1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu hội nghị giơnevơ và hiệp định giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở đông dương năm 1954 rút ra nhận xét

32 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Hội Nghị Giơnevơ Và Hiệp Định Giơnevơ Về Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình Ở Đông Dương Năm 1954. Rút Ra Nhận Xét
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn Cô Hoàng Thị Thắm
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 501,64 KB

Nội dung

Trận Điện Biên Phủ đã đánh bạiý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệpPháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương.Thắng lợi đó giáng một đòn quyết định vào ý chí xâmlượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ 5

1.1 Bối cảnh lịch sử dẫn đến hội nghị Giơnevơ 51.2.Triệu tập hội nghị Giơnevơ và thành phần tham dự. 7

1.4 Khái quát lập trường và quan điểm của các bên tham dự Hội nghị 11

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 15

2.1 Hiệp định đình chiến sự tại Việt Nam 152.2 Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị và Hiệp định Giơnevơ 172.3 Thi hành Hiệp định Giơnevơ tại Việt Nam 19

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hoàng Thị Thắm vì thời gian qua đãdành sự tâm huyết, nhiệt tình của mình để tạo nên một môi trường học tập vô cùng năngđộng, sáng tạo tại trường đại học Thương Mại Chính nhờ những cống hiến đó của cô màtrong suốt học học kỳ qua chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích cho sổ tay trithức của mình

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô đã quan tâm, hướng dẫn chúng

em trong từng buổi học, từng buổi nói chuyện và trao đổi về đề tài Dưới sự hướng dẫn tậntình của cô đã giúp chúng em hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất

Mặc dù đã cố gắng hết sức trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song không thể tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế do vậy nhóm 4 chúng em rất mong nhận được những lời góp

ý, nhận xét từ cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Dương Trung Quốc đã nói “ Nếu nhậnthức rằng lịch sử là cái tất yếu được định vị bằng thời gian của cái đã qua và ngoại giao làcái tất yếu phản ánh tương quan và lợi ích của những bên tham gia, thì không thể đánh giá sựkiện Giơnevơ 1954 cách đây nửa thế kỷ bằng tâm thức của ngày hôm nay Không thể đòi hỏimột nền ngoại giao của một quốc gia từ trong rừng sâu của chiến khu lần đầu tiên đến mộtnghị quốc tế với sự tham dự của những cường quốc lớn nhất của hai khối chính trị đối địchnhau giữa thời chiến tranh lạnh, lại có ngày được một tư thế hoàn toàn độc lập, tự chủ trongmọi quyết định trên bàn đàm phán” Ý nghĩa to lớn và những bài học quý báu của hiệp địnhGiơnevơ sẽ trường tồn cùng thế giới, được nhân lên và phát huy hơn nữa trong cuộc chiếntranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc E Smith Gravel đã tuyên bố: “ Hiệp định Giơnevơ là một kết quả tốt nhất màchúng ta có thể đạt được Nên nhớ rằng rất hiếm có trường hợp mà ngoại giao có thể giànhđược trên bàn hội nghị những gì không thể giành được hoặc giữ được trên chiến trường.”.Hội nghị Giơnevơ là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của nhân dân ta, tạo tiền

đề và cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nướcnăm 1975 sau này Hội nghị là sự kiện quốc tế quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với quan

hệ quốc tế, được các nước và thế giới quan tâm Mặc dù với những ý nghĩa, những thắng lợi

to lớn vĩ đại không thể phủ nhận nhưng vẫn còn những quan điểm cho rằng thắng lợi đạtđược ở Giơnevơ chưa trọn vẹn Các bên đến hội nghị Giơnevơ với những quan điểm và mụctiêu khác nhau nhưng cuối cùng đạt tới hiệp định là do các bên tìm được mẫu số lợi íchchung, cùng nhau thỏa hiệp, mỗi bên có được cái tối thiểu cần đạt được Như vậy, hiệp địnhGiơnevơ có thật thỏa đáng không? Có phản ánh đúng thắng lợi của ta trên chiến trường và so

sánh lực lượng lúc đó không? Bài tiểu luận “Tìm hiểu Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định

Giơnevơ 1954 về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương” sẽ đưa ra bức tranh

toàn cảnh bàn về những vấn đề xung quanh hội nghị này

Việc lựa chọn đề tài trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá lịch sử, đồngthời củng cố thêm tri thức, hiểu rõ hơn về bản chất của những vấn đề lịch sử, phục vụ trựctiếp cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều khókhăn, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo, các bạn sinhviên để góp phần nâng cao, hoàn chỉnh hơn về đề tài này

Bài tiểu luận của chúng em được chia thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quát về Hội nghị Giơnevơ

Chương 2: Nội dung cơ bản Hiệp định Giơnevơ

Chương 3: Đánh giá và rút ra nhận xét về Hội nghị và Hiệp định Giơnevơ

4

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ

1.1 Bối cảnh lịch sử dẫn đến hội nghị Giơnevơ.

Sau một loạt những thất bại quân sự, Chính phủ Pháp đã 7 lần thay tổng chỉ huy quânđội Pháp ở Đông Dương mà không cải thiện tình hình, quân Pháp trên chiến trường ngàycàng lâm vào thế phòng ngự bị động.Tháng 5/1953, Chính phủ Pháp cử Henri Navarre làmTổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương Để kết thúc chiến tranh trong danh dự, ngày 27/4/1953,Hội đồng Quốc phòng Pháp đã thông qua kế hoạch Navarre

Theo đó, từ mùa thu năm 1953, quân Pháp sẽ tiến công, giành những thắng lợi quân

sự quyết định buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện của Pháp Như vậy, kế hoạchNava đã chứa đựng mục tiêu thương lượng nhưng là thương lượng trên thế mạnh Chỉ sau 8ngày tuyên bố của Thủ tướng Pháp, ngày 20/11/1953, Navarre cho quân nhảy dù xuốngchiếm đóng Điện Biên Phủ, do nhận được tin tình báo Đại đoàn 316 của Việt Minh đanghành quân về phía Tây Bắc Quân Pháp đã nhanh chóng xây dựng lòng chảo Điện Biên Phủtrở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Nam Á

Sau khi kế hoạch Navarre được thông qua, ngày 27/7/1953, cuộc chiến tranh TriềuTiên cũng đồng thời chấm dứt bằng Hiệp định Bàn Môn Điếm Đình chiến ở Triều Tiên đãảnh hưởng đến dư luận nước Pháp, phong trào phản chiến ở Pháp lên cao

Đình chiến ở Triều Tiên cũng ảnh hưởng tới dư luận thế giới và quan điểm của cácnước lớn trong việc giải quyết các cuộc chiến tranh khu vực Vào thời điểm này, Liên Xô bắtđầu thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn Vì vậy, Liên Xô muốn đi đến một giải pháphòa bình cho vấn đề Đông Dương để ngăn chặn Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ở ĐôngDương Đây là khu vực chưa phải là quyền lợi sát sườn của Liên Xô và ảnh hưởng của Liên

Xô cũng chưa mạnh Hơn nữa, Liên Xô còn nhiều việc phải làm sau khi Stalin mất (3/1953)

và có sự thay đổi trong Ban lãnh đạo cấp cao Báo Sao đỏ của Liên Xô ra ngày 3/8/1953 viết

“Đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương”

Về phía Trung Quốc, sau khi thoát khỏi cuộc chiến tranh Triều Tiên, đang muốn tậptrung vào khôi phục kinh tế, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, củng cố chế độ dân chủnhân dân, cũng chủ trương sớm giải quyết lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngăn chặn đếquốc Mỹ mở rộng chiến tranh, bảo đảm hòa bình và an ninh cho Trung Quốc ở phía ĐôngNam Sau khi Hiệp định Bàn Môn Điếm được ký kết, ngày 24/8/1953, Thủ tướng Chu ÂnLai tuyên bố có thể thảo luận các vấn đề khác sau khi giải quyết vấn đề hòa bình ở TriềuTiên, trước đó ngày 4/8/1953, Liên Xô đã gửi công hàm đến các nước lớn gợi ý triệu tập mộthội nghị 5 nước là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc để bàn bạc đi đến giải pháp giảmbớt căng thẳng ở Viễn Đông Như vậy, nếu được tham giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông

Trang 6

Dương thì Trung Quốc sẽ có cơ hội khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế với tưcách là một nước lớn

Về phía Mỹ, Mỹ đặt Đông Dương trong phòng tuyến chống cộng của Mỹ ở Châu Á

-Thái Bình Dương, như ngoại trưởng Dulles tuyên bố ngày 13/1/1954: "Đứng về chiến lược,

quyền lợi của Mỹ ở vùng viễn đông gắn chặt với các đảo ở bờ biển vùng đó Các đảo đó có hai cứ điểm ở trên lục địa: phía bắc là Triều Tiên và phía nam là Đông Dương".Vì vậy, Mỹ

tăng cường can thiệp và dính líu sâu vào Đông Dương, tiếp tục viện trợ cho Pháp và khôngmuốn Pháp đàm phán với Việt Minh Đầu tháng 10/1953, Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn sang

thăm Việt Nam để năm bắt tình hình có tuyên bố “cuộc chiến chống lại Việt Minh có tầm

quan trọng vượt qua khỏi biên giới Việt Nam” và hứa với thực dân Pháp ở Đông Dương là

“các bạn sẽ không phải chiến đấu mà thiếu sự giúp đỡ” Có thể nói, sự can thiệp của Mỹ

vào cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ làm cho tiến trình lập lại hòa bình ở Đông Dương càngkhó khăn hơn

Về phía ta, thắng lợi của quân dân ta trong cuộc tiếncông chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịchĐiện Biên Phủ (1954) đã đập tan cố gắng quân sự caonhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp

và sự giúp sức của đế quốc Mĩ Sau 56 ngày đêm, cứđiểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 16000 quân Pháp

bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh Điện Biên Phủ làchiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội nhân dânViệt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương Trênphương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn:lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu

Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của mộtcường quốc châu Âu Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại

ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệpPháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương.Thắng lợi đó giáng một đòn quyết định vào ý chí xâmlược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diệnchiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộcđấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến

Căn cứ vào điều kiện của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta vớithực dân Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng hòabình, Việt Nam đã ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954

6

Trang 7

1.2 Triệu tập hội nghị Giơnevơ và thành phần tham dự.

1.2.1 Triệu tập hội nghị Giơnevơ

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được

triệu tập với sự dàn xếp giữa các nước lớn

Các cường quốc này đến Hội nghị với

những mục tiêu và toan tính khác nhau

Về phía Liên Xô, sau khi Stalin mất,

Khrushchyov lên cầm quyền, chủ trương

hòa hoãn với phương Tây, trước hết là với

Mỹ, nhằm tranh thủ hòa bình, tránh dính líu

vào những cuộc xung đột trên thế giới để

củng cố thực lực, tập trung xây dựng và phát triển đất nước Ra sức ủng hộ Trung Quốctham gia Hội nghị Giơnevơ, Liên Xô muốn củng cố mối quan hệ đồng minh chiến lược giữahai nước, muốn Trung Quốc hiểu thiện ý của Liên Xô trong việc nhường Trung Quốc giữ vaitrò chính trong việc giải quyết các vấn đề Viễn Đông – như một sự phân công quốc tế trong

hệ thống xã hội chủ nghĩa giữa Liên Xô và Trung Quốc

Được sự hậu thuẫn từ Liên Xô, Trung Quốc nghiễm nhiên đóng vai trò của mộtcường quốc ngồi cùng bàn với bốn nước lớn còn lại trong Hội nghị là Liên Xô, Anh, Pháp,

Mĩ Trung Quốc xem đây là cơ hội lớn để khẳng định vị trí của mình ở khu vực châu Á,đồng thời từng bước đi đến bình thường hóa quan hệ với các nước Tây Âu và Mỹ Điều nàyrất cần thiết để Trung Quốc phát triển kinh tế, xác lập vị thế nước lớn của mình Mục tiêuquan trọng hàng đầu của Trung Quốc tại Hội nghị Giơnevơ là một giải pháp thương lượnghòa bình cho vấn đề Đông Dương nhằm đẩy Mỹ ra xa biên giới phía Nam, tách ảnh hưởngViệt Nam khỏi Lào, Cam-pu-chia và tạo cho Trung Quốc tầm ảnh hưởng chiến lược tại khuvực giàu tiềm năng này

Ra sức bác bỏ vai trò của Trung Quốc trong Hội nghị Giơnevơ, Mỹ đến Hội nghị vớimục tiêu ngăn cản một giải pháp có lợi cho thanh thế của phe xã hội chủ nghĩa và từng bướcxác lập những điều kiện cần thiết để thay thế Pháp thống trị Đông Dương

Đối với Anh, mục tiêu của Anh trong Hội nghị Giơnevơ là ra sức ủng hộ Pháp trongkhả năng có thể vì muốn ngăn chặn âm mưu mở rộng tầm ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực ViễnĐông Việc Anh chấp nhận Trung Quốc tham dự Hội nghị xuất phát từ lo ngại trong việcduy trì quyền lợi của Anh tại Hồng Kông, Trung Quốc lục địa và xa hơn nữa là “Khối thịnhvượng chung” châu Á Anh nhận thấy đó là phương thức cần thiết để làm dịu tình hình ViễnĐông, bảo vệ lợi ích của mình trong vùng này và giúp Anh tập trung sức mạnh để đối phócác phong trào cộng sản tại các nước thuộc địa châu Á

Trang 8

Cũng giống Anh, lợi ích sống còn trong vấn đề Đông Dương là điều duy nhất buộcPháp đi đến thương lượng với chính quyền Chu Ân Lai Đồng thời, một hội nghị quốc tế đaphương là cơ hội tốt nhất để Pháp đạt được những giải pháp có lợi nếu biết khai thác ý đồcủa Liên Xô, Trung Quốc, cùng với sự ủng hộ của các nước đồng minh, tránh phải nóichuyện trực tiếp với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thất bại tại Điện Biên Phủ.

Một hội nghị quốc tế được triệu tập với một ý nghĩa rất nhân văn là lập lại hòa bìnhcho Đông Dương, thực chất là một cuộc dàn xếp lợi ích quốc gia giữa các nước lớn Đây lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong kết quả Hội nghị Giơnevơ đối với ViệtNam

Ngày 10 tháng 3 năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghịGiơnevơ theo đề nghị của Pháp Ngày 8 tháng 5 năm 1954, tin về kết quả Chiến dịch ĐiệnBiên Phủ được truyền đến Giơnevơ Sáng sớm 8 tháng 5 năm 1954, vấn đề Đông Dươngchính thức được đưa lên bàn đàm phán

1.2.2 Thành phần tham dự

● Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Liên bang Xô Viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn

● Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thếbởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ (không được tham gia đàm phán tại hộinghị, việc đàm phán do phái đoàn Pháp thực hiện và chỉ thông báo lại sau khi ký kết)

● Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn (không tham giađàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp)

● Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn (không tham giađàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp)

● Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak không được chính thức tham gia hội nghị

mà ủy nhiệm cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tất cả các nguyện vọngcủa hai đoàn này được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trình bày trước hội nghị

● Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh

1.3 Diễn biến hội nghị Giơnevơ.

Giai đoạn 1 (từ 8/5/1954 đến 19/6/1954)

Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, các Đoàn trình bày lập trường của mình vềgiải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do PhóThủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu yêu cầu phải có đại diện kháng chiến Lào và

8

Trang 9

Campuchia tham dự Ngày 10/5/1954, ông Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự vàchính trị, giải quyết đồng thời cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia Ông Phạm VănĐồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam,Campuchia, Lào Quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quantrọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Trung Quốc, Liên Xôủng hộ lập trường của Việt Nam.

Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, ông Phạm Văn Đồng đưa ra 2 nguyên tắc chovấn đề đình chiến: (1) Ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, (2) Điều chỉnh vùngtrong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên có những vùnghoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi cho quản lý hành chính và hoạt động kinh tế Đạidiện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện pháp ngừng bắn để chuyểntới Hội nghị xem xét và thông qua

Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm

cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Giơnevơ để nghiên cứuviệc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương Cùng ngày, Đoàn TrungQuốc đưa ra 6 điểm về vấn đề quân sự như ngừng bắn hoàn toàn và cùng một lúc ở ba nướcĐông Dương, thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các nước trung lập nhưng chưa đềcập tới mặt chính trị của giải pháp

Ngày 29/5/1954, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghịGiơnevơ ra quyết định: (1) Ngừng bắn toàn diện và đồng thời, (2) Đại diện hai Bộ Tư lệnhgặp nhau ở Giơnevơ để bàn về bố trí lực lượng theo thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phânvùng tập kết quân đội ở Việt Nam

Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 đến 10/7/1954)

Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoàn ViệtNam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại

Ngày 6/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Với những vấn đề được thảo luận, Hội

nghị đã mở đường cho việc lập lại hòa bình ở Đông Dương Trên cơ sở đó, nếu đối phương cũng thành thật muốn đàm phán như chúng ta (Việt Nam) mà cũng cố gắng để lập lại hòa bình ở Đông Dương, thì hoà bình Đông Dương có thể thực hiện Theo đúng lập trường của

ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của Tổ quốc "

Các quyền Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt –Pháp Các cuộc họp chủ yếu bàn các vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa haimiền Tuy nhiên, các cuộc họp hẹp ở Giơnevơ trong giai đoạn này không có tiến triển gìđáng kể

Trang 10

Giai đoạn 3 (từ 11 đến 21/7/1954): Nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng.

Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Giơnevơ đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tayđôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn Các phiên họp chủ yếu thông qua các vănkiện, kể các điều khoản thi hành Hiệp định Cuối cùng là phiên họp toàn thể bế mạc Hộinghị

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia

vĩ tuyến (Đoàn ta nêu vĩ tuyến 16 vì ta muốn làm chủ đường 9 về Savanakhet đi Quảng Trị

là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển, Đoàn Pháp nêu vĩ tuyến 18); về thời hạn tổ chứctổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp định, đặc biệt là Hiệp định về Campuchia phải kývào sáng 21/7/1954

Hai bên mặc cả với nhau, Pháp thì đề nghị ở vĩ tuyến 18, Việt Nam Dân chủ Cộnghòa thì muốn ở vĩ tuyến 13 vì họ muốn có cố đô Huế, cũng như các vị trí chiến lược như ĐàNẵng hay Tây Nguyên Ngày 9-7-1954, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đềnghị hạ xuống vĩ tuyến 14, Pháp vẫn giữ vững vĩ tuyến 18 Ngày 13-7, phái đoàn Việt NamDân chủ Cộng hòa lại hạ yêu cầu xuống vĩ tuyến 16 Ngày 17-7, phái đoàn Pháp ngả bàingửa khi đề nghị giới tuyến quân sự ở vĩ tuyến nào không quan trọng miễn là nó phải ở phíaBắc của Đường 9 Đến ngày 19-7 thì hai bên thỏa thuận ranh giới tạm thời sẽ ở độ vĩ tuyến

17, cách Đường 9 khoảng 10 km và phù hợp với ý kiến của Anh và Mỹ cũng như đượcTrung Quốc và Liên Xô ủng hộ Phía Pháp đã phải nhượng bộ khi chấp nhận sẽ tổ chứcTổng tuyển cử vào tháng 6/1956 thay vì lập lờ về thời gian tổ chức Tổng tuyển cử như trong

các phiên thảo luận trước cũng như chấp nhận yêu cầu ghi rõ ràng bằng văn bản rằng: "Giới

tuyến quân sự là tạm thời và không thể được diễn giải theo bất kỳ cách nào về pháp lý để trở thành đường biên giới chính trị hay lãnh thổ."

Người Pháp sợ cuộc thảo luận với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ nên họtránh gặp đại diện của Quốc gia Việt Nam và chỉ thông qua Mỹ báo cho Quốc gia Việt Nambiết thỏa thuận giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việc thiết lập hai vùng tập kếtquân sự đã được thảo luận riêng giữa Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc và

Mỹ nhưng chỉ đến cuối Hội nghị Giơnevơ phái đoàn Quốc gia Việt Nam mới biết về vấn đềnày Chính vì thế họ từ chối ký Hiệp định Giơnevơ và có những tuyên bố cứng rắn đối vớiviệc phân chia Việt Nam Cho đến khi kết thúc Hội nghị Giơnevơ, cả Việt Nam Dân chủCộng hòa và Quốc gia Việt Nam đều không chịu đối thoại với nhau

Ngày 19 tháng 7, sau khi trao đổi với đoàn Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc xácnhận với đoàn Pháp lập trường về đường giới tuyến đặt ở Vĩ tuyến 17 trong khi phía ViệtNam vẫn cương quyết đề nghị lấy Vĩ tuyến 16 Chu Ân Lai nói với phái đoàn Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa "nếu các đồng chí đánh tiếp, Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp" Phải đến phiên họp

cuối buổi chiều ngày 20-7, để hội nghị có thể kết thúc được, phía Việt Nam mới chấp nhận

Vĩ tuyến 17

10

Trang 11

Ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơnevơ về hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia kếtthúc Hội nghị thông qua các văn kiện.

1.4 Khái quát lập trường và quan điểm của các bên tham dự Hội nghị.

● Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước vào Hội nghị với tư cách bên thắng trận vàPhó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 10 điểm: Một là, Pháp công nhận độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia Hai là, ký một hiệp định

về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấnđịnh Ba là, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhấtcho mỗi nước Bốn là, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyệngia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó Năm là, ba nước thừanhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước Sau khi chính phủ duy nhất đượcthành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bìnhđẳng và củng cố Sáu là, hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phươngtrong thời gian chiến tranh Bảy là, trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh.Tám là, ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn Đông Dương, đình chỉ đưa quân đội vàthiết bị quân sự mới vào Đông Dương, lập Ủy ban Liên hợp quân sự hai bên và Ủy banQuốc tế giám sát để bảo đảm thực hiện Hiệp định đình chiến Chín là, giới tuyến quân sựkhông được coi là biên giới quốc gia và chỉ tồn tại cho đến khi hoàn thành Tổng tuyển cử đểthành lập chính phủ liên hiệp Mười là, chấp nhận nhượng bộ về việc tồn tại giới tuyến quân

sự, đổi lại các lực lượng quân sự nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam Lập trường ban đầu củaViệt Nam là lấy Vĩ tuyến 13, cắt ngang đèo Đại Lãnh giữa Phú Yên và Khánh Hòa, làm giớituyến quân sự tạm thời

Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủmới Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòngmột tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương Pháp muốn rút khỏi chiến tranh ĐôngDương trong danh dự đồng thời duy trì những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng văn hoá tại Lào,Campuchia và miền Nam Việt Nam

Trang 12

● Lập trường của Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết 6 tuần, thủ tướng Pháp đã

ký Hiệp ước Matignon (1954) với Thủ tướng Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia ViệtNam hoàn toàn độc lập khỏi Chính phủ Pháp và là thành viên của khối Liên hiệp Pháp Saukhi Hiệp định Giơnevơ được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoànthành Việc Hiệp ước Matignon không được hoàn thành khiến cho trong Hội nghị Giơnevơkhiến Quốc gia Việt Nam vẫn là một phần của Liên hiệp Pháp và phái đoàn Quốc gia ViệtNam vẫn được phái đoàn Pháp đại diện về mặt ngoại giao

Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không kývào Hiệp định Giơnevơ với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt

Nam vào thế nguy hiểm Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng: "Việc

ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh … Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở."

Sau khi hiệp định được ký kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùngquân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17, bởi họ vẫn là thành viên của Liên hiệp Pháp.Ngày 28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dânchúng di cư vào Nam Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập.Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vàomiền Nam Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậuthuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chungcủa Hiệp định

● Lập trường của Vương quốc Campuchia

Chính phủ Hoàng gia Campuchia mong muốn hoàn toàn độc lập đồng thời chấm dứtchiến tranh trên lãnh thổ Campuchia Lực lượng Khmer Issarak phải giải giáp, đổi lại Chínhphủ Hoàng gia Campuchia chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủ mới,trong đó những thành viên Khmer Issarak có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc cửtri Những thành viên Khmer Issarak sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.Campuchia cam kết trung lập, không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào trái Hiếnchương Liên Hợp Quốc trừ khi an ninh của Campuchia bị đe doạ

● Lập trường của Vương quốc Lào

Lập trường của Chính phủ Hoàng gia Lào tương tự Chính phủ Hoàng gia Campuchia.Lào mong muốn hoàn toàn độc lập và chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Lào Lực lượngquân sự Pathet Lào phải tập kết về hai tỉnh Phongsaly và Xamneua dưới sự giám sát quốc tế,đổi lại Chính phủ Hoàng gia Lào chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử tự do bầu ra Chính phủmới trong đó những thành viên Pathet Lào có thể tham gia với tư cách là ứng cử viên hoặc

cử tri Những thành viên Pathet Lào sẽ không bị phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào

12

Trang 13

Lào cam kết trung lập, không tham gia liên minh quân sự và hạn chế việc cho phép nướcngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình trừ khi an ninh của Lào bị đe doạ.

● Lập trường của Anh

Nước Anh không muốn dính líu vào chiến tranh Đông Dương cùng với Mỹ nhưngcũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ Anh kiên trì khuyên Mỹ trìhoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm việc thành lập khối SEATO chođến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà bình" được Mỹ chấp thuận do đó khôngphải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thươnglượng trên thế mạnh

● Lập trường của Hoa Kỳ

Ngay trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc một tháng, Hoa Kỳ đã yêu cầuPháp bằng mọi cách không được thất bại do lo ngại phong trào Cộng sản sẽ lan rộng khắpĐông Nam Á Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối ký và không công nhận Hiệp định Giơnevơ nhưng

ra Tuyên bố nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm Hiệp định

là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế".

Trong Tuyên bố của mình, đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai

miền Nam - Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rõ quan điểm "Tiếp tục cố gắng đạt được sự thống

nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng".

Kết thúc Hội nghị Giơnevơ, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận vàcam kết tôn trọng quyết định của các bên tham gia Hội nghị Giơnevơ Nhưng liền sau đó,

chính Tổng thống Mỹ lại tuyên bố: “Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của Hội

nghị Giơnevơ và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy”.

● Lập trường của Liên Xô

Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi ĐôngDương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo vệTrung Quốc Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế hoạch thànhlập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu Đồng thời, Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là ngườibảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế

● Lập trường của Trung Quốc

Hội nghị Giơnevơ là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chínhtại châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua Trung Quốc thỏa hiệp với các nước phươngTây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại cácnước này Tiến hành chia cắt lâu dài Việt Nam, Lào

Trang 14

Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định vềĐông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Chu Ân

Lai ra tuyên bố: “Ba nước Đông Dương sẽ không tham gia vào bất cứ khối liên minh quân

sự nào và không một nước ngoài nào được phép thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ” Trong cuộc đàm phán giữa các bên, Trung Quốc giờ đây lại giữ vai trò thúc đẩy phía

Việt Nam nhân nhượng, đặc biệt từ ngày 10-7-1954, Trung Quốc ngày càng thúc ép ViệtNam chịu thiệt thòi Họ yêu cầu Việt Nam đưa những điều kiện công bằng và hợp lý đểChính phủ Pháp có thể chấp nhận được để đi đến Hiệp định

14

Trang 15

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

2.1 Hiệp định đình chiến sự tại Việt Nam.

Hiệp định Giơnevơ có nội dung cơ bản như sau:

- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương

- Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh

- Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gianquân đội hai bên đang tập kết

- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương Nước ngoàikhông được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương

- Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: InternationalControl Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et leContrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch

- Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làmhai vùng tập kết quân sự tạm thời Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc;Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam,tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện Khoản a, điều 14 ghi rõ:

"Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ởvùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùngấy." Hiệp định thừa nhận chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cả hai miền Bắc vàNam vĩ tuyến 17

Tháng 1-1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Berlin vàquyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết hai vấn đề: chiến tranhtại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương Ngày 26-4-1954, khi Quân đội nhân dân

Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện BiênPhủ thì Hội nghị Giơnevơ bắt đầu được khai mạc Tham

dự hội nghị có đại diện của: Việt Nam, Liên Xô, TrungQuốc, Anh, Pháp, Mỹ, chính quyền Bảo Đại, Campuchia

và Lào Ban đầu, Hội nghị không bàn ngay về vấn đềĐông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên 17h30ngày 7-5-1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiếntrường Điện Biên Phủ gửi về Hội nghị từ Đông Dương

Do đó mà sáng ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương sớmđược đưa lên bàn nghị sự Phái đoàn Việt Nam do ông

Trang 16

Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Lào chính thứctham gia Đại diện Chính phủ Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghịvới tư thế của một dân tộc chiến thắng Bản đề nghị 8 điểm nổi tiếng của Phạm Văn Đồngcũng được đưa ra làm cơ sở thảo luận tại Hội nghị, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhândân các nước thuộc địa và các nước thực dân, đặc biệt là đối với nhân dân và chính phủPháp Lập trường cơ bản của Việt Nam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và toàn vẹnlãnh thổ Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và của Lào,Campuchia Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết,không có sự can thiệp của nước ngoài Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểuViệt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Nhìn vào thành phần tham gia Hội nghị, Việt Nam có hai đồng minh lớn là Liên Xô

và Trung Quốc, nhưng lại phải đấu tranh với 6 bên còn lại Do lập trường giữa các đoàn cómột khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp Một mặt, Đoànđại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lạihòa bình ở Đông Dương trên cơ sở các bên phải tham gia công nhận độc lập, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; cô lập bọn chủ chiến ở Pháp và bọn canthiệp Mỹ; làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Pháp của thủ tướng Laniel lúc bấy giờ làhiếu chiến cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơnevơ mới thu được kết quả Đồng thời, ĐoànViệt Nam phải triệt để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị.Trong khi đó, lập trường của các đoàn đại biểu các nước phương Tây là hiếu chiến Đoàn đạibiểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, thay chân Pháp xâm lượcĐông Dương Đoàn đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương ủng hộ Pháp thương lượngtrên thế mạnh Phái chủ chiến của Pháp nhận đàm phán với Việt Nam để tránh búa rìu dưluận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở ĐôngDương Tuy nhiên, Đoàn Pháp và Đoàn Mỹ bị ba đoàn Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốckịch liệt lên án về chủ tâm phá hoại Hội nghị

Kết quả là, do Đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các của thủ tướng Laniel

bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12-6-1954 Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh

đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức,ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừngbắn ở Đông Dương Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm thủtướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương bắt đầu được ký kết vớinhiều văn kiện, chủ yếu là:

1 Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia

16

Ngày đăng: 26/02/2024, 18:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w