NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Phân tích thực trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU của công ty trong thời gian qua, cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2014 từ đó xác định các vấn
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và các quốc gia trên thế giới đều không muốn cô lập mình với nền kinh tế thế giới Vì vậy, các quốc gia ngày nay đều cố gắng mở cửa để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, khi các quốc gia mở cửa và hội nhập với thị trường quốc tề, các doanh nghiệp trong nước luôn luôn phải đối đầu với mức độ cạnh tranh gay gắc hơn Lý do là có nhiều hàng hóa đƣợc nhập khẩu từ các nước khác cùng tham gia vào thị trường Việt Nam với đa dạng sản phẩm và chất lượng, điều đó đã làm cho thị trường nội địa cạnh tranh gay gắc hơn, sự cạnh tranh đó buột các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn tìm hiểu và đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và trình độ quản lý cũng nhƣ cải thiện năng lực sản xuất
Nhƣng sự thay đổi đó cần thời gian và nguồn lực lớn, nhiều công ty chƣa thể tồn tại đến lúc thay đổi
Bên cạnh hoạt động kinh doanh nội địa thì kinh doanh xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào thị trường nội địa Thị trường quốc tế là thị trường rất lớn với đa dạng yêu cầu từ các khách hàng trên thế giới nên đó là cơ hội rất lớn nhưng cũng là một thị trường khó tính, luôn đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao chất lược sản phẩm và khai thác tốt lợi thể tuyết đối của mình trong thị trường quốc tế Có thể nói kinh doanh xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng và chiến lƣợc của doanh nghiệp, nên việc duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế luôn đƣợc doanh nghiệp quan tâm
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn chủ yếu do chịu tác động của suy thoái tại các nền kinh tế phát triển, sự khủng hoảng đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản và các doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay cũng bị cạnh tranh gay gắt Do đó tiêu chuẩn xuất khẩu các mặt hàng nói chung và thực phẩm đông lạnh nói riêng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tập trung đầu tư thật kỹ yêu cầu từng thị trường và đưa ra các chính sách và chiến lược kinh doanh hợp lý cho từng thị trường
Công ty CPTP Cholimex là một công ty thành lập lâu đời và có thương hiệu trong thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt thực phẩm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty cụ thể từ năm 2012, 2013, 2014 thì thực phẩm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng hơn 80% trong các mặt hàng xuất khẩu và được xuất khẩu qua nhiều thị trường như EU, Úc, Hàn Quốc, Mỹ, Hồng Kong, … Trong đó thị trường EU chiếm doanh thu và thị phần lớn nhất với tỷ trọng 67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Có thể nói thực phẩm đông lạnh là sản phẩm chủ lực và EU là thị trường lớn chính yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của công ty CPTP Cholimex
Với sự cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng trở nên gay gắt Tại thị trường EU, thực phẩm đông lạnh của công ty CPTP Cholimex có xu hướng tăng chậm trong những năm gần đây cụ thể doanh số từ phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu cho thấy năm 2013 xuất khẩu tăng so với năm 2012 là 3,250 triệu USD, nhƣng năm 2014 xuất khẩu tăng so với năm 2013 là 2,301 triệu USD, việc xuất khẩu tăng chậm báo hiệu vấn đề đang tồn tại và có nguy cơ ảnh hương nghiêm trọng trong kinh doanh xuất khẩu ở tương lai nêu Công ty Cholimex không kịp thời phát hiện và đưa ra giải pháp hợp lý Do đó, vấn đề là làm thế nào phát hiện vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra giải pháp hợp lý giúp thực phẩm đông lạnh tại công ty có thể phát triển bền vững, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU là những vấn đề khá bức thiết cho Công ty hiện nay
Vì thế với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra giải pháp giúp thực phẩm đông lạnh tại công ty CPTP Cholimex có thể duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại công ty CPTP Cholimex“
Mục đích nghiên cứu
trong thời gian qua, cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2014 từ đó xác định các vấn đề về xuất khẩu mà công ty đang gặp phải
- Chẩn đoán và nhận diện các nguyên nhân đối với các vấn đề đã nêu trên
- Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhằm khắc phục các nguyên nhân trên để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU trong thời đoạn 2015-2016.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp Công ty Cholimex nhận ra được các vấn đề đang gặp phải làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU
- Đề tài mang lại ý nghĩa thực tiễn cho Công ty Cholimex là đƣa ra giải pháp giúp Công ty giải quyết các vấn đề hiện tại, đẫy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: đề tài tốt nghiệp chỉ tập trung tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại công ty CPTP Cholimex Về thị trường, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về thị trường EU và đưa ra các biện pháp liên quan đến các yếu tố mà công ty Cholimex có thể kiểm soát đƣợc đó là các yếu tổ bên trong của Công ty cùng với yếu tố nhà cung ứng để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường này
+ Về thời gian: đề tài tìm hiểu về tình hình xuất khẩu thực phẩm đông lạnh tại thị trường EU của công ty trong thời gian 3 năm gần đây năm 2012-2014.
Phương pháp nghiên cứu
Hình 1 Quy trình thực hiện đề tài
Tìm hiểu về lý thuyết biểu đồ xương cá và hội chuẩn chuyên gia(thông qua phương pháp
Tìm hiểu về Công ty Cholimex
Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU
Xác định vấn đề cần giải quyết
Thông qua hội chuẩn chuyên gia đánh giá giải pháp phù hợp Chẩn đoán các nguyên nhân Tìm hiểu về các lý thuyết trước đó về các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu
Thông qua hội chuẩn chuyên gia để tìm ra nguyên nhân thực và chính yếu Đề xuất các giải pháp b) Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập, điều tra tình hình sản xuất kinh doanh từ phòng kế hoạch – kinh doanh XNK của công ty Cholimex
- Tìm hiểu sách, báo, website, internet cũng nhƣ mốt số kênh thông tin khác để có những yêu cầu về pháp lý tiêu chuẩn cần thiết khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường EU c) Phương pháp xác định nguyên nhân
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu qua các bài báo khoa học
- Dùng biểu đồ xương cá tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu giảm
- Dùng hội chuẩn chuyên gia cụ thể phương pháp Delphi để đánh giá và xác định nguyên nhân chính yếu của vấn đề d) Phương pháp đưa ra giải pháp
Từ các nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu giảm đã được xác định, căn cứ vào mục tiêu, nguồn lực và vấn đề của đề tài đƣa ra các giải pháp, sau đó các giải pháp sẽ đƣợc các chuyên gia với chiều sâu về kiến thức và kinh nghiệm đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của Cholimex hiện tại.
Bố cục của đề tài
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, kết cấu của đề tài bao gồm 5 chương:
Trong phần này tập trung giới thiệu đề tài, mục tiêu và phạm vi cũng nhƣ đƣa ra kế hoạch tổng thể thực hiện nôi dung đề tài
- Chương 2: Cơ sơ lý luận
Trong phần này trình bày khái quát các nội dung liên quan đến xuất nhập khẩu cũng như phương pháp biểu đồ xương cá và phương pháp Delphi
- Chương 3: Thực trạng xuất khẩu thực phẩm động lạnh sang thị trường EU tại Công ty CPTP Cholimex
Tổng quan về thị trường EU: Trong phần này trình bày tổng quan về thị trường EU, những quy định pháp lý điều kiện xuất nhập khẩu cũng như những nội dung cần chú ý khi doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào thì trường EU
Tổng quan về Công ty CPTP Cholimex: Trong phần này giới thiệu khái quát Công ty CPTP Cholimex, phân tích tình hình tài chính, thị trường và kinh doanh của Công ty trong khoảng thời gian 2012, 2013, 2014
Phân tích thực trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh tại Công ty CPTP
Cholimex: Trong phần này phân tích trực trạng sản xuất và xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại Công ty trong những năm 2012, 2013, 2014
- Chương 4: Chẩn đoán nguyên nhân và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại Công ty CPTP Cholimex
Từ thực trạng của Công ty đã phân thích ở chương 3 thì phần này sử dụng phương pháp biểu đồ xương cá kết hợp với phương pháp Delphi để chuẩn đoán nguyên nhân của vấn đề xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại Công ty
Sau khi xác định đƣợc nguyên nhân thì đề ra giải pháp cho từng vấn đề mà Công ty đang gặp phải để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm đông lạnh vào thị trương EU
Kết hợp nội dung toàn bài khóa luận đƣa ra kết luận cần thiết.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phương pháp biểu đồ xương cá
Theo lie G & Ciocoiu C.N (2010), thì biểu đồ xương cá được đề cập đền một vài khái niệm nhƣ sau:
Biểu đồ xương cá (còn gọi là sơ đồ Ishikawa) là một công cụ để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chất lƣợng Nó đƣợc đặt tên sau khi Kaoru Ishikawa, một nhà thống kê kiểm soát chất lượng của Nhật Bản, những người đi tiên phong trong việc sử dụng các biểu đồ này trong năm 1960 (Juran, 1999)
Biểu đồ xương cá là một công cụ phân tích, cung cấp một cách có hệ thống nhìn vào hiệu ứng và những nguyên nhân tạo ra hoặc góp phần vào những hiệu ứng
Bởi vì các chức năng của sơ đồ xương cá, nó có thể được gọi là một sơ đồ nguyên nhân và kết quả (Watson, 2004)
Theo Gupta, K., Sleezer, C.M., & Russ‐Eft, D.F(2007), thì biều đồ xương cá có thể đƣợc sử dụng để xác định nguyên nhân tiềm năng (hoặc thực tế) cho một vấn đề một cách hiệu suất Sơ đồ xương cá cung cấp một cấu trúc cho cuộc thảo luận nhóm xung quanh các nguyên nhân tiềm năng của vấn đề gặp phải
2.1.3 Quy trình xây dựng biểu đồ xương cá
Theo Fahad,U (2014), thì quy trình xây dựng một biểu đồ xương cá như sau:
+ Bước 1: Xác định vấn đề
Trước tiên xác định vấn đề cấn gặp phải, để xác định một vấn đề không phải là việc đơn giản Nó cần một quá trình phân tích đánh giá để nhận đâu là vấn đề, đó là sự khác biệt giữa kết quả kỳ vọng và thực tế phát sinh
Vẽ một hình chữ nhật ở phía bên phải của một tờ bản vẽ Viết các vấn đề bên trong hình chữ nhật và vẽ một mũi tên thẳng hướng từ phía bên trái về phía bên phải chỉ vào hình chữ nhật trên Bản vẽ này sẽ giống như xương sống của một con cá
Hình 2 Xác định vần đề(Fahad Usmani, 2014)
+ Bước 2: Tìm ra những nguyên nhân chính
Trong bước này sẽ xác định tất cả các yếu tố chính của vấn đề và phân loại chúng; Ví dụ: nguyên nhân 1, nguyên nhân 2… Đối với mỗi yếu tố có thể vẽ một đường lên cột sống cá trên đồ thị như trong hình, và dán nhãn cho mỗi dòng Các yếu tố được thêm vào là xương của cá
Hình 3 Xác định nguyên nhân chính(Fahad Usmani, 2014)
+ Bước 3: Tìm ra những nguyên nhân chi tiết
Vấn đề Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2
Bây giờ cho mỗi thể loại, suy nghĩ và những nguyên nhân của vấn đề ở đây cũng có thể phân loại chúng nếu cần thiết Trong quá trình suy nghĩa hãy tự hỏi những câu hỏi nhƣ "Tại sao điều này xảy ra?" Chú ý các câu trả lời Sau đó, một lần nữa hỏi
"Tại sao điều này xảy ra?"
Hình 4 Xác định nguyên nhân chi tiết, (Fahad Usmani, 2014)
+ Bước 4: Phân tich biểu đồ
Sau bước 3 thì biểu đồ xương cá hoặc biểu đồ Ishikawa đã hoàn chỉnh, và thể hiện tất cả các nguyên nhân của vấn đề Bây giờ cần một thảo luận nhóm để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và thảo luận về các giải pháp phù hợp
2.1.4 Ưu nhược điểm biểu đồ xương cá
Theo Gupta, K., Sleezer, C.M., & Russ‐Eft, D.F (2007) thì biểu đồ xương cá tồn tại ƣu và nhƣợc điểm sau:
+ Ƣu điểm o Biểu đồ xương cá cho phép phân tích ý nghĩa để nhìn ra bất kỳ nguyên nhân gốc rễ có thể cho một nhu cầu o Biểu đồ xương cá rất dễ dàng để thực hiện và tạo ra một đại diện trực quan dễ hiểu trong những nguyên nhân, loại nguyên nhân, và sự cần thiết o Bằng cách sử dụng một biểu đồ xương cá, có thể tập trung nhóm các nguyên nhân có thể hoặc yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
Vấn đề Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2
Nguyên nhân 3 Nguyên nhân 4 Nguyên nhân 1.1
+ Nhươc điểm: o Sự đơn giản của một biểu đồ xương cá có thể được cả ưu và nhược Như một điểm yếu, sự đơn giản của sơ đồ xương cá có thể làm cho nó khó khăn để thể hiện bản chất thật sự liên quan lẫn nhau của các vấn đề và nguyên nhân trong một số tình huống rất phức tạp o Trừ khi có một không gian vô cùng rộng lớn mà trên đó để vẽ và phát triển biểu đồ xương cá, và không thể khám phá ra nguyên nhân và hiệu lực trong các mối quan hệ một cách chi tiết.
Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi, là một quá trình liên quan đến tương tác giữa các nhà nghiên cứu và một nhóm các chuyên gia xác định về một chủ đề nhất định, thường là thông qua một loạt các câu hỏi Delphi đã đƣợc sử dụng để đạt đƣợc một sự đồng thuận về các dự báo,(Muhammad,I.Y., 2007)
Kỹ thuật Delphi là một phương pháp được sử dụng rộng rãi và được chấp nhận cho việc thu thập dữ liệu từ các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của họ, (Chia,C.C.,2007)
- Theo Skutsch và Hall (1973) xác định các kỹ thuật Delphi là một phương pháp đạt đƣợc phán quyết về những vấn đề phức tạp mà thông tin chính xác là không có
- Theo (Linstone & Turoff, 1975; Gupta & Clarke, 1996), thì phương pháp Delphi được vận dụng vào trường hợp có đặc điểm sau:
1) Trong vấn đề không cho phép các ứng dụng của phân tích chính xác kỹ thuật nhưng có thể được hưởng lợi từ những đánh giá của các chuyên gia trên cơ sở tập thể;
2) Nơi các chuyên gia có liên quan trong các lĩnh vực khác nhau và không liên lạc trực tiếp;
3) Tình huống khó xử đạo đức hay xã hội thống trị
Nhìn chung phương pháp Delphi tương tự như phương pháp đánh giá dựa vào ý kiến của các chuyên gia có am hiểu lĩnh vực cần dự báo, nhƣng lại khác nhau ở cách thức tiến hành và nhờ đó mà kết quả cuối cùng sẽ khách quan và tin cậy hơn Theo
Thtone và Turoff (1975) thì quy trình thực hiện dự báo theo phương pháp Delphi bao gồm nhiều vòng, nhưng thường theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo
- Bước 2: Lựa chọn nhóm chuyên gia
- Bước 3: Thiết lập bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến về các biến dự báo và gửi đến từng thành viên trong nhóm chuyên gia (không yêu cầu khai báo tên)
- Bước 4: Các kết quả phản hồi từ mỗi chuyên gia được thu thập, lập bảng và tổng hợp thành một báo cáo tóm tắt
- Bước 5: Báo cáo tóm tắt kết quả sẽ được gửi trở lại các chuyên gia để lấy ý kiến nhận xét
- Bước 6: Những chuyên gia có thể sẽ hiệu chỉnh lại các ước lượng lần trước của họ sau khi có xem xét thông tin nhận đƣợc từ những thành viên (không biết tên) khác
- Bước 7: Lặp lại bước (3) đến bước (5) cho đến khi không còn sự thay đổi đáng kể nào (đi đến thống nhất) Lưu ý, cũng sẽ có trường hợp có vài chuyên gia không thay đổi ý kiến của họ trong quá trình thăm dò, điều này sẽ khó tìm đƣợc một kết quả dự báo tập trung
2.2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp
Theo Thtone và Turoff (1975) thì phương pháp Delphi có những ưu điểm sau:
- Tránh sự liên hệ cá nhân - Tránh việc ảnh hưởng tư tưởng quan điểm
- Tránh sự mất lòng giữa các bên tham gia
Mặc dù Delphi là một phương pháp dự báo có lịch sự phát triển lâu đời, được áp dụng khá phổ biến và có độ tin cậy cao, nhƣng nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế đáng kể Penelope (2003) cho rằng phương pháp Delphi thường bị chỉ trích ở những điểm liên quan đến:
- Nhóm chuyên gia chƣa phù hợp - Sự đồng thuận thấp
- Xây dựng bảng câu hỏi chƣa phù hợp - Tình trạng nặc danh
- Tương tác giữa các thành viên trong nhóm tham gia.
Khái quát về hoạt động xuất khẩu
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia Xét về đặc trưng thì ngoại thương đƣợc định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia
Xuất khẩu (XK) là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia và các khu vực hải quan Luật Thương mại của Việt Nam đƣợc thông qua tại Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14/06/2005 đã đƣa ra khái niệm xuất khẩu hàng hóa nhƣ sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (điều 28, khoản 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2005)
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, khóa luận thống nhất sử dụng khái niệm xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế như sau: “Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài.” (Khai,N.H &
Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động xuất khẩu chính là cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất
2.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu đã đƣợc thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Khai,N.H & Luu,B.X.,
2007) Vì thế, công tác xuất khẩu phải nhận thức rõ vai trò quan trọng sau đây: o Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu có thể đƣợc hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tƣ liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước (Thu,V.T.,
2005) Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu từ đó mở rộng và tăng khả năng sản xuất, xuất khẩu o Thứ hai, xuất khẩu đƣợc xem là một yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu một ngành hàng không chỉ mở rộng quy mô sản xuất của ngành đó mà còn thúc đẩy nhiều ngành nghề mới ra đời do ảnh hưởng lan truyền của hoạt động xuất khẩu đó sinh ra để phục vụ cho xuất khẩu, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội (Thu,V.T., 2005) o Thứ ba, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước (Thu,V.T., 2005) Thông qua xuất khẩu, nền kinh tế một nước sẽ tham gia trực tiếp vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải đƣợc tổ chức lại, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi đƣợc với thị trường dựa trên những lợi thế quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ… o Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc nâng cao mức sống của nhân dân Trước hết, nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập Ngoài ra, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân Quan trọng hơn, xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ đƣợc khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động đƣợc sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân đƣợc cải thiện (Khai.N.H, & Luu,B.X.,2007) o Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế (Khai.N.H, & Luu,B.X.,2007) Là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ kinh tế đầu tƣ, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, giao lưu văn hóa… phát triển từ đó nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên thị trường quốc tế
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước
2.3.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp o Thứ nhất, Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện đƣợc mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác nhƣ: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình (Khai.N.H, & Luu,B.X.,2007) o Thứ hai, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững đƣợc, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì đòihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Khai.N.H, & Luu,B.X.,2007) o Thứ ba, xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy đƣợc sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước (Khai.N.H, & Luu,B.X.,2007)
2.3.4 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu xuất hiện từ lâu đời với hình thức cơ bản ban đầu là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia; cùng với thời gian, ngày nay, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực và không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình dưới các hình thức chủ yếu sau đây: o Xuất khẩu trực tiếp: là xuất khẩu hàng hoá từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không qua nước thứ ba (nước trung gian) (Loan,D.T., 2005) Thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đáp ứng nhanh chóng và phù hợp nhu cầu của khách hàng và qua đó công ty cũng kiểm soát đƣợc yếu tố đầu ra của sản phẩm để điều chỉnh yếu tố đầu vào nhằm mang lại lợi ích cao nhất o Xuất khẩu ủy thác: là phương thức trong đó đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho đơn vị xuất khẩu là bên nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận ủy thác) nhƣng với chi phí của bên ủy thác (Loan,D.T., 2005)
Xuất khẩu ủy thác giúp cho các đơn vị ủy thác tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhờ vào việc tận dụng ƣu thế có sẵn của đơn vị nhận ủy thác, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh không cao, không đảm bảo đƣợc tính chủ động trong kinh doanh o Buôn bán đối lưu: là phương thức mua bán trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau (Tuu,V.H., 2007) o Gia công quốc tế: là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên
(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) (Tuu,V.H., 2007)
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công Mặt khác, đối với bên nhận gia công, đây là phương thức giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ về nước mình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanh thấy đƣợc những gì sẽ phải đối mặt và đứng trước tinh thế đó thì họ phải xử lý như thế nào?
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu được phản ảnh trên hai nhóm yếu tố chính, đó là yếu tổ bên trong và yếu tố bên ngoài Các yếu tổ bên trong là những đặc điểm, tiềm năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trường Tự đánh giá tiềm năng của mình bao giờ cũng rất cần thiết cho doanh nghiệp thương mại bởi nó giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro khi tham gia vào công việc ký kết hợp đồng vƣợt quá khả năng của mình Bên cạnh đó thì các yếu tố bên ngoài đó là các yếu tổ đến từ môi trường kinh doanh và các yếu tố vĩ mô khác, các yếu tố đó tạo những tiền đề thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Gholam H.N (2012), thì xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong và bên ngoài nhƣ sau:
- Cơ cấu tổ chức - Tiềm lực tài chính - Trình độ khoa học kỹ thuật - Sự hiểu biết về quản lý xuất khẩu - Mối quan hệ xuất khẩu
- Môi trường kinh doanh bên ngoài - Vai trò của Chính phủ
- Tiêu chuẩn Các nhân tố trên cũng được phân tích tương đối khái quát trong những tài liều của Van,D.T.H & Dat,K.N (2014), Phong,N.D (2009), Ha,B.L & Phong,N.D
Trong hoạt động kinh doanh, vấn đề quản lý là rất quan trọng Một hệ thống tổ chức hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng và điều hành tốt hơn các nguồn lực của mình Việc tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý sẽ khiến cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng với các bạn hàng Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh nghiệp Một bộ máy quản lý cồng kềnh không cần thiết sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận
2.4.2 Tiềm lực tài chính Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn Huy động đƣợc hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay Do đó khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín dụng, thế chấp, tín chấp Sự trường vốn cũng là điều kiện để cho ban giám đốc thể tài năng của mình Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ marketing thương mại một cách linh hoạt mang lại nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu
2.4.3 Trình độ khoa học kỹ thuật
Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến chất lƣợng hàng hoá của doanh nghiệp, chất lƣợng dịch vụ mà doanh nghiệp đƣa ra đối với khách hàng và khả năng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng
2.4.4 Trình độ chuyên môn xuất khẩu
Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nói về tiềm lực trong doanh nghiệp, nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất.Trong hoạt động xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nếu đƣợc thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhậy, năng động, trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao
2.4.5 Mối quan hệ xuất khẩu
Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp đƣợc xây dựng thông qua những lần giao dịch trước, mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng, chất lượng hàng hoá, giá cả, tinh thần phục vụ của doanh nghiệp tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng về các sản phẩm của họ Việc tạo đƣợc mối quan hệ tốt, uy tín đối với khách hàng và liên kết với các công ty kinh doanh cùng ngành là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vì nó không chỉ đảm bảo vững chắc thị phần của mình mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường
Marketing quốc tế (export marketing) là hoạt động marketing giúp doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường bên ngoài (Phong,N.D 2009),
Nhƣ vậy, Marketing quốc tế khác với marketing nội địa bởi nhà marketing phải nghiên cứu các nền kinh tế mới kể cả chính trị, pháp luật và môi trường văn hóa không chỉ quốc gia sở tại mà còn nghiên cứu đến quốc giá nhập khẩu Điều này buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu thay đổi chương trình marketing thích ứng với từng môi trường
Trong hoạt động marketing quốc tế, các quyết định về sản phẩm quốc tế rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các chiến lược giá, phân phối và xúc tiến thương mại cũng như sự thành công hay thật bại của công ty trên thị trường quốc tế So với các quyết định về sản phẩm thị trường trong nước, các quyết định về sản phẩm trong marketing quốc tế sẽ phức tạp hơn do sự khác biệt về nhu cầu, sở thích đối với các đặt tính sản phẩm, chất liệu bao bì, cách thức đóng gói…Ngoài ra, một vấn đề cần quan tâm của nhà kinh doanh quốc tế là nên thích nghi hóa sản phẩm với một hoặc một vài thị trường, hay nên tiêu chuẩn hóa sản phẩm cho nhiều thị trường nược ngoài
Về cơ bản thì việc định giá quốc tế không khác với việc định giá cho thị trường nội địa, cần phải làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ đã nhận đƣợc toàn bộ giá trị tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra Đồng thời nhà quản trị marketing quốc tế phải tìm lợi nhuận trước mắt hoặc lâu dài tùy theo mục tiêu chung và những quyết định hiện thời của mình Định giá cho một sản phẩm có thể là chìa khóa dẫn tới thành công hay thất bại
Ngay cả khi các nhà marketing quốc tế sản xuất đúng sản phẩm, xúc tiến sản phẩm đúng cách và khới đầu kênh phân phối thích hợp, thì cũng sẽ thất bại nếu sản phẩm định giá không đúng.Cho nên trong tất cả công việc mà nhà marketing quốc tế phải gánh vác, xác định giá có thể xem là một trong những việc khó khăn nhất
Hệ thông phân phối có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh doanh, giúp sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiểu quả nhất Phân phối trong nước đã phức tạp, phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài càng phức tạp hơn vì bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khách quan của nước sở tại o Yếu tố từ môi trường kinh doanh khác nhau
Giữa các quốc gia đều có những khác biệt về văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, khác nhau về phong tục tập quán, thói quen tiêu dung… do đó để sản phẩm công ty có thể phân phối thành công ở những nước khác nhau thì công ty phải điều tra xác định hệ thống phân phối phù hợp với mỗi quốc gia, phù hợp với bối cảnh thị trường mục tiêu, phù hợp với tiềm lực năng lực của công ty, đảm bảo quản lý tốt hệ thông phân phối o Đặc điểm sản phẩm
Tùy vào đặc điểm từng sản phẩm mà công ty chọn kênh phân phối cho phù hợp, việc lựa chọn đó dựa vào tính lý, hóa của sản phẩm Một hệ thông phân phối phù hợp với đặc điểm sản phẩm giúp cho quá trình bảo quản cũng nhƣ đảm báo chất lƣợng tốt nhất đến khách hàng quốc tế Một hàng hóa chất lƣợng tốt đến tay khách hàng là yếu tố quan trong nhất trong kinh doanh và đó là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đâu để nâng vị thế và sức cạnh tranh trong thị trường đa quốc giá o Khả năng quốc tế của công ty Đây là nhân tố chủ quan của công ty quyết định hệ thống phân phối Nếu các nhân tố về môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng khẳ năng tài chính, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh của công ty trong trường quốc tế yếu kém thì việc lựa chọn kênh phân phối gặp nhiêu khó khăn Vì vậy quyết định kênh phân phối phải đƣợc xây dựng trên tiềm lực của chính công ty
Xúc tiến thương mại nhằm để cung cấp thông tin dẫn dắt nhu cầu đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng Trong kinh doanh quốc tế, sự khác nhau về hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, kinh tế và thái độ thị hiếu, tiến trình mua sắm của người tiêu dung là khác nhau nên để hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả thì đồi hỏi nhà marketing cần nghiên cứu kỹ nhƣng yếu tố đó và đƣa ra chính sách phù hợp Khi hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả sẽ giúp khách hàng hiểu và đến với sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Đó là một trong nhƣng lợi thế cạnh tranh quan trọng mà các nhà marketing đều cần phải quan tâm trong hoạt động xuất khẩu
2.4.7 Môi trường kinh doanh a Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế chính trị
Khái quát về Công ty
- Theo quyết định số 73/QĐUB ngày 15 – 04 – 1981, UBNDTP cho phép thành lập Xí nghiệp Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng trực thuộc quận 5 với tên gọi tắt là Cholimex Sự ra đời của Xí nghiệp dựa trên nền tảng từ những thế mạnh tiềm năng của Việt Nam Những ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty mang tính tổng hợp đa ngành Trong đó các bộ phận chuyên ngành thu mua và chế biến các mặt hàng thủy sản nông dƣợc phẩm, nhằm phục vụ cho nhu cầu sống của người dân thành phố cũng như của cả nước
- Cuối năm 1982 theo quyết định số 11/HĐQT của hội đồng bộ trưởng và chủ trương của UBND quận ủy nhân dân quận 5 chỉ đạo cho Ban Giám Đốc Xí nghiệp Hợp Doanh Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng sang sản xuất bằng cách hình thành Xí nghiệp hợp doanh chế biến hàng xuất khẩu
- Đến ngày 02 – 06 –1983 UBND TP.HCM ra quyết định 78/QĐUB chia Công ty hợp doanh xuất nhập khẩu Trực Dụng quận 5 ra làm 2 tổ chức:
+ Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5 + Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5
- Năm 1988 để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng cường lực lượng sản xuất cũng nhƣ tiếp nhận thêm cơ sở vật chất Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quận 5 đƣợc chuyển thành Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu và Xí nghiệp vẫn là một đơn vị hạch toán báo sổ
- Ngày 07/09/1989 UBND TP HCM ban hành quyết định 172/QĐUB chuyển Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu quận 5 thành Liên Hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu quận 5 và quyết định này nêu rõ Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu là một trong những Công ty hạch toán độc lập
- Ngày 20/12/2005 UBND TP HCM ban hành quyết định số 6437/QĐ-UB về việc chuyển Xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex thành Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
- Ngày 19/7/2006 Công ty chính thức họat động với tên mới: Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103005042 do Sở kế họach và đầu tƣ TP HCM cấp và hoạt động cho đến nay
3.1.2 Tổng quan về Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex
Tên Công ty: Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex Tên giao dịch: Cholimex food joint stock company Tên viết tắt: Cholimexfood JSC
Hình thức sở hữu: Tập thể (Nhà nước nắm 41% vốn cổ phần) Ngày thành lập: 02 – 06 – 1983
Trụ sở chính: Đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM Điện thoại: (08) – 37 653315 – 37 653389 – 37 653390 – 37 653391
Fax: (08) – 37 653025 Địa chỉ giao dịch: 629B Nguyễn Trãi – Quận 5, TP HCM Điện thoại: (08) – 38550649 – 3 38552724
E-mail: cholimexfood@cholimexfood.com.vn Mã số thuế: 0304475742
Vốn điều lệ: 81.000.000.000 (Tám mươi mốt tỷ đồng) Số tài khoản: 025.1.00.0000526 Tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex là tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan
Công ty là một tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân độc lập phù hợp với pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, đƣợc phép mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty
3.1.3 Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh a) Mục tiêu hoạt động
- Công ty phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phát triển kinh doanh sản xuất ngày càng vững mạnh, bảo đảm lợi ích chính đáng cho cổ đông và người lao động của Công ty, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước
- Nếu bất kỳ mục tiêu nào trong số những mục tiêu này cần phải có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền thì Công ty chỉ có thể thực hiện mục tiêu đó sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt b) Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất chế biến, gia công (trong nước và quốc tế) và kinh doanh các loại thực phẩm, thực phẩm đông lạnh, thuỷ hải sản,… cho thị trường nội địa và xuất khẩu
3.1.4 Thị trường của Công ty
Hình 5 Bản đồ thị trường quốc tế
Hình 6 Bản đồ thị trường nội địa
Gần 30 năm hoạt động, thương hiệu Cholimex đã trở thành một thương hiệu mạnh hàng đầu với các sản phẩm: tương ớt, tôm đông lạnh, các loại nông sản chế biến, há cảo, chả giò,…Sản phẩm công ty sản xuất hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh, Cholimex được xem là thương hiệu thông dụng và gần gũi trong nước và nước ngoài
Phương châm hoạt động của công ty là uy tín, chất lượng và lơi ích chung của mọi người Công ty luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quý khách hàng để xây dựng thường hiệu, sản phấm thương hiệu ngày càng tốt hơn và tạo uy tín rộng lớn hơn
3.1.5 Bộ máy tổ chức của công ty
Hình 7 Cơ cấu tổ chức của công ty Cholimex
Đại hội đồng cổ đông
Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần Đại hội đồng cổ đông quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải thể, phá sản Công ty, quyết định các kế hoạch đầu tƣ dài hạn và chiến lƣợc phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường, Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của Công ty hoặc ở nơi khác Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhƣng mỗi quý phải họp ít nhất một lần Hội đồng quản trị có từ 5 - 11 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch Mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và có thể đƣợc bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
Khái quát về thị trường EU
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu Bao gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan , Đan Mạch, Ireland, Anh , Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Áo, Phần Lan, Thụy Điển ,Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp,
Vị trí địa lý : Giáp Đông Âu và Đại Tây Dương, Địa Trung Hải
Tài nguyên thiên nhiên : Kim loại, khí đốt, dầu mỏ, boxit, urani, năng lƣợng hydro, đá xây dựng đất trồng, thủy hải sản
Dân số (triệu người): 502.48 Dân tộc : Nhiều dân tộc khác nhau của Châu Âu
Hệ thống pháp luật: nhiều hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu
GDP theo đầu người (USD) : 35,887 Sản phẩm nông nghiệp : Lúa mì, lúa mạch, hạt có dầu, đường từ của cải đường, rượu, nho, thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, gia súc, cừu, lợn, gia cầm, cá
Công nghiệp: Sản xuất và chế biến sản phẩm bằng sắt và kim loại không chứa sắt, dược phẩm, vũ trụ, thiết bị vận tải đường sắt, phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa, thiết bị xây dựng, đóng tàu, thiết bị máy phát điện, máy công cụ và hệ thống máy tự động, thiết bị điện và viễn thông, thủy sản, chế biến thực phẩm và đồ uống, đồ nội thất, giấy, dệt may, du lịch
Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc, mô tô, hàng không, nhựa, dƣợc phẩm, hóa chất, nhiên liệu, sắt và thép, kim loại không chứa thép, giấy và các sản phẩm từ bột giấy, dệt kim, thịt, hàng tiêu dùng hàng ngày, cá, đồ uống có chứa cồn
Mặt hàng nhập khẩu : Máy móc, phương tiện vận tải, hàng không, nhựa, dầu thô, hóa chất, hàng dệt may, kim loại, thực phẩm
3.2.2 Đặc điểm của thị trường EU
Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng
EU là một thị trường rộng lớn Thị trường EU thống nhất cho phép tự do di chuyển sức lao động hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên
Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có đặc điểm dùng riêng Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, dịch vụ
Trên thực tế, có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào
Giữa EU cũ và các thành viên EU mới cũng có có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lƣợng và thời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả Đặc biệt, người Châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lƣợng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Vì vậy, trong nhiều trường hợp mặc dù những sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều
Các qui định về xuất xứ
Về xuất xứ từ nước được hưởng, EU quy định có 2 loại:
+ Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi nhƣ: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hoá sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP
+ Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lƣợng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan Tuy nhiên, đối với một số nhóm mặt hàng, thì hàm lƣợng này thấp hơn EU quy định cụ thể tỉ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%; đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giầy dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi giầy, đế giầy, ở dạng rời có xuất xứ từ một nước thứ ba cũng được hưởng GSP hoặc nhập khẩu.)
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP, thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan
Quy định đối với nhà sản xuất khi xuất khẩu
EU quy định tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn: Dấu CE hay “CE mark” là giấy thông hành để bước vào thị trường EU đối với các sản phẩm sản xuất ngoài khu vực này Mục tiêu của dấu CE là áp đặt một quy định chung với nhà sản xuất, chỉ cho phép sản phẩm an toàn mới vào được thị trường EU Việc dán nhãn CE là bắt buộc đối với 23 nhóm mặt hàng, trong đó có các mặt hàng nhƣ: đồ chơi, các thiết bị sử dụng điện thế thấp, các thiết bị an toàn, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế Tuy nhiên, nhãn hiệu CE không có hiệu lực đối với các mặt hàng: đồ gỗ nội thất, đồ trang trí, sản phẩm da,
Ngoài ra, EU còn đề ra phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM): TQM đƣợc coi là tầm nhìn chiến lƣợc có tính thống nhất và hội tụ về cải tiến hoạt động một cách liên tục trong mọi loại hình tổ chức và tác động Việc thực hiện cam kết liên tục nâng cao hiệu quả và chất lƣợng, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể biến tầm nhìn và nhiệm vụ trở thành một chiến lƣợc tiếp thị rộng khắp Những khía cạnh căn bản của TQM mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến bao gồm: Người quản lý và các nhân viên phải cam kết liên tục cải tiến hoạt động; Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động trong việc thoả mãn khách hàng và nhận diện việc không tuân thủ; Liên tục đánh giá về tổ chức và quy trình thủ tục liên quan đến tiêu chuẩn chất lƣợng và mục đích; Liên tục đánh giá nhà cung cấp, Việc thực hiện TQM là phương pháp đầu tiên để doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong hoạt động so với đối thủ cạnh tranh của mình Các doanh nghiệp phải tự xây dựng các mục tiêu và chiến lƣợc để tuân thủ các tiêu chuẩn trên thị trường Điều đó có nghĩa là phải đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực trách nhiệm sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng, thông qua việc in nhãn hiệu CE hay thực hiện HACCP
TQM buộc các doanh nghiệp phải xác định vị trí của mình dựa trên trách nhiệm và mục tiêu (quy tắc ứng xử trong xã hội)
Quy định pháp lý về vệ sinh thực phẩm Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại Liên minh Chầu Âu, vệ sinh thực phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng, vì thế Quy định (EC) 852/2004 là một trong những quy định quan trọng nhất trong hệ thống pháp Luật thực phẩm EU, Quy định này có mục đích là đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu xuất ban đầu tời khi bán cho khách hàng cuối cùng
Quy định 852/2004 định nghĩa các yêu cầu vệ sinh đặc thù cho thực phẩm nhập khẩu vào EU Khía cạnh quan trọng nhất của Quy định này là các yêu cầu vệ sinh theo hệ thống HACCP sẽ là điều kiện pháp lý bắt buộc đối với thực phẩm đƣợc sản xuất bên ngoài EU Các nghĩa vụ của những người kinh doanh thực phẩm được quy định cụ thể từ điều 3 tới điều 6 nhƣ sau
+ Điều 3: Nghĩa vụ nói chung
Thực trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại Công ty
3.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm 20012, 2013, 2014
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Tương đối 7 = (3)/(2) 1 Tổng doanh thu
Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh - Công ty CPTP Cholimex
Nhìn chung, doanh thu của Công ty tăng trưởng ổn định qua các năm do doanh thu tăng liên tục trên cả hai phương diện xuất khẩu và nội địa, cho thấy công ty tập trung phát triễn đồng bộ trên cả hai thị trường trong và ngoài nước nhưng thị trường nội địa luôn chím tỷ trọng cao hơn Cụ thể là năm 2013 Công ty đạt doanh thu 390.793 triệu đồng, tăng trưởng tuyệt đối 99.600 triệu đồng so với năm 2012, năm
2014 Công ty đạt 502.867 triệu đồng và tăng tuyệt đối 112.074 triệu đồng Trong tình hình khủng hoàn kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam như hiện nay vậy mà Công ty vẫn duy trì tốt tốc độ phát triển, có thể nói đây là thành công rất lớn của công ty, giành vị thế cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong thế giới và nội đia
Bên cạnh đó, thì khả năng tăng trưởng qua các năm cụ thể là chỉ sổ tăng trưởng tướng đối năm 2013 so với năm 2012 là 134,2% và chỉ số tăng trưởng tương đối của năm 2014 so với năm 2013 là 128,7%, doanh thu tăng chậm từ 134,2% chỉ còn
128,7% điều này cho thấy Công ty cũng chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế và vấn đề đang tồn tại ở Công ty
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng, cơ cấu doanh thu đến chủ yếu từ 2 nguồn chính đó là nguồn xuất khẩu và nội địa, nguồn doanh thu đến từ nội địa tăng liên liên tục trong khi đó thì doanh thu đến từ xuất khẩu đa giảm cụ thể tăng trưởng tương đối năm 2013 so với năm 2012 là 156,3% nhưng đến năm 2014 thì tăng chậm lại cụ thể chỉ còn 126,5% Điều đó nói lên rằng nguyên nhân chính làm cho doanh thu tăng chậm đến từ nguồn thu xuất khẩu
3.3.2 Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm của công ty qua 3 năm 2012, 2013, 2014
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm của công ty qua các năm
Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh - Công ty CPTP Cholimex
Qua bảng số liệu trên có thể dễ dàng nhận ra rằng:
+ Theo doanh thu của 2 mặt hàng qua các năm 2012,2013,2014 thấy răng thực phẩm đông lạnh luôn giữ tỷ lệ cao trong xuất khẩu, cụ thể 2012 là 64,41% và năm 2013 là 68,65% và năm 2014 là 65,16% Chiểm tỷ trọng cao hơn hơn thực phẩm chế biến phản ảnh rằng thực phẩm đông lạnh là sản phẩm mang lại doanh thu chủ lực trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu tại Công ty
+ Thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến có doanh thu xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, cụ thể thực phẩm chế biến có tăng trưởng tương đối năm 2013 so với năm 2012 là 136,7% và năm 2014 so với năm 2013 là 140,5% Trong khi đó thì thực phẩm đông lạnh có tăng trưởng tương đối năm 2013 so với năm 2012 là 156,3% và năm 2014 so với năm 2013 là 126,5%
+ Bên cạnh điểm tốt là tăng trưởng liên tục của 2 mặt hàng nhưng sản phẩm chủ lực thực phẩm đông lạnh lại có xu hướng tăng chậm vào năm 2014, cụ thể năm 2013 thì tăng trưởng tương đối là 167,3% và đến năm 2014 chỉ còn 120,1% Vấn đề tăng doanh thu có chiều hướng giảm, báo hiệu vấn đề đang tồn tại trong việc kinh doanh mặt hàng này chƣa tốt cần tìm hiểu lý do và có giải pháp khắc phục kịp thời tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai
3.3.3 Doanh thu xuất khẩu thực phẩm đông lạnh theo từng thị trường
Bảng 3: Doanh thu xuất khẩu thực phẩm đông lạnh theo từng thị trường
Tuyệt đối (2-1) Tương đối(2/1) Tuyệt đối (3-2)
Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo bảng số liệu trên thấy rằng:
+ Thực phẩm đông lạnh xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giời từ châu Á đến châu Mỹ và châu Âu và thâm nhập nhiều quốc gia khó tánh cụ thể Nhật, Mỹ và EU, đó là sự thành công lớn của Công ty trong việc thực hiện kinh doanh xuất khẩu
+ Trong các thị trường xuất khẩu thực phẩm đông lạnh thì thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm cụ thể năm 2012 là 67,8% và năm 2013 là 85,5% và năm 2014 là 89,9% Điều đó nói lên rằng EU là thị trường chủ lực và được Công ty tập trung phát triễn qua các năm
+ Bên cạnh EU là thị trường chủ lực nhưng doanh thu xuất khẩu có xu hướng tăng và tăng chậm qua các năm 2012, 2013, 2014 cụ thể năm 2013 tăng hơn năm 2012 1,95% lần Nhƣng năm 2014 tăng hơn năm 2013 chỉ 1,345 lần Còn các thị trường khác thì chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể và có xu hướng giảm, công ty đang từng bước phục hồi các thị trường này và duy trì tốc độ tăng trưởng sang thị trường EU
3.3.4 Doanh thu xuất khẩu thực phẩm đông lạnh theo từng thị trường tại EU
Bảng 4: Doanh thu xuất khẩu TPĐL theo từng thị trường tại EU
Tuyệt đối (2-1) Tương đối(2/1) Tuyệt đối (3-2)
Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh xuất nhập khẩu
Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
- Qua số liệu về tỷ trọng giữa các thị trường, thì Anh là thị trường có tỷ trọng lớn và đó là thị trường chủ lực cụ thể:
+ Thị trường Anh là thị trường chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm Cụ thể năm 2012 là 73,28%; năm 2013 là 79,2%; năm 2014 là 75,3%
+ Thị trường đứng thứ 2 là Pháp, tuy nhiên thị trường này có xu hướng giảm qua các năm Cụ thể nhƣ năm 2012 chiếm 21,22%; năm 2013 giảm xuống còn 12,37%; năm 2014 tăng lên nhƣng không đáng kể là 13%
+ Thị trường Thụy Sĩ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng tăng trưởng nhiều nhất
Cụ thể năm 2012 chỉ chiếm 5,5%; năm 2013 đã chiếm 8,43%; năm 2014 tăng tới 11,7%
- Doanh thu xuất khẩu thực phẩm đông lạnh theo từng thị trường đều tăng qua các năm 2012, 2013, 2014 Cụ thể:
+ Thị trường Anh năm 2013 tăng 211% so với năm 2012, năm 2014 tăng 127,9% so với năm 2013
+ Thị trường Pháp năm 2013 tăng 113,8% so với 2012, năm 2014 tăng 141,6% năm 2013
+ Thị trường Thụy Sĩ năm 2013 tăng 299,5% so với 2012, năm 2014 tăng 186,4% so với năm 2013
- Tổng doanh thu qua các thị trường cũng khá cao và tăng trưởng nhanh, cụ thể năm 2013 tăng 195,3% so với năm 2012; năm 2014 tăng 134,5% so với năm 2013
Riêng năm 2014, doanh thu xuất khẩu vẫn tăng nhƣng tốc độ bị giảm lại chủ yếu là do tình hình xuất khẩu qua thị trường Anh và Thụy Sĩ giảm Điều đó phản ảnh việc kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Anh và Thụy Sĩ có vấn đề và cần được tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và giải pháp phù hợp
Phương thức xuất khẩu thực phẩm đông lạnh qua thị trường EU cuả công ty hiện nay là hoạt động xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế và đó là công ty đang áp dụng hình thức kinh doanh tự doanh
3.3.6 Hệ thống phân phối thực phẩm đông lạnh
Hình 8 Hệ thống phân phối thực phẩm đông lạnh của Công ty CPTP Cholimex
Công ty chủ động thu mua nguyện phụ liệu nhƣ nông sản và hải sản, sau đó sản xuất thành phẩm tại công ty, sản phẩm đƣợc xuất khẩu sang các công ty tại thị trường EU, từ đó các sản phẩm của công ty cholimex được phân phối vào các hệ thông bán buôn và bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng
+ Đối với thị trường Anh: phân phối vào siêu thị Mark & Spencer
+ Đối với thị trường Pháp: phân phối vào siêu thị Casino + Đối với thị trường Thụy Sĩ: phân phối vào siêu thị Migro, COOP
3.3.7 Phương thức thực phẩm đông lạnh tiếp cận thị trường EU hiện tại
- Thị trường chủ lực: EU tập trung vào thị trường Anh, Pháp, và Thụy Sĩ
- Cách tiếp cận thị trường quốc tế:
+ Đăng ký là thành viên của các trang web thương mại điện tử như Vnemart, ACEvn, Alibaba, Google,…để quảng bá thông tin về công ty và tìm kiếm các nhà nhập khẩu thực phẩm trên thế giới thông qua các website trên
Xác định vấn đề đang gặp phải trong xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU tại Công ty CPTP Cholimex
Bảng 5: So sánh kết quả doanh thu năm 2014 Chỉ tiêu
Kế hoạch (2014) Kết quả (2014) Chênh lệch
Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo bảng sô liệu so sánh kết quả doanh thu năm 2014 và kế hoạch đề ra ta thấy thì trường nội địa đạt doanh thu vượt mong đợi 5,3%, trong khi đó nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu thì không đạt mức yêu cầu đề ra với kỳ vọng tăng trưởng 40% nhƣng kết quả thực tế chỉ đạt đƣợc 26,5% Điều đó nói lên xuất khẩu đang có vấn đề cần tìm hiểu và giải quyết Kết hợp với kết quả phân tích tình hình kinh doanh thời gian qua cho thấy tình trạng xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU đang có chiều hướng tăng chậm và đó là nhân tố chính chủ yếu dẫn tới việc tổng doanh số xuất khẩu không đạt yêu cầu đề ra
Chính từ kết quả phân tích kinh doanh cho thấy thị trường EU là thị trường chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu và thực phẩm đông lạnh là sản phẩm chủ lực xuất khẩu vào thị trường EU này Vì thế với việc xuất khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh tăng chậm là vấn đề quan trọng với Công ty, điều đó phản ành và báo hiệu một nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong tương lai mà Công ty cần tìm nguyên nhân và giải pháp hữu hiệu trong thời gian này là việc làm quan trọng.
CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG EU TẠI CÔNG TY
Phương hướng phát triển của công ty năm 2015-2016
Bảng 6: Kế hoạch phát triển năm 2015-2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực phẩm chế biến (quy ra chai
Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo bảng kế hoạch phát triển năm 2015-2016 của công ty ta thấy:
+Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, bên cạnh đó là đa dạng hóa hơn nữa các mặt hàng, khắc phục các mặt còn hạn chế, vươn tới tiêu thụ ổn định cho từng loại mặt hàng Phát huy thị trường nội địa và xuất khẩu vững chắc trên cơ sở phát huy tối đa những chính sách thuận lợi có đƣợc khi Việt Nam gia nhập WTO nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu
+ Tổng chi phí của công ty trong năm 2015 so với 2014 tằn là 18,96% và 2016 tăng hơn năm 2015 là 14,05% vì công ty dự định mở rộng sản xuất bằng việc đầu tƣ vào cải tiến máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng như nâng cấp nhà xưởng, đầu tư mới dây chuyền sản xuất, mua thêm máy móc mới,… nhằm nâng cao năng suất và sản lƣợng sản xuất Từ đó sẽ tăng nguồn lợi nhuận cho công ty
4.1.2 Thị trường mục tiêu, chiến lược sản phẩm
- Tiếp tục phát triển thị trường EU ( Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Đức,Ý…), Đông Âu(Ukraina, Hunggary, Balan …)
- Khu vực Bắc Mỹ, Mỹ và Canada
- Thực phẩm đông lạnh và saurce, gia vị, nước chấm:
Tiếp tục đẩy mạnh sauce vào thị trường Nga, EU
Phát triển mạnh vào thị trường saurce vào thị trường Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Canada, Đông Âu(Ukraina, Hungary, BaLan …)
- Thực Phẩm Đông Lạnh: tiếp tục nghiên cứu phát triển các mặt hàng cho M&S, FFF, Royal Food, Đồng thời phát triển nhóm hàng này vào các nước EU, Ý …
Quy trình chẩn đoán nguyên nhân
Hình 9 Quy trình chẩn đoán nguyên nhân
Từ vấn đề công ty gặp phải là xuất khẩu tăng chậm đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh sang thị trường EU, người nghiên cứu dựa vào khung lý thuyết đã tìm hiểu về các yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu cùng với những thông tin tìm hiểu về công ty CPTP Cholimex để đƣa ra các nguyên nhân có thể Để khẳng định nguyên nhân thực tế của vấn đề thì người nghiên cứu cần đến ý kiến từ chuyên gia bằng sử dùng phương pháp Delphi Với những kiến thực chuyên môn cũng như kinh nghiệm và những hiểu biết chi tiết về công ty Cholimex, kết quả đánh giá từ chuyên gia giúp người nghiên cứu nhận biết nguyên nhân thực tế một cách có cơ sở hơn.
Phân tích các nguyên nhân
Theo Gholam H.N (2012), thì xuất khẩu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong và bên ngoài nhƣ đã phân tích ở phần cơ sở lý luận cùng với phạm vi nghiên cứu, người nghiên cứu tập trung vào phân tích các nguyên nhân đến từ các yếu tố mà công ty có thể kiểm soát đƣợc đó là các yếu tố bên trong và yếu tố nhà cung ứng Các số liệu và nội dung thông tin đƣợc lấy từ các phòng ban trong cty Cholimex thông qua các chứng từ và hỏi trực tiếp người liên quan
Vấn đề xuất khẩu tăng chậm Áp dụng khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu, phân tích tìm các nguyên nhân
Hội chuẩn ý kiến chuyên gia và đánh giá, xác định nguyên nhân thực tế
Thông qua phân tích cơ cấu tổ chức của công ty thấy rằng Cholimex rất xem trọng tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức với hoạt động kinh doanh, với một cơ cấu tổ chức đầy đủ các phòng ban cần thiết cũng nhƣ định nghĩa rõ vai trò và nhiệm vụ của từng phòng ban, điều đó đã mang lại cho công ty nhiều thế mạnh nhƣ là :
- Công việc đƣợc phân nhóm chuyên môn hóa, tạo ra lợi thế về nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi sản xuất và đảm bảo năng suất
- Thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của toàn hệ thống
- Dễ quản lý và tiết kiệm chi phí quản lý
- Hỗ trợ nhân viên nhận diện khá chính xác về công việc và có định hướng sự nghiệp rõ ràng trong bộ phận chức năng của mình
Bên cạnh những thế mạnh mang lại đó thì cơ cấu tổ chức còn thể hiện một số điểm chƣa thật sự hoạt động hiệu quả nhƣ là:
- Nhiều bộ phận chức năng, nhiều bậc quản trị, phòng ban làm cho quá trình truyền thông phức tạp
- Hạn chế trong việc điều phối hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh
Nhấn mạnh mục tiêu của đơn vị hơn là mục tiêu của cả tổ chức
- Chưa có phòng marketing chuyên nghiên cứu thị trường và đề ra chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như thị trường nội địa
Chính vì chưa có phòng marketing nên việc nghiên cứu thị trường và đưa ra các kế hoạch marketing chƣa thật sự đâu tƣ hiệu quả và nhất là trong tình hình kinh tế nhạy cảm và biến động thay đổi liên tục như hiện nay thì điều đó ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh xuất khẩu là điều tất nhiên
Bảng 7: Báo cáo nguồn vốn Đơn vị 2012 2013 2014
Tài sản ngắn hạn Tỉ đồng 88,28 113,22 124,23 Tài sản dài hạn Tỉ đồng 91,10 111,89 120,11
Tổng tài sản Tỉ đồng 179,38 225,12 244,34
Nợ phải trả Tỉ đồng 67,00 103,82 72,00
1/ Nợ ngắn hạn Tỉ đồng 66,75 103,62 71,51
2/ Nợ dài hạn Tỉ đồng 0,25 0,20 0,49
Vốn chủ sỡ hữu Tỉ đồng 112,38 121,30 172,34
Tổng nguồn vốn Tỉ đồng 179,38 225,12 244,34
Nguồn: Báo cáo tài chính 2012, 2013, 2014 của Công ty Cholimex
Trong kinh doanh xuất khẩu, vốn là yếu tố quan trong mà khách hàng luôn dùng làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính và tạo niềm tin về khả năng thực hiện các hợp đồng của công ty trong thực hiện các các hợp động quốc tế Thông qua báo cáo khái quát trên cho tổng nguồn vốn của công ty luôn tăng nhƣng có dấu hiệu tăng chậm cụ thể tăng 45,74 tỷ đồng(225,12 tỷ đồng -179,38 tỷ đồng) ở năm 2013 và tăng 19,22 tỷ đồng(244,34 tỷ đồng -225,12 tỷ đồng) ở năm 2014 nhƣng với 244,34 tỷ đồng năm 2014 là một nguồn vốn tương đối vững chắc trong thực hiện các hợp đồng ngoại thương
Nên vốn là yếu tố quan trọng nhƣng với Cholimex chƣa phải là yếu tố ảnh hưởng chính trong vấn đề ảnh hưởng xuất khẩu giảm
4.3.3 Trình độ khoa học kỹ thuật
Yếu tố trình độ khoa học kỹ thuật thể hiện trên toàn quá trình sản xuất, nó đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, yếu tố này thể hiện ở các điểm sau:
Cơ sở vật chất o Diện tích văn phòng và nhà xưởng
+ Diện tích công ty: 40.000 m 2 + Diện tích văn phòng: 1472 m 2 + Diện tích tổng kho: 3042m 2 + Diện tích xưởng chế biến hải sản: 4205m 2 + Diện tích xưởng chế biến thực phẩm: 4299 m 2 + Diện tích xưởng chế biến nước tương: 882 m 2 + Diện tích xưởng chế biến nước mắm: 1210 m 2 Với diện tích các nhà xưởng sản xuất trên phản ảnh một phần tính quy mô và khẳ năng sản xuất số lƣợng lớn sản phẩm đủ khả năng thực hiện các đơn hàng xuất khẩu o Công nghệ kỹ thuật sản xuất
Công ty có hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Trình độ công nghệ đứng đầu ngành chế biến thực phẩm hiện nay tại thị trường Việt Nam Hiện nay Công ty đã sử dụng hết công suất theo thiết kế ban đầu của máy móc thiết bị, Công ty đã sửa đổi cải tiến một số máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất
Có thể nói rằng Công ty Cholimex có đủ máy móc thiết bị đặt chuẩn trong sản xuất các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường kho tanh như EU luôn đề cao tính an toàn vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất o Công nghệ kỹ thuật bảo quản
Bên cạnh những thông tin chung về quy mô và tiềm lực sản xuất tương đối mạnh của Công ty, nhƣng Công ty đang đối diện với vấn đề về kỹ thuật công nghệ bảo quản sản phẩm lạnh cụ thể là kho lạnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu dự trữ, bảo quản nguyên phụ liệu, thành phẩm nên phát sinh các chi phí nhƣ thuê kho, neo container,… ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt không đảm bảo đủ nguồn hàng và chất lƣợng trong xuất khẩu o Năng lực sản xuất
Từ những thông tin về cở sở sản xuất và kỹ thuật thì năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường với lượng sản phẩm cung ứng như sau:
- 3500 tấn hải sản và thực phẩm đông lạnh/năm
- 42.000.000 chai tương ớt, tương cà chua và nước chấm gia vị/năm
Sản phẩm có nguồn gốc hải sản được xuất khẩu sang thị trường EU chỉ khi đƣợc cấp giấy “Health certificate” Và để đƣợc cấp giấy chứng nhận chất lƣợng này thì doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục giấy tờ trong quá trình kiểm hàng Theo quy định của EU trong quy trình kiểm hàng sản phẩm này thường thay đổi liên tục làm doanh nghiệp không cập nhật kịp Ngoài ra chi phí kiểm hàng cao, thời gian lại kéo dài dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng và dẫn đến việc xuất khẩu ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng
4.3.4 Sự hiểu biết về quản lý xuất khẩu
Trong tình hình cạnh tranh khóc liệt và hội nhập thì nhân lực là yếu tố quyết định, nhân lực có chuyên môn tốt và am hiểu yêu cầu pháp lý ở từng thị trường xuất khẩu là một lợi thế và chia khóa giúp công ty kinh doanh xuất khẩu hiệu quả
Với nhân lực có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm và chính sách đào tạo nhân lực của Cholimex là tất cả đội ngũ lãnh đạo và nhân viên luôn đƣợc đào tạo và đào tạo để có khả năng thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập, với chính sách đó đã giúp Cholimex luôn là một trong những công ty trong nước có vị thế cao trong ngành xuất khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh
Nhìn chung với tinh hình nhân lực hiện tại của Công ty Cholimex thì cũng được đánh giá là tướng đối đủ năng lực đáp ứng với nhu cầu kinh doanh xuất khẩu sang thị trường EU
4.3.5 Mối quan hệ xuất khẩu
Với năng lực cá nhân bất kỳ một công ty nào ở Việt Nam đều không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nên mối quan hệ hay liên minh quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì khi hai hay nhiều công ty cùng chia sẽ thông tin thị trường, cùng chia sẽ nguồn lực sản xuất và xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng có và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu
Đánh giá các nguyên nhân
4.4.1 Các nguyên nhân cần đánh giá
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, người nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân có thể và được cụ thể hóa thông qua biểu đồ xương cá như sau:
Hình 10 Các nguyên nhân cần đánh giá
Xuất khẩu TPĐL tăng chậm
Cơ cấu tổ chức Trình độ KHKT
Nguyên liệu sản xuất Markeing quốc tế
Chƣa có phòng marketing Bảo quảng lạnh chƣa tốt
Kiểm tra hàng chƣa tốt Chƣa liên minh quốc tế
Gía chƣa ổn định Chất lƣợng chƣa ổn định
Chƣa rõ xuất xứ Chƣa có chiến lƣợc cụ thể cho từng thị trường
Chƣa đủ nhân viên chuyên môn
4.4.2 Nhận định bổ sung nguyên nhân và đánh giá
Từ những nguyên nhân đã phân tích, người nghiên cứu liên hệ các chuyên gia với chiều sâu về kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để nhận sự góp ý bổ sung các nguyên nhân khác cũng nhƣ loại bỏ nhƣng nguyên nhân không phù hợp, chi tiết về doanh sách chuyên gia cũng nhƣ nội dung góp ý đƣợc đề cập chi tiết trong phần phụ lục a) Nhận định bổ sung nguyên nhân
EU là một thị trường lớn với rất nhiều áp lực từ đối thủ cạnh tranh và yêu cầu thị trường khắt khe về yêu cầu kỹ thuất làm cho Công ty Cholimex đối diện nhiều khó khăn, với những khó khăn đó đã làm cho tình hình xuất khẩu của công ty tăng chậm trong thời gian gần đây, những khó khăn liên quan đến marketing và môi trường kinh doanh đó là:
+ Nghiên cứu thị trường: đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ
+ Chiến lƣợc marketing: Với hình thức xuất khẩu tự doanh các sản phẩm TPĐL sang thị trường EU, trong đó khách hàng chính là Anh nhưng mức độ nhận biết thương hiệu công ty chưa được nhiều vì mặc dù sản xuất tại công ty nhưng thương hiệu là tên công ty nước ngoài Chính vì phụ thuộc vào thị trường Anh và chưa có chính sách nhận diện thương hiệu một phần làm cho giá trị và sản lượng xuất khẩu bị ảnh hưởng
+ Chính sách bảo hộ: đó là EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào đây cũng có thể đƣa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá b) Đánh giá:
Từ những nguyên nhân đã phân tích kết hợp với các nguyên nhân bổ sung từ chuyên gia, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm thực tế các chuyên gia đƣa ra thứ tự ƣu tiến về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân để giúp người nghiên cứu đưa ra giải pháp phù hợp thực hiện kế hoạch 2015-2016
Thứ tự ưu tiên mức độ ảnh hưởng I, II, III,IV và “-“ là nguyên nhân khách quan từ yếu tố bên ngoài và không ƣu tiên đƣa giải pháp giải quyết trong giai đoạn hiện nay
Bảng 7 Đánh giá mức độ ưu tiên các nguyên nhân
Nguyên nhân chính Nguyên nhân phụ Xác nhận Mức độ ưu tiên
Cơ cấu tổ chức Chƣa có phòng marketing
Trình độ KHTK Kiểm tra hàng chƣa tốt Nguyên nhân III
Bảo quản lạnh chƣa tốt Nguyên nhân III Quan hệ XK Chƣa liên minh quốc tế Nguyên nhân III Marketing quốc tế Chƣa đủ nhân viên chuyên môn
Chƣa có chiến lƣợc từng thị trường Nguyên nhân II
Chƣa nghiên cứu thị hiếu từng thị trường Nguyên nhân II Phụ thuộc vào thị trường Anh Nguyên nhân II
Nguyên vật liệu Giá chƣa ổn định Nguyên nhân I
Chất lƣợng chƣa ổn định Nguyên nhân I
Chƣa rõ xuất xứ Nguyên nhân I Môi trường kinh doanh
Chính sách bảo hộ Nguyên nhân -
Các nguyên nhân đã đƣợc các chuyên gia xác định đó là nguyên nhân thực tế ảnh hưởng, nay người nghiên cứu cụ thể hóa các nguyên nhân đó trên biểu đồ xương cá
Hình 11 Các nguyên nhân ảnh hưởng
Quy trình đề xuất giải pháp
Hình 12 Quy trình đề xuất giải pháp
Dựa vào mục tiêu, nguồn lực và những thông tin về thị trường đã phân tích đưa ra các giải pháp
Hội chuẩn ý kiến chuyên gia và đánh giá, xác định giải pháp hữu hiệu
Xuất khẩu TPĐL tăng chậm
Cơ cấu tổ chức Trình độ KHKT
Nguyên liệu sản xuất Markeing quốc tế
Chƣa có phòng marketing Bảo quảng lạnh chƣa tốt
Kiểm tra hàng chƣa tốt Chƣa liên minh quốc tế
Gía chƣa ổn định Chất lƣợng chƣa ổn định
Chƣa rõ xuất xứ Chƣa có chiến lƣợc cụ thể cho từng thị trường Chƣa đủ nhân viên chuyên môn
Chính sách bảo hộ Chƣa nghiên cứu thị hiếu
Sau khi thông qua đánh giá của các chuyên gia để xác định các nguyên nhân chính yếu ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu tăng chậm, từ những nguyên nhân đó kết hợp với mục tiêu người nghiên cứu đưa ra giải pháp thức hiện kế hoạch 2015-2016
Các giải pháp đó sẽ đƣợc các chuyên gia đánh giá dựa vào mục tiêu và nguồn lực hiện có của Công ty để đƣa ra giải pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế Các thông tin chi tiết về chuyên già và những đánh giá đƣợc đề cập trong phần phụ lục.
Đề xuất các giải pháp
- Sự mất cân đối giữa nơi nuôi trồng thủy sản và nơi chế biến xuất khẩu ngày càng rõ nét, nhất là trong tình trang hiện nay khi mà các hộ nuôi thủy sản đều bỏ ao nuôi, bè nuôi vì lỗ vốn dẫn đến khan hiếm nguyên liệu cho chế biến Để khắc phục tình trạng này công tác đầu tiên mà Công ty cần làm là tận dụng nguồn vay ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất từ phía nhà nước để mở rộng nông trường nuôi tôm của mình Đầu tư trang thiết bị mới, nghiên cứu các giống mới, kỹ thuật nuôi trồng hiệu quả hơn để tăng năng suất nguồn nguyên liệu, chủ động đƣợc nguồn cung, kiểm soát đƣợc chất lƣợng đầu vào (đó là một trong những yêu cầu hàng đầu hiện nay để có thể đảm bảo chất lƣợng sản phẩm khi xuất sang thị trường khó tính là EU)
- Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng quan hệ tốt với các địa phương chuyên nuôi trồng thủy sản nhƣ ở các tỉnh miền Tây: Bến Tre, Cần Thơ, An Giang,… đều đó tạo thuận lợi cho công ty mua đƣợc nguyên liệu khối lƣợng lớn, chất lƣợng đồng đều Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thì việc nâng cao chất lƣợng là cần thiết Bên cạnh việc tuân thủ các quy trình sản xuất thì chất lƣợng nguyên liệu đầu vào có ảnh hướng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Để có thể kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào đòi hỏi Công ty kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống cho tới quy trình chăm sóc, thu hoạch Hầu hết những người nuôi thủy sản ở Việt Nam đều có kinh nghiệm trong khâu chăm sóc nhƣng thiếu vốn, kỹ thuật, giống mới Vì vậy, để làm đƣợc điều này Công ty cần liên hệ với các địa phương ngay từ đầu vụ nuôi để trao đổi, bàn bạc, ký hợp đồng mua hàng Ngoài ra, Công ty có thể hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi, các giống mới, … để người nuôi có thể cung cấp cho mình các sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lƣợng b) Nguyên liệu Nông sản:
Yêu cầu khi chọn nhà cung cấp để mua nguyên liệu nông sản là những nguyên liệu đó phải tươi tốt Đối với từng loại nông sản sẽ có thời gian bảo quản khác nhau nhưng đa số là rất ngắn Do đó để đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất khi có sự biến động về thời tiết, mùa vụ thì bộ phận R&D nên tập trung nghiên cứu phương pháp bảo quản để nông sản được giữ chất lượng lâu hơn Ví dụ: khi sản xuất hàng đi Anh thì nông sản chiếm chủ yếu là nấm bào ngƣ mà loại nông sản này rất có giá trị và bị lệ thuộc nhiều vào mùa vụ, vì thế bộ phận kỹ thuật cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách bảo quản lâu dài mà hạn chế hao hụt khối lƣợng, lại giảm đƣợc giá thành nguyên liệu khi đã tránh đƣợc việc mua nguyên liệu vào trái vụ c) Nguồn gốc xuất xứ:
Hiện nay nguồn cung cấp nguyên liệu lớn nhất của công ty có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là Dalatcoop, tuy nhiên có vị trí ở khá xa nên chi phí nguyên liệu khá cao, đồng thời cũng không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công ty khi kế hoạch sản xuất thường thay đổi để phù hợp với yêu cầu của đơn hàng Còn một số nhà cung cấp khác thì thường là các thương lái, mặc dù chất lượng nguyên liệu có thể đảm bảo nhưng khó xác định xuất xứ, vì thế cũng gây khó khăn cho công ty trong việc làm thủ tục hồ sơ Chính vì thế công ty cần liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ở các tình lân cận để đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, nguồn gốc xuất xứ đặc biệt là vẫn đảm bảo mức chi phí cho phép đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
4.6.2 Giải pháp marketing a) Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - Trong thời gian qua công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty CPTP Cholimex đã bắt đầu đƣợc chú trọng, song hiệu quả còn thấp Hiện nay, công ty chƣa có phòng nghiên cứu về thị trường riêng biệt dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn Nhiệm vụ này đƣợc giao cho phòng kế hoạch-kinh doanh XNK phụ trách Việc nghiên cứu thị trường chỉ mới dừng lại ở hoạt động tìm kiếm thông tin một cách gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các nguồn cung từ các tổ chức kinh tế mà chứa có sự tiếp xúc trực tiếp với thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người dân, cách thức bán hàng hoặc thiết lập kênh phân phối sản phẩm, chiến lược tiếp thị quảng cáo nào phù hợp với từng thị trường, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh ra sao Vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường trong tương lai tới Công ty cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thành lập một bộ phận chuyên trách về thu thập và xử lí thông tin với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn và giỏi ngoại ngữ, biết sử dụng kết hợp các biện pháp nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu đặc điểm thị trường một cách cụ thể và chính xác Đây là công đoạn quan trọng vì nó quyết định tới những kế hoạch kinh doanh của công ty trong tương lai Bộ phận này có nhiệm vụ:
+ Thu thập và xử lý các thông tin môi trường kinh doanh
+ Điều tra thâm dò nhu cầu thị trường xuất khẩu
+ Thu hồi thông tin từ phía đối tác
+ Lập các kế hoạch marketing cho công ty ở thị trường EU
- Bên cạnh đó, bộ phận này cũng phải nghiên cứu phân tích đối tƣợng cạnh tranh một cách rõ ràng, chia khách hàng thành những nhóm khác nhau để phân tích một cách hệ thống sự biến đổi yêu cầu, thị hiếu của khách hàng, thói quen của từng nhóm khách hàng Công Ty nên xây dựng hệ thống cataloge có hình thức nhãn mác đẹp, đa dạng, các đơn chào hàng, đặt hàng để gửi đến các đối tác hiện có, các khách hàng, bạn hàng tìm năng b) Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Tích cực tham gia hội trợ triễn lãm, hội trợ thương mại được tổ chức tại EU để có thể tiếp thị sản phẩm, hình ảnh công ty, nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng, chủ động tìm kiếm đối tác
Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng thông tin nội bộ và internet Quan hệ tốt với bộ thương mại ở trong nước và bộ thương mại của Việt Nam tại EU Đây là nguồn cung cấp thông tin vô cùng quan trọng, chính xác, cập nhật có giá trị cao
Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tương hỗ lẫn nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với các nhà sản xuất, các khách hàng cũng nhƣ đối thủ cạnh tranh của công ty
Ngoài ra công ty còn phải chú ý đến diễn biến tỷ giá hối đoái của đồng EURO, Bảng Anh để xem nên xuất và không nên xuất sản phẩm nào c) Nghiên cứu thâm nhập và mở rộng thị trường
Nghiên cứu và thâm nhập nhiều thị trường khác nhau tránh lệ thuộc nhiều vào thị trường Anh và đương nhiên phát triễn sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiều thị trường, vì điều đó giúp Công ty thâm nhập nhiều thị trường với chi phí nghiên cứu và phát triễn sản phẩm thấp d) Tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường trong thời gian tới cần có một bộ phận chuyên trách, có trình độ chuyên môn, có năng lực, chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường nghiên cứu thị trường là hoạt động luôn đi kèm với tất cả các hoạt động khác của Công ty để từ đó xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác giúp hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao
4.6.3 Giải pháp khoa học kỹ thuật a) Tổ chức kho lạnh
Qúa trình dự trữ và bảo quản sản phẩm cũng nhƣ nguyên liệu chế biến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Sản phẩm khi làm ra mà không được bảo quản ở điều kiện thích hợp dễ dẫn đến bị hƣ hỏng, nhất là đối với mặt hàng thủy sản, thực phẩm chế biến ở trong khu vực có khí hậu nóng ẩm nhƣ Việt Nam Vì vậy để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, thực hiện tốt quá trình dự trữ bảo quản nguyên liệu cũng nhƣ thành phẩm công ty cần phải:
- Tổ chức lại hệ thống kho nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của kho từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm tránh tình trạng hƣ hao Đầu tƣ nâng cao công suất làm lạnh cho các kho để đảm bảo duy trì đƣợc nhiệt độ phù hợp giúp bảo quản sản phẩm, nguyên liệu tốt hơn
- Hiện nay do điều kiện kho lạnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu dự trữ, bảo quản nguyên phụ liệu, thành phẩm nên công ty phải thuê thêm kho bên ngoài để bảo quản, vì thế công tác quản lý gặp khó khăn Cán bộ quản lý kho khó kiểm soát đƣợc số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa, nên dễ dẫn đến sai sót trong khâu quản lý
Đánh giá các giải pháp
Từ những giải pháp đã đề xuất cho những nguyên nhân mà người nghiên cứu và các chuyên nhà đánh giá nguyên nhân tìm ra, thì đƣợc các chuyên gia đề xuất giải pháp đánh giá dựa vào các mục tiêu và nguồn lực của công ty
Thứ tự ưu tiên mức độ ảnh hưởng I, II, III,IV và là nguyên nhân khách quan từ yếu tố bên ngoài và không ƣu tiên đƣa giải pháp giải quyết trong giai đoạn hiện nay
Bảng 8: Đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp
Giải pháp chính Giải pháp chi tiết Xác nhận Ưu tiên
Nguyên liệu thủy sản Giải pháp I
Nguyên liệu nông sản Giải pháp I
Nguồn gốc xuất xứ Giải pháp I
Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Giải pháp II
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Nghiên cứu mơ rộng thị trường Giải pháp II Giải pháp KHKT Tổ chức và xây dựng kho lạnh Giải pháp III
Tăng cương trang thiết bị sản xuất
Quan hệ xuất khẩu Liên kết quốc tế Giải pháp III
Cơ cấu tổ chức Thiết lập phòng ban marketing Giải pháp IV
Theo bảng đánh giá trên cho thấy:
- Các giải pháp đề ra hoàn toàn toàn phù hợp để giải quyết vấn đề đang gặp phải
- Nhƣng dựa vào mục tiêu kế hoạch kinh doanh 2015-2016 cùng với nguồn lực về nhân lực và tài chính hiện tại cũng nhƣ kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thì các chuyên gia giải pháp ƣu tiên cao nhất thực hiện trong giải đoạn hiện nay đó là giải pháp về nguyên liệu vì nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng và sản lƣợng phục vụ xuất khẩu, đồng thời đảm bảo nguồn gốc xuất xứ là một trong những tiểu chí quan trọng nhất trong yêu cầu nhập khẩu vào thị trường EU
- Bên cạnh đó, các giải pháp về marketing, khoa học kỹ thuất, quan hệ xuất khẩu cũng nhƣ thành lập phòng ban xuất khẩu cũng là nhƣng yếu tố quan trọng nhƣng đó là nhưng giải pháp cần thời gian dài và chi phí lơn đâu từ, và đương nhiên đó là những giải phải cần thiết đảm bảo Công ty thành công trong kinh doanh xuất khẩu không chỉ tại thị trường EU mà còn nhiều thị trường khác.