LỜI MỞ ĐẦU Được ký kết vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son trên mặt trận ngoại giao, là cánh cửa đưa đất nước ta đến h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LU N CHÍNH TR Ậ Ị
………o0o………
TIỂU LU N LỊCH SỬ ĐẢẬ NG C NG SẢN VI T NAM Ộ Ệ
HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH,
LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Nhóm sinh viên th c hi n ựệ : Nhóm 3 Lớp tín ch ỉ: TRI117.7 Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguy n Th T Uyên ễị ố
Trang 2DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VI C Ệ
1 Huỳnh Minh Anh 2111310003 3 Nội dung hiệp định
2 Phạm Tu n Anh ấ 2114310006 8 Các bên tham gia
Hiệp định
3 Hoàng Lê Thùy Dương 2114310020 18
Tuân th ủ Hiệp định, chỉnh s a, định dạng ửbản final
4 Bùi Th Khánh Hòa ị 2114510028 34
Bối c nh l ch s ả ị ử ký kết Paris và quá trình đàm phán
5 Nguyễn Văn Kiệt 2111110133 49
Bối cảnh l ch s ị ử ký kết Paris và quá trình đàm phán
6 Đặng Hiền Minh 2114510044 70 Kiểm tra, ch nh s a, ỉ ử
tổng h p ợ7 Trần Quang Nam 2114310065 73 Ý nghĩa lịch sử 8 Tạ Quỳnh Nga 2114410124 75 Ý nghĩa lịch sử
9 Lê Th Phan Ren ị 2114410159 92
Tác động của Hiệp định đến các bên tham gia 10 Khổng Thu Trang 2114310103 108 Vi phạm Hiệp định
Trang 3MỤC L C Ụ
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 B I C NH L CH S KÝ KỐ Ả Ị Ử ẾT HĐ PARIS VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN 3
2.1 Các nội dung cơ bản 7
2.2 Các Nghị định thư quy định cách th c thi hành Hiứ ệp định Paris v ềViệt Nam 8
3 QUÁ TRÌNH TH C HI N HIỰ Ệ ỆP ĐỊNH 10
3.1 V lề ập trường của các bên tham gia ký k t Hiế ệp định 10
3.1.1 Phía Chính quy n mi n B c Vi t Nam ề ề ắ ệ 10
3.1.2 Phía Chính quy n mi n Nam Vi t Nam ề ề ệ 10
3.1.3 Phía M ỹ 11
3.2 Vi ph m Hiạ ệp định từ phía Hoa K và Chính quy n Sài Gòn ỳ ề 11
3.2.1 V phía Chính quy n Sài Gòn: ề ề 11
TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 20
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Được ký kết vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son trên mặt trận ngoại giao, là cánh cửa đưa đất nước ta đến hoà bình sau 20 năm chịu ách đô hộ của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Hiệp định có hiệu lực buộc Hoa Kỳ phải rút quân về nước trong vòng 60 ngày, đồng thời chấm dứt mọi dính líu quân sự vào miền Nam Việt Nam; tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, từng bước dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Hiệp định Paris 1973 đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về nghệ thuật “vừa đánh, vừa đàm” Thành công ký kết Hiệp định Paris là một trong những bài học để Đảng ta vận dụng về tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”; kiên quyết, kiên trì, sử dụng đồng bộ nhiều mặt như chính trị, quân sự để bổ trợ cho công tác đối ngoại; tôn trọng các cam kết nhưng không bao giờ lơ là, mất cảnh giác và dựa vào sức mình là chính nhưng cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong công tác đối ngoại của Đảng ta hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của những điều trên, bài tiểu luận này dựa trên những dấu mốc lịch sử dân tộc ta đã đi qua suốt 20 năm trường kỳ kháng chiến và 5 năm ròng rã trên bàn đàm phán, mang đến góc nhìn khách quan để từ đó rút ra những di sản mà thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và Hiệp định Paris 1973 nói riêng để lại
Trong suốt quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã nỗ lực để tìm kiếm những thông tin xác thực nhất dưới góc nhìn khách quan nhất, bám sát theo tiêu chí ban đầu của tiểu luận Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của giảng viên để hoàn thiện hơn nữa!
Trân trọng
Trang 5NỘI DUNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ KÝ KẾT HĐ PARIS VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN
1.1 Bối c nh l ch s c a hả ị ử ủ ội nghị Paris
1.1.1 Hoàn c nh dả ẫn tới hội ngh Paris 1968ịSau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tiến hành thiết lập chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với nỗ lực quân sự cao nhất nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Mỹ ở miền Nam Việt Nam Đồng thời, tiến hành thương lượng hòa bình để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra Với tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí hiện đại Mỹ nhanh chóng mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: đông - xuân 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định” Nhưng tất cả các cuộc tiến công ấy đều lần lượt đi đến thất bại Trước những chiến thắng oanh liệt như trên, Đảng ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao Mục tiêu ngoại giao trước mắt là đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị Mặt khác, với thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây ra cho đế quốc Mỹ một đòn "choáng váng đột ngột", làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của chúng Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, không ra tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris Ngày 13/5/ 1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Mỹ đã chính thức bắt đầu tại Paris, Pháp Sau đó từ 18/1/1969, Hội nghị có sự hiện diện của đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đổi thành Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CPCMLT) và Việt Nam Cộng hoà (tức chính quyền Sài Gòn) Vì thế Hội nghị Paris còn được gọi là Hội nghị “bốn bên” và “2 phía”
Trang 61.1.2 Bối c nh qu c t c bi t ả ố ế đặ ệCuộc chiến tranh giữa Việt Nam Mỹ nói chung và hội nghị Paris 19- 73 nói riêng diễn ra trong sự bất cân xứng về lực lượng, khi Việt Nam phải đối mặt với nửa triệu quân Mỹ, các lực lượng đồng minh của Mỹ cùng với lực lượng quân đội Sài Gòn và một số lượng vũ khí, súng đạn và các phương tiện chiến tranh thuộc hàng hiện đại nhất thế giới, lần đầu tiên được thử nghiệm ở Việt Nam
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam thực chất là cuộc đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong trật tự hai cực Nếu như trong nội bộ phe TBCN có sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp, mà biểu hiện là trụ sở của NATO phải chuyển từ Paris đến Bruxelles, thì trong nội bộ phe XHCN lại xảy ra xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1953 sau cái chết của Stalin, nhưng bùng nổ năm 1956 tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô và lên đến cao trào vào năm 1962 1963 khi chiến tranh -biên giới nổ ra giữa hai nước
Một điều đáng chú ý với tiến trình Hội nghị Paris là bắt đầu từ năm 1972, khi Liên Xô và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh không chỉ nhằm khẳng định vị trí lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, mà quan trọng hơn còn nhằm đối trọng với Mỹ Tuy cả hai đều tuyên bố “không bán đứng Việt Nam”, nhưng thực chất họ đã hành động vì lợi ích của mình
1.2 Quá trình đàm phán của hội ngh Paris ịKhi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972 Các bên sử dụng hội nghị như một diễn đàn đấu tranh chính trị Trong giai đoạn này, các phiên đàm phán thường rơi vào bế tắc do tình trạng giằng co trên chiến trường và do phía Hoa Kỳ không chịu đi vào đàm phán thực chất đối với việc rút quân Mỹ Giai đoạn này cũng xảy ra các cuộc tiếp xúc bí mật của 2 cố vấn đặc biệt: Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận
Trang 7thực chất, nhưng cũng không đi được đến thỏa hiệp do lập trường các bên quá khác biệt và cục diện chiến trường chưa nghiêng hẳn về bên nào
Đến năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kéo dài gần 2 thập kỷ và hội nghị Paris đã bước sang năm thứ tư Đó cũng là năm nước Mỹ tiến hành bầu cử tổng thống và Nixon muốn ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ Trong bối cảnh giằng co của chiến tranh, chính quyền Nixon đã tiến hành chiến lược ba gọng kìm bao gồm ngoại giao, truyền thông và quân sự để gây áp lực buộc Việt Nam phải thực hiện kế hoạch của Mỹ:
Về ngoại giao: 1/1972, Phó trợ lý về an ninh quốc gia Alexander Haig tới Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai Tiếp theo đó, Tổng thống Nixon cũng thực hiện một loạt các biện pháp ngoại giao khác mà đỉnh cao là các cuộc gặp thượng đỉnh ở Bắc Kinh và Moscow, đã làm tăng uy tín của Nixon khi năm bầu cử tổng thống bắt đầu Từ ngày 21 28/2, Tổng thống Nixon đã tới thăm Trung -Quốc và từ ngày 22 đến 30/5/1972, lại “gặt hái” thêm một chiến thắng ngoại giao ngoạn mục với chuyến thăm tới Moscow
Về truyền thông: Giám đốc CIA Richard Helms đề xuất xây dựng một chuỗi chiến dịch đánh lừa và xuyên tạc thông tin chống lại Bắc Việt, để gây thêm khó khăn cho các lãnh đạo Hà Nội và thôi thúc họ quan tâm tới giải pháp đàm phán hơn Tin đồn mà Mỹ tung ra là Nixon đã thỏa thuận thành công với các lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc rằng hai nước này sẽ ngừng viện trợ cho VNDCCH
Về quân sự: Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn đẩy mạnh các cuộc khiêu
khích lấn chiếm ở các chiến trường miền Nam kết hợp ném bom miền Bắc Trong số đó phải kể đến chiến dịch Xuân Hè năm 1972 khi mà hai bên quyết - giành được thắng lợi để gây áp lực trên bàn đàm phán ở Paris Mặc dù không bên nào giành được thắng lợi trọn vẹn, nhưng chiến dịch này đã làm Washington bối rối, còn Bắc Kinh và Moscow bị rơi vào thế lưỡng nan giữa Hà Nội và Washington
Trang 8Đến cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1972, cuộc đàm phán Paris dường như đã đi vào ngõ cụt Sức ép đối với các bên đều rất lớn Cuộc tiến công Xuân - Hè năm 1972 không đem lại kết quả như ý muốn cho VNDCCH Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần Một cuộc chạy đua ngầm đã diễn ra giữa Mỹ và VNDCCH xem liệu có thể lợi dụng cuộc bầu cử cho mục đích của mình Về phía Mỹ, đối thủ của Nixon là McGovern của Đảng Dân chủ đang tạo ra áp lực rất lớn cho Đảng Cộng hòa khi chủ trương chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam không điều kiện và dừng viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn
Ngày 8/10/1972 đã diễn ra bước đột phá trong đàm phán ở Paris khi VNDCCH đề nghị chấm dứt chiến tranh, với điều kiện lực lượng quân Mỹ và đồng minh phải rút khỏi Đông Dương trong vòng 60 ngày, hai bên tiến hành trao trả toàn bộ tù binh, chính quyền Sài Gòn và Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục được tồn tại, những vấn đề chính trị, quân sự của miền Nam sẽ do các bên miền Nam giải quyết
Sau nhiều buổi tranh luận căng thẳng, gay gắt, đến ngày 12/10/1972, hai bên đã đạt được thỏa thuận với những nội dung cơ bản, định ra một lịch trình để tiến tới ký kết Hiệp định vào cuối tháng 10 “Hòa bình dường như đã nằm trong tầm tay”, tuy nhiên, vào phút cuối Mỹ đã lật lọng Lần này người cản trở Mỹ ký hiệp định trớ trêu thay lại chính là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đồng minh thân cận của Mỹ Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối dữ dội bản dự thảo hiệp định vì cho rằng nó “thực chất là một sự đầu hàng của Mỹ"
Đầu tháng 11, Mỹ và VNDCCH lại tiếp tục gặp nhau ở Paris Phía Mỹ tiếp tục đòi sửa nhiều điều trong bản dự thảo, trong đó có các vấn đề như vị trí của chính phủ cách mạng lâm thời, việc rút quân đội miền Bắc khỏi miền Nam, việc trao trả tù binh, Đổ lỗi cho Việt Nam không có thiện chí đàm phán, Mỹ chuyển sang dùng sức mạnh quân sự, tiến hành cuộc ném bom bằng B52 suốt 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác, nhằm đưa miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”
Trang 9Tuy nhiên, Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Pari Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị
2 NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH 2.1 Các nội dung cơ bản
Hiệp định được chia thành 9 chương với 23 điều, các chủ đề về cơ bản giống như trong Bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972 Một số điểm cơ bản của Hiệp định Paris đã được ký kết như:
- Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp định Genève
- Ngưng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi Ban Liên hợp Quân Sự giữa hai lực lượng của chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một đổi một Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào các vấn đề nội bộ của Nam Việt Nam
- Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thỏa thuận chi tiết của các phía Việt Nam
- Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế Miền Nam Việt Nam
Trang 10thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào, không kèm theo điều kiện chính trị
- Hoa Kỳ có nghīa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh
- Tất cả các bên đồng ý thi hành Hiệp định Và Hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký Định ước quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
2.2 Các Ngh ịđịnh thư quy định cách thức thi hành Hiệp định Paris v ề Việt Nam
Sau khi Hiệp định được ký kết, bốn bên cùng ký 4 Nghị định thư để cụ thể hóa việc thực thi Hiệp định trong thực tế:
1) Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam về việc thành lập Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát:
Theo Nghị định thư này, Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sē có trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm soát việc thực thi Hiệp định tại Việt Nam của bốn bên tham gia ký kết Ủy ban này là một tổ chức độc lập, có trách nhiệm làm nhiệm vụ trung gian liên lạc giữa các bên trong vấn để Việt Nam Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát hoạt động như một cơ quan giám sát, tiếp nhận những khiếu nại của các bên, điều tra những vi phạm do các bên khiếu nại Trụ sở của Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đặt tại Sài Gòn, được chia thành nhiều tổ, tổ lớn quản lý ở 7 khu vực, tổ nhỏ đặt ở các địa phương
2) Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ:
Nghị định thư này quy định rõ trách nhiệm trao trả tù binh của các bên Các tù binh là nhân viên quân sự bị bắt, thường dân bị bắt đều phải được trao
Trang 11trả theo nguyên tắc: tù binh thuộc bên nào về bên đó, thường dân là người nước ngoài không phải Hoa Kỳ phải được trao trả về nước của họ
Trong vòng 90 ngày sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, các bên sẽ hoàn tất việc trao trả tù binh, không trì hoān với bất cứ lý do nào.Trong khi chờ đợi được trao trả, các bên phải đối xử với tù binh, dù là loại nào, một cách nhân đạo Nghị định thư không những chỉ cấm các hình thức tra tấn, làm tàn phế, xúc phạm nhân phẩm và tước đoạt sinh mạng của tù binh, mà còn quy định tù binh phải được cho ăn cho uống, phải được chăm sóc y tế khi cần thiết Đây là Nghị định thư bảo đảm quyền làm người của tù binh các bên
3) Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và vế các Ban Liên hợp Quân sự:
Đây là Nghị định thư có nhiều điều khoản nhất trong số bốn Nghị định thư được ký cùng với bản văn Hiệp định Nghị định thư này có 19 điều, quy định cụ thể về việc thành lập các Ban Liên hợp Quân sự, việc ra lệnh ngừng bắn, giữ nguyên hiện trạng Nghị định thư quy định chi tiết về địa điểm và phạm vi hoạt động của Ban Liên Hợp Quân sự Đổng thời Nghị định thư này cũng quy định việc Hoa Kỳ phải tháo dỡ toàn bộ các căn cứ quân sự, chuyển hết quân dụng, vũ khí về nước đúng thời hạn
4) Nghị định thư của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam về việc gỡ bỏ, vô hiệu hóa mìn trên các thủy lộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
Nghị định thư này quy định Hoa Kỳ phải quét sạch tất cả bom mìn mà Hoa Kỳ đã đặt tại vùng biển, các cảng, sông ngòi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phải kịp thời thông báo tin tức về sự tiến triển của công việc này để đảm bảo an toàn cho người và thuyền đi lại trên sông