3 Chất lượng, hiệu quả tín dụng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu 28 Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 59)

Trong các năm từ 2005-2007, mặc dù hoạt động tín dụng đối với DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng trưởng khá cao nhưng tỷ lệ nợ

xấu (nợ nhóm 3,4,5) trên tổng dư nợ không đáng kể và có xu hướng giảm.

Năm 2005 dư nợ xấu của các DNV&N Tiền Giang là 44.846 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30% trong tổng nợ xấu (tương đương tỷ trọng dư nợ DNV&N trong tổng dư nợ - 29%) và tỷ lệ nợ xấu là 3,24%; năm 2006 dư nợ xấu DNV&N giảm xuống còn 36.609 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31% (trong khi tỷ trọng dư nợ

DNV&N trong tổng dư nợ tăng lên 37%) và tỷ lệ nợ xấu là 1,86%; năm 2007 dư

nợ xấu DNV&N tăng lên so với năm 2006 và số dư cuối năm là 56.899 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 32% - tỷ trọng không tăng nhiều (chỉ tăng 1 điểm %) so với năm 2006 (trong khi tỷ trọng dư nợ DNV&N trong tổng dư nợ tăng đáng kể 43%- tăng 6 điểm %) và tỷ lệ nợ xấu DNV&N 2007 là 1,86%.

Bảng 2.16 - Nợ xấu của DNV&N tại các NHTM tỉnh Tiền Giang Đvt: Triu đồng, % So sánh (+),(-) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006-2005 2007-2006 1. Tổng dư nợ của các NHTM TG 4.848.553 5.572.593 7.144.236 +724.040 +1.571.643 2. Dư nợ xấu của các NHTM TG - Tỷ lệ nợ xấu (2)/(1) (%) 149.119 3,08% 117.807 2,11% 177.241 2,48% -31.312 -0,97% +59.434 +0,37% 3. Dư nợ DNV&N TG -T trng trong tng dư n (%) 1.385.955 29% 2.049.896 37% 3.058.062 43% +663.941 +8% +1.008.166 +6% 4. Dư nợ xấu của DNV&N TG - T trng trong tng n xu(%) -T l n xu ca DNV&N (%) 44.846 30% 3,24% 36.609 31% 1,79% 56.899 32% 1,86% +82% +1% -1,45% +155% +1% +1,04%

Ngun: NHNN tnh Tin Giang và t tính toán ca tác gi

Qua đó, cho ta thấy chất lượng tín dụng của các NHTM Tiền Giang đối với các DNV&N ngày một được nâng cao, tỷ trọng dư nợ ngày một tăng cao nhưng tỷ trọng về nợ xấu không tăng, tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều ở dưới mức cho phép (5%). Điều này cũng nói lên rằng:

i) hoạt động kinh doanh của DNV&N Tiền Giang các năm qua là có hiệu quả và ngày phát triển;

ii) khả năng hấp thụ vốn vay tốt, bảo toàn được vốn kinh doanh;

iii) ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay của các DNV&N là rất cao, phương án, dự án vay vốn được tính toán kỹ càng nên đã phát huy tính hiệu quả;

iv) uy tín, mức độ tín nhiệm đối với các DNV&N của các NHTM Tiền Giang được nâng lên.

Còn về phía các NHTM cũng cho thấy:

i) công tác thẩm định xét duyệt cho vay của các NHTM đã được chú trọng và không ngừng được nâng cao;

ii) công tác quản lý món vay, hỗ trợ, tư vấn cho các DNV&N trong quá tình cấp tín dụng có kết quả tốt;

34,785 10,061 28,950 7,659 42,569 14,330 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 T riu đ ồ ng 2005 2006 2007 Năm Ngắn hạn Trung DH

iii) tâm lý vềđầu tư cho vay các DNV&N đối với các NHTM dần được cải thiện.

Xét về chất lượng tín dụng phân theo thời hạn cho vay thì các năm qua tỷ

lệ nợ xấu trong đầu tư trung dài hạn cho các DNV&N thường thấp hơn đầu tư

cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.17 - Nợ xấu của DNV&N phân theo thời hạn

Đvt: Triu đồng

Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung, dài hạn Năm Dư nợ ngắn hạn Số dư Tỷ lệ Dư nợ trung dài hạn Số dư Tỷ lệ 2005 1.083.338 34.785 3,21% 302.617 10.061 3,32% 2006 1.547.650 28.950 1,87% 502.246 7.659 0,79% 2007 2.093.985 42.569 2,03% 964.077 14.330 1,49% Ngun: NHNN tnh Tin Giang

Biu đồ 5 – N xu ca DNV&N phân theo thi hn cho vay qua các năm

Năm 2005, tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn DNV&N là 3,21%, còn trung dài hạn là 3,32%; đến năm 2006 tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn DNV&N giảm xuống còn 1,87%, còn trung dài hạn thì giảm xuống chỉ còn 0,79%; sang năm 2007 tỷ lệ

nợ xấu cho vay ngắn hạn DNV&N lại tăng lên ở mức 2,03%, còn tỷ lệ nợ xấu của trung dài hạn cũng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với ngắn hạn – chỉ có 1,49%.

Điều này cho thấy chất lượng tín dụng trung dài hạn của các NHTM TG cao hơn chất lượng tín dụng ngắn hạn và cũng có nghĩa là hiệu quả sử vốn vay trung dài hạn của các DNV&N cao hơn so với vốn vay ngắn hạn. Và từ đó cũng cho ta

4% 47% 2% 47% DNNN DNTN, Cty CP, TNHH Cty có vốn ĐTNN Hộ SXKD 14% 32% 2% 52% 2% 41% 1% 56%

thấy nhu cầu vốn trung dài hạn của các DNV&N để đầu tư đổi mới, mở rộng trang thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất là rất cấp thiết, nó được các DNV&N đặc biệt chú trọng và tính toán rất cẩn thận khi vay vốn đầu tư.

Xét về chất lượng tín dụng theo loại hình DN: các năm qua tỷ lệ nợ xấu của các loại hình DN đều thấp và có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu cao nhất thuộc về loại hình DNNN, kế đến là các hộ SXKD cá thể; các DNTN, Cty CP, TNHH có số lượng DN có quan hệ vay vốn đông nhất và có dư nợ lớn nhất nhưng tỷ lệ nợ xấu thì lại thấp hơn.

Bảng 2.18 – Dư nợ xấu của các DNV&N phân theo loại hình DN

Đvt: Triu đồng

So sánh (+),(-)

Năm

Loại hình DN 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Doanh nghiệp Nhà nước 6.296 1.464 1.138 -4.832 -326 2. DNTN, Cty CP, Cty TNHH 14.351 17.206 23.329 +2.856 +6.122 3. Cty có vốn ĐT nước ngoài 879 850 520 -29 -330 4. Hộ SXKD cá thể 23.320 17.088 31.912 -6.232 +14.824 Cộng 44.846 36.609 56.899 Ngun: NHNN tnh Tin Giang Biu đồ 6- T trng n xu ca các DNV&N ti các NHTM TG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 - Tỷ lệ nợ xấu các DNV&N thuộc loại hình DNNN năm 2005 là 5,68% đến năm 2006 giảm đáng kể xuống còn 3,57% (giảm 2,11%) và đến cuối năm 2007 là 3,10% (giảm 0,47%). Nguyên nhân cơ bản chất lượng tín dụng của loại hình này không ngừng tăng lên (mặc dù còn cao hơn các loại hình DN khác) là do:

i) các NHTM đã không ngừng rút dần dư nợ đối với các DNNN nhất là các DN làm ăn kém hiệu quả và chỉđầu tư vào các DNNN có tình hình tài chính lành mạnh, DN chủ lực ởđịa phương;

ii) số DN làm ăn kém hiệu quả trong các năm qua cũng đã được xem xét cổ

phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu nhằm tái cơ cấu lại DN, giúp DN hoạt

động hiệu quả hơn;

iii) cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một trường kinh doanh với áp lực canh tranh ngày một lớn, để tồn tại và phát triển đã buộc các DN phải năng

động hơn, đổi mới phuơng thức hoạt động, cung cách quản lý mang lại hiệu quả

cao hơn.

Bảng 2.19 – Tỷ lệ nợ xấu của các DNV&N phân theo loại hình DN

Đvt: Triu đồng

So sánh (+),(-)

Năm

Loại hình DN 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Doanh nghiệp Nhà nước 5,68% 3,57% 3,10% -2,11% -0,47% 2. DNTN, Cty CP, Cty TNHH 2,07% 1,47% 1,44% -0,60% -0,03% 3. Cty có vốn ĐT nước ngoài 3,17% 2,44% 0,85% -0,73% -1,59% 4. Hộ SXKD cá thể 4,21% 2,12% 2,38% -2,09% +0,26%

Ngun: NHNN tnh Tin Giang

- Tỷ lệ nợ xấu các DNV&N thuộc loại hình DNTN, CtyCP, TNHH liên tục giảm qua các năm trong khi dư nợ luôn tăng trưởng cao; năm 2005 tỷ lệ là 2,07%, năm 2006 giảm 0,6% còn 1,47%, năm 2007 giảm 0,03% còn 1,44% trên tổng dư nợ. Như vậy, hiệu quả tín dụng của loại hình DN không ngừng được cải thiện thể hiện ở chỗ dư nợ cho vay ngày một tăng, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao. Đạt được kết quả này là do:

i) Các DNV&N thuộc loại hình này có số lượng lớn, ngành nghề hoạt động kinh doanh đa dạng nên thuận lợi cho các NHTM trong lựa chọn, đánh giá khách hàng để tăng trưởng dư nợ và hạn chế rủi ro;

ii) Đa số ngành nghề hoạt động kinh doanh của các DN thuộc loại hình này là kinh doanh những mặt hàng thuộc thế mạnh của địa phương hoặc những ngành

phân phối các sản phẩm phục vụ nông nghiệp hưởng chệch lệch giá nên độ rủi ro không lớn, không có nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực có độ mạo hiểm cao;

iii) Số lượng các DN loại này được xem là đông tại địa phương nhưng so với các tỉnh thành khác (như Tp.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai,...) thì số DN này là rất “căn bản” tại địa phương, đa số phát triển từ các hộ SXKD lên DN nên hoạt

động của DN rất sâu sắc và nhiều kinh nghiệm;

iv) Kể từ khi Tiền Giang được Chính phủ bổ sung vào Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam (năm 2005) điều kiện kinh doanh ở Tiền Giang có nhiều thuận lợi hơn, UBND tỉnh cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các DN phát triển, các DN Tiền Giang được ví như “thuyền gặp nước” (vì trước đây điều kiện kinh doanh ở Tiền Giang vốn có tiếng rất khắc khe) nên hoạt động kinh doanh của các DN này cũng ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao.

- Tương tự, các Cty có vốn đầu tư nước ngoài chất luợng tín dụng cũng không ngừng được nâng lên và có tỷ lệ nợ xấu rất thấp, cuối năm 2007 chỉ có 0,85%. Do số lượng các DN dạng này hoạt động tại địa phương cũng rất khiêm tốn và hoạt động vay vốn tại các NHTM Tiền Giang cũng rất thấp (thấp nhất trong các loại hình DN), đa số các DN này quan hệ vay vốn ở các chi nhánh NH liên doanh hay các NHTM ở Tp.Hồ Chí Minh vì các dịch vụ của các NHTM ở đây tốt hơn và đầy đủ hơn. Do là DN có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài nên các NHTM cũng đặc biệt chú trọng trong cho vay cộng với số lượng ít như trên nên vấn đề quản lý của các NHTM cũng rất chặt chẽ nên đã hạn chếđược nợ xấu phát sinh.

- Còn đối với hộ kinh doanh cá thể thì chất lượng cũng được tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng còn cao hơn so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và loại hình DNTN, Cty TNHH, Cty CP. Năm 2005, tỷ lệ nợ xấu của loại hình này là 4,21%; năm 2006 giảm xuống còn 2,21% và năm 2007 tăng lên 2,38%. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỷ lệ nợ xấu của loại hình này cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác là do:

i) Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể thường hay làm ăn manh mún hơn, kinh nghiệm nghề nghiệp thấp hơn;

ii) Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể không có báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, thiếu sổ sách theo dõi kinh doanh, mua bán không có hóa đơn, chứng từ nên rất khó cho công tác thẩm định cho vay và quản lý nợ của các NHTM.

Tóm lại, chất lượng tín dụng của các DNV&N ở các NHTM Tiền Giang là tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu của đối tượng này luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của của toàn tỉnh và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các DNV&N TG cũng như chất lượng tín dụng của các NHTM TG trong đầu tư vào DNV&N đòi hòi cần phải xác định được các khó khăn, vướng mắc trong công tác này để có những giải pháp thích hợp nhất.

2.3 Đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ

DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:

2.3.1 Nhng kết quảđạt được:

Từ số liệu được phân tích trên có thểđúc kết lại một số các kết quả của đầu tư tín dụng của các NHTM cho các DNV&N Tiền Giang trong thời gian như sau:

- Để có đủ nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thời gian qua các NHTM Tiền Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Các năm qua tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy

động tại chỗ của các NHTM trên địa bàn luôn cao hơn 20 % (cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống các NHTM cả nuớc); năm 2006 nguồn vốn huy

động tại chỗ tăng 24% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 38% so với năm 2006. Việc này đã giúp các NHTM trên địa bàn hạ thấp dần tỷ trọng sử dụng nguồn vốn

điều hòa từ Hội sở chính (từ 41% năm 2005 xuống 40% trong năm 2006 và đến năm 2007 là 37%); và giúp các chi nhánh NHTM giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều hòa, tăng tính tự chủ về tài chính, giảm bớt chi phí về trả lãi vốn điều hòa. Từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM và các doanh nghiệp địa phương cũng được hưởng lợi từ việc này, đó là lãi suất cho vay sẽ mềm hơn do chi phí về vốn đầu vào của các NHTM thấp hơn.

- Các doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNV&N và các NHTM ngày càng hiểu nhau hơn và tìm đến với nhau một cách tích cực hơn hay nói cách khác là khả năng tiếp cận vốn vay của các DNV&N trên địa bàn ngày được cải thiện. Nó thể hiện ở việc các DNV&N có quan hệ vay vốn ở các NHTM ngày càng tăng dần về số lượng DN, cũng như về doanh số cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Nguồn vốn tín dụng của các NHTM đã đáp ứng kịp thời nhu cầu rất lớn về vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và vốn trung dài hạn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp sửa chữa nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. - Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng không ngừng

được nâng cao. Đó là một phần do các NHTM luôn tăng cường công tác đào tạo

đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng; trau dồi các kỹ năng về thẩm định phương án, dự án, tài sản đảm bảo; thu thập và phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Thông qua đầu tư tín dụng các NHTM góp phần tăng thu cho ngân sách

địa phương từ các DNV&N, góp phần giải quyết một lượng đáng kể số lượng lao

động ở địa phương, giúp nâng cao thu nhập của người dân, gia tăng chất lượng cuộc sống.

- Đầu tư tín dụng cho khu vực DNV&N phát triển, một trong những đóng góp quan trọng của khu vực DNV&N là phát triển nhân tố con người, sẽ là nơi

đào tạo những nhà doanh nghiệp, nhà quản lý tài năng, đồng thời cũng là nơi đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho xã hội. Sự phát triển không ngừng các dịch vụ ngân hàng sẽ làm cho năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ thừa hành của các NHTM trên địa bàn ngày càng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, đủ khả năng để tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2 Nhng khó khăn, tn ti:

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, việc tài trợ tín dụng cho các DNV&N của các NHTM Tiền Giang cũng còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc

không chỉ phát sinh từ bản thân phía các DN mà nó còn có các trở ngại từ các NHTM, từ các cơ chế, chính sách,... làm hạn chế khả năng phát triển việc đầu tư

tín dụng của các NHTM cho các DNV&N.

2.3.2.1 Nhng khó khăn, tn ti t phía các DNV&N Tin Giang:

Thời gian qua, các DNV&N Tiền Giang đã không ngừng vượt qua khó

Một phần của tài liệu 28 Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)