- Đánh giá mối liên kết giữa các nhóm liên đới: Người nông dân trồng và lên men ca cao tại Bến Tre đã nhận được sự hỗ trợ tối đa về kỹ thuật, tổ chức, giống cây trồng, nguyên vật liệu sả
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI VIỆT NAM
Ca cao đã loại cây trồng đã du nhập vào Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay nhưng vẫn chiếm diện tích còn khiêm tốn trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, trước tình hình nhu cầu đang tăng mạnh, ca cao Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tham gia thị trường ca cao thế giới Với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài triển khai mạng lưới thu mua, tiêu thụ hạt ca cao nên từ những năm 2000 diện tích trồng ca cao ở Việt Nam bắt đầu phát triển trở lại và có sự gia tăng nhanh chóng
Tuy vậy, ngành hàng ca cao Việt Nam hiện nay cũng chỉ là bước đầu, tuy đã hình thành được hệ thống các cơ sở nhân giống, mạng lưới thu mua quả, sơ chế hạt ca cao thủ công rộng khắp ở một số địa phương, song diện tích trồng ca cao chưa nhiều, sản lượng hạt còn thấp, cung cấp nguyên liệu cho một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt ca cao lên men với số lượng còn rất khiêm tốn
2.1.1 Chính sách và định hướng Để thực hiện nhiệm vụ điều hành phát triển ca cao tại Việt Nam, Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam tên tiếng Anh là Vietnam Cocoa Committee (VCC), là tổ chức tư vấn liên ngành do Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định thành lập theo quyết định số 803/QĐ - BNN -
NN ngày 11/4/2005 Ban điều phối chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhiệm vụ của Ban là tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp khoa học kỹ thuật, khuyến nông, cơ chế chính sách phát triển ca cao ở Việt Nam, đồng thời phối hợp hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, khuyến nông, tổ chức sản xuất, dịch vụ, thu mua, chế biến và tiêu thụ ca cao tại Việt Nam
Ngày 14/09/2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt đề án Phát triển cây ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2678 /QĐ-BNN-KH với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng Mục tiêu chung của đề án là phát triển bền vững cây ca cao ở Việt Nam, nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường Mục tiêu cụ thể là đến năm 2015, diện tích ca cao cả nước sẽ đạt 60.000 ha và nâng lên 80.000 ha vào năm 2020; trong đó có 60.000 ha kinh doanh, năng suất bình quân 18 tạ/ha, sản lượng hạt khô 108.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu
Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, có nêu các định hướng ưu tiên, trong đó có nội dung “Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” thông qua
“chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân.”
Ngày 30/12/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” theo Quyết định số 3237/QĐ-BNN-
HTQT và giao Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” thuộc Cục Trồng trọt quản lý và triển khai Dự án được triển khai theo hướng hợp tác công - tư với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Hà Lan và một số tổ chức khác như: tổ chức Rabobank Foundation, tổ chức IDH (Initiatief Duurzame Handel - sáng kiến thương mại bền vững), tổ chức Oxfam, Công ty Mars, Công ty Cargill, được triển khai trong 3 năm (2012 – 2014) tại tỉnh Đắk Lắk và một số tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Mục tiêu dự án nhằm đem lại lợi ích và tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ca cao, các nhà quản lý nhà nước và nông dân trồng ca cao với mục tiêu tối cao là mở rộng một cách bền vững ca cao chất lượng cao tại Việt Nam và tăng cường tiếp cận thị trường quốc tế Dự án đã đề ra các mục tiêu ngắn hạn: Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu ca cao vào sản xuất; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật và thể chế để thành lập và quản lý các nhóm hộ nông dân; cải thiện môi trường kinh doanh và tiêu thụ ca cao thông qua việc tổ chức các nhóm hộ nông dân, chứng nhận chất lượng; tăng cường năng lực trong lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến ca cao; xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam
Theo dự án, phát triển ca cao phải gắn liền với 4 bền vững Trong đó, bền vững về tổ chức, xây dựng được đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp có chuyên môn về ca cao Bền vững xã hội, là xây dựng được mạng lưới nông dân, tăng cường khả năng tiếp cận vốn và kỹ thuật Đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số, qua đó xóa đói giảm nghèo Bền vững môi trường, tức là cải thiện phương pháp sản xuất ca cao theo hướng bền vững, có chứng nhận tại những địa điểm được chọn làm mô hình Cuối cùng là bền vững kinh tế, cải thiện chất lượng ca cao Tăng cường sự tham gia của Bộ nông nghiệp và PTNT và các cơ quan chính phủ khác của Việt Nam để tiếp tục phát triển bền vững hơn nữa ngành cao cao bằng cách xây dựng năng lực quy hoạch và thực hiện là sự kỳ vọng lớn khi thực hiện dự án
Ngày 14/06/2012, tại tỉnh Bình Phước, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông lần thứ 3 năm 2012 với chuyên đề “ Phát triển sản xuất ca cao bền vững ” Tại đây, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nông và doanh nghiệp đã nêu bật về những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển cây ca cao tại các tỉnh phía Nam Một trong những giải pháp quan trọng nhất được các đại biểu dự diễn đàn thống nhất cao là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển ca cao làm đầu mối tập trung công tác nghiên cứu và phát triển ngành ca cao Việt Nam
Ngày 28/11/2013, Diễn đàn Phát triển ca cao bền vững tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Điều phối ca cao, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức tổ chức Hội thảo đánh giá ca cao được xem là cây trồng có tiềm năng phát triển vì điều kiện tự nhiên Việt Nam khá phù hợp, nhất là ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn điều, hoặc trồng thuần ở các tỉnh phía Nam, vừa tăng thu nhập vừa góp phần duy trì diện tích cây dừa, cây điều phát triển hiệu quả Hội thảo đề cao Dự án “Hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại Việt Nam” và cho đây sẽ là cú hích cho ngành ca cao Việt Nam phát triển nhằm tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam một cách bền vững Các giải pháp được nhấn mạnh là tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nông dân thông qua chất lượng ca cao, cách tiếp cận thị trường quốc tế cũng như tiến hành thể chế hóa các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tham gia dự án quản lý trang trại hiệu quả,
17 từ đó gia tăng sản lượng ca cao, cải thiện khả năng tiếp thị, tiếp cận thị trường cho người trồng ca cao thông qua hỗ trợ chứng nhận
Tháng 7/2014, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” đã tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Đắk Lắk và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên Trong hội thảo, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho việc phát triển bền vững ca cao ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung Theo đó, để phát triển ca cao bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ vai trò của 4 “nhà”: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật và việc ổn định giá Đặc biệt, cần tập trung ưu tiên lợi ích kinh tế của người nông dân lên hàng đầu
Ngày 19/11/2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Cao Nguyên Xanh tổ chức hội thảo
“Định hướng nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ca cao của Việt Nam” Theo Cục trồng trọt, qua quá trình quan sát sự phát triển ca cao những năm qua thấy được rằng để phát triển loại cây trồng này cần phải đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực về ca cao có trình độ chuyên môn tốt để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam”
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BẾN TRE
Tỉnh Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có hình dạng rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km [40]
Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc, đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh [40] Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9 o 48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10 o 20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106 o 48’ Đông và cực Tây nằm trên kinh độ 105 o 57’ Đông [40]
Về hành chính, tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện: Thành phố Bến Tre; huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, huyện Giồng Trôm, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Thạnh Phú [40]
Hình 2.2 Bản đồ hành chính Tỉnh Bến Tre
Nguồn: Website Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre, http://ipabentre.gov.vn/vi/albums/view
2.2.2 Địa hình – địa chất Địa hình tỉnh Bến Tre khá bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 - 2 mét so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét Trong đó, phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 đến 3,5 mét Phần đất thấp độ cao trung bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 mét, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản [40]
Bến tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn tỉnh [40]
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt [40]
Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2% đến 6% tổng lượng mưa cả năm Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy nơi đây thích hợp với nhiều loại cây trồng Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển lấn sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển [40]
Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km Hệ thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng [40]
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE
Diện tích của tỉnh Bến Tre hiện tại là 2359,8 km 2 , dân số đạt khoảng 1.262.205 người (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2014)
Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bến Tre tính đến năm 2014 như sau:
Bảng 2 1.Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bến Tre tính đến năm 2014 ĐVT: ha
Tên huyện thị Tổng diện tích
Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở
Nguồn: Niên giám thống kê, 2014
Theo báo cáo số 360/BC-UBND ngày 06/11/2014 về tình hình thực hiện Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, kết quả thực hiện các chỉ tiêu và hiện trạng kinh tế - xã hội tại tỉnh như sau: [14]
2.3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2014 của Tỉnh Bến Tre cụ thể như sau: [14]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tăng 7,7%; trong đó:
Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản ước đạt 3,8%; trong đó nông nghiệp tăng 5,39%, thuỷ sản tăng 2,24% Nguyên nhân tăng là do giá cả và tiêu thụ hàng nông sản biến động theo hướng có lợi cho người dân
Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 14,49%, trong đó ngành công nghiệp tăng 15,91%, ngành xây dựng tăng 9,15% Hoạt động của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng chậm lại, sản xuất thuốc lá, đường, may mặc, túi xách giảm so năm trước
Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ ước đạt 7,74% Nguyên nhân đạt thấp là do các hoạt động tài chính ngân hàng, vận tải, giáo dục, quản lý nhà nước, vui chơi, giải trí… tăng trưởng chậm so với cùng kỳ
GDP bình quân đầu người: 31,15 triệu đồng;
Cơ cấu kinh tế: khu vực I chiếm 43,5%; khu vực II chiếm 21,3%, khu vực III chiếm 35,2%;
Tổng kim ngạch xuất khẩu ước 624,3 triệu USD;
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 12.603 tỷ đồng;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 48,7%; tạo việc làm cho 23.713 lao động, , trong đó xuất khẩu lao động 516 người;
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7% ;
Đạt 24,57 giường bệnh/vạn dân; 6,3 bác sĩ/vạn dân;
Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 65%; trong đó bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 13,5%;
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 12,3%;
Công nhận 8 xã, phường, thị trấn văn hóa;
Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,65%;
Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%; trong đó hộ được sử dụng nước sạch 39%;
2.3.2 Kết quả thực hiện các ngành, lĩnh vực chủ yếu
Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh bước đầu được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đặc biệt là ngành nông nghiệp đã tổ chức, hướng dẫn người dân lai tạo và lựa chọn giống mới, chất lượng tốt để nuôi, trồng như nuôi bò Zébu, bò lai Sind, trồng dưa hấu không hạt, bưởi da xanh, ổi không hạt, lúa thơm, Đồng thời, đang tiến hành rà soát các quy hoạch để phân vùng sản xuất và định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm hướng dẫn người dân bố trí mùa vụ sản xuất, chủ động rải vụ để tránh được những tác động xấu của thị trường và giảm thiểu rủi ro; lựa chọn đối tượng nuôi, trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường; qua đó đã khắc phục tình trạng sản xuất mang tính tự cung tự cấp, cụ thể là phần lớn diện tích vườn tạp trong tỉnh đã được cải tạo, từng bước hình thành khá rõ nét các vùng sản xuất như vùng chuyên canh cây ăn trái, cây giống và hoa kiểng tại Chợ Lách; vùng nuôi thủy sản tập trung ở các huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; vùng canh tác dừa, cây màu ở Mỏ Cày, Giồng Trôm Mô hình làng nghề cây giống, hoa kiểng tại Chợ Lách; mô hình nuôi bò ở Ba Tri được nhiều tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh đánh giá cao và tổ chức các đoàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm; [14]
- Diện tích lúa tiếp tục giảm do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng Tuy diện tích giảm nhưng năng suất tăng 4,6% so cùng kỳ nhờ thời tiết khá thuận lợi, tình hình sâu, bệnh được kiểm soát Trong năm 2014, tỉnh đã giải ngân chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ, với số tiền 29,1 tỷ đồng cho 25.840 ha, góp phần giảm bớt khó khăn của người trồng lúa Mô hình “cánh đồng mẫu” tiếp tục được thực hiện và mang lại hiệu quả, với tổng diện tích đạt 1.712 ha (3 vụ) [14]
- Diện tích rau, đậu các loại được mở rộng do người dân thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống đồng ruộng luân canh cây màu theo cơ cấu hai vụ lúa-một vụ màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích gieo trồng đạt 6.647ha, tăng 100 ha, sản lượng 125.082 tấn, tăng 3,65% so năm 2013 [14]
- Diện tích mía toàn tỉnh hiện còn 3.463 ha, giảm 1.005 ha so cùng kỳ Nguyên nhân giảm là do dừa trồng xen với mía đã lớn, một số diện tích bị thiệt hại vì nước mặn xâm nhập, Bên cạnh đó, lực lượng lao động ở nông thôn thiếu và giá mía thấp nên người dân chuyển qua các loại cây trồng khác hiệu quả hơn [14]
- Diện tích và sản lượng dừa đều tăng qua từng năm, chiếm gần 70% tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh, với khoảng 65.365 ha, sản lượng ước 510,6 triệu trái Trong năm, giá dừa khô trái tuy có biến động nhưng vẫn ở mức cao nên đời sống người trồng dừa ổn định, nông dân quan tâm đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích [14]
- Diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa giảm, hiện còn khoảng 4.852 ha, trong đó có khoảng 4.000 ha cho trái; mặc dù có biến động về diện tích và giá cả nhưng đây vẫn là mô hình có hiệu quả, góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng dừa [14]
- Cây ăn trái phát triển khá thuận lợi, một số diện tích cây đặc sản có giá trị cao như: bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng được mở rộng, giá bán tương đối cao nên người làm vườn có thu nhập khá Trong năm, có 04 mô hình được chứng nhận VietGap, lũy kế đến nay toàn tỉnh 15 mô hình sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP, với diện tích trên 230 ha, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng nông sản [14]
- Chăn nuôi thuận lợi so với năm 2013, giá bán gia súc, gia cầm duy trì ở mức khá cao nên người chăn nuôi có lãi Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học được người dân áp dụng
27 và duy trì tại 50 hộ nuôi tại huyện Mỏ Cày Nam, bước đầu đem lại hiệu quả khá tốt, khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững Chăn nuôi gia cầm tương đối ổn định, nhất là nuôi gà thả vườn được các hộ đầu tư phát triển [14]
- Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên; đã trồng mới 100 ha rừng phòng hộ, đạt 100% kế hoạch [14]
- Diện tích sản xuất muối niên vụ 2013-2014 tăng 10,7% so kế hoạch và bằng so cùng kỳ; mặc dù giá bán muối bình quân khá cao nhưng do ảnh hưởng của mưa trái mùa gây thiệt hại 843 ha với 3.891 tấn muối, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân [14]
- Nuôi thủy sản tiếp tục phát triển, diện tích và sản lượng đều tăng so kế hoạch và cùng kỳ; các địa phương tập trung triển khai các giải pháp quản lý quy hoạch đối với việc nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa Tổng diện tích nuôi thuỷ sản ước 47.202 ha, tăng 5,4% so cùng kỳ, trong đó nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh 6.340 ha, tăng 15,7% Nuôi cá tra thâm canh tiếp tục duy trì, giá bán thấp nên thu nhập của người nuôi không ổn định Phong trào nuôi cá lồng bè ở các xã ven sông Tiền phát triển khá, chủ yếu nuôi cá điêu hồng Tổng sản lượng thủy sản nuôi các loại ước 245.300 tấn, đạt kế hoạch và tăng 2,8% so cùng kỳ [14]
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI BẾN TRE
Quá trình phát triển ca cao tại Bến Tre diễn tiến qua các mốc thời gian như sau:
Bắt đầu từ năm 2004, chương trình Giải pháp kinh doanh ca cao bền vững cho các nông hộ nhỏ (Success Alliance) được Chính phủ phê duyệt thực hiện tại 5 tỉnh: Bình Phước, Bến Tre,
Bà Rịa- Vũng Tàu, Đăk Lăk, Tiền Giang với sự hợp tác của tổ chức ACDI/VOCA và Tổ chức ca cao thế giới (WCF), Công ty Mars (Mỹ)… nhằm giới thiệu hệ thống nông lâm bền vững, đa dạng dựa trên cây ca cao [16]
Do có sự hỗ trợ từ dự án Success Alliance, cây ca cao ở Bến Tre bắt đầu được trồng nhiều từ năm 2004 với sự hỗ trợ giống hoàn toàn, đến năm 2007 diện tích thu hoạch đạt 982 ha Năm
2007, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt Dự án 10.000 ha ca cao phục vụ xuất khẩu đến năm 2016 [16] Tham gia dự án, nông dân sẽ được hỗ trợ 40% chi phí cây giống, được tổ chức tập huấn và trao đổi thông tin về kỹ thuật trồng ca cao định kỳ hàng tháng Bên cạnh đó, người dân ngày càng nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây ca cao mang lại nên đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức Cây ca cao từ một loại cây kinh tế phụ, giúp sử dụng tối đa lực lượng lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, đã trở thành loại cây kinh tế chính góp phần gia tăng thu nhập của nông dân và được đầu tư trồng thêm ngày càng nhiều Đến năm 2009, Dự án phát triển ca cao có chứng nhận do tổ chức HELVETAS hỗ trợ tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang phát huy hiệu quả khi cung cấp những công cụ hỗ trợ hiệu quả cải thiện chất lượng ca cao, đồng thời giúp tăng thu nhập Trên cơ sở đó, Chính phủ Hà Lan cùng các doanh nghiệp nước này gồm Rabobank, Mars, Cargill, IDH cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thúc đẩy chương trình hợp tác công tư trong lĩnh vực cây ca cao Mục tiêu chính của dự án này
29 nhằm tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam một cách bền vững Tăng cường năng lực cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và nông dân thông qua chất lượng ca cao, cách tiếp cận thị trường quốc tế cũng như tiến hành thể chế hoá các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tham gia dự án quản lý trang trại một cách hiệu quả Từ đó, gia tăng sản lượng ca cao, cải thiện khả năng tiếp thị, tiếp cận thị trường cho người trồng ca cao thông qua hỗ trợ chứng nhận
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất nước So với các địa phương trong cả nước, việc trồng ca cao ở Bến Tre có đặc thù riêng, đó là hầu hết được trồng xen trong vườn dừa Mô hình trồng ca cao xen dừa cho trái ca cao nhiều, lại tăng năng suất dừa nhờ tăng độ che phủ gốc và giúp đất tơi xốp Trồng ca cao xen dừa chỉ cần một tuần tưới nước một lần, rồi bón phân, tỉa cành, tạo tán cho cây đủ ánh sáng, nên cây cho trái suốt năm Với những lợi ích thiết thực đó, việc trồng ca cao xen trong vườn dừa ở Bến Tre trở nên có sức hấp dẫn đối với người dân và được sự quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, được xem như một trong những biểu thị của sự thành công trong việc đa dạng hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, diện tích trồng ca cao xen trong vườn dừa ở Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung đang có xu thế gia tăng Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, được sự quan tâm lớn của lãnh đạo tỉnh và sự hỗ trợ từ các dự án với các tổ chức quốc tế, ngành nông nghiệp sản xuất ca cao không ngừng lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng Ca cao từng bước khẳng định vị thế của mình là một loại cây trồng xen trong vườn dừa mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân
Bảng 2 2 Diện tích ca cao trồng xen dừa ở Bến Tre phân theo huyện
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, 2012
Tính đến cuối năm 2011, diện tích ca cao đã được trồng xen tại Bến Tre là hơn 7.000 ha, theo định hướng phấn đấu đến năm 2015 đạt 15.000 ha Bến Tre có gần 50.000 ha đất trồng dừa và đang có xu hướng tăng lên về mặt diện tích Đây cũng là một lợi thế quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất ca cao trong tỉnh; ngược lại cây ca cao đã góp phần tạo thế đứng vững chắc, ổn định cho cây dừa Trồng ca cao xen trong vườn dừa không những góp phần đảm bảo về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà còn thể hiện khả năng thích nghi tốt hơn của một mô hình sản xuất phù hợp trước những tác động xấu của biến đổi khí hậu so với một số cây trồng khác
Bảng 2 3 Diễn biến diện tích - năng suất - sản lƣợng ca cao xen dừa năm 2007 – 2011
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, 2012
Tại quý 1/2011, được sự chấp thuận của Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở NN & PTNT, Ban quản lý dự án “Phát triển ca cao chứng nhận” tài trợ bởi Helvetas đã được thành lập và bắt đầu hoạt động từ quý 2/2011, nhằm điều hành các hoạt động của dự án tại Bến Tre và hỗ trợ khuyến khích hoạt động trồng và chế biến của doanh nghiệp và nông hộ về phương diện đào tạo kỹ thuật và cung cấp nông cụ Đến năm 2012, dự án đã tích cực vận động, tổ chức, thực hiện thành lập và đưa vào vận hành hoạt động 64 Câu lạc bộ Ca cao chứng nhận tại 4 huyện trọng điểm là Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam với sự tham gia của 1.253 nông dân và 04 doanh nghiệp thu mua, chế biến ca cao Tham gia vào dự án, các thành viên được tổ chức chứng nhận ca cao toàn cầu Solidaridad hỗ trợ 1 triệu đồng để xây dựng hố xí tự hoại, tập huấn kỹ thuật cơ bản trồng ca cao sạch theo bộ tiêu chí của chuẩn UTZ về phương pháp canh tác ca cao, vệ sinh an toàn lao động, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất quản lý sâu bệnh, dịch hại theo cách giảm thiểu ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường và được bao tiêu sản phẩm tại các công ty thu mua địa phương
Bên cạnh đó, dự án cũng vận động những hộ đã áp dụng trồng ca cao theo chuẩn UTZ chuyển đổi sang mô hình ca cao hữu cơ nếu họ có điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ Nông hộ sẽ được hỗ trợ vi sinh ủ phân hữu cơ và tiền thưởng UTZ từ công ty sở hữu chứng nhận
Ngày 19/01/2012, Công ty Phạm Minh cùng với 86 hộ sản xuất lên men của 9 câu lạc bộ ca cao chứng nhận đã được Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol) chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ lần đầu tiên cho sản phẩm hạt ca cao tại Bến Tre Đây là một tiêu biểu cho sự kết hợp của doanh nghiệp với ban quản lý dự án hỗ trợ các nông hộ Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao tại vườn cây, hướng dẫn tham gia tiêu chuẩn UTZ do Helvetas Thụy Sỹ và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre tổ chức, doanh nghiệp cũng thay nông dân phối hợp nghiên cứu quy trình lên men với các nhà khoa học để đạt chất lượng như mong muốn Đối với những vườn ca cao được chứng nhận UTZ và hạt ca cao lên men đạt chất lượng, công ty thu mua với giá cao hơn so với giá thị trường, nhằm tạo niềm phấn khởi cho nông hộ trong sản xuất [32]
Cuối năm 2013, Bến Tre có 76 câu lạc bộ, với 1.419 hộ dân trồng ca cao tham gia dự án đạt chứng nhận UTZ, tổng diện tích tham gia chứng nhận gần 812 ha, tăng 34% so với năm 2012 Đặc biệt, có 3 câu lạc bộ ca cao chứng nhận đã phát triển thành tổ hợp tác ca cao chứng nhận Thông qua việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, năng suất ca cao chứng nhận UTZ tăng bình quân 2,1 tấn hạt khô/năm, tăng 31% so với năm 2012, giá trị tăng thêm từ sản xuất ca cao
UTZ tăng 37% so với năm 2012 Cũng trong năm 2013, đã có 4 công ty là Công ty TNHH Ca Cao Phạm Minh, Doanh nghiệp tư nhân Lâm Tùng, Công ty TNHH Ca Cao Hương Việt, Doanh nghiệp tư nhân Phú Bình đã được trao giấy chứng nhận UTZ [41]
Thời gian qua đã có nhiều tập đoàn lớn tìm đến tại Bến Tre đặt trạm thu mua hạt ca cao để xuất khẩu như: Masterfoods (Mỹ), Cargill (Mỹ), ED & F Man (Anh), Mitsubishi (Nhật), Grand Place (Bỉ), Armajaro (Anh), Các công ty trong nước như: Phạm Minh, Thành Hưng Thịnh, Lâm Tùng, Hương Việt, Từ năm 2003 đến năm 2004, công ty ED & F Man đã bắt đầu phân phối cây giống cho nông dân và trở thành nhà thu mua ca cao đầu tiên tạo thị trường cho ca cao do người dân sản xuất Năm 2005, công ty Cargill đã đầu tư vào các trạm thu mua tại Bến Tre và hiện nay trở thành nhà thu mua ca cao lớn nhất tại Việt Nam Các công ty đặt trạm thu mua và điểm thu mua khắp các khu vực trồng ca cao trong tỉnh Bến Tre nhưng chủ yếu tập trung tại huyện Châu Thành, huyện tiên phong trong phong trào trồng ca cao xen trong vườn dừa, với năng suất chất lượng cao để đảm bảo nguồn cung ổn định Đồng thời, khu công nghiệp lớn nhất Bến Tre, khu công nghiệp Giao Long cũng đặt tại Châu Thành, điều này tạo thuận lợi cho các công ty trong việc xây dựng các nhà máy chế biến trong khu công nghiệp Ở các huyện khác thì chủ yếu có các điểm thu mua và vựa thu mua trực tiếp từ nông dân Công ty TNHH Ca Cao ED & F Man Việt Nam đã mở rộng gần 40 điểm thu mua hạt ca cao tại huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ Lách và thị xã Bến Tre Công ty Cargill cũng có hàng chục điểm thu mua hạt ca cao đặt tại các huyện trên Ngoài ra, các công ty bánh kẹo ở thành phố Hồ Chí Minh cũng thường xuyên đến Bến Tre thu mua hạt ca cao Qua đó, đã tạo sự an tâm, góp phần khuyến khích nhà vườn tích cực trồng mới và chăm sóc vườn cây để tăng năng suất, hiệu quả [16]
Mặc dù mô hình ca cao đã được đầu tư khuyến khích và có nhiều công ty bảo đảm thu mua, nhưng từ cuối năm 2012 trở lại đây, tổng diện tích trồng ca cao có xu hướng giảm Theo số liệu của Cục Thống kê, diện tích ca cao tỉnh Bến Tre đến hết năm 2013 là 5.211 ha, giảm gần 37% so với cuối năm 2012 Nguyên nhân diện tích ca cao giảm là do người dân chuyển sang trồng các loại cây có múi trong giai đoạn mức giá ca cao giảm xuống thấp và giá các loại cây có múi như bưởi da xanh ở mức cao (cuối năm 2012 đến giữa cuối năm 2013) Một số lý do khác là do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tại một số khu vực trong tỉnh làm nhiều cây ca cao bị chết, một số bệnh thối trái vào mùa mưa làm giảm chất lượng ca cao, và sự phát triển mạnh các loài côn trùng, gặm nhấm Thông tin người dân thi nhau chặt bỏ ca cao khiến nhà đầu tư nhà máy chế biến ca cao lo ngại cho khả năng cung cấp đầu vào của nguồn nguyên liệu để nhà máy có thể hoạt động [16]
Bảng 2 4 Diện tích ca cao trồng xen dừa phân theo huyện giai đoạn 2010 -2015
Nguồn: Niên giám thống kê, 2014
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CA CAO BỀN VỮNG TẠI TỈNH BẾN TRE
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quyết định số 2678 /QĐ-BNN-KH ngày 14/09/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án Phát triển cây ca cao đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đã trở thành tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển cây ca cao tại Việt Nam;
Quyết định số 3237/QĐ-BNN-HTQT ngày 30/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Dự án Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam, tạo điều kiện cho sự hợp tác công tư giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức quốc tế nhằm nhận được sự hỗ trợ về vật chất và nâng cao năng lực sản xuất và quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng;
Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Quyết định 23/QĐ-UB ngày 05/01/2007 của UBND Tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt Dự án 10.000 ha ca cao xen trong vườn dừa, với mục tiêu phát triển ca cao phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường, đồng thời liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh Song song đó là tận dụng diện tích dừa sẵn có để khuyến khích trồng xen nhằm tăng thu nhập cho người nông dân
Văn bản số 786/UBND-KTN ngày 11/03/2010 của UBND Tỉnh Bến Tre về việc phối hợp tổ chức xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất hạt ca cao hữu cơ, đây là giai đoạn trồng thử nghiệm làm tiền đề cho dự án Phát triển ca cao chứng nhận do sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bến Tre và Tổ chức Helvetas (Hiệp hội Thụy Sỹ vì sự hợp tác quốc tế) thực hiện sau này
Công văn số 446/SNN-KHKT ngày 30/5/2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre về việc giữ ổn định diện tích dừa Công văn này ban hành nhằm hạn chế tình trạng đốn bỏ dừa khi giá dừa xuống thấp, đồng thời cũng cung cấp một loạt các chỉ đạo trong đó có việc trồng xen cây ca cao để cải thiện thu nhập
Văn bản số 6227/ĐA-UBND ngày 18/12/2013 của UBND Tỉnh Bến Tre về nội dung đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2015 và hướng đến năm 2020 Trong nội dung đề án này có đề cập tới việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án 10.000 ha ca cao xen trong vườn dừa, cải tạo diện tích dừa kém thu hoạch, và hỗ trợ nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa để nâng cao thu nhập cho người trồng dừa Đề án này thể hiện chính quyền địa phương tiếp tục phát huy và hỗ trợ mô hình phát triển ca cao trồng xen trong vườn dừa như một giải pháp đa dạng hóa cây trồng và tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2.1 Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO (1990): Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội" [9]
Theo Bill Mollison trong Đại cương về nông nghiệp bền vững (1994) thì “nông nghiệp bền vững” là một hệ thống được thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống con người Đó là một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất [12]
Theo Nguyễn Văn Quí và cộng sự (2001), ở Nhật Bản, phương pháp của ông Masanobu Fukuoka về canh tác tự nhiên được xem là một kiểu canh tác bền vững Những nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là không làm đất, không dùng phân hóa học, không làm sạch cỏ bằng máy hay bằng hóa chất diệt cỏ, không phụ thuộc vào thuốc trừ sâu bệnh hóa học mà chỉ tìm cách điều chỉnh cây trồng bằng việc bố trí thời gian gieo trồng thích hợp, dùng các loại phân xanh phân hữu cơ sản xuất tại chỗ và bằng các biện pháp sinh học, canh tác để hạn chế sâu bệnh [20]
Trên quan điểm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland (1987), sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững có thể được hiểu là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường [20]
Cụ thể hơn, theo CGIAR (1988), nông nghiệp bền vững là “sự quản lý các nguồn tài nguyên cho nông nghiệp để thỏa mãn các nhu cầu đang thay đổi của con người, trong khi duy trì và nâng cao chất lượng của môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên”
* Mục đích của nông nghiệp bền vững là:
- Gia tăng khả năng sản xuất và thu nhập của các cộng đồng;
- Nâng cao sự ổn định và bền vững của hệ thống qua việc bảo tồn tài nguyên đất đai, nước, rừng, sinh vật và dưỡng chất;
- Gia tăng sự công bằng
* Đặc tính của hệ thống nông nghiệp bền vững:
- Sức sản xuất cao và ổn định;
- Sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên để bảo tồn và nâng cao chất lượng của môi trường;
- Nâng cao chất lượng đời sống;
- Công bằng giữa các thế hệ;
- Nâng cao khả năng thành tựu kinh tế của sản xuất nông nghiệp;
- Yểm trợ các hệ thống sinh thái khác bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nông nghiệp
Tóm lại, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường và ổn định về mặt xã hội Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế đó là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp phải hiệu quả và ổn định; về mặt xã hội là việc giảm đói nghèo, tạo việc làm, bình đẳng giữa các đối tượng trong phát triển nông nghiệp; còn về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cũng được xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp của con người cả cho hiện tại và mai sau
Lý luận phát triển nông nghiệp bền vững chính là nền tảng lý thuyết cho lý luận về phát triển ca cao bền vững
3.2.2 Tổng quan về phát triển ca cao bền vững
Cơ quan hợp tác quốc tế Thụy Sĩ Helvetas là một tổ chức phát triển quốc tế có trụ sở chính tại Thụy Sỹ, hoạt động trong lĩnh vực phối hợp với các dự án phát triển, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, và nâng cao nhận thức về các vấn đề mà người dân đang phải đối mặt ở các nước đang phát triển với mục tiêu tạo ra môi trường sống trong đó tất cả nam giới và phụ nữ có quyền sống và tự quyết đối với nhân phẩm và sự an toàn của họ, đồng thời sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách vững bền
Hình 3 1 Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Theo báo cáo của Helvetas (2012), dựa trên nền tảng lý thuyết về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển ca cao bền vững cũng được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường
Theo đó, các tiêu chí được thể hiện cụ thể như sau:
Bền vững về kinh tế:
- Tăng năng suất và chất lượng: o Sử dụng hiệu quả đầu vào o Kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường o Khuyến nông thông qua các tổ kỹ thuật cấp hợp tác xã o Quản lý thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS) và hệ thống truy nguyên
- Thị trường ổn định và giá bán tốt hơn: o Các tập đoàn và các doanh nghiệp cam kết mua tất cả ca cao o Giá bán cao hơn: giá thị trường và thưởng cho chất lượng o Hệ thống truy nguyên để quản lý chất lượng: chất lượng cao thì giá bán cao
Bền vững về xã hội:
- Nâng cao hiệu quả tổ chức nông dân
- Nông dân có quyền ra quyết định về sản xuất của họ và thị trường
Bền vững về mặt môi trường:
- Sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả, tiến tới hỗ trợ chuyển đổi sang các biện pháp kỹ thuật thân thiện môi trường trong quản lý sâu hại và sử dụng phân bón
- Sử dụng nước tưới hiệu quả
- Bảo vệ và duy trì độ phì của đất
- Quản lý chất thải tốt hơn
Mục tiêu của việc sản xuất và phát triển ca cao bền vững là tạo ra thị trường và cơ chế trong đó ca cao được trồng và sản xuất theo hướng hữu cơ, mang đến chất lượng tốt hơn với giá cả hợp lý cho người nông dân
Theo IFOAM (2004), Kilian et al (2006) đề cập rằng mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là để hoàn thiện chất lượng của cả nông nghiệp và môi trường dựa trên năng lực tự nhiên của cây trồng, vật nuôi và khu vực sinh thái Nông nghiệp hữu cơ nhằm giảm việc sử dụng các nguồn nguyên liệu bên ngoài và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và phân hóa học và các sản phẩm nhân tạo khác Thay vào đó nó dựa vào tính đa dạng sinh học để tăng năng suất cây trồng và khả năng đề kháng bệnh tật Kilian et al (2006) cũng chỉ ra rằng để giảm bớt sự tác động của giá cả nông sản thấp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, sản xuất ca cao bền vững và chứng chỉ bền vững trở thành chiến lược hợp lý đối với nhiều nhà sản xuất để định vị sự khác biệt về sản phẩm của họ trên thị trường và thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất theo hướng hạn chế lạm dụng các yếu tố sản xuất đầu vào [20]
Hiện tại, các nước đang phát triển trên thế giới chủ yếu đang triển khai các mô hình ca cao đạt chứng nhận UTZ, RFA hoặc Fair Trade như một bước đệm để tiếp cận sản xuất và phát triển ca cao bền vững thông qua sự hỗ trợ về quản lý trang trại chuyên nghiệp hơn, nâng cao tính cạnh tranh và hình ảnh quốc tế dựa trên các tiêu chí quan tâm đến con người, sản phẩm, và môi trường
3.2.3 Chuỗi giá trị ca cao
Cây ca cao (tên khoa học là Theobroma cacao, trong tiếng Hy Lạp Theobroma có nghĩa là "thức uống của các vị thần") sau khi cho quả và tách hạt, hạt ca cao được sấy khô và đem đi làm nguyên liệu chế biến thành thực phẩm cao cấp nổi tiếng với tên sôcôla Ca cao còn là đồ uống thông dụng vì có chất kích thích nhưng lượng cafein thấp hơn cà phê rất nhiều
CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.3.1 Các tổ chức và chương trình liên quan đến phát triển ca cao bền vững
Quỹ Ca cao thế giới (WCF – World Cocoa Foundation)
WCF là quỹ quốc tế thành lập năm 2000, bao gồm các thành viên đến từ trên 100 công ty thành viên đại diện cho trên 80% thị trường ca cao toàn cầu, hoạt động với mục đích thúc đẩy
42 một nền kinh tế ca cao bền vững thông qua cung cấp cho nông dân những công cụ cần thiết để sản xuất ca cao chất lượng hơn, đạt lợi nhuận cao hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn
WCF hỗ trợ kinh phí cho các dự án cải thiện ca cao ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm nguồn Internet, công nghệ; điện thoại di động và tài chính vi mô; tập trung vào cung cấp cho nông dân trồng ca cao những thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng và sản lượng ca cao của họ
Tổ chức ca cao quốc tế (ICCO – International Cocoa Organization)
ICCO được thành lập vào năm 1973 dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc như là một tổ chức liên chính phủ để thực thi và quản lý các Hiệp ước ca cao quốc tế (ICA), để nâng cao nền kinh tế ca cao thế giới thông qua các hoạt động thích hợp và hành động phối hợp giữa các quốc gia thành viên, hợp tác chặt chẽ với các thành phần tư nhân nhằm đạt mục tiêu đạt được một nền kinh tế ca cao thế giới bền vững, bao gồm khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ ca cao
Hai bước đột phá quan trọng nhất của Hiệp ước ca cao quốc tế hiện nay là việc thành lập một sự ủy nhiệm rõ ràng cho nền kinh tế ca cao thế giới và thành lập Hội đồng tư vấn về kinh tế ca cao thế giới
Hiệp ước ca cao quốc tế 2010 đã được ký kết bởi 47 thành viên (trong đó có 5 thành viên đang chuẩn bị) và nâng thành 52 thành viên vào cuối năm 2014 Hiệp ước này sẽ bao gồm 22 quốc gia chiếm 95% sản lượng xuất khẩu toàn cầu và 30 quốc gia chiếm 72% sản lượng nhập khẩu toàn cầu Các quốc gia thành viên xuất khẩu: Brazil, Cameroon, Cộng hòa dân chủ Công Gô, Costa Rica, Bờ biển Ngà, Cộng hòa Dominican, Ecuador, Honduras, Gabon, Ghana, Guatemala, Guinea, Indonesia, Malaysia, Nicaragua, Papua NewGuinea, Peru, Sierra Leone, Togo, Trinidad, Tobago, và Venezuela Các quốc gia thành viên nhập khẩu bao gồm: tất cả thành viên liên minh Châu Âu (28 nước), Nga và Thụy Sĩ Để bổ sung cho nhiệm vụ của mình trong việc hướng tới một nền kinh tế ca cao thế giới bền vững, ICCO cũng có chức năng như một trung tâm để giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng trong nền kinh tế ca cao thế giới kết hợp với các chính phủ và thành phần tư nhân Điều này bao gồm việc sử dụng túi đay để cấp thực phẩm, sự hiện diện của độc tố nấm mốc Ochratoxin A trong ca cao, các vấn đề liên quan đến đến các trường hợp lạm dụng lao động trẻ em và mức dư lượng tối đa cho thuốc trừ sâu [5]
UTZ theo ngôn ngữ người Mayan là “tốt” UTZ certified là chương trình chứng nhận nông sản bền vững, sản phẩm tốt, sản xuất có trách nhiệm trên phạm vi quy mô toàn cầu, đặc biệt về cà phê, cacao, trà, dầu cọ UTZ Certified thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở và minh bạch cho các sản phẩm nông nghiệp, hướng tới phát triển những chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng được những đòi hỏi và những kỳ vọng của nông dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng Chương trình này đảm bảo về quy trình sản xuất và cung ứng bền vững, cũng như tạo ra khả năng truy nguyên nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp Chương trình dựa trên bộ quy tắc gồm các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường về những thực hành trồng ca cao có trách nhiệm và quản lý vườn cây hiệu quả Bộ quy tắc UTZ dành do ca cao chứng nhận nhóm ban hành năm 2009 gồm có 7 chương trong đó có
174 tiêu chí thanh tra Các chương đi theo trình tự các công đoạn của quá trình trồng và chế biến cà phê và được nhóm lại theo chủ đề trong ba phần: phần 1 (chương 1-3) liên quan đến thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, quản lý trang trại và bảo vệ môi trường, phần 2 (chương 4-9) liên quan
43 đến tổ chức quản lý nhóm và trách nhiệm xã hội, phần 3 (chương 7) liên quan đến các hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm quản lý chất lượng Các nhà sản xuất ca cao được chứng nhận phải tuân thủ bộ quy tắc này Các cơ quan chứng nhận độc lập tiến hành thanh tra hàng năm các nhà sản xuất theo các tiêu chí bắt buộc của bộ quy tắc UTZ Certified
UTZ có khác hơn VIETGAP là UTZ Certified quan tâm nhiều hơn đến người sản xuất ra sản phẩm được chứng nhận UTZ gồm các yếu tố văn hóa, y tế, xã hội như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tuổi lao động trẻ em, nhà ở mọi người, nước sạch và môi trường sản xuất nông nghiệp tự nhiên bền vững, còn VIETGAP cũng có nhưng đặc biệt chú trọng kỹ thuật canh tác theo hướng sạch nhiều hơn UTZ Certified bắt đầu triển khai tại Việt Nam trên cây cà phê ở Tây Nguyên từ năm 2002 và trên cây ca cao Bến Tre, Tiền Giang từ năm 2010 Các lợi ích khi có UTZ Certified:
- Người sử dụng sản phẩm ca cao sẽ biết chính xác sản phẩm đó xuất phát từ đâu và biết người sản xuất đã có trách nhiệm an toàn đối với người tiêu dùng
- Người sản xuất sản phẩm nầy sử dụng nông hoá phẩm một cách hợp lý, nông dân và gia đình họ có nhà ở thích hợp, được chăm sóc sức khoẻ, được đi học và được đào tạo, cũng như các quyền lao động của họ được bảo vệ, được trang bị những kiến thức canh tác ca cao chuyên nghiệp và các biện pháp marketing, qua đó họ có thể tiếp cận thị trường tốt hơn và khách hàng tin tưởng rằng ca cao đó được trồng theo phương thức bền vững
- Đem đến cho các tổ chức sản xuất hay hộ sản xuất khả năng tiếp cận mạng lưới quốc tế những người trồng ca cao với các chương trình hỗ trợ của người mua và các tổ chức phi chính phủ, những hỗ trợ kỹ thuật và những hướng dẫn từ các chuyên gia nông nghiệp được UTZ Certified đào tạo cũng như từ các đại diện UTZ Certified trong nước
- Công cụ hữu ích cho các hãng để chứng minh với người tiêu dùng rằng ca cao của mình được trồng một cách có trách nhiệm, đạt được sự tin tưởng và uy tín
- Kiểm tra hàng năm để đảm bảo tổ chức sản xuất và hộ sản xuất vẫn luôn tuân thủ với các yêu cầu của UTZ Certified đề ra và dĩ nhiên sẽ được tái chứng nhận Các thanh tra chuyên nghiệp, độc lập của UTZ Certified tiến hành công tác đánh giá này
CÁC TIÊU CHÍ THỂ HIỆN XU THẾ PHÁT TRIỂN CA CAO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ MỨC KẾT QUẢ MONG MUỐN ĐẠT ĐƢỢC
Căn cứ các tiêu chí của phát triển nông nghiệp bền vững, luận văn sẽ đánh giá hiện trạng phát triển ca cao tại tỉnh Bến Tre theo các tiêu chí với các kỳ vọng theo hướng phát triển bền vững như sau:
Chỉ tiêu xem xét tính bền vững về môi trường của hoạt động nông nghiệp đó là việc canh tác đem lại sự bền vững về sinh thái, thể hiện qua việc quản lý tài nguyên đất, nước, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng phương thức canh tác bền vững, và giảm thiểu ô nhiễm Việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn UTZ và hữu cơ thời gian qua tại Bến Tre đã góp phần cải thiện thói quen canh tác của nông hộ, giảm các tác động môi trường trong quá trình canh tác ca cao
* Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn với môi trường: [21]
- Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Vì vậy, khu vực nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến vấn đề môi trường Mặc khác do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường
- Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhiều và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi Ở nước ta, mỗi năm sản xuất hàng triệu tấn phân từ các nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển, Ninh Bình ) Các loại phân chủ yếu được nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp gồm: phân đơn (đạm, lân; kali); phân tổng hợp NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, DAP
- Phân lân: trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% flo Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất
- Phân đạm: khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N 2 O sản sinh ra từ phân bón là 15%
- Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K 2 SO 4 , KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al 3+ , Fe 3+ , Mn 2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng Dư lượng phân vô cơ còn lại cây trồng hấp thu không hết, sẽ để lại một dư lượng không nhỏ, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng
- Đối với thuốc: thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước; tác dụng độc gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, điển hình là mô hình trồng ca cao áp dụng theo tiêu chuẩn sẽ có tác động theo hướng tích cực đến môi trường xung quanh Bài viết chỉ giới hạn nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 tiêu chuẩn là UTZ và hữu cơ đối với môi trường
- Tiêu chuẩn UTZ giới hạn việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo hướng hợp lý, tránh tình trạng nông hộ lạm dụng quá mức Tiêu chuẩn hữu cơ cấm việc sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng hoàn toàn từ phân hữu cơ
Chỉ tiêu xem xét tính bền vững về kinh tế của một mô hình sản xuất là mô hình có độ tăng trưởng và ổn định trong thời gian dài, sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có (kể cả năng lượng và phế thải, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật), thị trường tiêu thụ sẵn có, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời người sản xuất biết tổ chức sản xuất kinh doanh và liên kết các mắc xích trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất là một phạm trù khoa học của kinh tế học nói chung Nó là mục tiêu mà tất cả các hộ/các doanh nghiệp sản xuất đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh nghiệp, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của họ trên thương trường Hiệu quả sản xuất sử dụng cả hai chỉ tiêu là doanh thu (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, càng
57 chất lượng thì chứng tỏ việc sản xuất càng có hiệu quả Cả hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí đều có thể đo bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị [21]
Chi phí: là tổng nguồn lực (thường được qui đổi ra tiền) để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó Có 2 loại chi phí: chi phí cố định và chi phí biến đổi
+ Chi phí cố định: là các khoản chi phí không thay đổi Đây là loại chi phí mà các hộ/các doanh nghiệp phải chi trả dù hoạt động sản xuất có diễn ra hay không Loại chi phí này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số Ví dụ: tiền thuê nhà xưởng, thuê tài sản, thuê đất sản xuất, chi trả lãi vay…
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CA
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ VIỆC SẢN XUẤT CA CAO CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH BẾN TRE
4.1.1 Mô tả bộ số liệu điều tra
4.1.1.1 Thông tin chung về nông hộ
Kết quả điều tra thông tin cơ bản về giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi, số lao động của
100 nông hộ được trình bày trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4 1 Đặc điểm của nông hộ điều tra
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính của người trả lời:
+ Cấp 1 + Cấp 2 + Cấp 3 + Khác: Trung cấp, Cao đẳng, ĐH
Số lao động nông nghiệp gia đình
Số trẻ em lao động gia đình 0
Số lao động trung bình (người) 1,74 Độ tuổi trung bình của người đáp 54
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về giới tính của các nông hộ được điều tra: qua điều tra thực tế 100 hộ trồng ca cao, có 82 đáp viên là nam, chiếm tỷ lệ 82%, 18 đáp viên là nữ, chiếm tỷ lệ 18%
Về trình độ học vấn: đa số các nông dân được khảo sát đều ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở, chiếm 81% tổng số, còn lại là trình độ trung học phổ thông chiếm 16% và trình độ cao đẳng, đại học chiếm rất thấp, chỉ khoảng 3% Nhìn chung, tất cả các đáp viên trong cuộc khảo sát đều đã từng học qua trường lớp, biết chữ, có thể tiếp cận các tài liệu tập huấn kỹ thuật, tuy nhiên trình độ chưa cao nên việc nhận thức, cập nhật thông tin và ghi chép thông tin sản xuất còn thực hiện tùy hứng, theo thói quen, do đó vẫn còn sự hạn chế trong việc ghi chép sổ tay theo dõi nông hộ để chủ động quản lý và điều chỉnh việc canh tác sản xuất của mình
Về độ tuổi: độ tuổi trung bình của đáp viên trong cuộc khảo sát là 54 Với độ tuổi trung niên này có thể phản ánh mức độ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân
Vì thế, khi tiếp cận giống cây trồng mới họ nắm bắt nhanh, dễ dàng tiếp thu kỹ thuật canh tác mới, đồng thời các thông tin mà họ cung cấp phục vụ cho bài nghiên cứu có độ tin cậy cao
Về lao động: số lao động gia đình tối thiểu của nông hộ là 1 người và tối đa là 3 người Số nông hộ có từ 1 đến 2 lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 86%, số nông hộ có 3 lao động chiếm tỷ lệ khá thấp với 14% Lao động trung bình để sản xuất ca cao là 1,74 người Cây ca cao khá dễ trồng nên không đòi hỏi quá nhiều công trong việc chăm sóc Hơn nữa, đây là loại cây trồng xen để tăng thêm thu nhập nên cũng ít được nông hộ đầu tư như các loại cây khác Các công việc chủ yếu trong quá trình trồng ca cao là tưới nước và tủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng, tỉa cành tạo tán vào đầu mùa mưa, bón phân, bồi đất chỉ khoảng 2-4 lần trong năm…nên chỉ cần từ 1 đến 2 lao động là đủ Vì thế, các nông hộ đều tự làm mà không thuê thêm lao động ngoài
4.1.1.2 Khái quát tình hình sản xuất ca cao của nông hộ
Tình hình sản xuất ca cao của 100 nông hộ được điều tra thể hiện qua thông tin diện tích, mật độ trồng và tuổi cây như bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4 2 Diện tích, mật độ và tuổi ca cao
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Diện tích ca cao Công 2 15 6,1
Tuổi cây ca cao Năm 3 12 7,2
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ được phỏng vấn thấp nhất là 2 công và cao nhất là 50 công Với mức trung bình 14,8 công đất canh tác nông nghiệp thì trong đó, diện tích trồng ca cao chiếm trung bình khoảng 6,1 công Nhìn chung, cây ca cao chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích đất của nông hộ Phần lớn các nông hộ trồng ca cao là nông hộ đã trồng dừa, nên họ chọn cây ca cao trồng xen với cây dừa trong diện tích trồng dừa sẵn có Hộ thấp nhất trồng 2 công và cao nhất trồng 15 công ca cao
Do đặc điểm ưa bóng râm và cũng do chỉ đạo của Tỉnh nên ca cao ở Bến Tre được khuyến khích trồng chủ yếu theo hình thức xen canh trong vườn dừa và một số loại cây ăn trái khác Vì thế, trong tương lai, mô hình trồng ca cao có thể tiếp tục mở rộng diện tích trên phần đất nông nghiệp còn lại
Từ số liệu khảo sát thực tế, mật độ trồng ca cao thấp nhất của nông hộ là 25 cây/công, cao nhất là 65 cây/công và mật độ trung bình là 44 cây/công Với khoảng cách trung bình giữa 2 cây ca cao từ 3,5 – 4 m thì 44 cây/công là mật độ khá phù hợp đối với hình thức xen canh Theo tài liệu hướng dẫn, các nông hộ vẫn có thể tăng thêm mật độ ca cao, trung bình đạt khoảng 60 cây trên 1 công đất để sản lượng thu hoạch đạt mức tối ưu, tuy nhiên kinh nghiệm của các nông hộ đã trồng lâu năm cho thấy khi cây ca cao trưởng thành thì có tán khá lớn do đó không nên trồng quá khít
Tuổi ca cao cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất Cây ca cao sau khi trồng từ 18 – 24 tháng sẽ bắt đầu cho trái Theo khảo sát, tuổi ca cao tại Bến Tre trung bình đạt 7,2 năm tuổi Trong đó, thấp nhất là 3 năm tuổi và cao nhất là 12 năm tuổi Đây là độ tuổi cây bắt đầu cho trái nhiều, thu hoạch gần như quanh năm Từ năm thứ 5 trở lên, cây sẽ cho sản lượng thu hoạch ở mức cao và ổn định trong vòng 10 – 15 năm tiếp theo Sự khác biệt trong mật độ trồng và tuổi cây cũng dẫn đến năng suất ca cao của các nông hộ có sự chênh lệch
Có 10 giống ca cao phổ biến được lai tạo và trồng tại Bến Tre, được trình bày trong bảng 4.3 sau đây Trong đó, các vườn không chỉ trồng một giống ca cao mà họ trồng nhiều giống xen lẫn trong cùng một khu vườn
Bảng 4 3 Các giống ca cao phổ biến tại Bến Tre
Loại giống Tần số Tỷ lệ (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Có 8 loại giống ca cao được trồng phổ biến tại Bến Tre, trong đó chủ lực là các giống TD1,TD3, TD5, TD6 và TD8, TD10 Qua khảo sát, có 91% hộ trồng giống TD5, 90% hộ trồng giống TD6, 83% hộ trồng giống TD3, 59% hộ trồng giống TD8, 62% hộ trồng giống TD10 và 42% trồng giống TD1 Một số giống ca cao khác như TD7, TD9, TD11, TD14 cũng được trồng nhưng với số lượng không nhiều Dòng TD1, TD2, TD5, TD8, TD14 có đặc điểm chung là vỏ trái xanh xen lẫn màu vàng Dòng TD3, TD6, TD10 có đặc điểm chung là vỏ trái tím có lẫn màu xanh
Các nông hộ cho biết rằng ca cao là loại cây thụ phấn chéo nên cần phải đa dạng các loại giống khác nhau trong vườn để tăng khả nặng đậu trái Nếu chỉ chọn trồng đơn lẻ các loại giống cho năng suất cao thì vườn ca cao sẽ không cho trái tốt Ngoài ra, nông hộ cũng muốn lưu giữ bộ giống để có thể tự tạo cây giống con hoặc lai tạo giữa các giống cây để cải thiện năng suất sau này nên họ trồng nhiều giống ca cao chung với nhau
4.1.1.3 Lý do trồng ca cao
Thông qua câu hỏi đa nhiệm ý, lý do trồng ca cao được đáp bởi 100 nông hộ khảo sát như bảng 4.4, trong đó một nông hộ có thể chọn nhiều lý do đã thuyết phục họ trồng ca cao
Bảng 4 4 Lý do trồng ca cao của nông hộ
Lý do trồng Tần số Tỷ lệ (%)
Dễ trồng, dễ chăm sóc 92 92,00
Khác: địa phương vận động 88 88,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Đối với việc lựa chọn trồng cây ca cao, có đến 92 đáp viên cho rằng đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chiếm tỷ lệ 92% Một lý do khác cũng được đến 93% đáp viên lựa chọn chính là việc trồng ca cao góp phần làm tăng thu nhập gia đình Ngoài ra, có 91% đáp viên cho rằng ca cao dễ tiêu thụ vì tất cả trái tươi mà nông hộ ở Bến Tre sản xuất ra đều được các điểm thu mua và thương lái thu mua toàn bộ, không có tình trạng ứ đọng Bên cạnh đó các lý do khác như năng suất cao, chi phí thấp cũng được rất nhiều nông hộ đồng tình, chiếm tỷ lệ 87-91% Tuy nhiên, lý do đầu tiên khiến người dân Bến Tre biết đến cây ca cao và quyết định trồng nó chính là từ sự triển khai các dự án Success Alliance (Mỹ), dự án 10.000 ha ca cao (Tỉnh Bến Tre) và dự án Phát triển ca cao chứng nhận (Helvetas -Thụy Sĩ) thông qua sự vận động của xã Có đến 88% đáp viên đồng ý với lý do này Trong khi các loại cây ăn trái như cam, chanh, bưởi tại vùng đất này đã bắt đầu trở nên khó khăn, công và chi phí chăm sóc cao nhưng không còn cho năng suất như mong muốn thì việc hỗ trợ ban đầu về cây giống ca cao đã khiến người dân mạnh dạng áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp cho nông hộ
4.1.1.4 Khó khăn trong sản xuất ca cao
Quá trình trồng ca cao của nông hộ, cũng giống như các loại cây trồng khác tại tỉnh Bến Tre cũng gặp các vấn đề khó khăn về đất đai, sâu bệnh hại và một số yếu tố khác Các khó khăn thường gặp của các nông hộ khảo sát thể hiện trong bảng 4.5
Bảng 4 5 Khó khăn của nông hộ trong sản xuất ca cao
Khó khăn Tần số Tỷ lệ (%) Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn 28 28,00
Không cảm thấy khó khăn 20 20,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CA CAO TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hình 4 3 Sơ đồ phân phối ca cao tại Bến Tre [21]
Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2012 và kết quả khảo sát của tác giả
Qua sơ đồ kênh phân phối ca cao tại Bến Tre, các tác nhân tham gia vào kênh phân phối gồm có: nông hộ, người thu gom – sơ chế, doanh nghiệp thu mua hạt, công ty chế biến – xuất khẩu, cơ sở sản xuất bánh kẹo, công ty xuất khẩu và người bán lẻ Ca cao trái tươi sau khi thu hoạch, nông hộ bán trực tiếp cho các điểm thu mua, sơ chế, không qua tay thương lái Hạt ca cao sau khi chế biến được tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước
Có hai kênh thị trường tiêu thụ ca cao chủ yếu:
Kênh phân phối trong nước : Nông hộ Điểm thu gom – sơ chế công ty chế biến và xuất khẩu cơ sở sản xuất bánh kẹo cửa hàng bán lẻ người tiêu dùng trong nước Ở kênh này, trái ca cao tươi sau khi được nông hộ thu hoạch sẽ bán trực tiếp cho những người thu gom, sơ chế Tại đây, ca cao được tách lấy hạt và tiến hành lên men Hạt khô sau khi sơ chế hoàn tất được bán lại cho công ty chế biến – xuât khẩu Công ty sẽ tiến hành chế biến hạt ca cao để tạo ra các sản phẩm như bột ca cao, bơ ca cao, ca cao nhão… làm nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo Sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ
Kênh phân phối ngoài nước : Có 2 hình thức phân phối:
Nông hộ người thu gom – sơ chế công ty chế biến – xuất khẩu thị trường nước ngoài Ở kênh này, các tác nhân tham gia vào kênh gồm có: nông hộ, người thu gom – sơ chế, công ty chế biến – xuất khẩu Đây là kênh mà sản phẩm tạo ra dùng để xuất khẩu sang nước ngoài Mặt hàng xuất khẩu có thể là hạt ca cao thô hoặc bao gồm cả những sản phẩm thành phẩm có thành phần, nguồn gốc đã được chế biến từ ca cao bởi công ty có chức năng chế biến
Nông hộ Điểm thu gom sơ chế
Công ty chế biến và xuất khẩu
Doanh nghiệp thu mua hạt
Cơ sở sản xuất bánh kẹo
Nông hộ người thu gom – sơ chế doanh nghiệp thu mua hạt công ty chế biến và xuất khẩu/công ty xuất khẩu thị trường nước ngoài Ở kênh này, các tác nhân tham gia vào kênh này gồm có: nông hộ, người thu gom – sơ chế, công ty chế biến kiêm xuất khẩu, và công ty xuất khẩu (điển hình là công ty Cargill Việt Nam) Điểm thu mua sơ chế sẽ bán hạt ca cao thô cho các doanh nghiệp thu mua để gom đủ số lượng hàng lớn rồi bán lại cho công ty chuyên xuất khẩu Hoặc từ doanh nghiệp thu mua hạt ca cao thô, các công ty chế biến kiểm xuất khẩu ca cao cũng có thể mua với số lượng lớn hạt ca cao để xuất khẩu hoặc qua chế biến theo yêu cầu rồi mới xuất khẩu Công ty xuất khẩu thường đặt các trạm thu mua tại những điểm cố định ở các huyện để tiến hành thu mua hạt ca cao đã qua sơ chế Hạt ca cao khô được xuất khẩu trực tiếp sang các nước chuyên chế biến ca cao (Mỹ, Châu Âu) thông qua công ty xuất khẩu để tiến hành chế biến ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
4.2.2 Tình hình tiêu thụ ca cao của nông hộ
Sau khi thu hoạch, các nông hộ đều bán trái tươi cho các điểm thu mua, điểm lên men của tổ hợp tác, câu lạc bộ tại xã Khi thu mua trái tươi về, các điểm thu mua, điểm lên men sẽ tiến hành bóc vỏ và sơ chế hạt ca cao tại nhà, sau đó bán hạt khô thành phẩm cho các công ty chế biến để tiếp tục các giai đoạn tiếp theo Trung bình 12 kg trái tươi sẽ thu được 1 kg hạt khô Với mức giá dao động từ 50.000 – 55.000 đồng/kg hạt khô, sau khi trừ chi phí, người sơ chế còn lời khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg, và nếu ca cao có tham gia tiêu chuẩn UTZ thì 1 kg hạt UTZ sẽ được giá thưởng thêm là 2.000 đồng/kg Tuy nhiên, khi kết sổ cuối năm, người sơ chế sẽ dùng tiền thưởng UTZ và lời từ bán hạt UTZ chi thưởng lại cho nông hộ là 200 đồng/kg trái tươi
Khi bán, trái tươi được cân không qua phân loại về độ chín và hình dáng bên ngoài Tại Bến Tre, tất cả ca cao thu hoạch đều được thu mua hết ngay sau khi thu hoạch, không xảy ra tình trạng ca cao bị tồn đọng tại nhà Tuy nhiên, giá tiền trên 1 kg ca cao được quyết định bởi các công ty thu mua lớn như Cargill,…; tất cả nông hộ đều bị động về mặt này Giá bán ca cao năm 2014 tại Bến Tre dao động từ 3.500/kg đến 4.500/kg Theo các nông hộ, nếu bán ca cao cho các điểm thu mua hoặc điểm lên men tại xã, mức giá sẽ tương đối ổn định hơn, không xảy ra hiện tượng bị ép giá so với bán cho thương lái Nguyên nhân do các điểm thu mua, điểm lên men là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thu mua với nông hộ nên mức giá từ công ty đưa xuống không chênh lệch nhiều so với giá mà nông hộ nhận được
Về cách thức bán, điểm lên men sơ chế trả 100% tiền mặt ngay cho nông hộ khi thu mua Qua khảo sát các nông hộ tại Bến Tre thì có 2 hình thức bán chính là tự chở đến các điểm thu mua hoặc người thu mua tìm tới nhà được trình bày trong bảng 4.13
Bảng 4 13 Cách thức vận chuyển mua bán ca cao
Cách thức Tần số Tỷ lệ (%)
Tìm đến đối tượng thu mua 92 92,00
Người mua tự tìm đến 32 32,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Có 92% nông hộ đáp rằng có bán ca cao theo hình thức tự chở đến các điểm thu mua Đa số các nông hộ bán ca cao cho điểm thu mua trong xã hoặc xã lân cận Do đó quãng đường trung bình chỉ từ 1 – 3km Còn lại, 32% trường hợp nông hộ đáp rằng bán theo hình thức liên hệ với người mua đến nhà chở sau khi thu hoạch ca cao Những hộ bán theo hình thức liên hệ người thua mua đến nhà thường là có số lượng ca cao thu hoạch một lần rất nhiều, hoặc là không đủ điều kiện sức khỏe chuyên chở, hoặc do là mối quen với điểm thu mua Vẫn có những nông hộ bán theo cả hai cách thức tùy vào điều kiện tại lúc thu hoạch có vận chuyển được hay không
Phần lớn nông hộ đều chọn cách tự bán bằng xe máy Theo các nông hộ cho biết, nếu người mua ca cao tự vận chuyển thì mức giá thu mua có thể thấp hơn từ 100 – 200 đồng/kg nên đa số đều chọn hình thức tự chở để mức giá bán được cao hơn
Bảng 4 14 Lý do chọn nơi bán ca cao của nông hộ
Lý do Tần số Tỷ lệ (%)
Giá cao 25 25,00 Địa điểm thuận lợi, gần nhà 59 59,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bảng 4.14 tổng hợp lý do chọn nơi bán ca cao của nông hộ cho thấy hai lý do được chọn nhiều nhất là mối quen và dễ liên lạc Qua khảo sát 100 hộ, có 77% số đáp viên trả lời lựa chọn nơi bán ca cao do mối quen biết, có sự tin tưởng lẫn nhau về mặt giá cả thu mua và cách thức thanh toán; 89% trả lời bán do dễ liên lạc với người mua Bên cạnh đó, có 59% người đáp trả lời do địa điểm thuận lợi, gần nhà, việc chuyên chở dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí Có 22% đáp viên lựa chọn nơi bán căn cứ vào hình thức thanh toán bằng tiền mặt nhanh chóng và 25% đáp viên trả lời rằng họ chọn nơi có giá cao Như vậy việc chọn lựa địa điểm để bán ca cao của nông hộ hiện nay chủ yếu dựa vào sự quen biết và thuận tiện trong giao thông cũng như liên lạc
4.2.3 Tình hình tiêu thụ ca cao của các điểm lên men sơ chế
Theo Báo cáo Hội nghị tổng kết Phát triển ca cao chứng nhận năm 2011-2015 cho Dự án Phát triển ca cao chứng nhận, đến nay Tỉnh đã có 82 tổ hợp tác, câu lạc bộ ca cao Thông thường cứ mỗi tổ hợp tác, câu lạc bộ sẽ có một điểm thu gom sơ chế của THT/CLB Đa số các điểm thu mua thường thu gom ca cao trong xã, và bán ngay sau khi đã lên men và phơi khô Theo ghi nhận từ khảo sát, không có trường hợp nào các điểm thu gom sơ chế bị trả hàng lại vì không đủ chất
74 lượng Tuy nhiên, khi doanh nghiệp thu mua kiểm tra phát hiện hạt lỗi sẽ trừ tiền theo trọng lượng
Lực lượng lao động của các điểm thu mua sơ chế chủ yếu vẫn là nông hộ và không có thuê lao động ngoài Khi bán hạt thô cho doanh nghiệp, người lên men phải tự mang hạt đến cơ sở của doanh nghiệp thu mua và kiểm tra chất lượng, sau đó được trả tiền mặt ngay
Các phế phẩm ca cao dựa theo kết quả khảo sát trên 10 hộ thu mua sơ chế xử lý như bảng 4.15 sau đây:
Bảng 4 15 Cách xử lý các phế phẩm từ canh tác ca cao
Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Ủ phân hữu cơ từ vỏ 5 50,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Theo khuyến nghị của dự án, các điểm thu mua sơ chế nên tận dụng phế thải từ ca cao để tạo ra giá trị tăng thêm Nhiều nhất ở đây là tận dụng phế phẩm vỏ ca cao để làm phân hữu cơ, và phân này rất tốt cho cây ca cao do nguồn Kali dồi dào, chiếm 50% các hộ khảo sát Kế đến khi hộ lên men không có điều kiện ủ phân thì họ cho gia súc ăn hoặc cho lại các nông hộ cần dùng Có một số ít hộ nghiên cứu tìm tòi làm rượu ca cao từ dịch cơm nhầy ca cao để bán trong xóm làng hoặc để dành uống
Ca cao Bến Tre hiện đang được đánh giá cao bởi các công ty thu mua và chế biến, cho nên thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh giữa các điểm thu mua sơ chế thuộc địa phương và giữa điểm thu mua sơ chế và thương lái bên ngoài Điều này sẽ có lợi về giá cho nông hộ, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến chuỗi liên kết giá trị ca cao, và gây khó khăn cho các điểm thu mua sơ chế vốn đã liên kết ổn định trong chuỗi
4.2.4 Tình hình tiêu thụ ca cao của các doanh nghiệp
Tại Bến Tre hiện nay có 4 doanh nghiệp thu mua ca cao từ các điểm thu gom sơ chế là: DNTN ca cao Lâm Tùng, DNTN ca cao Phú Bình, Công ty TNHH MTV Ca cao Hương Việt, Công ty Puratos Grand-Place Vietnam (PGPV) Riêng Công ty Công ty Puratos Grand-Place Vietnam (PGPV) là công ty liên doanh giữa Puratos Vietnam và Grand-Place Vietnam, là con của công ty mẹ thành lập tại Vương quốc Bỉ PGPV đã xây dựng nhà máy chế biến bánh kẹo tại Bình Dương và nhà máy thu mua lên men và chế biến ca cao tại Bến Tre
TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CA CAO 75 1 Tình hình lao động và giải quyết việc làm
4.3.1 Tình hình lao động và giải quyết việc làm
Kết quả khảo sát 100 nông hộ về thời gian làm vườn họ dành ra hàng tuần để chăm sóc ca cao được thể hiện trong bảng 4.17 sau đây:
Bảng 4 17 Số giờ làm vườn dành cho chăm sóc ca cao trung bình của nông hộ trong một tuần
Số giờ Tần số Tỷ lệ (%)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Việc trồng xen cây ca cao đã góp phần giải quyết giờ lao động nhàn rỗi của nông hộ, trung bình các nông hộ thường dành khoảng 10 giờ đến 20 giờ một tuần chăm sóc cho cây ca cao, trung bình mỗi ngày khoảng 3 giờ Nông hộ thường kết hợp thăm nom chăm sóc ca cao và dừa hay cây ăn quả khác cùng một lúc nên có thể nói đây là thời gian chăm sóc vườn trung bình của nông hộ Một số nông hộ do có ít lao động hoặc vườn cây đã ổn định thì tốn ít thời gian chăm sóc hơn, chỉ có dưới 10 giờ một tuần, có khoảng 26% nông hộ khảo sát thuộc diện này Một số ít nông hộ còn lại thì dành nhiều thời gian chăm sóc hơn từ 20 đến 40 giờ một ngày, lý do vì diện tích canh tác lớn, hoặc cây ca cao còn chưa ổn định, thường bị sâu bệnh
Thời gian chăm sóc vườn của nông hộ cũng giới hạn ở một mức cho phép Mô hình ca cao xen dừa cũng không đòi hỏi công chăm sóc quá nhiều và phức tạp nên nông hộ cũng cảm thấy thoải mái khi canh tác mô hình này
100% các nông hộ được khảo sát không thuê lao động ngoài, và cũng không ép buộc các trẻ em dưới 15 tuổi lao động Bình đẳng giới được tôn trọng, trong khảo sát có 14 đáp viên là nữ, và đồng thời là người chăm sóc vườn cây, được tham gia tập huấn và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của THT/CLB
Việc trồng ca cao hiện tại chỉ hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho nông hộ và giúp nông hộ tận dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập, chứ chưa góp phần giải quyết việc làm quy mô lớn Tình hình chung thông qua ghi nhận từ nông dân là các thanh thiếu niên có xu hướng làm các công việc phi nông nghiệp và đi xa lao động, dẫn đến tình trạng lao động nông nghiệp địa phương hiện tại chủ yếu là người trung niên và cao tuổi
4.3.2 Tình hình thu nhập và đời sống nông hộ
Như đã phân tích ở phần 3.1.2.3, lợi nhuận trung bình của trồng dừa là 5.448.000 đồng/công/năm và ca cao là 1.455.483 đồng/công/năm, suy ra tổng lợi nhuận tính hiện tại trên một công đất của ca cao xen dừa là: 6.903.483 đồng/công/năm, tương đương 575.290 đồng/công/tháng Đây là khoảng lợi nhuận chưa tính đến khoảng thu nhập lấy công làm lời từ công lao động
Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, đối với đối tượng nông thôn, hộ nghèo nông thôn là hộ có mức thu nhập 4,8 triệu/năm trở xuống và hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập 401.000 đồng/người/tháng đến 520.000 đồng/người/tháng Như vậy, với mô hình này, và diện tích trồng ca cao xen tối thiểu khảo sát là 2 công, có thể thấy các hộ có ít công lao động đang theo đuổi mô hình này có một mức thu nhập khá tốt và sống được ở nông thôn
4.3.3 Tình hình vay nợ của nông hộ
100% các nông hộ khảo sát không phải vay nợ để trồng ca cao, vì thời gian qua đã có rất nhiều dự án trong và ngoài nước tài trợ hoàn toàn 100% cây giống hoặc trợ giá 40%, cộng thêm các khoản tài trợ khác nên các nông hộ giảm bớt được gánh nặng về tài chính khi thử nghiệm mô hình mới
4.3.4 Mức độ hài lòng về mô hình trồng ca cao hiện tại của nông hộ Để đánh giá hiệu quả về mặt xã hội, việc đánh giá mức độ hài lòng của nông hộ là cần thiết Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của 100 nông hộ thể hiện trong hình 4.4 như sau:
Hình 4 4 Mức độ hài lòng của nông hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Tỷ lệ đáp viên hài lòng về mô hình này là 98%, đây là một tỷ lệ rất cao và là một tín hiệu đáng mừng Thời gian qua, diện tích ca cao có phần giảm mạnh tại Bến Tre, nhưng tất cả các hộ còn tiếp tục theo đuổi là các hộ đã sản xuất hiệu quả và thấy được tiềm năng của mô hình Một số rất ít hộ còn chưa hài lòng, chiếm 2% tổng nông hộ khảo sát, bởi vì diện tích thu hoạch nhỏ hoặc canh tác chưa đạt hiệu quả do thiếu kinh nghiệm, hoặc điều kiện tự nhiên có yếu tố bất lợi
Trong suốt quá trình trồng ca cao, nông hộ ở Bến Tre đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về nhiều mặt, góp phần giúp đỡ người nông dân vượt qua khó khăn bước đầu trong việc thử nghiệm trồng ca cao Tổng hợp các sự hỗ trợ được thể hiện trong bảng 4.18
Bảng 4 18 Các sự hỗ trợ nông hộ nhận đƣợc trong quá trình trồng ca cao
Hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%)
Tập huấn 100 100,00 Đồ bảo hộ lao động 71 71,00
Kinh phí cải thiện vệ sinh môi trường 36 36,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy 100% nông hộ được hỗ trợ về giống và tập huấn từ cơ quan chính quyền, nhà khoa học, tổ chức dự án, tổ chức chứng nhận và doanh nghiệp Bên cạnh đó,
Dự án Helvetas còn hỗ trợ mỗi THT/CLB một số dụng cụ bảo hộ lao động, và máy móc thiết bị dùng chung Dự án cũng hỗ trợ một số hộ khó khăn vẫn còn sử dụng cầu cá 1.000.000 đồng để xây dựng nhà vệ sinh tự hoại khi tham gia tiêu chuẩn UTZ Một số vườn mẫu còn nhận được sự hỗ trợ phân bón từ Dự án và từ chính sách của một số công ty thu mua ca cao, để giữ vững năng suất, làm điểm trình diễn và tham quan cho các phái đoàn nông dân, chuyên gia trong và ngoài nước Đối với các nông hộ có đăng ký làm điểm lên men ca cao, dự án Helvetas hầu như hỗ trợ 100% các dụng cụ lên men ca cao như: thùng ủ, giàn phơi, bạt che, kệ trữ trái, bảng tên địa điểm lên men, tủ đựng hồ sơ Đối với các CLB/THT có sản xuất phân hữu cơ tự ủ bằng vỏ ca cao thì được hỗ trợ cối xay vỏ ca cao
Qua khảo sát, có 100% nông hộ trả lời họ muốn tiếp tục chương trình ca cao trồng xen gắn liền với tiêu chuẩn chứng nhận, vì giá bán cao hơn, được bao tiêu sản phẩm, việc canh tác không quá cực nhọc, đồng thời được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ các dự án, doanh nghiệp và chính quyền.
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
4.4.1 Điều kiện về thổ nhƣỡng và hiện trạng quản lý đất
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thì tính chất đất đai và khí hậu của Bến Tre phù hợp với ca cao Đặc điểm đất phù sa bãi bồi giàu dinh dưỡng, địa hình bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng và dễ phát triển theo hướng bền vững Để đánh giá hiện trạng quản lý đất, có thể dựa vào việc xem xét các tiêu chí theo Quy trình quản lý tốt nhất (Best Management Practice) dành cho các biện pháp quản lý đất bền vững như sau:
Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất
Bảo vệ đất bằng cây che phủ
Duy trì độ phì của đất
Sử dụng phương thức canh tác tiến bộ
Theo khảo sát thực tế, việc canh tác ca cao hiện tại của nông hộ không tác động tới bề mặt đất nhiều Xác của lá cành ca cao hoặc dừa sau khi tỉa thường được giữ lại dưới gốc để tủ gốc, giữ nước và hạn chế thoát hơi nước cho đất, cũng như chống xói mòn Nông hộ còn sử dụng phân vô cơ thì thường pha với nước kết hợp bón tưới, tránh xói mòn và giảm thoái hóa đất vừa tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây
Các nông hộ trồng ca cao tại Bến Tre được tập huấn khuyến khích sử dụng phân hữu cơ để bón nhằm tăng năng suất và tránh thoái hóa đất Theo khảo sát, có 75% nông hộ trả lời rằng họ bón phân vô cơ và hữu cơ kết hợp Vẫn còn một số hộ còn sử dụng hoàn toàn phân vô cơ có thể vì thói quen canh tác, hoặc thiếu lao động để tự ủ phân, hoặc chưa tìm ra nguồn cung ứng nguyên liệu để ủ Cũng có các hộ hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ, đó là 12 hộ đã từng tham gia chứng nhận ca cao hữu cơ, và họ vẫn duy trì thói quen canh tác của mình
Bảng 4 19 Cách thức sử dụng phân bón của nông hộ
Biện pháp Tần số Tỷ lệ (%)
Phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ 75 75,00
Sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ 12 12,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Trong 87 hộ đã từng sử dụng phân hữu cơ tự ủ bón kết hợp hoặc bón hoàn toàn như bảng 4.20, các nông hộ đã quan sát thấy tác dụng của việc bón phân hữu cơ như sau:
Bảng 4 20 Nhận xét của nông hộ về tác dụng của việc bón phân hữu cơ
Biện pháp Tần số Tỷ lệ (%)
Tăng năng suất ca cao 82 94,25
Tăng chất lượng ca cao 72 82,75
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Tất cả nông hộ đều cho rằng chất lượng đất được cải tạo khi bón thêm phân hữu cơ tự ủ 94,25% đáp viên thấy rằng phân hữu cơ giúp tăng năng suất ca cao Còn lại, 82,75% nhận thấy chất lượng ca cao tăng lên (ở đây có thể là tăng kích thước, số hạt, hạt đều, hoặc trái ít bệnh hơn) Không những vậy, nông hộ còn cung cấp thêm rằng sản lượng dừa của họ cũng tăng lên khi bón hữu cơ cho ca cao, nhờ vậy bộ rễ dừa có thể sử dụng chung chất dinh dưỡng Điều này cho thấy việc đầu tư sử dụng phân hữu cơ tự ủ, đặc biệt từ vỏ trái ca cao về lâu dài vừa làm tăng hiệu quả kinh tế vừa cải tạo đất, cải thiện điều kiện trồng trọt và hệ sinh thái nông nghiệp Tuy nhiên, mặc dù việc bón phân hữu cơ góp phần tăng năng suất ca cao – dừa và cải tạo đất, nhưng năng suất ca cao tại Bến Tre hiện nay vẫn chưa đạt tối ưu do lượng phân hữu cơ tự ủ từ vỏ quả ca cao (rất giàu Kali và cây ca cao dễ hấp thu) còn hạn chế Số lượng các điểm lên men ca cao có đầu tư sản xuất nghiền vỏ ca cao và sản xuất phân hữu cơ cho cây ca cao trên địa bàn tỉnh hiện còn ít, số nhân công trẻ có thể thực hiện hoạt động đảo trộn các nguyên liệu với chế phẩm vi sinh cho đến khi phân sử dụng được thì không nhiều vì đa phần nông dân hiện nay thuộc độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi, do đó không đủ số lượng phân hữu cơ để cung ứng và bón cho cây
100% nông hộ được điều tra trả lời rằng họ lấy nguồn nước tưới từ các ao nước hoặc kênh rạch, sông ở cạnh vườn Các ao nước đa số được khơi thông có thông luồng chảy với kênh rạch dẫn ra sông Đa số các nông hộ sử dụng bình tưới hoặc máy tưới để tưới cây, một số ít dùng hệ thống tưới nhỏ giọt do sự tài trợ của dự án đối với vườn mẫu Hệ thống tưới nhỏ giọt có ưu điểm là tiết kiệm nước, thấm nước dần dần vào đất, hạn chế chảy tràn lại vào ao hồ, và đưa nước thấm đến đúng mục tiêu rễ cây hơn, tránh lãng phí nước vào các vùng rễ cây không hút tới
4.4.3 Tình hình sử dụng nông hóa phẩm
Tình hình áp dụng các biện pháp bảo vệ và chăm sóc cây ca cao khảo sát từ 100 nông hộ được trình bày trong bảng 4.21 và bảng 4.22
Bảng 4 21 Các biện pháp bảo vệ thực vật nông hộ sử dụng trong canh tác ca cao
Biện pháp Tần số Tỷ lệ (%)
Thuốc trừ côn trùng gây hại 18 18,00
Thiên địch (kiến vàng, kiến đen) 79 79,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bảng 4 22 Tần suất sử dụng thuốc BVTV trong canh tác ca cao
Tần suất Tần số Tỷ lệ (%)
Trung bình 1 lần/tháng hoặc nhiều hơn 6 6,00
Chỉ phun xịt vào mùa mưa 51 51,00
Chỉ sử dụng khi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng 28 28,00
Không sử dụng thuốc BVTV 15 15,00
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Qua kết quả khảo sát từ bảng 4.21, có 91% đáp viên sử dụng phương pháp tỉa cành tạo tán, kế đến là 79% đáp viên đã nuôi thiên địch để phòng ngừa sâu bệnh hại Đây là thành quả của quá trình tập huấn nông hộ canh tác theo tiêu chuẩn chứng nhận, chú trọng giảm thiểu lượng thuốc sử dụng Vẫn còn khoảng 32% nông hộ được hỏi có sử dụng thuốc chữa bệnh hại, 18% nông hộ vẫn sử dụng thuốc trừ côn trùng gây hại Tuy nhiên theo kết quả khảo sát tại bảng 4.22 thì 51% các nông hộ cho biết họ chủ yếu sử dụng thuốc BVTV cho phép trong danh mục của tiêu chuẩn UTZ vào mùa mưa với một lượng rất ít vì đây là thời điểm thường xảy ra hiện tượng thối trái và bọ xít muỗi, 28% nông hộ chỉ sử dụng khi họ cảm thấy tình hình dịch bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng nhiều đến năng suất, thông thường họ vẫn chấp nhận một lượng trái hao hụt do sâu bệnh 15% các nông hộ hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV, các nông hộ này đa số đã canh tác ca cao hữu cơ từ trước hoặc đang muốn chuyển vườn của mình sang mô hình hữu cơ Đa số nông hộ được hỏi đáp rằng họ can thiệp sớm khi cây hoặc trái có dấu hiệu bệnh, nông hộ sẽ cắt bỏ các phần đó, cách ly và tiêu hủy để tránh lây nhiễm, đồng thời tỉa cành lá cho thông thoáng để phân bố ánh sáng và không khí hợp lý, hạn chế mầm bệnh
Một số khu vực ở Bến Tre, đặt biệt ở Châu Thành thường có sóc chuột đến ăn trái ca cao đã chín Để phòng ngừa, người dân dùng bẫy hoặc thăm vườn và thu hoạch trái ngay lúc vừa chín
4.4.4 Tình hình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Qua khảo sát thực tế, đa số nông hộ không bố trí khu vực tập kết chất thải nguy hại như nhà kho hay kệ, tủ riêng Đối với việc quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ việc canh tác ca cao, các nông hộ trả lời rằng thông qua các buổi họp THT/CLB, họ được khuyến cáo:
+ Chỉ mua lượng phân bón và hóa chất BVTV với một lượng đủ dùng và hạn chế lưu kho
+ Chọn một chỗ đất trống không dùng để trồng cây, cách bờ mương tối thiểu 1 m, đào hố với diện tích tối thiểu 1 m 2 làm nơi chôn chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại sau khi sử dụng hoặc sau khi đốt Rác thải rắn hữu cơ như trái ca cao bệnh, cành lá bệnh sau khi đốt sẽ được chôn tại hố này Chất thải rắn nguy hại như bao bì thuốc BVTV và vỏ chai thuốc BVTV được đậy kín nắp, kiểm tra lượng hóa chất còn bên trong, được bọc lại bằng bao rác chống thấm và chôn vào hố này
+ Nông hộ có thể đem vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đến các đại lý thuốc BVTV để trả lại cho nhà sản xuất xử lý Các đại lý thuốc BVTV được quy định phải thu hồi vỏ bao bì, vỏ chai thuốc BVTV Các thông tin này đều được thông báo rộng rãi tại các buổi tập huấn nông hộ Do đó, sau một thời gian chôn lấp nhiều vỏ chai, nông hộ hoàn toàn có thể mang tất cả vỏ chai đó đến trả tại các đại lý bán thuốc BVTV
Theo thực tế trả lời từ các nông hộ, đa số các nông hộ được tập huấn theo tiêu chí của tiêu chuẩn UTZ nên lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm của các nông hộ trồng ca cao là rất ít, nhiều nông hộ hầu như không sử dụng và tiến tới trồng ca cao hữu cơ Các nông hộ có sử dụng thuốc BVTV thì đa số chỉ sử dụng chủ yếu vài lần trong mùa mưa, do đó lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh rất ít
Chất thải rắn sinh hoạt thì được các nông hộ tập kết tại một hố rác riêng của gia đình Mỗi khi rác sinh hoạt trở nên nhiều, nông hộ dùng cách đốt và chôn chất thải rắn sinh hoạt
Nhìn chung, việc quản lý và xử lý rác chất thải rắn và chất thải nguy hại của các nông hộ vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ Hiện tại hệ thống thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở Bến Tre chỉ tập trung ở các vùng thành thị và các tuyến đường lớn là chính, các hộ tại các vùng ven và xa tuyến đường chính thường tự chôn lấp hoặc đốt rác Việc này có thể gây ra ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm do việc chôn lấp gần mạch nước ngầm, ô nhiễm nước khi có nước mưa chảy tràn qua bề mặt tập kết rác hoặc ô nhiễm không khí khi đốt rác Về chất thải nguy hại, tác động có thể được giảm nhẹ do các nông hộ cũng đã được nhắc nhở trong việc tiết giảm khối lượng nông hóa phẩm mua trong một lần sử dụng cũng như chôn rác thải nông hóa phẩm cẩn thận trong túi chống thấm, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ chất thải nguy hại trong đất cũng như trên đất mặt do một số nông hộ vẫn còn thói quen để chai lọ, bao bì trên mặt đất sau khi sử dụng xong
4.4.5 Mức độ hiểu biết về quy trình thực hành trồng ca cao sạch
Quy trình trồng ca cao sạch theo tiêu chuẩn chứng nhận bao gồm các tiêu chí cơ bản sau:
Chăm sóc và duy trì vệ sinh tốt trên trang trại ca cao
Ưu tiên dùng kỹ thuật tự nhiên quản lý chất lượng đất, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ
Sử dụng hạn chế thuốc BVTV trong danh mục cho phép đúng quy cách
Ưu tiên dùng thiên địch trong quản lý sâu bệnh hại
Bảo quản, sử dụng và thải bỏ nông hóa phẩm đúng quy cách
Nông hộ ghi chép thường xuyên và đầy đủ các thông tin sản xuất
Bảo vệ sức khỏe và môi trường, bảo hộ lao động đầy đủ trong quá trình sản xuất
Tận dụng và sử dụng hợp lý phế thải sản xuất ca cao Để được đánh giá là nắm bắt tốt quy trình trồng ca cao sạch, nông hộ cần hiểu và xác định rằng tất cả các tiêu chí trên là cần phải tuân thủ Hình 4.5 thể hiện mức độ nhận biết và nắm bắt về quy trình thực hành trồng ca cao theo các tiêu chí của tiêu chuẩn chứng nhận
Hình 4 5 Mức độ nắm bắt về quy trình thực hành trồng ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CA CAO TẠI BẾN TRE
4.5.1 Đánh giá tác động của mô hình sản xuất hiện tại theo quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững Để đánh giá tác động của mô hình sản xuất hiện tại theo quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững và đánh giá mức độ bền vững của mô hình, tác giả sử dụng phương pháp ma trận cho điểm
Căn cứ vào hiện trạng hoạt động sản xuất ca cao hiện nay tại Bến Tre như phân tích kết quả khảo sát ở trên, tiến hành so sánh với các yêu cầu theo từng nhóm tiêu chí/hoạt động và cho điểm tương ứng phù hợp với mức độ đáp ứng theo yêu cầu Các yêu cầu được đưa ra dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững
Bảng 4 25 Bảng đánh giá tác động bằng phương pháp ma trận cho điểm
(tiêu chí đánh giá) Yêu cầu Môi trường
1 Lựa chọn vùng sản xuất
Phù hợp thỗ nhưỡng, quy hoạch, không có nguy cơ bị ô nhiễm hóa học hoặc do sinh vật
2 Giống Có nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng giống biến đổi gen; xử lý đúng cách +3 +3 +3
3 Quản lý đất Canh tác theo hướng bảo vệ đất, duy trì thảm thực vật xung quanh khu canh tác, không phá rừng Tận dụng các thành phần tự nhiên để tối ưu hóa độ màu mỡ và cấu trúc đất Có biện pháp xử lý chống ô nhiễm và thoái hóa đất
4 Phân bón và các chất phụ gia
Nằm trong danh mục được phép sử dụng Sử dụng hợp lý phân vô cơ, kết hợp hữu cơ Ưu tiên và tiến tới chuyển đổi sang sử dụng phân hữu cơ hoàn toàn Nơi trộn hoặc ủ phân đảm bảo vệ sinh
5 Nguồn nước tưới Nguồn nước không ô nhiễm Có biện pháp ngăn ngừa đất, mùn hữu cơ, phân, nước thải chăn nuôi vào ao nước tưới Sử dụng nước tưới hiệu quả
6 Quản lý sâu bệnh hại Chỉ sử dụng thuốc BVTV an toàn trong danh mục cho phép, sử dụng +2 +3 +2
84 đúng hướng dẫn sử dụng với liều lượng hợp lý; tuy nhiên, tiến tới dùng phương pháp quản lý sâu hại tổng hợp, ưu tiên dùng thiên địch, các phương pháp kỹ thuật thân thiện môi trường để hạn chế sâu bệnh Mục tiêu cao nhất là không sử dụng thuốc BVTV
8 Sử dụng hóa chất và thuốc BVTV
Hiểu biết về nội dung trên nhãn thuốc
Mang phòng hộ đầy đủ khi phun xịt
Che chắn ao/mương cẩn thận trước khi phun Có thông báo nguy hiểm khi phun thuốc
9 Bảo quản phân bón, hóa chất và thuốc
Phải có kho chứa/nơi tập kết đúng yêu cầu Nếu không, thì chỉ mua đủ liều lượng cần sử dụng và không lưu kho
Không để vỏ chai, hộp, bao bì vương vãi trên đất và ao nước Kiểm tra phần còn lại trong chai/hộp, bao bì thường xuyên sau khi sử dụng, hoặc trước khi thải bỏ
10 Quản lý và xử lý chất thải
Nước thải và rác thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định
Xử lý vỏ chai, vỏ hộp, bao bì hóa chất/thuốc BVTV/phân bón đúng yêu cầu sau khi sử dụng
Tận dụng tất cả các phần hữu cơ còn lại sau khi thu hoạch ca cao một cách hợp lý để giảm thiểu chất thải
11 Vệ sinh và chăm sóc trang trại
Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách loại bỏ quả, cành và các phần bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn Xử lý phần cây bị bệnh theo cách tránh lây nhiễm Sử dụng công cụ lao động riêng biệt cho việc xử lý sâu bệnh
Tỉa cành tạo tán, ngắt chồi thường xuyên để tạo hình cho kết quả tốt nhất cho cây Ưu tiên làm cỏ bằng tay và các công cụ bằng tay
12 Thu hái và vệ sinh trong thu hái, chế biến
Thu hoạch đúng thời gian cách ly (nếu có sử dụng thuốc BVTV) Hái chín đúng quy định, chọn quả trước khi ủ
Sử dụng nguồn nước sạch rửa sản phẩm Lưu trữ, lên men, phơi tại khu vực hợp vệ sinh, không sử dụng hóa chất bảo quản Cách ly khỏi gia súc gia cầm khỏi khu vực sơ chế
13 Hỗ trợ người lao Được hỗ trợ về kỹ thuật thông qua tập +2 +1 +2
85 động huấn thường xuyên Được đào tạo để bảo vệ sức khỏe và an toàn trong lao động Được quyền ra quyết định về sản xuất và thị trường
14 Bảo vệ và phát huy quyền phụ nữ và trẻ em
Phụ nữ có quyền tham gia lao động, được hưởng chế độ giáo dục, hỗ trợ như đàn ông và có quyền đóng góp ý kiến Phụ nữ và trẻ em không bị bóc lột sức lao động Khuyến khích trẻ em đến trường
15 Hệ thống truy nguyên và kiểm soát nội bộ
Ghi chép tình hình sử dụng giống, vật tư/hóa chất (nếu có), tình hình mua bán sản phẩm thường xuyên và đầy đủ
Vẽ sơ đồ vườn cây, có biển báo thông báo thông tin về vườn
Có kế hoạch cụ thể về sản lượng hàng năm
Thanh tra nội bộ kiểm tra thường xuyên và thanh tra hàng năm
16 Hợp tác nông dân Nâng cao hiệu quả tổ chức nông dân: nâng cao kỹ thuật sản xuất thông qua chia sẻ, nâng cao khả năng hỗ trợ nội bộ thông qua các quy chế về quỹ và sử dụng quỹ, nâng cao giá trị chuỗi ca cao thông qua hợp tác sản xuất và chế biến các sản phẩm từ ca cao
TỔNG CỘNG (I) + 31 + 30 + 32 ĐIỂM TỐI ĐA + 48 + 48 + 48
1 Sơ chế Đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm +3 +3 +3
2 Lưu trữ sản phẩm thô
Bao bì đúng quy cách, hợp vệ sinh, không dùng thuốc bảo quản, thuốc chống mốc
3 Đóng gói sau chế biến
Bao bì, chai lọ có chất liệu dễ phân hủy hoặc dễ tái chế Chất liệu của bao bì, chai lọ không chứa các hóa chất gây hại sức khỏe Có nhãn mác rõ ràng, đẹp
4 Kênh phân phối, thị trường
Chặt chẽ và có lợi cho người sản xuất
5 Cách thức mua bán Hợp đồng rõ ràng, minh bạch, có sự ràng buộc về chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, tôn trọng lợi
6 Bình ổn giá Có chính sách hỗ trợ hoặc quỹ bình ổn giá -1 -1 -1
7 Giá trị chuỗi sản xuất
Phát triển các hình thức chế biến sản phẩm đa dạng nhằm tối ưu thị trường và thu nhập Có các chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và phát triển chuỗi giá trị cho người sản xuất
8 Quản lý hệ thống Quản lý minh bạch, hợp đồng thỏa thuận rõ ràng đầy đủ, công khai doanh thu, chi phí, công khai tiền thưởng Kế hoạch kinh doanh sản xuất cập nhật liên tục để cải thiện năng suất và giảm chi phí quản lý
TỔNG CỘNG (II) + 15 + 15 + 17 ĐIỂM TỐI ĐA + 24 + 24 + 24
III TỔNG KẾT ĐIỂM TỔNG KẾT = TỔNG CỘNG (I) + (II) + 46 + 45 + 49 ĐIỂM TỐI ĐA +72 +72 +72
Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả
Từ bảng đánh giá ma trận có thể đưa ra một số kết luận như sau:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CA CAO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI BẾN TRE
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Từ kết quả điều tra, đánh giá và qua một số nghiên cứu của nhiều tác giả về ca cao Bến Tre, có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và các chiến lược đối với phát triển ca cao bền vững trên địa bàn tỉnh như sau:
- Chất lượng tự nhiên của hạt ca cao Bến Tre được đánh giá rất tốt, và thu hút rất nhiều nhà thu mua trên thế giới
- Cây ca cao có đặc tính chịu bóng râm nên có thể trồng xen dưới tán các cây trồng khác có tán thưa Mô hình xen canh ca cao với dừa hoặc sầu riêng đã thành công Điều này giúp đa dạng hóa cây trồng trên cùng diện tích đất nông nghiệp gia đình, giảm rủi ro biến động giá và giảm áp lực sâu bệnh
- Vườn ca cao đúng kỹ thuật sẽ có mức độ che phủ cao do ca cao có tán dày ở tầng thấp đồng thời với tán cây che bóng ở tầng cao giúp hạn chế xói mòn, bốc thóat hơi nước Sau thời gian, do phải tỉa cành thường xuyên nên vườn ca cao tích lũy lớp hữu cơ dày trên mặt từ lá ca cao rụng làm giảm bốc thóat hơi nước nên tưới nước ít, giảm xói mòn, lý tính và hóa tính đất được cải thiện, tăng độ phì cho đất
- Lao động nông nghiệp đang ngày trở nên thiếu khi công nghiệp phát triển Các cây trồng cần lao động tập trung vào mùa thu hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn về công lao động đặc biệt vào thời điểm thu hoạch Ca cao thì cho trái quanh năm nên tránh được áp lực về công lao động khi thu họach và sau thu hoạch Do đó những hộ ít người hoặc người làm nông nghiệp chính là người cao tuổi vẫn có thể chăm sóc tốt vườn ca cao
- Ca cao ra hoa kết trái tập trung vào mùa mưa, nhu cầu nước vào mùa khô ít hơn các cây trồng khác Độ che phủ cao ở các vườn ca cao cùng giúp giảm thiểu lượng nước tưới vào mùa khô
- Ca cao ngoài sản phẩm chính là hạt, tất cả các bộ phận khác của cây còn có thể sử dụng được Lá ca cao có thể nuôi được bò, dê, thỏ Dịch chảy ra từ lớp cơm nhầy trong quá trình lên men dùng làm rượu ca cao Vỏ chứa hàm lượng kali cao dùng làm phân bón hữu cơ Việc dễ dàng tận dụng tất cả những gì thuộc về cây ca cao giúp làm tăng giá trị kinh tế và hiệu quả sinh thái
- Việc bón phân, tưới nước cho ca cao trồng xen có thể kết hợp làm chung trong quá trình chăm sóc dừa hoặc loại cây khác (như sầu riêng) dẫn đến năng suất của loại cây chính cũng tăng lên
- Đa số các hộ trồng ca cao tại Bến Tre có tham gia tiêu chuẩn UTZ (trừ các hộ trồng mới và vườn chưa cho trái) đều cho ra trái chất lượng tốt, và được nhận tiền thưởng từ việc tham gia tiêu chuẩn UTZ tính trên đơn vị kg trái
- Các hộ chưa thể tham gia tiêu chuẩn UTZ tại cùng địa phương vẫn được động viên tập huấn theo tiêu chuẩn UTZ nên thói quen sản xuất cũng được cải thiện theo hướng nâng cao chất lượng và hạn chế gây ô nhiễm môi trường Trong tương lai, đây là lợi thế cho các hộ này khi tham gia các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận
- Tỉnh chưa có quy hoạch phát triển ca cao, mà chỉ mới ở mức khuyến khích động viên nông hộ trồng xen trong vườn dừa, cho nên sản xuất ca cao của nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến việc duy trì phát triển các tổ chức liên kết sản xuất gặp khó khăn
- Một số vùng ở tỉnh ở gần biển và chưa chủ động được về mặt thủy lợi nên thường xuyên bị nhiễm mặn, dẫn tới canh tác ca cao không hiệu quả
- Người nông dân có tập quán canh tác tự phát nên việc áp dụng các quy chuẩn chung của tiêu chuẩn chứng nhận gặp một số trở ngại Người nông dân chưa thành thục thói quen ghi chép theo mẫu quy định mà thường ghi chép theo quán tính, một số CLB sinh hoạt định kỳ chưa đều đặn hoặc một số nông hộ không đến sinh hoạt đều nên việc chuyển tải kiến thức và kỹ thuật chưa hiệu quả dẫn đến năng suất vườn chưa cao
- Cây ca cao vẫn còn hay mắc các bệnh phổ biến của cây ca cao vào mùa mưa như thối trái, bọ xít muỗi, rệp sáp,…và một số bệnh vào mùa khô khi có sự xâm nhập mặn như khô trái non, cháy lá
- Quy mô sản xuất ca cao hiện tại còn nhỏ nhưng chi phí để lấy chứng nhận khá cao nên các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận và duy trì tiêu chuẩn UTZ hiện tại
- Truyền thông phổ biến thông tin về tính chất và hiệu quả của mô hình trồng xen cây ca cao cũng như thị trường và tiềm năng của ca cao chưa đủ mạnh và thường xuyên để người nông dân nắm bắt thông tin và có lòng tin về cây ca cao
CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CA CAO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI BẾN TRE
5.2.1 Định hướng phát triển ngành ca cao Bến Tre
Căn cứ theo các văn bản chỉ đạo và báo cáo của Nhà nước và của tỉnh Bến Tre, định hướng phát triển của ngành ca cao tại Bến Tre trong tương lai như sau:
+ Không chú trọng mở rộng thêm diện tích ca cao một cách ồ ạt mà sẽ quy hoạch, chú trọng phát triển tại các vùng khả thi và cho năng suất chất lượng cao;
+ Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình ca cao chứng nhận để gia tăng thương hiệu ca cao Bến Tre;
+ Mở rộng sản xuất sẽ theo hướng tập trung, thâm canh, theo vùng nguyên liệu;
+ Phát triển ngành ca cao toàn diện, theo hướng liên kết hợp tác nâng cao chuỗi giá trị Đẩy mạnh liên kết bốn nhà, chú trọng việc tham mưu định hướng phát triển ca cao của các doanh nghiệp lớn
+ Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn để góp phần tái cơ cấu nông nghiệp;
+ Phát triển ngành ca cao dựa trên nguyên lý phát triển bền vững, giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo mức độ hài lòng của người dân của xã hội
5.2.2 Các giải pháp nhằm phát triển ca cao theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Dựa trên kết quả phân tích nhóm liên đới tại chương 3, kết quả phân tích SWOT tại phần 4.1 chương này và các định hướng phát triển ngành ca cao tại tỉnh Bến Tre, tác giả đưa ra các giải pháp đề xuất sau nhằm thúc đẩy sự phát triển ca cao theo hướng bền vững trên địa bàn Tỉnh Bến Tre
5.2.2.1 Giải pháp về chính sách a) Tiếp tục hỗ trợ người nông dân về giống và kỹ thuật và duy trì hoạt động nhóm
Tỉnh cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ miễn hoặc giảm giá cây giống ca cao cho người trồng mới, hỗ trợ THT/CLB nói riêng và nông dân nói chung trong việc đầu tư kinh phí tiếp tục chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tư vấn thông tin thị trường
Chính quyền địa phương cũng quan tâm hỗ trợ các THT/CLB trong việc duy trì và phát triển sản xuất, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông hộ Cán bộ khuyến nông địa phương giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn quỹ tương trợ sản xuất ca cao và vốn sản xuất kinh doanh mà Dự án ca cao chứng nhận đã chuyển giao cho các THT, tư vấn, khuyến khích động viên các THT có đủ điều kiện về nguyên liệu thì sản xuất thêm các sản phẩm phụ từ ca cao để nâng cao giá trị cho chuỗi b) Quy hoạch diện tích trồng ca cao, liên kết tổ chức sản xuất thành vùng nguyên liệu tập trung và tạo ra các giá trị gia tăng
Tỉnh cần nghiên cứu thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất phù hợp đối với từng vật nuôi cây trồng, theo đó người nông dân sẽ có cơ sở để lựa chọn mô hình cho mình Bên cạnh đó các cơ quan chức năng hỗ trợ nông dân trong công tác liên kết, tổ chức sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung Trong mô hình này việc liên kết tổ chức sản xuất rất quan trọng vì khi sản xuất thành vùng tập trung sẽ tạo nên quy mô sản xuất lớn, làm tăng tính liên kết và hiệu quả của chuỗi giá trị Những hộ nông dân canh tác với diện tích liền kề sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và thực hiện theo cùng quy trình canh tác giống nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cũng như bảo
98 quản tốt hiệu quả cho mô hình của mình Nếu các hộ dân cùng tham gia sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận nông sản sạch hay hữu cơ thì lợi ích mang lại không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn cải thiện sinh thái môi trường sống và sức khỏe cho cả một vùng rộng lớn
Sản xuất nông sản tập trung còn tạo thế mạnh về nguồn nguyên liệu tập trung cho công tác thu mua và chế biến sản phẩm của mô hình Việc liên kết sản xuất thành vùng tập trung còn thể hiện ý nghĩa tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn mới, đồng thời có ý nghĩa trong việc quy hoạch vùng du lịch sinh thái nhằm tăng hiệu quả kinh tế và quảng bá thương hiệu ca cao Bến Tre thông qua các sản phẩm chế biến từ ca cao Bến Tre Để nâng cao hiệu quả mô hình ngày càng tương xứng với tiềm năng năng suất mà cây trồng, vật nuôi vốn có, cơ quan chức năng khuyến nông cần là cầu nối liên kết hiệu quả sự tham gia của bốn nhà: nông dân, nhà khoa học, Nhà nước và doanh nghiệp c) Khuyến khích, thu hút đầu tƣ các cơ sở chế biến sâu bằng cơ chế chính sách đầu tƣ và tín dụng
Tỉnh cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến sâu ca cao đặt tại địa bàn tỉnh như miễn giảm thuế trong những năm đầu tiên hoặc hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường nhằm thu hút và khuyến khích các thành phần chế biến mạnh dạn đầu tư sản xuất và mở rộng thị trường quốc nội Được biết, một số điểm lên men lớn hoặc thu mua số lượng hạt lớn của Tỉnh cũng đang ấp ủ mong muốn sản suất ra thành phẩm từ ca cao (bột ca cao, sô cô la, rượu ca cao,…) nhưng ngại về số vốn đầu tư và thiếu kinh nghiệm trong tiếp thị Nếu có chính sách hỗ trợ, một số doanh nghiệp có thể sẽ mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thử nghiệm phát triển sản phẩm từ ca cao làm bằng chính hạt ca cao tại địa phương mình
Nhà nước cũng cần phối hợp cùng các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng định mức vay cũng như tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục, hồ sơ để các thành phần trong chuỗi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư phục vụ sản xuất đ) Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống thương mại
Cơ quan quản lý cần phối hợp với doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu ở thị trường trong nước và nước ngoài, các chương trình kích cầu trong nước để tăng tiêu dùng nội địa (tổ chức hoặc tham gia giới thiệu tại các hội chợ, lễ hội, tổ chức các kênh quảng cáo ,…)
Xây dựng quỹ bảo hiểm ngành ca cao, trên tinh thần do các doanh nghiệp đóng góp bằng cách trích một tỷ lệ % phù hợp tương ứng với doanh thu, dùng để phục vụ một phần cho việc bảo hiểm xuất khẩu và một phần hỗ trợ ngược lại cho người nông dân trong những lúc khó khăn e) Hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc phát triển ca cao theo hướng bền vững
Chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc tham mưu và định hướng chiến lược phát triển ca cao, đồng thời tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế kêu gọi sự hợp tác kinh tế hỗ trợ cho sự phát triển từ các tổ chức hay hiệp hội hoạt động vì sự phát triển trên thế giới, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ vào những mắc xích yếu trong chuỗi giá trị hiện tại và làm mạnh hơn liên kết chuỗi, từ đó tăng thêm tính bền vững cho việc phát triển ca cao tại Bến Tre
5.2.2.2 Nâng cao năng lực và nhận thức của người sản xuất, kinh doanh ca cao a) Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn trong ngành ca cao
KẾT LUẬN
Luận văn đã tìm hiểu hiện trạng phát triển ca cao trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó đánh giá các thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển ca cao theo hướng bền vững
Cây ca cao là loại cây trồng thích hợp với vùng đất Bến Tre và thích hợp trồng xen dưới bóng râm của các cây tán cao Từ thực trạng sản xuất, mô hình canh tác ca cao trồng xen trong vườn dừa hay vườn cây ăn quả như hiện nay tại Tỉnh đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân Các dự án khuyến khích trồng ca cao theo mô hình trồng xen để bảo tồn diện tích vườn dừa đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều dự án Đặc biệt, tại thời điểm Bến Tre mới bắt đầu phát triển mạnh về ca cao, bắt đầu từ năm 2011, dự án Phát triển ca cao chứng nhận do Helvetas tài trợ khởi động đã hình thành nên một thói quen canh tác mới, đồng thời giúp người nông dân làm quen với mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi giá trị ca cao chứng nhận Mô hình này góp phần đa dạng hóa sinh học trong quần thể sản xuất nông nghiệp địa phương, hạn chế hoặc không sử dụng thuốc hóa học, kết hợp thiên địch và các chế phẩm sinh học trong quản lý sâu bệnh hại, tận dụng nguồn hữu cơ từ trồng trọt chăn nuôi để bón cây và cải tạo đất, đã tạo nên tiền đề tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và bền vững, phù hợp với xu thế thị trường tiêu dùng lẫn các tiêu chí môi trường hiện nay
Phát triển ca cao bền vững là quá trình phát triển tiến tới sự thay đổi về cách thức quản lý, áp dụng kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chế biến ca cao thân thiện với môi trường, gia tăng hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về ca cao chất lượng cao của con người trong hiện tại và tương lai Các nội dung nghiên cứu PTCCBV đã được thực hiện bao gồm: bền vững về kinh tế (hiệu quả kinh tế, ổn định, sức cạnh tranh); bền vững về xã hội (thu nhập, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bình đẳng); bền vững về môi trường (phương thức canh tác bền vững cho hệ sinh thái, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm ô nhiễm)
Phát triển ca cao tại tỉnh Bến Tre bền vững ở những khía cạnh: có lợi thế về điều kiện tự nhiên phát triển ca cao (đất và nước phù hợp); cây ca cao có đặc tính ưa bóng râm và có thể trồng xen; có lợi thế về nhân lực và kinh nghiệm từ dự án phát triển ca cao chứng nhận; đã triển khai áp dụng mô hình sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn chứng nhận nên nông hộ có sự cải thiện trong thói quen canh tác, góp phần giảm ô nhiễm và thoái hóa đất; hiệu quả kinh tế cao; nâng cao sinh kế nông hộ trên cùng một đơn vị diện tích nông nghiệp; xóa đói giảm nghèo
Phát triển ca cao tại tỉnh Bến Tre chưa bền vững ở những khía cạnh: có sự cạnh tranh giữa nhiều loại cây trồng dẫn đến nông hộ có thể đốn bỏ ca cao để thay đổi loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn; năng suất trên một cây và chất lượng ca cao có tăng nhưng vẫn diễn ra tình trạng đốn bỏ ca cao; thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào giá cả thị trường trên thế giới nên thiếu tính ổn định; hiệu quả kinh doanh ca cao chưa cao, tỷ lệ tiêu thụ nội địa thấp; chưa có sự quan tâm đúng mức với vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm ca cao; cây ca cao có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre; cách chôn lấp xử lý rác thải rắn và tự trang bị bảo hộ lao động cho bản than của nông hộ còn tồn tại một số bất cập; phần lớn các nông hộ vẫn chưa chuyển sang sử dụng phân hữu cơ hoàn toàn; phần lớn các nông hộ vẫn còn sử dụng thuốc BVTV và phân vô cơ trong canh tác (tuy nhiên đã có sự tiết giảm trong việc sử dụng nhờ công tác tập huấn canh tác theo tiêu chuẩn UTZ)
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về PTCCBV của một số quốc gia và phân tích đánh giá về hiện trạng phát triển ca cao trên địa bàn tỉnh (chủ yếu tập trung vào nhóm sản xuất
109 theo tiêu chuẩn chứng nhận), tác giả rút ra các giải pháp theo thứ tự ưu tiên để phát triển ca cao bền vững tại Bến Tre là: Nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý ngành ca cao; mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa đối với ca cao; phát triển hệ thống ngành hàng ca cao; phát triển hệ thống dịch vụ khuyến nông; nâng cao năng suất và chất lượng hạt ca cao thông qua tập huấn và nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ; xây dựng thương hiệu ca cao Bến Tre; thường xuyên truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của việc trồng cây ca cao và về phương thức canh tác bền vững, bảo vệ sức khỏe và môi trường
Hiệu quả khi trồng ca cao xen trong vườn dừa mang lại thu nhập trung bình tính riêng ca cao là 2.150.061 đồng/công/năm Với tình hình giá cả hiện nay và với mức thu nhập này thì hầu hết người nông dân cảm thấy hài lòng với mô hình Với việc tận dụng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích thì đây được xem là một mô hình lý tưởng cho việc trồng xen Bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế, môi trường, các tác động về mặt xã hội của mô hình ca cao hiện tại được đánh giá là nổi bật nhất trong ba khía cạnh Hàng loạt tập huấn từ khuyến nông và các dự án đã hình thành nên nhận thức canh tác ca cao tốt hơn, đồng thời hình thành các câu lạc bộ/tổ hợp tác trong đó các nông hộ cùng chia sẻ kinh nghiệm, quản lý và đề ra kế hoạch phát triển công việc sản xuất trồng trọt của mình Các THT/CLB liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thu mua và là trung gian truyền tải thông tin giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp đến các nông hộ Mô hình quản lý này gắn kết người nông dân trong cùng địa phương, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, cũng như giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng thời cũng làm cho chuỗi liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp chặt chẽ hơn Với mô hình THT/CLB và hiệu quả kinh tế như hiện tại, khả năng mở rộng và phát triển cây ca cao theo hướng trồng xen trong vườn dừa là khả thi vì diện tích vườn dừa của Tỉnh Bến Tre còn lại là rất lớn
Mặc dù mô hình ca cao trồng xen hiện tại có rất nhiều triển vọng, và những nông hộ gắn bó với mô hình thời gian lâu dài trong thời gian qua cũng nhận thấy lợi ích mang lại từ mô hình cả về khía cạnh kinh tế, xã hội lẫn môi trường, nhưng hiện trạng phát triển ca cao hiện nay tại Tỉnh vẫn còn một số khó khăn:
+ Tỉnh chỉ mới khuyến khích, chưa có quy hoạch vùng trồng ca cao nên sản xuất ca cao của nông dân vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún khiến cho việc hình thành và duy trì các tổ chức liên kết sản xuất còn nhiều khó khăn
+ Sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác khiến cho mô hình sản xuất có thể bị chuyển đổi và thiếu tính ổn định
+ Giá ca cao phụ thuộc giá thị trường quốc tế, đôi khi có những thời điểm giá thiếu ổn định, khiến nông hộ còn tâm lý e ngại khi quyết định đầu tư lâu dài cho cây ca cao
Nhìn chung, theo như đánh giá từ nghiên cứu, sự phát triển ca cao tại Bến Tre hiện nay đang đi theo một mô hình hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, lẫn tính cải thiện môi trường Tuy nhiên, những khó khăn nêu trên chính là yếu tố bất lợi cho sự phát triển bền vững ca cao trên địa bàn Tỉnh Để giải quyết những khó khăn này nhằm làm tăng khả năng mở rộng mô hình, và giúp người nông dân tiếp tục duy trì gắn bó với cây ca cao theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, cần liên kết chặt chẽ giữa chính quyền, nhà chuyên môn, doanh nghiệp và các tổ chức nông hộ để thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách và kỹ thuật trong chuỗi sản xuất – tiêu thụ ca cao trên địa bàn Tỉnh
KIẾN NGHỊ
Luận văn nghiên cứu đánh giá tác động của hiện trạng phát triển đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường theo phương pháp ma trận cho điểm Mặc dù phương pháp đã giúp đánh giá một cách khái quát tác động tổng hợp của tất cả hoạt động sản xuất – tiêu thụ ca cao, nhưng việc cho điểm vẫn chỉ mới dừng lại ở đánh giá chủ quan của các chuyên gia và người nghiên cứu, mức độ chi tiết chưa cao Tác giả mong muốn sẽ có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về việc xây dựng các tiêu chí cho điểm đối với phương pháp đánh giá tác động bằng phương pháp ma trận cho điểm và tham khảo nhiều chuyên gia hơn nữa để đánh giá mức độ bền vững của một mô hình phát triển được chi tiết và chính xác hơn Đối với Nhà nước
Cần chú trọng công tác quy hoạch vùng trồng và sản xuất ca cao, hỗ trợ nghiên cứu phát triển các sản phẩm trong chuỗi;
Phát triển kênh thông tin hữu ích về cây ca cao Các thông tin liên quan đến kỹ thuật, đầu tư, thị trường, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước cần được chia sẻ một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, giúp người trồng tiếp cận được dễ dàng, thường xuyên;
Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát giá cả đầu vào và đầu ra của các sản phẩm trong chuỗi, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời tránh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân và ảnh hưởng đến chuỗi liên kết;
Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời giúp nông dân và doanh nghiệp trong việc thu mua và chế biến nông sản, giúp họ ổn định sản xuất;
Tổ chức tập huấn thường xuyên nâng cao năng lực và nhận thức nông hộ để hướng sản xuất ca cao theo hướng nâng cao chất lượng đi đôi với bảo vệ môi trường;
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ca cao – dừa nói riêng, để thu hút vốn đầu tư cũng như tạo thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm với các đối tác nước ngoài Đối với nông dân sản xuất
Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực canh tác của mình Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của tổ/nhóm và cán bộ khuyến nông, ứng dụng quy trình kỹ thuật mới vào canh tác để tăng hiệu quả sản xuất;
Liên kết sản xuất giữa các nhóm nông hộ có điều kiện sản xuất tương đương để cùng canh tác theo quy trình chung, tạo vùng sản xuất tập trung hình thành vùng nguyên liệu giúp thuận lợi trong canh tác, bảo vệ môi trường cũng như mua bán sản phẩm Duy trì liên kết theo tổ nhóm tạo điều kiện để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ các nông hộ khó khăn, quản lý việc trồng trọt sản xuất tốt hơn và hợp tác sản xuất sản phẩm từ nguồn nguyên liệu sẵn có;
Chú trọng phát triển các mô hình trồng trọt chăn nuôi theo hướng bền vững và chất lượng thông qua các tiêu chuẩn chứng nhận có giá trị quốc tế, nhằm đảm bảo thị trường tiêu thụ và giá trị tăng thêm cho nông hộ; Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có, nhằm tạo thu nhập ổn định bền vững cho nông hộ;
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và chuỗi liên kết giá trị Đối với doanh nghiệp Đảm bảo tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân hoặc nhóm nông dân với các điều khoản đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên tham gia;
Cần có chính sách thu mua với giá cả hợp lý, có chính sách chia sẻ về giá với người nông dân trong những thời điểm khó khăn; Đầu tư nguyên liệu sản xuất góp phần hỗ trợ khó khăn cho nông hộ canh tác; Đầu tư chế biến sản phẩm tại địa phương, tạo dựng thương hiệu và tăng cường tiếp thị, tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước nhằm nâng cao giá trị của chuỗi hàng hóa sản xuất;
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước và các đại diện nông hộ nhằm cập nhật, trao đổi thông tin, định hướng về thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong chuỗi Đối với Nhà khoa học
Tăng cường hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác phù hợp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi;
Nghiên cứu tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có tính chất tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương và có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu;
Phối hợp cùng cơ quan khuyến nông và doanh nghiệp tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho nông hộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội