Tuy nhiên ta cũng biết rằng để thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có quá trình kinh doanh hiệu quả: Cụ thể là giảm chi phí sản xuất, khai thác nguyên vật liệu tần gốc, nắm bắt
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh: “Thương trường là chiến trường” Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chuyển biến tích cực để thích nghi với môi trường luôn biến động, tìm cho mình một chiến lược, một hướng đi đúng đắn.
Mục đích của các doanh nghiệp là lợi nhuận càng tăng thì khả năng cạnh tranh càng vững vàng Tuy nhiên ta cũng biết rằng để thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có quá trình kinh doanh hiệu quả: Cụ thể là giảm chi phí sản xuất, khai thác nguyên vật liệu tần gốc, nắm bắt nhu cầu thị trường đón đúng thời cơ… và một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó là tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra cũng như kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mang đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận Hơn nữa một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng thông tin kế toán chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong công tác quản
lý kinh tế với chức năng theo dõi, giám đốc, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh
và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp Bên cạnh đó kế toán còn hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là “ Xác định kết quả kinh doanh “ Kết quả kinh doanh là thành quả lao động của doanh nghiệp, là mục tiêu sống của doanh nghiệp Nó còn phản ánh rằng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không Từ kết quả kinh doanh này các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng đắn về thưc trạng của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các chiến lược quản trị quan trọng nhằm đẩy mạnh quá trình đi lên của doanh nghiệp.
Nhần thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập và tim
hiểu thực tế tại Công ty TNHH T&N tại thành phố Nha Trang em đã quyết định chọn
đề tài : ”Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N” với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
Trang 2và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của công ty TNHH T&N nói riêng.
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH T&N
- Phạm vi nghiên cứu là hệ thống hạch toán kế toán do Công ty thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu kinh tế như: Thống kê, phân tích, quan sát…
3 Nội dung và kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mục lục, mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác kế toán hàng hóa, tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH T&N
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Ngô Xuân Ban cùngquý thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang và các anh chị, cô chú trongCông ty TNHH T&N Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinhnghiệm bản thân còn rất hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong được sự góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị và các bạn để đề tài nàyđược hoàn thiện hơn
Nha Trang ngày thang 6 năm 2009Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC
Trang 3CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Những vấn đề chung.
1.1.1 Khái niệm.
Tiêu thụ hàng hóa là việc đưa các hàng hóa này từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vựclưu thông Thông qua công tác này doanh nghiệp có cơ hội thu hồi lại vốn mà doanhnghiệp đã bỏ ra để thực hiện qua trình sản xuất kinh doanh và thêm một khoản thặng
dư nữa để có thể đầu tư vào sản xuất và tái sản xuất mở rộng, đảm bảo cho cuộc sốngcủa cán bộ công nhân viên…
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp còn có mối quan hệ với ngân sáchnhà nước thông qua việc nộp các khoản thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtnhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…
1.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho
người mua trực tiếp tại kho hay tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp Sốhàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mấtquyền sở hữu số hàng này Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng
đã được giao
Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán
chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi nàyvẫn thuộc quyền sở hữu của người bán Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng này mới đượccoi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu số hàng đó
Phương thức bán hàng đại lí, ký gửi: Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao
đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để bán Số hàng ký gửi,đại lý vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ Bên đại lý
sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
Trang 4 Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu
tiền nhiều lần Người mua sẽ thanh toán tiền lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiềncòn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suấtnhất định Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồmgốc và lãi trả chậm Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thìdoanh nghiệp mới mất quyền sở hữu Tuy nhiên, về mặt hạch toán khi hàng bán trảgóp giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được gọi là tiêu thụ
1.2 Kế toán hàng hóa.
1.2.1 Khái niệm.
Hàng hóa là một loại vật tư, sản phẩm như: Thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ,
kể cả sức lao động, tiền tệ được đem ra mua bán trên thị trường và giá trị của chúngcũng nhờ đó mà được xác định trên cơ sở tự trao đổi
Như vậy hàng hóa và sản phẩm có sự khác nhau về phạm vi, giới hạn xác định Nhucầu trên thị trường càng cao thì sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn, điều này đòihỏi các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp phải đảm bảo cả về số lượng và chấtlượng Do đó công tác quản lý sản phẩm, hàng hóa được quan tâm đến cả hai mặt làgiá trị và hiện vật
1.2.2 Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.2.1 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156-Hàng hóa.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại hànghóa của doanh nghiệp
Bên nợ:
Trị giá gốc của hàng hóa nhập kho trong kỳ
Trị giá gốc của hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê
Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ (PPKKĐK)
Bên có:
Trị giá gốc của hàng hóa xuất kho trong kỳ
Trị giá gốc của hàng hóa thiếu hụt khi kiểm kê
Trang 5 Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho đầu kỳ(PPKKĐK).
Dư nợ: Phản ánh giá trị gốc của hàng hóa còn tồn kho cuối kỳ
Tài khoản 157-Hàng gửi bán
Tài khoản này dung để phản ánh trị giá của thành phẩm, hàng hóa đã gửi bán, đãchuyển cho khách hàng; trị giá dịch vụ, lao vụ đã cung cấp, đã bàn giao cho kháchhàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán Hàng hóa,thành phẩm phản ánh trên tàikhoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Bên nợ:
Trị giá gốc thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi
Trị giá gốc các loại lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưađược chấp nhận thanh toán
Kết chuyển giá trị hàng còn gửi bán cuối kỳ (PPKKĐK)
Bên có:
Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanhtoán hoặc chấp nhận thanh toán
Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại
Kết chuyển trị giá gốc hàng còn gửi bán đầu kỳ
Tài khoản 632-Giá vốn hàng bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ
đã xác định tiêu thụ trong kỳ và một số khoản khác theo quy định
Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra
Trang 6 Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào chi phí TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳnày lớn hơn khoản đã lập dự phòng kỳ trước
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ (khoảnchênh lệch giữa số phải lập dự phòng kỳ này nhỏ hơn khoản phải lập dự phòng kỳtrước)
Trang 7Nợ 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ 811 – Chi phí khác ( nếu giá xuất kho > giá thỏa thuận )
Có 156 – Hàng hóa
Có 711 – Thu nhập khác(nếu giá xuất kho < giá thỏa thuận)
Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng để thay thế sản phẩm bảo hành khôngsửa chữa được:
Trang 8Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sảnđầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp ( đối với các doanh nghiệp xây lắp )bán trong kỳ.
1.3.1.2Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoảnnày không giống nhau vì nó tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho củadoanh nghiệp
1.3.1.3Phương pháp hạch toán
Phương pháp kê khai thường xuyên:
a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 154, 155, 156, 157…
b) Phản ánh các chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bántrong kỳ:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 627 – Chi phí sản xuất chung cố định
Phản ánh khoản mất mát hao hụt hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường dotrách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
c) Hạch toán các khoản trích lập hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.
Trang 9 Trường hợp số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn dự phònggiảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơnđược trích bổ sung, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu dự phòng lập năm nay nhỏ hơn thì hạch toán ngược lại
d) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 632 – Giá vốn hàng bán
e) Kết chuyển giá vốn xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong mộthoặc nhiều kỳ kế toán
Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia
1.3.2.2Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bên nợ:
Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT TT
Khoản chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ
Giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ
Trị giá hàng bán bị trả lại
Trang 10 Kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu bán hàng, thành phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ trong kỳ
Các khoản trợ giá, phụ thu được tính vào doanh thu
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111 : Doanh thu bán hàng
TK 5112 : Doanh thu bán sản phẩm
TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114 : Doanh thu trợ giá, trợ cấp
TK 5117 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Các tài khoản này có thể chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đãbán
Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ
Tài khoản này để sử dụng theo dõi doanh thu của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ, tiêudùng trong nội bộ doanh nghiệp
Kết cấu TK 512 tương tự như TK 511
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121 : Doanh thu bán hàng
TK 5112 : Doanh thu bán sản phẩm
TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ
1.3.2.3Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng.
a) Bán hàng thông thường ( Bán hàng trực tiếp )
Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu sẽkhông bao gồm thuế:
Nợ 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng và CCDV (giá chưa thuế)
Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ(giá chưa thuế
Trang 11 Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc khôngthuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanhtoán ( gồm cả thuế ).
Nợ 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có 511, 512: Doanh thu bán hàng (tổng giá thanh toán)
b) Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
Đối với hàng hóa chịu thuế theo phương pháp khấu trừ:
Khi bán hàng hóa trả chậm, trả góp, ghi số tiền phải trả lần đầu và số tiền còn phảithu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:
Nợ 111,112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có 5113 – Doanh thu bán hàng (giá bán trả tiền ngay chưa có
thuế GTGT)
Có 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có 3387 – Doanh thu chưa thực hiện(chênh lệch giữa tổng số
tiền theo giá bán chậm, trả góp với giá bán trả tiềnngay chưa có thuế GTGT)
Khi thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:
Nợ 111, 112…
Có 131 – Số tiền thu từng kỳ
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:
Nợ 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính(Tiền lãi trả chậm, trả
góp)
c) Kế toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trựctiếp đối với hoạt động SXKD, ghi:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Trang 12d) Nếu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu):
Nợ 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có 511, 512 – Doanh thu bán hàng
Thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp phản ánh như sau:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng
Có 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
e) Bán hàng theo phương thức đổi hàng (trường hợp không tương tự).
Nguyên tắc: Bản chất của trao đổi là mua bán, phương thức thanh toán khôngbằng tiền mà bằng hàng hóa Tài khoản sử dụng có thể là 131, 331 Giá trao đổi là giácủa thị trường và chỉ thanh toán thêm với nhau phần chênh lệch(nếu có)
Dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấyhàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụcũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Đưa hàng đi đổi coi như bán:
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 511- Doanh thu bán hàng
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Nhận hàng về coi như mua:
Nợ 152, 155, 156 – Giá thực tế nhập kho
Nợ 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131 – Theo giá thanh toán
Khi đổi hàng cần thiết phải có hóa đơn GTGT ở người mua và người bán
Nếu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đổi lấy hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế của hàng hóa, dịch vụ đổi về sẽ không được tính khấu trừ mà phải tính vào giá trị hàng hóa, vật
tư nhận về:
Trang 13 Khi đưa hàng đi đổi
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng
Nhận hàng về
Nợ 152, 156 – Giá thực tế của hàng hóa nhập kho(có thuế)
Có 131 - Theo giá thanh toán
Dùng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi đưa hàng hóa đi trao đổi
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 511 – Doanh thu bán hàng (có thuế)
Nhận hàng về nếu có đầy đủ hóa đơn GTGT:
Nợ 152, 156 – Giá thực tế nhập kho (không có thuế)
Nợ 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131- Theo giá thanh toán
Dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT đổi lấy hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT:
Khi đem hàng đi trao đổi:
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán (có thuế GTGT)
Có 511 – Doanh thu bán hàng
Nhận hàng về nếu có đầy đủ hóa đơn GTGT:
Nợ 152, 156 – Tổng giá thanh toán (có thuế)
Có 131- Theo giá thanh toán
f) Bán hàng thông qua các đại lý, ký gửi:
Trang 14Bán hàng qua đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý)xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi( bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ đượchưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá Thuế GTGT đượctính như sau:
Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi xuất kho hàng hóa giao cho các đại lý:
Nợ 157 – Hàng gửi bán
Có 155, 156 – Thành phẩm, hàng hóa
Khi nhận được thông báo hàng đã được tiêu thụ:
Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ 111,112,131 – Số tiền đã thu hoặc phải thu của
Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131,111,112 – Trừ vào tiền phải thu hoặc thanh toán trực
tiếp
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng hàng hóa, dịch vụ đem biếu tặng mà được tài trợ bằng quỹ DN hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp, doanh thu được phản ánh như sau:
Nợ 611 – Chi phí sự nghiệp (giá có thuế)
Nợ 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi (giá có thuế)
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng (giá chưa thuế)
Trang 15g) Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa:
Xuất hàng hóa ra trả lương:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 155,152, 156
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 334 – Phải trả công nhân viên (theo giá đã có thuế)
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp (tính trên giá bán)
Có 512 – Doanh thu nội bộ (theo giá bán chưa thuế)
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ 334 - Phải trả công nhân viên (theo giá đã có thuế)
Có 512 – Doanh thu nội bộ (giá đã có thuế)
h) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ:
Căn cứ vào các chứng từ liên quan để phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp:Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sửdụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuếGTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT của hàng hóadịch vụ đem sử dụng nội bộ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí nơi sửdụng hoặc nguồn kinh phí tài trợ, doanh thu bán hàng được phản ánh:
Nợ 641,642 – Giá có cả thuế GTGT
Nợ 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp(tính trên giá bán)
Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ(giá vốn chưa có thuế)
1.3.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.3.1 Kế toán các khoản chiết khấu thương mại
a Khái niệm:
Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn
b Tài khoản sử dụng:
Trang 16Tài khoản 521 dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã muahàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) với khối lượng theo thỏa thuận về chiết khấuthương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán
Tài khoản 521:
Bên nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng
Bên có:
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấuthương mại (tính trên khối lượng hàng hóa đã bán ra) cho người mua hàng hóa
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấuthương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấuthương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ
c Trình tự hạch toán:
Phản ánh số thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112
Có 131 – Phải thu khách hàng
Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người muasang tài khoản doanh thu, ghi:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 521 – Chiết khấu thương mại
1.3.3.2Hạch toán giảm giá hàng bán
Trang 17a Nội dung:
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hầng hóa kém phẩm chất,sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
b Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.
Tài khoản này phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của việc bán hàngtrong kỳ
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 532 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5321 – Giảm giá hàng bán của hàng hóa
Tài khoản 5322 – Giảm giá hàng bán của sản phẩm
Tài khoản 5323 - Giảm giá hàng bán của dịch vụ
Có 131 – Nếu khách hàng chưa trả tiền
Cuối kỳ chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 532 – Giảm giá hàng bán
1.3.3.3Hạch toán hàng bán bị trả lại
a Nội dung:
Trang 18Doanh thu của hàng bán bị trả lại do lỗi thuộc về doanh nghiệp như: vi phạm camkết, vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách…cũng là những khoản cần được theo dõi.
Trang 19Có 131 – Phải thu khách hàng
Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
Nợ 641 – Chi phí bán hàng
Có 111,112,331,334…
Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng:
Tài khoản này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm,hàng hóa, lao vụ như chi phí bao gói, phân loại chọn lọc vận chuyển, bốc dỡ, giớithiệu, bảo hành, hoa hồng trả cho đại lý
Bên nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh(911)Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ, được chi tiết thành tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 : Chi phí nhân viên
Trang 20Tài khoản 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì.
Tài khoản 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Tài khoản 6415 : Chi phí bảo hành
Tài khoản 6417 : Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Tài khoản 6418 : Chi phí khác bằng tiền
Chi vật liệu, đồ dùng334,338
Chi lương và trích theo lương214
Phân bổ khấu hao TSCĐ
512
Thành phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nội bộ
33311
Trang 211.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.5.1 Nội dung
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản
lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn doanh nghiệp như tiềnlương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở cácphòng ban, BHXH, KPCĐ, BHYT của bộ máy quản lý doanh nghiệp; chi phí đồ dùngvăn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp, các khoản thuế, lệphí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp như dự phòng nợ phảithu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, tiếpkhách, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đối với công nghệ, chi sang kiến,chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý; chi y tế cho người laođộng, chi bảo vệ môi trường, chi lao động nữ, trích nộp kinh phí quản lý tổng công ty
Về nguyên tắc toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kếtchuyển cho sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinhdoanh Trường hợp đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinhdoanh dài, trong năm không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứngvới chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm được phân bổ cho sản phẩm dở dang và tồnkho, căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang và giá thành sản xuất sản phẩm tồn
1.5.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí DN để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 – Chi phí vật liệu quẩn lý
Trang 221.5.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp
1.6 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính
1.6.1 Kế toán doanh thu tài chính
1.6.1.1 Nội dung
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tínphiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua ngoài hàng hóa, dịch vụ; lãi cho thuêtài chính…
Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãnhiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…)
Cổ tức lợi nhuận được chia
Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng
Trích lập các khoản dự phòng153,142,242
Giá trị CCDC xuất dùng phục vụ quản lí
doanh nghiệp
Trang 23 Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác.
Chênh lệch lãi bán do ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn
1.6.1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 – Xác định kếtquả kinh doanh
Thu lãi hoạt động GVLD
111,112,131,3387
333Thu tiền bán bất động sản
Lãi tiền gửi ngân hàng
112
413Cuối niên độ xử lí chênh
lệch tỷ giá phát sinh
Trang 241.6.2 Kế toán chi phí tài chính
1.6.2.1Nội dung
Chi phí tài chính là những chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính doanh nghiệp như:
Các khoản chi phí và khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính
Chi phí cho vay và đi vay vốn
Chi phí góp vốn liên doanh
Lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn
Chi phí giao dịch bán chứng khoán
Chi phí lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác
Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ
Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
1.6.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Bên nợ:
Các khoản chi phí của hoạt
Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn động tài chính
Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và khoảnchênh lệch giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trảdài hạn có gốc là ngoại tệ
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ.Bên có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinhtrong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 635- Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ
1.6.2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp
Trang 25Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động tạo
ra doanh thu, bao gồm các nội dung sau:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng
Thu được các khoản nợ phải thu đá xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước
Các khoản thuế được tính vào ngân sách nhà nước giảm, hoàn lại
Các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
Thu nhập quà biếu tặng và tặng tiền bằng hiện vật của tổ chức cá nhân tặng chodoanh nghiệp
Kết chuyển chênh lệch tỷ giá
do đánh giá lại các khoản mục
có gốc ngoại tệ cuối kỳ
911
Trang 26 Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bỏ sót hay quên ghi sổ kếtoán, năm nay phát hiện
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 – Xácđịnh kết quả kinh doanh
111,112,131
331,338Thuế GTGT
3333711
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa
nợ ghi vào thu nhập khác3331
quỹ của người ký quỹ
111,112Khi thu được các khoản nợ khó đòi
đã xử lý xóa sổ,thu tiền bảo hiểm công ty được bồi thường, các khoản tiền thưởng của khách hàng,cung cấp dịch vụ không tính trong bán hàng
152,156,211
Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
352Khi hết hạn bảo hành, nếu công trình không bảo hành hoặc số
dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp > chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập
Trang 271.7.2 Kế toán chi phí khác
1.7.2.1 Nội dung các khoản chi phí khác
Chi phí khác là chi phí phát sinh từ các hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanhthu của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
Chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượngbán
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Các khoản chi phí khác
1.7.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 – Chi phí khác
Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh
Bên có: Kết chuyển toàn bộ chi phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinhdoanh
TSCĐ
Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh
Chi tiền phạt do doanh nghiệp
vi phạm hợp đồng
Chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro
trong hoạt động kinh doanh(bão lụt)
3333
Truy thu thuế
Xử lí thiệt hại nếu đã mua baỏ
hiểm
Trang 281.8.1 Nội dung
Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động trong doanh nghiệp mang lạitrong một kỳ kế toán Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả từ hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường và kết quả hoạt động khác
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhtrong một kỳ hạch toán
1.8.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Bên nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động khác
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
Số lãi trước thuế và hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên có:
Doanh thu thuần về sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Thu nhập về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác
Trị giá vốn hàng bán bị trả lại
Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
1.8.3 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911.
Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳhạch toán theo đúng quy định của quy chế quản lý tài chính
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạtđộng Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sảnphẩm, từng ngành hàng, từng loại lao vụ, dịch vụ
Các khoản doanh thu va thu nhập thuần được kết chuyển vào tài khoản này làdoanh thu thuần và thu nhập thuần
1.8.4 Phương pháp hạch toán kết quả hoạt động SXKD
Kết chuyển DT bán hàng
Kết chuyển DT tài chính
Kết chuyển thu nhập khác
Trang 29CHƯƠNG 2:
Trang 30THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T&N
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: Công ty TNHH T&N
Tên công ty viết tắt: TNC
Địa chỉ trụ sở chính: 86B – Lô 19 Trần Phú Nha Trang tỉnh Khánh Hòa
kỳ Do vậy công ty TNHH T&N luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhà nước giao,nguồn vốn được bảo đảm và luôn có lãi Hiện nay công ty đã có đội ngũ cán bộ dàydặn kinh nghiệm cùng với sự nhiệt tình năng động, công ty đã dần khẳng định được vịtrí của mình trên thương trường Cho đến tháng 6/2007 công ty đã ngừng hoạt động
Trang 31kinh doanh xuất nhập khẩu Hiện nay công ty chỉ kinh doanh xăng dầu và cung cấpdịch vụ vận tải.
Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, an ninh chính trị và làm nghĩa vụ an ninh quốcphòng
Tự tạo vốn cho quá trình kinh doanh, quản lý, triển khai và sử dụng hiệu quảnguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng quy mô
Thực hiện tốt các nguyên tắc phân phối theo đúng sức lao động đóng góp, điềuphối thu nhập giữa các cá nhân, đơn vị đảm bảo công bằng và hợp lý
Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theođúng quy định quản lý tài chính, chịu nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chínhkhác cho pháp luật
Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, từng bước cải thiên đời sống vậtchất cho họ
Trang 322.1.3 Tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty.
a) Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc
Giám đốc: Ông Phạm Tùng là người đứng đầu và đại diện, thực hiện mọi hoạt
động kinh doanh của công ty trong vai trò lãnh đạo Đại diện công ty trong quan hệvới chính quyền theo quy định của nhà nước và chịu trách nhiệm trước các quyết địnhcủa mình trước nhà nước và pháp luật Giám đốc là người đứng ra kí kết hợp đồng vớikhách hàng trong và ngoài nước, xây dựng các chiến lược, phương án kinh doanh cho
Giám đốcPhạm Tùng
Trưởng phòng KD
Bùi Duy Phú
Kế toán trưởngPhạm Thị Hiền
Phó giám đốcTrần Quang Khánh
Sửa chữa, bảo
dưỡng
Quản lý xe vận chuyển
Bộ phận điều phối xe
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH T&N
Trang 33cộng ty trong ngắn hạn và dài hạn Có quyền quyết định tuyển dụng hay cho thôi việc,nâng lương, khen thưởng, kỷ luật nhân viên khi có đề bạt của cấp dưới bằng văn bản.
Phó giám đốc: Ông Trần Quang Khánh, phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu
giúp cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty Đồng thời tham gia bànbạc, thảo luận với giám đốc theo nguyên tắc tập chung dân chủ và giám đốc là ngườiquyết định cuối cùng Phó giám đốc được thay mặt giám đốc những phần việc màgiám đốc ủy quyền Truyền đạt lại những kiến nghị của cấp dưới, thi hành nhiệm vụcấp trên giao
Kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các phòng ban đã dược phân công nhiệm vụ
Theo dõi, thống kê công tác thu, mua nguyên liệu, tình hình máy móc, thiết bị,định mức tiêu hao, mức tăng giảm TSCĐ, và tình hình kinh doanh từng lĩnh vực từ đóđánh giá hiệu quả của từng hợp đồng kinh doanh
Phân tích diễn biến kinh tế, những thay đổi của ngành để có thể đưa ra các giảipháp chiến lược, đảm bảo cho Công ty hoạt động một cách tốt nhất
Soạn các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi các hợp đồng, nghiêncứu các đối tác, đối thủ cạnh tranh
Ngoài ra thì phòng kinh doanh còn phối hợp với các xí nghiệp chế biến điều tra vềnguồn hàng, giá cả mặt hàng… Đồng thời trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết, phòngkinh doanh thông báo cho các xí nghiệp yêu cầu của khách hàng về số lượng, chấtlượng, quy trình sản xuất để các xí nghiệp thuê chế biến chế biến đúng theo yêu cầucủa khách hàng
- Phòng kế toán:
Trang 34 Chịu trách nhiệm tình hình tài chính của Công ty, tình hình sử dụng tài sản vànguồn vốn của các đơn vị trực thuộc để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sảnxuất kinh doanh của Công ty hàng ngày, hàng tháng, quý, năm Thực hiện công tác kếtoán theo định kỳ, lập các báo cáo tài chính về tình hình công nợ, tồn quỹ, kết quảhoạt động kinh doanh của Công ty.
Phát hiện kịp thời những sai phạm trong thống kê, hạch toán tài chính để báo cáocho giám đốc có biện pháp xử lý
- Bộ phận xuất nhập khẩu: bộ phận này có chức năng tìm những đối tác, đàm
phán ký kết những hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện giao hàng theo đúng hợpđồng, kiểm định hàng hóa mà khách hàng yêu cầu
- Cửa hàng xăng dầu: là một bộ phận chuyên quản lý tình hình bán xăng dầu của
các cây xăng, kiểm tra mức hao hụt, tổn thất nhằm đưa ra những biện pháp quản lý tốtnhất đạt hiệu quả kinh tế
- Bộ phận điều xe: là bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động của đội ngũ
chuyên trở Bộ phận này chuyên giao dịch, tìm đối tác khách hàng nhằm nâng caohiệu quả những giờ xe chạy, giảm những hao hụt trong quá trình vận tải, tạo uy tíncho khách hàng Đảm bảo chất lượng hàng hóa vận tải, nâng cao hiệu quả kinh doanhcho doanh nghiệp
b) Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH T&N
Công ty TNHH T&N
Bộ phận sửa chữa, bảo trì
Trạm xăng
Kinh doanh xăng
dầu Dịch vụ vận tải
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH T&N
Trang 35- Về dịch vụ vận tải:
Tổng số lượng phương tiện vận tải hiện có của Công ty là 9 xe; trong đó, có 5 xecontainer, 2 xe ôtô tải, 2 xe bồn Hoạt động trên khắp chuyến đường trong và ngoàinước, tuyến chủ yếu vẫn là Khánh Hòa - Tp HCM, Tp HCM - Khánh Hòa- Hà Nội –Trung Quốc Chủ yếu là vận chuyển xăng dầu
- Kinh doanh xăng dầu:
Hiện công ty có 1 cửa hàng xăng dầu, ngoài nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, còncung cấp xăng dầu cho hoạt động vận chuyển của công ty
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời gian qua.
2.1.4.1Nhân tố về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty thể hiện ở trình độ trang thiết bị và quytrình công nghệ Sự đổi mới và cải tiến công nghệ là một nhân tố vô cùng quan trọngđối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh Đồng thời nhân tố nàythúc đẩy giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa Trình độ tiến bộ khoa học kỹthuật là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên cần phảinhấn mạnh rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ có thể phát huy một cách có hiệu quảvới những điều kiện bảo quản và sử dụng nó được đầu tư đồng bộ
Đối với Công ty TNHH T&N , trong đó có hoạt động vận chuyển là một trong nhữnghoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, vì vậy việc nâng cao chất lượng kĩ thuậttrong hoạt động vận chuyển là nhân tố quyết định đến sự cạnh tranh với những doanhnghiệp cùng ngành Đó là các vấn đề về sự hiện đại của đội xe vận tải, tạo sự nhanhchóng về thời gian, cũng như điều kiện bảo quản sản phẩm cho khách hàng, là cơ sở
để hạn chế tai nạn xảy ra trong hoạt động vận chuyển Từ đó tạo được uy tín trongkinh doanh, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động
Mặt khác đối với các doanh nghiệp thương mại như Công ty TNHH T&N, trong đó cóhoạt động xuất khẩu thì việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tronghoạt động quản lý cũng rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụkinh doanh một cách chuyên nghiệp và có khoa học, thực hiện các hợp đồng thương
Trang 36mại qua thư điện tử, xử lý hợp đồng… Đó là việc ứng dụng những hệ thống quản lýtiên tiến, các phần mềm tin học có giá trị phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh.
2.1.4.2 Yếu tố kinh tế – xã hội:
Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, sự toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đặcbiệt là Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới Điều này đã có tác độngmạnh mẽ đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
có hoạt động xuất nhập khẩu, nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng lớn tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn còn những khó khăn của nền kinh
tế – xã hội mà các doanh nghiệp thương mại vẫn còn mắc phải Đó là các hệ thốngpháp lý của nền kinh tế vẫn còn nhiều phức tạp mặc dù đã có nhiều đổi thay nhưngnhìn chung vẫn chưa thông thoáng, đặc biệt là trong hoạt động hải quan Bên cạnh
đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động lưuthông hàng hóa như hệ thống giao thông, hệ thống cảng, sân bãi còn hạn hẹp…
Trong mấy năm gần đây, tình hình kinh tế không ổn định, do cuộc khủng hoảng nềnkinh tế thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnhhưởng, thể hiện qua giá xăng dầu nhập khẩu và bán trong nước không ngừng biếnđộng làm một số doanh nghiệp lao đao
2.1.4.3Yếu tố tổ chức kinh doanh:
Quá trình tổ chức kinh doanh là quá trình truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ tiêu từcấp cao nhất ( Ban Giám đốc) đến từng cấp thấp hơn (đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ,đội) với mục đích triển khai, phối hợp sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quảnhất Kết thúc quá trình (chu kỳ) các thông tin (chỉ thị, kết quả) được phản hồi từ cấpthấp đến cấp cao nhất trong Công ty Chính vì thế để quá trình sản xuất kinh doanhđạt hiệu quả cao nhất, Công ty cần phải tiến hành tổ chức cơ cấu sản xuất sao chovòng luân chuyển thông tin là ngắn nhất, nhằm tránh tình trạng các thông tin, mệnhlệnh kinh doanh lưu chuyển chậm chạp, lệch lạc hoặc không đến được các đơn vị sản
Trang 37xuất kinh doanh Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củaCông ty.
Hiện nay, Công ty TNHH T&N tổ chức kinh doanh theo mô hình đơn vị kinhdoanh, tổ đội, nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau như: khoán lệnh cho từngphương tiện thuộc đội xe vận tải, các mục tiêu cho từng đơn vị kinh doanh Đây chính
là động lực nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao kết quả hoạt động, từ đó tiến đếnnâng cao hiệu quả kinh doanh
Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại một
số nhược điểm đó là: sự cách biệt về không gian trong quá trình hoạt động của cácphương tiện vận tải với bộ phận quản lý, do đó Công ty khó quản lý được kết quả hoạtđộng một cách chính xác, dẫn đến tình trạng thất thoát doanh thu Để khắc phục đượctình trạng này Công ty cần phải tăng tránh nhiệm của các chủ phương tiện, gắn thunhập của họ với kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, có như vậy mới kích thíchtăng năng suất, tăng kết quả hoạt động
2.1.4.4 Nhân tố về uy tín Công ty:
Ngày nay, mức độ uy tín của Công ty đối với khách hàng là một yếu tố hết sứcquan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Nếu uy tín của Công ty
bị giảm sút, khách hàng sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp, doanh thu sẽ giảm xuốngkéo theo lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn trong hoạt động kinhdoanh
Mặc dù mới thành lập nhưng Công ty TNHH T&N đã tạo được rất nhiều uy tín đốivới khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và xuất khẩu ủy thác Công tykhông những có mạng lưới khách hàng ở tỉnh mà còn rộng khắp cả nước
2.1.4.4Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được coi là một yếu tố không thể thiếuđược Vì nếu không có cạnh tranh sẽ không có thị trường Cạnh tranh làm cho cácdoanh nghiệp năng động hơn, tích cực hơn để tìm ra những giải pháp giúp doanhnghiệp giảm bớt chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm Đối với Công tyTNHH T&N không chỉ chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành có
Trang 38truyền thống lâu nay mà còn phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp của cácthành phần kinh tế khác Trong đó phải kể đến các công ty trên cùng địa bàn, các công
ty lớn, hoạt động lâu năm có nhiều kinh nghiệm quản lý, hơn nữa công ty TNHHT&N là một công ty nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh chưa nhiều, khả năng đốiphó với các tình huống kinh doanh, những rủi ro xảy ra còn hạn chế Công ty cần phảiđặc biệt chú ý đến các vấn đề này nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi Ngoài nhữngđối thủ cạnh tranh trực tiếp, có những đơn vị vừa là đối tác của công ty nhưng cũngđồng thời là đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó còn có những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
có thể tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh của công ty
2.1.4.6 Khuôn khổ pháp luật và các quy định chính sách của chính phủ.
Một trong những khía cạnh của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt độngcủa công ty đó là hệ thống pháp luật Chính sách của chính phủ gồm: chính sách tự dohóa thương mại, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất…Đây là yếu tố tạo ramôi trường pháp lý buộc công ty phải tuân thủ theo Vì vậy sự thay đổi của yếu tố này
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đạt được của công ty
Nhà nước liên quan và những cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lượcphát triển đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, được vay vốn tín dụng đầu
tư với lãi suất ưu đãi…Lãi suất vay ngân hàng cũng là một yếu tố tác động không nhỏđến hoạt động vay vốn đầu tư của công ty
2.1.5 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Trang 39Bảng 2.1:Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
1 Tổng doanh thu Đồng 13,114,260,978 22,955,189,348 40,713,585,259 9,840,928,370 75.04 17,758,395,911 77.36
Trang 40Trong bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công tytrong thời gian qua ta thấy:
Tổng doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.840.928.370 đtương đương mức tăng 75,04% Sang năm 2008 doanh thu tăng so với năm 2007 là17.758.395.911 đ tương ứng mức tăng 77,36% So sánh doanh thu của 3 năm ta thấymức tăng doanh thu của công ty ngày càng cao Nguyên nhân do công ty ngày càngcủng cố được niềm tin của khách hàng, số lượng đơn đặt hàng ngày càng lớn Thêmvào đó nhu cầu về xăng dầu của thị trường ngày càng cao và không thể thiếu trong đờisống xã hội Một nguyên nhân nữa không thể thiếu đó là giá xăng dầu năm 2007 và
2008 liên tục tăng cao, đôi khi có giảm nhưng mức giảm không đáng kể
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là4.806.768 đ tương ứng mức tăng 3,93% Nhưng sang năm 2008, lợi nhuận trước thuế
và sau thuế của công ty giảm đáng kể 634.836.546 đ tương ứng mức giảm 499,56%.Nguyên nhân năm 2008 lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm là do mặc dù doanh thunăm 2008 tăng nhưng tương ứng với nó là mức tăng thêm giá vốn hàng bán Doanhthu tăng cao nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh mẽ do giá mua xăng dầu nămvừa qua tăng mạnh Bên cạnh đó hoạt động vận chuyển dựa trên hợp đồng được kýkết trong 1 năm, đơn giá vận chuyển ít thay đổi mà giá cả xăng dầu đầu năm 2008tăng gần 100% Mặt khác do Doanh thu tài chính năm 2008 tăng nhưng không đáng
kể bằng mức tăng chi phí tài chính, vì lãi vay ngân hàng thay đổi có lúc tăng0,9%/tháng, có lúc tăng 1,8%/tháng Vì vậy năm 2008 chi phí tài chính của công tyđột ngột tăng đáng kể mà cụ thể là chi phí lãi vay của công ty Chúng ta sẽ tim hiểu kỹhơn về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006,
2007, 2008 trong Bảng 2.2
Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2007 giảm so với năm 2006 là
3.629.673.277 đ tương ứng với mức giảm 36,99% Nguyên nhân do các khoản nợphải trả và nguồn vốn sở hữu của công ty giảm so với năm 2007 năm 2008 nguồnvốn kinh doanh của công ty tăng 1.729.249.616 tương ứng mức tăng 27,96% Nguyên