Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành, truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÊ HUY HOÀNG PHÙNG QUỐC LẬP (đồng Tổng Chủ biên) NGUYỄN THỊ CÔI NGUYỄN ĐÌNH GIANG NGUYỄN THỊ NGÂN HOA TRẦN THÀNH NAM
NGUYỄN ÍCH TÂN NGUYỄN HỒNG THUẬN (đồng Chủ biên) PHẠM PHƯƠNG ANH LÝ THỊ THU HÀ NGUYỄN VĂN HẢO BÙI NGHĨA HOÀNG LÊ BÁ VIỆT HÙNG PHẠM THỊ THANH HUYỀN HÀ THỊ LỊCH TRẦN THỊ MAI PHƯỢNG PHẠM TẤT THÀNH LÊ THỊ XUÂN THU
NGUYỄN THỊ THU PHẠM THÁI THUỶ ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG NGÔ THỊ THU TRANG
Trang 2Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú T họ lớp 8 đều được
chỉ dẫn bằng một kí hiệu Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này Học sinh cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu bài mới
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này để dành tặng các em học sinh lớp sau
KHÁM PHÁ / HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống
Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới
Trang 3Trang
LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG 5
Chủ đề 1 Phú Thọ từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX 5
Chủ đề 2 Nhân vật lịch sử tiêu biểu của Phú Thọ (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX) 14
Chủ đề 3 Di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ 21
Chủ đề 4 Truyện cười Văn Lang 33
Chủ đề 5 Thơ hiện đại Phú Thọ 38
Chủ đề 6 Từ địa phương ở Phú Thọ 43
LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP 52
Chủ đề 7 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Thọ 52
Chủ đề 8 Thực hành truyền thông quảng bá du lịch ở tỉnh Phú Thọ 65
LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 71
Chủ đề 9 Biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở Phú Thọ 71
Chủ đề 10 Bảo vệ môi trường ở tỉnh Phú Thọ 78
Trang 4Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở là nội dung giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương các môn học khác Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ được xây dựng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về quá trình hình thành, truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm địa lí, kinh tế xã hội, môi trường, hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Từ đó, học sinh được bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng quê hương Phú Thọ ngày càng phát triển
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 8 được thiết kế theo lĩnh vực và chủ đề,
phục vụ cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ với tổng thời lượng là 35 tiết (trong đó 31 tiết dành cho giảng dạy các chủ đề và 4 tiết dành cho kiểm tra đánh giá) Việc biên soạn tài liệu được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; nội dung, thông tin bảo đảm tính xác thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm; bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương ứng với lớp, cấp học
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 8 gồm các chuyên gia,
các nhà khoa học; các thầy cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của tỉnh Phú Thọ Trước khi ban hành, tài liệu đã được sự đóng góp ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên cấp Trung học cơ sở trong tỉnh thông qua các hội nghị, hội thảo; đồng thời đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, được các thầy cô giáo, các em học sinh đánh giá là có tính khả thi và thực tiễn cao
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 8 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đây là tài liệu chính thức được sử dụng trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm học 2023 – 2024
Trang 5Hình ảnh bên là chân dung Nguyễn Quang Bích, một nhân vật lịch sử đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng cuối thế kỉ XIX Hãy chia sẻ hiểu biết của em về sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử này, cũng như một số sự kiện lịch sử khác mà em biết về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cuối thế kỉ XIX
I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÚ THỌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX
Tình hình Phú Thọ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Trong giai đoạn khủng hoảng cuối triều Lê sơ (từ đầu thế kỉ XVI) và cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam (từ khoảng nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX), địa bàn tỉnh Phú Thọ là nơi diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa nhằm chống ách áp bức bóc lột, chống triều đình phong kiến
Trang 6Bảng 1 Một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu chống chế độ phong kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
STT Thời
gian
Tên cuộc khởi nghĩa –
người lãnh đạo
Địa bàn và hoạt động chính Kết quả
1 1511
Khởi nghĩa do Trần Tuân lãnh
đạo
Vùng Hưng Hoá và Sơn Tây (bao gồm một số huyện của Phú Thọ ngày nay) Năm 1511, từ vùng sông Đà, Thanh Thuỷ, nghĩa quân tiến xuống Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội), uy hiếp kinh đô Thăng Long Vua Tương Dực phải rút chạy vào Thanh Hoá
Sau một thời gian, quân triều đình mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa
2 1740 – 1751
Khởi nghĩa của Nguyễn
Danh Phương
Nghĩa quân hoạt động mạnh ở một số vùng của Phú Thọ như: Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Sơn Vi, Thanh Ba, Hạ Hoà, Tam Nông,
Tháng 2 – 1751, triều đình đem quân đánh dẹp
3 1833 –1843
Khởi nghĩa Ba Nhàn, Tiền Bột
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo thuộc xã Dẫn Tự, huyện Bạch Hạc (Phú Thọ), Ba Nhàn đã tập hợp nghĩa quân, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, liên kết với Lê Văn Bột (Tiền Bột) hoạt động trên vùng trung du tỉnh Sơn Tây (bao gồm nhiều vùng của Phú Thọ ngày nay), sau này chuyển về xây dựng căn cứ mới ở Vụ Quang (Đoan Hùng, Phú Thọ) Nghĩa quân nhiều lần đánh sang huyện Phù Ninh Quân triều đình phải rất vất vả đối phó trong nhiều năm
Đến năm 1843, Ba Nhàn bị bắt, Tiền Bột ra đầu hàng, nghĩa quân tan rã
Phú Thọ trong thời kì thực dân Pháp mở rộng xâm lược
Về kinh tế, Pháp tăng cường khai thác, bóc lột với quy mô lớn mọi nguồn tài nguyên trong tỉnh, đồng thời tăng cường bóc lột bằng các loại thuế khoá rất nặng nề
Về chính trị, ngay sau khi chiếm được Hưng Hoá, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị như ở các tỉnh khác thuộc Bắc Kì
Hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức bóc lột thời phong kiến trên địa bàn Phú Thọ và cho biết điểm chung của các cuộc khởi nghĩa đó
Trang 7Hình 2 Sơ đồ quá trình thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất Phú Thọ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
II NHÂN DÂN PHÚ THỌ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX
Dưới ngọn cờ Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa do các sĩ phu yêu nước, các thủ lĩnh người địa phương lãnh đạo đã nổ ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày nay
Hình 3 Cột cờ thành Hưng Hoá – công trình được phục dựng trên vị trí cột cờ thành Hưng Hoá cuối thế kỉ XIX
Nêu tình hình nổi bật ở Phú Thọ trong thời kì thực dân Pháp mở rộng xâm lược
1910 Huyện Sơn Vi đổi tên thành Lâm Thao, hai huyện Hùng Quan,
Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng
1903
Tỉnh lị Hưng Hoá chuyển lên làng Phú Thọ, huyện Sơn Vi Tỉnh Phú Thọ chính thức được thành lập với 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan; 2 châu: Thanh Sơn và Yên Lập
1891 Chính quyền đô hộ Pháp thành lập tỉnh Hưng Hoá với 5 huyện:
Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh
4 1884 Quân Pháp tấn công đánh chiếm thành Hưng Hoá
1907 Thành lập thị xã Phú Thọ và thị xã Việt Trì
Trang 8Hình 4 Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cuối thế kỉ XIX
Trang 9Căn cứ Thanh Mai của Nguyễn Văn Giáp
Năm 1883, sau khi thành Sơn Tây bị thất thủ, Bố chính(1) Nguyễn Văn Giáp rút về lập căn cứ chống Pháp ở Thanh Mai (nay là xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì)
Hình 5 Danh nhân Nguyễn Văn Giáp
(1837 1887)
Phối hợp hoạt động có nghĩa quân của Tán Dật ở căn cứ Thạch Sơn (Lâm Thao) Cuộc chiến đấu chống Pháp do hai ông chỉ huy đã diễn ra liên tiếp dọc sông Thao Tiêu biểu nhất là trận chống lại cuộc tấn công của hơn 6 000 quân Pháp, có đại bác hỗ trợ, vào căn cứ Thanh Mai từ ngày 23 đến ngày 27 – 10 – 1885 Mặc dù lực lượng nghĩa quân chỉ có khoảng 200 người nhưng đã chiến đấu rất quyết liệt, tiêu diệt nhiều tên địch, trong đó có viên quan ba của Pháp Sau 4 ngày, quân Pháp mới vào được làng Thanh Mai, khi nghĩa quân đã rút lui an toàn khỏi căn cứ này lên căn cứ Tiên Động (Cẩm Khê), phối hợp với nghĩa quân Nguyễn Quang Bích tiếp tục chiến đấu
Tuy chiếm được căn cứ của nghĩa quân nhưng quân Pháp đã phải thừa nhận: "Chúng ta [quân Pháp] đã phải giao chiến nhiều lần với chúng [nghĩa quân] và trong các trận đánh, có trận Thanh Mai ở vùng hạ lưu sông Lô là quan trọng nhất"
(1)Một trong bốn chức quan cấp tỉnh, hợp thành bộ tham mưu của quan Tổng đốc thời Nguyễn.
Nguyễn Văn Giáp quê gốc tạ i làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) Từ đời ông của Nguyễn Văn Giáp đã lập nghiệp và sinh sống tại làng Xuân Húc, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) Ông thi đỗ Cử nhân (1864) và ra là m quan đến chức Bố chính tỉnh Sơn Tây Đến cuối năm 1883, khi quân Pháp chiếm thành Sơn Tây, kháng lệnh triều đình, ông quyết cùng nhân dân đánh giặc và trở thành một trong những vị thủ lĩnh hàng đầu của phong trào ch ống Pháp ở miền Tây Bắc, hạ lưu sông Đà nói chung và Phú Thọ nói riêng
Em có biết?
Hãy giới thiệu vắn tắt về cuộc chiến đấu của nhân dân Phú Thọ chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Giáp trên lược đồ (hình 4)
Trang 10Hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Quang Bích
Năm 1884, quân Pháp tấn công thành Hưng Hoá Tuần phủ(1) kiêm Trấn thủ Hưng Hoá là Nguyễn Quang Bích đã tập hợp lực lượng chiến đấu chống Pháp xâm lược Do thế giặc quá mạnh, ông rút quân về Tứ Mỹ (Tam Nông), sau đó về các làng Sơn Tình, Áo Lộc (Cẩm Khê) và cuối cùng xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài ở Ti ên Động (Cẩm Khê) Từ đây, Tiên Động trở thành trung tâm chống Pháp ở miền thượng du Bắc Kì dưới ngọn cờ Cần vương
Một số thủ lĩnh khác ở địa phương như: Đề Kiều, Đốc Xù, Tán Áo, Lãnh Tanh, Lãnh Tùng, Đốc Khoát, cũng tập hợp đồng bào các dân tộc hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, tổ chức đánh Pháp ở khắp nơi, tiêu diệt nhiều quân giặc, ngăn bước tiến công của chúng vào căn cứ Tiên Động
Quân Pháp đã nhiều lần tổ chức tấn công vào Tiên Động, đáng chú ý nhất là hai trận càn lớn vào giữa và cuối năm 1886, nhưng đều bị thất bại
Do căn cứ Tiên Động ngày càng bị cô lập, khó liên kết với phong trào của các tỉnh khác, Nguyễn Quang Bích đã đưa quân lên xây dựng căn cứ ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) Năm 1888, Nguyễn Quang Bích lại đưa quân về vùng rừng núi Yên Lập xây dựng căn cứ, tiếp tục chiến đấu
Ngày 24 – 1 – 1890, Nguyễn Quang Bích lâm bệnh nặng và qua đời Tuy vậy, các phong trào chống Pháp vẫn tiếp diễn trên nhiều địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hình 6 Đền thờ Nguyễn Quang Bích và các nghĩa binh
tại xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê
(1) Chức quan đứng đầu tỉnh nhỏ dưới thời Nguyễn (khác với Tổng đốc chức quan đứng đầu tỉnh lớn hoặc vài tỉnh)
Hãy thuật lại những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Phú Thọ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Quang Bích trên lược đồ (hình 4)
Trang 11Khởi nghĩa của Đốc Ngữ
Đốc Ngữ (tên thật là Nguyễn Đình Ngữ) là một tướng giỏi của Nguyễn Quang Bích Sau khi Nguyễn Văn Giáp và Nguyễn Quang Bích mất, ông tách ra thành lập một đạo quân riêng
Nghĩa quân của Đốc Ngữ hoạt động mạnh ở vùng núi Thanh Sơn, đã đánh thắng quân Pháp nhiều trận Tiêu biểu là trận phục kích địch ở Quảng Nạp (5 – 1890), Thạch Khoán (7 –1890), tiêu diệt nhiều sinh lực địch Sau chiến thắng này, ông cho xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài ở vùng rừng núi Sơn Hùng – Thục Luyện (Thanh Sơn)
Thực dân Pháp một mặt cho quân tấn công liên tục, mặt khác dùng chính sách mua chuộc và chia rẽ nội bộ nghĩa quân Cuối năm 1893, Đốc Ngữ bị ám sát tại căn cứ Khả Cửu (Thanh Sơn), cuộc khởi nghĩa chấm dứt
Hoạt động của nghĩa quân Đề Kiều
Phối hợp với nghĩa quân của Đốc Ngữ, có tiếng vang hơn cả là hoạt động của nghĩa quân Đề Kiều tại vùng rừng già Cát Trù (Cẩm Khê)
Trung tâm chỉ huy của căn cứ Cát Trù là Hố Tròn, nằm ở dưới chân núi Đọi Đèn Từ đây, Đề Kiều đã xuất kích đánh đồn Phong Vực của Pháp (1890), tiêu diệt tên đồn trưởng và giải thoát nhiều tù nhân Các trận đánh của nghĩa quân Đốc Ngữ vào các đồn giặc ở huyện lị Cẩm Khê hay đồn Ngọc Lập đều có sự phối hợp của nghĩa quân Đề Kiều
Năm 1892, quân Pháp tổ chức nhiều trận càn vào căn cứ Cát Trù, Đề Kiều đã cho quân làm bẫy đá và tổ chức phục kích ở núi Đọi Đèn, lừa giặc vào trận địa, diệt được
hàng trăm tên,
Biết rất khó tiêu diệt được nghĩa quân Đề Kiều bằng quân sự, thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn bắt mẹ của ông và doạ sẽ nã pháo triệt hạ cả làng Cát Trù, Năm 1893, phong trào của nghĩa quân Đốc Ngữ bị dập tắt, lực lượng kháng chiến ở một số nơi cũng suy giảm dần Trước tình hình đó, Đề Kiều buộc phải hạ vũ khí
Hãy tóm tắt cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của nghĩa quân ở Phú Thọ dưới sự lãnh đạo của Đốc Ngữ trên lược đồ (hình 4)
Tướng Pháp là Đuy-pre đã viết trong cuốn Lịch sử chiến tranh Đông Dương 1884 –1922 như sau: “Tất cả vùng Chợ Bờ, Sơn Tây, Hưng Hoá đến Yên Bái ngày càng rối loạn Đề Kiều và Đốc Ngữ làm chủ tuyệt đối vùng này…”
Tư liệu 1
1 Thông qua tư liệu 1, em biết thông tin gì về phong trào chống Pháp dưới sự chỉ
huy của Đốc Ngữ, Đề Kiều?
2 Hãy tóm tắt hoạt động chống Pháp của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đề Kiều
Trang 12Hoạt động của nghĩa quân Hà Công Cấn
Khi quân Pháp tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Tiên Động với lực lượng lớn, Hà Công Cấn (Tán Áo) đã cùng với nghĩa binh và dân binh chiến đấu quyết liệt tại các địa điểm như: cầu Lưu Phương, bờ đê Tăng Xá (Cẩm Khê) và các vị trí cố thủ trong làng Áo Lộc, Hoạt động của nghĩa quân Hà Công Cấn đã chặn đứng các đợt tấn công của quân Pháp tại làng Áo Lộc, khiến chúng không thể tiến vào căn cứ Tiên Động
Năm 1886, khi Nguyễn Quang Bích rút quân khỏi Tiên Động lên Nghĩa Lộ (Yên Bái), Hà Công Cấn được giao nhiệm vụ ở lại giữ đầu mối giao thông, cung cấp lương thực, chuyên chở vũ khí cho nghĩa quân,
Khi quân Pháp chiếm được Tiên Động, Hà Công Cấn tiếp tục chia quân ra nhiều địa điểm, dò la tin tức, vận tải lương thực, đưa đường ch o nhiều tướng sĩ và nghĩa quân từ Áo L ộc lên Nghĩa Lộ,
Khi cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích thất bại, quân Pháp đã mua chuộc, dụ dỗ, hứa giao chức Tri huyện Tam Nông cho Hà Công Cấn, nhưng ông đã kiên quyết khước từ và lui về ở ẩn Ông mất năm 1917
Hình 8 Lăng mộ Hà Công Cấn (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê)
Hình 7 Thủ lĩnh Hà Công Cấn
Về cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Phú Thọ cuối thế kỉ XIX, chính thực
dân Pháp đã phải thừa nhận: "Họ đã chống cự dai dẳng trong nhiều năm với chúng ta [thực dân Pháp] Bằng lối đánh phục kích, họ làm cho quân đội chúng ta phải l uôn cảnh giác và gây cho chúng ta thiệt hại nặng nề”
(Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
Tư liệu 2
Trang 131 Lập bảng thống kê (hoặc sơ đồ tư duy) về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu
biểu ở Phú Thọ cuối thế kỉ XIX (theo gợi ý dưới đây)
Tên người lãnh đạo
Thời gian diễn ra
Địa bàn hoạt động
Các trận đánh tiêu biểu Kết quả
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
2 Theo em, người lãnh đạo tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp
ở vùng Tây Bắc nói chung, Phú Thọ nói riêng là ai? Vì sao?
1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 –15 câu) chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em về
truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân vùng Đất Tổ sau khi học xong chủ đề này
2 Tìm hiểu và cho biết, hiện nay ở Phú Thọ có những di tích lịch sử, địa danh nào
liên quan đến các cuộc khởi nghĩa được đề cập đến trong chủ đề
1 Trình bày những hoạt động chính của đội nghĩa binh chống Pháp dưới sự lãnh
đạo của Hà Công Cấn
2 Khai thác tư liệu 2 giúp em biết thông tin gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân
Phú Thọ cuối thế kỉ XIX?
Trang 14Hình dưới đây là bức bình phong ghi thân thế, sự nghiệp, công trạng của danh nhân lịch sử Nguyễn Mẫn Đốc Hãy nêu những điều em biết về danh nhân lịch sử này hoặc về một nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX Nhân vật lịch sử
đó đã có đóng góp gì cho đất nước nói chung và quê hương Phú Thọ nói riêng?
Hình 1 Bình phong bằng đá ghi tiểu sử của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU CỦA PHÚ THỌ
Trang 15Hai anh em dũng tướng Hà Đặc và Hà Chương (thế kỉ XIII)
Hà Đặc sinh ra và lớn lên ở động(1) Cự Đà, huyện Phù Ninh (nay thuộc phần đất tỉnh Phú Thọ) Ông được vua Trần giao giữ chức Phụ đạo, cai quản một vùng khá rộng lớn
Khi giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần hai (1285), Hà Đặc cùng em là Hà Chương đã đưa người dân trong động vào rừng sâu, quyết không hợp tác với giặc Ngày ngày, ông cho quân đi dò la tình hình của giặc nên biết được rõ động Cự Đà là nơi chúng đóng đồn, có tới vài trăm quân
Hình 2 “Người khổng lồ” – một mưu kế đánh giặc của Hà Đặc (tranh minh hoạ)
Hà Đặc chọn những trai tráng khoẻ mạnh, ban ngày luyện tập võ nghệ, ban đêm kéo ra đánh phá quân giặc, khiến chúng phải bỏ các đồn nhỏ kéo về tụ lại ở đồn lớn và không dám đi xa cướp bóc
(1) Động: đơn vị hành chính ở các vùng miền núi, có thể tương đương xã ở vùng đồng bằng
Hà Đặc cho dân đốn tre, nứa, rồi đan thành hình người khổng lồ, cho mặc áo mưa, có dây kéo dẫn ra dẫn vào lúc tranh tối tranh sáng Có lần, ông đã dựng xác giặc vào cây to, lấy mũi tên cắm vào Quân giặc trông thấy tưởng ông có thần linh giúp sức
nên rất hoảng sợ Em có biết?
Trang 16Đầu tháng 5 – 1285, được tin giặc đang trên đường rút chạy về Vân Na m, Hà Đặc và Hà Chương cho dân đinh phục kích tại bến sông Bị đánh bất ngờ, quân giặc hoảng sợ giẫm đạp lên nhau rút chạy, kẻ thì chết vì tên bắn, kẻ thì rơi xuống sông, Tuy nhiên, khi có được viện binh từ đồn Cự Đà tiếp ứng, chúng đã phản công quyết liệt Hà Đặc tử trận, còn Hà Chương bị giặc bắt
Một đêm, lợi dụng giặc sơ hở, Hà Chương dùng mưu đoạt lấy quần áo, phù hiệu của chúng và trốn thoát Khi gặp được cánh quân do Trần Nhật Duật chỉ huy, Hà Chương xin được cấp cho quân để đánh giặc báo thù Thấy Hà Chương trình bày mưu kế đánh đồn rất hợp lí, Trần Nhật Duật giao cho ông chỉ huy một toán quân đi trước Số quân này mặc quần áo, mang phù hiệu, giả làm lính tuần tiễu của giặc Còn Trần Nhật Duật chỉ huy quân tiếp ứng phía sau
Nhờ nắm rõ tình hình đóng quân của địch nên khi lọt được vào đồn giặc, Hà Chương cho đốt ngay kho lương thực, rồi đánh thẳng vào nơi ở của những tên chủ tướng Đúng lúc đó, đại quân của Trần Nhật Duật cũng đánh ập vào, khiến quân giặc phải bỏ đồn tháo chạy
Quân ta đã tiêu diệt được đồn Cự Đà, góp phần vào chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta Sau thắng lợi này, Hà Chương được vua Trần khen thưởng và cho thay vị trí của Hà Đặc, là Phụ đạo động Cự Đà
Trạng nguyên Vũ Duệ (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
Vũ Duệ (1468 – 1522) sinh ra tại làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao) Khoa thi năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), ông thi đỗ Trạng nguyên lúc 23 tuổi Đời vua Lê Hiến Tông, ông giữ chức Tản trị thừa tuyên sứ ti, Tham chính sứ Hải Dương Năm 1520, đời vua Lê Chiêu Tông, ông giữ chức Thượng thư Bộ Lại Tháng 4 – 1521, ông được giao nhiệm vụ soạn văn bia ghi danh các Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Tuất, tức năm Hồng Thuận thứ 6 (1514)
Khi Mạc Đăng Dung có ý đồ giành ngôi vua đã ngầm vận động Vũ Duệ ủng hộ việc làm của mình Vũ Duệ đã nói: “Ta chịu ơn dưỡng dục của họ Lê, không biết cách báo đền thì chớ, lẽ nào thay mặt đổi lòng như kẻ khác hay sao!” Sau này, ông đã tự sát để tỏ lòng tận trung với vua Lê
Em hãy giới thiệu những nét chính về hai nhân vật lịch sử Hà Đặc, Hà Chương và đánh giá công lao của hai ông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược thế kỉ XIII
Trang 17Về sau, nhà Lê khôi phục lại được cơ nghiệp, vua Lê Huyền Tông cho lập đền thờ Vũ Duệ, xếp ông đứng đầu trong số 13 công thần tử tiết (chọn cái chết để giữ gìn khí tiết), phong Thượng Đẳng Phúc Thần Các triều đại Lê, Nguyễn sau này đều xét công trạng và ban sắc phong biểu dương uy linh tử tiết của Trạng nguyên Vũ Duệ Tên ông được tạc bia đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Đền thờ Trạng nguyên Vũ Duệ được xây dựng giữa làng Trình Xá, cổng đền có ghi 3
chữ Hán "Tiết Nghĩa Từ", trong đền có tấm biển khắc 4 chữ "Vương Thất Huân Lao" đều
do vua ban Hằng năm, vào ngày 16 8 (âm lịch), ban quản lí đền cùng con cháu dòng họ Vũ và dân làng Trình Xá, nhân dân các xã Vĩnh Lại, Cao Xá đều tổ chức tế lễ để tưởng nhớ công đức của ông
Hình 3 Tượng Vũ Duệ được thờ tại
ngôi đền ở làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao
Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống học hành đỗ đạt và lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn ở xã Xuân Lũng, huyện Sơn Vi (nay là huyện Lâm Thao) Phụ thân của ông là Nguyễn Doãn Cung, đỗ Tiến sĩ năm Kỷ Sửu (1469), đời vua Lê Thánh Tông
Nguyễn Doãn Cung là một trong những quan đầu triều nhà Lê, giữ chức Tả thị lang Bộ Lại, có tà i trong lĩnh vực đối ngoại nên được triều đình đương thời cử đi sứ nhà Minh vào năm 1489, cùng các ông Bùi Xương Trạch, Nguyễn Hán Đình
Em có biết?
Dựa vào nội dung trên , em hãy giới thi ệu những nét chính v ề thân thế, đóng góp của Trạng nguyên Vũ Duệ
Trang 18Nguyễn Mẫn Đốc sớm có tư chất thông minh hơn người, lại có chí theo nghiệp học nên trong khoa thi năm Mậu Dần, đời vua Lê Chiêu Tông (1518), ông đã đậu Bảng nhãn (tức là đứng thứ hai trong ba vị trí cao nhất tại kì thi do triều đình phong kiến tổ chức, bao gồm: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa) Năm đó, ông 21 tuổi
Sự thông minh khác thường của Nguyễn Mẫn Đốc còn được người đời sau truyền tụng qua một
giai thoại Giai thoại kể rằng: Một lần Nguyễn Mẫn Đốc mượn của thầy dạy học (Vũ Duệ) bộ Bắc
sử để luyện thi, trên đường về nhà, ông đã nhập tâm hết toàn bộ cuốn sách, bèn vội quay lại trả
thầy và được thầy hết lời khen là sáng dạ
Trong thời loạn lạc, Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc vẫn một lòng nêu cao tư tưởng “phù Lê, diệt Mạc” Trong đoàn hộ giá vua Lê trước sự truy đuổi của quan quân nhà Mạc, do lực lượng mỏng, binh sĩ tử trận quá nhiều, cùng đường, Nguyễn Mẫn Đốc bèn hướng về lăng vua Lê Thái Tổ ở Lam Kinh (Thanh Hoá) mà bái lạy rồi tự vẫn
Hành động tuẫn tiết của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc đã thể hiện rõ lòng “trung quân ái quốc” của một vị đại khoa, đại thần triều Lê Ông được triều đình nhà Lê, Nguyễn nhiều lần ban sắc phong và truy phong Tiết Nghĩa Đại vương và được đặc cách phong là Thành hoàng làng Xuân Lũng Năm 1667 (Đinh Mùi), vua Lê cho phép lập "Tiết Nghĩa Từ" ở quê hương để tưởng nhớ công lao to lớn của ông Trong 82 văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), tại bia số 13 có khắc tên Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc
Hình 4 Tiết Nghĩa Từ (đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc) tại xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao
Hằng năm, cứ vào ngày 22 2 âm lịch (ngày mất của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc), con cháu dòng họ Nguyễn cùng nhân dân xã Xuân Lũng lại long trọng tổ chức tế lễ để tưởng nhớ, tri ân công lao, đóng góp to lớn của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc – danh nhân lịch sử tiêu biểu, một trung thần tiết nghĩa của Đại Việt thế kỉ XVI
Hãy giới thiệu nét chính về thân thế và đóng góp của Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc
Trang 19Năm 1869, thời Tự Đức, ông đỗ H oàng giáp Sau đó ông được cử làm T ri phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hoà ngày nay),
Năm 1877, Nguyễn Quang Bích được cử làm Chánh sơn phòng sứ tỉnh Hưng Hoá (bao gồm tỉnh Phú Thọ ngày nay), sau kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hoá
Khi thành Hưng Hoá thất thủ, ông đưa quân về lập căn cứ Tiên Động (Cẩm Khê) để dựng cờ khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần vương Với tài năng và uy tín của ông, Tiên Động trở thành trung tâm chỉ đạo toàn Bắc Kì kháng chiến, ông được vua Hàm Nghi phong chức Hiệp thống Bắc Kì quân vụ đại thần Suốt 7 năm lãnh đạo, với cương vị lãnh tụ phong trào Cần vương Bắc Kì, ông đã tập hợp được lực lượng ở khắp các vùng hai bên sông Hồng, sông Đà thành một đội quân hùng hậu và lớn mạnh; lại được nhiều tướng tài mưu lược phò tá, dựa vào núi rừng, dùng lối đánh “du kích” kết hợp với chiến tranh “du binh” làm cho quân giặc nhiều lần khiếp sợ
Cuối năm 1886, để chuẩn bị chống Pháp lâu dài, từ căn cứ Tiên Động, Nguyễn Quang Bích đưa quân lên Nghĩa Lộ (Yên Bái) xây dựng căn cứ mới Sau khi phó tướng Nguyễn Văn Giáp hi sinh, cầm cự ở Nghĩa Lộ thêm một thời gian nữa thì ông cho nghĩa quân rời Nghĩa Lộ rút về châu Yên Lập (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) để củng cố lực lượng chiến đấu lâu dài
Thực dân Pháp đã đưa thư dụ ông đầu hàng, hứa sẽ chu cấp nhiều bổng lộc Ông đã
trả lời đanh thép rằng: "Thắng mà sống thì là nghĩa sĩ triều đình Chẳng may thua mà chết thì cũng làm quỷ thiêng giết giặc”
Từ căn cứ Mộ Xuân (Yên Lập), Nguyễn Quang Bích đã tổ chức các đạo quân đi đánh giặc ở nhiều nơi Công cuộc đang thu được một số kết quả thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn (thuộc xã Xuân An, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ngày nay) đúng ngày rằm tháng 12 năm Kỷ Sửu (tức ngày 24 – 1 – 1890)
Ba năm sau, nghĩa quân Cần vương đã bí mật đưa hài cốt ông về táng tại Cát Trù (Cẩm Khê, Phú Thọ) – quê hương của viên tướng thân tín của ông là Đề Kiều; sau đ ó mới chuyển về an táng tại quê nhà Thái Bình Tương truyền, trên đường đưa thi hài ông về quê, mỗi khi qua địa hạt nào, nhân dân biết tin đều ra đ ón lạy, chứng tỏ lúc sinh thời, uy tín, ân đức ông ảnh hưởng rộng khắp
Nguyễn Quang Bích còn rất am hiểu binh thư, yêu thích văn chương Khi còn làm
Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, ông được vua giao duyệt bộ Việt sử thông giám cương mục Ông còn để lại cho hậu thế những áng thơ văn bất hủ và được tập hợp trong Ngư Phong thi văn tập
Trang 20Ông còn chỉ đạo đào sông, xây cầu, cống nhằm cứu úng lụt cho dân; mở trường dạy học, Với công đức lớn lao như vậy nên ngay từ lúc sinh thời, Nguyễn Quang Bích
đã được nhân dân tôn xưng là Hoạt Phật, khi ông mất được nhân dân thờ phụng ở
nhiều nơi
1 Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Phú Thọ mà
em đã được học hoặc nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương em theo gợi ý sau: – Tên nhân vật lịch sử
– Quê quán – Khái quát về thân thế – sự nghiệp – Đóng góp/công trạng của nhân vật lịch sử đối với quê hương, đất nước
2 Trong bản dịch văn bia văn chỉ xã Xuân Lũng (huyện Lâm Thao) của Viện Nghiên cứu
Hán Nôm có đoạn:
Đoạn tư liệu giúp em biết thông tin gì về truyền thống của vùng đất Sơn Vi nói chung và xã Xuân Lũng nói riêng? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định đó
1 Hãy chia sẻ mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động của em để tiếp nối và phát
huy truyền thống hiếu học của quê hương
2 Liên hệ thực tế, hãy cho biết hiện nay có các di tích lịch sử hay địa danh nào trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ (hoặc địa phương khác trong cả nước) gắn liền với tên tuổi các nhân vật lịch sử được giới thiệu trong chủ đề
“Nay thấy Sơn Vi là nơi thắng địa, Xuân Lũng là chốn danh hương, xưa kia các vị tiên hiền phù trì đại đạo, gây nền dựng móng khôi khoa ( ) Bèn dựng bia cao, trong bia viết kí, ghi lại họ tên, chức tước của các vị đỗ đạt, lưu truyền cho muôn đời sau thấy rõ.”
(Theo Nguyễn Hữu Mùi, Văn bia văn chỉ xã Xuân Lũng – một nguồn từ liệu quý,
Website Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ngày 7 – 4 – 2007)
Hãy giới thiệu nét chính về thân thế và cho biết những đóng góp chính của nhân vật lịch sử Nguyễn Quang Bích
Trang 21Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có hàng trăm di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh độc đáo đang được bảo tồn và phát huy giá trị Hãy kể tên một số di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh Phú Thọ mà em biết Theo em, các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh có vai trò như thế nào trong đời sống kinh
tế, xã hội của nhân dân trong tỉnh?
Các ngôi đền, chùa trên núi Nghĩa Lĩnh là một quần thể kiến trúc, tín ngưỡng gồm: Cổng chính, Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU CỦA TỈNH PHÚ THỌ
Yêu cầu cần đạt
Trang 22Hình 1 Đỉnh núi Nghĩa Lĩnh Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (nhìn từ trên cao)
Hình 2 Sơ đồ các di tích chính trên núi Nghĩa Lĩnh
Trang 23Hiện nay, quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm các công trình chính sau: Khu vực núi Nghĩa Lĩnh (thuộc xã Hy Cương) gồm có Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng, là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước; ngoài ra, còn có Bảo tàng Hùng Vương – nơi trưng bày các hiện vật tiêu biểu của thời kì dựng nước đầu tiên
Khu vực núi Vặn (tên chữ là Ốc Sơn) (thuộc xã Hy Cương) có Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ Khu vực đồi Sim (thuộc xã Chu Hoá) có Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đền Hùng thực sự trở thành chốn hội tụ truyền thống lịch sử, văn hoá tâm linh của cả dân tộc; đã được công nhận là Khu Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2009
b) Đền Mẫu Âu Cơ
Hình 3 Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ
Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi Lạc Long Quân và Âu Cơ từ biệt nhau, Mẹ Âu Cơ dẫn theo 50 người con lên vùng non cao
Mẹ Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải Một ngày kia, Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao, đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào, Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải Khi trang ấp đã ổn định, Người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về Hiền Lương, chọn để gắn bó cuộc đời của mình Tương truyền, ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thân, Mẹ Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời, để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa Ở đ ó, nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói, đó chính là Đền Mẫu Âu Cơ ngày nay
Kết nối với văn học 1 Quan sát sơ đồ (hình 2) và khai thác thông tin trong mục, em hãy giới thiệu khái
quát về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
2 Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được đến thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng hoặc
lập kế hoạch đến thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cùng bạn bè, người thân
Trang 24Vào thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1991
Ngày mồng 7 tháng Giêng hằng năm, lễ hội chính tại Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức long trọng để tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc
Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử – văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh
thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc
c) Một số di tích lịch sử tiêu biểu khác
x Đền Lăng Sương
Đền Lăng Sương thuộc khu 6, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ Đây là ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn Đức Thánh được nhân dân phong là vị thánh đứng đầu Tứ bất tử (bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt), đã có công giúp dân trị thuỷ, khai hoá đất hoang, dạy dân trồng lúa nước, đuổi thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm, Di tích lịch sử Đền Lăng Sương đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2005
Hình 4 Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ)
1 Hãy giới thiệu khái quát về Đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hoà 2 Em hãy cho biết giá trị và ý nghĩa của Di tích Đền Mẫu Âu Cơ trong đời sống của
nhân dân
Trang 25x Cụm Di tích Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi
Khu Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Đền Tam Giang Chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, bên tả ngạn nơi hợp lưu của sông Hồng, sông Lô Khu Di tích gồm có: Đền Tam Giang, Đền Mẫu, Chùa Đại Bi, Vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, Bến bơi chải, Tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và Bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam Chùa Đại Bi là ngôi chùa cổ (có niên đại gần 700 năm) do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ thời Trần (năm 1328)
x Một số Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Vạn Xuân (Tam Nông): Năm 1947, Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ đi từ Trung Hà (Sơn Tây) lên đồn điền Ba Triệu thuộc xóm Ghềnh (thôn Ba Triệu, xã Cổ Tiết) Sau khi ở một đêm tại xóm Ghềnh, Bác cùng các đồng chí phục vụ chuyển lên xóm Đồi Khu vực này ít nhà, vườn cây rậm Chủ nhà là ông Hoàng Văn Nguyện Ngôi nhà lợp lá cọ, 5 gian rộng rãi, nền cao vườn rộng, nhiều cây cổ thụ và lối vào kín đáo
Trong thời gian ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống đánh giặc của dân tộc, Với bí danh “Xuân”, Bác Hồ đã soạn thảo, công bố nhiều tài liệu, văn kiện quan trọng Bác Hồ đã đặt tên cho các đồng chí trong đội cận vệ của Bác là Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi chính trong thời gian này
Trải qua thời gian, nay xóm Đồi là khu 2, xã Vạn Xuân Ngôi nhà 5 gian khi xưa đã thay bằng khu Nhà lưu niệm được xây dựng từ năm 1994
– Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Chu Hoá (thành phố Việt Trì): Khu Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xã Chu Hoá, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1999 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại Chu Hoá trong thời gian 11 ngày (từ ngày 19 – 3 đến ngày 29 – 3 – 1947), khi Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở lại chiến khu Việt Bắc
Nơi đây còn lưu giữ được những dấu tích vật chất, những hiện vật, tài liệu ghi dấu hoạt động chỉ đạo cách mạng của vị lãnh tụ tối cao của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Trang 26x Một số Di tích lịch sử cách mạng
Hình 5 Tượng đài chiến thắng Sông Lô (1947) tại núi Đồn, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng
Hình 6 Tượng đài chiến thắng Chân Mộng –
Trạm Thản của Trung đoàn 36 và lực lượng vũ trang địa phương (17 – 11 – 1952) ở hai xã Chân Mộng (huyện Đoan Hùng)
và Trạm Thản (huyện Phù Ninh)
Hình 7 Xe tăng Chaffee 24 – nằm trước nghĩa trang
Trạm Thản (Phù Ninh) được Mỹ sản xuất năm 1943 và sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 27Một số di tích kiến trúc – nghệ thuật
– Đình Hùng Lô (còn gọi là đình Xốm) thuộc xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì Đình được xây dựng vào thế kỉ XVII, thờ Hùng Vương thứ mười tám Kiến trúc ngôi đình thể hiện được những nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời hậu Lê với kĩ thuật chạm khắc tỉ mỉ, khéo léo Những đường nét mềm mại, tinh vi thể hiện tài năng điêu luyện của người nghệ sĩ dân gian, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị
Hình 8 Đình Hùng Lô (đình Xốm)
– Đình Hữu Bổ Thượng (còn gọi là đình Thượng) ở thôn Hữu Bổ Thượng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao Đình thờ Đinh Công Tuấn – nhân vật lịch sử thời kì Thục Phán An Dương Vương (thế kỉ III TCN), người đã có công giúp vua dẹp giặc Triệu Đình cũng phối thờ công chúa Xuân Dung (mẹ nuôi Đinh Công Tuấn), ngoài ra còn thờ 4 vị tướng của ông là Đinh Công Dụng, Đinh Công Phương, Đinh Công Tuế, Đinh Công Thạch Đây
là một trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian có giá trị của tỉnh Phú Thọ
1 Hãy kể tên một số di tích lịch sử tiêu biểu ở Phú Thọ 2 Thảo luận và cho biết, ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và
địa phương em còn có di tích lịch sử tiêu biểu nào khác
3 Thảo luận và cho biết giá trị, vai trò của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trang 28– Đình Đào Xá là một ngôi đình cổ, thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ Ngôi đình được xây dựng cách đây trên 300 năm nhưng đến nay vẫn còn giữ được gần nguyên vẹn dáng vẻ về kiến trúc và điêu khắc ban đầu Đình Đào Xá thờ Hùng Hải Công (tương
truyền là con thứ 19 của Lạc Long Quân)
Hình 9 Đình Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ
Một số di tích khảo cổ học tiêu biểu
– Di tích khảo cổ học Sơn Vi: Văn hoá Sơn Vi mang tên xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật vào năm 1968; có
niên đại cách ngày nay khoảng từ 23 000 đến 11 000 năm
Di tích khảo cổ học Sơn Vi đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia năm 2008
– Di tích khảo cổ học Phùng Nguyên: được phát hiện và khai quật bắt đầu từ năm
1959, nay thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao Tên di tích này được chọn để đặt tên cho nền văn hoá Phùng Nguyên – nền văn hoá mở đầu thời đại kim khí ở vùng miền núi và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, có niên đại cách ngày nay khoảng 4 000 – 3 500 năm
Đây là nền văn hoá quan trọng tương ứng thời đại tiền Hùng Vương ở Việt Nam
1 Hãy kể tên một số di tích kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu ở Phú Thọ 2 Thảo luận và cho biết, ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và
địa phương em còn có di tích kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu nào khác
3 Thảo luận và cho biết giá trị, vai trò của các di tích kiến trúc – nghệ thuật trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
Trang 29– Di tích khảo cổ học Gò Mun: Di chỉ khảo cổ nổi tiếng thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
được phát hiện năm 1961 Văn hoá Gò Mun được xếp vào giai đoạn hậu kì thời đồng
thau, cách ngày nay 3 000 đến 2 500 năm Những hiện vật khai quật được ở đây đã góp
phần làm sáng tỏ cuộc sống của cư dân văn hoá Gò Mun, giúp chúng ta thấy được sự phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá, thẩm mĩ của người Việt thời kì Văn Lang – Âu Lạc Văn hoá Gò Mun tương ứng với thời kì Hùng Vương dựng nước
– Di tích khảo cổ học Làng Cả: Di tích này nằm trên một quả đồi thấp (Đồi Nhãn), xưa
thuộc kẻ Gát – Thọ Xuân, sau là xã Chính Nghĩa, nay là phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì Di tích Làng Cả được giới khảo cổ học biết tới từ năm 1959, khi bắt đầu xây dựng khu công nghiệp Việt Trì Từ đó đến nay, qua ba lần khai quật (1976, 1977, 2005) đã cho thấy: Làng Cả là khu di tích lớn nhất thuộc giai đoạn văn hoá Ðông Sơn được biết đến, có
giá trị khoa học đặc biệt trong nghiên cứu về thời đại Hùng Vương và Nhà nước Văn Lang
Di tích khảo cổ học Làng Cả đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 2006
Một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu
Hình 10 Danh thắng Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn
1 Hãy kể tên một số di tích khảo cổ tiêu biểu ở Phú Thọ 2 Hãy cho biết giá trị, vai trò của các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3 Tìm hiểu, thảo luận và cho biết, ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ và địa phương em còn có di tích khảo cổ tiêu biểu nào khác
Trang 30Hình 11 Đầm Ao Châu thuộc thị trấn Hạ Hoà và các xã Y Sơn, Ẩm Hạ, Phụ Khánh (huyện Hạ Hoà)
Hình 12 Đầm Vân Hội, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, giống như một Hạ Long thu nhỏ,
với non nước hữu tình và vẻ đẹp hoang sơ
Trang 31Hình 13 Đồi chè Long Cốc, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn
Hiện nay, cùng với sự đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, du lịch, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ngày càng trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút đối với du khách trong và ngoài nước; góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh
1 Lập bảng thống kê các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh tiêu biểu
của tỉnh Phú Thọ theo từng loại hình và theo gợi ý dưới đây
Di tích, danh lam thắng cảnh
tiêu biểu
Địa phương Nhân vật lịch sử gắn với
di tích (nếu có)
? ? ? ? ? ?
1 Hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Phú Thọ 2 Em ấn tượng nhất với danh lam thắng cảnh nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về
danh lam thắng cảnh đó
3 Theo em, danh lam thắng cảnh ở tỉnh Phú Thọ có giá trị, vai trò như thế nào
trong đời sống kinh tế – văn hoá của địa phương?
Trang 322 Tổ chức trò chơi “Hành trình về miền di sản”/”Ai nhanh – ai đúng” để gắn biển tên
các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ treo tường
3 Hãy lựa chọn một di tích lịch sử – văn hoá hoặc danh lam thắng cảnh tiêu biểu của
tỉnh Phú Thọ mà em thích nhất và chia sẻ những thông tin cơ bản về di tích lịch sử văn hoá hoặc danh lam thắng cảnh đó
1 Sưu tầm tư liệu và viết bài giới thiệu (dưới hình thức đồ hoạ thông tin infographic) về một di tích lịch sử văn hoá hoặc danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ
hoặc địa phương em
2 Đề xuất một số việc làm/chương trình hành động cụ thể của lớp/trường em
để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Phú Thọ
Trang 33Văn Lang cả làng nói khoác
(Tục ngữ vùng Phú Thọ)
1 Em đã từng nghe câu tục ngữ “Văn Lang cả làng nói khoác” chưa? Em có thể kể
một truyện cười Văn Lang không?
2 Ngoài làng cười Văn Lang, em có biết hoặc nghe nói về những làng cười khác
không?
Tri thức đọc hiểu: Truyện cười dân gian và các làng cười
Truyện cười dân gian Việt Nam là loại truyện dùng tiếng cười để phê phán, châm biếm thói hư tật xấu hoặc để giải trí, giúp cho cuộc sống đỡ căng thẳng, mệt nhọc Mỗi truyện thường rất ngắn gọn và thường kết thúc một cách bất ngờ
Truyện cười dân gian Việt Nam chia làm hai loại: truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi Truyện cười kết chuỗi là những câu chuyện xoay quanh một nhân vật
(có thực hoặc được coi là có thực), như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện Ông Ó, truyện Bác Ba Phi, Truyện cười không kết chuỗi là những câu chuyện mà các nhân vật
có tính chất chung (anh nông dân, chú đầy tớ, ông xã trưởng, ), cũng không cụ thể về thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện Truyện cười không kết chuỗi thường được gọi
bằng các tên như truyện cười, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện tiếu lâm,
TRUYỆN CƯỜI VĂN LANG
Trang 34Truyện cười dân gian Việt Nam rất phong phú Ngoài những truyện phổ biến trên cả nước, còn có nhiều truyện cười chủ yếu được lưu truyền ở phạm vi làng xã Một số làng
xã có truyền thống sáng tác truyện cười và các làng xã này được gọi là các làng cười
Các nhà nghiên cứu xếp truyện cười của các làng cười vào loại truyện cười không kết chuỗi Tuy nhiên, một số truyện cười này cũng ít nhiều có tính kết chuỗi Ví dụ, một số truyện lặp lại những địa điểm với tên thôn làng, tên núi sông cụ thể và đôi khi có cả những nhân vật cụ thể, có thật hoặc được coi là có thật
– Sao? Tôi lai xe đạp mà – Không được đâu bác ơi Củi làng cháu cháy nỏ lắm Hễ củi khô là đặt đâu cháy đấy, không cần châm lửa Nếu bác đặt củi khô lên xe đạp là cháy luôn cả xe đạp
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2010)
2 ỚT CAY
Một chị bán ớt thấy ông khách đi qua thì đon đả mời:
– Bác mua đi, ớt Văn Lang chúng em cay đến là cay đấy
Ông khách cầm quả ớt lên xem, chị bán hàng ngăn lại:
– Ấy, bác chớ có ngửi, nó sẽ cay xộc lên tận óc Mà nếu cắn một tí là cay rụt đầu lưỡi, có khi đến cấm khẩu nữa
Ông khách vội buông quả ớt: – Gớm, cay đến thế thì đố ai dám mua!
(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, Sđd)
Trang 353 NHỐT GÀ MUA TỦ
Một ông trọc phú(1) mua được một cái tủ rất đẹp và sang trọng Nhưng tủ quá nặng, các gia nhân(2) của ông khiêng tủ rất chật vật, chốc chốc lại nghỉ, người nào cũng nhễ nhại mồ hôi
Về gần đến cổng, đám gia nhân mệt nhoài, còn vài chục bước mà vẫn phải dừng lại nghỉ Ông chủ liền đến cổng gọi to vào nhà:
– Này, nhốt chó, nhốt gà vào nhé! Vợ ông trọc phú vội nhốt gà, nhốt chó Các gia nhân nghĩ thầm: chắc ông chủ bắt gà làm cơm thết đãi người khiêng tủ Thế là chưa lại sức, họ vẫn cố khiêng cho mau vào nhà
Tủ được khiêng vào và kê vừa xong thì bà vợ từ nhà dưới chạy ra Ông trọc phú hể hả bảo vợ:
– Cái tủ đẹp quá! Nước sơn bóng như gương, chạm trổ thanh thoát Bà vợ ngạc nhiên:
– Sao ông bảo nhốt gà? Ông trọc phú cau mày: – Nhốt gà lại kẻo nó đâm đầu vào gương mà chọi nhau!
(Theo Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 8, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005)
(1) Trọc phú: người giàu có mà dốt nát hoặc có tính xấu
(2) Gia nhân͗người ở giúp việc trong những gia đình giàu có thời xưa
(3) Mới đây, theo Nghị quyết 828/NQ-UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17–12–2019, xã Văn Lương cùng với xã Tam Cường và xã Cổ Tiết của huyện Tam Nông đã sáp nhập thành xã Vạn Xuân
Làng cười Văn Lang thuộc xã Văn Lương(3), huyện Tam Nông, Phú Thọ Ngoài một số truyện mang tính chất châm biếm thói hư tật xấu, truyện cười Văn Lang chủ yếu đi theo chủ đề “nói khoác” Do truyền thống “nói khoác” mà gần đây ở Văn Lang có các hội thi “nói khoác”, những người xuất sắc được coi là “nghệ nhân nói khoác”
Nước ta còn có nhiều làng cười nổi tiếng như làng cười Dương Sơn tỉnh Bắc Giang, làng cười Đông An
tỉnh Bắc Ninh, làng cười Vĩnh Hoàng tỉnh Quảng Trị, Sách Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 8,
NXB Khoa học xã hội, 2005 tuyển truyện cười của 15 làng cười Thực tế số làng cười có thể còn nhiều hơn thế
Ngày nay do điều kiện thuận lợi về in ấn và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, một số truyện cười của các làng cười đã vượt khỏi luỹ tre làng, đến với bạn đọc ở các tỉnh thành xa xôi khác
Em có biết?
Trang 361 Kể lại ba truyện cười nói trên Theo lô-gíc của câu chuyện thứ hai, em có thể thêm
chi tiết nào vào câu chuyện thứ nhất?
2 Một số truyện cười Văn Lang tuy thể hiện tài nói khoác nhưng cũng bóc mẽ thói
nói khoác hoặc cho thấy cái tai hại của nói khoác nếu lạm dụng Theo em, đó là những truyện nào trong ba truyện trên?
3 Viết 1 – 2 đoạn văn thuyết minh về truyện cười Văn Lang 4 Viết bài nghị luận ngắn (không quá một trang) về một hoặc một số truyện cười
Văn Lang
Gợi ý: Nêu được những nét đặc sắc và cũng có thể nêu cả một số hạn chế
Truyện cười Văn Lang, ngoài những đặc điểm chung của truyện cười dân gian Việt Nam, có một số nét riêng Đa số các truyện cười Văn Lang dùng nghệ thuật phóng đại để tạo tiếng cười vui vẻ, đồng thời qua đó cũng bày tỏ niềm tự hào trước
sự phong phú, độc đáo về tài nguyên, sản vật của quê hương (truyện Bác mua đi, nỏ lắm và truyện Ớt cay)
Một số truyện cười khác của truyện cười Văn Lang phê phán thói hư tật xấu một
cách nhẹ nhàng Ví dụ, truyện Nhốt gà mua tủ, truyện kết hợp tình huống và từ ngữ
có tính lập lờ, hai nghĩa để phê phán tính keo kiệt của ông trọc phú, đồng thời cũng cho thấy sự khôn ngoan của ông ta và sự khờ khạo, cả tin của đám gia nhân
1 Truyện cười thường gây cười bằng cách dùng các nghệ thuật phóng đại (nói
quá, ngoa dụ), tạo sự phi lí (mâu thuẫn, trái tự nhiên), chơi chữ, tạo sự lập lờ, nước đôi trong nghĩa từ ngữ, Hãy chỉ ra cách gây cười ở mỗi truyện trên
2 Nhận xét nghệ thuật gây cười ở truyện thứ nhất và truyện thứ hai So sánh sự
giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật gây cười ở hai truyện
3 Nghệ thuật gây cười ở truyện thứ ba có gì đặc sắc?
Gợi ý: Nhân vật ông trọc phú trong nhiều truyện cười là những kẻ dốt nát, kém
hiểu biết, nhưng trong truyện này có phải như vậy không? Ông đã dùng cách nào để đám gia nhân tin?
4 Cho biết ý nghĩa của mỗi truyện cười trên
Trang 371 Kể thêm một số truyện cười Văn Lang khác mà em biết Trao đổi, tranh luận về ý
nghĩa của các truyện cười này
2 Các truyện cười về đề tài “nói khoác” thường được kết thúc theo cách: sự phóng
đại bị đẩy lên đến mức phi lí và chính khi đó sự phóng đại này bị bóc trần, và cũng là lúc tiếng cười bật ra
a) Hãy điền vào bảng dưới đây để thể hiện nội dung nói trên ở hai truyện cười đã học
Tên truyện cười
Sự vật, hiện tượng được phóng đại
Sự phóng đại bị đẩy đến mức phi lí
Điều nói khoác bị bóc trần
Bác mua đi, nỏ lắm Ớt cay
b) Hãy kể một truyện khác ngoài các truyện đã học (không nhất thiết là truyện cười Văn Lang) có kết thúc như thế và chỉ ra chỗ phi lí, gây cười đó
3 Truyện cười thường có nhiều dị bản (văn bản khác tương tự văn bản được phổ
biến rộng nhưng có một số đặc điểm khác) Thử tạo ra một dị bản khác bằng cách thay
đổi, thêm bớt chi tiết cho truyện Thuyền đu đủ dưới đây:
THUYỀN ĐU ĐỦ
Bà nọ kể với khách: Ông bủ(1) nhà em có tính hay nhặt nhạnh Quả đu đủ chín ăn xong, bủ em cũng đem cái vỏ cất vào sau nhà Nhân một hôm nhà có khách, thuyền nhà đi đồng vắng, bủ em bảo em đưa khách về, em loay hoay mãi chẳng mượn được thuyền, thì bủ em bảo ra sau nhà lấy nửa vỏ quả đu đủ khô hạ xuống làm thuyền Con thuyền nhẹ lướt như bay trên mặt hồ Em chẳng nói ngoa, kể ra thêm một, hai người nữa ngồi vẫn cứ đi ngon
(Theo Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 8, Sđd)
Gợi ý: Có thể dựa vào truyện Ớt cay; Bác mua đi, nỏ lắm để đặt ông khách vào tình
huống khiến ông hoảng sợ
(1) Bủ: cụ, lão (ông bủ, bà bủ)
Trang 382 Chia sẻ hiểu biết về những
bài thơ, dòng thơ thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hoá Phú Thọ
Tri thức đọc hiểu
Thơ là một thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm và trải qua quá trình phát triển dài lâu Thông qua việc phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu
THƠ HIỆN ĐẠI PHÚ THỌ
đẹp của văn hoá vùng đất Tổ
Yêu cầu cần đạt
Trang 39bao gạo khoác sau lưng và súng đeo trước ngực cha ta vào chiến dịch giữa mùa mưa
cơn lũ lớn xô về, nước ngập bến phù sa Đâu những con đường xưa từng in dấu chân cha hồng sỏi đỏ và trắng phau hoa sở
có phải sau mỗi tàn cổ thụ dáng người đi còn ủ dưới thung sâu? Ga trung du còn vọng tiếng còi tàu hơi bếp ấm thơm hăng mùi khói lá nương ai đốt còn bập bùng lửa đỏ nhớ đêm nào cha vượt bến sông Thao níu áo mẹ, con chờ cha trước ngõ Ơi những con đường xưa hồng hào sỏi đỏ giữa ga rừng đêm nay, nghe lá vỗ lao xao nghe súng nổ bỗng sáng bừng thung cọ lửa hắt lên từ những chiến trường nào? Ga trung du còn vọng tiếng còi tàu khung cửa sổ trong toa vẫn sáng từng gương mặt có phải bước người đi từ buổi trước
hơn mười năm còn ấm ở ga này? Những chuyến tàu đi rộn rã giữa thung cây
Ga Phú Thọ, một đêm chiến tranh
(In trong Nguyễn Đình Ảnh tác phẩm thơ chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017, tr 32 – 33)
x Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh sinh năm 1942 tại xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, mất năm 2006 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Ông làm thơ khá sớm, có tác phẩm đăng báo từ thời học sinh và trở thành nhà thơ nổi tiếng khi đang mặc áo lính Các tác phẩm
chính đã xuất bản: Chào đất nước (thơ, 1970), Trăng rừng (thơ, 1977), Hoa cỏ miền đồi (thơ, 1982), Trước cổng trời (thơ, 1989),
Giã biệt một ánh sao chiều (thơ, 1992), Sắc cầu vồng (thơ, 1996), Vầng sáng và những kì tích (thơ, trường ca, 2000), Thăm thẳm cõi người (thơ, 2004), Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Ảnh (2007),
trên hành trình sáng tạo, thơ Nguyễn Đình Ảnh cũng điềm đạm, trong trẻ o, nghiêng về cổ điển Thuộc thế hệ những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Đình Ảnh gửi vào thơ lí tưởng lớn, tình yêu lớn với quê hương đất nước Bên cạnh đó, thơ ông thể hiện những chiêm nghiệm sâu xa về tình người, tình đời.
x Bài thơ Ga trung du ra đời trong một đêm chiến tranh chống Mỹ, in lần đầu tiên trong tập Hoa cỏ
miền đồi (1982), sau đ ó được đưa và o tuyển tập Nguyễn Đình Ả nh – tác phẩm thơ chọn lọc, NXB
Hội Nhà văn, năm 2017
Trang 40Logo - LUYỆN TẬP
1 Thuyết trình về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong bài thơ Ga trung du của
Nguyễn Đình Ảnh Hình ảnh thơ nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
2 Viết bài văn phân tích vẻ đẹp bài thơ Ga trung du của Nguyễn Đình Ảnh
1 Báo Nhân dân Chủ nhật, số 20 năm 1991 đã giới thiệu: “Thơ Nguyễn Đình Ảnh trầm
tĩnh, nhân hậu, bám sát vùng đồi núi trung du của đất Tổ Hùng Vương và biểu lộ tình cảm thắm thiết với con người, cảnh vật trên vùng đất Phong Châu của mình”
Thông qua bài thơ Ga trung du, em hãy “đối thoại” với tác giả của ý kiến trên
2 Tìm đọc thêm những tác phẩm thơ hiện đại Phú Thọ và lập bảng thu hoạch theo
mẫu sau:
STT Nhan đề bài thơ
và tác giả
Đề tài/ Chủ đề
Các thủ pháp nghệ thuật
Dòng thơ yêu thích
Ấn tượng, cảm xúc của em sau khi đọc
Bài thơ Ga trung du của Nguyễn Đình Ảnh được viết bằng thể thơ tự do với từ
ngữ dung dị, hình ảnh thơ tái hiện đặc trưng không gian trung du và bối cảnh đất nước trong cơn binh lửa, qua đó thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình: hồi ức về cha hoà trong tình yêu sâu nặng với quê hương, đất nước Tất cả tạo nên hơi ấm và sức mạnh của sự nối tiếp thế hệ, giống như những toa tàu mãi nối nhau trong không gian và thời gian
1 Bài thơ có thể được chia thành mấy phần? Nội dung nổi bật ở mỗi phần là gì? 2 Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc của bài thơ?
3 Bài thơ kết thúc với dòng thơ “Những chuyến tàu đi rộn rã giữa thung cây ”
đứng riêng một khổ Trình bày suy nghĩ của em về cách kết thúc này
4 Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh tái hiện hình tượng cha – con, trung du và Tổ quốc
5 Em hãy phân tích ý nghĩa nhan đề Ga trung du Nhan đề ấy đã góp phần thể hiện
cảm hứng chủ đạo của bài thơ như thế nào?