Sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các huyện, thị xã, thành phố đã phản ánh phần nào về thực trạng phát triển kinh tế, đồng thời cho thấy lợi thế so sánh về điều kiện tự
Lâm nghiệp
Năm 2022, tổng diện tích rừng của tỉnh 345.581 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 62,1% tổng diện tích rừng Tỉ lệ che phủ rừng đạt 56,9%
Các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn là những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh
Khai thác và chế biến gỗ phân bố và phát triển gắn với các vùng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu tập trung ở các huyện miền núi của tỉnh
Rừng sản xuất là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Các sản phẩm gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng, gỗ nguyên liệu giấy
Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: từ năm 2010 đến năm 2022, diện tích rừng trồng đã tăng trên 42 nghìn ha Các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch khám phá gắn với môi trường rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng đang được phát triển ở các huyện miền núi
Bảng 2.3 Diện tích rừng tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010 – 2022
- Diện tích rừng tự nhiên 199,4 207,5 215,0 214,5
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định 2022)
? Dựa vào bảng 2.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm phân bố và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Bình Định.
Thủy sản
Tỉnh Bình Định có đường bờ biển 134 km, vùng biển giáp với ngư trường quần đảo Hoàng sa, quần đảo Trường Sa Nguồn lợi thủy sản phong phú, đặc biệt là cá ngừ đại dương
Có mạng lưới sông ngòi, ao hồ nhiều … thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, bãi triều… thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản toàn tỉnh đạt 3,17%
Khai thác thủy sản: Tăng khá nhanh, các địa phương dẫn đầu sản lượng khai thác:
Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến: định vị tàu thuyền và vùng khai thác hải sản, truy xuất nguồn gốc khai thác hải sản, hướng tới khai thác biển theo thẻ xanh IUU, bền vững
Nuôi trồng thủy sản: chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng sản lượng thủy sản nhưng đang phát triển mạnh theo hướng xanh, bền vững, đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Các địa phương có diện tích mặt nước nuôi trồng lớn:
Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát
Hình 3 Tôm hùm nuôi ở xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn
Bảng 2.4 Sản lượng thủy sản của tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010-2022
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định 2016, 2022)
? Dựa vào bảng 2.4 và thông tin trong bài trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở tỉnh Bình Định
? Trình bày ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bình Định.
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
Công nghiệp khai khoáng
Công nghiệp khai thác khoáng sản được được đầu tư phát triển từ sớm do có nguồn sa khoáng ilmenit titan lớn phân bố ở các địa phương ven biển, nguồn đá xây dựng phong phú
Khai thác quặng titan và ilmenit phân bố ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Nhơn Hội (Quy Nhơn)
Khai thác đá các loại phân bố chủ yếu ở An Nhơn, Phù Cát và Vân Canh
Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(Nguồn: Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021)
Hình 4 Khai thác khoáng sản tại Xí nghiệp SXVLXD Nhơn Hòa - Công ty CP Phú Tài
Bảng 2.5 Sản lượng quặng titan và ilmenit và đá các loại giai đoạn 2010-2022
Quặng titan và ilmenit (tấn) 418269,0 126686,0 69427,0 61973,0 Đá các loại (1000 m 3 ) 876,7 1779,8 823,5 927,9
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2016, 2022)
? Dựa vào bảng 2.5 hãy nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Bình Định?
Công nghiệp sản xuất điện
Sản lượng điện tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng của người dân Cơ cấu khá đa dạng, tăng dần tỉ trọng điện gió và điện Mặt Trời trong cơ cấu sản lượng điện Hiện nay, điện lực Bình Định đã áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào phát triển nguồn điện, lưới điện…
Bảng 2.6 Sản lượng điện ở nước ta, giai đoạn 2010-2022
Sản lượng điện (triệu kw/h) 599,0 818,0 941,0 2132,0 (Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2016, 2022)
Thủy điện với các nhà máy thủy điện ở huyện Vĩnh Thạnh Điện Mặt Trời được xây dựng ở Phù Mỹ, Phù Cát Điện gió ở Cát Tiến - Phù Cát
? Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện ở tỉnh Bình Định
Hình 5 Cánh đồng điện gió trên bán đảo Phương Mai (Phù Cát - Bình Định)
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đáp ứng được cơ bản nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng như vật liệu xây, lợp, cát đá xây dựng, một phần vật liệu trang trí hoàn thiện phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, các khu vực lân cận và tham gia xuất khẩu, nâng dần khả năng cạnh tranh với các địa phương trên địa bàn cả nước Đẩy mạnh đầu tư phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Một số sản phẩm mới được đưa vào sản xuất như: gạch không nung nhẹ, tấm lợp, vữa khô trộn, ván dăm ép sẵn
Tỉnh Bình Định có trữ lượng đá granite khá lớn, khoảng 700 triệu m3, trong đó có nhiều chủng loại đá quý mà các địa phương khác không có, như đá màu vàng tổ ong, đá có vân xám nhạt, đá màu đỏ rubi, đá màu trắng sáng chấm đen…Tiếng tăm của đá granite Bình Định không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bằng sự vinh dự khi được sử dụng ở những công trình có tầm vóc, ý nghĩa quốc gia như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An) Đặc biệt, đá granite màu trắng sáng chấm đen của mỏ đá Mỹ Hòa (Phù Mỹ) đã được đoàn công tác về phân giới cắm mốc quốc gia của Chính phủ chọn để chế tác cắm mốc biên giới trên đất liền của nước ta
Bảng 2.7 Một số vật liệu xây dựng giai đoạn 2010-2022
Gạch xây bằng xi măng, bê tông (triệu viên) 13,6 209,6 155,5 142,0
Xi măng (nghìn tấn) - - 37,9 28,4 Đá các loại (1000 m 3 ) - - 823,5 927,9
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2016, 2022)
? Hãy nhận xét và giải thích về tình hình phát triển một số vật liệu xây dựng ở Bình Định.
Công nghiệp chế biến gỗ
Là ngành công nghiệp quan trọng chủ yếu của tỉnh Bình Định Tổng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ luôn chiếm tỉ trọng cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh
Các nhà máy chế biến gỗ tập trung ở các khu công nghiệp lớn của tỉnh như: Khu công nghiệp Phú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ, khu công nghiệp Nhơn Hoà
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp bền vững, hiệu quả, theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm nguyên liệu gỗ hợp pháp trong chế biến, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Tập trung ưu tiên phát triển, sản xuất, chế biến các nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất, nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời, nhóm sản phẩm nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước và quốc tế
Hình 6 Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tekcom Central tại KCN Nhơn Hội A-Bình Định
Bảng 2.8 Giá trị xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu toàn tỉnh
Công nghiệp chế biến gỗ 265037 366558 562040 818979 Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu 427176 702116 1107481 1611189
? Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Định.
Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm
Là ngành phát triển từ sớm, gắn liền với nhu cầu cơ bản của người dân, đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất cho thị trường nội địa và xuất khẩu
Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ rộng rãi mà chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được nâng cao đặc biệt là công nghệ sạch, thân thiện với môi trường Được đầu tư phát triển trên cơ sở gắn với vùng nguyên liệu, được phân bố rộng rãi ở các địa phương, đặc biệt tập trung ở Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn
Hình 7 Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh An Hải tại KCN Nhơn Hội A-Bình Định
Bảng 2.9 Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta, giai đoạn 2010 -2022
Thủy sản đông lạnh (tấn) 9828,0 14343,0 13990,0 29014,0
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2016, 2022)
? Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm tỉnh Bình Định.
Công nghiệp sản xuất trang phục
Có tốc độ tăng trưởng nhanh, giải quyết việc làm cho người lao động, phân bố rộng khắc các địa phương trong tỉnh Tập trung nhiều ở Quy Nhơn và các huyện, thị xã đồng bằng ven biển
Cơ cấu gồm quần áo, giày, dép,… sản lượng các sản phẩm ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường Nhiều thương hiệu may nổi tiếng như Công ty TNHH may mặc Able Việt Nam, Tổng công ty may Nhà Bè…
Hình 8 Một góc bên trong Nhà máy may mặc tại KCN Nhơn Hội A-Bình Định
Bảng 2.10 Một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất trang phục
Quần áo (1000 cái) 10408,0 41696,0 70935,0 131267,0 Giày dép xuất khẩu (1000 đôi) 2698,0 2807,0 1590,0 1150,7
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2016, 2022)
? Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất trang phục ở tỉnh Bình Định
? Đọc thông tin em hãy giải thích tại sao hiện nay tỉnh Bình Định cần phải phát triển công nghiệp xanh?
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ 1 Giao thông vận tải
Bưu chính viễn thông
Các loại dịch vụ ngày càng đa dạng và đang dần nâng cao chất lượng nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường tự động hóa và tin học hóa
Các dịch vụ như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, thương mại điện tử, … ngày càng mở rộng và phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả, tiện ích và chất lượng hoạt động các ngành kinh tế
Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu phát triển của ngành viễn thông giai đoạn 2010-2022
Số thuê bao điện thoại di động 904870 1613115 1303558 1595608
(Nguồn Niên giám Thống kê Bình Định năm 2022)
? Hãy trình bày sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông tỉnh Bình Định?
Thương mại, du lịch 1 Thương mại
Các hoạt động thương mại có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân trong tỉnh Thương mại của tỉnh đang phát triển với nhiều xu hướng mới a Nội thương
- Toàn tỉnh có 8 siêu thị; 184 chợ được xếp hạng; 4 trung tâm thương mại (Năm 2022) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh
- Các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày càng mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng qua siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tăng dần giá trị và tỉ trọng trong phân phối bán lẻ hàng hóa triên thị trường
- Thương mại điện tử phát triển nhanh: các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử có kết nối internet ngày càng phổ biến
- Áp dụng công nghệ số trong quản lý, khai thác, vận hành hoạt động thương mại b Ngoại thương
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu (năm 2022)
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu gồm: gỗ, sản phẩm từ gỗ, nguyên liệu, sản phẩm dệt may, da giày; sản phẩm từ chất dẻo; hàng nông, lâm, thủy sản; phân bón
- Xu hướng phát triển xuất khẩu, nhập khẩu bền vững: hướng đến xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị kinh tế cao Các sản phẩm kinh tế xanh
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng sang thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm cao
Thị trường nhập khẩu giảm tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn
? Đọc thông tin, hãy phân tích các xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại tỉnh Bình Định
Hình 10 Cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Bình Định có thế mạnh để phát triển và đang dần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch Địa lí du lịch ở tỉnh Bình Định sẽ tập trung vào các yếu tố địa lý, văn hóa và kinh tế đặc trưng của tỉnh, tạo ra bức tranh tổng thể về tiềm năng và đặc điểm của du lịch địa phương
- Yếu tố tự nhiên Bình Định có lợi thế với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch ven biển và miền trung du nhiều núi rừng mang lại cảnh quan đa dạng và nhiều cơ hội cho du lịch sinh thái
Về danh lam thắng cảnh, Bình Định có nhiều bải biển đẹp cuốn hút như: Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng), Bãi Xếp, Hòn Khô, Hải Giang, Kỳ Co, Eo Gió (Quy Nhơn)…
Nhiều hoạt động thu hút du lịch diễn ra gắn với biển đảo: “Quy Nhơn – Thiên đường biển”năm 2022; “Quy Nhơn – Thiên đường biển – rực rỡ sắc màu” năm 2023, Lễ hội khinh khí cầu quốc tế - 2023…
Khu du lịch sinh thái Hầm Hô (Tây Sơn), suối Tà Má (Vĩnh Thạnh), An Toàn (An Lão), suối nước nóng Hội Vân (Phù Cát)…
- Văn hóa, lịch sử, tâm linh
+ Về di tích lịch sử, Bình Định có hệ thống tháp Chăm được coi là nhiều nhất nước và rất đa dạng với 8 cụm 14 tháp còn tương đối nguyên vẹn, như tháp Đôi, tháp Dương Long, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên; cùng các di tích về triều đại Tây Sơn và nhiều di tích khác được xếp hạng
+ Về tâm linh, Bình Định có những ngôi chùa cổ rất nổi tiếng, như: chùa Thập Tháp, chùa Ông Núi (Linh Phong tự), chùa Long Khánh, chùa Nhạn Sơn, chùa Thiên Hưng, Đàn tế trời (đài Kính Thiên) ở Tây Sơn…
+ Về văn hóa nghệ thuật, đền thờ Đào Duy Từ, nhà lưu niệm Đào Tấn, nhà lưu niệm Xuân Diệu, mộ Hàn Mặc Tử…Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: tuồng, bài chòi, độc tấu các nhạc cụ dân tộc, võ thuật… vừa bảo vệ, phát huy già trị văn hóa vừa thu hút khách du lịch
- Ẩm thực: Ẩm thực ở Bình Định mang tính chất đặc trưng của “miền đất Võ” thể hiện qua hương vị riêng biệt với những món ăn cay, mặn và ít dầu mỡ Các món ăn ngon của Bình Định được chế biến từ nguồn lợi thủy hải sản tươi ngon như hải sản, chả cá, cua huỳnh đế, bánh ít lá gai, bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang, rượu Bàu đá, nem Chợ Huyện…
- Làng nghề: Hiện nay, toàn tỉnh có 67 làng nghề, hiện còn lưu giữ được 41 làng nghề truyền thống, có tính đặc trưng, tiêu biển cho văn hóa Bình Định Các làng nghề tập trung nhiều tại thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn như: Rượu Bàu Đá ở thôn Cù Lâm; tiện gỗ mỹ nghệ ở xã Nhơn Hậu (An Nhơn); bánh tráng Tam Quan Nam (Hoài Nhơn)…
- Du lịch khoa học + Đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa bên bờ biển tuyệt đẹp là nơi du lịch khoa học duy nhất của cả nước tạo nên nét đặc biệt cho Bình Định
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 1 Tình hình kinh tế, xã hội
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động làm kinh tế - xã hội Bình Định có nhiều biến đổi Thực dân Pháp tăng cường chính sách cai trị; bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết
Văn hóa, giáo dục cũng có những thay đổi Hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng ở Bình Định, thành lập trường Collège de Quy Nhơn (ngày nay là trường Quốc học Quy Nhơn) Các trào lưu tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật mới được du nhập, tạo ra sự chuyển biến về nội dung, tư duy sáng tác, nhiều nhà thơ lớn xuất hiện trên đất Bình Định Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng đan xen tồn tại, đấu tranh với nhau
Các giai cấp cũ bị phân hóa và xuất hiện các lực lượng xã hội mới như tiểu tư sản, công nhân Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc Phong trào yêu nước của nhân dân Bình Định phát triển mạnh, nhất là trong tầng lớp trí thức, thanh niên, học sinh Phong trào có vai trò quan trọng, tiếp thu những tư tưởng mới, phát triển theo xu hướng mới
2 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Bình Định từ năm 1919 đến năm 1945
Những năm 20 của thế kỉ XX, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bình Định tích cực Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang cho Phan Châu Trinh (1926), đấu tranh đòi học tiếng Việt trong trường học… Những năm 1928-1929, phong trào cách mạng trong tỉnh có những chuyển biến tích cực, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phát triển theo khuynh hướng vô sản
Hình 3.3 Lãnh đạo tỉnh Bình Định dâng hương tại Nhà lưu niệm Chi bộ Collège de Quy Nhơn (2/2021) Đầu năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tại Bình Định các chi bộ Cộng sản lần lượt ra đời: Chi bộ Cộng sản nhà máy đèn Quy Nhơn (3-1930), Chi bộ Cộng sản Cửu Lợi (8- 1930), Chi bộ Cộng sản trường Collège de Quy Nhơn (10-1930), Chi bộ Hồng Lĩnh (10-1936), Chi bộ Đềpô
(dépot) Diêu Trì (9-1939)… lãnh đạo phong trào cách mạng ở Bình Định
Ngay khi ra đời, các chi bộ cộng sản đã tích cực hoạt động, lãnh đạo và vận động nhân dân đấu tranh sôi nổi, quyết liệt trong các phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939 Điển hình là cuộc biểu tình vũ trang của hơn 3000 nông dân ở cây số 7 Tài Lương, Hoài Nhơn (1931), hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội ở Hoài Nhơn, Hoài Ân
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), phong trào cách mạng ở Bình Định có bước phát triển vượt bậc Thực hiện tinh thần chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ Trung ương Đảng, Ủy ban vận động Cứu quốc tỉnh thành lập (4-1945) tại Hoài Nhơn và Ủy ban vận động Việt Minh tỉnh thành lập (5- 1945) tại Tây Sơn Cả hai tổ chức đều tìm cách bắt liên lạc với tổ chức Đảng và Việt Minh cấp trên, tiếp tục tuyên truyền chính sách của Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng lực lượng, chuẩn bị giành chính quyền Tại các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn có nhiều tổng, xã “hoàn toàn”, tiến tới xây dựng các tiểu đội, trung đội Tự vệ cứu quốc hoặc Tự vệ sắt
Khi nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, tối 13-8-1945, Ủy ban Vận động Việt Minh tỉnh họp khẩn cấp tại ga Quy Nhơn Hội nghị chủ trương dựa vào Chỉ thị
“Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” kịp thời phát động quần chúng đứng lên giành chính quyền, quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, lập đội Tự vệ cứu quốc
Hình 3.4 Lễ trao ấn kiếm của chính quyền phong kiến cho Ủy ban Vận động Việt Minh tại Quy Nhơn tháng 8-1945
(ảnh chụp lại tranh trưng bày tại Bảo tàng tỉnh).
Tại Quy Nhơn, sáng 23-8-1945, hơn một vạn quần chúng ở Diêu Trì, Tuy Phước, Vân Canh, An Nhơn… kéo về Quy Nhơn, chiếm 2 mục tiêu quan trọng là Đốc bộ đường (dinh Công sứ cũ), tòa Đốc lý (Tòa sứ cũ) và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ do đồng chí Võ Xán làm Chủ tịch Sau đó, quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở Tuy Phước (22- 8), Bình Khê, Phù Mỹ (24-8), An Nhơn (25-8), Hoài Ân, An Lão (26-8), Hoài Nhơn (29-8), Phù Cát (31-8) Trong vòng 9 ngày (23-8 đến 31-8-1945) khởi nghĩa thằng lợi rực rỡ trong toàn tỉnh
Thi hành chủ trương thống nhất lực lượng Việt Minh toàn tỉnh, ngày 3-9-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Tăng Bạt Hổ được thành lập, do Trần Quang Khanh làm Chủ tịch
II BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 1 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Chính quyền cách mạng được thành lập từ tỉnh đến cơ sở, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ra sức củng cố chính quyền, phát triển các đoàn thể cứu quốc, các lực lượng vũ trang nhân dân, nhiệt liệt hưởng ứng có hiệu quả “Tuần lễ vàng” do Trung ương phát động nhằm khắc phục những khó khăn về tài chính quốc gia
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Bình Định hăng hái tham gia đoàn quân Nam tiến chống Pháp, tự nguyện đóng góp, mua sắm vũ khí, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm gửi đến chiến sĩ miền Nam Khi thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra Nam Trung Bộ, nhân dân Liên khu V (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã chặn đứng quân xâm lược tại đèo Cả (ranh giới giữa Khánh Hòa và Phú Yên) Vì vậy, trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954), Liên khu V là 1 trong 3 vùng tự do của cả nước
Nhân dân Bình Định vừa tham gia tiêu thổ kháng chiến, tản cư về các huyện lân cận, ổn định cuộc sống, vừa nhanh chóng xây dựng, phát triển thực lực chính trị, vũ trang và tăng cường phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu, đặc biệt là khu vực cảng Quy Nhơn
2 Công cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bình Định từ năm 1945 – 1954
Thời kỳ này, tỉnh Bình Định thuộc vùng tự do Liên khu V, thực thi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu phục vụ tiền tuyến và nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng tự do a) Xây dựng hậu phương vững mạnh
BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết nhưng đế quốc Mĩ đã trắng trợn phá hoại việc thi hành Hiệp định, thay chân Pháp vào miền Nam, âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á
Cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp sang đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân Bình Định cùng với nhân dân miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
2 Nhân dân Bình Định kháng chiến chống Mĩ a) Bình Định đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm (1954 – 1960)
Tháng 7-1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm về lập chính quyền tay sai, xây dựng chế độ độc tài để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, thi hành chính sách “tố cộng”,
“diệt cộng”, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, thủ tiêu ý chí đấu tranh của nhân dân miền Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào đấu tranh của nhân dân Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh… đòi Hiệp thương tổng tuyển cử, dân sinh, dân chủ, chống trò hề “trưng cầu dân ý giả hiệu”, chống khủng bố, trừng trị tay sai, chống dời làng… phát triển mạnh Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh (2/1959) Trong vòng 1 năm (1959 – 1960), đã có 50/53 làng của huyện Vĩnh Thạnh đồng loạt nổi dậy dời làng, chống địch Đây không chỉ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên của tỉnh Bình Định, khởi nghĩa vũ trang đầu tiên trong phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Liên khu V, mà còn là cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Mĩ sớm nhất toàn miền Nam
Hình 3.6 Tượng đài khởi nghĩa Vĩnh
Tháng 6-1960, Đảng bộ Bình Định tổ chức Đại hội lần thứ nhất (trong kháng chiến chống Mĩ) đề ra nhiệm vụ: Ở miền núi, kết hợp nổi dậy của quần chúng với đẩy mạnh chiến tranh du kích, để giành lại toàn bộ đất bằng miền núi Ở đồng bằng, gấp rút điều động thanh niên xây dựng các đội công tác, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, diệt ác, phá kèm, phát triển cơ sở Sau Đại hội, Ban quân sự tỉnh được thành lập và đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh ra đời gồm 35 người (9-1960) b) Bình Định chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ (1961 – 1972)
Hình 3.7 Tượng đài chiến thắng An Lão
Trong “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ và chính quyền Sài Gòn vẫn lấy Bình Định làm trọng điểm để đánh phá, tăng cường lực lượng, đẩy mạnh càn quét lập “Ấp chiến lược”, “Ấp tân sinh”
Thực hiện chủ trương của Khu ủy Khu V:Giải phóng toàn bộ miền núi, tiến hành xuống nông thôn đồng bằng, nhân dân Bình Định đã chiến đấu quyết liệt giành chính quyền làm chủ nhiều nơi Chủ trương mở chiến dịch
“Đồng khởi Khu Đông”, chọn các xã đông nam Phù Cát, đông An Nhơn, bắc Tuy Phước làm trọng điểm, tạo hành lang và bàn đạp tấn công vào Quy Nhơn Tiêu biểu trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là chiến thắng An Lão (12-1964), chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu (2-1965)
Trong “Chiến tranh cục bộ”, Quy Nhơn trở thành đầu cầu chiến lược, tập trung số lượng lớn quân Mĩ và đồng minh Vượt qua khó khăn, gian nguy, quân dân Bình Định đẩy mạnh phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” bằng cả tiến công trên mặt trận quân sự và mặt trận chính trị từng bước giành thế chủ động trên chiến trường tỉnh nhà
Cùng với nhân dân cả nước, Xuân Mậu Thân (1968), quân dân Bình Định bất ngờ tiến công đồng loạt vào các mục tiêu quan trọng của địch ở Quy Nhơn và khắp các huyện với các mục tiêu chính mà các mũi tiến công hướng vào bao gồm dinh tỉnh trưởng, ty cảnh sát, đài phát thanh, sân bay…Chiến dịch Xuân Mậu Thân đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta Hình 3.8 Di tích đài phát thanh (đường
Lê Hồng Phong, Quy Nhơn)
Hình 3.9 Tấn công đánh chiếm Gò Loi tối ngày 8 sáng ngày 9-4-1972 Ảnh tư liệu
Bị thất bại trong“Chiến tranh cục bộ”, đầu năm 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với âm mưu và nhiều biện pháp thâm độc
Thực hiện Lời chúc Tết đầu xuân 1969 và Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Từ năm 1969 đến cuối năm 1972, quân dân Bình Đinh đã liên tục tấn công địch ở khắp cả thành thị và nông thôn, chiếm lĩnh những địa bàn chiến lược xung yếu, tạo ra thế chia cắt chiến lược đối với địch. c) Chiến đấu giải phóng hoàn toàn Bình Định (1973 đến 31-3-1975)
Hiệp định Pari vừa được kí kết (27-1-1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” Quân dân toàn tỉnh đã tấn công địch quyết liệt trên khắp các mặt trận
Hình 3.10 Lịch đồ chiến dịch giải phóng tỉnh
Thực hiện chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Trung ương Đảng, quân dân Bình Định khẩn trương chuẩn bị, sẵn sàng bước vào chiến dịch
Xuân 1975 Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên, với khí thế “thần tốc bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”, quân dân Bình Định cùng
Sư đoàn 3 Sao Vàng tiến công cắt đường 19 đoạn Đồng Phó – Thượng Giang (Bình Khê)
(4-3-1975), mở màn cho quân dân Bình Định bước vào chiến dịch Xuân 1975
Sư đoàn Sao Vàng kết hợp quân dân địa phương tiến công địch ở các quận lỵ, huyện lỵ Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Bình Khê Đến 20 giờ ngày 31-3-1975, quân ta làm chủ toàn bộ thị xã Quy Nhơn.
Sau 29 ngày đêm liên tục và anh dũng chiến đấu (từ ngày 4-3 đến 1-4-1975), quân dân Bình Định và Sư đoàn Sao Vàng đã đập tan toàn bộ hệ thống chính quyền địch từ thôn, xã đến huyện, tỉnh, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Đồng thời kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945.
IV BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY 1 Thời kì khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa (1975-1985)
Chiến tranh đã để lại cho nhân dân Bình Định những hậu quả nặng nề
Hơn 60% số thôn xóm bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá, hủy diệt
TỈNH BÌNH ĐỊNH
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1 Những chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Hình 4.5 Xã Phước Nghĩa được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022
Hình 4.6 Thôn văn hóa Quảng Nghiệp, xã
Thời gian qua, chính quyền địa phương đã chỉ đạo sâu sát các phố phường, làng xã thi đua thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cuộc v n động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh tích cực phát động và thực hiện các quy định hương ước khu dân cư các mô hình hoạt động xây dựng đời sống văn hóa nếp sống văn minh ở cơ sở Xây dựng các tiêu chuẩn để xét tặng những điển hình tiên tiến như “Gia đình văn hóa “Làng văn hóa “Thôn văn hóa
“Khu phố văn hóa Những việc àm thiết thực và hiệu quả ấy đã góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển
Chính quyền địa phương đã có những chủ trương nào để thực hiện nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư ở địa phương?
2 Thực trạng việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Hiện nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các xã phường, khu phố ngày càng đi vào nền nếp và lan tỏa Người dân đã tham gia tích cực các mô hình: Đoạn đường tự quản, phân loại rác thải, giữ gìn an ninh tr t tự … với những phong trào như: Ngày chủ nh t xanh, tháng thanh niên, mùa hè tình nguyện, tham gia hiến máu nhân đạo, công tác an sinh xã hội, phổ biến tuyên truyền lu t hôn nhân và gia đình phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc và bảo vệ trẻ em…
Hình 4.7 Mô hình đoạn đường tự quản ở khu dân cư
Hình 4.8 Công an phát tờ rơi tuyên truyền đến từng hộ dân
Tuy nhiên ở một số địa phương việc thực hiện vẫn chưa được thường xuyên, liên tục Một số hoạt động chưa th t sự đa dạng phong phú chưa huy động được đông đảo bà con nhân dân và cán bộ tham gia, nhất là ở các khu dân cư vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số
Em có nhận xét gì về việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
3 Những phong trào thực hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Tại các huyện miền núi trong tỉnh Bình Định chi Đoàn các xã đã v n động đoàn viên thanh niên đi đầu trong việc phòng, chống tảo hôn, kết hôn c n huyết thống, v n động thanh niên không rời bỏ khu cư trú được quy hoạch ở địa phương; gương mẫu thực hiện các quy ước hương ước của cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh trong đám cưới đám tang…; tham gia các hoạt động lễ hội lành mạnh; tu sửa àm đẹp các công trình, di tích lịch sử văn hóa của địa phương Các đội xung kích tình nguyện làm sân bóng chuyền, bóng đá phát tờ rơi đến từng nhà để tuyên truyền cho bà con phòng tránh các tệ nạn xã hội, ý thức chấp hành tốt việc tham gia giao thông
Hình 4.9 Hội thi “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”
Hình 4.10 Tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội đến từng hộ dân
Đồng bào thiểu số ở Bình Định đã làm việc gì để xây dựng văn hóa trong cộng đồng dân cư?
Trong quá trình triển khai phong trào, toàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương sáng nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu Đến năm 2022 toàn tỉnh có hơn 389 nghìn hộ được công nh n gia đình văn hóa Nhờ đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thu t vào sản xuất, phát triển phong trào khuyến học khuyến tài nên đời sống v t chất và tinh thần của các hộ dân ngày càng tăng ên Đời sống kinh tế khởi s c đã tác động tích cực đến nhiều mặt khác trong xã hội Người dân có thêm điều kiện đóng góp “quỹ đền ơn đáp nghĩa “quỹ vì người nghèo … Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp thi đỗ đại học vào các trường chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước, tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học giảm nhiều Thực hiện nghiêm túc chủ trương mô hình cộng đồng dân cư tự quản và nghĩa vụ công dân nơi cư trú vì v y mà đời sống văn hóa ngày càng nâng cao tr t tự xã hội ngày càng đảm bảo
Hình 4.11 Phong trào xây dựng đường hoa ở nông thôn Đường hoa ở Hoài Mỹ, thị xã
Hình 4.12 Lễ phát thưởng các cháu học giỏi của Chi hội khuyến học-Dòng họ Nguyễn thôn
Bình Lâm, huyện Tuy Phước
Người dân các xã/phường đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương tươi đẹp, văn hóa?
Các thị xã và thành phố trong tỉnh thực hiện cuộc v n động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đô thị văn minh chính quyền đã v n động đoàn viên thanh niên gương mẫu thực hiện tiết kiệm trong đám cưới đám tang; chú trọng việc hướng nghiệp cho thanh thiếu niên; duy trì các câu lạc bộ về văn hóa văn nghệ, thể thao lành mạnh Các cơ sở Đoàn đã tích cực ra quân dọn vệ sinh khu phố xóa điểm đen về ô nhiễm môi trường đảm nh n và thực hiện trồng cây xanh trong vườn hoa và đường phố, tổ chức các đội thanh niên xung kích đảm bảo an toàn tại các điểm nút giao thông…
Hình 4.13 Phong trào trồng cây trên địa bàn Bình Định
Hình 4.14 Một buổi sinh hoạt của các thành viên Câu lạc bộ Bài chòi Trường THCS Ngô
Mây, thành phố Quy Nhơn
HỌC SINH VỚI VIỆC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cư ở các vùng trên địa bàn tỉnh Bình Định?
II HỌC SINH VỚI VIỆC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
- Đối với gia đình mỗi học sinh cần phải có trách nhiệm xây dựng gia đình hòa thu n, hạnh phúc, tiến bộ Các thành viên trong gia đình phải quan tâm chăm sóc phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội như tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế để được chăm sóc sức khỏe Xây dựng cuộc sống gia đình bình đẳng, hòa thu n, ứng xử văn minh có nếp sống lành mạnh Phải tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi gặp khó khăn hoạn nạn
Hình 4.15 Phiên chợ 0 đồng và tặng quà cho bà con xã Ân Sơn, huyện Hoài Ân
Hình 4.16 Khám sức khỏe và tư vấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Phường Bùi Thị
Xuân, thành phố Quy Nhơn
- Đối với làng xóm và khu phố, chúng ta phải gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp lu t của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú Thực hiện tốt các hương ước quy ước của cộng đồng, treo quốc kỳ trong những ngày lễ và các sự kiện chính trị theo quy định Tích cực tham gia những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức ở địa phương Tham gia bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam th ng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương thực hiện tốt vệ sinh môi trường nơi dân cư Tham gia đầy đủ các phong trào thiện nguyện đền ơn đáp nghĩa khuyến học khuyến tài nơi cư trú Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; về phòng, chống cháy nổ; về tr t tự an toàn giao thông
Hình 4.17 Học sinh tự quản về An ninh trật tự trong trường học
Hình 4.18 Lễ Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ với chủ đề “Tuổi trẻ Bình Định – Thắp ngọn lửa vinh quang”
- Đối với xã hội chúng ta tham gia các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội do địa phương tổ chức để phát triển kinh tế gia đình Người trong độ tuổi ao động thường xuyên được tiếp c n thông tin kinh tế văn hóa xã hội, tích cực làm việc để phát triển kinh tế từ những nguồn thu nh p chính đáng
Hình 4.19 Một trong những hoạt động của thanh niên tình nguyện (tổ chức vui chơi cho trẻ em xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh)
Hình 4.20 Đoàn viên, thanh niên với công nghệ số
Hãy cho biết một số việc học sinh có thể làm được để thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nh n thức, ý thức tự nguyện, tự giác và tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong quá trình xây dựng, giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa Phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai khi thực hiện các quy định về xét tặng danh hiệu cá nhân gia đình khu dân cư đơn vị văn hóa
Hình 4.21 Hội nghị biểu dương “Gia đình trẻ tiêu biểu”
Hình 4.22 Học sinh Trường PTDTNT THPT Bình Định tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật với dự án bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc H’rê
Thường xuyên đổi mới nội dung phương thức hoạt động các mô hình câu lạc bộ về văn hóa văn nghệ, thể thao để thu hút người dân tham gia, g n nội dung hoạt động với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và ợi ích của cộng đồng dân cư Tăng cường kiểm tra, nâng cao chất ượng hoạt động của trung tâm văn hóa thể thao khu phố, xã phường Quan tâm đầu tư mua s m các trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các tổ chức văn hóa thể thao ở cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả
Chúng ta cần xây dựng môi trường văn hóa ành mạnh, tiến bộ, hạnh phúc ở mọi nơi và trên mọi ĩnh vực Xây dựng đời sống văn hóa nơi công sở, ở doanh nghiệp văn hóa giao thông văn hóa học đường văn hóa trên không gian mạng Phát triển các loại hình câu lạc bộ về văn hóa thể thao cơ sở Xây dựng và nhân rộng mô hình cá nhân, gia đình cơ quan đơn vị văn hóa tiêu biểu
Việc “xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh mỗi công dân cần phát huy ý thức tự giác chung tay cùng chính quyền để cùng nhau xây dựng đảm bảo được môi trường văn hóa ành mạnh đảm bảo an ninh tr t tự tại các khu dân cư
Nơi em ở đã có những giải pháp nào để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
1 Em dự định sẽ àm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng dân cư nơi em ở?
2 m tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư Vì sao? a Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư à cần phải giúp nhau làm kinh tế xoá đói giảm nghèo b Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư à phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay cưới hỏi c Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư à phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng d Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư à góp phần giữ gìn an ninh tr t tự Đọc các thông tin sau, thảo lu n để trình bày quan điểm của bản thân về các nội dung được đề c p
Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với GS.TS Từ Thị Loan - nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thu t quốc gia Việt Nam
Hỏi: Bên cạnh những mặt tích cực thì việc lạm dụng vàng mã đã bộc lộ những vấn đề tiêu cực, làm mất đi giá trị đích thực tốt đẹp, bà có suy nghĩ gì?
Trả lời: Trước hết đốt vàng mã gây ra sự lãng phí công sức, tiền của Theo số liệu ước tính, trung bình mỗi năm có hơn 20 triệu hộ gia đình ở Việt Nam thường xuyên mua s m đốt vàng mã Nếu mỗi hộ chi tối thiểu khoảng 200.000 đồng/năm mua s m đồ vàng mã thì số tiền chi cho việc đốt vàng mã của cả nước ước khoảng 4.000 tỷ đồng Nếu mỗi gia đình sử dụng khoảng 2 0 kg vàng mã/năm thì số ượng vàng mã bị đốt sẽ đạt khoảng 40.000 tấn Đây à một con số rất lớn
Tiếp đến, việc đốt vàng mã quá nhiều gây ra ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khỏe con người Có nhiều loại vàng mã sử dụng giấy tái chế, chứa chất r n và hóa chất độc hại Khi vàng mã bị nung đốt sẽ tạo ra ượng lớn khói bụi và các chất có hại cho môi trường cũng như cho sức khỏe của con người Vào dịp lễ tết đặc biệt là những ngày Tết Nguyên đán tháng ễ hội đầu Xuân, rằm tháng Bảy (lễ xá tội vong nhân) gia đình nào cũng đốt vàng mã cho ông bà, tổ tiên, thần linh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Năm nào báo chí cũng đề c p đến tình trạng ô nhiễm môi trường do đốt vàng mã gây nên vào dịp lễ tết đặc biệt là ở địa bàn các thành phố
Bên cạnh đó đốt vàng mã còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ hỏa hoạn tại khu dân cư và di tích Theo số liệu thống kê của các Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, mỗi năm có hàng trăm vụ hỏa hoạn do việc đốt vàng mã gây ra Các vụ hỏa hoạn không chỉ hủy hoại hàng trăm tỷ đồng tài sản, hiện v t quý mà còn tước đi sinh mạng của nhiều người
Việc lạm dụng vàng mã trong nghi lễ đã góp phần tạo cơ hội cho mê tín dị đoan phát triển Do hám lợi hoặc quá mê tín, nhiều người đã tuyên truyền hoặc tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng chèn ép người đi ễ, khiến cho họ phải bỏ ra nhiều tiền để mua vàng mã sử dụng cho nghi lễ
(Nguồn: https://daidoanket.vn/lam-dung-dot-vang-ma-lam-mat-di-gia-tri-tot- dep-10215271.html; Lạm dụng đốt vàng mã: Làm mất đi giá trị tốt đẹp)
Hái lộc đầu xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam Ở vào thời kh c giao thừa và ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái ộc đầu xuân và đến đình chùa xin lộc xin được ban ơn và cầu phúc cầu tài.( )
Các nhà nghiên cứu cho rằng con người hiện nay có những quan niệm sai lầm về hái lộc Sai lầm lớn nhất à nghĩ rằng cành cây càng to, lộc càng nhiều Không chỉ hái lộc cho mình, nhiều người tiện thể có “ ộc đẹp hái uôn cho bạn bè người thân
Có người “mạnh dạn ấy xe máy chở ch u cây cảnh nhà chùa về cho “đại cát đại lợi Ở nông thôn, nhiều người còn hái lộc ở các ruộng hoa màu, nông sản của bà con nông dân Sau đền chùa các địa điểm như ngân hàng kho bạc Nhà nước thu hút nhiều người đến hái lộc Đó à ý do cây xanh trước cổng các địa điểm này uôn “trụi thùi lụi đêm giao thừa
Nhiều người mang dao đi “chặt lộc cho được lộc to, lộc nhiều Cũng có những trường hợp ra chùa hái lộc nhưng phải chọn lộc đẹp nên “chịu khó trèo ên cây cao giữa đêm giao thừa để chọn rồi “bẻ lộc
NHỮNG TẤM GƯƠNG KHỞI NGHIỆP Ở BÌNH ĐỊNH
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ KHỞI NGHIỆP 1 Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp là chỉ việc bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp) Khởi nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng sự nghiệp riêng, bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, phát triển ý tưởng cho đến thành lập doanh nghiệp và vận hành, duy trì, phát triển doanh nghiệp
Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Biết được những nội dung cơ bản về vấn đề khởi nghiệp
- Hiểu được những tác động tích cực của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
- Tìm hiểu, học tập những điều tốt đẹp từ những tấm gương khởi nghiệp của tỉnh Bình Định
- Biết lập kế hoạch sử dụng thời gian của bản thân, có ý thức học tập và nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho tương lai
Khởi nghiệp khác với lập nghiệp ở tính đột phá, thử nghiệm và sáng tạo ra sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới trong điều kiện nguồn lực có giới hạn nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn, hướng tới phát triển bền vững
Các loại hình khởi nghiệp gồm: khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) và khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội (social enterprise) Các loại hình khởi nghiệp khác nhau ở bốn tiêu chí cơ bản như: mục đích (mục tiêu) khởi nghiệp, quy trình, thị trường mục tiêu, hàm lượng đổi mới sáng tạo và tiềm năng tăng trưởng
? Hãy cho biết em yêu thích nghề gì? Em có dự định làm nghề đó trong tương lai không?
? Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp?
? Theo em, khi khởi nghiệp, chúng ta nên chọn những ngành nghề và lĩnh vực nào?
2 Tác động của khởi nghiệp đối với cá nhân và xã hội Đối với cá nhân: khởi nghiệp tạo ra sự nghiệp mới, sự tự chủ trong công việc, có thể mang đến nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần so với làm việc hưởng lương và khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong xã hội Đối với nền kinh tế: khởi nghiệp mang lại các sản phẩm, dịch vụ mới, lĩnh vực kinh doanh sản xuất mới, giảm sự lệ thuộc vào hệ thống công nghệ lỗi thời Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, phân phối lại các nguồn lực kinh tế và tăng trưởng tổng sản phẩm kinh tế (GDP) của đất nước Đối với xã hội: các công ty khởi nghiệp đóng góp vào nguồn thu thuế cho nhà nước, tạo ra thêm việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức an toàn, giảm áp lực lên nền kinh tế, đưa đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh
? Em hãy nêu những tác động tích cực của hoạt động khởi nghiệp mang lại cho bản thân, cho nền kinh tế, cho xã hội
Bất kì công dân nào đều có thể khởi nghiệp khi không ngừng sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro, khát vọng tạo giá trị riêng, mong muốn đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội Tuy vậy, khởi nghiệp chưa bao giờ là sự lựa chọn dễ dàng, chỉ khi có đủ quyết tâm, sự kiên trì, lòng dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách thì mới có khả năng hướng tới thành công
? Đối tượng khởi nghiệp bao gồm những ai?
? Theo em, độ tuổi nào có khả năng khởi nghiệp thành công hơn? Vì sao?
? Hãy chỉ ra một tấm gương khởi nghiệp thành công ở độ tuổi thanh niên?
4 Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một thuật ngữ bao hàm nhiều yếu tố liên quan đến khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp mới Hệ sinh thái khởi nghiệp có vai trò như là vườn ươm khởi nghiệp, tạo ra các cơ hội, cung cấp những tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp Không chỉ giúp gia tăng cơ hội việc làm, thúc đẩy quá trình hình thành các ý tưởng sáng tạo, đột phá tạo ra những giá trị cho xã hội Hình 5.1 Sơ đồ các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp
5 Một số doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu của Việt Nam
Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ có định giá trên 1 tỷ USD (Unicorn Startup
Hình 5.2 Các doanh nghiệp khởi nghiệp “kỳ lân”
Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, có tiềm năng trở thành Unicorn trong tương lai gần (Soonicorn Startup):
Hình 5.3 Một số doanh nghiệp khởi nghiệp Scoonicorn “cận kỳ lân” của Việt Nam
MỘT SỐ TẤM GƯƠNG KHỞI NGHIỆP Ở BÌNH ĐỊNH
Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây:
Người nông dân dành cả tuổi trẻ để thuần dưỡng loài cá “tiến vua” trước nguy cơ tuyệt chủng
Dành cả tuổi trẻ chinh phục loài cá chình mun, ông Võ Tuấn Tú (thường gọi là ông Bảy Tú, sinh năm 1963, thường trú tại xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ) được người dân địa phương ưu ái gọi là “vua cá chình” đầm Trà Ổ Bởi ông đã thuần dưỡng loài cá “tiến vua” trước nguy cơ tuyệt chủng
Năm 1997, ông Bảy Tú tham gia vào dự án Nghiên cứu cá chình mun và nuôi cá lóc thực nghiệm trên đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ) do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định thực hiện với vai trò là tổ trưởng tổ kỹ thuật (tổ có 5 người), dựng lều giữa đầm Trà Ổ suốt nhiều năm để nghiên cứu loài cá chình mun quý hiếm được xếp vào các loài nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam
Năm 2000, dự án kết thúc, ông Bảy Tú tiếp tục xin chính quyền ở lại đầm Trà Ổ để theo đuổi giấc mơ chinh phục nuôi cá chình mun làm kinh tế, công việc được đánh giá là cực kỳ khó khăn Sau nhiều năm, ông lâm vào cảnh nợ nần, tưởng chừng phải từ bỏ giấc mơ chinh phục cá chình mun Song, sau mỗi lần thất bại, ông lại rút ra được bài học quý rồi ghi chép cẩn thận, suy nghĩ biện pháp khắc phục
Năm 2010, ông đã thuần dưỡng được chình mun và bắt đầu mở rộng quy mô hồ nuôi Hiện nay, gia đình ông có 4 hồ nuôi cá chình mun rộng khoảng 10.000 m 2 và trở thành người nuôi chình mun lớn nhất miền Trung Từ thành công của ông, người dân ven đầm Trà Ổ đã bắt đầu nhân rộng và phát triển loài cá tiến vua năm xưa
Chặng đường chinh phục thuần dưỡng cá chình mun của ông Bảy Tú đáng khâm phục bởi ý chí kiên cường, không khuất phục trước những khó khăn Lòng đam mê, quyết tâm, năng động trong làm kinh tế của ông đã được đền đáp xứng đáng, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong lao động sản xuất 5 năm liền (2013- 2017)
Hình 5.1 và 5.2 Ông Bảy Tú với hồ nuôi cá chình mun
Từ tấm gương khởi nghiệp của ông Bảy Tú - người nông dân dành cả tuổi trẻ để thuần dưỡng loài cá “tiến vua” trước nguy cơ tuyệt chủng, em đã rút ra bài học gì cho bản thân?
Khát vọng khởi nghiệp từ Torki Food
Năm 2013, khởi đầu từ một xe đẩy bánh mì Kebab, chàng kỹ sư trẻ Lê Quốc Thạch đã “Việt hóa” thành công các món ăn nổi tiếng của thế giới để phù hợp với khẩu vị của người Việt Khởi đầu nào cũng lắm gian nan và con đường khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là ngành Thực phẩm và Đồ uống (FnB) tưởng dễ nhưng lại khó Sau những năm đầu khó khăn và không ít thất bại, Quốc Thạch đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá và lấy đó làm động lực để tiếp tục khát vọng khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh nhượng quyền với sự kết hợp bài bản giữa công thức, nguyên liệu, mặt bằng, vận hành, nhân sự và chiến lược kinh doanh Từ những thành công bước đầu, anh quyết định tiếp tục mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm và định vị thương hiệu Kebab Torki trong ngành FnB
Qua quá trình 10 năm không ngừng cải tiến chất lượng, quy trình, cộng với sự năng động, sáng tạo và khả năng đón đầu xu hướng thị trường đến từ đội ngũ sáng lập, chiến lược “Đa món, Đa mô hình” của Torki đã thành công Torki Food đã hoàn chỉnh chuỗi hệ thống nhượng quyền, đồng bộ về mặt thương hiệu và công thức với hơn 350 điểm bán và cửa hàng nhượng quyền thương hiệu trên khắp 42 tỉnh, thành cả nước Năm 2020, công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Torki được vinh danh trong Top 50 Thương hiệu mạnh ASEAN 2020 Đây là giải thưởng do Trung tâm nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Việt Nam trao tặng trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Mạnh ASEAN – ASEAN Brands Award 2020
Hình 5.4 Ký kết hợp tác giữa thương hiệu Torki Food và thương hiệu Vị ngày 15/01/2024
(Nguồn: Torki Food) Hành trình khởi nghiệp của anh Quốc Thạch giúp em nhận ra bài học gì?
Thông tin 3: Đem lợi thế của Gen Z vào khởi nghiệp
Với đam mê kinh doanh từ nhỏ, Phạm Huỳnh Diễm Hương (sinh năm 1993, ở
Bình Định) bắt đầu khởi nghiệp từ năm 22 tuổi, với việc thành lập công ty đào tạo và dịch vụ về lĩnh vực marketing Diễm Hương phải trải qua những ngày đầu khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh vô cùng gian nan, thiếu rất nhiều nguồn lực: tài chính, mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm… để vận hành một doanh nghiệp khởi nghiệp
Sau gần 10 năm nổ lực không ngừng, đến hiện tại, Diễm Hương là CEO của công ty chuyên tư vấn và thực thi các dự án cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo, thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực Khi phong trào khởi nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ trên cả nước, Diễm Hương tham gia Ban điều hành câu lạc bộ doanh nhân trẻ khởi nghiệp và mong muốn xây dựng “Ngôi nhà chung của những người mang tinh thần khởi nghiệp”
Với vốn hiểu biết sâu rộng về Gen Z - thế hệ thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do (freelancer), Diễm Hương quyết định nắm bắt cơ hội, đầu tư vào các dự án khởi nghiệp quy mô nhỏ với mức vốn cho mỗi dự án tầm 500 triệu thương hiệu khởi nghiệp như Start House – Ngôi nhà khởi ngiệp, Ngáo Branding, Everywear, Neca – Vườn Chuối Diễm Hương luôn tâm niệm “Hành động liên tục để tạo ra kết quả, học cách cho đi giá trị rồi bạn sẽ nhận lại thành quả xứng đáng Và, hãy khởi nghiệp đi, đừng sợ thất bại! Cuộc đời này chỉ sống duy nhất một lần hãy hưởng trọn mọi khoảnh khắc của cuộc sống”
Câu chuyện khởi nghiệp của chị Diễm Hương gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
Từ câu chuyện về những tấm gương khởi nghiệp ở Bình Định, hãy trả lời những câu hỏi sau:
? Em có nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân không? Ai có thể giúp em thay đổi cuộc sống của chính mình một cách tích cực nhất? Vì sao?
TỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI PHONG TRÀO KHỞI NGHIỆP
Hiện tại, tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp như đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2025”, “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018- 2025”
Với vai trò quản lý nhà nước về hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh gồm: Ban chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Hội đồng tư vấn và đầu tư khởi nghiệp Sở đã chủ trì, phối hợp tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Bình Định, thành lập Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo, kết nối và tham gia các hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp khu không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp Bihub thành nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về khởi nghiệp của cộng đồng khởi nghiệp tỉnh Bình Định
Hình 5.7 Ban tổ chức trao giải nhất Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Bình Định lần thứ III, năm 2023
Hình 5.8 Hội nghị biểu dương “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” và phát động phụ nữ
Bình Định khởi nghiệp xanh, bền vững năm
Hình 5.9 Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh ra mắt chuyên trang quảng bá, kết nối các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên
Hình 5.10 Chương trình huấn luyện dự án ươm tạo khởi nghiệp do Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định phối hợp Songhan
? Vì sao cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành trong việc phát triển khởi nghiệp?
? Cho biết những hoạt động mà các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực hiện phát triển hoạt động khởi nghiệp
HÀNH TRANG KHỞI NGHIỆP 1 Kiến thức chuyên môn về ngành nghề
Hiện nay, việc nắm vững kiến thức chuyên môn và không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp là vô cùng cần thiết, quan trọng khi hoạt động trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là khi khởi nghiệp
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường khởi nghiệp là cần phải có hoài bão, khát vọng xây dựng sự nghiệp riêng bằng những ý tưởng mới, sáng tạo, tạo nên dấu ấn, phong cách riêng, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng của thị trường
Thành công chỉ đến với người thất bại nhiều lần nhưng họ không từ bỏ, vẫn tiếp tục nỗ lực, kiên trì, quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình Thực tế đã chứng minh rằng những người khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao, có sự đam mê và kiên trì hơn người để vượt qua thất bại
Hình 5.11 Tinh thần khởi nghiệp
3 Vốn khởi nghiệp Để đảm bảo sự tồn tại, phát triển trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, việc lên kế hoạch huy động, kêu gọi vốn kinh doanh là cực kì quan trọng, là đòn bẩy cho thành công của kế hoạch
4 Những kĩ năng cần thiết khi khởi nghiệp
? Để khởi nghiệp thành công trong tương lai, theo em cần bắt đầu trang bị cho mình những kĩ năng gì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
? Ngoài những kĩ năng nêu trên, em thấy cần thiết phải bổ sung thêm những kĩ năng nào để trở thành một người khởi nghiệp thành công?
1 Để trở thành người khởi nghiệp thành công, chúng ta cần có những phẩm chất nào?
2 Em hãy cho biết mối quan hệ giữa khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc dưới đây?
Từ kết quả tìm hiểu và quan sát thế mạnh của địa phương, em hãy lập kế hoạch khai thác, sản xuất và thực hiện dự án khởi nghiệp từ những sản vật tiêu biểu của địa phương nơi mình đang sinh sống?
HỌC SINH BÌNH ĐỊNH VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG LÀ GÌ
Trong môi trường học đường, văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một không gian học tập tích cực và tạo ra một cộng đồng học tập, hỗ trợ và tôn trọng Văn hóa ứng xử không chỉ đề cập đến những quy tắc và chuẩn mực đạo đức mà còn là việc thực hiện chúng trong hành động hàng ngày Điều này bao gồm sự tôn trọng, sự hỗ trợ lẫn nhau và tinh thần tập thể trong cách hành xử
1 Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trường
Văn hóa ứng xử trong trường học không chỉ ảnh hưởng đến sự tiến bộ học tập mà còn tạo ra một môi trường an toàn, khuyến khích sự sáng tạo và kích thích niềm đam mê học tập; giúp học sinh và giáo viên cảm thấy thoải mái khi thể hiện ý kiến riêng của mình mà không sợ bị chê bai hay phê phán
Văn hóa ứng xử học đường đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh
Hình 6.5 Một buổi ngoại khóa chủ đề: Hãy nói không với miệt thị ngoại hình
2 Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trong nhà trường 2.1 Vai trò nhà trường
+ Vai trò của lãnh đạo:
Lãnh đạo nhà trường cần thiết lập một mô hình, bộ quy tắc ứng xử tích cực, đồng thời đề ra các chuẩn mực về văn hóa ứng xử trong học đường Bộ quy tắc này phải được xây dựng trên tinh thần vừa tuân thủ các quy chế, quy định về đạo đức nhà giáo, nền nếp, kỷ luật trong môi trường sư phạm của ngành, phù hợp với đặc điểm tâm lý độ tuổi học sinh trung học cơ sở; thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa các chủ thể trong môi trường học đường như thầy với thầy, thầy với trò, thầy với phụ huynh, trò với trò… Xây dựng và thúc đẩy việc thực hiện các chính sách và quy định, kể cả các biện pháp xử lý vi phạm để đảm bảo nguyên tắc trong văn hóa ứng xử
Nhà trường cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết để giáo viên và học sinh hiểu rõ và thực hiện văn hóa ứng xử một cách hiệu quả Tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa ứng xử cho giáo viên, nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý trong lĩnh vực này Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong việc thực hiện văn hóa ứng xử Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh
+ Vai trò của giáo viên:
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, mô hình ứng xử, định hướng, hướng dẫn và làm mẫu cho học sinh thực hiện các giá trị đạo đức và văn hóa trong lớp học
Giáo viên là người tạo ra một môi trường lớp học tích cực, nơi học sinh cảm thấy an toàn và được động viên để thể hiện ý kiến và quan điểm của mình Thông qua hảnh động cá nhân và quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên tạo ra mô hình chuẩn mực làm gương trong văn hóa ứng xử Giảng dạy về văn hóa ứng xử, giúp học sinh hiểu và thực hiện các nguyên tắc đạo đức và quy tắc ứng xử trong môi trường học tập
Ngoài ra, giáo viên còn phải hỗ trợ học sinh cá nhân trong việc phát triển kỹ năng xã hội và ứng xử tích cực, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của họ Khuyến khích giao tiếp tích cực trong lớp học, tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến, đề xuất ý tưởng và tham gia vào các hoạt động nhóm
Hình 6.6 Giáo dục ý thức xếp hàng nơi công cộng
+ Vai trò của học sinh:
Học sinh đóng góp vào văn hóa ứng xử thông qua hành động cá nhân, tương tác xã hội và sự tham gia tích cực hoặc tiêu cực trong các hoạt động học tập và xã hội
Học sinh tôn trọng ý kiến và quan điểm của bạn bè, hợp tác trong việc xây dựng một cộng đồng học tập tích cực Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội nhằm xây dựng mối quan hệ tập thể gắn kết Phát triển khả năng tự chủ trong học tập và ứng xử, đảm bảo sự chăm chỉ và trách nhiệm cá nhân Hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập tích cực bằng cách tham gia tích cực vào các hoạt động lớp học, tránh những hành vi xâm phạm Tham gia vào các hoạt động, đưa ra ý kiến và đề xuất các cải tiến để nâng cao văn hóa ứng xử trong trường học
Sự hợp tác giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh tạo ra một môi trường học tập tích cực và hòa đồng, nơi mà văn hóa ứng xử được thúc đẩy và duy trì Từ đó xây dựng các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường
2.2 Vai trò của gia đình:
Gia đình góp phần tạo ra môi trường văn hóa ứng xử bằng cách truyền đạt giá trị, đạo đức và hỗ trợ cho học sinh
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt giá trị, chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử cơ bản cho con em mình Những giá trị này sẽ là nền tảng trong ứng xử của học sinh trong môi trường học tập Gia đình giúp học sinh phát triển kỹ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác, lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng người khác Gia đình là điểm tựa, nếu học sinh cảm thấy an toàn và được hỗ trợ thì sẽ có xu hướng thể hiện hành vi tích cực và tôn trọng trong môi trường học tập
Gia đình giáo dục cách ứng xử đúng mực, giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hành vi và giá trị mà gia đình đề cao, từ đó áp dụng vào cách ứng xử hàng ngày Hỗ trợ quá trình giáo dục về văn hóa ứng xử bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhà trường, tham gia vào các sự kiện, buổi họp cha mẹ học sinh hoặc các chương trình giáo dục để hiểu rõ hơn và hỗ trợ quá trình học của học sinh Khuyến khích sự đối thoại trong gia đình về vấn đề văn hóa ứng xử
Gia đình có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng tự chủ và tự quản lý bằng cách tạo điều kiện cho sự đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và nhận trách nhiệm cá nhân
Môi trường gia đình ấm áp, vui vẻ tạo ra một tâm hồn lạc quan và lòng tin, từ đó tác động đến hành vi và tư duy của học sinh trong môi trường học tập
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY 1 Thực trạng
Thực trạng giao tiếp ứng xử của học sinh hiện nay vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử thiếu văn hóa trong trường học như giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường: nói trống không, vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm Khi mắc lỗi, học sinh nói dối, không trung thực, không nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm còn có thái độ ngang hàng thách thức còn nhạo lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy, cô giáo, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác Với bạn bè khi giao tiếp sử dụng ngôn ngữ thô tục, chửi thề, dùng lời lẽ đùa nghịch quá trớn, gây bực tức, bất bình cho bạn và có thể dẫn đến mất đoàn kết, xích mích, gây gỗ, đánh nhau
Giao tiếp thiếu sự khiêm tốn, tế nhị, văn hóa, thể hiện đạo đức, phong cách người học sinh Khiêu khích, hách dịch, lên giọng “đàn anh, chị Trong giao tiếp vẫn còn thể hiện sự không trung thực, không khoan dung, độ lượng, lòng nhân ái Phân biệt địa giới, chia rẽ học sinh xã này xã khác Hành vi đạo đức ứng xử của người học sinh thiếu tinh thần cầu tiến không có ý thức phấn đấu, vươn lên về mọi mặt như: hành vi tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử; trang phục không chuẩn mực; không vâng lời thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên và không nghiêm chỉnh thực hiện nội quy, quy chế trường học Một bộ phận học sinh có lối sống không lành mạnh, thiếu trung thực, với tất cả bạn bè cùng lớp, cùng trường, Vẫn còn học sinh che dấu khuyết điểm của bản thân, bao che khuyết điểm cho bạn hoặc chấp hành không thực hiện nghiêm túc các quy định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội…
Mỗi học sinh đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, luôn luôn mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.Văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất có ích đối với sự phát triển và trưởng thành của học sinh Điều đó không chỉ góp phần hạn chế những tệ nạn trong môi trường học đường, xã hội mà còn tăng cường khả năng ứng xử, giao tiếp có chuẩn mực, giúp học sinh được giáo dục toàn diện
Sự đa dạng: Trường học ở Bình Định hiện nay có sự phân bố và đa dạng về văn hóa với nhiều vùng miền, địa bàn khác nhau vì thế các cách ứng xử văn hóa, tín ngưỡng và truyền thống cũng khác nhau Văn hóa ứng xử không chỉ hạn chế trong phạm vi lớp học mà còn mở rộng đến các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm… môi trường giáo dục ngoài nhà trường
Thách thức: Sự thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng về văn hóa hoặc không chú trọng đến văn hóa ứng xử thường dẫn đến sự mâu thuẫn, xung đột, kỳ thị trong học đường
Ngày nay với sự phổ biến của mạng xã hội, việc sử dụng và đăng tải hình ảnh, loạn thông tin trên mạng xã hội gây ra sự mất cân đối, mất sự tập trung vào văn hóa ứng xử truyền thống Sự thiếu kiểm soát ở môi trường online thường ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa ứng xử trên học đường
Xu hướng: Một số trường học chú trọng các chương trình giáo dục về văn hóa ứng xử nhằm tạo ra môi trường tôn trọng, tương hỗ và thống nhất trong sự đa dạng hóa
Tuy nhiên, trong trường học vẫn còn một số thành phần học sinh thể hiện hành vi thiếu tôn trọng, gây rối do bắt chước các mô hình xấu qua truyền thông và xã hội
Vai trò của giáo viên và nhà trường: Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mô hình văn hóa ứng xử định hướng và hỗ trợ học sinh hiểu và thực hiện các quy tắc và giá trị này Thông qua các chương trình giáo dục trải nghiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ học sinh phát triển văn hóa ứng xử tích cực
Sự liên kết với xã hội và cộng đồng
Hình 6.7 Một tiết mục tuyên truyền về văn hóa giao tiếp của học sinh THCS
Văn hóa ứng xử trong trường học không chỉ phụ thuộc vào hành vi của học sinh và giáo viên mà còn liên quan đến ảnh hưởng từ gia đình, cộng đồng và xã hội xung quanh Để giúp học sinh hình thành thói quen ứng xử có văn hóa, nhà trường cần phối hợp với các tổ chức cộng đồng, đoàn, đội… xây dựng một môi trường ứng xử tích cực và chuẩn mực
Nếu văn hóa ứng xử trong trường học không được thực hiện đúng mức hoặc bị xao lãng, có thể xảy ra một loạt các vấn đề và hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cả môi trường học tập và sự phát triển cá nhân của học sinh
Xung đột gia tăng trong trường học: Thiếu văn hóa ứng xử có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các học sinh, tạo ra môi trường học tập không yên bình, ảnh hưởng đến quá trình học tập
Giảm chất lượng giáo dục: Khi không có văn hóa ứng xử, sự tập trung vào việc học và giảng dạy có thể bị giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của học sinh và chất lượng giáo dục trong nhà trường
Tự cô lập và mất lòng tin: Học sinh có thể cảm thấy không an toàn, mất lòng tin vào môi trường học tập, do đó học sinh có thể tự cô lập hoặc không thể tham gia hoạt động trong nhà trường và xã hội
Tăng cường hiệu quả tinh thần và tâm lý: Việc không thúc đẩy văn hóa ứng xử có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và stress tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh Nguy cơ gây ra hành vi tiêu cực, bạo lực như bắt nạt, xúc phạm hay bạo lực trong trường học
HỌC SINH BÌNH ĐỊNH VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Để thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong nhà trường, học sinh có thể thực hiện một số hành động sau đây:
1 Tôn trọng và hỗ trợ bạn bè
Luôn tôn trọng quyền lợi và ý kiến của đồng bạn, không xúc phạm, không bắt nạt hay làm phiền người khác Hỗ trợ và giúp đỡ những người xung quanh khi cần thiết, tạo ra một môi trường học tập đầy lòng nhân ái
2 Tuân thủ quý tắc và nguyên tắc ứng xử
Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc về văn hóa ứng xử mà nhà trường đề ra, như tôn trọng giáo viên, không gây ra quấy rối, hay đảm bảo sự an toàn trong trường học
3 Chấp nhận sự đa dạng và khuyến khích sự đa nguyên tắc
Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, quan điểm, và sở thích của mọi người trong trường, không phân biệt đối xử dựa trên các đặc điểm cá nhân
4 Tham gia tích cực và xây dựng cộng đồng trong nhà trường
Tham gia vào các hoạt động xã hội, giao lưu, các hoạt động ngoại khóa, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ lẫn nhau Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng và xã hội, xây dựng ý thức công dân
5 Giao tiếp và hợp tác xã hội
Xây dựng kỹ năng giao tiếp tốt, học cách hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả, tránh xung đột và tạo ra môi trường giao tiếp tích cực
6 Đổi mới trong học tập và phát triển bản thân
Khuyến khích bản thân tham gia vào việc học tập chủ động, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân Phát triển tư duy sáng tạo, khám phá và thử nghiệm các ý tưởng mới trong quá trình học tập
7 Tôn trọng và tuân thủ quy định nhà trường
Tuân thủ các quy định của nhà trường, không vi phạm luật lệ và quy định, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong trường học Những hành động này giúp học sinh không chỉ thực hiện tốt văn hóa ứng xử mà còn góp phần xây dựng một môi trường học tập tích cực và hòa đồng trong nhà trường
Hình 6.8 Giáo dục ý thức ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng cho học sinh
Một số biện pháp thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường của tỉnh Bình Định đã tổ chức hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong trường học thông qua nhiều hình thức khác nhau như: hội thảo, toạ đàm, cuộc thi, câu lạc bộ, pano, bảng biểu, niêm yết bộ Quy tắc học sinh được treo tại các vị trí dễ quan sát…
Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc ứng xử và có thành tích tuyên truyền, vận động, làm lan toả Quy tắc ứng xử Từ đó, học sinh thực hiện được nếp sống thanh lịch, văn minh từ trong sinh hoạt cá nhân (cách ăn, nói, đi, đứng, trang phục, tác phong,…), đến thái độ, hành vi nơi công cộng (giao tiếp và ứng xử có văn hoá, lịch sự, nhã nhặn, trong sáng); học hỏi, chọn lọc, tiếp thu những điều hay trong cuộc sống hằng ngày; đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương nhau; gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Bình Định
Hình 6.9 Xây dựng bộ quy tắc trong học đường
Hình 6.10 Học sinh hào hứng tham gia ngoại khóa về văn hóa ứng xử ở trường học
Trường học thực hiện “Bộ quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục”, bao gồm những việc nên làm và không nên làm về trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường Học sinh thực hiện bộ quy tắc này thông qua việc tham gia nhiều hoạt động như: xây dựng môi trường cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn; tham gia các phong trào thi đua nền nếp và học tập giữa các khối, lớp trong toàn trường; các hoạt động trải nghiệm, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, tri ân, đền ơn đáp nghĩa; sinh hoạt các câu lạc bộ phù hợp với lứa tuổi, cấp học Vì vậy, học sinh đã hình thành các hành vi ứng xử văn minh đối với cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; với bạn bè, cha mẹ, người thân, như: kính trọng, lễ phép, trung thực, ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt, yêu thương; không nói tục, không xúc phạm, không bịa đặt,… Ngoài ra, nhà trường cũng xây dựng và triển khai nội quy của trường, của lớp; học sinh thực hiện đúng, nghiêm túc và đầy đủ các nội quy
Qua đó, học sinh hình thành thói quen học tập tốt, rèn luyện tốt; bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác; tạo môi trường học tập lành mạnh, đoàn kết, thân thiện; tạo các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường và cộng đồng Thông qua việc tham gia các hoạt động trên, học sinh thực hiện được các hành vi ứng xử văn minh trong nhà trường và nơi công cộng Ý nghĩa của việc thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học Ứng xử văn minh là thái độ, hành động đúng đắn, đẹp đẽ của người có văn hoá; thể hiện qua các hành vi như lời nói, việc làm, tác phong,… trên cơ sở lòng nhân ái và sự hiểu biết giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường sống Hướng dẫn các em bỏ rác đúng nơi quy định, dần hình thành văn hoá ứng xử nơi công cộng tốt đẹp, giúp cho mỗi người có được tinh thần thoải mái, vui vẻ, tạo được thiện cảm và sự tin cậy lẫn nhau giữa mọi người Ứng xử tốt với thiên nhiên, môi trường sẽ sẽ tạo nên cảnh quan thiên nhiên trong lành, môi trường sống xanh, sạch, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người Ứng xử văn hóa trong nhà trường thể hiện sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng thông qua những hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, của mảnh đất Bình Định cũng như xu thế phát triển của xã hội; giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn; góp phần hình thành nhân cách đẹp và hoàn thiện của mỗi người
? Hiện nay, tại nhà trường của em có những qui định thực hiện văn hóa ứng xử nào? Tìm hiểu, liệt kê và thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường?
? Hãy liên hệ bản thân đã làm gì và dự định sẽ làm gì để góp phần xây dựng thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường của em?
1 Thông qua các biện pháp, hoạt động thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, em hãy lấy ví dụ chứng minh cho nhận định: “Học sinh có thể thực hiện được một số hành vi ứng xử văn hóa phù hợp với lứa tuổi trong nhà trường.”
2 Chia sẻ cách ứng xử của em khi gặp các tình huống sau đây:
- Trong phòng đọc của thư viện nhà trường, một số bạn học sinh đang trêu đùa, xô đẩy nhau
- Bạn A khi đi xe máy trong sân trường
- Giờ ra chơi, em gặp cô M đang mang thai, tay xách laptop và nhiều dụng cụ cá nhân?
- Trong khuôn viên trường, các bạn đang giẫm lên vườn hoa để chụp ảnh
Thiết kế sản phẩm tuyên truyền, vận động người thân và bạn bè thực hiện ứng xử văn hóa trong nhà trường
Gợi ý: poster, pano, infographic, tranh vẽ, bài thơ, bài hát, bài viết…
CHỐNG Ô NHIỄM Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1 Khái niệm
Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Nêu được thực trạng ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bình Định
- Giải thích được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bình Định
- Đề xuất được các biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bình Định
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở nơi em sinh sống Ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường số 21/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022)
2 Các loại ô nhiễm môi trường
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu thêm tên một số loại ô nhiễm môi trường theo mẫu sau:
Cơ sở phân loại Loại ô nhiễm
Dựa theo bản chất của yếu tố gây ô nhiễm
- Ô nhiễm hoá học - Ô nhiễm sinh học - ?
Dựa theo thành phần môi trường bị ô nhiễm
- Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường đất - ?
Dựa theo tác nhân gây ô nhiễm
- Ô nhiễm chất thải nhựa - Ô nhiễm phóng xạ
? Ở nơi em sinh sống có những loại ô nhiễm môi trường nào?
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 1 Thực trạng
a) Ô nhiễm chất thải rắn và xử lí chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước
Trong ba năm (từ năm 2021 đến năm 2023), do sự tăng dân số nên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh ngày càng gia tăng, gây áp lực cho môi trường Tuy nhiên, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom về các bãi chôn lấp ở đô thị cũng như nông thôn với tỉ lệ ngày càng tăng, được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1 Khối lượng phát sinh và tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở đô thị, nông thôn tỉnh Bình Định
Toàn tỉnh Khu vực đô thị Khu vực nông thôn
Khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
Khối lượng thu gom (tấn/ ngày)
Khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
Khối lượng thu gom (tấn/ ngày)
Khối lượng phát sinh (tấn/ ngày)
Khối lượng thu gom (tấn/ ngày)
? Dựa vào bảng 1, nêu nhận xét về khối lƣợng rác thải phát sinh và công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định
Trong năm 2023, toàn tỉnh có 06 bãi chôn lấp chất thải rắn cấp huyện xây dựng đảm bảo hợp vệ sinh (Thành phố Quy Nhơn, huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Vân Canh và thị xã Hoài Nhơn) Một số huyện chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh, tại nhiều địa phương cấp xã có bãi chôn lấp chất thải rắn (28 bãi chôn lấp) xây dựng không đảm bảo theo quy định, đều đang gây ô nhiễm môi trường b Sự ô nhiễm môi trường không khí
? Ô nhiễm môi trường không khí là gì? Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi hôi, thối, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất
Chất lượng môi trường không khí được đo bằng kết quả quan trắc thông qua chỉ số AQI (Air Quality Index), là một chỉ số thể hiện chất lượng không khí hàng ngày Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn
Kết quả chỉ số AQI môi trường không khí của tỉnh Bình Định ở 51 vị trí: tại các nút giao thông khu đô thị và khu dân cư, tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các bãi chôn lấp; khu vực chăn nuôi tập trung; khu vực khai thác khoáng sản từ năm 2021 đến năm 2023 được thể hiện ở bảng 2
Bảng 2 Kết quả chỉ số AQI môi trường không khí của tỉnh Bình Định ở 51 vị trí Chỉ số
Số điểm quan trắc Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
(Theo Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định năm 2024)
Năm 2021, ba điểm khảo sát có chất lượng không khí ở mức kém, có giá trị thông số bụi cao hơn so với các điểm quan trắc khác, tập trung tại các điểm nút giao thông trong khu đô thị, khu dân cư, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (ba điểm này gồm: khu vực Phú Tài của TP Quy Nhơn, khu vực nút giao thông cầu Bà Gi và khu công nghiệp Long Mỹ)
? Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về sự thay đổi chất lƣợng không khí ở tỉnh Bình Định từ năm 2021 đến năm 2023? c Sự ô nhiễm môi trường nước
? Ô nhiễm môi trường nước là gì? Ô nhiễm môi trường nước (Water pollution) là hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật
? Em hãy nêu những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường nước theo mẫu sau: Đặc điểm Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước Tác hại
- Không thể sử dụng cho ăn uống
- Cảnh quan môi trường bị xuống cấp
- ? Trên địa bàn tỉnh Bình Định có hai nguồn nước chính: nước ngầm (nước giếng) và nước mặt (biển, sông, suối, kênh, mương, hồ, đầm)
Nước ngầm: hiện nay có một số giếng ở gần các khu chuồng trại chăn nuôi, khu công nghiệp, nhà máy bị ô nhiễm, thể hiện qua chỉ tiêu amoni(NH 4 + ), hữu cơ, Coliform, Mn vượt quy chuẩn cho phép
Nước mặt: chỉ tiêu Amoni trên phần lớn các con sông và đầm hồ đều vượt quy chuẩn cho phép Một số điểm có chỉ tiêu BOD5, COD vượt quy chuẩn
Bình Định có 04 con sông chính trong đó: sông Kôn hiện là sông có diễn biến ô nhiễm theo chiều hướng tăng cao nhất, tiếp đến là sông Hà Thanh, sông Lại Giang và La Tinh Nguồn ô nhiễm các con sông có xu hướng tăng dần về phía hạ lưu và đặc biệt tăng cao tại các khu vực dân cư tập trung dọc ven sông Nhiều sông, hồ, kênh, rạch tại các huyện, các khu dân cư tập trung đang dần biến thành nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý
Hình 7.3 Rác thải do người dân vứt xuống ở thƣợng nguồn sông An Lão
Hình 7.4 Rác từ thượng nguồn trôi dạt về hạ lưu Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất của các làng nghề cũng đang cần sự quan tâm kịp thời
Trong những năm gần đây, theo Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định, chất lượng môi trường nước biển tại 13 vị trí dọc theo bờ biển từ Vịnh Quy Nhơn đến vùng biển thị xã Hoài Nhơn, cho thấy tất cả các chỉ tiêu giám sát đều nằm trong quy chuẩn cho phép d Sự ô nhiễm môi trường đất
? Ô nhiễm môi trường đất là gì? Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại do các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều mà không được xử lý
Kết quả quan trắc môi trường đất, từ năm 2021 đến năm 2023 ở tỉnh Bình Định, so sánh với QCVN 03: 2023/BTNMT cho thấy hầu hết các điểm quan trắc thuộc đất nông nghiệp tại các huyện đều không phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật Chất lượng môi trường đất ở tỉnh Bình Định được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất (As, Cd, Cu, Pb, Zn, Cr) tại 29 vị trí như: khu dân cư, bãi chôn lấp chất thải rắn, khu chăn nuôi, khu du lịch, đất nông nghiệp,… đều có hàm lượng kim loại nặng nằm trong quy chuẩn cho phép
? Em có nhận xét gì về ô nhiễm môi trường đất của tỉnh Bình Định hiện nay và dự đoán trong thời gian đến
2 Nguyên nhân và hậu quả của sự ô nhiễm môi trường tại Bình Định
? Quan sát các hình từ 7.5 đến 7.10 cho biết nguyên nhân hậu quả của sự ô nhiễm môi trường ở Bình Định theo mẫu sau
Loại ô nhiễm Nguyên nhân ô nhiễm môi trường Hậu quả ô nhiễm môi trường
Các yếu tố tự nhiên
- Sự phân huỷ xác sinh vật,… - Tạo ra mùi hôi thối
- Lũ lụt gây ô nhiễm môi trường nước
- Tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh phát triển
Các tác động chính của con người
- Do hoạt động khai thác tài nguyên
- Do chất thải trong chăn nuôi ?
- Do rác và nước thải đô thị
- Do rác thải sinh hoạt ?
- Do chất thải, khí thải trong các hoạt động sản xuất, giao thông
- Ô nhiễm phóng xạ do sử dụng đồng vị phóng xạ để chế tạo các máy dò kim loại, chụp X – quang trong y tế
- Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Gây mất ngủ, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, sợ hãi, đau đầu, mất tập trung
- Ô nhiễm sóng là do các loại sóng điện thoại, truyền hình ảnh hưởng nhiều đến não bộ, hệ tim mạch
Hình 7.5 Khai thá m đất Mỹ rinh ụi đất ngất trời (Minh Trí – Anh Kiệt –
Hình 7.6 Trang trại hăn nuôi heo ở điểm hăn nuôi tập trung xã Bình Tân (huyện Tây
Sơn) (Hồng Phúc – Báo Bình Định – 2021)
Hình 7.7 Hiện tƣợng phú dƣỡng (Nguồn:
Hình 7.8 Chôn lấp đã quá tải vẫn phải tiếp nhận rác mỗi ngày (Ảnh: Văn Lưu -2022- báo
Hình 7.9: Chất thải từ làng nghề chế biến hải sản khô Xuân Bình - Xuân Thạnh huyện Phù Mỹ (Mỹ Bình - Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Hình 7.10: Khai thá đá tại núi Chùa - Huyện Phù Mỹ (Văn Lưu – Báo Bình Định – Năm
CÁC BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI BÌNH ĐỊNH
Hiện nay tỉnh Bình Định đã đưa ra nhiều biện pháp, từ chính sách đến triển khai kế hoạch để hạn chế ô nhiễm môi trường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Có nhiều giải pháp như: khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra thương hiệu và sản phẩm giảm thiểu chất thải, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý môi trường, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường Ngoài ra, tỉnh tăng cường quản lý rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nước thải đô thị, môi trường chăn nuôi
Hình 7.11 Hệ thống quan trắ nước thải tự động tại nhà máy tinh bột sắn Nhiệt Đồng tâm Vĩnh hạnh (Ảnh NGỌC NHUẬN - 2023-BÁO
Hình 7.12 Nhà máy tái chế rác thải Nhơn Hội (Ảnh: Viết Hiền – năm 2022)
Hình 7.13 Trạm xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Long Mỹ (Ảnh: ĐOAN NGỌC - năm 2023 - BÁO
Hình 7.14 Nhà máy Phong điện Phương Mai 1 (Ảnh: Hồ Quang Thịnh – năm 2021 –
Hình 7.15 Vùng rừng ngập mặn ở Đầm Thị Nại đƣợc bảo tồn đa dạng sinh học (Ảnh: Ngọc
Nhuận – năm 2020 – Báo Bình Định)
Hình 7.16 Nhân viên công ty cổ phần môi trường Bình Định thu gom rác – Năm 2023
Hình 7.17 Thu gom rác ở huyện Vân Canh (Ảnh: Đ.PHƯƠNG – năm 2022- BÁO BĐ)
Hình 7.18 Học sinh rường THPT Bùi Thị Xuân, P Quy Nhơn thu gom rá tái hế
(Ảnh Kiều Vy – 2023 Báo Bình Định)
Hình 7.19 Vệ sinh môi trường ơ động của công ty cổ phần môi trường Bình Định (ẢNH ĐỖ
HÙNG -Năm 2023 - Báo tài nguyên và môi trường)
Hình 7.20 Ngày chủ nhật xanh- Chương trình làm sạch biển tại khu vự I phường Ghềnh Ráng – P Quy Nhơn (ẢNH: ÁI
? Quan sát các hình từ 7.11 đến 7.20, hãy nêu các biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường tại tỉnh Bình Định hiện nay và nêu ý nghĩa mỗi biện pháp theo mẫu sau:
Các biện pháp Ý nghĩa của biện pháp
Nhà máy tinh bột sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động (Hình 7.11)
Doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường Hình 7.11
Người dân đang bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng rừng ngập mặn tại Đầm Thị Nại Thành phố Quy Nhơn (Hình 7.15)
Nhằm xây dựng các hệ sinh thái khoẻ mạnh, đa dạng và bền vững để chúng đủ khả năng thanh lọc chất thải, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm và sự cố môi trường
Học sinh thu gom rác thải tái chế (Hình 7.18)
Tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng để bỏ rác đúng nơi quy định Tăng cường tái sử dụng và tái chế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
? Theo em, công tác phòng và chống ô nhiễm môi trường hiện nay tại tỉnh Bình Định đã đạt đƣợc những thành công và còn những hạn chế gì? Bổ sung theo mẫu sau:
- Hệ thống năng lượng gió, mặt trời ngày càng phát triển
- Chưa có giải pháp tái chế các tấm pin mặt trời sau sử dụng
- Thực hiện chôn lấp rác thải theo quy trình tại một số địa phương
- Rác thải sinh hoạt ở nông thôn chưa được xử lí triệt để
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế: Nhằm thực hiện giám sát chặt chẽ các hoạt động của các nhà máy, khu công nghiệp, hạn chế chất thải ra môi trường trong phát triển công nghiệp
Bảo vệ đa dạng sinh học: Việc bảo vệ sự đa dạng sinh học sẽ giữ được cân bằng các hệ sinh thái, môi trường; cung cấp nguồn gen các loài sinh vật trên cạn và dưới biển để làm lương thực, thực phẩm, dược liệu Cung cấp nguyên liệu dùng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
Giáo dục bảo vệ môi trường: Hình thành những lối sống có trách nhiệm với môi trường và xã hội, tham gia tích cực chủ động vào việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa những vấn đề môi trường trong tương lai.