1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Trọng Long
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc, PGS. TS. Vũ Hồng Vận
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành CNDVBC&DVLS
Thể loại Luận án Tiết Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 826,75 KB

Nội dung

Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những nét đặc sắc riêng biệt, góp phần làm phong phú và đa dạng trong hệ thống tín ngưỡng nóThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾT SĨ CNDVBC VÀ DVLS

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Nguyễn Thị Minh Ngọc 2 PGS TS Vũ Hồng Vận

Phản biện: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Phản biện: PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân Phản biện: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng ……… Họp tại: ……… Vào hồi… giờ … Ngày … Tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung là một tộc người trong 54 dân tộc Việt Nam Trong quá trình di cư, hội nhập và giao lưu văn hóa, bộ phận người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần làm đa dạng thêm văn hóa chung của cả dân tộc với những nét đặc sắc riêng có của cộng đồng người Hoa Trong đó, tính đa dạng của đời sống tâm linh được thể hiện thông qua các nghi lễ và cơ sở thờ tự với các loại hình tín ngưỡng nổi bật Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những nét đặc sắc riêng biệt, góp phần làm phong phú và đa dạng trong hệ thống tín ngưỡng nói chung của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trên cả phương diện thực tiễn và lý luận

Về thực tiễn, trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, người Hoa vẫn giữ cho mình những truyền thống văn hóa riêng với việc lưu giữ bảo tồn giá trị văn hóa tộc người thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cùng với các hệ thống thần linh khác được người Hoa mang theo trong quá trình di cư trở thành yếu tố tinh thần để nương tựa, lưu giữ và bảo vệ họ khi tới vùng đất mới Thờ cúng tổ tiên, những đấng sinh thành, không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà còn là thể hiện tính gắn kết cộng đồng trong bộ phận người Hoa, là cơ sở để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của một cộng đồng

Trải qua quá trình phát triển, biến đổi và di dân theo chiều dài lịch sử, các quan niệm về đời sống tâm linh cũng như các dòng tín ngưỡng dân gian cũng có những bước chuyển theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở nơi cư trú mới Tuy nhiên, những giá trị cốt lõi của truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không hề mai một mà càng khẳng định được vị trí,

Trang 4

Việc nhận diện thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người, giúp nhìn nhận đánh giá rõ thêm về loại hình tín ngưỡng dân gian phổ biến, tạo nên “chất keo” kết dính của cộng đồng người Hoa với nét đặc trưng riêng biệt

Về lý luận, việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành, chỉ ra những đặc điểm và những biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan tiêu biểu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhận thức khoa học về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, góp phần hiểu rõ đời sống văn hóa tâm linh và làm phong phú bản sắc văn hóa tộc người, giúp cho việc củng cố, giữ gìn và phát triển giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Hoa, là việc làm hết sức ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, trong việc xây dựng và thực hiện chính sách đa dạng hóa đời sống văn hóa tinh thần, cũng như cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thế giới quan, nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa góp phần làm phong phú đa dạng đời sống văn hóa tín ngưỡng, cũng như xây dựng nhận thức khoa học về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, trình bày tổng quan các vấn đề về dân cư, đời sống kinh tế, văn

hóa và chỉ ra những đặc điểm, yếu tố tác động tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Hai là, khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ba là, chỉ ra những nội dung của thế giới quan và nhân sinh trong tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Trang 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về nội dung: Làm rõ những biểu hiện về thế giới quan và nhân sinh

quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Về không gian: Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong

đó, tập trung nghiên cứu ở địa bàn có đông người Hoa sinh sống thuộc nhóm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu thuộc quận 3, quận 5, quận 6, quận 11

Về thời gian: Luận án tập trung vào cộng đồng người Hoa đang sinh

sống ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận và cơ sở phương pháp luận

Phương pháp luận: luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin

Cơ sở phương pháp luận: quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp, cụ thể như: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê và so sánh, điều tra, phỏng vấn, v.v

Luận án được trình bày trên cơ sở các số liệu, dữ liệu được thu thập qua sách, báo, các công trình, tài liệu và thông qua khỏa sát, phỏng vấn thực tiễn người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trang 6

Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án góp phần nhận diện rõ những biểu hiện, nội dung về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra khảo sát đã góp phần cung cấp thêm tư liệu và căn cứ khách quan cho các nhận định của nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa

Luận án cung cấp thêm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp, nhằm giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc ít người trong tiến trình bảo tồn, phát huy tính da dạng và thực hiện khối đoàn kết dân tộc

Kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho các chuyên ngành về tôn giáo

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan

Thông qua một số công trình luận án đã làm rõ khái niệm thế giới quan, nhân sinh quan và các nội dung được bàn đến trong thế giới quan như tời, đất, không gian, thời gian v.v đồng thời cũng chỉ ra những giá trị nhân sinh cao đẹp của một số loại hình tín ngưỡng cũng như của tín ngưỡng thờ tổ tiên

1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa

Trong nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở trong nước, cũng như các cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới khá đa dạng, phong phú

Trong đó, tập trung phần lớn vào việc sưu tầm, biên soạn hệ thống các nghi thức, nghi lễ thờ cúng tổ tiên; làm rõ nguồn gốc hình thành, giá trị của tín ngưỡng thờ tổ tiên cũng như việc bảo vệ giữ gìn tín ngưỡng thờ tổ tiên của bộ phận người Hoa ở các quốc gia khác

1.3 Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống các công trình nghiên cứu về người Hoa khá đa dạng Các công trình đó, tín ngưỡng dân gian của người Hoa đã bước đầu nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng lâu đời với những giá trị cơ bản của nó Với quan niệm về sự tồn tại thế giới bên kia, của linh hồn con người sau khi chết, từ đó tiến hành các nghi thức tang lễ và thờ cúng thể hiện tín ngưỡng đó Đó là cơ sở quan trọng cho tác giả trong nghiên cứu về hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất của người Hoa – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

1.4 Đánh giá những công trình có liên quan đến đề tài luận án

Trang 8

Từ việc tiếp cận và nghiên tác giả đưa ra một số đánh giá khái quát làm cơ sở cho nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan,

tập trung vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, một số công trình chỉ ra những nội dung về thế giới quan, nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Thứ hai, một số công trình khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

tập trung vào các nghi lễ thờ cúng; một số công trình tập trung đi sâu làm rõ các giá trị truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và các cộng đồng dân tộc khác

Thứ ba, một số công trình phân tích, làm rõ được nguồn gốc ra đời, các yếu

tố ảnh hưởng và đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; nhiều công trình nghiên đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng; chính sách của Nhà nước để tiếp cận và phân tích

Thứ tư, một số công trình đã bước đầu đề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh dưới dạng khái quát và thiên về trình bày các nghi lễ tang ma, thờ cúng chứ chưa nghiên cứu vấn đề này với tư cách là một nội dung độc lập

Việc khái quát các công trình nghiên cứu, cung cấp thêm nhiều nội dung làm cơ sở cho việc xác định nội dung nghiên cứu, cũng như trong quá trình triển khai vấn đề nghiên cứu ở các chương tiếp theo

Trang 9

Chương 2 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Khái quát về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Người Hoa và quá trình định cư của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1 Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Về mặt thuật ngữ, tên gọi người Hoa theo tiếng Anh là “Chinese”, để chỉ người Trung Quốc Cùng với đó, là sự kết hợp vào đặc điểm của từng nhóm đối tượng cụ thể, mà các cách gọi khác xuất hiện như người Trung Hoa lục địa, người Hoa Đài Loan, người Hoa Việt Nam, v.v

Khi đề cập tới người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, có nghĩa chúng ta đang xem xét người Hoa với tư cách là một tộc người, một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hợp thành các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có đặc trưng riêng về văn hóa, tiếng nói, chữ viết

2.1.1.2 Quá trình định cư của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Qua các nghiên cứu, có thể thấy, quá trình di cư và định cư của người Hoa đến Việt Nam được trải dài theo chiều dài lịch

Ở Nam Bộ, cùng với quá trình di cư của người Hoa vào Việt Nam qua các thời kì, người Hoa di cư vào Nam Bộ trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh cũng diễn ra từ rất sớm vào năm 1679

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, số lượng người Hoa nhập cư vào Việt Nam cũng như Nam Bộ giảm xuống Quá trình này cơ bản xác định kết thúc khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi vào năm 1949

2.1.2 Dân số và kết cấu cộng đồng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1 Dân số và địa bàn cư trú của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

Về dân số, tổng số dân của dân tộc Hoa năm 2019 là 749.466 Dân tộc

Hoa có số người đông thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh với 382.826 người, chiếm 4,3% trong tổng cơ cấu dân số Thành phố, chiếm 81,77% trong tổng số dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm ½ số người Hoa tại Việt Nam

Về địa bàn cư trú: tập trung đông nhất ở các quận 3, quận 5, quận 6,

quận 8, quận 11 và quận Bình Tân

2.1.2.2 Kết cấu cộng đồng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Do đặc điểm quá trình di cư, nên khi tiến hành định cư cộng đồng người Hoa quy tụ với nhau và tổ chức thành làng Minh Hương

Sau này, để thuận lợi cho việc tổ chức quản lý dân cư, tổ chức làng Minh Hương được xóa bỏ và thay vào đó là việc thành lập nên các Bang gắn với các ngôn ngữ bản địa của cộng đồng người Hoa Để thực hành và triển khai các hoạt động của cộng đồng dân cư, người Hoa tiến hành xây dựng các Hội quán nhằm phục vụ hoạt động chung của cộng đồng

2.1.3 Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3.1 Tiểu thủ công nghiệp

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh nổi bật của người Hoa có thể kể tới các ngành nghề như: Gốm sứ, dày da, vàng bạc trang sức, hàng mã, chế biến lương thực thực phẩm, v.v với nhiều sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu

2.1.3.2 Thương mại dịch vụ

Để thuận lợi cho việc kinh doanh trao đổi mua bán, từ lâu người Hoa ở Thành phố đã xây dựng nhiều tự điểm buôn bán, điển hình như chợ Bình Tây, chợ vải, một số trung tâm thương mại dịch vụ An Đông Plaza, Thuận Kiều, Hùng Vương, v.v

2.1.4 Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.4.1 Tôn giáo của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

Phổ biến hiện nay của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm ba tôn giáo lớn là Nho giáo, Đạo giáo, Phật Giáo trên cơ sở “tam giáo đồng nguyên” Trong quá trình định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh họ tiếp nhận thêm một số tôn giáo khác như Công giáo và Tin Lành

2.1.4.2 Tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tín ngưỡng của người Hoa cũng hết sức đa dạng với việc tôn thờ tổ tiên, các nhân thần được truyền tụng trong đời sống tâm linh cộng đồng, gắn bó với cuộc sống của cộng đồng như Bao công, Quan Công, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Ngọc Hoàng Thượng Đế, thần Tài, thổ Địa, v.v

2.2 Lý luận về thế giới quan và nhân sinh quan 2.2.1 Thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới, về chính bản thân con người, về vị trí của con người trong mối quan hệ với thế giới xung quanh

2.2.2 Nhân sinh quan

Nhân sinh quan là quan niệm của con người về bản thân và cuộc sống của họ: con người là gì, con người từ đâu sinh ra, mẫu hình người lý tưởng là như thế nào, bản chất của cuộc sống con người là gì, mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người là gì

2.3 Thế giới quan và nhân sinh quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Thế giới quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thế giới quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự ảnh hưởng tác động của thế giới quan tôn giáo Một thế giới quan đa dạng từ thờ trời, thờ tổ tiên, thờ các vị thần thuộc tự nhiên cũng như con người

Thế giới quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, là quan niệm của cộng đồng người Hoa về thế giới với

sức mạnh tuyệt đối của trời, về quỷ thần cũng như quan niệm về cái chết và

Trang 12

linh hồn được thể hiện qua cách thức sinh hoạt và các nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

2.3.2 Nhân sinh quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nhân sinh quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của hệ thống quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo đa thần, với rất nhiều quyền năng

Nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện quan niệm sâu sắc về con người và cuộc

sống cùng những giá trị nhân sinh cao đẹp trong mối quan hệ ứng xử giữa người sống với tổ tiên, giữa con người với con người trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.4 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1 Quan niệm về tín ngưỡng, tổ tiên và thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh là một loại hình tín ngưỡng dân gian được cộng đồng người Hoa di cư tiếp tục duy trì, củng cố khi lập nghiệp vùng đất mới Thể hiện niềm tin thiêng liêng, lòng biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống của gia đình, cộng đồng mình

2.4.2 Điều kiện và nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Về điều kiện kinh tế - xã hội: Xét về nguồn gốc lịch sử sâu xa, tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, hình thành từ thời kỳ công xã thị tộc, với sự xuất hiện của chế độ phụ hệ Giai đoạn này, người đàn ông trở thành lực lượng chính trong và xã hội Các thành viên trong gia đình phục tùng và tôn trọng tuyệt đối quyền uy của người chủ trong gia đình, từ đó, được tôn sùng bằng hình thức thờ cúng sau khi chết

Trang 13

Về nguồn gốc nhận thức: xuất phát từ thực tiễn của hoạt động lao động,

bất lực trước sức mạnh của các thế lực siêu nhiên, người nguyên thủy đã tôn sùng, thờ cúng các sự vật, hiện tượng tự nhiên, việc thần hóa các thế lực tự nhiên diễn ra và coi như tổ tiên của mỗi thị tộc, từ đó hình ảnh tổ tiên tô tem giáo xuất hiện Đây có thể coi là hình thức thai nghén, cho sự hình thành hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của con người

Về nguồn gốc tâm lý: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được hình thành trên

cơ sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên, từ tâm lý về sự tôn kính, tưởng nhớ đấng sinh thành, người có công Từ đó, sau khi chết đi, những giá trị, việc làm, tư tưởng, của họ vẫn được các thế hệ lưu giữ để thờ phụng, cúng bái và mong muốn được người chết phù hộ độ trì

2.4.3 Hình thức và đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.3.1 Hình thức thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Phổ biến thờ cúng tổ tiên trong gia đình và dòng họ Trên bàn thờ người

Hoa thờ bài vị tổ, hiện nay bên cạnh bài vị còn có chân dung người quá cố Với mỗi dòng họ đều có từ đường làm nơi thờ cúng chung cho các thành viên trong họ tộc Hàng năm, các thành viên trong dòng họ sẽ tụ họp lại vào một ngày, để tiến hành lễ cúng tổ Những nghi thức này được người Hoa bảo tồn cho tới ngày nay

2.4.3.2 Đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa Minh chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo; có sự giao thoa với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt; có sự đan xen nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau một cách chặt chẽ

2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của

Ngày đăng: 09/09/2024, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w