lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở việt nam

30 0 0
lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận hình thái kinh tế-xã hội là lý luận cơ bản nhất, vạch ra xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc của các cá nhân, mà là một

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUÂT THNH PHỐ HỒ CH MINHKHOA LÝ LUẬN CHNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲMôn học: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ HÌNHTHÁI KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021

2

Trang 3

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1 Thái Quang Huy 20151080 2 Nguyễn Quang Trường 20151424 TP Hồ Chí Minh, ngày thángnăm 2021

Giảng viên hướng dẫn(Ký & ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI 3

1.1 Phạm trù hình thái kinh tế xã hội 3

1.2 Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là sự phát triển tự nhiên 4

1.3 Giá trị khoa học của hình thái kinh tế - xã hội 7

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA 9

2.1 Lựa chọn con đường CNXH bỏ qua TBCN 9

2.2 Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 10

2.3 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng CNXH 12

2.4 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội 14

C KẾT LUẬN 17

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

“Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân - hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại.”1

Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học, với ý nghĩa bao quát trong nó mọi tri thức, đều có căn nguyên lịch sử từ sự phát triển chưa đầy đủ của tri thức nhân loại Triết học với tư cách là một khoa học, có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó xây dựng thế giới quan và phương pháp luận cơ bản, có tính định hướng cho cả quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Trong lịch sử nhận thức và thực hiện của nhân loại, triết học thông qua hai chức năng thế giới quan và phương pháp luận của mình để giải thích về thế giới, định hướng cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới

Do vậy xây dựng một thế giới quan triết học đúng đắn khoa học là tiền đề để xây dựng một phương pháp luận chuẩn xác trong nhận thức và thực tiễn Thế giới quan và phương pháp luận triết học khoa học trong thời đại ngày nay thuộc về

1 Wikipedia (2020, ngày 26 tháng 12) Triết học Hy Lạp cổ đại

Trang 7

triết học Mác - lênin Thế giới quan và phương pháp luận ấy xuất phát từ việc giải quyết một cách khoa học vấn đề cơ bản của triết học Do đó, muốn nắm vững những vấn đề về thế giới quan và phương pháp luận thì cần phải hiểu rõ về triết học Trong triết học có đề cập đến chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận hình thái kinh tế-xã hội là lý luận cơ bản nhất, vạch ra xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc của các cá nhân, mà là một hệ thống vận động phát triển theo các quy luật khách quan Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại một phương pháp thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống xã hội Ngày nay, mặc dầu nhân loại đã và đang có nhiều thay đổi nhưng lý luận đó vẫn nguyên giá trị ở nước ta

Nhận thấy được tầm quan trọng về lý luận hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa phương pháp luận của nó cũng như sự vận dụng một cách khoa học và linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong việc xây dựng CNXH, nhóm em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Lý luận hình thái kinh tế -xã hội và vận dụng nó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa -xã hội ở nước ta.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ các khái niệm, nội dung liên quan đến hình thái kinh tế - xã hội, nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp, cách thức và sự vận dụng nó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trang 8

3.Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành.

Trang 9

B NỘI DUNG

1.CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃHỘI

1.1 Phạm trù hình thái kinh tế xã hội

Xã hội không là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên giữa các yếu tố với nhau theo ý muốn chủ quan của con người, mà là một hệ thống trong đó các yếu tố thống nhất vơi nhau, tác động qua lại lẫn nhau và không ngừng tác động với tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên Trên cơ sở phân tích các mặt trong đời sống xã hội và các mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng C.Mác đã đi đến khái quát xã hội bằng phạm trù hình thái kinh tế -xã hội và coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - -xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.

Trong hệ thống các quan hệ xã hội hết sức phức tạp, C.Mác đã vạch ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản của xã hội, là cơ sở của các quan hệ xã hội khác, nó quy định tính độc đáo riêng của từng xã hội trong lịch sử Trong tác phẩm của mình, C.Mác đã viết:

“Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại.”2

2 C.Mác (2004) C.mác và ph Ăng-ghen toàn tập - tập 6 Hà Nội: Chính trị Quốc gia Sự thật.

Trang 10

Căn cứ vào các tư tưởng của C.Mác và lênin, các nhà triết học macxit đã nêu ra các định nghĩa về hình thái kinh tế - xã hội.

Theo G.E Giê-dec-man, hình thái kinh tế - xã hội là một giai đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của xã hội mà cơ sở của nó là một phương thức sản xuất đặc trưng chỉ riêng cho nó Đó không phải là xã hội “chung chung” mà là xã hội thuộc một kiểu nhất định, hoặc là phong kiến hoặc là tư bản chủ nghĩa hoặc là cộng sản chủ nghĩa,

Trong cuốn từ điển triết học, hình thái kinh tế-xã hội là kiểu xã hội có tính lịch sử dựa trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định và biểu hiện từ chế độ nguyên thủy qua chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản đến hình thái cộng sản.

Trong giáo trình của nhà trường, hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một tốc độ nhất định của lực lưởng sản xuất và với một kiến thức thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy “Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau (…) Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm: Lực lượng sản xuất: Là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự

Trang 11

hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.”3

1.2 Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là sự phát triển tự nhiên

Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau đều do tác động của các quy luật khách quan, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một trong những quy luật quan trọng nhất đó là quá trình phát triển tự nhiên của lịch sử

Trong bộ “tư bản” và các tác phẩm khác của C.Mác Theo C.Mác, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, trong đó bản thân con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải con người làm ra lịch sử một cách tuỳ tiện, một sự lựa chọn tuỳ ý, mà làm ra lịch sử phụ thuộc vào toàn bộ sự phát triển đã qua của sinh hoạt vật chất của xã hội Ngay cả sinh hoạt tinh thần của xã hội cũng phản ánh sinh hoạt vật chất của xã hội Từ đây C.mác & Ăng-ghen đã nêu lên hàng loạt những quy luật chi phối xã hội, đó là quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, về cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc hạ tầng

3 Wikipedia (2020, ngày 28 tháng 12) Hình thái kinh tế-xã hội

Trang 12

Trong tác phẩm “góp phần phê phán chính trị kinh tế học”, C.Mác viết: trong sản xuất xã hội, để cung cấp cho đời sống của mình, con người hình thành những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí của mình - những quan hệ sản xuất phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất vật chất của mình Tập hợp những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội cơ sở hiện thực trên đó dựng lên kiến trúc thượng tầng về pháp lý và chính trị và phù hợp với cơ sở đó là những hình thái nhất định của ý thức xã hội Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình đời sống xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Nhưng trong phương thức sản xuất thì công cụ lao động đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, còn con người - người công nhân giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất ổn định tương đối, ngày càng mâu thuẫn với lực lượng sản xuất không ngừng phát triển được biểu hiện về mặt xã hội, là mâu thuẫn giai cấp dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng

Do phải duy trì sự sống và bảo đảm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người phải phát triển lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất tuy được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, song không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan Người ta làm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được trước đó Lực lượng sản xuất phát triển kéo theo quan hệ sản xuất phải thích ứng với nó Quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quyết định, nhưng đến lượt nó, quan hệ sản xuất lại quy định

Trang 13

các quan hệ khác của xã hội như quan hệ về chính trị, tư tưởng pháp quyền, đạo đức, khoa học, Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, quan hệ sản xuất không phù hợp sẽ dẫn đến cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ và dẫn đến sự thay đổi toàn bộ các quan hệ sản xuất khác Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử Nó quyết định sự thay thế của các phương thức sản xuất, quyết định sự hình thành và biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội

Có thể lấy ví dụ đơn giản về sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ở những công ty bánh kẹo bây giờ thì hầu hết trước đây đều sản xuất mì sợi Do nhu cầu con người, do sự sáng tạo, phát triển của con người, do những yếu tố khách quan thay đổi, công ty chuyển sang sản xuất bánh kẹo Đây là một lĩnh vực sản xuất khác vì vậy đòi hỏi phải có phương thức sản xuất khác, đối tượng lao động thay đổi yêu cầu tư liệu lao động cũng phải thay đổi, và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của con người cũng phải được thay đổi làm cho quan hệ sản xuất thay đổi theo.

Hình thái kinh tế - xã hội cũ bao giờ cũng thai nghén, tạo tiền đề, tổ chức để cho hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời từ trong lòng nó dưới các dạng và mức độ khác nhau Đối với triết học biện chứng thì không có hình thái nào là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả, tất cả đều quá độ, đều dẫn đến cái khác theo sự phát triển của tiến bộ xã hội Lịch sử nhân loại là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, song không vì vậy mà cho rằng sự phát triển và thay thế các

Trang 14

hình thái kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia, mọi lục địa đều diễn ra giống nhau và tiến trình như nhau Lịch sử không phát triển theo đường thẳng và ở mỗi nước khác nhau có thể sẽ có những hình thái kinh tế - xã hội và trình độ phát triển khác nhau Tuy nhiên mỗi nước không phải là sự phát triển riêng biệt, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng được diễn ra dưới nhiều hình thức sẽ có tác động quan trọng đến sự phát triển của các dân tộc và của lịch sử nói chung

Tính chất không đồng đều này biểu hiện ở một số dân tộc tiến lên phía trước, một số dân tộc khác lại ngưng trệ do rất nhiều nguyên nhân chi phối, một số nước do những điều kiện cụ thể lại bỏ qua một hình thái kinh tế đó

Như vậy lịch sử là một thể thống nhất, nhưng rất đa dạng và nhiều vẻ, chứa đựng trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau Nó vận động từ thấp tới cao theo những nguyên nhân nội tại của nó, bởi tính logic khách quan tất yếu của lịch sử quy định.

1.3 Giá trị khoa học của hình thái kinh tế - xã hội

Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất của xã

Trang 15

hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động Các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau (chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học, ) của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quá những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội V.I.lênin từng nhấn mạnh rằng: Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó, cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định, và cẩn phải nghiên cứu

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan