1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Phú Thọ Lớp 9.Pdf

96 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tỉnh Phú Thọ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1975
Tác giả Nhóm Biên Soạn Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Phú Thọ Lớp 9
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Phú Thọ
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu giáo dục địa phương
Năm xuất bản 2024
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 38,89 MB

Nội dung

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở PHÚ THỌ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ 3 – 1940 1 Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và Tân Việt Cách mạng đản

Trang 1

1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAMUỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Trang 2

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 9 đều được chỉ

dẫn bằng một kí hiệu Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này Học sinh cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học

Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới

Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề

Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này để dành tặng các em học sinh lớp sau

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG 5

Chủ đề 1 Tỉnh Phú Thọ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1975 5

Chủ đề 2 Tỉnh Phú Thọ trong công cuộc đổi mới (từ khi tái lập tỉnh đến nay) 18

Chủ đề 3 Văn xuôi hiện đại Phú Thọ 25

Chủ đề 4 Một số ca khúc viết về quê hương Phú Thọ 37

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP 43

Chủ đề 5 Dân cư, lao động và tình hình đô thị hoá 43

Chủ đề 6 Địa lí các ngành kinh tế 55

Chủ đề 7 Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Phú Thọ .73

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 87

Chủ đề 8 Phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Phú Thọ 87

Trang 4

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở là nội dung giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương các môn học khác Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hoá, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Từ đó, học sinh được bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng phát triển.

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 9 được thiết kế theo lĩnh vực và chủ đề,

phục vụ cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ với tổng thời lượng là 35 tiết (trong đó 31 tiết dành cho giảng dạy các chủ đề và 4 tiết dành cho kiểm tra đánh giá) Việc biên soạn tài liệu được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; nội dung, thông tin bảo đảm tính xác thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm; bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương ứng với lớp, cấp học

Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 9 gồm các chuyên gia,

các nhà khoa học; các thầy cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của tỉnh Phú Thọ Trước khi ban hành, tài liệu đã được sự đóng góp ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên cấp Trung học cơ sở trong tỉnh thông qua các hội nghị, hội thảo; đồng thời đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, được các thầy cô giáo, các em học sinh đánh giá là có tính khả thi và thực tiễn cao

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 9 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đây là tài liệu chính thức được sử dụng trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm học 2024 – 2025

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 5

CHỦ ĐỀ

Em đã được biết, cuối thế kỉ XIX, phong trào kháng Pháp dưới ngọn cờ Cần vương ở Phú Thọ bị đàn áp đẫm máu Tuy nhiên, thực dân Pháp có khuất phục được ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Phú Thọ nói riêng hay không? Nhân dân Phú Thọ đã tiếp nối tinh thần của các thế hệ đi trước như thế nào để giành và bảo vệ độc lập, cũng như xây dựng đất nước trong thế kỉ XX?

I PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở PHÚ THỌ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ (3 – 1940)

1 Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và Tân Việt Cách mạng đảng ở Phú Thọ

Là mảnh đất có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế – xã hội ở Phú Thọ đầu thế kỉ XX đã tạo điều kiện cho phong trào dân tộc dân chủ trong tỉnh có những bước phát triển mới Tiêu biểu là những hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và Tân Việt Cách mạng đảng trên địa bàn tỉnh

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

• Tự hào về truyền thống của quê hương

Yêu cầu cần đạt

Trang 6

Một chi bộ của Tân Việt Cách mạng đảng cũng đã hình thành ở Hưng Hoá Tuy nhiên, do sự khủng bố dữ dội của thực dân Pháp nhân sự kiện khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng, một số đảng viên Tân Việt người thì bị bắt, bị tù, người thì bỏ trốn, Chi bộ Tân Việt ở Phú Thọ cũng tan rã.

Cuối 1927Cuối 19282 – 19299 – 2 – 193010 – 2 – 1930

Ngay sau khi Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập, một số đảng viên của đảng đã về Võng La (huyện Thanh Thuỷ) gây dựng cơ sở.

Võng La – Thanh Thuỷ trở thành một trung tâm hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

Được sự giúp đỡ, che chở của nhân dân, không đảng viên nào của Quốc dân đảng bị bắt Làng Võng La bị thực dân Pháp khủng bố rất dữ dội.

Tại Lâm Thao, nghĩa quân đã chiếm được phủ đường, Tri phủ Đỗ Kim Ngọc phải bỏ trốn.

Cuộc khởi nghĩa ở Phú Thọ thất bại, nhiều người con trung kiên của Phú Thọ đã bị bắt, bị đi đày ở Côn Đảo và nhiều nhà tù khác ở trong nước hoặc đảo Guy-a-na thuộc Pháp.Hội nghị quân sự của

Việt Nam Quốc dân đảng được tổ chức tại Võng La để xúc tiến gấp cuộc khởi nghĩa Nhưng do có kẻ phản bội, Hội bị lộ, các đảng viên bị truy bắt.

Cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra trong đêm tại Yên Bái, Hưng Hoá (Tam Nông) và Lâm Thao.Tại Lâm Thao, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phạm Nhận đồng loạt nổ súng Nguyễn Khắc Nhu trực tiếp lãnh đạo một toán quân đánh đồn Hưng Hoá.

Thực dân Pháp cho quân phản công quyết liệt.

Hình 1 Một số hoạt động chính của Việt Nam Quốc dân đảng và Tân Việt Cách mạng đảng ở Phú Thọ

Nguyễn Khắc Nhu là người trực tiếp chỉ huy trận đánh tập kích đồn binh Hưng Hoá và phủ lị Lâm Thao Khi quân khởi nghĩa bị đàn áp, Nguyễn Khắc Nhu bị thương Ông dùng lựu đạn tự sát nhưng không chết và bị thực dân Pháp bắt Trên đường giải về trại giam, ông lại nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng quân Pháp vớt được và đưa ông về giam tại Hưng Hoá Tại đây, ngày 11 – 2 – 1930, ông lại đập đầu vào tường nhà giam tự tử để bảo toàn khí tiết.

Em có biết?

Tư liệu 1

Tiếng vang của cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo “đã kích động tinh thần kháng địch của nhân dân và dội một ảnh hưởng lớn vào phong trào cách mạng đang dần lên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr 414)

Trang 7

2 Sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Phú Thọ

1 Nêu một số hoạt động tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ ở Phú Thọ những

năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

2 Khai thác tư liệu 1, em biết thông tin gì về cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc

dân đảng năm 1930? Nêu dẫn chứng từ tư liệu

Hình 2 Sơ đồ quá trình thành lập Ban Cán sự tỉnh Phú Thọ (Tỉnh uỷ lâm thời) từ năm 1936 đến năm 1940

Ông Lương Khánh Thiện thay mặt Thường vụ Xứ uỷ quyết định thành lập Ban Cán sự tỉnh Phú Thọ (Tỉnh uỷ lâm thời), do ông Đào Duy Kỳ (nguyên Xứ uỷ viên) làm Bí thư

Tại Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Hưng Hoá (Tam Nông), Cát Trù – Thạch Đê (Cẩm Khê), các tổ chức hoạt động công khai được thành lập như: Hội truyền bá chữ Quốc ngữ, Hội ái hữu, Nghiệp đoàn, Hướng đạo sinh, các hoạt động đọc sách báo, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, tố giác bọn hào lí bớt xén tiền thuế của dân, được tổ chức.

Đảng Cộng sản Đông Dương đã cử nhiều cán bộ về Phú Thọ gây dựng cơ sở cách mạng, trong đó có các ông Đào Duy Kỳ, Trần Hải Kế, Lương Khánh Thiện (Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kì) Cuối năm 1939, ở Phú Thọ đã có 4 chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại Cát Trù − Thạch Đê (Cẩm Khê), Thái Ninh (Thanh Ba), Phú Hộ (nay thuộc thị xã Phú Thọ) và Nhà máy Bột giấy Việt Trì.

Tháng 3 − 1940

Từ tháng 8 − 1939 đến đầu năm 1940

Từ năm 1936 đến năm 1939

Trang 8

Sự ra đời của Ban Cán sự tỉnh (3 – 1940) là một sự kiện quan trọng chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trên quê hương đất Tổ, đồng thời là mốc son đánh dấu sự ra đời chính thức của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ Từ đây, phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Ban Cán sự tỉnh.

II TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 TẠI TỈNH PHÚ THỌ 1 Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Phú Thọ (từ tháng 3 đến đầu tháng 8 – 1945)

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945), một số cán bộ đã được cử về tăng cường cho đội ngũ lãnh đạo của tỉnh Trong số đó, đồng chí Ngô Minh Loan (Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kì) được cử về xây dựng chiến khu kháng Nhật ở Vần – Hiền Lương (vùng giáp ranh hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái) Ngoài ra, ở Phú Thọ, hai chiến khu du kích khác là Vạn Thắng (Cẩm Khê) và Phục Cổ (Yên Lập) cũng được thành lập

Thực hiện Chỉ thị của Trung ương “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phong trào phá kho thóc của Nhật cứu đói đã diễn ra sôi nổi ở Phú Thọ Toàn tỉnh đã phá được 14 kho thóc gạo, thu hàng nghìn tấn lương thực cứu đói cho nhân dân

Ngày 11 – 8 – 1945, du kích Vạn Thắng đã tiến đánh đồn Vàng (Thanh Sơn), sau đó kéo quân về cướp chính quyền ở thị xã Phú Thọ

Những ngày đầu tháng 8 – 1945, du kích Phục Cổ đã tham gia cướp chính quyền ở huyện Yên Lập

Khởi nghĩa từng phần ở hai huyện Hạ Hoà (2 – 8) và Thanh Sơn (11 – 8) đã giành thắng lợi, giải phóng huyện lị, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện

1 Các chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ra đời như thế nào? 2 Hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ra đời.

Từ tháng 3 – 1945 đến đầu tháng 8 – 1945, cao trào kháng Nhật cứu nước ở Phú Thọ diễn ra như thế nào?

Trang 9

2 Khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh (tháng 8 – 1945)

Ngày 25 – 8 – 1945 là mốc son đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn tỉnh Nhân dân Phú Thọ đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

III TỈNH PHÚ THỌ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1954)

1 Những chiến thắng tiêu biểu trên đất Phú Thọ

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã diễn ra hàng trăm trận đánh của quân và dân ta, tiêu biểu nhất là các chiến thắng: Sông Lô (1947), Tu Vũ (1951), Chân Mộng – Trạm Thản (1952)

Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh tổ chức cuộc mít tinh tại sân vận động thị xã với sự tham gia của đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã long trọng công bố danh sách Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Phú Thọ do ông Phạm Huy Chữ làm Chủ tịch, ông Trần Văn Cần làm Phó Chủ tịch.

Các đơn vị vũ trang của tỉnh đã đến tiếp quản công sở của chính quyền tay sai Nhật Tỉnh trưởng Nguyên Bách giao nộp triện đồng, sổ sách và các tài sản khác cho chính quyền cách mạng Công việc chiếm đóng các công sở, xoá bỏ chính quyền cũ diễn ra mau lẹ, thuận tiện.Thực hiện chủ trương phát động tổng khởi

nghĩa toàn quốc của Đảng, chỉ trong hơn một tuần (từ 15 – 8 – 1945) nhân dân 10 phủ, huyện, thị tại tỉnh Phú Thọ đã lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền.

Nhân dân phủ Lâm Thao và huyện Hạc Trì khởi nghĩa.

Nhân dân huyện Phú Ninh giành được chính quyền.

Nhân dân huyện Cẩm Khê, Thanh Ba và phủ Đoan Hùng khởi nghĩa.

Khởi nghĩa nổ ra ở các huyện Tam Nông, Yên Lập.

Nhân dân huyện Thanh

Thuỷ khởi nghĩa.

Khởi nghĩa nổ ra tại thị xã Phú Thọ

(tỉnh lị).25 – 8

Hình 3 Sơ đồ tóm tắt cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Phú Thọ

trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

1 Dựa vào sơ đồ hình 3, trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa giành chính

quyền ở tỉnh Phú Thọ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

2 Nêu ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Phú Thọ.

Trang 10

a) Chiến thắng Sông Lô (24 – 10 – 1947)

Ngày 23 – 10 – 1947, trong cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc, một đoàn tàu vận tải chở quân và hàng tiếp viện của Pháp từ Việt Trì theo đường sông Lô tiến lên Tuyên Quang Khi đến Khoan Bộ (Lập Thạch – Vĩnh Phúc), chúng bị bộ đội phối hợp với dân quân, du kích địa phương chặn đánh quyết liệt, bắn cháy 1 tàu chiến, 1 ca nô và tiêu diệt nhiều tên địch

Ngày 24 – 10 – 1947, một đoàn tàu chiến của Pháp chở đầy lính, có 6 máy bay yểm trợ từ Tuyên Quang xuôi sông Lô để rút về Việt Trì Đến trưa, khi đến Đoan Hùng, đoàn tàu địch đã rơi vào trận địa phục kích do quân dân ta bố trí dọc bờ sông Lô và quanh khu vực ngã ba sông Lô – sông Chảy

Hai chiếc tàu địch bị pháo của ta bắn chìm Một chiếc thuỷ phi cơ cũng bị trúng đạn và rơi ở Tuyên Quang Địch còn 3 chiếc tàu chưa bị đánh chìm, nhưng 2 chiếc đã bị bắn hỏng; chiếc còn lại vội vã quay ngược chạy về phía Tuyên Quang

Như vậy, trong trận đánh này, quân dân ta ở Đoan Hùng đã tiêu diệt hơn 300 tên giặc, bắn chìm 2 tàu chiến, bắn rơi 1 thuỷ phi cơ, thu 1 khẩu pháo 105 li, cùng nhiều loại súng và đạn dược,

Trong trận này, bộ đội địa phương và dân quân du kích Đoan Hùng đã huy động nhân dân vừa đóng góp lương thực, vừa chủ động bố trí trận địa giả ở các xã Hữu Đô, Đại Nghĩa,… Đặc biệt, nhân dân hai xã Chí Đám và Hữu Đô còn có sáng kiến: hái hàng trăm quả bưởi từ vườn nhà, dùng nhọ nồi trộn dầu bôi đen lên bưởi rồi đem xâu thành từng chuỗi, giả làm thuỷ lôi lừa địch.

Em có biết?

Hình 4 Tàu chiến của thực dân Pháp bị quân dân ta đánh đắm trên sông Lô

(tháng 10 –1947) (Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)

Trang 11

b) Chiến thắng Tu Vũ (12 – 1951)

Tu Vũ (thuộc huyện Thanh Thuỷ) là cứ điểm kiên cố, án ngữ đường sông Đà, cùng với núi Chẹ tạo thành khu then chốt trong tuyến phòng ngự sông Đà của địch Lực lượng địch có 1 tiểu đoàn, 1 đại đội nguỵ, với 6 xe tăng và thiết giáp

Sau gần một tháng nghiên cứu và chuẩn bị chiến trường, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định tấn công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, núi Chẹ Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Tu Vũ, Đại đoàn 312 tấn công địch ở núi Chẹ

Hình 5 Tượng đài Chiến thắng Sông Lô (Đoan Hùng)

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)

Tư liệu 2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá trong lễ mừng chiến thắng Sông Lô (11 – 1947): Chiến thắng Đoan Hùng như một luồng gió mát thổi lan khắp Việt Bắc trong những ngày nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh… Chiến thắng Đoan Hùng mở đầu cho những chiến thắng oanh liệt của bộ đội chủ lực ta trong chiến dịch Việt Bắc…

(Theo Tỉnh uỷ Phú Thọ, Chiến thắng Sông Lô thu đông 1947,

1997, tr 43 – 44)

1 Quân và dân Phú Thọ đã có đóng góp như thế nào trong chiến thắng Sông Lô?2 Tư liệu 2 cho em biết điều gì về ý nghĩa của chiến thắng Sông Lô?

Trang 12

Đêm ngày 10 – 12 – 1951, sau khi chiếm lĩnh xong trận địa, bộ đội ta được lệnh nổ súng

Pháo địch bắn từ các vị trí quanh cứ điểm Tu Vũ tạo thành vành đai lửa nhằm ngăn chặn bước tiến của quân ta

Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt Trong làn mưa đạn của kẻ thù, chiến sĩ ta vẫn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong trận mở màn chiến dịch Sau hơn 5 giờ chiến đấu, cứ điểm Tu Vũ bị quân ta tiêu diệt Mất cứ điểm Tu Vũ, phòng tuyến sông Đà của địch bị lung lay nghiêm trọng

Chiến thắng Tu Vũ là một trong những chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên đất Phú Thọ, góp phần chọc thủng hành lang Đông – Tây của chúng Sau chiến thắng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư khen ngợi cán bộ, chiến sĩ và quân dân địa phương

Hình 6 Xác xe tăng Pháp quân ta thu được trong trận Tu Vũ (1951)

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ)

Hình 7 Tượng đài Chiến thắng Tu Vũ

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Thuỷ)

Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Tu Vũ

Trang 13

c) Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản (11 – 1952)

Trong chiến dịch Tây Bắc (1952), dự đoán trước việc quân Pháp sẽ rút lui, ngày 9 – 11 – 1952, Bộ Tổng Tư lệnh đã điều Trung đoàn Bắc – Bắc (Trung đoàn 36) từ chiến trường Tây Bắc quay về hậu phương Phú Thọ chiến đấu Ban chỉ huy mặt trận Phú Thọ cùng Ban chỉ huy Trung đoàn Bắc – Bắc quyết định tổ chức trận địa phục kích táo bạo trên Quốc lộ 2, đoạn Chân Mộng – Trạm Thản (thuộc hai huyện Phù Ninh và Đoan Hùng)

Đúng 10 giờ 20 phút ngày 17 – 11 – 1952, đoàn xe của địch lọt vào trận địa phục kích của quân ta Các chiến sĩ Trung đoàn Bắc – Bắc anh dũng xông lên cắt đôi đội hình địch Trên trời, máy bay địch gầm rú nhưng chỉ dám bắn xa đường quốc lộ vì sợ bắn nhầm vào quân của chúng.

Kết quả, ta diệt được hơn 400 tên địch, thu và phá huỷ 44 xe cơ giới, trong đó có 17 xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều quân trang, quân dụng của địch

2 Những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân và dân Phú Thọ không chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu trong các trận chiến diễn ra trên đất Phú Thọ, mà còn đóng góp sức người, của cải vật chất cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm cho các chiến trường; huy động hơn 1,3 triệu lượt dân công với hơn 22 triệu ngày công phục vụ các chiến dịch

Các địa phương trong tỉnh đã động viên gần 12 000 thanh niên gia nhập quân đội Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, toàn tỉnh Phú Thọ có 2 927 người con ưu tú đã anh dũng hi sinh trên các chiến trường; 8 395 thương binh, bệnh binh mất một phần xương máu trong chiến đấu

IV PHÚ THỌ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)1 Khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 – 1965)

Tháng 6 – 1954, quân Pháp rút khỏi Tam Nông và Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hoàn toàn sạch bóng quân thù

Nêu kết quả của chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản

Em hãy cho biết những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trang 14

Những năm 1954 – 1965, nhân dân Phú Thọ tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất; tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Các cơ sở công nghiệp trung ương và địa phương được củng cố, phát triển Điển hình là việc xây dựng và khánh thành Khu công nghiệp Việt Trì, Công ty Supe Phốt phát Lâm Thao (6 – 1962)

2 Trực tiếp chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

a) Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 – 1968)

Từ năm 1965 đến năm 1968, quân và dân Phú Thọ cùng quân và dân miền Bắc đã trực tiếp chiến đấu và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ đối với miền Bắc lần thứ nhất

Trước sự đánh phá điên cuồng của máy bay Mỹ, quân và dân Phú Thọ “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, phối hợp chặt chẽ với bộ đội phòng không bắn cháy 86 máy bay Mỹ trên bầu trời Phú Thọ, góp phần cùng quân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ

Hình 8 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì, ngày 12 – 2 – 1956

(Nguồn: Báo Phú Thọ)

Trang 15

b) Chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972)

Từ tháng 4 – 1972 đến ngày 29 – 12 – 1972, nhân dân Vĩnh Phú(1) một lần nữa phải trực tiếp đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ

Quân dân Vĩnh Phú đã trực tiếp chiến đấu 69 trận, bắn rơi 27 máy bay, trong đó có 2 chiếc B52 và 1 chiếc F111, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ,

Tính chung, qua hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (từ năm 1965 đến tháng 12 – 1972), nhân dân Vĩnh Phú đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 113 máy bay Mỹ, đồng thời huy động hàng chục triệu ngày công làm đường giao thông, xây dựng trận địa, san lấp hố bom, rà phá bom mìn,

(1) Tháng 1 – 1968, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.

Hình 10 Dân quân du kích Phú Thọ

bắt sống giặc lái Mỹ năm 1967(Nguồn: Báo Phú Thọ)

Hình 9 Chiếc máy bay thứ 400 của Mỹ

bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc và rơi tại Võ Miếu (Thanh Sơn)

(Nguồn: Báo Phú Thọ)

Trang 16

3 Chi viện cho chiến trường miền Nam (1965 – 1975)

Về chi viện bộ đội cho chiến trường miền Nam, từ năm 1973 đến năm 1975, tỉnh Vĩnh Phú luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu giao quân

Trong 2 năm 1973 – 1974, riêng các huyện trên địa bàn Phú Thọ đã động viên 10 038 thanh niên nhập ngũ Năm 1975, tỉnh Vĩnh Phú thực hiện 3 lần tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ với số lượng lớn; riêng các huyện thuộc Phú Thọ đã giao 7 660 người

Hình 11 Lực lượng tự vệ Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao huấn luyện sẵn sàng

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ năm 1972

(Nguồn: Báo Phú Thọ)

Nêu những thành tích nổi bật của nhân dân Phú Thọ trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

Hình 12 Bộ đội Trung đoàn 222 của Phú Thọ xuất quân từ Đền Hùng

vào Nam chiến đấu(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

Trang 17

Ngoài ra, trong 3 năm (1973 – 1975), tỉnh đã chi viện 33 146 người làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải, thanh niên xung phong Chi viện của tỉnh góp phần đánh bại đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Ghi nhận những thành tích đóng góp của tỉnh, nhiều cá nhân được phong danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kì chống Mỹ Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phú được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng Lực lượng vũ trang tỉnh được phong danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

1 Hãy lập bảng hệ thống các sự kiện chính trong khởi nghĩa giành chính quyền tháng

Tám năm 1945 ở Phú Thọ

2 Lập bảng hệ thống những chiến thắng quân sự tiêu biểu trên đất Phú Thọ trong thời

kì kháng chiến chống Pháp xâm lược theo các yêu cầu sau: tên chiến thắng, thời gian, địa bàn diễn ra, kết quả đạt được

Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một nhân vật hay sự kiện tiêu biểu ở địa phương em trong thời kì kháng chiến chống Pháp hoặc chống Mỹ, cứu nước Hãy cho biết, hiện nay có di tích lịch sử, công trình nào liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu đó ở địa phương

1 Khai thác hình 12 cho em biết điều gì về tinh thần của quân dân Phú Thọ trong

kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược?

2 Nêu những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước

Trang 18

CHỦ ĐỀ

Quan sát hình 1 giúp em biết được những thông tin gì về sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong năm 2020? Hãy chia sẻ một số thành tựu khác mà em biết của nền kinh tế – xã hội ở Phú Thọ nói chung, ở địa phương em nói riêng trong những năm gần đây

1 Một số thành tựu về kinh tế

Sau năm 1975, cùng với cả nước, nhân dân Phú Thọ (khi đó thuộc tỉnh Vĩnh Phú) bước vào thời kì khôi phục và phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới

Theo Nghị quyết kì họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, ngày 1 – 1 – 1997, tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập với diện tích là 3 519,2 km2, dân số: 1 295 000 người, có 10 huyện/thành thị và 270 xã, phường, thị trấn

Mặc dù điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, song nhân dân Phú Thọ đã chủ động vượt qua mọi thử thách, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực

• Nêu được những thành tựu chủ yếu trong thời kì đổi mới của tỉnh Phú Thọ (từ khi tái lập tỉnh đến nay)

• Biết liên hệ những thành tựu đổi mới tiêu biểu ở quê hương em

Yêu cầu cần đạt

Hình 1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2020

Trang 19

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ luôn đạt mức khá cao Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) do đó có sự tăng trưởng vượt bậc

Giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt 10,6%/năm; giai đoạn 2010 – 2015 là 6,95%/năm (bình quân cả nước là 5,82%); giai đoạn 2016 – 2020 là 7,95%/năm (bình quân cả nước là 5,9%).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỉ trọng khu vực

nông – lâm – thuỷ sản giảm dần, tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta

Bảng 1 Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế ở tỉnh Phú Thọ

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm)

3 7722000

6 9652005

19 487

201043 149

201552 325

201863 039

201910 000

020 00030 00040 00050 00060 000

02030405060

Triệu đồng

Năm

Hình 3 GRDP bình quân đầu người

của Phú Thọ qua một số năm

Trang 20

Xét trong từng ngành kinh tế ở tỉnh Phú Thọ cũng cho thấy sự phát triển

Về công nghiệp:

Được đầu tư phát triển tương đối sớm so với nhiều địa phương khác ở miền Bắc (từ năm 1959), ngành công nghiệp ở Phú Thọ đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp ở Phú Thọ tiếp tục trở thành ngành trụ cột, là cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh đạt mức khá, cao hơn nhiều tỉnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Một số nhóm ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh là: chế biến chè, sản xuất bột ngọt và bia, rượu; sản xuất giấy, quần áo và giày dép; sản xuất xi măng và gạch ceramic; sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản;…

Việt Trì trở thành một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng, là động lực tăng trưởng kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bên cạnh đó, nhiều trung tâm công nghiệp khác của tỉnh cũng được hình thành và ngày càng phát triển, như: Lâm Thao, Bãi Bằng, Phù Ninh,…

Về nông nghiệp: Tổng sản phẩm nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005 –

2019 tăng 5,9 lần (từ 1 986 lên 12 814 tỉ đồng) Nông nghiệp đã từng bước chuyển từ sản xuất truyền thống, tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá định hướng hiện đại

Cây lúa được coi là cây lượng thực chính trên địa bàn tỉnh, với diện tích và sản lượng thay đổi theo chiều hướng tích cực Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn trồng nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai và sắn

Hình 4 Sơ đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp

ở Phú Thọ các năm 1997 và 2016

Hình 5 Khu công nghiệp Cẩm Khê ở tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

Trang 21

Bảng 2 Diện tích và sản lượng lúa của tỉnh Phú Thọ qua một số năm

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm)

Cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá Trong đó, chè là cây công nghiệp quan trọng nhất của tỉnh

Về hoạt động ngoại thương: Phú Thọ từ một tỉnh nhập siêu đã trở thành tỉnh xuất siêu

(từ năm 2015)

Bảng 3 Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh Phú Thọ qua một số năm

(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Phú Thọ các năm)

Về giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng: Trải qua hơn 20 năm tái lập tỉnh, phát

triển cơ sở hạ tầng được xác định là khâu đột phá của tỉnh, do đó nguồn lực đầu tư ngày càng được huy động cao hơn Từ đó, hình thành được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như mạng lưới giao thông đường bộ khá hiện đại; các đô thị như Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn các huyện, các khu, cụm công nghiệp,… được quan tâm đầu tư mở rộng, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về tỉnh

Hình 6 Chè – một trong những loại cây trồng chủ lực ở Phú Thọ

được quy hoạch theo hướng nông nghiệp chất lượng cao(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lập)

Trang 22

Gần 1 000 km đường quốc lộ, tỉnh lộ được xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp; mở 5 nút lên xuống đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; xây dựng các cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; thị xã Phú Thọ được công nhận là đô thị loại III, thành phố Việt Trì được công nhận là đô thị loại I.

2 Bước phát triển mới về văn hoá – xã hội

Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng

Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học có nhiều tiến bộ; tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục đại trà, chú trọng giáo dục mũi nhọn, số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc gia hằng năm đều đứng trong tốp 10 cả nước

Công tác xã hội hoá các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả tích cực

Hình 8 Một góc nông thôn mới ở Phú Thọ hiện nay

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

Hình 7 Một góc thành phố Việt Trì hiện nay

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Việt Trì)

1 Quan sát biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh và phân tích một số số liệu về kinh tế của

tỉnh Phú Thọ trên đây, em hãy chỉ ra một số thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế của tỉnh (tổng thể nền kinh tế, các ngành nông nghiệp, công nghiệp − xây dựng, dịch vụ, )

2 Em ấn tượng với con số tăng trưởng nào nhất? Vì sao?3 Hãy rút ra nhận xét của em về tình hình kinh tế Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh đến nay

Hình 9 Thầy và trò Trường THCS Đại Phạm (huyện Hạ Hoà)

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hạ Hoà)

Trang 23

• Y tế

Hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư mạnh mẽ theo hướng xã hội hoá; tỉ lệ giường bệnh xã hội hoá chiếm 51,6%

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ và bệnh viện Đa khoa Việt Đức tỉnh Phú Thọ đưa vào hoạt động trở thành các bệnh viện vệ tinh của nhiều bệnh viện Trung ương

Chất lượng khám, chữa bệnh có nhiều tiến bộ, ứng dụng các kĩ thuật mới, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị

• Văn hoá

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân

Các giá trị văn hoá được bảo tồn và phát huy Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được coi trọng

Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển; thể thao thành tích cao giành nhiều huy chương ở các giải quốc gia

Những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới cho thấy sự đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ Thành tựu và kết quả đó đã góp phần tô thắm thêm truyền thống văn hoá, anh hùng của nhân dân các dân tộc trên quê hương đất Tổ

Hình 10 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Bệnh viện tỉnh Phú Thọ)

Hình 11 Các em học sinh Trường THCS Kim Đức

(thành phố Việt Trì) tìm hiểu về Hát Xoan(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Việt Trì)

Trang 24

Lập bảng thống kê số liệu chứng tỏ sự tăng trưởng nền kinh tế tỉnh Phú Thọ sau hơn 20 năm tái lập tỉnh (từ năm 1997 đến 2020).

1 Hãy tìm hiểu và cho biết một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế ở địa phương em (thành

phố/thị xã/huyện hoặc xã/phường) trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng,

2 Dựa vào quan sát và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết một vài điểm theo em là

mặt hạn chế trong đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương, cần phải tiếp tục khắc phục, phấn đấu để thay đổi trong thời gian tới

1 Khai thác thông tin trong mục 2, hãy cho biết một số thành tựu trên các lĩnh

vực văn hoá – xã hội của tỉnh Phú Thọ trong hơn 20 năm (1997 – 2020)

2 Theo em, học sinh Phú Thọ có thể đóng góp công sức của mình trên lĩnh vực

nào để góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh?

Trang 25

Tuỳ bút là thể loại văn xuôi phi hư cấu Nhà văn thường trực tiếp xưng “tôi” trong tác phẩm, sử dụng những trải nghiệm cá nhân, năng lực quan sát thực tế để miêu tả, kể chuyện về người thật, việc thật, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc về một vấn đề của đời sống

• Đọc hiểu được những đặc điểm hình thức (người kể chuyện, nhân vật, cốt truyện, chi tiết, lời văn,…), nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) của văn xuôi hiện đại Phú Thọ

• Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi hiện đại Phú Thọ.• Nói, nghe, phát biểu tranh luận về một vấn đề trong một tác phẩm văn xuôi hiện

đại Phú Thọ.• Tự hào về những thành tựu văn xuôi hiện đại Phú Thọ, qua đó trân quý những vẻ

đẹp của văn hoá vùng đất Tổ

Yêu cầu cần đạt

1 Em hãy cùng bạn tham gia trò chơi đuổi hình

bắt chữ (quan sát chân dung một số nhà văn và đoán xem đó là ai)

2 Chia sẻ ngắn gọn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác

của một hoặc một số nhà văn hiện đại Phú Thọ

Trang 26

2 Văn bản

VĂN BẢN 1

RỪNG TÁI SINH

Nguyễn Hữu NhànGió về Núi Bặn rùng mình Lá mỡ, bồ đề lật ngửa nhấp nhánh như quét nhũ vào sườn núi Từ chân núi gió ào đến thổi bạt lão Hén dúi dụi vào bụi đùm đũm(1) mọc ven đường Ma men làm lão lấy bấy bước từng bước liêu xiêu trên đoạn đường lởm chởm, mấp mô đầy cát trắng trộn với sỏi đầu ruồi Lúc ra đến đập cá, lão bị gió quất gục xuống chống hai tay để bò bằng tứ chi cho đến lúc không bò nổi phải ngồi bệt, thở, ngực dô ra như phát suyễn

Trước mắt lão, cậu con trai tên là Sức đang dìm trong nước bốc từng bốc bùn đắp vạ vào luống khoai nước mọc mấp mé với mặt hồ Tôm cá va vào người nhảy tanh tách quanh người Sức Tôm cá động làm cho cậu ta không để ý thấy con ma men đang ngồi trên bờ hồ Những tiếng gọi dính vào nhau, lão phải cố dứt ra mới rõ lời: “Sức à! Sức à! Nhờ tí”

Sức nhìn lên Biết ngay lão nghiện lại ra quấy quả mình, ngán ngẩm định mặc kệ nhưng lại có sức mạnh vô hình lôi Sức lại gần lão Chìm nửa người trong hồ nên khi di chuyển nhìn cậu ta như trôi trong nước “Bác nhờ gì?” Lão Hén nói ngay với giọng bập bều kẻo sợ Sức hỏi chiếu lệ rồi bỏ đi mất: “Tao bán cái Son cho mày mà.” – “Bác nói dở rồi, tôi không nghe bác” Người Sức lại trôi xa về chỗ cũ Tuy thế, cậu ta vẫn nghe rõ câu than thở của lão Hén cùng với những tiếng bộp bộp của hai bàn tay đập đập xuống đất: “Khổ quá, tao muốn gả nó cho mày đấy Nói lừa thì ma xó, ma chài quất chết tao thôi Mày không tin tao à?” – “Tôi chỉ tin bác uống rượu nhiều thôi.” – “Mày sợ đứa con gái tao chê mặt mày xấu xí à? Tao khắc bắt nó yêu mày mà.” – “Bác có bắt nổi bác bỏ rượu không?”

Lão Hén tán gia bại sản vì nghiện rượu và đề đóm Nếp nhà sàn cha ông để lại to như cái đình người Kinh, từ cột, kèo, quá giang, bằng gỗ xẻ đinh, lim, sến, táu đến giát sàn cũng xẻ ra từ gỗ sồi vàng tâm đều bị lão bán để uống rượu và chơi số đề Vợ con khổ vì lão Đinh Thị Son, 23 tuổi, con cả lão đẹp chói lọi cả Mường Tằn, đỗ hai trường đại học phải ở nhà nuôi rượu lão và ế chồng vì cả mường không ai muốn dây với lão Sức ngửa mặt lên bảo: “Mặt tôi xấu mặc tôi, không cần bác bán con gái cho mà” Lão Hén vội chữa câu nói hớ để nịnh nọt: “Không phải thế, tao thấy mặt mày cũng đẹp chứ không xấu mà”

Nhưng Sức biết mặt mình xấu Xấu đến ma chê quỷ hờn Phải gan như con hùm, con gấu, Sức mới dám treo bốn cái gương to ở bốn góc lều để ngày ngày tập nhìn thẳng vào cái bộ mặt xấu xí của mình

Xấu đến mức chính Sức cũng phải ghê sợ nhắm mắt lại Anh ra ở một mình ngoài núi Bặn Dạo ấy, núi Bặn nhẵn như chùi Mất rừng làm cho suối khô, đồng cạn Cánh đồng Hù lúc đầu thiếu nước được chuyển sang trồng màu, về sau cả màu cũng bỏ vì khô hạn Bố mẹ Sức về xóm Chiềng xin Uỷ ban cho Sức quả núi Bặn Uỷ ban cười bảo: “Tốt quá, nó khênh được đi nơi khác thì càng tốt thôi”

(1) Đùm đũm: cây mâm xôi, loại cây bụi, thân leo, có gai, mọc nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trang 27

Sức đào hào, đắp bờ, rào bằng cây mây, cây song bịt hết các lõng(1) lên núi Trâu bò không lên phá phách cho cỏ mọc, cây mọc Thế rồi cỏ cây cũng lên thành rừng.

Rừng tái sinh, rừng trồng đua nhau mọc làm núi Bặn xanh lại Khe suối từ trong rừng ngày đêm róc rách chảy ra đến đầu Đát thì nhập lại đổ rào rào thành thác nước trắng xoá Đồng Hù từ khi có nước được dân làng cày cuốc để trồng lúa Từ hai vụ lúa nay thêm vụ màu cuối đông Hồ cá năm héc ta này do công sức tiền của bố con Sức bỏ ra Sức thu cá còn nước thì cho dân làng bơm lên đồng cao mùa cạn Bây giờ Sức đã thành tỉ phú lấy lợi ích công việc làm vui, anh cố gắng tránh xa mọi người để họ đỡ sợ vì phải nhìn thấy mặt mình Anh quay lên giục lão Hén: “Bác về đi, tôi không mua con gái bác đâu.” – “Mày cho vay ít tiền, tao hứa sẽ gả nó cho mà” Nhưng Sức kệ, cứ công việc mà làm, mặc cho lão ngồi đấy rồi nằm luôn xuống đấy mà ngáy

*Chủ tịch xã dẫn tốp nhà báo ra gặp Sức Họ đeo vác cả máy quay phim chụp ảnh Sức ra máng nước lần rửa chân tay và bảo Chủ tịch xã: “Anh đưa khách lên lều đi” Gọi là lều nhưng ngôi nhà sàn hai hàng cột không phân gian, tuy hai mái nhưng không có vì kèo, không đục lỗ sàm đóng mà dọc ngang chắp nối cố kết bằng mối buộc lạt mây chắc chắn Đó là lối nhà sàn nguyên thuỷ tuổi thọ hàng trăm năm, nay còn sót lại đôi ba cái ở Mường Tằn Khi Sức ra núi ở, ông bố định làm cho anh ta cái lều tạm nhưng Sức nhờ người làm đỡ để có cái nhà này.Nó không cầu kì tốn công của mà lại giữ được cốt cách nhà Mường cổ

Quả nhiên, ở bốn góc nhà Sức đều treo bốn cái gương lớn Ngay ở cầu thang vào anh ta treo cái gương to nhất cao bằng đầu để thấy rõ từ chân lên đầu Anh nhà báo truyền hình hỏi: “Anh treo lắm gương thế?” – “Để tập nhìn vào cái mặt mình mà” Phóng viên định chĩa ống kính để quay phim Sức Cậu ta xua tay quay mặt đi: “Không được mà, mặt tôi xấu lên ti vi thì phản tuyên truyền chứ.” – “Nhưng anh làm được việc lớn, tư tưởng anh đẹp kia mà.” – “Các anh chỉ được quay phim chụp ảnh đằng sau lưng tôi thôi” Quả nhiên trong cuộc phỏng vấn người ta chỉ nhìn vào sau lưng chủ nhân Chủ tịch xã hỏi: “Cậu làm con rể ông Hén thật đấy

à? Nhất cậu đấy, có con vợ đẹp.” – “ Sao anh hỏi thế?” – “Thấy bảo có ông mối đem lễ đến nòm nhỏ(2) rồi mà.” – “Họ bịa ra để giễu tôi thôi.” – “Nhưng cậu có thích nó không?” – “Thích cũng không được thì không thích đâu”

(Lược một đoạn: Son thương mế và các em nên gắng sức làm việc giúp mế nuôi các em khỏi thất học Em gái đỗ đại học, Son đành lòng làm vợ Sức để có thể tiếp tục nuôi em học tiếp Biết Son sợ hãi gương mặt xấu xí của mình, Sức không lại gần cô mà tự nguyện ra ở ngoài trại rừng.)

Son xách cặp lồng cơm canh và phích nước ra cho Sức Cô thấy Sức mặc quần đùi, áo may ô đang bốc bùn vạ vào luống đất ven bờ trồng khoai nước Mặt hồ bị cá quẫy dăn deo Cái bóng của Sức dưới đáy ao cứ uốn éo đứt khúc chắp nối liên miên “Lên nghỉ ăn cơm đã anh Sức này” Son gọi Sức quay mặt đi, nói: “Cứ để trong lều rồi về đi, kẻo trông thấy tớ lại sợ, về không ăn được cơm”

Son không sợ, đi thẳng vào nhà Cái nhà sàn nhỏ dựng nép vào ven rừng mỡ, tuy tạm bợ, nhưng nền thướng được Sức nền cơ bằng vôi bột nhẵn thín như nền xi măng Quần áo

(1) Lõng: lối đi quen của thú rừng.

(2) Nòm nhỏ: ăn hỏi.

Trang 28

cũng được Sức ngoắc gọn gàng trên những cái mắc áo tự tạo bằng gốc cây ngoằn ngoèo như những cái gạc hươu buộc gắn vào vách gỗ Leo lên sàn cô thấy cái giường đôi kê liền cái bàn to để đầy sách báo Son lật từng cuốn ra xem thấy toàn sách kĩ thuật về chăn nuôi cá và

ươm trồng cây lấy gỗ Cạnh sách là các chồng báo Tiền phong, Văn nghệ, Gia đình và Xã hội Son lấy ra xem tờ báo Tiền phong số mới nhất

Lúc sau với quần áo chỉnh tề, Sức đi lên nhà, đi nghiêng cố quay mặt ra chỗ khác Anh ta lấy cặp lồng cơm canh ra đầu nhà ngồi ăn dưới bóng mát của rừng mỡ Son nhìn qua kẽ vách, hỏi: “Anh vẫn mua báo thường xuyên à?” – “Ừ, thích thì cứ mang về nhà mà đọc”

Hôm nào Son cũng hai bữa xách cơm ra cho Sức Không bao giờ Sức chịu đến gần Son Tính anh ta không muốn làm khổ người khác Son biết ý, hỏi: “Anh sợ tôi hay sao mà cứ tránh mặt thế?”

Sức vẫn ngồi ăn cơm ở ngoài đầu nhà, nói: “Cậu mà nhìn thấy mặt tớ thì chết khiếp”.Lúc sau Sức lại nói: “Cậu cố chịu đựng mấy năm Đợi em gái học đại học xong tớ khắc viết giấy li hôn cho mà đi lấy chồng.” – “Thế anh không sợ bị bố mẹ tôi quỵt nợ à?” – “Mấy năm cậu ở công cho nhà tớ cũng thừa gán nợ rồi Với lại, cậu phải làm vợ tớ, cậu quá thiệt thòi còn gì”

[ ] Sức ngồi quay lưng về phía Son Vừa ăn anh vừa nhìn lên khu rừng mỡ lợp xanh um sườn núi Sức nói: “Nhờ cậu mai thuê người đốn tỉa bớt gỗ kẻo cây dày quá chậm lớn kia kìa.” – “Người ta bán hết rừng từ lâu sao anh vẫn giữ?” – “Bán lỗ vốn tớ không bán Tớ dong cho gỗ to, nay mai mua máy thuê thợ lập xưởng mộc tại đây Tớ sẽ khai thác dần để sản xuất thành hàng hoá, ăn từ gốc đến ngọn mới có lãi lớn.” – “ Thấy bảo mỗi năm anh thu lãi ở hồ cá hơn trăm triệu kia à?”

Sức chép miệng: “Tớ có nhiều dự định lắm nhưng chưa có người tin tưởng giúp việc Lũ em tớ đổ xô ra nước ngoài làm thuê, chả đứa nào muốn ở nhà làm ăn với tớ Giá trong số chúng nó có đứa học thông minh như cậu Học xong về quản lí giúp tớ thì nhất”

Son chép miệng, nói: “Nhưng mà em nghèo, không có tiền ăn học”.Vẻ suy tư, Sức chậm rãi nói: “Nếu cậu chịu hợp tác lâu dài thì tớ có thể đầu tư cho mà đi học đại học”

Mắt sáng lên, Son hỏi nhanh: “Hợp tác như thế nào hả anh?” – “Tớ chi tiền cho cậu đi học đại học Nhưng học xong phải về hợp tác làm kinh tế với tớ”

Son đứng bật dậy, đến trước mặt Sức nói: “Nào ngoéo tay”

(Lược đoạn cuối: Son xuống thị xã học đại học tại chức kinh tế Càng ngày cô càng gắn bó với Sức Son từ hàm ơn mà kính trọng và yêu mến Sức Tình yêu nảy nở tự nhiên giữa hai vợ chồng.)

(Theo Tuyển tập Nguyễn Hữu Nhàn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr 98 – 107)

Trang 29

1 Dựa vào cốt truyện, em chia đoạn trích thành mấy phần? Nội dung cơ bản của

mỗi phần là gì?

2 Em có nhận xét gì về đặc điểm lời người kể chuyện trong truyện ngắn Rừng

tái sinh? Qua lời người kể chuyện, bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con

người ở Mường Tằn hiện lên như thế nào?

3 Em hãy tìm những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình và tính cách của nhân

vật Sức

4 Trong truyện, ngôn ngữ nhân vật góp phần thể hiện đặc điểm tính cách, phẩm

chất nhân vật Em hãy tìm những lời nói thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật Sức và nêu cảm nhận của em về nhân vật qua những câu nói đó

5 Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa nhan đề Rừng tái sinh? Sự tái sinh của thiên nhiên

và con người được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Ghi nhớ

Với ngôn ngữ giản dị, chân chất, giọng văn mộc mạc, truyện ngắn Rừng tái sinh của

Nguyễn Hữu Nhàn đã xây dựng một câu chuyện vừa phảng phất ý vị cổ tích, vừa đậm màu sắc hiện đại về chàng trai Mường giàu tự trọng, nhiều ý tưởng, dám nghĩ dám làm, Qua đó, nhà văn thể hiện niềm tin yêu đối với những con người mới có khả năng đem lại sự đổi thay tốt lành trên chính quê hương mình

• Nguyễn Hữu Nhàn sinh năm 1938 tại Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ Ông được đánh giá là nhà văn của nông dân, nông thôn và làng quê trung du đất Tổ Nguyễn Hữu Nhàn đã viết 6 cuốn tiểu thuyết, 7 tập truyện ngắn, 1 tập truyện ngắn in chung Ông có 8 tác phẩm đã được chuyển thể thành kịch bản phim Các tác phẩm chính:

Dốc nắng (tiểu thuyết, 1984), Làng Cói Hạ (tiểu thuyết,

1989), Truyện kể trong làng (tập truyện, 1994), Phố làng (tập truyện, 1999), Chớm nắng  (tiểu thuyết, 2000),

Người quê (tập truyện, 2005), Tết ở bản Dèo (tập truyện,

2006), Rừng cười (tiểu thuyết, 2008), Tuyển tập Nguyễn

Hữu Nhàn (tập truyện, 2013),… Bằng lối viết mộc mạc,

giản dị, ngôn ngữ đậm phong vị làng quê trung du, tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, phong tục tập quán và tâm hồn người thôn quê, đồng thời phản ánh sự đổi thay của cảnh quê, người quê dưới tác động của kinh tế thị trường.

Truyện ngắn Rừng tái sinh nguyên có tên là Chuyện tình Sức Son, được in lần đầu trong tập truyện Tết ở bản Dèo, sau đưa vào Tuyển tập Nguyễn Hữu Nhàn Đây là tác phẩm có giá trị hiện

thực và nhân văn, thể hiện được văn phong đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Hữu Nhàn

Trang 30

VĂN BẢN 2

CỌ NGÀN XƯA THỔI ĐỘNG

Nguyễn Tham Thiện KếCảm giác Sông Thao trong Tôi chính là nỗi sương khói nhớ Sông Thao mà Tôi có: Bóng cọ hom tàn chon von đơn lẻ nghiêng nghiêng bên sườn dốc đỏ như dòng son ngoằn ngoèo nổi chói trên nền cỏ tế xanh dại; dáng cọ hom tàn như người con gái nơi chân núi lỡ thì đợi chờ vu vơ cho lời thề nào đấy Cả rừng cọ cuồng nhiệt huơ lên gươm giáo rực những không khí đấu tranh, xoè lớp lớp bàn tay vẫy nồng nàn cho màu trắng của phấn lá lênh loang sáng bạc dưới mặt trời thượng du

Hình như bất cứ ai hễ vương vấn đến trung du đất Tổ mà còn nhớ đến cọ thì hình ảnh ấy đã là một nửa nỗi nhớ thương đang sống động trong mỗi tấm lòng đượm vị chè đồi chát ngọt

Một tiểu vùng Văn-Hoá-Cọ!Sông Thao nâu sắc chocolate loãng, chảy buồn tê giữa lau xám, ngô non, hoa dong riềng chấp chới và lắt lay lá chuối rách, liền kề ruộng lúa chạy một mạch đứng khựng trước núi dựng viền chân một màu cọ Vượt bến đò Tình Cương dốc đứng, nẻo đường đất sét gập ghềnh xóc ruột gan khách lãng du lên đỉnh đầu

Lúc thong dong, khi cuống quýt cua ngoặt, con đường đến huyện lị chia hai: Rẽ lên miền cao Yên Lập, tiếp nối mạch đường lan man bên sông bên cọ lẫn trong lúa, cọ lẫn chè, cọ lẫn những mái cọ nắng mưa mòn cũ bồi hồi đến tận Hiền Lương chiến khu xưa Nhìn ngang thấy cọ, nhìn xuôi thấy cọ, nhìn lên thấy cọ, nhìn ngược thấy cọ Đâu đâu đi trên đất Cẩm Khê, lữ khách luôn luôn chờn vờn nơi đáy mắt bóng cọ quây quần, bóng cọ đơn lẻ tiếp nối bên đường như người chạy tiếp sức

(Lược hồi ức về người hoạ sĩ sinh ra và lớn lên trên đất cọ.)

Hơn hai mươi năm trước, Tôi đã ngất ngư trước màu xanh chủ đạo của cọ Cọ xanh thẫm, cọ xanh nhạt, cọ xanh xa, cọ xanh gần Chẳng biết mặt chúng tôi xanh hơn hay màu lá cọ xanh hơn Bữa trưa đang đến gần trong rì rầm to nhỏ từ phía bếp nhà bạn nhàn mùi khói cẫng cọ khô nhóm bếp

Ông cụ thân sinh của hoạ sĩ lắc lư một bên vác cây hót đá dài đũng đẵng, để vấu nhánh làm bậc trèo cọ, một móm cọ tươi treo bên vai, đầy ắp những trái cọ bầu to đều như quả bóng bàn căng ứ màu xanh đen phớt ánh tím như những con mắt tinh nghịch

Bữa cơm khách thời củi châu gạo quế ấy, gia đình hoạ sĩ đãi đằng ba kẻ lãng du bảnh bao áo quần nhưng đói ăn đến mờ mắt, không mơ có thịt chó, không mơ có rượu Thế nhưng bữa ăn đã vượt ra ngoài tưởng tượng của chúng tôi Tất cả các món nhắm cọ Đặc biệt hơn nữa lại vẫn là trái cọ bầu trộn gạo nếp đồ xôi Tôi dán mắt xem ông cụ nho nhã chẳng có dáng

vẻ gì là nông dân vừa tụt trên ngọn cây cọ cao hai chục mét xuống chế tác món cọ đồ xôi:

chặt những thanh nứa tươi, băm vụn như dăm tre nhà máy giấy Bãi Bằng thu mua bây giờ, nhưng chỉ dùng nguyên phần cật nứa

Trang 31

Nhúm dăm cật nứa, ông cụ rắc đều lên rổ trái cọ xóc xóc nhẹ tay như người vo gạo hồi lâu Như phép màu, lớp vỏ lụa mỏng tang bao bọc trái cọ bị cật nứa cứa đứt nhẹ nhàng vụn như giấy than đánh máy Theo ông cụ thì chất chát đắng của trái cọ nằm trong lớp vỏ bị lột bỏ rửa trôi bởi nước giếng Nền thịt trái cọ nâu hồng lộ ra ngon lành như những viên chocolate bày đều lên đĩa sứ Nước nóng sôi ấm tay bắc khỏi lửa, từ từ đổ trái cọ xóc hết vỏ ngâm ủ trong mười lăm phút.

Trái cọ được vớt khỏi nồi ngâm ủ, dùng móng tay lẫy nhẹ nhàng tách phần thịt vốn chẳng dày bằng một lớp giấy các tông cứng Thịt trái ấy đem trộn đều với gạo nếp, đồ trong chõ khoét bằng thân cọ, nấu cũng bằng củi cọ Xôi nếp trộn cùi cọ bầu, phi hành mỡ thơm ngậm thơm ngùi suốt hai mươi năm Vị gạo nếp, vị trái cọ béo, bùi lâng lâng đầu lưỡi Hương đồng, hương rừng giao hoà trong mỗi miếng xôi cọ dâng lên trong Tôi bao nhiêu tình sông tình núi Cẩm Khê tự ngàn xưa một cách hữu hình

Trước mớ ngôn ngữ không hạn chế ngợi ca món xôi cọ, ông cụ cao hứng tuyên bố, nếu có thời gian ông sẽ làm món cọ nhồi nấm hương thịt gà đãi chúng tôi Rồi Tôi sẽ phải có lời hỏi xin cụ cách chế tác món lạ lùng ấy

Món tiếp theo là bình cọ xào lòng gà Lấy nõn của cây cọ nơi mọc lá Món này có thể gọi là món đao phủ, hễ muốn ăn mỗi lần phải chặt đổ một cây cọ Ngả cây cọ dù cọ tơ hay cọ bánh tẻ không quan hệ lắm, miễn phải dùng rìu bổ vỡ đôi được bình cọ, móc cắt lấy phần nõn trắng ngần như đậu phụ, mềm rụt như ngò cải Mỗi nõn cọ ít ra cũng nặng tới cả ki-lô-gam Nước giếng bỏ dúm muối vào chậu rửa, thái lát nõn cọ như thái cải củ hay su hào, thả ngập đều trong nước ngâm ít phút Vớt ráo nước xào lòng gà như cách xào thông thường khác

Nõn cọ trắng giòn, ngọt như mực xào nhai sần sật khoái khẩu Gắp chưa ngơi đũa này đã muốn tiếp đũa nữa Vị giác cứ băn khoăn phán đoán nghi hoặc không biết là mình đang ăn thực vật hay động vật! Măng chẳng phải, thịt cũng không Ô hay! Tôi đang thưởng thức cái hồn hồng hoang trong thế giới hiện đại

Món cuối thì ông cụ khiến chúng tôi bất ngờ hơn mọi tưởng tượng Hoả lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cọ già nhất nổ tàn tro tí tách, nổi gió quạt lá cọ Than hồng rực lên những băn khoăn tò mò, dẫu đã giữa thu, món phải dùng hoả lò kể ra hơi nóng bức Vẫn từ cái món cọ tươi huyền diệu, ông cụ mang ra một bọc lá ngái những con tằm(1) ăn nõn cọ béo ụt ịt như lũ phú hào phất sớm Tằm ăn nõn cọ, gọi vậy cho khỏi phải nhắc đến cái từ cứ gợi hình dung gớm ghiếc, từa tựa con tằm sắp kéo kén, trắng mọng một bầu mỡ và chất đạm Nõn cọ xào sơ sơ còn ngon muốn chết, huống hồ đây lại là tinh tuý chắt lọc qua công nghệ thiên nhiên của vật thể sống

Hai chục con tằm cọ ngọ ngoạy trên đĩa sành nâu một hồi rồi co rụt mình nín đợi Ớt gạo mọc hoang trong rừng cọ, rắc muối, nghiền nhuyễn làm thức chấm Bát dấm thanh pha loãng Bốn chiếc xiên nhỏ chẻ vót từ cẫng cọ tươi Ông cụ yên lặng, cầm lên một con tằm cọ ngắm nghía, dùng đũa nhúng vào bát dấm thanh cho tằm nhả hết khí ai Dùng xiên cọ tươi bén sắc cẩn trọng xiên dọc thân tằm “Sột” nhẹ một tiếng, vỏ tằm dai nhưng đã bị xiên thủng nghe lọt xớt, không một giọt mỡ hay chất đạm dạng dịch hư hao Nâng tay nướng tằm trên sức nóng của than hoa, không gần quá, không xa quá Chú ý nhớ để tằm sao căng nở lên từ từ, dần dần

(1) Con tằm: còn gọi là nhậy cọ.

Trang 32

chuyển thành vàng hươm màu của bánh mì Pháp cao cấp Mùi thơm đặc trưng, không có cách gì diễn tả lại trên giấy tỉ lệ thuận với độ chín của tằm Khoang miệng đầy ứ dịch vị, nhìn sang Tôi thấy ông bạn cũng đang nuốt suông.

Tằm chín nhuần, nhón tay chấm muối ớt gạo, run rẩy hồi hộp cắn nhẹ, thân tằm đứt ngang tan vỡ, trong Tôi trào dâng sự lạ lùng; một miếng tằm cọ mà như có cả bạt ngàn rừng cọ, thổi qua lòng

Lúc đã cọ dư tửu hậu, chúng tôi ngỏ ý muốn được bàn về cây cọ, ông cụ cao hứng khoát tay chỉ về phía rừng cọ xôn xao gió

– Đấy, các anh nhìn xem thân cọ cao vút hiên ngang, được bao bọc bên ngoài lởm chởm những vè cọ, lá cọ rộng, dày che kín được cả chiếc nong lớn Cọ đội lấy trời, níu lấy mây như những tráng sĩ thời tiền sử Ở đâu cọ cũng sống được, từ ruộng bềnh lầy thụt đến núi cao, đồi gò sỏi ong hay đồng bãi ven sông Cọ không bao giờ chê đất mà cọ sống tới một hai trăm tuổi Đồng đất đây chỉ có hai loại giống cọ: cọ xẻ và cọ bầu nhưng giống nào cũng tốt, không giống con người ta Lão nghĩ ở vùng thượng du, cây cọ còn hữu ích cho nhà nông hơn cả cây tre

Vâng quả vậy thưa cụ! Đã hơn hai mươi năm điều cụ nói bây giờ Tôi mới thấm Tre là thứ văn hoá trải rộng gần hết vùng Đông Nam Á nhưng Văn-Hoá-Cọ là văn hoá tiểu vùng nằm trong Văn-Hoá-Tre Chính nhờ yếu tố tiểu vùng mới làm nên sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá dân gian đất Tổ mà Văn-Hoá-Cọ với sắc màu lịch lãm trong nghệ thuật ẩm thực sản phẩm cọ đạt đến bậc thượng thừa cùng kĩ thuật chế tác đơn giản từ nguyên liệu cây cọ của người vùng đồi!

Văn-Hoá-Để tiếp lời người xưa, Tôi xin trích dẫn sách của người đi trước, Nguyễn Xuân Lân, tác

giả cuốn Địa chí tỉnh Vĩnh Phú xuất bản năm 1975 có khảo cứu về cây cọ: “Cọ là thứ cây có giá

trị sử dụng lớn, toàn bộ cây cọ không bỏ đi một thứ gì Lá cọ lợp nhà, chắn vách, làm chổi, là bầu gánh phân, gánh củ, món hạt giống, gầu múc nước, làm quạt Búp cọ khâu nón, áo tơi, vặn thừng, vặn chão, đan làn xuất khẩu, Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, máng lợn, chõ đồ xôi, Ngày trước thân cọ còn dùng làm câu đối mộc thếp vàng đẹp vô cùng, chỉ những nhà giàu mới mua sắm nổi Cuống cọ làm dui mè, lạt buộc, rào giậu hoặc thay tre đan giọ lợn, lồng gà, giành gánh đất, rồi đến mành cọ, một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng Cuối cùng, những thứ gì còn lại của cây cọ được đưa vào bếp làm củi đun, chẳng bỏ phí hoài một thứ gì cả ”

Tưởng rằng người xưa, sách xưa đã nói tận về cọ, nhưng Tôi, kẻ hậu sinh vẫn muốn nói thêm về cọ ở góc của mình thì mới hả Chỉ xét nguyên tàu lá cọ đã dụng được bao nhiêu là việc cho con người

Lá cọ phơi khô, ngâm thôi hết diệp lục, dùng liềm sắc cào bớt phiến lá, để lại de lá Thứ lá ấy lợp mái dày đến độ phải dùng cối đá lăn cho dẹp bớt tránh nước mưa khỏi dốc ngược vào Mái lá cọ che chở cho xương cốt gỗ mít gỗ xoan của ngôi nhà chạm rồng trổ phượng, chích mai, chích cúc bền lâu cả những trăm năm

Lá cọ chỉ cần túm lại chót lá buộc chặt hai đầu, là đã có thứ đồ đựng chất liệu hoàn toàn hợp tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chế tác và quá trình sử dụng

Trang 33

cho đến lúc phế thải Móm cọ đựng ngô lúa, đựng chè tươi bán chợ, đựng sắn tươi trên nương về, móm cọ đựng trái cọ, đựng bất cứ thứ gì có thể đựng

Và, chiếc chổi lá cọ! Suốt miền Bắc tới miền Trung nước Việt dù nông thôn hay thành thị, chiếc chổi lá cọ xẻ quét sân, quét đường không thể thiếu vắng một ngày Chổi quét mạng nhện trong khe kẽ tủ chè sập gụ, bằng phần cuống cọ đập dập còn nguyên gân sợi dẻo dai, được treo trang trọng bên sườn chiếc cột quân, hay ẩn mình dưới gậm chiếc bàn tíu của bộ trường kỉ Chổi quét lúa, quét sân gạch lát chắp bằng bi cọ, buộc đầu cẫng cọ, đẩy đẩy đưa đưa quanh năm suốt tháng ra đến tận đầu ngõ chưa thôi

Hình như điều Tôi định nói thêm về tàu lá cọ thì ca dao vùng đất Tổ cũng đã có nhắc đến ngay từ lúc cây cọ hoá thân vào đời sống, tình yêu đôi lứa của nông phu bản địa:

Đi đâu nón chẳng đội đầuLại đây hai đứa lấy tàu cọ che

*Nón ai nón bạc nón vàngNón em tàu cọ che ngang mặt trời.

*Nón em đã có lời thề,Chàng mà lấy nón em về sao đang

*Thương anh, em biết để đâuĐể vào móm cọ treo đầu cành đa

*Con sụng bay qua, con quạ bay qua

Móm cọ thì mất, cành đa vẫn còn.

Người con gái trong câu ca dao xưa đã than: “Móm cọ thì mất, cành đa vẫn còn” Nhưng bây giờ cả cọ cả đa đang bị chính con người làm mai một Rừng cọ, cây đa, những vật thể văn hoá tự nhiên ấy không dễ gì ngày một ngày hai mà có nổi Trên dòng sông buông xuôi, không còn thấy bè tre, bè nứa chồng cao ngất lá gồi, thì trên đồi, trên núi loang lổ vệt trượt đất như vết thương xối máu Con người đang huỷ hoại dần môi sinh, cũng chính là huỷ hoại đi môi trường của những vật thể văn hoá tự nhiên trong làng xã dân gian đã quen thuộc, đã thấm ngấm vào máu thịt của mình mà không hay  

Trang 34

Cọ sau mùa đốn lá(Ảnh: Đắc Phượng)

Rời Lâm Lợi Rời Cẩm Khê quá khứ Rời Sông Thao hiện tại, Tôi bất chợt nhớ Vâng! Tôi nhớ cô giáo của Tôi thuở thiếu thời người Cẩm Khê: cô giáo Nguyễn Thị Phương Du Cô giáo người xứ cọ ấy là người đầu tiên đánh thức tâm hồn non nớt nhạy cảm của Tôi với văn chương Cô giáo của Tôi: dáng cao, mắt biếc rờn xanh ánh cọ, mày thanh, tóc dài mướt mát sau lưng Trai làng thuở ấy, ai cũng thở thượt khi thấp thoáng bóng cô qua

Cô Du từng kể cho chúng tôi, quê cô nhiều cọ đến nỗi đi mấy ngày không hết rừng Trong mưa, đi dưới rừng cọ như đi dưới mái nhà, quần áo khô cong, nhưng thính giác thì sôi ào ào tưởng mọi hạt nước trời nhằm vào mình mà xối Mùa cọ ra hoa, trắng ngần rồi ngả màu tím phớt, từng tay hoa vươn chùm buông li ti chấm sáng ngàn ngàn, thoảng vị hương chan chát ngòn ngọt như sắc trắng và tím giao nhau Ong khệ nệ bàu phấn trĩu hai chân sau tha về kết mật Ôi những phiến mật hình vành trăng phấp phỏng treo ngọt sắc trong những bình cọ um tùm Chỉ một miếng nhỏ cỡ chiếc bánh quy Hương Thảo đã ngọt khé họng, đã díu đôi môi làm một, còn sữa từ đám ong non lại mát lừ như bột sắn dây

Chớm Thu, hãy còn nhiều nắng, lá cọ già hanh vàng sắc rạ nếp, khép dần cẫng xuôi

thân xù mấu thì người thợ đẵn cọ vác ken(1) vào rừng Lá cọ phơi nắng ngay gốc cây mẹ

chuyển dần sang màu ghi thẫm, hễ động vào là vang như bánh đa vừa nướng Chờ mươi nắng, dăm lá còn dẻo thì người ta mới gò lá vào nếp, bó theo chục, bán theo trăm

Người thợ đẵn cọ tài ba, lưng dắt mo cơm muối vừng, ống nước vối, chỉ cần dựng

ken một lần là lan man trên bình cọ cả ngày không cần đặt chân xuống đất Đẵn xong một

cây này thì dùng sào móc níu búp cây bên cạnh, túm chặt nhún nhún lấy đà chuyền sang chẳng khác diễn viên xiếc là bao

Rễ cọ toả chùm như rễ tre, nhưng không gây đau cho đất, đất cọ giàu mùn, không bị mòn xói, kiệt tàng Từng mũi rễ len lỏi trong sỏi đá chi chút tìm dưỡng chất nuôi cây Rừng cọ sau khi đẵn lá lợp nhà hãy còn bao nhiêu khoảng đất trống thênh, có thể trồng củ từ, vùi gốc sắn dây và vô số dứa mật mà vẫn kịp đợi cho mùa lá cọ mới năm sau

Bao giờ nhỉ, có dịp mời các em về quê cọ quê nhà cô

(1) Ken: một loại thang bằng một thân tre.

Trang 35

Ngày ấy, Tôi ngẩn ngơ lâu lắm Ngẩn ngơ ngước nhìn cô, nhìn những con chữ tím chạy lan man trang vở trắng.

Lúc nhớ được đến cô Du thì Tôi đã là người đàn ông không trẻ, nhưng chưa già Buổi học thần tiên đã ẩn sâu thời gian gần ba mươi năm

Tôi muốn tìm thăm cô nhưng ngặt nỗi, không còn nhớ đích xác cô ở Sai Nga hay Thanh Nga của Cẩm Khê Dọc đường đê Tôi thậm thụi một mình Đã không một người được hỏi, trả lời rành rẽ cho Tôi biết cô Nguyễn Thị Phương Du ở cánh rừng cọ nào Núi, núi xanh xanh dựng chân trời

Thưa cô, ngày xưa thiếu nữ dạy học xa, cô nhớ nhiều quê cọ, nhớ nhiều một chiều xuân người trai làng ra trận Và, cô đã thổi tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người quê đồi ấy cho lũ chúng em, thì ngọn gió thiêng rừng cọ ngày xưa vẫn còn thổi động những chiếc lá cọ tơ non cô đã kể giữa trang giáo khoa thư vẫn còn trong em đến tận bây giờ

Tháng 1 năm 2001(Theo Dặm ngàn hương cốm Mẹ, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2011, tr 55 – 66)

Nguyễn Tham Thiện Kế sinh năm 1961 tại Hoàng Xá, Thanh Thuỷ, Phú Thọ Ông sáng tác từ khi chưa đầy 20 tuổi và sớm định hình phong cách văn chương vừa cổ

điển vừa hiện đại Các tác phẩm chính: Nơi con tàu không

trở lại (tập truyện, 1980), Nhà của mẹ (tập truyện, 1985), Miền đời quên lãng (tiểu thuyết, 1989), Người cha ở trên trời (tiểu thuyết, 2003), Khuôn mặt đẹp (tập truyện, 2003), Tiếng kêu của ngôi nhà thủng mái (tập truyện, 2007), Dặm ngàn hương cốm Mẹ (tuỳ bút, 2011), Miền lưu dấu văn nhân (chân dung văn nghệ, 2013), Đợi chị về tưới rượu bến sông (du kí, 2017) Văn xuôi Nguyễn Tham Thiện Kế

hài hoà giữa tự sự và trữ tình, thể hiện khả năng quan sát và sự nặng lòng trước những vẻ đẹp của đời sống, những cảnh huống trớ trêu của phận người.

1 Theo em, tuỳ bút Cọ ngàn xưa thổi động có thể chia làm mấy phần? Nội dung

hành hình tượng cọ − cô giáo cũ có ý nghĩa gì?

6 Em nhận xét, đánh giá như thế nào về hình tượng người kể chuyện trong tuỳ

bút này?

Trang 36

1 Viết bài văn phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Sức trong truyện ngắn Rừng tái sinh

của Nguyễn Hữu Nhàn

2 Có ý kiến cho rằng, tuỳ bút Nguyễn Tham Thiện Kế biện giải ý niệm về “thượng lưu” –

“Bạch Hạc” bằng chuỗi những món ăn tinh tế, cầu kì mà hầu hết đều từ sản vật dân dã

của quê hương Trình bày quan điểm của em về ý kiến trên Qua tuỳ bút Cọ ngàn xưa thổi động , em hãy nói về cách biện giải ý niệm “thượng lưu” – “Bạch Hạc” đó.

Tìm đọc thêm những tác phẩm văn xuôi hiện đại Phú Thọ khác và lập bảng thu hoạch

theo mẫu sau:

STTtác phẩm và Nhan đề

Tóm tắt nội dung chính

Câu văn, đoạn văn yêu thích

Ấn tượng, cảm xúc của em sau khi đọc

Ghi nhớ

Cọ ngàn xưa thổi động thể hiện những hiểu biết sâu rộng và niềm tự hào của tác

giả về một loại cây mang dấu ấn văn hoá đặc trưng của Phú Thọ, gắn với cuộc đời những con người cụ thể trên vùng đất trung du; được viết bằng lối văn vừa giàu tính tự sự, vừa thấm đẫm chất trữ tình

Trang 37

CHỦ ĐỀ

– Nghe, cảm nhận bài hát Quê em của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn Nêu được nội dung và

giá trị nghệ thuật của ca khúc này.– Kể tên các bài hát viết về quê hương Phú Thọ mà em biết

Vùng đất linh thiêng Phú Thọ không chỉ ghi dấu ấn trong các loại hình văn học nghệ thuật dân gian mà còn khơi nguồn cảm hứng cho các áng văn thơ, nhạc hoạ bác học hiện đại, trong đó không thể không kể đến những ca khúc đi cùng năm tháng, mang đậm tình người, tình đất nơi đây

Hình 1 Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

• Kể được tên một số ca khúc viết về quê hương Phú Thọ, nêu được nội dung và ý nghĩa của những ca khúc đó

• Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá của quê hương Phú Thọ. 

Yêu cầu cần đạt

Trang 38

1 Các ca khúc nổi tiếng viết về quê hương Phú Thọ

Trường ca sông Lô của nhạc sĩ Văn Cao và Du kích sông Thao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là

hai tác phẩm bất hủ, mang tính nghệ thuật cao được ra đời trong những năm kháng chiến chống Pháp, gắn với hai dòng sông của quê hương Phú Thọ

Bài hát Trường ca sông Lô được viết năm 1948 từ cảm xúc của nhạc sĩ Văn Cao về một

chiến thắng hào hùng của những chiến sĩ và nhân dân nơi đây, chiến thắng lịch sử gắn với

dòng sông Lô: “ Chiến sĩ sông Lô thân rừng áo sương đang ca rằng, giờ mồ thực dân, sóng lấp cát vàng Chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gào kêu vang sóng Đây giặc Pháp tàn trong căm gan toàn dân ”.

Cùng năm 1948, Du kích sông Thao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận ra đời

Ca khúc được nhạc sĩ lấy cảm hứng từ hình ảnh một cô du kích nhỏ bé để nói lên tình yêu đất nước to lớn, có sự đan xen, hoà trộn giữa hai yếu tố trữ tình và hùng ca Âm nhạc hào sảng, lời ca đẹp, giàu

sức gợi tả đã mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe: “Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê Cuối sông ngoài bến ai về có thấy đồng mía nương chè với mối tình thắm bên làng quê Hồng Hà chơi vơi dâng nước trên nguồn về khơi Sông Thao ngoài bến Việt Trì có những chàng áo nâu về say mê dòng nước vui tràn trề ”.

Giai đoạn này còn có ca khúc Quê em của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cũng rất nổi

tiếng Khi đó ông là phó trưởng đoàn ca kịch Sao Vàng, đoàn hoạt động ở vùng Ấm Thượng, Hạ Hoà, Phú Thọ Ông rất ấn tượng về cảnh vật nơi đây, một vùng lúa xen với đồi cọ, cùng dòng sông trôi êm đềm đẹp như một bức tranh, người dân hiền hoà Với những cảm xúc đó, năm

1949 ông đã sáng tác ca khúc Quê em Bài hát viết ở nhịp với giai điệu uyển chuyển, giàu

sức biểu cảm Lời ca được bắt đầu với những hình ảnh đẹp của miền trung du và nỗi xót xa

khi bị giặc xâm chiếm: “Quê em miền trung du, đồng xuôi lúa xanh rờn, giặc tràn lên thôn xóm Dâu bờ xanh thắm, nong tằm chín lứa tơ, không tay người chăm bón ” Sau này, ca khúc đã được

nhiều ca sĩ chọn hát và được công chúng đón nhận nồng nhiệt.Cùng với các nhạc sĩ tiền bối, nhiều nhạc sĩ kế cận cũng gửi gắm lòng mình trong những ca khúc viết về quê hương Phú Thọ Một trong những ca khúc ra đời trong giai đoạn kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước có sức lan toả lớn là ca khúc Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì của nhạc

sĩ Hoàng Hà Năm 1954 –1955, khi ông làm trưởng đoàn văn công tỉnh Vĩnh Phúc, được chứng kiến khí thế lao động hăng say của công trường xây dựng cầu Việt Trì, cảm xúc trào dâng và chỉ

trong một đêm, bài hát được hoàn thành: “Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì Trong đêm khuya vẫn còn rọi về Nghe tưng bừng ngày đêm tiếng ca Khắp đường phố xuôi ngược rộn ràng Tay công nhân búa đập nhịp nhàng Trên công trường ngày đêm hát vang ”

34

Hình 2 Nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Trang 39

Cũng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không kể đến ca

khúc Gửi Việt Trì thành phố ngã ba sông của nhạc sĩ Hồ Bắc (thơ Nguyễn Chí Vượng): “ Rì rào dòng Thao phù sa đắp đôi bờ Sông Lô còn đó hát ca với núi sông Cùng với sông Đà là nguồn lớp sóng Để Việt Trì sáng mãi những chiến công Trời trung du trong sắc mây hồng Việt Trì quê ta chan hoà sức sống của người công nhân miệt mài trong mưa nắng Xây bao công trình, bao nhà máy vươn cao ” Bài hát với nhịp điệu vui tươi đã ca ngợi những chiến công trong hai

cuộc kháng chiến và sự chuyển mình trong lao động sản xuất của thành phố nằm giữa ngã ba sông này

Hình 3 Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)

Sang thời kì đổi mới, vẻ đẹp và sự linh thiêng của vùng đất Tổ vẫn tiếp tục là nguồn

cảm hứng cho nhiều thế hệ kế cận, có thể kể đến một số ca khúc tiêu biểu như: Phú Thọ ngày mới (Trọng Đài); Vịnh xuân đất Tổ (Quang Vinh); Đất với người trung du (Trần Chung); Qua Thậm Thình (nhạc: Doãn Nho, thơ: Nguyễn Bùi Vợi); Cảm xúc trung du (Hoàng Vân); Phong Châu mở hội (Phó Đức Phương); Qua Việt Trì (Trần Chung); Đoan Hùng yêu thương (Thái Cơ); Hành quân qua đất Tổ (An Thuyên); Kỉ niệm Việt Trì (Cát Vận); Nắng trung du (Phan Thanh Nam); Hoàng hôn lang thang (Hồng Đăng); Phú Thọ, một khúc ca xanh (Thuận Yến); Tình ca Thanh Sơn (Nguyễn Đình San); Phú Thọ quê hương tôi (Thanh Phúc);

Bên cạnh những ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ gạo cội, không thể không kể đến những sáng tác của các nhạc sĩ là người con của đất Tổ, trong đó nổi bật có bộ ba nhạc sĩ

Cho biết cảm xúc của em khi nghe những ca khúc viết về quê hương mình

Trang 40

Cao Khắc Thuỳ, Trịnh Hùng Khanh và Đào Đăng Hoàn, đại diện tiêu biểu của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Phú Thọ Với tình yêu quê hương tha thiết, họ đã có những đóng góp không nhỏ cho nền âm nhạc tỉnh nhà với những sáng tác có giá trị, ca ngợi truyền thống lịch sử, con người và vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất Tổ

Một số ca khúc tiêu biểu có thể kể đến như: Hát trên vùng đất cổ, Mùa xuân Bãi Bằng, Thành phố và anh, Tình người trung du, Trồng nhiều chuối ngọt chè thơm (nhạc sĩ Cao Khắc Thuỳ); Đón em về Hội Đền Hùng, Phú Thọ quê em, Thị xã trung du – thị xã tôi yêu (nhạc sĩ Trịnh Hùng Khanh); Câu ca em hát Phú Thọ quê mình, Đi tìm con sáo sang sông, Tìm về lời ru, Chim đậu đất lành, Về sông Thao, Yêu lắm đất quê mình, Đêm xa thành phố, Việt Trì nỗi nhớ trong tôi (nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thể thao tỉnh Phú Thọ,

nguyên Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Ca khúc Câu ca em hát Phú Thọ quê mình của nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn là một trong những

ca khúc tiêu biểu được công chúng đón nhận nồng nhiệt Ca khúc có giai điệu mượt mà, đằm thắm, đậm chất dân ca đồng bằng, trung du Bắc Bộ Lời ca bình dị, mộc mạc, thấm đẫm tình

quê: “Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa, câu ca em hát thoảng hương quê nhà ” đã chạm đến cảm xúc của những người con đất Tổ Trong bài hát, nhạc sĩ còn nhắc đến Lễ hội Đền Hùng, ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba âm lịch, ngày cả nước hướng về nguồn cội “ hội đến tháng Ba, gần xa náo nức tìm về quê tôi trong hơi ấm nồng say, mặn mà câu dân ca em hát chiều nay”

Không chỉ nói lên vẻ đẹp của nghề trồng chè truyền thống “đậm đà vị chè từ taу người hái, thảo thơm chứ quê mình ”, nhạc sĩ còn ca ngợi sự cố gắng vượt lên mọi khó khăn của

người dân nơi đây để có ngày hôm nay với sự đổi thay của tỉnh nhà trong sự phát triển

chung của cả nước: “ Gian khó đã qua rồi đất mẹ hôm nay sáng lên mặt người những cuộc đời mới từng ngày đổi thay ” Bằng những câu từ dung dị nhưng giàu chất văn chương,

mang tính ẩn dụ cao, nhạc sĩ đã khéo léo vẽ nên một bức tranh toàn cảnh từ quá khứ đến

hiện tại của quê hương Phú Thọ, miền đất Tổ “đẹp như gấm hoa” Ca khúc Câu ca em hát − Phú Thọ quê mình được phát sóng hằng ngày trên Đài truyền hình Phú Thọ và trở thành

nhạc hiệu của Đài.Luôn đau đáu hướng về quê nhà, nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn đã gửi gắm tình cảm của mình vào những tác phẩm âm nhạc Ông đã dành phần lớn những sáng tác của mình viết về quê hương và đều ghi dấu ấn trong lòng người nghe Một số ca

khúc của ông đã giành được giải thưởng như: Thầy giáo có màu áo xanh – giải Ba do Tổng cục Chính trị, Hội nhạc sĩ Việt Nam trao tặng; Về sông Thao – giải B do Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao tặng; tập ca khúc Yêu lắm đất quê mình – giải thưởng Văn học nghệ thuật Hùng Vương trao

tặng; Có thể nói, ông đã rất thành công với những tác phẩm viết về quê hương Phú Thọ Các ca khúc của ông đều nhận được tình cảm yêu mến không chỉ của khán thính giả tỉnh nhà mà còn của công chúng trong cả nước

Hình 4 Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Hồng Đức, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Nhà XB: NXB Hồng Đức
2. Lê Vân Anh – Lưu Thu Thuỷ – Trịnh Thị Ánh Hoa, Kĩ năng phòng chống ma tuý, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội, NXB Văn hoá Thông tin, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng phòng chống ma tuý, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
4. Ban Chấp hành Đảng bộ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân thị xã Phú Thọ, Lịch sử 100 năm thị xã Phú Thọ, NXB Chính trị quốc gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 100 năm thị xã Phú Thọ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
5. Vũ Kim Biên, Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ, Phú Thọ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ
6. Đặng Ngọc Căn, Địa lí 9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí 9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
7. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ 2010 – 2019, NXB Thống kê, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái và thực trạng kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ "2010 "– 2019
Nhà XB: NXB Thống kê
8. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2020, NXB Thống kê, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2020
Nhà XB: NXB Thống kê
9. Trần Ngọc Duệ (Chủ biên), Lịch sử 8 – 9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 8 – 9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
10. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập IV, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
12. Nguyễn Tham Thiện Kế, Dặm ngàn hương cốm Mẹ, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dặm ngàn hương cốm Mẹ
Nhà XB: NXB Phụ nữ
13. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
14. Trần Văn Mậu, Cẩm nang hướng dẫn viên du lịch, NXB Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang hướng dẫn viên du lịch
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Ngô Đạt Tam – Nguyễn Quý Thao, Atlat địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlat địa lí Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
16. Lê Tượng – Vũ Kim Biên, Lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hoá và Thông tin Vĩnh Phú xuất bản, 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Vĩnh Phú
17. Hà Minh Thu (dịch), Chọn nghề bạn yêu, yêu nghề bạn chọn, NXB Lao động – xã hội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn nghề bạn yêu, yêu nghề bạn chọn
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
18. Tuyển tập Nguyễn Hữu Nhàn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Hữu Nhàn
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
19. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hoá, Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
20. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 8, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học dân gian người Việt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN