1949, Xứ uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã chuyển bộ máy và cơ quan lãnh đạo từ Đồng Tháp Mười về căn cứ U Minh

Trong những năm 1951 – 1952, lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh và đã thắng trên 40 trận lớn nhỏ, diệt hàng nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi, nhất là trong thanh niên, học sinh Công tác binh vận đạt nhiều kết quả, vận động được hàng trăm binh lính trong quân đội Pháp đào ngũ hoặc làm nội ứng trong việc đánh đồn bót

Từ năm 1953, Pháp tăng cường lực lượng, đồng thời xây dựng Cà Mau thành khu quân sự lớn, làm bàn đạp đánh vào căn cứ U Minh và Ngọc Hiển Với chủ trương đó, thực dân Pháp đã tăng cường hoạt động gián điệp, tiến hành chiến tranh tâm lí, thả bom và bắn phá nhiều mục tiêu như nhà thương, chợ, ghe xuồng, nhà cửa,… nhằm làm lung lay tinh thần kháng chiến của nhân dân ta

Với ý chí và nghị lực của nhân dân Cà Mau, chợ vẫn họp, trường vẫn đông học sinh, ghe xuồng vẫn cứ hoạt động, Pháp bắn phá ban đêm thì người dân đi lại ban ngày Quân dân Cà Mau thực hiện phối hợp với chiến cuộc Đông – Xuân mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ bằng nhiều hình thức, trong đó có quyên góp tiền bạc, thuốc men, đường sữa, vải vóc, khăn tắm, Đây là những ngày tháng hào hùng của quân dân Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Nêu các đặc điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Cà Mau giai đoạn 1945 – 1954.

Trang 22

Cà Mau

2 Là người con của vùng đất anh hùng, em cần có những hành động gì để thể hiện

niềm tự hào về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở quê hương mình?

Năm 1918, Cà Mau là vùng đất thuộc tỉnh Bạc Liêu

Năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm tỉnh Bạc Liêu (Cà Mau – Bạc Liêu) và sáp nhập thêm huyện Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu

Từ năm 1947 đến 1950, huyện An Biên của tỉnh Rạch Giá được chính quyền cách mạng sáp nhập vào tỉnh Bạc Liêu, đồng thời thành lập thêm hai huyện mới là Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Hình 4 Vị trí Bạc Liêu (Cà Mau)

trên bản đồ Nam Bộ năm 1918

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Trang 23

1 Cách mạng ở Cà Mau từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đến phong trào Đồng khởi

Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời do quân đội Pháp và chính quyền tay sai quản lí để tiến tới Tổng tuyển cử thống nhất đất nước Lệnh ngừng bắn đối với Nam Bộ bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 11 – 8 – 1954 và Cà Mau được chọn làm khu vực tập kết tạm thời 200 ngày của lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ

Hình 1 Người dân trước khi xuống tàu tập kết ra Bắc (tại thị xã Cà Mau) năm 1954

(Nguồn: Trần Thanh Phương)

LỊCH SỬ TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1954 ĐẾN NAY

Trang 24

Cửa sông Ông Đốc là một trong những bến tập kết lớn đưa các cán bộ, chiến sĩ và con em Cà Mau cũng như Nam Bộ xuống tàu tập kết ra Bắc Có thể nói, từ cuối năm 1954 đến 1955, vùng cửa sông Ông Đốc là điểm nối giữa Cà Mau với miền Bắc Sau thời gian tập kết, đồng chí Lê Duẩn lúc này là Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ đã bí mật ở lại Cà Mau trong thời gian ngắn để tiếp tục chỉ đạo cách mạng miền Nam.

Từ tình hình thực tế trong những năm 1955 đến 1957, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI của Trung ương Đảng chỉ rõ: “kẻ thù mới và trực tiếp của nhân dân miền Nam là đế quốc Mỹ”.(1) Từ đó, chủ trương đấu tranh của nhân dân Cà Mau là chống chính sách “bình định”, thủ đoạn mua chuộc, khủng bố của Mỹ – Diệm, giữ gìn lực lượng cách mạng và giữ vững thành quả cách mạng

Tại các chợ, nhiều tiểu thương chống đuổi chợ, đòi giảm thuế Còn tại trường học thì học sinh và giáo chức vạch mặt bọn mật vụ đội lốt giáo viên, loại chúng ra khỏi trường Tại các nhà máy, công nhân đòi tăng lương cải thiện đời sống, trước hết là cải thiện bữa ăn Ở nông thôn, người dân phát triển hình thức “dân canh chống cướp”, một cuộc đấu tranh mang tính sáng tạo độc đáo, có tác dụng giải thoát cho cán bộ bị địch vây hoặc cứu thoát cho thanh niên bị địch bắt, làm cho địch hoảng sợ

Căn cứ địa cách mạng được củng cố và phát triển vững chắc, hình thành nên một thế trận độc đáo là làng rừng Làng rừng là nơi xuất phát của bộ đội và cán bộ đi hoạt động, đồng thời là nơi xây dựng lực lượng của Bạc Liêu – Cà Mau Làng rừng tồn tại từ đầu năm 1958 cho đến ngày nổ ra phong trào Đồng khởi ở miền Nam thuộc khu rừng tràm U Minh, rừng đước Ngọc Hiển, rừng chồi ở Tân Hưng Tây và Chùm Ruột ven thị xã Bạc Liêu.(2)

Hình 2 Làng rừng tại Rạch Nai, Cái Tàu, ngày 27 – 10 – 1970

(Nguồn: baocamau.vn)

(1) Thành uỷ thành phố Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ thành phố Cà Mau (1930 – 1975), Sđd, trang 149

(2) Trần Thanh Phương, Minh Hải Địa chí, Sđd, trang 70 – 72.

Trang 25

Để cổ vũ tinh thần cách mạng khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được phổ biến đến Cà Mau (tháng 10 – 1959), Tỉnh uỷ ra lời kêu gọi “Hỡi đồng bào, chúng ta không thể sống dưới cảnh khủng bố, đàn áp, bị bắt, bị giết lúc nào không hay,… đồng bào và chiến sĩ hãy đứng lên, đất nước ta có biết bao vị anh hùng cứu quốc, sự tích Tổng khởi nghĩa tháng Tám, kháng chiến chống Pháp còn đây, ngọn lửa Hòn Khoai còn đó thì truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bạc Liêu – Cà Mau đời đời bất diệt”.(1)

Phát huy tinh thần Nghị quyết 15 và thắng lợi của phong trào Đồng khởi, năm 1961, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau được thành lập tại Phú Mỹ, huyện Cái Nước Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn trong việc tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mặt trận Với vai trò và vị trí quan trọng, Cà Mau còn là địa điểm trung chuyển vũ khí cho cả Nam Bộ từ sau năm 1961 (tháng 3 – 1962, chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên về Nam cập bến an toàn ở Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển)

Quá trình giữ gìn lực lượng và xây dựng căn cứ kháng chiến từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được quân dân Cà Mau thực hiện như thế nào?

Em có biết?

Hình 3 Vị trí An Xuyên (Cà Mau) trên bản đồ Nam Bộ năm 1955

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Ngày 25 – 10 – 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hoà lấy quận Cà Mau và thành lập tỉnh mới với tên gọi An Xuyên (chính quyền cách mạng vẫn gọi khu vực Cà Mau là tỉnh Bạc Liêu, sau đó đổi tên thành tỉnh Cà Mau)

Ngày 27 – 11 – 1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, tách huyện Giá Rai sáp nhập về Bạc Liêu.

(1) Thành uỷ thành phố Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ thành phố Cà Mau (1930 – 1975), Sđd, trang 169.

Trang 26

2 Cách mạng ở Cà Mau từ sau phong trào Đồng khởi đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)

Từ năm 1961, nhằm thực hiện chương trình xây dựng “ấp chiến lược” và “bình định” nông thôn ở khu vực Cà Mau, Mỹ – Diệm tăng cường lực lượng quân sự và cố vấn, tập trung đánh vào vùng giải phóng và các cánh rừng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Để chống lại mục tiêu bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, từ năm 1962 đến 1965, phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức từ chính trị, quân sự đến binh vận Năm 1962, đội quân tóc dài bao gồm các mẹ, các chị với trên 5 000 người kéo ra đấu tranh trực diện tại quận lị Đầm Dơi, yêu cầu không cướp bóc và bắn phá vào xóm, ấp Đến năm 1963, chính quyền cách mạng đã vận động trên 4 000 binh lính quay về với nhân dân và nộp vũ khí cho lực lượng cách mạng

Hình 4 Lực lượng chính trị tiến ra thị xã Cà Mau đấu tranh với địch năm 1966

(Nguồn: Thành uỷ thành phố Cà Mau)

Trên mặt trận quân sự, từ sau chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước và cứ điểm Chà Là (1963) đã chứng tỏ sự lớn mạnh của lực lượng quân giải phóng ở Cà Mau, hình thành nên chiến thuật và chiến lược vây đồn, công đồn, diệt viện Tiếp nối thắng lợi, trong năm 1966 – 1967, quân dân trong tỉnh đã diệt 9 850 tên (trong đó có nhiều lính Mỹ), thu trên 300 khẩu súng, bắn rơi 21 máy bay, nhiều đồn bót bị san bằng như Hoà Trung, Cái Keo, Trại Trú,…(1)

Chấp hành theo kế hoạch của toàn miền, đêm 30 rạng 31 – 12 – 1967 (giao thừa Tết Mậu Thân), quân dân Cà Mau đã đồng loạt tấn công thị xã Cà Mau với các địa điểm thuộc căn cứ hải quân, bót thầy Giàu, Toà hành chính địch và khu vực Tắc Vân, Tuy vậy, lực lượng cách mạng lúc đó gặp nhiều khó khăn vì lần đầu tiên đánh vào thị xã

Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963) có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Cà Mau trong những năm tiếp theo?

(1) Theo Trần Thanh Phương, Minh Hải Địa chí, Sđd.

Trang 27

3 Cách mạng ở Cà Mau từ sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30 – 4 – 1975)

Sau năm 1968, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tăng cường mở nhiều chiến dịch càn quét bằng không quân, hải quân và bộ binh đánh sâu vào vùng giải phóng, nhất là ở khu vực U Minh nhằm thực hiện kế hoạch “bình định” tách dân ra khỏi cách mạng

Chỉ trong vòng 2 năm (1969 – 1970), với các chiến dịch quân sự quy mô như “nhổ cỏ U Minh”, “sóng thần”, địch đã ném bom, rải chất độc hoá học xuống vùng dân cư, vùng căn cứ cách mạng và tăng cường chiến tranh tâm lí để mị dân, chia rẽ nội bộ, kiểm soát gắt gao vùng giải phóng; khiến 70% diện tích rừng tràm U Minh, rừng đước Năm Căn bị huỷ diệt, 3 000 công ruộng bị hư hại, 1 000 công vườn bị tàn phá, 3 000 đồng bào bị ngộ độc, nhiều vùng giải phóng bị giặc kiểm soát, chi bộ ấp không hoạt động được, du kích ấp, xã hầu như tan rã

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương cục và Chỉ thị số 54 của Thường vụ khu uỷ rằng “bất cứ giá nào cũng phải bẻ gãy kế hoạch bình định U Minh của địch” Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng tháng 9 – 1969 đã đề ra nhiệm vụ: “Củng cố lại lực lượng cách mạng, nhất là ba thứ quân, tổ chức học tập chỉnh huấn cho cán bộ, nhất là đảng viên cấp uỷ”(1) để quyết tâm đánh bại kế hoạch “bình định” của địch

Với phương châm vừa chiến đấu, vừa xây dựng của chính quyền cách mạng, từ năm 1970 đến 1972, quân dân Cà Mau đã có những thắng lợi quân sự quan trọng Từ trận đánh mìn giữa ban ngày ở nội ô Cà Mau (03 – 4 – 1970) của nữ biệt động Hồ Thị Kỷ đến trận thắng ở Vàm sông Ông Đốc (20 – 10 – 1970), đặc biệt là cuộc chiến kéo dài 130 ngày đêm (01 – 12 – 1970 đến 10 – 4 – 1971) chiến đấu và giành thắng lợi ở vùng U Minh Chiến thắng Chi khu Thới Bình (10 – 6 – 1972) là chiến thắng lớn nhất của quân dân Cà Mau trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, đẩy địch vào thế hoang mang dao động

Những năm tiếp theo cho đến khi kí Hiệp định Pa-ri, các chiến sĩ biệt động tỉnh cùng với quân dân đã mưu trí, anh dũng đánh các căn cứ địch, góp phần cùng quân dân toàn miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn

Sau Hiệp định Pa-ri, chính quyền Sài Gòn tăng cường lấn chiếm vùng giải phóng, chiếm đất, giành dân, đồng thời trắng trợn vi phạm Hiệp định

Hình 5 Hồ Thị Kỷ đánh mìn tại Ty Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn (03 – 4 – 1970)

(Nguồn: Thành uỷ thành phố Cà Mau)

(1) Thành uỷ thành phố Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ thành phố Cà Mau (1930 – 1975), Sđd, trang 226 – 228.

Trang 28

Với sự phối hợp ở cả ba mặt trận quân sự, chính trị và binh vận, vừa chiến đấu, vừa xây dựng với phương châm “chính trị, quân sự là hàng đầu; kinh tế là cơ sở; văn hoá, xã hội là quan trọng”, quân dân Cà Mau đã đề ra chỉ tiêu xây dựng về mọi mặt, nhằm động viên cao nhất tiềm năng cách mạng của vùng giải phóng, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

Đầu tháng 4 – 1975, thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức hội nghị nhằm kiểm tra thực lực và bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Cục là “tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã” và chủ trương “thần tốc xông lên giành thắng lợi”.(1)

Từ 5 giờ sáng ngày 01 – 5 – 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 ở Cà Mau bắt đầu, các mũi tiến công vào nội ô thị xã đánh chiếm từng mục tiêu theo phương án tác chiến đã hoạch định Cùng phối hợp có phong trào nổi dậy của quần chúng giành quyền phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đẩy địch vào thế lúng túng, bị động, buộc chúng phải buông súng đầu hàng ở từng khu vực

Vào 10 giờ sáng ngày 01 – 5 – 1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc Toà hành chính, Dinh tỉnh trưởng, sau đó lan dần khắp thị xã Cà Mau Cả thị xã rực rỡ màu cờ cách mạng cùng với tiếng hoan hô vang dậy làm náo nức lòng người, mừng Cà Mau hoàn toàn giải phóng Chính quyền quân quản do đồng chí Tống Kỳ Hiệp là Chủ tịch được thành lập Cùng với quân dân toàn miền Nam, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 ở Cà Mau đã giành thắng lợi trọn vẹn

Hình 6 Nhân dân thị xã Cà Mau chào mừng chiến sĩ, cán bộ tiếp quản thị xã năm 1975

(Nguồn: Thành uỷ thành phố Cà Mau)

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau là thắng lợi lớn nhất của quân và dân Cà Mau trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

(1) Thành uỷ thành phố Cà Mau, Lịch sử Đảng bộ thành phố Cà Mau (1930 – 1975), Sđd, trang 264.

Trang 29

– Cuộc chiến đấu chống kế hoạch “bình định” do Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện của quân dân Cà Mau đã diễn ra như thế nào?

– Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở Cà Mau.

II CÀ MAU TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ GIÀU MẠNH (1976 – NAY)

1 Cà Mau trong quá trình đổi mới để phát triển (1976 – 1997)

Hoà chung không khí đất nước thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Cà Mau tiến hành khôi phục kinh tế, phát triển về mọi mặt, hàn gắn vết thương chiến tranh Quá trình phát triển còn gặp không ít khó khăn, trong 10 năm đầu thành lập tỉnh, giá trị sản lượng công nghiệp, nông nghiệp, thu nhập quốc dân,… đều tăng nhưng không cao Thế mạnh về lâm nghiệp, đánh bắt và chế biến hải sản vẫn chưa được khai thác triệt để Nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Trong khi đó, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa làm động lực để vực dậy nền kinh tế của tỉnh, thương mại, dịch vụ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân

Chiến tranh kéo dài nhiều năm làm cho nhân dân không có điều kiện học tập, hệ thống trường lớp chỉ tập trung ở thị xã Nạn thất học, mù chữ làm chậm quá trình phát triển kinh tế và nâng cao trình độ dân trí của người dân Thêm vào đó, địa hình phức tạp đã tạo điều kiện cho các thế lực phản động ở nước ngoài cấu kết với các lực lượng phản cách mạng ở trong nước đẩy mạnh hoạt động chống phá, gây khó khăn về an ninh, quốc phòng trong toàn tỉnh

Khó khăn rất nhiều, tuy nhiên, bằng sự năng động, sáng tạo, đoàn kết thực hiện công cuộc đổi mới từ sau Đại hội Đảng lần VI (1986), nhân dân Cà Mau đã đạt nhiều thành tựu sau 20 năm thành lập tỉnh

Về chính trị, bộ máy chính quyền các cấp được củng cố, tăng cường, nền dân chủ nhân dân

được phát huy Quốc phòng, an ninh luôn giữ vững, bảo vệ thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng vụ, hình thành các vùng

chuyên canh cây lúa Tổng sản lượng lương thực năm 1995 đạt 5,7 triệu tấn (năm 1991 đạt 3,7 triệu tấn) Từng bước tổ chức lại sản xuất ngành thuỷ hải sản, tăng cường năng lực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, bảo quản đạt hiệu quả; riêng năm 1995, sản lượng thuỷ sản đạt 650 000 tấn Về lâm nghiệp, tỉnh chủ trương tăng trồng rừng (từ 1991 đến 1995 đạt 73 487 ha), đổi mới quản lí và khuyến khích sản xuất.(1) Công nghiệp tăng bình quân

(1)Theo Đảng bộ tỉnh Minh Hải, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ X, 1996.

Trang 30

hằng năm 21% (1991 – 1995), tiểu thủ công nghiệp bước đầu được tổ chức lại sản xuất và đổi mới cơ chế quản lí Giao thông nông thôn được mở mang, phương tiện vận tải tăng, lưới điện quốc gia năm 1997 đã kéo về 7/7 huyện, thành phố.(1)

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,… của tỉnh chuyển dịch một cách hợp lí Qua đó, GDP tăng bình quân hằng năm 8%, tổng thu ngân sách giai đoạn 1991 – 1995 đạt 1 363 tỉ đồng.(2)

Văn hoá – xã hội tiếp tục phát triển, các ngành học, cấp học hằng năm đều tăng Hoạt

động văn hoá, nghệ thuật, báo chí, xuất bản góp phần cổ vũ các phong trào cách mạng quần chúng Đời sống người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 305 USD/người/năm (1995) Nhân dân từng bước gắn với đất đai, rừng, biển và các ngành nghề mới

Những thành quả đạt được trên các lĩnh vực của tỉnh từ năm 1976 đến 1997 đã chứng tỏ ý chí kiên cường, tinh thần quyết tâm vượt khó của nhân dân Cà Mau, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong những năm tiếp theo của tỉnh

Những kết quả đạt được trong giai đoạn 1976 – 1997 có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Cà Mau?

2 Cà Mau trong thời kì phát triển (1997 – nay)

Năm 1997, tỉnh Cà Mau được tách ra từ tỉnh Minh Hải cũ, làm việc theo đơn vị hành chính mới Tỉnh Cà Mau là một trong bốn ngư trường khai thác thuỷ sản trọng điểm của cả nước, có 3 cụm đảo gần bờ (Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc); trong đó cụm đảo Hòn Khoai có thể thu hút đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp quy mô lớn gắn với tuyến hành lang ven biển phía Nam của tiểu vùng Mê Công mở rộng Vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về dầu khí, du lịch biển đảo, du lịch trải nghiệm hệ sinh thái ven biển, phát triển năng lượng điện gió khu vực ven biển,…

Đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau trở thành Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long

Với chủ trương xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm, khu kinh tế, cùng với những nỗ lực của tỉnh trong tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ tạo ra những động lực mới cho sự phát triển mọi mặt của tỉnh

Hình 7 Trung tâm thành phố Cà Mau

(Nguồn: camau.gov.vn)

(1) Theo Đảng bộ tỉnh Cà Mau, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XII, 2001.

(2) Theo Đảng bộ tỉnh Minh Hải, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ X, 1996.

Trang 31

Phát huy những kết quả đã đạt được của tỉnh Minh Hải, kể từ khi tách tỉnh (1997), tỉnh mới Cà Mau tiếp tục vững bước tiến lên giành được nhiều thành tựu mới.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2022 bình quân đạt 6,5%/năm; cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 3,7 triệu đồng/người/năm (năm 1997), đến năm 2022 đã đạt 60,9 triệu đồng.(1)

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển nhanh Diện tích đất phục vụ sản xuất lúa năm 2022 đạt trên 111 ha, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 3 802,6 ha Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích trên 17,8 nghìn ha (phần lớn nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau và một phần thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau) Ngành thuỷ sản tăng trưởng cao và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nếu như năm 1997, sản lượng thuỷ sản là 331 116 tấn thì đến năm 2022, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt khoảng 616 125 tấn.(2)

Xuất khẩu tăng trưởng với nhịp độ cao, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1,3 tỉ USD (tăng trên 1 tỉ USD so với năm 1997) Lĩnh vực chế biến tôm và sản xuất phân bón là thế mạnh công nghiệp của tỉnh.(3)

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước, thời kì sau cao hơn thời kì trước Bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống như chế biến thuỷ sản, lương thực, làm đồ gỗ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hiện nay tỉnh đã phát triển thêm cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau

Hình 8 Dây chuyền sản xuất của nhà máy chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

(Nguồn: camau.gov.vn)

(1) (2) Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2022, NXB Thống kê, Hà Nội, 2023.

(3) Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022

Trang 32

Tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn với những cây cầu nối liền các ấp, khóm cùng với những cầu nối liền qua các sông lớn, các tuyến đường ô tô về đến trung tâm xã cơ bản hoàn thành, tuyến đường hành lang ven biển phía nam, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi, quốc lộ 63, Quản lộ – Phụng Hiệp đã nối liền Cà Mau với các tỉnh trong khu vực Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Về văn hoá – xã hội, nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trong tỉnh từng

bước nâng cao Khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị ngày càng thu hẹp, cơ cấu sử dụng lao động ở nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực

Tỉnh đã đầu tư phát triển mạnh y tế, giáo dục Qua đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của người dân đã đạt được những kết quả quan trọng Hệ thống y tế từ tỉnh đến huyện, xã được củng cố và nâng cao năng lực khám, chữa bệnh Năm 2022 với tổng số giường bệnh là 4 070 giường, tăng gấp 3,3 lần so với năm 1997 Số bác sĩ là 1 473 người, bình quân cứ 10 000 người dân thì có từ 3,49 đến 9,8 bác sĩ.(1)

Giáo dục, đào tạo có bước phát triển nhanh cả về chất lượng và quy mô Năm 2022, toàn tỉnh có tổng số 501 trường mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên Trong đó, cấp mầm non có 133 trường, cấp tiểu học có 219 trường, cấp trung học cơ sở có 114 trường và cấp trung học phổ thông có 33 trường, với tổng số 6 743 phòng học (trong đó có 4 492 phòng học kiên cố).(2)

Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân Hoạt động khoa học và công nghệ được triển khai, ứng dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

Hình 9 Lễ hội Nghinh Ông ở sông Ông Đốc

(Nguồn: camau.gov.vn)

(1) (2) Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2022, Sđd.

Trang 33

Tỉnh đã hình thành được một số cụm, điểm du lịch như: Khu du lịch Đất Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp

Về chính trị, quốc phòng, an ninh, tỉnh quán triệt nghị quyết Trung ương về bảo vệ Tổ quốc,

xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân gắn thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc

Kinh tế tăng trưởng khá, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên Văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục đổi mới, có bước phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện Quản lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh được coi trọng Quốc phòng – an ninh bảo đảm, giữ vững ổn định Tất cả những thành tựu đạt được từng bước xây dựng tỉnh Cà Mau giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống của quê hương Đất Mũi anh hùng

Nêu những thành tựu đạt được trong giai đoạn phát triển của tỉnh Cà Mau từ sau năm 1997 đến nay

Em có biết?

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tháng 02 – 1976, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Cà Mau và Bạc Liêu sáp nhập lại thành một tỉnh có tên gọi là tỉnh Minh Hải

Ngày 30 – 8 – 1983, giải thể huyện Cà Mau (theo Quyết định số 94-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 17 – 5 – 1984, sáp nhập 2 huyện Hồng Dân, Phước Long và lấy tên là huyện Hồng Dân; sáp nhập hai huyện Cái Nước, Phú Tân và lấy tên là huyện Cái Nước (theo Quyết định số 75-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng)

Hình 10 Vị trí tỉnh Minh Hải (Cà Mau) trên bản đồ Nam Bộ năm 1976

(Nguồn: Nguyễn Đình Đầu)

Trang 34

Ngày 17 – 12 – 1984, đổi tên huyện Năm Căn thành huyện Ngọc Hiển và huyện Ngọc Hiển thành huyện Đầm Dơi (theo Quyết định số 168-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 06 – 11 – 1996, tại kì họp thứ 10, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định về việc phân ranh giới hành chính và lập một số tỉnh mới, theo đó tỉnh Minh Hải được chia tách thành hai tỉnh là Cà Mau và Bạc Liêu

Kể từ ngày 01 – 01 – 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập trở lại, làm việc theo đơn vị hành chính mới.

Ngày 17 – 11 – 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Năm Căn và huyện Phú Tân

Đầu năm 2004, tách huyện Ngọc Hiển thành huyện Năm Căn và Ngọc Hiển Một phần của huyện Cái Nước được tách ra và được đặt tên là huyện Phú Tân.

Như vậy, sau nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính, đến nay tỉnh Cà Mau có 1 thành phố (thành phố Cà Mau) và 8 huyện (Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình) và 101 xã, phường, thị trấn.

chống Mỹ của quân dân Cà Mau

2 Em rút ra được những bài học gì trong hành trình đổi mới, xây dựng và phát triển của

tỉnh Cà Mau?

Trang 35

Văn học – nghệ thuật ở tỉnh Cà Mau phát triển từ rất sớm Trong kháng chiến chống Pháp đã có những tác giả tiêu biểu như: Trương Bỉnh Tòng, Đoàn Giỏi, Khương Minh Ngọc, Nguyễn Ngọc Cung, Văn học – nghệ thuật tỉnh Cà Mau phát triển dựa vào nền tảng kiến thức của những trung tâm văn hoá như các Đài Phát thanh Nam Bộ, Chi hội Văn nghệ

Nam Bộ, báo Tiếng nói kháng địch(1), Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại tỉnh Cà Mau đã diễn ra rất ác liệt với những cuộc thảm sát đẫm máu của Mỹ – Nguỵ ở Bầu Hang, Bình Hưng, Khánh An, Khánh Lâm, cùng với các cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta ở Đầm Dơi, Cái Nước, Hoà Thành, Tân Phú, Phong Thạnh, An Trạch, Tuy vậy, hoạt động văn học – nghệ thuật

vẫn được duy trì và phát triển Đặc biệt, sự ra đời của Đoàn văn công Cà Mau, tạp chí

Lúa vàng(2) năm 1960 chính là những bước ngoặt quan trọng trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật của tỉnh nhà, nhằm phục vụ tốt hơn cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ

(1) Theo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Đôi nét về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, https://hvhnt.

văn học hiện đại Cà Mau.– Phát triển được năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của bản thân.– Đọc và hiểu được các tác phẩm thơ ca tiêu biểu viết về vùng đất Cà Mau

Trang 36

Đoàn văn công(1) Cà Mau lúc bấy giờ nổi lên một số nghệ sĩ sáng tác, dàn dựng, biểu diễn có tên tuổi như: Nguyễn Hải Tùng, Lâm Thanh Tâm, Bảo Nam, Thanh Vân, Tư Thân, Huỳnh Hảnh, Anh Đạo, Kim Chi, Minh Thuỳ, Trần Thanh Hoà, Có nhiều văn – nghệ sĩ sân khấu ngã xuống với tư thế người chiến sĩ ngoài mặt trận như: Bảy Đào, Bảy An, Út Thiết, Tám Vui, Năm Châu, Út Trà, Ba Lượng(2),

Những người có công đầu trong việc đặt nền móng cho tạp chí Lúa vàng lúc đó có thể

kể đến như: Nguyễn Phong Triều, Nguyễn Trung Tâm, Nguyễn Hải Tùng, Nguyễn Kiên Định, Nguyễn Mai, Nguyễn Xuân Bắc,… Những tác giả trên đã có công dìu dắt thế hệ văn – nghệ sĩ lớp sau trưởng thành như: Lê Chí, Nguyễn Thanh, Ngọc Tám, Trần Thanh Tùng, Phạm Văn Tri, Hồng Nhiên, Nguyễn Duy Vinh, Quang Thắng,… Với lòng say mê sáng tạo văn học – nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đã cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị, trường tồn cùng năm tháng, trở thành tài sản tinh thần của nhiều thế hệ ở tỉnh cực Nam Tổ quốc.(3)

Với đội ngũ hoạt động văn học – nghệ thuật ngày càng đông đảo, tỉnh đã cho thành lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau ngay trong giai đoạn này

Dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong giai đoạn chiến tranh, nhưng với tinh thần

trách nhiệm cao, lòng yêu nước, các ấn phẩm của tạp chí Lúa vàng vẫn đến tay bạn đọc

đều đặn, kịp thời phản ánh, chia sẻ những đau thương, mất mát của đồng bào, cũng như kêu gọi, nêu cao ngọn cờ đấu tranh yêu nước trong nhân dân Những tác phẩm được đăng tải trên tạp chí đều hướng con người tiến về phía trước, vươn tới giành sự sống và chiến thắng

Sau ngày miền Nam hoàn toàn thống nhất (30 – 4 – 1975), Tạp chí Văn nghệ Lúa vàng

do nhà thơ Lê Chí làm Trưởng ban biên tập, nhà văn Nguyễn Thanh làm Phó ban Đến

năm 1978, tạp chí Lúa vàng đổi thành Tạp chí Văn nghệ Minh Hải Từ thời điểm này, các cây

bút trẻ được bổ sung như: Lê Đình Trường, Hoàng Anh Việt, Võ Đắc Danh, Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Ái Hoa,… đã có những cải cách mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức Đội ngũ sáng tác trong thời bình có thêm lực lượng cộng tác viên đầy nhiệt huyết, tài năng như: Nguyễn Hoe, Trần Thành Nên, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tư, Bùi Thị Khuê(4),…

Có thể nói, qua chặng đường hơn 50 năm hình thành, phát triển, Tạp chí Văn nghệ

Minh Hải đã góp phần thúc đẩy, đưa đời sống văn học đến với quần chúng, qua đó đáp

ứng được nhu cầu thưởng thức văn học – nghệ thuật của nhân dân

(1) Đoàn văn công: đoàn chuyên biểu diễn nghệ thuật sân khấu để phục vụ bộ đội, nhân dân trong thời chiến.

(2) Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Đôi nét về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, https://hvhnt.camau.gov.vn, ngày 10 – 12 – 2019.

(3) (4) Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Cà Mau: Kỉ niệm 50 năm Tạp chí Văn nghệ, https://dangcongsan.vn/,

ngày 01 – 01 – 2011.

Trang 37

Tính từ Đại hội lần thứ nhất (15 – 6 – 1964), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã có chặng đường hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển Hiện tại, Hội ngày càng phát triển để hoà vào dòng chảy chung của văn học – nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước Hội có các phân hội gồm: Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Múa, Điện ảnh, Kiến trúc, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn nghệ dân gian Giải thưởng tiêu biểu nhất

của Hội là Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Phan Ngọc Hiển Đây là giải thưởng lớn, được

tổ chức 5 năm/lần nhằm xét tặng, vinh danh cho các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh Cà Mau có tác phẩm, công trình giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh về đất và người Cà Mau trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong quá trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước

Trong lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật, có nhiều thế hệ tác giả trong các giai đoạn khác nhau: giai đoạn chống thực dân Pháp; giai đoạn chiến tranh cách mạng chống đế quốc Mỹ; giai đoạn ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 1975; giai đoạn đổi mới từ 1986 cho đến nay Vì thế, đề tài sáng tác của các tác phẩm văn học – nghệ thuật ở tỉnh Cà Mau qua các giai đoạn rất đa dạng: những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ thật hào hùng và bi tráng; xung đột, trăn trở nội tâm từ những bước khởi đầu đi lên xã hội chủ nghĩa; những trở mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu khi thiết lập kế hoạch để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; những cánh cửa mở ra để đổi mới tư duy, tiếp cận với nền kinh tế thị trường;

Văn học – nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã có mặt trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước để mô tả, phản ảnh những nhân tố tích cực, phê phán những tín hiệu tiêu cực Thế hệ đi trước truyền lửa cho thế hệ đi sau tiếp nối, nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo, hoà vào dòng chảy văn học – nghệ thuật của quốc gia Mỗi thể loại, chuyên ngành văn học – nghệ thuật của tỉnh đều có những tác giả tài năng, yêu nghề, ngày đêm miệt mài sáng tạo, góp phần thắp sáng cho cuộc sống trong những giai đoạn khó khăn Nhiều tác phẩm mô tả những nhân tố tích cực, điển hình, gửi gắm đến công chúng rằng đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung, người Cà Mau nói riêng thật nhân hậu, bất khuất, luôn hướng tới một xã hội phát triển, công bằng và văn minh Văn – nghệ sĩ Cà Mau luôn là những chiến sĩ góp phần tích cực cho sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, của tỉnh nhà.(1)

– Kể tên một số văn – nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

– Đoàn văn công Cà Mau, Tạp chí Văn nghệ Lúa vàng, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Tạp chí Văn nghệ Lúa vàng đã có những đóng góp tiêu biểu gì cho phong trào đấu tranh chống ngoại xâm?

(1) Theo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Đôi nét về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, https://hvhnt.

camau.gov.vn, ngày 10 – 12 – 2019.

Trang 38

– Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Phan Ngọc Hiển ra đời nhằm mục đích gì?– Cho biết đề tài sáng tác của các tác phẩm văn học – nghệ thuật ở tỉnh Cà Mau qua các giai đoạn.

II ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM THƠ CA TIÊU BIỂU VIẾT VỀ VÙNG ĐẤT CÀ MAU

ĐỌC

VĂN BẢN 1

ĐẤT VIÊN AN(1)

Nguyễn Bá(2)

Hình 1 Tượng đài khởi nghĩa Hòn Khoai

(Nguồn: Trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển)

Chắc bây giờ ở Viên AnMùa đông đã rải lá vàng trong cây

Nước rong đã ngập bãi lầy

Từng đàn sóng vượt biển đầy hát ca… [1]

Ơi vùng trời nước bao laTháng Mười Một ngày hăm ba đến rồi!

(1) Nay là xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

(2) Nguyễn Bá tên khai sinh là Nguyễn Bá Sánh, sinh năm 1938 tại làng Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ và sau năm 1975, ông là một trong những văn – nghệ sĩ gắn bó máu thịt với vùng đất Cà Mau, xem đây như quê hương thứ hai của mình Tác giả là một cây bút có nhiều đóng góp cho văn học Cà Mau nói riêng, văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói chung ở nhiều thể loại như: thơ, trường ca, tiểu thuyết,…

[1] Tưởng tượng

Em hình dung được gì về khung cảnh vùng đất Viên An được miêu tả trong bốn dòng thơ đầu?

Trang 39

– Nghe không? Có tiếng ai cườiBúa liềm cuộn gió bốn mươi bay về

Hòn Khoai dựng đá làm biaNhớ thương hoa lí đã lìa cành cao…

Ơi người Anh, mất rồi sao?Mấy mươi năm, vết chân nào còn đây?

Lời thề khắc ở trong câyMáu nào ứa mặn đất này Viên An?

Ta còn gởi lửa trong thanGởi người trong đất, đất mang tên người

Đất này là đất bốn mươiPhan Ngọc Hiển! Đất sáng ngời tên Anh!

Đất này đất của màu xanhCây xanh màu đước; nước xanh màu trời

Áo xanh, xanh bóng cuộc đờiNgôi sao xanh ánh mắt người mình thương

Biển xanh, xanh sắc đại dương

Rừng xanh, xanh sắc quê hương anh hùng [2]

Đường ta ngày một thêm đôngBiển lường thêm nước, rừng trồng thêm cây

Bãi dài thêm cánh cò bayBao nhiêu năm đó, đổi thay cũng nhiều…

Hỡi người Anh rất kính yêuMột đời bão táp không xiêu cánh buồm

Sống vui nên chết không buồnTấm gương lọc nước trăm nguồn trong veo

– Hình như có bóng ai chèoMà rừng bứt lá bay theo vội vàng…

[2] Suy luận

Điệp từ “xanh” được tác giả sử dụng nhằm nhấn mạnh đặc điểm gì của đất và người Cà Mau?

Trang 40

Chắc bây giờ ở Viên An [3]

Nắng đùa bóng đước ngã ngang mũi Cồn

Cắc ca(1) về lượn quanh hònCó nghe ngọn gió thêm hồn người xưa?

11 – 1967

(In trong Đất Viên An, NXB Văn học Giải phóng, Hà Nội, 1975)

– Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của đất và con người Cà Mau trong bài thơ.– Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người anh hùng Phan Ngọc Hiển? Tình cảm đó được thể hiện ở những dòng thơ nào?

– Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ qua bảng sau (làm vào vở):

Câu hỏi tu từ Ơi người Anh, mất rồi sao?

Mấy mươi năm, vết chân nào còn đây? ?

– Hình như có bóng ai chèoMà rừng bứt lá bay theo vội vàng…

Chắc bây giờ ở Viên An Nắng đùa bóng đước ngã ngang mũi Cồn

Cắc ca về lượn quanh hònCó nghe ngọn gió thêm hồn người xưa?

2 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 – 200 từ) chia sẻ cảm nhận của em về

Phan Ngọc Hiển – người anh hùng của quê hương Cà Mau

(1) Cắc ca: một loài chim biển.

[3] Suy luận

Việc lặp lại dòng thơ “Chắc bây giờ ở Viên An” mang lại hiệu quả diễn đạt như thế nào?

Ngày đăng: 09/09/2024, 23:16