Người tiêu dùng Việt Nam có sự quan tâm đến các sản phẩm an toàn, chất lượng và thuận tiện, điều này tạo cơ hội cho Cholimex phát triển các mặt hàng như nước mắm, nước tương, gia vị và c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA KINH TẾ
Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tác độngđến Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex dựa
trên mô hình kim cương của M Porter GVHD: ThS Nguyễn Thị Phương Thuý
Trang 2BẢNG PHÂN CHIA NHIỆM VỤ
Trang 31 Tổng quan về doanh nghiệp.1.1 Tên doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất chế biến, gia công (trong nước và quốc tế) và kinh doanh các loại thực phẩm, suất ăn công nghiệp, thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản,…
1.3 Thị trường tiềm năng
Thị trường nội địa Việt Nam: Với hơn 90 triệu dân và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, thị trường nội địa Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng cho Cholimex Người tiêu dùng Việt Nam có sự quan tâm đến các sản phẩm an toàn, chất lượng và thuận tiện, điều này tạo cơ hội cho Cholimex phát triển các mặt hàng như nước mắm, nước tương, gia vị và các sản phẩm chế biến thực phẩm.
Thị trường xuất khẩu: Cholimex cũng có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu, trong đó các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan có thể là các thị trường tiềm năng Những sản phẩm chất lượng cao của Cholimex có thể hấp dẫn đối tác quốc tế và người tiêu dùng đang tìm kiếm những sản phẩm độc đáo từ Việt Nam
Thị trường người tiêu dùng thế giới: Với xu hướng ngày càng gia tăng về sự quan tâm đến chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm, Cholimex có thể hướng đến thị trường người tiêu dùng thế giới Các sản phẩm chất lượng của Cholimex như nước mắm, nước tương, gia vị có thể thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng quốc tế
Thị trường nhà hàng và khách sạn: Cholimex còn có thể khai thác thị trường nhà hàng và khách sạn, nơi mà các sản phẩm của họ có thể được sử dụng để tạo nên các món ăn ngon và đậm đà hương vị Với sự phát triển của ngành du lịch và nhà hàng, thị trường này có tiềm năng lớn cho Cholimex để cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng và khách sạn trên toàn quốc.
1.4 Các đối thủ cạnh tranh
Knorr, Chinsu, Masan,…
1.5 Các mục tiêu và chiến lược phát triển
Mục tiêu phát triển: trở thành nhà sản xuất, chế biến vầ phân phối thực phẩm hàng đầu với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm Cholimex còn xuất khẩu được sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế
Chiến lược phát triển
Quan tâm đẽn khẩu vị của người tiêu dùng: sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn toàn từ các loại nông sản tươi để nghiên cứu ra những gia vị, xốt và nước chấm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng Bên cạnh đó, Cholimex còn mở rộng thêm về kinh doanh thực phẩm đông lạnh: chả giò, há cảo,…
Hiện đại hóa quy trình sản xuất sản phẩm: xây dựng chuỗi cung ứng khép kín từ nguyên liệu chế biến, cung cấp thực phẩm với chất lượng cao, đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và có nguồn gốc rõ ràng Cholimex còn sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, tự động, làm tăng năng suất sản xuất và đóng gói, tiết kiệm nhân công
1.6 Thành tích và danh hiệu
Từ năm 1997 đến năm 2021, Cholimex food được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Trang 4Năm 2007 – 2018, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba, sau đó lên hạng nhì, và hạng nhất.
Năm 2020, đạt được danh hiệu “Doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020”.
Năm 2021, cột mốc đánh dấu 15 năm cổ phần của cônty, Cholimex được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
Trang 52 Lợi thế của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex theo mô hình kim cương của M Porter.
2.1 Các yếu tố tác động
2.1.1 Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất
Cơ cấu sản xuất: Khả năng sản xuất:
Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích đất sử dụng là 39.230 m , với tổng vốn đầu tư2
850 tỷ đồng Trong đó có nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh công suất 10.000 tấn/năm cùng với các công trình phụ trợ như khu xử lý nước thải, trạm biến áp, nhà xe, hệ thống kho hàng…
Xưởng Sauce được xây dựng với qui mô: 1 hầm, 4 tầng trên, sân thượng + Tầng hầm sử dụng làm kho bảo quản bán thành phầm tương ớt + Tầng 1: Tầng sản xuất chính Trang bị hệ thống chiết rót tự động + Tầng 2: Tầng sản xuất chính Trang bị hệ thống chiết rót bán tự động + Tầng 3 & tầng 4: sử dụng làm kho bao bì
+ Tầng sân thượng: sử dụng sản xuất tương đen
Dây chuyền sản xuất thiết kế với công suất 100 triệu chai 270gr/năm Công trình với các hạng mục công năng như thiết kế đáp ứng các nhu cầu về mở rộng sản xuất.
Nguồn cung ứng: Nguồn nguyên liệu:
Nguyên liệu của Công ty chủ yếu là các sản phẩm thủy sản, nông sản Công ty chủ yếu nhập từ các vùng nuôi trồng thủy sản ở Huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Các sản phẩm nông sản Công ty nhập từ các tỉnh phía Bắc, các tỉnh Miền Trung chủ yếu là ớt, tỏi đặc biệt là các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và kiểm tra chất lượng của nguyên liệu nhập kho được Công ty thực hiện theo qui trình rất nghiêm ngặt Trước tiên, Công ty phải xác định vùng nuôi trồng và tiến hành khảo sát quá trình sản xuất của các vùng nguyên liệu này, kiểm tra bằng thiết bị để đảm bảo quá trình sản xuất là an toàn và đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu Sau đó Công ty tiến hành ký hợp đồng dài hạn và thưởng xuyên kiểm tra quá trình sản xuất của họ, kiểm tra nguyên liệu đầu vào của các nhà cung cấp, xác định nguồn gốc giống nuôi Do đó nguồn nguyên liệu của Công ty luôn ổn định, đảm bảo đáp ứng đủ chất lượng theo yêu cầu và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm
+ Bao bì: công ty Cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa, Công ty TNHH Thủy tinh Malaysia + Nông sản: Hợp tác xã Phước Thánh Đà Lạt (Đà Lạt Coop)
+ Phụ liệu: Công ty TNHH Brenntag Việt Nam; Công ty TNHH Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh; Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An
Công nghệ sản xuất:
Công ty có hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Trình độ công nghệ của Công ty đứng đầu ngành chế biến thực phẩm hiện nay tại thị trường Việt Nam.
Trang 6Nhân lực:
Kỹ năng và đào tạo:
Mỗi năm, công ty tổ chức gần 30 khóa học ngắn hạn về công tác an toàn lao động và bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ Các lớp học sẽ do đội ngũ giảng viên tại DN và chuyên viên giàu kinh nghiệm từ các trường giảng dạy Với các khóa học có tính chất nâng cao, công ty sẽ liên kết với các cơ sở chuyên về đào tạo các kỹ năng chuyên sâu tổ chức Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng ấy, mỗi năm có khoảng 5.000 lượt lao động được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ Sự hiện diện của đội ngũ giảng viên tại chỗ có trình độ và kinh nghiệm truyền đạt giúp các khóa đào tạo đạt hiệu quả cao Sau khóa học, người lao động (NLĐ) có thể áp dụng ngay vào thực tiễn công việc "Chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thực tế không chỉ giúp NLĐ nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề mà còn giúp DN thuận lợi hơn khi mở rộng đầu tư kinh doanh Những lao động có tiềm năng sẽ được đào tạo thành cán bộ quản lý Đây là cơ hội để NLĐ vươn lên" - bà Liên cho hay Ngoài đào tạo chuyên môn, DN cũng chú trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng mềm cho NLĐ (giao tiếp, ứng xử), nhất là cho đội ngũ cán bộ quản lý.
Song song với đào tạo nghề, hằng năm, CĐ cơ sở còn phối hợp với ban giám đốc tổ chức thi tay nghề cho NLĐ Kết quả thi tay nghề là căn cứ để xác định bậc thợ và nâng lương cho NLĐ Theo ông Huỳnh Đại Trí, Chủ tịch CĐ công ty, công tác đào tạo và hội thi tay nghề đã giúp DN phát hiện những nhân tố mới và họ chính là hạt nhân trong phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo tại đơn vị.
Quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng:
Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng: An toàn thực phẩm là vấn đề mà người tiêu dùng toàn cầu hiện đang rất quan tâm Không chỉ các thị trường tiêu thụ mặt hàng thực phẩm lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu, mà cả người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này Và đây cũng được xem là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu đối với các công ty trong ngành Ý thức được điều này, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty thường xuyên quan tâm và chủ động trong việc thực hiện các chương trình quản lý chất lượng đã đạt được như: Hệ thống quản trị chất lượng như ISO 9001:2008, ISO 22000, BRC, HACCP, GMP, SSOP, HALAL (thị trường Hồi Giáo), KOSHER (thị trưởng Do Thái) được xây dựng và thực hiện có hiệu quả để làm ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng ổn định EU Code vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU): Thực phẩm Đông lạnh (DL 62), Nước mắm (NM 556) Các hệ thống quản lý chất lượng trên được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận và xem nó như là phương pháp xác định chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất
Độ tin cậy sản phẩm:
Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty: Bên cạnh việc quan tâm thực hiện các chương trình quản lý chất lượng nói trên, Công ty cũng rất quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu Công ty thường xuyên tiến hành giảm sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đồng thời giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình đóng gói, giám sát về mẫu mã, về quy cách, thực hiện kiểm tra vi sinh, thực hiện và giám sát việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng Đây cũng là yếu tố hết sức cơ bản để Công ty giữ vững được uy tín sản phẩm, thương hiệu của mình.
Trang 7Hệ thống phân phối:
Sau 37 năm hình thành và phát triển, Cholimex Food đã trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối sauce- gia vị - nước chấm và thực phẩm đông lạnh giá trị gia tăng hàng đầu với chuỗi sản phẩm đa dạng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và quốc tế, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng rộng rãi của thị trường nội địa và xuất khẩu Cholimex Food đã thiết lập được hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành cả nước, phân phối thông qua nhiều kênh phổ biến như chợ, tạp hoá, siêu thị Mega, Co.op Mart, BigC, Aeon, Emart, Vinmart,… Hiện nay sản phẩm mang thương hiệu Cholimex Food đã hiện diện ở hơn 30 quốc gia Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ với những sản phẩm chế biến giá trị gia tăng thâm nhập vào các hệ thống siêu thị hàng đầu trên thế giới như Mark & Spencer ở Anh, Migros, COOP ở Thụy sĩ, Auchan, System U của pháp, Metro, Edeka ở Đức, Trader Joe’s ở Mỹ
2.1.2 Các điều kiện về nhu cầu.
Thị trường tiêu thụ: Đây là yếu tố quan trọng nhất Cholimex sẽ cần xác định đối tượng mục tiêu của mình, như người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp, nhà hàng, hoặc các khách sạn
Nhu cầu của thị trường: Nghiên cứu về các xu hướng tiêu dùng, thị trường cục bộ và quốc tế, cũng như các nhu cầu đặc biệt như sự quan tâm đến sức khỏe, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không chứa gluten, vv
Phân khúc thị trường: Xác định các phân khúc thị trường mà Cholimex muốn mục tiêu Có thể bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, gia vị, món ăn đóng hộp, và nhiều loại sản phẩm khác
Cạnh tranh: Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong thị trường và xác định những yếu điểm cạnh tranh mà Cholimex có thể tận dụng
Sản phẩm và dịch vụ: Xác định danh mục sản phẩm và dịch vụ của Cholimex, cũng như đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường
Giá cả: Xác định mức giá hợp lý cho các sản phẩm của Cholimex, phù hợp với mức độ cạnh tranh trong thị trường
Kinh doanh và phân phối: Xác định cách tiếp cận khách hàng, cung cấp dịch vụ sau bán hàng và thiết lập mối quan hệ với các đối tác phân phối
Quảng bá và tiếp thị: Xác định kế hoạch tiếp thị và quảng bá để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng
Chính sách về giá cả và khuyến mãi: Quyết định về việc áp dụng các chính sách giá cả, giảm giá, khuyến mãi và các chính sách khác liên quan đến giá
Chính sách về phân phối và vận chuyển: Xác định cách giao hàng, lưu trữ, phân phối và quản lý chuỗi cung ứng.
2.1.3 Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ.
Ngành công nghiệp thực phẩm chế biến: Bao gồm việc chế biến các loại thực phẩm từ nguyên liệu sơ bộ, như chế biến thịt, hải sản, đồ hộp, đồ đóng lọ, vv
Ngành công nghiệp đóng gói: Đóng gói thực phẩm và đồ uống là một phần quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo vệ sinh và bảo quản sản phẩm
Ngành công nghiệp vận chuyển và logistics: Đây là ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng, đảm bảo rằng sản phẩm của Cholimex được vận chuyển an toàn và đúng thời gian đến đích
Trang 8Ngành công nghiệp nông nghiệp và nguồn nguyên liệu: Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp như rau củ quả, thịt, hải sản, Cholimex có thể tương tác với ngành công nghiệp nông nghiệp và các nhà cung cấp nguyên liệu
Ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm và nhà hàng: Nếu Cholimex cung cấp các sản phẩm dùng cho nhà hàng hoặc dịch vụ ẩm thực, thì họ sẽ tương tác với ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm
Ngành công nghiệp bán lẻ thực phẩm: Nếu Cholimex có kế hoạch phát triển các sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, họ sẽ cần tương tác với ngành công nghiệp bán lẻ thực phẩm
Ngành công nghiệp nghiên cứu và phát triển thực phẩm: Nếu Cholimex có nhu cầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến công nghệ chế biến, họ sẽ cần liên kết với các tổ chức và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nghiên cứu thực phẩm
Ngành công nghiệp vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng nhận: Để đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chứng nhận cần thiết, Cholimex cần tương tác với ngành công nghiệp vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý.
2.1.4 Chiến lược, cơ cấu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chiến lược của Cholimex Foods: Sản phẩm và thị trường mục tiêu:
Cholimex Foods nổi tiếng với sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm và gia vị Các sản phẩm của họ có thể bao gồm các loại sốt, gia vị, mỳ chính, nước mắm, mỳ gói, thực phẩm đóng hộp, và nhiều sản phẩm thực phẩm khác Công ty có thể sản xuất sản phẩm theo nhiều thương hiệu và dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm cả các sản phẩm dành cho thị trường tiêu dùng và thị trường dịch vụ thực phẩm.Cholimex Foods có thể đã tập trung vào thị trường nội địa Việt Nam, và họ có thể là một trong những nhà sản xuất và phân phối hàng đầu trong nước
Ngoài thị trường nội địa, công ty có thể đã xem xét mở rộng vào thị trường quốc tế để tăng cơ hội kinh doanh và phát triển Thị trường mục tiêu của họ có thể bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân, các nhà hàng và khách sạn, và các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và dịch vụ thực phẩm
Phân đoạn thị trường:
Thị trường tiêu dùng cá nhân: Công ty có thể tập trung vào sản phẩm và dịch vụ dành cho người tiêu dùng cá nhân, bao gồm các sản phẩm gia vị, thực phẩm đóng hộp, và sản phẩm thực phẩm đặc biệt
Thị trường dịch vụ thực phẩm: Cholimex Foods có thể cung cấp sản phẩm cho ngành dịch vụ thực phẩm, như nhà hàng, khách sạn, và các doanh nghiệp ẩm thực.
Thị trường quốc tế: Công ty có thể đã mở rộng sang thị trường quốc tế và phân đoạn thị trường dựa trên nhu cầu và văn hóa ẩm thực đặc biệt của từng quốc gia hoặc khu vực
Chiến lược giá cả:
Thứ nhất, tối ưu chi phí để duy trì giá thành ưu đãi đối với các sản phẩm trong phân khúc bình dân Khi so sánh với các thương hiệu khác như Chinsu, Nam Dương, Knorr, Maggi,… Cholimex Food thường có giá thành thấp hơn Đây là chiến lược giúp Cholimex Food duy trì vị thế của thương hiệu ở thị trường bình dân.
Thứ hai, phát triển các dòng sản phẩm ở phân khúc cao cấp với giá thành cao hơn Đây là xu hướng phát triển mà Cholimex Food đang thực hiện để mở rộng thị trường tới các phân khúc
Trang 9cao hơn Tuy các sản phẩm giá rẻ dễ bán, có sức tiêu thụ nhanh nhưng cũng đồng nghĩa với lợi nhuận thấp Do đó việc mở rộng lên các phân khúc cao cấp hơn là xu thế tất yếu Có thể kể đến một số sản phẩm trong phân khúc cao cấp của Cholimex Food như Tương cà Ketchup, Nước mắm cao đạm, Tương ớt tự nhiên,… Các sản phẩm này thường có giá cao gấp 2 lần so với các sản phẩm tương tự thuộc phân khúc bình dân.
Cơ cấu của công ty Cholimex Foods: Mô hình quản trị:
Đại hội đồng cổ đông có quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề theo quyền và nghĩa vụ được pháp luật và điều lệ công ty quy định.
Hội đồng quản trị có 05 thành viên là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền đại diện cho công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị cổ đông;
Ban kiểm soát có 03 thành viên, là những người thay mặt đại hội đồng cổ đông thực hiện các nhiệm vụ của mình theo điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của công ty, đánh giá, giám sát và hoạt động, quản lý thay cho hội đồng quản trị, ban giám đốc, đại hội đồng cổ đông tuân theo các văn bản pháp luật.
Yếu tố cạnh tranh trong ngành: Đối thủ cạnh tranh:
Thị trường phát triển sẽ đi kèm với sự gia tăng áp lư từ các đối thủ cạnh tranh Hiện nay trong thị trường gia vị, Cholimex Food phải cạnh tranh với nhiều ông lớn như Masan, Knorr, Nestle,…Ngoài ra còn có các doanh nghiệp nội địa nhỏ hơn cũng đang phát triển mạnh và gây sức ép không nhỏ.Tại Việt Nam thì thị phần của tương ớt Chin-su đang dẫn đầu với 43% thị phần trong nước(2017) ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh như : Tương ớt Cholimex chiếm 37% thị phần ( của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex), Tương ớt Nam Dương với thị phần hơn 10% chỉ xếp sau 2 ông lớn là Chin-Su và Cholimex ( của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm quốc tế Nam Dương), Tương ớt Vifon ( của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ViFon), Tượng ớt Gochujan được sản xuất từ Hàn Quốc
Thách thức từ đối thủ:
Chiếc pizza Hut ở Việt Nam đã chọn Cholimex là nhà cung ứng tương ớt, tương cà cho hệ thống của họ Dù thị phần của Cholimex đứng sau Chin-su, nhưng về sự đa dạng sản phẩm, Cholimex được coi là dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với nhiều loại tương ớt phù hợp với mọi lứa tuổi Mỗi loại tương ớt đều phù hợp với bữa ăn khác nhau của gia đình và giá cả chỉ dao động từ 10.000đ đến 21.000đ Kết hợp với sự phù khắp hiện nay, tương ớt Cholimex được đánh giá là có tiềm năng có thể vượt qua cả Chin-su trong tương lai
Tương ớt Nam Dương có thị phần hơn 10%, chỉ xếp sau Chin-su và Cholimex, được cho là có tiềm năng phát triển lớn Tuy nhiên, Nam Dương chú trọng vào mảng marketing nhưng lại không chú trọng vào đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau Thị trường của Nam Dương còn chưa rộng khắp bằng hai người đối tác lớn kia, vì vậy nó vẫn chưa được xem là đối thủ cạnh tranh mạnh của Chin-su Sau những năm bị các thương hiệu lớn như Masan và Cholimex áp đảo, cuối năm 2015, Saigon Co.op đã hợp tác với Wilmar International Limited để lấy lại vị thế thị trường cho tương ớt Nam Dương Wilmar
Trang 10thành lập công ty liên doanh cùng Saigon Co.op nhằm mục tiêu phát triển thương hiệu Nam Dương Nếu Masan có lợi thế về hiểu thị trường, PR, thương hiệu và hệ thống bán lẻ rộng lớn, thì sự hợp tác giữa Saigon Co.op và Wilmar kỳ vọng sẽ tối ưu hóa lợi thế của cả hai bên để nâng cao sức cạnh tranh và độ phủ của thương hiệu Nam Dương.
Ngoài ra, tương ớt Gochujang, sản xuất từ Hàn Quốc, cũng là đối thủ cạnh tranh Năm 2018, Hàn Quốc đã xuất khẩu lượng tương Gochujang trị giá 36,81 triệu đô la Mỹ đến Anh và Mỹ, tăng 15% so với năm trước đó.
2.2 Vai trò của Chính phủ
Chính sách phát triển:
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến công nghệ chế biến thực phẩm để cung cấp những sản phẩm có giá trị gia tăng và đáp ứng nhu cầu thị trường
Xây dựng các mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm và xây dựng một chuỗi cung ứng ổn định và an toàn
Đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định và chứng nhận liên quan.
Chính sách ưu đãi:
Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm như:
Cung cấp các gói tín dụng, hạn mức vay ưu đãi, hoặc hỗ trợ tài chính khác để giúp doanh nghiệp thực phẩm đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ, hoặc phát triển sản phẩm mới.
Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hỗ trợ doanh nghiệp thực phẩm để phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, bao gồm các chương trình khuyến mãi và quảng bá.
Cung cấp hỗ trợ và khuyến mãi cho các doanh nghiệp thực phẩm để mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế.
Chính sách thuế:
Thuế Thu Nhập: Đây là loại thuế được tính dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thực phẩm thu được sau khi trừ đi các chi phí và khoản lỗ, có thể có mức độ và mức thuế khác nhau dành cho các doanh nghiệp khác nhau
Thuế Giá Trị Gắn Kết (VAT): Các doanh nghiệp thực phẩm thường phải tính và đóng thuế VAT cho các sản phẩm và dịch vụ của mình Mức thuế VAT cũng có thể thay đổi tùy theo quốc gia và loại sản phẩm
Thuế Nội Địa: Các sản phẩm thực phẩm thường phải đóng các loại thuế nội địa như thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc các loại phí khác được áp dụng trong quốc gia
Thuế Xuất Khẩu: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, có thể áp dụng thuế xuất khẩu hoặc các loại phí xuất khẩu tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia
Thuế Quản Lý Môi Trường: Có thể có các loại thuế liên quan đến quản lý môi trường, đặc biệt trong trường hợp sản xuất thực phẩm đòi hỏi quy trình xử lý môi trường đặc biệt
Chương Trình Khuyến Mãi Đầu Tư: Chính phủ có thể cung cấp các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thực phẩm nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp này