1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô hình Chiến lược Đấu thầu Có Xem Xét Đến Mối Tương Quan Giữa Các Nhà Thầu
Tác giả Phạm Minh Ngọc Duyên
Người hướng dẫn TS. Lương Đức Long, PGS. TS. Lưu Trường Văn, PGS. TS. Nguyễn Thống
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,41 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN Đ (17)
    • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG (0)
    • 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu (0)
      • 1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu (18)
      • 1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU (20)
      • 1.5.1. Về mặt học thuật (20)
      • 1.5.2. Về mặt thực tiễn (20)
    • 1.6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN (21)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (21)
    • 2.1. TÓM TẮT CHƯƠNG (22)
    • 2.2. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (0)
      • 2.2.1. Các khái niệm về đấu thầu (23)
      • 2.2.2. Qui trình đấu thầu (23)
      • 2.2.3. Giá dự thầu (25)
        • 2.2.3.1. Công ty tư nhân (26)
        • 2.2.3.2. Công ty nhà nước (26)
        • 2.2.3.3. Công ty vốn đầu tư nước ngo i (0)
      • 2.2.4. Định nghĩa giá trị markup (27)
    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THẦU (28)
      • 2.3.1. Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu trong nước (28)
        • 2.3.1.1. Phương pháp giá thầu thấp nhất (28)
        • 2.3.1.2. Phương pháp giá đánh giá (28)
        • 2.3.1.3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật v giá (28)
      • 2.3.2. Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu khác (28)
        • 2.3.2.1. Phương pháp giá thầu trung bình (28)
        • 2.3.2.2. Phương pháp giá thầu thấp hơn giá thầu trung bình (28)
    • 2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẢ NĂNG THẮNG THẦU THEO GIÁ TRỊ (0)
      • 2.4.1. Phân tích xác suất nhà thầu chiến thắng một đối thủ cạnh tranh (29)
      • 2.4.2. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu (30)
      • 2.4.3. Phương pháp tính toán xác suất chiến thắng các đối thủ cạnh trạnh (31)
        • 2.4.3.1. Mô hình Friedman (31)
        • 2.4.3.2. Mô hình Gates (32)
    • 2.5. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤU THẦU CẠNH TRANH (0)
      • 2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup (33)
      • 2.5.2. Các mô hình đấu thầu (36)
        • 2.5.2.1. Mô hình đấu thầu chỉ xem xét yếu tố giá (36)
        • 2.5.2.2. Mô hình đấu thầu có xem xét các yếu tố định tính (37)
      • 2.5.3. Tương quan trong đấu thầu (39)
    • 2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU (21)
    • 3.1. TÓM TẮT CHƯƠNG (42)
    • 3.2. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.3. THU THẬP DỮ LIỆU VỀ GIÁ DỰ THẦU CỦA CÁC ĐỐI THỦ (0)
      • 3.3.1. Đối tượng thu thập dữ liệu (44)
      • 3.3.2. Cách thức thu thập dữ liệu (44)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (45)
      • 3.4.1. Phân tích sự tương quan về giá giữa các nhà thầu (45)
        • 3.4.1.1. Tương quan trong tổng chi phí ước tính (45)
        • 3.4.1.2. Tương quan trong giá trị markup (46)
      • 3.4.2. Xác định hệ số tương quan theo phương pháp thống kê tần số (47)
        • 3.4.2.1. Hệ số tương quan đơn (hệ số tương quan Pearson) (47)
        • 3.4.2.2. Hệ số tương quan hạng (hệ số tương quan Spearman) (48)
      • 3.4.3. Ước lượng hệ số tương quan dữ liệu khuyết-phương pháp thống kê Bayes (0)
        • 3.4.3.1. Phân phối ti n nghiệm   ( ) (0)
        • 3.4.3.2. Thiết lập h m khả năng dựa tr n bộ dữ liệu giá dự thầu (0)
        • 3.4.3.3. Phân phối hậu nghiệm p ( | X )  obs (51)
    • 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU (52)
      • 3.5.1. Phương pháp Mô phỏng Monte Carlo (52)
      • 3.5.2. Phương pháp tính tích phân Gauss một chiều (53)
    • 3.6. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (55)
    • 4.1. TÓM TẮT CHƯƠNG (56)
    • 4.2. XÁC ĐỊNH XÁC SUẤT THẮNG THẦU VÀ LỢI NHUẬN KỲ VỌNG DỰA TRÊN MÔ PHỎNG MONTE CARLO (56)
    • 4.3. MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CHƯA XEM XÉT MỐI TƯƠNG (57)
      • 4.3.1. Dữ liệu đầu vào (57)
      • 4.3.2. Giả thiết cho mô hình đấu thầu đề xuất (58)
      • 4.3.3. Lưu đồ xử lý mô hình (58)
    • 4.4. MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CÓ XEM XÉT ĐẾN MỐI TƯƠNG (60)
      • 4.4.1. Ảnh hưởng của hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu (60)
      • 4.4.2. Giả thiết cho mô hình đấu thầu đề xuất (61)
      • 4.4.3. Lưu đồ xử lý mô hình (62)
    • 4.5. VÍ DỤ MINH HỌA (0)
      • 4.5.1. Dữ liệu đấu thầu (64)
      • 4.5.2. Phân tích thống kê mô tả (65)
      • 4.5.3. Xác định phân phối của biến tỷ giá dự thầu (65)
      • 4.5.4. Ước lượng hệ số tương quan giữa các nhà thầu (67)
        • 4.5.4.1. Xác định h m khả năng dựa tr n bộ dữ liệu giá dự thầu (0)
        • 4.5.4.2. Xác định hệ số tương quan theo phương pháp Bayesian (0)
      • 4.5.6. Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất… (68)
        • 4.5.6.1. Mô hình đấu thầu ko xét tương quan giữa giá các đối thủ (mô hình 1) (0)
        • 4.5.6.2. Mô hình đấu thầu xét mối tương quan giữa giá các đối thủ (mô hình 2) 53 4.5.7. Xác định giá trị markup tối ưu cho từng mô hình (0)
    • 4.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 (71)
  • CHƯƠNG 5. XÂ ỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU THẦU CẠNH (72)
    • 5.1. TÓM TẮT CHƯƠNG (72)
    • 5.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH (0)
    • 5.3. XÂY DỰNG CẤU TRÚC PHÂN CHIA PHÂN PHỐI CỦA CÁC BIẾN NGẪU NHIÊN (73)
      • 5.3.1. Phân phối “ông b ” v phân phối “cha mẹ” (0)
      • 5.3.2. Phân phối “cha mẹ” v phân phối “con” (0)
      • 5.3.3. Đặc tính của phân phối “con” (77)
        • 5.3.3.1. Trị trung bình (77)
        • 5.3.3.2. Độ lệch chuẩn (78)
    • 5.4. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐỐI THỦ THÔNG QUA ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ KHÔNG CHẮC CHẮN (78)
    • 5.5. THIẾT LẬP MÔ HÌNH ĐẤU THẦU (79)
      • 5.5.1. Dữ liệu đầu vào (79)
      • 5.5.2. Giả thiết cho mô đình đấu thầu đề xuất (80)
      • 5.5.3. Lưu đồ xử lý mô hình (80)
    • 5.6. VÍ DỤ MINH HỌA (0)
      • 5.6.1. Phân tích thống kê mô tả (82)
      • 5.6.2. Sự thay đổi giá dự thầu của các đối thủ dưới ảnh hưởng của các nhân tố không chắc chắn (83)
        • 5.6.2.1. Các nhân tố không chắc chắn ảnh hưởng đến giá dự thầu (83)
        • 5.6.2.2. Cấu trúc của tập phân phối “con” (84)
        • 5.6.2.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố l n chi phi dự thầu của các đối thủ (0)
      • 5.6.3. Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất (86)
      • 5.6.4. Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình Gates và Friedman (86)
      • 5.6.5. Xác định giá trị markup tối ưu cho từng mô hình (87)
    • 5.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 (88)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (89)
    • 6.1. KẾT LUẬN (89)
    • 6.2. KIẾN NGHỊ (90)

Nội dung

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 TÓM TẮT LUẬN V N Đề tài MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CÓ XEM XÉT ĐẾN MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NH THẦU Việc ước lượng giá markup tối ưu l một tr

ĐẶT VẤN Đ

Xác định vấn đề nghiên cứu

1.2 XÁC ĐỊNH VẤN Đ NGHIÊN CỨU 1.2.1 Lý do dẫn đến nghiên cứu

Xây dựng mô hình đấu thầu cạnh tranh là một vấn đề kinh điển trong cả hoạt động nghiên cứu và quản lý xây dựng Từ 1956, đ có rất nhiều nghiên cứu cho vấn đề này, kết quả một số mô hình toán học nổi tiếng hình thành: mô hình Friedman (1956), mô hình Gates (1967), mô hình Carr (1982), mô hình Skitmore (1994),

Ngày nay, với ứng dụng rộng rãi của máy tính trong quản lý dự án xây dựng, nhiều hệ thống hỗ trợ ra quyết định đấu thầu bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo, mạng neuron hoặc logic mờ được phát triển Tuy nhiên, các nghiên cứu n y chưa ứng dụng rộng r i trong đấu thầu thực tế và tỷ lệ sử dụng công cụ tối ưu hóa giá trị markup vẫn là ở mức rất thấp Nguyên nhân là do các mô hình đấu thầu cạnh tranh có thể chưa đủ thực tế Mặc dù hầu hết các mô hình toán học đều dựa trên dữ liệu lịch sử đấu thầu để xác định "h nh vi đấu thầu” của các đối thủ cạnh tranh, nhưng chưa có mô hình xét đến mối tương quan giữa các nhà thầu Bên cạnh đó, các nh thầu thường đưa ra giá dự thầu với tỷ lệ lợi nhuận dựa tr n phán đoán chủ quan, theo kinh nghiệm m chưa lường hết các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công (nếu trúng thầu), cũng như không chắc chắn khả năng trúng thầu là bao nhiêu Từ đó, những câu hỏi được đặt ra cho mô hình chiến lược đấu thầu của các nhà thầu

1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu

Mối tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ ảnh hưởng đến chiến lược của nhà thầu như thế nào?

Làm thế n o để xác đinh mối tương quan giữa đối thủ cạnh tranh?

Làm thế n o để nhà thầu cân bằng giữa lợi nhuận mong muốn trong giá dự thầu và xác suất chiến thắng đối thủ cạnh tranh?

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu sau:

- Phân tích ảnh hưởng tương quan giữa giá dự thầu các đối thủ đến xác suất thắng và lợi nhuận của nhà thầu

- Đề ra phương pháp xác định hệ số tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ dựa vào dữ liệu thu thập trong các dự án đấu thầu trước đây

- Xây dựng một mô hình đấu thầu có xét đến mối tương quan giữa giá dự thầu và dựa v o mô hình đề xuất để xác định giá trị markup tối ưu thỏa mãn tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của nhà thầu và xác suất thắng thầu

Nghiên cứu dừng lại ở một số giới hạn sau:

- Nghiên cứu này chỉ xây dựng mô hình đấu thầu dựa tr n phương pháp giá thầu thấp nhất , các gói thầu được sử dụng trong mô hình là gói thầu xây lắp và hình thức lựa chọn nhà thầu l phương thức đấu thầu rộng rãi

- Nhà thầu ước lượng giá trị markup chỉ dựa trên tiêu chí lợi nhuận sao cho với giá trị markup đó nh thầu có thể cân bằng giữa xác suất thắng thầu và lợi nhuận mong đợi tối ưu

- Nhiều số liệu trong luận văn được giả định để chứng minh quy trình tính toán của mô hình nên kết quả nghiên cứu còn mang tính chất học thuật

- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá dự thầu của các nhà thầu nước ngoài được tổng hợp từ bài báo của Skitmore & Pemberton Do đó, mô hình đấu thầu đề xuất như t i liệu tham khảo cho nhà thầu Nếu muốn áp dụng kết quả nghiên cứu vào môi trường đấu thầu thực tế tại Việt Nam, cần phải thu thập dữ liệu thực tế và có những điều chỉnh thích hợp với hoàn cảnh đấu thầu ở Việt Nam

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 1.5.1 Về mặt học thuật

Nghiên cứu giúp nhà thầu nhận ra có sự tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ và biết sử dụng các mô hình đấu thầu đề xuất phù hợp với khả năng thu thập dữ liệu của nhà thầu để xác định giá trị markup tối ưu

Nghiên cứu cung cấp một mô hình dựa trên mô phỏng Monte Carlo để xác định xác suất đánh bại đối thủ cạnh tranh đồng thời ước lượng lợi nhuận mong đợi hợp lý cho nhà thầu

Nghiên cứu phát triển mô hình đấu thầu để hỗ trợ các nhà thầu ước lượng giá trị markup hợp lý nhằm cân bằng giữa xác suất chiến thắng đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận đạt được của nhà thầu

Nghiên cứu cung cấp cho nhà thầu công cụ hỗ trợ trong việc ra quyết định đấu thầu bên cạnh phương pháp truyền thống dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu dừng lại ở một số giới hạn sau:

- Nghiên cứu này chỉ xây dựng mô hình đấu thầu dựa tr n phương pháp giá thầu thấp nhất , các gói thầu được sử dụng trong mô hình là gói thầu xây lắp và hình thức lựa chọn nhà thầu l phương thức đấu thầu rộng rãi

- Nhà thầu ước lượng giá trị markup chỉ dựa trên tiêu chí lợi nhuận sao cho với giá trị markup đó nh thầu có thể cân bằng giữa xác suất thắng thầu và lợi nhuận mong đợi tối ưu

- Nhiều số liệu trong luận văn được giả định để chứng minh quy trình tính toán của mô hình nên kết quả nghiên cứu còn mang tính chất học thuật

- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá dự thầu của các nhà thầu nước ngoài được tổng hợp từ bài báo của Skitmore & Pemberton Do đó, mô hình đấu thầu đề xuất như t i liệu tham khảo cho nhà thầu Nếu muốn áp dụng kết quả nghiên cứu vào môi trường đấu thầu thực tế tại Việt Nam, cần phải thu thập dữ liệu thực tế và có những điều chỉnh thích hợp với hoàn cảnh đấu thầu ở Việt Nam

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu giúp nhà thầu nhận ra có sự tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ và biết sử dụng các mô hình đấu thầu đề xuất phù hợp với khả năng thu thập dữ liệu của nhà thầu để xác định giá trị markup tối ưu

Nghiên cứu cung cấp một mô hình dựa trên mô phỏng Monte Carlo để xác định xác suất đánh bại đối thủ cạnh tranh đồng thời ước lượng lợi nhuận mong đợi hợp lý cho nhà thầu

Nghiên cứu phát triển mô hình đấu thầu để hỗ trợ các nhà thầu ước lượng giá trị markup hợp lý nhằm cân bằng giữa xác suất chiến thắng đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận đạt được của nhà thầu

Nghiên cứu cung cấp cho nhà thầu công cụ hỗ trợ trong việc ra quyết định đấu thầu bên cạnh phương pháp truyền thống dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

- Xác định vấn đề nghi n cứu - Mục ti u nghi n cứu

- Phạm vi v đóng góp của nghi n cứu

TỔNG QUAN

TÓM TẮT CHƯƠNG

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHI N CỨU

Các định nghĩa, khái niệm li n quan đến vấn đề nghi n cứu

Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu

Phương pháp tính khả năng thắng thầu theo giá trị markup

Lược khảo các nghi n cứu về đấu thầu cạnh tranh

Khái niệm về đấu thầu

Chi phí dự thầu Định nghĩa giá trị markup

Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu trong nước

Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu khác

Xác suất nh thầu chiến thắng một đối thủ cạnh tranh

Xác suất nh thầu chiến thắng tất cả các đối thủ

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup

Các mô hình đấu thầu

Tương quan trong đấu thầu

ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM LI N QUAN ĐẾN VẤN Đ NGHIÊN CỨU

2.2.1 Các khái niệm về đấu thầu (Nguồn: luật đấu thầu 43/2013/QH13)

- Đấu thầu : là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nh đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất tr n cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

- Chủ đầu tư : l người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

- Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh

- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất : là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nh đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ y u cầu

- Giá dự thầu : là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ y u cầu

- Giá trúng thầu: l giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Trong môi trường đấu cạnh tranh hiện nay, nhà thầu nên thiết lập qui trình đấu thầu cụ thể để đảm bảo hiệu quả khi tham gia dự thầu Luận văn sử dụng qui trình đấu thầu dưới đây l m cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Mua hồ sơ mời thầu

Lập HSDT Quyết định tham gia gói thầu Kết thúc KhôngKhông Ước tính tổng chi phí v lợi nhuận

Xác định đối thủ cạnh tranh

Nộp thầu Tìm hiểu sơ bộ về Chủ đầu tư v gói thầu

Hình 2.1:Qui trình đấu thầu của nhà thầu tại Việt Nam

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Sau khi tìm hiểu thông tin về Chủ đầu tư, gói thầu thông qua báo hoặc website đấu thầu, nhà thầu mua và nghiên cứu hồ sơ mời thầu Sau đó, bộ phận chuy n gia đấu thầu của công ty sẽ phân tích sơ bộ để xác định việc dự thầu có đem lại lợi nhuận và mức lợi nhuận như thế nào, từ đó ra quyết định tham gia đấu thầu hay không Nếu quyết định dự thầu, công ty xác định lại các chi phí cụ thể và chi phí tổng, đồng thời tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để xác định khả năng thắng thầu và lợi nhuận đạt được Cuối cùng, công ty hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu và tiến hành nộp thầu

Giá dự thầu có nhiều cách xác định khác nhau tùy thuộc vào mỗi nhà thầu.

Thông thường, giá gói thầu bao gồm ba thành phần chính : chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và markup (Hegazy, 2001; Dikmen et al., 2007; Yuan, 2011)

Hiệp hội cải thiện chi phí (AACE) định nghĩa : chi phí trực tiếp là chi phí triển khai thiết bị, vật liệu, nhà thầu phụ và chi phí lao động trực tiếp liên quan tới công tác xây dựng Chi phí gián tiếp l chi phí cho các công tác không được tính trực tiếp như một công việc cụ thể, nhưng những công tác phát sinh chi phí gián tiếp đó l cần thiết để hoàn thành dự án, các chi phí đó có thể là : quản lý công trường, chi phí giám sát, chi phí hao mòn công cụ-máy móc, chi phí quản lý công ty, các chi phí lúc dự án mới bắt đầu (khảo sát hiện trường), phí đấu thầu, bảo hiểm, thuế

Tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được gọi là tổng chi phí ước tính (C o ) Việc tăng giảm tỷ lệ phần trăm tr n tổng chi phí ước tính gọi là giá trị markup Giá dự thầu của nhà thầu thể hiện cụ thể trong hình 2.2

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Chi phí nhân công Chi phí xây dựng

Chi phí thầu phụ Chi phí trực tiếp

Chi phí ngoài công trường

Chi phí văn phòng Chi phí gián tiếp

(Indirect Cost) Tổng chi phí ước tính

Hình 2.2: Giá dự thầu của nhà thầu

Ngoài ra, luận văn trình b y một số cấu trúc giá dự thầu thường gặp của các công ty tư nhân, nh nước, vốn nước ngoài tại Việt Nam

2.2.3.1 Công ty tư nhân (Phụ lục 04 Luận văn thạc sỹ của Đặng Phước Vĩnh, 2014)

Giá dự thầu = chi phí trực tiếp + chi phí chung + thu nhập chịu thuế tính trước + thuế giá trị gia tăng + chi phí xây dựng nhà tạm điều hành thi công

Giá dự thầu = chi phí trực tiếp + lợi nhuận

Giá dự thầu = chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp + lợi nhuận

2.2.3.2 Công ty nhà nước (Phụ lục 04 Luận văn thạc sỹ của Đặng Phước Vĩnh, 2014)

Giá dự thầu = chi phí trực tiếp + chi phí chung + thu nhập chịu thuế tính trước + thuế giá trị gia tăng + chi phí xây dựng nhà tạm điều hành thi công

2.2.3.3 Công ty vốn đầu tư nước ngoài (Phụ lục 04 Luận văn thạc sỹ của Đặng Phước Vĩnh, 2014)

Giá dự thầu = chi phí trực tiếp * tỷ suất lợi nhuận + chi phí gián tiếp

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Mô hình đấu thầu trong luận sử dụng cấu trúc giá dự thầu như hình 2.2 để xây dựng mô hình đấu thầu

2.2.4 Định nghĩa giá trị markup

Có nhiều định nghĩa về markup, theo Min Liu (2005), markup là tổng của các khoản dự phòng (contingencies) và lợi nhuận (profit), được tính toán theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí trực tiếp (direct cost) và tổng chi phí chung (general overhead) của dự án Bên cạnh đó, markup còn được xác định bằng tổ hợp của tổng chi phí chung, lợi nhuận và các khoản dự phòng phí, được tính toán dựa trên phần trăm tổng chi phí ước tính (Badu & Amoah, 2004) Ngoài ra, Yuan (2010) chỉ xem markup là lợi nhuận v được ước lượng dựa trên phần trăm tổng chi phí ước tính

Sau đây, luận văn tổng hợp một số định nghĩa về giá trị markup của các nhà thầu dựa trên nghiên cứu của Hegazi và Moselhi (trích dẫn bởi Hesam, 2010) được thể hiện trong hình 2.3

Hình 2.3 : Định nghĩa giá trị Markup

Hình 2.3 cho thấy, các nhà thầu định nghĩa giá trị markup theo nhiều cách khác nhau Tuy nhi n, đa số các nhà thầu thường xác định giá trị markup là lợi

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 nhuận (chiếm 43%) Do đó, luận văn n y định nghĩa markup là lợi nhuận trước thuế v được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí ước tính (total cost).

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THẦU

2.3.1 Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu trong nước (nguồn: luật đấu thầu 43/2013/QH13)

2.3.1.1 Phương pháp giá thầu thấp nhất

Nhà thầu muốn thắng các đối thủ thì ngoài việc đạt những yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu Nhà thầu phải đưa giá thầu thấp nhất so với đối thủ cạnh tranh

2.3.1.2 Phương pháp giá đánh giá

Nhà thầu muốn thắng thầu các đối thủ thì ngoài việc vượt qua các bước đánh giá về mặt kỹ thuật Nhà thầu phải có giá đánh giá thấp nhất so với đối thủ cạnh tranh

2.3.1.3 Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

Phương pháp n y đánh giá hồ sơ thầu dựa tr n điểm đánh giá tổng hợp được xây dựng tr n cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và giá Nhà thầu muốn thắng các đối thủ thì nhà thầu phải có điểm tổng hợp cao nhất so với đối thủ cạnh tranh

2.3.2 Phương pháp đánh giá hồ sơ thầu khác

2.3.2.1 Phương pháp giá thầu trung bình

Nhà thầu muốn thắng thầu phải bỏ giá thầu gần với mức trung bình cộng của các giá thầu trong các hồ sơ dự thầu (Ioannou & Leu, 1993)

2.3.2.2 Phương pháp giá thầu thấp hơn giá thầu trung bình

Nhà thầu thắng thầu là nhà thầu có giá dự thầu gần nhưng thấp hơn trung bình cộng của các giá thầu trong hồ sơ dự thầu (Ioannou & Awwad, 2010)

Qua đó nhận thấy, đối với phương pháp giá thầu trung bình v phương pháp giá thầu thấp hơn giá trung bình, kết quả thắng thầu không chỉ phụ thuộc vào giá dự

PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẢ NĂNG THẮNG THẦU THEO GIÁ TRỊ

2.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẢ N NG THẮNG THẦU THEO GIÁ TRỊ MARKUP

2.4.1 Phân tích xác suất nhà thầu chiến thắng một đối thủ cạnh tranh

Nhà thầu muốn thắng được đối thủ cạnh tranh, họ cần phải đưa ra giá dự thầu thấp nhất so với các đối thủ Tuy nhiên, mức giá này không thể quá thấp nhằm đem lại lợi nhuận hợp lý cho công ty Nhà thầu gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa lợi nhuận mong đợi và khả năng thắng thầu Do đó, muốn tăng khả năng thắng thầu, nhà thầu xem xét hồ sơ dự thầu trong quá khứ, phân tích thông tin của đối thủ cạnh tranh v xác định phân phối giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh

Chúng ta chỉ biết giá dự thầu của các đối thủ cạnh tranh trong các dự án trước đây nhưng không biết chính xác tổng chi phí ước tính của các nhà thầu cạnh tranh

Giả sử rằng các nhà thầu sử dụng cùng một phương pháp lập dự toán và sử dụng cùng nguồn nguyên liệu, công nghệ như nhau cho một dự án, do đó tổng chi phí ước tính của các nhà thầu khác nhau cho cùng một dự án sẽ có chi phí xấp xỉ như nhau

(Hegazy, 2011) Lúc này, giá trị markup trở thành tham số quan trọng ảnh hưởng đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận thu được trong quá trình xác định giá dự thầu

Từ đó, xây dựng mối quan hệ giữa giá dự thầu của các nhà thầu (B i ) và tổng chi phí ước tính (Co) trong các gói thầu như sau:

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Trong công thức (2.2), tỷ giá dự thầu B i /C o đại diện cho giá trị markup của nhà thầu thứ i sử dụng dự thầu Giả sử phân phối giá đấu thầu của mỗi đối thủ cạnh tranh là phân phối chuẩn, tính giá trị trung bình v độ lệch chuẩn của tỷ lệ B i /C o

Từ đó, xác định được xác suất chiến thắng đối thủ thông qua hàm mật độ xác suất của đối thủ thứ i Giá trị xác suất chiến thắng của nhà thầu trên mỗi đối thủ được xác định bằng khu vực ở phía bên phải tỷ lệ B i /C o của từng đối thủ

Hình 2.4: Xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ

2.4.2 Lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu Để đạt được lợi nhuận tối ưu, nh thầu phải giải quyết mâu thuẫn sau: giảm giá trị markup thì xác suất thắng thầu tăng nhưng tăng giá trị markup thì tăng lợi nhuận thu được Cần xác đinh giá trị markup tối ưu để đảm bảo nhà thầu dự thầu với xác suất chiến thắng lớn nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao, giá trị n y được gọi là lợi nhuận kỳ vọng v được xác định dựa trên công thức

Trong đó EP : lợi nhuận kỳ vọng;

P w : xác suất chiến thắng tất cả các đối thủ cạnh trạnh; m : giá trị markup;

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Giá trị lợi nhuận kỳ vọng được tính toán lại nhiều lần ứng với giá trị markup khác nhau để tìm ra được giá trị markup tối ưu đem lại lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất cho nhà thầu

Theo công thức (2.3), lợi nhuận kỳ vọng phụ thuộc vào tích của giá trị markup và xác suất chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh Tính toán xác suất thắng thầu (P w ) là vấn đề quan trọng nhất để tính lợi nhuận kỳ vọng v xác định giá trị markup tối ưu

2.4.3 Phương pháp tính toán xác suất chiến thắng các đối thủ cạnh trạnh

Mô hình Friedman là một trong những mô hình đấu thầu đầu tiên Mô hình n y được tạo ra cho các nhà thầu dự thầu với giá thấp nhất để thắng thầu một dự án với lợi nhuận mong đợi tối đa dựa vào giá trị markup tối ưu

Nếu nhà thầu có đủ dữ liệu lịch sử đấu thầu từ các dự án trước đây của các đối thủ cạnh tranh và chi phí dự kiến nhà thầu cho các dự án, có thể tính toán được tỷ giá đấu thầu, X i = B i /C o Từ đó xác định được xác suất chiến thắng đối thủ thông qua phân phối giá dự thầu của đối thủ i Giá trị xác suất chiến thắng của nhà thầu trên mỗi đối thủ được xác định bằng khu vực ở phía bên phải của tỷ giá dự thầu X i B i /C o của từng đối thủ Sau khi xác định được xác suất thắng từng đối thủ, nhà thầu sẽ tính toán được xác suất thắng tất cả các đối thủ thông qua công thức được đề xuất của Friedman:

Với mỗi giá trị xác suất chiến thắng các đối thủ tương ứng với giá trị markup sẽ xác định được lợi nhuận mong đợi

Trong đó P w : xác suất nhà thầu chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 P wi : xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ cạnh tranh thứ i

Lợi nhuận dự kiến, EP, được tính bằng cách nhân xác suất thắng các nhà thầu P w với giá trị markup, m

Năm 1967, Gates đề xuất một mô hình đấu thầu để tìm giá trị markup tối ưu của nhà thầu v xác định giá trị lợi nhuận mong đợi tối đa dựa trên phân tích số liệu thống kê Mô hình n y xác định xác suất chiến thắng mỗi đối thủ cạnh tranh của nhà thầu tương ứng với các giá trị markup khác nhau P wi Xác suất chiến thắng trên k đối thủ cạnh tranh P w : w w

Trong đó P w : xác suất nhà thầu chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh

P wi : xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ cạnh tranh thứ i

Lợi nhuận dự kiến, EP, được tính bằng cách nhân xác suất thắng các nhà thầu P w với giá trị markup, m

Dựa vào mối quan hệ giữa lợi nhuận dự kiến EP, và giá trị markup, m, sẽ xác định được giá trị lợi nhuận tối đa v giá trị markup tối ưu

2.5 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU V ĐẤU THẦU CẠNH TRANH

Trong ngành công nghiệp xây dưng, đấu thầu là hình thức phổ biến để duy trì và mở rộng công việc của các nhà thầu Xác định giá trị markup là một phần quan trọng trong công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu bởi vì nó ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu của nhà thầu Tuy nhiên, việc ước lượng giá trị markup là vấn đề tương đối khó khăn và bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không chắc chắn Nhiều nghiên cứu trên

LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤU THẦU CẠNH TRANH

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác xác định mối tương quan giữa các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí đấu thầu, chi phí thực hiện dự án Luận văn sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu này theo ba phần : các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup, các mô hình đấu thầu và sự tương quan trong đấu thầu

2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup

Cấu trúc giá dự thầu của nhà thầu bao gồm tổng chi phí ước tính và giá trị markup Trong đó, tổng chi phí ước tính hầu như được tính toán dựa trên những phương pháp tương tự nhau giữa các nhà thầu Do đó, giá trị markup chính là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chiến thắng của nhà thầu Vì vậy, cần xem xét các nhân tố không chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị markup để từ đó đưa ra mô hình đấu thầu phù hợp để hỗ trợ nhà thầu ra quyết định đấu thầu Thông thường các nhân tố n y được tạo thành từ các nhóm chính ảnh hưởng đến giá trị markup là mục đích của nhà thầu, kinh tế thị trường và tính chất của dự án Dưới đây, luận sẽ trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến markup đ được xác định trong các nghiên cứu trước đây

Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup của các nghiên cứu trước đây

Tác giả Địa điểm Các nhân tố ả ưở g đến giá trị markup

Mỹ 1 Mức độ mạo hiểm

2 Mức độ phức tạp của dự án 3 Loại công việc

4 Ước lượng không chắc chắn 5 Lợi nhuận quá khứ

6 Khối lượng công việc hiện tại 7 Rủi ro đầu tư

8 Tỷ suất hoàn vốn 9 Đặc điểm chủ đầu tư

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Saudi Arabia 1 Tài liệu về giá thầu

2 Thời gian đấu thầu 3 Thị trường kinh tế 4 Nhu cầu công việc 5 Khả năng thúc đẩy công việc 6 Trình độ chuyên môn

7 Thời gian nộp thầu 8 Hồ sơ năng lực 9 Vị trí dự án

1 Mức độ phức tạp của dự án 2 Công việc hiện tại

3 Điều kiện hợp đồng 4 Giá trị thanh lý 5 Đặc điểm chủ đầu tư 6 Lợi nhuận quá khứ 7 Tư liệu của dự án 8 Qui mô dự án 9 Rủi ro đầu tư 10 Hình thức hợp đồng

Singapore Nhà thầu tầm trung

1 Thị trường kinh tế 2 Nhu cầu công việc 3 Mối quan hệ với chủ đầu tư, 4 Lợi nhuận quá khứ

5 Tỷ suất hoàn vốn 6 Rủi ro đầu tư 7 Đặc điểm chủ đầu tư 8 Kinh nghiệm trong dự án tương tự 9 Dòng tiền dự án

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

10 Khối lượng công việc hiện tại

1 Mức độ phức tạp của dự án 2 Thị trường kinh tế

3 Cạnh tranh của đối thủ 4 Rủi ro đầu tư

5 Điều kiện hợp đồng 6 Tỷ suất hoàn vốn 7 Số lượng nhà thầu 8 Hồ sơ dự thầu 9 An toàn trong công việc 10 Dao động giá vật liệu

Australia 1 Thị trường kinh tế

2 Khả năng chi trả của chủ đầu tư 3 Cạnh tranh của đối thủ

4 Mức độ phức tạp của dự án 5 Nhu cầu công việc

6 Mối quan hệ với chuyên gia 7 Tư liệu của dự án

Saudi Arabia 1 Đặc điểm dự án

2 Lợi nhuận mong đợi 3 Đặc điểm chủ đầu tư 4 Hình thức hợp đồng 5 Tài chính dự án 6 Tình hình công ty 7 Kinh nghiệm trong dự án tương tự 8 Tình hình đấu thầu

9 Thị trường kinh tế 10 Cạnh tranh của đối thủ

1 Nhu cầu công việc 2 Rủi ro đầu tư

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

3 Khối lương công việc hiện tại 4 Số lượng nhà thầu

5 Qui mô dự án 6 Kinh nghiệm trong dự án tương tự 7 Thị trường kinh tế

Kuwait 1 Đặc điểm chủ đầu tư

2 Quy mô dự án 3 Chi tiết thông số kỹ thuật 4 Mối quan hệ với chủ đầu tư 5 Số lượng nhà thầu

6 Kinh nghiệm trong dự án tương tự 7 Mức độ phức tạp của dự án

8 Khối lượng công việc hiện tại 9 Chất lượng thiết kế

2.5.2 Các mô hình đấu thầu

2.5.2.1 Mô hình đấu thầu chỉ xem xét yếu tố giá

Hai mô hình kinh điển được biết đến: mô hình Friedman (Friedman, 1956) và mô hình Gates (Gates, 1967) Mô hình được tính toán bằng cách phân tích hành vi đấu thầu của từng đối thủ để xác định phân phối tỷ giá dự thầu (B i / C) của đối thủ

Từ đó tính toán xác suất chiến thắng đối thủ ứng với giá trị markup Tuy nhiên, mỗi mô hình đều đưa ra cách tính toán khác nhau về xác suất chiến thắng đồng thời các đối thủ Sự khác biệt trong cách xác định xác suất thắng thầu của giữa Freidman và Gates đ tạo ra một cuộc tranh cãi lâu dài do cả hai mô hình đều hữu ích (Crowley, 2000) Khi dự án có tính chắc chắn không cao, sử dụng mô hình Gates sẽ hợp lý hơn, bởi vì giá trị markup của mô hình n y cao hơn mô hình Friedman Còn nếu, muốn xác suất chiến thắng cao thì sử dụng mô hình Friedman (Hegazy, 2001)

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Năm 1982, Carr giới thiệu mô hình đấu thầu xem chi phí ước tính của nhà thầu và giá dự thầu của đối thủ l độc lập và tuân theo phân phối thường Khi đó, phân phối tỷ giá dự thầu sẽ phụ thuộc v o chi phí ước tính nhà thầu và giá dự thầu của các đối thủ Bởi vì Carr xem chi phí ước tính của các nhà thầu không chêch lệch nhiều nên phân phối chi phí ước tính sẽ có giá trị trung bình là một, v phương sai sẽ bằng một nửa phương sai của tỷ giá dự thầu Phân phối giá của các đối thủ là các phân phối độc lập với giá trị trung bình được ước tính bằng trung bình của tỷ giá dự thầu v phương sai bằng một nửa phương sai của tỷ giá dự thầu Từ đó, xác suất chiến thắng được xác định dựa trên hàm tích phân của các chi phí không chắc chắn (Carr, 1982) Để hạn chế trường hợp nhà thầu vô tình hay cố ý dự thầu với một mức giá thấp không phù hợp thực tế, Ioannou xây dựng mô hình đấu thầu theo phương pháp giá thầu trung bình và thấp hơn giá thầu trung bình dựa trên mô phỏng Monte Carlo

Nghiên cứu giả sử rằng phân phối tỷ giá dự thầu của các nhà thầu l độc lập và tuân theo phân phối chuẩn Dựa vào các thông số đầu vào : số lượng nhà thầu tham gia, số lượng dự án các đối thủ đ tham gia cùng nh thầu, số lần mô phỏng để xác định xác suất chiến thắng của nhà thầu (Ioannou và Leu, 1993; Ioannou và Awwad, 2010)

Nghiên cứu của Hosny và Elhakeem giới thiệu một phương pháp xác định markup tối ưu cho các hình thức đấu thầu khác nhau : giá thầu thấp nhất, giá thầu trung bình và thấp hơn giá thầu trung bình Phương pháp xác định giá trị markup tối ưu thông qua ba bước : Tìm kiếm và cập nhật dữ liệu đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, sau đó được điều chỉnh để lựa chọn những dự án phù hợp với hoàn cảnh đấu thầu hiện tại, bước kế tiếp l xác định giá trị markup tối ưu của các đối thủ và tiến hành mô phỏng để xác định xác suất chiến thắng tương ứng với từng hình thức đấu thầu (Hosny và Elhakeem, 2012)

2.5.2.2 Mô hình đấu thầu có xem xét các yếu tố định tính

Li và Love phát triển mô hình hỗ trợ ước lượng giá trị markup gọi là InMes, phương pháp này là sự kết hợp giữa hệ thống chuy n gia tr n cơ sở các quy luật và

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 mạng Neural nhân tạo Dữ liệu về giá của các nhà thầu chiến thắng trong các dự án được sử dụng để huấn luyện mạng ANN đồng thời kết hợp với hệ thống chuyên gia để chọn ra giá trị markup dự kiến cho dự án v đánh giá xem có vi phạm những hạn chế được thiết lập theo điều kiện của nhà thầu hay không Từ đó, nh thầu sẽ đưa ra các quy luật tạo cơ sở cho việc ước lượng giá trị markup cho dự án (Li & Love, 1999)

Cargo và các tác giả nghiên cứu mô hình bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo dựa trên cấu trúc phân chia thứ bậc (AHP) đánh giá xác suất chiến thắng dựa trên quan điểm của nhà thầu trong quá trình đấu thầu cạnh tranh Trong đó các hồ sơ dự thầu được đánh giá không chỉ dựa trên tiêu chí về giá cả Ông xác định 13 tiêu chí cơ bản quan trọng chia thành 4 nhóm : mức độ phục vụ, hoạt động thiết bị, điều kiện t i chính, điều kiện hợp đồng Sau đó, gửi chuy n gia đưa ra phán đoán tr n dạng khoảng, tiến hành mô phỏng để xác định trọng số cuối cùng, thu được hàm phân phối xác suất về khả năng thắng thầu của các nhà thầu, xác định được trung bình v độ lệch chuẩn của từng phân phối v xác định được xác suất thắng thầu của mỗi nhà thầu (Cagno et al, 2001)

Lin và các tác giả đưa ra 21 nhân tố quan trọng để xác định giá trị markup dựa trên quan điểm một nhà thầu Ông chỉ ra rằng những nhân tố có li n quan đến chủ đầu tư l những nhân tố quan trọng nhất và áp dụng lý thuyết fuzzy logic để giúp nhà thầu ra quyết định đấu thầu nhanh hơn để nhà thầu có thêm thời gian chuẩn bị (Lin & Chen, 2004)

Liu v Ling đưa ra mô hình mạng Neural nhân tạo tr n cơ sở lý thuyết Fuzzy logic - Fuzzy Neural Network (FNN) Việc áp dụng lý thuyết Fuzzy logic giúp cho nhà thầu khắc phục được những thiếu sót trong việc phán đoán, giải quyết những vấn đề không chắc chắn trong quá trình ra quyết định, giảm phụ thuộc vào phán đoán thiếu kinh nghiệm, những trực giác không đáng tin cậy Ngoài ra mô hình này có cấu trúc đơn giản hơn mô hình NNs v người sử dụng mô hình FNN có thể hiểu được quá trình tạo ra markup thông qua suy luận fuzzy dựa trên kinh nghiệm của chuy n gia, do đó người sử dụng có thể điều chỉnh dễ d ng để đáp ứng các yêu cầu

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 đặc biệt phù hợp với từng hoàn cảnh thị trường Mô hình FNN chứng minh rằng kết quả của nó có độ chính xác cao hơn mô hình NNs (Liu & Ling, 2005)

PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU

TÓM TẮT CHƯƠNG

Phương pháp xử lý số liệu Đối tượng thu thập dữ liệu

Cách thức thu thập dữ liệu

Phận tích sự tương quan về giá giữa các nh thầu

Xác định hệ số tương quan theo phương pháp thống k tần suất

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo

Phương pháp tính tích phân Gauss một chiều Xác định hệ số tương quan theo phương pháp thống k Bayes

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xác định vấn đề nghi n cứu

Tổng quan các nghi n cứu về mô hình đấu thầu trong dự án xây dựng Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh

Xây dựng phân phối tỉ giá dự thầu của các đối thủ i (B i /C o )

Xem xét mối tương quan giữa các nh thầu Đề xuất các giá trị markup của nh thầu

Tiến h nh mô phỏng qui trình đấu thầu

Xác định khả năng thắng thầu ứng với các giá trị markup

B ư ớ 1 : T u t ữ i ệu B ư ớ 2 : X ây g m ô ì đ ấu t ầu B ư ớ 3 : N t ầu

Xác định lợi nhuận mong đợi ứng với các giá trị markup

Tối ưu hóa giá trị markup để cân bằng lợi nhuận v xác suất thắng thầu

Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về các mô hình đấu thầu trong các dự án xây dựng thông qua các nghiên cứu trước đ được trình bày ở

THU THẬP DỮ LIỆU VỀ GIÁ DỰ THẦU CỦA CÁC ĐỐI THỦ

với nhà thầu trong các dự án trước đây để phục vụ cho việc thiết lập các mô hình đấu thầu

Từ dữ liệu giá dự thầu, xây dựng phân phối tỷ giá dự thầu của từng đối thủ cạnh tranh thông qua mối quan hệ giữa giá dự thầu của đối thủ v chi phí ước tính của nhà thầu (trình bày mục 2.4.1)

Bước tiếp theo, phân tích tương quan giữa tỷ giá dự thầu của các đối thủ và tiến hành mô phỏng để xác định xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ cũng như lợi nhuận đạt được ứng với các giá trị markup khác nhau Sau đó, vẽ đường cong lợi nhuận kỳ vọng và giá trị markup Quan sát, xác định giá trị markup tối ưu v tính toán giá dự thầu của nhà thầu Cuối cùng hoàn chỉnh hồ sơ thầu và tiến hành nộp thầu

3.3 THU THẬP DỮ LIỆU V GIÁ DỰ THẦU CỦA CÁC ĐỐI THỦ 3.3.1 Đối tượng thu thập dữ liệu

Mục đích của nghiên cứu l xác định khả năng đánh bại đối thủ ứng với giá trị markup đề xuất Do đó, dữ liệu cần thu thập chính là giá dự thầu của các đối thủ cùng tham gia đấu thầu trong các dự án trước đây Vì vậy, đối tượng thu thập dữ liệu là các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn đấu thầu mà các đối thủ cũng như nh thầu cùng tham gia đấu thầu trong dự án

3.3.2 Cách thức thu thập dữ liệu Để thu thập thông tin về giá thầu của các đối thủ đ từng dự thầu trong các dự án có thể thực hiện các cách sau:

 Gặp trực tiếp hoặc gửi email;

 Theo dõi ghi nhận giá dự thầu của đối thủ thông qua các lần mở thầu

Với cách thức thu thập dữ liệu n y đòi hỏi cần có thời gian d i để ghi nhận giá dự thầu của đối thủ Vì thời gian thực hiện luận văn không đủ d i để thu thập dữ liệu cho nên nghiên cứu sử dụng dữ liệu giá dự thầu đ được tổng hợp từ bài báo

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 của Skitmore & Pemberton để mô phỏng qui trình tính toán của mô hình đấu thầu đề xuất.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Để phân tích mối tương quan giữa các nhà thầu, nghiên cứu sẽ chỉ ra có sự tương quan thuận giữa tỷ giá dự thầu (B i /C o ) của hai đối thủ cạnh tranh bất kỳ bằng cách đưa ra những lập luận chứng minh có sự tương quan giữa các thành phần chi phí trong tổng chi phí ước tính cũng như giữa giá trị markup của các đối thủ Như đ trình b y ở chương tổng quan, giá dự thầu của nhà thầu bao gồm tổng chi phí ước tính và giá trị makup

3.4.1.1 Tương quan trong tổng chi phí ước tính

Tổng chi phí ước tính của một nh thầu bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp được tính từ chi phí xây dựng v chi phí cho thầu phụ

Chi phí xây dựng gồm chi phí nhân công, máy móc v vật liệu Các chi phí n y bị ảnh hưởng bởi khối lượng, đơn giá, hiệu suất công việc Tuy nhiên, phương pháp bóc khối lượng trong cùng một dự án của các nh thầu khác nhau sẽ không có sự khác biệt nhiều bởi vì các nh thầu được cung cấp cùng bản vẽ thiết kế v thông số kỹ thuật của dự án cho n n việc ước lượng chi phí xây dựng của các nh thầu khác nhau sẽ tương đối giống nhau Đơn giá phụ thuộc v o nh cung cấp mà nhà thầu đ chọn, hiệu suất công việc phụ thuộc vào phương pháp thi công v khả năng quản lý của nh thầu Trên thực tế, các nh thầu chọn nh cung cấp, phương pháp thi công khác nhau nhưng dưới tác động của điều kiện kinh tế, giá nguyên vật liệu v thiết bị, nhân công sẽ bị dao động Điều n y sẽ cùng ảnh hưởng đến đơn giá, phương pháp thi công v quản lý các nh thầu trong cùng một thị trường Kết quả là, chi phí xây dựng của các nh thầu khác nhau có xu hướng tương quan thuận chiều

Trong môi trường tự do cạnh tranh, các nh thầu được tự do chọn lựa thầu phụ v ngược lại Nếu hai nhà thầu chọn cùng một thầu phụ thì lúc này chi phí cho

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 các công tác do thầu phụ thực hiện sẽ như nhau Trường hợp, nếu hai nh thầu chọn thầu phụ khác nhau, thì chi phí cho thầu phụ của hai nh thầu sẽ không có khác biệt nhiều do áp lực cạnh tranh n n các thầu phụ có xu hướng giảm giá để được chọn

Do đó, chi phí thầu phụ giữa các nh thầu có sự tương quan với nhau Từ những thảo luận tr n, cho thấy tổng chi phí trực tiếp của hai nh thầu khác nhau có sự tương quan thuận chiều

Chi phí gián tiếp là chi phí cho các công tác không được tính trực tiếp như một công việc cụ thể, nhưng các công tác này thì cần thiết để ho n th nh dự án Do đó chi phí gián tiếp bị ảnh hưởng bởi thời gian ho n th nh dự án v phụ thuộc v o y u cầu của chủ đầu tư Cho n n dưới tác động của chủ đầu tư, chi phí gián tiếp của các nh thầu khác nhau có xu hướng tương quan thuận chiều

3.4.1.2 Tương quan trong giá trị markup

Thành phần cuối cùng trong giá dự thầu là giá trị markup Việc xác định giá trị markup là một vấn đề tương đối phức tạp bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính cạnh tranh, kinh tế thị trường, tính chất dự án, v.v… (Ahmad & Minkarah,

1988; Dulaimi & Shan, 2002; Bageis & Fortune, 2009; Jarkas, 2013) Do đó, khi môi trường đấu thầu có tính cạnh tranh cao, hoặc khi nền kinh tế bị khủng hoảng tài chính thì lúc này các nhà thầu có xu hướng cùng giảm giá trị markup để tăng khả năng thắng thầu Trường hợp khác, khi dự án có tính chất phức tạp, các nhà thầu có xu hướng cùng tăng giá trị markup để hạn chế rủi ro khi tham gia đấu thầu

Tóm lại, sự tương quan giữa giá thầu của các nhà thầu l tương quan thuận do các thành phần chi phí trong tổng chi phí đấu thầu của các đối thủ có xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm khi chịu ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn

Hình 3.2 cho nhà thầu cái nhìn tổng quan về môi trường đấu thầu cạnh tranh

Trong đó, vòng tròn b n trong thể hiện cho sự quan tâm của các nhà thầu đến dự án đấu thầu Vòng tròn b n ngo i đại diện cho các thành phần chi phí ảnh hưởng đến giá dự thầu giữa các nhà thầu Cả hai vòng tròn cho thấy giá dự thầu của các nhà thầu sẽ theo cùng xu hướng khi chịu ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 3.2: Môi trường đấu thầu của các nhà thầu

3.4.2 Xác định hệ số tương quan theo phương pháp thống kê tần số Để đánh giá cường độ quan hệ của các cặp biến Ta có thể sử dụng hai loại quan hệ sau (Saunders et al., 2010, pp.506) :

 Những quan hệ m thay đổi của biến này sẽ kéo theo sự thay đổi của biến khác nhưng chưa biết rõ biến nào gây ra sự biến đổi cho biến nào gọi là quan hệ tương quan

 Những quan hệ mà sự thay đổi trong một hay nhiều biến (độc lập) sẽ gây ra sự thay đổi trong biến (phụ thuộc) khác gọi là quan hệ nhân quả

Bởi vì nghiên cứu chỉ xem xét đến quan hệ tương quan trong biến chi phí nên luận văn chỉ trình b y phương pháp xác định hệ số tương quan

3.4.2.1 Hệ số tương quan đơn (hệ số tương quan Pearson)

Cho hai biến số X và Y từ N mẫu, hệ số tương quan Pearson được ước tính bằng công thức sau đây :

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

 S x , S y l độ lệch chuẩn của hai biến quan sát X, Y

 X, Y là trị trung bình của hai biến quan sát X, Y

Giá trị của r nằm trong đoạn từ -1 đến 1; trị tuyệt đối của r càng lớn cho biết mức độ chặt chẽ của hai biến liên hệ tuyến tính; r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính

3.4.2.2 Hệ số tương quan hạng (hệ số tương quan Spearman)

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo là một phương pháp thử nghiệm thống kê dựa tr n việc mô phỏng các biến ngẫu nhi n của phân phối xác suất Để xây dựng mô hình, cần xác định phân phối xác suất của các nhân tố không chắc chắn

Sau đó, thông qua việc lấy mẫu ngẫu nhi n của các phân phối, mô hình sẽ đưa ra các kết quả tiềm năng có thể xảy ra dưới tác động của những yếu tố không chắc chắn

Các bước để xây dựng mô hình toán học dựa trên mô phỏng Monte Carlo : - Xác định các biến tác động đến vấn đề nghiên cứu

- Thiết lập phương trình thể hiện quan hệ giữa các biến - Xác định phân phối xác suất dựa trên dữ liệu liên quan - Tiến hành mô phỏng

- Phân tích kết quả mô phỏng Nghiên cứu sử dụng phần mềm Crystal Ball 11.1.2.1 để xây dựng mô hình dựa trên mô phỏng Monte Carlo

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

3.5.2 Phương pháp tính tích phân Gauss một chiều

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tích phân Gauss – một dạng tích phân số cầu phương dùng để tính xấp xỉ tích phân của một hàm số thông qua việc tính xấp xỉ các h m đa thức (Sơn et al., 2008, pp 159-164) Để tính tích phân của một hàm f(t) trong khoảng (a,b) theo phương pháp tích phân Gauss, người giả sử rằng tích phân của h m n y được lấy trên khoảng (-1,1) bằng cách:

Hình 3.3: Tích phân Gauss trên miền chữ nhật một chiều

Phương pháp Gauss tính tích phân số bằng cách thay thế h m dưới dấu tích phân bằng các hàm xấp xỉ nội suy

Trong đó : n l số điểm Gauss , x i là vị trí các điểm Gauss, w i là các trọng số

Vị trí các điểm Gauss và các trọng số tương ứng được xác định sao cho các giá trị n y tương ứng xấp xỉ đúng cho tích phân của đa thức bậc m Luận văn tóm tắt vị trí điểm Gauss và trọng số tương ứng với số điểm Gauss n từ 1 đến 6 thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Các điểm Gauss và trọng số tương ứng

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Số điểm Vị trí Trọng số B c

Nghiên cứu sử dụng chương trình MATLAB R2010b để hỗ trợ tính toán tích phân theo phương pháp Gauss cầu phương

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

3.6 CÔNG C NGHIÊN CỨU Để xây dựng mô hình mô phỏng đấu thầu cạnh tranh có xét đến mối tương quan giữa các nhà thầu tham gia, nghiên cứu phân tích các nội dung sau : xác định hệ số tương quan giữa giá dự thầu của các nhà thầu (với mô hình đấu thầu định lượng), xem xét sự tương quan giữa các nhân tố không chắc chắn ảnh hưởng đến giá dự thầu giữa các nhà thầu (với mô hình đấu thầu định tính), tối ưu giá trị markup để cân bằng giữa xác suất chiến thắng và lợi nhuận mong đợi tối đa Để thực hiện các phân tích đó, luận văn sử dụng các phần mềm Matlab R2010b, Crystal Ball 11.1.2.1 và M.S Excel 2010

Phần mềm Matlab R2010b để xác định hệ số tương quan giữa giá dự thầu của các nhà thầu Phần mềm Crystal Ball 11.1.2.1 được sử dụng để hỗ trợ lập và mô phỏng ảnh hưởng của các nhân tố không chắc chắn đồng thời xác định giá trị markup tối ưu Phần mềm Excel 2010 được dùng trong các thao tác tính toán còn lại của mô hình

Nội dung Chương 3 đ trình b y một cách tổng quát quy trình thực hiện nghiên cứu v các phương pháp luận được sử dụng trong luận văn, cũng như giới thiệu các công cụ để phân tích mô hình Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra phương pháp ước lượng hệ số tương quan cho tập dữ liệu khuyết tạo tiền đề cho việc xây dựng mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét ảnh hưởng tương quan về giá dự thầu của các đối thủ Từ đó có thể nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trong môi trường áp lực cạnh tranh cao như hiện nay

Tiếp theo, Chương 4 sẽ trình bày các giả thiết v các bước thiết lập mô hình đấu thầu Trong đó, nghi n cứu sẽ đưa ra hai mô hình: mô hình đấu thầu bỏ qua ảnh hưởng của mối tương quan giữa chi phí của các đối thủ v mô hình đấu thầu có xem xét đến hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ Từ đó, xem xét sự ảnh hưởng của hệ số tương quan chi phí đến giá trị markup của nhà thầu như thế nào

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU

THẦU CẠNH TRANH TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG

THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

CHƯƠNG 4 : XÂ ỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Xác định xác suất thắng thầu v lợi nhuận kỳ vọng dựa tr n mô phỏng Monte Carlo

Mô hình đấu thầu chưa xem xét tương quan giữa các nh thầu

Mô hình đấu thầu có xét đến mối tương quan giữa các nh thầu

4.2 XÁC ĐỊNH XÁC SUẤT THẮNG THẦU VÀ LỢI NHUẬN KỲ VỌNG DỰA TRÊN MÔ PHỎNG MONTE CARLO Để xác định khả năng đánh bại đối thủ với giá trị markup đề nghị, nhà thầu cần phải có dữ liệu giá trị markup của đối thủ tham gia trong quá trình đấu thầu các dự án trước đây Việc xác định chính xác giá trị markup của đối thủ l điều không khả thi Tuy nhiên chúng ta có thể ước lượng giá trị markup của đối thủ thông qua mối quan hệ giữa giá dự thầu (B i ) của đối thủ v chi phí ước tính (C o ) của nhà thầu được ghi nhận trong các dự án và giá trị n y được gọi là tỷ giá dự thầu B i /C o của từng đối thủ trong mỗi dự án (Hegazy, 2001) Từ đó, xây dựng phân phối tỷ giá dự thầu cho mỗi đối thủ với tham số là giá trị trung bình (μ), độ lêch chuẩn (σ) của tỷ giá dự thầu và hệ số tương quan (ρ) Khi đó, dưới tác động của giá trị markup, tỉ lệ

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 B i /C o không còn là một giá trị xác định mà sẽ trở thành một biến ngẫu nhiên của phân phối tỷ giá dự thầu

Mô hình đấu thầu đề xuất xác định xác suất thắng thầu thông qua việc đếm số lần nhà thấu chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh bằng việc so sánh tỷ giá dự thầu của nhà thầu với biến ngẫu nhiên (B i /C o ) của phân phối tỷ giá dự thầu của các đối thủ thông qua 5000 lần mô phỏng Nghiên cứu sử dụng phần mềm Crystal Ball 11.1.2.1 để mô phỏng quá trình này

Trong đó: z là tổng số lần nhà thầu chiến thắng tất cả các đối thủ; n = 5000 là số lần mô phỏng;

P aw là xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ cạnh tranh

Lợi nhuận mong đợi (EP i ) được xác định sau khi tính toán đươc xác suất chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh Với, m i là giá trị markup thứ i tương ứng với xác suất chiến thắng đối thủ P aw trong 5000 lần mô phỏng aw i i

Từ đó, chọn ra giá trị markup tối ưu để cân bằng giữa xác suất chiến thắng và lợi nhuận tối đa

4.3 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CHƯA XEM XÉT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÀ THẦU

Từ dữ liệu về giá dự thầu (B i ) v chi phí ước tính (C o ) được thu thập trong quá trình đấu thầu các dự án trước đây, tính toán tỷ giá dự thầu Bi/C o của từng đối thủ cạnh tranh trong mỗi dự án Thông số đầu vào của mô hình chính là việc thực hiện phép lấy trị trung bình v phương sai tỷ giá dự thầu cho mỗi đối thủ

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.3.2 Giả thiết cho mô hình đấu thầu đề xuất

Trước khi xây dựng mô hình đấu thầu, nghiên cứu đưa ra những giả định liên quan đến mô hình như sau:

- Tỷ giá dự thầu B i /C o tuân theo phân phối chuẩn

- Tổng chi phí ước tính của nhà thầu v các đối thủ không chênh lệch nhiều

- Mỗi giá dự thầu trong mô hình đang xét được xác định theo phương pháp tương tự như các dự án trước đó m các nh thầu từng tham gia

- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đều hợp lệ v đạt tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm

- Mô hình được xây dựng dựa tr n phương pháp giá thầu thấp nhất

4.3.3 Lưu đồ xử lý mô hình

Từ những thông tin cơ sở về đấu thầu như giá dự thầu của đối thủ, chi phí ước tính của nhà thầu, số lượng nhà thầu, số lượng dự án mà các nhà thầu này từng tham gia đấu thầu, ta tính toán các giá trị thống kê mô tả cho dữ liệu: tỷ giá dự thầu, giá trị trung bình v độ lệch chuẩn tỷ giá dự thầu của mỗi nhà thầu Sau đó, nhập n lần mô phỏng vào mô hình và tiến hành mô phỏng Ứng với từng giá trị markup của nhà thầu và một lần mô phỏng, nguồn phát số ngẫu nhiên (RNG) từ phân phối của các đối thủ sẽ phát các biến tỷ giá dự thầu ngẫu nhiên và so sánh với tỷ giá dự thầu của nhà thầu Đếm số lần mà giá trị biến của nhà thầu bé hơn của các đối thủ Từ đó xác định xác suất thắng thầu và lợi nhuận đạt được tương ứng với mỗi giá trị markup theo công thức (4.1) và (4.2) Tiến hành vẽ đường cong lợi nhuận và giá trị markup để xác định giá trị markup tối ưu v lợi nhuận tối đa của nhà thầu

Các bước thiết lập mô hình đấu thầu cạnh tranh không xét yếu tố tương quan giữa giá của các đối thủ trình bày tóm tắt dưới dạng lưu đồ trong hình 4.1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

- Số lượng nh thầu tham gia đấu thầu - Số lượng dự án các nh thầu tham gia

- Giá dự thầu của đối thủ v chi phí ước tính của nh thầu

Xác định phân phối tỉ giá dự thầu

1 + M < min [ Bi/Co] Đếm sô lần thắng v xác định xác suất nh thầu thắng đối thủ

Tính toán lợi nhuận kỳ vọng

Vẽ đường cong lợi nhuận kỳ vọng v giá trị markup

Chọn các giá trị markup M của nh thầu Đúng Đúng Xác định các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của Bi/Co

Xác định markup tối ưu v lợi nhuận tối đa

Hình 4.1 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu không xem xét tương quan

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.4 MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CÓ XEM XÉT ĐẾN MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÀ THẦU

4.4.1 Ảnh hưởng của hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu

Một ví dụ đơn giản được thực hiện để chứng minh ảnh hưởng của hệ số tương quan giá dự thầu đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng Giả sử rằng phân phối tỷ giá dự thầu của 5 đối thủ cạnh tranh là phân phối chuẩn (μ = 1.0018; σ = 0.069) và mỗi cặp tỷ giá dự thầu của hai nhà thầu bất kỳ có cùng hệ số tương quan ρ Cho hệ số tương quan n y tăng từ [0,1], nhận thấy sự thay đổi của ρ ảnh hưởng đến xác suất thắng thầu và lợi nhuận kỳ vọng được thể hiện qua các biểu đồ

Hình 4.2: Ảnh hưởng hệ số tương quan đến xác suất thắng thầu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung Chương 3 đ trình b y một cách tổng quát quy trình thực hiện nghiên cứu v các phương pháp luận được sử dụng trong luận văn, cũng như giới thiệu các công cụ để phân tích mô hình Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra phương pháp ước lượng hệ số tương quan cho tập dữ liệu khuyết tạo tiền đề cho việc xây dựng mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét ảnh hưởng tương quan về giá dự thầu của các đối thủ Từ đó có thể nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu trong môi trường áp lực cạnh tranh cao như hiện nay

Tiếp theo, Chương 4 sẽ trình bày các giả thiết v các bước thiết lập mô hình đấu thầu Trong đó, nghi n cứu sẽ đưa ra hai mô hình: mô hình đấu thầu bỏ qua ảnh hưởng của mối tương quan giữa chi phí của các đối thủ v mô hình đấu thầu có xem xét đến hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ Từ đó, xem xét sự ảnh hưởng của hệ số tương quan chi phí đến giá trị markup của nhà thầu như thế nào

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU

THẦU CẠNH TRANH TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG

THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

TÓM TẮT CHƯƠNG

CHƯƠNG 4 : XÂ ỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Xác định xác suất thắng thầu v lợi nhuận kỳ vọng dựa tr n mô phỏng Monte Carlo

Mô hình đấu thầu chưa xem xét tương quan giữa các nh thầu

Mô hình đấu thầu có xét đến mối tương quan giữa các nh thầu

XÁC ĐỊNH XÁC SUẤT THẮNG THẦU VÀ LỢI NHUẬN KỲ VỌNG DỰA TRÊN MÔ PHỎNG MONTE CARLO

Để xác định khả năng đánh bại đối thủ với giá trị markup đề nghị, nhà thầu cần phải có dữ liệu giá trị markup của đối thủ tham gia trong quá trình đấu thầu các dự án trước đây Việc xác định chính xác giá trị markup của đối thủ l điều không khả thi Tuy nhiên chúng ta có thể ước lượng giá trị markup của đối thủ thông qua mối quan hệ giữa giá dự thầu (B i ) của đối thủ v chi phí ước tính (C o ) của nhà thầu được ghi nhận trong các dự án và giá trị n y được gọi là tỷ giá dự thầu B i /C o của từng đối thủ trong mỗi dự án (Hegazy, 2001) Từ đó, xây dựng phân phối tỷ giá dự thầu cho mỗi đối thủ với tham số là giá trị trung bình (μ), độ lêch chuẩn (σ) của tỷ giá dự thầu và hệ số tương quan (ρ) Khi đó, dưới tác động của giá trị markup, tỉ lệ

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 B i /C o không còn là một giá trị xác định mà sẽ trở thành một biến ngẫu nhiên của phân phối tỷ giá dự thầu

Mô hình đấu thầu đề xuất xác định xác suất thắng thầu thông qua việc đếm số lần nhà thấu chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh bằng việc so sánh tỷ giá dự thầu của nhà thầu với biến ngẫu nhiên (B i /C o ) của phân phối tỷ giá dự thầu của các đối thủ thông qua 5000 lần mô phỏng Nghiên cứu sử dụng phần mềm Crystal Ball 11.1.2.1 để mô phỏng quá trình này

Trong đó: z là tổng số lần nhà thầu chiến thắng tất cả các đối thủ; n = 5000 là số lần mô phỏng;

P aw là xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ cạnh tranh

Lợi nhuận mong đợi (EP i ) được xác định sau khi tính toán đươc xác suất chiến thắng tất cả đối thủ cạnh tranh Với, m i là giá trị markup thứ i tương ứng với xác suất chiến thắng đối thủ P aw trong 5000 lần mô phỏng aw i i

Từ đó, chọn ra giá trị markup tối ưu để cân bằng giữa xác suất chiến thắng và lợi nhuận tối đa

MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CHƯA XEM XÉT MỐI TƯƠNG

Từ dữ liệu về giá dự thầu (B i ) v chi phí ước tính (C o ) được thu thập trong quá trình đấu thầu các dự án trước đây, tính toán tỷ giá dự thầu Bi/C o của từng đối thủ cạnh tranh trong mỗi dự án Thông số đầu vào của mô hình chính là việc thực hiện phép lấy trị trung bình v phương sai tỷ giá dự thầu cho mỗi đối thủ

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.3.2 Giả thiết cho mô hình đấu thầu đề xuất

Trước khi xây dựng mô hình đấu thầu, nghiên cứu đưa ra những giả định liên quan đến mô hình như sau:

- Tỷ giá dự thầu B i /C o tuân theo phân phối chuẩn

- Tổng chi phí ước tính của nhà thầu v các đối thủ không chênh lệch nhiều

- Mỗi giá dự thầu trong mô hình đang xét được xác định theo phương pháp tương tự như các dự án trước đó m các nh thầu từng tham gia

- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đều hợp lệ v đạt tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm

- Mô hình được xây dựng dựa tr n phương pháp giá thầu thấp nhất

4.3.3 Lưu đồ xử lý mô hình

Từ những thông tin cơ sở về đấu thầu như giá dự thầu của đối thủ, chi phí ước tính của nhà thầu, số lượng nhà thầu, số lượng dự án mà các nhà thầu này từng tham gia đấu thầu, ta tính toán các giá trị thống kê mô tả cho dữ liệu: tỷ giá dự thầu, giá trị trung bình v độ lệch chuẩn tỷ giá dự thầu của mỗi nhà thầu Sau đó, nhập n lần mô phỏng vào mô hình và tiến hành mô phỏng Ứng với từng giá trị markup của nhà thầu và một lần mô phỏng, nguồn phát số ngẫu nhiên (RNG) từ phân phối của các đối thủ sẽ phát các biến tỷ giá dự thầu ngẫu nhiên và so sánh với tỷ giá dự thầu của nhà thầu Đếm số lần mà giá trị biến của nhà thầu bé hơn của các đối thủ Từ đó xác định xác suất thắng thầu và lợi nhuận đạt được tương ứng với mỗi giá trị markup theo công thức (4.1) và (4.2) Tiến hành vẽ đường cong lợi nhuận và giá trị markup để xác định giá trị markup tối ưu v lợi nhuận tối đa của nhà thầu

Các bước thiết lập mô hình đấu thầu cạnh tranh không xét yếu tố tương quan giữa giá của các đối thủ trình bày tóm tắt dưới dạng lưu đồ trong hình 4.1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

- Số lượng nh thầu tham gia đấu thầu - Số lượng dự án các nh thầu tham gia

- Giá dự thầu của đối thủ v chi phí ước tính của nh thầu

Xác định phân phối tỉ giá dự thầu

1 + M < min [ Bi/Co] Đếm sô lần thắng v xác định xác suất nh thầu thắng đối thủ

Tính toán lợi nhuận kỳ vọng

Vẽ đường cong lợi nhuận kỳ vọng v giá trị markup

Chọn các giá trị markup M của nh thầu Đúng Đúng Xác định các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của Bi/Co

Xác định markup tối ưu v lợi nhuận tối đa

Hình 4.1 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu không xem xét tương quan

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẤU THẦU CÓ XEM XÉT ĐẾN MỐI TƯƠNG

4.4.1 Ảnh hưởng của hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu

Một ví dụ đơn giản được thực hiện để chứng minh ảnh hưởng của hệ số tương quan giá dự thầu đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng Giả sử rằng phân phối tỷ giá dự thầu của 5 đối thủ cạnh tranh là phân phối chuẩn (μ = 1.0018; σ = 0.069) và mỗi cặp tỷ giá dự thầu của hai nhà thầu bất kỳ có cùng hệ số tương quan ρ Cho hệ số tương quan n y tăng từ [0,1], nhận thấy sự thay đổi của ρ ảnh hưởng đến xác suất thắng thầu và lợi nhuận kỳ vọng được thể hiện qua các biểu đồ

Hình 4.2: Ảnh hưởng hệ số tương quan đến xác suất thắng thầu

Hình 4.2 chỉ ra rằng với mỗi giá trị markup, xác suất thắng thầu tăng khi tăng hệ số tương quan ρ Với giá trị ρ = 0 tương ứng với trường hợp không xem xét tương quan giữa các nhà thầu, giá trị ρ = 1 được xem tương ứng với trường hợp chỉ có một nhà thầu cạnh tranh duy nhất

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 4.3: Ảnh hưởng hệ số tương quan đến lợi nhuận kỳ vọng

Quan sát hình 4.3 nhận thấy sự thay đổi lợi nhuận tăng cùng chiều với hệ số tương quan ρ và giá trị markup Kết quả cho thấy, ứng với từng giá trị markup, giá trị lợi nhuận mong đợi tối đa tăng dần khi tăng hệ số tương quan Tương tự, giá trị markup tối ưu cũng tăng dần theo hệ số tương quan

Tóm lại, ví dụ đ chứng minh hệ số tương quan giữa giá dự thầu của đối thủ có ảnh hưởng xác suất chiến thắng và lợi nhuận thu được của nhà thầu Tùy thuộc v o tình hình đấu thầu thực tế m các đối thủ có sự tương quan về giá mạnh hay yếu, từ đó mô hình sẽ đưa giá trị markup tối ưu cao hay thấp

4.4.2 Giả thiết cho mô hình đấu thầu đề xuất

Trước khi xây dựng mô hình đấu thầu, nghiên cứu đưa ra những giả thiết liên quan đến mô hình như sau:

- Tỷ giá dự thầu B i /C o tuân theo phân phối chuẩn

- Tổng chi phí ước tính C o của nhà thầu v các đối thủ không chênh lệch nhiều

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

- Mỗi giá dự thầu trong mô hình đang xét được xác định theo phương pháp tương tự như các dự án trước đó m các nh thầu từng tham gia

- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đều hợp lệ v đạt tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm

- Mỗi dự án có bất kỳ nhà thầu n o tham gia đều lấy được giá của các nhà thầu đó

- Mô hình được xây dựng dựa tr n phương pháp xét giá thầu thấp nhất

4.4.3 Lưu đồ xử lý mô hình

Mô hình bắt đầu bằng việc nhập thông tin cơ sở về đấu thầu như giá dự thầu của đối thủ, chi phí ước tính của nhà thầu, số lượng nhà thầu, số lượng dự án mà các nhà thầu này từng tham gia đấu thầu Sau đó, tính toán các giá trị thống kê mô tả cho dữ liệu: tỷ giá dự thầu, giá trị trung bình v độ lệch chuẩn của tỷ giá dự thầu của mỗi nhà thầu Bước kế tiếp l ước tính hệ số tương quan về giá thầu của các đối thủ Thông qua mô phỏng Monte Carlo, mô hình xác định trực tiếp xác suất chiến thắng các đối thủ cạnh tranh dựa trên việc đếm số lần nhà thầu chiến thắng tất cả các đối thủ và tính toán lợi nhuận đạt được cho nhà thầu Quan sát kết quả tính toán chọn ra giá trị markup tối ưu để cân bằng giữa xác suất chiến thắng và lợi nhuận tối đa Mô hình được xây dựng với quy trình như hình 4.2

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

- Số lượng nh thầu tham gia đấu thầu - Số lượng dự án các nh thầu tham gia

- Giá dự thầu của đối thủ v chi phí ước tính của nh thầu

Tính toán tỉ giá dự thầu Bi/Co

Xác định các giá trị Trung bình, Độ lệch chuẩn của Bi/Co

Tí ệ số tươ g qua ρij ủa á đối t ủ

- Xác định phân phối ti n nghiệm - Xác định h m khả năng cho dữ liệu khuyết

- Xác định phân phối hậu nghiệm

1 + M < min [ Bi/Co] Sai Sai

Thua Đúng Đúng Đếm sô lần thắng v xác định xác suất nh thầu thắng đối thủ

Tính toán lợi nhuận kỳ vọng

Vẽ đường cong lợi nhuận kỳ vọng v giá trị markup

Xác định markup tối ưu v lợi nhuận tối đa

Chọn các giá trị markup M của nh thầu

Sử dụng lý thuyết Bayesian

Hình 4.4 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu có xét mối tương quan giữa các nhà thầu

VÍ DỤ MINH HỌA

Sau khi trình bày lý thuyết thiết lập mô hình, một ví dụ minh họa được sử dụng tính toán trên hai mô hình đấu thấu đề xuất : không xét đến hệ số tương quan v có xét đến hệ số tương quan về giá dự thầu của các đối thủ Kết quả tính của hai mô hình sẽ được so sánh với mô hình đấu thầu của Friedman v mô hình đấu thầu của Gates

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu đấu thầu từ bài báo của Skitmore &

Pemberton Tập dữ liệu gồm 94 nhà thầu với 352 hồ sơ dự thầu trong 51 dự án

Nhận thấy nhà thầu số 304 tham gia đấu thầu cho tất cả các dự án cho nên chọn nhà thầu n y để nghiên cứu xác định giá trị markup tối ưu, nh thầu số 55, 134 và 170 có số lần tham gia đấu thầu nhiều hơn các nh thầu khác nên chọn ba nhà thầu này l ba đối thủ cạnh tranh tiềm năng của nhà thầu số 304

Chọn ra 28 dự án từ 51 dự án của dữ liệu gốc có sự tham gia đấu thầu của 3 đối thủ 55, 134, 170 với nhà thầu 304 Trong đó, chi phí của nhà thầu 304 được xem l chi phí ước tính (Co) Giá dự thầu của ba nhà thầu canh tranh số 55, 134, 170 được đánh dấu lần lượt là giá dự thầu của đối thủ 1, đối thủ 2, đối thủ 3 v được trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4.1 Dữ liệu giá đấu thầu

D án Chi phí ước tính

Giá d thầu của đối thủ Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.5.2 Phân tích thống kê mô tả

Từ dữ liệu đấu thầu trên, tiến hành tính tỷ giá dự thầu B i /C o của từng đối thủ và thực hiện phộp thống kờ mụ tả để xỏc định giỏ trị trung bỡnh (à) v độ lệch chuẩn (σ) của tỷ giá dự thầu của ba đối thủ cạnh tranh thu được kết quả trong bảng 4.2

Bảng 4.2: Thống k cơ bản của các đối thủ cạnh tranh

Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3

4.5.3 Xác định phân phối của biến tỷ giá dự thầu

Có nhiều cách để nhận biết một phân phối chuẩn, nghiên cứu sử dụng phương pháp biểu đồ xác suất chuẩn (Normal Q-Q plot) và dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov để kiểm định phân phối tỷ giá dự thầu của các đối thủ tuân theo phân phối chuẩn

Nghiên cứu trình bày kết quả kiểm tra phân phối tỷ giá dự thầu của công ty 1 theo biểu đồ tần suất chuẩn (Normal Q-Q plot) Hình 4.5 chỉ ra rằng biến tỷ giá dự thầu của công ty 1 tập trung sát đường chéo và có dạng tuyến tính nên dữ liệu được xem như phân phối chuẩn

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Tiếp tục tiến hành kiểm định Kolmogorov-Smirnov Kết quả trong bảng 4.3 cho thấy, giá trị Sig = 0.987 lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết H o không bị bác bỏ Do đó, phân phối tỷ giá dự thầu của công ty 1 tuân theo phân phối chuẩn

Kết quả của công ty 2 v 3 được trình bày ở phụ lục 1a, 1b

Bảng 4.3 : Kiểm định Kolmogorov-Smirnov một mẫu

Hình 4.5 : Biểu đồ tần suất Q-Q plot của biến tỷ giá dự thầu công ty 1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.5.4 Ước lượng hệ số tương quan giữa các nhà thầu

4.5.4.1 Xác định hàm khả năng dựa trên bộ dữ liệu giá dự thầu

Hàm khả năng được xác định theo công thức (3.6) cho các cặp cặp đối thủ 1&2; 2&3; 1&3 lần lượt là

4.5.4.2 Xác định hệ số tương quan giữa giá các đối thủ theo phương pháp Bayesian

Sau khi xác định được hàm khả năng của từng cặp đối thủ, hệ số tương quan được ước lượng theo công thức (3.8) Để tính tích phân trong công thức (3.8), nghiên cứu sử dụng phương pháp Gauss – một dạng tích phân số cầu phương và sử dụng chương trình MATLAB R2010b để hỗ trợ tính toán tích phân này

Kết quả tính hệ số tương quan giữa nhà thầu 1&2; 2&3; 1&3 được trình bày trong bảng 4.4

Bảng 4.4 : Ma trận tương quan về tỷ giá dự thầu của các nhà thầu Đối thủ 1 Đối thủ 2 Đối thủ 3 Đối thủ 1 1 0.221 0.491 Đối thủ 2 0.221 1 0.249 Đối thủ 3 0.491 0.249 1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.5.5 Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình Gates và Friedman

Với các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biến tỷ giá dự thầu của các công ty đối thủ đ được xác định phía trên Nhà thầu tiến hành tính toán xác suất đánh bại các đối thủ và lợi nhuận đạt được theo mô hình Friedman dựa trên công thức (2.4) v (2.5) v tương tự cho mô hình Gates theo công thức (2.6) và (2.7) Kết quả tính được trình này trong bảng 4.5

Bảng 4.5 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu

4.5.6 Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất

4.5.6.1 Mô hình đấu thầu không xét tương quan giữa giá các đối thủ (mô hình 1)

Từ các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biến tỷ giá dự thầu, nghiên cứu xác định phân phối giá dự thầu của các đối thủ làm thông số đầu vào cho mô hình 1

Xác suất chiến thắng các đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận mong đợi của nhà thầu sẽ được tính toán dựa vào mô phỏng Monte Carlo theo công thức (4.1) và (4.2) Kết quả tính được trình bày trong bảng 4.6

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 Bảng 4.6 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình 1

P â ối tỷ giá t ầu ủa từ g đối t ủ Mô hình 1

4.5.6.2 Mô hình đấu thầu xem xét mối tương quan giữa giá các đối thủ (mô hình 2)

Sau khi có các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biến tỷ giá dự thầu, hệ số tương quan giữa các nhà thầu, xác định phân phối giá dự thầu của các đối thủ.Xác suất chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của nhà thầu sẽ được tính toán theo công thức (4.1) và từ đó xác định lợi nhuận đạt được ứng với các giá trị markup cho trước theo công thức (4.2) Kết quả tính được trình bày trong bảng 4.7

Bảng 4.7 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình 2

P â ối tỷ giá t ầu ủa từ g đối t ủ Mô hình 2

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

4.5.7 Xác định giá trị markup tối ưu cho từng mô hình

Từ các giá trị xác suất thắng thầu và lợi nhuận đạt được tương ứng với các giá trị markup trong từng mô hình Tiến hành vẽ đường cong lợi nhuận và giá trị markup (hình 4.6 & 4.7), quan sát v xác định giá trị markup tối ưu để cân bằng giữa xác suất thắng thầu và lợi nhuận kỳ vọng tối đa (bảng 4.8)

Hình 4.6 : Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình

Hình 4.7 : Xác suất thắng thầu tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình

Bảng 4.8 : Phần trăm markup tối ưu

Mô hình Đề xuất 1 Đề xuất 2 Friedman Gates

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Nhận thấy giá trị markup tối ưu của mô hình 1 và mô hình Friedman bằng nhau, điều đó chứng minh rằng, mô hình Friedman không xét đến sự tương quan giá của các nhà thầu Đối với mô hình 2 – mô hình có xét đến hệ số tương quan, kết quả tính toán nằm giữa giá trị của mô hình Friedman và Gates Điều đó cho thấy, mối tương quan giá dự thầu giữa các đối thủ có ảnh hưởng đến giá trị markup của nhà thầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nghiên cứu đ phát triển một mô hình đấu thầu để hỗ trợ nhà thầu trong việc xác định giá trị markup tối ưu Thông qua kết quả so sánh mô hình đề xuất 1 v mô hình đề xuất 2 với hai mô hình đấu thầu của Friedman và Gates cho thấy hệ số tương quan có ảnh hưởng đến xác suất đánh bại đối thủ Cụ thể là, khi các tỷ giá dự thầu có sự tương quan cao thì giá trị markup tối ưu, khả năng chiến thắng của nhà thầu tăng v ngược lại Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh được rằng mô hình Friedman và mô hình Gates bỏ qua ảnh hưởng tương quan giữa giá của các nhà thầu Do đó, để mô hình đấu thầu được mô phỏng gần với thực tế đấu thầu thì khi xây dựng mô hình nên xét đến mối tương quan giữa các nhà thầu Ưu điểm của mô hình đấu thầu này là hoàn toàn sử dụng biến định lượng, do đó, mô hình có tính khách quan cao và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chuyên gia Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình là đòi hỏi bộ dữ liệu giá dự thầu phải đủ nhiều để tính hệ số tương quan v chỉ phù hợp đối với công ty có sự theo dõi kỹ lưỡng đối thủ trong một thời gian dài Để khắc phục trường hợp nhà thầu thu thập dữ liệu giá dự thầu không đủ nhiều Chương 5 sẽ trình bày một mô hình đấu thầu được xây dựng dựa tr n phương pháp định tính Lúc này giá trị trung bình v độ lệch chuẩn vẫn được tính toán dựa trên dữ liệu giá được thu thập Tuy nhiên, sự tương quan giữa giá các nhà thầu sẽ được ước lượng dựa trên sự ảnh hưởng của các điều kiện không chắc chắn

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU

THẦU CẠNH TRANH TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG

THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

XÂ ỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU THẦU CẠNH

TÓM TẮT CHƯƠNG

CHƯƠNG 5 : XÂ ỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH

Giới thiệu chung về mô hình

Xây dựng cấu trúc phân chia phân phối của các biến ngẫu nhiên

Sự tương quan giữa các nhà thầu thông qua ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn

Thiết lập mô hình đấu thầu

5.2 GI I THIỆU CHUNG V MÔ HÌNH

Khi nhà thầu chỉ thu thập được giá dự thầu của các đối thủ trong một vài dự án gần đây, lúc n y nh thầu khó có thể xác định hệ số tương quan chi phí giữa các đối thủ theo phương pháp Bayes do không đủ dữ liệu định lượng Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một mô hình dựa trên mô phỏng đánh giá mối tương quan giữa giá dự thầu của các nhà thầu thông qua sự ảnh hưởng của các điều kiện không chắc chắn

Trong mô hình này, giá dự thầu là một biến ngẫu nhiên Biến chi phí được xem như một phân phối tổng chi phí bao gồm giá dự thầu cơ sở và sự thay đổi chi phí dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau Sự thay đổi chi phí do các nhân tố gây ra được đại diện bởi phân phối chi phí Chi phí cơ sở đươc xem l xác định, trong khi

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 đó, phân phối chi phí bị ảnh hưởng bởi nhân tố được xem như biến ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 Mô hình chỉ ra mối tương quan chi phí bằng cách chỉ ra rằng phân phối chi phí nhạy với một nhân tố nhất định Mức độ ảnh hưởng của phân phối chi phí do nhân tố đó sẽ được phân loại th nh ba điều kiện: “thuận lợi”, “bình thường”, “bất lợi” Từ đó, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi chi phí do ảnh hưởng của các nhân tố và thiết lập mô hình đấu thầu dựa trên chi phí mới để xác định xác suất chiến thắng của nhà thầu

5.3 XÂY DỰNG CẤU TRÚC PHÂN CHIA PHÂN PHỐI CỦA CÁC BIẾN NG U NHIÊN

5.3.1 Phân phối “ông bà” và phân phối “cha mẹ”

Mô hình đấu thầu này xem tỷ giá dự thầu của mỗi đối thủ là biến ngẫu nhiên

Biến tỷ giá n y được biểu diễn bởi phân phối “ông b ” Mô hình giả sử rằng, các nhân tố khác nhau ảnh hưởng độc lập lên giá dự thầu của đối thủ Dưới tác dụng của điều kiện không chắc chắn, biến tỷ giá dự thầu sẽ được phân chia thành tỷ giá cơ sở và sự thay đổi tỷ giá dự thầu dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau

Trong đó, tỷ giá cơ sở là một giá trị xác định, v được tính bằng tỷ giá dự thầu của đối thủ dưới điều kiện chưa xét đến ảnh hưởng của các nhân tố Cho nên, biến tỷ giá cơ sở được xem như một phân phối có giá trị trung bình bằng chính nó v có phương sai bằng 0

Còn sự sai lệch tỷ giá dự thầu dưới ảnh hưởng của các nhân tố được biểu diễn bằng các phân phối có trị trung bình bằng 0 – tương ứng với trường hợp yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí đúng như kỳ vọng ban đầu; v có phương sai đại diện cho sự thay đổi chi phí dưới ảnh hưởng của nhân tố Các phân phối này được gọi chung là phân phối “cha mẹ” Cơ cấu phân tách phân phối “ông b ” th nh các phân phối “cha mẹ” được thể hiện thông qua hình 5.1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.1: Cơ cấu phân chia cấp 1 Tỷ giá dự thầu của đối thủ thứ i được xác định như sau i i o

C (5.1) Dưới ảnh hưởng của điều kiện không chắc chắn, tỷ giá dự thầu của nhà thầu thứ i biểu diễn dưới dạng

X i là phân phối tỷ giá dự thầu của nhà thầu thứ i;

(0) x i là tỷ giá cơ sở của nhà thầu i;

(j) x i là các phân phối cho sự tăng/giảm tỷ giá của nhà thầu i dưới sự ảnh hưởng của nhân tố j ( với j = 1,…, n)

Dựa vào tính chất của phân phối “cha mẹ”, giá trị trung bình v phương sai của phân phối “ông b ” được tính theo công thức sau

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

 M i ,  i 2 lần lượt là trị trung bình và phương sai của phân phối tỷ giá dự thầu của đối thủ i (phân phối ông bà);

 m i (j) , SD i 2 (j) lần lượt là trị trung bình v phương sai của phân phối cho sự tăng/giảm tỷ giá của nhà thầu thứ i dưới sự ảnh hưởng của nhân tố j

 m i (0) , SD i 2 (0) là giá trị trung bình v phương sai của phân phối tỷ giá cơ sở của nhà thầu i

Trong thực tế, tỷ giá dự thầu của đối thủ bị phụ thuộc bởi nhiều nhân tố khác nhau, mỗi yếu tố lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chi phí Để đánh giá độ nhạy của biến chi phí bởi nhân tố không chắc chắn, nghiên cứu sử dụng thang đo của Wang v Demsetz (2002) để ước lượng

Thang đo n y sử dụng 4 mức đánh giá để ước lượng độ nhạy của nhân tố j:

“cao”, “vừa”, “thấp”, “không” Các biến định tính n y được chuyển sang biến định lượng thông qua hàm trọng số w j [Q i(j) ], với Q i(j) là biến định tính thể hiện mức độ nhạy của nhân tố j khi nhận một trong 4 mức đánh giá tr n v tương ứng l đại lượng số học được trả về thông qua hàm wj[Q i(j) ]

Lúc n y, phương sai của phân phối “cha mẹ” được xác định như sau

Với : k i là hệ số điều chỉnh để đảm bảo rằng phương sai của phân phối “ông b ” tồn tại

Từ công thức 5.4 và 5.5, phương sai của phân phối “ông b ” trở thành

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.3.2 Phân phối “cha mẹ” và phân phối “con” Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phân phối cha mẹ do các nhân tố gây ra theo 3 điều kiện : “thuận lợi”, “bình thường”, “bất lợi” Cơ cấu phân cấp sẽ tiếp tục chia phân phối cha mẹ thành ba phân phối con tương ứng 3 điều kiện trên với xác suất xảy ra lần lượt là p 1, p 2, p 3 như hình 5.2 Sự phân chia này phải đảm bảo rằng trị trung bình v phương sai của tổ hợp từ các phân phối con phải đúng bằng trị trung bình v phương sai của phân phối “cha mẹ” theo các phương trình sau

 p j h ( ) là xác suất xảy ra trường hợp thứ h của nhân tố j;

 sd i [j(h)]l độ lệch chuẩn của phân phối con tương ứng trường hợp h của nhân tố j của nhà thầu i;

 o i [j(h)] là trị trung bình của phân phối con tương ứng trường hợp h của nhân tố j của nhà thầu i;

 H là tổng số trường hợp có thể xảy ra của nhân tố j

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.2: Cơ cấu phân chia cấp 2

5.3.3 Đặc tính của phân phối “con”

Quan sát hình 5.2, nhận thấy trị trung bình của phân phối “con” l độ lệch dự kiến từ trị trung bình của phân phối “bố mẹ” khi dưới ảnh hưởng của một điều kiện cụ thể Giá trị trung bình được xem như một biến x và ba giá trị trung bình của phân phối “con” ứng với các giá trị (- x, 0, và x) Mỗi giá trị trung bình của phân phối con được giới hạn trong 1 phạm vi nhất định để duy trì phương sai của phân phối

“cha mẹ” Khi x tiến gần đến giới hạn, độ lệch chuẩn của phân phối con sẽ nhỏ dần và khi x tiến đến giá trị giới hạn, độ lệch chuẩn của phân phối con bằng 0 thể hiện ở hình 5.3

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.3 : Ảnh hưởng của vị trí trung bình (nguồn : Wang et al., 2002)

5.3.3.2 Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn của mỗi phân phối con được xác định là bội số của sd Sau khi xác định giá trị biến x dựa vào giới hạn đảm bảo sự tồn tại phương sai của phân phối “cha mẹ”, phương sai của phân phối “con” được tính toán theo công thức (5.8)

5.4 SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐỐI THỦ THÔNG QUA ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ KHÔNG CHẮC CHẮN

Mối tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ thể hiện thông qua sự tác động của những nhân tố ảnh hưởng Có nghĩa l , khi nh thầu 1 và 2 chịu ảnh hưởng của cùng nhân tố A, thì điều kiện xảy ra của nhân tố A sẽ có cùng tác động

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 lên giá dự thầu của hai đối thủ Để đảm bảo tồn tại tương quan thì biến tỷ giá dự thầu được lấy ra từ phân phối “cha mẹ” phải thuộc những phân phối con có cùng điều kiện, ví dụ như, cùng “thuận lợi”, “bình thường” hoặc, “bất lợi” hơn mong đợi

Tóm lại, mô hình sử dụng dữ liệu đầu vào từ trị trung bình v phương sai của phân phối tỷ giá dự thầu - phân phối “ông b ” v mô phỏng mối tương quan dựa tr n điều kiện của các phân phối con Hệ thống phân phối n y được hình thành dựa trên hai bước phân cấp Phân cấp đầu tiên tách phân phối “ông b ” th nh chi phí cơ sở và các phân phối “cha mẹ” Phân cấp thứ hai từ một phân phối “cha mẹ” th nh tập hợp phân phối “con” Sự tương quan được xác định bằng cách gán phân phối con cho một điều kiện không chắc chắn

5.5 THIẾT LẬP MÔ HÌNH ĐẤU THẦU 5.5.1 Dữ liệu đầu vào

XÂY DỰNG CẤU TRÚC PHÂN CHIA PHÂN PHỐI CỦA CÁC BIẾN NGẪU NHIÊN

5.3.1 Phân phối “ông bà” và phân phối “cha mẹ”

Mô hình đấu thầu này xem tỷ giá dự thầu của mỗi đối thủ là biến ngẫu nhiên

Biến tỷ giá n y được biểu diễn bởi phân phối “ông b ” Mô hình giả sử rằng, các nhân tố khác nhau ảnh hưởng độc lập lên giá dự thầu của đối thủ Dưới tác dụng của điều kiện không chắc chắn, biến tỷ giá dự thầu sẽ được phân chia thành tỷ giá cơ sở và sự thay đổi tỷ giá dự thầu dưới ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau

Trong đó, tỷ giá cơ sở là một giá trị xác định, v được tính bằng tỷ giá dự thầu của đối thủ dưới điều kiện chưa xét đến ảnh hưởng của các nhân tố Cho nên, biến tỷ giá cơ sở được xem như một phân phối có giá trị trung bình bằng chính nó v có phương sai bằng 0

Còn sự sai lệch tỷ giá dự thầu dưới ảnh hưởng của các nhân tố được biểu diễn bằng các phân phối có trị trung bình bằng 0 – tương ứng với trường hợp yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí đúng như kỳ vọng ban đầu; v có phương sai đại diện cho sự thay đổi chi phí dưới ảnh hưởng của nhân tố Các phân phối này được gọi chung là phân phối “cha mẹ” Cơ cấu phân tách phân phối “ông b ” th nh các phân phối “cha mẹ” được thể hiện thông qua hình 5.1

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.1: Cơ cấu phân chia cấp 1 Tỷ giá dự thầu của đối thủ thứ i được xác định như sau i i o

C (5.1) Dưới ảnh hưởng của điều kiện không chắc chắn, tỷ giá dự thầu của nhà thầu thứ i biểu diễn dưới dạng

X i là phân phối tỷ giá dự thầu của nhà thầu thứ i;

(0) x i là tỷ giá cơ sở của nhà thầu i;

(j) x i là các phân phối cho sự tăng/giảm tỷ giá của nhà thầu i dưới sự ảnh hưởng của nhân tố j ( với j = 1,…, n)

Dựa vào tính chất của phân phối “cha mẹ”, giá trị trung bình v phương sai của phân phối “ông b ” được tính theo công thức sau

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

 M i ,  i 2 lần lượt là trị trung bình và phương sai của phân phối tỷ giá dự thầu của đối thủ i (phân phối ông bà);

 m i (j) , SD i 2 (j) lần lượt là trị trung bình v phương sai của phân phối cho sự tăng/giảm tỷ giá của nhà thầu thứ i dưới sự ảnh hưởng của nhân tố j

 m i (0) , SD i 2 (0) là giá trị trung bình v phương sai của phân phối tỷ giá cơ sở của nhà thầu i

Trong thực tế, tỷ giá dự thầu của đối thủ bị phụ thuộc bởi nhiều nhân tố khác nhau, mỗi yếu tố lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chi phí Để đánh giá độ nhạy của biến chi phí bởi nhân tố không chắc chắn, nghiên cứu sử dụng thang đo của Wang v Demsetz (2002) để ước lượng

Thang đo n y sử dụng 4 mức đánh giá để ước lượng độ nhạy của nhân tố j:

“cao”, “vừa”, “thấp”, “không” Các biến định tính n y được chuyển sang biến định lượng thông qua hàm trọng số w j [Q i(j) ], với Q i(j) là biến định tính thể hiện mức độ nhạy của nhân tố j khi nhận một trong 4 mức đánh giá tr n v tương ứng l đại lượng số học được trả về thông qua hàm wj[Q i(j) ]

Lúc n y, phương sai của phân phối “cha mẹ” được xác định như sau

Với : k i là hệ số điều chỉnh để đảm bảo rằng phương sai của phân phối “ông b ” tồn tại

Từ công thức 5.4 và 5.5, phương sai của phân phối “ông b ” trở thành

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.3.2 Phân phối “cha mẹ” và phân phối “con” Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phân phối cha mẹ do các nhân tố gây ra theo 3 điều kiện : “thuận lợi”, “bình thường”, “bất lợi” Cơ cấu phân cấp sẽ tiếp tục chia phân phối cha mẹ thành ba phân phối con tương ứng 3 điều kiện trên với xác suất xảy ra lần lượt là p 1, p 2, p 3 như hình 5.2 Sự phân chia này phải đảm bảo rằng trị trung bình v phương sai của tổ hợp từ các phân phối con phải đúng bằng trị trung bình v phương sai của phân phối “cha mẹ” theo các phương trình sau

 p j h ( ) là xác suất xảy ra trường hợp thứ h của nhân tố j;

 sd i [j(h)]l độ lệch chuẩn của phân phối con tương ứng trường hợp h của nhân tố j của nhà thầu i;

 o i [j(h)] là trị trung bình của phân phối con tương ứng trường hợp h của nhân tố j của nhà thầu i;

 H là tổng số trường hợp có thể xảy ra của nhân tố j

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.2: Cơ cấu phân chia cấp 2

5.3.3 Đặc tính của phân phối “con”

Quan sát hình 5.2, nhận thấy trị trung bình của phân phối “con” l độ lệch dự kiến từ trị trung bình của phân phối “bố mẹ” khi dưới ảnh hưởng của một điều kiện cụ thể Giá trị trung bình được xem như một biến x và ba giá trị trung bình của phân phối “con” ứng với các giá trị (- x, 0, và x) Mỗi giá trị trung bình của phân phối con được giới hạn trong 1 phạm vi nhất định để duy trì phương sai của phân phối

“cha mẹ” Khi x tiến gần đến giới hạn, độ lệch chuẩn của phân phối con sẽ nhỏ dần và khi x tiến đến giá trị giới hạn, độ lệch chuẩn của phân phối con bằng 0 thể hiện ở hình 5.3

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Hình 5.3 : Ảnh hưởng của vị trí trung bình (nguồn : Wang et al., 2002)

5.3.3.2 Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn của mỗi phân phối con được xác định là bội số của sd Sau khi xác định giá trị biến x dựa vào giới hạn đảm bảo sự tồn tại phương sai của phân phối “cha mẹ”, phương sai của phân phối “con” được tính toán theo công thức (5.8).

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐỐI THỦ THÔNG QUA ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ KHÔNG CHẮC CHẮN

Mối tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ thể hiện thông qua sự tác động của những nhân tố ảnh hưởng Có nghĩa l , khi nh thầu 1 và 2 chịu ảnh hưởng của cùng nhân tố A, thì điều kiện xảy ra của nhân tố A sẽ có cùng tác động

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 lên giá dự thầu của hai đối thủ Để đảm bảo tồn tại tương quan thì biến tỷ giá dự thầu được lấy ra từ phân phối “cha mẹ” phải thuộc những phân phối con có cùng điều kiện, ví dụ như, cùng “thuận lợi”, “bình thường” hoặc, “bất lợi” hơn mong đợi

Tóm lại, mô hình sử dụng dữ liệu đầu vào từ trị trung bình v phương sai của phân phối tỷ giá dự thầu - phân phối “ông b ” v mô phỏng mối tương quan dựa tr n điều kiện của các phân phối con Hệ thống phân phối n y được hình thành dựa trên hai bước phân cấp Phân cấp đầu tiên tách phân phối “ông b ” th nh chi phí cơ sở và các phân phối “cha mẹ” Phân cấp thứ hai từ một phân phối “cha mẹ” th nh tập hợp phân phối “con” Sự tương quan được xác định bằng cách gán phân phối con cho một điều kiện không chắc chắn.

THIẾT LẬP MÔ HÌNH ĐẤU THẦU

Thông qua dữ liệu đấu thầu được thu thập từ các dự án trước như giá dự thầu của đối thủ, chi phí ước tính của nhà thầu, số lượng nhà thầu, số lượng dự án mà các nhà thầu này từng tham gia đấu thầu, ta tính toán các giá trị thống kê mô tả cho dữ liệu: tỷ giá dự thầu, giá trị trung bình v độ lệch chuẩn của tỷ giá dự thầu của mỗi đối thủ Từ đó xây dựng phân phối tỷ giá dự thầu của đối thủ hay còn gọi là phân phối “ông b ”

Bởi vì mục tiêu nghiên cứu của luận văn l mô phỏng mối tương quan về chi phí của các đối thủ chứ không phải l xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá dự thầu Do đó, nghi n cứu xem như các nhân tố đ được chuy n gia trong lĩnh vực đấu thầu cung cấp và các nhân tố n y cũng được các chuyên gia sử dụng thang đo định tính để ước lượng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến tỷ giá dự thầu của từng đối thủ

Hệ thống thang đo để đánh giá độ nhạy của mỗi nhân tố đến tỷ giá dự thầu của một đối thủ tương ứng với 4 cấp độ: “ Cao”, “Vừa”, “Thấp” v “Không” lần lượt là W [Cao] = 8; W [Vừa] = 5; W [Thấp] = 1; W[No] = 0

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.5.2 Giả thiết cho mô đình đấu thầu đề xuất

Ngoài việc sử dụng những giả thiết đ được trình bày ở hai mô hình trước, nghiên cứu còn đưa ra một số giả thiết sau :

- Tỷ giá dự thầu B i /C o tuân theo phân phối chuẩn

- Các nhân tố ảnh hưởng độc lập lên tỷ giá dự thầu của đối thủ

- Độ nhạy của mỗi nhân tố được đánh giá theo 4 mức độ : “Cao”, “Trung bình”, “Thấp”, “Không”

- Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến sự biến đổi giá dự thầu của đối thủ được đánh giá theo 3 điều kiện : “Thuận lợi”, “Bình thường”, “Bất lợi”

- Chiến lược giá dự thầu của các đối thủ không thay đổi - Mô hình được xây dựng dựa tr n phương pháp xét giá thầu thấp nhất

5.5.3 Lưu đồ xử lý mô hình

Sau khi thu thập các thông tin về giá dự thầu của đối thủ, chi phí ước tính của nhà thầu cũng như số lượng đối thủ và số lượng dự án mà các nhà thầu cùng tham gia đấu thầu Nghiên cứu tiến hành xác định tỷ giá dự thầu cơ sở v xác định các yếu tố cùng ảnh hưởng đến tỷ giá dự thầu của các nhà thầu Bước tiếp theo, nhờ các chuy n gia đánh giá độ nhạy của các nhân tố n y đối với từng nhà thầu và tiến hành xây dựng hệ phân phối tỷ giá dự thầu của từng đối thủ dưới ảnh hưởng của các nhân tố không chắc chắn Từ đó, thu được phân phối tỷ giá dự thầu mới cho từng đối thủ tham gia đấu thầu Tiếp theo, đề xuất các giá trị markup của nhà thầu và tiến hành mô phỏng Ứng với từng giá trị markup của nhà thầu, phân phối tỷ giá dự thầu mới của từng đối thủ sẽ phát ra biến tỷ giá ngẫu nhiên và so sánh với tỷ giá dự thầu của nhà thầu Đếm số lần giá trị biến của nhà thầu bé hơn tất cả các đối thủ, từ đó xác định xác suất đánh bại đối thủ và lợi nhuận dự kiến thu được tương ứng với mỗi giá trị markup Cuối cùng l xác định giá trị markup tối ưu v lợi nhuận mong đợi tối đa của nhà thầu

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Tính toán tỷ giá dự thầu cơ sở của đối thủ i

Xét nhân tố không chắc chắn j (j = 1,2, )

Xác định ch nh lệch tỷ giá dưới ảnh hưởng của nhân tố j :

Tính tỷ giá dự thầu của đối thủ thứ i

Thua Đúng Đúng Đếm sô lần thắng v xác định xác suất nh thầu thắng đối thủ

Tính toán lợi nhuận kỳ vọng

Vẽ đường cong lợi nhuận kỳ vọng v giá trị markup

Xác định markup tối ưu v lợi nhuận tối đa

Chọn các giá trị markup M của nh thầu

- Số lượng nh thầu tham gia đấu thầu - Số lượng dự án các nh thầu tham gia - Giá dự thầu của đối thủ v chi phí ước tính của nh thầu

Hình 5.4 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu cạnh tranh theo phương pháp định tính

VÍ DỤ MINH HỌA

Sau khi trình bày lý thuyết thiết lập mô hình, một ví dụ minh họa được sử dụng tính toán tr n mô hình đấu thấu đề xuất Kết quả tính của mô hình sẽ được so sánh với mô hình đấu thầu của Friedman v mô hình đấu thầu của Gates

Tập dữ liệu được giả định thu thập từ 5 dự án trong quá khứ mà nhà thầu có tham gia dự thầu với các đối thủ cạnh tranh Trong đó, bao gồm 13 hồ sơ dự thầu của ba đối thủ cạnh tranh và chi phí ước tính của nhà thầu trong 5 dự án được trình bày trong bảng 5.1

Bảng 5.1 Dữ liệu giá đấu thầu

D án Chi phí ước tính

Giá d thầu của đối thủ Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3

5.6.1 Phân tích thống kê mô tả

Từ dữ liệu đấu thầu trên, tiến hành tính tỷ giá dự thầu cơ sở B i /C o của từng đối thủ và thực hiện phộp thống kờ mụ tả để xỏc định giỏ trị trung bỡnh (à) v độ lệch chuẩn (σ) của tỷ giá dự thầu cơ sở của ba đối thủ cạnh tranh thu được kết quả trong bảng 5.2

Bảng 5.2: Thống k cơ bản của các đối thủ cạnh tranh

Công ty 1 Công ty 2 Công ty 3 Trung bình 1.050 1.005 1.021 Đ lệch chuẩn 0.035 0.063 0.039

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.6.2 Sự thay đổi giá dự thầu của các đối thủ dưới ảnh hưởng của các nhân tố không chắc chắn

5.6.2.1 Các nhân tố không chắc chắn ảnh hưởng đến giá dự thầu

Bởi vì mục đích của nghiên cứu là chứng minh quá trình tính toán của mô hình đấu thầu đề xuất, nên tác giả xem như các chuy n gia đ cung cấp thông tin về các nhân tố không chắc chắn cũng như đánh giá độ nhạy của nhân tố n y đối với từng đối thủ Do đó, kết quả tính chỉ xem như một ví dụ minh họa cho mô hình

Nghiên cứu giả định rằng các chuy n gia xác định được ba nhân tố ảnh hưởng một cách hệ thống đồng thời đến việc xác định giá trị markup của nhiều nhà thầu là : sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, thị trường kinh tế và tính chất dự án

Nhân tố 1 : “Sự cạnh tranh giữa các nhà thầu” Trong một dự án xây dựng, nếu có nhiều đối thủ tiềm năng cùng tham gia đấu thầu, các nhà thầu sẽ có xu hướng giảm giá trị markup để tăng khả năng thắng thầu v ngược lại Tuy nhiên, tùy thuộc v o tình hình t i chính v năng lực của công ty m đối thủ sẽ giảm giá markup nhiều hay ít và các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ tăng giảm của mỗi đối thủ

Nhân tố 2 : “Thị trường kinh tế” Khi kinh tế suy thoái, các nhà thầu gặp khó khăn để kiếm việc, lúc này các nhà thầu có xu hướng giảm giá markup để tăng khả năng cạnh tranh Tùy thuộc vào nhu cầu công việc của công ty mà nhà thầu sẽ giảm giá markup nhiều hay ít và các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ tăng giảm của mỗi đối thủ

Nhân tố 3 : “Tính chất dự án" Nếu dự án có qui mô lớn và kỹ thuật xây dựng phức tạp thì các nhà thầu sẽ tăng giá trị markup để dự phòng rủi ro trong quá trình xây dựng Lúc này, tùy thuộc v o năng lực và kinh nghiệm thi công của nhà thầu mà nhà thầu sẽ bỏ giá markup tăng nhiều hay ít và các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ tăng giảm của mỗi đối thủ

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.6.2.2 Cấu trúc của tập phân phối “con”

Mỗi phân phối “cha mẹ” được giả sử có ba phân phối con : giá trị khả quan, giá trị thường xảy ra, giá trị bi quan Đặc tính của các phân phối con được giả sử như sau :

 Xác suất xảy ra của ba phân phối con : p 1 p 2 p 3 1/ 3

 Đô lệch chuẩn : sd 1 sd 2 sd 3 sd

Thang đo mức độ nhạy của các nhân tố không chắc chắn trình bày trong bảng 5.3 Trong đó, giá trị x v limit được tính toán theo công thức (5.7) và (5.8)

Bảng 5.3: Hệ thống thang đo

5.6.2.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chi phi dự thầu của các đối thủ

Sau khi xác định giá trị trung bình v độ lệch chuẩn của tỷ giá dự thầu (trong mô hình này, nghiên cứu xem biến tỷ giá dự thầu này là biến tỷ giá cơ sở), các chuyên gia sẽ xác định các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến giá dự thầu và đánh giá độ nhạy của các yếu tố n y đối với từng đối thủ tham gia Tiếp theo, tiến hành mô phỏng và tính toán sự thay đổi tỷ giá dự thầu của các đối thủ do sự tương quan của các yếu tố không chắc chắn dưới những điều kiện xảy ra : “thuận lợi”,

“bình thường” v “bất lợi” Quá trình tính toán được trình bày trong bảng 5.4; bảng 5.5 và bảng 5.6

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Bảng 5.4: Ảnh hưởng của nhân tố 1 lên giá dự thầu của ba đối thủ

Bảng 5.5: Ảnh hưởng của nhân tố 2 lên giá dự thầu của ba đối thủ Đối t ủ

N â tố 2 Điều kiệ xảy ra

Bảng 5.6: Ảnh hưởng của nhân tố 3 lên giá dự thầu của ba đối thủ Đối t ủ

N â tố 3 Điều kiệ xảy ra

N â tố 1 Điều kiệ xảy ra

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

5.6.3 Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất

Xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu được xác định bằng cách so sánh tỷ giá của nhà thầu (1+ % markup ) với biến tỷ giá dự thầu mới của các đối thủ cùng tham gia đấu thầu v đếm số lần biến tỷ giá dự thầu của nhà thầu là nhỏ nhất Trong đó, biến tỷ giá dự thầu mới của từng đối thủ được tính bằng tổng của biến tỷ giá cơ sở và sự thay đổi tỷ giá dự thầu dưới sự ảnh hưởng các nhân tố đến mỗi đối thủ Kết quả tính được trình bày trong bảng 5.7

Bảng 5.7 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất

Biế tỷ giá t ầu mới ủa từ g đối t ủ Mô hình đề xuất

5.6.4 Xác định xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình Gates và Friedman

Với các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của biến tỷ giá dự thầu các công ty đối thủ đ được xác định phía trên Xác định phân phối tỷ giá dự thầu và tiến hành tính toán xác suất đánh bại các đối thủ và lợi nhuận đạt được theo mô hình Friedman dựa trên công thức (2.4) v (2.5) v tương tự cho mô hình Gates theo công thức (2.6) và (2.7) Kết quả tính được trình này trong bảng 5.8

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Bảng 5.8 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu

5.6.5 Xác định giá trị markup tối ưu cho từng mô hình

Từ các giá trị xác suất thắng thầu và lợi nhuận đạt được tương ứng với các giá trị markup trong từng mô hình Tiến hành vẽ đường cong lợi nhuận và giá trị markup (hình 5.5 & 5.6), quan sát v xác định giá trị markup tối ưu để cân bằng giữa xác suất thắng thầu và lợi nhuận kỳ vọng tối đa (bảng 5.9)

Hình 5.5 : Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của ba mô hình

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013 Hình 5.6 : Xác suất thắng thầu tương ứng với các giá trị markup của ba mô hình

Bảng 5.9 : Phần trăm markup tối ưu

Mô hình Đề xuất Friedman Gates

Kết quả mô phỏng một lần nữa khẳng định, mối tương quan giữa giá dự thầu của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến xác suất chiến thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu Đồng thời cũng chứng minh, mô hình đấu thầu của Friedman và Gates không xét đến sự tương quan giữa các nhà thầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Nghiên cứu đ phát triển mô hình đấu thầu nhằm hỗ trợ nhà thầu xác định giá trị markup tối ưu cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và xác suất thắng thầu dựa tr n ước lượng định tính để đánh giá mối tương quan giữa các đối thủ

Mô hình khắc phục được nhược điểm của mô hình đấu thầu định lượng khi có thể kết hợp dữ liệu giá dự thầu v đánh giá định tính để xem xét mối tương quan giữa các đối thủ

Ngoài ra mô hình khá phù hợp với bối cảnh đấu thầu tại Việt Nam, khi mà nhà thầu khó thu thập được nhiều dữ liệu giá dự thầu của các đối thủ trong các dự án trước đây Bằng phương pháp ước lượng độ nhạy của các nhân tố ảnh hưởng đến giá dự thầu của đối thủ, mô hình có thể hỗ trợ nhà thầu tại Việt Nam xác định giá trị markup của mình hiệu quả hơn khi tham gia đấu thầu

HVTH : PHẠM MINH NGỌC DUYÊN MSHV: 13080013

Ngày đăng: 09/09/2024, 17:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Giá dự thầu của nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 2.2 Giá dự thầu của nhà thầu (Trang 26)
Hình 2.4: Xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 2.4 Xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ (Trang 30)
Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup của các nghiên cứu trước đây - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị markup của các nghiên cứu trước đây (Trang 33)
Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu  Sau  khi  xác  định  vấn  đề  nghiên  cứu  và  tìm  hiểu  về  các  mô  hình  đấu  thầu  trong  các  dự  án  xây  dựng  thông  qua  các  nghiên  cứu  trước  đ   được  trình  bày  ở - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về các mô hình đấu thầu trong các dự án xây dựng thông qua các nghiên cứu trước đ được trình bày ở (Trang 43)
Hình 3.2: Môi trường đấu thầu của các nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 3.2 Môi trường đấu thầu của các nhà thầu (Trang 47)
Hình 3.3: Tích phân Gauss trên miền chữ nhật một chiều - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 3.3 Tích phân Gauss trên miền chữ nhật một chiều (Trang 53)
Hình 4.1 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu không xem xét tương quan - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.1 Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu không xem xét tương quan (Trang 59)
Hình 4.2: Ảnh hưởng hệ số tương quan đến xác suất thắng thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.2 Ảnh hưởng hệ số tương quan đến xác suất thắng thầu (Trang 60)
Hình 4.3: Ảnh hưởng hệ số tương quan đến lợi nhuận kỳ vọng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.3 Ảnh hưởng hệ số tương quan đến lợi nhuận kỳ vọng (Trang 61)
Hình 4.4 : Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu có xét mối tương quan giữa các nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.4 Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu có xét mối tương quan giữa các nhà thầu (Trang 63)
Bảng 4.1. Dữ liệu giá đấu thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.1. Dữ liệu giá đấu thầu (Trang 64)
Bảng 4.2: Thống k  cơ bản của các đối thủ cạnh tranh - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.2 Thống k cơ bản của các đối thủ cạnh tranh (Trang 65)
Hình 4.5 : Biểu đồ tần suất Q-Q plot của biến tỷ giá dự thầu công ty 1 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.5 Biểu đồ tần suất Q-Q plot của biến tỷ giá dự thầu công ty 1 (Trang 66)
Bảng 4.3 : Kiểm định Kolmogorov-Smirnov một mẫu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.3 Kiểm định Kolmogorov-Smirnov một mẫu (Trang 66)
Bảng 4.4 : Ma trận tương quan về tỷ giá dự thầu của các nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.4 Ma trận tương quan về tỷ giá dự thầu của các nhà thầu (Trang 67)
Bảng 4.5 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.5 Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu (Trang 68)
Bảng 4.7 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình 2 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 4.7 Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình 2 (Trang 69)
Hình 4.7 :  Xác suất thắng thầu tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.7 Xác suất thắng thầu tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình (Trang 70)
Hình 4.6 :  Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 4.6 Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của bốn mô hình (Trang 70)
Hình  đấu  thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
nh đấu thầu (Trang 72)
Hình 5.1: Cơ cấu phân chia cấp 1  Tỷ giá dự thầu của đối thủ thứ i được xác định như sau - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 5.1 Cơ cấu phân chia cấp 1 Tỷ giá dự thầu của đối thủ thứ i được xác định như sau (Trang 74)
Hình 5.2: Cơ cấu phân chia cấp 2 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 5.2 Cơ cấu phân chia cấp 2 (Trang 77)
Hình 5.3 :  Ảnh hưởng của vị trí trung bình (nguồn : Wang et al., 2002) - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 5.3 Ảnh hưởng của vị trí trung bình (nguồn : Wang et al., 2002) (Trang 78)
Hình 5.4 :  Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu cạnh tranh theo phương pháp định tính - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 5.4 Lưu đồ xử lý mô hình đấu thầu cạnh tranh theo phương pháp định tính (Trang 81)
Bảng 5.1. Dữ liệu giá đấu thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 5.1. Dữ liệu giá đấu thầu (Trang 82)
Bảng 5.4: Ảnh hưởng của nhân tố 1 lên giá dự thầu của ba đối thủ - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 5.4 Ảnh hưởng của nhân tố 1 lên giá dự thầu của ba đối thủ (Trang 85)
Bảng 5.7 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 5.7 Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu theo mô hình đề xuất (Trang 86)
Hình 5.5 :  Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của ba mô hình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Hình 5.5 Lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các giá trị markup của ba mô hình (Trang 87)
Bảng 5.8 : Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 5.8 Xác suất thắng và lợi nhuận kỳ vọng của nhà thầu (Trang 87)
Bảng 5.9 : Phần trăm markup tối ưu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Mô hình chiến lược đấu thầu có xem xét mối tương quan giữa các nhà thầu
Bảng 5.9 Phần trăm markup tối ưu (Trang 88)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w