Đề tài “Đề xuất chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên khối kỹ thuật trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh” được hình thành do nhận thấy được tầm quan trọ
TỔNG QUAN
Lý do hình thành đề tài
Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Duyen Q Nguyen (1998) tác giả cho rằng một người kỹ sư lý tưởng phải sở hữu những kiến thức nền tảng về kỹ thuật, công nghệ và phải có thể ứng dụng những kiến thức đó, chuyển hóa nó vào trong thực tế, phải có kỹ năng và rèn luyện trong lĩnh vực đã chọn Bên cạnh đó là những kỹ năng và thuộc tính mong muốn của kỹ sƣ, quan trọng là khả năng giao tiếp hiệu quả cả nói và viết, với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các cấp nhân viên, quản lý, công đồng và giỏi về ngoại ngữ Do đó một người kỹ sư lý tưởng được mong đợi phải sở hữu cả những năng lực kỹ thuật và năng lực không kỹ thuật Tác giả cũng đi đến kết luận những người làm giáo dục cũng cần biết điều này để cung cấp những người kỹ sƣ với những thuộc tính và năng lực cần thiết
Hình 1.1: Các năng lực cần có của một người kỹ sư lý tưởng
(Nguồn: Duyen Q Nguyen (1998), The Essential Skills and Attributes of an Engineer: Comparative Study of Academics, Industry Personnel and Engineering Students, Global of Engineer Education, vol 2, no.1, Australia.)
Theo chủ nhiệm khoa kỹ thuật trường đại học Duke, Úc, cho rằng những người kỹ sư mà giỏi về giao tiếp có những thuận lợi rất đáng kể hơn những người mà không giỏi Theo Marc J Riemer (2002) “Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết cho những kỹ sƣ mà muốn rèn luyện tính chuyện nghiệp trong môi trường toàn cầu”
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát đƣợc thực hiện bởi S.A Male, M.B Bush và
E.S Chapman (2010), nhận thức về sự thiếu hụt năng lực của kỹ sư khi ra trường Đối tượng tham dự là các kỹ sư (chương trình học ít nhất 4 năm) có từ năm đến 20 năm kinh nghiệm Khảo sát trên 2542 đối tƣợng từ năm 1985 đến 2001, đã đƣa ra kết luận năng lực giao tiếp là một trong ba năng lực thiếu hụt đƣợc xem là quan trọng nhất, khi so sánh với nhu cầu của môi trường công nghiệp toàn cầu Điều này tương tự với những nghiên cứu của WCEC (2004), Ashman và công sự (2008), H.P
Anh Minh Đức, giám sát kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Đức Hợp kể lại “… lúc ra trường …, tôi choáng ngợp bởi công việc Thiếu khả năng thuyết trình, lúng túng khi làm việc nhóm… Vì vậy, làm chƣa đƣợc một năm tôi phải xin nghỉ việc” (Website văn phòng đào tạo quốc tế ĐHBKTPHCM, 2010) Nhận biết đƣợc tầm quan trọng của các kỹ năng mềm và nhu cầu của nó trong công việc, bản thân những nhân viên kỹ thuật luôn muốn có thêm những năng lực mới, với một nhấn mạnh về việc nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngoại ngữ giỏi (H.P Jensen, 2000, trích dẫn trong Marc J Riemer, 2002) Ở Việt Nam, theo vieclambank's HR consultant (2012) “Bạn thử đặt mình trong địa vị của một người phỏng vấn bạn sẽ chọn ai giữa một người có khả năng giao tiếp tốt và một người không biết cách ứng xử cho hợp hoàn cảnh? Chưa tính đến khả năng ngoại ngữ, công việc sẽ suôn sẻ hơn chỉ cần bạn là người biết cách ứng xử và linh hoạt trong giao tiếp Buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng có thành công hay không cũng phụ thuộc vào tài ăn nói, và sự thể hiện của bạn Nói đúng, đủ, và trả lời một cách thông minh sẽ giúp bạn bước tiếp vào vòng trong Tùy từng đối tượng mà cần có cách giao tiếp khác nhau”
Chị Lê Thị Hồng Thảo, cán bộ phòng nhân sự của Công ty Yung Chang Việt Nam, qua nhiều lần phỏng vấn ứng viên, chị Thảo nhận xét “sinh viên ngày nay đa số vẫn còn nhút nhát, thiếu tự tin và chƣa biết cách giao tiếp, đó là một nhƣợc điểm lớn cần khắc phục để giúp cho công việc thuận lợi, trôi chảy” “Giữa một sinh viên giỏi chuyên môn và một sinh viên vừa giỏi chuyên môn, vừa biết nhiều ngoại ngữ, nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tạo ra các mối quan hệ tốt thì dĩ nhiên chúng tôi sẽ tuyển bạn thứ hai”, đại diện một doanh nghiệp khẳng định (website thanhnienonline, 2012) Chị Dương Thị Hoài Trang, Quản lý bộ phận dự án của Công ty Giải pháp phần mềm và dịch vụ Robert Bosch cũng cho rằng “Một người giỏi phải hiểu được người khác và giúp người khác hiểu mình Đó chính là giao tiếp
Các em vẫn còn thiếu tự tin khi giao tiếp, không thể hiện được bản thân mình trước người khác”
Với việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự thiếu hụt năng lực giao tiếp ở sinh viên kỹ thuật trên toàn cầu và Việt Nam, thì việc đánh giá và nâng cao năng lực này là hết sức cần thiết Giáo sư S Beder cũng đã chỉ ra rằng "các kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề cần được khuyến khích và thúc đẩy trong môi trường giáo dục cho sinh viên kỹ thuật, không chỉ vì nó giúp nâng cao chất lượng kỹ sư cho các nhà tuyển dụng tìm kiếm mà còn vì chúng nên được xem như một phần của bất kỳ chương trình giáo dục đại học nào".
Trường ĐHBKTPHCM là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ hàng đầu Việt Nam, có nhiều năm danh tiếng trong việc cung cấp những kỹ sư đầu ra chất lượng Để giúp chính những người sinh viên kỹ thuật trường ĐHBKTPHCM tổng kết, đánh giá về năng lực giao tiếp của mình cũng nhƣ để trả lời câu hỏi của nhà trường liệu năng lực giao tiếp của sinh viên mình có đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà tuyển dụng thuộc các công ty bên ngoài hay không và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp để đề xuất những giải pháp giúp nâng cao năng lực giao tiếp, tác giả đã thực hiện đề tài ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHỐI KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐHBK - ĐHQGTPHCM.
Mục tiêu đề tài
Đánh giá năng lực giao tiếp của sinh viên khối kỹ thuật trường ĐHBKTPHCM từ nhiều góc nhìn (sinh viên, nhà quản lý, nhà tuyển dụng)
Nhận dạng các các yếu tố thuộc các khía cạnh năng lực giao tiếp của sinh viên cần cải thiện Đề xuất chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên; giúp sinh viên học tập tốt hơn, dễ dàng xin việc tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, giúp nhà trường đào tạo được những kỹ sư với năng lực giao tiếp tốt.
Phạm vi thực hiện
Các khối kỹ thuật, trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHBKTPHCM).
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đối với sinh viên khối kỹ thuật: Đề tài sẽ giúp sinh viên trong việc tự đánh giá năng lực giao tiếp của mình bằng các công cụ tự đánh giá, trả lời câu hỏi mình đang ở đâu trong thang điểm năng lực giao tiếp Đồng thời, giúp họ tìm cách nâng cao năng lực giao tiếp của mình bằng những biện pháp hỗ trợ mà đề tài đƣa ra, để họ học tập hiệu quả hơn và làm việc tốt hơn Đối với nhà trường: Đầu tiên đề tài mang lại cho nhà trường một vài công cụ đánh giá năng lực giao tiếp được ứng dụng tốt cho các trường học, có thể áp dụng thường xuyên để đánh giá thang điểm giao tiếp của chính sinh viên mình Thứ hai, đề tài cũng cung cấp những giải pháp có thể thực hiện thực tiễn để nâng cao năng lực giao tiếp này, tạo uy tín cho nhà trường khi cung cấp cho các nhà tuyển dụng những kỹ sƣ đƣợc đào tạo không chỉ những năng lực kỹ thuật mà cả những kỹ năng mềm.
Quy trình thực hiện khóa luận
Nghiên cứu này sẽ tổng hợp các lý thuyết cơ bản liên quan đến năng lực giao tiếp, làm rõ khái niệm và các thang đo hiện có để đánh giá và định lượng năng lực giao tiếp Qua đó lựa chọn một thang đo phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu khảo sát Thang đo này sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc trả lời câu hỏi nghiên cứu của mục tiêu 1.
Phỏng vấn một số nhà tuyển dụng để tìm hiểu họ cần gì ở môi trường công việc đối với những sinh viên kỹ thuật mới ra trường, và các kỹ năng cần có để hình thành năng lực giao tiếp Tiếp theo đó, thực hiện khảo sát theo một mô hình có sẵn, đƣợc chấp nhận như một tài liệu thứ cấp, để nhận dạng ra các yếu tố ảnh hưởng, cũng như mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của chính người sinh viên Việc đó giúp trả lời cho câu hỏi ở mục tiêu 2
Từ các công cụ đƣợc thực hiện, các kết quả ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, tạo cơ sở nền tảng để đề xuất chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực giao tiếp, giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn và làm việc tốt hơn sau khi ra trường, và hoàn thành mục tiêu
3, một mục tiêu thực tiễn quan trọng của đề tài
Từ đó, tác giả xây dựng nên các bước thực hiện để hoàn thành đề tài bao gồm các bước:
- Bước 1: Hình thành đề tài và mục tiêu đề tài
- Bước 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết - mô hình - thang đo
- Bước 3: Hoàn thành đề cương
- Bước 4: Lập bảng câu hỏi phỏng vấn và bảng khảo sát
- Bước 5: Thực hiện phỏng vấn – khảo sát
- Bước 6: Thu thập, tổng hợp và tính toán kết quả
- Bước 7: Kết luận và đề xuất
- Bước 8: Hoàn thành đề tài
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện khóa luận
Hướng đề xuất của khóa luận này nhắm vào các chương trình ngoại khóa hỗ trợ sinh viên Chương trình sẽ bao gồm đầy đủ nội dung, thời gian tiến hành …
Mục tiêu đề tài Hình thành đề tài
Tổng quan Cơ sở lý thuyết Mô hình – thang đo
Thu thập - tổng hợp và tính toán kết quả Tiến hành Phỏng vấn Khảo sát đối tƣợng
Kết luận và đề xuất
Hoàn thành viết khóa luận Duyệt Không
Giải quyết đƣợc mục tiêu 1, 2 Đề xuất
Giải quyết đƣợc mục tiêu 3
Hoàn thành Lập bảng khảo sát, câu hỏi phỏng vấn Viết, chỉnh sửa và hoàn thành đề cương
Tóm tắt chương 1
Trong phần mục tiêu, tác giả đã hình thành nên 3 mục tiêu từ các vấn đề phát sinh ở phần hình thành đề tài, và sẽ đƣợc giải đáp toàn bộ trong suốt khóa luận, bao gồm đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp của sinh viên, nhận dạng các nguyên nhân vì sao sinh viên ngành kỹ thuật không đƣợc đánh giá cao về năng lực giao tiếp, và đề xuất chương trình để nâng cao năng lực này Từ mục tiêu sẽ xác định được các bước cần làm để giải quyết nó
Trong phần ý nghĩa thực tiễn của đề tài, tác giả trả lời câu hỏi đề tài này giúp cho ai? để ứng dụng trong vấn đề gì? Giúp cho sinh viên và nhà trường trong việc tự đánh giá, đánh giá khách quan, và nâng cao năng lực giao tiếp để sinh viên học tập tốt hơn, dễ dàng tìm được công việc tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, để nhà trường có thể đào tạo hiệu quả hơn, cung cấp những đầu ra chất lƣợng hơn.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Năng lực giao tiếp
Bản chất năng lực giao tiếp vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều thập kỷ qua (McCroskey, 1982, 1984; Spitzberg, 1983; Spitzberg và Cupach, 1984; Wiemann, 1977).
Kỹ năng giao tiếp: khả năng trao đổi thông tin với người khác trong tổ chức hoặc cộng đồng (Duyen Q Nguyen, 1998) “Năng lực giao tiếp là khả năng đầy đủ để cung cấp hay tiếp nhận thông tin; khả năng để tạo nên hiểu biết bằng việc nói và viết” (James C McCroskey, Linda L McCroskey,1988)
“Năng lực giao tiếp là một khái niệm rộng lớn để chỉ việc người ta nhận được những lợi ích đầu ra mong muốn thông qua việc giao tiếp có thể chấp nhận được trong 1 tình huống” (Brian H Spitzberg, trích dẫn trong Larry A Samovar, Richard
E Porter, Edwin R McDaniel, 2009) Khi nhắc đến năng lực giao tiếp, Spitzberg đề cập đến 3 khía cạnh: động lực giao tiếp, kiến thức giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
“Động lực tiêu cực là cảm giác lo lắng khi thực hiện những hành động giao tiếp hoặc nhận thức về lợi ích tiềm năng kém trong một tình huống giao tiếp thực sự hoặc tưởng tượng; ngược lại, động lực giao tiếp tích cực là nhận thức về giá trị lợi ích tiềm năng trong việc cho phép một chuỗi hành động giao tiếp Kiến thức giao tiếp hướng dẫn chúng ta những gì để nói và làm và cho chúng ta thủ tục để chúng ta có thể làm nó Kỹ năng là những hành vi trực tiếp, có mục tiêu, có thể lặp lại Kỹ năng giao tiếp có cả 2 mức độ thông thường và đặc biệt, ở mức độ thông thường, ví dụ, bất kể văn hóa, người ta cần có khả năng đặt câu hỏi, thể hiện những biểu hiện gương mặt chắc chắn như vui, buồn, hờn, giận, thể hiện những lễ nghi chào hỏi (như bắt tay, cúi chào, vẫy tay chào mừng), ở mức độ đặc biệt, với mọi tình huống trong mỗi sự kiện giao tiếp sẽ có những tương tác đặc thù”
Nghiên cứu của Harris và Cronen (1979) chỉ ra rằng năng lực giao tiếp cá nhân không chỉ phải đạt đƣợc mục tiêu của họ (có hiệu quả) mà còn phải làm một cách thích hợp Năng lực giao tiếp đƣợc định nghĩa bao gồm các yếu tố kiến thức, động lực, kỹ năng, hành vi và hiệu quả (Spitzberg, 1983) Spitzberg và Cupach (1981) cho rằng, “năng lực giao tiếp có thể được xem như là một hình thức ảnh hưởng đến quan hệ các nhân, trong đó cá nhân phải đối mặt với nhiệm vụ thực hiện giao tiếp chức năng và mục tiêu (một cách hiệu quả) trong khi duy trì đàm thoại và quan hệ cá nhân (sự phù hợp)”.
Thang đo năng lực giao tiếp
Cuối những năm 80, nhiều học giả về giao tiếp đã công bố những bài báo về những cách nhìn khác nhau về bản chất của năng lực giao tiếp, và có rất nhiều nỗ lực để phát triển một thước đo Trong một nỗ lực để giải thích sự hỗn loạn của các khái niệm khác nhau, McCroskey và McCroskey (1988) đã phát triển một cái nhìn rộng về bản chất của năng lực giao tiếp Họ kết luận có 4 cách nhìn khác nhau về năng lực giao tiếp, xuất hiện trong các tài liệu: quan sát chủ quan, quan sát khách quan, tự báo cáo, báo cáo người nhận Trong một thế giới hoàn hảo, tất cả 4 phương phát này sẽ cho ra cùng một kết quả Dĩ nhiên, chúng ta không sống trông một thế giới hoàn hảo, những nhà nghiên cứu phải chọn ra phương pháp mà họ nghĩ rằng nó phù hợp trong ngữ cảnh đƣợc cho
Cách tiếp cận khách quan đã đƣợc thực hiện tốt nhất bởi Power và Lowry năm
1984 Trong cách tiếp cận này, đƣợc biết nhƣ độ tin cây giao tiếp căn bản (BCF – Basic Communication Fidelity), Người khảo sát được phân công một nhiệm vụ là giao tiếp một thông tin đặc biệt đến một người nhân khác, người nhận này sẽ được hỏi để tái sản xuất thông tin này Mức độ trung bình về sự chính xác của việc tái sản xuất thông tin của người nhận được đánh giá như một thước đo năng lực giao tiếp của người được khảo sát Cách tiếp cận này thuộc giai đoạn sớm của sự phát triển và hiện tại nó khá hạn chế trong việc ứng dụng nó Nó đánh giá trực tiếp khả năng của cá nhân để tạo hiểu biết cho người khác bằng việc nói và viết
Cách tiếp cận chủ quan hay cách tiếp cận tỉ lệ điểm đã và đang đƣợc sử dụng để đánh giá năng lực giao tiếp trong nhiều thập kỉ qua Công cụ đánh giá kỹ năng giao tiếp (CCAI – The Communication Competency Assessment Instrument – Rubin, 1982, 1985) đƣợc xem nhƣ là những minh họa tốt nhất cho cách tiếp cận này trong hiện tại Việc sử dụng cách tiếp cận này liên quan đến việc giao một nhiệm vụ giao tiếp tới một người nói và có một người quan sát được huấn luyện hay nhiều người quan sát cho điểm hành vi của người nói trong việc hoàn thành nhiệm vụ trên thang điểm đƣợc thiết kế để phản ánh những khía cạnh của năng lực giao tiếp
Trong những năm gần đây, phương pháp đo lường năng lực giao tiếp được sử dụng thường nhất đó là cách tiếp cận tự báo cáo (Duran, 1983; Rubin, 1985; Spitzberg, 1983; Spitzberg và Cupach, 1984; Wiemann, 1977) Trong cách tiếp cận này, một chuỗi các vấn đề được xác định bởi người nghiên cứu dựa trên một cơ bản tiền nghiệm liên quan đến năng lực giao tiếp đƣợc trình bày tới chủ thể cho sự tự đánh giá Mặc dù cách tiếp cận này được sử dụng thường ngày nay nhưng nó không tương thích với định nghĩa về năng lực giao tiếp Tự báo cáo có giá trị như một chất chỉ thị của sự thể hiện năng lực giao tiếp nhưng cũng có thể đáp ứng như một thước đo tự nhận thức vô cùng hữu dụng – tiền thân của sự lựa chọn giao tiếp Thang đo năng lực giao tiếp tự nhận thấy được đề nghị như một thước đo có thể được sử dụng cho nhiều mục đích
Phương pháp báo cáo của người nhận được rút ra từ phương pháp tự báo cáo Công cụ tự báo cáo được thay đổi đôi chút và được hoàn thành bởi một nhóm 2 người với sự tham khảo của các thành viên còn lại thay vì chỉ mình họ Phương pháp này tương tự như phương pháp quan sát chủ quan, ngoại trừ việc người quan sát là một thành viên tương tác thay vì một người quan sát được đào tạo.
Thang đo năng lực giao tiếp tự nhận thấy (SPCC)
McCroskey (1988) đã nhìn thấy rằng phương pháp tự nhận thấy như là một phương pháp hợp lý nhất để sử dụng, bởi vì người ta lựa chọn cách giao tiếp dựa vào năng lực giao tiếp tự nhận thấy của họ, nhƣ là nhận thức xác định thái độ, hành vi giao tiếp của họ Dựa vào những khái niệm tổng hợp này, họ đã tạo ra thước đo SPCC
SPCC đƣợc hình thành từ 12 chủ đề Những chủ đề đƣợc chọn để phản ánh 4 ngữ cảnh giao tiếp căn bản: trò chuyện trước công chúng, nói chuyện trong một cuộc họp lớn, nói chuyện trong một nhóm nhỏ, nói chuyện với tay đôi và 3 loại người nhận: người lạ, người quen và bạn bè Đối với mỗi sự kết hợp của ngữ cảnh và nhóm người nhận giao tiếp, mỗi người được hỏi để ước lượng năng lực giao tiếp của mình trên thang điểm từ 1-100 Tính tổng điểm, điểm trên mỗi ngữ cảnh giao tiếp, mỗi loại người nhận
Theo Daly và công sự (1997) (trích dẫn trong Gordon và cộng sự, 2001), thước đo tốt nhất cho năng lực giao tiếp là thang đo NLGT tự nhận thấy Đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng thang đo năng lực giao tiếp tự nhận thấy (SPCC) để đánh giá năng lực giao tiếp: Jason J Teven và công sự (2010), Nancy F Burroughs và cộng sự (1989), William Dulaney và cộng sự (2007), Gordon W.Blood và cộng sự
(2001), Jelisaveta Šafranj và cộng sự (2009) Cuộc khảo sát của William Dulaney đã đánh giá năng lực giao tiếp của học viên trước và sau khi tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ của một học viên từ năm 2006 – 2007 Đặc biệt, trong nghiên cứu của Jelisaveta Šafranj, ông đã dùng thang đo 12 tình huống của Mc Croskey ứng dụng trên đối tƣợng là sinh viên ngành quản lý kỹ thuật và một cuộc khảo sát khác cho sinh viên ESP (English for specific Purpose), để đánh giá năng lực giao tiếp của sinh viên thay đổi nhƣ thế nào từ năm nhất, năm hai, năm ba trong các ngữ cảnh và các nhóm người tiếp cận khác nhau
Trong hầu hết tất cả các nghiên cứu đó, đều cho ra kết quả với độ tin cậy khá cao
Và đều kết luận thang do SPCC của Mc Croskey tốt, có thể ứng dụng để đo lường, đánh giá năng lực giao tiếp Và trên những điều đó cho thấy, thang đo SPCC phù hợp với cuộc khảo sát tự nhận thấy về năng lực giao tiếp trong đề tài khóa luận này
Thang đo năng lực giao tiếp tự nhận thấy (SPCC) của James Mc Croskey đƣợc trình bày ở phụ lục A.
Các yếu tố ảnh hưởng năng lực giao tiếp (Mô hình Spitzberg – thang đo Wiemann)
Brian H Spitzberg, một trong những người nổi tiếng trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực giao tiếp, đã đƣa ra một mô hình các yếu tố tác động đến năng lực giao tiếp Nghiên cứu này của Spitzberg đã đƣợc Larry A Samovar, Richard E Porter, Edwin R McDaniel viết trong chương 7 của sách Intercultural Communication năm 2009 Trong một nghiên cứu của Wiemann (1977), đã đƣa ra một thang đo năng lực giao tiếp (CCS – Communicative Competence Scale) Theo Wiemann, nó phù hợp với mô hình của Spitzberg Để xác định các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã xét đến 3 nhóm yếu tố nhận thức (kiến thức giao tiếp) thái độ (động lực giao tiếp) Hành vi (kỹ năng giao tiếp) Và xây dựng thang đo cho từng yếu tố này
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng năng lực giao tiếp (Nguồn: Larry A Samovar,
Richard E Porter, Edwin R McDaniel (2009), A Model of Intercultural Communication Competence, Chapter 7 Communicating Interculturally: Becoming
Kiến thức thủ tục liên quan đến công việc
Nắm vững chiến lƣợc thu nhận kiến thức (mastery of knowledge- acquisition strategies)
Khuynh hướng kiến thức (knowledge dispositions) Đa dạng vai trò (identity and role diversity)
Sự tự tin giao tiếp (communicator confidence)
Các niềm tin hiệu quả liên quan đến thưởng (reward-relevant efficacy beliefs)
Tỉ lệ chi phí/ lợi nhuận liên quan của một tình huống (the relative cost/ benefit ratio of a situation) Khuynh hướng tiếp cận giao tiếp
Sự thích nghi nói chuyện (conversational adaptation)
Sự hứng thú trò chuyện (conversational altercentrism)
Phối hợpđàm thoại (conversational coordination)
Bình tĩnh đối thoại (conversational composure)
Sức diễn cảm đàm thoại (conversational expressiveness)
Kỹ năng giao tiếp Communicative skill
Năng lực giao tiếp Communication
Competence Kiến thức giao tiếp
(nhận thức) Động viên giao tiếp Communicative motivation
Trong khuôn khổ của một khóa luận, tác giả chấp nhận kết quả nhƣ một tài liệu tham khảo thứ cấp, mà không thực hiện các bước kiểm định lại, chỉ xét lại tính phù hợp và đơn giản hóa dựa vào phỏng vấn và định tính.
Các nhận định của các nhà quản lý, các nhà tuyển dụng tại Việt Nam
Theo ông Trần Hinh, Phó trưởng khoa văn phòng Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, thường trong quá trình học, sinh viên rất ít được sinh hoạt tập thể, mở rộng quan hệ xã hội nên các kiến thức về kỹ năng sống rất hạn hẹp
Trong khi đó, việc lồng ghép các kỹ năng mềm vào giảng đường hiện nay chưa hiệu quả do chủ yếu đƣợc lồng trong các môn nhƣ Triết, Tiếng Anh và chỉ khi hết chương giáo viên mới cho sinh viên làm việc nhóm để thuyết trình nên sinh viên còn rất yếu về kỹ năng giao tiếp Ông Vũ Thế Bình, tổng giám đốc công ty NetNam cho rằng, các trường đại học cần đẩy mạnh việc lồng ghép kỹ năng mềm vào giảng đường, bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần chịu khó tự học hỏi, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn “Sinh viên nên nhận thức là các kỹ năng sống đôi khi quan trọng hơn các kiến thức trong sách vở” (Website văn phòng đào tạo quốc tế Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, 2010) Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường: giao tiếp linh hoạt, suy nghĩ tích cực, tư tưởng cầu tiến (Website phòng công tác sinh viên trường Đại Học Xây Dựng Miền Trung, 2012)
Theo các tài liệu thứ cấp ở Việt Nam (Website phòng giáo dục và đào tạo quận 3, 2011), năng lực giao tiếp bao gồm:
Khả năng thích ứng: Là khả năng đánh giá tình hình và khi cần thiết thay đổi hành vi, mục tiêu để đáp ứng nhu cầu của sự tương tác Nó là tín hiệu cao nhận thức về quan điểm, lợi ích, mục tiêu và phương pháp giao tiếp của người khác, luôn sẵn sàng để sửa đổi những hành vi và mục tiêu của chính mình để thích ứng với các tình huống tương tác Bằng sự quan tâm theo dõi những gì đang diễn ra trong tình huống giao tiếp, cả hai bên có thể thay đổi hành vi của mình bằng lời nói hoặc không bằng lời nói (cử chỉ, hành động, trạng thái, biểu cảm,…) để ăn khớp với nhau nhiều hơn trong quá trình giao tiếp Nó bao gồm sáu yếu tố: Kinh nghiệm xã hội - sự tham gia trong tương tác xã hội khác nhau; giữ bình tĩnh (trước đám đông) - đề cập đến việc luôn giữ bình tĩnh trong suốt quá trình nhận thức một cách chính xác; thừa nhận xã hội - đề cập đến sự thừa nhận các mục đích (mục tiêu) của đối tác; thích hợp công bố - là nhạy cảm với số lƣợng và loại thông tin; phát âm - khả năng diễn đạt ý tưởng thông qua ngôn ngữ; hóm hỉnh (dí dỏm, hài hước) - khả năng sử dụng tính hài hước trong những tình huống giao tiếp thích hợp để giảm bớt sự căng thẳng
Tham gia đàm thoại (giao tiếp): Tương tác trong giao tiếp là một yếu tố xác định mức độ mà các cá nhân tham gia vào đàm thoại (giao tiếp) với người khác.Cụ thể là những người tham gia trong giao tiếp không giống nhau về sự chăm chú và khả năng nhận thức, khả năng cảm thụ
Quản lý đàm thoại: Quản lý đàm thoại về bản chất là cách điều chỉnh về sự tương tác của những người tham gia đàm thoại Đây là một vấn đề hiểu biết về các quy tắc giao tiếp, trao đổi với nhau Các quy tắc giao tiếp cũng giống nhƣ hành vi xã hội khác có điều kiện và đạt đƣợc theo cùng một cách Những quy tắc nào là những quy tắc thủ thuật mà những người tham gia quản lý đàm thoại cần phải biết tinh ý nắm bắt đƣợc? Đồng cảm: Đồng cảm là khả năng để minh chứng sự hiểu biết và sự chia sẻ các ý kiến trong bất kỳ hoàn cảnh nào Nó là một khả năng bẩm sinh của con người cho rằng khả năng để hiểu được những kinh nghiệm độc đáo của người khác
Hiệu quả: Hiệu quả đề cập đến mức độ mà những người giao tiếp chia sẻ cùng có ý nghĩa và mục tiêu thích hợp liên quan đến kết quả Tương tác có hiệu quả chỉ đƣợc đạt nhiều ý nghĩa khi đƣợc tham dự vào sự chia sẻ đúng đắn và khi cả hai bên mong muốn đạt được mục tiêu tương tác Tương tác kém hiệu quả xảy ra khi ý nghĩa nội dung hoặc mối quan hệ đang không tốt đẹp và liên quan đến tiếng ồn cũng nhƣ sự xung đột bế tắc giữa các kênh giao tiếp Giao tiếp hiệu quả có thể cải thiện năng suất công việc
Phù hợp: Phù hợp hành vi giao tiếp có thể đƣợc đánh giá thông qua sự hiểu biết các giá trị tiềm ẩn, định mức, xã hội, vai trò, mong đợi, và kịch bản tình tiết tương tác với nhau
Các yếu tố bên trên tại Việt Nam hoàn phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình của Spitzberg Do đó, tác giả rút ra rằng có thể áp dụng lý thuyết của Spitzberg khi tiến hành khảo sát tại Việt Nam Tuy nhiên, thang đo và bảng khảo sát sẽ đƣợc hiệu chỉnh cụ thể, đơn giản hóa và tạo thành sau bước tổng hợp lại và phỏng vấn các nhà tuyển dụng, các nhà quản lý đã từng tuyển dụng, làm việc trực tiếp với kỹ sƣ tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
2.6 Tóm tắt phần cơ sở lý thuyết
Trong phần này, tác giả đã đƣa ra các vấn đề sau:
Khái niệm về năng lực giao tiếp, các định nghĩa đƣợc đƣa ra của một số tác giả, từ đó, chọn ra định nghĩa phù hợp theo hướng thực hiện của khóa luận
Các cách tiếp cận để đo lường năng lực giao tiếp (có 4 cách tiếp cận: tiếp cận khách quan, cách tiếp cận chủ quan, cách tiếp cận tự báo cáo, và cách tiếp cận báo cáo của người nhận), từ đó chọn ra cách tiếp cận phù hợp để đo lường năng lực giao tiếp phù hợp với khóa luận này (cách tiếp cận tự báo cáo)
Thang đo SPCC đã được chứng minh là có thể áp dụng hiệu quả trong nhiều bối cảnh và phù hợp với mục đích nghiên cứu trong luận văn này Thang đo này đo lường năng lực giao tiếp tự nhận thức, cho phép đánh giá khả năng giao tiếp của cá nhân từ góc nhìn của chính họ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp bao gồm: kiến thức giao tiếp, động lực giao tiếp và kỹ năng giao tiếp Theo thang đo CCS của Wiemann, động lực giao tiếp đánh giá mức độ chủ động, tích cực và tự tin trong giao tiếp; kiến thức giao tiếp đánh giá sự hiểu biết về các nguyên tắc, quy tắc, hình thức giao tiếp; kỹ năng giao tiếp đánh giá khả năng thực hành các kỹ thuật giao tiếp hiệu quả.
Các nhận định về năng lực giao tiếp ở Việt Nam
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên, tác giả sẽ hiệu chỉnh đƣa ra các thang đo cho các yếu tố, đơn giản hơn, phù hợp thực tế ở Việt Nam hơn sau khi tiến hành phỏng vấn các nhà tuyển dụng, các quản lý.
Tóm tắt phần cơ sở lý thuyết
Chương 3 bao gồm các nội dung:
- Hoạch định việc thực hiện thảo luận và khảo sát
- Quy trình thực hiện đề tài
Sau khi hình thành đƣợc bảng khảo sát thô từ các mô hình, các bảng câu hỏi trong phần cơ sở lý thuyết, để bảng khảo sát mang tính thực tế hơn, ứng dụng tốt hơn cho môi trường Việt Nam, tác giả đã tiến hành phần thảo luận tay đôi
Tìm hiểu ý kiến của các nhà quản lý tại các doanh nghiệp ở Việt Nam xung quanh các vấn đề về năng lực giao tiếp của các kĩ sƣ tốt nghiệp từ Bách Khoa mà các nhà quản lý đã từng tiếp xúc, đã từng làm việc chung hay đã từng tuyển dụng
3.1.2 Thiết kế việc lấy thông tin
Việc đầu tiên là thiết kế dàn bài thảo luận Dàn bài câu hỏi đƣợc xây dựng tập trung chủ yếu vào 3 phần Phần 1 là nhận xét về tầm quan trọng của giao tiếp trong công việc hiện tại tại phòng ban, tại công ty nơi các người thảo luận làm việc Phần 2 xoáy sâu vào vấn đề năng lực giao tiếp của các kỹ sư đã từng tốt nghiệp từ trường Đại Học Bách Khoa TP HCM, bao gồm đánh giá trên một thang điểm nhất định,các khía cạnh thể hiện một người kỹ sư có năng lực giao tiếp thấp hoặc cao, và những lợi ích, những thiệt hại ảnh hưởng từ giao tiếp tại công ty Phần 3 tập trung vào những lời khuyên mà những người được thảo luận đưa ra giúp nâng cao năng lực giao tiếp
Sau khi hoàn thiện dàn bài thảo luận và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, sinh viên tiến hành liên hệ với các nhà quản lý thông qua các mối quan hệ hiện có để sắp xếp một cuộc hẹn gặp mặt.
Sau đó, thực hiện cuộc thảo luận tay đôi trên dàn bài đƣợc xây dựng sẵn với tinh thần cần học hỏi và chia sẻ
Ghi nhận lại các thông tin thô từ cuộc thảo luận tay đôi
Tổng hợp định tính các đánh giá về năng lực giao tiếp và gợi ý cho đề xuất nâng cao năng lực giao tiếp
3.1.4 Mục đích sử dụng kết quả
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phỏng vấn - khảo sát
Sau khi hình thành đƣợc bảng khảo sát thô từ các mô hình, các bảng câu hỏi trong phần cơ sở lý thuyết, để bảng khảo sát mang tính thực tế hơn, ứng dụng tốt hơn cho môi trường Việt Nam, tác giả đã tiến hành phần thảo luận tay đôi
Tìm hiểu ý kiến của các nhà quản lý tại các doanh nghiệp ở Việt Nam xung quanh các vấn đề về năng lực giao tiếp của các kĩ sƣ tốt nghiệp từ Bách Khoa mà các nhà quản lý đã từng tiếp xúc, đã từng làm việc chung hay đã từng tuyển dụng
3.1.2 Thiết kế việc lấy thông tin
Việc đầu tiên là thiết kế dàn bài thảo luận Dàn bài câu hỏi đƣợc xây dựng tập trung chủ yếu vào 3 phần Phần 1 là nhận xét về tầm quan trọng của giao tiếp trong công việc hiện tại tại phòng ban, tại công ty nơi các người thảo luận làm việc Phần 2 xoáy sâu vào vấn đề năng lực giao tiếp của các kỹ sư đã từng tốt nghiệp từ trường Đại Học Bách Khoa TP HCM, bao gồm đánh giá trên một thang điểm nhất định,các khía cạnh thể hiện một người kỹ sư có năng lực giao tiếp thấp hoặc cao, và những lợi ích, những thiệt hại ảnh hưởng từ giao tiếp tại công ty Phần 3 tập trung vào những lời khuyên mà những người được thảo luận đưa ra giúp nâng cao năng lực giao tiếp
Sau khi có dàn bài thảo luận và được tham khảo với ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tiến hành liên hệ các nhà quản lý dựa trên các mối quan hệ, sắp xếp cuộc hẹn
Sau đó, thực hiện cuộc thảo luận tay đôi trên dàn bài đƣợc xây dựng sẵn với tinh thần cần học hỏi và chia sẻ
Ghi nhận lại các thông tin thô từ cuộc thảo luận tay đôi
Tổng hợp định tính các đánh giá về năng lực giao tiếp và gợi ý cho đề xuất nâng cao năng lực giao tiếp
3.1.4 Mục đích sử dụng kết quả
Kiểm tra lại tính cần thiết có nên nâng cao năng lực giao tiếp trong môi trường giáo dục trên góc nhìn của nhà quản lý Việt Nam
Chỉnh sửa bảng khảo sát thô trên cơ sở hình thành từ phần cơ sở lý thuyết sao cho nó có tính thực tế, và ứng dụng tốt tại Viêt Nam
Là cơ sở cho việc đề xuất các chương trình hỗ trợ
3.1.5 Thảo luận Đối tượng: 3 - 4 nhà tuyển dụng và quản lý thuộc khoảng 3 - 4 công ty đã từng tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật của trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Tìm hiểu đánh giá của các nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của giao tiếp trong công việc của người kỹ sư
Tìm hiểu họ đánh giá thế nào về năng lực giao tiếp của kỹ sƣ tốt nghiệp Bách
Đối với những kỹ sư mới ra trường dưới hai năm, kỹ năng giao tiếp còn tương đối ít bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc, giúp đánh giá chính xác hơn về năng lực này.
Tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng dùng khái niệm nào để đánh giá năng lực giao tiếp (kiến thức, động lực, kỹ năng)
Phương pháp: Phỏng vấn, gởi mail khảo sát trong các forum nhân sự của
Khảo sát
3.2.1 Nhu cầu thông tin: Để hoàn thành mục tiêu thứ 2: đánh giá năng lực giao tiếp tự nhận thấy và các khía cạnh về năng lực giao tiếp và chuẩn bị một cơ sở chặt chẽ cho mục tiêu thứ 3: đề xuất chương trình nâng cao năng lực giao tiếp
3.2.2 Thiết kế việc lấy thông tin: Điều đầu tiên là xây dựng bảng khảo sát trên nền tảng kiến thức từ cơ sở lý thuyết và thực tế từ quá trình thảo luận Bảng khảo sát đƣợc thiết kế gồm có 3 phần chính và cho 2 nhóm đối tượng sinh viên kỹ thuật còn ngồi trên ghế nhà trường ĐH Bách Khoa TPHCM và những kỹ sƣ đã tốt nghiệp:
- Phần 1 là năng lực giao tiếp tự đánh giá: để các đối tƣợng tham gia khảo sát tự đánh giá về năng lực giao tiếp của chính họ trên thang điểm 100 từ 0 là hoàn toàn không có năng lực đến 100 là có năng lực hoàn toàn trong 12 tình huống có thể gặp trong giao tiếp (3 nhóm đối tượng giao tiếp: người lạ, người quen, bạn bè và 4 nhóm ngữ cảnh giao tiếp: cộng đồng (trình bày một bài nói chuyện), cuộc họp, nhóm, 2 người) Bảng khảo sát năng lực giao tiếp tự nhận thấy này dựa trên bảng câu hỏi của Mc Croskey
- Phần 2: Tự đánh giá NLGT trên các khía cạnh của NLGT theo mô hình của Spitzberg: đối tƣợng khảo sát cho điểm về đánh giá của mình ở các khía cạnh động lực giao tiếp, kiến thức giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trên thang điểm 5
- Phần 3: Người có NLGT cao: đối tượng được khảo sát đánh giá yếu tố thể hiện một người nào đó là người có năng lực giao tiếp cao trên thang điểm 5
Sau khi có bảng khảo sát và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, phát trực tiếp đến các lớp học và gởi mail đến các forum của các lớp thông qua google docs
Sau khi thu về các bảng khảo sát từ 2 hình thức: trực tiếp và thông qua google docs, kiểm tra, đánh số thứ thứ tự và rà soát chỉ thu nhận những bảng khảo sát hoàn chỉnh
Vì mục tiêu trong phần này của đề tài khóa luận là chỉ đánh giá lại năng lực giao tiếp, những yếu tố, khía cạnh cần cải thiện, và cải thiện nhƣ thế nào, nên chỉ điến hành thực hiện thống kê mô tả trên giá trị trung bình
Phần điểm cho năng lực giao tiếp tự nhận thức bao gồm 4 nhóm ngữ cảnh và 3 nhóm đối tượng tiếp nhận Điểm được đánh giá dựa trên 12 tình huống trích từ Phụ lục A theo gợi ý của Mc Croskey.
Theo ngữ cảnh: Cộng đồng: 1+8+12 chia 3; Cuộc họp: 3+6+10 chia 3; Nhóm:
Theo loại nhóm nhận: Người lạ: 1+4+7+10 chia 4; Người quen: 2+6+9+12 chia 4;
Bảng 3.1: Thang đánh giá NLGT tự nhận thấy của Mc Croskey
Ngữ cảnh Cộng đồng (Public) >86 High SPCC 85 High SPCC 90 High SPCC 93 High SPCC 79 High SPCC 92 High SPCC 99 High SPCC 87 High SPCC 0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Không có sự khác biệt có nghĩa giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%
- Có sự khác biệt về NLGT của SV ở các khoa với nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT của SV khoa xây dựng, điện - điện tử là thấp nhất
Hóa - Sinh Học - Vật Liệu Điện - Điện Tử
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Người lạ Đồ thị 4.2: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sư khi đối tượng người nhận là người quen
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.2 nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ đều ở mức trung bình, tuy nhiên các cột điểm rất gần đến giá trị NLGT thấp
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Không có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%
- Có sự khác biệt về NLGT của SV ở các khoa với nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT của SV khoa công nghệ thông tin là thấp nhất đối với đối tƣợng giao tiếp này
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Người quen Đồ thị 4.3: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sư khi đối tượng người nhận là bạn bè
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.3, nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ ở mức trung bình hoặc thấp, tuy nhiên các cột điểm rất gần đến giá trị NLGT thấp
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT tự nhận thấy của kỹ sƣ thấp hơn so với của sinh viên
- Có sự khác biệt về NLGT của SV ở các khoa với nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT của SV khoa môi trường – địa chất dầu khí là thấp nhất đối với đối tượng giao tiếp này
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Bạn bè Đồ thị 4.4: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ trong ngữ cảnh giao tiếp là cộng đồng
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.4, nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ đều ở mức trung bình
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT tự nhận thấy của kỹ sƣ thấp hơn so với của sinh viên
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực giao tiếp liên văn hóa (NLGT) của sinh viên ở các khoa Trong đó, sinh viên khoa Môi trường - Đại chất dầu khí có NLGT thấp nhất trong ngữ cảnh giao tiếp này, phản ánh sự ảnh hưởng của chuyên ngành đào tạo đối với NLGT của sinh viên.
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Cộng đồng Đồ thị 4.5: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ trong ngữ cảnh giao tiếp là cuộc họp
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.5, nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT của sinh viên và kỹ sƣ đều ở mức trung bình, thiên về cận thấp
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Không có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%
- Có sự khác biệt về NLGT của SV ở các khoa với nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT của SV các khoa hóa – sinh học - vật liệu, điện điện tử là cao hơn so với các khoa khác trong ngữ cảnh giao tiếp này
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Cuộc họp Đồ thị 4.6: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ trong ngữ cảnh giao tiếp là nhóm
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.6, nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ đều ở mức trung bình, thiên về cận thấp
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Không có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%
Sự khác biệt về năng lực giao tiếp tiếng Anh (NLGT) của sinh viên (SV) giữa các khoa đạt mức ý nghĩa thống kê 5% Cụ thể, NLGT của SV khoa hóa học - sinh học - vật liệu cao hơn đáng kể so với các khoa còn lại trong ngữ cảnh giao tiếp này.
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Nhóm Đồ thị 4.7: NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ trong ngữ cảnh giao tiếp là cuộc họp
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị 4.7, nhận thấy:
- Theo thang đánh giá của Mc Croskey, trong ngữ cảnh này, NLGT tự nhận thấy của sinh viên và kỹ sƣ đều ở mức trung bình, thiên về cận thấp
- Không có sự khác nhau có nghĩa về NLGT của nam và nữ ở mức ý nghĩa 5% (do p>0.05, T-test ở phụ lục 2)
- Không có sự khác biệt có nghĩa về NLGT giữa SV và KS ở mức ý nghĩa 5%
- Có sự khác biệt về NLGT của SV ở các khoa với nhau ở mức ý nghĩa 5%, trong đó, NLGT của SV điện - điện tử là cao hơn so với các khoa khác, khoa công nghệ thông tin là thấp nhất đối với ngữ cảnh giao tiếp này
Môi Trường - Địa chất Dầu Khí
Tóm tắt kết quả NLGT tự nhận thấy:
- NLGT tự nhận thấy của sinh viên hầu nhƣ đều ở mức trung bình và thiên về cận dưới (NLGT thấp)
- Không có sự khác biệt giệt về NLGT tự nhận thấy giữa nam và nữ
Giữa sinh viên (SV) và khách sạn (KS), chỉ có sự khác biệt có nghĩa về năng lực giao tiếp (NLGT) khi đối tượng giao tiếp là bạn bè và ngữ cảnh giao tiếp là cộng đồng Còn lại, không có sự khác biệt NLGT giữa SV và KS khi giao tiếp với các đối tượng và trong các ngữ cảnh khác.
Mặc dù có sự khác biệt về năng lực giao tiếp tiếng Anh (NLGT) giữa các khoa, nhưng khoảng cách này không đáng kể so với chênh lệch giữa những khoa có NLGT cao và NLGT thấp.
Bảng 4.1: Tóm tắt kết quả về việc đánh giá NLGT tự nhận thấy
Sinh viên – Kỹ sƣ Nam –
Sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
- Sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Sự khác biệt (ở mức ý nghĩa 5%)
Không có sự khác biệt
Môi trường – địa chất dầu khí thấp nhất
- SV đánh giá cao NLGT tự nhận thấy so với kỹ sƣ
- Môi trường - Địa chất dầu khí cần đƣợc chú trọng hơn
Không có sự khác biệt
Không có sự khác biệt
Cơ khí - Kỹ thuật giao thông;
Môi trường – địa chất dầu khí thấp hơn các khoa còn lại
- Cần chú trọng nâng cao NLGT cho SV các khoa Công nghệ thông tin;
Xây dựng; Cơ khí - Kỹ thuật giao thông;
Môi trường – địa chất dầu khí
Trung bình gần cận thấp
Trung bình gần cận thấp
Không có sự khác biệt
Không có sự khác biệt
Khoa Hóa – Sinh học - Vật liệu cao hơn các khoa khác
- Cần chú trọng nâng cao NLGT của hầu hết các khoa trong trường ĐHBKTPHCM
Trung bình gần cận thấp
Trung bình gần cận thấp
Không có sự khác biệt
Không có sự khác biệt
Khoa Điện – Điện tử cao hơn các khoa khác
- Cần chú trọng nâng cao NLGT của hầu hết các khoa trong trường ĐHBKTPHCM Đối tƣợng giao tiếp
Không có sự khác biệt
Không có sự khác biệt
Khoa Xây dựng; Điện điện tử thấp hơn các khoa khác
Cần chú trọng nâng cao NLGT cho SV các khoa
Xây dựng; Điện điện tử
Trung bình gần cận thấp
Trung bình gần cận thấp
Không có sự khác biệt
Không có sự khác biệt
Công nghệ thông tin thấp hơn các khoa khác
Cần chú trọng nâng cao NLGT cho SV khoa
Thấp Kỹ sƣ thấp hơn sinh viên
Không có sự khác biệt
Khoa Môi trường – Địa chất dầu khí thấp hơn các khoa khác
Cần chú trọng nâng cao NLGT cho SV các khoa
Môi trường – Địa chất dầu khí
Tóm tắt chương 4
Sau quá trình thảo luận, khảo sát, thu thập và tính toán kết quả trong chương 4, tác giả thu đƣợc một số kết luận chủ yếu nhƣ sau:
- NLGT của SV đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình thấp trong 3 đối tƣợng và 4 ngữ cảnh giao tiếp dưới góc độ tự đánh giá và cả trên góc nhìn của nhà quản lý Điều này giúp hoàn thành mục tiêu 1
- SV chƣa thật sự đánh giá tốt về NLGT của chính mình cũng nhƣ tầm quan trọng của NLGT trong tương lai Cần có những lời khuyên hợp lý kịp thời của nhà tuyển dụng, các nhà quản lý về tầm quan trọng của NLGT trong công việc tương lai của các bạn, để từ đó chính SV là người xác định họ đang có và thiếu yếu tố nào để cải thiện nâng cao NLGT này
- Sự tự tin trong giao tiếp, kích thích cảm giác giao tiếp, ứng phó nhanh là một trong những yếu tố cần cải thiện đầu tiên Đề xuất chương trình giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau
Trong bối cảnh hiện nay, các kỹ năng trình bày, nghe hiểu và giao tiếp phi ngôn ngữ được coi là những khả năng cần thiết để trở thành người có năng lực giao tiếp liên văn hóa (NLGT) cao Vì vậy, các chương trình nâng cao kỹ năng này nên được đề xuất và triển khai rộng rãi Bằng cách phát triển những kỹ năng này, cá nhân sẽ có thể truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng và cảm xúc của mình một cách hiệu quả, hiểu và diễn giải thông tin từ người khác và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn trong các bối cảnh giao tiếp liên văn hóa.
Bảng 4.3: Tóm tắt chương 4 Đánh giá NLGT
Yếu tố thuộc các khía cạnh NLGT cần cải thiện
Yếu tố tạo nên NLGT cao
Góc nhìn nhà quản lý
- Tự tin, không nhút nhát
- Giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường quen thuộc, trong nội bộ
- Tạo mối quan hệ tốt không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn qua các thời kỳ
- Nắm chắc vấn đề và kiến thức đang nói, và có kiến thức để hiểu người khác nói gì
- Sáng tạo, tìm tòi và năng động trong cách tạo quan hệ thông qua giao tiếp
- Nói chuyện lưu lót cả Việt và Anh
- Âm lƣợng, giọng điệu, ngữ điệu, điệu bộ, cử chỉ câu cú trong văn nói … phù hợp
- Kỹ năng lắng nghe tốt, tiếp thu và phản hồi ý kiến của khách hàng nhanh nhẹn
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Khả năng nhớ và tóm tắt
- Bài tập nhóm, tương tác, thảo luận nhóm
- Rèn luyện sự tự tin bằng cách va chạm nhiều, ra ngoài làm thêm, tham gia thật nhiều công tác đoàn hội, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện lúc còn ngồi trên ghế nhà trường
- Tập thói quen tự phát biểu ý kiến đặt lại câu hỏi, chứ không phải việc gì cũng đúng và nghe theo
- Chuẩn bị trước về nội dung trước khi trình bày, tập trình bày thử
- Tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm
- Nên đƣợc bồi dƣỡng từ thời phổ thông
Tự tin, không nhút nhát khi
Kiến thức giao tiếp: Ứng xử phù hợp và Để SV sau học tập tốt hơn trong nhà trường, kiếm đánh giá
- Cần giúp sinh viên hiểu đƣợc đúng về NLGT
- Cần giúp SV tự đánh giá tốt hơn NLGT của mình tiếp xúc với người lạ
Tìm cách kích thích cảm giác giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ mau chóng thích ứng với bất kỳ loại tình huống nào; Nói đúng việc, đúng thời điểm;
Linh hoạt, ứng phó nhanh
Kỹ năng nghe hiểu – phản hồi; Kỹ năng đối thoại, trình bày; Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, Kỹ năng liên kết hiệu quả, tạo quan hệ Động lực giao tiếp:
Sự tự tin, không nhút nhát khi giao tiếp việc làm dễ dàng hơn thì cần cải thiện thêm các yếu tố nhƣ đã trình bày
Trung bình Hiểu rõ quy trình, thủ tục công việc
Tự tin khi giao tiếp Để SV sau khi ra trường có thể hòa nhập vào môi trường công việc dễ dàng hơn, làm việc tốt hơn bằng cách cải thiện thêm cách yếu tố thuộc khía cạnh năng lực giao tiếp mà kỹ sƣ còn yếu Để giúp sinh viên học tập tốt hơn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, dễ dàng xin việc làm, hòa nhập trường làm việc và làm việc tốt hơn bằng cách nâng cao
NLGT của SV từ trung bình thấp đến cao thông qua việc cải thiện nhận thức của SV về NLGT, cải thiện các yếu tố thuộc khía cạnh NLGT còn yếu và những yếu tố cần thiết hình thành NLGT cao Tác giả đã đề xuất chương trình nâng cao
NLGT được trình bày ở chương 5.
ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN
Khóa học 1: Giao tiếp đa tình huống
Qua nghiên cứu, tác giả đã nhận ra hai vấn đề chính Đầu tiên, sinh viên chưa đánh giá đúng năng lực giao tiếp của mình, thiếu chú trọng nâng cao năng lực này dẫn đến tình trạng khó hòa nhập, thậm chí bị sốc khi đối mặt với những tình huống mới Thứ hai, sinh viên không nhận thức được năng lực mình đang có và thiếu sót của mình trong thang đo Năng lực giao tiếp của sinh viên theo quan điểm của nhà tuyển dụng và lãnh đạo Nhận thấy tầm quan trọng này, các khóa học giao tiếp đa tình huống ra đời với mục tiêu rèn luyện khả năng ứng biến linh hoạt với các ngữ cảnh khác nhau, dễ dàng thích nghi với những tình huống mới.
Nâng cao sự tự tin trong giao tiếp cho SV
Xây dựng tính ứng phó nhanh và thích ứng với mọi tình huống
Phần 1: Giới thiệu về giao tiếp, về năng lực giao tiếp Hướng dẫn đánh bảng khảo sát năng lực giao tiếp tự nhận thấy để các kiểm soát NLGT hằng năm
Phần 2: Cựu sinh viên thuộc các nhà quản lý của các doanh nghiệp chia sẻ về nghề nghiệp có thể làm sau khi ra trường và tính chất quan trọng của giao tiếp trong các công việc đó
Phần 3: Diễn giả đặt vấn đề về những tình huống thực tế liên quan đến giao tiếp mà sinh viên mỗi khoa có thể gặp trong mỗi công việc cụ thể (liên quan đến nghề nghiệp có thể làm sau khi ra trường ở phần 2)
Chú ý: Chú trọng cung cấp nhiều tình huống cần giải quyết trong các ngữ cảnh và các đối tƣợng giao tiếp cho các khoa đƣợc đánh dấu trong bảng 7
Bảng 5.2: Các đối tƣợng giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp cần đƣợc quan tâm nhiều hơn ở các khoa
Tình huống giao tiếp trong
Sinh Học – Vật liệu Điện – Điện tử
Cơ khí – KT giao thông
Môi trường – Địa chất dầu khí
Ngữ cảnh cặp X X X X X Đối tượng người lạ X X Đối tượng người quen X Đối tƣợng bạn bè X
Tổ chức 1 buổi học 4 tiết Mỗi buổi học đƣợc tổ chức cho 1 nhóm khoa.
Khóa học 2: Kỹ năng trình bày
Các nhà quản lý có nhận xét khả năng trình bày một chương trình tư vấn, một sản phẩm mới… trước đối tác, trước khách hàng, trước ban giám đốc của các kỹ sư sau khi ra trường không tốt Kỹ năng trình bày – thuyết trình thì rất cần thiết cho các bạn sinh viên cuối năm 1, năm 2, năm 3 vì khi đó, SV bước vào giai đoạn chuyên ngành, tiểu luận, thảo luận nhóm rất nhiều, việc cung cấp phương pháp trình bày, thuyết trình hiệu quả là vô cùng quan trọng vào thời điểm này
Cung cấp phương pháp, nền tảng cơ bản để thuyết trình hiệu quả
Nâng cao kỹ năng thuyết trình
Tổ chức một buổi thuyết trình hiệu quả:
Giai đoạn 1: Phân tích đối tƣợng của buổi thuyết trình
Giai đoạn 2: Chủ đề và nội dung thuyết trình
Giai đoạn 3: Phát thảo bài thuyết trình
Giai đoạn 4: Hoàn chỉnh bài thuyết trình
Giai đoạn 5: Thuyết trình thử
Các tình huống gặp phải khi thuyết trình
Tổ chức 1 buổi học 4 tiết Mỗi buổi học đƣợc tổ chức cho 1 nhóm khoa
Trung tâm hỗ trợ sinh viên là nơi cung cấp thông tin, cung cấp tài liệu, nơi đăng ký cho khóa học Các bạn tình nguyện viên đến mỗi lớp học thuộc các khoa vào cuối hoặc đầu giờ giảng trên lớp, giới thiệu về khóa học, bên cạnh sự góp sức của cán bộ lớp
Lưu ý: Các môn học nên được tổ chức làm tiểu luận nhóm để SV có thể rèn luyện kỹ năng này.
Khóa học 3: Kỹ năng nghe hiểu
Kỹ năng nghe hiểu – phản hồi đƣợc sinh viên và kỹ sƣ đánh giá cao khi đƣợc hỏi người có năng lực giao tiếp cao là người như thế nào? Việc nghe hiểu vô cùng quan trọng vì nghe đƣợc, hiểu đƣợc mới thực hiện đúng đƣợc
Trong phần thảo luận với quản lý, có một vài quản lý tỏ ra rất không hài lòng việc nghe hiểu này: khi quản lý trình bày về công việc, kỹ sư không tỏ thái độ hiểu hay không hiểu khi nghe, và không hỏi lại, đến khi thực hiện thì không đúng
Cung cấp phương pháp, nền tảng cơ bản để nghe hiểu hiệu quả
Nâng cao kỹ năng nghe hiểu
Tầm quan trọng của việc nghe hiểu
Phương pháp nghe hiểu có hiệu quả
Tạo hứng thú cho bản thân để nghe; Tạo hứng thú cho người nói để nói
Tạo không khí thân thiện, gợi mở
Lồng nhiều tình huống thực tế vào bài giảng
Ra tình huống, thảo luận nhóm và giải quyết tình huống
Tổ chức 1 buổi học 4 tiết Mỗi buổi học đƣợc tổ chức cho 1 nhóm khoa.
Khóa học 4: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Hành vi giao tiếp không lời là một phần quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp và xây dựng mối quan hệ giữa con người Nó bao gồm các biểu hiện như cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm khuôn mặt, giọng điệu và khoảng cách tiếp xúc Một cá nhân có năng lực giao tiếp không lời cao sẽ thể hiện sự tự tin, cởi mở và có khả năng kết nối với người khác hiệu quả hơn.
Giáo dục những hành vi phi ngôn ngữ phù hợp khi giao tiếp với giáo viên, với bạn bè, thuyết trình trong giờ học, giao tiếp khi phỏng vấn xin việc, giao tiếp với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp trong học tập; khi phỏng vấn xin việc và trong công việc
Tổ chức 1 buổi học 4 tiết Mỗi buổi học đƣợc tổ chức cho 1 nhóm khoa
Trung tâm hỗ trợ sinh viên là nơi cung cấp thông tin, cung cấp tài liệu, nơi đăng ký cho khóa học
Các bạn tình nguyện viên đến mỗi lớp học thuộc các khoa vào cuối hoặc đầu giờ giảng trên lớp, giới thiệu về khóa học, bên cạnh sự góp sức của cán bộ lớp
Chương 5 cung cấp một chương trình nâng cao NLGT cho SV gồm 4 khóa học chính:
Khóa học 1: Giao tiếp đa tình huống; Khóa học 2: Kỹ năng trình bày
Khóa học 3: Kỹ năng nghe hiểu;Khóa học 4: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng kết
Đề tài đã thực hiện đầy đủ 3 mục tiêu ở phần hình thành đề tài: Đề tài đã đánh giá được NLGT của sinh viên dưới góc nhìn của sinh viên của nhà quản lý (được trình bày ở chương 4) Đề tài đã nhận ra đƣợc các yếu tố và các kỹ năng thuộc NLGT cần đƣợc cải thiện và nâng cao (được trình bày ở chương 4) Đề tài đã đề xuất được chương trình nâng cao NLGT cho SV các khối kỹ thuật của trường ĐHBKTPHCM (được trình bày ở chương 5).
Kiến nghị
Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sinh viên và nhà trường, chương trình Nâng cao năng lực tiếng lớp cho sinh viên các khối kỹ thuật trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật và làm việc cho sinh viên.
Duy trì và củng cố, cải tiến chương trình sau mỗi năm học.
Hạn chế và hướng đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Tác giả tự nhận thấy kiến thức có hạn, thời gian thực hiện khá ngắn trong khuôn khổ thực hiện của một khóa luận nên không tránh khỏi những sai sót và nhiều hạn chế Đề xuất nghiên cứu tiếp theo: các đề xuất nâng cao các kỹ năng mềm khác – những kỹ năng không hề kém quan trọng và cần thiết trong môi trường làm việc.