1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Điện Biên Lớp 8.Pdf

79 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 8
Người hướng dẫn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên
Trường học Sở Giáo dục và Đào tạo
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Tài liệu
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 24,49 MB

Nội dung

MỤC LỤCPhần I: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG 3Một số � n ngưỡng � êu biểu ở tỉnh Điện Biên16 4 Chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hoá ở tỉnh Điện Biên từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ X

Trang 1

Giáo dục địa phươnGTỉnh điỆn BiÊn

Lớp

8Tài Liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊNSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH ĐIỆN BIÊN

TÀI LIỆU

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Trang 3

MỤC LỤC

Phần I: VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

3Một số � n ngưỡng � êu biểu ở tỉnh Điện Biên16

4 Chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hoá ở tỉnh Điện Biên từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX 21

5 Nhân dân các dân tộc điện biên đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX 27

PHẦN II: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP

6Ngành nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh Điện Biên33

7Các ngành công nghiệp của tỉnh Điện Biên42

8Những thay đổi về kinh tế tỉnh Điện Biên49

9 Nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động ở một số ngành nghề của tỉnh Điện Biên 54

PHẦN III: CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

10Chính sách an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc ở tỉnh Điện Biên63

11Ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai ở tỉnh Điện Biên70

Trang 4

LỜI NÓI ÐẦU

Các em học sinh thân mến!Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh Nơi đây lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của 19 dân tộc thiểu số thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; ghi dấu những chiến công hiển hách, hào hùng: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, biểu tượng cho ý chí quật cường, tinh thần yêu nước, dân tộc của Việt Nam Còn rất nhiều điều thú vị nữa về quê hương Điện Biên đang chờ các em khám phá

Với 15 chủ đề thuộc các lĩnh vực Văn hoá, Lịch sử, Địa lí – Kinh tế, Hướ ng nghiệ p,

Chính trị xã hội, Môi trường, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 8 tiếp tục

mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị, bổ ích về quá trình phát triển, những thành tựu kinh tế − xã hội, văn hoá, văn học tỉnh Điện Biên từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1930; nét đẹp văn hoá trong lễ hội Hạn Khuống, lễ Gạ Ma Thú, tín ngưỡng thờ Then Cuốn tài liệu sẽ cùng các em tìm hiểu về tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành công nghiệp, nông, lâm, thuỷ sản Bên cạnh đó sẽ trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng trong phòng chống thiên tai; nâng cao trách nhiệm của bản thân trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 8 tiếp tục là một chặng đường

trong hành trình đầy ý nghĩa, đưa các em đến với những vẻ đẹp của quê hương Điện Biên, để hiểu hơn về văn hoá, lịch sử, truyền thống, thiên nhiên… thêm yêu, gắn bó với con người và cuộc sống

Chúc các em có nhiều niềm vui và thành công trong học tập!

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên

Trang 6

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Mục tiêu bài học

Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh cần đạt được sau khi học

Mở đầu

Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới

Kiến thức mới

Với các nội dung (kênh hình, kênh chữ) thông qua các hoạt động học tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới

Trang 7

Em có biết

Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có tính liên môn nhằm làm rõ hơn nội dung chính

Vận dụng

Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đềtrong thực tiễn

Luyện tập

Là các câu hỏi, bài tập, thực hành đề củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học.

Tìm hiểu thêm

Cung cấp một số nội dung liên quan đến bài học

Trang 8

KIẾN THỨC MỚIKIẾN THỨC MỚI

VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

1 VĂN HỌC HIỆN ĐẠI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Học xong chủ đề này, em sẽ:

• Trình bày được đặc điểm của văn học hiện đại ở Điện Biên (từ năm 1946 đến nay).• Nêu được các tác giả và các tác phẩm văn học tiêu biểu của Điện Biên giai đoạn hiện đại.• Đọc hiểu được tác phẩm văn học hiện đại Điện Biên Từ đó, viết và trình bày được một số vấn đề liên quan đến văn học hiện đại Điện Biên

• Có thái độ, hành vi thể hiện sự trân trọng và giữ gìn những tác phẩm văn học hiện đại tiêu biểu của Điện Biên

Kể tên một số tác phẩm, tác giả văn học hiện đại ở tỉnh Điện Biên mà em biết.

MỞ ĐẦU

Tỉnh Điện Biên nằm trong vùng văn hoá Tây Bắc với 19 dân tộc anh em chung sống Mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng, góp phần làm nên một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó, các tác phẩm văn học (đặc biệt là tác phẩm thời kì hiện đại) đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà Nhìn tổng thể, văn học hiện đại Điện Biên chia làm bốn giai đoạn chính: Giai đoạn từ 1946 đến 1954, giai đoạn 1955 đến 1975, giai đoạn 1976 đến 2003 và giai đoạn từ 2004 đến 2020

Trang 9

1 Một số đặc điểm của văn học hiện đại Điện Biên

a) Giai đoạn từ 1946 đến 1954

Hoàn cảnh lịch sử: Nhân dân tỉnh Điện Biên (lúc bấy giờ là tỉnh Lai Châu) tham gia đấu tranh để bảo vệ cơ sở, giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Bắc (tháng 10-1952), tham gia chiến dịch giải phóng Lai Châu (tháng 12-1953), tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

Tình hình văn học: Ở thời kỳ này, bảy vạn dân Lai Châu đều mù chữ, trong đó có một số người biết chữ Thái cổ Chỉ có các cán bộ cách mạng, bộ đội sáng tác, hoặc dịch tác phẩm từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc để tuyên truyền, cổ vũ, động viên tinh thần kháng chiến, lao động sản xuất của các dân tộc trong tỉnh Tuy số lượng các sáng tác không nhiều nhưng đó cũng là dấu mốc cho sự bắt đầu của một giai đoạn văn học hiện đại, là nền tảng cho những sáng tác sau này

b) Giai đoạn từ 1955 đến 1975

Hoàn cảnh lịch sử: Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 đã mở ra một trang sử mới cho đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên Từ ngày 1-1-1963, tỉnh Lai Châu chính thức đi vào hoạt động Đồng bào các dân tộc Lai Châu vừa sản xuất, vừa chiến đấu, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của đế quốc Mỹ, chi viện cho cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước

Tình hình văn học: Văn học thời kỳ này đã có những sáng tác giàu chất nghệ thuật hơn Lực lượng sáng tác chủ yếu là các cán bộ, bộ đội với những bài thơ, bài kí, truyện ngắn Các sáng tác tập trung cổ vũ tinh thần chiến đấu, ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất Điện Biên Thời kỳ này xuất hiện nhiều cây bút địa phương như Giàng Páo Ly, Lào Văn Chung, Lò Văn Chiến, Vì Văn Chựa, Phan Kiến Giang trong đó phải kể đến tên tuổi hai nhà văn lớn là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam: Mạc Phi và Lương Quy Nhân Một số tác

phẩm của thời kì này có thể kể đến: Bộ tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi ; Ký lên vùng

cao (Phú Sơn), Truyện người con gái Na Khưa (Đặng Quang Tình)….

c) Giai đoạn từ 1976 đến 2003

Hoàn cảnh lịch sử: Nhân dân Lai Châu giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tháng 2-1979 Từ đây, các dân tộc anh em ra sức thi đua thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng trên các mặt kinh tế – văn hoá – xã hội – quốc phòng – an ninh Ngày 26-11-2003, Quốc hội ra nghị quyết chia tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh: Lai Châu và Điện Biên

Tình hình văn học: Văn học giai đoạn này đã gắn quyện, phản ánh hiện thực đất nước, con người Lai Châu trong đấu tranh, trong công cuộc đổi mới phong phú và sinh động Đội ngũ tác giả là những người con của Lai Châu như Vi Văn Phủ, Hoàng Tam Khọi, Điêu Chính Liêm, Mào Ết, Lò Ngọc Duyên Những tác giả từ đồng bằng tự nguyện gắn bó đời mình với Lai Châu, coi miền đất cuối trời như quê hương thứ hai của mình như Thạch Linh, Trọng Mậu, Quốc Chiến, Xuân Ngọc, Huỳnh Nguyên, Huy Tuyến Lớp nhà văn, nhà thơ cao tuổi như Mùa A Sấu, Quàng Văn Xôm, Nông Văn Nhay,

Trang 10

đến cho bạn đọc những trang văn, trang thơ tâm huyết Thời kỳ này xuất hiện những cây bút trẻ như Từ Thiện, Đỗ Thị Tấc, Lầu A Vàng, Lò Văn Chiến, Chu Thùy Liên, Lê Hải

Yến,… Một số tác phẩm tiểu biểu thời kỳ này: Ý Nọi – Nàng Xưa (1999) Tâm tình người

yêu (2002) của Lò Ngọc Duyên; Xa nhà ca (2000); Truyện cổ Hà Nhì (2002) của Chu

Thùy Liên Đất lành (tập truyện, ký – in chung, 1998) của Thạch Linh.

d) Giai đoạn từ 2004 đến 2020

Hoàn cảnh lịch sử: Sau 16 năm chia tách tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh đáng ghi nhận và trân trọng, quyết tâm đưa Điện Biên trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc

Tình hình văn học: Chiến thắng Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới mạnh mẽ là những mảng đề tài lớn của văn học thời kỳ này Những sáng tác văn học đã gần gũi hơn với đông đảo công chúng, góp phần giáo dục con người Những gương mặt văn học thời kỳ trước vẫn miệt mài viết lên những tác phẩm có giá trị Nhiều cây viết mới say sưa với những chuyến thâm nhập thực tế, khám phá những miền đất mới để cảm nhận về vẻ đẹp con người và thiên nhiên vùng cao như Nguyễn Đức Lợi, Du An, Chu Thuỳ Liên, Chu Linh, Phan Đức Lộc, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Trương Hữu Thiêm, Bùi Quang Huy, Đào Duy Trình, Phạm Đức Cư, Phạm Đình Thi,…

Các tác phẩm văn học hiện đại tiêu biểu thời kỳ này của Điện Biên có thể kể đến:

Tập truyện Lông gà và lá chuối (2004) của Du An; Lửa sàn hoa (2003), Thuyền đuôi én(2009) của Chu Thùy Liên; Gia đình thợ mộc (2012), Hoa xương rồng trên cao nguyên

Sín Chải, Ma Núi Rắn (2016), Về Điện Biên đi em (2019) của Nguyễn Đức Lợi,…

Về nội dung, các tác phẩm văn học hiện đại đã góp phần tái hiện chiến thắng lừng lẫy địa cầu của Việt Nam trên chiến trường Điện Biên, đồng thời ca ngợi lòng dũng cảm, sự hi sinh to lớn, quyết chiến quyết thắng của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Điện Biên Phủ Mỗi tác phẩm dù là thơ ca hay tiểu thuyết, truyện, kí đều truyền vào lòng người sức sống bất diệt của lịch sử để mỗi lần đọc lại, độc giả lại cảm thấy rạo rực niềm vui, niềm tự hào dân tộc Bên cạnh đó nhiều tác phẩm tập trung khắc hoạ nhịp sống mới đang sinh sôi, nảy nở trên mảnh đất Điện Biên Phủ Nhiều tác phẩm ca ngợi tinh thần cống hiến hăng say của người lao động đang ở khắp các vùng trong tỉnh

Về nghệ thuật, các tác phẩm văn học hiện đại đa dạng với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí… trong đó, những sáng tác thơ chiếm ưu thế Các tác phẩm thơ phần lớn thuộc thể loại thơ tự do với hình ảnh chân thực, giản dị, ngôn ngữ nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu nhạc điệu và thấm đượm cảm xúc Tác phẩm truyện đã hướng đến miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật tinh tế, sâu sắc Phần lớn tác phẩm kí có lối viết chân thực, bám sát cuộc sống, ngôn ngữ giản dị, dễ tiếp nhận

Với tình yêu quê hương Điện Biên sâu sắc cùng tài năng nghệ thuật, những tác giả văn học địa phương đã và đang ngày càng có những tác phẩm giá trị làm phong phú và đa dạng nền văn học nghệ thuật của tỉnh nhà, góp phần không nhỏ vào thành công chung của văn học nghệ thuật dân tộc

Trang 11

(Theo Tuyển tập Văn học nghệ thuật Điện Biên, NXB Văn học, 2006)

Hình 1.1 Tác giả Nguyễn Đức Lợi giành giải Nhất

cuộc thi “Thơ Điện Biên 2019”

Nêu đặc điểm của văn học hiện đại Điện Biên qua các giai đoạn theo gợi ý sau:

Lực lượng

Trang 12

2 Tìm hiểu tác phẩm văn học hiện đại Điện Biên

Hình 1.2 Nhà thơ Chu Thùy Liên

ĐÊM CHỜ TIN THẮNG TRẬN

Ai đếm được bao đêmRừng Việt Bắc đổ từng cơn gió lạnhBác Hồ trầm ngâm

Bên tấm bản đồ Điện BiênCây chì chầm chậm

Qua từng tên sông, tên núi:Hồng Cúm, áo cóc, tóc bạc tả tơiTay chới với dưới hố củ màiLòng chảo Mường ThanhNhững đôi chân gầyPhong phanh áo mỏngCòng lưng vác đạnMáu trộn mưa, Dưới đòn roi giặc Pháp…Đêm mùng sáu tháng năm, đồng hồ như ngừng trôi24 tiếng dài hơn những ngày,

Cả dân tộc điệp trùng hành quân lên Tây Bắc.Khi Bác thấy:

Những người con trai, con gáiNgậm tăm trong mưa xối, bùn lầyNáo nức, hồi hộp đợi lệnh tổng tấn công.Khi Bác nghe:

Từng nhát xẻng phầm phập, hối hảVang từ Pe Nọi vào phía Tây Mường ThanhVòng bờ Đông sang Nậm Rốm

Sang Him Lam, Noong Bua,Tới đồi D, đồi E, đồi A…Bao người con ưu tú đã hi sinhCho lá cờ “quyết chiến quyết thắng”Từ tiền duyên, lướt tung thâmPhần phật bay trên nóc hầm tướng giặc.Dòng điện tín run lên trên tay Người“Chiến thắng hôm nay

Chúng con dâng mừng sinh nhật Bác, Bác ơi”Tấm bản đồ Điện Biên, phút giây nhoè lệ

(Chu Thuỳ Liên, Tuyển tập văn học nghệ thuật Điện Biên 1981 – 2006, NXB Văn học)

Trang 13

1 Sưu tầm một số tác phẩm văn học hiện đại Điện Biên theo gợi ý sau.

1 Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) trình bày suy nghĩ về một hình ảnh em

yêu thích trong bài thơ Đêm chờ tin thắng trận.2 Từ văn bản Đêm chờ tin thắng trận và tìm hiểu thêm tư liệu về văn học

hiện đại tỉnh Điện Biên, em hiểu thêm điều gì về con người và quê hương Điện Biên?

?

Trang 14

2 HỘI HẠN KHUỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI

Học xong chủ đề này, em sẽ:

• Giới thiệu khái quát được về hội Hạn Khuống của dân tộc Thái.• Trình bày được ý nghĩa của hội Hạn Khuống ở tỉnh Điện Biên.• Thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần bảo tồn và phát huy lễ hội trong đời sống cộng đồng

Hình 2.1 Hội Hạn Khuống, di sản văn hoá phi vật thể dân tộc Thái đen được phục

dựng tại bản Him Lam 2, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ

KIẾN THỨC MỚI

1 Khái quát về hội Hạn Khuống

Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên Hội Hạn Khuống thường được tổ chức vào tháng 11 hằng năm (sau mùa thu hoạch) Đây là khoảng thời gian người nông dân Thái thảnh thơi nhất trong năm bởi mùa màng đã xong và thóc đã về bồ Lúc này thanh niên trai gái dân tộc Thái có thời gian tìm hiểu, tự tình, hát giao duyên Theo tiếng Thái, “Hạn” có nghĩa là tre, nứa và “Khuống” là sân, đất trong bản Hạn Khuống có nghĩa là một cái sàn bằng tre, nứa dựng lên ở sân đất ngoài trời “Hạn Khuống” còn gọi là Sàn hoa Hạn Khuống - sân chơi dành riêng cho nam thanh, nữ tú chưa lập gia đình

Hạn Khuống là nét đẹp văn hóa tinh thần của người Thái Tây Bắc Hội Hạn Khuống không chỉ toát lên vẻ đẹp tâm hồn của những chàng trai, cô gái Thái mà còn là sự liên kết, gắn bó tất cả cộng đồng cùng tham gia Qua hình thức sinh hoạt văn hóa này, người Thái góp phần hình thành nên cộng đồng với ý thức cùng chung sống bền vững và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho thế hệ mai sau

Trang 15

2 Một số đặc điểm của hội Hạn Khuống

Khi tiết trời sang xuân, khi bản mường bước vào mùa lễ hội, nam nữ thanh niên Thái cùng nhau vào rừng tìm cây tre, cây luồng về dựng một sàn ở khu đất trống giữa bản Sàn có thể dựng bằng tre hoặc gỗ, sàn đó được gọi là Hạn Khuống, nơi để nam nữ thanh niên Thái đến hát đối đáp (khắp tóp) Trên sàn Hạn Khu-ống, mọi người chuẩn bị dụng cụ cho nam thanh, nữ tú hội tụ giao duyên; con gái Thái thì quay sợi, cán bông, dệt vải, thêu thùa bằng chỉ màu các loại, có bếp củi để đốt lửa Dụng cụ cho các chàng trai Thái gồm có lạt xanh, lạt đỏ, lạt trắng để đan hom, đan giỏ, đan ớp, hoặc đan các con vật để tặng bạn gái, người mà con trai Thái có ý tỏ tình trong đêm hát đối giao duyên (khắp tóp báo sao) Ngoài ra còn một số vật dụng khác để đan chải, đan vợt xúc… và các loại nhạc cụ như khèn bè, pí pặp, pí thiu, sáo trúc, đàn tính…

Sàn Hạn Khuống được dựng cao khoảng 1,2m – 1,5m, rộng chừng 0,6m, dài chừng 5m, xung quanh có lan can được trang trí hoa văn Giữa sàn Hạn Khuống có cây nêu bằng tre to, dài để cả phần ngọn còn nguyên lá và trang trí các con giống đủ màu sắc gọi là “Lắc xáy” Cây “Lắc xáy” này mang bóng dáng của cây vũ trụ Bốn góc sàn Hạn Khuống có 4 cây nhỏ trang trí đẹp mắt gọi là “Lắc xáy” Bốn góc sàn đều có cầu thang lên xuống, được gọi là “San bó Han Khuông” (Sàn hoa Hạn Khuống) Chủ thể Hạn Khuống thường chọn những thiếu nữ Thái vừa đẹp người vừa đẹp nết của bản mường, hát đối ứng gọi là “Xao tỏn khuống” Khi bếp lửa trên sàn bắt đầu nhóm lên, ngọn lửa cháy rực sáng cả một góc bản mường cũng là lúc các cô chủ Hạn Khuống rút thang lên, quay guồng xa của mình kéo sợi giăng ngang lối lên – xuống sàn Hạn Khuống và cuộc thi tài bắt đầu Lúc này, các chàng trai Thái muốn lên sàn hoa thì phải thắng trong cuộc hát đối với các cô chủ sàn Hạn Khuống Lời các bài hát đối thường lấy trong truyện thơ

Thái Xống chụ xon xao, Tản chụ xiết xương Khi đã vào cuộc, ngoài hát đối ra là lời ứng

tác giữa một bên là các chàng trai Thái, một bên là các cô chủ Hạn Khuống Lời ứng tác tinh tế, sắc sảo thể hiện sự thông minh, tài ba của những chàng trai, cô gái Thái Hạn Khuống có thể diễn ra trong nhiều ngày, hình thức vui chơi phong phú, đa dạng như: tung còn, múa xoè, tó má lẹ, chơi cù… Khi hoàng hôn buông xuống, sinh hoạt trên sàn Hạn Khuống lại trở nên thắm nồng và trầm lắng lời hát giao duyên của trai gái Thái Cùng với hát đối, người đến xem có thể cất lên giọng phụ hoạ làm cho không khí trong đêm Hạn Khuống càng trở lên say đắm lòng người

Hạn Khuống là nét văn hoá mang đậm giá trị tinh thần trong đời sống thường nhật của người Thái Hát đối giao duyên trên sàn Hạn Khuống là sự kết tinh văn hoá Thái Tây Bắc, mà ở đó khởi nguồn từ cuộc sống và được biểu hiện qua nét sinh hoạt văn hoá tinh thần đầy cảm xúc của người Thái Sinh hoạt văn hoá trên sàn Hạn Khuống làm con người thêm

Hình 2.2 Hội Hạn Khuống ở Điện Biên

Trang 16

Tìm hiểu về hội Hạn Khuống theo gợi ý sau:

?

HỘI HẠN KHUỐNG

Diễn ra như thế nào?

Ai tham gia?

Diễn ra khi nào?

Số TTTên lễ hộiDân tộcCác hoạt động chính trong lễ hội

Trang 17

• Có thái độ trân trọng và bảo tồn giá trị tốt đẹp của các tín ngưỡng trong đời sống.

Khi gặp vấn đề khó khăn hoặc mong muốn đạt được một điều gì đó trong cuộc sống, em thường nghĩ tới ai và làm gì?

KIẾN THỨC MỚI

1.Khái quát về tín ngưỡng của các dân tộc ở tỉnh Điện Biên

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một hệ thống thần linh do họ sáng tạo ra, hình thành từ trong cộng đồng xã hội nguyên thuỷ

Với đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, tín ngưỡng dân gian từ ngàn xưa đã ăn sâu bắt rễ trong tư tưởng, tình cảm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng làng, xã Hầu hết các dân tộc nước ta nói chung và các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng đều có hệ thống tín ngưỡng hết sức phong phú, phức tạp, trong đó rất nhiều dân tộc theo tín ngưỡng đa thần, do xuất phát từ quan niệm nguyên thuỷ cho rằng “vạn vật hữu linh” tức vạn vật đều có linh hồn Chẳng hạn, người Kinh thờ cây đa, cây si, cây gạo, người Mường thờ cây si, thuồng luồng, người Mông đại đa số theo tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy, đa thần, v.v… Trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên cho đến nay còn lưu giữ một số tín ngưỡng cổ xưa truyền thống

Trang 18

cơ bản có thể xếp vào hai loại hình: Tín ngưỡng thờ thần tự nhiên và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của hầu hết các dân tộc ở Điện Biên.

Tín ngưỡng tôn giáo truyền thống đóng một vai trò rất quan trọng trong sự kết nối cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Điện Biên Tín ngưỡng góp phần tạo nên nét độc đáo trong văn hoá của các dân tộc Đối diện với cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin vào tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn, vất vả

– Tìm hiểu ngữ liệu và cho biết tín ngưỡng là gì?– Nêu vai trò của tín ngưỡng trong đời sống các dân tộc ở tỉnh Điện Biên.

2 Tìm hiểu tín ngưỡng của một số dân tộc ở Điện Biên

a) Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì

Lễ Gạ Ma Thú ("Cúng bản" hay “cấm bản”) là một trong những nghi lễ quan trọng của người Hà Nhì Lễ cúng bản Gạ Ma Thú được tổ chức vào những ngày con hổ (Khà là), con trâu (Nhù no), con dê (Gió no) của tháng 2 âm lịch hằng năm, gồm nhiều lễ cúng và mọi sinh hoạt tín ngưỡng, vui chơi được điều hành bởi thầy cúng và trưởng bản Trước ngày lễ, mọi người trong bản họp bàn, phân công chuẩn bị đồ lễ cúng, chọn thầy cúng Nghi lễ phải có đủ 6 mâm cúng, gồm: mâm cúng đầu bản, mâm cúng cổng bản, mâm cúng thần Núi (phía Tây), mâm cúng thần Lửa (phía Nam), mâm cúng thần Ðất (phía Bắc) và mâm cúng thần Rừng (phía Ðông)

Lễ Gạ Ma Thú thể hiện sự gắn bó giữa con người với môi trường xung quanh Ðó là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, là dịp để con người giải toả, giãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được giúp đỡ, che chở vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống hàng ngày Với những ý nghĩa đó, Lễ Gạ Ma Thú của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé, được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL ngày 29/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

b) Tín ngưỡng thờ Then

Thờ Then là một tín ngưỡng độc đáo của người Thái Những người làm nghề Then lập bàn thờ Then tại nhà và luôn tin tưởng vào sự phù hộ, dẫn lối của các quan Then hoặc của người thầy Then truyền dạy cho mình nhưng đã mất Theo quan niệm của người Thái trắng, Then chỉ các vị thần linh ở Mường Trời Các quan Then được vua Trời phái xuống hạ giới vừa là vị thần hộ mệnh vừa giúp thầy Then trần gian chữa trị bệnh tật, cứu giúp con người, có nhiệm vụ giám sát, phán xét những việc đúng, sai,

Hình 3.1 Nghi thức cúng thần rừng trong Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu,

huyện Mường Nhé?

Trang 19

giúp đỡ người trần gian có cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc Mường Trời là nơi có những nhân vật và sức mạnh kỳ diệu, có khả năng lựa chọn người nào đó ở trần gian làm thầy Then Thầy Then đang thực hành các nghi lễ Then là người trung gian, có khả năng giao tiếp giữa thế giới Mường Trời và Mường Trần gian Lời khấn, lời hát trong nghi lễ của thầy Then không lưu giữ bằng văn bản mà nằm trong tâm thức của các ông (bà) Then và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tín ngưỡng thờ Then là một hoạt động văn hóa tinh thần có ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng của người Thái về một cuộc sống tốt đẹp, ấm no, bày tỏ lòng biết ơn đối với quan Then đã luôn che chở, giúp đỡ, dõi theo cuộc sống của con người

c) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín

ngưỡng cổ truyền mang tính phổ biến tại cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Điện Biên Các dân tộc quan niệm rằng, tổ tiên mình là thiêng liêng Họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng linh hồn vẫn gần con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu luôn gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi Mỗi dân tộc có cách thức khác nhau về việc thờ cúng, như lựa chọn các thời điểm cúng trong năm hoặc cách đặt vị trí bàn thờ có thể là gian chính giữa nhà hoặc gian bếp tuỳ theo tập tục của từng dân tộc Bàn thờ tổ tiên của người Mông thường đặt ở vị trí gian giữa Nơi thờ cúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20 - 30cm, phía trên của miếng giấy được gắn các túm lông gà Nơi đặt bàn thờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên Vị trí bàn thờ trong gia đình người Cống tuỳ theo từng họ Bàn thờ tổ tiên có thể để trong buồng bố mẹ, ở phần vách phía trước, giữa hai hàng cột trong buồng hoặc gần cột cạnh bếp phía ngoài phần vách ngăn buồng bố mẹ

Hình 3.2 Mo làm lễ Kin Pang của dân tộc Thái- ngành Thái trắng

Hình 3.3 Bàn thờ Xử Ca của dân tộc Mông

Trang 20

STTThông � n

1 Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì thể hiện sự gắn bó giữa con người với môi trường xung quanh.2 Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.3 Trong gia đình của người Thái đều có bàn thờ Then

4 Thờ cúng tổ tiên là một hình thái tín ngưỡng chỉ có ở cộng đồng các dân tộc ở Điện Biên.5 Tín ngưỡng của một số dân tộc ở Điện Biên phong phú, thể hiện nét văn hoá của các dân tộc nơi đây.

Cách tổ chứcDân tộcÝ nghĩa

? Tại sao lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì, huyện Mường Nhé được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia?

? Vì sao tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Điện Biên?

Trang 21

1 Tìm hiểu thêm về một số tín ngưỡng của các dân tộc ở địa phương em.

3 Giới thiệu về một tín ngưỡng của dân tộc ở Điện Biên mà em biết.

Bước 1: Sưu tầm tư liệuBước 2: Lựa chọn nội dung trình bàyBước 3: Giới thiệu về tín ngưỡng

Trang 22

4 CHUYỂN BIẾN VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘIỞ TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIXHọc xong chủ đề này, em sẽ:

• Khái quát được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá ở Điện Biên từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

• Nêu được những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Điện Biên trong các thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX

• Có ý thức trân trọng, tự hào về các di sản văn hoá, lịch sử truyền thống của quê hương.• Có ý thức sưu tầm tư liệu về các sự kiện diễn ra ở quê hương trong thời gian từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

MỞ ĐẦU

Điện Biên từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, trải qua hai giai đoạn: chế độ phong kiến cổ truyền (từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX), chế độ thực dân phong kiến từ năm 1890.

Trong hoàn cảnh mới, vùng đất Điện Biên chuyển biến gì? Những chuyển biến đó có tác động như thế nào đến phong trào đấu tranh của các dân tộc Điện Biên đầu thế kỉ XX?

Thời vua Thiệu Trị, phủ Điện Biên được thành lập (1841) thuộc tỉnh Hưng Hoá gồm 3 châu là Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu (bao gồm cả đất Lai Châu ngày nay)

Trang 23

Phủ Điện Biên thời Nguyễn bao gồm các châu như sau: Tuần Giáo, Luân Châu, châu Lai, Quỳnh Nhai, châu Thuận và kiêm lý châu Ninh Biên Phủ lỵ đặt ở xã Nông Hiệt (hiện là xã Noong Hẹt, thuộc huyện Điện Biên) tổng Phong Thanh, châu Ninh Biên.

Quản lý xã hội là Quan nà hay Tạo nà chuyên trông coi đồng ruộng, trong đó trách nhiệm hàng đầu là thu thuế (ruộng công) và chăm lo thuỷ lợi và duy trì chặt chẽ chế độ tông tộc Các dòng họ lớn luôn chiếm cứ một thung lũng hay một hệ thống các thung lũng và áp đặt, thực thi chế độ quản lý vùng đất đó

Năm 1890, sau khi chiếm xong Lai Châu (gồm cả Điện Biên và Lai Châu), thực dân Pháp đặt địa phương này trong khu quân sự Vạn Bú (trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư) Trong suốt thời gian dài thống trị, thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản

Thực dân Pháp ra sức nuôi dưỡng bọn thổ ty, cường hào làm tay sai, lập ra “Xứ Thái tự trị”, “Vùng Mèo tự quản” nhằm âm mưa chia rẽ dân tộc

Thực dân Pháp dùng chính sách “dùng người Việt trị người Việt”: Các đạo miền núi đứng đầu là Chánh quản đạo hoặc Quản đạo; Các huyện miền núi là Tri huyện thổ hoặc Tri châu thổ Tri châu chịu trách nhiệm về toàn bộ nền hành chính trong địa bàn quản lý của mình Một số chúa đất địa phương tìm cách chiếm nhiều ruộng đất của dân Ở Lai Châu, Đèo Văn Long có hàng trăm mẫu đất

Cấp hành chính dưới châu là mường, bản Đứng đầu một mường là Phìa lý; ở những vùng xa lỵ sở của mường thì cứ 10 bản bầu ra 1 tạo để cai trị Đứng đầu mỗi bản có 1 Quan bản; giúp việc và hỗ trợ có 1 Chá và các Tiểu kỳ mục do dân bầu Các quan chức từ mường xuống bản đều được hưởng chế độ “cuông”, “nhốc”

Hình 4.1 Phế tích dinh thự Đèo Văn Long

– Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị ở Điện Biên có gì nổi bật?

– Vì sao thực dân Pháp lại sử dụng kết hợp nhiều phương thức bóc lột đối với nhân dân Điện Biên?

?

Trang 24

2 Tình hình kinh tế

Nông nghiệp là ngành chủ yếu, trồng lúa nước ở các vùng thung lũng nhất là vùng Mường Thanh, lúa nương, ngô được trồng ở các nương rẫy ven sườn đồi núi Ngoài cây lúa, người dân Điện Biên còn trồng các loại hoa quả như: chuối tiêu, đậu xanh, đậu vàng, dưa chuột…

Tuy nhiên, phương pháp canh tác còn lạc hậu, sản xuất manh mún, năng suất thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên

Thủ công nghiệp truyền thống như dệt thổ cẩm, làm gốm, đan lát mây, tre và nghề mộc trở thành phổ biến trong nhân dân

Mua bán chủ yếu vẫn theo phương thức trao đổi truyền thống “vật đổi vật Sản phẩm hàng hoá ít, quy mô sản xuất nhỏ hẹp trong từng gia đình Người dân chủ yếu khai thác và sản xuất vải thô, sáp ong, các loại thú trên rừng như hổ, báo, nai, một số loại gỗ tạp và tre, vầu

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường bằng biện pháp bóc lột truyền thống của quý tộc phìa, tạo kết hợp với phương thức bóc lột mới là thu tô, thuế, đi phu, đi lính Các sản vật, lâm thổ sản quý của Điện Biên (sừng hươu, săng kiến, cánh kiến trắng, các loại gỗ,…) trở thành nguồn thu lợi lớn cho thực dân Pháp

Thực dân Pháp tăng nguồn thu ngân sách là từ các loại thuế: thuế thân, thuế ruộng nương, thuế nóc nhà Người nhận ruộng công (ná háp pé) đều phải đóng thuế, đi phu, đi lính cho chính quyền thuộc địa

Dưới chế độ thực dân phong kiến đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động ở Điện Biên rơi vào cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cuộc sống ngày càng khó khăn

Hình 4.2 Cọn nước của người dân Điện Biên xưa (ảnh chụp tại Bảo tàng tỉnh Điện Biên)

? – Hãy nêu nét chính về tình hình kinh tế ở Điện Biên từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.

– Dưới thời Pháp thuộc, nền kinh tế của Điện Biên có gì thay đổi? Tại sao?

3 Tình hình văn hoá, xã hội

a) Tình hình xã hội

Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, vùng đất Điện Biên luôn trong tình trạng bất ổn Giặc Lự, giặc Pọng cướp phá bản làng; bệnh dịch, nạn đói xảy ra liên tiếp Cánh đồng Mường Thanh trù phú trước kia, cư dân đông đúc cũng chỉ còn lèo tèo bốn, năm chục nóc nhà

Dưới sự chỉ huy của Cầm Ten – một tù trưởng Mường Muổi Thuận Châu, nhân dân các dân tộc miền Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc trên vùng đất Điện Biên

Trang 25

đã dũng cảm chống giặc Từ năm 1844 đến năm 1858, đất Điện Biên và miền Tây Bắc mới tạm thời được yên ổn.

Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, xã hội Điện Biên có hai giai cấp Giai cấp thống trị chiếm số ít, nhưng là bộ phận có đặc quyền, nắm toàn bộ các chức sắc trong xã hội từ châu, mường đến các bản Giai cấp bị trị chiếm số đông, phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến

Giai cấp thống trị bao gồm: quý tộc phong kiến Tri châu, Kỳ mục, Phìa, Tạo Ở khu vực đồng bào Mông, Khơ Mú có Thống lý, Thống quán Tuy chiếm rất ít trong xã hội, nhưng lại chiếm 8/10 ruộng đất trong xã hội dưới hình thức “ruộng chức”

Giai cấp bị trị gồm có: nông dân, cuông, nhốc Họ chiếm số đông dân số nhưng chỉ chiếm 2/10 ruộng đất Họ phải sống trong cảnh nô lệ của hai tầng áp bức thực dân và phong kiến

b) Về văn hoá

Từ cuối thế kỉ XVIII – cuối thế kỉ XIX, các dân tộc ở vùng đất Điện Biên luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Những nét đặc sắc về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật dân gian được lưu giữ và phát huy giá trị

Hình 4.3 Người Giáy ở Điện Biên vẫn lưu giữ

làn điệu dân ca truyền thống

Dưới thời thực dân phong kiến, những chính sách văn hoá nô dịch của thực dân Pháp như khuyến các hủ tục lạc hậu, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút … làm huỷ hoại thuần phong, mĩ tục của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thực dân Pháp nhằm vào tầng lớp thanh niên “ru ngủ” và tách họ ra khỏi phong trào đấu tranh yêu nước ở Điện Biên,

Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành chính sách nô dịch về văn hoá, nhưng những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống của các dân tộc ở Điện Biên vẫn được giữ gìn và phát huy

Trang 26

– Nêu những nét nổi bật về tình hình xã hội, văn hoá ở tỉnh Điện Biên từ đầu thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.

– Dưới thời phong kiến thực dân, tình hình xã hội, văn hoá ở tỉnh Điện Biên có chuyển biến như thế nào?

LUYỆN TẬP

1 Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Điện Biên thời kì phong kiến từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.2 Nêu và nhận xét những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Điện Biên cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nguyên nhân nào đưa đến sự chuyển biến đó?

1 Tại sao dưới thời phong kiến thực dân, các dân tộc ở Điện Biên vẫn giữ được những nét đẹp của văn hoá truyền thống?

2 Sưu tầm tài liệu những thành tựu kinh tế, văn hoá của nhân dân Điện Biên từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

VẬN DỤNG?

Trang 27

ÌM HIỂU THÊM

“Thời Pháp thuộc, Hưng Hoá được chia thành các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, châu Lai, Lào Cai, Yên Bái và tách một số huyện nhập vào Phú Thọ Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải Điện Biên tức là miền biên cương vững chãi của Tổ quốc Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu),Tuần Giáo và châu Lai Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó”

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta với sự kiện tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, nhưng phải đến năm 1890 thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay) Lai Châu ngoại trừ Phong Thổ thuộc Đạo quan binh thứ Tư, trực tiếp nằm trong khu quân sự Vạn Bú Trong suốt thời gian dài thống trị Điện Biên, thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản…”

Trang 28

5 NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC ĐIỆN BIÊN ĐẤU TRANH CHỐNG

NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XXHọc xong chủ đề này, em sẽ:

• Nêu được nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc ở Điện Biên từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

• Trình bày được những nét chính trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Điện Biên từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

• Trân trọng, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của quê hương Điện Biên Có ý thức sưu tầm, giữ gìn và quảng bá các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử ở địa phương

Trong suốt các thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các dân tộc vùng đất Điện Biên đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ sự bình yên của cuộc sống.

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về những địa danh, nhân vật lịch sử đã có những đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Điện Biên từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.

Trang 29

Đầu thế kỉ XIX, quân Xiêm tiến vào chiếm miền Tây Bắc Việt Nam, chúng dung túng cho các tù trưởng người Lự quấy rối cuộc sống bình yên của nhân dân, nên được gọi là giặc Lự, giặc Pọng.

Năm 1849, cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương của nhân dân các dân tộc Điện Biên dưới sự chỉ huy của tù trưởng Mường Muổi là Cầm Ten diễn chống giặc Xiêm, giặc Lự, giặc Pọng rất quyết liệt, anh dũng và giành thắng lợi Trong những năm 1844 – 1858, vùng đất Điện Biên và miền Tây Bắc tạm thời được yên ổn

Cầm Ten xin triều đình mộ dân khai hoang, hình thành các làng bản Ông còn chiêu tụ người Hoa ở vùng biên giới về cánh đồng Mường Thanh buôn bán, mộ 300 lính dõng lập đồn để phòng thủ, chống lại các thế lực gây rối

Những năm 1869 – 1870, Đèo Văn Xeng chỉ đường cho đám giặc từ Lào tràn sang Giặc Lự và giặc Pọng lại ra sức hoành hành, cướp phá người dân Một lần nữa, tù trưởng người Thái là Cầm Ten cùng nhân dân các dân tộc Điện Biên chiến đấu, tướng giặc Bua Cầm Phai bị giết chết, quân giặc bị đẩy lùi ra khỏi vùng Tuần Giáo, Điện Biên

Năm 1873, thực dân Pháp kéo quân xâm lược Bắc Kỳ Tù trưởng người Thái là Đèo Văn Trì đã sát cánh với thủ lĩnh quân Cờ Đen là tướng Lưu Vĩnh Phúc kéo quân xuống miền xuôi họp sức cùng quân đội triều đình Huế đánh quân Pháp

Tại Hà Nội, ngày 21-12-1873, nghĩa quân người Thái trực tiếp chiến đấu và vận chuyển lương thực, vũ khí Tại trận đánh ở Cầu Giấy, nghĩa quân đã góp phần cùng với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc giết chết tên chỉ huy Pháp là Gác-ni-e

Trong trận Cầu Giấy ngày 19-5-1883, nghĩa quân người Thái tiếp tục làm nhiệm vụ chuyển lương, góp phần cùng quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy, giết chết tên Đại tá chủ huy quân Pháp là Ri-vi-e

– Tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân trong các thế kỉ XVIII, XIX của nhân dân các dân tộc ở Điện Biên được thể hiện như thế nào?

– Nêu những sự kiện tiêu biểu thể hiện tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Điện Biên từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1883.

?

2 Nhân dân Điện Biên chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai (1883 – 1919)

a) Âm mưu và thủ đoạn đánh chiếm Điện Biên của thực dân Pháp

Năm 1883, thực dân Pháp chiếm được vùng đất Điện Biên Với âm mưu dùng “thổ lang để trị thổ dân” (dùng người Việt trị người Việt), thực dân Pháp dùng thủ đoạn thủ đoạn kết hợp tiến công quân sự với mua chuộc, chia rẽ tù trưởng, thổ ty, lang đạo trong vùng Một số thủ lĩnh người Thái ở Điện Biên đã từng chỉ huy hoặc tham gia chống Pháp đã đầu hàng trở thành tay sai đắc lực cho Pháp

Trang 30

Năm 1901, chúng cho xây dựng nhà tù Lai Châu – “Địa ngục trần gian” ở vùng đất Điện Biên Từ năm 1903, Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập Trung tâm hành chính Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Vạn Bú

Đứng đầu Trung tâm hành chính là một viên quan quân sự người Pháp có trách nhiệm đảm đương cả về hành chính và quân sự Trong suốt thời gian thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản, các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội đều do người Pháp nắm

? – Nêu âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp đối với vùng đất

Điện Biên.– Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở tỉnh Điện Biên có đặc điểm gì?

b) Nhân dân các dân tộc Điện Biên chống thực dân Pháp (từ năm 1883 đến đầu thế kỉ XX)

Giai đoạn cuối thế kỉ XIX:

Khi thực dân Pháp vừa đặt chân lên vùng Tây Bắc, dân các dân tộc Điện Biên đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo

Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, song do lực lượng ít, vũ khí thiếu thốn, nên nghĩa quân không giữ được thành Thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích phải rút quân về Phú Thọ xây dựng căn cứ, chuẩn bị chiến đấu lâu dài Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp diễn ở Điện Biên

Đến năm 1896, phong trào Cần Vương chống Pháp ở Tây Bắc nói chung, ở vùng Mường Thanh và tỉnh Điện Biên nói riêng do các tù trưởng người Thái cầm đầu cơ bản đã chấm dứt Tuy nhiên, từng địa phương vẫn nổ ra những cuộc đấu tranh lẻ tẻ chống thực dân xâm lược và tay sai

Giai đoạn đầu thế kỉ XX:

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân các dân tộc Điện Biên đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt khiến thực dân Pháp và tay sai gặp khó khăn trong việc bình định vùng Tây Bắc

Khởi nghĩa Lường Sám (1914- 1916)

Tháng 9-1914, Lường Sám phối hợp với một số thủ lĩnh Thái ở Sơn La đánh thực dân Pháp Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, buộc Pháp phải điều động binh lính để ứng cứu Ngày 25-12-1914, nghĩa quân Lường Sám rút theo đường sông Mã, tiến đánh địch ở Mường Thanh

Hình 5.2 Di tích Nhà tù của thực dân Pháp tại Đồi Cao, thị xã Mường Lay

Trang 31

Được nhân dân ủng hộ, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, gây cho địch nhiều khó khăn Địa bàn nghĩa quân được mở rộng ở nhiều vùng thuộc Tây Bắc

Tháng 3-1916, trước sự càn quét của thực dân Pháp, nghĩa quân tổ chức một số trận đánh và dần dần tan rã

Khởi nghĩa của Vừ Pả Chay (1918 -1922)

Tháng 10-1918, thủ lĩnh người dân tộc Mông Vừ Pa Chay đã đoàn kết các dân tộc Khơ Mú, Lào ở vùng cao Điện Biên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào

Cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp”, “Người Mông sẽ được tự do làm ăn, ấm no sung sướng” ngày càng thu hút sự tham gia của đông đảo đồng bào các dân tộc Địa bàn hoạt động của nghĩa quân ngày càng được mở rộng

Nghĩa quân Vừ Pả Chay chủ động dựa vào rừng núi, vừa liên tục tổ chức đánh du kích, vừa tổ chức đánh những trận lơn, gây cho địch nhiều thiệt hại Năm 1918, địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân ở khu vực Mường Thanh

Trong những năm 1919 – 1922, nghĩa quân bị thực dân Pháp vây ráp Để không lọt vào tay giặc, Vừ Pả Chay cùng một số người thân tín rút theo đường bí mật sang Lào Một bộ phận còn lại của nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1922 mới tan rã hoàn toàn

Cuộc khởi nghĩa Vừ Pả Chay tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết chống Pháp của đồng bào các dân tộc Điện Biên đầu thế kỉ XX

Hình 5.3 Khu di tích lịch sử Vừ Pả Chay bản Nặm Ngám, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông? –Nêu một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các dân tộc

Điện Biên chống thực dân Pháp và tay sai (1883 – đầu thế kỉ XX).–Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Chay ở Điện Biên?

Trang 32

1 Sưu tầm và giới thiệu một nhân vật lịch sử tiêu biểu có nhiều đóng góp trong phong trào chống thực dân Pháp của tỉnh Điện Biên từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Những đóng góp của nhân vật đó được tôn vinh như thế nào?

2 Sưu tầm tài liệu về phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

VẬN DỤNG

1 Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào chống xâm lược và tay sai của nhân dân tỉnh Điện Biên từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

LUYỆN TẬP

Trang 33

ÌM HIỂU THÊM

Vừ Pả Chay

Chay − người thanh niên người Mông sinh ra và lớn lên ở Pu Nhi, huyện Điện Biên, (nay là huyện Điện Biên Đông), là một xã chỉ cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km, cách Khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 21 km Quê hương Pu Nhi không chỉ là một vùng rừng núi hùng vĩ, địa hình hiểm trở của Tổ quốc mà còn là miền đất giàu truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng Nhân dân Pu Nhi với tinh thần đoàn kết, yêu bản, yêu mường, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước

Lớn lên trong bối cảnh thực dân Pháp đã đặt xong ách thống trị ở vùng đất Điện Biên, được chứng kiến cảnh cơ cực của những người dân địa phương dưới ách thống trị của bọn phìa, tạo và giặc Pháp Chay là người có tài bắn nỏ nhất vùng Pu Nhi Với lòng căm thù giặc sâu sắc, anh đã kêu gọi nhân dân trong bản, trong vùng nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống ách thống trị của giặc Pháp và tay sai của chúng

Theo dân gian lưu truyền, địa điểm đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Chay tại hang Thẳm Én cách thị xã Lai Châu (cũ) nay là thị xã Mường Lay khoảng 3 km Lúc đầu, nghĩa quân chỉ có 375 người, nhưng đến thời điểm cao nhất nghĩa quân lên tới 6000 người Trong buổi nghĩa quân tổ chức bày tiệc rượu ăn thề vào tháng 10 năm 1918, chủ tướng Chay chúc rượu từng người và xin thề cùng binh sĩ “quét sạch tây trắng, chống thuế giành quyền tự chủ”, tiếng hò reo vang động hang sâu, rừng thẳm Ngay đêm đó, nghĩa quân đã tấn công giết chết em trai tri châu gian ác ở Mường Mùn (Tuần Giáo) rồi ào ào tiến về Điện Biên Nghĩa quân đi đến đâu cũng được bà con hưởng ứng, ủng hộ thóc gạo để nuôi quân Nhiều chàng trai người Mông tình nguyện nhập ngũ mang theo súng, nỏ săn làm vũ khí trang bị cho mình

Nghĩa quân đã dựa vào địa thế rừng núi, chiến đấu gây cho địch nhiều phen điêu đứng khiến thực dân Pháp phải thú nhận chúng không chỉ đang phải đương đầu với một lũ giặc cỏ 80-100 tay súng mà thực ra đang phải đối phó với cả một dân tộc Chỉ trong thời gian ngắn phong trào khởi nghĩa phát triển rộng khắp Lai Châu, Sơn La và Thượng Lào Quân Pháp vô cùng hoảng loạn đã điều quân đến đàn áp phong trào, tìm cách tiến sâu vào căn cứ nghĩa quân ở Pu Nhi, Điện Biên, Long Hẹ (nay là Thuận Châu, Sơn La)

(Theo: Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển (1909 – 2009,

Tỉnh Ủy, UBND, HĐND tỉnh Điện Biên, 2009)

Trang 34

ĐỊA LÝ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP6 NGÀNH NÔNG – LÂM – THUỶ SẢN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊNHọc xong chủ đề này, em sẽ:

• Nêu được các điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Điện Biên

• Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh

• Sử dụng được bản đồ, số liệu, biểu đồ để trình bày các đặc điểm về ngành nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh

• Thu thập được thông tin để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm đặc sản quê hương

MỞ ĐẦU Em hãy kể tên các loài cây trồng và vật nuôi của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Điện Biên.KIẾN THỨC MỚI

1 Các điều kiện phát triển

Điều kiện tự nhiên

Địa hình của tỉnh Điện Biên phức tạp, có độ dốc lớn, bị chia cắt bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau, như: núi cao trung bình, cao nguyên đồ sộ, thung lũng có diện tích khá lớn và bằng phẳng Mặc dù, địa hình gây những trở ngại cho sản xuất và đời sống nhưng cũng tạo cho tỉnh có các cánh đồng lớn màu mỡ Vùng đồi núi chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi nên có điều kiện phát triển cây công ng-hiệp, cây ăn quả, cây dược liệu Vùng địa hình thấp chủ yếu là nhóm đất phù sa thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước và các loại cây ngắn ngày

Khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao có mùa đông tương đối lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới Mạng lưới sông suối khá dày, tiền năng nước ngầm phong phú là điều kiện để phát triển thủy lợi, phục vụ sản xuất và đời sống Tài nguyên sinh vật phong phú gồm có các loài bản địa và các loài di cư Với nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cao

Trang 35

2 Tình hình phát triển và phân bố

Tỉnh Điện Biên đang tập trung cơ cấu lại sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, trong đó trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý giống, vật tư phòng, chống dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi

a) Nông nghiệp

Trồng trọt

Tỉnh Điện Biên có cơ cấu cây trồng đa dạng (bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây rau đậu ), đang chuyển đổi diện tích cây lương thực, các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc Phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh và giá trị lớn (lúa chất lượng cao, cà phê, chè, mắc ca và rau, quả an toàn); chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch và chế biến

Cây lương thực:chủ yếu là cây lúa và cây ngô.

Bảng 6.1 Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh

Điện Biên, giai đoạn 2015 – 2020

Diện � ch (nghìn ha) 79,2 80,8 81,1 80,3

Sản lượng (nghìn tấn) 251,0 258,2 264,6 268,1

Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư và nguồn lao động: tỉnh Điện Biên có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao và cơ cấu dân số trẻ giúp cho tỉnh đảm bảo được nguồn lao động và thị trường tiêu thụ Dân số và nguồn lao động phần lớn tập trung ở vùng nông thôn Chất lượng nguồn lao động ngày càng được cải thiện, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Đây là điều kiện quan trọng để phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt là thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất,

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điều kiện khác hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông, lâm hiệp và thủy sản phát triển Đó là: thị trường trong tỉnh và xuất khẩu ngày càng được mở rộng; các cơ sở chế biến được quan tâm phát triển; dịch vụ nông nghiệp và việc cung ứng vật tư, phân bón, giống,…được đảm bảo; tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích và đầu tư cho nông nghiệp phù hợp với từng địa phương và xu hướng phát triển của tỉnh

ng-Đọc thông tin mục 1 và dựa vào các kiến thức đã học, em hãy nêu các điều kiện phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Điện Biên

?

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Điện

Trang 36

Cây lúa: đất trồng được khai thác

hợp lý và sử dụng hiệu quả Hiện nay, tỉnh đã phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng cao (IR64, BT7, Hương Việt 3, ) tại các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng và thành phố Điện Biên Phủ

Cây ngô: áp dụng giống mới, thâm

canh, trồng ngô xen với đậu tương, tăng vụ trên đất ruộng một vụ

Hình 6.1 Cánh đồng Mường Thanh

Hình 6.2 Sản lượng lúa và ngô của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2015 – 2020

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2021)

Cây thực phẩm rau, đậu, được trồng tại các khu vực ven đô, nhất là ven thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, ven các thị trấn, các khu vực tập trung dân cư

Cây công nghiệp hàng năm: bao gồm đậu tương, lạc, bông, mía, vừng, có diện tích và sản lượng thay đổi qua các năm Giai đoạn 2015 – 2019: cây lạc có diện tích giảm nhẹ từ 1.452,9 ha còn 1.257,2 ha; diện tích đậu tương từ 4.868,7 ha còn 2.255,8 ha; sản lượng mía tăng từ 638,3 tấn đến 1.353,4 tấn;

Cây công nghiệp lâu năm: cây trồng chính là cây chè với số lượng chè cây cao được chăm sóc tốt, nâng cao chất lượng chế biến; vùng chè cây thấp cũng được đầu tư về giống, phát triển vùng nguyên liệu theo hướng hữu cơ Tủa Chùa là vùng sản xuất chè nổi tiếng của tỉnh (chiếm 97,4% diện tích trồng chè toàn Hình 6.3 Cây chè cổ thụ tại huyện Tủa Chùa

Trang 37

tỉnh) Ngoài ra còn có cà phê, cây cao su có diện tích trồng mới thấp.Tỉnh tiếp tục duy trì, khai thác vùng có lợi thế trồng cây công nghiệp lâu năm, thu hút đầu tư vào một số dự án lớn, như: dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé, dự án trồng mắc ca kết hợp với trồng rừng, dược liệu và xây dựng khu chế biến sản phẩm tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên,…

Bảng 6.2 Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2015 – 2020 (đơn vị: ha)

Cao su 5 172,6 5 172,6 5 146,7 5 025,1

Cà phê 4 135,6 3 939,7 3 994,8 3 320,4

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2021)

Cây mắc ca với tổng diện tích các dự án đầu tư trồng là 17.213,6 ha, trong đó, năm 2020 đã trồng 3229 ha (tăng 14,1 % so với năm 2019), tập trung tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên, Hiện nay

đã có một số diện tích đã cho thu hoạch

Cây ăn quả: phát triển mô hình trồng

cây ăn quả tại các vùng vườn tạp và đất dốc theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, theo mô hình “mỗi xã một sản phẩm” Các cây ăn quả nổi tiếng của tỉnh là nhãn, dứa, bưởi da xanh, cam,… Ngoài ra, có bơ, xoài, mít, vú sữa, thanh long,…Vùng trồng nhiều cây ăn quả là Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên, Hình 6.4 Người dân xã Thanh Xương (huyện

Điện Biên) chăm sóc vườn thanh long

? Dựa vào hình 6.2; bảng 6.1, 6.2, 6.3, nhận xét sự thay đổi về diện tích và sản lượng một số cây trồng của tỉnh Điện Biên.

Bảng 6.3 Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả của tỉnh

Điện Biên, năm 2015 và 2020 (đơn vị: ha)

Trang 38

Chăn nuôi

Trong thời gian gần đây, chăn nuôi được chú trọng phát triển theo hướng trang trại, tập trung; tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững; bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi bản địa, tạo ra các sản phẩm đặc sản có chất lượng, giá trị cao; tập trung tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích chăn nuôi theo chuỗi khép kín

Chăn nuôi trâu bò phát triển theo nhiều hình thức khác nhau, từ hộ gia đình tự phát, nhỏ lẻ, thả rông đến hình thức gia trại, trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng nạc, sử dụng các giống lợn ngoại (cao sản), lợn nái lai F1 và theo hướng đặc sản, sử dụng các giống lợn địa phương, lợn rừng lai Chăn nuôi dê phát triển theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả…

Hình 6.5 Chăn nuôi bò tại Tuần Giáo

Hình 6.6 Số lượng gia súc của tỉnh Điện Biên, giai

đoạn 2015 – 2020

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2021)

Hình 6.7 Chăn nuôi gà xã Thanh Yên

(huyện Ðiện Biên)

Chăn nuôi gia cầm: tổng đàn gia

cầm tăng, từ 3,3 triệu con (năm 2015) lên đến khoảng 4,3 triệu con (năm 2019) Tập trung phát triển các giống gia cầm bản địa theo chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ như: gà địa phương tại các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông; vịt bầu Nà Tấu, huyện Điện Biên

Trang 39

b) Thuỷ sản

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã được người dân quan tâm, đầu tư phát triển, mở rộng quy mô Một số loài thuỷ sản chủ yếu như: cá rô phi đơn tính có diện tích đạt trên 30% diện tích thuỷ sản, sản lượng đạt 1.015 tấn (năm 2020) theo hình thức nuôi ao, nuôi lồng bè trên các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay,…

Các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, các loài thuỷ sản bản địa như: cá lăng chấm, cá chiên ở khu vực lòng chảo Điện Biên và khu vực lòng hồ thuỷ điện Sơn La; cá tầm, cá hồi trong bể, lồng tại các huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên và thị xã Mường Lay

Hình 6.8 Nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ sông Đà

Bảng 6.4 Diện tích và sản lượng thuỷ sản của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019

Diện � ch nuôi trồng thuỷ sản (ha) 2 072,0 2 225,0 2 270,0 2 646,5Sản lượng thuỷ sản

Hình 6.9 Mô hình cá lăng chấm tại Trung tâm Thuỷ sản

Ngày đăng: 21/09/2024, 04:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN