1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Thạc sỹ Kinh tế- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

24 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 569,65 KB

Nội dung

Từ khi mở cửa biên giới, các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng; đặc bi

Trang 1

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện có 22 cửa khẩu quốc tế

và quốc gia Riêng tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và 1.463 km đường biên giới và hiện đã có 8 khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập

Từ khi mở cửa biên giới, các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng; đặc biệt là hệ thống các cửa khẩu quốc tế tiếp giáp với Trung Quốc Tuy vậy, việc phát triển các KKTCK ở Việt Nam nói chung và các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam nói riêng trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt những vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của các KKTCK, thì

việc lựa chọn đề tài "Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía

Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức cần

thiết trong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về phát triển các khu kinh tế (KKT), KKTCK nói

chung, KKTCK biên giới Việt - Trung được nhiều tác giả nước ngoài

quan tâm, nhất là các nhà kinh tế học Trung Quốc, như Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới, thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt của tác giả Mã Tuệ Quỳnh; Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung - Việt Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái của tác giả Lưu Kiến Văn

Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề này đã có khá nhiều các tổ chức và học giả nghiên cứu, nhiều công trình được công bố và có giá trị cả về mặt

lý luận và thực tiễn Có thể nêu lên một số công trình như Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế

Trang 2

Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt – Trung, đề tài nghiên cứu cấp bộ, của

Bộ thương mại, năm 2000; Phương hướng phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung trong giai đoạn tới, Tạp chí Thông tin Kinh tế - Xã hội, số

1 năm 2003; Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào

Cai - Hà Nội - Hải Phòng của TS Nguyễn Văn Lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005; Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đề tài cấp bộ do

TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm, 2005

Ngoài ra, nhiều Hội thảo quốc tế Việt Nam - Trung Quốc đã được tổ

chức như “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt, “Báo cáo nghiên cứu khả thi khu hợp tác kinh tế Lào Cai, Việt Nam - Hồng Hà, Trung Quốc”; “Nghiên cứu chiến lược khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung - Việt”; “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”; “Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy”; “Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới”,…đã công bố những nghiên cứu của các tác giả

Trung Quốc và Việt Nam có liên quan đến chủ đề này

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phát triển các KKTCK biên giới, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của các KKTCK, tình hình phát triển hoạt động thương mại tại các KKTCK Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa có hệ thống và là nhiệm vụ mà chủ đề luận

án này cần giải quyết là:

- Kháí niệm về KKTCK, về phát triển KKTCK; nội hàm của các khái niệm này; những nội dung chủ yếu của phát triển KKTCK; vị trí, tầm quan trọng của các từng nội dung trong quá trình phát triển KKTCK

- Thực trạng phát triển KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay; thành tựu và hạn chế của nó; nguyên nhân cản trở

sự phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay

Trang 3

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản

về phát triển KKTCK biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

và đề xuất các quan điểm, giải pháp đẩy mạnh sự phát triển KKTCK trong những năm tới

- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong những năm tới

4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các KKTCK Việt Nam

tiếp giáp với Trung Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: vì phát triển KKTCK có phạm vi rộng, trong luận án

này sẽ tập trung nghiên cứu phát triển KKTCK về không gian lãnh thổ kinh tế -xã hội và phát triển kinh tế tại các KKTCK trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ dưới tác động của hệ thống cơ chế chính sách, tổ chức quản lý tầm vĩ mô cũng như sự vận dụng của chính quyền địa phương đảm bảo cho sự phát triển KKTCK

Về không gian: hiện nay các tỉnh Việt Nam có biên giới đất liền tiếp

giáp với Trung Quốc gồm 7 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu Tại 7 tỉnh biên giới trên đã có 8 KKTCK Trong phạm vi luận án này sẽ lựa chọn 6 KKTCK đã và đang hoạt động tại 6 tỉnh để nghiên cứu Cụ thể là: KKTCK Móng Cái, tỉnh

Trang 4

Quảng Ninh; KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn; KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai; KKTCK Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; KKTCK Thành Thủy, tỉnh

Hà Giang và KKTCK Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu

Về thời gian: luận án nghiên cứu phát triển các KKTCK Việt Nam

tiếp giáp với Trung Quốc từ khi nhà nước ta mở cửa biên giới đến nay,

số liệu chủ yếu từ năm 2006 đến 2010; đưa ra quan điểm, định hướng phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc giai đoạn đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của luận án là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học; đồng thời dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế để xem xét các vấn

đề của đề tài

Luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin tài liệu sơ cấp trên cơ sở phỏng vấn 301 cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương có liên quan; cấp tỉnh, ngành và các doanh nghiệp tại các tỉnh

có KKTCK

Luận án tiến hành điều tra thu thập số liệu báo cáo từ các ban quản

lý KKTCK và tài liệu thống kê của các địa phương có liên quan Luận án còn kế thừa các công trình, bài viết và sử dụng các tài liệu thứ cấp, các báo cáo của các địa phương có liên quan về phát triển hoạt động kinh tế tại các

KKTCK

Luận án sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia các nhà quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp tại các KKTCK

6 Những đóng góp khoa học của luận án

- Đóng góp quan trọng nhất của luận án là đề xuất ý tưởng phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) mà phải xây dựng các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới; vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, đưa các cửa khẩu biên giới thành các tụ điểm dân cư

Trang 5

đô thị, thành các vùng động lực của khu vực biên giới để giữ vững biên cương, củng cố quốc phòng, bảo vệ lãnh thổ của đất nước

- Một số đóng góp cụ thể:

Thứ nhất, đã hệ thống hoá có bổ sung và phân biệt rõ các khái

niệm về KKTCK và sự phát triển các KKTCK

Thứ hai, khái quát được kinh nghiệm phát triển KKTCK của một

số nước trên thế giới để khuyến nghị vận dụng cho phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc

Thứ ba, đánh giá thực trạng phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp

với Trung Quốc hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển các KKTCK này

Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng phát triển các KKTCK

biên giới Việt nam tiếp giáp với Trung Quốc theo hướng trở thành các

đô thị biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phát triển xã hội vừa đảm bảo củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới

Thứ năm, khuyến nghị được hệ thống một số giải pháp chủ yếu

nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát huy hiệu quả về kinh tế, góp phần ổn định về chính trị, giữ vững quốc

phòng, an ninh trên các tuyến biên giới

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương,

cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển khu

kinh tế cửa khẩu biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

phía Bắc Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát

triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1.1 Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Trên cơ sở phân tích, so sánh nhận xét về các khái niệm có liên quan như KKT, KKT, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao, khu phi thuế quan, khu hợp tác kinh tế biên giới, khu giao lưu kinh tế biên giới, cửa khẩu, khu vực xung quanh biên giới, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế và kế thừa phát triển những quan niệm khác nhau về khu kinh tế cửa khẩu biên giới; luận án cho rằng:

KKTCK biên giới là hình thức tổ chức kinh tế, phản ánh các quan hệ tổ chức - quản lý đó là không gian kinh tế - xã hội gắn liền với cửa khẩu biên giới, trong đó diễn ra các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu

(XNK), đầu tư kinh doanh và các loại hình dịch vụ được thực hiện bằng các cơ chế, chính sách riêng, nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới

Cách hiểu này nêu rõ hai vấn đề cốt lõi của KKTCK biên giới: 1) KKTCK biên giới là một không gian lãnh thổ về kinh tế, đồng thời cũng là không gian lãnh thổ về dân cư;

2) KKTCK lấy hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới làm hoạt động chính

Đồng thời luận án cũng chỉ ra rằng, phát triển KKTCK đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ, chất lượng hoạt động của KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định Đó là sự mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tăng trưởng thương mại, tăng thêm kim ngạch XNK,

Trang 7

tăng doanh thu các loại dịch vụ… gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới

1.1.2 Tính quy luật, điều kiện hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

1.1.2.1 Tính quy luật hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Luận án phân tích sự hình thành và phát triển KKTCK biên giới là quá trình kinh tế mang tính khách quan, xuất phát từ yêu cầu của quá trình xã hội hóa sản xuất, từ hợp tác kinh tế, trên cơ sở phát huy thế mạnh tận dụng các cơ hội phát triển của mỗi quốc gia

1.1.2.2 Điều kiện hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế - xã hội ở khu

vực biên giới phải phát triển đến trình độ nhất định

Thứ hai, sự phát triển hoạt động thương mại ở khu vực cửa khẩu

biên giới ngày càng tập trung quy mô lớn tất yếu dẫn đến việc phân công, chuyên môn hóa và hình thành KKTCK

Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, việc hình

thành và phát triển KKTCK biên giới đòi hỏi phải có sự quản lý của

Nhà nước

1.1.3 Vai trò khu kinh tế cửa khẩu biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, phát triển KKTCK biên giới nhằm thúc đẩy giao

thương giữa các quốc gia qua cửa khẩu

Thứ hai, phát triển KKTCK biên giới sẽ tạo điều kiện thiết lập

quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng và vươn tới các nước khác

Thứ ba, phát triển KKTCK biên giới tạo điều kiện nâng cấp hoạt

động buôn bán tiểu ngạch qua biên giới

Trang 8

Thứ tư, phát triển KKTCK biên giới góp phần thực hiện các

chính sách ưu đãi đối với nhân dân vùng biên giới

Thứ năm, phát triển KKTCK đảm bảo củng cố quốc phòng, gìn

giữ an ninh, ổn định xã hội ở vùng biên giới quốc gia

1.2 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI 1.2.1 Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

1.2.1.1 Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu kinh

tế cửa khẩu biên giới

Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế của các KKTCK biên giới là việc xác định ranh giới địa lý của KKTCK để tiến hành các hoạt động

kinh tế Trong việc xác định này cần chú ý một số vấn đề như: phải tôn

trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh thổ; phải xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK; trong tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tại các KKTCK, cần chú ý đến các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch; phải chú ý phát triển dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu

1.2.1.2 Phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới

Luận án làm rõ đặc điểm giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới,

đó là phát triển kinh tế tại các KKTCK đây là một khái niệm mở, nó

gắn liền với hoạt động thương mại; gắn liền với cửa khẩu Từ đó chỉ ra nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế tại các KKTCK bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, gia công trong thương mại và hoạt động du lịch tại các KKTCK

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Căn cứ vào nội dung và trình độ phát triển KKTCK, luận án xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá là: các tiêu chí phản ánh không gian lãnh thổ về kinh tế như quy mô diện tích của KKTCK, các ngành nghề chủ yếu hoạt động trong KKTCK; các tiêu chí phản ánh sự phát triển xã hội tại KKTCK như quy mô dân số, quy mô lao động, tỷ lệ dân

số đô thị, thu nhập, đời sống của dân cư; các tiêu chí về phát triển kinh

Trang 9

tế trong KKTCK như tăng trưởng thương mại và dịch vụ, số lượng

người và phương tiện xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, hiệu suất của vốn đầu tư, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự đóng góp vào ngân sách nhà nước…

Luận án cho rằng, khi KKTCK phát triển ở trình độ cao hơn, hoạt động thương mại nội địa tăng lên, hoạt động sản xuất tăng lên, sẽ có thêm các tiêu chí mới phản ánh sự phát triển kinh tế như thương mại nội địa tại các KKTCK, sự đóng góp của sản xuất công nghiệp

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Luận án chỉ rõ các nhân tố đó là:

- Chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam và của các nước liền kề có chung biên giới với Việt Nam

- Quản lý nhà nước về kinh tế tại KKTCK

- Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng

- Sự phát triển của các doanh nghiệp tại KKTCK biên giới

- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Luận án phân tích tiến trình hình thành và phát triển KKTCK của Trung Quốc Nghiên cứu chính sách đặc thù của Chính phủ Trung Quốc (biên mậu) áp dụng cho giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới trên bộ và các chính sách ưu tiên phát triển KTCK như miễn giảm thuế, phân quyền cho các địa phương biên giới, nhà nước trung ương cấp một khoản tiền tương ứng để xây dựng, tu bổ các cửa khẩu, đồng thời địa phương còn được sử dụng số tiền thu lệ phí hàng hoá qua biên giới để xây dựng, tu bổ cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới, mở các hoạt

Trang 10

động sản xuất kinh doanh khu vực cửa khẩu biên giới… Nhờ các chính sách đó, các KKTCK biên giới của Trung Quốc phát triển mạnh

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Luận án trình bày các kinh nghiệm về tổ chức giao lưu kinh tế qua biên giới Thái Lan với các nước láng giềng, chủ yếu là trao đổi thương mại Các biện pháp chính sách sử dụng với mậu dịch biên giới như chợ

tạm biên giới, các trạm kiểm soát tạm thời, các trạm kiểm soát chính

thức… Luận án cũng chỉ ra Thái Lan đã cải cách hành chính làm cho thủ tục hải quan tại biên giới rất đơn giản

1.3.3 Kinh nghiệm của Lào

Luận án trình bày khái quát các quy định về xuất nhập khẩu hàng hoá biên giới của Lào với các nước làng giềng, nhấn mạnh các chính sách ưu đãi về thuế với Việt Nam

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, KKTCK biên giới cần được phát triển theo hướng các

đô thị biên giới vừa bảo vệ biên cương của đất nước, vừa cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở các khu vực biên giới đất liền xa xôi hẻo lánh, vốn là các vùng chậm phát triển so với cả nước

Thứ hai, ngày nay, giao lưu qua các cửa khẩu biên giới không chỉ

mang ý nghĩa đơn thuần là các hoạt động trao đổi thương mại mà là cách tiếp cận mới để xúc tiến cả các hoạt động hợp tác kinh tế khác, dưới nhiều dạng thức và phương hướng khác nhau

Thứ ba, tính chất phức tạp và vai trò ngày càng tăng của các hoạt

động giao lưu kinh tế qua biên giới đòi hỏi phải có những chính sách cụ thể, đặc thù, được quy hoạch rõ ràng cho các hoạt động này

Thứ tư, chính sách biên mậu thể hiện tính nhất quán và linh hoạt

cao

Thứ năm, chính sách về kinh tế cửa khẩu thể hiện tính định hướng

cụ thể và có trọng tâm, trọng điểm

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam

Phân tích các điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, tài nguyên du lịch, dân số, nguồn nhân lực, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, luận án chỉ ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc

2.1.2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam

Luận án trình bày hai giai đoạn phát triển các KKTCK là: giai đoạn thí điểm (1996-2000) và giai đoạn mở rộng (từ 2001- đến nay) Trên cơ sở đó làm rõ hiện nay, tại các KKTCK biên giới phía Bắc Việt

Nam tiếp giáp với Trung Quốc có 8 KKTCK đang hoạt động là KKTCK

Móng Cái, KKTCK Bắc Phong Sinh và Hoành Mô tỉnh Quảng Ninh; KKTCK Đồng Đăng, KKTCK Chi Ma tỉnh Lạng Sơn; KKTCK Cao Bằng tỉnh Cao Bằng; KKTCK Thanh Thuỷ tỉnh Hà Giang; KKTCK Lào Cai tỉnh Lào Cai và KKTCK Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu Ngoài ra KKTCK A Pa Chải tỉnh Điện Biên hiện đang hoàn tất thủ tục

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

2.2.1 Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Luận án phân tích tình hình xây dựng không gian lãnh thổ về kinh tế

và dân cư tại các KKTCK của các địa phương như xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch về đất đai và các ngành nghề phát triển tại các KKTCK; quy hoạch lại dân cư và các khu dân cư; đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của các KKTCK

Trang 12

Luận án đã phân tích khái quát về phát triển không gian lãnh thổ kinh tế

và dân cư của từng KKTCK biên giới Việt - Trung

2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thứ nhất, về thương mại, XNK được đẩy mạnh Các hoạt động

tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải tăng trưởng cao Hệ thống dịch vụ thương mại như kho ngoại quan, kho hàng hóa được mở rộng, đáp ứng tốt yêu cầu lưu chuyển hàng hóa XNK của các doanh nghiệp

Hệ thống chợ được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới; nhiều nơi đã hình thành nên các phố thương mại, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, phát triển các cơ sở dịch vụ (ngân hàng, bưu điện, khách sạn, nhà hàng ) Điều đó đã thúc đẩy giao lưu thương mại phát triển Kết quả trong giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất nhập khẩu tại các KKTCK biên giới Việt - Trung tăng 212,3% (xem Hình 2.1 dưới đây)

Hình 2.1: Kim ngạch XNK tại các KKTCK biên giới Việt - Trung

Nguồn: báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thứ hai, về hoạt động xuất nhập cảnh và du lịch qua các cửa khẩu

biên giới ngày càng được sôi động Số lượng người Trung Quốc sang

100

60.2 204.7

Kim Ngạch Xuất nhập khẩu Triệu USD

KKTCK Quảng Ninh.

KKTCK Lào Cai

KKTCK Lạng Sơn

KKTCK Cao Bằng

KKTCK Thanh Thủy

KKTCK Ma

Lù Thàng

0 50 100 150 200 250 300 350

2006

2010

Cơ cấu

% 2010 Tốc độ tăng %

Ngày đăng: 09/07/2023, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w