1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp tầng lớp trong xã hội việt nam dưới ách cai trị của thực dân pháp liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

15 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
Tác giả Trần Thị Minh Tâm, Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Phương Thảo, Vì Văn Thiện, Đặng Hoài Thương, Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn Mai Trang, Phan Thanh Huyền Trang, Nguyễn Phương Thảo, Trần Thu Trà, Đào Kim Thảo Trâm, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Khánh Vân, Mai Hồng Chuyên, Lưu Khánh Huyền, La Thị Tuyết, Phùng Quang Quý, Phạm Ngọc Lân, Cao Như Ý, Nguyễn Lê Phong, Đỗ Thanh Hà, Trương An Ninh, Khuất Trọng Khiêm, Hoàng Ngọc Hà An
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây d

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐỀ 01:

Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Bối cảnh xã hội 1

2 Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị ở Việt Nam dưới sự cai trị của Thực dân Pháp 4

2.1 Giai cấp địa chủ 4

2.2 Giai cấp nông dân 5

2.3 Giai cấp công nhân 5

2.4 Giai cấp tư sản 6

2.5 Tầng lớp tiểu tư sản 7

3 Liên hệ thực tiễn trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 8

3.1 Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 8

3.1.1 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 8

3.1.2 Những điều đã làm được 8

3.1.3 Những điều chưa thực hiện được 9

3.2 Biện pháp khắc phục những thiếu sót để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 9

3.3 Những bài học rút ra 10

KẾT LUẬN 10

Trang 3

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đánh giá mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:

ST

T

MSS

V Họ và tên

Đánh giá của SV Chữ

ký

của sinh viên

Đánh giá của giáo viên

A B C

Điể m (số )

Điể m (chữ )

39

Trần Thị Minh Tâm

40

Nguyễn Trường Thành

41

Nguyễn Phương Thảo (NT)

42

Vì Văn Thiện

43

Đặng Hoài Thương

44

Đinh Thị Thu Trang

45

Nguyễn Mai Trang

46

Phan Thanh Huyền Trang

47

Nguyễn Phương Thảo

48

Trần Thu Trà

Trang 4

12 4613

50

Phạm Minh Tuấn

13 4613

51

Nguyễn Khánh Vân

14 4613

52

Cao Như Ý

15 4613

53

Mai Hồng Chuyên

16 4613

55

Lưu Khánh Huyền

17 4613

59

La Thị Tuyết

18 4635

88

Phùng Quang Quý

19 4635

36

Phạm Ngọc Lân

20 4635

51

Nguyễn Lê Phong

21 4635

79

Đỗ Thanh Hà

22 4635

50

Trương An Ninh

23 4635

35

Khuất Trọng Khiêm

74

Hoàng Ngọc Hà An Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023

Trưởng Nhóm

Trang 5

MỞ ĐẦU

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam, từng bước biến nước ta từ một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền thành

“một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”.1 Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội

Việt Nam có nhiều thay đổi Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt

Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp Nhóm 03 chọn đề 01: “Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính

trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay." để tìm hiểu rõ hơn về sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị

của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp Từ đó chỉ ra trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay

NỘI DUNG

1 Bối cảnh xã hội

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

1.1 Về chính trị

Thực dân Pháp bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác, giữa miền xuôi và miền núi, giữa các tôn giáo 2, gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, thậm chí là giữa các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới

1Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 10, tr.3.

2 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)

Trang 6

Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp thực hiện chính sách "cải lương hương chính" để can thiệp vào tổ chức quản lí cấp xã nhằm xóa bỏ sự tự trị và dân chủ, thay thế tầng lớp Nho sĩ lãnh đạo làng xã bằng tầng lớp địa chủ có thế lực, địa vị nhờ tài sản, để thực dân dễ sai bảo, cũng tạo ra tình trạng tham nhũng, cường hào ác bá, mua quan bán chức ở các địa phương; cấu kết với giai cấp địa chủ, bóc lột nhân dân ta dưới các hình thức địa tô, nợ lãi, và thuê mướn nhân

phong kiến nhà Nguyễn, thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị, đàn áp vô cùng nặng nề

Bằng những chính sách cai trị hà khắc về chính trị thực dân Pháp đã làm cho nước ta đâm vào cảnh khốn cùng nhất không những mất đi quyền lực đối nội đối ngoại, còn bị phân thành ba kỳ với những chế độ cai trị khác nhau, triều đình nhu nhược bị biến thành tay sai Nhân dân ta bị bóc lột bởi nhiều tầng áp bức, đã tạo ra sự phân hoá mãnh mẽ về giai cấp

1.2 Về kinh tế

Về tính chất nền kinh tế, dưới thời thực dân Pháp thống trị nền kinh tế Việt

Nam mất dần tính chất phong kiến thuần túy, trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến Các chính sách của chính phủ thuộc địa Pháp đã tạo điều kiện cho

tư bản Pháp xâm nhập, tạo ra hình thức sở hữu tư nhân tư bản trước hết là của người Pháp, sau đó thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản Việt Nam Nhưng giai cấp tư sản nước ta đã bị Pháp cạnh tranh, chèn ép, tiềm lực kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ bé

Về trình độ phát triển nền kinh tế, đến khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư

bản Pháp, dẫn đến sự ra đời của một số yếu tố kinh tế hiện đại bấy giờ

Trong công nghiệp, thực dân Pháp cũng đã bắt đầu cho xây dựng những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở nước ta nhằm phục vụ chiến tranh và nhu cầu hàng ngày của thực dân Pháp.Thời kỳ này sau khi xâm lược và bình định miền Nam, thực dân Pháp đã ra sức bóc lột và vơ vét của cải nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận, phục vụ chiến tranh và làm suy yếu triều đình nhà Nguyễn khi nơi cung cấp lương thực chủ yếu rơi vào tay thực dân Pháp

Trong giao thông vận tải, Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ cho công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ cho mục đích quân

3 Những biến đổi của giai cấp nông dân và quan hệ địa chủ-tá điền ở Nam Bộ thời kỳ cận đại, Viện KHXH vùng Nam Bộ, PGS.TS Lâm Quang Huyên.

2

Trang 7

sự Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng, Pháp cho thành lập Ngân hàng Đông Dương với mục đích cho vay nặng lãi thông qua tầng lớp trung gian, tăng thêm gánh nặng về lãi đối với người dân Việt Nam, làm cuộc sống nhân dân trở nên bần cùng

Từ năm 1858 đến trước 1884, cùng với quá trình xâm lược, thực dân Pháp

đã bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế Việt Nam về lâu dài nhằm phục vụ cho mưu đồ khai thác bóc lột, nhìn toàn cảnh thì nền kinh tế vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu Các yếu tố hiện đại trong nền kinh tế Việt Nam thời kì này chủ yếu được hình thành ở những khu vực thực dân Pháp chiếm được ở Nam Kỳ Có thể kết luận được rằng sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa này làm mất đi tính chất phong kiến thuần túy, dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm Mâu thuẫn dân tộc đẩy lên cao góp phần hình thành sự phân hóa giai cấp sâu sắc trong xã hội

1.3 Về văn hóa

Thực dân Pháp thể hiện sự “khai hóa văn minh” theo lời nói của chúng bằng chính sách ngu dân, tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam Tuy người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề nhưng đa số học sinh là con em quan lại, địa chủ, thổ hào nhằm đào tạo đội ngũ tay sai Pháp, giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình Với mục đích hạn chế thanh thiếu niên Việt Nam đến trường, chính quyền thực dân có các quy định khắt khe về chương trình học tập, khiến nhiều học sinh nông thôn bỏ học, nên tình trạng mũ chữ vẫn là phổ biến trong dân chúng

Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Pháp và chương trình mang tính nhồi sọ, nô dịch và ngu dân, làm sai lệch lịch sử dân tộc Việt Nam, nghiêng hẳn

về tuyên truyền cho nền văn hóa Pháp, phủ nhận sự tồn tại độc lập của nền văn minh bản địa, tạo ra trong thanh thiếu niên tư tưởng lệ thuộc Pháp, hàm ơn đối với “công khai hóa” của chủ nghĩa thực dân và sẵn lòng phục tùng Pháp, biến họ thành những kẻ mất gốc, quên đi nguồn gốc dân tộc và lịch sử nước mình

Ngoài ra, thực dân Pháp duy trì, khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, cấm đoán mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta Chúng

ra sức đầu độc thanh thiếu niên bằng sách báo phản động, đồi truỵ, bằng các tệ nạn xã hội hòng làm cho thế hệ trẻ bị tha hóa, trở thành ung nhọt, gây nhức nhối

Trang 8

trong xã hội Việt Nam Tất cả những điều này đều góp phần làm sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trở nên trầm trọng và sâu sắc hơn bao giờ hết

Tóm lại sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

xã hội Mục đích mà thực dân pháp xâm lược Việt Nam đó là nhằm biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp để thực hiện việc vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức người, sức của Còn chiêu bài “khai hóa”, “bình đẳng, bác ái” chỉ là bình phong để họ thực hiện mục đích của mình Đó là sự thật lịch sử, mà không ai có thể phủ nhận

2 Phân tích sự phân hóa giai cấp và thái độ chính trị ở Việt Nam dưới sự cai trị của Thực dân Pháp

Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả

và khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm phân hoá những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến, đồng thời hình thành những giai cấp, tầng lớp mới với thái độ chính trị khác nhau

2.1 Giai cấp địa chủ

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục thực dân, giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nhân dân Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấp địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá: một bộ phận làm tay sai đắc lực cho Pháp, đàn áp nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân, tham gia đấu tranh dưới các hình thức và mức độ khác nhau; một số lại trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động; một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản

Căn cứ vào thái độ chính trị và địa vị kinh tế, giai cấp địa chủ được phân cấp thành ba tầng thứ bậc: đại địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ Đầu tiên về đại địa chủ, sở hữu nhiều ruộng đất, có địa vị kinh tế, nắm chính quyền ở các địa phương, cấu kết với thực dân Pháp, vì vậy có cuộc sống sung túc nhờ việc chiếm ruộng đất của nông dân Về tư tưởng, đại địa chủ nên ra sức chống đối và phá

4 Phan Văn Trường: Bài đăng trên tờ La Cloche Fêlée, số 36, ngày 21/1/1926.

4

Trang 9

hoại lực lượng cách mạng, tiếp tay cho thực dân Pháp xâm lược nước ta, ra sức

vơ vét, chèn ép nhân dân Việc triệt tiêu, đánh đổ giai cấp này là một trong những nhiệm vụ được Đảng ta xác định

So với đại địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ có ít ruộng đất hơn Hai thành phần xã hội này có cuộc sống khấm khá hơn so với giai cấp nông dân, không phải chịu cảnh đói rét, thắt lưng buộc bụng, tuy nhiên vẫn phải chịu sự áp bức của thực dân Pháp và đại địa chủ Các địa chủ yêu nước đã bắt tay với cách mạng và nêu cao quan điểm đất thuộc về dân cày nên đánh đổ hoàn toàn giai cấp này cũng là một trong những yếu tố quan trọng để ta giành được thắng lợi

2.2 Giai cấp nông dân

Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất, bao gồm phú nông, trung nông, bần nông và cố nông Ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược, đời sống vô cùng cực khổ Đế quốc bóc lột giai cấp nông dân bằng sưu cao, thuế nặng, địa chủ bóc lột nông dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô; đẩy nông dân vào đường cùng của sự lầm than

Chính vì vậy, tinh thần cách mạng và thái độ chính trị của giai cấp nông dân được thể hiện vô cùng sâu sắc Tình cảnh bần cùng khốn khổ của nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất cho nền độc lập dân tộc Khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân, phong kiến, tinh thần của họ không chỉ gắn liền với ruộng đất, với đời sống hằng ngày của họ, mà còn gắn bó một cách sâu sắc với tình cảm quê hương đất nước, với văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc

Tuy nhiên, giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do không gắn với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập, họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới

2.3 Giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp Sau khi cuộc xâm lăng và bình định cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng khắp cả

Trang 10

nước nên giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn liền với khai thác thuộc địa, với việc Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, Giai cấp công nhân Việt Nam vì thế mang những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế: gắn liền với phương thức sản xuất tiên tiến, đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư bản và mang hệ tư tưởng riêng

Giai cấp công nhân Việt Nam chịu 3 tầng áp bức bóc lột bởi đế quốc, tư sản mại bản và địa chủ phong kiến Tuy vậy, đây là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật cao trong lao động sản xuất, có khả năng phát minh khoa học và cải tiến kỹ thuật Giai cấp công nhân trở thành lực lượng đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng, kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.5

Phần lớn giai cấp công nhân nước ta có xuất thân từ tầng lớp nhân dân lao động nên giai cấp này có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân và nhân dân lao động, sớm liên minh với giai cấp nông dân, tạo thành khối liên minh công – nông và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình cách mạng Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho cách mạng Việt Nam sớm giành được thắng lợi

2.4 Giai cấp tư sản

Giai cấp tư sản Việt Nam là một giai cấp mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX, bao gồm những người sở hữu và khai thác các nguồn lợi kinh tế như đất đai, nhà máy, cửa hàng, ngân hàng Giai cấp này có thái độ chính trị không nhất quán trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị Việt Nam Do thuộc nhiều thành phần kinh tế, khác nhau về quy mô, lợi ích kinh tế cũng như thái độ chính trị, không có sự thống nhất thành một khối, nên tư sản Việt Nam bị chia làm hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư sản mại bản

Bộ phận tư sản dân tộc, là bộ phận tư sản có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập trong quy mô vừa và nhỏ, bị thực dân Pháp chèn ép, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế, nên phần nào hình thành tinh thần dân tộc, yêu nước, chống thực dân Pháp Họ tham gia vào các phong trào dân tộc dân chủ ở đầu thế

5 Lê Duẩn: Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.119.

6

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w