Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhận diện thực trạng và nguyên nhân của các vấn đề tại các dự án cơ điện công trình tại Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh, từ đó đề xuất giải pháp n
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do hình thành đề tài
Dựa vào các báo cáo từ Tổng cục thống kê, tổ chức BMI, và dự báo trong nghiên cứu của Nguyễn Tấn Quang Vinh-05/2015 và báo cáo ngành xây dựng Việt
Nam của ngân hàng VP thì các ngành kinh tế Việt Nam đang có tăng trưởng ổn định và dự báo phát triển trong tương lai, điều này thể hiện qua nhiều chỉ số kinh tế như GDP tăng trưởng khoảng 5%-6% giai đoạn 2011-2014, dự báo năm 2015 đạt 6.2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI năm 2014 đạt 17 tỷ USD, bằng 93,5% so với 2013, dự báo năm 2015 đạt 20 tỷ USD, trong đó 80% dòng vốn chảy vào ngành xây dựng, bất động sản và sản xuất; ngành xây dựng tăng 6,2% so với cùng kỳ 2013, dự báo tăng 6.5% trong năm 2015 và tăng đều khoảng 6.3% từ 2016-2020; ngành bất động sản có dấu hiệu ấm lên, đạt mức tăng khoảng 3% tới 6% từ 2012-
2014 Hơn nữa, kỳ vọng các hiệp định tự do thương mại FTA đã và sắp được ký kết sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn và đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Hình 1-1: Giá trị ngành xây dựng qua các năm Đơn vị: nghìn tỷ đồng (nguồn: BMI, 2014)
Nói riêng về ngành xây dựng thì đối với khu vực dân dụng, các thống kê cho thấy năm 2014 thì dự án dân dụng chiếm 40,6% giá trị ngành và dự báo nhu cầu về nhà ở như cần khoảng 430.000 căn hộ cho người thu nhập thấp tới năm 2020, giá trị khoảng 100.000-120.000 tỷ đồng hay cần khoảng 102 dự án cung cấp 65.600 căn hộ trong giai đoạn 2015-2017 tại thành phố Hồ Chí Minh Trong khi đó, mặt bằng bán lẻ, trung tâm thương mại thì đang được triển khai mở rộng như Vincom 100 siêu thị, 1.000 cửa hàng tiện lợi tới năm 2017, Lotte kế hoạch xây 60 siêu thị tới năm 2020, Aeon mở 20 siêu thị ở miền Nam (Nguyễn Tấn Quang Vinh, 05/2015)
Hình 1-2: Tỉ trọng ngành xây dựng theo nhóm công trình năm 2014
(nguồn: Tổng cục thống kê, 2014) Đối với ngành cơ điện công trình, một phần công việc tích hợp trong các dự án xây dựng nên mức tăng trưởng phụ thuộc vào mức tăng của ngành xây dựng dân dụng Ngành M&E hiện chiếm khoảng từ 20-30% giá trị công trình và khoảng 40- 60% tổng khối lượng của dự án (Nguyễn Tấn Quang Vinh, 2015) nhưng ảnh hưởng của nó thì rất lớn đến tổng thể dự án như thẩm mỹ, sự sang trọng hay mức độ tiện nghi
Bên cạnh cơ hội thì thách thức cho SEAREFICO sẽ không ít Ngày càng nhiều các công ty với tiềm năng về tài chính hay kinh nghiệm thiết kế, thi công, quản lý dự án từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Châu Âu gia nhập vào thị trường Việt Nam tham gia các dự án lớn Theo đánh giá của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), mặc dù khả năng đáp ứng yêu cầu về công nghệ kỹ thuật của các công ty Việt Nam tại các dự án lớn đã được cải thiện đáng kể nhưng hạn chế về tài chính nên ở hầu hết các dự án lớn, dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI, FII hay ODA thường do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận các công việc chính từ thiết kế ý tưởng tới quản lý triển khai, các nhà thầu trong nước chỉ có thể nhận lại các gói thầu phụ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này như quy mô của hầu hết các công ty Việt Nam thuộc dạng vừa và nhỏ, công ty lớn đủ năng lực thì do Nhà nước nắm giữ phần chi phối khiến việc sử dụng nguồn vốn khá khó khăn và mất thời gian Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường nhận được sự ưu đãi về xúc tiến đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, tỷ giá ngoại tệ Một nguyên nhân khác là do yếu kém trong công tác quản lý dự án dẫn đến tiến độ của các dự án bị kéo dài, chi phí cho dự án tăng lên và chất lượng dự án không làm hài lòng khách hàng
Mặc dù hiện nay SEAREFICO đang áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến như công cụ hỗ trợ nhờ máy tính CAD hay mô hình quản lý thông tin tòa nhà BIM hay quy trình quản lý chất lượng ISO:9001, hợp tác chiến lược với đối tác Nhật Bản – Taisei Oncho nhưng mức độ thành công của các dự án vẫn chưa làm hài lòng ban lãnh đạo công ty Hầu hết các kết quả đều không đạt các mục tiêu của dự án như chi phí, thời gian hay chất lượng Trong khi đó ban lãnh đạo công ty đang hướng mục tiêu phát triển tới các dự án tổng thầu kiểu thiết kế - thi công (D&B) hay kiểu thiết kế kỹ thuật – cung cấp thiết bị công nghệ - thi công xây dựng (EPC) trong tương lai thay cho hình thức dự án phổ biến thiết kế - đấu thầu – thi công (DBB) mà công ty chỉ được tham gia một phần công việc thi công lắp đặt với lợi nhuận không cao Các hình thức mới không chỉ yêu cầu cao về kỹ thuật mà còn đòi hỏi về khả năng quản lý dự án từ giai đoạn thiết kế cho tới triển khai thực hiện và bàn giao vận hành
Dựa vào các lí do trên, tác giả nhận định cơ hội lớn từ sự phát triển của ngành và thị trường bất động sản, những thách thức từ các đối thủ trong ngành buộc công ty phải cải tiến và những nguy cơ từ bên trong công ty nếu không có những giải pháp phù hợp Vì thế tác giả thực hiện bài khóa luận với đề tài “ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ LẠNH”.
Mục tiêu của khóa luận
Bài khóa luận tập trung chủ yếu vào giai đoạn triển khai dự án dưới vai trò là nhà thầu thi công lắp đặt hệ thống cơ điện của một dự án xây dựng công trình Vì thế, mục tiêu chính của bài khóa luận này là:
- Nhận diện thực trạng và xác định nguyên nhân của các dự án cơ điện công trình tại CTCP Kỹ Nghệ Lạnh
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự thành công cho các dự án cơ điện công trình và đánh giá tính khả thi của các giải pháp.
Phạm vi thực hiện
Khóa luận được thực hiện tại CTCP Kỹ Nghệ Lạnh – SEAREFICO, lĩnh vực cơ điện công trình, trụ sở tại Tp Hồ Chí Minh Đối tượng nghiên cứu là các dự án cơ điện lạnh công trình mà công ty đã và đang thực hiện tại Tp Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận trong 2-3 năm trở lại đây
Thời gian thực hiện khóa luận từ 11/2015-03/2016.
Ý nghĩa của khóa luận
Kết quả của bài nghiên cứu có thể giúp ban lãnh đạo công ty SEAREFICO, các ban quản lý dự án có thể biết được thực trạng của các dự án trong những năm qua và mô hình các yếu tố thành công của dự án, nhận diện được những yếu tố quan trọng và các yếu tố có kết quả cảm nhận tốt Từ đó sẽ đề xuất giải pháp và tham khảo chuyên gia, quản lý cấp cao để đánh giá tính khả thi để triển khai thực tế nhằm mục đích nâng cao thành công của các dự án trong tương lai, cụ thể là có thể cải thiện năng lực quản lý dự án, chất lượng thi công, hiệu quả chi phí và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới các hình thức dự án D&B và EPC.
Bố cục của khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 1 nêu lý do hình thành đề tài, các mục tiêu hướng tới, phạm vi thực hiện, ý nghĩa thực tiễn và bố cục khóa luận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp thực hiện
Chương 2 trình bày các khái niệm lý thuyết về dự án, quản lý dự án, các yếu tố thành công của quản lý dự án Trong chương này cũng trình bày phương pháp thực hiện khóa luận và các nguồn thông tin của bài khóa luận này
Chương 3: Thực trạng công ty Chương 3 sơ lược về thông tin công ty, tình hình phát triển
Chương 4: Phân tích kết quả và đề xuất giải pháp
Chương 4 thể hiện các vấn đề về quản lý dự án, thực trạng và nguyên nhân, kết quả khảo sát, đề xuất các giải pháp từ chuyên gia Các giải pháp này được đánh giá tính khả thi để triển khai thực tiễn
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết những kết quả đạt được, khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu, cùng với đó là giới hạn của bài nghiên cứu để đề xuất phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 6
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Dự án và Quản lý dự án
Theo Cao Hào Thi (2014), dự án (Project) là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách
Mỗi dự án có thể khác nhau về công việc, nhiệm vụ nhưng tựu chung đều phải có những đặc điểm như:
- Dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng Các mục tiêu này có thể lượng hóa thành các chỉ tiêu hay con số cụ thể Dự án có thể chia ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn nhưng các nhiệm vụ nhỏ này phải được phối hợp và kiểm soát về thời gian, trình tự thực hiện, chi phí và kết quả Mỗi dự án đều là một quá trình công việc, quá trình này sẽ tạo ra kết quả cụ thể, có thể là sản phẩm mới, tòa nhà mới, chương trình mới hay hệ thống mới
- Dự án phải có thời gian nhất định, nghĩa là có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Cơ bản thì một dự án thường được chia làm 4 giai đoạn: o Khái niệm dự án thường gồm các hoạt động như khái niệm dựa trên ý tưởng và yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư o Định nghĩa dự án gồm các hoạt động như xác định nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật; Ngân sách; Thiết kế dự án; thẩm định dự án; lựa chọn; lập kế hoạch kiểm soát chất lượng, tổ chức quản lý, quản lý thay đổi o Triển khai dự án gồm các hoạt động như hoạch định; lập tiến độ; tổ chức công việc; giám sát dự án; kiểm soát dự án o Kết thúc dự án gồm các hoạt động như chuyển giao; đánh giá kết quả
Hình 2-1: Vòng đời của dự án
- Dự án đều có hạn chế về nguồn lực bao gồm: nguyên vật liệu, nhân lực và ngân sách
- Dự án đều mang tính độc đáo đối với mục tiêu và phương thức thực hiện, hầu như không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án
- Dự án đòi hỏi sự tham gia chéo trong tổ chức Công việc dự án thường khá lớn, đòi hỏi nhiều khâu hay công việc chuyên môn nên cần sự hỗ trợ của các bộ phận khác trong tổ chức như phòng kế toán, phòng vật tư.v.v
- Dự án luôn có tính bất định và rủi ro Mặc dù có thời điểm bắt đầu và kết thúc nhưng thực tế thời gian dự án luôn là khá lớn nên việc thực hiện cần tốn nhiều nguồn lực, tạo nên những sự bất định và rủi ro
Nhìn chung thì dự án không thể tồn tại độc lập mà nó luôn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố theo nhiều cách khác nhau, các yếu tố này được theo Vicky Billingham (2008, trang 9) là “PESTLE”, nó là viết tắt của:
- Yếu tố chính trị (Political)
- Yếu tố kinh tế (Economic)
- Yếu tố xã hội học (Sociological)
- Yếu tố kỹ thuật (Technical)
- Yếu tố pháp luật (Legal)
Yếu tố môi trường (Environmental) Khởi đầu dự án
(Conception) Định nghĩa dự án
Theo Cao Hào Thi (2014), quản lý dự án (Project Management) là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định Các mục tiêu này thường là yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép; chi phí thực hiện dự án đã được phê duyệt và hoàn thành đúng thời gian
Quản lý dự án được xem là thành công khi đảm bảo:
- Hoàn thành trong thời hạn quy định
- Hoàn thành trong chi phí cho phép
- Đạt được thành quả mong muốn
- Sử dụng nguồn lực được giao một cách: Hiệu quả và hữu hiệu
QLDA sẽ phải gặp những khó khăn sau trong quá trình thực hiện:
- Độ phức tạp của dự án
- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng
- Cấu trúc lại tổ chức
- Rủi ro trong dự án
- Kế hoạch và giá cả cố định
QLDA bao gồm những chức năng như sau:
Bảng 2-1: Các chức năng chính của QLDA
Lập kế hoạch tổng quan
- Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch
- Xác định phạm vi dự án - Lập kế hoạch phạm vi
- Xác định công việc - Dự tính thời gian
- Quản lý những thay đổi - Quản lý thay đổi phạm vi - Quản lý tiến độ
- Lập kế hoạch nguồn lực - Tính toán chi phí
- Lập dự toán - Quản lý chi phí
- Lập kế hoạch chất lượng - Đảm bảo chất lượng - Quản lý chất lượng
- Lập kế hoạch nhân lực, tiền lương
- Tuyển dụng, đào tạo - Phát triển nhóm
- Lập kế hoạch quản lý thông tin
- Xây dựng kênh và phân phối thông tin
Quản ủý hoạt động cung ứng
- Kế hoạch cung ứng - Lựa chọn NCC, tổ chức đấu thầu - Quản lý hợp đồng & tiến độ cung ứng
- Xác định rủi ro - Đánh giá mức độ rủi ro - Xây dựng chương trình quản lý rủi ro đầu tư
(nguồn:Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc Tế - PMI)
Ban quản lý dự án
Theo Bùi Nguyên Toàn (2008), ban QLDA là một tập thể các cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc quản lý dự án, nó được thành lập trong thời gian tồn tại của dự án Sau khi dự án kết thúc, ban QLDA bị giải thể
Ban QLDA được thành lập thường dựa vào các yếu tố như đặc thù dự án; môi trường tổ chức – văn hóa của dự án; đặc điểm phong cách cá nhân của người lãnh đạo ban
Ban QLDA thường sẽ bao gồm Chỉ huy trường dự án và các thành viên ban quản lý dự án:
Chỉ huy trưởng dự án
Chỉ huy trưởng dự án (PM-Project Manager) là người được giao nhiệm vụ quản lý chi tiết dự án, là người được mong chờ có thể đáp ứng được các mục tiêu của dự án bao gồm phạm vi công việc, ngân sách và kế hoạch PM được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của dự án (Robin & Seeling, 1967), sự thất bại của dự án có thể do việc lựa chọn sai vị trí quản lý (Avots, 1969) Vì thế công tác quản lý dự án phải là sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học và tư duy logic
Dù bắt đầu công việc quản lý bất kỳ đâu trong vòng dự án thì PM đều phải giải quyết các vấn đề cơ bản như tiến độ thực hiện, ngân sách, phân bổ và quản lý nguồn lực, mối quan hệ con người và thương lượng, và khó khăn nhất là phải chú ý tới tổng thể bức tranh dự án mà không được làm tổn hại đến các chi tiết quan trọng nào
Theo Larry Richman (2002), vai trò và trách nhiệm của PM sẽ là:
- Dẫn dắt dự án, đưa ra các viễn cảnh, đường lối và sự động viên, khuyến khích
- Cân bằng các yếu tố giữa chất lượng, tiến độ, chi phí và nguồn lực sẵn có và quản lý rủi ro
- Lập kế hoạch cho các báo cáo thích hợp để đảm bảo dự án thực tế, cần thiết và được xác định đúng
- Xác định kế hoạch dự án, kế hoạch nguồn lực, ngân sách cần thiết để hoàn thành mục tiêu dự án
PM đòi hỏi phải có những kỹ năng như:
- Kỹ năng quản lý dự án, quan hệ con người, quản lý nguồn lực, kỹ thuật
- Tổng hợp kỹ năng như thương lượng khách hàng, truyền đạt nội dung, tiếp thị, thuyết phục và ký kết hợp đồng
- Kiến thức về tổ chức, chính sách, văn hóa v.v của công ty
Thành viên ban quản lý dự án
Thành viên ban quản lý thường bao gồm những kỹ sư chuyên trách, thư ký dự án, thủ kho vật tư, ban an toàn lao động, kiếm soát khối lượng v.v
Các thành viên này ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn tốt để nắm bắt các vấn đề kỹ thuật mà còn có kiến thức rộng để xử lý các tình huống thực tế xảy ra trên dự án Vì thế mà thành viên ban QLDA cần có những tiêu chuẩn cơ bản như:
- Trình độ văn hóa và kỹ năng chuyên môn
- Kinh nghiệm sản xuất và kiến thức thực tế
- Các phẩm chất đạo đức như phong cách làm việc (cẩn thận, tự tin, trung thực, kìm chế bản thân ); khát vọng (năng động, tích cực, sẵn sàng tiếp thu ý kiến, kiến thức ); khả năng trí tuệ (tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, đàm phán, xét đoán ); khả năng nói; tình trạng sức khỏe, tuổi tác
2.1.2 Sự thành công của dự án Để xác định được các yếu tố thành công của dự án thì đầu tiên chúng ta cần định nghĩa được sự thành công của dự án (project success) là gì Mặc dù định nghĩa sự thành công của dự án còn khá mơ hồ (Salleh, 2009) nhưng theo PMBoK-4th (2008) thì dự án được xem là thành công khi đạt được ba kết quả mục tiêu là trong giới hạn thời gian, phạm vi và chất lượng Trong khi đó, Baccarini (1999) cho rằng sự thành công của dự án có thể đo lường bằng sự thành công của quản lý dự án và chất lượng của công trình vì ông xem dự án như một sản phẩm nên chất lượng và ảnh hưởng của sản phẩm cuối tới người dùng cuối
Phương pháp thực hiện
Bài khóa luận này được thực hiện chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn khảo sát, nghiên cứu báo cáo, đối tượng là các nhân viên trong ban quản lý dự án, phòng kỹ thuật, phòng vật tư, phòng kinh doanh, phòng kế toán, đội T&C và các báo cáo dự án
Bài khóa luận được thực hiện trình tự theo lưu đồ theo sau:
Hình 2-5: Quy trình thực hiện nghiên cứu Nhận diện thực trạng
Tham khảo ý kiến chuyên gia và nghiên cứu khoa học Xác định các yếu tố thành công
Xác định vấn đề nghiên cứu:
“Đề xuất các giải pháp nâng cao sự thành công của các dự án tại
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh”
Khảo sát, thu thập dữ liệu
Thống kê, phân tích dữ liệu
Phỏng vấn chuyên gia, đề xuất giải pháp
Bước 1: xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu của bài khóa luận
Bước 2: xác định các yếu tố thành công của dự án dựa trên các nghiên cứu khoa học và tham khảo ý kiến chuyên gia
Bước 3: Khảo sát, thu thập thông tin đồng thời phỏng vấn nhận diện thực trạng và xác định nguyên nhân các vấn đề tại các dự án
Phỏng vấn trực tiếp hay gửi bảng khảo sát tới các nhân viên công ty SEAREFICO để thu thập thông tin dự án
Phỏng vấn trực tiếp nhân viên và ban lãnh đạo công ty để tìm hiểu thực trạng và xác định nguyên nhân của thực trạng này
Bước 4: Thống kê, phân tích và đánh giá kết quả
Thống kê mô tả, phân tích thông tin, kết quả khảo sát để nhận diện và đo lường các yếu tố thành công của dự án
Bước 5: Đề xuất giải pháp và đánh giá tính khả thi
Dựa vào kết quả khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia rút ngắn danh sách các yếu tố thành công phù hợp với điều kiện thực tế của công ty để tìm kiếm giải pháp, đánh giá tính khả thi
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Bảng khảo sát thu thập ý kiến từ các nhân viên, kỹ sư, quản lý thi công, quản lý dự án tại phòng ban dự án của công ty Dự kiến thu thập thông tin từ các nhân viên có kinh nghiệm dự án từ 3 năm trở lên và trải qua ít nhất 3-4 dự án thực tế để đảm bảo chính xác cho thông tin
Thu thập thông tin từ các báo cáo nghiên cứu khoa học về thành công của dự án để áp dụng khung mô hình thành công của dự án cho công ty
Thông tin về các lý thuyết dự án, quản lý dự án, triển khai dự án từ các nghiên cứu khoa học, sách giáo khoa
Các nghiên cứu tương đương liên quan tới dự án kỹ thuật có đề cập tới sự thành công của dự án đề làm tài liệu so sánh kết quả và đánh giá tính khả thi của giải pháp
Chi tiết về nội dung thu thập được thể hiện trong bảng 2-6
Bảng 2-4: Dự kiến thu thập và xử lý thông tin
Thông tin Mục đích Cách thu thập thông tin Cách xử lý thông tin
Thông tin sơ cấp Áp dụng khung mô hình các yếu tố thành công của dự án tại công ty
Liệt kê tất cả các yếu tố ảnh hưởng thành công của dự án từ các nghiên cứu khoa học trong mục 2.1.4
So sánh các nghiên cứu khoa học trên thế giới để tìm ra các yếu tố chính
Thông tin sơ cấp Đo lường và nhận diện các yếu tố thành công của dự án tại công ty theo tầm quan trọng và kết quả cảm nhận
Gửi bảng khảo sát, phỏng vấn trực tiếp Đối tượng khảo sát và lấy ý kiến:
- P Kế toán: 03 người, - Đội T&C: 06 người
- Tổng số đối tượng dự kiến:
Bảng khảo sát sẽ đo lường tầm quan trọng và kết quả cảm nhận của các yếu tố thành công của dự án dựa trên thang đo Likert 5 điểm
Thang đo cho tầm quan trọng (Importance) gồm
5 mức độ từ “Quan Trọng rất ít” cho tới
“Quan Trọng rất nhiều” Đối với kết quả cảm nhận (Perceived Performace) gồm 5 mức độ từ “Rất không tốt” tới
Dựa vào kết quả thu thập được, tác giả thống kê, tính giá trị trung bình, xếp hạng các yếu tố thành công theo tầm quan trọng và kết quả cảm nhận
Sau đó tác giả sử dụng ma trận IPA để đánh giá đồng thời các yếu tố thành công theo tầm quan trọng và kết quả cảm nhận
Lựa chọn yếu tố thành công phù hợp, đề xuất giải pháp và đánh giá tính khả thi
Phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc công ty dựa trên bảng câu hỏi có sẵn để xác định danh sách rút gọn các yếu tố thành công của dự án phù hợp với tình hình của công ty Đưa ra giải pháp dựa trên lời khuyên của chuyên gia
So sánh với các nghiên cứu khác và đánh giá tính khả thi
Danh sách rút gọn các yếu tố thành công được xử lý theo ưu tiên của số đông Nghĩa là yếu tố nào có tất cả mọi người chọn thì giữ lại
Các giải pháp được so sánh với các nghiên cứu tương đương khác
Thông tin về CTCP Kỹ Nghệ Lạnh
Tổng quan về công ty, lịch sử hình thành, tình hình phát triển trong 5 năm trở lại đây
Thực trạng quản lý dự án
Tài liệu dùng để tham khảo cho khóa luận
Lý thuyết về dự án, QLDA
Tổng quan về cơ sở lý thuyêt, nghiên cứu khoa học về quản lý dự án
Các nghiên cứu tương đương về các yếu tố thành công của dự án
Tài liệu dùng để tham khảo cho khóa luận.
GIỚI THIỆU VỀ CTCP KỸ NGHỆ LẠNH
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh – SEAREFICO
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ LẠNH Tên giao dịch: SEAREFICO
Vốn điều lệ: 243.749.160.000 đồng Trụ sở chính: Lầu 14 tòa nhà VP Centec Tower, 72-74 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84–8) 3822 7260
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh (SEAREFICO) Mã chứng khoán: SRF
Trở thành một tập đoàn hàng đầu trong khu vực trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
Không ngừng hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn
Luôn đi cùng sự phát triển của bạn
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế cung cấp vật tư, thiết bị và thi công lắp đặt các công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, hệ thống phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc các ngành công nghiệp và dân dụng
- Sản xuất và gia công, chế tạo máy móc, thiết bị, vật liệu cơ điện lạnh
- Thầu thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng và công nghiệp trong và ngoài nước
- Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ điện lạnh, các phương tiện vận tải
- Thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị các công trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, phòng chống cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc ngành công nghiệp và dân dụng
- Dịch vụ lập dự án đầu tư, quản lý đầu tư
- Kinh doanh bất động sản
Trong quá trình hoạt động và hội nhập quốc tế, công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh SEAREFICO đã lấy 9 chữ cái trong tên SEAREFICO để làm những giá trị văn hóa đặc trưng của công ty:
Sincerity: Trung thực, thẳng thắn
Exellence: Luôn luôn hoàn thiện
Activeness: Chủ động trong công việc
Responsibility: Sẵn sàng nhận trách nhiệm
Education: Luôn luôn học hỏi
Fairness: Khách quan, công bằng và minh bạch
Innovation: Sáng tạo, đổi mới
Cooperation: Đoàn kết, đối thoại và hợp tác
Objective: Hướng tới mục tiêu và đạt kết quả
Hình 3-1: Sơ đồ tổ chức của công ty SEAREFICO
Kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển khả quan và tăng trưởng ổn định từ sau khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới Các chỉ số của kinh tế vĩ mô duy trì vững chắc và phục hồi rõ nét, thị trường tài chính thì chuyển biến tích cực Ngoài ra nền kinh tế còn được hưởng lợi từ sự quan tâm trợ giúp của chính phủ trong việc xử lí tồn kho, nợ xấu của nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng, ưu đãi đầu tư Không chỉ riêng ngành xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6.3%/năm trong những năm gần đây, ngành bất động sản được sự hỗ trợ nguồn vốn kích cầu 30000 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI ổn định Bên cạnh đó, công ty SEAREFICO còn có sự hợp tác hiệu quả và nổ lực của đối tác Taisei Oncho đã khích lệ toàn công ty hoạt động tích cực để đạt những kết quả khả quan như doanh thu toàn công ty đạt 1134,1 tỷ đồng, tăng 44,7% so với cùng kỳ, đạt 118,9% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, lợi nhuận sau thuế đạt 64,8 tỷ đồng, tăng 67,93% so với năm 2013
Hình 3-2: Biểu đồ doanh thu của công ty từ 2010-2015 Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Tổng hợp từ BCTN 2011-2015)
Kết quả doanh thu từ 2010-2014
Hình 3-3: Biểu đồ lợi nhuận của công ty từ 2010-2015 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Tổng hợp từ BCTN 2011-2015)
Với phương châm : “Chất lượng là nền tảng trong mọi quan hệ giữa công ty với khách hàng”, điều này có nghĩa là chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để công ty cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cơ điện lạnh của cả nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài Không ngừng cải tiến chất lượng và vươn tới quản lý chất lượng toàn diện trên nền tảng ISO-9000 là chính sách nhất quán của công ty để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
Thành công của khách hàng cũng là thành công của công ty do vậy quyền lợi của công ty không thể tách rời quyền lợi của khách hàng Công ty xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với khách hàng bằng sự thỏa mãn và bằng những giá trị mà công ty có thể chia sẻ cùng với khách hàng để hướng đến mục tiêu chung là các bên cùng có lợi, cùng phát triển và góp phần vào sự tăng trưởng của xã hội
Kết quả lợi nhuận từ 2010-2014 Để trở thành một đối tác thường xuyên và tin cậy của khách hàng, mọi thành viên trong công ty đều phải thấu hiểu chính sách chất lượng này và xem mọi hoạt động của mình đều góp phần tạo nên những giá trị hiện tại và tương lai công ty
Năm 1977: công ty Kỹ Nghệ Lạnh tiền thân là Xưởng cơ khí Phú Lâm được thành lập ngày 18/11/1977 theo quyết định số 1501/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên sản xuất nước đá, thiết bị và dụng cụ chế biến
Năm 1988: Ngày 30/08/1988 Xí nghiệp cơ điện lạnh Đà Nẵng được thành lập là đơn vị thành viên của công ty XNK Thủy sản Miền Trung, hoạt động trong lĩnh vực lạnh công nghiệp và cơ điện công trình
Năm 1993: Ngày 01/04/1993, Công ty Kỹ Nghệ Lạnh được thành lập lại theo quyết định số 95/TS/QĐTC là doanh nghiệp nhà nước loại 1 trực thuộc tổng công ty XNK Thủy Sản Việt Nam (SEAPRODEX VIETNAM)
Năm 1996: Tháng 11/1996, bộ Thủy Sản quyết định sáp nhập Xí Nghiệp Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng (SEAREE) vào công ty Kỹ Nghệ Lạnh (SEAREFICO)
Năm 1999: Công ty Kỹ Nghệ Lạnh được cổ phần hóa với vốn điều lệ 12 tỷ đồng và đổi tên thành công ty cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh, tên giao dịch là SEAREFICO
Năm 2005: Tái cấu trúc công ty với 4 đơn vị kinh doanh chính: Khối M&E,
Khối Lạnh Công Nghiệp, nhà máy Panel và SEAREE Đà Nẵng
Năm 2009: Ngày 21/10/2009, niêm yết và giao dịch 8.020.066 cổ phiếu SRF tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)
Năm 2010: Thành lập công ty con ARICO với 100% vốn đầu tư của
Năm 2012: Thành lập chi nhánh cơ điện công trình SEAREFICO M&E
Năm 2013: Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1, tăng vốn điều lệ lên 162,5 tỷ đồng Thành lập Khối Xây dựng trực thuộc công ty
Năm 2014: Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 2:1 tăng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng
Hiện nay công ty SEAREFICO đang là thành viên chính thức của hội lạnh quốc tế (IIR), Hiệp hội kỹ sư lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ (ASHARE), Hiệp hội kho lạnh quốc tế (IRAW)
Trong lĩnh vực cơ điện công trình, khách hàng trong và ngoài nước biết đến công ty như nhà thầu hàng đầu tại Việt Nam về năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công trình có quy mô lớn, các dự án được thiết kế, thi công theo chuẩn mực quốc tế như các dự án về khách sạn và resort 5, 6 sao, cao ốc văn phòng hạng A, bệnh viện, trường học quốc tế và các nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO
Trong lĩnh vực Lạnh công nghiệp, công ty đã liên tục cải tiến để hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước Các sản phẩm mới đã được sản xuất như IQF tầng sỏi 1000kg/h cấp đông xoài, thiết bị hấp dùng belt lưới cho phép hấp trực tiếp tôm nhỏ, IQF siêu tốc 1000kg/h dùng belt balance weave bước nhuyễn để cấp đông tôm nhỏ, tủ điện điều khiển Line IQF tích hợp các tính năng điều khiển mở rộng Sản phẩm của công ty được trao tặng các giải thưởng chất lượng như cúp vàng thương hiệu Việt, huy chương vàng của các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp, đặc biệt sản phẩm IQF siêu tốc đạt giải nhì trong cuộc triển lãm quốc tế về ngành thủy sản tại Chennal (Ấn Độ), tạo nên tiếng vang và ấn tượng tốt cho khách hàng.ý
Sản phẩm panel cách nhiệt Poly-urethane được sản xuất theo công nghệ châu Âu Hiện nay công ty đang đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất sang công nghệ xanh Cyclopentane hoàn toàn thân thiện với môi trường
Chi nhánh cơ điện công trình - SEAREFICO M&E
Chi nhánh cơ điện công trình – SEAREFICO M&E được tách thành lập và hoạt động độc lập từ năm 2012, là một công ty con trực thuộc công ty cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh SEAREFICO Văn phòng làm việc hiện đặt tại Tầng 14, Tòa nhà CenTec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3-4: Logo của Chi chánh cơ điện công trình SEAREFICO Ngành nghề chính là thực hiện các công việc liên quan tới ngành nghề cơ điện lạnh công trình bao gồm tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành hệ thống, bảo trì bảo dưỡng, nâng cấp các hệ thống cơ điện Các dự án của công ty hiện trải dài từ Nha Trang – Khánh Hòa trở vào Nam
Với bề dày trên 21 năm trong lĩnh vực dịch vụ cơ điện công trình, SEAREFICO M&E cung cấp thiết bị trọn gói trong lĩnh vực dịch vụ cơ điện công trình: hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống điện, hệ thống báo và chống cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển nhà cao tầng, hệ thống bơm nước, xử lý nước và hệ thống thang máy.v.v Với quy mô trên, SEAREFICO đã và đang đảm nhận nhiều công trình dự án lớn có giá trị hàng trăm tỷ đồng
Hình 3-5: Các hệ thống chính của hệ thống M&E
Với mục tiêu đảm bảo chất lượng theo chính sách của công ty, chi nhánh SEAREFICO M&E đã ban hành và cam kết một số chỉ tiêu về chất lượng trong năm 2015 như sau:
- Giảm tỷ lệ công trình có khiếu nại về chất lượng và tiến độ thi công trên tổng số công trình đang thi công và bảo hành dưới 8%
- Triển khai áp dụng mô hình 6s-Kaizen cho các công trình, đội T&C
- Cải tiến hệ thống tài liệu ISO của chi nhánh M&E phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của Khối và Hệ thống quản trị chất lượng chung của công ty
- Xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV có chứng nhận đánh giá viên theo tiêu chuẩn ISO-9001
- Tổ chức huấn luyện, đào tạo cho cán bộ quản lý và nhân viên (nội bộ hoặc bên ngoài) bình quân đạt 18 giờ/năm/người Đính kèm theo khóa luận là các phụ lục về quy trình quản lý dự án, quy trình cung ứng vật tư, quy trình hành động khắc phục/phòng ngừa, quy trình thiết kế thi công và các quá trình kho, mua hàng, T&C và bảo trì xử lý sự cố
3.2.2 Mô hình tổ chức tại Chi nhánh cơ điện công trình
Hiện nay tại chi nhánh SEAREFICO M&E đang có cấu trúc tổ chức dạng ma trận với khoảng 150 nhân viên ở tất cả các phòng ban, trong đó phòng dự án chuyên thực hiện các dự án công trình, mỗi dự án sẽ thành lập một Ban QLDA riêng biệt
Các phòng ban ngành khác phục vụ chung cho tất cả các công trình như phòng vật tư lo việc mua bán đặt hàng, cấp phát vật tư theo yêu cầu của dự án, phòng kế toán lo các công việc thanh toán tiền, phòng kỹ thuật lo thực hiện các nội dung kỹ thuật, thiết kế và phương án thi công, phòng kinh doanh kiểm soát hợp động và thực hiện báo giá phát sinh cho dự án v.v
Các dự án hiện tại của công ty SEAREFICO hầu hết là dạng DBB nghĩa là công ty chỉ tham gia dự án từ giai đoạn bóc tách khối lượng, đấu thầu rồi mới triển khai thi công Hình thức này hiện nay đang được nhiều nhà thầu M&E thực hiện do đó công ty SEAREFICO gặp khá nhiều khó khăn do cạnh tranh Vì thế, ban lãnh đạo công ty cũng đã xác định hướng đi mới trong lĩnh vực M&E là chuyển dần sang đấu thầu các dự án D&B là thiết kế và thi công nhằm đảm bảo lợi nhuận và quản lý dự án từ giai đoạn hình thành ý tưởng
Hình 3-6: Mô hình tổ chức quản lý theo dự án tại SEAREFICO
(nguồn:TS Bùi Ngọc Toàn, 2008)
Mỗi một dự án trước khi được triển khai thì Ban QLDA sẽ được thành lập với các vị trí và phòng ban nhiệm vụ khác nhau, dưới đây là một mô hình điển hình hiện đang áp dụng tại công ty SEAREFICO
Hình 3-7: Sơ đồ tổ chức một ban QLDA điển hình Kỹ thuật
Thủ kho Vật tư Bảo vệ Giám sát an toàn
Kiểm soát khối lượng Giám đốc dự án (PD)
Chỉ huy trưởng (PM) Quản lý thi công (SM)
THỰC TRẠNG DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Thực trạng dự án tại Chi Nhánh Cơ Điện công trình
Tác giả nhận diện thực trạng của các dự án cơ điện công trình tại công ty SEAREFICO được thực hiện bằng phương pháp quan sát thực tế trong thời gian làm việc và phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên của công ty bằng bản câu hỏi có sẵn như:
- Phó giám đốc phụ trách dự án, hơn 15 năm kinh nghiệm
- Chỉ huy trưởng dự án, hơn 10 năm kinh nghiệm, phụ trách quản lý thi công dự án
- Đội trưởng đội T&C, hơn 15 năm kinh nghiệm, phụ trách công việc kiểm tra hệ thống và bàn giao nghiệm thu công trình
- Nhân viên kiểm soát khối lượng QS, 8 năm kinh nghiệm, phụ trách kiểm soát khối lượng thi công để thanh toán với NTP hay CĐT
Các kết quả phỏng vấn được tác giả tổng hợp và liệt kê trong nội dung tiếp theo sau, trong đó thực trạng và nguyên nhân lần lượt được nêu rõ
Cụ thể thì khoảng 80% số lượng dự án có xảy ra tình trạng chậm tiến độ so với cam kết với các mức độ và nguyên nhân khác nhau Đa số các dự án này có vốn đầu tư của nhà nước, các quy trình thực hiện gây mất nhiều thời gian hay do dự án thay đổi và phát sinh quá nhiều so với thiết kế ban đầu Đối với mục tiêu chất lượng, mặc dù đặt tiêu chí này lên trên hết và số lượng phàn nàn của khách hàng về chất lượng là khá ít nhưng vẫn có những công trình gặp sự cố, tai nạn như sự cố bể đường ống nước lạnh làm hư hại thiết bị và ảnh hưởng tới việc kinh doanh của khách hàng tại dự án Hotel Des Art SG hay bể đường ống nước lạnh làm hư hại thiết bị tại tòa tháp văn phòng SSG, tai nạn khi đóng điện tại dự án Đại Học Hoa Sen Ngoài ra, các dự án còn gặp phàn nàn, hối thúc của khách hàng liên quan tới tiến độ công việc ở các dự án có tiến độ gấp rút như Khách sạn Liberty SaiGon, TTTM Vincom
Việc yếu kém trong quản lý dự án, quản lý thay đổi, quản lý kỹ thuật và giám sát thi công dẫn đến tình trạng không kiểm soát được công việc thi công, thi công lại, thi công sai phải sửa chữa, phát sinh công việc ngoài ý muốn dẫn đến chi phí của dự án tăng lên, ảnh hưởng ngân sách ban đầu và lợi nhuận của dự án Ví dụ như tại dự án TTTM Vincom Thảo Điền thi công sai hệ thống chữa cháy ngoài thiết kế, dự án Đại học Hoa Sen tồn kho vật tư với khối lượng lớn
Thực trạng dự án còn diễn ra ở các phòng ban chức năng tại văn phòng
Phòng Vật tư thường xuyên phải làm việc căng thẳng và quá tải vì các đơn hàng từ dự án gửi về đều có nhiều vấn đề, dẫn đến phải kiểm tra gây mất thời gian, ảnh hưởng tiến độ giao hàng, lắp đặt thiết bị Phòng Kế toán thì gặp vấn đề trong việc kiểm tra đối chiếu hồ sơ, danh mục theo hợp đồng và xác nhận khối lượng đúng và đầy đủ, vì thế ảnh hưởng tới tiến độ thanh toán cho các NTP Phòng Kỹ thuật đối diện các yêu cầu về bản vẽ của ban QLDA nhưng không đủ thông tin rõ ràng dẫn đến làm đi làm lại một công việc
Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của các vấn đề này hầu hết đều do con người tạo ra, bao gồm năng lực của các chỉ huy trưởng dự án, năng lực của các giám sát thi công, quản lý thi công tại dự án chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc Do đặc thù ngành M&E gồm nhiều công việc phức tạp, đòi hỏi thi công, kiểm tra liên tục để hạn chế sai sót khi đưa vào sử dụng vì khi hệ thống đã hoàn chỉnh thì khá khó khăn tìm nguyên nhân và xử lý sự cố Ngoài ra áp lực thi công theo tiến độ cũng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hệ thống khi ban QLDA phải đánh đổi vấn đề chất lượng và chi phí với áp lực thời gian, có dự án phải làm trong từ 2-3 ca liên tục, có dự án phải hoàn thành trong vòng 3-4 tháng
Một nguyên nhân khác không thể tránh đó là do chất lượng của nhà thầu phụ không tốt, vì lợi nhuận, vì cạnh tranh mà các nhà thầu không đảm bảo được chất lượng thi công do cắt giảm số lượng công nhân dẫn đến tiến độ ì ạch, trình độ tay nghề không cao và sử dụng các vật tư phụ không đảm bảo chất lượng Một phần của việc này được xác định do quy trình lựa chọn nhà thầu phụ hiện nay chưa được tốt, các quyết định hầu hết dựa vào đơn giá mà không xét tới hồ sơ năng lực và ý kiến đánh giá từ các dự án cũ
Trong những năm gần đây, do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên số lượng nhân sự được tăng lên đáng kể nhưng chất lượng nhân sự cho dự án chưa đáp ứng được kỳ vọng Cụ thể, đa số đều là nhân viên trẻ, mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành hay do một phần vì công tác đào tạo, huấn luyện cho dự án không được thực hiện nhiều Một số ý kiến khác còn cho rằng nguyên nhân cũng xuất phát các tài liệu kỹ thuật cho dự án bao gồm bản vẽ thi công, lắp đặt và hướng dẫn kỹ thuật chưa tốt dẫn tới khi triển khai thực tế gặp phải va chạm, vướng mắc, không thi công được, thi công sai, thi công thiếu làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng của dự án
Ngoài yếu tố con người, không thể không xét tới các yếu tố khác như đặc thù dự án hay các yếu tố từ bên ngoài như chủ đầu tư, nhà cung cấp, các điều kiện tự nhiên khác Có những CĐT luôn đưa tiến độ lên hàng đầu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng mà chi phí phù hợp, điều này đòi hỏi công ty phải tính toán khá kỹ trong các hợp đồng và lựa chọn ban QLDA phù hợp Với những dự án có vốn từ ngân sách nhà nước thì luôn gặp các vấn đề về thủ tục, giấy tờ, hồ sơ, thanh toán dẫn đến đều ảnh hưởng lớn tới tiến độ, trì hoãn hay tạm dừng thi công trong thời gian dài
Có những NCC không đảm bảo các tiến độ giao hàng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm Cuối cùng không thể không nhắc tới các điều kiện tự nhiên khác như thời tiết, an toàn lao động, an ninh trật tự, thủ tục pháp luật hành chính của dự án.
Phân tích kết quả khảo sát
Theo nội dung ở mục 3.2.2, hiện nay công ty SEAREFICO đang tổ chức quản lý dựa trên mô hình bao gồm 1 bộ phận chuyên thực hiện dự án và các phòng ban khác tham gia dự án với vai trò hỗ trợ nên tất cả các nhân viên đều được huấn luyện về công việc dự án để có thể nắm rõ quy trình và nội dung công việc Trong khi đó, bảng khảo sát bao gồm các câu hỏi dựa trên bảng chi tiết các yếu tố thành công ở mục 2.1.4
Tác giả gửi bảng khảo sát tới các tất cả các nhân viên có tham gia thực hiện dự án từ các bộ phận như ban QLDA, phòng Kỹ Thuật, phòng Kinh Doanh, phòng Vật tư, phòng Kế Toán, phòng Nhân sự để có đánh giá tốt nhất vì đánh giá này có thể không khách quan nếu chỉ có một bên đánh giá, ví dụ như các thành viên Ban
QLDA luôn cho rằng họ thực hiện tốt công việc của mình và đổ lỗi cho các bên khác Đây là một phần không thể thiếu trong việc phân tích và đề xuất giải pháp cho các yếu tố thành công của các dự án tại công ty SEAREFICO
Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ ngày 15/02/2016 tới 29/02/2016, tác giả tiến hành phân tích kết quả bao gồm các nội dung như thống kê nội dung ngoài, kết quả tầm quan trọng của các yếu tố thành công, kết quả cảm nhận các yếu tố thành công và phân tích đồng thời 2 giá trị tầm quan trọng và kết quả cảm nhận của các yếu tố thành công
4.2.1 Kết quả trả lời bảng câu hỏi
Bảng 4-1: Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát
Tần suất Tỉ lệ (%) Tỉ lệ tích lũy (%)
Trả lời đạt yêu cầu 35 70% 70%
Hình 4-1: Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát Do gặp khó khăn trong thu thập bảng khảo sát nên số lượng thu thập được đạt 70% số lượng phát ra, có 2 bảng kết quả không đạt yêu cầu do chỉ trả lời một bên của các yếu tố
4.2.2 Kết quả phân loại theo phòng ban của người tham gia khảo sát
Bảng 4-2: Vai trò của người tham gia khảo sát
Số lượng Tỉ lệ (%) Tỉ lệ tích lũy (%)
Ban Quản lý dự án 8 22 23
Kết quả trả lời bảng câu hỏi
Trả lời đạt yêu cầuTrả lời không đạtKhông trả lời
Hình 4-2: Phân loại theo vai trò của người tham gia khảo sát Theo kết quả khảo sát, các nhân viên của phòng Kỹ Thuật, từ ban QLDA, từ đội T&C đóng góp phần lớn kết quả lần lượt là 28%, 22% và 17% Đây có thể xem là lực lượng chính tham gia phần lớn công việc khi triển khai dự án Do số lượng ít và không tham gia nhiều vào công việc dự án nên phòng nhân sự không có kết quả nào
4.2.3 Kết quả phân loại theo số năm kinh nghiệm của người tham gia khảo sát
Bảng 4-3: Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E của người tham gia khảo sát
Số lượng Tỉ lệ (%) Tỉ lệ tích lũy (%)
Phân loại theo vai trò của người tham gia khảo sát
BGĐBan QLDAP Kỹ thuậtP Kinh DoanhP Vật tưP Kế toánP Nhân sự Đội T&C
Hình 4-3: Phân loại theo số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E
Kết quả cho thấy đa số người tham gia khảo sát đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E tại công ty SEAREFICO từ 3 năm trở lên, chiếm trên 75% tổng số lượng, với thời gian này thì họ trải qua ít nhất 3-4 dự án Đây cũng là khoảng thời gian đủ để hiểu biết được các công việc của dự án M&E và đủ kinh nghiệm để có đánh giá khách quan và chính xác nhất Do công ty mở rộng quy mô hoạt động trong những năm gần đây nên có khá đông các nhân viên có số năm kinh nghiệm ít hơn 3 năm (25%) tham gia cho ý kiến đánh giá
4.2.4 Kết quả khảo sát các yếu tố thành công của dự án theo tầm quan trọng
Bảng 4-4: Kết quả khảo sát các yếu tố thành công của dự án theo tầm quan trọng
STT Nhóm Các yếu tố thành công
SF1 PM 1 Khả năng quản lý dự án 4.69 1
SF2 PM 2 Khả năng lập kế hoạch và kiểm soát tiến độ 4.47 2
Phân loại theo số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E