MỞ ĐẦU Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lạicho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn.. Hội nghị đã cửphái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓMMÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ BÀI: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954) Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Hà Nội, 2022
Trang 22.1 Đường lối kháng chiến toàn quốc từ năm 1946 – 1950 2
2.1.1 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 2
2.1.2 Nội dung đường lối kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp……… 2
2.1.3 Thực hiện đường lối của Đảng và kết quả đạt được 3
2.2 Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi 1951 – 1954 5
2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử mới 5
2.2.2 Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1951-1954 5
2.2.3 Những chiến thắng tiêu biểu 7
3 Kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) ……….9
3.1 Kết quả của việc thực hiện đường lối kháng chiến chống Pháp 1945– 1954……… 9
Trang 3BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Tổng số sinh viên của nhóm: 19 + Có mặt: 19
Nội dung: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954) Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việcthực hiện bài tập nhóm số: 02 với kết quả như sau:
ST
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG
Trang 4Thiều Hải Lam
Trang 5MỞ ĐẦU Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại
cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn Thắng lợi đó trước hếtlà thắng lợi của ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ” Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiếnlược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo củaĐảng Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ rấtnhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt Và một trong những yếu tố quan trọngkhông thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là nhờ ởđường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh đạo Nhìn ngược dònglịch sử về với Việt Nam những năm kháng chiến chống Pháp, ta sẽ thấy rõ hơnvề vai trò của việc đề ra một đường lối kháng chiến đúng đắn Để hiểu sâu hơnvề vấn đề này, nhóm chúng em xin đi vào tìm hiểu đề tài: “Phân tích đường lốikháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Liên hệ trách nhiệmcủa sinh viên trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay”
NỘI DUNG1 Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược 1945-1954
Sau khi kí với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), Phápvẫn tiếp tục khiêu khích ta bất chấp thiện chí hoà bình của Việt Nam Đến tháng11/1946, quân Pháp tiếp tục mở cuộc tấn công vũ trang đánh chiếm Hải Phòngvà Lạng Sơn, sau đó đổ bộ lên Đà Nẵng và gây ra nhiều cuộc khiêu khích, tànsát đồng bào ta ở Hà Nội Ngày 17/12/1946, chúng cho xe phá các công sự củata ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố YênNinh Quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tànsát dân thường đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng tại Hà Nội Trungương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằngbiện pháp đàm phán, thương lượng Ngày 18/12/1946, Pháp gửi cho ta tối hậuthư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháplàm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội
Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải kịp thời có một quyết địnhchiến lược để xoay chuyển vận nước đang lâm nguy Trong hai ngày 18 và19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại làngVạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đánh giá mức
1
Trang 6độ nghiêm trọng của tình hình, kịp thời đề ra chủ trương đối phó Hội nghị đã cửphái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán song không có kết quả nên hội nghị đãhạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến côngtrước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội Vàolúc 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạtnổ súng Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
2 Quá trình hình thành và đường lối kháng chiến toàn quốc chốngThực dân Pháp của Đảng năm 1946 – 1954
2.1 Đường lối kháng chiến toàn quốc từ năm 1946 – 1950
2.1.1 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dânPháp
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quátrình chỉ đạo Nam Bộ kháng chiến, qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạncủa địch cũng như từ thực tiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt của ta Trong quátrình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đãchỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âmmưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam
Ngày 19/10/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị quân sựtoàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Xuất phát từ nhậnđịnh: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánhPháp”, hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổchức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới
Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trungtrong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộckháng chiến toàn quốc bùng nổ Đó là Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của BanThường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc khángchiến” của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tác phẩm “Kháng chiến nhất địnhthắng lợi” của Trường Chinh xuất bản đầu năm 1947
2.1.2 Nội dung đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dânPháp
Tính chất của cuộc kháng chiến: là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
1 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tr 55.
2
Trang 7dân mang tính chính nghĩa Cuộc kháng chiến mà Đảng phát động có mục đíchđánh đuổi thực dân Pháp với can thiệp Mỹ bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vữngchính quyền Tính dân chủ thể hiện ở việc cuộc kháng chiến này từng bước làmnhiệm vụ giai cấp, tức là từng bước đánh đổ địa chủ phong kiến giành quyềnlàm chủ cho nhân dân lao động Bên cạnh đó, vì đây là cuộc chiến đấu kháng cựcủa một dân tộc nhỏ bé trước các thế lực ngoại xâm nên nó còn mang tính chínhnghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới
Kẻ thù của nhân dân ta lúc bấy giờ là thực dân Pháp xâm lược với can
thiệp Mỹ và giai cấp địa chủ tay sai của thực dân Pháp Trong tác phẩm “Khángchiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh cũng khẳng định Pháplà “kẻ thù đáng muôn đời nguyền rủa Đó là kẻ thù chúng ta phải xông lên màchặn lại, mà bắn giết băm vằm”
Mục tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược với can thiệp Mỹ để giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấpphong kiến địa chủ để giành tự do cho nhân dân trước hết là ruộng cày cho dânnghèo
Lực lượng của cách mạng bao gồm các giai cấp, các tầng lớp như công
nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, tư sản dân tộc kể cả địa chủ vừa vànhỏ chưa lộ rõ phản cách mạng thì phải lôi kéo hoặc trung lập họ Các giai cấp,tầng lớp đó được đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt; trongđó lực lượng chính trị là lực lượng chủ yếu còn lực lượng vũ trang là lực lượnggiữ vai trò quyết định trực tiếp trên chiến trường
Phương pháp đấu tranh: sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang,
giữa tấn công và nổi dậy, giữa tiêu hao sinh lực địch với từng bước giành quyềnlàm chủ của nhân dân; phát huy cao độ sức mạnh của ba thứ quân cùng vớinhiều phương thức đấu tranh linh hoạt và phong phú
Phương châm tiến hành kháng chiến: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” đã
xác định rõ tính chất, phương châm của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện,trường kỳ, tự lực cánh sinh.2
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định
thắng lợi
2.1.3 Thực hiện đường lối của Đảng và kết quả đạt được
2 Xem thêm phụ lục 1
3
Trang 8Trên mặt trận chính trị: Đảng và Chính phủ ra sức chăm lo xây dựng, củng
cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất (thông qua hai mặt trận Việt Minh vàLiên Việt) nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Chính quyền dân chủnhân dân (tiêu biểu là Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp) từ chiến khu đếntỉnh, huyện, xã không ngừng được mở rộng Nhờ đó, Đảng ta đã tập hợp đượcsức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, động viên, phát huy cao độ lòng yêunước, yêu chế độ của nhân dân vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc, tạo ra khảnăng to lớn để huy đô €ng sức người, sức của chi viê €n ngày càng nhiều cho tiềntuyến Phối hợp với mă €t trâ €n quân sự, dưới sự lãnh đạo của Đảng bô € các địaphương, nhân dân đã tích cực tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị (mít-tinh,biểu tình ) khiến cho hâ €u phương địch từ nông thôn đến thành thị luôn bị náođộng, không lúc nào yên
Trên mặt trận quân sự: Trong đoạn 1946-1950, Đảng đã chỉ đạo nhân dân
thực hiện nhiều chiến dịch, tiêu biểu có hai chiến dịch: chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, ta đã phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp và chiếndịch Biên giới thu đông 1950 "chọc thủng hành lang Đông- Tây" làm phá sản kếhoạch Rơ ve Những thắng lợi đó giúp ta giữ vững được thế chủ động trên chiếntrường chính Bắc Bộ và mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
-Và để động viên toàn dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đă €c biệt chú trọng xây dựng thế trận “cả nước đánh
giặc”, với khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ ”, “mỗi làng xóm là mộtpháo đài” Thế trận chiến tranh nhân dân của ta đã tạo thành “tấm lưới thiên lađịa võng” thường xuyên uy hiếp, vây hãm, khiến thực dân Pháp rơi vào những
mâu thuẫn không sao gỡ nổi, đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, giữađánh nhanh và đánh kéo dài, giữa phòng ngự và tiến công Tướng Na-va đã phảithừa nhận: “Quân viễn chinh Pháp không những phải chống chọi với mô €t đô €iquân chính quy mà còn phải đương đầu với cả mô €t dân tộc”
Trên mặt trận kinh tế: Chính sách kinh tế kháng chiến của Đảng và Chính
phủ ta lúc bấy giờ bao gồm: xây dựng kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch.Trong đó, quan trọng nhất là xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp.Đầu năm 1949, Chính phủ ra sắc lệnh quy định việc chia lại công điền công thổ,tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân Pháp, Việt gian và ruộng “vắng chủ’ chonông dân Năm 1950, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ cho nôngdân vay địa chủ, ban hành quy chế lĩnh canh để bảo vệ quyền lợi cho tá điền
4
Trang 9Mặc dù bị địch tàn phá nặng nề, nhưng đến đầu năm 1949, diện tích trồng trọt ởcác vùng tự do đã tăng gấp ba, bốn lần so với trước kháng chiến Đến năm 1949,cả nước có khoảng 130 xưởng sản xuất vũ khí, 21 cơ sở quân dược, 20 cơ sở sảnxuất quân nhu và hàng chục xí nghiệp sản xuất xà phòng, giấy, vải sợi, … Cácngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, đã tự túc được một phần thuốcmen, vải mặc và dụng cụ sản xuất cho nhân dân.
Trên mặt trận văn hóa giáo dục: nhằm phục vụ kháng chiến, phục vụ đời
sống của các tầng lớp nhân dân, Đảng chủ trương vừa đánh đổ văn hóa ngu dân,nô dịch, ngoại lai, phản động, vừa xây dựng nền văn hóa mới của nước ViệtNam độc lập theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng, tạo tiền đề và cơsở để tiến lên xây dựng nền văn hóa mới, tiến bộ.Những khẩu hiệu như “chốnggiặc dốt như chống giặc ngoại xâm”, “Đi học là kháng chiến” đã gắn liền vớiviệc thanh toán nạn mù chữ với đẩy mạnh nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.Năm 1947, cả nước có tới 3 triệu rưỡi người thoát nạn mù chữ; năm 1948-1949lên tới 10 triệu người, hệ thống giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp cũng đượccải thiện
2.2 Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi 1951 – 1954
2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử mới
Trên thế giới: Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủnghĩa ở châu Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xãhội Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượngcó lợi cho hoà bình và phong trào cách mạng Cách mạng Lào và Campuchia cónhững chuyển biến tích cực
Trong nước: Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủnghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt NamDân chủ Cộng hoà, viện trợ vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân dân ViệtNam Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi quantrọng Khó khăn trong giai đoạn này đó là: Mỹ can thiệp ngày càng sâu vàochiến tranh Việt Nam và tăng cường viện trợ cho Pháp Cuối 1950, Pháp đề rakế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh
2.2.2 Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược1951-1954
Từ ngày 11 đến 19/2/ 1951 tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã diễn ra Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp và thông quahai bản báo cáo quan trọng:
5
Trang 10Đại hội nhất trí tán thành Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ươngdo Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảngqua các thời kỳ từ khi Đảng ta ra đời 1930 đến năm 1951, khái quát khó khănthách thức, những khuyết điểm sai lầm đã vấp phải, từ đó dự báo tình hình vàvạch ra nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng tiếp theo Chủ tịch Hồ Chí Minhnêu lên hai nhiệm vụ chính: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chứcĐảng Lao động Việt Nam Để làm được nhiệm vụ thứ nhất thì phải xây dựng,phát triển quân đội; phát triển, củng cố dân quân du kích; phát triển tinh thầnyêu nước; đẩy mạnh thi đua ái quốc; củng cố Mặt trận Liên Liệt – Việt Minh;thực hiện chính sách ruộng đất; bảo vệ, phát triển nền tảng kinh tế của ta, đấutranh kinh tế với địch; xúc tiến công tác văn hóa; thực hiện chính sách đoàn kếtdân tộc; thực hiện liên minh, đoàn kết quốc tế Để thực hiện nhiệm vụ thứ hai thìphải chú ý đến thành phần, lý luận, tổ chức, kỷ luật, luật phát triển, mục đíchtrước mắt của Đảng Lao động Việt Nam Và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng địnhchắc chắn “nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay làphải đưa kháng chiến đến thắng lợi Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vàođó” 3
Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến
tới chủ nghĩa xã hội do Tổng bí thư Trường Chinh trình bày đã kế thừa và phát
triển đường lối cách mạng trong các cương lĩnh chính trị trước đây của Đảngthành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đường lối đó được phản
ánh trong Chính cương của Đảng lao động Việt Nam Nội dung cơ bản là:
Báo cáo đã phân tích một cách hệ thống và sâu sắc toàn bộ đường lối cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về cácchính sách của Đảng và về Đảng Lao động Việt Nam Báo cáo đã phân tích tínhchất của xã hội Việt Nam lúc này có 3 tính chất: “dân chủ nhân dân, một phầnthuộc địa và nửa phong kiến” Đối tượng đấu tranh chính của Việt Nam hiện naylà chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, và phong kiến phản động
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâmlược, trừ diệt bọn phản quốc, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất,xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiếnlên chủ nghĩa xã hội đều được thể hiện rõ và đậm nét ở cả hai giai đoạn Nhiệmvụ phản đế và phản phong kiến có mối quan hệ khăng khít, nhưng trọng tâm của
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, HN – 2011, tập 7, trang 41
6