Việctham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dânnhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâmlinh cũng như nhu cầu giao lưu tron
Trang 1Lời cảm ơn!
Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới các thầy, cô trong khoa Quản lí văn hóa, trường Đai học văn hóa HàNội đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tàinghiên cứu khoa học này
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Thục Quyên giảng viên trường đại học Vă hóa Hà Nội Trong suốt quá trình thực hiện đề tài
-em luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô, giúp -em hoànthành tốt đề tài nghiên cứu của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Kiều
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5
2.1 Đối tượng nghiên cứu 5
2.2 Phạm vi nghiên cứu 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu: 6
5 Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn): 6
6 Cấu trúc của đề tài 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 7
1.1 Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống 7
1.1.1 Khái niệm lễ hội truyền thống 7
1.1.2 Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống 11
1.2 Lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 15
1.2.1 Quá trình hình thành lễ hội đình làng Như Xuyên 15
1.2.2 Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên 17
1.2.3 Nội dung và ý nghĩa của lễ hội đình làng Như Xuyên 18
1.2.3.1 Nội dung lễ hội đình làng Như Xuyên 18
1.2.3.2 Ý nghĩa và giá trị của lễ hội đình làng Như Xuyên 19
Chương 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 21
2.1 Thực trạng công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 21
2.1.1 Công tác chuẩn bị 21
Trang 32.1.2 Diễn trình tổ chức lễ hội 22
2.2 Thực trạng công tác quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 26
2.2.1 Tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý lễ hội 26
2.2.2 Quản lý các nguồn lực cho tổ chức lễ hội 28
2.2.2.1 Quản lý nguồn nhân lực 28
2.2.2.2 Quản lý nguồn tài chính 29
2.2.3 Quản lý bảo vệ di tích đình làng – nơi tổ chức lễ hội 29
2.2.4 Quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 30
2.2.5 Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức lễ hội 32
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, 33
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG 33
3.1 Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 33
3.1.1 Những thành tích đạt được 33
3.1.2 Những hạn chế tồn đọng 35
3.1.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 36
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội 38
3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội 38
3.2.2 Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội 39
3.2.3 Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội 40
3.2.4 Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội 41
3.2.5 Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội 42
3.2.6 Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 43
3.2.7 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa 44
3.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội 46
KẾT LUẬN 47
PHỤ LỤC 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vậtthể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựngtrong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian vàvăn nghệ dân gian Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt
Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một
nền văn hóa”.
Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng nhữngđòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân Việctham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dânnhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâmlinh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần tạonên sự đa dạng của văn hóa Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kếtquả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài Quá trình tiếp biến ấy khiến cho lễhội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cáicấu trúc hai mảng lễ và hội của nó
Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm chủ bản thân thìniềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nhường chỗ chonhững tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên,tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của
lễ hội truyền thống Vì vậy, chức năng tín ngưỡng của lễ hội có phần giảm thiểu,chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên Các trò chơi dân gian,những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớpnhân dân tham gia
Trang 5Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù hợp với truyền thốngvăn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương cũng như giữ gìn, phát huyđược các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt những vấn đề phát sinhtrong khi lễ hội diễn ra chưa Do đó, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về công tác
tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóaViệt Nam trong thời hiện nay
Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đấtTuyên Quang – một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc với bề dày lịch
sử và có nhiều nét văn hóa đặc sắc Hơn nữa, tôi là một người học tập – nghiêncứu về văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyềnthống ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chấtlượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc
Trên cơ sở những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác tổ chức
và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý,huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
2.2 Phạm vi nghiên cứu.
Lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnhTuyên Quang từ năm 1945 đến nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lễ hội đình làng Như Xuyên nhằm cung cấp một số thông tin
về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, những đặc điểm cũng như tìm ra những giátrị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi Từ đó, đề xuất
Trang 6một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đìnhlàng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Quan sát
- Phỏng vấn
- Nghiên cứu tài liệu
- Phân tích
5 Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn).
Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu,
dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóaứng xử trong lễ hội nói riêng Đồng thời, làm phong phú và đa dạng thêm chokho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội
Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả côngtác tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới
6 Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bốcục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản
lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG
NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG
1.1 Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống
1.1.1 Khái niệm lễ hội truyền thống
Lễ hội là một từ ghép và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo từ nguyên, lễ hội là sự kết hợp của hai từ Hán – Việt là lễ và hội Do
đó, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội
Theo Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển thì lễ là “cách bày tỏ
kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý”
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì cho rằng: “Lễhội là hệ thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi côngviệc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác,mỗi vùng có lễ hội của riêng mình Lễ hội có phần lễ và phần hội: Phần lễ mang
ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình Phần hộigồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú Xét về nguồn gốc, phần lớn cáctrò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nôngnghiệp”
Bên cạnh lễ, hội có nghĩa là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo ngườitham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là một hiện tượng tổng thể, khôngphải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học
Trang 8giả đã quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tínngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần linhnghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt vănhóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội Cho nên trong lễ hội, phần lễ làphần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp”.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có nhiều cách trình bày
định nghĩa lễ hội như trong Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) có viết: Lễ là hệ
thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối vớithần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện, còn hội là sinh hoạt văn hóa, tôngiáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại vàphát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng giađình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thucủa mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ
Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại,
Ngô Đức Thịnh và Frank Proscha đưa ra định nghĩa “Lễ hội là một hoạt động kỷniệm định kỳ biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông
Trang 9Như vậy, lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tínngưỡng và tôn giáo Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tínngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương đểthông qua đó, con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thầnlinh trên trời Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhucầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộngđồng
Trước đây, con người chưa có đủ khả năng chinh phục, chế ngự và làmchủ thiên nhiên cũng như làm chủ xã hội nên bị bất lực và chi phối bởi nhữngthiên tai bất trắc, may rủi hay bất công do thiên nhiên hay con người gây nên Vìthế, thần linh là nơi họ đặt niềm tin vào đó như: thần linh trời đất, thần linh núisông Vậy nên, xưa kia có nhiều làng xã đã xây dựng đình, miếu để thờ các vịthần linh tại địa phương và thường tổ chức lễ hội tại những nơi đó, nhằm thểhiện sự biết ơn đối với các vị thần linh đã ban cho người dân nơi đó sức khỏe,mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi phát triển Hơn thế nữa, họ còn cầu mongcác vị thần tiếp tục che chở, bảo vệ và ban phúc lành may mắn, thịnh vượng cho
họ Các lễ hội truyền thống thể hiện rõ nhất điều này Trong lễ hội truyền thống
có sự tác động và ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng Tôn giáo thôngqua lễ hội làm phương tiện phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thông qua tôngiáo, tín ngưỡng để thần linh hóa trần tục
Liên quan đến khái niệm “Lễ hội truyền thống” còn có khái niệm “Lễ hội
cổ truyền” dùng với nghĩa gần như tương đương với nhau Truyền thống hay cổ
truyền thật ra chỉ là hai thuật ngữ Hán – Việt dùng để nói về cùng một đốitượng
Lễ hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổtruyền của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳngđịnh để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội Như vậy,
Trang 10lễ hội truyền thống được coi như là một thành tố quan trọng cấu thành nên hìnhthái sinh hoạt văn hóa lịch sử tương ứng với những mô hình xã hội được tổ chức
theo những giai đoạn lịch sử khác nhau Trong Hán – Việt Từ điển bách khoa,
Đào Duy Anh đã định nghĩa truyền thống như sau: “Thống gồm có nghĩa là mối
tỏ, đường mối, đầu gốc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền vớinhau mang ý nghĩa “Đời nọ truyền xuống đời kia”
Ngoài “Lễ hội truyền thống” và “Lễ hội cổ truyền” còn có “Lễ hội dân
gian” là lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của các xã hội truyền thống Xã
hội truyền thống có thể hiểu là những tập hợp người được tổ chức bởi các đơn vị
“cộng đồng”, dựa trên ưu thế của tính chất “cộng đồng” Hơn nữa, xã hội truyền
thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội truyền thống
là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội tiền công nghiệp
tồn tại trước khi hình thành những dân tộc quốc gia Từ đó có thể thấy, “Lễ hội
truyền thống”, “Lễ hội cổ truyền” hay “Lễ hội dân gian” là đồng nhất với nhau
nói về lễ hội trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân xưa và nay
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào cáctác giả tiếp cận ở khía cạnh nào theo phương thức nào Tuy nhiên, các nhànghiên cứu văn hóa đều cho rằng lễ hội truyền thống là hình thái văn hóa có tínhchất hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất Lễ hội truyền thống là một hệthống hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới một đốitượng thần linh nhất định và những hoạt động văn hóa để minh họa cho các hành
vi nghi lễ Lễ càng thiêng thì hội càng đông, hội càng đông thì lễ càng thiêng.Mặc dù vậy, khi đứng ở góc độ quản lý văn hóa để tiếp cận và tìm hiểu về lễ hộithì tất cả các yếu tố của lễ hội sẽ được quan tâm để nhằm bảo tồn và phát huynhững giá trị văn hóa truyền thống dân gian của dân tộc, đồng thời tái sáng tạonhững giá trị văn hóa bác học dựa trên những yếu tố dân gian Có thể nói quản
lý văn hóa quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy và khai thác những vốn văn hóatruyền thống cùng với sự tái sáng tạo để làm nên những lễ hội truyền thống
Trang 11mang đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần củamọi người dân.
Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến củacộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta Tính nguyên hợp của lễ hội thể hiện ởchỗ lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, vừa là hoạtđộng vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần gắn bó trực tiếp với hoạtđộng sản xuất vật chất
Như vậy, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu
truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái văn hóa lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong tục tập quán.
1.1.2 Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại vàphát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đếnphạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận, chịu một
sự quản lý nào đó Như vậy, quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãitrong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, luật học, điều khiển học Vì thế, cácnhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực đã đưa ra những quan niệm khác nhau về quảnlý
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người
Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con ngườikết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung
- Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhómcũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhómngười, một tổ chức
Trang 12- Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việcđiều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác.
- Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đóthấy được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất
- Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - nxb Đà Nẵng năm 2002) thì
quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động hoặc trông coi và giữ gìn theonhững yêu cầu nhất định
- Theo điều khiển học thì: Quản lý là sự điều khiển, định hướng, chỉ đạomột hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyêntắc, luật định tương ứng để cho quá trình ấy vận động theo ý muốn của ngườiquản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước
Như vậy, một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý theo MaiHữu Luân trong cuốn Lý luận quản lý hành chính nhà nước (2003) như sau:
“Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một đối tượngnhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người nhằmduy trì sự ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục đích nhất định”.Hay “Quản lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mụctiêu đề ra”
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhànước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chứcnăng đối nội, đối ngoại của nhà nước Tất cả các cơ quan nhà nước đều làmchức năng quản lý nhà nước Bằng chính sách và pháp luật Nhà nước trao chocác tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động quản lýnhà nước
Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước tronglĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Nhànước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, đại diện cho
Trang 13nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực hiện các quyền cơ bản củamình, trong đó có các quyền về văn hóa như: quyền học tập, sáng tạo, phê bìnhvăn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng Nhà nước có tráchnhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi íchvăn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóacủa toàn xã hội.
Ở Trung ương, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về văn hóa làChính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chính Phủ thống nhất quản lý
và phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật trên cả nước Thi hành các biệnpháp để bảo tồn và phát triển văn hóa, chống các hiện tượng, hành vi truyền bá
tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, các hủ tục mê tín dị đoan Chính Phủ và
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình các dự án, pháp lệnh về tổ chức hoạtđộng và quản lý văn hóa, quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triểnvăn hóa Ban hành các nghị định, chế tài quản lý, quyết định các chính sách, đầu
tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài về việc tổ chức hoạt động phát triển văn hóa
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính pháp chế nhà nước ở các địaphương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương mìnhtheo quy định của pháp luật Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộctỉnh, thành phố, các Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện, các Ban Văn hóa các
xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn giúp Ủyban nhân dân các cấp quản lý văn hóa ở địa phương mình
Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật về vănhóa Chính sách pháp luật về văn hóa được hiểu là những nguyên tắc thực hiện
tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xâydựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đấtnước Song song với việc tiến hành các chính sách về văn hóa, để quản lý vănhóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa nhằmphát huy tác dụng của văn hóa đối với việc hình thành nhân cách, nâng cao chất
Trang 14lượng đời sống tinh thần của con người, chế ước những ảnh hưởng tiêu cực, loại
bỏ những hủ tục lạc hậu Quản lý văn hóa bằng pháp luật là một yêu cầu mangtính tất yếu khách quan Cùng với việc banh hành các văn bản pháp luật, Nhànước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc Quản lý lễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong ngànhvăn hóa
Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: “Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nướcđược thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sátviệc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằmmục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồngcoi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nóiriêng, của cả nước nói chung”
Tác giả Phạm Thanh Quy lại cho rằng: “Quản lý lễ hội bao gồm quản lýnhà nước và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội Quản lý
lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy độngcác nguồn lực Nói cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích côngcộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước”
Tóm lại, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ hộitruyền thống nói riêng được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý: chínhsách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồnlực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức
tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệthống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của Nhà nước đã banhành Quản lý lễ hội là một quá trình thực hiện bốn công đoạn: xác định nộidung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện vàkiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng kết, đúc kết kinh nghiệm
Trang 15Cơ sở pháp lý của việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyềnthống là dựa trên hệ thống các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật pháp và văn bản mang tính pháp quy nêu trên đã thể hiện rõ mục tiêucủa quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống là duy trì và thựchiện nghiêm minh các điều khoản đã được ghi trong luật và các văn bản phápquy – nghị định – chế tài, các văn bản liên quan
Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu tráchnhiệm cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động lễ hội Đồng thời, phối hợp cùngcác cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường, môi trường giao thông,
y tế xử lý sai phạm trong lễ hội Việc chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nóichung thuộc chính quyền sở tại, nhưng được phân chia trách nhiệm cụ thể chocác đơn vị chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan Do đó, côngtác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy từng vụ việc mà có những cơ quanchức năng chịu trách nhiệm giải quyết
1.2 Lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang
1.2.1 Quá trình hình thành lễ hội đình làng Như Xuyên
- Sự tích của hội:
Theo lời kể của bà Trần Thị Chi – Tổ trưởng Tổ Văn nghệ xã Đồng Quý
và ông Lý Ngọc Hội – Bí Thư chi bộ thôn Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyệnSơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: Cách đây khoảng hơn 100 năm có một nhómngười di cư từ phía Bắc Trung Quốc đến vùng đất này để khai hoang lập nghiệp
và định cư ở đây Lúc đó, vùng đất này vẫn chỉ là vùng đất bỏ hoang Sau đó,khi có sự quản lý của nhà nước đối với vùng đất này thì nó được gọi là NhưXuyên thuộc xã Đồng Quý, huyện sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Trong quátrình khai hoang lập nghiệp họ đã gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống không mấythuận lợi, mùa màng liên tục bị thất thu, vật nuôi hay bị dịch bệnh Tại nơi đây,
Trang 16trên một khu đất bằng phẳng có đến bốn cây Đa to lớn nhưng lại có một câymọc ngược rất kỳ quái, những người dân ở đây cho rằng có thần linh ở vùng đấtnày, nếu muốn định cư và lập nghiệp được thì phải lập đền thờ thần linh Do đó,
họ đã bàn nhau và thống nhất lập đình thờ thần linh tại khu vực bốn cây Đa vàonăm 1938 và tổ chức rước ba vị vua là Lịch Sơn, U Sơn, Út Sơn từ Đền Hùng(Phú Thọ) về thờ Từ đó, cuộc sống của những người dân nơi đây luôn gặp maymắn, con người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển Để tỏ lòngbiết ơn các vị thần linh, hàng năm, họ tổ chức dâng lễ vật lên để cúng tạ ơn các
vị thần linh và cầu mong cho nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùamàng bội thu
- Không gian của hội:
Quần thể di tích của hội gồm có khu vực đình làng với một mái đình vàbốn cây đa cổ thụ nhưng hiện nay chỉ còn hai cây Đây là khu vực cử hành lễ tạ
ơn các vị thần linh và cầu mong đạt được ước vọng của người dân; Cách đìnhkhoảng 100m lên phía trên là một cái hồ lớn nằm uốn lượn giữa hai dãy núi cao
đồ sộ Khu vực này để tổ chức phần hội sau khi tiến hành xong phần lễ Đìnhlàng nằm ngay dưới chân dòng nước chảy của hồ tạo thành một hệ thống nốiliền nhau rất đẹp Đến đây du khách được thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóatâm linh nơi đình làng và hòa mình vào tất cả các trò chơi dân gian tại khu vực
hồ và xung quanh hồ như: Du thuyền trên hồ, đi bộ quanh hồ ngắm cảnh núi nonhung vĩ, leo núi thưởng thức những đặc sản thiên nhiên nơi đây như chuối rừng,sung, sẹ mo từ trên đỉnh núi còn có dòng nước chảy róc rách tạo thành mộtdòng suối giữa núi chảy xuống hồ, du khách có thể men theo dòng nước để ngồinghỉ trên những tảng đá bằng phẳng và to lớn rồi vui đùa trong nước, tận hưởngbóng mát của những cây cổ thụ và tắm mình vào sự trong xanh và mát lạnh củadòng nước Nơi đây thật sự là một điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thiênnhiên và thích khám phá
Trang 171.2.2 Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên
Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên gắn lền với sự hìnhthành và phát triển của đình làng và được chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 1938 – 1945:
Đây là thời kỳ đình làng mới được xây dựng và khá phát triển với những
đồ vật bằng đồng, sơn son thiếp vàng, những đồ vật được trạm trổ trông như
“Rồng múa, phượng bay” bên ngoài đình là bốn cây đa cổ thụ đã tồn tại hàngnghìn năm còn nguyên vẹn Từ khi đình được xây dựng xong thì hàng nămngười dân tổ chức đầy đủ bốn lần cúng lễ vào các ngày: Mùng 06 tháng giêng,13/5, 14/7, 6/12 tính theo âm lịch nhưng chỉ có dịp mùng 06 tháng giêng là tổchức thành lễ hội lớn còn những ngày kia vẫn dâng lễ vật cúng tế như ngàymùng 06 tháng giêng song không tổ chức hội vui chơi mà chỉ làm lễ cúng tế.Nhìn chung lễ hội giai đoạn này rất phát triển và giữ nguyên được tính nguyên
sơ của nó
- Giai đoạn từ năm 1945 – 1988:
Đây là thời kỳ có chiến tranh và nạn đói năm 1945 làm cho những ngườidân phải sơ tán, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và không có khả năng duytrì việc tổ chức lễ hội hàng năm nữa, đình cũng bị xuống cấp do không đượctrùng tu Mặc dù bị chiến tranh song mái đình không hề bị bom đạn và những đồvật trong đình còn nguyên vẹn, đình chỉ bị xuống cấp do bị nắng mưa lâu ngày
mà không có ai trông nom, tu sửa Trong suốt một thời gian dài, lễ hội đình làngNhư xuyên không được tổ chức và mái đình gần như bị mục nát và bỏ hoang Vìvậy, lễ hội đình làng Như Xuyên có sự đứt gãy trong quá trình phát triển
- Giai đoạn từ năm 1988 đến nay:
Trong giai đoạn này là thời kỳ khôi phục và tạo dựng lại đình và lễ hộiđình làng Như Xuyên Tuy nhiên, ngôi đình không còn nguyên sơ như trướcnữa, do bỏ hoang nhiều năm nên đình gần như là không còn, đồ vật thờ cúng
Trang 18trong đình bị mất hết; Bốn cây đa cổ thụ nay chỉ còn lại hai cây, một phần dothời tiết và do già cỗi, một phần do những người dân gần đó không có hiểu biếtnên đã chặt bán để kiếm lời Chính những khó khăn trong cuộc sống đã làm một
số những người dân thiếu hiểu biết làm mất đi những giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc Suốt thời gian này, đình làng và lễ hội hầu như vẫn chưađược phục dựng lại, dù có được khôi phục lại chỉ 1- 2 năm lại không tổ chứcđược nữa Bởi vì, chính quyền địa phương không quan tâm cùng người dân tổchức mà tất cả chỉ là do những người dân trong làng tự tổ chức Nhưng cuộcsống của những người dân làng Như Xuyên lại rơi vào tình trạng khó khăn, mùamàng liên tục bị mất mùa, hầu như không thuận lợi Do đó, đến năm 2008, họ đã
tổ chức khôi phục lại đình và phục dựng lại lễ hội theo nghi lễ xưa kia Từ đó,cuộc sống của họ được bình yên, ấm no, hạnh phúc và thuận lợi Hiện nay, lễhội vẫn tồn tại và được tổ chưc hàng năm thu hút đông đảo nhân dân trong vàngoài xã tham gia
1.2.3 Nội dung và ý nghĩa của lễ hội đình làng Như Xuyên
1.2.3.1 Nội dung lễ hội đình làng Như Xuyên
Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng giống như những lễ hội truyền thốngkhác gồm hai phần là lễ và hội, mang những nét đặc trưng của các lễ hội truyềnthống của cư dân Bắc Bộ Giống như những lễ hội ở các vùng khác Lễ hội đìnhlàng Như Xuyên gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa là ngôi đình làng vàtín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thành hoàng Hàng năm vào mùng 06Tết âm lịch, lễ hội đình làng Như Xuyên lại được tổ chức trong không khí tưngbừng, nô nức của mọi nguời dân nơi đây Thông qua phần lễ được tổ chức tạiđình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân với các vịVương tổ của người Cao Lan, với Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho mộtnăm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe,bình yên, no ấm Để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh những người dân nơi đâydâng lễ vật cúng tế gồm có: lợn, gà, xôi, oản, hoa quả
Trang 19Phần hội được tổ chức tại sân đình, trên bờ và dưới mặt nước hồ NhưXuyên với các tiết mục diễn xướng dân gian: múa trống sành, tra mộ nương, giãcốm và các tiết mụ hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan, các trò chơi dân gian: tungcòn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bịt mắt đánh trống, đu xà, bắn nỏ, …
1.2.3.2. Ý nghĩa và giá trị của lễ hội đình làng Như Xuyên
Trong lễ hội truyền thống cuộc sống thường ngày của con người được táihiện dưới hình thức các trò diễn Dường như, các vị thần linh, các bậc siêu nhiênluôn tồn tại trong đời sống và sẽ trở về trong tiềm thức của con người vào nhữngdịp lễ hội, khiến cho lễ hội được tồn tại với những lễ nghi ít nhiều có tính chấthuyền ảo, sức cảm hóa của không gian và thời gian thiêng được nhân lên gấpbội Hội là dịp để mọi người được hóa thân, nhập cuộc và tham gia sáng tạocũng như thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật mang tính chất dân gian kếthợp với những yếu tố hiện đại Do đó, lễ hội đình làng Như Xuyên cũng gópphần tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống tâm linh, đến việc hun đúc tâmhồn tính cách con người Việt Nam
Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng như những lễ hội truyền thống khác làloại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành
và phát triển trong quá trình lịch sử Người Việt Nam từ lâu đã có truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của
cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị
“Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại Hình tượng
các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người Đó là nhữnganh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựngnghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ thú ác; những ngườichữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơitrần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc Lễ hộiđình làng Như Xuyên là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vịthần đối với cộng đồng, dân tộc Lễ hội còn là dịp con người được trở về với
Trang 20nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trongtâm trí mỗi người.
Lễ hội đình làng Như Xuyên với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tônkính, lòng biết ơn của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, vớiThành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùamàng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, ấm no và hạnh phúc
Bên cạnh đó, lễ hội đình làng Như Xuyên thể hiện được sức mạnh cộngđồng làng xã, địa phương và rộng hơn là quốc gia dân tộc Họ thờ chung vịthần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no,hạnh phúc Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoávật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia lễ hội; Là hìnhthức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huynhững giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kếthợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí
Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng là dịp con người được giải tỏa, dãibày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che vượtqua những thử thách của cuộc sống
Trang 21Chương 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Thực trạng công tác tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng
Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Công tác chuẩn bị
- Thành lập Ban tổ chức:
Ban tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên được thành lập theo cơ cấu thànhphần quy định tại Chương II, Điều 13 trong Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau: Ông HoàngVăn Thiên – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đồng Quý làm Trưởng Ban tổchức, Ông Sầm Văn Thịnh – Trưởng Ban Văn hóa xã Đồng Quý làm PhóTrưởng Ban tổ chức và 12 đồng chí là Trưởng các ban ngành, đoàn thể trong xã
là ủy viên Ban tổ chức
Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hộitheo đúng chương trình đã báo cáo và xin phép, đảm bảo an ninh, trật tự, antoàn, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danhlam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ hội; Đồng thời, cótrách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy bannhân dân xã Đồng Quý và Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Dương sau khi
lễ hội kết thúc Ban tổ chức có con dấu riêng Dưới Ban tổ chức thành lập bộphận Thường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khikết thúc lễ hội và các tiểu ban chuyên môn gồm tiểu ban chuyên môn; Tiểu ban
cơ sở vật chất – tài chính - hậu cần; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khánh tiết– lễ tân; Tiểu ban an ninh trật tự và an toàn giao thông các tiểu ban này cónhiệm vụ giúp Ban tổ chức điều hành công việc chuẩn bị cũng như khi tổ chức
Trang 22lễ hội, đồng thời báo cáo Ban tổ chức về việc tổ chức các nội dung chương trìnhhoạt động Nhiệm vụ của từng thành viên trong Bộ phận Thường trực và các tiểuban do Trưởng bộ phận Thường trực, Trưởng các tiểu ban phân công Mỗi tiểuban có Trưởng tiểu ban, Phó tiểu ban và các ủy viên Ban tổ chức, bộ phậnThường trực và các tiểu ban tự giải thể sau khi lễ hội kết thúc.
- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
Để đảm bảo lễ hội đình làng Như Xuyên được tổ chức theo đúng mục tiêu
đề ra, các Tiểu ban giúp việc đã thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai hoànthiện các hạng mục cơ bản Đồng thời triển khai hoạt động tuyên truyền cổ độngtrực quan trên các tuyến đường thuộc địa bàn xã và tuyên truyền quảng bá qua
hệ thống truyền thanh của xã, chuẩn bị các phương tiện và đạo cụ tổ chức cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực diễn ra lễ hội trongdịp lễ hội cũng như cử các cá nhân, các đội tham gia phần lễ tại đình làng Do là
lễ hội làng nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để phục vụ cho tròném còn trong lễ hội; Trong lễ hội còn có đua thuyền trên hồ nên phải chuẩn bịthuyền chắc chắn và an toàn; Ngoài ra, còn có trò đu xà nên yêu cầu phải chuẩn
bị xà đu chắc chắn đảm bảo an toàn cho người tham gia; Chuẩn bị nỏ và tên để
tổ chức thi bắn nỏ trong lễ hội ; Đặc biệt, phần nghi lễ và tất cả các trò chơitrong phần hội đều có hát sình ca do đội văn nghệ của thôn đảm nhiệm Do vậy,đội văn nghệ của thôn đã phải tập luyện hàng tháng trời trước khi lễ hội bắt đầu
Các Tiểu ban giúp việc chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tíchcực, bám sát các mặt về nội dung các hoạt động của lễ hội; công tác thông tintuyên truyền; công tác bảo đảm an ninh, trât tự - giao thông - môi trường; côngtác Lễ tân – y tế Trước ngày lễ hội bắt đầu các công tác chuẩn bị đều phảihoàn tất đảm bảo lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch đã định
2.1.2 Diễn trình tổ chức lễ hội
Phần lễ:
Phần lễ được tổ chức tại đình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn
Trang 23làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươitốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no ấm …
Cũng giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đình làng Như Xuyên
có kết cấu phần lễ như sau:
- Lễ rước nước: Trước khi mở hội vào đám một ngày, cộng đồng làng cử
hành lễ lấy nước từ giữa hồ của làng về đình, nước được đựng trong bình xứ đãlau chùi sạch sẽ Nước được múc bằng gáo đồng và được lọc qua lớp vải để trênmiệng bình rồi đưa lên kiệu rước về đình - nơi thần linh án ngự
- Lễ mộc dục: Kiệu rước nước về cộng đồng làng cử hành luôn lễ mộc
dục (tức là lễ tắm rửa tượng thánh thần), công việc này giao cho những người có
uy tín do cộng đồng làng tín nhiệm và lựa chọn Họ thắp hương dâng lễ rồi tiếnhành công việc một cách nghiêm trang, thận trọng Tượng thần linh được tắmrửa hai lần, lần thứ nhất là bằng nước ở kiệu rước về, lần thứ hai là bằng nướcngũ vị hương đã chuẩn bị từ trước Lễ mộc dục được gọi là tắm rửa nhưng thựcchất là lấy khăn, vải sạch nhúng vào nước rồi lau chùi nhẹ nhàng lên tượngthánh thần
- Lễ tế gia quan: Là lễ mặc áo, đội mũ cho tượng thần Tất cả những đồ:
trang phục, mũ được chuẩn bị niêm phong trước ngày mở hội
- Lễ đại tế: Là nghi thức trang trọng nhất, lễ địa tế thường dâng 6 tuần
rượu và lễ vật gồm: lợn, gà, xôi, oản, bánh kẹo, hoa quả để cúng thần linh Đại
tế do ban tế lễ thực hiện gồm 17 người Nội dung của lễ đại tế là đón rượu thỉnhmời thần linh về dự hội hưởng lễ vật, đồng thời là dịp dân làng kính ý chúc tụng,bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong thần linh bảo trợ phù hộ cho cộng đồng dânlàng
- Lễ hèm: Là lễ thể hiện các trò diễn tái hiện lại kỹ thuật canh tác cũng
như cuộc sống hàng ngày của người dân, trong phần lễ có diễn múa Trống Sànhgồm ba phần là múa khai lộ (mở đường cho một vụ mùa làm ăn), múa xúc tép
Trang 24(cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an), múa cờ (mừng cho một vụ mùalàm ăn bội thu và trả ơn thần linh) Đồng thời, lễ hội có diễn xướng dân gian giãcốm và tra mộ nương Trò giã cốm có bốn đôi trai gái cầm chày dài khoảng hơn1m cùng giã vào một chiếc máng dài 1,5m theo nhịp tạo ra những điệu nhạc làmcho người xem thích thú, cũng như thể hiện sinh hoạt hàng ngày của con người.Diễn xướng tra mộ nương cũng có bốn đôi trai gái, trai cầm mỗi người một cáicây để đâm lỗ, nữ mỗi người đeo một cái giỏ đựng thóc để tra vào lỗ do nhữngngười con trai đi trước đâm sẵn Cùng với đó là những câu hát Sình Ca đi vàolòng người của đội văn nghệ xã đảm nhiệm gồm các bài có nội dung được dịch
ra như sau: Mở đầu là hát dâng hương: “Tay cầm một nén hương thơm, vào đình
kính lễ dâng lên thánh thần, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho đất nước ngày càng phồn vinh” và “Tháng giêng mùng sáu đình Như Xuyên, khách lạ gần xa đến hội đình, đồng tâm cung kính dâng hương thánh, cầu tài cầu lộc hưởng bình an” Tiếp đến là hát ca ngợi đình làng, ca ngợi quê hương đất nước: “Mở lời kính lễ thần hoàng, hai là kính lễ bốn phương thổ thần, thứ ba kính chúc hội đình, người người mạnh khỏe làm ăn phát tài” Nhiều bài hát mang nhiều nội
dung khác nhau được hát trong phần lễ
Phần hội:
Hội là dịp để người dân vui chơi thỏa thích sau những ngày làm việc vất
vả Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ, tôn giáo, đẳng cấp, lứa tuổi, giới tính.Nếu phần lễ là những nghi thức thờ cúng linh thiêng có tính quy phạm được cửhành ở đình làng thì hội là những sinh hoạt dân dã, trên sân đình và khu vực bờ
hồ để mọi người dự hội cùng tự do, bình đẳng vui chơi, tham gia vào các tròchơi dân gian như: ném còn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bắn nỏ, đuxà
Mở đầu phần hội là trò ném còn tại sân đình, phải sau khi có người némđược quả còn qua vòng tròn thì phần hội mới được di chuyển lên trên khu vực
hồ nước, tiếp tục trò ném còn trên bờ hồ Trò ném còn dành cho tất cả du khách
Trang 25đến tham gia hội, nếu ai muốn tham gia có thể đăng ký với Ban tổ chức vì thế,cần rất nhiều quả còn nên mỗi gia đình trong làng chuẩn bị hai quả còn để mangđến góp trước ngày mở hội Ở giữa sân đình và bãi đất trống trên bờ hồ, người
ta chôn một cây tre cao 9 - 10m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đườngkính khoảng 50 – 60cm theo phương thẳng đứng Sau đó gắn vải đỏ, phần trênkhâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trongvòng còn dễ phát hiện ra Mọi người cùng tham gia, nếu ai ném lọt tâm vòng thìngười đó đạt thành tích, giải thưởng là 200.000 đồng, một cái sỏ lợn và một vánxôi Trò chơi tung còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rènluyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, ước lệ và duyên dáng, nhẹ nhàng khi tung,khi bắt; vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa đượcgiao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ Trò ném còn có ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi,phát triển và mùa màng bội thu
Sau trò ném còn là đến hội vật truyền thống, tất cả những nam giới đều cóthể đăng ký với Ban tổ chức để tham gia Đây là trò chơi dân gian, mỗi ván đấu
có hai người dùng sức để làm sao vật ngửa được đối phương thì sẽ dành chiếnthắng Những người xung quanh đánh trống reo hò, cổ vũ để khuyến khích tinhthần thi đấu cho các đấu vật Phần thưởng cho người chiến thắng là 300.000đồng Đấu vật có ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, củng cố tinh thần thể thao cho mọingười
Sau hội đấu vật là hội chọi gà Chọi gà (còn gọi là đá gà) là một thú chơidân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống từ lâu đời Chọi gà là thú chơi đểgiải trí, xem về đấu pháp, tài nghệ của gà, nhưng còn một ý nghĩa khác đó là bóilộc đầu năm Chọi gà là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừakhuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa Đặc biệt, trò chơi chọi gà cómột sức hút rất đông đảo quần chúng, vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tinhthần thượng võ, là chất keo sơn gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trongmột thời gian dài ở các hội làng xưa Hai con gà chọi người đỏ gay lừa mổ nhau,