1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Btl tư tưởng hồ chí minh về quá Độ lên chủ nghĩa xã hội và vai trò sinh viên trong xây dựng Đất nước

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Liên hệ đến vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng các thành tựu về khoa học – kỹ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Cô Phan Thị Thanh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Báo cáo môn học
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 264,71 KB

Nội dung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. LIÊN HỆ ĐẾN VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CÁC THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC – KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1.1. Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kì quá độ 1.1.2. Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kì quá độ 1.3 .Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thức hiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 2. Liên hệ vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng các thành tựu về khoa học – kĩ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1 Khoa học, công nghệ và hoạt động khoa học công nghệ 2.2 Vai trò của khoa học công nghệ 2.3 Sinh viên là lực lượng nòng cốt trong việc tiếp thu kiến thức Khoa học-Kĩ thuật (KHKT) 2.4 Vai trò của sinh viên trong nghiên cứu khoa học công nghệ 2.5 Các thành tựu của sinh viên trong khoa học công nghệ 2.5.1 Ngày hội kỹ thuật trường Đại học Bách Khoa- Đại học Quốc gia năm 2021 2.5.2. Nhóm sinh viên Việt Nam lần đầu tiên thắng giải Google

Trang 1

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách Khoa

GVHD: Cô Phan Thị Thanh Hương

Nhóm 4

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam đã trải qua bao chặng đường dài khó khăn, gian khổ, để giànhđược độc lập, thắng lợi và có được những bước phát triển nhảy vọt như hiện nay Trongđó, Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trò hết sức to lớn và quan trọng

Những nội dung tư tưởng về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch HồChí Minh không chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ nghĩaMác - Lênin về thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện lịch sửmới; qua đó, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủnghĩa Mác - Lênin

Để nhận thức rõ hơn thời kì này ở nước ta, bài tiểu luận của nhóm em xin trìnhbày đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam đồng thời liên hệ đến vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng cácthành tựu về khoa học – kỹ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng Chủnghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Nhóm em làm bài tiểu luận này với mong muốn củng cố,tìm hiểu thêm kiến thức về quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội, liên hệ đến thực tiễn vaitrò của sinh viên trong thời đại mới, đó là sự cần thiết mà thế hệ trẻ nên tiếp thu Học tậpTư tưởng không chỉ là việc đi góp nhặt kiến thức mà ta còn phải thấy được trách nhiệmcủa mỗi cá nhân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường mà Đảngđã lựa chọn

Ngoài ra, đề tài cũng cho thấy thực tiễn hơn 30 năm đổi mới càng làm sáng tỏ lýluận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Đó là những tiêu chí đánh giá đúng sựkiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳquá độ của Đảng ta, đồng thời là những cơ sở, điều kiện đảm bảo cho sự nghiệp xây dựngCNXH đi tới thành công

Do chưa tiếp xúc tài liệu, cũng như các kiến thức chuyên sâu liên quan, nên khôngtránh khỏi các thiếu sót và hạn chế Nên chúng em rất mong sự giúp đỡ của cô để tiểuluận trở nên hoàn thiện nhất

Trang 3

NỘI DUNG1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam

1.1 Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.1.1 Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kì quá độ

Thực chất của thời kì quá độ

Quá độ là quá trình chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, thực chất của quá

trình quá độ ở nước ta là “thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

(CNXH) và Bác cũng đã nói rằng: “Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới

xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếpsống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm biến nước ta từ mộtnước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”1.

Loại hình của thời kì quá độ

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lenin, có hai conđường quá độ lên chủ nghĩa xã hội Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩaxã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao Con đường thứ hai là quá độ giántiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hoặc ởnhững nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bảncũng như có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó

Về con đường quá độ trực tiếp, thời kì quá độ của CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(CNTB) là việc “thích ứng với một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hộikia”2 do tiền đề lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa cộng sản đã được hình thành và phát

triển trong lòng CNTB - khi chúng được tích lũy đủ lượng tối đa Bản chất của thời kìquá độ lên CNXH ở đây là sự giao thoa giữa CNTB và CNXH Thời kì quá độ từ CNTB

1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, t.10, tr 324, 329

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1696-gop-phan-nhan-thuc-ro-them-thuc-chat-cua-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-qua-che-do-tu-ban-chu-nghia.html

Trang 4

lên CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (CNCS) bao gồm: Giai đoạn cuối của CNTB, với lựclượng sản xuất phát triển cao nhất trở thành tiền đề cho CNCS; Giai đoạn đầu của CNCS,dựa trên những cơ sở vừa mới được xác lập, bắt đầu phát triển hoàn thiện với các dấu vếtcòn lại về kinh tế, đạo đức, tinh thần của CNTB Nhìn chung thời kì quá độ ở giữa hai

giai đoạn trên, không thuộc về cả CNTB lẫn CNCS Tóm lại đối với CNTB, thì phương

thức sản xuất (cả lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất) của nó đã hình thành về cơ bảntrong xã hội phong kiến, trên cơ sở kinh tế này và nhờ cách mạng tư sản, nền chính trịTBCN được xác lập Nhưng trong thời kì quá độ, không phải chính trị CSCN được hìnhthành như là kết quả của nề kinh tế CSCN đã được ra đời một cách đầy đủ trọn vẹn từCNTB mà trái lại, ngoài tiền đề lực lượng sản xuất chưa thật sự đầy đủ, cả hai nhân tố đóđều đến đây mới hình thành trọn vẹn Chúng tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùngphát triển đến mức đầy đủ hoàn toàn, và cùng với những nhân tố khác tạo thành hệ thốngxã hội XHCN hoàn chỉnh ở cuối thời kì quá độ

Về con đường quá độ gián tiếp C Mác chỉ ra, khi một số nước TBCN ở Châu Âucó trình độ công nghiệp khác nhau tác động qua lại, thì mâu thuẫn giữa lực lượng sảnxuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX) ở nước có trình độ thấp vẫn có thể gây xungđột chính trị gay gắt, khiến cho cách mạng vô sản sớm nổ ra C Mác và Ph Ăng-ghencũng cho rằng, không chỉ nước TBCN tiên tiến phương Tây có thể làm cách mạng vô sảnthành công rồi bước vào thời kì quá độ, mà nước Nga và các nước tiền TBCN nói chungcũng có thể thực hiện điều đó Điều kiện quan trọng là các nước này được nước phươngTây phối hợp cùng làm cách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ về vật chất khibước vào thời kì quá độ Lúc ấy cá nước phương Tây thực hiện quá độ trực tiếp còn nướcđược giúp đỡ “không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN”, “rút ngắn tiến trình đi lênCNXH”, có nghĩa là rút ngắn chính lịch trình vận động, phát triển của xã hội TBCN.Nhưng nó vẫn phải thực hiện thời kì quá độ từ tiền đề vật chất không tự tạo ra ở bêntrong, mà được giúp đỡ từ bên ngoài Chính vì thế, thời kì quá độ này không hoàn toàntrực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp

Đặc điểm của thời kì quá độ

Trang 5

Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giảiphóng dân tộc, hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩaxã hội Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hộithuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội Nhờ đó đã làphong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lenin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm riêng nên không thể rậpkhuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ

nghĩa tư bản “Nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã quachủ nghĩa tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành chủnghĩa xã hội, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có thành nhữngcơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển củaCNXH”3 Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cóđặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội mà khôngqua CNTB Điều này chi phối những đặc điểm khác, thể hiện trong nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh những mâu thuẫn Mà đáng lưu ý là mâu thuẫngiữa nhu cần phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xãhội quá thấp kém của nước ta Do đó, tình hình thực tế của nước ta đã làm nước ta cónhững đặc điểm riêng biệt so với tình hình những nước khác

Tóm lại, quá độ lên chủ nghĩa là quá trình chuyển hóa từ hình thái xã hội hiện tạisang hình thái xã hội cao hơn là xã hội cộng sản Có hai con đường để thực hiện quá trìnhnày là trực tiếp và gián tiếp Quá độ trực tiếp có lợi là đã chuẩn bị hết những tiền đề vềkinh tế - khoa học kĩ thuật nhưng lại khó khăn trong việc chuyển mình trên phương diệnchính trị, qúa độ gián tiếp sẽ gặp khó khăn vì chưa đủ tiềm lực về kinh tế cũng như khoahọc kĩ thuật nhưng sẽ phát triển bền vững hơn về mặt chính trị Việt Nam có tình hìnhthực tiễn xã hội đặc biệt nên sẽ mang những đặc điểm riêng trong thời kì quá độ so vớinhững nước khác trên thế giới

Trang 6

1.1.2 Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biếnnền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại Thực chất của quá trình cải tạovà phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trongđiều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánhlực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi

Do những đặc điểm và tính chất đặc thù mà quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài Nhiệm vụ lịch sử của thờikì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:

Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng cáctiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là hình thái cao hơn so với chủ nghĩa tư bản, điều đó có nghĩa làcác mối quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao nhất.Do đó việc xây dựng nền tảng vật chất kĩ thuật là mục tiên hàng đầu để làm nền cho việcphát triển vững chắc Đồng thời việc xây dựng tiền đề chính trị tư tưởng cũng vô cùngcần thiết do chủ nghĩa tư bản tuy có tiềm lực kinh tế khoa học kĩ thuật cao nhưng do thểchế chính trị cũng như tư tưởng Tư bản đã ăn sâu vào tiềm thức người dân gây khó khăntrong việc chuyển mình qua chủ nghĩa xã hội Vì thế từ đầu phải tự xây dựng cho mìnhthể chế chính trị vững mạnh để cùng với sự phát triển kinh tế bền vững mới có thể từngbước vững chắc tiến lên CNXH

Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trongđó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài

Xã hội cũ cũng mang trong đó những tinh hoa của dân tộc Đổi mới không cónghĩa là phá bỏ cái cũ thay thế hoàn toàn cái mới mà là từ cái cũ phát làm nền để pháttriển thêm những cái tiến bộ hơn Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử với nhữngđức tính lâu đời tốt đẹp, do đó việc cái tạo xã hội cũ để nó phù hợp với con đường phát

Trang 7

triển trong tương lai, lấy những tinh hoa của dân tộc để xây dựng xã hội mới hai điều nàykết hợp lại mới có thể giúp xây dựng nên một xã hội vừa mang đậm bản sắc riêng mà vẫnđạt được sự tiến bộ, vượt thời đại.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quả độ lên chủnghĩa xã hội Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người lý giải trên các điểmsau:

Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xãhội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau Như trong Dichúc Hồ Chí Minh đã coi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc chiến đấukhổng lồ của toàn Đảng toàn dân Việt Nam

Thời kì quá độ làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội vì đây là sự cải tổ, thayđổi mọi thứ trong cuộc sống từ tư tưởng, chính trị, phương thức sản xuất,… để nhằmhướng tới một cuộc sống, một xã hội cao hơn mà nơi đó trình độ con người cũng như sựphát triển của xã hội đã ở một tầm cao mới

Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước, và nhân dânta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Đây là công việc hết sức mới mẻđối với Đảng ta nên phải vừa làm vừa học và có thể có vấp váp, thiếu sót Xây dựng xãhội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ xã hội cũ đã lỗi thời

Con đường tiến lên CNXH là một con đường lâu dài và chưa có nước nào đủ khảnăng hoàn thành nó Vì vậy, đây là một công việc hoàn toàn mới mẻ và có nhiều tháchthức, vì thế Đảng – là lãnh đạo của đất nước phải vừa thực hiện nó và học hỏi từ nướckhác để đề ra những con đường đúng đắn từ đó mới có thể lãnh đạo đất nước một cách tốtnhất

Thứ ba sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước là luôn luôn bị các thế lựcphản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá

Trang 8

Các thế lực thù địch luôn tồn tại xung quanh chúng ta và tìm cách kích động nhằmmuốn lật đổ chính quyền, đoạt về tay chúng Vì thế những người dân phải tự trang bị kiếnthức cho bản thân để phân biệt đâu là đúng đâu là sai, tránh để bị kích động mà phá hủynền hòa bình chúng ta đã tốn bao nhiêu xương máu để giành được.

Từ việc chỉ rõ tính chất của thời kỳ quá độ Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cánhộ, đảng viên trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thận trọng, tránh nôn nóng, chủquan, đốt cháy giai đoạn Vấn đề cơ bản là phải xác định đúng bước đi và hình thức phùhợp với trình độ của lực lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung gian, quá độ, luận tựtừng bước, từ thấp lên cao Vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một năng lực lãnhđạo mang tính khoa học, vừa hiểu biết các quy luật vận động xã hội, lại phải có nghệthuật khôn khéo cho thật sát với tình hình thực tế

Tóm lại, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là một quá trình lâu dài,phức tạp, đầy khó khăn và thử thách Do đó, chúng ta phải bám theo những nhiệm vụ lịchsử mà Bác đã đề ra cũng như lưu ý những tính chất phức tạp sẽ xảy đến để có thể chuẩnbị cho mình những phương án tốt nhất

1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trongthời kì quá độ

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng mangtính toàn diện Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực:

Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huyvai trò lãnh đạo của Đảng Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêucầu, nhiệm vụ mới Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã trở thànhĐảng cầm quyền Mối quan tâm lớn nhất của Người về Đảng cầm quyền là làm sao choĐảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin củadân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối cắt đứt mối quan hệ máu thịt với nhândân và để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở dưới nhiều hình thức

Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làcủng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nôngdân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệthống chính trị cũng như từng thành tố của nó

Trang 9

Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quanhệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao độngtrên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ ChíMinh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.

Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, lấy nôngnghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữacác ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết của nhân dân

Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữakinh tế đô thị và kinh tế nông thôn Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tếnúi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào,vừa bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước, ở nước ta Hồ Chí Minh là người đầu tiênchủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế.Nước ta Ẩn ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩaxã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tậpthể của nhân dân lao động, nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nóphát triển, về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấpđến cao tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép hình thức Đối với người làm nghềthủ công và lao động riêng lẻ khác, nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác.Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sàng tiếp thu, cải tạođể góp phần xây dựng nước nhà xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên nhà nước không xóa bỏquyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làmlợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp đỡ họ cảitạo theo chủ nghĩa xã hội bằng cách hình thức tư bản nhà nước

Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phốivà quản lý kinh tế Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao,sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất Người chủ trương và chỉ rõ các điềukiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởngít, không làm không hưởng Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động Hồ ChíMinh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựngcon người mới Đặc biệt Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học -kỹ thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hộinhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa chính trị, kỹ thuật và chủ nghĩa xãhội cộng với khoa học chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vô tận Hồ Chí Minh rất

Trang 10

coi trọng việc nâng cao dân trí đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn củavăn hóa trong đời sống xã hội.

1.3 Những chỉ dẫn có tính định hướng về nguyên tắc, bước đi, biện pháp thứchiện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ lịch sử nội dung của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Điều trăn trở khôn nguôi của Người là tìm ra bước đi, biệnpháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến nhận thức lý luận thành chương trìnhhành động, thành hoạt động thực tiễn hàng ngày Để xác định bước đi và tìm cách làmphù hợp với Việt Nam Hồ Chí Minh để ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận:

Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chế độ mới,có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nuớc anh em Học tập những kinh nghiệmcủa các nước tiên tiến, nhưng không được sao chép, máy móc, giáo điều Hồ Chí Minhcho rằng, Việt Nam có thể làm khác Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác vì Việt Namcó điều kiện cụ thể khác

Hai là xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất pháttừ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân

Trong khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên đây, Hồ Chí Minh lưu ý vừa chống việcxa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, quá tuyệt đối hóa cái riêng, nhữngđặc điểm của dân tộc, vừa chống máy móc giáo điều khi áp dụng các nguyên lý của chủnghĩa Mác – Lênin mà không tính đến những điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước vàcủa thời đại

Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận vừa nêu, Hồ Chí Minh xác địnhphương châm thực hiện bước đi trông xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọngtừng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước điphải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định Hồ Chí Minh nhận thức vềphương châm “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” không cónghĩa là làm bừa, làm ẩu “đốt cháy giai đoạn”, chủ quan, duy ý chí, mà phải làm vữngchắc từng bước, phù hợp với điều kiện thực tế Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội.Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, coi đó là“con đường phải đi của chúng ta”, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội; nhưng công nghiệp hóa không có nghĩa là xây dựng những nhà máy xínghiệp cho thật to, quy mô cho thật lớn, bất chấp những điều kiện cụ thể cho phép trongtừng giai đoạn nhất định Theo Người, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thựchiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc,một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đềlương thực, thực phẩm cho nhân dân các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho xã hội

Trang 11

Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội Trên thực tế, Người đã chỉ đạo một số biện pháp cụ thể sau đây:

Một là, thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính

Hai là, kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam – Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia

Ba là, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch

Bốn là, trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản quyết định lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, năng lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân vì lợi ích của quần chúng lao động

“Đi theo đường hướng của Lênin, của Quốc tế Cộng sản, từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủnăm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam.”

2 Liên hệ vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu, sử dụng các thành tựu về khoa học – kĩ thuật – công nghệ để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1 Khoa học, công nghệ và hoạt động khoa học công nghệ

Ngày đăng: 03/09/2024, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w