Tuy đã đạt được một số thành công nhất định trong việc thúc đây sự phát triển của các khu KTCK của Việt Nam trên tuyến biên giới với Trung Quốc, song việc hợp tác kinh tế biên giới giữa
TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
CÓ LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN
1.1 Nội dung tông quan 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên góc độ lý luận về phát triển các khu KTCK và khu HTKT qua biên giới
Trên góc độ lý luận, van dé phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) biên giới và khu hợp tác kinh tế (HTKT) biên giới đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu Cụ thể:
Về khái niệm khu kinh tế biên giới: Theo Montague Lord and Pawat Tangtrongita (2014), Nghiên cứu phạm vi cho Khu kinh tế biên giới đặc biệt
(SBEZ) trong Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia- Thái Lan (IMT-GT): Đặc khu kinh tế biên giới là một khu kinh tế dựa trên nền tảng khu kinh tế đặc biệt nhưng rộng hơn về phạm vi và nội dung hoạt động SBEZ được biết đến như một khu vực địa lý được phân định ở biên giới giữa các nước láng giềng hoặc nằm ở cả hai bên, được đảm bảo về mặt vật lý (có rào chắn) với cơ chế và chính sách riêng.
Những ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp thuộc SBEZ cùng với một khu vực hải quan riêng biệt cùng với quy trình thủ tục gọn nhẹ SBEZ sẽ hướng tới một số các hoạt động như phát triển cơ sở hạ tang, xây dựng các trung tâm vận tải và hậu cần, và tạo thuận lợi chung cho việc giao thương và đầu tư xuyên biên giới, góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực biên giới Trong một vài trường hợp, SBEZ còn có thé bao gồm một CBEZ SBEZ được vận hành theo những nguyên tắc giống như SEZ: (¡) các nhà đầu tư được phép xuất nhập khâu hàng hóa miễn thuế và không bị kiểm soát hồi đoái; (ii) thủ tục giấy phép và những quy trình theo luật định khác được tạo điều kiện thuận lợi; và (iii) các doanh nghiệp được miễn giảm nghĩa vụ thuế GTGT, thuế doanh nghiệp và các loại phí địa Phương Tuy nhiên, SBEZ còn có thé gồm một số thành phan hỗ trợ như thông tin, năng lượng, và các cơ sở hạ tầng mềm liên quan đến (a) quản trị (luật kinh doanh và những quy định ảnh hưởng tới thuận lợi thương mại, đầu tư và tài chính); (b) cơ sở hạ tầng kinh tế (các tiện ích tiện và hệ thống hậu cần, tài chính, các phương tiện sản xuất, lưu trữ); và (c) hạ tang xã hội (thành phố biên giới, hệ thống giáo dục, dao tạo và nghiên cứu, hệ thống phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe) Theo Lee và Wilson, 2015 và Wilson, 2011, khu hợp tác kinh tế qua biên giới chủ yếu được hình
11 thành bởi các yếu tô sau đây: (¡) quá trình hội nhập khu vực và các hiệp định song phương làm giảm các rao cản và gia tăng nhu cầu hợp tác kinh tế biên giới; (ii) nguy cơ khủng bố làm gia tăng nhu cầu đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới; (iii) các nỗ lực cải cách kinh tế của hai nước, và (iv) sự chênh lệch về trình độ phát triển, gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hóa.
Khu kinh tế biên giới là khu vực địa lý nằm dọc theo một biên giới quốc tế của một nước, hướng tới một số các hoạt động như phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm vận tải và hậu cần, và tạo thuận lợi chung cho việc giao thương và đầu tư xuyên biên giới, khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội của một khu vực đọc biên giới giữa các quốc gia (Nguyễn Tiến Minh, Hà Văn Hội (2019): Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế biên giới của Thái Lan và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu, Chuyên san Kinh tế &
Kinh doanh - Tạp chí KH DHOGHN 4.2019)
SBEZ là một khu vực địa lý nằm đọc biên giới, có ranh giới nhất định, với chính sách quản lý duy nhất, có các ưu đãi đặc biệt và các lợi ích khác đối với các công ty nằm trong Khu, đồng thời có khu vực thuế quan riêng biệt với lợi ích ưu đãi thuế và thủ tục nhanh chóng (Nguyễn Anh Thu, 2019: Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.01.09/16-20 với chủ đề: “Luận cứ khoa học cho sự hình thành và phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới ở Việt Nam’’).
Vé các nhân to thúc day hợp tác kinh tế biên giới, trong nghiên cứu của
Henk Van Houtum (1998), trong The Development of Cross-Border Economic
Relations, đã trình bay những lý luận chung về sự ảnh hưởng của các thành phố biên giới đối với sự phát triển của khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới nói chung và một số công ty ở biên giới Hà Lan và Bi nói riêng Về phương diện lý thuyết, bài viết đã trình bày sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế xuyên biên gới dựa vào cách tiếp cận về chi phi giao dịch, cách tiếp cận về mạng lưới quốc tế và quốc tế hóa và cách tiếp cận “khoảng cách tâm linh - psychic distance” Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình INTERFACE để phân tích đánh giá các mối quan hệ kinh tế xuyên biên giới giữa hai doanh nghiệp Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển quan hệ hợp tác xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp.
Lee và Wilson, 2015, như đã dẫn ở trên cũng cho rằng; hợp tác kinh tế xuyên biên giới chủ yếu được thúc đây bởi các yếu tổ sau đây: (i) quá trình hội nhập khu vực và các hiệp định song phương làm giảm các rào cản và gia tăng nhu câu hợp tác
12 kinh tế biên giới; (ii) nguy cơ khủng bố làm gia tăng nhu cầu dam bảo an ninh ở khu vực biên giới; (iii) các nỗ lực cải cách kinh tế; (iv) sự chênh lệch về trình độ phát triển, gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hóa (Wilson, 2011) Các tác giả cũng khang định việc phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong việc thúc đây hop tác kinh tế biên giới, việc áp dụng khá phổ biến hình thức đối tác công tư (PPP), một phần nhờ vào việc thay đổi quy định và luật đối với Hải quan Về phát triển nguồn nhân lực, các nha sản xuất và cung ứng dịch vụ đưa ra quyết định ngày càng dựa vào tính sẵn có của lao động chất lượng cao hơn là lao động giá rẻ Do đó, vai trò của các cơ sở giáo dục và đào tạo công nhân ngày càng trở nên quan trọng và do đó đòi hỏi sự trao đổi mạnh mẽ hơn giữa các cơ sở giáo dục bậc cao và khu vực tư nhân ở khu vực nay Đây đồng thời là cơ hội dé thúc đây trao đổi giáo dục song phương Về quản lý nguồn năng lượng và tài nguyên, sự phát triển công nghiệp đòi hỏi người ra chính sách và các tổ chức phi chính phủ cần hoạt động nhanh hơn trong việc cung cấp vốn nhằm đảm bao sử dụng bền vững va bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên khác.
Nghiên cứu về vai trò của khu KTCK, (Đặng Xuân Phong, 2012; Hà văn Hội, 2018) đã khăng định: Phát triển khu KTCK biên giới nhằm thúc đây giao thương giữa các quốc gia qua cửa khâu Đồng thời, tạo ra một địa bàn dé tăng cường giao lưu giữa hai nước, khai thác tiềm năng du lịch, công nghiệp dé phát triển du lịch và công nghiệp, tận dụng được các lợi thế tiềm năng của từng địa phương ở cả hai bên đường biên, huy động sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như ngoại giao, sản xuất hàng xuất khâu, nghiên cứu khoa học công nghệ, tải chính, của các tinh, các vùng có biên giới với các nước láng giềng Hình thành va phát triển các khu KTCK cũng chính là hình thành các đầu mối quan hệ liên vùng của hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế ở khu vực phía Bắc; hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây ở miền Trung và hành lang kinh tế đường xuyên Á ở phía Nam Phát triển khu KTCK biên giới sẽ tạo điều kiện thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng và vươn tới các nước khác
Thông qua việc hình thành và phát triển các khu KTCK sẽ góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia và qua các nước đó tới các nước khác, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương hai bên biên giới và cùng nhau khai thác các tiềm năng và lợi thế của khu KTCK ở mỗi bên.
Cũng theo VOER (2011), các khu KTCK đóng vai trò quan trọng không chi đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, mà còn tạo điều kiện chuyền dịch cơ cầu kinh tế của các địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, hỗ trợ phát triển đối với dịch vụ trong nước thông qua đây mạnh giao lưu kinh tế đối với nước láng giếng Bên cạnh đó, Phan Mạnh Hùng (2015), cũng cho rằng: Phát triển khu KTCK còn góp phần đây mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, hướng tới mục tiêu nâng cao phúc lợi xã hội cho con người, tạo công ăn việc làm và góp phan tăng thêm tiềm lực quốc phòng tại biên giới Bên cạnh đó, khu KTCK cũng giúp tăng thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoai, đóng góp to lớn vào Ngân sách Nhà nước.
Yuebin Zhang (2018), “Vai trò của Khu kinh tế đặc biệt đối với phát triển các hành lang kinh tế trong khu vực GMS” đã trình bày các van đề lý thuyết về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế cửa khẩu, và thực tiễn các khu hợp tác kinh tế qua biên giới này tại Tiểu vùng sông Mekong, nhân mạnh vào một dự án mà ADB hỗ trợ là Khu kinh tế cửa khẩu tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ đó đưa ra các hàm ý về các yếu tố để có thê xây dựng thành công Khu kinh tế cửa khâu gồm có: cơ sở hạ tầng và kết nối vùng, các dịch vụ nhằm thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, cơ chế tài trợ, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện kỹ năng của người lao động
(kế cả kỹ năng quản lý và kỹ năng nghề nghiệp) và cuối cùng là sự phối hợp của chính quyền hai bên.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển các khu KTCK ở một số quốc gia trên thé giới
Theo Xianming Yang, Zanxin Wang, Ying Chen, and Fan Yuan (2011), trong “Các yếu tô anh hưởng đến dau tu và hiệu quả hoạt động ở các khu vực kinh tế biên giới và ý nghĩa của việc phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước GMS láng giềng”, cho rằng viêc thành lập các khu hợp tác kinh tế qua biên giới (CBEZs) ở khu vực biên giới với các nước láng giềng ở Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) là một chiến lược nhằm thúc đây thương mai và dau tư trong tiểu vùng Bài viết cũng cho thấy sự khác biệt giữa BEZ và CBEZ vì CBEZ là một khu kinh tế xuyên quốc gia, do đó cần phải có một bộ các chính sách đồng nhất cũng như các hỗ trợ trong khu vực như tài chính, thuế, đầu tư, thương mại và quy chế hải quan CBEZ được khởi xướng đầu tiên cho khu vực Hà Khau-Lao Cai dọc biên giới hành lang kinh tế Bắc - Nam liên quan đến tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc, và tỉnh Lào Cai ở Việt Nam Theo các tác giả, việc thiết kế các gói ưu đãi trong CBEZ là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách cả hai bên Nhằm hỗ trợ việc thiết kế các chính sách ưu đãi trong CBEZs, nghiên cứu này đã nghiên cứu BEZs ở khu vực biên giới được lựa chọn ở tỉnh Vân Nam, va tại tinh Lào Cai, với mục đích đánh giá (i) các yếu tô thu hút đầu tư vào các khu, và (ii) tác động của các chính sách ưu đãi đầu tư tới hiệu quả của các doanh nghiệp trong khu vực Sử dụng ba loại động cơ đầu tư (tim kiém thi trường, tim kiém nguồn lực và tìm kiếm hiệu quả) làm biến như phụ thuộc, và áp dụng các phân tích tham số và phân tích phi tham số, nghiên cứu đã xác định các biến chính có ảnh hưởng đến quyết định địa điểm của doanh nghiệp và các số liệu dau tư. Đề cập tới sự hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới, dựa trên nền tảng khu Kinh tế cửa khâu, Nguyễn Tiến Minh, Hà Văn Hội (2019), như đã dẫn ở trên, cho rằng: Kể từ năm 2013, chính phủ Thái Lan đã phác thảo kế hoạch thành lập Đặc khu kinh tế ở vùng biên với mục tiêu thông qua các SBEZ để thu hút vốn đầu tư từ các nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản Đặc khu kinh tế biên giới, theo quan điểm của chính phủ Thái Lan, dựa trên nền tảng khu kinh tế đặc biệt nhưng rộng hơn về phạm vi và nội dung hoạt động SBEZ được biết đến như một khu vực địa lý được phân định ở biên giới giữa Thái Lan và các nước láng giéng hoặc năm ở cả hai bên, được đảm bảo về mặt vật lý (có rào chan) với cơ chế và chính sách riêng Những ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp thuộc SBEZ cùng với một khu vực hải quan riêng biệt cùng với quy trình thủ tục gọn nhẹ SBEZ sẽ hướng tới một số các hoạt động như phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm vận tải và hậu cần, và tạo thuận lợi chung cho việc giao thương và đầu tư xuyên biên giới, góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực biên giới Trong một vài trường hợp, SBEZ còn có thể bao gồm một
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN KHU KINH TE CUA KHẨU HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH KHU HỢP TÁC KINH
2.1 Các khái niệm va lý thuyết liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu, khu hop tác kinh tế qua biên giới
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu 2.1.1.1 Khái niệm khu kinh tế, đặc khu khu kinh tế
Khu kinh tế nói chung là khái niệm chỉ một khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế KKT được tô chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
KKT thường là KKT tổng hợp hay KKT chuyên ngành gắn với cảng biển hoặc một hải đảo có tiềm năng kinh tế lớn, có những đặc trưng như sau:
- Là khu vực có vi trí địa ly thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác và hội tụ được những yếu tố phát triển cơ bản Đó là một bộ phận lãnh thé của đất nước, được chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế.
- Môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán trong KKT phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác.
- Giao lưu kinh tế giữa KKT với nước ngoài thông thoáng, không bi hạn ché, ưu tiên hướng xuất khâu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mục đích chung của việc xây dựng các KKT là tạo nên sự giao thương thông thoáng, nên thu hút mạnh dau tư và công nghệ tiên tiến của nước ngoài và thông qua đó thúc day kinh tế nước minh phát triển nhanh.
Lịch sử hình thành và phát triển của khu kinh tế khởi đầu từ các khu thương mại tự do xuất hiện vào thế ky XVII như “cảng tự do”, “khu quá cảnh” ở Singapore, Malaysia, Philippinnes, Hồng Kông Ban đầu, đó thường là những khu vực có vai trò thúc đây xuất khâu và thường nam ở biên giới một quốc gia, noi giao nhau của các tuyến đường lưu thông hàng hóa trên thế giới Đến cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, các khu kinh tế phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng, phong phú, chuyên dần từ hoạt động thương mại thuần túy sang sản xuất mang tính chất công nghiệp như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và mang tính tổng hợp (gồm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật ) như đặc khu kinh tế, khu khai phát kinh tế-kỹ thuật và các thành phố mở cửa Sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế cả về loại hình lẫn số lượng, đã chứng tỏ đây là mô hình kinh tế có thê mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Tóm lại: Theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008, Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định Theo Nghị định trên, một khu kinh tế phải có diện tích tối thiêu là 10 ngàn hecta (100 km?), có vị trí địa lý thuận lại cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mach của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực dé đầu tư va phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật Do điều kiện thành lập như vậy, tất cả các khu kinh tế hiện nay của Việt Nam đều ở ven biên. Đặc khu kinh tế, còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do, là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoai nước băng các biện pháp khuyến khích đặc biệt [30] Tuy nhiên có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiêu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v Đặc khu kinh tế, hay khu kinh tế tự do, khu kinh tế mở dù mang các tên khác nhau, nhưng đều giống nhau về bản chất Đó là khu kinh tế trong đó được hưởng các chính sách ưu đãi (như thuế, hạn ngạch, chính sách đầu tư, tính tự chủ trong hoạt động chính sách ) nhằm cho phép nó trở thành cửa ngõ dé thu hút vốn đầu tư, tiếp nhận kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả mọi tiêm năng tự nhiên và con người đê phát triên.
Xét theo nghĩa rộng, tất cả các khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt đều có thể được gọi là đặc khu kinh tế Song theo nghĩa hẹp, đặc khu kinh tế là một hình thức tổ chức tiêu biểu của loại hình khu kinh tế hoạt động tổng hop, theo mô hình “khu trong khu”, trong đó có cả các khu thương mai tự do, khu chế xuất, khu du lịch, khu đô thị và các công trình hạ tầng đặc biệt như sân bay, cảng biển và có cả dân cư sinh song; hoạt động dựa trên thé chế kinh tế mang tính quốc tế và thể chế hành chính có tính tự chủ cao.
2.1.1.2 Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu
Trước khi bàn về khái niệm khu KTCK, trước hết, cần phải hiểu khái niệm
“cửa khẩu” Cửa khẩu được hiểu như là cửa ngõ của một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; xuất, nhập khẩu, quá cảnh đối với người, phương tiện, hàng hoá Cửa khẩu có thể thiết lập bằng đường bộ, đường, hàng không, đường thuỷ, liên thông với các nước láng giéng.
Cửa khẩu biên giới đất liên (sau đây gọi tắt là cửa khâu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khâu, nhập khâu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa [8].
Cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là cửa khẩu biên giới đất liền được mở trên các tuyến đường thủy đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền Cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm: Cửa khẩu quốc tế, cửa khau chính (còn gọi là cửa khâu Quốc gia) và cửa khâu phụ, được hình thành trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới [8].
Cửa khẩu quốc tế được hình thành, nhằm phục vụ cho người, phương tiện, hàng hoá của một nước, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập cảnh hoặc xuất nhập khau hoặc quá cảnh qua biên giới quốc gia.
Cửa khẩu quốc gia được hình thành nhằm phục vụ cho người, phương tiện, hàng hoá của nước sở tại, nước láng giềng xuất, nhập cảnh và/hoặc xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia [8].
Cửa khẩu phụ được hình thành nhằm phục vụ cho người, phương tiện, hàng hoá của nước sở tại và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia [8].
Các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cùng với các hoạt động xuất, nhập khâu hàng hóa và dịch vụ được gọi chung là hoạt động kinh tế cửa khẩu.
THỰC TRẠNG PHAT TRIEN MOT SO KHU KINH TE CUA
So lượng khách du lịch | 514 00o| gg8395| 968.970 948.610
(Nguồn: Sở công thương tinh Lao Cai 3/2021) Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của khu KTCK Lào Cai vẫn còn gặp những van đề khó khăn tồn tại đó là:
() Chính sách quản lý hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt
Nam và Trung Quốc còn nhiều khác biệt; hoạt động xuất nhập khâu qua các cửa khâu, lối mở của tỉnh chưa ổn định, phụ thuộc vào nhiều chính sách của Trung Quốc; sản phẩm xuất nhập khâu của tỉnh còn ít và chủ yếu là khoáng sản, hoát chất và nông sản giá trị thấp; (ii) Thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các Khu kinh tế cửa khẩu gặp nhiều khó khăn; cơ chế chính sách phát triển Khu KTCK còn bat cập, vướng mắc Chưa có chính sách ưu đãi đột phá đối với các khu KTCK và thiếu sự 6n định trong các cơ chế, chính sách tài chính ban hành; (iii) Cơ sở hạ tầng, bến bãi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở còn hạn chế vì vậy rất dễ gây ra ách tắc, ùn ứ hàng hóa (iv) Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên quy mô phát triển xuất nhập khau hàng hóa qua địa ban tinh mới chỉ đứng thứ 3/7 tỉnh biên giới phía Bắc.
3.3.4 Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng 3.3.4.1 Phát triển không gian lãnh thổ tại khu kinh tế cửa khẩu
Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 20/2014/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) tinh Cao Bang với tổng diện tích tự nhiên hơn 30.130 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị tran của 7/13 huyện, thành phố.
Khu kinh tế cửa khâu Cao Bang được tô chức thành khu phi thuế quan và các khu
113 chức năng như: Khu cửa khâu quốc tế, các khu công nghiệp, trung tâm tài chính, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác. Đến đầu năm 2015, Tỉnh đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khâu Trả Lĩnh; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tà Lùng và cho chủ trương điều chỉnh quy hoạch chỉ tiết khu trung tâm thị trấn Tà Lùng và lập quy hoạch phân khu phân khu KTCK Trà Lĩnh Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh; Quy hoạch khu vực kho bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thực pham đông lạnh trên địa bàn tỉnh
Ngày 27/6/2019 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 794/QD- TTg về Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Băng đến năm 2040 Theo đó, sẽ xây dựng Khu kinh tế cửa khâu tỉnh Cao Băng thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng - trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.
Về định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị đến năm 2040, đề xuất cấu trúc phát triển, định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan, các không gian trọng tâm (Khu vực cửa khâu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Tra Lĩnh, khu vực cửa khẩu Sóc Giang, khu du lịch thác Bản Giốc ) và các vùng có chức năng hỗ trợ và dự trữ phát triển mở rộng trong tương lai Khai thác hiệu quả các yếu tố tự nhiên, địa hình, điều kiện tự nhiên và tổ chức không gian Khu kinh tế cửa khâu Cao Bằng Tổ chức các khu chức năng như khu vực xây dựng phát triển mới như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu Logictis, khu phức hợp dịch vụ - du lịch, khu gia công chế biến, khu phi thuế quan, hệ thống các cửa khẩu, khu vực dân cư tái định cư Nghiên cứu giải pháp cải tạo các khu vực dân cư hiện hữu, các khu chức năng vùng đệm hỗ trợ phát triển, các khu vực đô thị và nông thôn đảm bao phát triển kinh tế, ôn định đời sống nhân dân gắn với bảo vệ an ninh quôc phòng.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN TRÀ LĨNH - CAO BẰNG VỊ TRÍ, QUY MO, VÀ HIEN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN aaah DIEN TÍCH KHU DAT: 10 Hecla
Ie alse is pg cba bc op Balog Dy- Tose Ol < PHA OONG GIÁP VỚI KbU BAI XE LÊN CUA KHÂU pda ty, tây nam là huyện J2) Quảng và Hòa An, - PHÍA BAC GIÁP VỚI KHU DONG RUONG BAN XA
Phin đóng đông mam l hưyện Trùng Khánh vÉtưlng Uyên + PHÍA TÂY GULP VỚI TRAM XĂNG CTY CP THẮNG LONG:
Vii Tinh Cáo Đẳng: ~PHÍA NAM GIÁP VỚI TRỤC CHINH DUONG QL 205
"Nắm ở pa Đắc và bóng Bắc ghip tính Quảng Tây (Trung Quên, * MẬT BANG HIỆN TRANG LA KHU DAT ĐỘI NUI KHONG BANG PHANG pila Tây giáp find Hà Giang và Tuyện Guang, TÍNH LỘ 205 - THỊ TRAN HUNG QUỐC - HUYỆN TRA LĨNH - TINH CAO BẰNG.
| Phả Na hp tah lúc Kẹn, phía Đệng Mam giáp nh Lạng 2n aa ằ "13 năng
Dé thúc đây sự phát triển của phân khu KTCK Trà Lĩnh, UBND Cao Bằng cũng đã tập trung nguồn lực dé day mạnh đầu tư vào các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu dé phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu Điều kiện đường sá, kho bãi được tăng cường đã giúp cho hoạt động xuất nhập khâu qua Cao Bằng cũng có sự tăng trưởng đáng ké, nhất là kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX) và gửi kho ngoại quan Theo Cục Hải quan Cao Bằng, từ đầu năm 2015, trái với sự đi xuống của hang hóa xuất nhập khâu đăng ky làm thủ tục tai don vi, lượng hàng hóa kinh doanh TNTX và gửi kho ngoại quan của Cao Băng vẫn tăng trưởng mạnh (đa phần hàng hóa được mở tờ khai ở Hải quan Hải phòng).
Sau nhiều năm “trải thảm đỏ”, mời gọi, thu hút đầu tư, tính đến tháng § năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 60 dự án đầu tư vào phân khu KTCK với tổng nguồn vốn đăng ký hơn 9.000 tỷ đồng và 23 triệu USD, trong đó có 51 dự án đầu tư trong nước với tông nguồn vốn hơn 8 nghìn 400 tỷ đồng, hiện 21 dự án đã đi vào hoạt động, 26
115 dự án đang triển khai, số còn lại đang hoàn tất các thủ tục Đối với 9 dự án đầu tư nước ngoài, hiện có 5 dự án di vào hoạt động, 4 dự án còn lại dang triển khai Các Dự án chủ yếu lĩnh vực thương mại dịch vụ, kho bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có 09 dự án đã được Tổng cục Hải quan công nhận là địa điểm kiểm tra, giám sát, kho ngoại quan Hệ thống kho bãi tại Khu kinh tế cửa khâu nhằm phục vụ nhu cầu tập kết, bảo quản, giao nhận, bốc xếp hàng hóa nhìn chung đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động xuất nhập khâu qua địa bàn tỉnh.
Tại phân khu KTCK Trà Lĩnh có diện tích 257 ha, đến nay, một sỐ công trình đã đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả, thu hút 7 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa với tổng vốn đăng ký hơn 7.123 tỷ đồng Trạm kiểm soát liên hợp nơi các lực lượng chức năng làm việc tại cửa khẩu
Trà Lĩnh sau khi đưa vào sử dụng đã khai thác có hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia XNK Dự án nhà làm việc của lực lượng chức năng và các hạng mục phụ trợ lỗi mở Nà Đoỏng có tổng mức dau tư hơn 10,6 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 7/2018 Các dự án hệ thống đường giao thông chính và hạ tầng thiết yếu khác, dự án mở rộng đường vào lối mở Nà Doong đang khẩn trương thi công, phan dau hoàn thành sớm dé chào đón hợp tác với Trung Quốc có quy mô lớn, nói liền với đường cao tốc Long Bang đến các tỉnh Tây Nam Trung Quốc Tại phân khu KTCK Trà Lĩnh (huyện Trà Lĩnh), công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được thúc đây mạnh mẽ với định hướng hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc), là trạm trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng và ngược lại.
Trưởng ban Quản lý cửa khẩu Trà Lĩnh Nông Sơn Bình cho biết: Hiện, các hạng mục bãi đỗ xe XNK hàng hóa, mở rộng đường trục chính cửa khẩu Trà Lĩnh rộng 30 m, nâng cấp đường ra lối mở Nà Đoỏng rộng 22 m đang được khan trương thi công nhằm phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp XNK hàng hóa Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phân khu KTCK Trà Lĩnh thu hút sáu nhà đầu tư đăng ký thực hiện các dự án kho bãi, thương mại, dịch vụ, với tổng số vốn đăng ký
3.674 tỷ đồng Hiện, có ba dự án kho bãi XNK hàng hóa đã đi vào hoạt động.
Giai đoạn 2014-2020, tỉnh đã đầu tu 26 dự án xây dựng cơ sở hạ tang KTCK với tông vốn hơn 908,536 tỷ đồng Hiện nay, 26 dự án đã đi vào hoạt động, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của khu KTCK đặc biệt là hoạt động XNK hàng hóa (Phụ lục 2).
DIEU KIỆN, MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN CAC KHU KINH TE CUA KHẨU CUA VIỆT NAM HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH
KHU HỢP TÁC KINH TE QUA BIEN GIỚI
Nhằm phát triển các khu KTCK ở các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết sáu văn bản quan trọng, trong đó có “Quy hoạch phát triển năm năm 2012-2016 về hợp tác kinh tế thương mại giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” Đây là sự ủng hộ về chính sách nhằm đàm phán thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Tháng 10-2013, hai nước ký kết “Bản ghi nhớ hiểu biết về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung”, sau đó đã cùng nhau soạn thao “Phương án tong thé khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung” dé tiến hành các đàm phán mang tính kỹ thuật đối với việc xây dựng khu hợp tác kiểu mới như vậy Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc được giao ký kết Bản ghi nhớ về xây dựng các Khu hợp tác kinh tế tại các cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng; Đồng Đăng - Bằng Tường: Lào Cai - Hà Khẩu.
Trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 11-2017, hai nước đã ký Bản ghi nhớ về việc đây nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
Về phía Trung Quốc, chính quyền các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, đã có sự chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc thành lập các khu HTKT với bốn địa phương nêu trên của Việt Nam như quy hoạch không gian lãnh thổ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất và cung ứng dịch vụ tại khu vực cửa khẩu dự kiến sẽ thành lập các khu HTKT qua biên giới với các địa phương của Việt Nam.
Từ cơ sở nêu trên, kết hợp với giới hạn phạm vi nghiên cứu ma Luận án đã trình bày trong phần mở đầu, trong chương này, Luận án sẽ tập trung đánh giá điều kiện hình thành các khu HTKT qua biên giới Từ đó, lựa chon mô hình phù hợp cho bốn khu KTCK: Móng Cái (Quảng Ninh); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Lào Cai (Lào Cai); Trà Lĩnh (Cao Bằng) Đây là bốn trong tám khu KTCK đã được Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 — 2025 Đồng thời Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các khu KTCK nêu trên theo hướng hình thành các khu HTKT qua biên giới
4.1 Các điều kiện phát triển của một số khu kinh tế cửa khau phía Bắc, hướng tới hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới
4.1.1 Điều kiện về khung khổ pháp lý 4.1.1.1 Đối với khu KTCK Móng Cái (Quảng Ninh)
Ngày 2/3/2009, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020, trong đó có nội dung mang tính định hướng: “Hợp tác với Trung Quốc xây dựng Khu thương mại tự do Móng Cái” Cụ thé hơn, trong Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg (ngày 29-7-2009) về phê duyệt Đề án phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép lãnh dao TP Móng Cái được trao đổi với lãnh đạo của TX Đông Hung dé triển khai xây dựng thí điểm khu hợp tác kinh tế qua biên giới theo hướng có quy chế chung trong một số lĩnh vực trên cơ sở phù hợp với luật pháp của mỗi nước.
Ngoài ra, còn một số cơ chế chính sách chung khác của Nhà nước Việt Nam ban hành trong thời gian gần đây đã dành cho các Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái rất nhiều ưu đãi Về phía Trung Quốc, trong thời gian qua cũng đã rất nỗ lực và có những bước đi cụ thể cho việc xây dựng khu hợp tác này.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác kinh tẾ, thương mại giữa Quảng Ninh, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc vốn có bề dày truyền thống và đã phát triển mạnh trong thời gian qua Tỉnh Quảng Tây hỗ trợ và tham gia vào một số dự án tại Quảng Ninh Tháng 11-2007, tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây ký kết “Hiệp định khung khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc)” nam hai bên khu kinh tế cửa khẩu Nhị Kiều với tông diện tích 5,23 ki lô mét vuông, trong đó diện tích phía Trung Quốc là 3,23 ki lô mét vuông Đến năm 2012, hai bên đã ký hiệp định về xây dựng khu hợp tác kinh tế này Đây cũng là năm khu KTCK Móng Cái được thành lập theo Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm toàn bộ TP Móng Cái và 9 xã, thị tran thuộc huyện Hải Hà, với mục tiêu phát triển trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động, bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Cụ thể hóa mục tiêu này, các bộ, ngành liên quan đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển KKT cửa khâu Móng Cái giai đoạn 2012-2018, trên tỉnh thần xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia; có
129 hệ thong co SỞ vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; đời sống vật chất, văn hóa va tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quốc phòng - an ninh đảm bảo, là phòng tuyến vững chắc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 phê duyệt Quy hoạch tong thé phát triển kinh tế - xã hội KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1626/QD- TTg ngày 18/9/2015 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã định hướng phát triển Móng Cái trở thành KKT cửa khẩu mang tầm vóc quốc tế, hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao với các
Như vậy, về khung khổ pháp lý, khu KTCK Móng Cái có đủ điều kiện thuận lợi dé phát triển theo hướng hình thành khu HTKT qua biên giới, nhằm phát triển quan hệ hợp tác kinh tế biên giới cả về chiều rộng và chiều sâu với các địa phương bên kia biên giới ở Trung Quốc.
4.1.1.2 Đối với khu KTCK Đông Đăng (Lang Son)
Dựa trên hiệu quả đạt được của quá trình hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai Tỉnh, tháng 1-2007, chính quyền tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) ký kết “Bản ghi nhớ xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung”, nhất trí mỗi bên dành ra 8,5 ki lô mét vuông sát biên giới để xây dựng Khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng (Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc).
Theo ý tưởng ban đầu, Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đồng Đăng-Bằng Tường có điện tích 17 km2, nằm tại vùng giáp ranh giữa cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng và cửa khẩu Pò Chai, Bằng Tường Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đồng Đăng-Bằng Tường sẽ được hai bên Việt Nam-Trung Quốc dành cho chính sách ưu đãi đặc biệt liên quan đến tài chính, thuế, đầu tư, thương mại, hải quan, dé khu hợp tác kinh tế này trở thành Trung tâm chế biến xuất nhập khâu quốc tế, Trung tâm thương mại quốc tế, và Trung tâm hậu cần quốc tế có tốc độ phát triển nhanh, hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với những thỏa thuận của hai Chính phủ Việt Nam và Trung quốc, Bản ghi nhớ xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung giữa tỉnh Lang Son và khu Tự tri Quảng Tây chính là khung khổ pháp ly quan trọng dé hai bên hướng tới hình thành khu HTKT qua biên giới, trên cơ sở phát triển các khu
4.1.1.3 Đối với khu KTCK Lào Cai (tỉnh Lào Cai)
Về khung pháp lý cho việc hình thành khu HTKT qua biên giới Lào Cai - Hà Khẩu Ở cấp quốc gia, trên cơ sở các bản ghi nhớ cấp tỉnh, tháng 10-2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết sáu văn bản quan trọng, trong đó có “Quy hoạch phát triển năm năm 2012-2016 về hợp tác kinh tế thương mại giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” Đây là sự ủng hộ về chính sách nham đàm phán khu hợp tác kinh tế. Ở cấp địa phương, tương tự như Quang Ninh va Lang Sơn, tháng 8-2012, tỉnh Lào Cai và Vân Nam đã ký kết văn bản “Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Hồng Hà (Trung Quốc)” Nội dung Thỏa thuận tập trung vào các van đề mà hai Bên sẽ thống nhất hợp tác như: Xây dựng, kiện toàn cơ chế giao lưu, hợp tác thường xuyên; tiếp tục thực hiện tốt nội dung các biên bản hội đàm đã ký kết giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam và châu Hồng Hà; phối hợp thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về việc đây nhanh tiến độ đàm phán Thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung”; Đồng thời, bản “Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền nhân dân châu Hồng
Hà, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, giai đoạn 2019-2023” (Thỏa thuận hợp tác Lào Cai - Hồng Hà) đã được UBND tỉnh Lào Cai và Chính quyền nhân dan châu Hồng Hà chính thức ký kết 12/12/2018 Dựa trên các nội dung tại văn bản chuẩn này, các ngành, địa phương đối đăng của hai Bên sẽ xây dựng các Chương trình hợp tác theo lĩnh vực của từng ngành, nhằm cụ thể hóa các nội dung của
“Thỏa thuận hợp tác Lào Cai - Hồng Hà”.
4.1.1.4 Đối với khu KTCK Trà Linh (Cao Bang)
Tháng 11-2007, tỉnh Cao Bằng và khu tự trị Quảng Tây đã ký “Hiệp định hợp tác kinh tế biên giới khu cửa khâu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc)” Đến tháng 6-2008, khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh - Long Bang được hai nước đồng ý đưa vào quy hoạch năm năm phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc.