1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIẢI PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA NGHIÊN cứu THỰC TIỄN ĐẢNG PHÁT ĐỘNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP (121946) và CHỐNG mỹ

36 62 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 787,23 KB

Nội dung

Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.Với những lý do t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Lớp L11 - Nhóm 20 - HK 221 Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Bích Hồng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 - 2022

S

TT Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nhiệm vụ ết quả K

Chữ ký

915373

Chương 3 (3.2 + 3.3)

100%

2 Diễm ThúyMai Nguyên 0146622 Chương 3 (3.1)Chương 2 (2.1), 00% 1

Bích Trâm

2014814

NHÓM TRƯỞNG

Đỗ Ngọc Bích Trâm

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI PHÁP TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (19/12/1946) 5

1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và những hành động hiếu chiến của thực dân Pháp 5

1.2 Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Pháp và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 9

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 15

Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI MỸ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG (01/1959) 17

2.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ và những hành động hiếu chiến của Mỹ 17

2.2 Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Mỹ và nội dung Nghị quyết Trung ương 15 (khóa II) (1959) 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 26

Chương 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAM 27

3.1 Chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 27

3.2 Kết quả quá trình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam 29

3.3 Đề xuất một số giải pháp của nhóm 32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 34

PHẦN KẾT LUẬN 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 4

bị đe dọa nghiêm trọng, quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa hiện nay đang bị Trung Quốc chiếm giữ, các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước ta đang bị uy hiếp và xâm phạm thường xuyên Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

Với những lý do trên, nhóm chọn đề tài “Giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo

của Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu thực tiễn đảng phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (12/1946) và chống Mỹ (1959)” làm bài tập lớn kết thúc môn học

Lịch sử Đảng Việt Nam

1 Quân ủy Trung ương, Kế hoạch tổ chức trang bị và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 5 năm

Trang 5

Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám và

những hành động hiếu chiến của thực dân Pháp và quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Pháp trước khi quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946);

Hai là, làm rõ bối cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ và

quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Mỹ trước khi quyết định sử dụng bạo lực cách mạng (01/1959);

Ba là, làm rõ tình hình biển Đông, chủ trương của Đảng, Nhà nước và những kết

quả đạt được trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam;

Bốn là, trên cơ sở thực tiễn Đảng giải quyết xung đột với Pháp và Mỹ trước khi

quyết định sử dụng bạo lực cách mạng, nhóm đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI PHÁP TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH PHÁT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt

Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam

(Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức “Việt quốc” (Việt Nam quốc dân Đảng) và “Việt cách” (Việt Nam cách mạng đồng minh hội) Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ “uỷ trị”, một trả hình của chế độ thuộc địa kiểumới của Mỹ

Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai

Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Một sốquân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam

Trang 7

1.1.2 Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Pháp

Bối cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

Ta phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục Ruộng đất bị bỏ hoang Công nghiệp đình đốn Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quankim gây rối loạn thị trường 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ đểlại hết sức nặng nề,

Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta Đất nước bịbao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” Tổ quốc lâm nguy!

Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt phân tích tinh thể, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranhgiữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát triển Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc

Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn lao của cách mạng nước ta Trung ương Đảng xác định: Tính chất của “cuộc cách

Trang 8

chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là “Dântộc trên hết, Tổ quốc trên hết” Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trungngọn lửa đấu tranh vào chúng” Vì vậy phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc cho dân tộc.”

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước tại lúc này là “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể:

Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập

Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân

Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh

đạo cuộc kháng chiến lâu dài

Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”, “thêm bạn bớt thủ”, thực

hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương

“độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà

Những hành động hiếu chiến của Pháp

Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng, chính phủ Charles de Gaulle trở về Paris Trong khi đó, ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật bị nguy khốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh và

Mỹ cả ở trên biển và trên bộ Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương…………

19 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại sứ Nhật Bản gửi cho Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux tối hậu thư Với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật

Trang 9

trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ, do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật Phía Pháp xin hoãn thời gian và Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp Quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương cùng các quan chức cấp cao, đồng thời quân Nhật cũng làm chủ được các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn Đến chiều ngày 10 tháng 3 năm

1945, quân Pháp chính thức đầu hàng Toàn bộ Đông Dương lúc này đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật

Cuộc đảo chính của Nhật tại Đông Dương tạo nên thời cơ cho cách mạng Việt Nam Ngay sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã họp và đưa ra những nhận định khách quan về thời cơ khởi nghĩa đang đến rất gần và ra chỉ thị:

“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Sau đó, tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh (13/8/1945), 25 triệu đồng bào cả nước với tinh thần “đem sức ta mà giảiphóng cho ta”, đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong 15 ngày, chấm dứt sự thống trị gần trăm năm của thực dân và ngàn năm của phong kiến, thiết lập nền dân chủ cộng hoà

Quyết định giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh - phíanam vĩ tuyến 16, quân đội Trung hoa dân quốc - phía Bắc vĩ tuyến 16

Tháng 7/1945, tại Hội nghị Potsdam đã đi tới thỏa thuận phân chia nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng và kiểm soát ngày 24-8-1945, Anh đã kí với Pháp hiệp ước công nhận “chủ quyền” của Pháp ở Đông Dương Thực chất là thỏa thuận Anh ủng hộ và tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại thuộc địa cũ ở Đông Dương Hơn nữa, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Anh và Pháp đều bị Mỹ chèn ép, tìm cách gạt dần ảnh hưởng ra khỏi các thuộc địa cũ, nên hai nước này đã thống nhất với nhau tìm cách đối phó với Mỹ,

để duy trì hệ thống thuộc địa cũ của mình Vì vậy, việc được phân công vào giải giáp quân Nhật ở Đông Dương là một cơ hội tốt để Anh và Pháp thực hiện âm mưu đen tối của mình Ngày 28/08/1945, Thiếu tướng Douglas Gracey, Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 20 liên quân Anh-Ấn, đang hoạt động trên chiến trường Myanmar, nhận được lệnh điều độngsang miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật Gracey được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy lực lượng quân Anh tại Đông Dương và bí mật nhận chỉ thị từ Bộ Tổng

Trang 10

Tham mưu Quân đội Anh về việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho quân Pháp tiến công xâm lượcViệt Nam lần thứ hai.

28/02/1946, tại Trùng Khánh, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết với hai điểm chính:

Một là, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc như

Quảng Châu Loan và nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như cho họ khai thác một đặc khu tại hải cảng Hải Phòng, miễn thuế cho hàng hóa của Trung Hoa vận chuyển sang miền Bắc Việt Nam

Hai là, chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung

Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam

Cuối 1946????????????????????????????????????

Tóm lại, ……

1.2 Quá trình Đảng từng bước giải quyết xung đột với Pháp và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

1.2.1 Quá trình Đảng giải quyết xung đột với Pháp

Từ tháng 9/1945 , theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh - Ấn

đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở phía Nam Việt Nam

Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23/9/1945 mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương Ngày 23/09/1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai

Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Một sốquân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam

Trang 11

Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn lao của cách mạng nước ta Trung ương Đảng xác định: Tính chất của “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” Cuộc cách mạng

ấy chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là

“Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” Vì vậy phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc cho dân tộc

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả nước ta lúc nay là “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ the:

Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập

Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân

Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh

đạo cuộc kháng chiến lâu dài

Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”, thêm bạn bớt thù, thực

hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương

“độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế vô cùng hiểm nghèo của nước nhà

Về hành động của Pháp: 28/2/1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp ký kết Hiệp ước Pháp - Hoa, trao cho thực dân Pháp quyền thay thế quân đội Tưởng

Trang 12

tước vũ khí quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam và Pháp thỏa thuận nhượng lại một số quyềnlợi về kinh tế.

Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 Hiệp định quy định: Chính phủ Phápcông nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có nghị viện, chính phủ, quân đội và tải chính riêng nằm trong Liên bang Đông Dương và trong Khối liên hiệp Pháp Việc thống nhất ba

kỳ của nước ta do nhân dân ta quyết định Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau 5 năm phải rút hết về nước; hai bên đình chỉ xung đột

ở miền Nam và mở cuộc đàm phán để đi đến ký hiệp định chính thức,

Sự thật sau khi đã ký Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp cố tìm cách trì hoãn cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp để đi đến ký Hiệp định chính thức và sớm vi phạm Hiệp định Đảng đã lãnh đạo Chính phủ đấu tranh buộc Pháp phải mở cuộc đàm phán chính thức với ta ở Pháp

Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán đó, ngày 19/04/1946, một cuộc hội nghị trù bị ở

Đà Lạt, song do Pháp thiếu thiện chí nên hội nghị không đạt được sự thoả thuận nào

Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các đảng phái chínhtrị, các tổ chức quần chúng ở Pháp và đại diện nhiều tổ chức quốc tế Người đã nói rõ lập trường hòa bình hữu nghị và nguyện vọng thiết tha độc lập tự do của nhân dân và Chính phủ Việt Nam Để tỏ rõ thiện chí và giành thêm thời gian hòa bình, trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (ngày 14/09/1946), thoả thuận một số điều về quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước, đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào tháng 01/1947

Thiện chí và những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn đàm phán của Chính phủ ta tuy không đạt mục đích ký hiệp định chính thức, nhưng đã làm cho nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ ta, làm cho dư luận quốc tế chú ý đến Việt Nam và hiểu nguyện vọng tha thiết hòa bình của dân tộc Việt Nam Cũng nhờ đó, chúng ta đã duy trì một khoảng thời gian hòa bình hiếm có để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt

Theo quy định của Hiệp ước Hoa - Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch phải rút khỏimiền Bắc Đông Dương ngày 31/03/1946 Trên thực tế, ta phải đấu tranh kiên quyết; đến

Trang 13

cuối tháng 9/1946 chúng mới rút hết Bọn Việt quốc, Việt cách hoặc tan rã hoặc bỏ chạy

ra nước ngoài Việc đưa ra ảnh sáng vụ Ôn Như Hầu và làm thất bại âm mưu đảo chính của bọn phản cách mạng tay sai của Pháp tháng 7/1946 đánh dấu sự phá sản của chúng

Ngày 12/12/1946, Trung ương ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến Ngày 18/12/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) đã đánh giá mức độ nghiêm trọng của tỉnh hình, kịp thời để ra chủ trương đối phó và quyết định phát động toàn dân, toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta quyết khủng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, tự do: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất

cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp

để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùngcuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng,

để giữ gìn đất nước

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!

Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện mệnh lệnh của Chính phủ, bắt đầu từ 20 giờ ngày 19/12/1946, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đồng, quân và dân Hà Nội và ở các đô thị từ Bắc vĩ tuyến 16 trở ra đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ

Tóm lại:

Về phía thực dân Pháp: thực dân Pháp cố tình dùng quân sự xâm lược nước Việt

Nam Thực dân Pháp ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, không chịu công nhận

Trang 14

những quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam “Độc lập, chủ quyền, thống nhất vẹn lãnh.”

Về phía Việt Nam: Thực tiễn lịch sử của thời kỳ này đã đem lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu: Thứ nhất, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Mặc dù Đảng rút vào hoạt động bí mật, nhưng vẫn không ngừng củng cố và phát triển Trong điều kiện có nhiều đảng phải tham gia chính quyền, Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo nhà nước một cách khéo léo Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm việc giữ vững bản chất cách mạng của chính quyền nhân dân Thứ hai, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân Phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ chính quyền Chính quyền được xây dựng sau Cách mạng Tháng Tám thực sự của dân, do dân và vì dân Chính phủ đã thực hiện những chính sách thiết thực như: bầu cử dân chủ, chính sách ruộng đất, xoá nạn mù chữ để nhân dân có thể hưởng những quyền lợi do chế độ mới đem lại, từ đó ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào chính quyền, vào Đảng Thứ ba, lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thủchính, nguy hiểm nhất Giai đoạn này, chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn (Anh - Pháp, Mỹ - Tưởng, mâu thuẫn giữa các nhóm trong chính quyền và quân đội Tưởng, mâu thuẫn trongnội bộ thực dân Pháp) để phân hoá, làm suy yếu các kẻ thù, tranh thủ xây dựng lực lượng

và bảo vệ được chính quyền nhân dân

Nhận định về quyết định phát động cuộc chiến tranh của Đảng Với quyết định đúng đắn và kịp thời phát động toàn quốc kháng chiến sau khi đã nỗ lực hết sức để có hòa bình, thể hiện tư duy kiên định của Đảng là giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền toànvẹn lãnh thổ, thống nhất Tổ quốc có chiến lược, sách lược, bước đi và phương pháp phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể Luôn nêu cao và tranh thủ mọi điều kiện để có hòa bình, hữu nghị, coi trọng đối thoại Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, nhạy bén nắm bắt tình hình và học hỏi những bài học mới của thời đại để vận dụng sáng tạo vào điều kiện của cuộc kháng chiến Đứng trước khó khăn và thách thức tưởng chừng không thể vượt qua, nhờ có niềm tin mãnh liệt vào lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của Nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, đoàn kết được sức mạnh toàn dân tộc Phát động toàn quốc kháng chiến và lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi vẻ vang là quyết sách không chỉ mang tầm lịch sử đối với cách mạng Việt Nam mà còn

Trang 15

mang tính thời đại, lan tỏa ra thế giới để các dân tộc thuộc địa vận dụng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

1.2.2 Nội dung và giá trị của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

Nội dung đường lối kháng chiến

Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng bao gồm các vấn đề cơ bản: Phát động

và tổ chức toàn dân kháng chiến; kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế Trong đó việc phát động toàn dân đánh giặc, biến

“Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài” là nội dung quan trọng nhất của Đường lối kháng chiến

Giá trị của đường lối kháng chiến

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là một bộ phận quan trọng của đườnglối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đó là đường lối tiếp tục hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng chiến tranh cách mạng, trong điều kiện nhân dân ta đã giành được chính quyền để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định sức mạnh của cách mạng

và chiến tranh là nhân dân Bởi vì, “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” Đảng đã xây dựng quyết tâm chiến đấu cho toàn dân và củng cố niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến đấu ấy, “Có lẽ hiếm có ở đâu, chiến tranh nhân dân trong thực tế lại đúng với tên gọi của nó như vậy, thực sự sâu rộng trong nhân dân và thực sự vô địch như nhân dân”

Chủ trương kháng chiến toàn dân đã huy động lực lượng tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc chiến đấu Cho nên ta càng đánh càng mạnh, càng giành thắng lợi lớn, để cuối cùng làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta Đường lối kháng chiến toàn dân là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của tổ tiên ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Thắng lợi của cuộc chiến tranh yêu nước đã khẳng định đường lối kháng chiến do Đảng đề ra không những kịp thời mà còn đúng đắn và sáng tạo Đường lối ấy không chỉ

Trang 16

đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi, mà còn góp phần vào thành công của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến tranh cách mạng.

Phát huy giá trị lịch sử của Đường lối Toàn dân kháng chiến gợi mở những ý nghĩasâu xa đối với việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc hiện nay Là một bộ phận trong đường lối chiến lược của Đảng, chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc luôn bám sát và phục vụ mục tiêu chiến lược của Đảng

Tại Đại hội XIII, Đảng ta đã xác định mục tiêu của cách mạng nước ta là “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnhtoàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc

Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước

ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Mục tiêu đó cũng chính

là đích đến, là điểm hội tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị

- xã hội; đồng thời với việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết tốt các mối quan hệ, xử lý hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hơn 70 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) Trước hết, đó là kết quả từ một quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo, mà biểu hiện cụ thể là những quyết sách đúng đắn, sáng tạo vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết Kết quả đem lại là chúng ta từng bước loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ được thời gian chuẩn

bị tiềm lực để bước vào kháng chiến Mặt khác, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến còn thể hiện rõ sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, sức mạnh ấy được tạo ra

từ truyền thống yêu nước nồng nàn kết hợp với chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, nhờ đó mà ngay từ đầu chúng ta đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực

Trang 17

dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, mở ra thắng lợi đầu tiên trong cuộctrường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) Baotrùm hơn tất cả, quyết định ấy góp phần khẳng định cho đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc đụng đầu lịch sử với thực dân Pháp Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tạo tiềm lực to lớn cho đất nước; tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt an ninh nhân dân vững mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, hành động phá hoại từ các thế lực thù địch; không ngừng chăm lo củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp; thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Trang 18

Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI MỸ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BẠO LỰC CÁCH

MẠNG (01/1959)

2.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ và những hành động hiếu chiến của Mỹ

2.1.1 Bối cảnh thế giới

Về thuận lợi, hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự,

khoa học kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản

Về khó khăn, xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh có âm mưu làm bá chủ Thế giới,

với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời tổng thống nối tiếp nhau xây dựng và thực hiện Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang Xuất hiện

sự bất đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc

Về tham vọng của Mỹ: Mỹ đã thay Pháp thực hiện chiến lược “lấp chỗ trống” ở

miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai Mỹ là một đế quốc có tiềm lực về kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới và có chiến lược toàn cầu Phải đối đầu với kẻ thủ mạnh nhất thế giới là một thử thách khắc nghiệt đối với dân tộc Việt Nam

2.1.2 Bối cảnh trong nước và những hành động hiếu chiến của Mỹ

Bối cảnh Việt Nam sau tháng 7/1954

Sau khi kí hiệp định Giơnevơ (7-1954), nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam – Bắc thông qua vĩ tuyến 17 Các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ” Sự chia cắt đó chỉ 1

là tạm thời Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử “tự do

và dân chủ” Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho

sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia,

Ngày đăng: 21/12/2022, 08:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w