1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Đánh giá các yếu tố gây chậm trễ trong quá trình giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM TRỄ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI TỈNH BẾN TRE
Tác giả Võ Minh Tiến
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Nhật Minh, TS. Lê Hoài Long
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bến Tre
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Mục tiêu của việc nghiên cứu là nhằm xác định và nghiên cứu các yếu tố gây chậm trễ tiến độ thực hiện việc giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng cơ bản ở tỉnh Bến Tre.. Nghiên cứu t

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: TS Huỳnh Nhật Minh Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS Lê Hoài Long Cán bộ chấm nhận xét 1: PSG.TS Trần Đức Học Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Thanh Việt Đồ án tốt nghiệp thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM, Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre vào ngày 23 tháng 06 năm 2024

Thành phần hội đồng đánh giá Đồ án tốt nghiệp thạc sĩ gồm: 1 PSG.TS Lương Đức Long : Chủ tịch hội đồng

2 PSG.TS Trần Đức Học : Cán bộ chấm nhận xét 1 3 TS Nguyễn Thanh Việt : Cán bộ chấm nhận xét 2 4 PSG.TS Đỗ Tiến Sỹ : Thư ký hội đồng

5 TS Đặng Ngọc Châu : Ủy viên hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá đồ án tốt nghiệp và Trưởng khoa quản lý chuyên nghành sau khi đồ án tốt nghiệp đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT

XÂY DỰNG

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

I TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM TRỄ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI PHÓNG MẶT BĂNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI TỈNH BẾN TRE (ASSESSING FACTORS CAUSING DELAYS IN LAND CLEARANCE PROCESS IN CONSTRUCTION PROJECTS IN BEN TRE PROVINCE)

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định được các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB của các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

- Hình thành các nhóm yếu tố liên quan đến nhau từ những yếu tố đã xác định được ở trên

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/01/2024 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/05/2024 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Huỳnh Nhật Minh (HD1), TS Lê Hoài Long (HD2)

TP.HCM, ngày tháng năm 2024

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

TS Huỳnh Nhật Minh

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS Lê Hoài Long

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng vì truyền dạy những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập Tôi xin cảm ơn với lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh Nhật Minh và Lê Hoài Long đã hỗ trợ tận hình và hết lòng giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm đồ án và hoàn thành một cách tốt nhất

Tôi xin gửi lời cảm ơn được gửi tới bạn bè, các anh chị trong cơ quan đã luôn khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đồ án tốt nghiệp Với lòng biết ơn sâu sắc được bày tỏ tới gia đình đã hỗ trợ và luôn bên cạnh trong suốt thời gian qua

Trang 5

TÓM TẮT

Hiện nay, muốn đầu tư thành công một dự án phải có sự chú ý đặc biệt ở công tác GPMB, là yếu tố được quan tâm hàng đầu Là yếu tố không thể bỏ qua và có vai trò quyết định đối với việc triển khai thực hiện dự án đầu tư, là yếu tố tiên quyết nhằm đảm bảo tiến độ, là yếu tố xác định sự đồng lòng và quyết tâm của tỉnh Bến Tre, là sự thống nhất về ý chí và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm và trách nhiệm cao của từng tập thể, cá nhân liên quan, sự đồng thuận cao của người dân và doanh nghiệp Việc giải phóng mặt bằng theo tiến độ đã được xác định đảm bảo thực hiện các bước tiếp theo của dự án diễn ra suôn sẻ mà không có khó khăn Trong trường hợp nếu tiến độ giải phóng mặt bằng tiếp tục chậm trễ, dự án sẽ tiếp tục chậm trễ trong việc triển khai công việc xây dựng cơ bản, gây sự chậm trễ tiến độ làm gia tăng chi phí đầu tư dự án Mục tiêu của việc nghiên cứu là nhằm xác định và nghiên cứu các yếu tố gây chậm trễ tiến độ thực hiện việc giải phóng mặt bằng của các dự án xây dựng cơ bản ở tỉnh Bến Tre Nghiên cứu trên đã được thực hiện bằng việc phát hành phiếu khảo sát cho các chuyên gia trong ngành XD và cán bộ có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác xây dựng cơ bản tại tỉnh Bến Tre Tác giả đã thực hiện nghiên cứu dữ liệu và phân tích PCA nhằm xác định 39 yếu tố gây chậm trễ tiến độ GPMB được chia làm 7 nhóm: (1) Năng lực tổ chức thực hiện GPMB; (2) Các pháp lý và quy hoạch; (3) Các đặc điểm của dự án; (4) Tái định cư; (5) Yếu tố thửa đất; (6) CĐT và (7) Cộng đồng Kết quả của nghiên cứu trên đã đem lại hiểu biết mới về việc xác định được các yếu tố trên cũng có ích để chủ đầu tư, Ban QLDA, TTPTQĐ, thực hiện tốt hơn và có được biện pháp phù hợp

Trang 6

ABSTRACT

Currently, successful investment in a project requires special attention to the land clearance process, which is a top priority This factor is indispensable and plays a decisive role in the implementation of investment projects It is crucial for ensuring progress and demonstrates the solidarity and determination of Ben Tre province It reflects the unity of will and determination across the entire political system, as well as the high commitment and responsibility of each relevant collective and individual, and the strong consensus of the people and businesses Ensuring land clearance according to the established schedule guarantees the smooth execution of subsequent project phases without difficulties If land clearance continues to be delayed, the project will face further delays in basic construction tasks, leading to progress delays and increased investment costs The objective of this research is to identify and study the factors causing delays in the land clearance process for basic construction projects in Ben Tre province The research was conducted by distributing surveys to experts in the construction sector and experienced officials in basic construction in Ben Tre province The author collected data and performed PCA analysis to identify 39 factors causing delays in the land clearance process, categorized into seven groups: (1) Capacity for organizing land clearance; (2) Legal and planning issues; (3) Project characteristics; (4) Resettlement; (5) Land plot factors; (6) Investors; and (7) Community The results of this research provide new insights into identifying these factors, which also help investors, project management boards, and land development centers implement projects more effectively and find suitable solutions to enhance project investment efficiency

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Bài đồ án tốt ngiệp này được thực hiện bởi tôi và hoàn thành dưới sự chỉ đạo của TS Huỳnh Nhật Minh và TS Lê Hoài Long, bảo đảm sự khách quan và trung thực Các tài liệu được lấy nguồn gốc rõ ràng, chính xác và nội dung nghiên cứu không copy các tài liệu khác

Mọi thiếu sót hoặc lỗi phát sinh đối với đồ án đều sẽ do tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn Đồng thời, tôi nghiêm túc thực hiện các quy tắc và điều lệ của đồ án nhằm bảo đảm sự tính trung thực

Bến Tre, Ngày tháng năm 2024

Võ Minh Tiến

Trang 8

2.1 Giới thiệu chung 6

2.2 Khái niệm, định nghĩa và quy trình GPMB 6

2.2.1 Khái niệm, định nghĩa 6

2.2.2 Quy trình GPMB 7

2.3 Các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước 8

2.3.1 Các nghiên cứu đã công bố trong nước 8

2.3.2 Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới: 12

2.4 Tổng quan về tình hình GPMB tỉnh Bến Tre 14

2.5 Những yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB dự án XD tại tỉnh Bến Tre 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Giới thiệu chương 19

3.2 Quy trình nghiên cứu: 19

3.2.1 Thiết lập bảng khảo sát 19

Trang 9

4.1 Giới thiệu chương 25

4.2 Xử lý số liệu đã thu thập được 25

4.3 Thống kê tần số 25

4.3.1 Trình độ chuyên môn 25

4.3.2 Vai trò trong dự án 25

4.3.3 Loại dự án đã và đang tham gia 26

4.3.4 Thời gian công tác trong ngành XD 27

4.3.5 Quy mô dự án 27

4.3.6 Số lượng công trình đã tham gia 28

4.3.7 Số lượng công trình tham gia thực hiện công tác GPMB 28

4.3.8 Số lượng công trình tham gia có công tác GPMB 29

4.4 Thống kê trung bình và kiểm tra trị trung bình 29

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 57

Phụ lục 1: Ý kiến của các chuyên gia 57

Trang 10

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát 59 Phụ lục 3: Các biểu đồ kết quả sau khi xử lý dữ liệu bằng phần mềm 64

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 67

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch XD tỉnh Bến Tre đến năm 2030 2

Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch dự án Cầu Rạch Miểu 2 3

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 19

Hình 3.2 Quy trình thiết lập bảng khảo sát 19

Hình 4.1 Hình nhóm YT gây chậm trễ quá trình GPMB 45

Hình 4.2 Các Yếu Tố của nhóm 1: Năng lực và tổ chức thực hiện GPMB 46

Hình 4.3 Hình Các Yếu Tố của nhóm 2: Các pháp lý và quy hoạch 47

Hình 4.4 Các yếu tố của nhóm 3: Vị trí và địa hình 47

Hình 4.5 Hình Các Yếu Tố của nhóm 4: Tái định cư 48

Hình 4.6 Các yếu tố của nhóm 5: Yếu tố thửa đất 49

Hình 4.7 Hình Các Yếu Tố của nhóm 6: Chủ đầu tư 49

Hình 4.8 Hình Các Yếu Tố của nhóm 7: Cộng đồng 50

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các nghiên cứu đã công bố trong nước 8

Bảng 2.2 Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới 12

Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB 15

Bảng 3.1 Bảng thang đo Likert 21

Bảng 4.1 Bảng số liệu thu thập được về trình độ chuyên môn 25

Bảng 4.2 Bảng số liệu thu thập được về vai trò trong dự án 26

Bảng 4.3 Bảng số liệu về loại dự án đã tham gia 26

Bảng 4.4 Bảng số liệu về thời gian công tác trong ngành XD 27

Bảng 4.5 Bảng số liệu về quy mô dự án 27

Bảng 4.6 Bảng số liệu về số lượng công trình đã tham gia 28

Bảng 4.7 Bảng số liệu về số lượng công trình đã tham gia thực hiện GPMB 28

Bảng 4.8 Bảng số liệu về số lượng công trình đã tham gia có công tác GPMB 29

Bảng 4.9 Bảng số liệu thống kê trung bình 30

Bảng 4.10 Bảng xếp hạng giá trị mean 31

Bảng 4.11 Bảng giá trị trung bình của mức độ ảnh hưởng 34

Bảng 4.12 Bảng kiểm tra One-Sample Test 35

Bảng 4.13 Hệ số Cronbach's Alpha 37

Bảng 4.14 Hệ số Cronbach's Alpha 37

Bảng 4.15 Hệ số Cronbach's Alpha 39

Bảng 4.16 Hệ số Cronbach's Alpha của từng yếu tố (lần 2) 39

Bảng 4.17 Bảng hệ số KMO và Bartlett’s Test 41

Bảng 4.18 Bảng phân tích Eigenvalue 41

Bảng 4.19 Bảng phân tích PCA với phép xoay Varimax 43

Trang 13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Chữ viết đầy đủ Chữ Viết tắt Chữ viết đầy đủ

Minh

triển nông thông

Long

TTPTQĐ Trung tâm phát triển

Trang 14

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu vấn đề

Ngành Xây dựng, với vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, luôn được coi trọng Ở các quốc gia phát triển, việc xem xét kỹ lưỡng đầu tư vào hạ tầng là điều không thể thiếu Do đó, việc đặt sự chăm sóc và phát triển hạ tầng lên hàng đầu luôn là ưu tiên hàng đầu

Bằng việc đã hưởng lợi rất lớn từ sự liên kết của cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên và cầu Hàm Luông giữa tỉnh Bến Tre và các tỉnh láng giềng Với những ưu điểm này, việc đầu tư vào hạ tầng được xem là một nhiệm vụ hàng đầu và trọng yếu của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế

Vào đầu năm 2024, nhiều thành công tích cực đã được đạt trong các đầu tư dự án tại Bến Tre; hiện các dự án lớn đang được thực hiện nhằm đẩy mạnh sự phát triển nền KT-XH trong tỉnh Trong số những dự án lớn được triển khai vào đầu năm 2024 là Dự án hạ tầng KCN Phú Thuận, Trường Tiểu học Tam Phước, Công trình thuộc Dự án hạ tầng dân cư Phường 8, Trung tâm y tế huyện Bình Đại, Khu hành chính xã An Thạnh, Các dự án trọng điểm cần tiến tiến độ thi công gồm: Dự án cầu Rạch Miễu 2, Dự án đường giao thông kết hợp với việc xây dựng đê bao ngăn mặn liên huyện Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú (dự án ĐH.17), Dự án xây dựng cầu Rạch Vong (TCTK, 2024)

Để triển một dự án được hoàn thành theo đúng kế hoạch đặt ra, việc GPMB được xem là khâu khởi đầu và vô cùng trọng yếu Nếu tiến độ GPMB bị chậm trễ sẽ dẫn đến việc dự án sẽ gặp trở ngại trong việc thực hiện theo tiến đã được đề ra, điều này dễ xảy ra tình trạng trì trệ, lãng phí nguồn lực tài nguyên, lao động cùng đất đai gây ảnh hưởng xấu đối với đời sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư cùng doanh nghiệp Để đảm bảo việc GPMB được thuận lợi, việc vận động và tuyên truyền cần làm trước, tiến hành nhanh chóng nhằm tạo sự thống nhất cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân và song hành với điều này là nhiệm vụ chăm lo và ổn định đời sống cũng như bảo vệ các quyền lợi một cách bình đẳng của người dân trước, trong và sau quá trình triển khai GPMB

Tuy nhiên, khi triển khai thi công các dự án lớn và trọng điểm, công tác xây

Trang 15

dựng thường gặp khó khăn và chậm trễ do ảnh hưởng chính từ việc GPMB Các dự án như Dự án KCN Phú Thuận với diện tích 231,78ha cần thực hiện GPMB, Dự án Cầu Rạch Miễu 2 với diện tích 366.718,8 m2 cần giải phóng mặt bằng, Dự án Đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2 với diện tích 262.402 m2 Áp lực tiến độ lớn nhất chính là từ việc giải phóng mặt bằng (Huy, N & Nghĩa, H., 2023)

Do đó, việc xác định nguyên nhân gây chậm tiến độ GPMB và đề xuất các biện pháp để giải quyết hoặc cải thiện chất lượng công tác này tại tỉnh Bến Tre là vấn

đề cấp bách Từ đó cho thấy việc nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố gây chậm trễ trong quá trình GPMB các dự án XD tại tỉnh Bến Tre” là điều cần thiết lúc này

Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch XD tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Trang 16

Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch dự án Cầu Rạch Miểu 2

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

- Xác định và nhóm những yếu tố liên quan đến nhau trong việc gây chậm trễ trong quá trình GPMB các dự án XD tại tỉnh Bến Tre

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB của các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

- Hình thành các nhóm yếu tố liên quan đến nhau từ những yếu tố đã xác định được ở trên

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian thực hiện: Nghiên cứu thực hiện từ 15/01/2024 tới 20/05/2024 + Trong đó, thời gian thu thập dữ liệu khảo sát từ 01/2024 – 04/2024 - Địa điểm: Các dự án xây dựng tại tỉnh Bến Tre

- Tính chất, đặc trưng của đối tượng cần nghiên cứu: Đối tượng khảo sát là

Trang 17

+ CĐT, + BQLDA, + TT phát triển quỹ đất, + Các công ty…

- Vì hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, nên chỉ nghiên cứu được dựa trên một số chuyên gia trong ngành tại tỉnh Bến Tre

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 1.5.1 Đóng góp thực tiễn

Đóng góp phần nào kiến thức giúp các CĐT, Ban QLDA, NT… có cái nhìn trực tiếp trong việc chọn giải pháp phù hợp để công tác GPMB đạt hiệu quả cao Nhằm nâng cao tiến độ thực hiện quá trình GPMB cũng như tăng tỷ lệ thành công của các công trình tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh khác

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

+ Nội dung của chương chủ yếu sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, cách thức thiết lập bảng khảo sát, cách chọn mẫu, quá trình thu thập và phân tích dữ liệu

Chương 4 Các yếu tố gây chậm quá trình GPMB của các dự án XD tại

Trang 18

+ Nội dung chủ yếu của chương này tiến hành phân tích dữ liệu đã thu thập được, tiến hành thống kê trung bình và kiểm định độ tin cậy, phân tích PCA

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

+ Nội dung của chương sẽ đưa ra kết luận từ những phân tích trên, kiến nghị các giải pháp để việc GPMB được hiệu quả hơn

Trang 19

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu chung

Trong chương này chủ yếu trình bày tổng quan những định nghĩa, khái niệm liên quan đến GPMB và quy trình của công tác GPMB, và trình bày các nghiên cứu

- Thu hồi đất: là một việc làm chấm dứt quyền sử dụng đất của một cá nhân hoặc tập thể bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Luật đất đai, 2013) - GPMB: là quá trình được thực hiện bởi các cơ quan có chuyên môn liên quan

đến việc di dời các tài sản có trên đất, và một số bộ phận dân cư ở nơi đó đến một vị trí được chỉ định cụ thể để phục vụ việc cải tạo, XD, nâng cấp mở rộng các dự án tại địa điểm đó

- GPMB là một công việc khó khăn và tốn nhiều công sức do có nhiều vấn đề xung đột giữa CĐT và người lao động, do đó cần thiết phải bảo đảm cân đối

Trang 20

- Tái định cư: là việc di chuyển một bộ phận người dân nằm trong khu vực GPMB đến một vị trí đã được chỉ định để sinh sống và làm việc

2.2.2 Quy trình GPMB

Ở thời điểm hiện tại, các dự án xây dựng lớn của tỉnh Bến Tre đều phải tiến hành GPMB Vì vậy để đảm bảo tiến độ GPMB cũng như cân bằng lợi ích của người dân và các CĐT Quy trình GPMB được tiến hành như sau:

Bước 1: Thông báo THĐ:

- Các dự án được phê duyệt, UBND cấp có thẩm quyền sẽ ban hành QĐ THĐ CĐT tiến hành chọn đơn vị thực hiện việc GPMB

- Trước khi ra QĐ THĐ, UBND cấp có thẩm quyền sẽ thông báo đến các hộ dân được biết Đối với đất NN chậm nhất là 90 ngày và đối với đất PNN là 180 ngày

- Thông báo sẽ được gửi đến các hộ dân nằm trong khu vực bị giải tỏa thông qua đài phát thanh xã hoặc được công khai tại UBND xã

Bước 2: Thu hồi đất:

- UBND các cấp sẽ có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật như:

+ UBND tỉnh sẽ THĐ của thị trấn, phường, ấp, và các tổ chức khác,… + UBND huyện sẽ THĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể,…

Bước 3: Kiểm kê và đo đạc:

- Đơn vị GPMB phối hợp với UBND xã thực hiện kiểm kê như nhà cửa, cây cối, diện tích đất,… và chủ sở hữu phải có mặt để phối hợp xác nhận số lượng tài sản đã kiểm kê

- Khi không có sự phối hợp từ phía chủ sở hữu đất trong việc sử dụng quyền, UBND cấp xã sẽ được giao trách nhiệm vận động và thuyết phục Nếu sau 10 ngày mà vẫn chưa có sự hợp tác từ chủ sở hữu đất, thì UBND cấp huyện sẽ tiến hành quy trình cưỡng chế kiểm kê và thống kê tài sản

Bước 4: Phê duyệt phương án bồi thường:

- Đơn vị GPMB tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo các quy định pháp luật

Trang 21

- Đơn vị GPMB cùng Ủy ban xã tiến hành họp dân tham khảo ý kiến của các họp dân để bảo đảm việc bồi thường không gây thiệt hại nhiều đến hộ dân và đúng theo các quy định pháp luật

- Sau khi tham khảo các ý kiến, đơn vị làm công tác GPMB tiến hành điều chỉnh hồ sơ, phương án bồi thường để bảo đảm lợi ít chung và đúng quy định pháp luật

Bước 5: Ban hành Quyết định THĐ:

- UBND các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định THĐ, quyết định phê duyệt PA bồi thường trong cùng 1 ngày

- Đơn vị thực hiện công tác GPMB cùng với UBND xã thông báo quyết định phê duyệt PA bồi thường tại trụ sở Uỷ ban xã, gửi quyết định đến từng hộ dân

Bước 6: Chi trả, bồi thường:

- Sau 30 ngày kể từ khi PA bồi thường được phê duyệt thì đơn vị thực hiện GPMB tiến hành trả tiền bồi thường và hỗ trợ các suất tái định cư cho người dân Nếu quá trình trên xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì số tiền dùng để bồi thường sẽ chuyển vào kho bạc để tiến hành giải quyết tranh chấp Sau khi giải quyết xong thì tiếp tục thực hiện công tác trả tiền bồi thường

Bước 7: Tiến hành bàn giao mặt bằng cho CĐT:

- Sau khi các hộ dân đã nhận được tiền bồi thường, đơn vị thực hiện công tác GPMB bàn giao mặt bằng cho CĐT Nhưng trong quá trình bàn giao, chủ sở hữu đất không tiến hành bàn giao mặt bằng thì cơ quan cấp có thẩm quyền thực hiện quy trình cưỡng chế đúng theo quy định pháp luật

2.3 Các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước 2.3.1 Các nghiên cứu đã công bố trong nước

Bảng 2.1 Các nghiên cứu đã công bố trong nước

STT Tác giả và tên đề tài Năm Tóm tắt

1 Trần Chí Nguyên

“Nghiên cứu các yếu 2022

Bài nghiên cứu về vấn đề GPMB các dự án XD sử dụng nguồn vốn ĐTC ở TP HCM Các dữ

Trang 22

tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp cải thiện công tác đền bù, GPMB các dự án XD sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại địa bàn Tp HCM”

liệu đã được thu thập bằng các bảng khảo sát và phân tích EFA và CFA và SEM đã xác định được 32 yếu tố và được chia thành 7 nhóm, việc này sẽ tăng hiệu quả của công tác đền bù và GPMB các dự án XD Từ đó sẽ cung cấp kiến thức quan trọng để cải thiện công tác đền bù và GPMB (Nguyên, 2022)

2 Huỳnh Trọng Nhân

“Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

2021

Nghiên cứu về vấn đề GPMB ở tỉnh Bến Tre đã được tiến hành Dữ liệu đã được thu thập thông qua bảng khảo sát và sau đó, phân tích EFA đã chỉ ra rằng có tổng cộng 39 yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB tại tỉnh Bến Tre, được phân chia thành 5 nhóm các yếu tố (Nhân, 2021)

3 Trần Đông Dực

“Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình GPMB ở thành phố Hà Nội”

2012

Là một bài nghiên cứu được triển khai tại TP Hà Nội nhằm áp dụng quan điểm, chính sách, những quy định hiện hành tại Việt Nam cùng thực tiễn công tác GPMB trong và ngoài nước nhằm đề xuất những phương hướng, biện pháp và các kiến nghị để cải thiện tình trạng GPMB ở TP Hà Nội ở những năm tiếp theo (Dực, 2012)

4 Nguyễn Trọng Thuật

“Pháp luật về bồi thường, tái định cư các dự án qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”

2022

Việc nghiên cứu đã được triển khai tại TP HCM nhằm mục đích làm rõ các vấn đề lý luận chung liên quan đến bồi thường và tái định cư trong các dự án, cũng như đánh giá việc thi hành pháp luật đối với quá trình bồi thường và tái định cư trong các dự án thông qua thực tiễn

Trang 23

tại thành phố này Trong quá trình nghiên cứu, đã phát hiện ra những hạn chế trong chính sách pháp luật hiện hành Đồng thời, đã đề xuất những giải pháp hợp lý về mặt pháp lý để giải quyết vấn đề bồi thường và tái định cư trong các dự án dựa trên kinh nghiệm thực tế tại TP HCM (Thuật, 2022)

5 Vũ Thị Thanh Thủy

“Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”

2022

Nghiên cứu đã được thực hiện ở TP Thái Nguyên với mục tiêu là khảo sát và đánh giá tác động của việc đền bù và GPMB đối với hai dự án trọng điểm ở thành phố này Phương pháp nghiên cứu thông qua việc thu thập ý kiến của người dân và phỏng vấn cán bộ thực hiện dự án nhằm đánh giá những yếu tố tác động đến việc GPMB Các kết quả cho biết đơn giá bồi thường đất đai là yếu tố quan trọng có tác động đáng kể, đồng thời với giá trị của đất đai và nhà ở Tuyên truyền và vận động, cũng như yếu tố môi trường, có tầm quyết định đối với sự tác động đến tiến độ của dự án Những vấn đề trên đã được nghiên cứu rất kĩ lưỡng nhằm có tầm nhìn toàn diện đối với việc đền bù và GPMB đối với các dự án lớn (Thủy, V T T., Hải, N T., Huấn, N T., & Hiếu, N T., 2022)

6 Phạm Thanh Huế

“Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất nông nghiệp

2013

Bài viết được thực hiện tại TP Thái Bình nhằm mục tiêu giải quyết những vấn đề tồn đọng còn hạn chế trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, GPMB và giải quyết vấn đề công ăn việc làm đối với các hộ dân có đất nông nghiệp bị

Trang 24

để thực hiện một số dự án trên địa bàn TP.Thái Bình”

thu hồi tại TP Thái Bình Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, GPMB và cải thiện cuộc sống của hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi (Quế, 2013)

7 Trần Đức Học

“Khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB các dự án XD sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn TP.HCM”

2022

Nghiên cứu trên đã được thực hiện ở TP Hồ Chí Minh Bằng việc thực hiện điều tra xã hội học trên các đối tượng là các đơn vị Ban QLDA, CĐT, Ban bồi thường GPMB, các đơn vị trực thuộc, các Doanh nghiệp cùng một số người dân có diện tích nằm trong phạm vi đền bù và giải toả ở TP HCM Khi thực hiện phân tích EFA, đã thống kê được tổng số 32 yếu tố được chia làm 7 nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác ĐB và GPMB (Học, Nguyễn, Phạm, & Trần, 2022)

8 Nguyễn Công Danh

“Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu”

2023

Bài báo trên là thành quả của một đề tài về việc khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bằng việc phân tích đã xác định được có 6 nhóm yếu tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đặt ra, các nhóm yếu tố được đánh giá từ cao đến thấp như là: mặt bằng phải giải toả, tình hình vốn, khả năng hợp tác giữa các bên tham gia, năng lực của các bên thực hiện dự án, tiến độ và yếu tố môi trường khi triển khai thực hiện dự án (Danh, 2023) 9 Châu Hoàng Thân 2013 Bài nghiên cứu được triển khai nhằm phân tích

Trang 25

“Bất cập liên quan đến giá đất tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất”

các quy định pháp luật hiện hành, so sánh với thực tế để xác định nguyên nhân và đề xuất những biện pháp để cải thiện Trong quá trình nghiên cứu, đã nhận thấy rằng vấn đề cốt lõi hiện nay là việc định giá thị trường chính xác khi tính tiền để bồi thường cho người dân Phân tích những quy định và việc sử dụng trong thực tiễn cho thấy rằng khi nhà nước tiến hành thu hồi thì việc định giá đất và tính tiền bồi thường gặp nhiều vấn đề không ổn định và không chặt chẽ Giải quyết tốt vấn đề giá đất là “chìa khóa” dẫn tới sự thành công trong quá trình thu hồi và dự án (Thân, 2013)

10 Nguyễn Xuân Hải

“Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Hoàng Bồ giai đoạn 2016 – 2021”

2017

Bài nghiên cứu được triển khai nhằm mục đích thúc đẩy công tác GPMB cho những dự án sử dụng đất tại tại huyện Hoàng Bồ Qua kết quả phân tích đã tìm ra được những lợi ích và các yếu tố gây ra hạn chế trong quá trình GPMB Để tìm ra một số giải pháp hoàn thiện, việc thúc đẩy tiến độ GPMB trong tương lai được quan tâm để cải thiện và ổn cuộc sống của các hộ dân bị thu hồi đất (Hải, 2017)

2.3.2 Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới:

Bảng 2.2 Các nghiên cứu đã công bố trên thế giới

1 Nikuze, Alice Sliuzas, Richard Flacke, Johannes

2019

Nghiên cứu về tác động sinh kế thự hiện tại Kigali, Rwanda Bằng cách phỏng vấn các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án và phải di dời để thu

Trang 26

van Maarseveen, Martin

thập dữ liệu Từ đó đã cho thấy rằng việc hiểu biết về tác động sinh kế trước và sau quá trình tái định cư sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hạn chế các rủi ro nghèo đói, nhằm nâng cao đời sống cho những người dân chịu ảnh hưởng (Nikuze, 2019)

2 Jothi Saravanan Thiyagarajan, Ph.D., A.M.ASCE

2020

Bài nghiên cứu thực hiện tại một TP Chennai của Ấn Độ Trong bài viết này, vấn đề về người nghèo nội thành, sinh sống ở khu định cư không chính thức và bị ảnh hưởng bởi quá trình tái định cư do sự phát triển KT-XH đã được đem ra thảo luận Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng là khảo sát điển hình cùng với thực tiễn về các địa phương và cư dân bị ảnh hưởng để hiểu rõ nhiều khía cạnh KT-XH của những người chịu ảnh hưởng Bằng việc truyền đạt thông tin, nghiên cứu này sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về các dự án đường bộ giống như những dự án được lập kế hoạch cho các quốc gia đang trên đà phát triển trong thời gian tới (Thiyagarajan, 2020)

3 Caroline Aboda, Paul Vedeld, Patrick

Byakagaba, Frank Mugagga, Goretti Nabanoga,

Tumwine Fredrick Ruguma,

2013

Bài nghiên cứu đã được thực hiện tại Albertine của Uganda Việc áp dụng mô hình IRR để thực hiện nghiên cứu này là một phương pháp lý thuyết đã được dùng rộng rãi trong những tình huống di dời và tái định cư để xác định được các rủi ro dẫn đến sự nghèo khó cho những hộ dân bị di dời Với mục tiêu là cung cấp chi tiết các thông tin về những tầm quan

Trang 27

Paul Mukwaya trọng trong xã hội có khả năng bị tổn thương

trong khu vực Albertine, giúp nắm bắt rõ hơn về những ảnh hưởng KT-XH của việc tái định cư do thu hồi đất quy mô lớn để có thể định rõ hướng tái định cư trong tương lai (Aboda, 2013)

4 Frank Vanclay 2017

Bài viết này cung cấp sự giới thiệu chung về chủ đề dịch chuyển bởi dự án gây nên và tái định cư Đặt ra những vấn đề gặp phải của việc thực hiện tái định cư thường gặp phải, làm thế nào để cải thiện hoạt động đó… Từ kết quả đánh giá của các dự án cho thấy người dân vẫn bị thiệt thòi hơn khi phải di dời và đó sẽ là nguy cơ bị bần cùng hóa và bị tổn hại về mặt tinh thần Tuy nhiên, hy vọng rằng trong điều kiện thích hợp, tái định cư có tiềm năng trở thành cơ hội để phát triển (Vanclay, 2017)

2.4 Tổng quan về tình hình GPMB tỉnh Bến Tre

- Trong năm 2024, các hoạt động xây dựng trong tỉnh Bến Tre đạt được nhiều kết quả tích cực Theo báo cáo của Tổng cục thống kê tỉnh Bến Tre, tổng vốn đầu tư thực hiện là 3.488,99 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư XDCB là 2.286,52 tỷ đồng, vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản trong kỳ thực hiện là 426,816 tỷ đồng, giảm 5,71% so với cùng kỳ trước; vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định trong kỳ thực hiện là 774,91 tỷ đồng, tăng 10,64% so với cùng kỳ trước (TCTK, 2024)

- Theo báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, các dự án đang được đẩy mạnh về công tác GPMB như: Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 Tổng diện tích GPMB l 366.718,8 m2, đã GPMB được 528/545 hộ đạt 97% số hộ, diện tích đã bàn giao 353.926,3 m2 đạt 96% diện tích, đủ điều kiện thi công khoảng 8,92 km/9,42 km,

Trang 28

đạt 95% Dự án Đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2 Đã chi trả được 544/562 hộ dân với số tiền 512,084 tỷ đồng (đạt 97% số hộ, đạt 98% số tiền); bàn giao mặt bằng được 242.604 m2 /262.402 m2, đạt 92% (Huy, N & Nghĩa, H., 2023)

- Các dự án đa số đã đạt được kết quả tích cực trong năm 2024 Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình GPMB dẫn đến các dự án chưa đạt được tiến độ đề ra Vì thế cần sự tích cực đẩy mạnh hơn về tuyên truyền, vận động GPMB đến từng địa phương, từng hộ dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của hộ dân, đồng thời giải thích chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giải thích lợi ích về kinh tế, xã hội do công trình mang lại Thực hiện tốt công tác theo dõi, nắm tình hình, giám sát quá trình thi công thực hiện công trình, dự án theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" để nâng cao tiến độ GPMB hiện nay (Huy, N & Nghĩa, H., 2023)

2.5 Những yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB dự án XD tại tỉnh Bến Tre

Sau khi tham khảo một số bài nghiên cứu trước đây và trao đổi với một số chuyên gia, tác giả đã xác định được 40 yếu tố gây chậm trễ quá trình thực hiện công tác GPMB các dự án xây dựng tỉnh Bến Tre như sau:

- Các ý kiến chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 1

Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB

khảo

1 Sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý dự án và đơn vị thực hiện GPMB chưa tốt

(Hải, 2017), (Nhân, 2021)

3 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm của người thực hiện công tác GPMB thấp

(Nguyên, 2022), (Nhân, 2021) 4 Việc trích lục hồ sơ quản lý đất đai phức tạp Chuyên gia

(Quế, 2013),

Trang 29

STT Tên các yếu tố Nguồn tham

khảo

(Hải, 2017), (Nhân, 2021)

7 Người dân thay đổi ý kiến khi bị tác động từ những người xung quanh

(Nguyên, 2022), (Nhân, 2021) chuyên gia

(Nguyên, 2022), 9 Chính sách ưu đãi cho khu đất tái định cư (Hải, 2017),

(Nhân, 2021) 10 Chủ đầu tư không tích cực trong việc thực hiện các thủ tục

trước khi GPMB

(Hải, 2017), (Nguyên, 2022), 11 Có nhiều đơn khiếu nại của người dân (Hải, 2017),

(Nikuze, 2019)

12 Nhận thức về pháp luật của người dân về việc GPMB chưa cao

(Hải, 2017), (Nhân, 2021), chuyên gia

13 Sự sai sót của quá trình khảo sát dự án, kiểm kê và đo đạc

(Hải, 2017) (Nguyên, 2022), (Nhân, 2021) 14 Chủ sở hữu mảnh đất không có trong nước Chuyên gia

15 Các quy định và chính sách bồi thường, GPMB chưa phù hợp

(Aboda, 2013), (Nguyên, 2022), (Nhân, 2021) (Nikuze, 2019)

chuyên gia 17 Ngân sách chi trả cho việc bồi thường GPMB phân bổ chậm (Nguyên, 2022),

Trang 30

STT Tên các yếu tố Nguồn tham

khảo

(Nhân, 2021) 18 Mật độ dân cư trong khu vực GPMB cao Chuyên gia 19 Trình độ chuyên môn của chủ đầu tư thấp (Nguyên, 2022),

(Nhân, 2021) 20 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền (Nhân, 2021)

(Nikuze, 2019) 21 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền Chuyên gia 22 Các ranh đất của các hộ liền kề không rõ ràng (Nhân, 2021)

(Thân, 2013) 23 Các thửa đất có nhiều người sở hữu Chuyên gia 24 Không được sự đồng thuận của người dân khi cắm mốc

29 Sự phù hợp về các điều kiện kinh tế - xã hội lúc chưa chuyển chỗ

(Nguyên, 2022), (Nikuze, 2019), (Vanclay, 2017)

31 Việc điều chỉnh hệ số giá đất phức tạp (Nguyên, 2022),

(Nhân, 2021)

33 Sự sai sót khi cập nhật giá và kiểm kê (Dực, 2012),

Trang 31

STT Tên các yếu tố Nguồn tham

khảo

(Nhân, 2021),

34 Sự thay đổi về quy mô của dự án

(Nhân, 2021), (Nikuze, 2019), (Thân, 2013)

35 Tính phù hợp của các văn bản pháp luật với thực tế

(Nguyên, 2022), (Nhân, 2021), (Thân, 2013) 36 Có các di tích lịch sử trong khu vực GPMB Chuyên gia

37 Tinh thần trách nhiệm của các chuyên viên kiểm kê và cập nhật đơn giá chưa tốt

(Nhân, 2021), (Thân, 2013) (Nikuze, 2019), 38 Ảnh hưởng bởi các dự án xung quanh Chuyên gia 39 Sự thay đổi các chính sách nếu dự án kéo dài (Nguyên, 2022),

(Nhân, 2021), 40 Giá đề bù gây ảnh hưởng đến chi phí thực hiện dự án (Nhân, 2021),

Trang 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu chương

Nội dung chương này chủ yếu trình bày các bước thực hiện bài nghiên cứu, cách xử lý dữ liệu và các phương pháp dùng để nghiên cứu

3.2 Quy trình nghiên cứu:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2.1 Thiết lập bảng khảo sát

Hình 3.2 Quy trình thiết lập bảng khảo sát

Trang 33

- Bảng khảo sát được thiết lập để thu thập thông tin từ CĐT, Ban QLDA, TT PTQĐ, các công ty khác… Để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB của các dự án XD tại tỉnh Bến Tre dựa trên thang đo Likert (Trọng, H & Ngọc, C N M., 2008)

- Bảng khảo sát được dùng rất phổ biến, nhưng việc sử dụng bảng khảo sát cũng có thuận lợi và hạn chế sau:

+ Thuận lợi: Bảng khảo sát dễ dàng sử dụng, thu thập dễ dàng lượng lớn thông tin từ nhiều nơi khác nhau trong thời gian ngắn, chi phí thực hiện ít tốn kém + Bất lợi: Việc sử dụng bảng khảo sát để phục vụ cho việc nghiên cứu khiến kết quả của bài nghiên cứu phải phụ thuộc nhiều vào kết quả thu được Bởi vì thông tin có thể được thu thập dễ dàng, dữ liệu thu được có thể bị sai lệch Do đó, việc xây dựng bảng câu hỏi đòi hỏi sự chú ý đến đối tượng khảo sát và phải thực sự phù hợp với yêu cầu mà nghiên cứu muốn đặt ra

- Các ý kiến của chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 1

3.2.2 Cách thức thu thập dữ liệu - Phương thức: Phỏng vấn hoặc gửi form Google qua email, zalo để dễ dàng

trao đổi cũng như góp ý kiến cho bảng khảo sát - Bài nghiên cứu này sẽ tận dụng lợi thế của thời đại 4.0 hiện tại bằng cách gửi

các bảng khảo sát qua gmail, zalo, facebook đến các CĐT, Ban QLDA, các công ty, các chuyên gia trong lĩnh vực XD ở tỉnh Bến Tre Để thu được nhiều câu trả lời thì bảng khảo sát phải rõ ràng, nội dung dễ hiểu, thao tác trả lời đơn giản

- Để thu thập dữ liệu, ta thực hiện 2 bước như sau: + Bước 1: Lập bảng khảo sát thử nghiệm để tiến hành khảo sát thực với các

đối tượng như chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm cao trong ngành

+ Bước 2: Gửi bảng khảo sát đại trà

 Bước 1: Thiết lập bảng câu hỏi thử nghiệm

+ Lập một bảng câu hỏi khảo gồm các YT liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 34

nhằm để gửi thử nghiệm với một số đối tượng như chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm cao trong ngành Việc xin ý kiến chuyên gia có mục đích giúp chọn lựa, bổ sung, sắp xếp các YT một cách phù hợp

+ Tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện bảng khảo sát chính thức

 Bước 2: Gửi bảng khảo sát đại trà: Bảng khảo sát chính thức được thiết kế như sau

+ Giới thiệu: Giới thiệu về đề tài cũng như giải thích về mục đích thực hiện cuộc khảo sát này nhằm giúp người tham gia khảo sát nắm bắt thông tin, sự cần thiết và lý do của cuộc khảo sát này

+ Phần thông tin chung: Dùng để thu thập các thông tin chung của đối tượng tham gia khảo sát

+ Phần nội dung chính: Mục tiêu là thu thập các thông tin về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây chậm trễ quá trình GPMB các dự án XD tại tỉnh Bến Tre Để làm điều này, tác giả sử dụng thang đo với mức độ từ 1 đến 5 như bảng 4.1 và các câu hỏi liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên Đồng thời cũng thu thập thông tin chi tiết hơn từ các đối tượng tham gia khảo sát và bổ sung các yếu tố khác liên quan

Bảng 3.1 Bảng thang đo Likert

Mức độ ảnh hưởng

ảnh hưởng rất

ít

ảnh hưởng ít

ảnh hưởng trung bình

ảnh hưởng

nhiều

ảnh hưởng rất

nhiều + Phần C: Lời cảm ơn

3.2.3 Xác định số lượng mẫu cần thu thập

- Số lượng mẫu cần thu thập phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu - Kích thước mẫu có thể được tính toán sơ bộ ít nhất 3.7 lần dựa trên số lượng

biến quan sát (Huynh, 2020)

3.2.4 Cách thức duyệt dữ liệu

Nhằm tăng độ tin cậy phải xử lý các dữ liệu đã thu thập được như sau:

Trang 35

- Chỉ lấy các bảng trả lời có kinh nghiệm lớn hơn 3 năm - Loại các bảng trả lời không đủ thông tin và không trung thực, có dấu hiệu đánh

qua loa trong việc trả lời - Loại bỏ các bảng trả lời chọn cùng một mức độ cho nhiều YT liên tục

3.2.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định lượng đã được áp dụng trong bài nghiên cứu này bằng cách gửi bảng khảo sát đến các CĐT, Ban QLDA, NT, các công ty,….để thu thập dữ liệu Các dữ liệu sau đó đã được thống kê về tần số, kiểm định trung bình và kiểm định độ tin cậy theo chỉ số Cronbach's Alpha, cũng như phân tích nhân tố chính PCA Từ kết quả của phân tích nhân tố chính PCA, các yếu tố gây chậm trễ trong quá trình GPMB của các dự án XD trên lãnh thổ tỉnh Bến Tre đã được xác định và hình thành các nhóm các yếu tố liên quan đến nhau

- Thống kê tần số: Các biến như: số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và

vai trò trong dự án, số lượng dự án đã tham gia,… được biểu thị qua các biểu đồ, bảng số liệu qua việc tiến hành thống kê tần số

- Thống kê trung bình và xếp hạng:

+ Trong việc thống kê trung bình, giá trị mean là tiêu chí quan trọng được sử dụng Việc xem xét so sánh giá trị mean này với thang đo Likert sẽ được tiến hành Theo nguyên tắc toán học, nếu giá trị trung bình được làm tròn đến số nguyên gần nhất với mức giá trị của thang đo Likert, nó sẽ được đánh giá ở mức giá trị tương ứng đó

+ Các yếu tố sẽ được sắp xếp theo giá trị mean của chúng

- Kiểm tra trị trung bình: Phương pháp kiểm tra One-sample T-Test đã được

sử dụng để kiểm tra trung bình của dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp kiểm định sự khác biệt (T-Test) đã được áp dụng để xác định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể hoặc của tổng thể với một giá trị cho trước Mức ý nghĩa (Sig) là tiêu chí quan trọng mà tác giả đã chú ý khi sử dụng phần mềm thống kê để đánh giá và chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết ban đầu Các giả thuyết ban đầu chỉ được tác giả duy trì khi chỉ số Sig trong

Trang 36

- Kiểm tra hệ số tin cậy: Việc kiểm tra thông qua hệ số độ tin cậy Cronbach’s

Alpha là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu Hệ số này được sử dụng để đo lường mức độ liên kết giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Thông qua việc này, chúng ta có thể xác định được biến nào đã ảnh hưởng đến việc đo lường khái niệm của nhân tố đó Khi kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố là cao, điều này cho thấy các biến quan sát đã chọn là phù hợp và chính xác trong việc phản ánh tính chất của nhân tố mẹ Điều này giúp gia tăng sự tin cậy và hiệu quả của nghiên cứu

- Theo Nunnally (1978), một thang đo được coi là chất lượng khi có độ tin cậy của Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên Theo Hair và cộng sự (2009), để đảm bảo tính đơn hướng và sự tin cậy, ngưỡng Cronbach's Alpha cần phải từ 0.7 trở lên Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khám phá sơ bộ, việc chấp nhận ngưỡng Cronbach's Alpha là 0.6 có thể được xem xét là hợp lý Việc tăng cao hệ số Cronbach's Alpha tương ứng với việc tăng cao mức độ tin cậy của thang đo sẽ được thực hiện

- Chỉ số Corrected Item – Total Correlation cũng là một chỉ số quan trọng cần được xem xét đến trong quá trình nghiên cứu Chỉ số này thể hiện mối liên kết giữa các biến quan sát với nhau trong thang đo Vì vậy giá trị của chỉ số này càng cao thì thể hiện được liên liên kết giữa các biến với nhau càng cao Theo Cristobal và cộng sự (2007), thang đo chỉ số Corrected Item – Total Correlation > 0.3 là một thang đo lường tốt Do đó, tác giả sẽ giữ lại các biến có hệ số Corrected Item – Total Correlation > 0.3 Mức độ của thang đo lường được đánh giá Từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được

- Phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA): Theo Fabrigar và cộng

sự,(1999) thì “PCA được sử dụng nhằm mục đích tóm tắt thông tin các biến

quan sát được đưa vào phân tích nhân tố và giúp làm giảm số lượng nhiều quan sát thành một số lượng ít hơn các nhân tố chính”

- Theo (Trọng, H & Ngọc, C N M., 2008) các hệ số thống kê bao gồm:

+ Barlett test’s of sphericity: dùng để xem xét các biến quan sát có tương

quan với nhau hay không Vì vậy, chỉ tiến hành phân tích đối với các biến

Trang 37

quan sát ý nghĩa thống kê (Sig<0.05)

+ Chỉ số KMO: dùng để đánh giá tính thích hợp của việc phân tích nhân tố

Trị số của KMO có giá trị > 0.5 và < 1 là phù hợp

+ Hệ số Factor Loading: là thể hiện mối quan hệ tương quan giữa nhân tố

với các biến Hệ số này càng lớn thể hiện mối liên kết càng mạnh Theo Hair và các đồng nghiệp (2010), trong Multivariate Data Analysis, hệ số tải > 0.5 xem là chất lượng tốt, với mức thấp nhất là 0.3

+ Eigenvalue: Các nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1 thì được giữ lại Điều này là quy định cơ bản để lựa chọn các nhân tố trọng yếu khi phân tích + Percentage of variance: Mô hình PCA chỉ phù hợp khi có tổng phương sai

trích lớn hơn 50% 3.3 Kết luận Chương 4

Chương 3 chỉ trình bày các bước thực hiện nghiên cứu như: cách thiết lập bảng khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp PCA được áp dụng trong bài nghiên cứu này

Trang 38

CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM QUÁ TRÌNH GPMB CỦA CÁC

DỰ ÁN XD TẠI TỈNH BẾN TRE

4.1 Giới thiệu chương

- Nội dung chủ yếu chương 4 là thể hiện các kết quả xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu đã thu thập được từ các bảng khảo sát

4.2 Xử lý số liệu đã thu thập được

Theo (Huynh, 2020), số lượng mẫu cần dựa trên các biến khảo sát ít nhất bằng 3.7 lần có thể tính toán được Với 40 biến cần khảo sát, số lượng mẫu ít nhất cần là 148, theo tính toán của tác giả Bảng khảo sát được gửi đến tổng cộng là 245 người tham gia khảo sát như CĐT, Ban QLDA, TTPTQĐ, các công ty tư vấn, NT Để kết quả nghiên cứu được bảo đảm tính chính xác và tin cậy, tác giả chỉ sử dụng các bảng trả lời từ những người > 3 năm kinh nghiệm Kết quả thu được là tổng cộng 174 bảng

trả lời hợp lệ Đạt số lượng mẫu để tiến hành bước nghiên cứu kế tiếp 4.3 Thống kê tần số

4.3.1 Trình độ chuyên môn

Bảng 4.1 Bảng số liệu thu thập được về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của Anh/Chị?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

4.3.2 Vai trò trong dự án

Trang 39

Bảng 4.2 Bảng số liệu thu thập được về vai trò trong dự án

Vai trò của Anh/Chị của các dự án đang và đã tham gia?

Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent

4.3.3 Loại dự án đã và đang tham gia

Bảng 4.3 Bảng số liệu về loại dự án đã tham gia

Loại dự án chủ yếu các Anh/Chị đã và đang tham gia?

Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent

Trang 40

chiếm tỷ lệ cao nhất 66,09% do các công trình dân dụng lớn và trọng điểm trong tỉnh cần diện tích GPMB lớn và phải giao mặt bằng toàn bộ và đúng thời hạn Công trình giao thông và Nông nghiệp và PTNT chiếm số ít là 17,24% và 16,09% do các công trình này có thể giao mặt bằng từng phần Từ những số liệu này, sẽ nâng cao tính khách quan và phản ánh toàn diện kết quả cuối cùng

4.3.4 Thời gian công tác trong ngành XD

Bảng 4.4 Bảng số liệu về thời gian công tác trong ngành XD

Thời gian công tác của Anh/Chị trong ngành XD?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

4.3.5 Quy mô dự án

Bảng 4.5 Bảng số liệu về quy mô dự án

Quy mô dự án mà Anh/Chị đã và đang tham gia/phụ trách cao nhất là bao

nhiêu?

Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN