2 Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu 28 Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 66)

2. 3 Đánh giá những kết quả đạt được vành ững khó khăn trong việc tài trợ

2.3. 2 Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, việc tài trợ tín dụng cho các DNV&N của các NHTM Tiền Giang cũng còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc

không chỉ phát sinh từ bản thân phía các DN mà nó còn có các trở ngại từ các NHTM, từ các cơ chế, chính sách,... làm hạn chế khả năng phát triển việc đầu tư

tín dụng của các NHTM cho các DNV&N.

2.3.2.1 Nhng khó khăn, tn ti t phía các DNV&N Tin Giang:

Thời gian qua, các DNV&N Tiền Giang đã không ngừng vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu đáng kể, số lượng DN không ngừng tăng lên, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng và đóng một vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các DNV&N cũng còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại trong cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM làm hạn chế khả năng phát triển của các DN, cụ thể như:

- Theo ý kiến đánh giá của các NHTM tỉnh Tiền Giang thì phần lớn các DNV&N Tiền Giang có quy mô nhỏ hơn so với các DNV&N khác trong vùng kinh tế trọng điểm; các DNV&N Tiền Giang đa số chưa có chiến lược phát triển lâu dài, phương án, dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài, tính khả thi không cao, vốn tự có tham gia vào dự án, phương án thấp nên kém tính thuyết phục các NHTM trong việc cấp tín dụng.

- Đa phần các doanh nghiệp (loại hình DNTN) hầu như chưa hiểu hết về cơ

chế tín dụng của các NHTM, còn tâm lý e ngại thủ tục vay vốn; một số khác có tâm lý dè dặt trong quan hệ với ngân hàng như ngại đến ngân hàng hoặc ngại để

CBTD tiếp xúc thực tế tại đơn vị trong công tác thẩm định do sợ đối tác, bạn hàng, người thân biết DN đi vay vốn,... nên dẫn đến việc giải quyết cho vay của các NHTM gặp khó khăn. Đây là yếu kém cần khắc phục ngay đối với các DNV&N trong quá trình hội nhập; bởi vì trong nền kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển, năng lực hay khả năng vay vốn của các DN cũng là thể hiện uy tín, tiềm lực tài chính của DN đó trên thị trường.

- Một bộ phận không nhỏ các DNV&N do chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục vay vốn; cứ nghĩ đơn thuần mình có tài sản thế chấp có giá trị thì NH phải giải quyết cho mình vay theo tỷ lệ so với giá trị tài sản đó và cho rằng NH không cần phải hiểu biết rõ về tình hình DN nên có thái độ không tích cực

trong việc cung cấp thông tin, tiếp xúc với NH. Từđó làm cho khả năng tiếp cận vốn vay của DN trở nên khó khăn hơn.

- Phần lớn các DNV&N tỉnh TG, tiềm lực tài chính có hạn nên nguồn vốn

đầu tư vào tài sản cũng hạn chế. Do đó, các DN này đều thiếu tài sản để dùng làm bảo đảm tiền vay cho các NHTM; trong khi đó, quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho DNV&N ở Tiền Giang thì chưa có, còn để được vay tín chấp thì các DN này chưa đủ uy tín, điều kiện theo quy định của các NHTM. Các DN là DNTN, Cty TNHH có tài sản là tài sản pháp nhân, tài sản hộ gia đình và tài sản cá nhân không rạch rồi, thiếu minh bạch rõ ràng nên rất khó cho các NHTM thẩm định

được năng lực thực sự của các DN đểđưa ra quyết định đầu tư thích đáng.

- Tâm lý tránh thuế còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp đã tác động rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn vay NH cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NH đối với DN như:

+ Việc khai báo doanh thu, thu nhập thực tế của doanh nghiệp trên các báo cáo thuế, các cân đối tài chính không trung thực nhằm tránh thuế nên dẫn đến các tỷ số tài chính trong phân tích tình hình tài chính DN để giải quyết cho vay của các NHTM không đảm bảo. Hoặc nó dẫn đến việc tồn tại song song hai hệ thống báo cáo tài chính- 01 để đối phó với cơ quan thuế, 01 để phục vụ việc vay vốn NH; tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm cho vấn đề càng trở nên phức tạp, cản trở đến việc tiếp cận vốn vay của các DN. Bởi vì các NHTM cũng không dám mạnh dạn dựa vào báo cáo mà DN lập riêng cho NH vì nó thiếu tính pháp lý – không có xác nhận của cơ quan thuế; còn nếu dựa vào báo cáo tài chính mà DN cung cấp cho cơ quan thuế thì phân tích tài chính không đảm bảo. Điều này thể hiện rất rõ

ở các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay xát, chế biến và kinh doanh lương thực - một trong những lĩnh vực thế mạnh, có tỷ trọng các DN đăng ký hoạt động kinh doanh cao ở Tiền Giang. Các DN hoạt động trong lĩnh vực này

đa phần chỉ khai báo trên đăng ký kinh doanh 01 phần của nghiệp vụ là hoạt động xay xát, chế biến gia công mà không kê khai hoạt động mua bán kinh doanh lương thực; nên dẫn đến là doanh thu hoạt động cũng như lợi nhuận của các DN thể hiện trên báo cáo tài chính rất thấp.

+ Việc đăng ký kinh doanh của các DN cũng chưa thật sự khách quan và trung thực. Đa phần vì tránh thuế các DNV&N nhất là loại hình DNTN lại kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tếđể né tránh việc đóng thuế. Kết quả là cơ cấu tài chính thể hiện trên các báo cáo tài chính không mấy lành mạnh. Trường hợp này NH khó mà có thể cho vay với số lượng lớn. Ngược lại cũng có một số ít các DN lại kê khai đăng ký vốn kinh doanh đôi khi lớn hơn rất nhiều so với thực tế (phổ biến là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng) nên nếu NH không phân tích kỹđể nhận biết năng lực thực sự của DN thì rủi ro tín dụng là rất lớn.

- Công tác báo cáo thống kê của nhiều DNV&N Tiền Giang còn mang nặng tính chất đối phó, một phần các số liệu chưa thể hiện hết hoạt động kinh doanh của DN; phần khác do hạn chế về trình độ, khả năng đầu tư, đào tạo,... nên các báo cáo tài chính của các DN còn rất sơ sài, thiếu chính xác và các DN cũng khó mà sử dụng nó để phân tích tình hình tài chính của mình đểđưa ra các quyết

định có liên quan phù hợp. Theo ý kiến của cơ quan thuế và đúc kết từ công tác thực tế của tác giả, thì phần lớn loại hình DNTN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không có bộ phận kế toán riêng biệt để ghi chép theo dõi sổ sách hàng ngày mà các DN này thường thuê một cán bộ làm công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng, quý, năm theo hình thức khoán bán thời gian hoặc theo mùa vụ cho doanh nghiệp. Cán bộ kế toán này không phải đến DN làm việc hàng ngày mà chỉ cần đến DN một vài giờ trong một tuần hoặc một vài ngày vào cuối tháng tùy theo số lượng nghiệp vụ phát sinh của DN nhiều hay ít, để

tổng hợp lấy số liệu lên các báo cáo để nộp cho cơ quan thuế và một cán bộ kế

toán thường làm dịch vụ này cho cùng một lúc nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Điều này cho thấy các báo cáo tài chính của các DN này không đủđộ tin cậy nên rất khó cho NH sử dụng để phân tích phục vụ cho việc cấp tín dụng.

- Mặc dù các DNV&N không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị công nghệ mới trong khả năng cho phép của mình để nâng cao khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặc và nhất là khả năng tài chính mà hầu hết các DNV&N Tiền Giang có trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trình độ

quản lý của chủ doanh nghiệp không cao, trình độ tay nghề của công nhân, người lao động thấp và không đồng đều; nên năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của DN không cao và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính điều này cũng làm cho các NHTM cũng sẽ e dè hơn trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N, mặc dù họ luôn có nhiều chính sách ưu đãi, chăm sóc các đối tượng khách hàng là DNV&N trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.

2.3.2.2 Nhng khó khăn, tn ti phát sinh t phía các NHTM:

- Khó khăn đầu tiên có thể kể đến là các khó khăn trong công tác huy động vốn. Mặc dù, nguồn vốn huy động của các chi nhánh NHTM Tiền Giang tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong dân cư. Và nguồn vốn huy động tại chỗ cũng chưa

đáp ứng đủ cho nhu cầu cấp tín dụng tại địa phương mà hầu như tất cả các chi nhánh NHTM đều phải sử dụng đến nguồn vốn điều hòa từ các Hội sở chính.

- Các loại hình dịch vụ NH thời gian qua tuy được các NH đặc biệt quan tâm và ngày càng phát triển nhưng cũng còn rất đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn, chưa gắn liền với nhu cầu thiết thực của người dân nên chưa được khai thông, chưa huy động được hầu hết các đối tượng khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ NH, để gia tăng lượng tiền nhàn rỗi từ lưu thông qua hệ thống NH. Đơn cử

như loại hình dịch vụ thẻ của các NHTM hiện nay, mặc dù các NHTM đã đầu tư

rất nhiều vào dịch vụ này nhưng hiện nay các tiện ích của khách hàng trong sử

dụng thẻ còn rất hạn chế. Khách hàng sử dụng thẻ hiện nay, thông thường chỉ duy nhất để rút tiền mặt; còn các dịch vụ khác như thanh toán hóa đơn, mua sắm hàng hóa,... rất hiếm khi sử dụng, vì số lượng các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,...

được thực hiện mua bán thanh toán qua thẻ là rất ít và các sản phẩm được mua bán thanh toán qua thẻ hiện nay chưa phải là các mặt hàng thiết yếu của người dân.

- Mặc dù luôn xem các DNV&N là đối tượng khách hàng cần khai thác và chăm sóc nhưng các NHTM TG hầu như chưa có một cơ chế tín dụng dành riêng cho các DNV&N. Các quy định về hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ về tài sản

đảm bảo cũng như các điều kiện tín dụng về cho vay DN mới thành lập hay cho vay tín chấp,... giữa các đối tượng khách hàng là như nhau.

- Đầu tư tín dụng của các NHTM tăng trưởng khá cao qua các năm nhưng các NHTM TG hiện nay còn thiếu sự tư vấn cho các DN trong các vấn đề như tài chính, quản lý, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,...tư vấn về

vấn đề liên kết giữa các DN cùng là khách hàng của NH.

- Các NHTM ở Tiền Giang chưa triển khai được các dịch vụ tài chính tiện ích như cho thuê tài chính, bao thanh toán cho các DNV&N Tiền Giang, do bị

hạn chế về nhân lực và chưa được sự uỷ quyền từ Hội sở các NHTM. Và hầu như

các nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ này đều phải liên hệ với các Công ty cho thuê tài chính, các chi nhánh NHTM ở Tp. Hồ Chí Minh; và do cách xa Tp. Hồ Chí Minh nên chỉ những doanh nghiệp có tầm cỡ ở Tiền Giang và chỉ

những nhu cầu lớn mới được các Công ty, Ngân hàng ở đây xem xét.

2.3.2.3 Nhng khó khăn, tn ti phát sinh t phía các cơ quan qun lý Nhà nước: nước:

Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính nói chung và thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển các DNV&N trong những năm qua nói riêng, các cơ chế chính sách của Nhà nước

đối với các DN nói chung cũng như DNV&N nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Cụ thể như: thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, ... được cải thiện rất rõ và nhiều chính sách được đưa ra như thành lập Quỹ bảo

đảm tín dụng cho DNV&N, Hiệp hội các DNV&N, và nhiều Nghịđịnh, Thông tư

của các cơ quan quản lý Nhà nước quy định thể chế, chính sách riêng đối với DNV&N,...Ví dụ như Chế độ kế toán dành cho DNV&N, Nghị định số

90/2001/NĐ-CP đã xác định rõ hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNV&N từ Trung

ương đến địa phương; Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 hướng dẫn một số nội dung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N; Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N giai đoạn

2004-2008... Tuy nhiên, các khó khăn, tồn tại cản trở sự phát triển của DN nói chung và DNV&N Tiền Giang nói riêng cũng còn rất nhiều như:

- Còn một số ít bất cập trong việc quy định và thực hiện đăng ký kinh doanh nói chung cũng như ở Tiền Giang nói riêng như: quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm trong đăng ký kinh doanh chưa phù hợp; chưa thực hiện được việc kiểm tra sau đăng ký kinh doanh; cơ quan đăng ký kinh doanh thiếu nhân lực, thiết bị và năng lực kiểm tra doanh nghiệp theo các nội dung đăng ký kinh doanh... Vì vậy, xảy ra không ít sai sót như: các doanh nghiệp không góp vốn như

cam kết trong hồ sơđăng ký kinh doanh, không báo cáo hoạt động theo quy định, tình trạng các “công ty ma” vẫn còn...

- Các thể chế về đầu tư và khuyến khích đầu tư còn một số bất cập, trở

ngại, các ưu đãi đầu tư còn dàn trải, phức tạp, một số lượng rất lớn như các hộ

kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tập thể, các trang trại... chưa được hưởng các ưu

đãi đầu tư do các cơ sở này thường được áp dụng hình thức thuế khoán, không thực hiện chế độ báo cáo tài chính nên không đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư

theo quy định pháp luật.

- Chính sách thuế của Chính phủ nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng nhìn về tổng thể có thể nói là chưa khuyến khích động viên được tính tự

giác của các DN nên đã làm cho DN lúc nào cũng có tâm lý né tránh, chưa trung thực trong khai báo thuế. Bên cạnh là thủ tục kê khai thuế và nộp thuế của các DN còn mất nhiều thời gian.

- Quy định của Chính phủ về Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo và công chứng, chứng thực về hồ sơ thế chấp tuy giải quyết được một số quyền lợi của các bên trong quá trình giao dịch nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện, làm cho thủ tục vay vốn của các NHTM trở nên thêm phức tạp và tốn thêm thời gian, thậm chí còn cản trở và phát sinh nhiều nhũng nhiễu cho người dân trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của các cơ

quan Nhà nước cho các cá nhân, doanh nghiệp còn quá rườm rà, phức tạp, chậm chạp và có chi phí cao (phí, thuế, chi phí ngầm,...) nên đã làm cho DN ngán ngại

trong đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; và khi đăng ký về quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc thiết bị...các doanh nghiệp phải thực hiện thông qua nhiều cơ

quan như Sở Xây dựng, Sở/Phòng Tài chính, Sở/Phòng Kinh tế (nay là Sở/Phòng Công thương)... rất mất thời gian và phải nộp thuế về đăng ký quyền sở hữu tương đối cao. Do đó các tài sản này của DN không thể sử dụng vào mục đích thế

chấp để vay vốn ngân hàng do chưa đủ yếu tố pháp lý.

- Một số quy định trong chế độ kế toán rất phức tạp, hệ thống tài khoản kế

Một phần của tài liệu 28 Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)