PHẦN I: MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiTìm hiểu về tầm quan trọng và những giá trị cốt lõi của môi trường cũng như lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn chế biến Thủy sản Minh Phú2.Mục tiêu
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
Đề tài MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN THỦY SẢN MINH PHÚ
Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Hải Vân
Bộ môn: Môi trường và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Hà Nội 2023
Trang 2Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1.Tính cấp thiết của đề tài 4
2.Mục tiêu đề tài hướng đến 4
3.Đối tượng tìm hiểu 4
PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH PHÚ 4
1.Thực trạng ô nhiễm môi trường 4
2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 5
3 Hậu quả .6
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 9
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú 9
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú 9
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú 11
3.2 Tình hình sản xuất tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú 11
3.3 Chiến lược bảo vệ môi trường của công ty Minh Phú 12
3.3.1.Xử lý chất ô nhiễm 12
3.3.2.Thực hành quy trình 14
3.3.3.Giám sát, quan trắc môi trường 14
3.3.4.Nâng cao ý thức người dân 14
3.3.5.Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt 14
3.3.6.Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùng ven biển 15
3.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú 15
3.4.1 Vai trò quan trọng của môi trường đối với tập đoàn chế biến Thủy sản Minh Phú 15
3.4.2 Lợi thế và chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn chế biến thủy sản Minh Phú .16
PHẦN IV: KẾT LUẬN 19
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tôm chết do ô nhiễm nguồn nước 6
Hình 2: Chất thải thủy sản đối với môi trường 7
Hình 3: Chất thải dư thừa của ao nuôi 8
Hình 4: Hải sản tươi sống 11
Hình 5: Mô hình quản trị tập đoàn 12
DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Giá trị hợp nhất xuất khẩu của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm 17
Bảng 2: Doanh thu hợp nhất của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm 17
Bảng 3: Lợi nhuận trước thuế của Hùng Vương và Minh Phú qua các năm 18
Trang 4PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Tìm hiểu về tầm quan trọng và những giá trị cốt lõi của môi trường cũng như lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn chế biến Thủy sản Minh Phú
2.Mục tiêu đề tài hướng đến
Nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và lợi thế cũng như thực trạng của Tập đoàn doanh nghiệp chế biến Thủy Sản Minh Phú, qua đó đưa ra những chiến lược, nhưng giải pháp bảo vệ và khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường còn tồn đọng tại danh nghiệp
3.Đối tượng tìm hiểu
Công ty Cổ phần Tập đoàn chế biến Thủy Sản Minh Phú
PHẦN II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY MINH PHÚ 1.Thực trạng ô nhiễm môi trường
Nuôi trồng và chế biến thủy sản của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú khi đi vào hoạt động thường phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường Tiêu biểu có bùn thải từ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh và các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh… thải ra trong quá trình vệ sinh, nạo vét ao nuôi, tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng Thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp
là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để Một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thụ vào cơ thể để tạo sinh khối mà bị thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức ăn dư thừa, phân
và chất thải, là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường
Bên cạnh đó, việc chế biến thủy sản Tập đoàn Minh Phú có nguy cơ gây ra ô nhiễm cao, nhất là mùi trong nước thải Khi tải lượng nguồn thải ra ngoài môi trường quá lớn
sẽ dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề tác động đến môi trường So với những loại nước thải khác, nước thải chế biến thủy sản chủ yếu chứa hàm lượng nito lớn Ở nồng độ cao nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật dưới nước và tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản
Trang 5Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường cũng có những sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như quy mô sản xuất sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ
và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những bất cập trong các lĩnh vực phụ trợ khác của Minh Phú, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu và chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều chất thải nguy hại khác Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như đầu tôm, vỏ tôm những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy Các chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung quanh
2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, đầu tôm, chân tôm và nội tạng
Chất thải lỏng từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ
10-30 lần, COD từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần Bên cạnh đó còn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến
Khí thải và mùi trong chế biến bao gồm các loại như khí SO2, CO2, NO2, NH3, H2S phát thải từ các CSCB hàng khô và bột cá Một phần khí thải khác là môi chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy
Trang 63 Hậu quả
Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường do công ty Minh Phú gây ra Sự phát triển mạnh mẽ trong nuôi trồng thủy sản lại kéo theo nhiều tác nhân gây biến động động môi trường với quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang là vấn đề cần được tập trung giải quyết, xử lý triệt để thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản
Hình 1 : Tôm chết do ô nhiễm nguồn nước
Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trườyng ĐBSCL là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm
ẩn bị tác động bởi quá trình oxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong
Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản ở công ty Minh Phú gồm cá nước ngọt, nuôi
Trang 7tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, có sự xuất hiện các thành phần độc hại đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản của công ty Minh Phú là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao
Hình 2 : Chất thải thủy sản đối với môi trường
Trang 8Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi của công ty Minh Phú được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải
ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22%
là các chất hữu cơ khác Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi
cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước cùng với lượng phù
sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước
Hình 3 : C hất thải dư thừa của ao nuôi
Hậu quả với tác động môi trường do chất thải trong sản xuất chế biến công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư và đô thị cũng góp phần tác động đến chất lượng môi trường nước ảnh hưởng đến cả kinh tế của công ty Minh Phú và môi trường
Môi trường nước sạch và vệ sinh chưa đảm bảo, chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế đã tác động đến trực tiếp sức khỏe của người dân vùng ĐBSCL Ở
Trang 9nhiều địa phương, người dân phải đang đối mặt với các bệnh đường tiêu hóa, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi lây truyền, bệnh giun sán ký sinh trùng, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và cả ngộ độc thực phẩm hay hóa chất trong quá trình sản xuất canh tác ở các vùng đất ngập nước nuôi trồng thủy sản của công ty Minh Phú
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú, thành lập năm 1992 Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Minh Phú đã trở thành tập đoàn thủy sản vững mạnh, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam Là doanh nghiệp thuỷ sản hàng đầu Việt Nam, sản phẩm của Tập đoàn Minh Phú hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm Hiện nay, Tập đoàn đang tập trung hướng đến hình thành hệ sinh thái tôm bền vững, không ngừng kết hợp kinh nghiệm, sáng tạo và trách nhiệm trong toàn bộ chuỗi giá trị đầu cuối
Đến nay, Minh Phú đang sở hữu hơn 10 công ty thành viên với các trang thiết bị hiện đại, công suất chế biến mỗi ngày hơn 300 tấn tôm nguyên liệu Tập đoàn không chỉ xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên khắp cả nước mà còn mở rộng ra các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada, EU, Úc… với các sản phẩm đa dạng về quy cách, mẫu mã, gắn liền với 3 dòng sản phẩm chính: sản phẩm tươi, sản phẩm hấp, sản phẩm giá trị gia tăng
*Giai đoạn mới thành lập
Ngày 14/12/1992: Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với vốn điều lệ là 120 triệu đồng Đơn vị có nhiệm vụ chuyên chế biến các loại thủy sản như tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh
Trang 10Ngày 01/07/1998: đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú, vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng
*Giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 05/2006
Tháng 12/2002: giải thể Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú giải thể và thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Phú-TNHH
Ngày 21/10/2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng, bổ sung chức năng kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
Ngày 31/05/2006: Công ty tăng vốn điều lệ từ 180 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, đồng thời chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần
*Giai đoạn từ tháng 05 năm 2006 đến nay
Ngày 27/12/2006: Công ty Cổ phần Thủy Sản Minh Phú chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Ngày 20/12/2007: Công ty chuyển sang niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 16/10/2017: Doanh nghiệp có ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 79,000 đ/CP
Ngày 08/11/2018: Minh Phú tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng
Ngày 11/06/2019: Vốn điều lệ của công ty tăng lên 2.000 tỷ đồng
Sau 30 năm phát triển, Công ty đã trở thành đơn vị có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước Minh Phú không chỉ xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên khắp cả nước
mà còn mở rộng ra hơn 50 nước trên trên thế giới và sở hữu hơn 10 công ty thành viên (gồm 04 nhà máy chế biến tôm và 08 công ty trực thuộc tập đoàn và các công ty liên doanh liên kết khác)
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Tập đoàn Minh Phú tổng cộng có 10 công ty thành vien, bao gồm 4 nhà máy chế biến tôm và 8 công ty trực thuộc tập đoàn
Trang 11Hình 4 : Mô hình quản trị tập đoàn
3.2 Tình hình sản xuất tại công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú
Tìm hiểu được biết, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, hay còn được gọi với cái tên là “vua tôm" Minh Phú, được thành lập năm 1992 dưới hình thức doanh nghiệp
tư nhân chuyên thu mua, chế biến thuỷ sản để cung cấp cho các đơn vị xuất khẩu trong nước
Sản phẩm kinh doanh chính của Thủy sản Minh Phú bao gồm sản phẩm tươi sống (tôm
sú, tôm thẻ chân trắng), sản phẩm hấp và sản phẩm giá trị gia tăng Các thị trường xuất khẩu chủ lực là Nhật Bản, Úc New Zealand, Hoa Kỳ, EU, Canada
Trang 12Hình 4: Hải sản tươi sống
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Thủy sản Minh Phú đạt 10.973 tỷ đồng, tăng 3% so với thời điểm đầu năm
Cuối quý III/2023, tổng dư nợ vay của Thủy sản Minh Phú tăng 10% lên 4.292 tỷ đồng, Với kết quả kinh doanh thua lỗ thời gian qua, Thủy sản Minh Phú ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 30/9/2023 giảm 15% so với đầu năm, về gần
928 tỷ đồng…
3.3 Chiến lược bảo vệ môi trường của công ty Minh Phú
3.3.1.Xử lý chất ô nhiễm
Một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thức ăn tôm, cá không được hấp thụ vào cơ thể để tạo sinh khối mà bị thải ra ngoài môi trường xung quanh dưới dạng thức
ăn dư thừa, phân và chất thải, là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường Hệ thống
xử lý: Cần đầu tư hệ thống xử lý nước thải ao nuôi trước khi xả ra môi trường Diện tích
ao xử lý nước thải tối thiểu bằng 30% diện tích ao nuôi Bùn thải trong nuôi thủy sản phải có khu chứa riêng trong cơ sở nuôi, hay có phương án xử lý phù hợp như: Bồi đắp nền nhà, tôn cao bờ đê, san lấp mặt bằng Tránh tình trạng bơm bùn thải trực tiếp ra các kênh rạch, dẫn đến tình trạng ô nhiễm hữu cơ, để lại dư lượng hóa chất trong đất, nước và gây ra tình trạng bồi lắng các kênh rạch trong vùng nuôi Dùng chế phẩm sinh học: Vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình luân chuyển vật chất như phần hủy các chất hữu cơ, chuyển đối các hợp chất vô
cơ từ dạng này sang dạng khác Do đó, cần đưa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men vào trong ao nuôi giúp phân giải lượng lớn thức ăn dư thừa cũng như các chất thải trong quá trình nuôi Trên thực tế, có rất nhiều chế phẩm sinh học đã và đang được sử dụng hiệu quả trong nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam Nuôi trồng kết hợp:
Sử dụng một số động vật thân mềm hai mảnh vỏ, rong biển, một số loài cá có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi tôm thâm canh Cụ thể, Châu