Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 9 vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao vừa tiếp tục củng cố các thông tin mà các em đã được tiếp cận ở những lớp dưới, giúp các em có nh
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TS Đoàn Thành Nhân (Tổng chủ biên)
Nguyễn Đình Vinh (Chủ biên), Nguyễn Thị Nhung, Y Cảnh, Phan Tú Uyên, Trần Ngọc Lâm, Nguyễn Trung Quân, Nguyễn Vĩnh Học, Lê Thị Tình, Trần Thị Thùy
Uyên, Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Thái Sơn, Phạm Thị Nga, Phan Anh Khánh,
Trang 32
Các em học sinh thân mến!
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 9 vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao vừa tiếp tục củng cố các thông tin mà các em đã được tiếp cận ở những lớp dưới, giúp các em có những hiểu biết về nơi mình đang sinh sống, về những phong tục tập quán của địa phương, từ đó, tiếp tục hình thành và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước Để thuận lợi cho việc hướng dẫn dạy học, Tài liệu gồm 09 chủ đề với các mạch kiến thức về văn hóa, lịch sử truyền thống, về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, về chính trị - xã hội,
môi trường Mỗi chủ đề là những nội dung cốt lõi, được chắt
lọc và thiết kế, trình bày qua ba hoạt động: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng Mỗi chủ đề đều được cấu trúc theo hướng tạo điều kiện để các em được tham gia vào hoạt động học tập với vai trò chủ thể, tự chiếm lĩnh tri thức, tự trải nghiệm và phát triển bản thân
Hi vọng rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum
lớp 9 sẽ tiếp tục đồng hành với các em trên con đường khám
phá, hình thành những hiểu biết cơ bản về những giá trị tiêu biểu của địa phương và giúp các em có cơ hội vận dụng những kiến thức, kĩ năng được học góp phần xây dựng vùng đất Kon Tum ngày càng giàu đẹp
Chúc các em học sinh có những trải nghiệm thật thú vị và bổ ích!
BAN BIÊN SOẠN
Trang 54 Giới thiệu, cung cấp một số hình ảnh hoặc thông tin, xây dựng tình huống, nội dung liên quan đến chủ đề, nhằm tạo hứng thú và định hướng các hoạt động học tập tiếp theo
Mở đầu
Cung cấp thông tin và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, hình thành kiến thức, năng lực, phẩm chất ở các nội dung của chủ đề
Kiến thức mới
Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh, bao gồm các câu hỏi, bài tập, yêu cầu thực hành, để củng cố những nội dung được thể hiện ở phần kiến thức mới
Luyện tập
Bao gồm câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề
Vận dụng
Nêu yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của học sinh sau khi học
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trang 6Kon Tum, vùng đất Bắc Tây Nguyên giàu truyền thống cách mạng, là nơi ghi dấu bao cuộc đấu tranh anh dũng của những người tù chính trị đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp Tinh thần đấu tranh chống lại đòn roi của kẻ thù; những gian khổ mà người tù chính trị đã trải qua trong các cuộc đấu tranh Tuyệt thực, Lưu huyết diễn ra tại Nhà ngục Kon Tum từ những năm 30 của thế kỷ trước vẫn còn đó trong từng trang thơ, trang kí sự của chính người trong cuộc
Đến với chủ đề 1, Tác phẩm tiêu biểu của văn học viết Kon Tum, các em
sẽ có được những hiểu biết sơ lược về dòng văn học viết tại địa phương Kon Tum Dòng văn học ấy manh nha hình thành từ trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối với đội ngũ sáng tác là những tù nhân chính trị Các em sẽ hiểu về hiện thực khốc liệt, đau thương; sự tàn bạo của kẻ thù; tinh thần kiên trung quật cường; ý chí, niềm tin vào con đường đã chọn của những chiến sĩ dám tranh đấu và dũng cảm hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
CHUẨN BỊ
1 Là người con được sinh sống và học tập trên quê hương Kon Tum, hẳn là em đã từng đến thăm, hoặc biết đến di tích lịch sử Ngục Kon Tum thông qua các phương tiện truyền thông Hãy chia sẻ những cảm nghĩ của em về di tích lịch sử này
Mở đầu
Trang 76Ngục Kon Tum (Ảnh: Lê Đắc Tường)
2 Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học viết được sáng tác tại Nhà ngục Kon Tum và trình bày hiểu biết của bản thân về một trong những tác phẩm ấy
1 Ngục Kon Tum là nơi giam cầm tù nhân chính trị và thường phạm của thực dân Pháp Trong cảnh tù đày, các tù nhân đẩy mạnh phong trào sáng tác thơ ca, cất lên tiếng nói phản kháng, đòi quyền lợi cho người tù, động viên anh em, đồng đội giữ vững tinh thần đấu tranh; tố cáo sự tàn ác của chế độ nhà tù
ra trước công luận xã hội Hội thơ Tao đàn ngục thất có thể coi là sự kiện đánh
dấu sự ra đời của dòng văn học viết đầu tiên tại Kon Tum (trước đó chỉ có dòng văn học truyền miệng của đồng bào các dân tộc tại chỗ)
2 Từ các tác phẩm khởi đầu của tù nhân tại Nhà ngục Kon Tum, dòng văn học viết Kon Tum tiếp tục được mở rộng và phát triển với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo Họ là những cán bộ từ miền xuôi lên Kon Tum hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng; những chiến sĩ từ miền Bắc vào Nam đánh Mỹ; những người sinh sống hoặc công tác tại Kon Tum (trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn) Đa phần tác giả lúc bấy giờ đều là những cây bút không chuyên, chỉ mới bước đầu sáng tác Họ viết ra từ sự thôi thúc của thực tiễn đấu tranh, từ tâm tư tình cảm riêng tư giữa muôn vàn gian khó và cả những bế tắc, bi quan,…
Kiến thức mới
Trang 83 Nội dung các sáng tác của dòng văn học viết Kon Tum thời kỳ này chủ yếu kêu gọi tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với thực dân, đế quốc xâm lược; phản ánh kịp thời những gương tốt trong chiến đấu và lao động; động viên,cổ vũ tinh thần khắc phục khó khăn với niềm tin tất thắng; kí thác ước mơ hòa bình, thống nhất đất nước,
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu là Trịnh Quang Xuân với các bài thơ Giã mồ liệt sĩ , Hồ Văn Ninh với Cảm vịnh ngục Kon Tum, Lê Văn Mỹ với Về nhà ngục Kon Tum, Lê Văn Hiến với Kí sự ngục Kon Tum…
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
GIÃ MỒ LIỆT SĨ
(Trịnh Quang Xuân )
Buồn lòng cất bước ra đi Bâng khuâng chốn cũ nghĩ gì đường xa
Nỗi lòng ta biết với ta Gẫm (1)người xương trắng - xưa là đầu xanh
Bỏ mình trong cuộc đấu tranh Vì ai - ai biết! Thân mình - mình hay!
Từ đây sương gió tháng ngày Mồ um cỏ mọc, nấm (2)đầy lá rơi
Tử sinh thề quyết một lời Dẫu xa muôn dặm không rời tấc son
Còn trời, còn nước, còn non… Còn nhiều cay đắng ta còn đấu tranh
Tấm lòng chứng có Trời xanh… (Trích Văn học viết Kon Tum 1930 - 1975, Tạ Văn Sỹ, NXB Lao Động, tr 32)
Chú thích:
(1) gẫm: ngẫm; (2) nấm: nấm mồ
Trang 98 Trịnh Quang Xuân (1908 -1985), quê làng Phong Nhị, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Năm 1926, ông tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí Hội Năm 1931, bị bắt tại Quảng Bình, giam ở lao Vinh Mùa hè năm 1932 bị đày lên Nhà ngục Kon Tum Cuối năm 1933, chúng đày ông sang nhà tù Buôn Mê Thuột Năm 1935, ông được ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng Đến 1955, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Tổng cục đường sắt Dù ở bất kì cương vị nào, ông cũng tỏ rõ là con người cương trực, tận tụy với công việc, hết lòng vì nhân dân Ông mất vào năm 1985
Bài thơ Giã mồ liệt sĩ được viết vào cuối năm 1933 khi tác giả ngậm ngùi
chia tay những nấm mồ đồng đội, đồng chí (những người bị sát hại trong cuộc đấu tranh Lưu huyết cuối năm 1931 tại Nhà ngục Kon Tum) để dời sang nhà lao Buôn Mê Thuột
1 Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ 2 Hãy xác định bố cục và nhận xét mạch cảm xúc của bài thơ 3 Em hãy phân tích tâm trạng của tác giả khi giã biệt những đồng đội đã hi sinh (cảm xúc khi giã bạn, cảm xúc khi hồi tưởng về hình ảnh người đồng đội,…) 4 Trước nấm mồ của đồng đội, tác giả đã bày tỏ quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường cách mạng Em hãy phân tích 5 câu cuối của bài thơ để làm rõ điều đó
5 Thể thơ lục bát với cách kết thúc đặc biệt (kết thúc bằng câu lục) có tác dụng gì trong việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả?
6 Được sinh sống và học tập trên quê hương Kon Tum giàu truyền thống cách mạng, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với mảnh đất này ?
Đọc đoạn trích sau: CUỘC PHẢN ĐỐI LƯU HUYẾT NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1931
(…) Như trước kia đã nói, bên nhà phạt (1) đã dự bị sẵn sàng để đối phó với cuộc đi Đăk Pao lần thứ 2 Còn bên chính phủ cũng sắp đặt sẵn sàng để đem nhà phạt đi
Luyện tập
Trang 10Ngày 12 tháng 12, cũng như các ngày thường, viên đội Mu-léc(2) đem sổ vào gọi nhà phạt đi làm, nhưng hôm nay có điều đặc biệt là Mu-léc kêu riêng 40 người để ở nhà, còn bao nhiêu đều đi làm việc
Thấy bất thường, 40 nhà phạt đem lòng nghi ngại Ngơ ngác nhìn nhau mà tự hỏi: "Cuộc đi Đăk Pék đã tới rồi chăng"
Thực vậy, cuộc đi Đăk Pék đã đến rồi! Một chiếc xe ca-mi-ông(3) chở theo một toán lính Mọi (4), nai nịt súng ống chỉnh tề, lại đem theo một sợi dây xiềng sắt
Bốn mươi nhà phạt không nghi ngờ gì nữa: - Không đi Đăk Pék! Không đi Đăk Pék! Anh em đồng thanh la hét nhất định không đi Đăk Pék, tiếng tung hô khẩu hiệu, tiếng vỗ tay làm rung chuyển cả một góc trời Cửa lao thì gài rất kiên cố, nhà phạt vây quanh đứng giữ, quyết không cho lính vào cưỡng bách một người lính nào
Đội Mu-léc thấy nhà phạt nổi loạn không dám vào, đứng ngoài lao mà hỏi: - Chúng bay muốn gì?
- Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pék! - Nhà phạt trả lời - Vì sao chúng bay không đi?
- Lần trước bị hãm hại rất tàn ác, anh em chúng tôi chết hết hai phần Bây giờ bắt anh em chúng tôi đi nữa cho chết hết hay sao?
- Nếu chúng bay không đi, chúng bay cũng sẽ chết - Mu-léc nói - Phải, chúng tôi không đi cũng chết, nhưng thà chết ở đây khỏe thân hơn; lên Đăk Pék chịu trăm ngàn nỗi khổ rồi mới chết
Những câu trả lời của nhà phạt là do Nguyễn Lung, số hiệu 299 (quê Hà Tĩnh) nói ra một cách cương quyết và mạnh bạo Lung một mặt trả lời các câu hỏi, một mặt hô to các khẩu hiệu để khuyến khích anh em quyết tâm chiến đấu đến cùng Vì thấy Lung hăng hái và quả quyết như thế nên Mu-léc rất để ý; vả
_
Chú thích:
(1) nhà phạt: chỉ người tù (2) Mu-léc: một tên thực dân khét tiếng tàn bạo
(3) camion: xe cam nhông, một loại xe tải nhà binh thời Pháp (4) lính Mọi: lính người dân tộc thiểu số
Trang 1110lại thấy tất cả các nhà phạt đều một mực phản đối như Lung nên Mu-léc cuối cùng ra về báo tin cho Cơng sứ(5) và Giám binh(6)
Một lúc sau, Sứ, Giám binh, các viên Một(7) ở các đồn và lính tráng rầm rộ kéo đến
Lính thì súng đạn chỉnh tề, bủa vây chung quanh nhà lao, chĩa súng ngay vào nhà phạt mà chờ lệnh
Cơng Sứ, Giám binh, đội Mu-léc và các viên Một trên tay mỗi người đều cĩ súng sáu(8), thái độ người nào cũng hung hăng dữ tợn
Trong lao thì nhà phạt hơ to khẩu hiệu "phản đối đi Đăk Pék!", "phản đối đi Đăk Pék!"; rồi tất cả sắp hàng đứng trước cửa lao, thái độ người nào cũng quả quyết, hăng hái, khơng sợ chết chút nào Người đại diện cho anh em lúc này là Trương Quang Trọng, số hiệu 303, người Quảng Ngãi, đứng hàng đầu Thái độ của Trọng trầm tĩnh, oai nghiêm và hết sức can đảm
Theo lệnh quan Sứ, quan Mu-léc tay cầm súng sáu, vừa bước vào cửa lao vừa hỏi:
- Thằng 299 ở đâu? (Où est-til 299?) Khi nghe kêu số hiệu của Lung, anh em nhà phạt la ré vang rần: - Khơng cĩ, khơng cĩ, khơng cĩ ai hết
Nhưng lúc đĩ, Trọng đứng hàng đầu, vừa nghe Mu-léc kêu tên Lung, thì Trọng tay lần mở nút áo, trật ngực, chỉ vào ngực trả lời cho Mu-léc bằng tiếng Pháp:
- Nĩ ở đây (Nĩ ở đây) Mu-léc đưa thẳng súng sáu vào ngực Trọng, vừa nảy lên một phát vừa nĩi: Nĩ đĩ (Le voilà)
Tiếng súng sáu vừa vang lên, Trọng ngã xuống (Một điều đáng chú ý là số hiệu của Trọng là 303, số hiệu của Lung là 299 Khi Mu-léc gọi 299 là kêu Lung ra để bắn vì cho Lung là chủ mưu cuộc phản đối nhưng Trọng đã tự xưng mình ra để chết thay cho bạn Bình thường Trọng ơn hịa, thuần hậu, ít nĩi, nhiều người cho Trọng là "con gái nhà lành" Trọng đối với anh em hay cĩ tính vị nể nên trong cơng việc thường khơng cương quyết lắm; thế mà khi lâm sự, trước cái chết, Trọng giữ thái độ rất quả quyết, can đảm; thật là một người ít cĩ trong đám thanh niên Trương Quang Trọng nguyên là
Chú thích
( 5) cơng Sứ: quan người Pháp, đứng đầu tỉnh (6) Giám binh: người chỉ huy đội binh của Pháp lúc bấy giờ (7) viên Một: ngưịi mang quân hàm thiếu úy trong quân đội Pháp lúc bấy giờ (8) súng sáu: loại súng lục cĩ 6 viên đạn
Trang 12sinh viên Cao đẳng Y học Hà Nội, năm 1929, can án Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, bị án 9 năm Tháng 7 bị đày lên Kon Tum, qua tháng 12 thì bị bắn)
Khi Trọng ngã rồi, anh em ở sau tiến lên, vừa tiến vừa hô khẩu hiệu, một tiếng súng thứ hai vừa ra, người thứ hai lại ngã, người sau lại tiến lên Bên nhà phạt, người trước ngã, người sau tiến lên, hai bàn tay không, chỉ hô suông mấy khẩu hiệu mà nộp thân cho súng đạn
Bên chính phủ thì ai cũng sẵn súng trong tay tha hồ bắn vào nhà phạt Tiếng súng nổ liên thanh, tiếng la ó vang rền Bên ngoài thì quan và lính chạy đầu này đầu kia "rầm, rầm, rầm" Bên trong nhà phạt thì người này la lên một tiếng rồi ngã, người kia ré lên một tiếng rồi té, ngã dồn, té đống, chỉ trong mấy phút đồng hồ mà mười sáu người chồng chất với nhau trên vũng máu tươi
(Trích Kí sự Ngục Kon Tum - Lê Văn Hiến, Bảo tàng tổng hợp Kon Tum năm 2001, tr 40 - tr 43)
Thực hiện các yêu cầu:
1 Hãy xác định các sự kiện và nhân vật trong đoạn trích trên 2 Em suy nghĩ gì về lời nói, hành động của Nguyễn Lung, Trương Quang Trọng trong cuộc phản đối 12/12/1931?
3 Tác giả đã thể hiện tình cảm và thái độ gì khi tái hiện lại cuộc đấu tranh ngày 12/12/1931 tại Nhà đày Kon Tum?
4 Nhận xét về cách lựa chọn sự kiện, chi tiết, ngôn ngữ của tác giả trong Kí sự ngục Kon Tum
5 Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích trên
1 Sưu tầm và chia sẻ với người thân/ thầy cô giáo/ bạn bè về một tác phẩm văn học viết Kon Tum ra đời trong hoàn cảnh tù ngục bằng hình thức nói
2 Viết bài văn ngắn phân tích một đoạn thơ/ bài thơ của văn học viết Kon Tum mà em yêu thích
Vận dụng
Trang 1312
Nằm trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc Việt Nam, Kon Tum - mảnh đất Bắc Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi lớn lao trong thế kỉ XX và hơn 20 năm đầu của thế kỉ XXI
Vậy lịch sử Kon Tum từ năm 1918 đến nay có thể chia thành những giai đoạn nào? Nhân dân Kon Tum đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương? Những nguyên nhân nào dẫn đến các thắng lợi đó của nhân dân Kon Tum từ năm 1918 đến nay?
1 KON TUM TỪ NĂM 1918 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 1.1 Phong trào đấu tranh tự phát chống áp bức của đồng bào các dân tộc Kon Tum
Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân, đời sống nhân dân Kon Tum ngày càng bần cùng, kiệt quệ Đây là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc Kon Tum chống thực dân Pháp và tay sai
Cuối năm 1928, ba anh em ông Ni, ông Buôn và ông Doong kêu gọi dân làng Đăk Hà (thuộc xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông ngày nay) và các làng xung
- Nêu được những nét chính về lịch sử Kon Tum từ năm 1918 đến nay qua các giai đoạn: Kon Tum từ năm 1918 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945; Kon Tum trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc
xâm lược (1945 - 1975); Kon Tum từ năm 1975 đến nay
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các thắng lợi lịch sử của nhân dân Kon Tum từ năm 1918 đến nay
- Trân trọng và phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân Kon Tum, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước
Mở đầu
Kiến thức mới
Trang 14Em có biết? Ngày 25-9-1930 - ngày ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở Kon Tum đã
Em hiểu như thế nào là đấu tranh tự phát?
1.2 Sự ra đời các chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum và cuộc đấu tranh Lưu huyết
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thổi luồng sinh khí mới vào phong trào yêu nước Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng Phong trào cách mạng 1930 - 1931 bùng nổ trong cả nước với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tây Nguyên Thực dân Pháp đày nhiều tù chính trị lên Kon Tum với ý đồ dùng chế độ lao tù tàn bạo và nơi “rừng thiêng nước độc” để giết dần giết mòn những người tù cộng sản Nhưng thực dân Pháp không ngờ việc đưa tù chính trị lên Kon Tum đã góp phần tạo điều kiện cho ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân Kon Tum, góp phần đưa đến sự ra đời của các chi bộ cộng sản đầu tiên: chi bộ binh (chi bộ Đảng Cộng sản trong binh lính nhà lao Kon Tum) vào ngày 25-9-1930; chi bộ đường phố thị xã (đầu năm 1931)
Hình 2.1 Di tích lịch sử Ngục Kon Tum - Nơi ra đời tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum (Ảnh: Trung Quân)
Trang 1514Cùng với sự ra đời các chi bộ Cộng sản là cuộc đấu tranh của tù chính trị tại Ngục Kon Tum, tiêu biểu là cuộc đấu tranh Lưu huyết (ngày 12-12-1931) và cuộc đấu tranh Tuyệt thực (từ ngày 12 đến ngày 16-12-1931) để phản đối việc Pháp bắt đi làm đường 14 Cuộc đấu tranh đã buộc thực dân Pháp phải thay đổi chế độ đối xử với tù chính trị Đến năm 1934, Pháp phải bỏ hẳn nhà đày Kon Tum
Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu của lịch sử Kon Tum từ năm 1918 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
1.3 Kon Tum trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Mặc dù chưa có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức đảng ở địa phương, nhưng với tinh thần yêu nước và chịu ảnh hưởng từ những người tù cộng sản mà thực dân Pháp giam giữ trong các nhà lao trước đó, nhiều thanh niên trí thức tiến bộ ở Kon Tum vẫn liên tục tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân
Từ giữa tháng 8-1945, tin tức về việc Nhật đầu hàng và thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa trong cả nước mà nhất là thắng lợi ở các tỉnh Trung kì đã tác động mạnh mẽ đến Kon Tum Quân Nhật và chính phủ thân Nhật hoang mang, rệu rã Các viên chức, trí thức yêu nước ở Kon Tum tăng cường các hoạt động chuẩn bị nổi dậy giành chính quyền Ngày 17-8-1945, nhân dân huyện Kon Plông giành được chính quyền với sự giúp sức từ lực lượng cách mạng Ba Tơ (Quảng Ngãi) Kon Plông trở thành địa phương giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám ở Kon Tum
Sáng ngày 25-8-1945, lực lượng khởi nghĩa Việt Minh từ Gia Lai lên phối hợp giành chính quyền ở Kon Tum Trước khí thế cách mạng áp đảo của quần chúng, Quản đạo (Tỉnh trưởng) Kon Tum phải tuyên bố từ chức, bàn giao toàn bộ hồ sơ cho cách mạng Cuộc khởi nghĩa ở Kon Tum diễn ra nhanh, gọn, thắng lợi trọn vẹn, hòa nhập với cao trào Tổng khởi nghĩa cả nước
Cách mạng tháng Tám ở Kon Tum có những đặc điểm gì nổi bật?
2 KON TUM TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC XÂM LƯỢC (1945 - 1975)
2.1 Kon Tum trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc Kon Tum cùng với nhân dân cả nước tham gia xây dựng và củng cố chính quyền mới - chính quyền dân chủ nhân dân Ngày 23-12-1945, công dân Kon Tum nô
Trang 16nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, bầu đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sự kiện này góp phần giúp đồng bào nhận thức rõ hơn tính ưu việt của chế độ mới và ra sức bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám
Hình 2.2 Công dân Kon Tum tham gia bầu Quốc hội sau Cách mạng tháng Tám
(Ảnh chụp tranh gốc tại Bảo tàng Kon Tum) Khi thực dân Pháp gây hấn, quyết xâm chiếm Việt Nam lần nữa, nhân dân Kon Tum đã cùng nhân dân cả nước đứng lên hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đại bộ phận đồng bào các dân tộc Kon Tum là hậu phương tại chỗ vững chắc, đóng góp lương thực, thực phẩm nuôi cán bộ, nuôi quân và tham gia mở đường, tải thương, tải đạn, phục vụ chiến đấu,… Từ những căn cứ du kích ban đầu như Mường Hoong (Đăk Glei), đến những năm cuối cuộc kháng chiến đã hình thành vùng căn cứ du kích liên hoàn ở phía đông đường 14, bắt đầu từ vùng du kích Đăk Glei, tiếp giáp Đăk Tô, Kon Plông, nối liền với căn cứ An Khê (Gia Lai) Đóng góp to lớn của hậu phương tại chỗ góp phần cùng với bộ đội chủ lực làm nên nhiều thắng lợi quân sự trên địa bàn tỉnh Kon Tum Tiêu biểu là các trận đánh trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên (đầu năm 1954) tiêu diệt các cứ điểm Kon Braih, Măng Đen, Măng Bút (tháng 01-1954) và giải phóng hoàn toàn Thị xã Kon Tum (ngày 07-02-1954),
Trang 1716góp phần vào thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 Ngày 14-02-1954, trong không khí phấn khởi, quân và dân tỉnh Kon Tum tổ chức mít tinh trọng thể mừng ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được giải phóng trong kháng chiến chống Pháp
Đọc thông tin mục 2.1 và quan sát hình 2.2, hãy cho biết nguyên nhân đưa đến thắng lợi của quân và dân Kon Tum trong kháng chiến chống Pháp
2.2 Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, thiết lập chế độ thực dân kiểu mới Ở Kon Tum, chúng ra sức thiết lập bộ máy tay sai cai trị đến các thôn làng Chúng lập nên các đồn bốt, căn cứ quân sự để thực hiện việc càn quét, đánh phá, truy lùng cán bộ cách mạng, uy hiếp nhân dân Trong hoàn cảnh lịch sử mới, để giữ vững mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, một bộ phận cán bộ đảng viên được bố trí ở lại bám trụ địa bàn, lãnh đạo quần chúng đấu tranh
Ngày 07-9-1960, dân làng Tà Pók (nay thuộc xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi) nổi dậy, mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Kon Tum Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Kon Tum, đồng bào các dân tộc tiếp tục phát huy vai trò hậu phương tại chỗ vững mạnh, cùng với lực lượng vũ trang lập nên nhiều chiến công, góp phần cùng cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ
Một trong những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân và dân Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ là chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (ngày 24-4-1972) Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã giải phóng một vùng rộng lớn ở phía Bắc Kon Tum, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Hình 2.3 Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (Ảnh: Trung Quân)
Trang 18Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, quân và dân Kon Tum hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh lạc hướng địch, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chiến trường chính Buôn Ma Thuột giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch giải phóng Tây Nguyên Sau khi tiêu diệt các ổ đề kháng vòng ngoài của địch, đêm ngày 16-3-1975, lực lượng vũ trang và chính trị trong tỉnh, cùng với chủ lực Sư đoàn 968 đã chiếm lĩnh và làm chủ các khu vực trọng yếu, giải phóng toàn bộ thị xã Kon Tum Ngày 16-3-1975 trở thành Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum
Nơi em đang sống và học tập đã từng diễn ra sự kiện lịch sử nào trong những năm kháng chiến chống Mỹ?
3 Kon Tum từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (năm 1975) đến nay
sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum Ngày 12-8-1991, thực hiện Nghị quyết
Những năm đầu sau chiến tranh, tỉnh Gia Lai - Kon Tum đứng trước vô vàn khó khăn, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế
cây lúa, năng suất thấp Thương mại - dịch vụ, giao thông vận tải chưa phát triển
Với truyền thống anh dũng quật cường và tinh thần đoàn kết trong kháng chiến chống ngoại xâm, với nỗ lực vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Kon Tum đã từng bước vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, đạt được nhiều thành tựu to lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao, bình quân những năm 2015 - 2020 trên 9%/năm, riêng năm 2022 trên 10% Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ Hệ thống giáo dục và y tế được quan tâm đầu tư và có bước phát triển Chất lượng nguồn nhân lực và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện Tổng sản phẩm theo địa bàn tỉnh Kon Tum bình quân đầu người năm 2022 đạt khoảng 52,44 triệu đồng (khoảng 2,000 USD
Trang 1918theo tỷ giá năm 2022) Quốc phòng, an ninh được giữ vững Chính trị - xã hội ổn định Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Kon Tum vẫn đang vững bước trên con đường đổi mới và phát triển
Hình 2.4 Một góc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
(Ảnh:Thanh Thái)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Kon Tum đứng trước những khó khăn gì? Những nguyên nhân nào giúp nhân dân Kon Tum vượt qua được những khó khăn đó?
1 Lập bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) những thắng lợi tiêu biểu trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương của nhân dân Kon Tum từ năm 1945 đến nay
Thời gian Thắng lợi tiêu biểu 2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các thắng lợi lịch sử của nhân dân Kon Tum từ năm 1945 đến nay
Lựa chọn một sự kiện hoặc nhân vật nổi bật của lịch sử Kon Tum từ năm 1918 đến nay, sưu tầm thêm tư liệu và xây dựng bài giới thiệu ngắn gọn về sự kiện/nhân vật đó theo ý tưởng của em
Luyện tập
Vận dụng
Trang 201 Hãy hát một ca khúc về Kon Tum mà em yêu thích 2 Kể tên một vài nhạc sĩ ở Kon Tum mà em biết.
GIỚI THIỆU NGHỆ SĨ ƯU TÚ A ĐŨH
Nghệ sĩ A Đũh là người dân tộc Ba-na, ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1954 tại làng Kon Trang Mơ Nấy, xã Đăk La, huyện Đăk Hà
Ông là nghệ sĩ biểu diễn và cũng là nhạc sĩ sáng tác - là một trong những “cánh chim đầu đàn” trong hoạt động nghệ thuật của tỉnh nhà
Hầu hết các ca khúc của nhạc sĩ A Đũh đều có lời ca bằng tiếng phổ thông và tiếng Ba-na Các ca khúc của ông thường có lời ca rất giản dị, mộc mạc, giai điệu mang đậm âm hưởng dân ca của các dân tộc Ba-na, Xơ-đăng, Gié-Triêng… chính vì vậy nhiều ca khúc của ông đã được phổ biến rộng rãi ở các địa phương trong tỉnh
Nhiều tác phẩm của ông đã được trình diễn và đoạt giải cao trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc
GIỚI THIỆU NGHỆ SĨ ƯU TÚ A ĐŨH
Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài hát Mưa nắng gió quê em (Nhạc và lời: A Đũh) Tập biểu diễn bài hát
- Sử dụng nhạc cụ gõ, đệm cho bài hát Mưa nắng gió quê em
- Nêu được các thông tin cơ bản về nghệ sĩ A Đũh và những cống hiến của ông đối với quê hương Kon Tum
- Biết trân trọng, yêu thích các sản phẩm nghệ thuật của địa phương mình, trân trọng những cống hiến của nghệ sĩ A Đũh cũng như các nghệ sĩ khác cho quê hương Kon Tum
Mở đầu
Kiến thức mới
Nhạc sĩ A Đũh
Trang 21Một số ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ A Đũh: Đak Bla tôm ba (Đak Bla của chúng mình), Vòng tay sợi chỉ, Kon Tum mùa xuân về, Hãy đợi anh, Mùa ning nơng, Ting gling (thơ Tạ Văn Sỹ)…
Năm 2012 ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú để ghi nhận những cống hiến của ông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc
HÁT
Trang 22Nhạc sĩ A Đũh sáng tác bài Mưa nắng gió quê em vào năm 1992 Lời ca
theo tiếng phổ thông và tiếng Ba-na Giai điệu bài hát mang đậm âm hưởng dân ca Rơ-ngao (một nhánh của dân tộc Ba-na), lời ca mộc mạc giản dị gắn với những hình ảnh và ước vọng cuộc sống ấm no hạnh phúc của đồng bào Kon Tum trên quê hương mình
Bài hát có hình thức 3 đoạn
Đoạn 1: Ơi núi cao cao … mưa nắng gió cao nguyên Đoạn 2: Mưa ơi mưa … trống chiêng vang hội mùa Đoạn 3: La la la … mưa nắng gió quê em
1 Hát từng câu kết hợp vỗ tay theo nhịp:
2 Hát theo các hình thức:
Hát nối tiếp:
Nhóm 1: Ơi núi cao cao… cũng lên cao
Nhóm 2: Khi em lên rẫy … vẫn theo em
Nhóm 1: Ê mưa nắng gió quê em
Nhóm 2: Yêu thương … cao nguyên
Hát hòa giọng: Mưa ơi … ấm no từ đây
Hát nối tiếp:
Nhóm 1: Anh có nghe … anh có nghe không anh
Nhóm 2: Tiếng chiêng vang … hội mùa
Hát hòa giọng: La la la … mưa nắng gió quê em
Luyện tập
Trang 233 Hát kết hợp gõ đệm:
Luyện tập bài hát Mưa nắng gió quê em (hoặc chọn một số bài hát khác
của nhạc sĩ A Đũh) để tham gia trình diễn trong các sự kiện của nhà trường hoặc
ở cộng đồng
Vận dụng
Trang 24Quan sát hình 4.1 đến hình 4.3, kể tên công trình kiến trúc mà em biết.
TIÊU BIỂU Ở KON TUM
Trang 25I VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC Ở KON TUM Kon Tum là mảnh đất có nền văn hóa - nghệ thuật giàu tính truyền thống được kết tinh từ đời sống văn hóa tinh thần nhiều dân tộc anh em cùng cư ngụ tại đây
Bên cạnh nét đẹp độc đáo của nghệ thuật chiêng - xoang; nghệ thuật điêu khắc, trang trí… thì nghệ thuật kiến trúc ở Kon Tum cũng rất độc đáo và đa dạng
Từ xa xưa, mỗi thôn làng đều đã có những kiến trúc truyền thống như: nhà rông, nhà sàn Đến những năm đầu thế kỉ XX, có thêm nhiều công trình kiến trúc như: nhà thờ gỗ Kon Tum, các đình làng (Trung Lương, Lương Khế, Võ Lâm) Đến cuối thế kỉ XX, cầu treo Kon Klor cũng được bắc qua sông Đăk Bla Các công trình kiến trúc tiêu biểu này đều có vẻ đẹp độc đáo và mang những dấu ấn riêng sống mãi theo thời gian
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, qua nhiều biến thiên và phát triển của xã hội, nhưng đến nay nghệ thuật kiến trúc ở Kon Tum vẫn gìn giữ được nét văn hoá riêng của mình, cụ thể là của các dân tộc Kinh, Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Gié-Triêng… hoà nhịp cùng cuộc sống năng động nhưng vẫn đậm đà bản sắc
văn hoá Tây Nguyên II GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU Ở KON TUM
1 Nhà rông Kon Klor Nhà rông Kon Klor nằm ở cuối đường Bắc Kạn, giáp cầu treo Kon Klor, thuộc phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum ngày nay Với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, sau gần một năm xây dựng lại (từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011) thì công trình hoàn thành như ngày nay
Nhà rông Kon Klor nằm giữa một không gian rộng rãi, thoáng đãng, có chiều dài 17m, chiều rộng 6,4m, chiều cao (tính đến nóc) khoảng 22m Toàn bộ kết cấu nhà rông được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: gỗ, mây, tranh, tre, nứa, lá… Nhà rông mang dáng vẻ cao lớn, vững chắc, uy nghi với phần mái cao vút trông giống lưỡi rìu vát thẳng lên trời xanh Nhà rông Kon Klor vừa đẹp về nghệ thuật tạo hình vừa đẹp về nghệ thuật trang trí với những hoa văn, họa tiết độc đáo trên mái, vách, cột, cầu thang…
Những nghệ nhân đã đóng góp công sức để chế tác và lưu truyền kĩ thuật dựng nhà rông truyền thống đều là những người con Ba-na của làng
Kiến thức mới
Trang 26Tập quán từ xa xưa của hầu hết các tộc người Tây Nguyên thì làng đều có một ngôi nhà rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng làng trong những dịp hội họp, lễ hội, đón tiếp khách quí,… Có thể ví nhà rông là trái tim, là linh hồn của làng
Nhà rông ở làng Kon Klor ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, nó chứa đựng nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần đối với người dân nơi đây Hình ảnh ngôi nhà rông đã trở nên gần gũi thân thuộc với người dân và du khách mỗi khi đến Kon Tum Đây là niềm tự hào của người dân Ba-na ở làng Kon Klor, cũng là hình ảnh biểu trưng của miền đất Kon Tum
2 Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum (hay còn gọi là nhà thờ Chánh toà Giáo phận Kon Tum) được xây dựng từ năm 1913, hoàn thành năm 1918 Đây là công trình kiến trúc Công giáo nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ, thuộc phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum ngày nay Tổng thể khuôn viên nhà thờ rộng rãi, thoáng đãng, bao gồm giáo đường, nhà khách, cô nhi viện, cơ sở dệt thổ cẩm
Nhà thờ gỗ là công trình kiến trúc độc đáo, được cho là đẹp nhất ở Tây Nguyên Kết cấu của nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt tự nhiên, dính với nhau bằng những phần mộng đục vào thân gỗ, không hề sử dụng đinh vít hay một vật dụng kim loại nào Trần và tường được thực hiện bằng cách lấy đất trộn rơm khô đắp vào phên đan tre nứa theo kiểu nhà truyền thống miền xuôi Quanh tường là những bức tranh kính màu rực rỡ tái hiện các trích đoạn trong kinh thánh mang
Hình 4.4 Nhà rông Kon Klor
(Ảnh: Lê Tình) Hình 4.5 Bên trong nhà rông Kon Klor (Ảnh: Lê Tình)
Trang 2726dáng dấp cổ kính, trang nhã từ những điểm nhấn hoa văn họa tiết Mọi chi tiết chạm trổ, trang trí, phối màu… của ngôi nhà thờ rất tinh xảo
Kiến trúc nhà thờ gỗ là sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc Roman và kiến trúc nhà sàn người Ba-na Đây được coi là sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa phương Tây và bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên
Trải qua hơn một trăm năm, nhà thờ gỗ đến nay vẫn vững bền với vẻ đẹp uy nghiêm, lộng lẫy và cổ kính Ngoài giá trị kiến trúc, lịch sử thì ngày nay nhà thờ gỗ Kon Tum còn là một điểm đến khá lý thú của khách du lịch trong và ngoài nước
3 Cầu treo Kon Klor Cầu treo Kon Klor nối hai bờ sông Đăk Bla là cây cầu treo công nghiệp được xây dựng đầu tiên trên đất Kon Tum, nay thuộc địa phận làng Kon Klor 1, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, cuối đường Bắc Kạn Cầu được khởi công vào ngày 3 tháng 2 năm 1993, hoàn thành ngày 19 tháng 5 năm 1994
Cầu có chiều rộng 4,5m, chiều dài 292m Đây là chiếc cầu treo dây văng đầu tiên được cho là dài và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên Thân cầu sơn màu đỏ cam phối sọc trắng, trụ cầu màu vàng, hai dây văng bằng thép màu đen hơi võng xuống mặt nước sông bên dưới khiến hình ảnh chiếc cầu nổi bật giữa một miền núi rừng, sông nước trông như hình ảnh cách điệu của một cây đàn tơ-rưng to lớn
Hình 4.6 Nhà thờ gỗ (Ảnh: Ngọc Huy) Hình 4.7 Bên trong nhà th (Ảnh: Ngọc Huy) ờ gỗ
Trang 28Cầu treo Kon Klor không chỉ góp phần quan trọng trong việc nối thông hai bờ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội một vùng bãi bồi ven lưu vực sông Đăk Bla, mà còn mang đến vẻ đẹp bình dị, thân thương trong cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây
1 Nguyên vật liệu xây dựng nhà rông Kon Klor là gì? Hãy nói về vẻ đẹp nhà rông Kon Klor
2 Nhà thờ gỗ được xây dựng khi nào? Cảm nhận của em về kiến trúc nhà thờ gỗ là gì?
3 Cảm nhận của em về vẻ đẹp cầu treo Kon Klor
Trang 2928
Bước 3: Vẽ màu Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
Gợi ý 2: Làm mô hình kiến trúc nhà thờ gỗ Kon Tum
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu (giấy, màu, kéo…)
Trang 30
2 Sản phẩm của học sinh
Tranh vẽ của học sinh Trường THCS Nguyễn Du, thị trấn Đăk Tô, Đăk Tô, Kon Tum
Trang trí trên nón lá của học sinh Trường THCS thị trấn Đăk Hà, Đăk Hà, Kon Tum
Tranh vẽ của học sinh Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Trang 31- Chất liệu, kích thước, màu sắc: Tự chọn
- Sau khi hoàn thiện sản phẩm, em hãy giới thiệu về kiến trúc đã được thể hiện; chia sẻ cách vẽ hoặc cách làm mô hình sản phẩm
1 Em đã làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc tiêu biểu của tỉnh Kon Tum?
2 Giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu của tỉnh Kon Tum mà em yêu thích nhất
Mô hình cầu treo Kon Klor của học sinh Trường TH - THCS Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP
Kon Tum, Kon Tum
Mô hình nhà thờ gỗ Kon Tum của học sinh Trường TH - THCS Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng
Đạo, TP Kon Tum, Kon Tum
Vận dụng
Trang 32Trong những năm qua, Kon Tum đã có nhiều chuyển biến sâu sắc về kinh tế - xã hội Từ một tỉnh miền núi, biên giới, điểm xuất phát thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thấp, chưa đồng bộ, đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc Kinh tế tăng trưởng khá và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
Vậy, Kon Tum có những thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển và phân bố các ngành kinh tế? Ở địa phương các em sinh sống đang phát triển những ngành kinh tế nổi bật nào?
I NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 1 Điều kiện phát triển
a) Điều kiện tự nhiên
Đất tự nhiên khá đa dạng, trong đó có 2 nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất: nhóm đất fe-ra-lit chiếm 60,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; kế đến là nhóm đất mùn trên núi chiếm 35,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Ngoài ra, có thể kể thêm nhóm đất phù sa, chiếm khoảng 2% và các loại đất khác chiếm tỉ lệ nhỏ
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH KON TUM
Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ tỉnh Kon Tum; trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ (thương mại, du lịch và giao thông vận tải) tỉnh Kon Tum
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ tỉnh Kon Tum
- Biết trân trọng thành quả lao động của người dân; biết bảo vệ các tài sản công; có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương
Mở đầu
Kiến thức mới
Trang 33thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau Nguồn nước khá dồi dào Kon Tum là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Sê San, sông Trà Khúc, Kon Tum có nhiều hồ lớn có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo như hồ Ia Chim, Đăk Ui, các hồ thuỷ điện như Thượng Kon Tum và Plei Krông,… Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm có thể cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt
Tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú về động, thực vật quý hiếm; diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn, nhiều bãi chăn thả rộng
Với địa hình dốc và chia cắt nhiều nên việc tích tụ đất đai, xây dựng cánh đồng lớn để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn gặp nhiều khó khăn, khí hậu có một mùa khô gây thiếu nước,…
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum đối với sự phát triển nông – lâm nghiệp và thuỷ sản
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân số: năm 2021, dân số của tỉnh là 568 780 người, trong đó, số dân nam chiếm 50,18 %, nữ chiếm 49,82 % dân số; số dân thành thị chiếm 32,57%, nông thôn chiếm 67,43% dân số Về lao động: năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 315 017 người, chiếm 55,38% dân số toàn tỉnh
Người dân cần cù, chịu khó và sáng tạo trong sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi thích ứng với điều kiện tự nhiên ở địa phương
Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn, không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn cả nước ngoài Đặc biệt có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y rất thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước trong khu vực
Khoa học – công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, ), hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp (thủy lợi, trại giống cây trồng, vật nuôi,…) ngày càng phát triển, hiện đại giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kon Tum thuận lợi hơn
Ngoài ra, các chính sách phát triển phù hợp của tỉnh (như các chính sách về đất đai, ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất, hợp tác phát triển) cũng tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển
Trang 341000
Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn hạn chế Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp còn nhiều khó khăn, lạc hậu
Dân số và lao động tỉnh Kon Tum có những thuận lợi gì đối với sự phát triển nông nghiệp?
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum - Niên giám thống kê Kon Tum 2022)
Quan sát biểu đồ hình 5.1, hãy nhận xét giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2021
Lúa, ngô, sắn, khoai lang được trồng khắp các địa phương Lúa, ngô được trồng nhiều hơn ở các địa phương như huyện Kon Plông, Đăk Hà, Đăk Glei và thành phố Kon Tum Sắn được trồng nhiều nhất ở huyện Sa Thầy Khoai lang được trồng nhiều nhất ở huyện Đăk Hà
Tỉ đồng
Trang 3534Bảng 5.1 Diện tích và sản lượng lúa, ngô, sắn, khoai lang ở tỉnh Kon Tum
Năm
LúaNgôSắnKhoai langLúaNgôSắnKhoai lang
2015 24 399 6 361 39 486 132 91 557 24 243 591 952 1 045 2021 23 341 5 531 38 768 232 96 839 23 169 584 896 1 846
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum - Niên giám thống kê Kon Tum 2022)
Dựa vào bảng 5.1, nhận xét về diện tích và sản lượng lúa, ngô, sắn, khoai lang ở tỉnh Kon Tum
Rau, đậu cũng được trồng khắp nơi Diện tích trồng rau, đậu các loại của cả tỉnh năm 2021 đạt 3 220 ha, sản lượng khoảng trên 37 nghìn tấn
- Cây công nghiệp của tỉnh ta chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm Bảng 5.2 Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây công nghiệp lâu
năm tỉnh Kon Tum
Năm
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cao
su
Cà phê Điều Hồ tiêu Chè Cao su Cà phê Điều tiêu Hồ Chè
2015 74 776 15 265 215 146 72 46 432 35 941 37 127 114
2021 76 841 28 986 1 668 331 79 80 982 61 789 501 483 194
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kon Tum - Niên giám thống kê Kon Tum 2022)
Dựa vào bảng 5.2, hãy kể tên và nhận xét về diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh Kon Tum
Cà phê được trồng ở khắp các địa phương, nơi trồng nhiều nhất là huyện Đăk Hà Cao su được trồng nhiều nhất ở huyện Ia H'Drai và Sa Thầy Cây điều được trồng nhiều ở Sa Thầy Hồ tiêu và chè trồng rải rác ở các huyện
Cây công nghiệp hàng năm ở tỉnh ta chủ yếu là cây mía, với diện tích gieo trồng năm 2021 đạt 945 ha, sản lượng 52 355 tấn Cây mía được trồng nhiều nhất ở thành phố Kon Tum, sau đó là các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Tô, Đăk Hà
Trang 36- Cây ăn quả được phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, năm 2021 diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh đạt 6 288 ha; các địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn là huyện Đăk Hà, Kon Plông, Sa Thầy, thành phố Kon Tum Các loại cây phổ biến là chuối, mít, xoài, bơ, cam, sầu riêng, dứa…
Hãy nhận xét về tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả ở tỉnh Kon Tum
Kon Tum có 10 loài dược liệu có lợi thế so sánh là: Sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử, Lan kim tuyến, Nghệ vàng, Đinh lăng, Sa nhân tím, Ý dĩ, nấm dược liệu
Cây dược liệu được trồng chủ yếu ở các vùng núi có địa hình cao, khí hậu lạnh Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý ở Kon Tum, được mệnh danh là Quốc Bảo
Sâm Ngọc Linh được trồng nhiều dưới tán rừng vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; sâm sinh trưởng ở độ cao từ 1 500 m trở lên Đẳng sâm phân bố khá nhiều ở các xã thuộc Đông Trường Sơn xung quanh vùng núi Ngọc Linh như xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọk Lei, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi thuộc huyện Tu Mơ Rông; xã Mường Hoong, Ngọk Linh thuộc huyện Đăk Glei, xã Măng Bút thuộc huyện Kon Plông
Hình 5.2 Cà phê huyện Đăk Hà
(Ảnh: Bùi Hạnh) Hình 5.3 (Cánh đồng mía ở TP Kon Tum Ảnh: Trần Uyên)
Hình 5.4 Trồng sâm Ngọc Linh trên núi ọc Linh (Ảnh: Phạm Thị Tâm Hình 5.5 Trồng sâm dây tại Kon Plông Ảnh: Trần Uyên)