1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt

109 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Quan Hệ Công Chúng (PR) Của Công Ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (Vietart)
Tác giả Trần Thị Thanh Hiền
Người hướng dẫn TS. Hồ Kỳ Minh
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (0)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Tổng quan đề tài nghiên cứu (0)
  • 6. Bố cục luận văn : Gồm có 3 chương (15)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN (16)
    • 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (16)
      • 1.1.1 Doanh nghiệp (16)
      • 1.1.2 Khái niệm PR (16)
      • 1.1.3 Một số định nghĩa chung về PR (0)
    • 1.2. PHÂN BIỆT PR VỚI MARKETING VÀ QUẢNG CÁO (18)
      • 1.2.1. PR với Marketing (18)
      • 1.2.2. PR với quảng cáo0 (20)
    • 1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (21)
      • 1.3.1. Quy trình hoạt động PR (21)
      • 1.3.2. Các hoạt động của PR (0)
      • 1.3.3. Lựa chọn phương tiện truyền thông (0)
    • 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN PR TRONG DOANH NGHIỆP (0)
      • 1.4.1. Phương tiện truyền thông đại chúng (0)
      • 1.4.2. Các phương tiện nghe nhìn (36)
      • 1.4.3. Các phương tiện in ấn (37)
      • 1.4.4. Những sự kiện văn hoá thể thao (38)
      • 1.4.5. Các bài phát biểu (38)
      • 1.4.6. Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo (0)
      • 1.4.7. Các công cụ khác (39)
    • 1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN (40)
      • 1.5.1. Các doanh nghiệp tự làm PR (40)
      • 1.5.2. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ PR (0)
      • 1.5.3. Hoạt dộng PR tại các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ quốc tế (42)
      • 1.5.4. Kinh nghiệm thu được (43)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (45)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (0)
      • 2.1.1. Sơ lược về công ty (0)
      • 2.1.2. Quy trình thực hiện một hoạt động PR của công ty (55)
      • 2.1.3. Tác động của PR đến doanh thu và lợi nhuận của công ty (58)
      • 2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PR của công ty (61)
      • 2.1.5. Tình hình hoạt động, lao động sản xuất kinh doanh của công ty (63)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (VIETART) (67)
      • 2.2.1. Cung cấp quà tặng (67)
      • 2.2.2. Truyền thông- Tổ chức sự kiện (0)
      • 2.2.3. Tài trợ (69)
      • 2.2.4. Quan hệ với chính quyền địa phương (0)
      • 2.2.5. Quan hệ với giới truyền thông (0)
      • 2.2.6. Khuyến mãi (72)
      • 2.2.7. Hoạt động xã hội-từ thiện (72)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (0)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (74)
      • 2.3.2. Nguyên Nhân và hạn chế (75)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (VIETART) (78)
    • 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG (0)
      • 3.1.1. Dựa trên tính chất của thị trường Việt Nam (0)
      • 3.1.2. Dựa trên sức ép từ các tổ chức nước ngoài (79)
      • 3.1.3. Dựa trên tình hình biến chuyển nghành PR (80)
      • 3.1.4. Những giải pháp về phía các doanh nghiệp (0)
    • 3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (0)
      • 3.2.1. Nắm bắt xu hướng phát triển PR tại Việt Nam (82)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh PR phát triển có trọng tâm (82)
      • 3.2.3. Phát triển đội ngũ PR chuyên nghiệp (83)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh quan hệ với chính phủ, nhà đầu tư (83)
    • 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PR CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT TRONG THỜI GIAN ĐẾN (0)
      • 3.3.1. Khắc phục hạn chế về nguồn nhân lực : Chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên và phát triển quan hệ với nhân viên (0)
      • 3.3.2. Phát triển môi trường PR cho chính công ty : “Đẩy mạnh hoạt động (90)
      • 3.3.3. Giải pháp phát triển khách hàng : “Xây dựng quan hệ với khách hàng” 82 3.3.4. Tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương (92)
      • 3.3.5. Tăng cường và duy trì PR trong nội bộ (94)
      • 3.3.6. Hoạt động PR bên ngoài công ty (96)
      • 3.3.7. Giải pháp cho một số chính sách PR cho công ty VietArt (99)
    • 3.4. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ (100)
      • 3.4.1. Tổ chức hiệp hội nghành hàng (100)
      • 3.4.2. Thay đổi phương pháp giáo dục ngay từ nhận thức nhà trường (101)
    • 3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA VIETART LÊN CHÍNH PHỦ ĐỂ PHÁT TRIỂN PR CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CŨNG NHƯ CHÍNH VIETART (0)
      • 3.5.1. Chính phủ cần quan tâm hơn tới lĩnh vực PR trong và ngoài nước (0)
      • 3.5.2. Hoạt động PR cần một hành lang pháp lý (0)
      • 3.5.3. Vấn đề đào tạo PR (0)

Nội dung

“Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng ( PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt)” nhằm các mục tiêu sau: - - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ công chúng trong doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt

Mục tiêu nghiên cứu

Việc chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng ( PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt)” nhằm các mục tiêu sau:

- - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ công chúng trong doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quan hệ công chúng của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu thông qua: tài liệu của công ty thực tập, các báo cáo của công ty; tham khảo các tài liệu có liên quan; quan sát thực tế tại công ty thực tập; và một số tài liệu trên báo chí, internet…

- Phân tích số liệu bằng một số phương pháp: phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp quy nạp.

5 Tổng quan đề tài nghiên cứu

5.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

- Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh, (2015), “Quan hệ công chúng”, NxbTài chính Cuốn giáo trình được viết tập trung chủ yếu vào quan hệ công chúng trong lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo đại học Nội dung của giáo trình được kết cấu thành 7 chương tập trung vào những khối kiến thức đảm bảo tính logic và khoa học phù hợp với thời lượng, cụ thể là: Những hiểu biết căn bản về Quan hệ công chúng, Hoạch định chiến lược PR của tổ chức, Quan hệ PR nội bộ,Quan hệ báo chí, Tổ chức sự kiện,Quản trị khủng hoảng, Quan hệ công chúng

- Đề tài cấp bộ "Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn" (2007) của Đinh Thúy Hằng đã nghiên cứu thực tế để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý quan hệ công chúng trong thời đại mới Đề tài xem xét nhu cầu xây dựng bộ luật riêng, tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, thiết lập hiệp hội và đề xuất phương thức đào tạo quan hệ công chúng Nghiên cứu này cũng xác định những xu hướng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này.

- Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2014),“Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn” Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Với sáu chương, cuốn sách nhỏ này sẽ cùng độc giả khám phá những bí ẩn căn bản nhất, bao gồm cả lý luận và thực tiễn về nghề quan hệ công chúng trên thế giới và ở Việt Nam Từ những vấn đề đơn giản nhất như thuật ngữ, khái niệm, đặc trưng cốt lõi về quan hệ công chúng đến các mô hình tổ chức và hoạt động quan hệ công chúng chuyên nghiệp hiện nay Theo đó, hai mô hình tổ chức quan hệ công chúng nội bộ và công ty dịch vụ quan hệ công chúng đã và đang ngày càng phát triển chuyên nghiệp, nhưng vẫn có tương tác, phối hợp với nhau để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ thường xuyên và đặc biệt của các tổ chức, khách hàng yêu cầu.

Cẩm nang về quan hệ công chúng (PR) toàn diện, nghiên cứu bản chất, nguyên lý hoạt động, kỹ thuật và vai trò của PR trong các tổ chức và xã hội Cuốn sách phân tích các khía cạnh quan trọng như bản chất PR, nghiên cứu công chúng, công chúng và dư luận, pháp luật PR Tác giả cũng trình bày các phương pháp và kỹ thuật thực hiện mục tiêu PR thông qua quảng cáo, thông báo, sự kiện, công nghệ, các kênh truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng Cuốn sách còn đề cập đến quản lý khủng hoảng, chiến dịch PR và các chuẩn mực đạo đức trong PR.

- Vũ Tiến Phúc, Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu (2005), sách dịch “Quảng cáo thoái vị, Pr lên ngôi” Nxb Trẻ Đây là cuốn sách với cái nhìn hai mặt về quảng cáo và PR Trong cuốn sách không chỉ giúp người đọc hiểu vì sao Quảng cáo được cho là thoái vị trong khi hằng ngày chúng ta đang đón nhận rất nhiều thông điệp quảng cáo từ các phương tiện truyền thông khác nhau, liệu quảng cáo có thật sự suy thoái hay quảng cáo đang phát triển Bên cạnh đó, người đọc sẽ biết được lý do tại sao PR lại đang lên ngôi trong khi công chúng biết đến PR ít hơn so với Quảng cáo Hơn nữa, với “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” người đọc sẽ biết rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa Quảng cáo và PR.

- Lê Trần Bảo Phương, (2016), “Giải mã bí mật PR”, Nxb Hồng Đức Cuốn sách được chia thành 2 phần rõ ràng: “Câu hỏi thường gặp của những người muốn dấn thân vào nghề PR” và “Câu hỏi thường gặp của những người đang thực hành nghề PR” giúp cho người đọc có thể xác định rõ ràng phương hướng và mục tiêu của mình nhằm phát triển kỹ năng bản thân tốt hơn Hệ thống câu hỏi quyển sách

"Giải mã bí mật PR" đúc kết từ kinh nghiệm tư vấn, diễn thuyết và giảng dạy, mang tính thực tiễn cao Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại hé lộ vấn đề lớn của ngành PR Tác phẩm này dành cho những ai muốn tìm hiểu hoặc khám phá ngành nghề đang "hot" và vô cùng quan trọng hiện nay.

5.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

- Jane John và Clara Zawawi,(2004), “Pulic Relations: Theory an practive”Allen & Unwin Với lần tái bản thứ 3, cuốn sách đã giới thiệu với sinh viên một thông tin mới về chiến lược kỹ thuật số và các mối quan hệ cộng đồng, nó phản ánh thực tế đương đại hay nhất trong nghề nghiệp ngày càng có ảnh hưởng này Bên cạnh đó, cuốn sách nhấn mạnh quan hệ công chúng là một lĩnh vực năng động và phát triển nhanh chóng trong đó cung cấp một loạt các con đường sự nghiệp Cho dù bạn đang phát triển hình ảnh công chúng của một tổ chức, đối phó với các phương tiện truyền thông, quản lý các vấn đề cho một công ty lớn, bạn cần có kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ và một sự hiểu biết âm thanh của các quá trình quan hệ công chúng.

Nội dung cuốn sách còn cho thấy làm thế nào để phát triển các chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng có hiệu quả và giải thích làm thế nào để nghiên cứu, chạy và đánh giá một chiến dịch quan hệ công chúng thành công Vẽ trên một phạm vi giao tiếp và quan hệ lý thuyết nào? thảo luận làm thế nào để làm việc với các phương tiện truyền thông và làm thế nào để sử dụng in, điện tử và các hình thức truyền thông cho tác động tối đa.

- John Vivian,(2005),“The Media off Mass Comunication”Pearson Allyn and Bacon Cuốn sách với nội dung phong phú các vấn đề và xu hướng hiện đại, Truyền thông thông tin đại chúng, cân bằng các nguyên tắc và cơ sở của nhận thức truyền thông với các ví dụ sinh động, bảo đảm sắp xếp hợp lý, và một gói phương tiện truyền thông mạnh mẽ Được đánh giá cao về phong cách viết năng động, ấn bản lần thứ chín này giúp người đọc tiếp cận với các ví dụ liên quan, theo một thiết kế và hình ảnh mới chương trình sôi động, và một sự phong phú của tài nguyên đa phương tiện.

6 Bố cục luận văn : Gồm có 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển quan hệ công chúng

- Chương 2: Thực trạng về phát triển PR tại Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt).

- Chương 3: Một số giải pháp phát triển PR tại Công ty Cổ Phần Nghệ ThuậtViệt (VietArt)

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Doanh nghiệp được định nghĩa là một tổ chức kinh tế sở hữu tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định và được đăng ký kinh doanh hợp pháp Mục đích thành lập doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhằm tạo ra lợi nhuận và đóng góp vào nền kinh tế.

PR là từ viết tắt của public relations hay còn gọi là quan hệ công chúng là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa PR nói chung và định nghĩa PR dưới góc độ là một công cụ trong chính sách xúc tiến và phát triển kinh doanh, tầm quan trọng của PR cũng như các công cụ quan trọng trong PR để hiểu thế nào là

Quan hệ công chúng (PR) là công cụ giao tiếp hiệu quả với mục đích duy trì danh tiếng và uy tín cho các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ Có nguồn gốc từ trước tiếp thị và quảng cáo, PR sở hữu phạm vi hoạt động rộng lớn Hiệu quả của PR có thể được đánh giá thông qua hành động, lời nói của tổ chức và phản ứng từ công chúng.

1.1.3 Một số định nghĩa chung về PR:

Bố cục luận văn : Gồm có 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển quan hệ công chúng

- Chương 2: Thực trạng về phát triển PR tại Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt (VietArt).

- Chương 3: Một số giải pháp phát triển PR tại Công ty Cổ Phần Nghệ ThuậtViệt (VietArt)

CƠ SỞ LÝ LUẬN

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

PR là từ viết tắt của public relations hay còn gọi là quan hệ công chúng là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa PR nói chung và định nghĩa PR dưới góc độ là một công cụ trong chính sách xúc tiến và phát triển kinh doanh, tầm quan trọng của PR cũng như các công cụ quan trọng trong PR để hiểu thế nào là

PR trước hết là một công cụ giao tiếp rất hiệu quả được tạo dựng để giữ gìn danh tiếng và uy tín PR được tất cả các đối tượng áp dụng từ Nhà nước, các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ đến các doanh nghiệp PR xuất hiện trên thế giới từ rất sớm, sớm hơn cả tiếp thị và quảng cáo, phạm vi hoạt động cũng rất rộng lớn PR có thể được đánh giá thông qua kết quả của những việc bạn làm, những điều bạn nói và những điều người khác nói về bạn

1.1.3 Một số định nghĩa chung về PR:

Hiện nay, PR đóng vai trò thiết yếu trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu, "Quan hệ công chúng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc Các doanh nghiệp chú trọng xây dựng và thực hiện các chương trình PR để quảng bá thương hiệu Ngay cả các công ty chuyên nghiệp cũng cung cấp dịch vụ PR cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa PR và quảng cáo hoặc chưa hiểu rõ về hoạt động này Hiện có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về PR Ước tính có khoảng 500 định nghĩa về PR, trong đó 3 định nghĩa sau được chấp nhận rộng rãi và quen thuộc với các chuyên gia PR trên toàn thế giới:

- Theo Viện Quan hệ công chúng Anh (England Institute of Public Relations

- IPR) thì: “PR là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến việc PR là hoạt động được tổ chức thành chiến dịch hay một chương trình, kéo dài liên tục và phải có kế hoạch.

Theo Frank Jefkins, tác giả cuốn "Public Relations - Frameworks" do Financial Times xuất bản, quan hệ công chúng (PR) bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp có kế hoạch, cả trong nội bộ và bên ngoài tổ chức, với mục đích đạt được sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng Đáng chú ý, PR là hoạt động liên quan đến mọi tổ chức và có mục tiêu cụ thể, giúp xây dựng hoạt động và đánh giá hiệu quả của PR Tựu chung lại, PR bao gồm tất cả các hoạt động thông tin với tất cả những người mà tổ chức có liên hệ, tham gia và quảng bá mục tiêu của tổ chức.

PR không chỉ là tạo sự hiểu biết lẫn nhau một cách chung chung mà còn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, như giải quyết các vấn đề truyền thông, cung cấp kiến thức cho công chúng, nhằm mục đích thay đổi nhận thức của họ, làm thay đổi thái độ từ tiêu cực sang tích cực.

- Hội nghị các viện sĩ thông tấn PR toàn cầu (World Assembly of PublicRelations Associates) tại Mexico tháng 8 năm 1978 thì nêu: “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và của công chúng”. Định nghĩa này chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trước khi lên kế hoạch PR và khía cạnh xã hội của một tổ chức Một tổ chức sẽ được đánh giá qua sự quan tâm và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi của công chúng PR liên quan đến uy tín và danh tiếng của tổ chức

PHÂN BIỆT PR VỚI MARKETING VÀ QUẢNG CÁO

PR kích thích khách hàng nhằm tăng nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, tăng uy tín cho đơn vị kinh doanh bằng việc đưa ra các tin tức có ý nghĩa thương mại về hàng hóa doanh nghiệp trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi.

Trên thực tế, có rất nhiều người lẫn lộn chức năng quản lý của PR với chức năng của Marketing PR là một công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của marketing hỗn hợp Do đó, khi tiến hành các hoạt động PR tốt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động marketing Chính vì vậy nếu các tổ chức, doanh nghiệp vận dụng khéo léo hai công cụ này thì hiệu quả sẽ là chìa khóa mang lại sự thành công cho tổ chức, doanh nghiệp mình không chỉ có lợi nhuận mà còn là uy tín lâu dài Về cơ bản, hoạt động PR vẫn thường được nhìn nhận như một phần trong Marketing – mix, quyết định tính thành bại của một chiến dịch marketing, bao gồm:

Sản phẩm (products), Địa điểm (places), Giá cả (price), và Xúc tiến thương mại

Trong các hình thức tiếp thị, quan hệ công chúng (PR) nằm trong nhóm "P" thứ tư (Promotion), cùng với quảng cáo, triển lãm, khuyến mại bán hàng và bán hàng trực tiếp Các hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các bên liên quan để tạo ấn tượng tích cực và hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình 1.1 Mối quan hệ tương tác giữa PR và Marketing

(Nguồn: Anne Gregory, Planning and managing public relations campaigns) Marketing cơ bản hoạt động với chức năng thông qua các hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong khi đó, quan hệ công chúng hoạt động như chức năng quản lý nhân viên, tư vấn và làm các dịch vụ khác hỗ trợ cho chức năng chuyên môn Marketing chú trọng và việc trao đổi các quan hệ với khách hàng, đem lại kết quả là các giao dịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp, còn công việc của quan hệ công chúng bao gồm hàng loạt các quan hệ và mục đích với rất nhiều đối tượng công chúng như nhân viên, các nhà đầu tư, chính phủ… Kết quả của hoạt động marketing là rất rõ ràng, vì nó được thể hiện thông qua những con số đạt được từ sự trao đổi tiền – hàng Ngược với chiến dịch marketing, kết quả của một chiến dịch PR rất khó định lượng Nếu như marketing được doanh nghiệp quan tâm đến như công cụ để trao đổi với khách hàng thì PR lại được dùng để doanh nghiệp trao đổi với tất cả đối tượng mà doanh nghiệp hay tổ chức có quan hệ, kể cả nội bộ doanh nghiệp Chính vì thế vai trò của PR vẫn đang ngày càng được tồn tại một cách độc lập và hiệu quả so với marketing.

Theo định nghĩa của Armand Dayan, quảng cáo là "thông báo phải trả phí, một chiều, không nhắm vào đối tượng cụ thể" được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm quảng bá cho một sản phẩm, thương hiệu hoặc công ty (hoặc một dự án, ứng cử viên chính trị, ) Về bản chất, quảng cáo là phương tiện truyền thông thông tin trong thương mại, cung cấp thông tin về sản phẩm, giá cả, kích thước, và đặc biệt là kích thích hành vi mua sắm Để đạt hiệu quả, quảng cáo luôn tìm cách thể hiện hấp dẫn để thu hút khách hàng mục tiêu Tuy nhiên, mặc dù quảng cáo và quan hệ công chúng đều là các hoạt động truyền thông thông tin sử dụng các biện pháp tác động đến đối tượng thông qua việc cung cấp thông tin, nhưng chúng lại hướng đến các mục đích khác nhau: quảng cáo tập trung vào việc thay đổi nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu, trong khi quan hệ công chúng hướng đến thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đến thay đổi hành vi.

Mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là lợi nhuận trong khi mục tiêu cao nhất của

PR là tạo sự hiểu biết lẫn nhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ có lợi PR có phạm vi hoạt động, đối tượng tác động và khả năng hoạt động rộng hơn so với quảng cáo. Đối tượng của PR là công chúng đa dạng, rộng khắp và có thể thay đỏi tùy theo tình huống, mục đích, còn đối tượng tác động của quảng cáo chủ yếu là khách mua hàng. Phạm vi hoạt động của PR không giới hạn như trong thương mại như quảng cáo mà bao gồm nhiều lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, văn hóa…Ngoài ra, quảng cáo có một đặc điểm khác biệt rõ ràng là “phải trả tiền” Vì nhà sản xuất phải chi trả cho tất cả các quảng cáo của họ xuất hiện trên báo chí, truyền hình nên họ được chi phối điều chỉnh nội dung, thông điệp quảng cáo, số lần quảng cáo xuất hiện trên phương tiện nào Trong khi ấy, người làm PR không trực tiếp chi trả cho báo chí về những bài viết nói đến tổ chức hoặc công ty của họ Vì vậy họ sẽ không thể chi phối nội dung hình thức thể hiện cũng như khả năng xuất hiện thông điệp Nhưng khi thông điệp xuất hiện thì chúng có được sự khách quan và đáng tin cậy của giới báo chí Đó là chưa kể đến PR có thể gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài hơn quảng cáo.PR tạo được uy tín và sức thu hút mạnh mẽ đáng tin cậy

Bảng 1.1 So sánh PR với quảng cáo

Quảng cáo PR Đều là quá trình thông tin, đưa thông tin đến đối tượng

Thông tin một chiều: thông báo thương mại, được chuyển từ người bán hang đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu hướng đến đối tượng mua hàng Là tiếng nói trực tiếp của chính người bán hàng về sản phẩm của mình nên họ luôn ca ngợi sản phẩm

Thông tin hai chiều, đa dạng hướng đến nhiều đối tượng,có sự trao đổi thông tin( trao đổi giữa người phát ngôn và báo chí,trả lời phỏng vấn…) PR liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp và thông tin của tổ chức nên nó có tầm bao quát rộng hơn quảng cáo Là tiếng nói gián tiếp của bên thứ ba (truyền thông).

(Nguồn: PR lý luận và ứng dụng)

Tóm lại, kết quả nỗ lực marketing và quảng cáo là thực hiện các giao dịch thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đạt được mục đích kinh tế của tổ chức Ngược lại, quan hệ công chúng bao gồm hàng loạt các quan hệ và nhằm mục đích đến rất nhiều đối tượng: chính phủ, nhân viên, các nhà đầu tư, các đối tượng công chúng đặc biệt.

NỘI DUNG PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

1.3.1 Quy trình hoạt động PR

Bắt đầu quá trình hoạch định, chúng ta phải luôn tự đặt ra các câu hỏi như: Tôi muốn đạt được điều gì? Tôi muốn nói với ai? Tôi muốn nói điều gì? Tôi sẽ nói điều đó như thế nào? Làm thế nào để biết tôi đã làm đúng? Vậy các câu hỏi này có ý nghĩa như thế nào trong việc hoạch định một kế hoạch hành động của tổ chức?

1.3.1.1 Phân tích Đây là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định Để thực hiện công việc phân tích, chúng ta cần phải nghiên cứu chặt chẽ nhằm nhận diện những vấn đề sẽ làm nền cho chương trình PR của mình Để có được một chương trình PR hiệu quả và đáng tin cậy, đáp ứng được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, bộ phận PR luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu bản chất những vấn đề cốt lõi Ví dụ như khi một sản phẩm của một doanh nghiệp bị xem là lỗi thời, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đó đánh mất uy tín và thị phần trên thương trường, thì chương trình PR của doanh nghiệp đó phải tập trung thể hiện được tính tiên phong của doanh nghiệp cũng như các tiện ích hiện đại sản phẩm, chứ lúc này không phải là quảng bá cho công chúng rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình rẻ hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Có một số cách nghiên cứu tiêu biểu khác nhau thông qua các kỹ thuật như thực hiện Bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn từng người qua điện thoại hoặc trực tiếp…trong đó chủ yếu chia các cách đó thành hai nhóm: thứ nhất, nghiên cứu định lượng, nghĩa là thu thập dữ liệu sau đó phân tích kết quả thống kê thành các số liệu mong muốn, thứ hai, nghiên cứu định tính, nghĩa là nghiên cứu những biến số không thể định lượng được như ý kiến, phản ứng, thái độ…

Thiết lập mục tiêu thực tế là nền tảng để định hướng rõ ràng và gia tăng khả năng đạt được thành công cho chiến dịch PR Do mục tiêu của PR là tác động đến thái độ và hành vi của công chúng, việc phân chia mục tiêu thành nhiều cấp độ giúp định hướng tác động hiệu quả Ba cấp độ mục tiêu thường được áp dụng gồm:

 Nhận thức: hướng suy nghĩ của công chúng đến một điều cụ thể và cố gắng thúc đẩy mức độ hiểu biết cao hơn ở họ.

 Thái độ và ý kiến: kích thích công chúng hình thành một tư tưởng hay thái độ nào đó về một chủ đề nhất định.

 Hành vi: làm cho công chúng hành động theo hướng mong muốn.

(1) Domino thông điệp (2) Domino kiến thức

(3) Domino thái độ (4) Domino hành vi

(Nguồn: Anne Gregory, Planning and managing public realations campaigns)

Hình 1.2 Hiệu ứng Domino trong truyền thông

Có thể nói việc thiết lập lục tiêu tốt, có tính thực tế là rất quan trọng đối với sự thành công của các kế hoạch và chiến dịch PR Chúng cung cấp một nền tảng hoàn chỉnh cho chương trình nếu xác định được rõ đâu là thành tích cần đạt được.

1.3.1.3 Tìm hiểu công chúng và nội dung của thông điệp

Bằng cách tiến hành nghiên cứu chương trình được đề nghị, bạn sẽ có được sự phân tích về thái độ của các đối tượng công chúng có quan hệ với tổ chức Khi đó, ban cần tính toán để xác định mức độ ưu tiên của họ Ngoài ra, một chiến dịch

Mọi hoạt động PR đều cần có một hệ thống các thông điệp có thể tạo thành động lực chính cho quá trình truyền thông Những thông điệp này cần phải rõ ràng, súc tích và dễ hiểu vì đối tượng mà hoạt động PR hướng đến rất rộng.

1.3.1.4 Xây dựng chiến lược, chiến thuật

Thiết kế chiến lược là giai đoạn then chốt trong quá trình hoạch định Chiến lược được xây dựng dựa trên những vấn đề phát sinh từ quá trình phân tích thông tin, bám sát mục tiêu của tổ chức Mục tiêu này có thể được điều chỉnh khi cần thiết nhưng vẫn hướng đến mục đích chung là tạo lập một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hầu hết các chương trình thành công đều khởi đầu từ điểm xuất phát là công chúng, và nỗ lực để hình thành từng bước một, bởi rất hiếm trường hợp có ai từ chỗ kiên quyết chống đối một điều gì đó hoặc không có ý kiến gì cả lại bất ngờ trở thành một người ủng hộ hết mình cho điều đó Do đó, các chiến dịch cùng với chiến thuật được hoạch định nhằm hướng tới việc tạo ra một sự chuyển biến từng bước một cách sâu sắc về thái độ và hành vi của công chúng.

1.3.1.5 Lập khung thời gian và nâng cao chất lượng nguồn lực

Có hai yếu tố quan trọng liên kết chặt chẽ với nhau mà doanh nghiệp cần tuân thủ: thứ nhất, phải xác định được hạn chót của công việc gắn liền với dự án để hoàn thành đúng hạn; thứ hai, nguồn lực phù hợp cần được phân bổ để hoàn thành công việc trước mắt

Khung thời gian hợp lý là rất cần thiết cho một chiến dịch PR Ở đây, “khung thời gian” có thể hiểu theo hai cách Thứ nhất, thời gian chuẩn bị cho một chương trình PR cần tính hợp lý sao cho phù hợp với thời điểm mà bộ phận PR đã phân tích và đặt mục tiêu Thứ hai, thời gian của một chương trình PR cần rất hợp lý, bởi nếu chương trình được diễn ra quá ngắn, công chúng chưa thể nắm bắt hết được ý định của tổ chức; ngược lại một chương trình quá dài sẽ gây nhàm chán.

Nguồn lực thường được chia thành ba phần:

Nguồn nhân lực : Mức độ phân bổ nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và bản chất của chương trình được triển khai Do đó, dễ hiểu khi thực hiện một chương trình có tính chuyên sâu, có nhiều lớp đề tài thì mức độ kỹ năng và kinh nghiệm càng được nâng cao thì càng cần thiết Và đặc biệt bởi PR là một hoạt động thiên về các mối quan hệ, cá các mối quan hệ được tạo bởi con người, nên nếu buộc phải cắt giảm nguồn lực thì tổ chức nên nghĩ đến việc cắt giảm các khoản khác trước khi nghĩ đến cắt giảm nguồn nhân lực.

Chi phí hoạt động: Khi nhắc đến chi phí hoạt động, cần phải nhớ điều then chốt là tính hiệu quả của hoạt động Bằng cách suy nghĩ từ nhiều góc cạnh, tổ chức có thể đạt được mục tiêu đã đề ra từ trước chỉ với một phần chi phí nhỏ, nhưng không có nghĩa là cứ ít chi phí là hiệu quả mà phải là thu được nhiều lợi ích nhất với một khoản tiền cố định Do đó, những kỹ thuật hợp lý luôn cần ược tìm tòi và lựa chọn để có được chương trình PR hiệu quả.

Thiết bị: Một chương trình hay chiến dịch sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật phù hợp Vì vậy, bộ phận PR cần nghiên cứu sử dụng thiết bị nào là thuận tiện, phù hợp với chi phí bỏ ra, thiết bị không cần phải đa dạng nhưng cần tính hiện đại và nhất là phải đảm bảo mọi đối tượng công chúng mục tiêu của doanh nghiệp đều biết đến công nghệ đó.

1.3.1.6 Đánh giá và rà soát

Bước đánh giá kết quả là khâu cuối cùng của một chiến dịch PR, giúp đánh giá mức độ thành công và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau Kết quả đánh giá có thể mang tính định tính, nhưng cần được tổng kết dựa trên các phương pháp khoa học, chẳng hạn như số lượng phản hồi từ công chúng, thăm dò dư luận hoặc các nguồn thông tin nội bộ và bên ngoài.

Mục đích của các doanh nghiệp khi sử dụng PR đều nhằm làm tăng thiện cảm của công chúng đối với doanh nghiệp mình, nhằm quảng bá thương hiệu và tăng tính cạnh tranh với các đối thủ Có những doanh nghiệp chỉ thực hiện được một số nội dung, những phần còn lại họ phải đi thuê dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp.

1.3.2 Các hoạt động của PR

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN

1.5.1 Các doanh nghiệp tự làm PR

Trên thế giới PR đã không còn là khái niệm mới và các công ty từ lâu đã coi

PR như một công cụ hữu hiệu để củng cố vị thế sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trong lòng công chúng.

Như PR của công ty Johnson & Johnson: câu chuyện của Johnson & Johnson năm 1986 được đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả của PR trong lịch sầ ngành PR Năm 1982, tại bang Chicago - Mỹ, bất thình lình có 7 người chết sau khi dùng thuốc giảm đau Tylenol, một sản phẩm của Công ty Johnson & Johnson. Tin tức lập tức lan rộng và gây ra sự hoang mang trong công chúng Việc người tiêu dùng Mỹ tẩy chay Tylenol là điều không thể tránh khỏi Đây là một đòn giáng rất mạnh vào công ty Johnson & Johnson bới vì Tylenol là một trong những sản phẩm của công ty bán chạy nhất trên thị trường thuốc giảm đau Trước tình hình trên, công ty Johnson & Johnson lập tức thiết lập ngay một chương trình PR nhằm cứu nguy hình tượng công ty cũng như công khai thông tin với công chúng về toàn bộ sự việc.Các chuyên gia PR đẩy nhanh việc điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thuốc Tylenol Điều tra từ 7 nạn nhân đẫ uống thuốc Tylenol cho thấy trong cơ thể các nạn nhân ở một số thành phần thuốc bị vượt quá nồng độ cho phép, quả là bất ngờ vì điều này không thể xảy ra đối với dây chuyển sản xuất thuốc hiện đại và khép kín của Johnson & Johnson lúc bấy giờ Trước tình hình đó, lãnh đạo công ty đã quyết định đặt sức khoẻ người tiêu dùng lên hàng đầu.

Sau khủng hoảng ngộ độc, Công ty Johnson & Johnson đã chủ động cảnh báo người dùng, thu hồi sản phẩm và ngừng quảng cáo Tylenol Các chuyên gia PR của công ty hợp tác chặt chẽ với các cơ quan truyền thông và chức năng để điều tra nguyên nhân, phát hiện ra rằng nạn nhân đã dùng Tylenol cùng với các loại thuốc khác không tương thích Sau khi công bố sự thật, Johnson & Johnson đã thành công đưa Tylenol trở lại thị trường chỉ sáu tuần sau đó, khôi phục 43% thị phần trong lĩnh vực thuốc giảm đau.

Mỹ, trong khi trước khủng hoảng chỉ đạt 24%.

Sự kiện của Johnson & Johnson nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của hoạt động PR Ban lãnh đạo công ty và chuyên gia PR đã xử lý khủng hoảng hiệu quả bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông để làm rõ tình hình Nếu lựa chọn quảng cáo, công ty sẽ không ngăn chặn được việc sử dụng thuốc sai cách và gây thêm nghi ngờ cho khách hàng khi tiếp tục quảng cáo Tylenol.

1.5.2 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ PR

Hiện nay trên thế giới xu hướng các doanh nghiệp chuyến sang kinh doanh dịch vụ PR cũng như những người muốn làm nghề PR ngày càng tăng Có thể đếm được ít nhất 155 hiệp hội quốc gia hay khu vực của ngành PR Có cả những tổ chức đào tạo về PR rất lớn Ví dụ như Association of Public Relations Practitioners ở Thái Lan và China International Public Relations Association ở Trung Quốc với hơn 100.000 người tham gia Hiện tại có khoảng 500.000 sinh viên đang theo học nghề PR sẽ là thành viên tương lai của các tổ chức này

Riêng tại Mỹ, có 175 trường cao đẳng và Đại học có chương trình đào tạo về

PR PR ở Mỹ là một trong những chuyên ngành phát triển mạnh nhất Hiện nay mỗi năm ngành này có doanh số khoảng 10 tỷ USD Ở Các công ty kinh doanh PR và công ty quảng cáo có cung cấp cả dịch vụ PR ngày càng phát triển rộng rãi trên thế giới Có những công ty nổi tiếng của nước ngoài đang chiếm thị phẩn đáng kể trên thị trường Việt Nam, nhưng cũng có những công ty lại không thành công Hiện nay có những công ty quảng cáo nhưng có bộ phận PR khá mạnh như: JW Thompson Việt Nam (JWT - Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Viặt Nam), Saatchi

Sự hợp tác giữa JWT và Viettel mang lại những thành果 đáng kể Sau 8 tháng làm việc, JWT đã xây dựng thành công tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo cho Viettel với hợp đồng trị giá 45.000 USD Điều này góp phần vào sự thành công và nâng cao thương hiệu của Viettel trong thời gian gần đây Đội ngũ nhân viên PR của JWT nổi tiếng trẻ trung, chuyên nghiệp và tài năng, trong đó có thể kể đến Nguyễn Ngọc Thụy và Lâm Minh Vũ Đặc biệt, Lâm Minh Vũ đã xuất sắc vượt qua 300 ứng viên trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh "Australia - Một đất nước muôn vàn cơ hội" và giành học bổng toàn phần từ Cơ quan giáo dục Úc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có những công ty nước ngoài chuyên về PR thì lại không thành công lắm Một vài công ty PR nước ngoài như Ogilvy PR (tách riêng từ công ty quảng cáo O&M) hoặc Leo Activation (tách từ công ty Leo Bumctl) đó phải sớm chia tay với thị trường Việt Nam vì không cạnh tranh nôỉ với các công ty trong nước Những công ty này được thành lập chủ yếu là phục vụ cho các khách hàng quảng cáo quen thuộc như Milo, Dutch Lady Nhưng rồi các doanh nghiệp lớn ấy cũng tìm đến những công ty trong nước để có chất lượng dịch vụ tốt hơn và giá cả hợp lý hơn Đó là do họ không tìm hiểu kĩ thị trường Việt Nam và chi phí lại quá cao nên đã không thành công.

1.5.3 Hoạt dộng PR tại các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ quốc tế

Các hiệp hội và tổ chức hỗ trợ quốc tế vẫn đang tích cực thực hiện sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của các thành viên Những tổ chức này, điển hình như Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, tập trung vào hoạt động giúp đỡ các nước thông qua hỗ trợ tài chính và các chương trình hợp tác Mục tiêu của họ là gây dựng ảnh hưởng và nâng cao hình ảnh của mình trong các quốc gia hưởng lợi đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội tại những nơi này.

World Bank kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam năm 1993, Ngân hàngThế giới đã tài trợ cho 35 dự án để giúp cho cuộc chiến xoa đói giảm nghèo tại Việt

Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế, trường học và các nhu cẩu thiết yếu khác Kể từ tháng l năm 1993 đến nay, World Bank đã cam kết cho Việt Nam vay 3,8 tỷ USD, trong đó có 1,7 tỷ USD để giải ngân Hơn nữa, là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam được hưởng những khoản vay không tính lãi với thời gian trả nợ trong vòng 40 năm và chi phí hành chính dưới một phần trăm.

Với những đóng góp của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đánh giá đây là đối tác quan trọng trong các dự án tài chính tiền tệ Ngân hàng Thế giới còn được coi là tổ chức hỗ trợ vốn hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

1.5.4.1 Những ưu điểm cần học hỏi

Như vậy, có thể thấy ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động PR đã rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế Các hiệp hội PR ở các nước hoạt động rất bài bản và quy mô. Trên thế giới, chuyên gia PR, ưa chuộng nhất là được đào tạo một cách chính quy thông qua chuyên ngành Mass Communication (truyền thông đại chúng) hoặc Communication and Art (truyền thông và nghệ thuật).

Ngay cả những công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm cẩn học hỏi Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất chú trọng việc xây dựng bộ phận PR riêng cho công ty của mình, đặc biệt là các khách sạn quồc tế. Tùy vào quy mô, phòng PR - Marketing có thể gộp chung hay tách riêng Ngoài ra còn có hình thức công ty PR độc lập, đó là những công ty chuyên kinh doanh PR. Hình thức này có mặt trên thế giới cũng khá lâu rồi nhưng tại Việt Nam, trong những năm gần đây mới được khai thác.

Qua những điển hình về PR trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, có thể rút ra: nếu như hoạt động Marketing chỉ nhằm mục đích là làm sao bán sản phẩm và dịch vụ để thu lợi nhuận về cho công ty thì hoạt động của PR, bản thân nó không mang lại lợi nhuận trước mắt cho doanh nghiệp nhưng nó lại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing Ngoài ra, chúng ta còn có thêm một kinh nghiệm, đó là tầm quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng trong PR Có thế hiểu hoạt động của PR là thông qua toàn bộ các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình ) để truyền thông tin một cách đầy đủ và đảm bảo thông tin có tính chân thật, nhằm mục đích tạo nên sự thông hiểu lẫn nhau giữa doanh nghiệp và công chúng Đặc biệt, cần phải chú ý là ở các nước, hoạt động PR không phải chủ yếu chỉ dựa trên mối quan hệ trong báo giới và gói gọn hoạt động trong việc tổ chức các sự kiện như ở Việt Nam hiện nay Hoạt động PR có thể đóng vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp hay tổ chức bằng nhiều cách khác nhau như: hoạt động

Quan hệ công chúng (PR) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tích cực trước công chúng Bằng cách khắc phục những quan niệm sai lệch và định kiến tiêu cực, PR giúp phát triển sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các hoạt động PR còn nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tạo ấn tượng về một đơn vị kinh doanh có đạo đức Những kinh nghiệm quý báu về hoạt động PR trên thế giới cho thấy việc học hỏi và áp dụng các nguyên tắc này là rất quan trọng đối với các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam Đây cũng là một cách hiệu quả để cạnh tranh, quảng bá thương hiệu và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng công chúng.

1.5.4.2 Những nhược điểm và bài học cần rút ra

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (VIETART)

Với phương châm: Không ngừng sáng tạo, luôn luôn tự làm mới mình bằng những sản phẩm mang tính sáng tạo cao dựa trên những mong muốn và lợi ích của khách hàng và đối tác… VIETART với một tập thể lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết kết hợp cùng đội ngũ tri thức trẻ trung năng động đã mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất, những sản phẩm mới lạ và độc đáo nhất

Năm 2015, VietArt đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho thành viên VietArt Travel Logo, slogan và bộ nhận diện thương hiệu VietArt Travel lấy biểu tượng hai dấu ngoặc vuông xếp chéo nhau mô phỏng chiếc máy ảnh, gợi nhớ đến lĩnh vực du lịch Đồng thời, hình ảnh này cũng tượng trưng cho sự đóng khung, ngụ ý VietArt Travel sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách trọn vẹn Hai màu xanh nhấn mạnh sự vững chắc, đáng tin cậy và tinh thần thư thái, thể hiện cam kết của VietArt Travel đối với khách hàng.

Hoạt động thiết kế logo, slogan và bộ nhận diện thương hiệu We Cafeteria là một trong những sản phẩm chất lượng và uy tín mà công ty đã được khách hàng phản hồi rất tích cực Cụ thể với Font chữ WE Cafeteria được viết cách điệu với các nét mềm mãi, thanh mảnh, phóng thoáng Đi kèm với câu slogan rất quen thuộc, dễ nhớ, nhấn mạnh đến tình yêu với ẩm thực: Love of Food, Love of Life Mọi thứ đều thống nhất ở cách thể hiện đơn giãn và tinh tế Tất cả đã góp phần đem về thành công cho VietArt.

2.2.2 Truyền thông- Tổ chức sự kiện

Trong vòng 4 năm phát triển, từ một doanh nghiệp vừa chạm tay đến thị trường quảng cáo - sự kiện tại Đà Nẵng, VietArt đã trở thành lựa chọn số 1 cho vị trí đối tác thực hiện những chiến lược truyền thông, chương trình sự kiện tầm cỡ và hạng mục quảng cáo dài hạn của những đối tác lớn và khắc khe nhất tại khu vực miền Trung Phương châm của công ty nằm ở sự đổi mới, sáng tạo không ngừng và luôn hướng đến mục tiêu tạo nên những sản phẩm thực sự khác biệt

VietArt Event đã tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật ấn tượng và bế mạc Đường hoa Xuân năm 2015 Là một trong những sự kiên mang tầm vóc quốc gia và đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc về đẳng cấp cũng như khả năng học hỏi của công ty.

Năm 2015, thành phố tiếp tục tổ chức cuộc thi lần thứ 7 với chủ đề "Đà Nẵng

- Bản giao hưởng sắc màu"- Công tác tổ chức đã được quan tâm đầu tư kỹ càng, chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị đến khâu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, công nghệ cũng như lựa chọn đội thi công có thương hiệu và VietArt đã được UBNDTP giao cho trọng trách vô cùng to lớn, hết sức vinh dự này Đơn cử VietArt OOH được UBND TP Đà Nẵng giao thực hiện một số chương trình sự kiện lớn Điển hình là cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm

2012 và 2103, VietArt OOH được UBND TP giao độc quyền lo việc vận động tài trợ cho cuộc thi Trước đó, từ năm 2008 đến 2011, khi Vietart OOH chưa được thành lập, UBND TP cũng giao cho Vietart đảm nhận công việc chuyên vận động tài trợ cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Năm 2008: Là đơn vị vận động tài trợ và triển khai Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa Quốc tế Đà nẵng DIFC mùa đầu tiên với chủ đề “Vũ Điệu Tiên Sa”

Và theo đó từ năm 2009 đến 2012: VietArt vẫn tiếp tục đồng hành cùng UBND thành phố tổ chức triển khai sự kiện mang tầm cỡ quốc tế trên DIFC đã được tổ chức rất thành công trong 6 năm qua, thu hút sự theo dõi của hàng vạn du khách, hàng triệu người xem truyền hình, trở thành một trong những sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc không chỉ của Đà Nẵng mà còn là một "đặc sản" của cả nước.

Năm 2015, thành phố tiếp tục tổ chức cuộc thi lần thứ 7 với chủ đề "Đà Nẵng

- Bản giao hưởng sắc màu" vào 2 đêm 28 và 29-4 với sự tham gia của 5 đội thi đến từ 5 châu lục gồm Nam Phi, Hoa Kỳ, Australia, Ba Lan và Đà Nẵng - Việt Nam. Cty Global 2000 - Malaysia tiếp tục được UBND thành phố chọn làm đơn vị tư vấn, VietArt là đơn vị truyền thông và vận động tài trợ Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 55 đơn vị đăng ký tài trợ cho cuộc thi với giá trị 31,8 tỷ đồng.

Từ công ty tài trợ và kêu gọi tài trợ, VietArt đã trở thành đơn vị truyền thông cho sự kiện quốc tế của UBND Đà Nẵng trong năm thứ hai Sự phát triển liên tục này phản ánh những nỗ lực không ngừng của VietArt trong việc nâng cao năng lực, sự sáng tạo và tận dụng tối đa thế mạnh cũng như uy tín của mình.

2.2.4 Quan hệ với chính quyền địa phương

Chính phủ là cơ quan điều hành của Nhà nước, có trách nhiệm ban hành các quy định, các chính sách, tạo dựng môi trường hoạt động lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động Do đó, việc công ty xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với chính phủ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được quan tâm hơn, từ đó, sẽ gặp nhiều thuân lợi hơn Vì vậy, thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bộ phận PR trong công ty Tuy nhiên trên thực tế, tại VietArt, ban lãnh đạo chịu trách nhiệm thiết lập mối quan hệ với chính phủ, còn bộ phận PR chỉ chịu trách nhiệm tổ chức, bố trí hội trường cho các cuộc gặp gỡ giữa cơ quan chính phủ với Ban lãnh đạo VietArt luôn đi đầu hưởng ứng, thực hiện các hoạt động do chính phủ đơn cử là UBND thành phố Đà Nẵng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia như: vận động tài trợ và tài trợ, tham gia quảng bá hính ảnh du lịch tại địa phương cùng với sở văn hóa và du lịch Đà Nẵng…Những chương trình này đã mang lại thành công nhất định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch, kinh tế xã hội

Với những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 22/8/2015, bà Nguyễn Lê Phương Thảo – Chủ tịch Công ty Cổ phần Nghệ Thuật Việt đã được trao tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” Đây là giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao tặng cho những doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xây dựng và phát triền ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Nguyễn Lê Phương Thảo - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nghệ Thuật Việt là một trong những doanh nhân tiêu biểu được nhận giải thưởng này.

2.2.5 Quan hệ với giới truyền thông

Hiện nay, truyền thông đại chúng đang phát triển vượt bậc Hệ thống thông tin đại chúng của Việt Nam đã trở nên hùng mạnh với nhiều hình thức đa dạng như báo chí, ấn phẩm, phát thanh truyền hình, hãng truyền thông và phương tiện thông tin điện tử.

PR, công cụ truyền thông là rất hữu ích giúp cho doanh nghiệp giao tiếp với tất cả các nhóm công chúng của họ

Nhận thức được điều này, VietArt đã thực hiện khá tốt quan hệ với giới truyền thông ở hầu hết các loại hình.VietArt thường xuyên thông qua các bài phỏng vấn hoặc họp báo khi có sự kiện đặc biệt VietArt luôn gắn liền hoạt động báo chí với các sự kiện, với mỗi sự kiện quan trọng thì bộ phận PR chuẩn bị thông cáo báo chí gửi đến các báo Sự hỗ trợ từ hoạt động báo chí góp phần làm cho các sự kiện của VietArt được thông tin rộng rãi hơn VietArt xuất hiện khá nhiều trên các tờ báo in có uy tín như Thanh Niên,Tuổi trẻ, Thời báo kinh tế, báo Đầu tư, báo Người lao động…

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT

Theo thống kê năm 2012 bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường suốt 20 năm qua Tham luận tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô” cho biết tính chung năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản.Những bất lợi từ nền kinh tế khiến các công ty, doanh nghiệp là những thành phần phải hứng chịu đầu tiên và cũng là vô cùng lớn, điều đó kéo theo những hậu quả nghiêm trọng xảy ra như phá sản, giải thể, sát nhập… Đây là điều mà các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn luôn luôn phải suy nghĩ.

Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều khó khăn đó VietArt vẫn ăn nên làm ra và ngày càng củng cố vị trí vững trắc cho mình Vậy bí quyết là từ đâu? Vậy chiến lược của công ty bao gồm những gì?

Như chúng ta đã biết, dù ở thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển hay thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng thế nào đi chăng nữa, thì việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và dự án phát triển cho công ty, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Có những ngành dịch vụ hay sản phẩm vừa ra đời đã chết yểu một cách vô lý Một phần là do chất lượng, thị trường còn yếu….,và chắc chắn rằng một phần do các khâu quảng cáo, PR, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ, chưa nắm vững lý thuyết truyền thông, chưa ứng dụng hiệu quả các công cụ để quảng bá sản phẩm, dịch vụ… và VietArt ra đời để giải tỏa khúc mắc trên.

VietArt ra đời 2007 khá muộn trên thị trường Việt Nam nhưng luôn học hỏi và không ngừng nổ lực cống hiến, từ những khởi đầu chập chững bước vào nghành

PR và phát triển thành một công ty vô cũng uy tín, từ một nhà tài trợ chưa ai biết đến trở thành nhà đồng hành trong các sự kiện lớn đứng ra kêu gọi tài trợ Trong suốt chặng đường 8 năm, không quá dài nhưng đủ để VietArt lớn mạnh về lĩnh vực

PR và nói tới VietArt thì không thể không nhắc tới “ Sự kiện bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ khánh thành hai cây cầu nổi tiếng tại Đà Nẵng là Cầu Rồng và Cầu

Trần Thị Lý hay cuộc thi Maraton Quốc tế và gần đây nhất là cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper 2015-2016… tất cả đều cho thấy kết quả mà VietArt đạt được không hề nhỏ, nó góp phần đưa đi tín của đơn vị tổ chức mà cụ thể là UBND thành phố Đà Nẵng lên một tầm cao mới – tầm cao PR.

2.3.2 Nguyên Nhân và hạn chế

Công việc PR khai thác trên nhiều khía cạnh và cần một nguồn cung dồi dào không chỉ về kinh phí tiêu tốn hơn các hoạt động khác, mà còn nguồn nhân sự: PG,

PB, MC, người mẫu…, phương tiện: sân khấu, ánh sáng, âm thanh… thực hiện cũng rất phong phú Một kế hoạch tỉ mỉ kèm theo là những kinh nghiệm thực tế luôn phát huy được thế mạnh mà chính công việc PR đem lại Nó đòi hỏi không chỉ người thực hiện mà các khâu chuẩn bị cũng phải thật hoàn hảo và có những tình huống ứng phó nhanh nhạy hơn bao giờ hết Những người làm PR không chỉ là người có hiểu biết phong phú, đầu óc nhanh nhạy, năng động, thực tế, mà còn là người chịu trách nhiệm chính đối với các vấn đề trong PR.

Do đó ở một thị trường chỉ mới phát triển về PR thì còn thiếu rất nhiều về môi trường hoạt động, học tập, nhận thức, kỹ năng, đội ngũ chuyên gia và nhân viên dày dặn kinh nghiệm.

2.3.2.2 Với môi trường PR tại Việt Nam

Thứ nhất: Hầu như doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sai lệch về hoạt động

PR Sai lầm phổ biến nhất của các doanh nghiệp Việt là đánh đồng PR với quan hệ báo chí trong khi truyền thông báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc ngành PR. Xuất phát từ suy nghĩ này nên các doanh nghiệp chỉ lo quan tâm đến cánh nhà báo, từ phóng viên, trưởng ban cho đến Tổng biên tập của các phương tiện truyền thông.

Họ tin rằng “Chỉ cần bơm quan hệ với báo chí là êm xuôi”, tức là mọi loại thông tin của công ty (cho dù không có giá trị về tin tức báo chí) sẽ được hỗ trợ đăng tải rộng rãi, hoặc công ty sẽ không bị “sờ gáy” đến những “chuyện chưa tốt” Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn đánh đồng công việc của PR với các sự vụ lặt vặt như in ấn, tổ chức lễ động thổ, viết thông cáo báo chí Có những doanh nghiệp còn nhầm lẫn cho rằng PR là quảng cáo Những quan niệm lệch lạc này chính là nguyên nhân gây nên các sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp

Thứ hai: PR không được đầu tư thích đáng bởi các doanh nghiệp trong nước

Thực tế cho thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà Nếu xem qua ngân sách tiếp thị, hay chỉ cần ngân sách cho quảng cáo thôi, thì người làm

PR sẽ “rất tiếc Ngay cả ở những công ty đã xem trọng PR thì ngân sách dành cho hoạt động này chỉ bằng 10% quảng cáo, hoặc nhiều khi “nằm thấp thoáng” trong ngân sách tiếp thị chung cho doanh nghiệp

Thứ ba: Doanh nghiệp Việt Nam thiếu bộ phận nhân sự PR chuyên nghiệp nhưng lại không nhờ vào bên thứ ba- công ty chuyên về PR.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT (VIETART)

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT

3.1.4.2 Đào tạo nhân viên PR trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp

Vấn đề đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt đội ngũ quản lý doanh nghiệp về PR cũng cần được chú trọng Hiện đã có khá nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức PR có cấp chứng chỉ như: trung tâm giáo dục Thames, Victoria, TEC, T&A (Hà Nội) và Viện nghiên cứu Á châu, ĐH Quốc tế RMIT (TP Hồ Chí Minh) Đó chính là những sự lựa chọn rất phù hợp dành cho đối tượng này Ngoài ra, việc kết hợp với các công ty PR chuyên nghiệp cũng là những cơ hội rất tốt để các tổ chức, doanh nghiệp có thể học hỏi tại thực địa khi triển khai các chiến dịch marketing truyền thông.

Hiện nay, số lượng các sinh viên được đào tạo chính quy về PR còn rất hạn chế, chỉ khoảng 100 sinh viên trong chỉ tiêu Các cơ sở đào tạo PR ngắn hạn cũng quá ít ỏi so với nhu cầu học tập nghiên cứu của những người quan tâm và yêu thích

PR Do đó, vấn đề mở rộng đào tạo PR ở các trường đại học để trang bị kiến thức cần thiết, tạo nguồn nhân lực PR trong tương lai là vấn đề cần được các ban ngành, các cơ quan nhà nước quan tâm.

3.2 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT Để đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc phát triển PR trong công ty VietArt, thì công ty nên định hướng cụ thể hoạt động PR tai công ty mình Sau đây là nhứng đinh hướng mang tính thời sự cho doanh nghiệp:

3.2.1 Nắm bắt xu hướng phát triển PR tại Việt Nam

“PR là công cụ chính trong quảng bá thương hiệu doanh nghiệp”: xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là sử dụng PR như một công cụ đắc lực nhằm quảng bá và củng cố thương hiệu không chỉ trong thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

3.2.2 Đẩy mạnh PR phát triển có trọng tâm

Việc đầu tư cho PR ngày càng được các công ty chú trọng, đặc biệt trong những năm gần đây Các hoạt động PR trọng tâm như PR nội bộ, quan hệ báo chí, truyền thông, tài trợ các hoạt động xã hội mang lại hiệu quả tích cực và tiết kiệm chi phí Việc liên kết các sự kiện thành chuỗi giúp tạo ấn tượng mạnh về thương hiệu và gây sự chú ý của công chúng Bên cạnh đó, các hoạt động PR thường xuyên như tổ chức sự kiện, quan hệ với nhà đầu tư, báo chí và truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

3.2.3 Phát triển đội ngũ PR chuyên nghiệp

Trong Xã hội học có một khái niệm: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” Đúng như vậy, con người là nhân tố quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại ở tất cả mọi lĩnh vực PR cũng không ngoại lệ, chính vì vậy giải pháp cải thiện nhân sự luôn được đề cao.

3.2.4 Đẩy mạnh quan hệ với chính phủ, nhà đầu tư

Chính phủ và nhà đầu tư là hai nhóm công chúng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp các tổ chức nói chung và của công ty nói riêng Việc duy trì tốt mối quan hệ này là vô cùng quan trọng với bộ phân PR của công ty, bộ phận PR nên tư vấn cho Ban giám đốc các phương án, các hướng phát triển và thắt chặt mối quan hệ với chính phủ.

Giống như chiến dịch PR của các công ty khác, trong việc xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư cần phải thể hiện thái độ coi trọng, cùng những nỗ lực xây dựng và duy trì mối quan hệ này cũng giúp công ty tạo được ấn tượng tốt với các nhà đầu tư

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PR CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ THUẬT VIỆT TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Thông qua quá trình tìm hiểu, tôi đã tìm ra được nguyên nhân và hạn chế của việc kiềm hãm sự phát triển PR cho công ty Cổ phần Nghệ thuật Việt, từ những nguyên nhân đó xây dựng nên các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế nói trên:

- Đầu tiên là khắc phục hạn chế về nguồn nhân lực: từ việc phát triển, đào tạo cho đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức với nhân viên phải được thực hiện triệt để, thường xuyên nhằm đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững

- Giải pháp thứ hai để phát triển PR cho Viet Art chính là: công ty phải tự tạo ra cho mình môi trường PR chuyên nghiệp để từ đó có những bước đà phát triển về sau.

- Giải pháp thứ ba chắc chắc phải liên quan đến khách hàng của chính công ty: Viet Art phải hiểu rõ khách hàng cần gì, muốn gì từ đó lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

- Giải pháp thứ tư đó chính là đẩy mạnh mối quan hệ giữa công ty với chính quyền địa phương: tạo thuận lợi về việc am hiểu luật pháp cũng như quy định nhằm đưa ra các chính sách phù hợp với định hướng của nhà nước.

- Bên cạnh đó công ty cần phải nhận thức rằng PR không chỉ dành cho bên ngoài mà cần phải nhấn mạnh trong chính nội bộ.

- Và cuối cùng là một số giải pháp dành cho chính sách PR của công ty.

3.3.1 Khắc phục hạn chế về nguồn nhân lực : Chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên và phát triển quan hệ với nhân viên

3.3.1.1 Chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên a Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ phận PR-Events trong công ty

Trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR), nhân sự đóng vai trò tối quan trọng, như câu nói trong Xã hội học: "Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội" Do đó, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự luôn được ưu tiên để đảm bảo thành công trong các hoạt động PR.

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

3.4.1.Tổ chức hiệp hội nghành hàng

Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ để có rất nhiều nỗ lực, hoạt động để tạo ra hình ảnh của mình đối với công chúng, để tạo ra thương hiệu cho các ngành hàng của mình không chỉ trong nước mà còn quảng bá với bạn bè quốc tế. Để làm tốt hơn nữa những hoạt động này, các tổ chức, hiệp hội nên lập ra bộ phận chuyên trách về PR để có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn Bộ phận chuyên trách này phải có đội ngũ PR am hiểu thị trường đối với ngành hàng của mình, phải nắm rõ xu hướng của thị trường cũng như đặc điếm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Ngoài ra cũng cần xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông để quảng bá cho hình ảnh các doanh nghiệp trong hiệp hội, ngành hàng của mình Cần tạo lập mối quan hệ với các đối tác, cũng như các khách hàng mục tiêu đối với ngành hàng của mình Trong dịp kỉ niệm của ngành hay có những doanh nghiệp trong ngành được đón nhận bằng khen hay giải thưởng, hay tổ chức các sự kiện để công bố cho công chúng, như vậy vừa tạo được uy tín vừa quảng bá được thương hiệu của mình.

3.4.2 Thay đổi phương pháp giáo dục ngay từ nhận thức nhà trường

Tiếp theo, xin được đưa ra một mô hình làm PR mới chưa được quan tâm tời Việt Nam hiện nay Đó là PR đối với ngành giáo dục, PR trong trường học. Đối với các nước, PR là một trong những công tác trọng yếu trong ngành quản lý giáo dục Điều này lời chưa được quan tâm và tận dụng đúng mức trong hệ thống giáo dục công lập ở nước ta.

Công chúng của nhà trường được phân thành hai loại chính: công chúng bên trong (internal publics) và công chúng bên ngoài (external publics) Công chúng bên trong bao gồm ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, hội đoàn, phụ huynh và học sinh Công chúng bên ngoài bao gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các cơ quan ngôn luận Việc xây dựng hình ảnh tích cực và tạo dựng niềm tin với các nhóm công chúng khác nhau giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà trường, cả về vật chất, tinh thần lẫn chuyên môn.

Các trường phổ thông tời San Bernardino (bang CaliỊorn.a, Mỹ) đã có những cách làm đáng chú ý đề lôi kéo sự quan tâm của công chúng bên ngoài về trường mình Trước hết, các trường luôn công khai, minh bạch hoạt động cùa mình cho công chúng biết Những thông tin cung cấp ra bên ngoài không chi có các thành tích mà còn phải bao gồm nhũng yếu kém, khó khăn, tồn tại mà nhà trường đang vướng phải Ở Mỹ, luật giáo dục của các bang bắt buộc các trường phải giải trình với công chúng hoạt động hàng năm của nhà trường qua bản báo cáo trách nhiệm nhà trường (School Accountability Report Card ) Nội dung của báo cáo SARC theo quy định bao gồm 38 mục phải giải luật học đường; tỷ lệ bỏ học và biện pháp khắc phục; chi phí giáo dục được sử dụng cho mỗi học sinh; sĩ số học sinh trung bình mỗi lớp và biện pháp làm giảm dần chỉ số này; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ công nhân viên; tình hình tài sản, trang thiết bị, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh; công tác bồi dưỡng chuyên môn; thu nhập của ban giám hiệu và giáo viên; những khó khăn, tồn tại ngoài tầm giải quyết của nhà trường Có lẽ, trong tình hình hiện nay ờ Việt Nam, việc mỗi Phòng hoặc Sở Giáo dục - Đào tạo duy trì một website chuyên nghiệp có đường link nối đến trang riêng của các trường để đăng tải các báo cáo giải trình trách nhiệm hằng năm và nhiều thông tin khác cũng không phải là một việc quá khó.

Như vậy, PR trong ngành giáo dục cũng đem lại nhiều hiệu quả, đó là để công chúng hiểu rõ hơn về các trường học, họ sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhà trường Công chúng ở đây bao gồm cả các cấp cao hơn cũng như các bậc phụ huynh học sinh Nếu có khó khăn hoặc kiến nghị gì qua hoạt động PR sẽ được sự quan tâm đúng mức từ công chúng Những hoạt động đón nhận bằng khen hoặc kỉ niệm thành lập trường sẽ là cơ hội để tạo lập thêm tên tuổi cũng như uy tín của trường Còn nếu xét về nội bộ trường học thì hoạt động PR sẽ làm học sinh hiểu thêm về trường, về Ban giám hiệu cũng như các thầy cô giáo, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn trong trường, càng đem lại nhiều kết quả tốt hơn nữa.

3.5 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA VIETART LÊN CHÍNH PHỦ ĐỂ PHÁT TRIỂN PR CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CŨNG NHƯ CHÍNH VIETART

3.5.1 Chính phủ cần quan tâm hơn tới lĩnh vực PR trong và ngoài nước Đối với cấp Chính phủ thì công chúng bao gồm cả công chúng trong nước và ngoài nước Công chúng bên ngoài vừa là các Chính phủ nước bạn vừa là nhân dân quốc tế cũng như kiều bào ta ở nước ngoài Còn công chúng trong nước là mọi từng lớp nhân dân Việt Nam Hoạt động PR trong và ngoài nước được thể hiện trong những cuộc thăm viếng, hội đàm, đàm phán, kí kết các hiệp định, hiệp thương và những hoạt động của Nhà nước ta khi ban hành các nghị định, chính sách

Quan hệ công chúng (PR) đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế Vì vậy, hoạt động PR cần được tập trung tại Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ủy ban sẽ cử ra một ban chuyên trách, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động PR theo hướng chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm.

PR, lập ra những kế hoạch PR cụ thể như sự xuất hiện của một chính khách nước ta tới một nước khác, những cuộc họp báo, Những hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc cũng là dịp để nhân dân thế giới hiểu thêm về Việt Nam và cũng là cơ hội để kiểu bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.

- Còn đối với những hoạt động PR trong nước thì khi ban hành một chính sách mới, Chính phủ nên cử ra người đại diện để phổ biến cho dân chúng về chính sách mới, về những lợi ích mà chính sách mới đem lại Có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, báo chí để thực hiện công việc này Như vậy thông tin sẽ đến được với số đông công chúng Nhà nước nên dùng các cơ quan truyền thông như một công cụ đắc lực của minh khi tiến hành các hoạt động PR trong và ngoài nước Vai trò của truyền thông là rất sâu rộng và có tác động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp Nếu sử dụng tốt công cụ này, các hoạt động PR của Nhà nước sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

3.5.2 Hoạt động PR cần một hành lang pháp lý

Công chúng đang sống trong một thế giới đầy ắp các sự kiện có bàn tay của

PR Tuy nhiên, ngành công nghiệp “chất xám” này chưa được chú trọng phát triển đúng nhiên vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động PR mặc dù

PR là hoạt động không còn quá mới trên thị trường Việt Nam Chính vì thế, sự xuất hiện tràn lan của các công ty làm dịch vụ PR hiện nay là điều rất đáng lo ngại, thậm chí nhiều công ty đăng ký kinh doanh dịch vụ khác nhưng cũng nhảy sang làm PR.Theo bản nghiên cứu thị trường mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường FTA dựa trên phỏng vấn trực tiếp 70 công ty lớn (như: Pepsi, Unilever, Tiger, Heineken,Gillette, Kodak, Phillips Moris, Nestlé, Dutch Lady, Sony Ericsson, Honda,Microsoft, Vinamilk, Thiên Long, Kinh Đô ), đến tháng 9 năm 2006, thị trường

PR/ tổ chức sự kiện theo ước tính tăng trưởng trung bình 30% với hơn 20 công ty chuyên nghiệp và hơn 200 công ty quảng cáo khác “cơi nới” thêm dịch vụ này. Nhiều chuyên gia PR lo lắng với việc những công ty rất nhỏ ra đời làm ăn chụp giật, kém hiệu quả sẽ làm cho chất lượng hoạt động PR bị giảm xuống.

Trong khi đó, nhiều người lại dễ dàng bỏ qua những rào cản trong PR, thông tin lên báo chí dễ dãi Nhiều công ty PR đã lợi dụng mặt trái này để truyền tải những thông tin không có lợi hoặc bất lợi cho đối thủ Tiêu chí của PR là sự thật, tuy nhiên, nhiều công ty PR đã “đánh bóng sự thật” đến mức không còn là sự thật nữa Đã có không ít trường hợp hai công ty PR đứng về phía hai nhãn hiệu đối lập nhau, tung những thông tin xấu về đối thủ, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đánh lạc hướng người tiêu dùng Cách đây không lâu đã xảy ra vụ khủng hoảng sản phẩm Knor của Công ty Unilever Chỉ vì sơ suất trong khâu kiểm duyệt mẫu bao bì, mẫu mã (rồi bị công ty đối thủ khai thác) mà toàn bộ chiến dịch tiếp thị sản phẩm Knorr

“Tự nhiên hơn bột ngọt” bị phá sản Tiếp đó là vụ khủng hoảng nước tương Chin-su của Công ty Vitec Food, sự cố sữa Nestlé, gần đây nhất là scandal xoay quanh trò chơi game “Võ lâm truyền kỳ” của công ty VinaGame Có một nguyên nhân được dư luận hết sức quan tâm và lo ngại, đó là vai trò “chọc gậy bánh xe” của các công ty PR Được ví như những điệp viên “hai mặt”, PR có thể giúp các công ty giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hoạt động của mình đến với công chúng Nhưng khi cần thiết, các công ty PR cũng có thể là “công cụ” tung tin đồn thất thiệt, nói xấu, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các công ty đối thủ Thông qua một tờ thông cáo báo chí gợi sự tò mò kèm theo một chút tiền bồi dưỡng (tùy theo giá trị của vụ khủng hoảng) thì mọi sự đã có thể xảy ra theo đúng kịch bản Như vậy, thay vì hành động theo đúng tôn chỉ là quản lý sự kiện và quản trị khủng hoảng thì người thứ ba này đôi khi lại là người tạo ra khủng hoảng Tại Việt Nam, do thị trường PR còn mới và chưa hề có khung pháp lý quy định về hoạt động cạnh tranh, một số công ty PR đã lợi dụng nhảy vào trục lợi Chỉ riêng sự cố vụ sữa Enfagrow, tin đồn Ngân hàng ACB phá sản trước đây đã để lại một bài học vô cùng đắt giá cho giới truyền thông Trưởng ban kinh tế của một tờ báo đã bị cho thôi việc, công ty PR chuyên tung tin thất thiệt nêu trên nay đã không còn được khách hàng tin tưởng nữa và tuột dốc thê thảm Cách đây hai năm, công ty Nam Dương cũng là một ví dụ Công ty này đã tổ chức một chiến dịch PR rầm rộ nhân danh bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, rằng mình đã tiếp nhận một dây chuyền sản xuất nước tương “sạch” (không có 3-MCPD) Thế nhưng, đến nay, theo công bố của Nam Dương, nước tương sạch chỉ chiếm 10% sản lượng vì lý do không hợp khẩu vị Mẫu nước tương bị Sở Y tế phát hiện có rất nhiều độc tố nằm trong số sản phẩm sản xuất theo “công nghệ truyền thống” Kết quả là người tiêu dùng mới là người phải chịu thiệt thòi sau mỗi lần PR “ẩu” của các doanh nghiệp.

Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay chính là có một văn bản pháp luật hoàn chỉnh cho quan hệ công chúng, mang tính nguyên tắc, chuẩn mực khung, định hướng cho PR cho các chủ thể quốc gia, tổ chức cá nhân, các phương tiện thực hành

Ngày đăng: 07/09/2024, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mối quan hệ tương tác giữa PR và Marketing - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Hình 1.1. Mối quan hệ tương tác giữa PR và Marketing (Trang 19)
Bảng 1.1. So sánh PR với quảng cáo - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Bảng 1.1. So sánh PR với quảng cáo (Trang 21)
Hình 1.2. Hiệu ứng Domino trong truyền thông - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Hình 1.2. Hiệu ứng Domino trong truyền thông (Trang 23)
Bảng 2.1: Hoạt động nổi bật của công ty - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Bảng 2.1 Hoạt động nổi bật của công ty (Trang 63)
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty từ năm 2012 -2015 - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Bảng 2.2 Tình hình tài chính của công ty từ năm 2012 -2015 (Trang 64)
Hình 2.1 : Biểu đồ doanh thu qua các năm - Một số giải pháp phát triển quan hệ công chúng (PR ) của Công ty Cổ Phần Nghệ Thuật Việt
Hình 2.1 Biểu đồ doanh thu qua các năm (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w