Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân PhápĐường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh quathực tiễn.. Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành c
Trang 1BỘ GI 䄃ĀO D唃⌀C V ĐO T䄃⌀O
TRƯỜNG Đ 䄃⌀I HỌC KINH TẾ LUẬT
Học kỳ hè /2021-2022
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
ĐỀ TI :
Phân tích làm rõ nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân pháp trong giai đoạn 1945 - 1954? Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Điều
Lớp : 215DL0603 [ UEL, Thứ Hai – Tiết 2 6 – Nhóm 4]
Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Lê Nguyễn Việt Anh K214130911
Trang 22 Nguyễn Thị Bảo TrâmK214020149
3 Hoàng Đức Anh Nguyên K214020135
4 Nguyễn Đỗ Quỳnh Như K214100752
5 Trần Tuyết Ngân
K215032298
Trang 3M 唃⌀C L唃⌀C
1 Hoàn cảnh lịch sử: 2
1.1 Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945: 2
2 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 3
3 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946-1954: 4
4 Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến 46-54: 7
4.1 Kết quả: 7
4.2 Ý nghĩa lịch sử: 7
5 Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 8
5.1 Nguyên nhân thắng lợi: 8
5.1.1 Nguyên nhân khách quan: 8
5.1.2 Nguyên nhân chủ quan: 8
5.2 Bài học kinh nghiệm: 8
Trang 41 Hoàn cảnh lịch sử:
1.1 Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945:
1.1.1 Thuận lợi:
Tình hình quốc tế: Sau Thế chiến II khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, hệ thống Chủ nghĩa xã hội đang dần xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi Các nước tư bản chủ nghĩa bị tổn thất nặng nề, phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước thuộc địa khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh ngày càng phát triển và lan rộng Tình hình trong nước: Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi đã tạo nên sức mạnh niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Niềm
tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng cùng với sự đoàn kết của toàn thể nhân dân chính là động lực to lớn thúc đẩy sự thắng lợi của cách mạng, khát khao giành độc lập dân tộc của mọi tầng lớp trong xã hội Hệ thống quốc phòng, an ninh, chính trị được khẩn trương xây dựng, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, phát huy vai trò đối với cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới
Do đó, cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Bên cạnh đó, Đảng ta
đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược
1.1.2 Khó khăn:
Về đối ngoại: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, nhưng lực lượng Đế quốc chỉ suy yếu một phần, chúng vẫn bóc lột nhân dân,
Trang 5đàn áp các phong trào đấu tranh, đặc biệt là đấu tranh giành độc lập Bọn chúng tìm mọi cách để cướp lại những thuộc địa đã mất Vì vậy, Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở mà các thể thực Đế quốc và tay sai ra sức giành giật Việt Nam lúc bấy giờ phải đối mặt với nhiều kẻ thù nguy hiểm, ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là 20 vạn quân Tưởng, còn Nam vĩ tuyến 16 ta phải đối diện với thực dân Anh, mà đứng sau đó chính là Pháp Trong khi đó ở Việt Nam, ta còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Tuy nhiên, Đảng ta đã nhận định rằng, trong tất cả các kẻ thù lúc bấy giờ, Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất
Về đối nội: Hệ thống chính trị còn non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm Chính phủ mới thành lập nên chưa nhận được sự công nhận của các nước trên thế giới, vì vậy mà vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đối ngoại Thêm vào đó là các phe phái phản động tiến hành chống phá Đảng và Chính phủ ta Kinh tế cạn kiệt, nguồn tiền khan hiếm dẫn đến nạn đói tràn lan, mùa màng thất bát Các nhà máy sản xuất thuộc sự điều khiển của Tư bản nên tăng giá hàng hóa, làm cuộc sống người dân ngày càng cơ cực Vì Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân nên 95% dân số bị mù chữ, các tệ nạn xã hội xảy ra tràn lan
Khi đó, tình hình Việt Nam đang trong trạng thái “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và thù trong, giặc ngoài Khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị các nước đế quốc, các thế lực phản động cấu kết với nhau chống phá rất quyết liệt hòng tiêu diệt chính quyền cách mạng còn non trẻ Nhà nước ta lúc này hết sức khó khăn, nền kinh tế nghèo nàn xơ xác, nạn đói hoành hành, đất nước bị bao vây bốn phía; vận mệnh của Tổ quốc như
"ngàn cân treo sợi tóc"
Trang 62 Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng
Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và
Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam
Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì Xuất phát từ nhận định
“Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”, Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức
để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng
Ngày 12-12-1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến với tinh thần “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do
Trang 73 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946-1954:
Cơ sở lý luận và thực tiễn xuất phát từ những nguyên lý cơ bản về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin; Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng, của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ; Xuất phát từ truyền thống yêu nước của nhân dân ta và được kế thừa những kinh nghiệm đánh giặc ngoại xâm của cha ông Đường lối kháng chiến của Đẳng đã được đề ra vô cùng đúng đắn, sáng tạo và kịp thời Có tác dụng to lớn trong việc đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng vào giai đoạn ổn định và phát triển đúng hướng
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh
Nội dung cơ bản: Dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
Mục tiêu của cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất, là sự tiếp tục của cách mạng dân tộc dân chủ bằng hình thức chiến tranh, nên còn có mục tiêu vì dân chủ, tự do, vì hòa bình thế giới
Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực gánh sinh, nhất định thắng lợi thể hiện trong Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946 Trong đó:
Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt Điều này xuất phát từ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, với mục đích của cuộc kháng chiến là vì
Trang 8độc lập dân tộc, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác – Lênin; từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân
Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao
Về quân sự, cuộc kháng chiến phải trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công; sử dụng triệt để “du kích vận động chiến”, tiến công địch ở mọi nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng nực lượng, tản cư dân ra khỏi vùng chiến sự
Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, ra sức phá kinh tế địch, không để chúng lấy kinh tế nuôi chiến tranh
Về chính trị, ngoại giao: đoàn kết toàn quân, toàn dân; động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các cộng đồng dân tộc dân chủ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, tranh thủ bầu bạn nhằm cô lập kẻ thù, củng cố chế độ cộng hòa dân chủ
Về văn hóa: đánh đổ văn hóa nô dịch, ngu dân, xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hóa mới, xóa nạn mù chữ, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hóa tham gia kháng chiến
Kháng chiến trường kỳ: đánh lâu dài Đây là một chủ trương sáng suốt của Đảng dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh của nước ta một cách khoa học; đồng thời, kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc “lấy yếu chống mạnh” Mặt khác, giữa ta và địch có sự khác biệt lớn giữa lực lượng quân sự của đôi bên; đánh lâu dài để lộ ra những điểm yếu và làm suy yếu điểm mạnh của địch, khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của ta
Trang 9Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Tự lực gánh sinh là dựa vào sức lực của của toàn dân, vào đường lối của Đảng, các điều kiện tự nhiên của đất nước ta, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế Đảng ta đề
ra chủ trương này vì hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định nhất “Tự lực cánh sinh” sẽ phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhưng ta không ỷ lại vào sự giúp đỡ đó
4 Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến 46-54:
4.1 Kết quả:
Từ 23/9/1945 đến 21/7/1954 nhân dân ta dưới sự chỉ đạo của Đảng đã trải qua 3200 ngày đêm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng đầy anh dũng và tự hào
Gần nửa triệu quân xâm lược Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu, 3000 tỉ phơ-răng Pháp và 2600 triệu đôla Mỹ viện trợ tiêu phí cho chiến tranh Thực dân Pháp buộc phải thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia và phải rút quân về nước
4.2 Ý nghĩa lịch sử:
Đập tan ách thống trị của thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương, thắng lợi của nhân dân ta mở đầu cho sự phá sản của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Những kinh nghiệm kháng chiến quý báu mà ông cha ta thu được trong kháng chiến là những đóng góp vào kho tàng lý luận giải phóng dân tộc và bảo vệ
Tổ quốc; những lực lượng cách mạng mà Đảng ta đã xây dựng làm tiền đề để nhân
Trang 10dân ta tiến lên giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã để lại cho Đảng ta và Nhân dân ta những kinh nghiệm lịch sử quý báu:
1 Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực gánh sinh, nhất định thắng lợi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và trong toàn bộ quá trình kháng chiến
2 Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới
3 Vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng chiến đấu
4 Phương thức tiến hành chiến tranh thích hợp
5 Nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh
5 Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm
5.1 Nguyên nhân thắng lợi:
5.1.1 Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, có sự liên minh đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung
Thứ hai, đồng thời có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp
5.1.2 Nguyên nhân chủ quan:
Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo
Trang 11Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới
Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt
5.2 Bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối “kháng chiến kiến quốc”; kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và phong kiến
Thứ ba, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng gian đoạn
Thứ tư, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân một cách thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị - quân sự của cuộc kháng chiến
Thứ năm, coi trọng công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên mọi lĩnh vực, mặt trận