Việc giá dầu thô có những biến động lớn trong những nămqua sẽ ảnh hưởng khác nhau đến từng quốc gia và cả nên kinh tế của khu vực ASEAN,vốn được dự báo sẽ trở thành nên kinh tế lớn thứ t
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HO CHI MINH
TRUONG DAI HOC BACH KHOA
NGUYEN TUAN ANH
ANH HUONG CUA GIA DAU DOI VOI NEN KINH TẾ VIET
NAM VÀ MOT SO NƯỚC ASEAN:MOT UNG DUNG CUA MO HINH SVAR
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02
LUẬN VÁN THẠC SĨ
TP HO CHI MINH, tháng 04 năm 2016
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Duong Như Hùng
Cán bộ chấm nhận x€t 1 : - St Sẻ Sẻ S3 E8 SE Sư S19 EvS ve sevgxeiCán bộ chấm nhận XÉT 2 : - - EStStSư SE SE S88 Sư S188 vs xi
Luan văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Dai học Bách Khoa, DHQG Tp HCMngày 14 tháng 06 năm 2016
Thanh phân Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 Chủ tịch: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu
2 Thư ký: TS Trương Minh Chương3 Phản biện 1: PGS.TS Vương Đức Hoang Quân
4 Phản biện 2: TS Nguyễn Thu Hiền5 Ủy viên: TS Phạm Quốc TrungXác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYÊN TUẦN ANH MSHV: 7140517Ngày, thang, năm sinh: 15 — 11 — 1990 Nơi sinh: Đồng NaiChuyén nganh: QUAN TRI KINH DOANH Mã số: 60340102
I TEN DE TAI: ANH HUONG CUA GIÁ DAU BOI VỚI NÉN KINH TE VIỆTNAM VA MOT SO NƯỚC ASEAN: MOT UNG DUNG CUA MÔ HÌNH
Tp HCM, ngay 22 thang 04 nam 2016
CAN BO HUONG DAN CHU NHIEM BO MON DAO TAO
TRUONG KHOA
Trang 4Dương Như Hùng, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướngdẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giảiquyết van dé nhờ đó tôi mới có thé hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi còn nhậnđược nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thây cô, bạn bè và người thân.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân đã hỗ trợ, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tớiquý thầy cô khoa Quản lý công nghiệp — trường Dai học Bách Khoa Tp.HCM đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt khóa học
Trang 5TOM TAT LUAN VANMục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của giá dầu đến nên kinhtế Việt Nam và một số nước ASEAN bang cách sử dụng mô hình vector tự hồi quycau trúc (SVAR) Bài nghiên cứu sử dụng dit liệu hàng tháng trong thời đoạn 2000 —
2015 của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất, tỷ giá danh nghĩa
được lựa chọn như các thành t6 của nền kinh tế Bài nghiên cứu đã tìm ra mỗi quan
hệ giữa giá dầu, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất và tỷ giá.Kết quả cho thay rang ở hau hết các quốc gia, giá dầu có ảnh hưởng cùng chiều lênchỉ số giá tiêu dùng và lãi suất, trong khi đối với chỉ số công nghiệp thì mỗi quan hệnày là ngược chiều Sự ảnh hưởng của giá dầu lên tỷ giá là khác nhau đối với mỗi
quôc gia.
Trang 6ABSTRACTThe goal of this paper is to examine the impact of oil prices on economicsactivities of Vietnam and several ASEAN countries by using structural vectorautoregressive (SVAR) Monthly data is used for the period 2000 - 2015 The paperis conducted for Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam.Consumer price index, industrial production index, nomial interest rate and nomialexchange rate are used as determiants of economics activities The paper shows theevidence of relationship between oil prices, consumer price index, industrialproduction index, interest rate and exchange rate The result suggests that in most ofcountries, oil prices have an possive impact on consumer price index and interest rate.In contrast, a negative impact is found between oil prices and industrial productionindex The impact of oil prices on exchange rate is various for each country.
Trang 7LOI CAM DOANTôi xin cam đoan rang số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nay là hoàntoàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bat cứ công trình nàokhác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn góc
Tp Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Nguyễn Tuấn Anh
Trang 8TOM TAT LUAN VAN 0077 iiABSTRACT 21 ill
090090097907 ivCHUONG 1 MO DAU u cssssscesesesssssssscecscacscsceescscscsssesssesesesesesesesesssseeeees 11.1 Ly do hình thành dé tai o.ccc ee ccescesceseescscscsesssscscseseseeeeeeees |
1.2 Muc i00 j0) 0u 31.3 Phạm vi nghiÊn CỨU . 5G c5 5< G99 9n ng 3
1.4 Ý nghĩa của để tài : E12 S121 1 11 101010111 11110111 1kg 31.5 Bố cục để tài - c1 SH ng HT TH TH ng ngưng 4
CHUONG 2 CO SỞ LÝ THUYÊ'T ° 5 5s ssSscssssseesessssssese 5
QL Co sO an -““-“ -*£ä 52.1.1 Bat ôn gid dau và tăng trưởng kinh té cceeseseseeeeseeeees 52.1.2 Cú sốc giá dầu - - 2222121322 E51 1151111111011 111cc 82.1.3 Sự ảnh hưởng của giá dầu đến các bién kinh tế - 92.1.4 Tóm tat một số kết quả nghiên cứu trước đây - 142.2 Vấn đề nhận dạng trong kinh tế lượng -2 2 2 +c+s+sss5s2 152.3 Vai trò của “thời gian’, hay “độ trễ” trong kinh tẾ học ccscs«: 17
2.4 Cac 1¥ do cla in nh .-1 19
2.4.1 Lý do tâm lý -c- St SE 23 1211121511151 111 1111111111111 re 192.4.2 Lý do công nghỆ ng nghe 20
2.4.3 Lý do thé ChẾ - ¿S5 E91 9191212321 2121211111111 11 111k 20
2.5 Mô hình VANR 5 + ST TS S111 111111 1111111101111 11211 1x re 21
Trang 92.7 Các kiểm định đối với dữ liệu chuỗi thời gian - 5-5 55+: 242.7.1 Kiểm định tính dừng ¿+ E21 SE SE SE 2E ErErrxrce 24
2.7.2 Phân tích nhân quả Cang€r «c « s19 ve 26
CHUONG 3 THIET KE NGHIÊN CỨU 5-5-5-5< 5° << =sesesee 29
3.1 M6 hình nghiÊn CỨU -Ă 555 113999 99 9n và 293.2 Dữ liệu -S.S CC TH S11 111111111 11011101 0111121011101 11 01110111 33
3.3 Kiểm định tính dừng ¿- ¿E2 +2 S2 E21 212E E5 1E 1E 5 15111 crrrkd 353.4 Độ trễ tối ưU c2 1T HH TT ng ng ng Hưng ri 353.5 Kiểm định nhân quả Granger - 5-52 2 + x+x+x+x+x+sze sex 35CHƯƠNG 4 KET QUÁ 5<<c< c5 s2sS2s55EsEsE5E5EeEsEeEesessssse 374.1 Kiểm định tính dừng -. ¿ +5 52222 SE 1121 1 5 111111 1151111 re 374.2 Độ trễ tối ƯU Gv S11 S5 91 H1 1123111 H1 HH ngưng vn 374.3 Kiểm định nhân quả Granger ¿5-2252 5s 2+2 £+Eexexereeeerered 38
44 Phân tích phản Ứng Xung - - SH nhe 384.5 Phân rã phương SaI - - HH He 45
CHUONG 5 KET LUẬN <5 << 5c < <2 sex ssesesesse 485.1 KẾtluận - SG c1 SH 19 HT ng ng ng 48
Trang 10DANH MUC BANG BIEUBang 3-1: Cau trúc ma trận AO cccccsccscsescsssescsssescseessesesesescscsescseseseseseseeeen 33Bang 3-2: Dữ liệu của CAC QUOC Gia ececesesesssssescsesesesescssesesessecsescssseseseseseseeten 34Bang 4-1: Kết quả kiểm định tinh dừng ADF c.cccccceeeseeceeseseeseseseeeen 37Bảng 4-2: Thống kê các chỉ tiêu để lựa chọn độ trễ tối ưu 37Bang 4-3: Thống kê các độ trễ tối ưu cho các quốc gia 5555: 38Bảng 4-4: Kết quả kiểm định nhân quả Gran8er - - 5+2 +s+s2s2s5s 38Bảng 4-5: Phân rã phương sai biến CPI ¿<2 + +E+E££EzE£E£zzrzesered 45Bảng 4-6: Phân rã phương sai biến IP 5-2 + + 2E 2E£2£EzEzEzsrzreesered 46Bảng 4-7: Phân rã phương sai biến IR 5-25 2 2E 2E£2£EeEeEzszerresered 46Bảng 4-8: Phân rã phương sai biến ER 5 52 + E22 2£ EcEzrereesrred 47
Trang 11DANH MUC HINH ANHHình 2-1: Giá dau thé giới 2000 — 2015 cccccccccccscscsssssessesesesesescsessseseseseeseees 7
Hình 2-2: Biéu đỗ mô tả các kênh truyền của cú sốc gid dầu - 9
Hình 2-3: Giá dau và ty giá CAID/USÌD - 5c Sc St errre 13Hình 4-1: Phản ứng của các biến kinh tế Indonesia với giá dầu 39
Hình 4-2: Phản ứng của các biến kinh tế Malaysia với giá dầu 40
Hình 4-3: Phản ứng của các biến kinh tế Philippines với giá dầu 41
Hình 4-4: Phản ứng của các biến kinh tế Singapore với giá dầu 42
Hình 4-5: Phản ứng của các biến kinh tế Thái Lan với giá dâầu 43
Hình 4-6: Phan ứng của các biến kinh tế Việt Nam với gid dâu 44
Trang 12DANH SÁCH CHU VIET TAT
IMF_ : Quỹ tiền tệ quốc tếADB : Ngân hàng phát triển châu AGSO_ : Tổng cục thống kê
VAR : Vector tự hồi quySVAR: Vector tự hồi quy cau trúc
IN : IndonesiaMA : MalaysiaPH : PhilippinesSI : SingaporeTL : Thai LanVN: Việt Nam
Trang 13CHUONG 1 MỞ ĐẦU
1.1.Lý do hình thành đề tàiNăng lượng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của mọi quốc gia Đặc biệtđối với xăng dau, do đây là loại hàng hoá thiết yếu và có nhu cau tương đối không cogiãn, do đó nó là van dé được quan tâm trên toàn thế giới Những cú sốc giá dầu bắtđầu từ những năm 1970 đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, do sự thayđổi giá dầu được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn đến các biến độngkinh tế Theo nghiên cứu của Hamilton (1983) cho rang, bảy trong số tám cuộc suythoái kinh tế sau chiến tranh ở Mỹ diễn ra theo sau các sự kiện giá dau, và điều nàycó những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm khám phá mối quan hệ giữa các cúsốc giá dầu và hiệu quả kinh tế của các nên kinh tế khác nhau Các nghiên cứu nàycó thể được chia thành ba loại Loại đầu tiên bao gồm các nghiên cứu về những kênhtruyền dẫn mà thông qua đó, giá dau thay đổi có thé làm ảnh hưởng đến các biến kinhtế Loại thứ hai bao gôm các nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa giá dầu và cáchoạt động kinh tế vĩ mô ở những nên kinh tế khác nhau Loại thứ ba bao gồm cácnghiên cứu khác, chăng hạn như vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô trong việc giảiquyết những cú sốc giá dau (Alom, 2011) Tuy vậy, các dé tài nghiên cứu về tác độngcủa giá dầu đến các hoạt động kinh tế thường được thực hiện ở các nước phát triển,hay các nước trong khối G7, hoặc một số nước bên ngoài Mỹ và Tây Au, do đó, vẫncần có những nghiên cứu chi tiết hơn về chủ dé này ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khâu dầu thô Thống kêvề dau thô của Việt Nam cho thấy, Việt Nam có khoảng 2300 tan dau dự trữ Theonghiên cứu của Lê Việt Trung và Nguyễn Thị Thúy Vinh (2011), xuất khẩu dau thôcủa Việt Nam vào khoảng 16-18 triệu tan hàng năm, chiếm khoảng gan 20 phan trămkim ngạch xuất khâu Điều này góp khoảng 18-20 phan trăm cho GDP va 25-30 phầntrăm cho thu nhập của chính phủ hàng năm Tuy nhiên, lượng dâu tiêu thụ của ViệtNam lại chủ yếu dựa trên các sản phẩm dau tinh chế Trước năm 2009, hầu như toànbộ lượng dầu mỏ tinh chế cho nhu cau tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu ViệtNam đã mở nhà máy lọc dau dau tiên vào tháng hai năm 2009 Nhà máy loc dầu được
Trang 14hưởng mạnh của các cú sốc giá dầu thông qua việc nhập khẩu lượng lớn các sản phẩmxăng dau tinh chế Với vai trò là nhà xuất khẩu dau thô cũng như nhập khẩu các sảnphẩm xăng dau tinh chế, Việt Nam vẫn có khả năng bị tôn thương từ việc biến độnggiá dầu Điều này dẫn đến việc cần phải có các nghiên cứu tại Việt Nam nham làm rõhon sự tác động của giá dau đến nên kinh tế.
Từ tháng sáu năm 2014, giá dầu đã bắt đầu có xu hướng giảm sâu điều này khôngnhững mang lại lợi ích mà cũng cả khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam Việc xuấtkhâu dau thô chiếm 10% ngân sách quốc gia của Việt Nam Theo bộ trưởng bộ kếhoạch và đâu tư, việc mỗi thùng dầu giảm giá một đô-la đồng nghĩa với việc ngânsách giảm từ 46-56 triệu đô-la Dù vay, các chuyên gia cũng đánh giá rang, điều nàycũng có những tác động tích cực lên sự phát triển kinh tế Việt Nam, nơi xuất khâukhoảng 16 triệu tan dầu thô nhưng cũng nhập khẩu khoảng 10 triệu tan các sản phẩmxăng dầu hăng năm (Parameswaran, 2014) Việc giá dầu giảm cũng mang lại tiềmnăng để thúc đây chỉ tiêu người dùng và giúp doanh nghiệp cắt giảm chỉ phí, điều màcó thể kích thích tiêu dùng trong nước và sản xuất Do đó, việc tìm hiểu tác động củagiá dầu đối với nền kinh tế Việt Nam là rất cần thiết
Ngoài ra, nghiên cứu cũng được thực hiện với một SỐ quốc gia trong khu vựcĐông Nam A nhằm có sự so sánh với Việt Nam Trong khu vực ASEAN, có nhiềuquốc gia dang phát triển mạnh mẽ Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cau sử dungdau cũng tăng lên đáng kể Trong khi nhu cầu sử dụng dau ở các nước phát triển giữnguyên hoặc có sụt giảm đôi chút, thì nhu cầu sử dụng dau ở các nên kinh tế mới nỗikhông ngừng tăng lên Việc giá dầu thô có những biến động lớn trong những nămqua sẽ ảnh hưởng khác nhau đến từng quốc gia và cả nên kinh tế của khu vực ASEAN,vốn được dự báo sẽ trở thành nên kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050 Do đóviệc nghiên cứu chỉ tiết hơn về sự ảnh hưởng của giá dầu đối với khu vực kinh tế nàycũng mang lại nhiều ý nghĩa cho việc dự báo và hoạch định chính sách của Việt Nam
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tìm hiểu tác động của giá dâu thế giới ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tếvĩ mô của Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN
Cụ thể, đề tài nghiên cứu được hình thành với các mục tiêu sau:* Tìm hiểu ảnh hưởng của giá dầu đến các biến kinh tế.“* Phan tích ảnh hưởng của giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam và một số
1.3 Pham vi nghiên cứu
Thời gian: nghiên cứu được tiễn hành với các số liệu được thu thập theo tháng từnăm 2000 đến 2015
Không gian nghiên cứu: ảnh hưởng của giá dau tới các chỉ số kinh tế bao gồmlạm phát, tỷ giá, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất
Đối tượng nghiên cứu: giá dầu thế giới và các chỉ số kinh tế của Việt Nam và mộtsố nước ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore va Thái Lan
1.4 Y nghĩa của đề tài% Nghiên cứu xác nhận lại việc đánh giá ảnh hưởng của giá dau lên các chỉ số kinh
tế thông qua mô hình SVAR, là mô hình đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu
trước đây.
% Nghiên cứu được thực hiện và cung cấp các kết quả tại Việt Nam và một SỐ nướcASEAN Qua đó giúp cung cấp các thông tin về sự ảnh hưởng của giá dầu đếnkinh tế Việt Nam để từ đó góp phân trong việc đưa ra các chính sách cho sự pháttriển kinh tế
Trang 16Chương 1: Mở dauNêu lý do hình thành, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của dé
tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyếtGiới thiệu về các khái niệm và lý thuyết, các nghiên cứu liên quan Từ đó xâydựng giả thuyết thống kê và hình thành mô hình nghiên cứu thích hợp
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu va phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quảPhân tích và diễn dịch kết quả của nghiên cứu, trình bày kết quả phân tích.Chương 5: Kết luận
Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 17CHƯƠNG2 CƠ SỞ LÝ THUYET
2.1.Cơ sở lý thuyết2.1.1 Bất 6n giá dầu và tăng trưởng kinh tếTừ khoảng nửa cuối thế kỷ thứ hai mươi, dầu thô đã trở thành một trong nhữngyếu tô đo lường chính của các hoạt động kinh tế trên khắp thé giới, do mức độ quantrọng của nó trong việc cung cấp cho nhu cau năng lượng của thé giới Một số nhànghiên cứu cho rằng giá dầu có ảnh hưởng thiết yếu đến kinh tế trong khi những nhànghiên cứu khác nói rang dau và giá dầu đã mat dan sức ảnh hưởng của nó lên kinhtế Trong phần này, các góc nhìn khác nhau sẽ được thảo luận về cách mà giá dầu ảnh
hưởng lên các hoạt động kinh tế
Sự ảnh hưởng của giá dầu lên các hoạt động kinh tế đã được nghiên cứu rộng rãi,trong đó đi đầu là nghiên cứu cua Hamilton (1983) Tác gia sử dung mồ hình VAR
của Sim (1980) cho các dữ liệu của Mỹ trong giai đoạn từ 1948-1980, tác giả đã chỉ
ra rang giá dau và sự tăng trưởng GNP của Mỹ có mối tương quan mạnh Nghiên cứucũng nói rằng sự gia tăng giá dầu có liên quan mạnh với các cuộc suy thoái kinh tếMỹ sau chiến tranh thé giới thứ hai Theo sau nghiên cứu của Hamilton cũng có nhiềutài liệu nghiên cứu khác về ảnh hưởng của giá dầu lên GDP của Mỹ
Một số nghiên cứu khác tìm hiểu về ảnh hưởng của giá dầu theo cau trúc thịtrường Trong nghiên cứu của Rotemberg và Woodford (1996), đối với thị trườngcạnh tranh không hoàn hảo cho thay răng việc giá dầu tăng 1 phan trăm làm sản lượnggiảm 0.25 phan trăm và lương giảm 0.09 phan trăm Kết quả này sau đó được hỗ trợbởi những nghiên cứu của Finn (2000) Tác giả Finn nghiên cứu giá dầu và những
những mỗi quan hệ đối với các biến kinh tế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Theo đó, tác giả cho rằng việc tăng giá dầu có các ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt độngkinh tế không phân biệt cau trúc thị trường Dù cau trúc thị trường hoàn hảo haykhông hoàn hảo, việc giá dầu tăng vẫn có những ảnh hưởng không tốt đến các hoạtđộng kinh tế
Một số nghiên cứu khác tìm hiểu về ảnh hưởng của giá dầu đối với một khía cạnhcụ thể Keane và Prasad (1996) cung cấp bằng chứng cho thấy giá dầu ảnh hưởng
ngược chiều dén lương thực tê Tuy nhiên, đôi với những công nhân có kỹ năng, sự
Trang 18năm 1970 Lee và Ni (2002) ứng dụng mô hình VAR với nên kinh tế Mỹ để tìm hiểuảnh hưởng của giá dau lên các nền kinh tế va đưa ra kết quả là giá dầu có ảnh hưởngđến sản lượng đầu ra trong ngăn hạn Các nghiên cứu cũng xác định răng giá dau cóảnh hưởng đến cả cung và cầu của nên kinh tế.
Bat ồn giá dầu gây ảnh hưởng đến cả các nước nhập khẩu lẫn các nước xuất khâudau Dau thô là một trong những tác nhân quan trọng của nên kinh tế và việc giá dầuthay đối có những anh hưởng đáng ké lên sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của cácnước trên thế giới Có nhiều nghiên cứu đã ghi lại những ảnh hưởng đến kinh tế khigiá dầu tăng hoặc giảm, mà điển hình là đối với các nước phát triển và nhập khâudau, giá dầu tăng gây anh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là GDP Trongkhi một số nghiên cứu đề xuất răng một số nước (thường là các nước xuất khâu dầu)có thé được hưởng lợi ích từ việc tăng giá dau, thì một số nghiên cứu khác chỉ ra rằngviệc tăng giá dầu cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các nước khác
nhau.
Việc tăng giá dầu làm cho đầu tư giảm, có khả năng đòi hỏi việc phân chia lạicác nguồn lực Việc xây dựng ngân sách quốc gia trở nên khó khăn hơn: các nướcnhập khẩu dầu đối mặt với sự bấp bênh về giá nhập khẩu dầu và mức trợ giá dànhcho sản phẩm dau; các nước xuất khâu dầu đối mặt với sự bất 6n về doanh thu Đâycó thé là một van dé đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển khi mà nguồn thudựa chủ yếu vào xuất khẩu dau hoặc dùng phan lớn ngân sách phân bồ để hỗ trợ giádau Trong khi cố gắng bảo vệ các doanh nghiệp và các hộ gia đình chống lại biếnđộng giá dâu trên thị trường quốc tế, hệ thông hỗ trợ giá dầu cũng phơi bảy ra các rủiro ngân sách của chính phủ và dẫn đến chi phí kinh tế, môi trường và xã hội thay doiđáng kê
Từ mùa hè năm 2014, giá dầu giảm mạnh trên thị trường thế giới Giá dầu đãgiảm khoảng 50 phân trăm (tính theo USD) Giá dầu sụt giảm chủ yếu là do tác dụngcủa việc tăng nguồn cung dau, nhưng cũng phan nào làm xấu đi triển vọng tăng trưởngtoàn cầu Giá dầu thấp kìm hãm lạm phát một cách trực tiếp khi giá các sản phẩm liên
Trang 19quan đến dau giảm và một cách gián tiếp khi chi phí sản xuất những hàng hóa khácgiảm Hiệu ứng này khác nhau giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dâu Sự sụtgiảm giá dầu có tác động lớn hơn khi mức giá thấp diễn ra trong thời gian dài, khi đócác doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thay đối hành vi của họ nhiều hơn so vớitrường hợp sự giảm giá chỉ là tạm thời Phản ứng chính sách tiền tệ của ngân hàngtrung ương đối với việc giá dầu giảm phụ thuộc lớn vào lạm phát và những kì vọngvề lạm phát sẽ ảnh hưởng thế nào.
Price (USD) Oil Price
Nguồn: Từ phan mềm phân tíchHình 2-1: Giá dầu thế giới 2000 — 2015
Giá dầu giảm được kì vọng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng mạnhmẽ hơn đến nền kinh tế so với khi giá chỉ giảm tạm thời Nhưng sự ảnh hưởng củagiá dầu giảm lên sự phát triển của kinh tế toàn cầu không chỉ phụ thuộc vào việc giágiảm là tạm thời hay lâu dài mà còn do nguyên nhân của nó Giá giảm do nhu caugiảm sẽ không có những anh hưởng tích cực đến nên kinh tế so với khi giá giảm donguồn cung tăng Việc giá giảm do nhu cau có thé coi là triệu chứng của nên kinh tếtrở nên suy thoái Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào cách các nước điều chỉnhchính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc đáp ứng với sự sụt giảm giá dau.Ké từ khi giá dầu sụt giảm vào mùa hè năm 2014 do tăng nguồn cung, nó được giả
định là sẽ có tác động tích cực đền sự phát trién của nên kinh tê toàn câu nói chung.
Trang 20đến giảm lạm phát toàn cầu Tuy nhiên, tác động này khác nhau giữa các nước, phụthuộc vào các yếu tô như trọng số của sản phẩm dau trong rô hàng hóa CPI, nhữngtác động của giá dầu về tiền lương và giá cả khác, diễn biến tỷ giá, chính sách tiền tệnhư thé nào, cau trúc của thuế và trợ giá liên quan đến dau.
2.1.2 Cú sốc giá dầuGiá dầu ảnh hưởng tới nên kinh tế thông qua nhiều kênh truyền khác nhau Theođó, có sáu kênh truyền dẫn mà giá dầu ảnh hưởng đến các biến kinh tế như sau: (1)hiệu ứng sốc phía cung (supply-side shock effect), (2) hiệu ứng thịnh vượng (wealthtransfer effect), (3) hiệu ứng lam phat (inflation effect), (4) hiệu ứng cân bang thuc(real balance effect), (5) hiệu ứng diéu chinh khu vuc (sector adjustment effect), va(6) hiệu ứng bat ngờ (unexpected effect) (Weiqi T., Libo W., ZhongXiang Z., 2010).Hiệu ứng sốc phía cung: Từ góc nhìn này, dau được mô tả như là một yếu tô đầuvào của quá trình sản xuất Khi giá dầu tang, nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng dau rathông qua việc tăng chỉ phí sản xuất Kết quả là mức sản xuất thấp hơn sẽ làm giảmtong sản lượng và tăng thất nghiệp Quá trình truyền dẫn này thường xảy ra ở cácnước nhập khẩu dâu Đối với nền kinh tế xuất khẩu dâu, giá dầu tăng làm lợi nhuậntang, góp phần vào các cơ hội dau tư, giúp tăng sản lượng đầu ra và giảm thất nghiệp.Hiệu ứng tài sản: Kênh truyền dẫn này giải thích cách mà thu nhập chuyển từnên kinh tế nhập khẩu dau sang nên kinh tế xuất khâu dau sau khi cú sốc tăng giá dauxảy ra Kết quả là nhu cau tiêu dùng giảm ở nên kinh tế nhập khẩu và tăng ở nền kinhtế xuất khẩu
Hiệu ứng lam phát: Cú sốc giá dầu cũng gây ra lạm phát trong nên kinh tế Nhưđã dé cập, cú sốc giá dau làm tăng chỉ phí sản xuất, điều này dẫn đến sự thay đối về
° 4
giá.
Hiệu ung cân băng thực: Thong qua kênh truyền dan này, một cú sôc giá dâu cóảnh hưởng tới nhu câu tiên Ví dụ như người tiêu dùng có xu hướng vay nhiêu honvà không tiét kiệm, nó làm tăng lãi suat và làm giảm nhu câu tiên.
Trang 21Hiệu ứng điều chỉnh khu vực: Khi cú sốc giá dầu xảy ra, chi phí của việc điềuchỉnh thay đổi trong các khu vực của nên kinh tế có thé là nguyên nhân của việc giảmsản xuất Kết quả là những khu vực thâm dụng năng lượng sẽ bị thu nhỏ lại và những
khu vực sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ được mở rộng.
Hiệu ứng bắt ngờ: Nhu cầu đầu tư của cả người tiêu dùng và nhà sản xuất bị ảnhhưởng thông qua sự không chắc chăn về giá dầu Kế hoạch đầu tư tương lai có thể bịhoãn lại néu con người không biết giá dầu sẽ lên hay xuống Do đó, những điều không
chac chan sẽ tác động, làm cho nhu câu dau tư giảm.
Oil price † v| Output | (short-term) Unemployment T
= — "| (Capacity Utilization | ) income |
Output | (long-term)(Capacity Increase | )
Nguồn: Tang, W., et al., Oil price shocks and their short- and long-term effects on the Chinese economy,Energy Economics (2010)
Hình 2-2: Biéu đỗ mô ta các kênh truyén của cú sốc giá dauHình 2-2 mô tả cách mà cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến các biến kinh tế khác nhauthông qua các kênh truyền dẫn
2.1.3 Sự ảnh hưởng của giá dầu đến các biến kinh tếMột số nghiên cứu thực chứng đã khám phá ra mối quan hệ giữa biến động giádầu và hoạt động kinh tế Từ góc nhìn thực chứng, cú sốc giá dầu được tìm thấy là cótác động ý nghĩa lên sản lượng Hamilton (1983) đã tìm ra sự tồn tại của mối quan hệngược chiều giữa giá dầu và sản lượng tại Mỹ trong giai đoạn từ 1948 đến 1980 Kết
quả này sau đó đã được xác nhận lại bởi Hooker (1994) Tuy vậy, tac động của tănggiá dầu đên nên kinh tê có những kêt quả rõ ràng hơn so với khi giảm giá dâu Trong
Trang 22nghiên cứu của Mork (1989) nhằm xác định xem giá dầu sụt giảm có ảnh hưởng tớinên kinh tế như thé nào Kết quả là trong trường hợp giá dau tăng, các hệ số manggiá trị âm và có ý nghĩa thống kê cao, trái lại trường hợp giá dau giảm, các hệ số cóxu hướng tích cực nhưng rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê Điều này cũng đượcxác nhận lại bởi Rebeca và Marcelo (2004) Trong đó, tác gia tim thay ran ø việc tănggiá dầu có những ảnh hưởng tiêu cực lên GDP của hau hết các nước nhập khẩu dau.Ngoài ra, khi giá dầu giảm, sự ảnh hưởng chỉ có ý nghĩa đối với một vài quốc gia.Thêm vào đó, tác giả cũng tìm những ảnh hưởng khác nhau của giá dau lên GDP đốivới các loại nền kinh tế khác nhau.
Tăng giá dầu cũng có ảnh hưởng đến lạm phát một cách trực tiếp bằng cách tănggiá của chi phí năng lượng, thành phần mà được bao gồm trong các sản phẩm liênquan đến năng lượng như các thiết bị gia đình, phương tiện di chuyển, ga và điện.Trong số đó, xăng và dau là những sản phẩm trực tiếp từ dau thô, do đó giá của chúngcũng theo sau giá dầu một cách chặt chẽ Việc tăng giá dầu cũng ảnh hưởng tới chỉphí năng lượng thông qua giá các mặt hàng khác được thay thế gần gũi khác, ví dụ,các hộ gia đình và các doanh nghiệp có thé chuyển đổi từ các mặt hàng năng lượngliên quan đến dau sang khí đốt tự nhiên, do đó dẫn đến sự gia tăng trong giá cả củagiá dầu Mức độ mà giá dau tăng làm cho lạm phát tổng thé cao hơn thông qua việcchi phí năng lượng tăng phụ thuộc vào sự dai dang của nó Nếu giá dầu tiếp tục tăng,nó có thé dẫn đến sự gia tăng bền vững trong mức giá chung, đó là, sự gia tăng trongtỷ lệ lạm phát tong thé Giá dau tăng cao cũng có xu hướng ảnh hưởng đến phan cốtlõi của CPI một cách gián tiếp, bởi vì giá năng lượng chiếm một phan đáng kể trongchi phí sản xuất cho nhiễu mặt hang, chăng hạn như các dịch vu vận chuyển Ngoàira, nếu người lao động phải trả giá năng lượng cao hơn, họ có thể thoả thuận tiềnlương tăng lên, điều này cũng làm tăng chi phí sản xuất các mặt hàng trong CPI Mứcđộ mà giá dau tăng chuyền dịch vào lam phát co ban cao hơn thông qua việc chi phísản xuất cao hơn phụ thuộc vào những kỳ vọng lạm phát tông thể của những ngườithiết lập giá cả và tiền lương Trong thực tế, nếu giá dau tăng dẫn đến lạm phát kỳvọng cao hon trong dài hạn, việc tăng chi phí năng lượng và lương có nhiễu kha nănglàm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao Trong trường hợp này, giá dầu tăng cao có thể
Trang 23dẫn đến sự gia tăng bền vững trong phân cốt lõi của CPI, đó là, sự gia tăng lạm phátcốt lõi Tuy nhiên, khi giá dầu 6n định trong một vài tháng, các áp lực lạm phát tươngứng sẽ tiêu tan Kết quả là, cả lam phát tong thé và lạm phát cốt lõi có thé giảm
Trong những nỗ lực dé bảo đảm một môi trường lạm phát thấp va 6n định, và dođó hạn chế tác động của áp lực lam phát bắt nguồn từ việc giá dầu tăng cao, các nhàhoạch định chính sách tiền tệ phải chú ý tới lạm phát cốt lõi vì nhiều lý do Một làviệc loại trừ các thành phan thuc pham và năng lượng lam cho nó là một chi SỐ đángtin cậy hơn trong những xu hướng cơ bản của lạm phát Biến động giá lương thực vànăng lượng có thể phản ánh những cú sốc ngoại sinh, có nghĩa là, sự phát triển đó làkhông gan liền với sự thay đối của nên kinh tế, ví dụ như hạn hán có thé làm giảmviệc cung cấp các loại ngũ cốc, hoặc một cuộc xung đột chính tri trong một quốc giasản xuất dầu mỏ có thể làm giảm việc cung cấp năng lượng Những sự thay đổi như
vậy thường chỉ là xảy ra tạm thời và, do đó, không thường được phản ánh trong các
xu hướng cơ bản của lạm phát, đại diện cho các thành phan liên tục cua lạm phát.Thực tế trong dài hạn, sự góp phân của các thành phân biến động tạm thời của lạmphát có xu hướng biến mat Một cách dé xem xét tác động của việc tăng giá dau lênlạm phát cốt lõi là ước lượng một mô hình đường cong Phillips Theo mối quan hệthống kê được sử dụng rộng rãi này, lạm phát hiện nay phụ thuộc vào lạm phát trễ,về khoảng cách thất nghiệp trễ, và trên một thước đo độ trễ của các cú sốc cung sảnlượng Lạm phát trễ nắm bắt được mức độ dai dăng của lạm phát Khoảng cách thấtnghiệp, được định nghĩa là độ lệch của tỷ lệ thất nghiệp từ giá tri ban đầu của nó, déđo áp lực lạm phát xuất phát từ thị trường lao động Các biện pháp của các cú sốccung dau ra bắt được áp lực lạm phát xuất phát từ các yếu tố, chang hạn như tăng giádầu Hooker (2002) ước tính một mô hình cho Hoa Ky với biến phụ thuộc là lạm phátcơ bản, sử dụng dữ liệu 1962-2000 và thấy răng, khi giá dầu tăng đã có một tác độngđáng kế đến lạm phát cốt lõi cho đến năm 1981, nhung sau đó ảnh hưởng rat ít
Lãi suất cũng có thé ảnh hưởng đến giá dầu thông qua việc kết nối với lạm phát.Lam phát không dự tính được làm xói mòn giá tri thực của các khoản đầu tư như cỗphiếu và trái phiếu Các ngân hàng trung ương có thé đáp ứng với áp lực lạm phát
bang cách tăng lãi suât Trong lúc lạm phát, các nhà đầu tư quôc tê sẽ tìm kiêm các
Trang 24khoản dau tư tốt hơn như dau tư vao tài sản thực như dâu, điều này làm cho giá dầu
tăng lên và đặt thêm áp lực lên lạm phát.
Nhiều nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá Vài nghiêncứu cho rang có mối quan hệ nhân quả giữa giá dau và tỷ giá Một số nghiên cứu chothay tỷ giá ảnh hưởng tới giá dau trong khi một số nghiên cứu khác cho thay giá dầukhông có bat kì mỗi quan hệ nào tới ty giá Vậy những gi có thé là nguyên nhân gâyra sự ảnh hưởng này? Hamilton (1988) đưa ra giải thích là do sự điều chỉnh của giá
dầu Trong khi đó, Bernanke và các cộng sự (1997) cho rằng hiệu ứng của giá dầu
lên nền kinh tế không phải là do sự thay đổi giá dầu mà là do chính sách tiền tệ thắtchặt Chính sách tiền tệ sẽ được tối ưu để có thé giảm thiểu tác động của suy thoái
Bernanke xác nhận rằng cường độ của bat ky cu sốc ngoại sinh nào sẽ phụ thuộc vào
sự phản ứng của chính sách tiền tệ đối với cú sốc.Một số bài nghiên cứu trước đây đã đưa ra ý tưởng về mối quan hệ giữa giá dầuvà tỷ giá Bloomberg và Harris (1995) đã cung cấp một báo cáo dựa trên quy luật mộtgiá về cách mà biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá dầu Các mặt hàng như dầu
là tương đối đồng nhất và được giao dịch quốc tế Quy luật một giá khăng định rằng
khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với các đồng tiền khác, và các yếu tố khác không đối,người mua dầu quốc tế sẵn sàng trả nhiều đô la Mỹ cho dầu Bloomberg và Harris(1995) thấy răng, trong thực nghiệm, các mỗi tương quan nghịch giữa giá hàng hóavà đồng đô la Mỹ tăng sau năm 1986 Ngoài các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệmcủa Bloomberg và Harris (1995), một số nghiên cứu khác cũng tìm thấy những thayđổi trong ty giá sẽ tác động lên giá dau Zhang, Fan, Tsai va Wei (2008) tìm thấy cómột sự ảnh hưởng đáng ké của tỷ giá đồng đô la Mỹ lên giá dầu quốc tế trong dài han.Akram (2009) cũng cho thấy răng đồng đô la yếu dẫn đến giá hàng hóa tăng cao.Những quan sát hiện tại cho thay rang giá dau và ty giá hối đoái thường di chuyêncùng nhau Hình 2-3 là một ví dụ vé su thay đổi của giá dầu và tỷ gia đô la Canada /đô la Mỹ Từ đó có thé thay rang có một mối tương quan giữa giá dầu và sự suy yếucủa đồng đô la Mỹ
Trang 25Oil Price and CAD/USD Exchange Rate
Crude Oil Price [WTI, US$/bbl]40 60 80 100 120+ 4 ⁄ 4
Mỗi quan hệ giữa giá dau và tỷ giá hối đoái đã nhân mạnh rang có những lập luậnlý thuyết mạnh mẽ cho lý do tại sao tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá dầu nhưng cũng cónhững lý do tại sao giá dầu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Do đó, mối quan hệ giữahai biến này nên được giải quyết thông qua phân tích thực nghiệm
Giá dầu có ảnh hưởng đến các biến kinh tế một cách khác nhau Hầu hết cácnghiên cứu dựa trên dữ liệu của Mỹ và một số khu vực khác như Anh, Đức và một sốnước châu Âu khác Mặc dù có nhiều kết quả khác nhau giữa các quốc gia, các nghiêncứu đều đưa ra bằng chứng rang giá dầu có những ảnh hưởng lên các hoạt động kinhtế Do đó, câu hỏi rằng liệu các cú sốc giá dầu có ảnh hưởng thế nào đến các hoạt
động kinh tê vân cân được nghiên cứu thêm.
110100
90
T8070Exchange Rate [USD cents per 1 CAD]
06
Trang 262.1.4 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đâya Những tác động kinh tế của cú sốc giá dầu và giá thực phẩm đến các nước
châu A — Thái Bình Dương: Một ứng dụng của mô hình SVAR - Fardous
Alom
Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động của những hiệu ứng kinh tế của cú sốc giá dầuvà giá thực phẩm của các nước châu A — Thái Bình Dương bao gồm: Úc, NewZealand, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ và Thái Lan Bàinghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình SVAR với dữ liệu hàng quý
từ 1980 tới 2010.
Ở những nước nghèo tài nguyên, chuyên về ngành công nghiệp nặng như HànQuốc và Đài Loan, bị ảnh hưởng mạnh bởi giá dầu Những thay đổi giá dầu có ảnhhưởng ngược chiều với sự tăng trưởng công nghiệp và tỷ giá, và có ảnh hưởng cùngchiều tới lạm phát và lãi suất Trong khi đó, ở những nước nghèo tài nguyên dầu nhưÚc và New Zealand nhưng có các tải nguyên khoáng sản khác, thì không bị ảnh hưởngbởi các cú sốc giá dầu, mà chỉ có tỷ giá bị ảnh hưởng Ngoài ra, những nước nghèotài nguyên dầu nhưng chuyên về các dịch vụ tài chính quốc tế cũng không bị ảnhhưởng khi giá dầu tăng Những kết quả thực chứng dé xuất rang giá dau và giá thựcphẩm nên được xem xét trong việc dự báo và đưa ra chính sách, đặc biệt đối với HànQuốc, Đài Loan và Thái Lan
b Giá dầu, lạm phát và tỷ giá trong mô hình SVAR đồng kết hợp cho các
nước G7 - Nota di Lavoro, Fondazione Eni Enrico Mattei
Bai nghiên cứu thực hiện tai các quốc gia Canada, Pháp, Duc, Ý, Nhật Bản, Anhva Mỹ Các biến của mô hình là tỷ giá lãi vay ngăn han, tong lượng tiền, chỉ số giátiêu dùng, GDP thực, giá dau thé giới và ty giá Dữ liệu được lay theo quý từ 1980tới 2003 Tat cả các biến được nhập vao dưới dạng logarit ngoại trừ lãi vay
Bài viết tập trung vào phân tích kết quả của cú sốc giá dầu năm 1990 Kết quảcho thấy răng, đối với hầu hết các nước, theo sau những cú sốc giá dầu là sự tăng vềtỉ lệ lạm phát và giảm về tăng trưởng dau ra Đối với Anh và Canada là hai nước xuấtkhâu dau ròng, cú sốc giá dau có tính tích cực, và đỗi với Nhật Bản thì sốc giá dau cóvẻ không có ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu ra Ngược lại, Pháp và Mỹ bị ảnh hưởng
Trang 27nặng né của cú sốc Việc tăng giá dầu tạm thời cũng có ảnh hưởng đến áp lực lạmphát: mức ảnh hưởng được ước tính sau một năm ké từ khi giá dầu tăng của CPI trongkhoảng từ 0,211% với Đức đến 0.881% với Canada
c Những cú sốc giá dầu và những ảnh hưởng ngắn hạn, dài hạn lên nền kinhtế Trung Quốc - Weiqi Tang, Libo Wu, ZhongXiang Zhang
Bài nghiên cứu sử dụng các biến giá dau, chỉ số giá tiêu dùng/sản xuất, tỉ suất lợinhuận của các cong ty, lãi suất thực, đầu tư thực, giá tri gia tăng công nghiệp Dt liệuđược lay từ 6/1998 đến 8/2008, bao gồm 123 quan sát
Bài nghiên cứu tìm hiểu tác động của giá dau lên nên kinh tế Trung Quốc, nhanmạnh các kênh truyền dẫn cú sốc giá dầu Kết quả cho thấy giá dầu tăng có ảnh hưởngngược chiều đến sản lượng dau ra và dau tư nhưng có tác động cùng chiều lên ty lệlạm phát và lãi suất Tuy nhiên với chính sách quản lý giá ở Trung Quốc, những tácđộng lên nên kinh tế thực, được biểu diễn thông qua sản lượng thực và đầu tư thực,diễn ra lâu hơn nhiều so với các biến về giá cả, tiền tệ
d Tổng hợp kết quả một số nghiên cứuNhìn chung, đối với hầu hết các nghiên cứu, giá dầu có tác động tích cực lên lạmphát và lãi suất, tác động tiêu cực đến sản lượng đầu ra và có các tác động khác nhauvề ty giá ở các nên kinh tế khác nhau
2.2 Van đề nhận dạng trong kinh tế lượngTrong nhiều mô hình kinh tế, một số biến nội sinh được xác định đồng thời.Ví dụ như ước lượng những phương trình cung và cầu, các biến giá và lượng đượcxác định cùng lúc Những mô hình kinh tế vĩ mô cũng là những ví dụ đặc trưng
của mô hình hệ phương trình.
Xem xét một mô hình biéu diễn cung va cầu của bánh mì như sau:
Qc=a—bP—ecF (2.3.1)
Qqg=—ct+dP+gqgl (2.3.2)
Trong đó Q, là lượng cung, Qq là lượng cau, P là giá bánh mi, F là giá bột mì
và I là thu nhập.
Phương trình (2.3.1) và (2.3.2) được biết đến như những phương trình cấu
trúc của mô hình hệ phương trình, các hệ sô hôi qui a, b, c, d, e va g là những
Trang 28thông số cau trúc Bởi vì giá và lượng được xác định một cách đồng thời, nênchúng đều là những biến nội sinh Chúng ta lưu ý giá tác động lên lượng và ngượclại Điều này được biết đến như hiện tượng phản hồi, là một đặc tính thông thường
giữa những mồ hình hệ phương trình Thu nhập và giá bột mì không được xác
định bởi mô hình đặc trưng nhưng nên chúng được coi là những biến ngoại sinh.Trong các mô hình phương trình đơn, chúng ta sử dụng những thuật ngữ như biếnngoại sinh và biến giải thích thay thé cho nhau Đối với những mô hình hệ phươngtrình, thì không thể sử dụng như vậy được nữa Trong phương trình (2.3.1), giá cảlà biến giải thích nhưng lại không phải là một biến ngoại sinh
Lời giải cho các biến nội sinh của phương trình trên như sau:
P= c_ : r+) (2.3.3)
b+d b+t+d b+d
bate) c1) — bg
b+d b+d b+dHai phương trình (2.3.3) và (2.3.4) la dang rút gọn của mô hình Hai phương
I (2.3.4)
Q= a—
trình trên có thé viết lại dudi dạng:
Q= ha th,F +hel (2.3.4)Với
“ b+dh.= b(a + c)
Các giá trị h trên là các hệ số của phương trình rút gọn
Từ các giá trị h:
Trang 29e© nếu có thé xác định lại các tham số cầu trúc {a, b,c, d,e, g} thì mồ
hình được gọi là nhận dạng chính xác (exactly identified).
e Nếu không xác định được tham số câu trúc thì mô hình được gọi là
không nhận dạng được hay nhận dang dưới mức (under identified).
e Nếu xác định được nhiều hơn một tổ hợp tham số cầu trúc thì mô hình
được gọi là nhận dạng quá mức (over identified).
2.3 Vai trò của “thời gian’, hay “độ trễ? trong kinh tế họcTrong kinh tế học, sự phụ thuộc của một biến số Y (biến phụ thuộc) vào một haynhiều biến số X khác (biến giải thích) hiếm khi có tính chất đồng thời Rất thường
xuyên, Y tương ứng với X sau một khoảng thời gian Khoảng thời gian như vậy được
gọi là độ trễ Để minh họa bản chất của độ trễ, ta hay xem vi dụ sau
Gia sử một người được tăng lương 2000 USD trong mức lương hang năm, va giasử đây là mức tăng “lâu dai’ theo ý nghĩa là mức tăng lương này được duy trì lâu dài.
Ảnh hưởng của mức tăng thu nhập này đối với chỉ tiêu dùng hàng năm của người nàylà như thế nào?
Theo sau sự gia tăng thu nhập như vậy, người ta thường không lao vào chi tiêu
toàn bộ thu nhập ngay lập tức Vì thé, người hưởng thu nhập của chúng ta có théquyết định tăng chi tiêu dùng thêm 800 USD trong năm dau tiên sau khi thu nhậptăng: tăng tiêu dùng thêm 600 USD trong năm kế tiếp, và thêm 400 USD nữa trongnăm tiếp theo; và tiết kiệm chỗ còn lại Đến cuối năm thứ ba, chỉ tiêu dùng hàng nămcủa người ấy sẽ tăng thêm 1800 USD Như vậy, ta có thé viết hàm tiêu dùng của
người này là:
Y, = Hằng số + 0.4X; + 0.3X,_¡ +0.2X;_¿ + uy
Trong đó Y là chi tiêu dùng và X là thu nhập.
Phương trình trên cho thấy răng ảnh hưởng của việc tăng thu nhập 2000 USD sẽdàn trải, hay sẽ phân phối trong khoảng thời gian ba năm Do đó, những mô hình nhưvậy được gọi là mô hình phân phối trễ, vì ảnh hưởng của một nguyên nhân cho trước(thu nhập) sẽ được trải dài trong một số thời đoạn Về mặt hình học, mô hình phânphối trễ được trình bày trong hình sau:
Trang 30Anh hương doi với Y
Hinh: Anh huong cua su thay đối một đơn vị biến X vào thời đoạn t đối với
biến Y vào thời đoạn t và các thời đoạn tiếp theoTổng quát hơn, ta có thể viết:
Yr=art BoXr + BiXei1t+ BoXr2t+ ІƒxXckc+U, (.1.])
Phương trình (2.1.1) là một mô hình phân phối trễ với một độ trễ xác định baogdm k thời đoạn Hệ số Bo được gọi là số nhân ngăn hạn hay số nhân tác động vì nócho ta biết sự thay đối trị trung bình của Y ứng với sự thay đôi một don vị của biénX trong cùng thời đoạn Nếu sau đó, sự thay đối biến X vẫn được duy trì ở cùng mứcđộ thì (Bo + ¡) cho ta sự thay đổi trị trung bình của Y trong thời đoạn kế tiếp, (Bo +Bi + Ba) cho ta sự thay đổi trị trung bình của Y trong thời đoạn kế tiếp nữa, và v.v Các tông riêng phần này được gọi là các số nhân tức thời Cuối cùng, sau k thời đoạn,
thi ta thu được Bi 'chuẩn hóa” Khi đó, các tong riêng phan của B; chuẩn hóa sẽ cho ta
tỷ lệ của một thời đoạn cụ thể trong tác động tong, hay tac động dài hạn
Trang 312.4 Các lý do của độ trễCho dù ví dụ trong phân 2.1.1 cho thấy bản chất của các hiện tượng trễ, các ví dụnày không giải thích đây đủ lý do phát sinh độ trễ Có ba lý do chính:
2.4.1 Lý do tâm lý
Như hệ quả của thói quen (sức i), người ta không thay đối thói quen tiêu dùng
cua họ ngay lập tức theo sau sự gia tăng hay giảm sút thu nhập, có lẽ vì quá trình thay
đổi liên quan đến sự mất đi độ thỏa dung tức thời Vì thế, những người trong phútchốc trở thành triệu phú nhờ trúng số không chắc sẽ thay đổi lỗi sống mà họ đã quentrong một thời gian dài, vì có thể ngay tức thời họ không biết phản ứng trước khoảnlộc bất ngờ đó như thế nào Lẽ dĩ nhiên, với một khoảng thời gian nhất định, họ cóthé học cách sống với vận may mới có của minh Cũng như, người ta không biết chắcliệu sự thay đối nào đó là “lâu dai’ hay “nhất thoi.’ Vì thế, phản ứng của tôi trước sựgia tăng thu nhập sẽ phụ thuộc vào việc gia tăng thu nhập đó có lâu bền hay không.Nếu đó chỉ là sự gia tăng một lần không còn tái diễn, và trong những thời đoạn tiếptheo, thu nhập của tôi sẽ quay về mức trước đó, chắc tôi sẽ để dành toàn bộ mức tăngthu nhập, trong khi ai đó ở vào hoàn cảnh tôi có thé “sống hết minh’ với khoản tăng
đó.
Trang 322.4.2 Lý do công nghệ
Giả sử giá của vốn so với giá của lao động giảm, làm cho việc thay thế lao động
băng vốn trở nên khả thi về mặt kinh tế Lẽ dĩ nhiên, việc bổ sung thêm vốn phải mất
thời gian (thời kỳ thai nghén) Hơn nữa, nếu người ta dự kiến việc giảm giá vốn chỉcó tính nhất thời, các doanh nghiệp không chắc sẽ lao vào thay thế lao động băng vốn,đặc biệt là nếu họ ky vọng rằng sau dot giảm giá nhất thời, giá vốn có thể tăng caohơn mức trước đây Đôi khi, sự hiểu biết không hoàn hảo cũng là nguyên nhân của
độ trễ Hiện nay, thị trường máy tính cá nhân tràn ngập đủ loại máy tính với các tính
năng và giá cả khác nhau Thêm vào đó, từ khi máy tính được giới thiệu vào thập niên
70, giá hầu hết các loại máy tinh cá nhan đã giảm mạnh Nhu một hệ quả, khách hangtiềm năng của máy tính cá nhân có thé lưỡng ly khi mua máy cho đến khi họ có thờigian xem xét các tính năng và giá cả của tất cả các thương hiệu cạnh tranh nhau.Ngoài ra, họ có thé chân chừ mua máy với kỳ vọng về sự giảm giá hơn nữa hay vềcác phát minh đổi mới
2.4.3 Lý do thé chếLý do này cũng góp phần dẫn đến độ trễ Ví dụ, các nghĩa vụ hợp đồng có thểngăn can các doanh nghiệp không thể chuyên từ một nguồn lao động hay nguyên vậtliệu này sang một nguồn lao động hay nguyên vật liệu khác Như một ví dụ khác,những người gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm dai hạn với thời hạn có định như 1năm, 3 năm, hay 7 năm, thực chất là bị “khóa chặt” vào các thời hạn này cho dù tìnhhình thị trường tiền tệ có thé thay đối khiến cho những nơi khác có thé có những mứclợi suất cao hơn Tương tự, đơn vị tuyển dụng thường cho người lao động chọn lựatrong số một vài hợp đồng bảo hiểm y tế khác nhau, nhưng một khi việc chọn lựa đãđược thực hiện, người lao động không thé đối sang hợp đồng bảo hiểm khác trong itnhất một năm Cho dù điều này có thể được thực hiện để thuận tiện về mặt hành
chính, người lao động bị khóa chặt trong một năm.
Vì những lý do thảo luận trên đây, độ trễ chiếm một vai trò trọng tâm trong kinhtế học Điều này phản ánh rõ rệt trong phương pháp luận dài han-ngan han của kinhtế học Chính vì lý do này mà chúng ta nói rang độ co giãn theo giá hay theo thu nhậpngắn hạn nói chung nhỏ hơn (về giá trị tuyệt đối) so với độ co giãn theo giá hay theo
Trang 33thu nhập dài hạn; hay xu hướng tiêu dùng biên ngắn hạn nói chung nhỏ hon xu hướng
tiêu dùng biên dài hạn.
2.5 Mô hình VAR
Khi dự báo dựa trên mô hình một phương trình, trước hết cần dự báo biến độclập và sau đó dự báo biến phụ thuộc Dự báo như vậy sai số sé tăng nhanh khi ta dựbáo quá xa trong tương lai Và như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các biến sốkinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởnglên biễn phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nó còn có ảnh hưởng ngược lại Do đómà ta phải xét ảnh hưởng qua lại giữa các biễn này cùng một lúc Chính vì thế môhình kinh tế lượng mà ta phải xét đến không phải là mô hình một phương trình mà làmô hình nhiều phương trình
Tuy nhiên, để ước lượng được các mô hình này ta phải đảm bảo rằng các phươngtrình trong hệ được định dạng, một số biến được coi là nội sinh (biến mà giá tri đượcxác định bởi mô hình, là biến ngẫu nhiên) và một số biến khác được coi là ngoại sinh
hay đã xác định trước (ngoại sinh cộng với nội sinh trễ) Việc định dạng này thường
được thực hiện băng cách giả thiết rằng một số biến được xác định trước chỉ có mặttrong một số phương trình Quyết định này thường mang tính chủ quan và đã bịChristopher Sims lên tiếng chỉ trích Theo Sims, nếu tổn tại mối quan hệ đồng thờigiữa một số biến thì các biến này phải được xét có vai trò như nhau, tức là tất cả cácbiến xét đến đều là biến nội sinh Dựa trên tinh thần đó mà Sims đã xây dựng mô hìnhvector tự hồi quy VAR
Mô hình VAR dang cau trúc tổng quát do Sims (1980) đề xuất với m biến trễ, pbước được viết ở dạng:
Ve =At Aoye ++ + ÂpY¿_p † EtTrong đó yt = (Vii, , Ymt), A là các ma trận cap mx m, A là ma trận cap mx l,€ là ma trận cap mx 1
Mô hình VAR dang rut gọn tương ứng là:
Ve =B+ By¿_ + + Ppy:—p + VeTrong đó yi = (yit, , Ymt); Bi là các ma trận cấp m x m, B là ma trận cấp mxIl,
vi là ma trận cap m x | yêu tô ngâu nhiên.
Trang 34Một số vẫn đề trong xây dựng mô hình VARBên cạnh những ưu điểm nỗi trội của mô hình VAR: không cần xác định biếnnào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh hay ta có thé sử dụng phương phápOLS cho từng phương trình riêng rẽ thì mô hình VAR còn vướng phải một số hạnchế:
e Khi xét đến mô hình VAR ta còn phải xét đến tính dừng của các biến trongmô hình Yêu cầu đặt ra khi ta ước lượng mô hình VAR là tất cả các biếnphải dừng, nếu trong trường hợp các biến này chưa dừng thì ta phải lẫy saiphân dé đảm bảo chuỗi dừng Càng khó khăn hon nữa nếu một hỗn hopchứa các biến có tính dừng và các biến không có tính dừng thì việc biếnđổi dữ liệu không phải là việc dễ dàng
e Khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ thích hợp Giả sử mồ hình VAR
ban đang xét có ba biến và mỗi biến sẽ có 8 trễ đưa vào từng phương trình.Như xem xét ở trên thì số hệ số phải ước lượng là 32.8+3=75 Và nếu tatăng số biến và số trễ đưa vào mỗi phương trình thì số hệ số mà ta phải
ước lượng sẽ khá lớn Ngoài ra, khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ
còn được thé hiện ở chỗ nếu ta tăng độ dài của trễ sẽ làm cho bậc tự dogiảm, do vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng
2.6 Mô hình SVAR
Mô hình tự hồi quy vector cau trúc (SVAR) đã trở thành công cụ pho biến trongnhững năm gan đây trong việc phân tích các kỹ thuật truyền dẫn tiền tệ và nguồn gốccủa các biến động chu kì kinh doanh (Gottschalk, 2001) Phương pháp SVAR ngàynay được sử dụng rộng rãi trong các phần mềm về kinh tế lượng như Eviews, Stata,giúp cho việc sử dụng phương pháp này khá đơn giản và dễ hiểu
Mô hình tự hồi quy vector cau trúc (SVAR) đã được sử dụng rộng rãi trongviệc đánh giá hiệu quả của truyền dẫn giá dầu ở một số quốc gia Mô hình này có ưuđiểm lớn là xét đến tác động đồng thời giữa biến giá dau thô và các biến số kinh tế vimô có liên quan Khác với mô hình VAR truyền thống, mô hình SVAR có kế đếnphương pháp phân tách sự trực giao của các cú sốc (ma trận phương sai — hiệp phươngsai của các sai số hôi quy) bằng phương pháp phân tách Cholesky hoặc dùng lý thuyết
Trang 35Mô hình VAR cấu trúc là một hệ thống các phương trình tuyến tính của cácbiến nội sinh, trong đó, giá trị của mỗi biến ở hiện tại sẽ phụ thuộc độ trễ của chínhnó và các biến nội sinh khác Những kết quả xuất ra từ mô hình SVAR yêu cầu thêmviệc xác định giả định rằng động lực tác động vào phản ứng của mô hình phải dựatrên kiến thức về lý thuyết kinh tế, hoặc các hạn chế khác Chỉ sau khi phân tách sai sốước tính thành những cú sốc cau trúc mà không tương quan lẫn nhau và có giảithích về mặt kinh tế, thì mới đánh giá tác động nhân quả của những cú sốc vào nhữngbiến của mô hình.
Mô hình SVAR được sử dụng tiên phong bởi Blanchard (1989), Blanchard vàQuanh (1989), tập trung vào xác định các ràng buộc dài hạn trong việc xác định các
cú sốc cung và cầu của nền kinh tế Dựa trên hai bài nghiên cứu đó, Gali dé xuất mộttập hợp các ràng buộc bao gồm cả ràng buộc ngăn hạn và ràng buộc dài hạn Sau đó,đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR để phân tích
Một cách đơn giản, ta xem xét mô hình hệ phương trình đồng thời hai biến nhưsau:
Vit = Vio — Đ12Ÿ¿t + Var Yie-1 + Vi2Y2e-1 + Ext (1)Yor = Y20 — Pa1Vie + Y21Vit—-1 + ⁄22Ÿ¿t—1 + Ent
Trong do
Trang 36Mô hình (1) được gọi là mô hình SVAR trong đó được giả định răng nó được bắtnguồn từ các lý thuyết kinh tế Phan dư €,, và €5, là độc lập và được giải thích là cácđối mới cau trúc (structural innovations) hay sai số câu trúc (structural errors) Môhình (1) có thể viết dưới dạng ma trận như sau:
le 1z =2 |Í*b} bc ed
Một cách tổng quát, mô hình có dạng như sau:
AYt = Yo + Are-1 + Et (3)Trong đó y; là một vector gom có k biến nội sinh
Dang rút gọn của mô hình SVAR là một mồ hình VAR tiêu chuẩn Mô hình rútgon được tìm ra bằng cách nhân phương trình (3) với AX, từ đó ta có:
Ve = Ao + ATˆAxy¿T- + At= bọ + Byyp_1 + Ut (4)Từ đó có thé ước lượng các hệ số bạ, B,, u¿ Tuy nhiên dé xác định các tham sốcau trúc A, Vo, Az, £;, ta cần có thêm các ràng buộc Cụ thé, ta cần thêm k(k+1)/2ràng buộc Các ràng buộc bắt nguồn từ các lý thuyết kinh tế
2.7 Các kiếm định đối với dữ liệu chuỗi thời gian2.7.1 Kiểm định tính dừng
Tính dừng (Stationarity) được sử dụng như một công cụ trong phân tích chuỗi sốliệu theo thời gian Dé hình thành một mô hình day đủ ý nghĩa thống kê thì chuỗi sốliệu theo thời gian trước tiên cần kiểm tra tính dừng Một chuỗi thời gian được gọi là
dừng khi trung bình, phương sai và hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) sẽ giữ
nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào thời điểm nào Chuỗi dừng có xuhướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là nhưnhau Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đôitheo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đối theo thời gian hoặc cả hai
Các dữ liệu của chuỗi thời gian cần được kiểm định tính khả dụng, nếu không thìcác kết quả kiểm định thông thường có thể trở nên không đáng tin cậy Thông thườngdữ liệu chuỗi thời gian phải được kiểm định tính dừng Theo Chris Brooks (2006), cóba ly do chính để kiểm tra tinh dừng của dữ liệu Đầu tiên là yếu tố dừng của dữ liệu
Trang 37có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của nó Ví dụ như các cú sốc xảy ra theo thờigian Nếu dữ liệu dừng thì ảnh hưởng của cú sốc sẽ yếu dan theo thời gian Tuy nhiênnếu dữ liệu không dừng, hiệu ứng này có thể rất khác nhau theo thời gian Thứ hai,nếu dữ liệu không dừng, nó sẽ mang lại những kết quả không chính xác và mangnhiều nghi van Ví dụ như khi dữ liệu không dừng có thé có các biến không có tương
quan với nhau nhưng lại có hệ số R2 hiệu chỉnh tương đối mạnh trong phân tích hồi
quy, điều này dẫn đến các kết quả không có ý nghĩa trong một số trường hợp Ngoàira, giả thiết và được sử dụng trong phân tích sẽ trở nên không đúng và và tin cậy
Theo Ramanathan (2002) hầu hết các chuỗi thời gian về kinh tế là không dừng vìchúng thường có một xu hướng tuyến tính hoặc mũ theo thời gian Tuy nhiên có thểbiến đôi chúng về chuỗi dừng thông qua quá trình sai phân Nếu sai phân bậc | củamột chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợp bậc 1, ký hiệu là I(1) Tươngtự, nếu sai phân bậc d của một chuỗi có tính dừng thì chuỗi ban đầu gọi là tích hợpbậc d, ký hiệu là I(d) Nếu chuỗi ban đầu (chưa lay sai phân) có tính dừng thì gọi là
I(0).
Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phô biến để kiếm
định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng Dickey và Fuller (1981) đã đưa ra
kiểm định Dickey và Fuller (DF) và kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF).Nghiên cứu nay sử dụng kiểm định ADF dé thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị nênchỉ tập trung vào lý thuyết của mô hình này
Xét một mô hình tự hồi quy đơn giản như sau:
Trang 38Sử dụng kiểm định + với các giả thuyết:
Hạ: & = 0 (y: là chuỗi dữ liệu không dừng)Hg: 6 <0 (y: là chuỗi dữ liệu dừng)
Kết quả của kiểm định ADF thường rất nhạy cảm với sự lựa chọn chiều đài độtrễ k nên tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike’s Information Criterion) của Akaike(1973) được sử dụng dé chọn lựa k tối ưu cho mô hình ADF Cụ thé, giá tri k đượclựa chọn sao cho AIC nhỏ nhất Giá trị này sẽ được tìm một cách tự động khi dùngphan mém Eviews dé thuc hién kiém dinh nghiém don vi
Trong kiểm định ADF, giá trị kiếm định ADF không theo phân phối chuẩn TheoDickey và Fuller (1981) giá trị t ước lượng của các hệ số sẽ theo phân phối xác suất+ (tau statistic, r = gia tri hệ SỐ ước lượng/ sai số của hệ số ước lượng) Giá tri tới hạn
t được xác định dựa trên bảng giá tri tinh san của Mackinnon (1996) Giá trị tới hạn
nay cũng được tinh sẵn khi kiểm định ADF bang phần mềm Eviews Dé kiểm địnhgiả thuyết Ho, nghiên cứu so sánh giá trị kiếm định t tính toán với giá trị t tới hạn củaMackinnon và kết luận về tính dừng của các chuỗi quan sát Cụ thể, nếu trị tuyệt đối
của giá tri tính toán lớn hơn tri tuyệt đối giá tri tới han thì giả thuyết Ho sẽ bi bác bỏ,
tức chuỗi dữ liệu có tính dừng và ngược lại chấp nhận giả thuyết Ho, tức dữ liệu không
có tính dừng.
2.7.2 Phân tích nhân quả Granger
Phân tích nhân quả (Granger causality) được sử dụng dé kiểm chứng chiều hướngtác động của các cặp biến Tuy nhiên, kết quả phân tích nhân quả có thể được sử dụngđể giải thích nhân qua hay không còn tùy thuộc vào các giả định cụ thé
Mô hình VAR tổng quát gồm m biến (cũng là m phương trình), mỗi phương trìnhđược biểu diễn theo p độ trễ của nó và p-1 độ trễ của các biến còn lại Mô hình VARlà một trường hợp điển hình để minh họa ý nghĩa của phân tích nhân quả giữa cácbiến
Xét mô hình VAR gồm 2 biến và p độ trễ như sau:
Ve = Yyo + VyytYe-1 + °° + WyypVe—p + VyxrXe-1 + WyxpXc—p + &
Xt = xo T VaytVe-1 + °° + WxypVe—p + VxxrXt-1 + VexpXe-p + EF
Trang 39Kí hiệu ⁄„y„ có ý nghĩa là hệ số của y trong phương trình của x tại độ trễ p.Đối với mỗi biểu thức riêng lẻ, chăng hạn biểu thức đầu tiên là một hàm tuyếntính của y theo các độ trễ của y và x Nếu x có tác động đến y (kí hiệu x => y) thì cácđộ trễ của x sẽ có tác động có ý nghĩa đến y Hay nói cách khác, các hệ số của biếntrễ x trong phương trình của y sẽ khác 0 có ý nghĩa thống kê Giả thuyết Ho cho tácđộng của x đến y là:
Ho: Yyx1 = Vyx2 = **' = Vyxp = 0Kiểm định Wald F hoặc chi bình phương sẽ được sử dụng dé xác nhận hay bácbỏ giả thuyết này
Ở chiều hướng ngược lại, đánh giá tác động của y lên x ở phương trình thứ hai,giả thuyết Ho được đặt ra như sau:
Ho: Yxy{ = Yxy¿ = **' = xyp = 0Trong trường hợp kiểm tra ý nghĩa của một hệ thông các biểu thức thì các kiểmđịnh này được gọi là phân tích nhân quả Granger Kết quả của phân tích nhân quảGranger có thể là không có tác động nhân quả, tác động nhân quả một chiều hoặcnhân quả đa chiêu
Ý nghĩa phân tích nhân quả được tổng hợp ở bảng sau:
Ho: Vyx1 = Vyx2 = -'' =Vyxp =9 (1)
Ho: Yxy = Yxy2 =" = Yxyp = 9 (2)
Yxyt =" = Vxyp =O |XZ>Y X=>y
(y có anh hưởng tới x) (Có mối quan hệ nhân quả
giữa X va y)
Trang 40Có nhiều phương pháp thực hiện phân tích nhân quả cho mô hình VAR Kết quảphân tích nhân quả của mỗi phương pháp còn tùy thuộc vào độ trễ của các biến trongmô hình, cũng như số lượng các biến.
Thông thường, có thé kết luận phân tích nhân quả thông qua giá trị p (p value).e p> mức ý nghĩa: không bác bỏ giả thuyết Ho, không có mối quan hệ giữa
biến này với biến kia.e© p<mức ý nghĩa: bác bỏ giả thuyết Ho, vậy có mối quan hệ giữa biến này
với biến kia.Đề kết quả phân tích là có ý nghĩa nhân quả, phân tích nhân quả đòi hỏi thỏa mãn2 điều kiện sau:
Thứ nhất, tương lai không thể dự báo hiện tại (future cannot cause the present).Mặc dù đây là một giả định hợp lí, tuy nhiên trong kinh tế học hiện đại đã cho thấykì vọng của các biến tương lai có thé thay đối các lựa chọn hiện tại của đối tượng
Thứ hai, chỉ đánh giá các tác động quá khứ, nghĩa là bất kì một mối quan hệ nhânquả nao đều có tác động tức thời Điều đó có nghĩa một sự thay đối của x sẽ ảnhhưởng lập tức lên y, nhưng không làm thay đổi bat cứ giá trị tương lai nào của y Phanlớn các mỗi quan hệ nhân quả trong kinh tế là các mỗi quan hệ động mà trong đó cáctác động của nó không thể được nhận diện đầy đủ chỉ với một khoảng thời gian đơnlẻ nào đó Vì vậy, đây sẽ là van đề khó khăn trong nghiên cứu thực tiễn và giải thíchcác mối quan hệ nhân quả
Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng khi giải thích kết quả phân tích nhân quả,bởi trong nhiều trường hợp phân tích nhân quả xác nhận những vấn đề không thậttrong xã hội kinh tế thực