Về lý luận, việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể quá trình hình thành, chỉ ra những đặc điểm và những biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan tiêu biểu của tín ngưỡng thờ cúng tổThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhThế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Nguyễn Thị Minh Ngọc 2 PGS TS Vũ Hồng Vận
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc và PGS.TS Vũ Hồng Vận Các tài liệu, số liệu nêu ra trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học từ các nguồn tài liệu có căn cứ, nguồn gốc rõ ràng và từ thực tiễn điều tra, khảo sát của tác giả
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Trọng Long
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin gửi đến quý thầy cô khoa Triết học – Chính trị học – Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lời cảm ơn chân thành Trong thời gian học tập, thực hiện các chuyên đề và bảo vệ luận án đã giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo cả về chuyên môn và công tác chuẩn bị bảo vệ luận án để tới nay luận án được hoàn thành đúng quy định
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Ngọc và PGS.TS Vũ Hồng Vận đã dành nhiều thời gian, công sức với tinh thần trách nhiệm cao, khoa học để giúp tôi hoàn thành các chuyên đề và luận án
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Văn phòng Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh; cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh; Hội Phụ nữ quận 5, quận 6, quận 11; chị Dinh, chị Quân, anh Vinh trong việc cung cấp số liệu, thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn để tôi hoàn thành luận án này
Xin được tri ân đến gia đình, cơ quan, các đồng nghiệp trong khoa Luật và Lí luận chính trị, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ trong công tác giảng dạy để tôi có thời gian hoàn thành khóa học và nghiên cứu
Một lần nữa xin được cảm ơn tới tất cả những người đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án
Xin chân thành cảm ơn
Trang 51 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7
7 Cấu trúc của luận án 8
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 9
1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan 9
1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa 15
1.3 Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 19
1.4 Đánh giá những công trình có liên quan đến đề tài luận án 25
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30
2.1 Khái quát về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 30
2.2 Lý luận về thế giới quan và nhân sinh quan 45
2.3 Thế giới quan và nhân sinh quan của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 50
2.4 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 53
Trang 6Tiểu kết chương 4 146
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 166
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1 Phân bố người Hoa theo thành thị/nông thôn……… …… ….32
Bảng 2.2 Phân bố người Hoa theo vùng.……….……….32
Bảng 2.3 Phân bố người Hoa theo tỉnh/thành phố……….… 33
Bảng 2.4 Cơ cấu dân tộc qua các thời kỳ ở Thành phố hồ Chí Minh (%) 36
Bảng 2.5 Số người Hoa trên dịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quận/huyện 36
Bảng 3.1 Niềm tin của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh về trời và mệnh trời 85
Bảng 3.2 Sự chi phối của mệnh Trời đối với con người và cộng đồng ….88
Bảng 3.3 Niềm tin của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ma quỷ………….98
Bảng 3.4 Niềm tin của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh vào sự phù hộ của thánh thần 101
Bảng 3.5 Niềm tin của người Hoa vào sức mạnh của linh hồn tổ tiên 104
Bảng 3.6 Niềm tin của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất tử 109
Bảng 3.7 Niềm tin vào thế giới cõi âm của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 112
Bảng 4.1 Quan niệm về mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 118
Bảng 4.2 Niềm tin vào sự giúp đỡ của tổ tiên trong cuộc sống thông qua những nghi lễ cúng bái 126
Bảng 4.3 Tính chất quan trọng của việc xem giờ trong thực hiện nghi lễ tang ma của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh 131
Bảng 4.4 Sự cần thiết sinh con trai nối dõi trong quan niệm của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh 135
Trang 8MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận án
Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử dân tộc, người Việt Nam đã xây dựng nên một hệ thống các giá trị văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú cho riêng mình Một trong những giá trị văn hóa ấy là hệ thống tín ngưỡng dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú Có thể kể tới hệ thống tín ngưỡng dân gian đó như: tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ cúng âm hồn, v.v Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng dân gian đặc sắc, phổ biến của các dân tộc trên cả ba miền của đất nước Việt Nam
Sự đa dạng trong phân bổ dân cư, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần làm nên sự phong phú đặc sắc trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt Nam Trong đó, dân tộc Hoa với tư cách là một bộ phận hợp thành của dân tộc Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh bản sắc văn hóa đó
Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung là một tộc người trong 54 dân tộc Việt Nam Trong quá trình di cư, hội nhập và giao lưu văn hóa, bộ phận người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần làm đa dạng thêm văn hóa chung của cả dân tộc với những nét đặc sắc riêng có của cộng đồng người Hoa Khi nhắc đến cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hay các quốc gia khác trong khu vực, chúng ta dễ dàng nhận thấy nét đặc trưng riêng biệt trong sinh hoạt văn hóa từ kiến trúc, ẩm thực tới đời sống tâm linh Trong đó, tính đa dạng của đời sống tâm linh được thể hiện thông qua các nghi lễ và cơ sở thờ tự với các loại hình tín ngưỡng nổi bật như: Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà Thiên hậu), tín ngưỡng thờ Bắc Đế, tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ thần Tài, thổ Địa, v.v Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những nét đặc sắc riêng biệt, góp phần làm phong phú và đa dạng trong hệ thống tín ngưỡng nói chung của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trên cả phương diện thực tiễn và lý luận
Trang 9Về thực tiễn, trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, người Hoa vẫn giữ cho mình những truyền thống văn hóa riêng với việc lưu giữ bảo tồn giá trị văn hóa tộc người thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cùng với các hệ thống thần thánh khác được người Hoa mang theo trong quá trình di cư trở thành yếu tố tinh thần để nương tựa, lưu giữ và bảo vệ họ khi tới vùng đất mới Trong quan niệm của người Hoa nói riêng cũng như các tộc người khác ở Việt Nam, khi con người chết đi không có nghĩa là không tồn tại, tức họ chỉ chết đi về mặt thể xác còn tinh thần vẫn tồn tại và vương vấn đâu đó, hay nương nhờ một thế lực nào đó Quan niệm cho rằng sau khi chết đi, dường như linh hồn của người chết có được sức mạnh siêu nhiên và có thể bằng cách nào đó tác động đến đời sống của con người vẫn tồn tại phổ biến trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Hoa Vì thế, thông qua việc thờ cúng có thể chuyển tải, kết nối người sống tới linh hồn của người chết Cho nên, khi người thân chết đi gia đình sẽ tiến hành chôn cất và thờ cúng theo nghi thức tâm linh dành cho những linh hồn, với tình yêu thương, kính nhớ và niềm tin về sự tồn tại của linh hồn ở cõi âm cũng như nổi sợ về sự ảnh hưởng của cái chết tới người sống Vì vậy, thờ cúng tổ tiên, những đấng sinh thành, hay tôn vinh những người có công với cộng đồng không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà còn là thể hiện tính gắn kết cộng đồng trong bộ phận người Hoa, là cơ sở để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của một cộng đồng
Cùng với quá trình phát triển, biến đổi và di dân theo chiều dài lịch sử, các quan niệm về đời sống tâm linh cũng như các dòng tín ngưỡng dân gian cũng có những bước chuyển theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở nơi cư trú mới Tuy nhiên, những giá trị cốt lõi của truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không hề mai một mà càng khẳng định được vị trí, vai trò của nó trong đời sống tâm linh người Hoa Thông qua thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương của con người và cộng đồng, quan niệm về thế giới, vũ trụ và con người hết sức sâu sắc Qua đó, những giá trị về tình đoàn kết, ý thức về nguồn cội, về đấng sinh thành đã sinh ra và nuôi dưỡng ta trưởng thành, tạo nên những giá
Trang 10trị to lớn trong việc duy trì và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như Nam Bộ nói chung
Việc nhận diện thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, giúp nhìn nhận đánh giá rõ thêm về loại hình tín ngưỡng dân gian phổ biến, tạo nên “chất keo” kết dính của cộng đồng người Hoa với nét đặc trưng riêng biệt Với truyền thống văn hóa đa dạng mà Người Hoa mang theo trong quá trình di cư và sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như trong sự tác động qua lại của các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, làm cho nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hoa càng thêm đa dạng và phong phú Cho nên, trong quan niệm về vấn đề linh hồn, thờ cúng tiên tổ và những người đã mất cũng có những đặc điểm riêng biệt
Về lý luận, việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể quá trình hình thành, chỉ ra những đặc điểm và những biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan tiêu biểu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhận thức khoa học về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Qua đó, góp phần hiểu rõ đời sống văn hóa tâm linh và làm phong phú bản sắc văn hóa tộc người, giúp cho việc củng cố, giữ gìn và phát triển giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, là việc làm hết sức ý nghĩa và giá trị văn hóa lịch sử to lớn, trong việc xây dựng và thực hiện chính sách đa dạng hóa đời sống văn hóa tinh thần, cũng như cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Thế giới quan
và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thế giới quan, nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú đa dạng đời sống
Trang 11văn hóa tín ngưỡng, cũng như xây dựng nhận thức khoa học về tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án cần thực hiện bao gồm: Một là, tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Hai là, trình bày tổng quan các vấn đề về dân cư, đời sống kinh tế, văn hóa và
chỉ ra những yếu tố tác động tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Ba là, khái quát những vấn đề lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Hoa
Bốn là, chỉ ra những nội dung, đặc trưng của thế giới quan và nhân sinh trong
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm về tổ tiên và thờ cúng tổ tiên; các hình thức thờ cúng tổ tiên cũng như các nghi lễ thực hành tang ma và nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh, để nhận diện rõ thế giới quan và nhân sinh quan của tín ngưỡng này
Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu, Hẹ Trong luận án này, tác giả tập trung vào bộ phận người Hoa Quảng Đông, Triều Châu và Phúc Kiến
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Về nội dung: Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trước đó
cùng tài liệu điều tra, điền dã tác giả tập trung làm rõ những biểu hiện về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, cùng với tính đa thần giáo và tính hỗn dung
Trang 12trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh nên trong quá trình triển khai nội dung luận án sẽ đề cập tới các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng có liên quan trực tiếp tới thờ cúng tổ tiên Việc xác định này giúp tác giả không sa đà vào việc liệt kê các hình thức hay nghi lễ thờ cúng, cũng đồng thời không chệnh vào hướng đối chiếu so sánh trong thực hành tín ngưỡng giữa các nhóm người Hoa hay giữa người Hoa và người Việt
Về không gian: Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó,
tập trung nghiên cứu ở địa bàn có đông người Hoa sinh sống thuộc nhóm Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu thuộc quận 3, quận 5, quận 6, quận 11
Về thời gian: Có thể thấy, người Hoa di cư lập nghiệp ở Nam Bộ nói chung
cũng như Thành phố Hồ Chí Minh rất sớm, nhưng tác giả luận án, không có ý định nghiên cứu về lịch sử hình thành, hay đối chiếu so sánh sự tương đồng hay khác biệt trong các loại hình tín ngưỡng, mà chỉ thông qua các hình thức và nghi lễ trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, để nhận diện thế giới quan và nhân sinh quan của người Hoa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Vì vậy, luận án tập trung vào cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận và cơ sở phương pháp luận
Phương pháp luận: trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về người Hoa
ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để thực hiện nghiên cứu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở phương pháp luận: những quan điểm, đường lối, chính sách về văn hóa,
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp, cụ thể như: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê và so sánh, điều tra, phỏng vấn, v.v
Trang 13Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh: là phương pháp sử
dụng xuyên suốt trong luận án Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả đã phân tích, đối chiếu và kế thừa các nội dung của những công trình nghiên cứu đi trước, qua đó giúp xác định hướng nghiên cứu phù hợp với đề tài cũng như các thông tin, số liệu thu thập được để xử lý và sử dụng cho việc hoàn thiện luận án
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát
thông qua 300 phiếu Đối tượng khảo sát là cộng đồng người Hoa sống tập trung tại các quận 3, quận 5, quận 6, quận 11 với nhóm người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến Độ tuổi thực hiện khảo sát bao quát từ 20 tuổi đến trên 60 tuổi (có sự phân chia thành các độ tuổi khác nhau) và làm các ngành nghề, công việc khác nhau nhằm đảm bảo độ bao phủ và độ tin cậy trong thu thập thông tin cũng như những quan niệm khác nhau trong việc phát huy và duy trì tín ngưỡng theo các độ tuổi và thế hệ
Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát, số liệu được xử lý để cho ra kết quả làm minh chứng cho những nhận định, đánh giá của luận án Các số liệu được đưa vào luận án còn được xem xét trên cơ sở của các yếu tố như tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo của nhóm người Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến
Thời gian thực hiện khảo sát được chia làm nhiều đợt Đợt 1 thực hiện trong tháng 8 - 9/2022, đợt 2 thực hiện trong tháng 2 - 3/2023, đợt 3 tháng 9 – 10/2023 Nội dung điều tra khảo sát xoay quanh các vấn đề về tang ma, thờ cúng, quan niệm về cái chết, về linh hồn và sức mạnh của linh hồn, về thế giới cõi âm, v.v Cùng với đó là phương pháp quan sát và các công cụ hỗ trợ như chụp ảnh, nhằm giúp nhận diện rõ thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu định tính: Việc phỏng vấn nhân chứng được thực
hiện trực tiếp và được ghi chép theo mẫu được thiết kế cho phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu nhằm làm rõ thêm các căn cứ, luận cứ của luận án, nhưng không bao gồm việc tham dự trực tiếp các nghi lễ tang ma hay thờ cúng Tác giả trực tiếp khảo
Trang 14sát thực tế thờ cúng tại gia đình, đền thờ họ và phỏng vấn sâu 30 người từ 45 tuổi trở lên, với ngành nghề khác nhau như lao động tự do, công nhân, kinh doanh, v.v với những người theo các tôn giáo như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, thuộc nhóm người Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu Cùng với kết quả điều tra khảo sát, việc phỏng vấn sâu cung cấp thêm tư liệu khách quan cho vấn đề nghiên cứu,
làm cơ sở cho các nhận định được đưa ra trong luận án 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có thể được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu và chỉ ra biểu hiệnthế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của ngươi Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở khảo cứu các quan niệm, mô tả các hình thức thờ cúng và các nghi lễ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa để nhận diện rõ những biểu hiện, nội dung về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra khảo sát đã góp phần cung cấp thêm tư liệu và căn cứ khách quan cho các nhận định của nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa Qua những nghi lễ, đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận án chỉ ra biểu hiện về thế giới quan và nhân sinh quan, góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thế giới quan và nhân sinh quan (một vấn đề quan trọng của triết học) Trên cơ sở những kết quả đạt được, luận án có thể cung cấp thêm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp, nhằm giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa tinh thần
Trang 15trong tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, góp phần khẳng định giá trị tinh thần và lịch sử của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa, tạo nên sự đa dạng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước, góp phần duy trì sự đa dạng trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện đoàn kết dân tộc
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao nhận thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộctrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong tiến trình bảo tồn, phát huy tính da dạng, phong phú trong sự phát triển; làm rõ thêm “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án có thể cung cấp căn cứ cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách, pháp luật để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa – cộng đồng người có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho các chuyên ngành về tôn giáo
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương 2: Các vấn đề lý luận và thực tiễn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Thế giới quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa
ởThành phố Hồ Chí Minh
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Khi tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều công trình liên quan đến tới vấn đề nghiên cứu ở nhiều góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và lí thuyết khác nhau Để cung cấp cái nhìn tổng quát, có hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm ra những vấn đề đã được làm sáng tỏ, những vẫn đề còn tranh luận, những vấn đề chưa được bàn tới, tác giả thực hiện phân chia những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thành các nhóm vấn đề cụ thể như sau:
1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan
Khi bàn về thế giới quan, nhân sinh quan có nhiều tác giả với các công trình đã bàn tới như sau:
Các tác giả Jacomijn C van der Kooij, Doret J de Ruyter và Siebren Miedema
(2013), với bài viết “Worldview: the Meaning of the Concept and the Impact on
Religious Education” (Thế giới quan: Ý nghĩa của khái niệm và tác động đến giáo dục tôn giáo) Bài viết phân tích khái niệm thế giới quan, so sánh các quan điểm khác nhau về thế giới quan và từ đó làm rõ vai trò của thế giới quan trong giáo dục ở trường học Các tác giả cũng đã đưa ra các thuật ngữ như thế giới quan (Worldview), triết lí sống (“philosophy of life”), quan điểm về cuộc sống (“view on life”) trong bài viết tập trung vào khái niệm thế giới quan (“worldview”) Các tác giả cũng đã thống nhất về cơ bản thế giới quan là cái nhìn của con người về cuộc sống, thế giới và nhân loại Đó như là thế giới quan có tổ chức, thế giới quan tôn giáo Ngoài ra, các tác giả cho rằng, có thể dùng khái niệm thế giới quan để mô tả quan điểm về cuộc sống và nhân sinh quan, và các ông cho rằng đó là thế giới quan cá nhân (personal worldview) Từ đó, đánh giá tác động của thế giới quan tôn giáo có tổ chức tới thế giới quan cá nhân trong giáo dục ở trường học
Trang 17David S Dockery (2013), trong cuốn “Reclaiming the Christian intellectual
tradition” (Đòi lại truyền thống trí thức Kitô giáo), khi trình bày về thế giới quan,
tác giả cho rằng mỗi người đều có một thế gới quan và quan điểm cơ bản về thế giới cũng như cuộc sống của chúng ta Theo tác giả thế giới quan hay thế giới quan và cuộc sống (worldview—or “world-and-life view) là cách chúng ta hiểu biết về thế giới, là cách chúng ta nhìn vào thế giới, là cách chúng ta đánh giá về thế giới Hay thế giới quan là khuôn khổ của niềm tin từ đó giúp chúng ta nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, đưa ra quan điểm về ý nghĩa của sự tồn tại của con người
Tác giả Joanna Goplen và E Ashby Plant (2015) với bài viết “A Religious
Worldview: Protecting One’s Meaning System through Religious Prejudice” (Thế giới quan tôn giáo: Bảo vệ hệ thống ý nghĩa của một người thông qua định kiến tôn giáo) Thông qua phương pháp khảo sát các nhóm đối tượng ở những độ tuổi, giới
tính, dân tộc khác nhau tác giả đưa ra quan niệm về thế giới quan và thế giới quan tôn giáo, đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của thế giới quan tôn giáo tới thế giới quan cá nhân của một người trong việc xem xét đánh giá thế giới, kể cả các vấn đề về đạo đức và mục đích cuộc sống
Lê Cẩm Ly (2001), với công trình “Vũ trụ quan và nhân sinh quan của người
Việt qua các hình thức diễn xướng trong tang lễ ở bốn thôn Phượng Vũ, xuân La, Nội và Văn Minh thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Tây”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác phẩm giới thiệu những nét nổi bật, các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của
người Việt qua các nghi thức và hình thức diễn xướng trong tang lễ ở bốn thôn ở huyện Phú Xuyên, Hà Tây
Trần Đăng Sinh (2002), với công trình “Những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, Nxb Chính
trị Quốc gia Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, công trình trực tiếp đề cập đến quan niệm về “cõi trời”, “cõi âm”, cái chết của con người trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời, làm rõ những giá trị nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, với các giá trị tiêu biểu như: đạo hiếu, nhớ về nguồn cội và các giá trị văn
Trang 18hóa trong sinh hoạt cộng đồng Những nội dung này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận án của tác giả
Phạm Văn Tú (2009), với luận án “Miếu, lăng, cung thờ ở Cà Mau tín
ngưỡng và giá trị nhân văn”, dưới góc độ tiếp cận văn hóa học tác giả tìm hiểu sự
hình thành, phát triển và biến đổi của các loại hình miếu, lăng, cung cùng cách thức thực hiện tín ngưỡng và qua việc lưu giữ các nghi lễ thờ cá voi, thờ Bà Thiên Hậu xác định những giá trị nhân văn tích cực như tính đoàn kết cộng đồng, huy động các nguồn lực thực hiện các hoạt động xã hội, xây dựng và giáo dục các giá trị đạo đức
Các luận án của tác giả Nghiêm Thị Châu Giang (2016), “Nhân sinh quan
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với lối sống người Hà Nội hiện nay”; tác giả
Nguyễn Lan Anh (2016), “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư
tưởng chính trị thời Lý - Trần” Các công trình trên đã làm rõ nhân sinh quan, nhân
sinh quan Phật giáo và nội dung của nhân sinh quan Phật giáo, quá trình du nhập và phát triển của phật giáo vào đời sống xã hội, nội dung nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới vấn đề nghiên cứu
L.Cadière (2018), với công trình “Văn Hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo
người Việt” (trọn bộ 3 tập), công trình nghiên cứu đề câp tới nhiều nội dung về tín
ngưỡng, tôn giáo của người Việt như Trời, quỷ thần, linh hồn, tổ nghề cùng với việc cúng tế, nghi lễ thực hành cúng tế và tầm quan trọng của việc cúng tế Những nội dung trên là cơ sở, nền tảng quan trọng cho nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đề tài
Nguyễn Thị Cẩm Tú (2018), với luận án “Những yếu tố triết học trong tín
ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ”, công trình nghiên cứu
các hình thức tín ngưỡng dân gian cơ bản như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ thành hoàng Thông qua các hình thức tín ngưỡng dân gian đó, tác giả chỉ ra những quan niệm tiêu biểu về trời - đất, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì trời đất được quan niệm gắn liền với sinh mệnh của con người Quan niệm về con người, tác giả cho rằng, trong tín ngưỡng dân gian của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu bàn về cuộc đời của con người sau khi chết Họ coi cuộc đời sau
Trang 19khi chết là chiếc gương phản chiếu cuộc đời của con người khi họ còn sống Nên chết không phải là hết mà là về với thế giới bên kia, tức thừa nhận sự tồn tại của linh hồn Trong quan niệm về xã hội được tác gỉa tập trung làm rõ vị trí vai trò của người phụ nữ trong xã hội; về giá trị truyền thống yêu nước của dân tộc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các hình thức tín ngưỡng dân gian trên
Cao Xuân Sáng (2019), với luận án “Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo
đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay” bằng phương
pháp so sánh, lôgic và lịch sử đã làm rõ các khái niệm thế giới quan, thế giới quan tôn giáo; nội dung thế giới quan Phật giáo, trên cơ sở đó, xuất phát từ thực tiễn đời sống tinh thần của người dân đồng bằng Sông Hồng chỉ ra những tác động, ảnh
hưởng về nhận thức, đạo đức, lối sống, văn hóa của thế giới quan Phật giáo đối với
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng Sông Hồng Ngoài các công trình kể trên, vấn đề thế giới quan và nhân sinh còn được thể hiện dưới các bài viết, với cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu khác nhau như:
Tác giả Trần Đức Dương (2010), với bài viết “Phát huy những giá trị tích cực
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2-2010, tr 36-40 đã chỉ ra những giá trị nhân sinh cao đẹp của tín ngưỡng
thờ tổ tiên về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về chữ hiếu, lòng biết ơn, sự kính trọng, khơi dậy tình yêu thương quê hương đất nước, đạo lý làm người góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả Bùi Trung Hưng (2016), trong bài viết “Góp phần bảo tồn và phát huy
giá trị thế giới quan trong luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Lâm Đồng”,
Tạp chí Khoa hoc Xã hội Tây Nguyên số 3, tr 10 - 16 Thông qua các luật tục sưu
tầm được, tác giả bài viết giới thiệu những giá trị cốt lõi của văn hóa tinh thần, đó là thế giới quan của các tộc người ở tỉnh Lâm Đồng và bàn về việc bảo tồn, phát
huy các giá trị của chúng trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai Tác giả Đặng Quang Định (2017), bài viết “Sự biến đổi nhân sinh quan của cư
dân đồng bằng sông Hồng thể hiện qua các lễ hội truyền thống”, Tạp chí Lý luận
Chính trị số 2, tr 85 - 91 Thông qua so sánh, đối chiếu, tác giả chỉ ra những biến
Trang 20đổi tích cực và tiêu cực trong quan niệm của người dân về các vấn đề như sự tôn thờ và tưởng nhớ, về đời sống tâm linh và tín ngưỡng thông qua việc thực hiện các nghi
lễ quan trọng trong đời sống văn hóa như: lễ hội làng Gióng (xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm, Hà Nội), đền Trần (Nam Định), đền Cổ Loa (Hà Nội), lễ hội Hai Bà Trưng (đền Đồng Nhân - Hà Nội), hội đền vua Đinh (Hoa Lư - Ninh Bình), lễ hội Phủ Giầy (Vụ Bản - Nam Định), lễ hội chùa Thầy (Hà Nội), v.v
Tác giả Phan Mạnh Dương (2017), bài viết “Thờ cúng tổ tiên – chỗ dựa tinh
thần (trường hợp người Sila huyện Mường Tè, Lai Châu)”, Tạp chí Nghiên cứu tôn
giáo, số 7 (1630), tr 102 – 114 Bài viết hệ thống các nghi lễ cúng tổ tiên của người
sila qua đó khẳng định niềm tin về sự tồn tại của linh hồn tổ tiên và mang lại chổ dựa tinh thần cho con người giúp giải tỏa những căng thẳng những đau khổ về bệnh tật, tăng thêm nghị lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết gắn bó, bồi đắp giá trị văn hóa truyền thống
Tác giả Hoàng Xuân Trung (2017), bài viết “Triết lý nhân sinh trong tư tưởng
khoan dung tôn giáo của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị số 5/2017, tr 32 -
37. Bằng phân tích, so sánh và kế thừa tác giả cho rằng trên cơ sở kế thừa truyền
thống khoan dung tôn giáo của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát triển, nâng tầm thành
tư tưởng khoan dung tôn giáo mang bản chất nhân văn của người cộng sản Đây chính là một trong những yếu tố góp phần hình thành triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh Chính triết lý nhân sinh ấy đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người về tính khoan dung tôn giáo, qua đó góp phần tập hợp, đoàn kết đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tác giả Phùng Thị An Na (2020), bài viết “Những giá trị tích cực và những hạn chế trong nhân sinh quan truyền thống người Việt”, Tạp chí Nghiên cứu con
người số 1, tr 63 - 71 Thông qua so sánh, phân tích đánh giá, tác giả chỉ ra một số
giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nhân sinh quan truyền thống người Việt Các giá trị tích cực như: Tinh thần hiếu học, lối sống cần cù, tiết kiệm, đề cao tính tập thể, tính cộng đồng, trọng tình, triết lý sống hài hòa với thiên nhiên Các hạn chế
Trang 21như: Thói hiếu danh, lối sống ba phải, tùy tiện, thiếu triệt để, ý thức pháp luật chưa cao, tư duy nặng về kinh nghiệm
Phạm Văn Hùng (2014), bài viết “Thế giới quan trong thần thoại của người
Việt”, Tạp chí Giáo dục lý luận số 216 (tháng 7), tr 64 - 67; Nguyễn Huy Phòng
(2019), bài viết “Thế giới quan khoa học với việc xây dựng, phát triển con người
toàn diện ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo Số 07 (2019), tr 53 – 57; bài viết
“Bàn về thế giới quan của người Do Thái trong Bộ Kinh Tanakh” của Nguyễn Thị
Hiền, Tạp chí Khoa học Chính trị số 04, tr 64 - 68, 73; Đỗ Minh Hợp (2016), bài viết “Chức năng nhân sinh quan của triết học trong bối cảnh hiện đại”, Tạp chí
Nhân lực Khoa học xã hội Số11, tr 62 – 71,v.v Các công trình đã phần nào giới
thiệu khái quát các loại hình thế giới quan, nhân sinh quan hiện nay được thừa nhận,
làm rõ thêm một số khái niệm dưới góc nhìn duy vật biện chứng
Ngoài ra, khi tìm kiếm các công trình có liên quan tới vấn đề nghiên cứu thế giới quan, nhân sinh quan còn có thể kể tới một số công trình đứng trên lập trường thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin để làm rõ thực tiễn của
vấn đề nghiên cứu Có thể kể tới một số công trình như: luận án tiến sĩ “Giáo dục
thế giới quan duy vật biện chứng với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong đội ngũ cán bộ ở Lào hiện nay” của Vilaphăn Đuôngmany; luận án tiến sĩ “Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí thức Việt Nam” của Trần
Thước; luận án tiến sĩ “Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay” của Trần Viết Quân; luận
án “Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở
nước ta hiện nay” của Đào Thị Minh Thảo; luận án “Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong dạy học môn giáo dục chính trị” của Nguyễn Thị Thu Hà, v.v Các công trình trên đều thống nhất thế
giới quan là hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới, về vị trí và chức năng của con người trong thế giới, mối quan hệ của con người với thế giới và với chính bản thân mình; chỉ ra các loại hình thế giới quan cơ bản trong lịch sử như: thần thoại, tôn giáo, triết học mà đỉnh cao là thế giới quan duy vật biện chứng; làm
Trang 22rõ quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm, vị trí vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng
Như vậy, các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan nói trên cùng các công trình khác có liên quan và sách, giáo trình phục vụ giảng dạy bậc đại học và sau đại học, là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu thế giới quan, nhân sinh quan trong các loại hình tín ngưỡng
1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa
Trong nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở trong nước, cũng như các cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới có thể kể tới các công trình tiêu biểu, nghiên cứu ở các góc độ phong tục, tín ngưỡng trong gia đình, dòng họ; trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa các tín ngưỡng, tôn giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; hay các công trình nghiên cứu chỉ ra cách thức, trình tự thực hiện các nghi thức, nghi lễ trong hoạt động tang ma và thờ cúng tổ tiên Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu dưới đây:
Tác giả Lyle B Steadman, Craig T Palmer, Christopher F Tilley (1996), với
bài viết “The Universality of Ancestor Worship” (Tính phổ biến trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên), khẳng định thờ cúng tổ tiên như là một tôn giáo tồn tại lâu đời và
phổ biến ở nhiều quốc gia, tác giả cũng thừa nhận sự tồn tại quan niệm về linh hồn và tổ tiên có ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu
Tác giả Choon Sup Bae (2007), công trình “Ancestor Worship and the
Challenges it poses to the Christian Mission and Ministry” (Việc thờ cúng tổ tiên và những thách thức nó đặt ra cho sứ mạng và mục vụ Kitô giáo) trên cơ sở tiếp cận
tôn giáo tác giả làm rõ nguồn gốc của tổ tiên và xem nó là tín ngưỡng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Á; thông qua quan niệm về cái chết, linh hồn, thừa nhận mối liên quan giữa người chết và người sống
William Lakos (2010), công trình nghiên cứu “Chinese Ancestor Worship: A
Practice and Ritual Oriented Approach to Understanding Chinese Culture” (Thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc: Một cách tiếp cận theo định hướng thực hành
Trang 23và nghi lễ để hiểu văn hóa Trung Quốc), với phương pháp tiếp cận lịch sử, nhân học
và văn hóa tác giả làm rõ rất nhiều vấn đề về tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Trung Hoa như nghi lễ và hình thức thờ cúng tổ tiên của người Trung Hoa; mối liên hệ giữa tín ngưỡng thờ tổ tiên với niềm tin tôn giáo; những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay sự ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo với tín ngưỡng thờ tổ tiên
Tác giả Mallorie Vaudoise (2019), với công trình “Honoring your Ancestors a
guide to Ancestral Veneration” (Tôn kính tổ tiên - Hướng dẫn tôn kính tổ tiên) bằng
thực tiễn tham gia các lễ hội tâm linh ở các quốc gia khác nhau đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề về tổ tiên như tổ tiên là ai? cách thức xây bàn thờ tổ tiên, cúng dường tổ tiên, vấn đề về sức mạnh của tổ tiên, khẳng định việc thông qua thực hành tâm linh giúp kết nối với tổ tiên, khẳng định thờ cúng tổ tiên là sự tôn kính, tôn vinh đối với những người đã mất
郑 小 江 (Zhèng xiǎojiāng), (1995),中 国 死 亡 文 化 大 观 (Quan niệm về
cái chết trong văn hóa Trung Quốc) thông qua công trình nghiên cứu tác giả làm rõ
các quan niệm về sự sống và cái chết, về lục đạo luân hồi, về niềm tin ma quỷ, mô tả cụ thể các hình thức mai táng, nghi thức tang lễ và ảnh hưởng của Nho giáo tới quan niệm cái chết của người Trung Quốc Qua đó, khẳng định quan niệm về cái chết của người Trung Quốc coi cái chết là sự “trở về”, đó là sự trở về thế giới khác Sau khi người chết thì phân chia thành phần xác và phần hồn, chỉ có phần xác là tiêu tan, còn phần hồn là tồn tại và bắt đầu một quá trình mới Từ đó, khẳng định người Trung Quốc rất coi trọng cái chết và các vấn đề xung quanh cái chết của con người theo nguyên tắc “chết như sống” (sự tử cũng như sự sinh)
邢 福 增 (Xing Fuzeng), 梁 家 麟 (Liang Jialin) (1997), 中 国 祭 祖 问 题
(Thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc), tác giả tiếp cận tín ngưỡng thờ tổ tiên của
người Trung Quốc trong mối quan hệ với Kitô giáo, trên cơ sở chỉ ra nguồn gốc và xuất xứ của tín ngưỡng thờ tổ tiên, tác giả khẳng định giá trị của tín ngưỡng thờ tổ tiên và cho dù xa hội có những biến đổi to lớn thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
Trang 24người Trung Hoa trong nước, hay ở các khu vực khác như singapore, Malayxia không hề phai nhạt
周 洁 (Zhōu jié) (2004), 中 日 祖 先 崇 拜 研 究 (Nghiên cứu về thờ cúng tổ
tiên ở Trung Quốc và Nhật Bản), thông qua các tài liệu khảo cổ học, điền giả thực
tế, phân tích so sánh cũng như nghiên cứu mẫu ở một làng thuộc tỉnh Giang Tây tác giả từng bước làm rõ một số vấn đề cơ bản như tế tổ (cúng tế tổ tiên), chế độ gia trưởng, gia phả, cơ sở tư tưởng và cơ sở xã hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc Đồng thời, tác giả khẳng định đạo hiếu trong thờ cúng tổ tiên đã được tôn giáo hóa Tác giả làm rõ một số nội dung thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản như: Vấn đề dòng họ, thừa kế dòng họ, thế giới sau khi chết, những thay đổi trong thờ cúng tổ tiên của người Nhật
崇 拜的 演 变 (Sự phát triển của việc thờ cúng tổ tiên trong các triều đại Tiền Tần,
Tần và Hán được thấy trong các di chỉ khảo cổ đã được khai quật) Trên cơ sở các tài liệu khảo cứu và các tài liệu từ khảo cổ học, tác giả khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Trung Quốc có từ lâu đời trước Ngụy, Tấn phát triển mạnh mẽ thời Thương đến các triều đại Chiến Quốc, Tần, Hán Tác giả bàn tới các vấn đề âm - dương, linh hồn, sự bất tử của linh hồn, các hình thức tế tự tổ tiên, đặc điểm thờ cúng tổ tiên qua các thời kì, v.v Từ đó, tác giả khẳng định linh hồn tổ tiên có thể phù hộ, chở che cho con cháu và giá trị của tín ngưỡng thờ tổ tiên không chỉ là sự hiếu kính của con cháu mà còn là sự cầu phúc từ tổ tiên
Lily Thamrin (2019), 浅 析 印 尼 坤 甸 华 人 清 明 节 民 俗 活 动 之 (phân
tích một trong những lễ hội dân gian tết thanh minh của người Hoa ở Indonexia),
thông qua việc khảo sát thực tế hoạt động của cộng đồng người Hoa (Triều Châu) ở Pontianak, Indonesia tác giả miêu tả quá trình thực hành hoạt động tảo mộ và khẳng định được những ý nghĩa về tưởng nhớ tổ tiên, tạ ơn những người thân, lòng hiếu thảo và cầu mong sự che chở, thông qua hoạt động lễ hội tảo mộ giúp đoàn kết sức mạnh bà con dòng tộc những người có chung gốc gác quê hương
Trang 25马 瑛,郑 庭 河 (2019), 马 来 西 亚 客 家 民 间 信 仰 的 传 承 与 发 展
(Kế thừa và phát triển tín ngưỡng dân gian của người Khách Gia ở Malayxia), tác
giả đề cập tới các loại hình tín ngưỡng dân gian của người Khách Gia (Hakka, còn gọi là người Hẹ) ở Malayxia với tín ngưỡng thờ đa thần như: Ngọc Hoàng, Quan Công, Quan Âm, thờ tổ tiên, v.v trong đó khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo tới tín ngưỡng của cộng đồng người Khách Gia Người Khách Gia xem tổ tiên những người khai sinh ra dòng họ và những ngưới có thành tựu và công đức to lớn, được thờ tự trong nhà thờ tổ
Ngoài ra, có thể tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Trung Hoa cũng như bộ phận người Hoa ở nước ngoài như: 林晓平 (1995), 中 国 人 崇 拜 祖 先 的 传 统 (Truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc) ; 徐 良 高 (2009), 祖 先 崇 拜 与 中 国 早 期 国 家 (Thờ cúng tổ tiên và nhà nước Trung Quốc sơ khai), v.v Các công trình này đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc; đồng thời cung cấp thêm những giá trị cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc, v.v
Bài viết “Khái quát tín ngưỡng dân gian Trung Quốc” của Nguyễn Thùy Vân,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 – 2009, tr 59 – 70 Bài viết khẳng định về tính
đa dạng trong tín ngưỡng dân gian của người Trung Hoa, từ sùng bái tự nhiên vừa sùng bái vật tổ, vừa sùng bái tổ tiên vừa sùng bái các vị thần của từng ngành nghề Trong đó, khẳng định sùng bái tổ tiên chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, xem như một hình thức tôn giáo thể hiện tình cảm chân thành và tôn kính của con cháu với tổ tiên, với niềm tin về sự tồn tại của linh hồn tổ tiên cũng
như sự ảnh hưởng của linh hồn tổ tiên tới sinh hoạt và sản xuất
Như vậy, có thể nhận thấy, nhóm công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói chung về người Hoa khá đa dạng, phong phú tập trung phần lớn vào việc sưu tầm, biên soạn hệ thống các nghi thức, nghi lễ thờ cúng tổ tiên; làm rõ nguồn gốc hình thành, giá trị của tín ngưỡng thờ tổ tiên cũng như việc bảo vệ giữ
Trang 26gìn tín ngưỡng thờ tổ tiên của bộ phận người Hoa ở các quốc gia khác Do đó, để tránh dài trải, tác giả tập trung vào một số công trình mà bản thân tác giả có thể bao quát được Đồng thời, việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, là cơ sở quan trọng để tác giả tìm hiểu nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một cộng đồng người, cộng đồng đã di cư và sinh sống lâu đời là người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, một dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Bởi trong quá trình di cư và lập nghiệp tại vùng đất mới, họ mang theo những giá trị văn hóa bản sắc của chính
dân tộc họ, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 1.3 Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống các công trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng, các công trình tiếp cận với các góc độ, khía cạnh khác nhau có thể kể tới góc độ tiếp cận lịch sử có các công trình nghiên cứu về quá trình di cư và định cư của người Hoa; có công trình tiếp cận nghiên cứu văn hóa người Hoa dưới góc độ các lễ hội, công trình kiến trúc; công trình nghiên cứu về các hình thức tín ngưỡng dân gian và tôn giáo Trong hệ thống các công trình đó đã bước đầu đề cập tới các vấn đề có liên quan tới tín nưỡng thờ cúng tổ tiên Cụ thể, vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện qua các công trình sau:
Nguyễn Thị Hoa Xinh (1997), với công trình luận án “Tín ngưỡng và tôn giáo
của người Hoa Quảng Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh”, trên cơ sở phương pháp
chuyên ngành dân tộc học, tác giả tập trung nghiên cứu về nhóm người Hoa Quảng đông; khái quát quá trình di dân và những đặc điểm về kinh tế văn hóa và tổ chức xã hội của người Hoa Quảng Đông; tại chương 2, tác giả bàn về tín ngưỡng trong gia đình và cộng đồng, trong đó khẳng định vai trò quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình, cùng với việc thờ cúng các vị thần như: Bà Thiên Hậu, Quan Công, Thần tài, v.v khi bàn về thờ cúng tổ tiên của bộ phận người Hoa Quảng Đông mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các nghi lễ, cách thức thực hiện nghi lễ trong các ngày trọng đại
Trang 27Võ Thanh Bằng (2005), với công trình luận án “Tín ngưỡng dân gian của
người Hoa ở Nam Bộ” Từ góc độ lịch sử, tác giả công trình đã khái quát quá trình
hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ và trình bày khá chi tiết các loại hình tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ như: tín ngưỡng thờ thần linh, nhân thần, các vị thần nghề nghiệp, cho tới các vị thần trong cộng đồng, dòng họ và gia đình; trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tác giả khẳng định đây là hình thức tín ngưỡng gia đình phổ biến và lâu đời của người Hoa; đồng thời chỉ ra nghi thức trong cách bố trí bàn thờ, bài vị và nghi thức thờ cúng tổ tiên một cách khái quát
Tác giả Phạm Minh Thảo (2008), trong cuốn “Phong tục tang lễ” xuất phát từ
quan niệm về cái chết và linh hồn tác giả tập trung nghiên cứu phong tục tang lễ của một số tộc người trên thế giới Trong đó, tại phần III của cuốn sách, tác giả tập trung mô tả làm rõ phong tục tang lễ của người Trung Quốc với các nghi lễ quan trọng như: lễ chiêu hồn, lễ tiểu liệm, phát tang, linh đường Phần này không đi sâu lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của những nghi lễ đó Tuy nhiên, công trình cũng là cơ sở để đối chiếu với nghi lễ tang ma của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Công Hoan (2011), với công trình luận án “Nghi lễ chuyển đổi của
người Hoa Triều Châu ở Nam Bộ” Nghiên cứu này được tiếp cận trên cơ sở dân tộc
học, tác giả tập trung vào nghi lễ chuyển đổi trong hôn nhân và tang ma của người Hoa Triều Châu ở Nam Bộ; trong đó chương 3 tác giả làm rõ nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của người Hoa, khẳng định niềm tin vào linh hồn của người đã mất và được thờ cúng theo nghi thức của gia đình, dòng họ; trình bày chi tiết các nghi lễ trước trong và sau của tín ngưỡng này
Trần Hạnh Minh Phương (2013), với công trình luận án “Nghi lễ chuyển đổi
của người Hoa Quảng Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” Tác giả tiếp cận
dưới góc độ dân tộc học, cùng các lý thuyết nghiên cứu như: lí thuyết nghi lễ chuyển đổi, lí thuyết chức năng; công trình đã chỉ ra các nghi lễ chuyển đổi cơ bản của người Hoa Quảng Đông nghi lễ đầy tháng, lễ khai học, lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang; trong đó lễ tang của người Hoa Quảng Đông được trình bày cụ thể theo trình tự từ khi mất tới thực hiện nghi thức về thờ cúng, trang phục, đồ lễ, tảo mộ v.v
Trang 28Đỗ Hồng Thanh (2016), với công trình luận án “Nghi lễ vòng đời của người
Hoa Quảng Đông ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” Trên cơ sở tiếp cận nhân
học tác giả đã tìm hiểu nghi lễ vòng đời của người Hoa từ khi sinh ra đến khi mất đi, trong đó đề cập đến các nghi lễ liên quan tới vấn đề tang ma từ khi con người đó được xác định đã chết như lễ gọi hồn, nhập quan, di quan, chôn cất mai tang, thờ cúng Công trình đã khái quát các bước thực hiện các nghi lễ, và trình tự nội dung các nghi lễ, qua đó thể hiện được nội dung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua việc thực hiện các nghi lễ đó
Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh (2016),
với công trình “Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ”, dưới góc tiếp cận lich sử tác phẩm
trình bày các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, con người trong đó có đề cập tới các hình thức tín ngưỡng phổ biến của người Hoa hiện nay như thờ cúng trong gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ Quan Công, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thượng Đế; đề cập tới những sinh hoạt, nghi thức và ý nghĩa quan trọng trong các ngày lễ tết của người Hoa như: tết nguyên Đán (Xuân tiết), tiết Nguyên Tiêu, tiết Thanh Minh; chỉ ra trong nghi lễ vòng đời của người Hoa, v.v.Trong các nghi lễ, nghi lễ tang ma được coi trọng với các nghi thức thực hiện lễ tang, lễ viếng, an táng, thờ cúng rất đa dạng và phong phú
Trần Hạnh Minh Phương (2017), với Tín ngưỡng, nghi lễ, giao lưu văn hóa
của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận nhân học, công trình là tập hợp
những bài nghiên cứu về văn hóa của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, tại Chương 2: Tín ngưỡng: nguồn gốc và biến đổi - phác thảo về quan niệm nhân sinh và thế giới quan của người Hoa qua hệ thống tín ngưỡng và chỉ ra những biểu hiện của nó trong các loại hình tín ngưỡng cơ bản của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Lưu Đông (2018), với cuốn “Văn minh Trung Hoa” có thể xem là công trình
khá đồ sộ về việc trình bày các lĩnh vực và phương diện văn hóa, xã hội, văn học nghệ thuật, y học, khoa học công nghệ, v.v của người trung Hoa, trong đó tại chương I và chương XIII tác giả có bàn tới vấn đề sau khi con người chết đi sẽ như
Trang 29thế nào, qua đó khẳng dịnh về sự tồn tại của thế giới bên kia “âm phủ”, thế giới đó sẽ là nơi người chết bước vào sống tiếp cuộc sống của họ Người sống sẽ nhìn vào thế giới này để sống hướng thiện không làm điều ác Qua đó cũng đã chỉ ra được sự phong phú và phức tạp trong nghi thức tang lễ của người xưa với các bước tiến hành như “phế sang” (bỏ giường), lễ phục, tang báo, thành phục, nhập liệm, v.v
Châu Thị Hải (2018), trong cuốn “Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á hình
ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”, tác giả xuất phát từ góc độ lịch sử và giao lưu tiếp
biến văn hóa, đã đề cập tới quá trình du nhập và giao lưu văn hóa giữa người Hoa và người Việt Nam trên các phương diện ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt lễ tết, ẩm thực Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dùng lại ở việc khái quát chứ chưa chỉ ra cụ thể sự giao lưu hội nhập tiếp biến các hình thức tín ngưỡng cụ thể mà tập trung vào chủ yếu lĩnh vực kinh tế
Tác giả Hà Nguyễn (2019), trong cuốn “Tiểu vùng văn hóa Sài gòn Gia
Định”, dưới góc độ lịch sử, giao lưu văn hóa cuốn sách đề cập tới nhiều nội dung về
kinh tế, con người, văn hóa, nghệ thuật của tiểu vùng Sài Gòn Gia Định Trong đó, tại phần 5 của sách tác giả dành nói về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, Người Chăm và Người Hoa tại khu vực Trong đó, tác giả trình bày khái quát tập tục thờ cúng của người Hoa trong các ngày lễ tết, tập tục tang ma và khẳng định tang lễ là sự kiện quan trọng trong vòng đời mỗi người
Ngoài ra, khi bàn về tín ngưỡng của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh còn có các bài báo triển khai nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau Có thể kể tới:
Bài viết “Ảnh hưởng của Nho giáo trong tang lễ của người Hoa tại Thành phố
Hồ Chí Minh”, của Dương Thị Hương Trà, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn
số 20/2002, tr 49 – 56 Bài báo khẳng định quan niệm về linh hồn chính là quan niệm đầu tiên chỉ đạo tang lễ của người Hoa, từ ảnh hưởng của Nho giáo mà mà các nghi lễ và các nghi thức trong đó thể hiện rất rõ đạo hiếu của con cháu với ông bà; tác giả chỉ ra cụ thể các nghi thức chịu ảnh hưởng từ Nho giáo trong tang lễ của người Hoa như: Lễ thành phục, lễ triêu tịch khốc điện, lễ tổ điện, lễ tốt khốc, v.v
Trang 30Bài viết “Nhận diện các xu hướng biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, của Trần Hồng Liên, Tạp chí
Khoa học Xã hội số 9+10 (205+206) 2015, tr 218 – 227 Từ tài liệu thành văn và
điền dã dân tộc học, tác giả chỉ ra sáu xu hướng biến đổi cơ bản trong các cơ sở tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa như: Xu hướng thay đổi và tăng dần số lượng các thần linh được thờ tự, xu hướng tăng dần chức năng cho các vị thần, xu hướng giao thoa văn hóa giữa tộc người Hoa với tộc người khác
Bài viết “Đạo giáo trong cộng đồng người Hoa tại Khánh Vân Nam Viện,
Thành phố Hồ Chí Minh” của Dương Hoàng Hải Bình, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 01 (169), 2018, tr 96 – 115 Thông qua việc khái quát các nội dung về quá
trình hình thành và nội dung thờ cúng tại Khánh Vân Nam Viện, bài viết cho thấy tư tưởng tam giáo đồng nguyên được thể hiện trong thờ cúng tại Khánh Vân Nam Viện đồng thời qua nghi thức cúng cầu siêu trong rằm tháng 7 âm lịch để cầu siêu và tưởng nhớ những người đã mất, trong ngày này thân nhân người quá cố sẽ mang bài vị lên bàn thờ tại đạo quán để được tụng kinh cầu nguyện và cầm linh vị đi qua cây cầu tượng trưng cho sự ngân cách giữa người sống và người chết sau đó bài vị được đốt tiễn dưa người dã khuất về thế giới của họ
Bài viết “Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Việt Nam qua các nghiên cứu
từ 1986 đến nay” của Mai Thùy Anh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (214),
2021, tr 61 – 81 Bài viết chỉ ra tính đa dạng phong phú trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Hoa trong đó có người Hoa khu vực Nam Bộ Qua bài viết tác giả khẳng định thờ cúng ông bà tổ tiên có ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống của người Hoa nên việc cúng lễ được chuẩn bị và thực hiện rất chu đáo thông qua vai trò của người con trai trưởng
Bài viết “Tinh thần hiếu đạo Phật giáo trong nếp sống gia đình người Hoa”
của Thích Nữ Thánh Nhã, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (Online) Qua bài viết
khẳng định nuôi dưỡng, tôn kính cha mẹ khi còn sống và phụng thờ cha mẹ khi mất là nét đẹp đạo hiếu từ lâu của người Hoa Điều đó được thể hiện xuyên suốt trong đó có việc thực hiện nghi lễ tang ma và thờ cúng, cho nên tang lễ không chỉ để báo
Trang 31hiếu đền ơn trả nghĩa, thể hiện tình cảm với người quá cố mà còn thể hiện tin thần đoàn kết, tương trọ của họ hàng, đồng hương Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo tổ tiên được coi là thần bản mệnh của gia đình, dòng họ có thể can thiệp vào vận mệnh của con cháu Do đó, khi có những công việc quan trọng người Hoa luôn tổ chức cúng báo tin và tạ ơn trời, phật và tổ tiên phù hộ
Bài viết “Vài nét về tổ chức xã hội của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”, của Hà Triệu Huy, Tạp chí Dân tộc học số 2 – 2021, tr 104 – 112 Bài
viết khái quát quá trình hình thành người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức của người Hoa như Bang hội, Hội Tông thân, Hội Nghề nghiệp qua đó khẳng định vị trí vai trò và một số giá trị cộng đồng được người Hoa gìn giữ thông qua các hoạt động của hội Trong đó, Hội Tông thân (hội Thân tộc, hội họ) là tổ chức dựa trên cơ sở chung huyết thống, chung dòng họ được tổ chức chặt chẽ, vào dịp giỗ tổ dòng họ hay các việc quan trọng, các thành viên trong họ tập trung về nhà từ đường, qua đó có vai trò trong việc giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ cũng như thắt chặt mối quan hệ các thành viên, chia sẽ giúp dỡ nhau trong cuộc sống
Bài viết “Tổ chức dòng họ của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua bức
tranh từ đường”, của Du Quế Tiên, Hồ Minh Quang, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 7 (251), 2022, tr 43 – 56 Bài viết tập trung làm rõ kết cấu tổ chức dòng
họ và không gian thờ cúng của dòng họ trên cơ sở khẳng định cùng chung huyết thống để thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua việc tìm hiểu các từ đường, nghĩa từ bài viết khẳng định rung bái tổ tiên tồn tại lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, khi người Hoa di cư đến Việt Nam chưa bao giờ quên gốc gác nguồn cội dòng họ của mình Vì vậy, việc tổ chức quên góp xây dựng từ dường, nghĩa từ để thể hiện truyền thống đó, trong đó gia đình là hạt nhân của dòng họ trên cơ sở huyết thống coi trọng duy trì nói dõi tông đường được coi trọng
Như vậy, các công trình trên, khi tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là hình thức tín
Trang 32ngưỡng lâu đời với những giá trị cơ bản của nó Trên cơ sở quan niệm về sự tồn tại thế giới bên kia, của linh hồn con người sau khi chết, từ đó tiến hành các nghi thức thể hiện tín ngưỡng đó Mặc dù, các công trình đó chỉ mới dừng lại ở việc liệt kê các hình thức và nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở dạng khái quát nhất, mà chưa đi sâu nghiên cứu với tư cách một nội dung nghiên cứu độc lập, nhưng là cơ sở quan trọng cho tác giả trong nghiên cứu về hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất của người Hoa – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tóm lại, trên cơ sở lí luận về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, xem các loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ nữ thần, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên v.v là nhu cầu tâm linh của nhân dân, tồn tại lâu đời và có những biến đổi trong xã hội hiện đại Do đó, trên lập trường duy vật biện chứng, các công trình trên tập trung vào các nhóm giải pháp cơ bản về kinh tế, chính trị, quản lí và con người trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình tín ngưỡng trên Mặc dù, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu và đề cập đến thế giới quan và nhân sin quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa, đồng thời, đưa ra các kiến nghị, giải pháp sát với thực trạng của loại hình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nhưng đây là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa trong công trình nghiên cứu của mình
Như vậy, việc nghiên cứu về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung cung như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các công trình mới dừng lại ở việc miêu tả, liệt kê hình thức và nghi lễ thờ cúng mà chưa có công trình nào nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc, những yếu tố tác động, đặc điểm và quan niệm về thế giới quan và những giá trị nhân sinh của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, những công trình tiêu biểu kể trên sẽ là những tài liệu quý báu để tác giả tiếp thu, kế thừa trong luận án này
1.4 Đánh giá những công trình có liên quan đến đề tài luận án
Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu về thế
Trang 33giới quan và nhân sinh quan trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng dân cư và người Việt Nam nói chung Bên cạnh đó, các công trình cũng đã tập trung nghiên cứu làm rõ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trên các phương diện cụ thể từ gia đình, dòng họ, đất nước của các cộng đồng dân cư khác nhau Cũng như việc đề xuất các phương hướng, quan điểm, kiến nghị trong việc phát huy những giá trị tích cực của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là khá đa dạng và phong phú Từ việc tiếp cận và nghiên về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở những góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu khác nhau của các công trình trên, tác giả đưa ra một số đánh giá khái quát làm cơ sở cho nghiên cứu của mình như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan, chủ
yếu tập trung vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho các đối tượng gắn với bối cảnh cụ thể, hoặc tập trung nghiên cứu về thế giới quan, nhân sinh quan tôn giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa con người, mà chưa có công trình nào nghiên cứu biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thứ hai, một số công trình khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tập
trung vào các nghi lễ thờ cúng trong gia đình, dòng họ và đất nước, chỉ ra cách thức tiến hành các nghi lễ quan trọng trong thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như: nghi lễ tang ma, chôn cất, các vật dụng đồ thờ cúng, thờ cúng trong các ngày lễ tết, ngày trọng đại của gia đình, dòng họ, đất nước qua đó góp phần lưu giữ những nghi thức thờ cúng và giá trị của nó cho thế hệ hiện nay
Thứ ba, một số công trình tập trung đi sâu làm rõ các giá trị truyền thống tốt
đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và các cộng đồng dân tộc khác ở nước ta, trên cơ sở đó chỉ ra những giải pháp để tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp đó
Thứ tư, một số công trình phân tích, làm rõ được nguồn gốc ra đời, các yếu tố
ảnh hưởng và đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số cộng đồng dân
Trang 34tộc Qua đó chỉ ra những ảnh hưởng và hạn chế của tín ngưỡng thờ tổ tiên đối với đời sống của cộng đồng
Thứ năm, nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đều đứng trên lập trường thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước để tiếp cận và phân tích các vấn đề liên quan tới tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thứ sáu, một số công trình khi nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng dân gian
nói chung của người Hoa đã bước đầu đề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa dưới dạng khái quát và thiên về trình bày các nghi thức thực hiện nghi lễ tang ma, thờ cúng và một số giá trị nhân sinh trong cuộc sống của cộng đồng người Hoa chứ chưa nghiên cứu vấn đề này với tư cách là một nội dung độc lập với việc xây dựng lí luận cụ thể để chỉ ra các đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, tác động và biểu hiện về thế giới quan và nhân sinh quan trong chính hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa
Như vậy, có thể nhận thấy các công trình trên đã đề cập và làm rõ nhiều nội dung về thế giới quan, nhân sinh quan; về tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Đây là những nội dung lý luận được kế thừa làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả Mặc dù, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ, nhất là loại hình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn với đời sống tâm linh của từng cộng đồng cụ thể, có đặc điểm lịch sử tương đối đặc biệt như bộ phận người Hoa ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
Khi tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tác giả nhận thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Việt Nam cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là một nội dung nghiên cứu độc lập Do đó, từ các khía cạnh trên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, một bộ phận người có đặc
Trang 35điểm lịch sử di cư cụ thể, phân bố khắp cả nước, số dân đông và có đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của Thành phố
Hồ Chí Minh riêng Cho nên, việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thế giới
quan và nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” là cách tiếp cận mới về nội dung và không có sự trùng
lắp về vấn đề nghiên cứu
Tiểu kết chương 1
Khi đề cập tới người Hoa và hệ thống tín ngưỡng của người Hoa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau ở rất nhiều góc độ tiếp cận Với công trình
nghiên cứu “Thế giới quan, nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Hoaở Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã khái quát hóa các công trình
nghiên cứu có liên quan sát với đề tài, nhằm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu được thuận lợi, từ việc cung cấp thêm rất nhiều cơ sở lý luận cũng như tài liệu quan trọng để làm rõ những vấn đề nghiên cứu cũng như tránh việc trùng lắp trong vấn đề nghiên cứu
Thứ nhất, với nhóm công trình nghiên cứu về thế giới quan và nhân sinh quan,
chính là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nhận diện được những vấn đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan trong nghiên cứu về tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, với nhóm công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Hoa nói chung, trong quá trình tìm hiểu, với hiểu biết của mình, tác giả cố gắng khái quát một số công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Trung Hoa Qua việc khái quát các công trình, cung cấp cơ sở cho tác giả các vấn đề về nguồn gốc, sự ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, và từ đó, cộng đồng người Hoa khi di cư lập nghiệp tại các quốc gia khác trên thế giới như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam đều mang theo và giữ gìn truyền thống thờ cúng tổ tiên
Trang 36Thứ ba, với nhóm công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ tổ tiên của người
Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở cho việc xác định nội dung nghiên cứu của tác giả chưa được các công trình khác đề cập tới Mặc dù, các công trình này chưa đề cập trực tiếp tới thế giới quan, nhân sinh trong thờ cúng tổ tiên của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh một cách đầy đủ, chi tiết, nhưng thông qua việc khái quát các công trình này, đã cung cấp thêm nhiều luận điểm và cơ sở về niềm tin của người Hoa về trời, về tổ tiên, ma quỷ và thần linh Cùng với đó, sự đan xen của những quan niệm và sự ảnh hưởng trong Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng với những giá trị nhân sinh cao đẹp cũng là cơ sở quan trọng, làm nền tảng cho nghiên cứu của tác giả
Như vậy, với việc khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan, chương 1 cung cấp thêm nhiều nội dung làm cơ sở lý luận cho việc xác định nội dung nghiên cứu, cũng như trong quá trình triển khai vấn đề nghiên cứu ở các chương tiếp theo
Trang 37Chương 2 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Người Hoa và quá trình định cư của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.1 Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các thuật ngữ người Hoa hay người Hoa hải ngoại, người Trung Quốc hải ngoại hay Hoa kiều được xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia có số lượng người Hoa sinh sống khá đông đảo, nhất là các quốc gia Đông Nam Á Tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, cộng đồng người Hoa có vị trí, vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đóng góp không nhỏ trong tiến trình phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm về văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như mối quan hệ giữa các cộng đồng người Hoa giữa các quốc gia với nhau hay mới liên hệ với đất nước Trung Hoa trong các nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng Cho nên, cũng cần có cách hiểu đúng đắn về cách gọi cho cộng đồng người Hoa để đánh giá đúng vị trí, vai trò của họ trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư mà họ đang sinh sống
Về mặt thuật ngữ, tên gọi người Hoa theo tiếng Anh là “Chinese”, trong tiếng Pháp là “Chinois” để chỉ người Trung Quốc Cùng với đó, là sự kết hợp vào đặc điểm của từng nhóm đối tượng cụ thể, mà các cách gọi khác xuất hiện như người người Hoa Đài Loan, người Hoa Đông Nam Á, người Hoa Việt Nam, v.v
Sau quá trình di cư và định cư lâu đời ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, người Hoa trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình cũng đã có sự giao lưu tiếp biến với văn hóa bản địa, họ trở thành cộng đồng dân cư độc lập không giống
Trang 38với người Trung Hoa gốc hay những Hoa kiều, từ đó danh từ người Hoa được sử dụng phổ biến hơn để chỉ cộng đồng này
Những người Hoa di cư đến Việt Nam và định cư tại đây tiến hành xây dựng thành những xóm làng, khu phố, khu chợ và thực hiện các hoạt động sinh hoạt kinh tế, văn hóa và dần trở thành cộng đồng người đông đảo, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của dân tộc trong tiến trình đấu tranh và xây dựng đất nước Vì vậy, có thể khẳng định cộng đồng người Hoa như một dân tộc, tức tộc người trong quốc gia Việt Nam thống nhất Trong quá trình đó, cộng đồng người Hoa định cư đông đảo nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh
Như vậy, khi đề cập tới người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, có nghĩa chúng ta đang xem xét người Hoa với tư cách là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Khái niệm người Hoa trong nghiên cứu này được hiểu là bộ phận dân cư, thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau của quốc gia Trung Hoa đã di cư và sinh sống lập nghiệp lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành tộc người như các tộc người khác như: Mường, Khmer, Nùng, Tày, v.v hợp thành các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có đặc trưng riêng về văn hóa, tiếng nói, chữ viết
2.1.1.2 Quá trình định cư của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành và định cư của bộ phận người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, gắn liền với quá trình lịch sử hình thành của tộc người Hoa ở Việt Nam Về mặt lịch sử, người Hoa đến định cư trên lảnh thổ Việt Nam được xác định từ rất sớm và bằng nhiều con đường khác nhau Trong quá trình đó, không thể phủ nhận vị trí, vai trò của người Hoa ở Việt Nam nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, với những đóng góp cho quá trình phát triển chung trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Từ đó, có nhiều công trình nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam ra đời, đó cũng là nguồn tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu về sau Qua việc tìm hiểu về lịch sử hình thành của một cộng đồng dân tộc của một quốc gia, hay một bộ phận của cộng đồng dân tộc của quốc gia, cho chúng ta cơ sở quan trọng trong đánh giá các vấn đề liên quan tới các hoạt động gắn liền với chính cộng đồng dân cư đó
Trang 39Theo số liệu điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê, dân số người Hoa thuộc số các dân tộc có số dân đông đảo nhất Số dân tăng lên vào những giai đoạn trước 1990, sau đó có xu hướng giảm dần vào giai đoạn 2009 - 2019, thậm chí tỷ lệ tăng dân số bình quân của người Hoa những năm gần đây âm (-0,94%) làm cho quy mô dân số của dân tộc Hoa giảm từ 823.071 người năm 2009 xuống còn 749.466 người năm 2019
Bảng 2.1 Phân bố người Hoa theo thành thị/nông thôn, giới tính
750 466
389 651
359 815
521 327
266 669
255 658
226 139
122 982
104 157
Nguồn: Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Nếu tính chung cả nước số người Hoa là 749.466 người, nếu chia theo vùng thì số lượng người Hoa tập trung đông đào nhất ở miền Đông Nam Bộ và tiếp theo đó khu vực đồng bằng sông Cữu Long
Bảng 2.2 Phân bố người Hoa theo vùng
Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Trong đó, số người Hoa tập trung đông nhất xét theo tỉnh thành thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh với 382.826 người, tiếp theo đó là các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (bảng 2.3)
Trang 40Bảng 2.3 Phân bố người Hoa theo tỉnh/Thành phố
Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Kết quả tổng hợp ở bảng 2.3 cho thấy, số người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm số lượng đông nhất (với 382 826 người) Ngược về trước đó, có thể nhận thấy trong các công trình ghi chép, ghi nhận người Hoa vào Việt Nam và Nam
Bộ khá sớm Trong cuốn “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” của tác giả Châu Hải, ghi nhận “Từ thế kỷ I đến thế kỷ X, người Hoa di cư đến Việt Nam bao
gồm các lãnh chúa, quan lại, thương gia, thợ thủ công, các cựu thần của các triều đại phong kiến phương bắc thất thế, những người Hoa phạm tội, đặc biệt là nhiều người Hán được các hoàng đế Trung Hoa đưa sang định cư lâu dài theo chính sách
“Mã lưu nhân” của Mã Viện Tiêu biểu cho lực lượng quan lại này là Sĩ Nhiếp,
Nhâm Diên, Tích Quang, Tiêu Tư, Tô Định, Cao Biền và Lý Trác” [31, tr 19]
Cũng như giai đoạn trước, từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa di cư sang Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ, gắn với những biến động chính trị trong nước, khi các bộ tộc Mông Cổ tiến đánh và xâm lược nhà Tống thành lập nên triều đại Nguyên - Mông Cũng chính giai đoạn này có nhiều binh lính, quan lại chạy sang Đại Việt, được Trần Thánh Tông là vua Đại Việt bấy giờ cho phép định cư, trong số đó có nhiều người đã tham gia vào đội quân chống lại cuộc xâm lược quân Nguyên – Mông của vua tôi nhà Trần
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy, quá trình di cư và định cư của người Hoa đến Việt Nam được trải dài theo chiều dài lịch Về nguyên nhân dẫn tới quá trình di