1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng KN giành chính quyền giai đoạn 1939 - 1945. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quá Trình Chuẩn Bị Mọi Mặt Tiến Tới Tổng KN Giành Chính Quyền Giai Đoạn 1939 - 1945. Liên Hệ Trách Nhiệm Của Sinh Viên Trong Xây Dựng, Bảo Vệ Tổ Quốc Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 679,61 KB

Nội dung

Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

Đề bài:

Phân tích quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng KN giành chính quyền giai đoạn 1939 - 1945 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

1 Đề bài

Trang 2

Phân tích quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng KN giành chính quyền giai đoạn 1939 - 1945 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 6

I BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1939 - 1945 6

1 Bối cảnh thế giới 6

2 Bối cảnh Việt Nam 7

2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội 7

2.2 Mâu thuẫn xã hội 7

II QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ MỌI MẶT TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1939 - 1945 8

1 Sự chuẩn bị về chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng qua Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 8

1.1 Hội nghị lần thứ 6 8

1.2 Hội nghị lần thứ 7 8

1.3 Hội nghị lần thứ 8 9

2 Sự chuẩn bị về lực lượng cách mạng 10

2.1 Về xây dựng lực lượng chính trị 10

2.2 Về xây dựng lực lượng vũ trang 11

3 Sự chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng 11

4 Sự nhạy bén, nhanh chóng, chủ động chớp thời cơ 12

5 Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc 13

III TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 14

1 Thực trạng sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay 14

1.1 Ưu điểm 14

1.2 Hạn chế 14

2 Liên hệ trách nhiệm sinh viên Đại học luật Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay 14

2.1 Trong công cuộc xây dựng Tổ quốc 15

2.2 Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc 15

KẾT LUẬN 15

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Trang 5

CM tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của Việt Nam Từ đây, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Tuy nhiên, để đạt được thành công đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt là vô cùng cần thiết Việc phân tích quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng KN giành chính quyền giai đoạn 1939 - 1945 giúp hiểu rõ tầm quan trọng của sự chuẩn bị trong một cuộc CM cũng như trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay

NỘI DUNG

I BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1939 - 1945

1 Bối cảnh thế giới

Những năm 1939 - 1945 là giai đoạn cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, và chỉ hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Tuy nhiên, tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi Trong khi đó ở Châu Á – Thái Bình Dương, phát xít Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt – Trung Tháng 9/1940, quân Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam Nhật – Pháp tạm thời cấu kết với nhau để bóc lột nhân dân Đông Dương

Trang 6

Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các

quyền tự do, dân chủ Cùng lúc đó, Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy” phục vụ cho chiến tranh thế giới và đáp ứng yêu cầu của Nhật Khi

Nhật vào Đông Dương, Pháp đã đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị, bóc lột và làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức Nhật

ra sức tuyên truyền lừa bịp về sức mạnh của Nhật và tìm cách hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương Các đảng phái chính trị thân Nhật nhân cơ hội này cũng ra sức hoạt động Dưới tác động của thế chiến 2, Pháp – Nhật vơ vét bóc lột và đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực Tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội nước ta, trừ bọn tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật Vì lẽ đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai càng ngày càng gay gắt Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu

2 Bối cảnh Việt Nam

2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội

Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân

dân và làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng Đỉnh điểm là nạn đói đầu những năm

1945, khiến hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết vì đói

2.2 Mâu thuẫn xã hội

Từ Hội nghị BCH TW lần thứ 8 (5/1941), có thể thấy rằng: Đế quốc Pháp

- Nhật không chỉ áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà còn áp bức, bóc lột cả dân tộc Dẫu là ách tư bản, địa chủ, thợ hay dân cày đều bị cướp giật toàn bộ quyền lợi, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng Pháp -Nhật ngày nay không là kẻ thù của công nông, mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương.1 Vì thế, “Không hiểu hết quá trình phát triển của tư bản thực dân trong nước thuộc địa với tất cả sự bóc lột dựa vào bộ máy cai trị của nó, với tất cả các tầng lớp trong nước phụ thuộc nó, đã đè lên trên nông dân như thế nào, chúng ta không thể hiểu hết năng lực CM của nông dân và nhiệm vụ lịch sử của họ trong cuộc CM chống tư bản thực dân, chống đế quốc…, mối quan hệ giữa nông dân và giai cấp địa chủ cũng tùy theo chính sách của chủ

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t 2, tr 14.

Trang 7

nghĩa đế quốc mà biến chuyển”2 Khi Tổ quốc bị xâm lăng, “ nông dân đoàn kết với nhau dưới một khẩu hiệu chính trị là diệt xâm lược, còn khẩu hiệu kinh tế, khẩu hiệu chống phong kiến địa phương hay chống phong kiến

TW cũng chỉ là thứ yếu” 3 Trong xã hội thuộc địa, không chỉ có công nhân và

nông dân mà các giai cấp và tầng lớp khác đều phải chịu những hậu quả nặng

nề của chế độ thực dân Độc lập tự do là ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc.4

Như vậy, KN giành chính quyền xảy ra là điều tất yếu, và để làm được điều này cần lực lượng đại đoàn kết dân tộc

II QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ MỌI MẶT TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1939 - 1945

1 Sự chuẩn bị về chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng qua Hội nghị Trung ương 6, 7, 8

1.1 Hội nghị lần thứ 6

Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Việc khủng bố bao trùm khắp cả nước, gây cho Đảng những tổn thất nặng nề Trước diễn biến của thời cuộc, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã chuẩn bị và chủ trì cho Hội nghị TW lần thứ 6, từ ngày 6 - 8/11/1939, tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định Trên phân tích tình hình thế giới và ở Đông Dương, Hội nghị kết luận, nếu như trước đây (1936 - 1939) Pháp còn đứng vào Mặt trận dân chủ thế giới chống phát xít thì nay lại là thủ phạm phát động cuộc chiến thế giới Dựa vào

đó, Đảng quyết định chuyển hướng chiến lược của CM Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra mục tiêu hàng đầu lúc bấy giờ chính là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng và làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

Để phù hợp với chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương Đồng thời, Hội nghị chủ trương: (i) tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc

và địa chủ phản động, chống tố cáo, chống cho vay lãi nặng; (ii) thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ Cộng hòa dân chủ Về hình thức tổ chức và phương pháp CM được Hội nghị chỉ thị tăng cường hơn nữa các tổ chức quần chúng, kết hợp giữa các hình

2 Lê Duẩn, Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1965, tr.

155

3 Minh Tranh, Một số ý kiến về nông dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961, tr 18.

4 PGS, TS Vũ Quang Hiển, Đường lối chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng trong thời kỳ 1930-1945.

Trang 8

thức công khai, rộng rãi, với các hình thức tổ chức bí mật Hội nghị cũng quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, thực hiện sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng Như vậy, Hội nghị

đã đánh dấu sự chuyển hướng trong chỉ đạo nhiệm vụ chiến lược, đặt nhiệm

vụ dân tộc lên hàng đầu

1.2 Hội nghị lần thứ 7

Ngày 6 - 9/11/1940, Hội nghị BCHTW lần thứ 7 do đồng chí Trường Chinh chủ trì đã được tổ chức tại làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh)

Hội nghị khẳng định: “Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc CM tư sản dân quyền Đông Dương”, chủ trương chuyển hướng

về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu CM ruộng đất của Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11-1939 là đúng Hội nghị xác định tính chất của CM Đông Dương là CM giải phóng dân tộc với hai nhiệm vụ phản đế và thổ địa Hội nghị chỉ ra rõ, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật, kẻ thù phụ là

phong kiến bản xứ và kẻ thù nguy hiểm nhất là “đội quân thứ nǎm” của bọn

phát xít Nhật và bọn Việt gian thân Pháp Phương pháp CM được hội nghị đề

ra đó là phương pháp KN vũ trang Chủ trương đi liền với việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, phải tổ chức các đội tự vệ trực tiếp, vũ trang cho quần chúng, tiến lên vũ trang bạo động

Bên cạnh đó hội nghị cũng đã quyết định 2 vấn đề quan trọng: (i) duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở CM; (ii) Hội nghị chỉ thị cho Xứ uỷ Nam Kỳ đình chỉ KN vũ trang ở Nam Bộ vì chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan bảo đảm giành thắng lợi

1.3 Hội nghị lần thứ 8

Trong quá trình chuẩn bị CM Tháng Tám 1945, Hội nghị lần thứ 8 dưới

sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng Sau khi đề ra phương hướng, chủ trương mới về tính chất, quy mô rộng mở của Mặt trận, Hội nghị lần này đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi tổ chức và phương thức vận động của Mặt trận

Để tập hợp được mọi người Việt Nam yêu nước, tranh thủ các lực lượng

CM chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là phát xít Nhật – Pháp, Hội nghị lần thứ 8 của TW Đảng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như:

Trang 9

Thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội; tạm gác khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”; đề ra chủ trương tịch thu ruộng đất

của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo; giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng; chủ trương giải quyết vấn

đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương; thành lập, phát triển và tăng cường lãnh đạo các tổ chức vũ trang và nửa vũ trang; chuẩn bị KN vũ trang, đi từ KN từng phần đến Tổng KN giành chính quyền trong cả nước

Hội nghị xác định phương pháp CM là "cuộc CM Đông Dương kết liễu bằng một cuộc KN vũ trang", quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị KN

vũ trang, khi thời cơ đến“với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc

KN từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng KN to lớn" Hội nghị quyết định đặt vấn đề dân tộc

trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi hành đúng quyền

“dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết, giúp đỡ nhau giành thắng lợi

Hội nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược CM được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định thắng lợi CM Tháng Tám năm 1945

2 Sự chuẩn bị về lực lượng CM

2.1 Về xây dựng lực lượng chính trị

Nhằm xây dựng lực lượng liên minh chính trị rộng rãi trong mặt trận, Đảng chủ trương CM bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc và công nông thì không có gì khác hơn là phải giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị của các thành viên Trong Hội nghị diễn ra từ 06 - 08/11/1939 tại Bà Điểm (Gia Định), Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải trung lập giai cấp tư sản bản xứ trong CMGPDT và phải đấu tranh làm tê liệt xu hướng quốc gia cải lương Tháng 11/1940, Hội nghị TW 7 khẳng định, động lực chính của CM là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương dưới sự lãnh đạo của ĐCS, giai cấp vô sản phải liên lạc mật thiết với bần nông, liên minh với trung nông

và tiểu tư sản thành thị, bắt tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế, biến họ thành những lực lượng phụ thuộc của CM tư sản dân quyền, của Mặt trận phản đế Hội nghị rất chú ý đến việc liên hiệp Mặt trận thống nhất dân chủ phản đế Đông Dương với mặt trận kháng Nhật ở Trung Quốc Tháng 12/1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, chuẩn

Trang 10

bị cho việc thành lập MTDTTN và các đoàn thể mới Từ 10 - 19/05/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị BCHTW Đảng, thành lập MTDTTN có tên “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh”

Ngày 25/10/1941, MTVM chính thức ra mắt đồng bào MTVN ra đời đáp ứng những yêu cầu của phong trào CM Việt Nam giai đoạn mới với nhiều chính sách mang lại quyền lợi thiết thực được hai giai cấp công, nông; các giai cấp và tầng lớp yêu nước đón nhận Nhiều Hội Cứu quốc: Nông dân, Phụ

nữ, Thiếu niên, Công chức, đã ra đời và tham gia MTVM

Nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố Đảng trên mọi phương diện, Đảng chuyển sang hoạt động bí mật, các Đảng viên tham gia hoạt động địa phương thuận tiện Đảng liên lạc mật thiết với quần chúng, phải có vũ trang lý luận CM Công tác đào tạo cán bộ được coi trọng, Đảng ra sức phát triển Đảng viên mới Trong thời gian ngắn, số lượng đảng viên tăng lên rõ rệt với gần 400 chi bộ.5

2.2 Về xây dựng lực lượng vũ trang

Để giành được chính quyền CM, Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng cốt Vì vậy, Đảng lãnh đạo từng bước xây dựng các đội tự vệ cứu quốc, đội du kích, tiền thân của lực lượng

vũ trang trực tiếp tham gia chiến đấu giành chính quyền trong những ngày tổng KN

Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho sự ra đời của các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này như: đội du kích Ba Tơ, du kích Ngọc Trạo, Tháng 12/1941, Hồ Chí Minh thành lập Đội vũ trang Cao Bằng Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang ta còn lần lượt hình thành các đội Tự

vệ công nông (Tự vệ Đỏ), Quân du kích Nam Kỳ, các trung đội Cứu quốc quân 1, 2, 3… Khi phong trào CM phát triển, nhằm đẩy mạnh hình thức đấu tranh quân sự, tháng 12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời với những cán bộ hăng hái nhất được chọn lọc trong hàng ngũ du kích Cao - Bắc - Lạng

Giữa lúc cao trào kháng Nhật cứu nước đang dâng cao, tháng 4/1945, Đảng quyết định thống nhất các đơn vị vũ trang tập trung trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân, phát triển các lực lượng tự vệ vũ trang và

tự vệ chiến đấu, mở lớp huấn luyện quân chính, Điều này đánh dấu bước

5 Nguyễn Hữu Tri - Nguyễn Thị Phương Hồng (2005), Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt

Nam (1930 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, tr 94

Trang 11

hình thành cơ bản về quy mô tổ chức của lực lượng vũ trang ba thứ quân Bên cạnh đó, Đảng đã biên soạn nhiều tài liệu quân sự như: cách đánh du kích; cách huấn luyện cán bộ quân sự,… Kết quả là đến đầu năm 1945 ta đã

có được một đội quân chính quy bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương Đây chính là tiền đề, là sự chuẩn bị và phát triển lực lượng

vũ trang cả về số lượng và chất lượng, đón thời cơ thuận lợi tiến tới tổng KN,

có vai trò quyết định trong sự thành công của CM tháng Tám

3 Sự chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng

Đảng đã tổ chức xây dựng các căn cứ địa CM để tập hợp, xây dựng các tổ chức, lực lượng CM và huấn luyện lực lượng này chuẩn bị cho KN Trên thực tế, các căn cứ địa CM của ta đã phát huy tốt vai trò là nơi tổ chức, giữ gìn, phát triển lực lượng CM và đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với

CM thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc Không chỉ là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới, khu giải phóng Việt Bắc còn đóng vai trò là căn cứ địa quan trọng của tổng KN, nơi đặt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; vị trí đóng quân của lực lượng cách mạng; nơi cung cấp sức người, sức của cho KN6 Từ năm 1940 - 1945, Đảng ta đã tích cực chỉ đạo xây dựng và củng cố các căn cứ địa CM Hội nghị TW 7 của Đảng (tháng 11/1940) chủ trương thành lập các căn cứ du kích, lấy Bắc Sơn – Võ Nhai làm trung tâm Cuối năm 1940, TW Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa CM Đến Hội nghị TW 8 (tháng 5/1941) quyết định duy trì và phát triển các căn cứ du kích Bắc Sơn, Võ Nhai, đồng thời mở rộng căn

cứ địa Cao Bằng Nhờ đó, đến tháng 6/1945 - trước thềm Cách mạng Tháng Tám, khu giải phóng Việt Bắc đã được thành lập gồm các tỉnh: Cao Bắc -Lạng - Hà - Tuyên - Thái Đây thực sự là những nơi trọng yếu chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển lực lượng CM, là những trung tâm đầu não lãnh đạo lực lượng KN trên phạm vi toàn quốc.7

6 Quang Minh (2013), Chuẩn bị chu đáo, nhạy bén nắm bắt thời cơ - vấn đề cốt lõi trong thắng lợi Cách

mạng Tháng Tám năm 1945, Tạp chí cộng sản,

https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/23036/chuan-bi-chu-dao%2C-nhay-ben-nam-bat-thoi-co -van-de-cot-loi-trong-thang-loi-cach-mang-thang-tam-nam-1945.aspx , truy cập ngày 18/4/2023.

7 Tống Thị Nga (2021), Thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là không thể phủ nhận, Báo điện

tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/thanh-qua-cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945-la-khong-the-phu-nhan-588521.html , truy cập ngày 19/4/2023.

Ngày đăng: 17/05/2024, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w