1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta phương hướng nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đảng cộng sản việt nam xác định

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam xác định
Tác giả Đỗ Tuấn Đức
Người hướng dẫn Lê Ngọc Thông
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa khoa học xã hội
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 797,45 KB

Nội dung

Lời mở đầuHiện nay, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạmvi toàn thế giới nói chung đang tiếp diễn và con đường “quá độ lên bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” tạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-* -BÀI TẬP LỚN

Đề tài: “Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa ở nước ta Phương hướng, nhiệm

vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

do Đảng cộng sản Việt Nam xác định

Sinh viên thực hiện : Đỗ Tuấn Đức

Mã sinh viên : 11200832

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Nội dung 3

Phần A: Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta 4

Chương I: Lý luận chung về quá độ lên xã hội chủ nghĩa 4

Chương II: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa 6

Phần B: Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định 14

Chương I: Phương hướng 14

Chương II: Nhiệm vụ 17

Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Trang 3

Lời mở đầu

Hiện nay, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi toàn thế giới nói chung đang tiếp diễn và con đường “quá độ lên bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa” tại các nước xã hội chủ nghĩa nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực tiễn sâu xa, vững chắc mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá độ lên CNXH Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này nhưng ở mỗi tài liệu chỉ đề cập đến một khía cạnh của con đường quá độ lên CNXH Là một học viên quân sự đang được học và nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác – Lê-nin em muốn tìm hiểu những vấn đề chung, khái quát

về con đường quá độ ở nước ta, phương hướng và nhiệm vụ cơ bản trong TKQĐ lên CNXH do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định Việc nghiên cứu này sẽ cung cấpcho em nhiều thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước đồng thời cho em cái nhìn khái quát về quá trình quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam Cùng với việc tích lũy kiến thức trong những năm tiếp theo tại trường em mong muốn sau này sẽ góp được phần nhỏ bé của mình để hoàn thành nhiệm vụ quá độ lên CNXH.Trong quá trình tìm hiều về đề tài: “Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam xác định” do vốn kiến thức của em và thời gian có hạn nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong thầy, cô và các bạn tham gia góp ý để bài viết của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Nội dung

Trang 4

PHẦN I: Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta

Chương I: Lý luận chung về quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1 Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

TKQĐ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dàitrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tạo ra những tiền đề vật chất tinh thần cho xã hội mới.Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành đượcchính quyền nhà nước, bắt tay cải tảo và xây dựng xã hội mới, đến khi những nguyên tắc căn bản của XHCN được thực hiện

TKQĐ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, TKQĐ

có thể sẽ diễn ra ngắn hơn Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, thì lại càng phải trải qua một TKQĐ lâu dài Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH Thực tiễn đãkhẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng HTKTXH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn

xã hội XHCN Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt

ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc CNTB không phải là tương lai của loài người Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên

Trang 5

phạm vi toàn thế giới Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, XHCN không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử CNXHkhoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là HTKTXH cao hơn CNTB Quá trình cách 5 mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là

đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử

Sự tồn tại TKQĐ là tất yếu khách quan, vì:

Sau khi giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành được chính quyền, điểm xuất phát về kinh tế, xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản còn thấp, chưa đủnhững tiền đề vật chất, văn hóa và tinh thần để thực hiện những chuẩn mực, nguyên tắc của CNXH Nhiều tàn dư của các xã hội tiền tư bản và tư bản còn tồn tại lâu dài trong lòng xã hội mới, cần có thời gian cải tạo, xây dựng

Các giai cấp, lực lượng phản động chỉ bị đánh đổ về chính trị, chúng còn có những cơ sở vật chất nhất định, nên đã ra sức đòi lại quyền lợi đã mất, vì vậy cần

có thời kỳ đấu tranh, cải tạo chúng Công việc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử nên cần phải có thời gian

để trải nghiệm, xây dựng, củng cố vững chắc

Sự tồn tại TKQĐ là tất yếu khách quan, nhưng tùy theo điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở mỗi nước khác nhau mà thực hiện quá độ gián tiếp hay trực tiếp, với quá trình dài, ngắn khác nhau Cần khắc phục mọi biểu hiện nôn nóng đốt cháygiai đoạn, chủ quan duy ý chí, máy móc, siêu hình trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của TKQĐ lên CNXH

Trang 6

Tính tất yếu khách quan của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam:

Ở nước ta, TKQĐ lên CNXH bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm

1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dântộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN, cùng quá độ lên CNXH

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, TKQĐ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ lịch

sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất

và kỹ thuật của CNXH, tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài"

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm khái quát chung nhất của TKQĐ là xã hội tồn tại, đan xen những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

Trên lĩnh vực kinh tế: Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế Bên cạnh những thành phần kinh tế cơ bản của CNXH còn có thành phần đối lập Nhiều hình thức

sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu

tư nhân,… nên kéo theo nhiều hình thức phân phối lao động trong xã hội Trên lĩnh vực xã hội: Kết cấu kinh tế nêu trên đã quy định cơ cấu xã hội – giai cấp chưa thuần nhất, còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, trong đó tất yếu có sự đối lập – đối kháng nhất định giữa: Giai cấp công nhân, Giai cấp nông dân, Tầng lớp tri thức, Giai cấp tư sản…

Trên lĩnh vực chính trị: Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn chưa kết thúc mà còn diễn ra gay go, quyết liệt và lâu dài giữa hai giai cấp vô sản và tư sản, giữa con

Trang 7

đường phát triển đất nước lên CNXH hay CNTB, với những hình thức và nội dung mới Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiếp lập, củng

cố và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo vệ những quyền cơ bản của nhân dân, thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc XHCN

Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa: Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác – Lênin Bên cạnh hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân, còn tồn tại nhiều loại

tư tưởng, văn hóa tinh thần khác nhau và có cả sự đối lập về tư tưởng, văn hóa Cùng với những bước tiến kiểm trong quá trình xây dựng CNXH, các thành phần, các nhân tố mang tính chất XHCN sẽ ngày càng phát triển và vươn lên chiếm vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực

Chương II: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một trong những con đường đi lên CNXH mà nội dung cốt lõi của nó là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, kế thừa những thành tựu mà 7 nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản, trước hết là khoa học và công nghệ để phát triển không ngừng lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN

Cần hiểu quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN trên những vấn đề sau: - Vấn đề này chỉ diễn ra ở những nước chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, giai cấpcông nhân đã giành được chính quyền tiến hành cải tạo xây dựng xã hội mới - Là

bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN

Trang 8

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải là phủ định sạch trơn

mà là tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, nhất là những thành tựu về khoa học công nghệ, những kinh nghiệm quản

lý Đây là con đường đi lên tạo sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, nhưng rất khó khăn, phức tạp Phải trải qua một thời kỳ lâu dài, với những chặng đường, hình thức tổ chức kinh tế, xã hội cụ thể mới đi đến thắng lợi

Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Hoàn cảnh lịch sử Sau những biến động chính trị ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX, một chiến dịch công kích, phê phán, xuyên tạc, bôi nhọ CNXH và chủ nghĩa Mác - Lê-nin được dấy lên trên khắpthế giới bởi các thế lực thù địch với CNXH Họ nhanh chóng chớp lấy cơ hội

“ngàn năm có một” này để tổng tấn công hòng “chôn vùi vĩnh viễn” chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH Trong bối cảnh, khi mà CNXH hiện thực đang lâm vào khủng hoảng, phong trào cách mạng thế giới đứng trước những thử thách đầy cam

go, những người hoang mang, dao động về lý tưởng đã “khuyến cáo” Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, từ bỏ con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, bởi theo họ, đến thành trì của CNXH hùng mạnh như Liên bang Xô Viết mà còn không đứng vững, thì một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam chúng ta làm sao có thể đi lên CNXH được(?) Một số người thậm chí cho rằng sự lựa chọn con đường đi lên CNXH đã “sai ngay từ đầu”, rằng giá như vào nửa đầu thế kỷ XX, đi con đường khác thì biết đâu nước ta vẫn giành được độc lập, kinh tế, văn hóa vẫn phát triển, lại tránh được mấy cuộc kháng chiến gian khổ, hao tổn biết bao xương máu.v.v

Một câu hỏi đặt ra: “Có thật là như vậy?” Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của thế giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc nêu

Trang 9

trên, đồng thời chứng minh rằng, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điềukiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lênCNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khácnhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ

có những bước tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽtiến tới CNXH”

Việt Nam đi lên CNXH Trong xu thế vận động chung đó của thế giới, thì việc Việt Nam “đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử… Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một TKQĐ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” Điều đó được lý giải bởi những lẽ sau: A, Thứ nhất, trong lịch sử xã hội loài người giữa hình thái kinh tế

- xã hội (HTKTXH) cũ và HTKTXH mới sẽ thay thế nó bao giờ cũng có một TKQĐ

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển và thay thế nhau của các HTKTXH Song, không phải HTKTXH này kết thúc hoàn toàn rồi HTKTXH tiếp sau mới ra đời Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa với giai đoạn đầu là CNXH, một chế độ xã hội mới hoàn toàn về chất so với các chế độ xã hội trước đó lại càng đòi hỏi phải trải qua một TKQĐ lâu dài, đầy khó khăn, thử thách,khó tránh khỏi những va vấp, đổ vỡ tạm thời Trong “Phê phán Cương lĩnh Gô-ta”,

Trang 10

các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ “Giữa xã hội TBCN và cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là mộtTKQĐ chính trị ”

Thứ hai, học thuyết Mác - Lê-nin chứng minh rằng, loài người với tính cách một chỉnh thể nhất thiết phải trải qua 5 HTKTXH Nhưng, do đặc điểm lịch sử - cụthể về không gian và thời gian, do những điều kiện đặc thù khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong chi phối, không phải quốc gia nào cũng tuần tự trải qua tất cả các HTKTXH từ thấp đến cao theo một trình tự sơ đồ chung Mà có những nước có thể bỏ qua một hoặc vài HTKTXH nào đó trong tiến trình phát triển của mình Sự bỏ qua này đã và đang diễn ra trong lịch sử Từ thực tiễn lịch sử

xã hội loài người có thể rút ra ba nhận xét: Một là, khi vạch ra một sơ đồ tiến hóa

xã hội từ HTKTXH thấp lên HTKTXH cao hơn là chúng ta đã trật tự hóa theo thời gian các trình độ phát triển của các nền văn minh nhân loại nằm rải rác trong không gian Hai là, khi một HTKTXH đi đến chỗ kết thúc, thì xã hội có thể tiến lênmột trong nhiều HTKTXH cao hơn, chứ không nhất thiết chỉ tiến lên một HTKTXH cao hơn Ba là, nhận xét có tính chất khái quát: loài người nói chung thì nhất định phải trải qua cả năm HTKTXH, nhưng từng nước cụ thể thì không nhất thiết phải tuần tự trải qua cả năm HTKTXH, mà có thể bỏ qua một hoặc vài HTKTXH, đi tắt để tiến lên HTKTXH cao hơn, tùy thuộc điều kiện lịch sử - cụ thểđặc thù của từng nước Điều đó hoàn toàn phù hợp quy luật khách quan V.Lê-nin viết " tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ, mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó"

Thứ ba, cũng như lịch sử xã hội loài người nói chung, trong thời đại ngày nay, việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN quá độ lên CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế Điều đó được quy định bởi:

Trang 11

Một trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể hiện nay, nước ta có những điều kiện khách quan bên ngoài và bên trong để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN Điều kiện bên ngoài là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển đã đạt đến trình độ cao,

đã mở đầu giai đoạn mới của quá trình xã hội hóa sản xuất, tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện hiện thực để nước ta có thể tranh thủ vốn, cơ

sở vật chất - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của thế giới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu chúng ta thực hiện hiệu quả phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Trong điều kiện kinh tế thế giới có bước nhảy vọt về cơ sở vật chất - kỹ thuật, xã hội loài người đòi hỏi phát triển lên một xã hội mới của nền văn minh cao hơn - đó là nền văn minh của kinh tế tri thức Do đó, quá độ lên CNXH là con đường phát triển hợp quy luật khách quan Sau CNTB nhất định phải là một chế độ xã hội tốt đẹp hơn - chế độ XHCN Bối cảnh, điều kiện quốc tế mới nêu trên đã tạo khả năng để Việt Nam chúng ta thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN Điều kiện bên trong là nước ta đã giành được độc lập dân tộc, có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩalịch sử của 25 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém pháttriển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế quốc tế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định con đường quá độ lên CNXH ở nước ta TKQĐ là thời kỳ mà trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa vượt hoàn toàn khỏi tiến trình phát triển của CNTB, tiến trình đó phải được tiếp tục đẩy mạnh dưới chính quyền của nhân dân, mà 10 hình thức thích hợp nhất là CNTB nhà nước và kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước XHCN theo định hướng XHCN Đó cũng là tư tưởng cốt lõi của Chính sách

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w