Công ty này nổi tiếng với sự đa dạng trong các sản phẩm và dịchvụ, bao gồm điện tử tiêu dùng, thiết bị di động, thiết bị bán dẫn, và màn hình hiển thị.Với vị trí dẫn đầu trong nhiều lĩnh
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAMSUNG
GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG
Samsung là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính tại Samsung Town, Seoul, được thành lập vào năm 1938 Bắt đầu từ một công ty nhỏ chuyên buôn bán thực phẩm, Samsung đã trải qua quá trình phát triển và mở rộng không ngừng để trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới Tập đoàn đã sở hữu rất nhiều công ty con, các chuỗi hệ thống bán hàng cùng với các văn phòng, nhà máy trên toàn cầu dưới tên thương hiệu mẹ Samsung đã phát triển thành một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, với hoạt động trải rộng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin, chất bán dẫn, xây dựng, tài chính, và bảo hiểm
Tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple Vào năm 2023 Samsung còn là 1 trong 10 công ty công nghệ đổi mới sáng tạo nhất thế giới với vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng của Boston Consulting Group Đến 2024, Samsung vẫn giữ vị trí số 5 trong top những thương hiệu đắt giá nhất thế giới.
Trong suốt hành trình phát triển của mình, Samsung đã liên tục thể hiện khả năng thích ứng và dẫn đầu trong các lĩnh vực mà họ tham gia Đặc biệt, trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và công nghệ, Samsung đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ với các sản phẩm như điện thoại thông minh, TV, và các thiết bị gia dụng Công ty không chỉ nổi tiếng với các dòng sản phẩm mang tính cách mạng như Galaxy và màn hình OLED, mà còn với những nỗ lực tiên phong trong công nghệ bán dẫn, vốn đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.
Doanh thu của Samsung Electronics trong quý I năm 2024 chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 có 17% Nhưng lợi nhuận kinh doanh thì tăng gấp gần 10 lần, 4.8 tỷ USD, nhờ tỷ suất lợi nhuận của những chiếc smartphone cao cấp thế hệ Galaxy S24 mới ra mắt hồi tháng 1 năm nay Chỉ tính riêng mảng điện thoại đã thu về cho Samsung 24.27 tỷ USD, lợi nhuận 2.54 tỷ USD Từ đó cho thấy được rằng Samsung đã liên tục cập nhật và đổi mới để gặt hái được nhiều thành công như ngày hôm nay.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA SAMSUNG
- Điện Tử Tiêu Dùng (Consumer Electronics):
Điện Thoại Thông Minh và Thiết Bị Di Động (Smartphones & Mobile Devices) : Samsung là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới với dòng sản phẩm Galaxy, bao gồm các mẫu smartphone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, và thiết bị đeo.
Thiết Bị Gia Dụng (Home Appliances ): Samsung sản xuất các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, và lò vi sóng Các sản phẩm này nổi bật với công nghệ thông minh và hiệu suất cao.
TV và Màn Hình (Televisions & Displays ): Samsung là nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới, với các dòng sản phẩm từ TV LED, QLED, OLED cho đến các màn hình hiển thị cao cấp.
- Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông (Information Technology & Communications):
Chất Bán Dẫn (Semiconductors): Samsung là một trong những công ty dẫn đầu trong sản xuất chip nhớ (DRAM, NAND) và các linh kiện bán dẫn khác Công nghệ này là cốt lõi trong việc phát triển các thiết bị công nghệ cao.
Mạng Viễn Thông (Telecommunications): Samsung cung cấp giải pháp và thiết bị mạng viễn thông, bao gồm các hệ thống mạng 5G và 4G LTE.
- Công Nghệ Hiển Thị (Display Technology): Màn Hình OLED và AMOLED :
Samsung là nhà tiên phong trong phát triển và sản xuất màn hình OLED và AMOLED, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị di động và TV cao cấp.
Samsung đã mở rộng hoạt động của mình trên toàn cầu, từ đó đã phản ánh được sự đa dạng và quy mô của tập đoàn Mỗi lĩnh vực đều được Samsung thúc đẩy bởi chiến lược đổi mới sáng tạo, nhằm mở ra những cơ hội phát triển mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu đồng thời giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỐI CỦA SAMSUNG
NGUỒN GỐC ĐỔI MỚI
Các yếu tố bên trong đóng vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến nguồn gốc đổi mới của Samsung Sự tương tác giữa các yếu tố này tạo nên một quá trình liên kết và sự đổi mới liên tục trong nhiều lĩnh vực của công ty.
Nghiên cứu và phát triển (R&D)
R&D là một trong những động lực thúc đẩy sự đổi mới của Samsung Vì thế, công ty đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, với ngân sách hàng năm dành cho hoạt động này lên đến hàng chục tỷ USD Khoản đầu tư lớn này cho phép Samsung duy trì vị thế dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ, từ điện tử tiêu dùng đến chất bán dẫn Samsung không ngừng mở rộng các trung tâm R&D trên toàn cầu, bao gồm các trung tâm lớn tại Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam đã giúp Samsung khai thác được nhiều nguồn nhân lực đa dạng và tài năng.
Các trung tâm R&D của Samsung không chỉ tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới mà còn cải tiến các sản phẩm hiện có Điều này bao gồm việc nâng cấp các tính năng, cải thiện hiệu suất, và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng Samsung đặc biệt chú trọng vào việc nghiên cứu các công nghệ tương lai như AI, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và các công nghệ hiển thị tiên tiến.
Công nghệ màn hình gập của Samsung là một ví dụ điển hình của sự đổi mới từ R&D Việc phát triển màn hình gập không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo về mặt thiết kế mà còn phải giải quyết nhiều thách thức kỹ thuật phức tạp Kết quả là dòng sản phẩm Galaxy Z Fold và Z Flip đã được ra mắt, tạo ra một xu hướng mới trong thị trường smartphone.
Sự đổi mới trong quy trình sản xuất là yếu tố quan trọng giúp Samsung duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu Công ty áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến như tự động hóa, robot hóa, và quản lý dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi, và nâng cao chất lượng sản phẩm Sản xuất hiệu quả giúp cho Samsung đáp
5 ứng nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng và duy trì sự cạnh tranh
Samsung sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tích hợp (Integrated Supply Chain Management) để theo dõi và quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực. Hay trong Trong quá trình sản xuất điện thoại thông minh, Samsung sử dụng các hệ thống kiểm tra quang học tự động (Automated Optical Inspection - AOI) để kiểm tra từng chi tiết nhỏ nhất trên bo mạch điện tử Hệ thống này có thể phát hiện ra các khiếm khuyết nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy, từ đó loại bỏ các sản phẩm lỗi trước khi chúng được lắp ráp hoàn thiện.
Hoạt động Marketing giúp tạo ra được sự quan tâm và nhu cầu cho sản phẩm mới Samsung cũng đổi mới trong chiến lược marketing, từ việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ đến việc khai thác các kênh phân phối hiện đại để tạo sự kỳ vọng và tò mò của khách hàng Công ty tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng để đưa ra các chiến dịch tiếp thị sáng tạo, tạo dựng lòng tin và sự trung thành từ người tiêu dùng.
Một trong những chiến dịch nổi bật của Samsung là việc sử dụng AR để giới thiệu tính năng của dòng Galaxy S Người dùng có thể sử dụng điện thoại của mình để quét các mã AR tại các địa điểm quảng cáo và ngay lập tức trải nghiệm các tính năng của sản phẩm, như xem các bản demo 3D về camera, thử các tính năng mới, hoặc thậm chí "thử" sản phẩm trong không gian ảo Chiến dịch này không chỉ tạo ra sự tương tác cao mà còn thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sâu hơn về sản phẩm, từ đó tăng khả năng mua hàng.
Samsung duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nhằm giúp Samsung tiếp cận với các công nghệ và nguyên liệu mới, từ đó công ty đưa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường.
Samsung đã hợp tác với các nhà cung cấp vật liệu và công nghệ để phát triển màn hình OLED tiên tiến Ví dụ, Samsung Display, một chi nhánh của Samsung, đã
6 hợp tác với các công ty cung cấp vật liệu tiên tiến để cải thiện hiệu suất và chất lượng của màn hình OLED Hợp tác này giúp Samsung duy trì vị thế dẫn đầu trong công nghệ màn hình, cung cấp các sản phẩm với độ sáng cao hơn, màu sắc chính xác hơn, và khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn.
Samsung cũng hợp tác với các nhà cung cấp chipset như Qualcomm và ARM để phát triển các vi xử lý mạnh mẽ cho các sản phẩm điện thoại thông minh của mình.
Sự hợp tác này cho phép Samsung tích hợp các công nghệ mới nhất vào vi xử lý của mình, từ đó nâng cao hiệu suất và khả năng xử lý của các thiết bị di động Các công nghệ tiên tiến như 5G, AI, và xử lý hình ảnh đều được cải thiện nhờ vào sự hợp tác này.
Khách hàng như một nguồn tài nguyên giúp cho công ty có thể tung sản phẩm ra thị trường một cách thành công nhất Họ là những nhà đồng sáng tạo, trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển và thử nghiệm sản phẩm Samsung cũng đã tạo điều kiện cho các hoạt động tương tác giữa các khách hàng với công ty nhằm lấy ý kiến của khách hàng để cải tiến sản phẩm của mình.
Samsung đã phát triển ứng dụng Samsung Members để tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng gửi phản hồi và ý kiến về sản phẩm Ứng dụng này cho phép người dùng báo cáo lỗi, yêu cầu hỗ trợ và tham gia các khảo sát về trải nghiệm sản phẩm Dựa trên phản hồi từ ứng dụng, Samsung đã thực hiện các cải tiến liên tục cho hệ điều hành Android trên các thiết bị của mình, từ việc tối ưu hóa hiệu suất đến việc bổ sung các tính năng mới.
QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP
2.2.1 Những thách thức trong sự phát triển của thị trường và công nghệ mới
Trong quá trình phát triển và quản trị đổi mới, Samsung phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự phát triển của thị trường và công nghệ mới Một trong những thách thức lớn nhất là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực điện thoại thông minh Đối thủ như Apple và Xiaomi liên tục ra mắt các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến và giá cả cạnh tranh đẩy Samsung vào tình thế phải luôn đổi mới để duy trì vị thế Chẳng hạn, khi Xiaomi giới thiệu dòng điện thoại giá rẻ nhưng đầy đủ tính năng, Samsung buộc phải cải tiến và tung ra các dòng sản phẩm như Galaxy A và M với giá thành hợp lý để giữ vững thị phần, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Đông Nam Á.
Thách thức thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và mạng 5G Samsung phải đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua công nghệ này Nhằm đón đầu xu hướng 5G, Samsung đã nhanh chóng phát triển và ra mắt dòng điện thoại Galaxy S20, một trong những smartphone đầu tiên hỗ trợ 5G, giúp hãng duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ cao Tuy nhiên, việc phát triển những công nghệ mới này cũng đòi hỏi Samsung phải đối mặt với rủi ro về kỹ thuật và thị trường, khi không phải công nghệ nào cũng chắc chắn thành công.
Ngoài ra, Samsung còn phải đối mặt với đòi hỏi ngày càng cao từ người tiêu dùng về tính năng và trải nghiệm sản phẩm Người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn một chiếc điện thoại đẹp mắt mà còn phải có hiệu suất cao, camera tốt và thời lượng pin lâu Để đáp ứng điều này, Samsung đã liên tục cải tiến các dòng sản phẩm Galaxy của mình với những tính năng mới như màn hình gập (foldable), như Galaxy
Z Fold, mở ra một xu hướng mới trong thiết kế smartphone Tuy nhiên, việc cân bằng giữa đổi mới và đảm bảo chất lượng sản phẩm là một thách thức không nhỏ, khi mà các lỗi kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến uy tín của hãng, như trường hợp Galaxy Note 7 bị thu hồi vì vấn đề pin quá nóng.
Cuối cùng, Samsung cũng phải đối mặt với những rào cản pháp lý và quy định khi mở rộng hoạt động ra toàn cầu, đặc biệt là trong việc bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư Ví dụ, khi Samsung phát triển các thiết bị IoT và trí tuệ nhân tạo, hãng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo mật dữ liệu tại các thị trường như châu u, nơi mà Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) yêu cầu các doanh nghiệp phải bảo vệ quyền riêng tư của người dùng rất nghiêm ngặt Điều này không chỉ tạo thêm áp lực trong việc tuân thủ pháp luật mà còn đòi hỏi Samsung phải liên tục cải thiện hệ thống bảo mật của mình.
2.2.2 Vấn đề khúc mắc của đổi mới
Đối mới lưỡng toàn của Samsung
Lưỡng toàn là việc thực hiện cả hai, cạnh tranh đồng thời trên cả thị trường truyền thống và thị trường mới nổi Đây là một cách tiếp cận hai mặt, giúp doanh nghiệp vừa khai thác tối đa những tiềm năng từ các sản phẩm và dịch vụ truyền thống, vừa đầu tư vào những lĩnh vực mới để đảm bảo sự phát triển dài hạn. Samsung, một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã áp dụng thành công chiến lược này, đặc biệt trong việc duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường điện thoại di động và thiết bị điện tử tiêu dùng truyền thống, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để khai phá các lĩnh vực công nghệ mới.
Trên thị trường truyền thống, Samsung không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm như dòng điện thoại Galaxy, tivi QLED và các thiết bị gia dụng thông minh. Các sản phẩm này liên tục được cải tiến về thiết kế, tính năng và hiệu suất, giúp Samsung giữ vững vị thế hàng đầu trong các ngành hàng này Chẳng hạn, dòng điện thoại Galaxy S của Samsung đã liên tục cập nhật các công nghệ mới như camera AI, màn hình Dynamic AMOLED và khả năng kết nối 5G, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và duy trì tính cạnh tranh so với các đối thủ như Apple và Huawei. Đồng thời, Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để khám phá và tham gia vào các thị trường mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G, Internet of Things (IoT) và xe điện Một ví dụ điển hình là việc Samsung đầu tư vào phát triển công nghệ chip bán dẫn tiên tiến, giúp công ty trở thành nhà cung cấp
10 chính cho các hãng công nghệ lớn trên thế giới Ngoài ra, Samsung cũng đã bước chân vào thị trường chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và năng lượng tái tạo, mở ra các cơ hội tăng trưởng mới và đa dạng hóa nguồn thu nhập.
Chiến lược đổi mới lưỡng toàn của Samsung đã mang lại nhiều lợi ích, cân bằng giữa duy trì hoạt động kinh doanh truyền thống và phát triển các lĩnh vực mới. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro khi một trong hai thị trường gặp khó khăn mà còn giúp Samsung duy trì tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao trước những thay đổi của thị trường toàn cầu.
2.2.3 Đặc điểm tổ chức tạo thuận lợi cho quá trình đổi mới
Samsung là một ví dụ điển hình về cách một tập đoàn công nghệ hàng đầu có thể tận dụng các đặc điểm tổ chức và chiến lược để duy trì vị thế cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới.
Samsung đã triển khai một chiến lược toàn cầu rõ ràng, nhằm mở rộng sự hiện diện ở nhiều thị trường quốc tế Họ không chỉ đầu tư vào việc mở rộng sản xuất mà còn vào việc phát triển các trung tâm nghiên cứu và thiết kế trên toàn thế giới. Samsung đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Silicon Valley, Mỹ nhằm nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, hợp tác chặt chẽ với các công ty công nghệ hàng đầu và các trường đại học thúc đẩy quá trình đổi mới và sáng tạo Hay mở rộng các cơ sở sản xuất và trung tâm nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, từ Hàn Quốc đến Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm tiếp cận và phục vụ nhu cầu của các thị trường lớn mới nổi.
Di sản tổ chức và kinh nghiệm đổi mới
Samsung có di sản lâu dài về đổi mới công nghệ, từ việc phát triển các sản phẩm tiêu dùng đến công nghệ tiên tiến Kinh nghiệm đổi mới của họ bao gồm việc tiên phong trong các công nghệ như màn hình OLED và smartphone gập giúp duy trì sự dẫn đầu trong ngành và không ngừng cải tiến các sản phẩm của mình.
Cảnh giác và liên kết bên ngoài
Samsung duy trì các liên kết chặt chẽ với các đối tác công nghệ và tổ chức nghiên cứu để cập nhật xu hướng và cải tiến sản phẩm Sự hợp tác với Google trong
11 việc tích hợp các dịch vụ của Google như Google Assistant và Google Play Store vào các thiết bị Samsung giúp nâng cao chức năng sản phẩm và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Cam kết về công nghệ và cường độ R&D
Samsung cam kết đầu tư mạnh mẽ vào R&D để duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ Tập đoàn này thường xuyên chi hàng tỷ đô la cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhằm tạo ra các sản phẩm và công nghệ tiên tiến Ví dụ, Samsung đã đầu tư vào công nghệ màn hình OLED, dẫn đến sự ra đời của dòng sản phẩm Galaxy S và Note với màn hình chất lượng cao và tính năng tiên tiến giúp Samsung duy trì vị trí hàng đầu và tạo ra những bước đột phá công nghệ mới, như màn hình gập và màn hình cuộn.
QUẢN LÝ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
2.3.1 Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới của SamSung
Samsung không chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng mà còn tiên phong trong việc tạo ra những nhu cầu mới thông qua các sản phẩm đột phá Samsung có 1 bộ phận nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ với hơn 40.000 nhân viên và đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm vào việc tìm kiếm và phát triển các công nghệ mới Bộ phận này hoạt động dựa trên việc liên tục khám phá các ý tưởng sáng tạo, thường xuyên tổ chức các cuộc thi nội bộ và khuyến khích nhân viên đề xuất các
15 giải pháp công nghệ mới Nghiên cứu thấu hiểu người dùng cả về định tính lẫn định lượng.
Xác định cơ hội và ý tưởng
Sau khi một loạt ý tưởng sáng tạo được trình bày, Samsung tiến hành một cuộc
"sàng lọc" vô cùng khắt khe để tìm ra những "viên ngọc quý" Mỗi ý tưởng đều phải trải qua một quá trình đánh giá kỹ lưỡng dựa trên những tiêu chí nghiêm ngặt, bao gồm khả năng biến ý tưởng thành hiện thực trên phương diện kỹ thuật, tiềm năng thu hút khách hàng trên thị trường và sự phù hợp với tầm nhìn dài hạn của công ty Chỉ những ý tưởng xuất sắc nhất, vượt qua được "rào cản" này mới có cơ hội được phát triển thành sản phẩm thực tế Điều này giúp loại bỏ những ý tưởng không khả thi mà còn tập trung nguồn lực vào những dự án có tiềm năng thành công cao nhất, từ đó tạo ra những sản phẩm đột phá và làm hài lòng khách hàng trên toàn cầu.
Phát triển và thử nghiệm khái niệm
Khi một ý tưởng được chọn, Samsung bắt đầu phát triển nó thành một khái niệm sản phẩm cụ thể Khái niệm này bao gồm các mô tả chi tiết về tính năng, công nghệ sử dụng, và đối tượng khách hàng mục tiêu Để đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được người dùng đón nhận, Samsung thực hiện các nghiên cứu thị trường để thử nghiệm khái niệm với một nhóm người dùng tiêu biểu. Để đảm bảo rằng sản phẩm mới không chỉ sáng tạo mà còn thực sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Samsung thường xuyên tiến hành các nghiên cứu thị trường sâu rộng Qua các buổi phỏng vấn, khảo sát và thử nghiệm sản phẩm, đội ngũ nghiên cứu sẽ thu thập những phản hồi quý báu từ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng Những thông tin này sẽ được phân tích kỹ lưỡng để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các tính năng, thiết kế và trải nghiệm sử dụng
Việc lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển sản phẩm của Samsung Nhờ đó, công ty có thể kịp thời điều chỉnh và cải tiến khái niệm sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà còn mang đến những giá trị thực sự cho người dùng Qua đó, Samsung không chỉ giảm thiểu rủi ro thất bại trên thị trường mà còn xây dựng được lòng tin vững chắc từ phía khách hàng.
Thiết kế và thử nghiệm nguyên mẫu
Khi khái niệm sản phẩm được hoàn thiện, Samsung tiến hành thiết kế và cho thử nghiệm nguyên mẫu để kiểm tra về độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, và các điều kiện môi trường khác Samsung sử dụng các máy móc và thiết bị chuyên dụng để giả lập các tình huống sử dụng thực tế, nhằm đảm bảo sản phẩm có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện Một số nguyên mẫu có thể được đưa vào thử nghiệm với nhóm người dùng tiêu biểu để đánh giá trải nghiệm người dùng, tính dễ sử dụng và mức độ hài lòng Samsung thu thập phản hồi từ người dùng để xác định những điểm cần cải thiện trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
Khi hoàn thành thử nghiệm, Samsung sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt và triển khai chiến lược tiếp thị toàn cầu Chú trọng đến việc tiếp thị và phân phối, với mục tiêu không chỉ bán sản phẩm mà còn xây dựng và củng cố thương hiệu trên toàn thế giới Không ngừng theo dõi hiệu suất của nó trên thị trường Dữ liệu về doanh số, phản hồi của khách hàng và các chỉ số khác được phân tích để đánh giá hiệu quả của sản phẩm Dựa trên kết quả này, Samsung có thể quyết định cải tiến sản phẩm hoặc phát triển các phiên bản mới Quy trình này đảm bảo rằng Samsung luôn duy trì được sự cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm mới
2.3.2.1 Công nghệ và đổi mới
Công nghệ đóng vai trò then chốt trong quy trình phát triển sản phẩm mới của Samsung Công ty luôn nỗ lực để tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất, từ chất bán dẫn cho đến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) Sự đầu tư mạnh mẽ vào R&D giúp Samsung không chỉ duy trì mà còn mở rộng vị thế của mình trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
2.3.2.2 Thị trường và khách hàng
Samsung luôn đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động của mình. Việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu thị trường giúp công ty phát triển các sản phẩm không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua mong đợi của khách hàng Điều này được thực
17 hiện thông qua các nghiên cứu thị trường chuyên sâu, phân tích dữ liệu lớn và việc xây dựng các chiến lược tiếp thị tinh vi.
2.3.2.3 Cạnh tranh và chiến lược toàn cầu
Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Samsung phải liên tục cải tiến và đổi mới để giữ vững vị thế của mình Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ truyền thống như Apple và Sony mà còn phải đối mặt với sự trỗi dậy của các công ty công nghệ mới từ Trung Quốc như Huawei và Xiaomi Điều này đòi hỏi Samsung phải liên tục cập nhật chiến lược kinh doanh toàn cầu của mình để đối phó với các thách thức này.
2.3.2.4 Văn hóa doanh nghiệp và quản lý nhân lực
Văn hóa doanh nghiệp tại Samsung được xây dựng dựa trên sự đổi mới, chất lượng và trách nhiệm Công ty khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình đổi mới và sáng tạo, đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực nhằm nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc Việc quản lý nhân lực hiệu quả giúp Samsung duy trì được một lực lượng lao động chất lượng cao, từ đó hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình phát triển sản phẩm.
2.3.2.5 Thành công và thách thức trong quản lý quy trình phát triển sản phẩm mới của SamSung
Nhờ vào quy trình quát triển sản phẩm mới của Samsung được quản lý rất chặt chẽ công ty đã đạt được nhiều thành công lớn trong việc ra mắt những sản phẩm công nghệ tiên tiến và dẫn đầu thị trường toàn cầu Việc quản lý quy trình này chặt chẽ không chỉ giúp Samsung đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động Samsung luôn đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới, từ màn hình OLED, công nghệ 5G, đến các giải pháp AI và IoT.
Ra mắt các sản phẩm mới mang tính đột phá liên tục như dòng điện thoại thông minh Galaxy S và Note, TV QLED, và các thiết bị đeo thông minh như Galaxy Watch. Những sản phẩm này không chỉ thành công về mặt doanh thu mà còn đặt ra những tiêu chuẩn mới cho ngành công nghiệp.
Mặc dù thành công, Samsung vẫn đối mặt với nhiều thách thức Một trong số đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ như Apple, Huawei, và Xiaomi. Ngoài ra, việc duy trì chất lượng sản phẩm trong khi đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng là một thách thức lớn
Ví dụ: Sự cố với Galaxy Note 7, cho thấy nguy cơ tiềm ẩn khi sản phẩm được đưa ra thị trường quá nhanh mà không đảm bảo đủ chất lượng.
ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC CẢI TIẾN VÀ CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY SAMSUNG
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA SAMSUNG
- Đầu tư mạnh mẽ vào R&D: Samsung dành ngân sách lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Đã phát triển những công nghệ đột phá như màn hình OLED, màn hình gập, và chip xử lý tiên tiến Giúp công ty duy trì vị thế dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ như điện tử tiêu dùng, chất bán dẫn, và điện thoại thông minh.
- Áp dụng chiến lược sáng tạo mở: Samsung xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, đối tác công nghệ và trường đại học, giúp công ty tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới và nguồn nhân lực chất lượng cao Như liên kết với Qualcomm nhà cung cấp chip cho lượng lớn kính VR, AR trên thị trường, Google, và các nhà cung cấp vật liệu OLED Google và Qualcomm, cùng với Samsung, đã là một phần của liên minh phát triển bán dẫn mới tên là RISE Cùng nhau, các công ty thuộc RISE đang cố gắng tạo ra các bộ vi xử lý, phần mềm và ứng dụng dựa trên kiến trúc bộ lệnh RISC-V nhằm tìm ra một giải pháp thay thế cho ARM, một kiến trúc bộ lệnh đang giữ vị trí độc tôn trong smartwatch, smartphone, các máy tính và máy chủ.
- Quy trình phát triển sản phẩm chặt chẽ, linh hoạt: Samsung có một quy trình phát triển sản phẩm (NPD) toàn diện từ khởi tạo ý tưởng đến thương mại hóa sản phẩm Công ty cũng áp dụng các phương pháp Agile và Lean, cho phép điều chỉnh linh hoạt trong quá trình phát triển Giúp Samsung đưa sản phẩm ra
19 thị trường nhanh chóng, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Samsung còn sử dụng dữ liệu lớn và AI để dự đoán nhu cầu thị trường và tối ưu hóa quy trình phát triển sản phẩm.
- Khả năng tiếp cận đa dạng thị trường: Với mạng lưới sản xuất và R&D trải dài từ Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ đến Việt Nam, Samsung không chỉ tiếp cận được nhiều thị trường lớn mà còn tận dụng tối đa nguồn nhân lực đa dạng và tài năng trên toàn cầu.
- Sự nhạy bén với thị trường và khách hàng: Với cam kết đặt khách hàng làm trung tâm, Samsung không ngừng lắng nghe và thu thập phản hồi từ người dùng thông qua nền tảng Samsung Members Nhờ đó, công ty đã kịp thời điều chỉnh sản phẩm và chiến lược kinh doanh, tạo ra những dòng sản phẩm thành công Sự linh hoạt và khả năng thích ứng này đã giúp Samsung duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường và đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Áp lực cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Apple,
Huawei và Xiaomi buộc Samsung phải liên tục đổi mới sản phẩm Tuy nhiên, để duy trì tốc độ ra mắt sản phẩm mới, công ty có thể phải đối mặt với rủi ro tung ra thị trường những sản phẩm chưa hoàn thiện, tiềm ẩn nhiều vấn đề về chất lượng và gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
- Rủi ro kỹ thuật và chất lượng sản phẩm: Một số sản phẩm của Samsung gặp phải vấn đề về chất lượng và kỹ thuật sau khi ra mắt, điển hình là sự cố của Galaxy Note 7 và các lỗi ban đầu của Galaxy Fold Điều này ảnh hưởng đến uy tín của công ty và gây thiệt hại về tài chính.
- Rủi ro về chi phí và lợi nhuận: Việc đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, dù mang lại nhiều tiềm năng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc Samsung phải đối mặt với rủi ro tài chính lớn Nếu các sản phẩm mới không đạt được doanh số như kỳ vọng, công ty có thể phải đối mặt với tình trạng thua lỗ và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung.
ĐỀ XUẤT CÁC CẢI TIẾN VÀ CHIẾN LƯỢC
- Tăng cường kiểm soát chất lượng: Thường xuyên đánh giá và cải tiến hệ thống kiểm soát chất lượng để thích ứng với những thay đổi của công nghệ và thị trường Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đa tầng là một đầu tư dài hạn nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho Samsung Hệ thống này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu.
- Đầu tư vào công nghệ xanh và bền vững: Tập trung vào phát triển các sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu tác động đến môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm Tăng cường hình ảnh thương hiệu của Samsung như một công ty tiên phong về phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phổ biến
Việc tập trung vào phát triển bền vững và công nghệ xanh không chỉ giúp Samsung bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Samsung có thể trở thành một hình mẫu cho các doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Thường xuyên tổ chức các khóa học, hội thảo, workshop về các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, blockchain, cùng với các kỹ năng quản lý đổi mới, thiết kế tư duy, và phát triển sản phẩm Mời các chuyên gia trong và ngoài công ty, các nhà nghiên cứu, và các startup đến chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức Nâng cao năng lực sáng tạo và kỹ năng phát triển sản phẩm của đội ngũ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm mới.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự sáng tạo: Tạo ra môi trường làm việc nơi nhân viên được khuyến khích thử nghiệm và đưa ra ý tưởng mới mà không lo ngại về thất bại Xây dựng một nền tảng trực tuyến để chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm và thảo luận về các vấn đề liên quan đến đổi mới và phát triển sản phẩm.
Việc áp dụng các chiến lược và cải tiến sẽ giúp Samsung nâng cao hiệu quả trong quy trình quản lý phát triển và đổi mới sản phẩm Điều này không chỉ giúp công ty duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ toàn cầu mà còn tạo ra những sản phẩm đột phá, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.